. .

Sunday, March 29, 2015

Give Us A Ship - by Jana K. Lipman 2012 - LTC dịch

"‘Hãy để chúng tôi về’: Chuyện những người Việt hồi hương từ đảo Guam, năm 1975"
Lê Tùng Châu dịch

Nguyên tác: "'Give Us A Ship': The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975" by Jana K. Lipman - Tạp Chí American Quarterly Volume 64, Issue 1 (số ra tháng 3 năm 2012)

$pageIn
Lê Tùng Châu: Trong chúng ta hẳn ai cũng biết Chuyện tàu Việt Nam Thương Tín hồi 30 tháng Tư 1975 đã từ Saigon ra đi đến đảo Guam rồi mà quay về lại Việt Nam tháng 10/ 1975 để rồi tất cả gần 1600 người trong đó 80% là sĩ quan và viên chức VNCH bị tống vào trại cải tạo mười mấy năm.
Từ đó tới nay đã 4 chục năm chẵn, quái lạ thay, tuy khá nhiều người trong số ngàn người lâm nạn nói trên vẫn còn sống sót và đang sinh sống tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Tự Do ở phương Tây...lại chẳng có mấy ai công tâm viết lại Sự Thực tàn nhẫn này cho sử sách được ghi. Thỉnh thoảng có một vài dòng kể chuyện nhưng hầu hết là những tự sự manh mún riêng tư kể lể than thở trong phạm vi cái tôi nhỏ nhoi riêng tư của những cá nhân...
Nay nhân có thân hữu gởi cho tài liệu biên khảo bằng Anh ngữ có tựa "Give Us A Ship" 31 trang của Jana K. Lipman (người Cuba, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Đại Học Yale, 2006) đã công bố trên American Quarterly Volume 64, Issue 1 (ra tháng 3 năm 2012). [American Quarterly là tạp chí chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Hoa Kỳ (American Studies Association)], nhân thấy tài liệu quá hoàn bị, quý báu, nghiêm túc, công phu và khách quan, chứa nhiều chi tiết, diễn biến đáng kinh ngạc...chưa từng công bố nên nay chúng tôi đăng phần Việt dịch (by Lê Tùng Châu)
Vì bài này khá dài (31 trang) và chia làm 6 tiểu mục, do đó chúng không đăng hết 1 lần mà cứ 2 ngày đăng từng phần một, mong bạn đọc đón theo dõi.
Bên dưới mỗi phần có văn bản Anh ngữ nguyên văn của phần đó để bạn đọc tiện đối chiếu.
Một ít dấu ngoặc [...] là do người dịch chú.
Ở phần cuối (Phần 6 cũng là Phần Kết) chúng tôi sẽ có downloadable link của tài liệu này (dạng .pdf) cho bạn đọc tải về lưu trữ





Jana K. Lipman là một chuyên gia vào thế kỷ 20 của Mỹ, chuyên sâu về lịch sử bang giao, xã hội và chính trị giữa Mỹ với Cuba và Việt Nam.

Nguyên tác "'Give Us A Ship': The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975"

"‘Hãy để chúng tôi về’: Chuyện những người Việt hồi hương từ đảo Guam, năm 1975"
Lê Tùng Châu dịch


Một phóng viên quân đội Mỹ đã ghi ảnh cuộc tọa kháng tuyệt thực của người hồi hương vào tháng 9/ 1975. nguồn ảnh: Cục Lưu trữ Liên bang Mỹ


Vào tháng 9 năm 1975 một nhóm người Việt với đầy quyết tâm đã tham gia một cuộc biểu tình chính trị được chuẩn bị và dàn dựng công phu trong một trại tị nạn của Mỹ tại Guam.
Bốn người đàn ông xung phong cạo trọc đầu trước đám đông nhằm công khai bày tỏ sự phản kháng. Một bục sân khấu nhỏ dựng tạm với đám đông người Việt bu quanh đã chứng kiến nghi thức cạo đầu.
Một nhân viên quần chúng sự vụ của quân đội Mỹ trên đảo ghi nhận kháng nghị. Ông đứng từ xa quan sát các sự kiện, và hình ảnh cuối cùng được ghi nhận là khung dây kẽm gai được khép lại quanh người biểu tình Việt để cách ly.
Phía sau người biểu tình là một biểu ngữ, nội dung tuyên thị được viết bằng chữ tiếng Anh tô đậm: "Ba mươi sáu giờ, Bất bạo động, Tọa kháng và Tuyệt thực, để thỉnh cầu được sớm hồi hương"(1)
Những người này đã được xếp đặt một cách có chủ ý để biểu thị hành động biểu tình, thông qua hình ảnh nổi bật nói trên, họ muốn đạo đạt thông điệp của họ đến người Mỹ, người đảo Guam, người Việt, và Văn phòng Cao Ủy Tị Nạn LHQ (UNHCR), nơi quyết định tương lai của họ.

Trái ngược hẳn với hơn 100.000 người Việt lúc ấy mong tìm cơ hội sao cho nhanh chóng được tái định cư tại Hoa Kỳ, lúc này hơn 1.500 người cả đàn ông đàn bà đã rời Việt Nam trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến, lại nằng nặc đòi được về nước bất chấp tương lai sẽ ra sao. Họ không muốn tái định cư tại Hoa Kỳ. Họ muốn trở về Việt Nam.
Chuyện người Việt hồi hương như thế này đưa ra một diễn biến trái ngược hẳn với quan điểm chính thống lúc bấy giờ về chuyện người Việt đến Hoa Kỳ. Theo luận điểm của Yên Lê Espiritu, chính phủ Hoa Kỳ và các phương tiện truyền thông chính thức đã cố ý xếp đặt người tỵ nạn Việt Nam là một khối dân được nước Mỹ và người Mỹ "cứu vớt", và thông qua việc giải cứu họ, Hoa Kỳ có thể chuộc lỗi và xóa vết tích tham chiến ở Việt Nam. (2)
Những người hồi hương nhất quyết đòi trở về Việt Nam, từ chối viễn cảnh mà người Mỹ đang định xếp đặt cho họ nói trên. Hơn thế nữa, khác với hầu hết các thông tin thu thập được về quá trình lịch sử của người Mỹ gốc Việt vốn từ lâu đã đặt ra một vấn nạn về sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa, vấn đề đồng hóa, bản sắc, rồi hình thành cộng đồng…ở thời điểm này, những người hồi hương còn khiến chúng ta chú ý tới những bất trắc trong tương quan hiện thời giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cả về không gian lẫn thời gian.
Trong thời điểm hỗn loạn này ở cuối cuộc chiến, một tính toán dự phòng có khả năng đạt được một tác động kép đặc biệt. Nó bao gồm một tính toán nước đôi có lợi cho người hồi hương Việt. Một mặt, nó bác bỏ một đặt để gán ép nào đó cho tương lai đồng thời nhấn mạnh khả năng của cả hai điều, tương tác và cơ hội; Trong khi mặt khác, nó khơi gợi sự tin tưởng và các mối tương liên: một sự kiện hay việc làm này diễn biến ra sao tất nhiên còn tùy thuộc vào việc tiếp theo.
Duyệt lại câu chuyện đã đi vào lịch sử về những người Việt hồi hương hồi 1975 khiến ta giật mình kinh ngạc vì nó hoàn toàn đảo ngược những tường trình đã được công nhận về những cuộc di dân thời chiến tranh lạnh, về chuyện tái định cư người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ (3)
Những ông bà muốn quay về Việt Nam nhận ra tính linh động của vấn đề và họ hiểu cần phải có một lập trường cứng rắn nếu không muốn được mang đến Hoa Kỳ cùng với đại đa số các đồng hương của họ. Chiến thuật gay gắt của họ bên trong các trại tị nạn (và vào những thời điểm khác, bên ngoài) đã đi ngược lại các quy phạm chiến tranh lạnh vốn đã chi phối tương quan Việt-Mỹ dù đôi bên đã nhất quán hết hay chưa hoàn toàn, ít nhất là từ những năm 1950.
Nói cách khác, hành động của họ chẳng khớp với một nền chính trị thiên cộng hay chống cộng, trong khi đó, nhiều hướng đã mở ra cho họ qua - lại giữa Việt Nam, Guam và Hoa Kỳ càng cho thấy khả năng họ coi thường tất cả những kỳ vọng ngay cả trong lúc diễn ra cuộc di tản quy mô do quân đội Mỹ điều khiển.
Trên một bình diện khác, câu chuyện của những người Việt muốn quay về bộc lộ mối liên quan hỗ tương giữa các tổ chức địa phương, quốc gia và quốc tế, gồm Guam, chính phủ Mỹ, UNHCR, và hai chính phủ Việt Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính phủ Dân chủ Cộng hoà ở Bắc Việt) (4) Hành động quá khích, các cuộc biểu tình và những lời khẩn cầu của những người Việt đòi trở về này được hướng tới tất cả các đối tượng khác biệt chính kiến kể trên … nhưng cuối cùng tương lai của tất cả họ lại tùy thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ và chính phủ Việt cộng mới thắng trận.
Cuối cùng, tình huống bất ngờ này cũng đã ghi một dấu mốc trong lịch sử đế quốc của Mỹ với việc thu chiếm các vùng lãnh thổ cho dù không được nguyên khối, không tóm thâu hết được ngay một lúc mà từng cái một theo từng lúc một. Như Amy Kaplan lập luận, cần phải "nhìn được ý nghĩa của tình huống này khi quan niệm về đế quốc, để thấy rằng chủ nghĩa đế quốc là một mạng lưới của các mối tương quan quyền lực" (5) Nếu thế thì ở đây có vẻ như ý đó đã biểu lộ qua những cuộc phản đối ồn ào của người Việt đòi trở về diễn ra nơi đảo Guam, hòn đảo được xác định bởi di sản thuộc địa của nó với Hoa Kỳ. Trong mạch này, câu chuyện của họ gom cùng những chuyện tương truyền về di cư, về đế quốc, cùng tụ về đảo Guam năm 1975.

Tọa lạc ở một nơi cách Hawaii gần bốn ngàn dặm dài (và gần sáu nghìn dặm cách California), Guam cho ta thấy rõ những khó khăn và nhẫn nại của cường quốc Hoa Kỳ.
Năm 1975, Guam trở thành đầu cầu của người tỵ nạn, tiếp nối dự án mở rộng cường quốc vào thế kỷ XIX, với những mục tiêu không thành thời chiến tranh lạnh của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á.
Trong thế hệ trước, nhiều học giả đã vạch ra tầm tối trọng của việc nghiên cứu sâu rộng về đề tài đế quốc Hoa Kỳ vốn đã bị "lãng quên"; mặc dù dự án mở rộng đế quốc Hoa Kỳ vẫn tiến triển ngay trong thời cận đại.
Các học giả như Kaplan, Kristin Hoganson, Paul Kramer, Julian Go, Eileen Findley, và Christina Duffy Burnett đã xem xét lại cuộc chiến tranh năm 1898 và các cuộc chiếm đóng của Mỹ ở Cuba, Philippines, và Puerto Rico, thế nhưng Guam vẫn chỉ có phần như một ghi chú nhỏ của lịch sử (6)
Về nhiều phương diện thì Guam là một đơn cử cho quan niệm của Ann Laura Stoler về một nơi "bị ám ảnh bởi đế quốc", mà cô định nghĩa như là một thứ di sản kế thừa thời thực dân tuy vô hình, quen thuộc, nhưng lắm lúc vẫn đe dọa. Đặc biệt, công trình của Stoler đã buộc các sử gia Hoa Kỳ phải nghiêm túc vượt qua não trạng đế quốc, đặt ra một thách thức cho các học giả trong việc phân tích cách thế nuôi dạy con cái, giáo dục, trải nghiệm tình dục… như là các đầu mối then chốt trong việc kiểm soát thuộc địa và quyền lực.
Như Stoler đã thừa nhận, công việc của cô cốt ám chỉ chứ nhưng không đào sâu các thuộc tính "hung hăng, bạo hành trong các nhà tù, trại lính, và các trung tâm giam giữ" mà cô đã từng ghi chú "nhấn mạnh để ý nhiều hơn nữa" (7)
Câu chuyện hồi hương chỉ bộc lộ một chút chính trị vi mô thoáng qua như thế đã diễn ra trong một trại tị nạn nằm bên rìa cường quốc Mỹ to lớn (8)
Những nan giải về người hồi hương đã thu hút sự chú ý đến hệ thống các trại tị nạn của Mỹ lâp trên đảo Guam, vốn đã hoàn toàn bị làm ngơ, cả về mặt tin tức thông thường lẫn xem xét mang tính học thuật. Đến nay, trải nghiệm của người hồi hương chỉ còn mờ nhạt khắc họa bềnh bồng trong lãng quên của đảo Guam, nhưng qua việc dựng lại câu chuyện của họ, cả di sản thuộc địa của Hoa Kỳ trên đảo Guam lẫn cuộc chiến không có hậu của Mỹ ở Việt Nam mới khả dĩ nổi bật lên.

Câu chuyện hồi hương cũng làm nẩy ra một đề tài lớn cho các học giả về di trú và tị nạn. Ngày càng nhiều các học giả chuyên lĩnh vực nhập cư Mỹ đã phân tích cách thế nước này mở ra lối vào ra sao cho người lao động, người tị nạn, các trường hợp kết hôn (có thể là giả), và thậm chí mượn đường thông qua trẻ em được nhận làm con nuôi nữa (9)

Ngược lại, người hồi hương Việt tìm cách thay đổi đà lưu chuyển dòng người đi từ Hoa Kỳ. Các văn bản và hình ảnh lưu trữ gồm cả hồ sơ trước đây chưa được khai thác của quân đội Mỹ, tờ báo Pacific Daily News Guam, và một cuốn hồi ký Việt ngữ độc đáo, gợi ra viễn cảnh đa chiều cho người Việt tị nạn, những mâu thuẫn giữa các quan chức Guam và Mỹ, cùng cảm giác gấp rút và tuyệt vọng về mọi mặt.

Có lẽ những trường hợp tương đồng nhất với trải nghiệm của người hồi hương Việt là những mẩu chuyện thời Chiến tranh Lạnh: những kẻ đào ngũ, hồi chánh, và tù nhân chiến tranh, mà Susan Carruthers đã rất khéo léo phân tích trong cuốn “Tù nhân Chiến tranh Lạnh: Tù đày, Vượt ngục, và Tẩy não". Với những trường hợp trốn thoát và bắt giữ riêng lẻ vào thập niên 1940 và 1950, Carruthers lập luận rằng "chiến tranh lạnh đã bị thổi phồng ảo khi kê ra 2 mặt của 1 sự thể, nếu không bỏ chạy thì sẽ bị bắt giam"(10)
Kiểu giam cầm cũng cộng hưởng vào câu chuyện của người hồi hương; Tuy nhiên, ở đây là thay vì giải pháp vượt thoát cá nhân thì hành động tập thể là yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến dịch tranh đấu của họ và rồi tất cả đã bị giới truyền thông Mỹ làm ngơ hồi năm 1975. Câu chuyện của họ đã góp thêm vào các nghiên cứu ngày càng nhiều về đề tài di trú thời Chiến tranh Lạnh được hoàn bị hơn trong khi nhấn mạnh đến tình huống ngẫu nhiên và bản chất đa chiều của cuộc di dân trong thời điểm bất định ấy.

Rốt cuộc, nếu câu chuyện Sử về người Việt hồi hương mà phủ nhận những tường trình việc người Mỹ cứu vớt người tỵ nạn thì hoặc cũng không thể được diễn giải là một sự từ khước đáng khen của chủ nghĩa đế quốc Mỹ hoặc xem là một chiến thắng cách mạng nhuốm màu tiểu thuyết.
Trên thực tế, sự kiên cường của người hồi hương và các cuộc biểu tình thành công đã đưa đến một trong những kết thúc bi thảm ít được biết đến của cuộc chiến.
Vào tháng 10 năm 1975, 1.546 người hồi hương đã lên con tàu Thương Tín I, một thương thuyền Việt, và mạo hiểm quay trở lại Việt Nam mà không có sự chấp thuận của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam (PRG) hay Cộng hòa Dân chủ ở Bắc Việt (DRV).
Thuyền trưởng tàu hồi hương, Trần Đình Trụ, đã nói rành rẽ trước khi rời đảo Guam rằng: "Tôi cảm thấy nỗi buồn tràn ngập trong lòng, và không sao cầm được nước mắt, bởi tôi chẳng biết chắc là mình đang trở lại với gia đình và quê hương hay đang làm một chuyến hành trình vào địa ngục." (11) (nguyên văn: "I felt utter sorrow flooding over me, and tears welled up in my eyes, unsure if I was coming back to my family and my homeland or journeying into the nether world"

Và tôi biết rõ, khi đến Việt Nam, PRG đã tống giam hết thảy người hồi hương vào tù cải tạo. (12)

Thế là, đoàn người hồi hương đã đi từ một “trại tạm cư” của Mỹ tại Guam để đến với hệ thống nhà tù có tên gọi mỹ miều là "trại cải tạo" (reeducation camps) ở Việt Nam, ở đó họ được hưởng những điều kiện tốt hơn nhiều như lao động khổ sai, bị bỏ đói, tra tấn... chứ chẳng có gì dính dáng đến “giáo dục” (“education”) (13)
Những yếu tố chính trị mà người Việt hồi hương phải đối mặt được trình bày qua bài tham cứu này đã lộ ra một thế giới chính trị xa biệt vời vợi đầy bất trắc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, xa biệt hơn cả những yếu tố quốc gia-nhà nước có thể hiểu được.
Thứ nhất, nó lý giải ngắn gọn quá trình thuộc địa của đảo Guam và đặt Guam làm trung tâm cho các trại tị nạn Mỹ dành cho người Việt chạy loạn vào năm 1975.
Thứ hai, nó khảo sát nhiều hướng giải thích lý do người Việt cả nam lẫn nữ trưng ra khi chối từ tái định cư tại Hoa Kỳ và chọn đường quay về. Câu chuyện của họ là bằng chứng của tình trạng hỗn loạn vào cuối cuộc chiến, tâm trạng hoang mang và và hoàn toàn không có cơ hội chọn lựa của nhiều người đã được di tản.
Thứ ba, câu chuyện chú ý đến sự tập hợp của những người đòi trở về và sử dụng có hiệu quả phương cách bất tuân dân sự, hùng biện, và thậm chí bạo lực và phá hoại nữa để gây xúc tác cho chiến dịch. Từ đó, bài tiểu khảo này phân tích sự chấp thuận cuối cùng của chính phủ Mỹ cho phép người hồi hương trở về theo nguyện vọng bất chấp sự ngần ngại của UNHCR, điều đã dẫn đến việc Thương Tín I quay về Việt Nam do chính họ cầm lái.

Cuộc đấu tranh của đoàn người hồi hương Việt đã gây được tiếng vang thời đó, họ biểu lộ những áp lực phải chịu khi bị giam hãm trong một tình thế đầy biến động, như thể nhắm chú mục thiên hạ chú ý tới một kiểu mô thức của một thể chế quyền thế... Đồng thời, câu chuyện của họ cũng không thuộc vào loại triết lý nhị nguyên. Chúng không đem lại chút cứu chuộc nào cho cuộc chiến đế quốc của Mỹ ở Việt Nam mà cũng chẳng đưa đến vinh quang cho chính quyền Cách mạng Việt Nam lúc ấy. Thay vào đó, Sử ký về cuộc hồi hương của người Việt chỉ tô đậm sự bấp bênh của tình huống lúc ấy và sự lựa chọn ám ảnh suốt đời khi ma đưa lối quỷ đưa đường người tị nạn lại trở về với chính thân phận họ giữa lòng thù địch của 2 thế quyền sau một chiến cuộc hai mươi năm.


-hết trang 5-


(còn tiếp..........................)



Tài liệu tham khảo do tác giả liệt kê

I would like to thank the U.S. Army Military History Institute’s General and Mrs. Matthew B. Ridg-way Research Grant and Tulane’s School of Liberal Arts Lurcy Grants for their generous support for this research. In addition, I would like to thank Marguerite Nguyen, Bac Hoai Tran, Marline Otte, Michael Wood, Elisabeth McMahon, Wendy Pearlman, Joe McCary, Crystal Parikh, and the NYU Symposium on the Politics and Poetics of Refugees for their insights and commentary on this work.

1. Bob Cobble, untitled image, September 13, 1975, NARA, RG 319 Records of the Army Staff, Deputy Chief of Staff for Operations and Plans, Records Re: Operations New Life and New Arrivals, 1975–76. Hereafter cited as RG 319, box 19. (All photographic images included in this article can be found in NARA, RG 319, Box 19.)

2. Yen Le Espiritu, “Toward a Critical Refugee Study: The Vietnamese Refugee Subject in US Scholarship,” Journal of Vietnamese Studies 1.1–2 (2006): 410–33; Espiritu, “The ‘We-Win-Even-When-We-Lose’ Syndrome: U.S. Press Coverage of the Twenty-Fifth Anniversary of the ‘Fall of Saigon,’” American Quarterly 58.2 (2006): 329–52; and Ayako Sahara, “Operation New Life/Arrivals: U.S. National Project to Forget the Vietnam War” (University of California, San Diego, MA thesis, 2009).

3. For recent key works in Vietnamese American studies, see Sucheng Chan, The Vietnamese American 1.5 Generation: Stories of War, Revolution, Flight, and New Beginnings (Philadelphia: Temple University Press, 2006); Karin Aguilar San Juan, Little Saigons: Staying Vietnamese in America (Minneapolis: University of Minnesota Press, 2009); and Thuy Vo Dang, “The Cultural Work of Anticommunism in the San Diego Vietnamese American Community,” Amerasia Journal 31.2 (2005): 65–86.

4. The southern PRG and the northern DRV coexisted in concert, but as separate governments until reunification in 1976.

5. Amy Kaplan, “Violent Belongings and the Question of Empire Today Presidential Address to the American Studies Association, October 17, 2003,” American Quarterly 56.1 (2004): 1–18.

6. Amy Kaplan, “‘Left Alone with America: The Absence of Empire in the Study of American Culture,” in Cultures of United States Imperialism, ed. Amy Kaplan and Donald Pease (Durham, N.C.: Duke University Press, 1993); Louis Perez Jr., The War of 1898: The United States and Cuba in History and Historiography (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1998); Kristin Hoganson, Fighting for American Manhood: How Gender Politics Provoked the Spanish-American and Philippine American Wars

(New Haven, Conn.: Yale University Press, 2000); Paul Kramer, Blood of Government: Race, Empire, the United States, and the Philippines (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2006); Julian Go, American Empire and the Politics of Meaning: Elite Political Cultures in the Philippines and Puerto Rico during U.S. Colonialism (Durham, N.C.: Duke University Press, 2008); Eileen Findlay, Imposing Decency: The Politics of Sexuality and Race in Puerto Rico, 1870–1920 (Durham, N.C.: Duke University Press, 2000); and Christina Duffy Burnett and Burke Marshall, eds., Foreign in a Domestic Sense: Puerto Rico, American Expansion, and the Constitution (Durham, N.C.: Duke University Press, 2001). There is also a growing literature on Guam and the Pacific Islands. See Michael Lujan Bevacqua, “Chamorros, Ghosts, Non-voting Delegates: GUAM! Where the Production of America’s Sovereignty Begins” (PhD diss., University of California, San Diego, 2010); Keith Camacho, Cultures of Commemoration: The Politics of War, Memory, and History in the Mariana Islands (Honolulu: University of Hawai‘i Press, 2011); and The Insular Empire: America in the Marianas, dir. Vanessa Warheit (2010).

7. Ann Laura Stoler, “Tense and Tender Ties: The Politics of Comparison in North American History and (Post) Colonial Studies,” Journal of American History 88.3 (2001): 829–65; Stoler, ed., Haunted by Empire: Geographies of Intimacy in North American History (Durham, N.C.: Duke University Press, 2006); Stoler, “Intimidations of Empire: Predicaments of the Tactile and Unseen,” in Stoler, Haunted by Empire, 1, 4, 9–10; see also Benedict Anderson, Specters of Comparison: Nationalism, Southeast Asia, and the World (New York: Verso, 1998), 3, 21–22.

8. There is an extensive literature on “camps,” which has proliferated in response to Giorgio Agamben’s philosophical work and the political reality of detention camps after September 11. For a sampling, see Giorgio Agamben, Homo Sacer: Sovereign Power and the Bare Life (Palo Alto, Calif.: Stanford University Press, 1998); Agamben, State of Exception, trans. Kevin Attell (Chicago: University of Chicago Press, 2005); Peter Nyers, Rethinking Refugees: Beyond States of Emergency (New York: Routledge Taylor and Francis Group, 2006); and A. Naomi Paik, “Testifying to Rightlessness: Redressing the Camp Narra-tives of US Culture and Law” (PhD diss., Yale University, 2009).

9. Matthew Jacobson, Barbarian Virtues: The United States Encounters Foreign Peoples at Home and Abroad, 1876–1917 (New York: Hill and Wang, 2001); Jorge Duany, Puerto Ricans on the Move: Identities on the Island and in the United States (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2001); Catherine Cezerina Choy, Empire of Care: Nursing and Migration in Filipino American History (Durham, N.C.: Duke University Press, 2003); and Laura Briggs, “Making ‘American’ Families: Transnational Adoption and U.S. Latin American Policy,” in Stoler, Haunted by Empire, 344–65.

10. Susan Carruthers, Cold War Captives, Imprisonment, Escape, and Brainwashing (Berkeley: University of California Press, 2009), 21.

11. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin Con Tau Dinh Menh, trans. Bac Hoai Tran (Houston: Liviko Printing, 1994), 299. Vietnam Thuong Tin Con Tau Dinh Menh can be found in the Library of Con-gress. The translation is in the author’s possession.

12. Larry Clinton Thompson, Refugee Workers in the Indochina Exodus, 1975–1982 (Jefferson, N.C.: McFarland, 2010), 72–73; Chan, Vietnamese American 1.5 Generation, 64–65.

13. For works on “reeducation camps,” see James Freeman, Hearts of Sorrow: Vietnamese American Lives (Palo Alto, Calif.: Stanford University Press, 1991); Doan Van Toai and David Chanoff, The Vietnamese Gulag (New York: Simon and Schuster, 1986); Nghia M. Vo, The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam (Jefferson, N.C.: McFarland, 2004); and Andrew Pham, The Eaves of Heaven: A Life in Three Wars (New York: Random House, 2008).




Văn bản nguyên văn:

“Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975

Jana K. Lipman

In September 1975 a group of determined Vietnamese men participated in an elaborate and highly choreographed political demonstration in a U.S. refugee camp on Guam. Four men volunteered to have their heads shaved in a public performance of dissent. A makeshift platform served as a stage, and dozens of Vietnamese men witnessed the ritual head-shaving. A U.S. military public affairs officer documented the protest. He observed the event from a distance, and the final image was framed by barbed wire and attested to the Vietnamese protesters’ confinement. In the background, a banner proclaimed boldly in English, “Thirty-Six Hours, Hunger Sit-In, Quiet, Hair Shaving Off, To Pray for a Soon Repatriation.”1 The men were organized and purposeful in their actions, and through striking visuals they directed their message to the American, Guamanian, Vietnamese, and the United Nations High Commission on Refugees (UNHCR) officials who controlled their future. For in contrast to the more than 100,000 Vietnamese who sought and soon gained resettlement in the United States, more than 1,500 men and women who left Vietnam in the final weeks of war insisted in no uncertain terms on being repatriated. They did not want to resettle in the United States. They wanted to return to Vietnam.

The story of Vietnamese repatriates provides an unsettling counternarrative to the dominant story of Vietnamese immigration to the United States. As Yen Le Espiritu has argued, the U.S. government and the mainstream media consciously positioned Vietnamese refugees as a population to be “saved” by America and Americans, and through their rescue, the United States could redeem and erase its imperial war in Vietnam.2 The repatriates’ consistent demands to return to Vietnam rejected this U.S.-scripted fantasy. Furthermore, unlike most accounts of Vietnamese American history, which have emphasized questions of acculturation, assimilation, identity, and community formation, the repatriates turn our attention to contingency at the moment in between Vietnam and the United States both temporally and spatially.
The politics of contingency possesses a special resonance in this chaotic moment at the end of a war. Contingency encompasses a doubleness that became acute for Vietnamese repatriates. On the one hand, contingency refutes a preordained future and emphasizes the possibility of both agency and chance, while on the other hand, contingency implies dependence and interrelationship—one event or action is of course contingent on the next. The history of the Vietnamese repatriates startles and surprises because it so thoroughly upends accepted narratives of Cold War migration and Vietnamese Americans’ resettlement in the United States.3 The men and women who wanted to return to Vietnam recognized the moment’s fluidity and the need to take an aggressive stand if they did not wish to be couriered to the United States with the vast majority of their conationals. Their strident tactics inside (and at times, outside) the refugee camps contradicted the Cold War norms that had governed U.S.-Vietnam relations consistently, yet consistently imperfectly, since at least the 1950s. Their actions simply did not fit a politics of communism or anticommunism. Instead, repatriates’ multidirectional routes back and forth between Vietnam, Guam, and the United States demonstrated their ability to defy all expectations even in the midst of a mass evacuation directed by the U.S. military.
On yet another level, Vietnamese repatriates’ stories reveal the interde-pendent relationships between local, national, and international institutions, including Guam, the U.S. government, the UNHCR, and two Vietnamese governments (the southern Provisional Revolutionary Government and the northern Democratic Republic of Vietnam).4 Repatriates’ militant actions, protests, and pleas found an audience with these diverse political entities, yet ultimately their futures depended on the decisions of the U.S. government and the revolutionary Vietnamese government. Finally, contingency also marks the history of American empire, for the U.S. acquisition of territories was neither monolithic nor all-encompassing but specific and time bound. As Amy Kaplan has urged, it is necessary to “bring a sense of contingency to this idea of empire, to show that imperialism is an interconnected network of power relations.”5 Thus it seems telling that repatriates’ most vocal and active protests took place on Guam, an island defined by its colonial legacy with the United States. In this vein, their stories bring together contingent narratives of migration and contingent narratives of empire, all coming to a head on Guam in 1975.

Located almost four thousand miles from Hawai‘i (and almost six thousand miles from California), Guam illuminates the tensions and tenacity of American empire. In 1975 Guam became the primary staging ground for refugees, thus juxtaposing the United States’ nineteenth-century imperial project with its failed Cold War objectives in Southeast Asia. Over the past generation, scholars have argued for the critical importance of making American empire visible and excavating sites, which have been “forgotten,” even as the U.S. imperial project evolves in the contemporary moment. Such scholars as Kaplan, Kristin Hoganson, Paul Kramer, Julian Go, Eileen Findley, and Christina Duffy Burnett have revisited the War of 1898 and the U.S. occupations of Cuba, the Philippines, and Puerto Rico, yet Guam has remained little more than a footnote.6 In many ways, Guam epitomizes Ann Laura Stoler’s conception of a place “haunted by empire,” which she defines as a colonial legacy, which is alternately invisible, familiar, and at times threatening. In particular, Stoler’s work compels historians of the United States to take the intimacies of empire seriously, challenging scholars to analyze child rearing, education, and sexual encounters as key sites of colonial control and power. As she recognizes, her work alludes to, but does not delve into, the “pungent, violent intimacies of prisons, barracks, and detention centers,” which she notes are “pressing for fur-ther attention.”7 Repatriates’ stories reveal just such a moment of micropolitics in a refugee camp on the edge of American empire.8 Repatriates’ predicament draws attention to the network of U.S. camps in Guam, which have been all but ignored by popular and academic accounts. To date, the invisibility of the repatriates’ experiences has mapped onto the forgetting of Guam, yet through reconstructing their stories, both the United States’ colonial legacy on Guam and the fraught closure of the U.S. war in Vietnam come into relief.

Repatriates’ stories also raise potent questions for scholars of migration and refugees. Increasingly, scholars of U.S. immigration have analyzed how empire has created pathways for workers, refugees, spouses, and even adopted children.9 In contrast, Vietnamese repatriates sought to change the momentum and the flow of people away from the United States. The textual and visual archives, including previously untapped U.S. military records and photographs, Guam’s Pacific Daily News, and a singular Vietnamese memoir, elicit multiple Vietnamese perspectives, conflicts between Guamanian and U.S. officials, and a sense of urgency and desperation on all sides. Perhaps the cases that best parallel the Vietnamese repatriates’ experiences are the stories of Cold War defectors, returnees, and prisoners of war, which Susan Carruthers has so artfully analyzed in Cold War Captives: Imprisonment, Escape, and Brainwashing. In these cases of individual escape and capture in the 1940s and 1950s, Carruthers argues that “the cold war imaginary was . . . profoundly informed by the dichotomy between mobility and captivity.”10 The paradigm of captivity resonates in the repatriates’ stories; however, rather than individual escape, collective action was essential to their campaign, and the repatriates were all but ignored by the American mass media in 1975. Their stories contribute to this growing scholarship on Cold War migration while emphasizing the contingency and multidirectional nature of migration in this moment of uncertainty.

Finally, if the history of the Vietnamese repatriates refuted an American rescue narrative of Vietnamese refugees, it also cannot be read as a triumphant rejection of U.S. imperialism or a romanticized revolutionary victory. In fact, repatriates’ tenacity and successful protests resulted in one of the war’s lesser-known tragedies. In October 1975, 1,546 repatriates boarded the Thuong Tin I, a Vietnamese ship, and ventured back to Vietnam without the approval of the southern Provisional Revolutionary Government (PRG) or the northern Democratic Republic of Vietnam (DRV). As the repatriate ship captain, Tran Dinh Tru, articulated on leaving Guam, “I felt utter sorrow flooding over me, and tears welled up in my eyes, unsure if I was coming back to my family and my homeland or journeying into the netherworld.”11 On arrival in Vietnam, to the best of my knowledge, the PRG placed the repatriates in reeducation camps.12 Thus the repatriates traveled from a U.S. detention camp on Guam to the network of euphemistically named “reeducation camps” in Vietnam, which were better characterized by hard labor, starvation, and torture than any “education.”13
This article argues that repatriates’ political challenges revealed a far more contingent political space between the United States and Vietnam than either nation-state was able to fathom. First, it briefly explains Guam’s colonial history and situates Guam as the central location for U.S.-run Vietnamese refugee camps in 1975. Second, it explores the multiple explanations men and women articulated for choosing repatriation over resettlement in the United States. Their stories attest to the chaos at the end of the war, confusion, and the stark absence of choice for many of those who had “evacuated.” Third, the story turns to repatriates’ mobilization and their effective use of civil disobedience, rhetoric, and even violence and vandalism to catalyze their campaign. From there, the article analyzes the U.S. government’s eventual acquiescence to the repatriates’ wishes, despite the UNHCR’s reservations, which led to the launching of the Thuong Tin I back to Vietnam under repatriates’ own skill and manpower.

Vietnamese repatriates’ struggles resonate in the contemporary moment, as they reveal the tension between mobility and confinement and underscore the architecture of empire. At the same time, their stories do not fall into a neat binary. They neither provide some salvation to the U.S. imperial war in Vietnam nor redeem the revolutionary Vietnamese government. Instead, the history of the Vietnamese repatriates underscores the slipperiness of contingency and the haunting choices facing refugees who found themselves in between hostile states after more than a decade of war.


[From page 1 to page 5]

(continue...)$pageOut$pageIntừ trang 5 - trang 8

Trại tị nạn trên đảo Guam

Tháng 4 năm 1975 người tị nạn Việt Nam không đi du lịch trực tiếp bằng đường biển hay đường hàng không từ Sài Gòn hoặc Thái Bình Dương đến lục địa Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ đã giữ 111.919 người Việt-Nam tại Guam trước khi cho phép họ nhập vào lục địa Hoa Kỳ hoặc Hawai'i. (14) điều vốn thường bị che đậy trong các sử liệu phổ thông.
Độ một vài tuần, lượng người tị nạn tăng hơn gấp đôi dân số địa phương Guam, nơi vốn chỉ chưa tới 100.000 cư dân vào năm 1975 (15)
Đối với Guam thì cuộc di cư của người Việt chỉ có thể được mô tả là khổng lồ. Thống đốc đảo Guam ông Ricardo (Ricky) Bordallo công khai hỗ trợ các chiến dịch người tị nạn Việt, và bất chấp sự phản đối của một số cư dân địa phương, máy bay quân sự và tàu chiến Mỹ bắt đầu hạ cánh xuống Guam mang theo người tị nạn vào cuối tháng tư năm 1975.
Bình luận về quyền tự trị tối thiểu của Guam, Thượng nghị sĩ Carl Gutierrez ghi nhận, "Tại sao chúng ta còn phải tranh cãi về điều này? Tất cả đã được chính phủ dàn xếp và chúng ta phải thực thi tốt nhất có thể" (16)
Quân đội xây dựng một vòng đai tự nhiên đánh dấu bằng dây thép gai, hàng rào và canh gác cẩn mật. Những người tị nạn Việt Nam không được phép rời khỏi trại, cũng như người bản xứ nếu không phận sự cũng không được phép vào trại.
Dù cuộc chiến Việt Nam đã qua rồi, thực tế đế quốc Mỹ lại phơi bày rõ hơn trong sử ký và địa lý của đảo Guam. Vị thế đảo và thuộc địa của Guam được vận dụng làm khu vực đệm giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nơi người hồi hương bỗng chiếm chỗ với tình trạng pháp lý không rõ ràng và quân đội Mỹ bỗng hùng hậu có mặt.
Bị Tây Ban Nha chiếm hữu từ năm 1565, rồi trở thành lãnh thổ của Mỹ theo Hiệp Ước Paris 1898, và khá giống trường hợp Puerto Rico, Guam chưa từng trải qua nền chính trị độc lập đương đại. Trong vòng kiểm soát tuyệt đối của quân đội Mỹ từ năm 1898 cho tới năm 1950 (tránh được hàng chục năm chiếm đóng của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến), rồi Hải quân Mỹ đã làm chủ và kiểm soát ngót nửa thế kỷ, nền móng tổ chức và cấu trúc thể chế của Guam dần được chuyển hóa và quân sự hóa từ bối cảnh xã hội đến văn hóa của các cộng đồng bản địa Chamorro tại đây. Với đạo luật Organic năm 1950, chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển giao quyền lực lại cho Bộ Nội Vụ. Nhưng ngay cả khi quyền hành đã chuyển về dân sự, quân đội Mỹ vẫn còn tiếp tục kiểm soát hơn 36 % lãnh thổ của Guam. (17) Đạo luật Organic công nhận người đảo Guam là công dân Hoa Kỳ, dù Guam không có đại diện của Quốc Hội hay thủ tục biểu quyết của Tổng Thống, hay Hiến Pháp bảo hộ đầy đủ. Trên thực tế, dân Guamanians không đi bầu trực tiếp để chọn Thống đốc cho tới năm 1970 (18)
Bởi tỉ lệ công dân được tuyển mộ nhập ngũ cao nên Guam cũng chẳng vui gì với cái vinh dự có tỉ lệ thương vong cao hơn các bang khác vùng khác trong chiến tranh Việt Nam. Cơ cấu chính quyền của Guam được cân đối giữa cộng đồng bản địa tượng trưng kém năng lực và cộng đồng địa phương, và phụ thuộc phần lớn vào chính phủ và quân đội Hoa Kỳ.
Năm 1975, quân đội Mỹ kết hợp các căn cứ quân sự với các phương tiện sẵn có của liên hợp công ty cho thuê để thành lập một quần thể 12 trại tị nạn trên đảo Guam. Mấy trại lớn nhất tọa lạc trong phần đất của quân đội Mỹ. Trên căn cứ không quân Andersen, mười tòa cao ốc đã được lên lịch phá hủy mau lẹ, được dọn sạch và tân trang lại, và Orote Point, vốn là một phi trường thời Đệ Nhị Thế Chiến, đã trở thành bàn đạp cho trung tâm "Tent City." Thêm vào nữa là một số cơ sở quân sự nhỏ hơn, các công ty tư nhân như Công ty xây dựng Black, J & G, Công ty Nạo vét Hawaii, và Tokyu Hotel cũng trở thành trại tị nạn tạm thời (19)
Trớ trêu hơn cả là việc Seabees đã biến 14 tòa cao ốc tại Camp Asan thành một trại tạm cư cho người tị nạn Việt Nam trên cùng chính cái nơi đã được sử dụng để bỏ tù những kháng chiến quân Phi Luật Tân thời chiến tranh Mỹ-Phi Luật Tân (20)
Ngôn từ mô tả sự gia tăng mau lẹ các trại tị nạn trên đảo Guam cũng thiếu xác định, cả chữ “tị nạn” và “trại tạm cư” đều là những ý niệm vừa mới ùa tới đây cùng với một hành trang lịch sử nặng nề. Trong nhiều văn bản chính thức đề cập đến các trại này cũng dùng cách nói uyển ngữ khi gọi đó là những "trung tâm tiếp nhận," có lẽ là để tránh cái tình trạng “giam giữ người” ngoài ý muốn (21)
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy thậm chí ghi nhận rằng một chiến dịch do quân đội đảm đương lại mang những cái tên không hay như "Operation New Life," trong đó có “một tập ngữ khó chịu vì gợi lên cái tên cũ 'New Life Hamlets' hoặc 'Ấp Chiến Lược' của những năm ông Diệm nắm quyền” (22)
Việc bố trí nhân viên quân sự và giăng dây kẽm gai sang một bên, có lẽ chính phủ Mỹ muốn phân biệt các trại tạm cư ấy với quần thể các trại tị nạn khác được thả lỏng. Như một trong phát ngôn nhân của quân đội giải thích, dây thép gai không phải là "giam người mà để ngăn người nào muốn bỏ ra khỏi đó". Thoạt tiên, quân đội dùng chữ của người Việt “tản cư” rồi chữ “tị nạn” cũng được dùng dần sau đó. Có lần một nam quân nhân binh nhì nói nhát gừng: "Tôi biết họ là người tản cư mà. . . . Tôi biết thế vì vị Tướng đã nói thế." (23)
Dùng chữ tản cư không những thiếu xúc cảm và lòng trắc ẩn (mà chữ tị nạn vốn đã mang ý nghĩa bao hàm) mà còn tước mất của họ quyền được hưởng những quyền lợi từ trách vụ quốc gia và quốc tế bởi chẳng có Công ước Quốc tế nào về người tản cư cả. Trong khi báo chí, viên chức quân sự, thậm chí nơi các báo cáo chính thức người ta đã sớm vô tình dùng chữ tản cư thay cho chữ tị nạn vì thế chữ tị nạn dường như chẳng còn được dùng trong cách nói chung, sự thể ấy như nhắc nhở rằng những người Việt hiện không phải là người tị nạn hợp lệ theo luật pháp Hoa Kỳ. Thay vào đó, các ngành của hành pháp lại đã thừa nhận người Việt nhập cảnh vào Hoa Kỳ có quy chế “tạm dung” một phát minh về ngôn ngữ trong Đạo luật 1952 McCarran-Walter, trong đó cho phép "tạm nhập" người nước ngoài không thuộc phạm vi luật di trú Hoa Kỳ (23)
Mặc dù có vài vặn vẹo về ngữ học và pháp lý, hầu hết các công văn chính phủ lẫn phi chính phủ hầu như nhắc đến người Việt Nam là "người tị nạn" và các căn cứ quân sự là "trại tị nạn"
Một điểm son mà quân đội đã ghi được trong suốt chiến dịch này là đã chớp thời cơ tranh thắng được cảm tình công luận và giúp hóa giải hình ảnh thất bại quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Một viên chức quân sự đã phân giải rằng chủ đích của chiến dịch là để "bảo tồn hình ảnh đẹp cho quân đội", và trong một chừng mực nhất định quân đội đã làm tròn trọng trách một cách "chuyên nghiệp, tận tâm, và nhân đạo" (25)
Do vậy, dù bỗng nhiên bị đứng ngoài cuộc chiến tranh Việt Nam –vốn là nguyên nhân tiên khởi tạo ra cuộc khủng hoảng người tị nạn- quân đội đã tái xác định giá trị của chính mình khi chứng tỏ một cách đẹp mắt vài trò không thể thiếu như là một cánh tay đắc lực của chính phủ vào những giờ phút cấp bách.

Trại Orote Point nơi dung chứa người hồi hương Việt Nam trong suốt cuộc khủng hoảng người tị nạn. nguồn ảnh: Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ


Tuy vậy những viên chức Hoa Kỳ ở Guam hầu như không thể theo kịp với các dịch vụ hậu cần; họ phải đối mặt với những khó khăn về máy tính còn bỡ ngỡ lúc ấy, thủ tục lấy chi tiết nhân thân để cấp số căn cước, và thậm chí làm sao liệt kê hồ sơ với tên của người Việt. Qua hơn chục năm tham chiến ở Việt Nam mà chính phủ Mỹ vẫn còn lúng túng trước một thực tế về cách ghi tên Việt: họ thì viết trước còn tên lại viết sau (26)
Đa số người tị nạn Việt trải qua chưa tới hai tuần trên Guam, cũng có một số khác phải chờ như thế tới ba tháng. Trong thời gian lưu trú họ cũng phải qua các thủ tục hành chánh, kiểm tra y tế rồi sau đó được chuyển vào đất liền, hoặc được một người đỡ đầu đón hoặc nhập vào trại tị nạn liên bang như Fort Chaffee, Camp Pendleton, Fort Indiantown Gap, hoặc Air Force Eglin. Chuyến bay cuối cùng chở người tị nạn rời Guam đến Hiệp Chủng Quốc là vào Tháng Tám 26, 1975 (27)
Tuy nhiên, trong khi hiện trạng cứu tế người tị nạn đang suông sẻ và lạc quan thì vào lúc cao điểm nhất bỗng xảy ra một việc gây rối ren đó là áng chừng 2000 người tị nạn lại cương quyết đòi trở về lại Việt Nam. Họ nói dù đang ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ nhưng họ cho rằng, ở Guam chưa hẳn là đã ở Hoa Kỳ. Họ sớm nhận ra tình trạng thuộc địa cũng như hiện trạng đang còn trong thời kỳ chuyển tiếp của Guam có thể có ích cho họ. Viện cớ đảo Guam chỉ là một di sản thuộc địa của đế quốc Mỹ, không hẳn thuộc Mỹ cũng không hẳn ngoài lãnh địa Hoa Kỳ, người hồi hương Việt cố thủ trên phần đất của họ trên đảo.




Tài liệu tham khảo do tác giả liệt kê

14. K. J. Carroll, Operation New Life, After Action Report, Guam, 1975.
15. U.S. Department of Health, Education, and Welfare, Vital Statistics of the United States, 1975, http:// www.cdc.gov/nchs/data/statab/mort75_2a_ta.pdf (accessed July 21, 2010).
16. Leanne McLaughlin, “Legislature Nixes Funds,” Pacific Daily News (PDN), April 24, 1975.
17. Robert F. Rogers, Destiny’s Landfall (Honolulu: University of Hawai‘i Press), 230.
18. In contrast, the United States permitted direct elections for governor of Puerto Rico beginning in 1948. Guam also gained a nonvoting delegate in Congress in 1972.
19. History of Pacific Command Support to Operation New Life, 1 April–1 November 1975, NARA RG 319, box 3; “Where They Are,” PDN, April 28, 1975. In addition, the United States established refugee camps at U.S. military bases in Thailand, the Philippines, the Marianas, and Wake Island.
20. Rogers, Destiny’s Island, 252; Benedict Anderson, Under Three Flags: Anarchism and the Anti-Colonial Imagination (London: Verso, 2005), 205, 224.
21. Comptroller General Report to the Congress, “US Provides Safe Haven for Indochinese Refugees,” June 16, 1975; and Interagency Task Force for Indochinese Refugees Report to the Congress, September 15, 1975, Military History Institute (MHI), Vietnamese Refugee Project Papers (VRPP), box 14.
22. Senator Kennedy Releases Report on President’s Program to Resettle Refugees from Cambodia and South Vietnam, June 9, 1975, p. 17, MHI, VRPP, box 14.
23. Susan Guffey, “Evacuee Flood Flows On,” PDN, April 25, 1975.
24. Gil Loescher and John A. Scanlan, Calculated Kindness: Refugees and America’s Half-Open Door, 1945 to the Present (New York: Free Press, 1986); Carl Bon Tempo, Americans at the Gate: The United States and Refugees during the Cold War (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 2008); and Stephen Porter, “Defining Public Responsibility in a Global Age: Refugees, NGOs, and the American States” (PhD diss., University of Chicago, 2009).
25. Message, May 5, 1975, Folder—Incoming Message Reference Files 3–4 May 1975, MHI, VRPP, box 7; Message November 7, 1975, File Guam 1975 (228-01), MHI, VRPP, box 6; and Sahara, “Opera-tion New Life/Arrivals.”
26. Carroll, Operation New Life, 32–35.
27. Ibid., iii.





Văn bản nguyên văn:

“Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 - By Jana K. Lipman

Refugee Camps on Guam

In April 1975 Vietnamese refugees did not travel by ship or plane directly from Saigon or the Pacific to the mainland United States. Often glossed over in popular and historical accounts, the U.S. government held 111,919 Vietnamese in Guam before authorizing their entrance into the continental United States or Hawai‘i.14 In a matter of weeks, the refugees more than doubled the Guamanian local population, which numbered just shy of 100,000 residents in 1975.15 For Guam, the Vietnamese exodus could only be described as massive. Guam governor Ricardo (Ricky) Bordallo openly supported the Vietnamese refugee operation, and despite some local objections, U.S. military planes and ships began landing on Guam with refugees at the end of April 1975. Commenting on Guam’s minimal autonomy, Guam senator Carl Gutierrez noted, “Why are we arguing about this? It’s all been settled by the U.S. government and we have to make the best of it.”16 The military constructed a physical environment marked by barbed wire, chain-link fences, and armed guards. The Vietnamese refugees were not allowed to leave the camps, nor were unauthorized Guamanians allowed into the camps.

Although the U.S. war in Vietnam was over, the reality of American empire was more than apparent in Guam’s geography and history. Guam’s colonial and island space served as a liminal zone between Vietnam and the United States, where repatriates possessed ambiguous legal status and the U.S. military loomed large. A Spanish possession since 1565, Guam became a U.S. territory under the 1898 Treaty of Paris, and much like Puerto Rico, it has not experienced modern political independence. Under absolute U.S. military control from 1898 through 1950 (save for the years of Japanese occupation during World War II), the U.S. Navy owned and controlled Guam for half a century, and its institutions and installations fundamentally transformed and militarized the environment and culture of the indigenous Chamorro communities. With the 1950 Organic Act, the U.S. government transferred power to the Department of the Interior. Even with this civilian handover, the U.S. military continued to control more than 36 percent of Guam’s territory.17 The Organic Act granted Guamanians U.S. citizenship, albeit without presidential voting rights, congressional representation, or full constitutional protections. In fact, Guamanians did not have direct elections for governor until 1970.18 Because of high rates of military enlistment, Guam also bore the distinction of having the highest per capita casualty rate of any state or territory in the war in Vietnam. Guam’s political apparatus balanced between poorly represented indigenous and local communities and extreme dependence on the U.S. government and military.

In 1975 the U.S. military established a constellation of twelve refugee camps on Guam through a combination of military bases and leased corporate facilities. The largest camps were located on U.S. military property. On Andersen Air Force Base, ten buildings that had been scheduled for demolition were quickly cleaned out and refurbished, and Orote Point, a former World War II airfield, became the central staging ground for “Tent City.” In addition to several smaller military facilities, private companies such as Black Construction, J&G Construction, the Hawaiian Dredging company, and the Tokyu Hotel became temporary refugee camps.19 Perhaps most hauntingly, the Seabees converted fourteen buildings at Camp Asan into a camp for Vietnamese refugees on the very same ground that had been used to jail Filipino insurrectionists during the U.S.-Philippine War.20
The language describing the proliferation of refugee camps on Guam could be elusive, as both the terms refugee and camp came with substantial historical baggage. Many official documents referred to the camps in euphemisms, calling them “reception centers,” presumably to avoid the undercurrent of involuntary confinement.21 Senator Edward Kennedy even noted the unfortunate connotations of the military operation’s official name, “Operation New Life,” which had “an uncomfortable ring with the old ‘New Life Hamlets’ or ‘strategic hamlets’ of the Diem years.”22 Barbed wire and military personnel aside, the U.S. government hoped to distinguish its camps from refugee camps at large. As one military spokesman explained, the barbed wire was “not to confine the people, but to keep [other] people out of there.” The word refugee was also loaded, and at first, the military made a point of calling the Vietnamese “evacuees.” As one enlisted man cracked, “I know they’re evacuees. . . . I know it because the general said it’s so.”23 Not only did evacuee lack the drama and compassion that refugee connoted, it also was bereft of international or national rights or obligations; there were no international conventions on evacuees. While newspapers, military personnel, and even official reports soon dropped evacuee for refugee seemingly out of simple common usage, the fact remained that the Vietnamese were not legally refugees according to U.S. law. Instead, the executive branch admitted Vietnamese into the United States as “parolees,” a linguistic invention in the 1952 McCarran-Walter Act, which allowed for “temporary admission” for foreigners who fell outside U.S. immigration law.24 Despite these linguistic and legal contortions, most of the state and nonstate documents almost universally referred to the Vietnamese as “refugees” and the military bases as “camps.”
The military’s goal throughout the operation was to seize a public relations “win” and counteract the images of U.S. military failure in Vietnam. As one military official explained, the goal was to “preserve a good army image,” and by most measures, the military succeeded in handling the mission with “professionalism, dedication, and humanitarianism.”25 Thus the military disconnected itself from the war in Vietnam that had created the refugee crisis in the first place, and rhetorically and materially redefined itself as an effective and life-affirming arm of the government. It soon became clear, however, that the U.S. personnel on Guam could barely keep up with the logistics; they faced basic difficulties with computers, providing individuals with ID numbers, and even mastering Vietnamese naming practices. After more than ten years of military fighting in Vietnam, the U.S. government was still flummoxed by the Vietnamese practice of surnames coming before given names.26 The majority of Vietnamese refugees spent less than two weeks on Guam, although some waited on Guam for up to three months. Their stays were met with bureaucracy, medical exams, and then transit to the mainland United States either with a sponsor or to a stateside refugee camp on Fort Chaffee, Camp Pendleton, Fort Indiantown Gap, or Eglin Air Force base. By August 26, 1975, the last flight of refugees departed from Guam to the United States.27

Yet complicating this efficient and “feel good” narrative, at its high point, as many as two thousand refugees remained unwavering in their determination to return to Vietnam. Although they were in U.S. territory, Vietnamese repatriates recognized that Guam was not quite the United States. They also soon realized that Guam’s colonial and liminal status might be of some value to them. Underscoring the legacies of empire, neither fully inside nor fully outside the United States, Vietnamese repatriates held their ground on Guam.

[From page 5 to page 8]

(continue...)$pageOut$pageIntừ trang 9 - trang 12

Di cư, gia đình tan vỡ, và bắt cóc

Ngay từ 03 tháng 5/ 1975, một số viên chức không quân Việt Nam tiên phong yêu cầu hồi hương, và trong vòng vài tuần, lượng người cùng đòi về tăng lên hơn hai ngàn (28)
Những ông bà muốn quay trở lại Việt Nam là ai? Có phải họ đã có ý rời khỏi Việt Nam? Có phải thực họ thay đổi quyết định nửa chừng? Hay họ là gián điệp của Mặt Trận Giải Phóng (MTGP) hay người của cơ quan tình báo Mỹ CIA cài vào? Tóm lại, tại sao người ta lại làm thế? Sự hiện diện của người hồi hương trên Guam nói lên sự hỗn loạn và tràn ngập mau lẹ các sự kiện khi quân Bắc Việt tiến vào Sài Gòn.
Người hồi hương biểu tỏ tức giận và hoang mang khi thiếu tự chế [để phải ra đi] và các mối vòng vo rốt cuộc dẫn họ tới Guam. Đằng sau các tuyên bố chính thức thì lý do trở về thật đa dạng, trong đó có đoàn tụ gia đình, cống hiến cho đất nước, cũng có một ít lý do bày tỏ cả sự tuân thủ chính trị với chính quyền mới nữa. Ở phạm vi trình bày cá nhân thì nhấn mạnh đến cái chuyển biến bất ngờ khiến họ phải ra đi, bộc lộ vẻ sợ hãi của cả nam lẫn nữ khi bỗng đoạn tuyệt với quá khứ, và rồi, không biết tương lai sẽ ra sao.
“Việt Nam Thương Tín, Con Tàu Định Mệnh” là một trong số ít hồi ký về chuyện hồi hương này bằng Việt ngữ mà tôi đã dẫn, trong đó Trần Đình Trụ [tác giả] giải thích quyết định của mình qua lập trường đoàn tụ gia đình. Trụ sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam trong một gia đình Công giáo truyền thống, bỏ chạy vào miền Nam Việt Nam sau năm 1954. Là một giáo dân sùng đạo và kiên cường chống Cộng, vào năm 1975 Trụ bốn mươi tuổi và là một trung tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Khi quân Bắc Việt vào Sài Gòn, để chuẩn bị cho vợ và gia đình trốn thoát, ông đã sắp xếp một con tàu đón họ ở Năm Căn phía Nam Sài Gòn. Chính ông đã ra lệnh một tàu chiến lo giúp cuộc di tản này. Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Trụ, viên thuyền trưởng, vốn đã cố nài nỉ để gia đình mình cũng được giải cứu, đã nói dối với Trụ và rồi anh ta đã không hề đặt chân lên bờ để tìm cho ra gia đình Trụ. Trụ đến Guam trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng (29)
Dù Trụ tin rằng ông dễ dàng hòa nhập ở Hoa Kỳ nhờ vào trình độ Anh ngữ khá và kinh nghiệm làm việc với quân đội Mỹ, ông vẫn không thể cam lòng bỏ gia đình lại dưới sự cai trị của cộng sản. Thay vào đó, ông quyết định trở về: “Tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi thứ thậm chí bị tù hoặc chết. Rồi nếu tôi không chết mà chỉ bị tù vài năm, đến ngày ra tù, tôi vẫn có thể tìm cách đưa gia đình tôi thoát khỏi đất nước. . . . Bằng mọi giá tôi sẽ đưa gia đình tôi ra khỏi Việt Nam”. Bạn bè cũng như thân nhân đã cố thuyết phục ông đi Mỹ, nhưng "không gì lay chuyển được quyết tâm của tôi" (30)
Là một sỹ quan cao cấp nhiều kinh nghiệm, Tru trở thành nhân vật dẫn đầu cộng đồng người hồi hương. Trong cuốn hồi ký dửng dưng ấy, những dòng kể của nam quân nhân này hầu như chỉ đau đáu một nỗi niềm đoàn tụ và giải cứu gia đình, vợ con chạy thoát chủ nghĩa cộng sản. Được viết lại sau sự kiện hàng thập niên, ông đã giải thích quyết định lạc lối của mình để trở về với Việt Nam cộng sản như là một hành vi chống Cộng.
Giống như Trần Đình Trụ, khoảng 80 phần trăm người hồi hương là quân nhân Việt Nam, nhưng hầu hết là binh sĩ cấp thấp nhất trong quân đội (31)
Đoàn người hồi hương đông đảo ấy đã là một đa số áp đảo người đàn ông đơn độc này. Trẻ hơn một thế hệ và có nhiều khả năng vừa mới được tuyển mộ nhập ngũ trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, hầu hết họ đã không đồng tình lập trường chính trị chống cộng của Trụ, họ cũng chống lại một áp đặt hay quy chụp một quan niệm gì khác lên lựa chọn hồi hương. Như một đại diện UNHCR ở Guam giải thích, "[Họ] không quan tâm đến những thay đổi chính trị trong nước. Tất cả những gì họ muốn làm quay về với gia đình đang còn ở Nam Việt Nam. Hầu hết còn không tin rằng họ đang thực sự trên đảo Guam" (32)
Julia Taft, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm liên ngành, đồng tình: "Gần như tất cả trường hợp là đoàn tụ gia đình", cô giải thích. Taft cũng thừa nhận rằng quân nhân cấp dưới có thể có ít sự lựa chọn trong "di tản" Cô tiếp tục: “Một số chuyên viên không quân và kỹ sư hàng hải, đã bị cấp trên buộc phải ra đi” (33)
Nhiều người trong số họ không hề có ý định rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn, và họ thuật lại cuộc hành trình của họ đến Guam như là một sự biến ngoài ý muốn, hoặc vì thông tin sai lạc, và thậm chí bị “bắt cóc” phải ra đi nữa!
Xin nhắc lại rằng, người hồi hương là phi công và thủy thủ VNCH tuyên bố họ đã rời Nam Việt Nam trong những giờ sôi bỏng của cuộc chiến mà không nhận ra rằng hễ đã đi là không còn quay lại được. Ví dụ, khi Bắc Việt bắt đầu pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, một phi công theo thượng lệnh đã bay sang các căn cứ không quân U-Tapao của Thái Lan. Ông giải thích việc đó "phần nhiều là để để cứu máy bay khỏi bị tiêu hủy cũng như để cứu những người đã lên phi cơ" Chính ông ta cũng không có ý định di tản: "Sống mãi nơi một xứ sở ngoại quốc và chấp nhận một quốc tịch khác không phải là lựa chọn của tôi" (34)
Tương tự, một thủy thủ trẻ kể lại, "Tôi không có ý định đi Mỹ, nhưng sau khi đã lên tàu, tôi mới hay là chúng tôi đang hướng đến Vịnh Subic ở Phi Luật Tân và không sao còn có thể quay lại Việt Nam". Anh nói thêm anh còn cha mẹ, anh em, chị em đang ở Việt Nam, và anh muốn quay về (35)
Cái cảm giác bị nhổ bỏ, thiếu đáng kể quyền lựa chọn… là một thứ kiểu mẫu chung lặp đi lặp lại nhan nhản nơi các tài liệu và báo chí của Guam. Tập trung tới gia đình nhiều hơn là chính trị, những người trẻ tuổi tự bày tỏ là cảm thấy lạ lẫm với cả cuộc hành trình đưa họ đến Guam lẫn môi trường sống hiện tại của họ trong trại tị nạn.
Trong 1 tường trình đáng sợ nhất, có 13 người đàn ông Việt cáo buộc lính Mỹ dùng thuốc mê và rồi bắt cóc họ. Như lặp lại câu chuyện của người phi công bên trên, những người này kể đi kể lại mười mấy viên chức VNCH trú đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất "đã rất sợ bị chuyển đi U-Tapao (Thái Lan) ngay" ra sao. Khi đến nơi, câu chuyện lại diễn biến xấu hơn. Ít nhất 65 người yêu cầu được trở về Việt Nam. Đáp lại, Mỹ và quân đội Thái Lan dọa sẽ tống họ vào nhà tù ở Thái Lan. Đến lúc ấy, 52 kẻ ra yêu sách mới đồng ý đến Guam, trong khi 13 người còn lại kiên quyết "một lần và cho tất cả không đi [đến Guam], hoặc bị giết hoặc còn có cơ hội về nước" (36)
Một cấp chỉ huy quân đội Mỹ đã phản ứng lại thách thức đó bằng cách gây mê những người này bằng Natri Pentathol và THORAZINE (*), và sau đó dùng máy bay đưa họ đi trong tình trạng hôn mê. Khi thức dậy ở Tent City trên Guam, không những họ rơi vào trạng thái mất phương hướng mà còn chóng mặt và đau đớn. Trong mấy ngày chờ đợi trước khi được đưa đi để chăm sóc y tế, họ tỏ vẻ không tin các bác sĩ Mỹ, và lần lượt các bác sĩ ở đây hết vị này đến vị khác đều không tin họ nói thực cho đến khi khám mới thấy chân của các quân nhân này bị thương tích với đầy những vết kim đâm lỗ chỗ. (37) Điều tra vụ này, Hoa Kỳ đã thừa nhận trách nhiệm của một sĩ quan Hoa Kỳ đã có hành vi lạm dụng biện pháp an thần cưỡng bức. (38)
Các quân nhân cũng đã trình bày với văn phòng đặc trách thỉnh nguyện hồi hương của Mỹ: "Đây là một câu chuyện có thật. . . . Những hành vi này khiến cho chúng tôi lo sợ và hơn thế nữa, chúng tôi không còn tin tưởng và tôn trọng chính sách hòa bình và dân chủ mà Mỹ thường đem đi mở mang cho toàn thế giới" (39)
Không như Trụ nhấn mạnh lập trường chống Cộng, thì trong một bản văn bằng Anh ngữ nói về nền dân chủ, những quân nhân kia nói rõ họ phản bác và chẳng còn tin mấy điều đó. Nếu với quân đội Mỹ trước tháng Tư năm 1975 không đủ cho họ tỉnh ngộ thì ở lần trải nghiệm tiếp theo này, qua lối hành xử điên rồ của viên chức Mỹ ở Thái Lan, không còn nghi ngờ gì nữa đó là một sự trí trá. Tuy vậy, điều này không hẳn cốt thể hiện lập trường cộng sản hay thiên về vị thế của phe mới chiến thắng ở Việt Nam, và họ cũng khá tự chế không phô bày ra cái vẻ tự đồng hóa mình với chính phủ mới.
Cùng với các báo cáo về chuyện bắt cóc và hoàn cảnh bị ép buộc, những tường thuật cá nhân còn thể hiện vẻ lảng tránh, không thật của việc ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm gia đình đơn lẻ và lập trường chính trị không nhất quán. Có một trường hợp tại Fort Chaffee, một người phụ nữ chính thức xin hồi hương cho mình cùng với đứa con một tuổi, trong khi chồng cô chọn ở lại Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến một vụ tranh cãi về bảo lãnh về sau được phân định ở Arkansas (40) Trong chừng mực nào đó, yêu cầu ly hôn hoặc hồi hương vốn hòa quyện vào nhau đành để mở cho sự suy đoán; Tuy nhiên, thông điệp ngầm này đã gợi nên cho thấy sự phức tạp về một tình trạng chính trị “giới tính” của việc "đoàn tụ gia đình". Có khi nam và nữ cùng dứt khoát rời bỏ Việt Nam đấy, nhưng một khi tới Mỹ, họ lại xét lại quyết định của mình vì … nhớ nhà. (41) Trong một đơn cử hiện rõ nhất tính chính trị -trong nguồn tài liệu lưu trữ- có ít nhất một người đàn ông dường như đã quay trở lại vì những lý do ý thức hệ. Trong một chuyện nhỏ gợi cho người đọc nhiều liên tưởng từ hồi ký của Trụ, thì Châu Văn Hòa thổ lộ cho Trụ hay rằng Hòa đã đi theo những người tị nạn đến Hoa Kỳ theo lệnh của NLF -quân giải phóng. Hình như cốt để minh chứng cho việc người Mỹ sợ bị cộng sản xâm nhập là có thật, chứ Hòa rốt cuộc chỉ là một gián điệp đáng thương thôi. Mệt mỏi vì chờ đợi ở Fort Chaffee không nhận được lệnh hoặc nhiệm vụ gì, Hòa quyết định nộp đơn theo cùng hàng trăm người Việt khác xin về với gia đình (42)
Miền Nam Việt Nam sụp đổ nhanh chóng, những loạn lệnh quân sự sau cùng, và cảnh gia đình ly loạn đã khắc họa nên những câu chuyện di tản. Trừ trường hợp Trần Đình Trụ, còn lại thật khó diễn giải hết những nhạy cảm cá nhân hay cả một quá trình xung động chính trị trong lòng đất Việt, lúc này người hồi hương nhất quyết bác bỏ lập trường chống cộng hay quan điểm sơ sài về “cách mạng”. Thay vào đó họ tỏ rõ ý muốn về Việt Nam qua cách nhắc tới mái ấm gia đình. Quyết định cố thủ ở Guam và thỉnh nguyện được hồi hương của đoàn người đã chứng tỏ tính bất ngờ nằm ngoài kho ngữ vựng Chiến tranh Lạnh, điều mà cả 2 chính phủ Việt, Mỹ đã không sao lường nổi trước đây. Hoàn toàn biệt lệ với tính gắn bó và thống nhất thường thấy của một cộng đồng chính trị, điểm chung nơi những gì người hồi hương đã làm là nhầm lẫn, lo sợ, và giận giữ sốc nổi khi bị giữ lại ở đảo Guam.


*: Chú thích của người dịch: Pentathol còn có tên Natri thiopental là 1 loại dược phẩm thường dùng để gây mê (qua đường tĩnh mạch) những bệnh nhân tâm thần phân liệt (schizophrenia) hoặc kích động thần kinh (psychosis)



Tài liệu tham khảo do tác giả liệt kê

28. Review of US policy on Repatriates, July 23, 1975, RG 220 Records of Temporary Committees, Commissions, and Boards, Inter-Agency Task Force on Indochina Refugees, 1975–1976. Hereafter cited as RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
29. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 60–76.
30. Ibid., 76–91.
31. Carroll, Operation New Life, 17.
32. Ronn Ronck, “Some Are Waiting to Return,” PDN, May 14, 1975.
33. David Binder, “US Wary of Refugees on Guam Who Seek Repatriation,” New York Times, September 4, 1975.
34. Susan Guffey, “‘I Didn’t Plan to Come Here,’ S. Viet Who Stole Airplane,” PDN, May 2, 1975; Chips Quinn, “Refugees Eager to Leave,” PDN, July 7, 1975; Dave Hendrick, “Refugees Waiting to Return Number More Than 1000 Here,” PDN, June 2, 1975.
35. “Some Viets Want to Go Back Even under Threat of Death,” PDN, June 25, 1975.
36. Testimony of 13 Repatriates, July 28, 1975, NARA, RG 59 Central Foreign Policy Files, 1973–1976, 1975STATE177651 (all RG 59 records accessed electronically through NARA Access to Archival Databases [AAD], accessed July 16, 2010).
37. “‘Criminal Act’ Possible in Drugging,” PDN, August 16, 1975; Jack Anderson, “Guam Refugee Drugging,” PDN, August 27, 1975.
38. Washington Post Story on Repatriation, September 13, 1975, RG 59, 1975STATE21891; “Refugees on Guam Await UN Help,” Washington Post, September 11, 1975.
39. Testimony of 13 Repatriates.
40. Message, June 7, 1975, MHI, VRPP, box 4.
41. Message, June 25, 1975, MHI, VRPP, box 4; June 10, 1975, Interviews with Repatriates on Eglin Air Force base, RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
42. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 305–9.





Văn bản nguyên văn:

“Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 - By Jana K. Lipman

Evacuations, Broken Families, and Kidnappings

As early as May 3, 1975, several Vietnamese Air Force personnel came forward and requested repatriation, and within weeks, the number climbed to more than two thousand repatriation inquiries.28 Who were these men and women who wanted to go back to Vietnam? Had they intended to leave Vietnam? Had they changed their minds midstream? Were they National Liberation Front (NLF) spies or CIA plants? In short, why would anyone do such a thing? Repatriates’ presence on Guam spoke to the chaos and overwhelming speed of events as the North Vietnamese advanced on Saigon. Repatriates expressed a sense of anger and panic about their lack of control and the circuitous routes that led them to Guam. Behind their formal statements, repatriates’ reasons for return were multiple, including family reunification, professed identity with land and nation, and occasionally even political loyalties to the new government. This range of self-presentation underscored the contingent moment, revealing the fears of men and women who were making a final rupture with their past and, of course, did not know the future.

In the singular Vietnamese repatriate memoir I located, Vietnam Thuong Tin Con Tau Dinh Menh, Tran Dinh Tru explained his decision making through the language of family reunification. Tru was born in northern Vietnam to a well-to-do Catholic family that fled to southern Vietnam after 1954. A devout Catholic and staunch anticommunist, Tru was forty years old and a lieutenant colonel in the RVN Navy in 1975. As the North Vietnamese Army advanced on Saigon, Tru prepared for his wife and family to escape, and he arranged for a ship to pick them up in Nam Can south of Saigon. He himself was ordered on a warship to help with the evacuation. Despite his best efforts, the captain he had solicited to rescue his family lied to him and never went ashore to look for his family. Tru arrived in Guam alone and in despair.29 Even though Tru believed he would have had a relatively easy adjustment in the United States because of his proficient English and experience with the U.S. military, he could not fathom leaving his family under communist rule. Instead, he decided to return: “I was ready to accept everything even imprisonment or death. Then if I didn’t die but was only jailed for a few years, upon my release I could still find a way to take my family out of the country. . . . At all costs, I would take my family out of Vietnam.” His friends and family tried to persuade him to go on to the United States, yet “nothing could sway my determination.”30 On account of his experience and his high rank, Tru became a leader among the repatriate community. In his searing memoir, his narration of military masculinity was intimately entwined with reuniting and saving his family and wife from communism. Written decades after the fact, he explained his unorthodox decision to return to communist-controlled Vietnam as an anticommunist action.

Like Tran Dinh Tru, approximately 80 percent of the repatriates were South Vietnamese military personnel, but most of them belonged to the military’s lowest echelons.31 The repatriates were overwhelmingly single men. Younger by a generation and most likely drafted in the war’s last years, these men did not echo Tru’s anticommunist politics or frame their choice for repatriation in an ideological idiom. As the UNHCR representative in Guam explained, “[They] aren’t concerned about the political change in their country. All they want to do is to get back to their families who are still in South Vietnam. Most can’t believe they’re really on Guam.”32 Julia Taft, the head of the Interagency Task Force, concurred. “They are almost all family reunion cases,” she explained. Taft also admitted that lower-level military personnel may have had little choice in their “evacuation.” She continued, “Some of them—air force mechanics and ships’ engineers—were forced to leave by superiors.”33 Many of these men had never intended to leave Vietnam permanently, and they recounted their journeys to Guam as plagued by misfortune, misinformation, and even kidnapping.

Repeatedly, repatriates who were ARVN pilots and sailors stated they had left South Vietnam in the heat of battle without realizing the finality of their actions. For example, when the North Vietnamese bombing began over Tan Son Nhut Airport, one pilot flew under orders to the U-Tapao Air Force Base in Thailand. He noted that “it was as much to save the aircraft from destruction as to help the people aboard.” He himself had not intended to evacuate: “Living forever in a foreign country and accepting another nationality is not my choice.”34 In a similar vein, a young sailor recounted, “I had no intention of going to the United States, but after I was aboard the ship, I was told we were headed for Subic Bay in the Philippines, and would not be returning to Vietnam.” He added that his parents, brothers, and sisters were in Vietnam, and that he wanted to return.35 This sense of displacement, and the remarkable lack of choice, is a recurring motif throughout the documents and Guamanian press. Focused more on family than politics, these young men presented themselves as alienated from both the journey that brought them to Guam and their current environment in the repatriate camp.

In the most chilling account, thirteen Vietnamese men charged the U.S. military with drugging and kidnapping them. Echoing the pilot’s story above, these men repeated how dozens of ARVN personnel stationed at Tan Son Nhut Airport “were so afraid that we took immediate airlift to U-Tapao (Thailand).” On arrival, their story took a darker turn. At least sixty-five men requested to return to Vietnam. In response, U.S. and Thai troops threatened to send them to jail in Thailand. At this point, fifty-two of the holdouts agreed to go to Guam, while the remaining thirteen held steadfast, deciding “once and for all not to go [to Guam] and being killed or having a chance to go back to our country.”36 A U.S. military officer responded to this defiance by sedating these men with sodium pentathol and thorazine, and then loading them unconscious on a plane. When the men awoke in Guam’s Tent City, they were not only psychologically disoriented but physically dizzy and in pain. Several waited days before going for medical help, as they did not trust the U.S. doctors, and the doctors, in turn, did not believe the men’s claims until an examination of their legs, which were covered with puncture wounds and bruises.37 On investigation, the United States admitted a U.S. officer’s responsibility for the forced sedation.38 These men cast their lots with the repatriates and petitioned the U.S. officials: “This is a true story. . . . These acts made us very concerned and frighten[ed] and moreover we no longer trust and respect the American Peace and Democracy Policy that they expand throughout the world.”39 Unlike Tru, who emphasized his anticommunism, these men expressed their betrayal and lack of faith in the American discourse of democracy. If they had not been disillusioned with the U.S. military before April 1975, their subsequent experiences at the hands of frantic U.S. officers in Thailand certainly did the trick. Still, this did not directly translate into a communist or revolutionary position, and they too publicly refrained from identifying themselves with the new government.

Along with these accounts of kidnapping and forced circumstances, indi-vidual accounts revealed elusive examples of decision making based on singular family experiences and divided political loyalties. In one case at Fort Chaffee, a woman applied for repatriation for herself and her one-year-old child, while her husband opted to remain in the United States. This led to a custody dispute, which had to be resolved in Arkansas.40 To what extent the desires for divorce or repatriation were intertwined was left open for speculation; however, this internal message suggested the complexity and gendered politics of “family reunification.” Other men and women fully intended to leave Vietnam, but once stateside, rethought their decisions because of homesickness.41 In the most overtly political example in the archives, at least one man seems to have returned for ideological reasons. In an evocative anecdote from Tru’s memoir, Chau Van Hoa confided in Tru that he had followed the refugees to the United States on the orders of the NLF. Seeming to justify American fears of possible communist infiltration, Hoa was ultimately a poor spy. Tired of waiting at Fort Chaffee with no orders or mission, he decided to return to his family and applied for repatriation along with hundreds of other Vietnamese.42
The rapidity of South Vietnam’s collapse, the frantic nature of final military orders, and the chaotic separation of families defined the stories of evacuation. Other than Tran Dinh Tru, it is hard to account for their individual sensibilities or political histories within Vietnam, yet repatriates consistently rejected a simplistic revolutionary or anticommunist stance. Instead repatriates expressed their desire to return to Vietnam in the idiom of family and home. Their decisions to remain in Guam and petition for repatriation attested to a political contingency outside the Cold War vocabulary, which the U.S. and Vietnamese governments had not anticipated. Far from a cohesive or unified political community, what repatriates had in common was confusion, apprehension, and soon anger about their detention in Guam.

[From page 9 to page 12]

(continue...)$pageOut$pageIntừ trang 12 - trang 19

"Chúng tôi không phải là tù binh chiến tranh"

Cố thủ trên Guam trong tình trạng lấp lửng về cư ngụ và chính trị, người hồi hương đã tập hợp đoàn ngũ nhằm tiến tới tăng cường đấu tranh bằng biện pháp mạnh (43)
Dù thể chất và pháp lý bị giới hạn trong trại, những đàn ông và phụ nữ Việt đã chứng minh họ sành chính trị thuật cộng với quyết tâm mãnh liệt cùng động cơ độc lập mà báo chí Mỹ đã không hề tự ý gán cho họ. Trên thực tế, những gì xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phổ biến tràn ngập lúc bấy giờ trình bày người tị nạn Việt Nam qua hình ảnh trẻ em, nhắc nhiều tới các bà mẹ… đã khắc họa nên một vẻ gì thơ trẻ, phụ nữ, và "nụ mầm" nơi đoàn người (44) trong lòng độc giả.
Ngược lại với những gì truyền thông diễn bày đó, phần lớn người hồi hương lại là nam giới, quyết định và hành động phản kháng của họ đã tạo ra một vấn đề tư tưởng cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Các cuộc biểu tình với hình ảnh biểu tượng dương cao cùng các hành vi phá hoại đã lộ ra một tác động chính trị tế nhị, đa chiều và ranh mãnh. Một mặt, người hồi hương có vẻ như cố dàn dựng sao cho hành vi của họ vừa làm lợi cho tiếng tăm của phe thắng trận ở Việt Nam (“cách mạng”) vừa để đánh bóng, lấy điểm cho thành tích "cách mạng" của mình. Mặt khác, những bãi công, kháng nghị ngày thêm liều lĩnh có vẻ như là một cơn tuyệt vọng tập thể tỏ với các quan chức Mỹ, với đảo Guam và với quân đội Mỹ. Người dẫn đầu đoàn hồi hương nhận ra rằng họ cần thuyết phục cả các quan chức Mỹ lẫn chính phủ Việt Nam về nguyên do và động cơ phi chính trị của họ; Tuy vậy, đây là một hành vi cân nhắc có vẻ mong manh và không thể lường trước …khá nhất lúc đó.
Đáp lại với những người Việt thỉnh nguyện đầu tiên, UNHCR nhanh chóng hợp tác thiết lập các thủ tục cho các cá nhân có nguyện vọng hồi hương. Họ thực hiện các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn và nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn cá nhân mà không bị một cưỡng bách nào. Đại diện UNHCR ở Guam, George Gordon Lennox nói, "Quyết định này là do họ đơn phương chọn. . . . không ai sẽ bị buộc phải làm bất cứ điều gì không muốn. Điều này nên được thực hiện rõ ràng" (45)
UNHCR cũng đã bắt đầu một chiến dịch phối hợp để quảng bá về khả năng hồi hương của người tị nạn nào đã nhập vào căn cứ quân sự Mỹ ở Pennsylvania, Florida, Arkansas, và California. Cả thảy có hơn 1.500 người Việt trên Guam dò hỏi về việc hồi hương, cùng với hàng trăm người Việt đã vào ở bên trong lục địa Hoa Kỳ. Suốt trong tiến trình này, người Mỹ nhiều lần khẳng định khả năng được phép hồi hương và niềm xác tín việc "tự do đi lại cho tất cả mọi người." (46)
Với cách giải quyết tận nơi, lần lượt đàn ông và phụ nữ đứng ra làm thủ tục theo nhóm hoặc đơn lẻ, và dù đầy thiện chí, các quan chức Mỹ dường như không sẵn sàng cho các vấn đề, các thắc phức tạp mà những đòi hỏi cấp bách mang tính chính trị của người hồi hương đặt ra.
Một trong những cuộc biểu tình tổ chức đầu tiên là tại Fort Chaffee thuộc Arkansas, nơi khoảng 180 cá nhân đã nộp đơn xin hồi hương. Từ nhóm này, một tốp chỉ dưới 80 người công khai phản đối điều mà họ cho là làm họ bị trễ chuyến. Họ phản đối bất bạo động, nhưng các quan chức Mỹ e rằng diễn biến có thể thành chống đối (47)
Lê Minh Tân, một cựu tùy viên quân sự 44 tuổi từng làm việc cho quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, trở thành người dẫn đầu dễ thấy nhất của tốp này và to tiếng hơn cả. Ông ta đề cao sức mạnh của Mỹ, khăng khăng rằng nếu Hoa Kỳ ưu tiên vận chuyển người hồi hương thì chuyến đi có thể xảy ra rất nhanh. "Chúng tôi rất thất vọng và muốn điên lên. Chính phủ Mỹ thiếu gì tiền và có rất, rất nhiều máy bay" (48)
Không như nhiều người hồi hương khác, ông [Tân] dàn dựng sự phản đối không chỉ nhằm mong muốn về với gia đình mà còn là một sự thống trách Hoa Kỳ. Bằng một thứ tiếng Anh đơn giản và ngắn gọn, ông lập luận: "Nó [Fort Chaffee] trông giống như một nhà tù. Chúng tôi rất buồn. Chúng tôi muốn trở lại [Việt Nam] ngay lập tức. Chúng tôi không muốn ở lại đây. Tôi nói thẳng rằng chúng tôi đã bị đưa vào tù hai tháng và hai tháng ấy lại là ở Hoa Kỳ". (49) Những phát biểu của ông ta không chỉ cảnh báo nhân viên Mỹ ở căn cứ mà còn nhắm tới nhiều người tị nạn Việt Nam khác tại Fort Chaffee, những người sợ rằng vụ đòi hồi hương sẽ làm xấu đi hình ảnh của họ và gây bất bình trong công chúng Mỹ.
Để đáp trả, một cuộc biểu tình thứ hai được tổ chức nhằm phản đối những ai đòi hồi hương, và cùng ký tên trong Tuyên Bố: "Chúng tôi rất biết ơn người Mỹ" và "Tự chúng tôi tìm tới tự do" (50)
Dùng thuật phản biện chính trị quen thuộc, những người phản biểu tình gán cho người đòi hồi hương là “tay sai” Việt Cộng. Trong diễn biến lịch sử ấy, vào năm 1977, Phạm Kim Vinh, một giảng viên của Việt Nam cũng từng vào vai người tị nạn mới đây, nói rõ Tân là một trong những người cộng sản trà trộn vào, đã diễn tấn tuồng người tị nạn nhớ nhà và xách động người Việt đòi hồi hương cho công tác tuyên giáo (51)
Tân trả lời rành mạch về nhiệm vụ đó: "Nếu chúng tôi là cộng sản, thì chúng tôi đã chẳng tới Hoa Kỳ, hoặc Nếu chúng tôi là cộng sản, thì chúng tôi sẽ ở lại Hoa Kỳ và chuyển tin tức về Việt Nam. . . . Chúng tôi không phải là Cộng Sản. Chúng tôi chỉ là người yêu nước và muốn trở về." (52)
Những lập luận của Tân cũng như việc người phản biểu tình gán nhãn "cộng sản" vô tội vạ có thể đã khiến các quan chức Mỹ cau mày. Về căn bản thì khả năng Anh ngữ của người Việt tị nạn đã khẳng định rằng cái kết cục của họ ràng buộc chặt vào quân đội Mỹ. Số lớn người tị nạn Việt Nam, gồm cả người hồi hương và những người chọn cách tái định cư tại Hoa Kỳ, đều có thể giao tiếp bằng Anh ngữ, trong khi quân đội Mỹ tìm không ra một thông dịch viên thạo Việt ngữ ở Guam và Arkansas. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi người phản biểu tình đã vận dụng lối gọi "Việt Cộng" cho đoàn người đòi hồi hương. Trong khi một số ít những người đòi hồi hương đã tự đồng hóa mình với chính quyền mới thắng trận, hoặc có khi có người đã là thành viên của NLF, cho nên sự tách bạch cộng sản với chống cộng không thể mang tính chính trị cứng nhắc và triệt để được, đây là điều vốn đã làm đau đầu cả người Mỹ và nhiều người Nam Việt Nam trong hơn hai thập niên. Sự từ chối [ở lại] của Tân cũng có thể đã gây một chút nghi ngờ. Đối với người Mỹ, nhiều người vốn thường không tin đồng minh Nam Việt Nam của họ, trường hợp Tân có thể có vẻ như là một trong số quá quen thuộc đó, một kẻ múa rối (hoặc đáng ngại hơn là VC) giả vờ làm bạn. Tạm gạt qua một bên việc đó, quân đội Mỹ đang lo ngại bạo lực có thể leo thang trên các chuyến bay hồi hương đến Camp Pendleton, nên họ cho phép quân cảnh không quân Mỹ lên tàu được trang bị vũ khí. Được vũ trang và cảnh giác cao độ, họ [quân cảnh] được dặn dò "duy trì trật tự" nếu người hồi hương có bất kỳ dấu hiệu biểu tình chính trị nào trong chuyến bay (53)
Một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ đã ghi nhận một cuộc biểu tình hồi hương mà nổi bật là hình vẽ chân dung Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ.

Người Mỹ lo ngại về tình trạng bất ổn là hoàn toàn có căn cứ, trong mùa hè, cuộc biểu tình trên Guam bắt đầu leo thang. Nhiều chiến thuật của người biểu tình có vẻ như cốt để biểu thị lập trường chắc nịch của họ cho chính quyền cách mạng mới chiến thắng ở Việt Nam thấy. Trong bản kiến nghị đầu tiên của họ với UNHCR, họ cố ý dùng ngôn phong quốc gia, dân tộc đặt ưu tiên lên trên việc đoàn tụ gia đình của cá nhân. Thỉnh nguyện thư bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng họ đã "không bị mất nước, chẳng qua chỉ là một chế độ mới đã tiếp quản chính quyền". Thứ đến, họ muốn "góp phần xây dựng lại đất nước," và chỉ đến điều thứ ba họ mới ghi “mong muốn được đoàn tụ gia đình”. (54) Lối nói trình diễn này được kết hợp với các hình ảnh trực quan, cụ thể là, dương cao nổi bật khuôn mặt biểu tượng của Hồ Chí Minh tại cuộc biểu tình hồi hương và các sự kiện có tính quốc gia khác. Trong một sự kiện, nhiều người hồi hương đứng nghiêm dưới bức chân dung lớn và một biểu ngữ ghi: (nguyên văn): "Tinh Thần Cu Ho Chi Minh Bat Diet" - "The Spirit of Ho Chi Minh lasts forever" (55)
Một tiền lệ chưa từng có đã hiện diện trên một căn cứ quân sự của Mỹ vào năm 1975, những hình ảnh của Hồ Chí Minh có thể được xem như là một lời khiển trách trực tiếp đến Hoa Kỳ và cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bức họa Hồ Chí Minh đã như là một tín hiệu rõ ràng dễ hiểu nhắm tới PRG ở Nam Việt Nam và VNDCCH ở miền Bắc. Đúng ra là, mục đích là để thuyết phục các PRG rằng người hồi hương sẽ là thành viên trung thành của xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong cuốn hồi ký của Trụ, ông có kể rõ vụ treo bức họa chân dung Hồ Chí Minh và lấy làm xấu hổ vì sự phô bày trơ trẽn đó… Lớn hơn cả một thế hệ so với đa số người hồi hương, Trụ cách biệt họ cả về tuổi tác lẫn cấp bậc, bản thân ông thì gắn bó mật thiết với truyền thống đạo Công giáo dòng của gia đình và lập trường chống cộng. Bằng một giọng văn thiện chí và khiêm hạ, Trụ chỉ trích mưu đồ dùng hình ảnh Hồ Chí Minh: "Chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy kẻ cơ hội như Bình [họa sĩ], bởi thực tế đó là chỉ là một lối diễn trò. Những kẻ cơ hội đó không có dụng ý tuyên truyền cho cộng sản, trong khi chính bản thân họ không biết gì về cộng sản cả" (56)
Dù hơi nặng lời, Trụ phân tích về cái hình ảnh biểu tượng mà ai cũng biết kia lọt vào dòng người hồi hương là cốt để làm nặng ký hơn cho minh chứng lòng trung thành của họ với chính quyền “cách mạng” mới trong nước.
Người hồi hương có thể đã hy vọng rằng một lập trường đối lập đối đầu với quân đội Mỹ như thế có khi sẽ giúp họ được hưởng ân huệ gì đấy ở Việt Nam, ngoài ra họ cũng nhắm nhiều tới công luận Mỹ và người ở Guam nữa. Họ tin rằng Hoa Kỳ dư khả năng trả họ về Việt Nam mà chẳng qua cố ý trì hoãn thế thôi. Khi đến Guam, Lê Minh Tân lập tức tổ chức một cuộc tuyệt thực hai ngày (57) với 250 người tham gia, quả là lúc ấy quân đội có báo cáo rằng chỉ phục vụ các bữa ăn cho chừng 20 phụ nữ và trẻ em trong trại. (58) Trong một bức ảnh đáng nhớ, một cặp vợ chồng già trong tư thế cầm một khẩu hiệu viết tay đơn giản: "Chúng tôi đang Nhịn Đói Biểu Tình". (59) Họ sát cánh bên nhau trong cùng một vẻ mặt ngang ngạnh thách thức càng làm tăng thêm hình ảnh thương tâm về khát vọng hồi hương. Người Việt đã tận dụng tốt khả năng Anh ngữ, từ viết khẩu hiệu, biểu ngữ trong trại cho tới viết thư cho báo chí địa phương. Có lẽ dùng Anh ngữ mạnh nhất là trong lối viết của riêng họ độc chiếm chữ "tù binh" cho mục đích tối hậu. Ví dụ một khẩu hiệu trần trụi như vầy: "We Are Not TÙ BINH" (60)
Mà quả đó là sự thật, người tị nạn Việt không hề là tù binh, cuộc sống của họ trong trại dù có bị giam hãm đấy nhưng nó gây một ấn tượng như nhau nơi nhân viện người Việt và người Mỹ. Quân đội đã cố phối hợp để phi quân sự hóa tình trạng sinh hoạt nơi trại tị nạn, nhưng vẫn còn dây kẽm gai, và các biện pháp an ninh quân sự, thêm vào đó người tị nạn đang trong tình trạng chờ đợi còn chưa ngã ngũ… tất cả đã làm cho sự phân biệt giữa một trại tị nạn với một trại tù binh là không nhiều mà quân đội Mỹ đã phải miễn cưỡng chấp nhận. Hơn nữa, người hồi hương Việt tự gán nhãn "tù binh" là lối phóng đại thái quá. (61) Thật là quá khác biệt với các tù binh Mỹ được mừng đón về nhà hồi năm 1973, nay, người Việt đã đảo ngược những gì người Mỹ từng biết chữ "giải cứu", họ tự đặt mình vào vị trí là kẻ bị giam cầm còn quân đội Mỹ như là kẻ bắt giữ.
Suốt mùa hè năm 1975, các quan chức UNHCR đã nhiều lần đến Hà Nội và Sài Gòn, tìm hiểu về các khả năng và thủ tục hồi hương. Lúc đầu PRG tỏ vẻ rộng mở cho ít nhất một số lượng nhỏ người hồi hương, và UNHCR đã chủ động nộp hồ sơ hồi hương cho chính phủ mới với hy vọng sẽ nhanh chóng có giải pháp. Tuy nhiên, sau một vài tuần, rõ ràng là PRG đã không còn bận tâm tới các yêu cầu hồi hương, mọi việc đã bàn mấy tuần trước, nay không nhúc nhích. Thực tế là PRG có trưng ra các hồ sơ cá nhân, nhưng họ vẫn không đáp ứng yêu cầu xin được hồi hương, và nếu bất cứ điều gì đã xảy ra thì đó là diễn tiến hồi hương đã chẳng được tiến triển là bao trong mùa hè. (62) Thay vào đó, PRG yêu cầu đàm phán trực tiếp với Mỹ và từ chối giải quyết các yêu cầu hồi hương qua UNHCR hoặc một nước thứ ba. Họ cũng lảng tránh những yêu cầu hoàn bị về hồi hương đồng thời mong vụ người hồi hương sẽ cho phép PRG đạt thêm sức hậu thuẫn và làm áp lực khiến chính phủ Hoa Kỳ phải công nhận chính phủ mới [của họ] về mặt ngoại giao. Các cuộc xung đột nội bộ do tranh giành quyền lực giữa quân đội và phe dân sự tại Nam Việt Nam, nạn đói, tàn phá môi sinh, biến động kinh tế, cùng số thương vong rất lớn sau chiến tranh…khiến đề tài cho phép hồi hương hay không vẫn nằm ở vị trí rất thấp trong danh sách ưu tiên của PRG. Đó là chưa kể PRG còn sợ Hoa Kỳ cài gián điệp thâm nhập trong số người hồi hương nữa (63)
Dù phản ứng tiêu cực của PRG, vào khoảng tháng Bảy, những ra mặt phản kháng của người hồi hương đã bắt đầu có tác dụng trên đảo Guam. Các đại diện của UNHCR cùng Thống đốc Bordallo và các viên chức cao cấp Hoa Kỳ mời những người đứng đầu đoàn người hồi hương đến họp. Tại cuộc bàn thảo này, người hồi hương có thể trực tiếp đặt câu hỏi cũng như gây áp lực các viên chức. Với cách trọng thị người hồi hương bằng một cuộc đối thoại, Hoa Kỳ và UNHCR đã ngụ ý một thực tế khác xa giữa người hồi hương và tù binh, vốn là một điều khó nói lâu nay. Trước tiên, Thống đốc đề xuất giải pháp của mình, cụ thể là, cấp cho người hồi hương một con tàu để quay về Việt Nam, hải trình do họ tự đảm nhiệm. Người hồi hương hưởng ứng nhiệt tình và nói thêm họ có nhiều thủy thủ giỏi. Tại thời điểm đó, các đại diện UNHCR đã không bảo đảm chắc chắn, chỉ hứa sẽ thông qua ý tưởng này đến Ủy ban cấp cao. (64) Ngoài ra, các cuộc đàm phán mà UNHCR xúc tiến rơi vào bế tắc, vì Hoa Kỳ không công nhận PRG hay DRV và cũng không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán.
Những người hồi hương Việt đáp lại bế tắc bằng cách phản đối mạnh chính quyền Mỹ và từ chối việc họ bị cưỡng chế ở trong trại. Dẫu đã dùng cách tiếp cận mới cũng như các cuộc gặp tương đối thiện chí với Mỹ và các quan chức UNHCR, Lê Minh Tân vẫn dẫn 251 người tị nạn ra khỏi Trạm Truyền thông Hải quân là nơi họ đã tập hợp đoàn ngũ và cùng đi bộ ra khỏi căn cứ hơn nửa dặm. Người hồi hương mang đồ đạc của họ trong những túi và hộp dường như để chuẩn cho việc rời bỏ căn cứ dài ngày. Một người mặc một chiếc T-shirt với khẩu hiệu chẳng lành tô đậm kẻ ngang qua mặt trước của chiếc áo: "Hãy giết chúng tôi hoặc trả chúng tôi về" (65)

Vi phạm vòng đai quân sự của Mỹ, người hồi hương đã vụt tăng tính liều lĩnh bất chấp. Các chỉ huy cảnh sát và nhân viên đã dùng gậy và ma trắc lùa được đoàn người vào xe buýt và đưa họ trở lại Orote Point, cô lập Tân ra khỏi đoàn. Qua hôm sau, một nhóm thứ hai lại rời bỏ trại tọa lạc trong Công ty Nạo vét Hawaii. Hai trăm người diễn hành với hai bàn tay bị trói sau lưng họ để tượng trưng cho hình ảnh tù tội. Họ cố ý trình diện mình ra trước đám đông, đứng trước hãng Shakey Pizza, hãng pizza lớn nhất trên đảo Guam, ngay vào giờ giao thông cao điểm, cũng với áo T-shirt bày ra các khẩu hiệu chính trị. Cùng với họ là năm trăm người hồi hương khác diễn hành ra khỏi trại Công ty Xây dựng Black cũng với các dải ruy băng và hàng chữ đỏ: "Chúng tôi không phải là tù binh chiến tranh". Với cách phối trí và tập trung đội hình, người hồi hương đã gây được sự chú ý. Việc cố tình lặp đi lặp lại sánh mình với tù binh chiến tranh trong suốt hành trình chậm rãi rời khỏi các trại tị nạn nhấn mạnh không chỉ khát vọng về nước mà còn thể hiện sự tức giận khi họ bị giam giữ trong các trại tị nạn của Mỹ. Các cuộc biểu tình đã đạt được đà chuyển động cho sự việc khi họ đã khôn khéo gây được ấn tượng đến các viên chức Mỹ chủ chốt và gây được áp lực đến Mỹ quốc, UNHCR, cũng như giới chức địa phương đảo Guam bất chấp những hiện trạng hạn chế của họ trong một môi trường quân sự lẫn hiện trạng pháp lý của họ. Có điều đáng chú ý là Lam Duoi, một người dẫn đầu trại, người cho đến thời điểm đó đã nói với báo chí bằng cả hai thứ tiếng Pháp và Anh, giờ lại khẳng định chỉ bằng tiếng Việt. Một người đứng đầu đoàn hồi hương khác là cựu Thiếu Tá Không Quân, Lê Văn Hải, cho biết "ông và đồng bào của mình bị đối xử như tù nhân". (66)
Hoa Kỳ phản ứng với các cuộc biểu tình đồng loạt ấy bằng cách hợp nhất tất cả người hồi hương lại tại Trại Asan, nơi họ có thể được theo dõi chung và giám sát dưới thẩm quyền của quân đội. (67) Bây giờ thì rõ ràng là bị giam giữ đúng nghĩa vì đã phạm lỗi và bị dè chừng, người hồi hương thảo luận một chiến thuật hiệu quả khác và cố đạt được sự đồng cảm của công luận. Lại một lần nữa, như một chuyển biến chính trị bất ngờ, người hồi hương đã do dự và cân nhắc vạch ra những chiến lược hiệu quả khác. Quá trình phản kháng đã tạo ra sự chia rẽ trong nhóm, với một nhóm chủ trương "trung dung" thì đôn đốc biện pháp ngoại giao và nhẫn nại, trong khi một phe khác ủng hộ chủ trương cứng rắn. Người ta chứng kiến những chia rẽ này qua việc người hồi hương tranh nhau dựng những khẩu hiệu lên trong trại. Một khẩu hiệu kêu gọi một cách lịch sự: "Các bạn đảo Guam và nhân dân Mỹ thân mến, mong muốn của chúng tôi chỉ là được về nhà. Chúng tôi không muốn làm phiền các bạn và đánh mất thiện cảm mà các bạn dành cho. Hãy hiểu cho hiện chúng tôi đau đớn như thế nào và xin cố gắng hỗ trợ ý nguyện hồi hương của chúng tôi". Một yết thị khác kém ôn hòa hơn: "quyết nhịn đói cho đến chết". (68) Người hồi hương cũng tiếp tục một loạt các cuộc tuyệt thực, có một người đàn ông dọa sẽ chặt ngón tay để phản đối và sẽ viết thư cho Tổng thống Gerald Ford bằng máu. (69) Người hồi hương khác đang còn ở Trại Pendleton ở California, cũng đã bắt đầu một chiến dịch cứng rắn hơn để cùng tham gia với đoàn người ở Guam. (70) Một người khác dọa tự sát để tận hiến cho việc chung, một hình ảnh gây ấn tượng mạnh chống Diệm thuở nào khi một nhà tu Phật giáo tự thiêu hồi 1963. Trong suốt các cuộc phản kháng này, người hồi hương luôn quay trở lại giải pháp "Cấp Một Con Tàu". (71)
Khi thất vọng dâng cao, vào tuần cuối của tháng Tám, khoảng 200 đến 300 trong đoàn 1600 người hồi hương đã tổ chức một cuộc phản kháng mà về sau biến thành quá khích đúng nghĩa với ném đá, bom xăng và gậy gộc. Cực điểm của nó là hai trại lính trong trại bị đốt cháy và tài sản quân sự bị phá hủy. Trong cơn giận dữ và thất vọng họ quay lại chống chính trại đang ở. Để đối phó với cơn loạn đả này, các cấp chỉ huy Mỹ đã phải dùng đến hơi cay, và quân đội Mỹ đã đặt một đơn vị hành động của lính thủy trong tình trạng báo động. Kết thúc cơn loạn đả, người hồi hương đã làm bị thương 4 cấp chỉ huy Mỹ. (72)
Các viên chức Mỹ, UNHCR, cũng như Guam hầu như đã bế tắc không tìm ra một giải pháp nào.


Tài liệu tham khảo do tác giả liệt kê


43. The subhead for this section is from Chips Quinn, “Repatriates Plan for Strike Today,” PDN, July 11, 1975.
44. Liisa Malkii, “Speechless Emissaries: Refugees, Humanitarianism, and Dehistoricization,” Cultural Anthropology 11.3 (1996): 377–404.
45. Ronn Ronck, “We Wants to ‘Go Home to Die,’” PDN, May 28, 1975.
46. Henry Kissinger, Review of US Policy on Repatriates, July 23, 1975, RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
47. Ibid.; Martha Alcott, “Viets Stage Demonstration,” Southwest Times Record, June 21, 1975.
48. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now,’” PDN, June 22, 1975.
49. Chips Quinn, “‘Not Giving Up’ until They’re Home,” PDN, July 6, 1975.
50. “. . . At Ft. Chaffee, a Protest March against Repatriates’ Protest March,” PDN, June 23, 1975; “Viets Show Gratitude,” Southwest Times Record, June 23, 1975.
51. Pham Kim Vinh, The Politics of Selfishness, Vietnam: The Past Is Prologue (San Diego: Pham Kim Vinh, 1977), 128–33.
52. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now.’”
53. Press Guidelines for Senior Civil Coordinators and Press Officers, July 4, 1975, RG 220, box 4, folder 9/6 Repatriation.
54. Hendrick, “Refugees Waiting to Return.”
55. Untitled Image, September 20, 1975, RG 319, box 19. Translation by Marguerite Nguyen.
56. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 159–74.
57. “Repatriates Plan Strike for Today,” PDN, July 11, 1975.
58. “Refugee Hunger Strike Falls Short of Mark,” PDN, July 12, 1975.
59. “We Are on Hunger Strike,” PDN, July 12, 1975.
60. “80 Refugees Want Repatriation ‘Now’”; Quinn, “Repatriates Plan for Strike Today”; Susan Guffey, “Repatriate Shows Continue: Group Moved to Apra,” PDN, July 26, 1975.
61. See Edwin A. Martini, Invisible Enemies: The American War on Vietnam, 1975–2000 (Amherst: Uni-versity of Massachusetts Press, 2007); Michael J. Allen, Until the Last Man Comes Home (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2009).
62. Secretary of State to US Mission, Re: Vietnamese Repatriates, July 22, 1975, RG 59, 1975State171829; Secretary of State to US Embassy Bangkok, Repatriates, July 23, 1975, RG 59, 1975STATE170895.
63. Action Memorandum, September 4, 1975, RG 59, 1975STATE 208902.
64. “Give Repatriates a Ship: Bordallo,” PDN, July 20, 1975.
65. Chips Quinn, “Repatriates Walk Out, Get Less Than Mile,” PDN, July 25, 1975.
66. Guffey, “Repatriate Shows Continue.”
67. Carroll, Operation New Life, 17.
68. Photo, “Hunger Strike until Die,” PDN, September 6, 1975; “A Group Divided,” PDN, September 7, 1975.
69. Secretary of State to US Mission Geneva, July 19, 1975, RG 59, 1975STATE170890; and Secretary of State to US Mission, July 22, 1975, RG 59, 1975STATE171829.
70. “Viets Threaten to Burn Selves If Not Sent On,” PDN, September 14, 1975; and Secretary of State to CINCPACREP Guam, September 18, 1975, RG 59, 1975State 222847.
71. David Teibel, “Signs of Dissension Seen among Repatriates,” PDN, August 20, 1975.
72. Situation Summary, September 5, 1975, RG 319, box 1, folder—Situation Summaries, June 12—July 31, 1975.




Văn bản nguyên văn:

“Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 - By Jana K. Lipman

“We are not POWs”

Consolidated on Guam in physical and political limbo, repatriates mobilized collectively through increasingly militant actions.43
Although physically and legally confined in camps, these men and women demonstrated political skills, fierce determination, and independent motivations that the American press did not attribute to Vietnamese refugees at large. In fact, photographs in the popular media overwhelmingly represented Vietnamese refugees through images of children, often with their mothers, mapping an ideology of innocence, femininity, and “new beginnings” onto their bodies.44 In contrast, the repatriates were overwhelmingly male, and their oppositional decisions and actions created an ideological problem for American policymakers. The repatriates’ highly symbolic demonstrations and destructive acts revealed a political sensibility and agency that was multidirectional and astute. On the one hand, repatriates seemed to stagemanage actions for the benefit of revolutionary Vietnam in order to burnish their own “revolutionary” credentials, while on the other hand, walkouts, protests, and growing desperation seemed to be collective outbursts of frustration with U.S. officials, Guam, and the U.S. military. Repatriate leaders recognized that they needed to persuade both the U.S. officials and the Vietnamese governments of their cause and apolitical motivations; however, this was an unpredictable and precarious balancing act at best.
In response to the first Vietnamese petitioners, the UNHCR quickly and responsively set up procedures for individuals interested in repatriation. It con-ducted interviews and emphasized individuals’ choices free of any coercion. As Guam’s UNHCR representative George Gordon Lennox stated, “This decision is theirs alone to make. . . . nobody will ever be forced to do anything they don’t want to. This should be made clear.”45 The UNHCR also began a concerted campaign to advertise the possibility of repatriation to refugees already on U.S. military bases in Pennsylvania, Florida, Arkansas, and California. In total, more than 1,500 Vietnamese on Guam inquired about repatriation, along with several hundred Vietnamese already in the continental United States. Throughout this process, the United States repeatedly affirmed the possibility of repatriation and its belief in “freedom of movement for all people.”46 With the policy in place, men and women began to come forward collectively and individually, but for all the U.S. goodwill, officials seemed unprepared for the complex problems and questions repatriates’ political demands would bring.
Tan’s rhetoric and the counter demonstrators’ liberal use of “communist” may have raised some eyebrows among U.S. officials. On the most basic level, Vietnamese refugees’ facility with English spoke to their close ties with the U.S. military. Large numbers of the Vietnamese refugees, both repatriates and those who chose to resettle in the United States, could communicate in English, while the U.S. military was desperate for good Vietnamese translators in Guam and in Arkansas. It also should not be surprising that the counter demonstrators wielded the “Viet Cong” epithet at the repatriates. While few of the repatriates identified with the revolutionary government or had been part of the NLF, the communist-anticommunist dichotomy was the imperfect political framework that had governed both Americans and many South Vietnamese for more than a decade. Tan’s own denials may also have appeared somewhat suspect. For Americans, many who had always distrusted their South Vietnamese counterparts, Tan may have seemed an all-too-familiar figure, a troublemaker (or more ominously a VC) masquerading as a friend. Regardless, the U.S. military worried that violence could escalate on repatriate flights to Camp Pendleton, and it authorized U.S. Air Force security police to carry sidearms on board. Armed and on the alert, they were instructed to “maintain order” if repatriates initiated any political demonstrations inflight.53
The Americans’ fears of unrest proved well-founded, and over the summer, the repatriates’ protests on Guam escalated. Many of the repatriates’ tactics seemed firmly aimed at the revolutionary government in Vietnam. In their first petition to the UNHCR, they self-consciously privileged the language of nation and nationalism over personal family reunification. The petition began by emphasizing that they had “not lost a country, rather a new regime has taken over the government.” Second, they wanted to “help with their country’s reconstruction,” and only third did they state a desire to be reunited with their families.54 This discursive rhetoric was matched by visual images, namely, the prominent display of Ho Chi Minh’s iconic visage at repatriates’ protests and nationalist events. During an organized event, repatriates stood at attention under the large portrait and a banner declaring, “Tinh Than Cu Ho Chi Minh Bat Diet,” or “The Spirit of Ho Chi Minh lasts forever.”55 Particularly anomalous given its presence on a U.S. military base in 1975, the images of Ho Chi Minh could be seen as a direct rebuke of the United States and the U.S. war in Vietnam. However, more likely, the Ho Chi Minh paintings acted as an easily legible signal directed at the PRG in South Vietnam and the DRV in the North. In all probability, the goal was to convince the PRG that the repatriates would be loyal members of socialist Vietnam.
In Tru’s memoir, he wrote explicitly about the Ho Chi Minh portraits and his own shame in their prominent display. A generation older than the majority of the repatriates, Tru stood apart in both age and rank, and he identified strongly with his family’s Catholicism and anticommunism. In a tone both sympathetic and condescending, Tru criticized the strategic use of Ho Chi Minh’s image: “We shouldn’t be surprised at opportunists like Binh [the artist], because in reality it was just play acting. These opportunists didn’t mean to propagandize for Communism, for they themselves didn’t know at all what Communism was.”56 While dismissive, Tru’s analysis of the images corresponded to a popular recognition among repatriates that the burden would be on them to prove their loyalty to the new revolutionary government.

Repatriates may have hoped that an oppositional stance vis-à-vis the U.S. military would be seen favorably in Vietnam, but they also aimed many of their actions firmly at an American and Guamanian audience. The repatriates believed the United States had the power to return them to Vietnam and was simply stalling. On his arrival in Guam, Le Minh Tan immediately organized a two-day hunger strike.57 Two hundred and fifty individuals participated, and the military reported that it served meals to only twenty women and children in the camp.58 In one memorable photograph, an elderly couple posed holding a handwritten sign declaring simply, “We are on Hunger Strike.”59 The juxtaposition of their aged bodies and faces with the defiant sign lent a moving image to the repatriates’ cause.

Vietnamese repatriates made good use of their English-language skills, displaying signs and banners within the camps, and writing letters to the local newspapers. Perhaps the repatriates’ most powerful use of English was in their appropriation of “POW” to their own ends. As one sign stated baldly: “We Are Not POWs.”60 And while it was true, Vietnamese refugees were not POWs, their confinement and camp life struck a nerve with Vietnamese and American personnel alike. The military made a concerted effort to demilitarize the refugees’ living situations, but the barbed wire, military security, and indefinite waiting all made the distinctions between a refugee camp and a POW camp slimmer than the U.S. military may have liked to admit. Moreover, Vietnamese repatriates labeling themselves as “POWs” was a rhetorically powerful move.61 Quite distinct from the POWs Americans welcomed home in 1973, Vietnamese repatriates inverted Americans’ understanding of “rescue” and positioned themselves as the captives and the U.S. military as the captor.
Throughout the summer of 1975, the UNHCR officials made multiple visits to Hanoi and Saigon, inquiring about the possibilities and procedures of repatriation. At first the PRG seemed open to at least a small number of repatriates, and the UNHCR proactively submitted applications to the new government in hopes of a quick resolution. However, after a matter of weeks, it was clear the PRG was not pursuing the repatriate question with any speed. In fact, the PRG held up individual applications, did not respond to repatriates’ requests, and if anything, became less receptive to repatriation over the summer.62 Instead, the PRG demanded direct negotiations with the United States and refused to settle the repatriate question through the UNHCR or a third country. It either wanted to avoid the repatriate question entirely or hoped the repatriates would allow the PRG some leverage and pressure the U.S. government to recognize the new government diplomatically. Internal conflicts between military and civilian factions were competing in South Vietnam, and with hunger, environmental devastation, economic upheaval, and huge casual-ties, the repatriates remained very low on the PRG’s priority list. In addition, the PRG feared that the United States “has infiltrated the repatriates with covert agents.”63
Despite the PRG’s negative response, by July the repatriates’ protests and agitation began to pay off on the ground on Guam. The UNHCR
representatives, Governor Bordallo, and high-ranking U.S. officials invited repatriate leaders to a meeting. Here the repatriates were at the table and able to question and pressure officials directly. By including the repatriates in the dialogue, the United States and UNHCR indicated how far from POWs the repatriates in fact were, yet there were no easy answers. At this meeting, the governor first suggested his solution, namely, give the repatriates a ship to return to Vietnam under their own power. The repatriates responded enthusiastically and added that many were skilled seamen. At this point, the UNHCR representatives were noncommittal and promised only to pass this idea to the High Commission.64 In addition, the UNHCR talks were at a standstill, because the United States refused to recognize either the PRG or the DRV or to engage in direct negotiations.
The Vietnamese repatriates responded to the impasse by challenging U.S. authority and rejecting their militarized detention. Even with new access and the relatively amicable meeting with U.S. and UNHCR officials, Le Minh Tan led 251 refugees off the Naval Communications Station where they were held and walked more than half a mile off the base. The repatriates carried their belongings in bags and boxes and seemed prepared to leave the base permanently. One repatriate wore a T-shirt with the ominous slogan, “Kill us or send back” blazoned across the front.65 Violating the U.S. military perimeter, the repatriates upped the ante. Using nightsticks and mace, the marshals and police herded the repatriates into buses and drove them back to Orote Point where they isolated Tan from the group.

Then the next day a second group of repatriates deserted the camp located in the Hawaiian Dredging Company. Two hundred individuals marched with their hands tied behind their backs to symbolize their imprisonment. Self-consciously proclaiming their presence to a public audience, they stood in front of Shakey’s Pizza, the largest pizzeria on Guam, in front of rush-hour traffic, again wearing T-shirts displaying political slogans. In conjunction, five hundred more repatriates marched off the Black Construction Company camp with red ribbons and signs that read “We are not prisoners of war.” These protests were notable for their coordination and focus. The repetitive comparison to POWs alongside their deliberate move out of the camps highlighted not just their readiness to return home but their anger with their confinement in U.S. camps. Their protests gained momentum as repatriates nimbly pressed U.S. officials’ buttons and pressured U.S., UNHCR, and Guamanian officials despite the constraints of their militarized environment and legal position. Notably, Lam Duoi, a camp leader, who until that point had spoken to the press in both French and English, now insisted on speaking only in Vietnamese. Another repatriate leader and former Air Force major, Le Van Hai, said “he and his fellow campmates were treated like prisoners.”66

The United States responded to these coordinated protests by consolidating all of the repatriates at Camp Asan where they could be collectively monitored and policed on military property.67 Now clearly detained and under suspicion, the repatriates debated effective tactics and attempts at gaining public sympathy. Yet again, the political moment was contingent, and repatriates vacillated and debated effective strategies. The protests created dissension within the group, with a more “moderate” cohort urging greater diplomacy and patience, while a more aggressive faction advocated violence. These divisions could be witnessed by the competing signs repatriates erected within the camp. One sign urged politely, “Dear Guamanian and American People, Our desire is only to go home. We don’t want to disturb you and to be lost your sympathy that would be reserved for us. Please understand that how painful we are now and try to support our repatriation.” Another billboard demanded less amiably, “Hunger strike until die.”68 Repatriates also continued a series of hunger strikes, and one man threatened to slice off his own finger in protest and write a letter to President Gerald Ford in his own blood.69 Other repatriates remained at Camp Pendleton in California, and they too began a more aggressive campaign to
join the cohort in Guam.70 Another individual threatened to self-immolate, a highly potent image that invoked the anti-Diem, Buddhist immolations in 1963. Throughout these protests, repatriates consistently returned to the “Ship Option.”71

The frustration mounted, and by the last week of August, two hundred to three hundred of the sixteen hundred repatriates staged a protest that became violent, complete with rock throwing, Molotov cocktails, and pipe wielding. At its climax, repatriates burned down two barracks within the repatriate camp and destroyed military property. Their anger and frustration turned against the camp itself. In response to the melee, U.S. marshals resorted to tear gas, and the U.S. military ordered a U.S. Marine action unit on alert. In the end, repatriates injured four U.S. marshals.72 The U.S., UNHCR, and Guamanian officials were desperate for a resolution.

[From page 12 to page 19]

(continue...)$pageOut$pageIntừ trang 19 - trang 27

"Guam: Hòn Đảo Dữ"

Cùng với những phản kháng leo thang của người hồi hương, thì tình trạng lãnh thổ của Guam bỗng như bị phô bày một cách khó chịu cho chính quyền Guam, thậm chí làm rối cho cả quân đội Mỹ. (73) Guam, với một lịch sử thuộc địa và một vị trí địa dư cách biệt, như đã định hình cho cả Mỹ quốc lẫn giới chức chính quyền Guam về tính bó buộc cũng như những triển vọng chính trị cho nơi này, và cũng vì nói chung hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã không thừa nhận sự hiện hữu của Guam, phần nhiều lại cứ để cho tùy nghi. Trong hoàn cảnh tức thì lúc ấy, các viên chức Guam ngày càng trở nên nản lòng bởi quyền hạn hạn chế của mình. Họ không muốn gì hơn là được thoát khỏi vấn đề hồi hương một lần và cho tất cả, và Thống đốc Bordallo đã cảnh báo trước sẽ giải quyết vấn đề bằng chính thẩm quyền của mình:
“Cuộc sống của cư dân đảo Guam đang lâm nguy. Phải có ngay một giải pháp là rất cấp bách. . . . Những người hồi hương đã khuyến cáo tôi rằng họ sẽ bắt đầu một loạt các hành vi bạo lực liều mạng nếu họ không được về Việt Nam ngay lập tức. . . . Trong vòng 48 giờ nếu không nhận được chỉ thị của quý vị về vấn đề này, tôi sẽ tiến hành đơn phương một lựa chọn bắt buộc tối hậu. (74)

Có thể nói phản hồi của chính quyền Mỹ với thông điệp của vị Thống Đốc là cụt ngủn. Ngoại trưởng Henry Kissinger chỉ giục Bordallo hạn chế, đừng họp nhiều với người hồi hương, vì ông không có thẩm quyền đáp ứng thỉnh cầu của họ (75) Trong diễn biến liên quan, phát ngôn nhân Joseph Ada của Guam dường như bị người hồi hương xúc phạm cá nhân, và ông nhận định các cuộc biểu tình phản kháng là "lấy sự sỉ nhục đáp lại lòng hiếu khách mà họ được ưu đãi". Trong Nghị định số 133, Ada chính thức đề nghị tái di dời người hồi hương sang Wake Island, một vùng lãnh thổ nhỏ hơn, xa hơn Guam, một vùng đất chưa có tính pháp lý với nước Mỹ nói chung, và bị quên lãng trong quần thể các quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương của Mỹ. Ada cho rằng người hồi hương đã gây ra chướng ngại nguy hiểm cho cư dân địa phương đồng thời đe dọa cho uy tín quốc tế của Guam. Các Thượng nghị sĩ Guam nhất loạt bỏ phiếu chọn với số thuận áp đảo 12/1 ủng hộ đề xuất này. (76) Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu gần như đạt đồng thuận tuyệt đối việc cưỡng bức trục xuất người hồi hương trong thực tế đã cho thấy rõ sự thiếu quyền hạn của chính quyền Guam. Lực lượng đặc nhiệm liên bang “Interagency Task Force” về người tị nạn, vừa được lập tuy chưa chính thức đã phải hủy ngang vì không còn cần thiết nữa. (77)

Một thành viên của ban lãnh đạo người Việt hồi hương trình bày một mô hình của tàu Thương Tín I với Thiếu Tướng Kent J. Carroll. Photo by Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ


Trong bối cảnh rối bời đầy biến động ấy, một cấp chỉ huy quân đội Mỹ là Thiếu Tướng Hải Quân Kent J. Carroll, cũng phải lao đao khó xử với tình trạng chính trị của Guam và cân nhắc khả năng có nên điều quân đội liên bang đến để dập tắt tình trạng bất ổn thuần tính dân sự … hay không, theo Chiến dịch "Garden Plot" (78) Cái tên Garden Plot là một mật mã quân sự -được gợi nên từ những trước tác của nhà văn Geogre Orwell- dùng đặt tên cho một kế hoạch cho phép quân đội có toàn quyền giải quyết những xáo trộn dân sự. Một nghị định về quốc phòng đã nêu rõ Chiến dịch "Garden Plot" chỉ có thể được tiến hành với sự phê chuẩn chính thức của Tổng Thống. Bởi "Garden Plot" nhất thiết phải được Tổng Thống phê duyệt, Carroll còn chỉ rõ rằng "những luật dùng cho trường hợp bất ổn dân sự thông thường không thể dễ đem áp dụng cho Guam." Ông nói tiếp, "thủ tục tiến hành Garden Plot không thích hợp cho tình trạng khẩn cấp trong vùng lãnh thổ Hoa Kỳ". Trên thực tế, Hoa Kỳ đã không hề định một kế hoạch phiêu lưu nào cho tình trạng bất ổn dân sự trên đảo Guam, bởi vì Guam là vùng lãnh thổ chẳng hề được tính đến. Ví dụ, Guam chẳng nằm trong tầm hoạt động của FBI, cả CIA cũng không luôn, và do đó, thực tế là không có khả năng thu thập thông tin tình báo nào về Guam cả. (79)

Một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ ghi lại cảnh tàn phá của Building 519 trên Trại Asan vào tháng Tám năm 1975, đã bị người hồi hương Việt phá hủy trong cơn quá khích chống đối việc bị cầm giữ ở Guam. Photo by Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ


Di sản đế quốc của Guam đã loại nó hoàn toàn khỏi tầm chi phối của pháp luật và các lệnh lạc quân sự Mỹ, và Thiếu Tướng Hải Quân Carroll cũng như các sĩ quan chỉ huy bộ binh đều muốn dễ bề ra tay vụ này. Ông liên tục thúc giục đồng nghiệp ở Washington DC vận động để ông được quyền điều quân đội vào các trại hồi hương nếu những hành vi quá khích còn bùng lên nữa. Cuối cùng, cấp trên của Carroll ở Washington không đồng ý và từ chối yêu cầu được can thiệp của ông mà chưa được sự chấp thuận của Tổng Thống. Tạm gác qua những xung đột cục bộ, giới chức ở Guam nhận ra nguy cơ còn bùng phát các phản ứng thái quá và e rằng các hiệu ứng dây chuyền không hay có thể lan tới từ truyền thông đến dư luận quốc tế nếu lính Mỹ lỡ khai hỏa vào người tị nạn Việt ở Guam. Trong khi các cấp vẫn duy trì những tính toán bình tĩnh thận trọng, thì tâm trạng nản lòng thất vọng của Carroll càng tỏ rõ tình trạng mơ hồ của Guam và các mối đe dọa thường trực đến sức mạnh quân đội, cho dù với một chiến dịch nhân đạo đi nữa.
Vào 30 tháng 9/ 1975, UNHCR công bố các cuộc đàm phán với PRG thất bại. Không chút hy vọng PRG hoặc DRV sẽ sẵn sàng chào đón hoặc tạo điều kiện tái định cư người hồi hương tại Việt Nam. Quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho việc khởi động chiến dịch "Garden Plot" để ứng phó các cuộc bạo động, bạo loạn, và tình trạng bất ổn chung. Để ngăn chặn những bất ổn có khả năng leo thang, Tổng Thống Ford đã tiên phong chấp thuận việc sử dụng tàu Thương Tín I -một con tàu thương mại Việt Nam vốn ban đầu đã đưa người tị nạn tới Guam- để cấp cho người hồi hương trở về. (80)
Người Việt tại Trại Asan tán dương ngay giải pháp này. Những hình ảnh trên trang đầu của tờ Pacific Daily News cho thấy những nam thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đổ xô nhau ra vào ban đêm, hân hoan vui mừng nhảy cẫng lên. (81)
Trên tất cả, người hồi hương đã cho thấy họ đã hoàn thành ý nguyện của mình; họ đã thắng thế khi áp lực được chính phủ Hoa Kỳ cung cấp cho họ một con tàu theo đúng nguyện vọng. Có lẽ vì quá chú trọng tới nguyện vọng của người hồi hương cũng như đoán định những nguy cơ dây chuyền có thể lan đến dư luận từ những bạo loạn liều mạng của người tị nạn Việt ở Guam, một trại cầm giữ không xác định được thời hạn trên Guam hay Wake Island, hoặc buộc phải tái chuyển đến lục địa Hoa Kỳ... cuối cùng chính phủ Mỹ đã thừa nhận rằng “Ship Option” là giải pháp tốt nhất. Trong 3 tuần tiếp theo, các thủy thủ và thuyền trưởng người Việt làm việc nhiệt tình trên tàu, tiến hành chạy thử nghiệm trên biển, đóng gói thực phẩm, tích trữ nước cần thiết cho 30 ngày và cho 1.600 người.(82) Thất vọng bởi sự từ chối của PRG, UNHCR cũng thôi, không hậu thuẫn cho Ship Option. Đơn giản là vì họ không bảo đảm người hồi hương khi đến nơi sẽ được an toàn.
Để bảo vệ tốt nhất chuyến về của người hồi hương, Hoa Kỳ lệnh cho các quan chức của mình "đóng một vai phụ” cho nước Mỹ trong việc này và vẫn giữ thế kẻ ngoài cuộc. Họ muốn tránh đừng để cho sự điều khiển của người Mỹ lộ diện ra chút nào và cứ để tiến trình hiện rõ chất thuần Việt. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng đầy vẻ nghi ngờ trong cái nhìn của PRG với đoàn người hồi hương, PRG cũng coi họ như là những kẻ đã bị đế quốc Mỹ làm đồi trụy. Không có nghi lễ "chính thức, tiễn đưa" gì ráo và cũng chẳng phô trương bất cứ thứ gì từ Mỹ hoặc người đại diện đảo Guam. Bất kỳ sự kiện chung cục nào cũng phải "diễn đúng chương trình hồi hương" (83)
Những lo ngại của UNHCR và Chính phủ Mỹ đã chứng tỏ là có căn cứ, PRG cứ cố chấp rằng chuyến về của người hồi hương và chương trình Option Ship là vi phạm chủ quyền và quyền lực mới thu được của họ. Nhiều tháng sau khi Sài Gòn sụp đổ, PRG đang mong muốn được Hoa Kỳ công nhận ngoại giao để đạt được tính hợp pháp cũng như các quyền lợi khác nhưng Hoa Kỳ lại không công nhận chính phủ của họ cũng như từ chối các cuộc đàm phán trực tiếp, nên PRG giận dữ trút đòn thù vào tàu Thương Tín I và đoàn hồi hương. Với đôi tai dường như hoàn toàn điếc về chính trị, PRG tố cáo chuyến tàu hồi hương là một "kế hoạch nham hiểm"

“Đây là một tội ác mới chống lại nhân dân Việt Nam. . . . PRG kêu gọi những người yêu nước hiện nay buộc phải sống ở nước ngoài phải nhận rõ ý đồ xấu của Hoa Kỳ, đoàn kết với nhau để bảo vệ bản thân và chủ quyền quốc gia, chống lại tất cả những âm mưu xấu xa của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. PRG chính thức yêu cầu chính phủ Mỹ chấm dứt giải quyết vấn đề "người tị nạn" theo cách riêng của mình” (84)
Chính quyền Bắc Việt thì mô tả sự kiện như là một "hành động mạo hiểm và vô trách nhiệm. . . . Chính phủ Mỹ đã phạm một sai lầm lớn bởi đơn phương và tùy tiện hành động trong vấn đề này" (85)

Trong những cuộc đối thoại với UNHCR trước đây, PRG và Bắc Việt đã nhiều lần sợ chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng phép hồi hương là một mưu đồ để tuồn gián điệp CIA vào lãnh thổ của họ (86)

Với vẻ huênh hoang và gạt bỏ ngoài tai những tuyên bố của chính người hồi hương, PRG còn trong tình trạng đa nghi hết thảy, họ không tin bất kỳ hành động đơn phương nào của Mỹ. Tóm lại, PRG cho rằng Hoa Kỳ đang cố thực hiện ngầm một âm mưu từ bên ngoài nhằm khả năng lật đổ, ép đưa một lượng người Việt vào trong biên giới nước họ và vi phạm cái quyền riêng mà chỉ chính họ mới xác định được những ai có thể và không thể nhập cảnh. Người hồi hương đã thành công trong chiến dịch của họ vừa mới đây, nhưng ngay tại thời điểm này, họ phải đối mặt một chính quyền Việt Nam thù địch và một bối cảnh chính trị thô cứng.

Trong khi người hồi hương chuẩn bị cho chuyến về thì giới chức Mỹ công bố các báo cáo lập trường hung hăng của PRG và Bắc Việt đến các trại tị nạn. Các vị ấy muốn mọi người nhận ra sự thù địch không hề dấu diếm của PRG về thiện chí hồi hương. (87)
Người hồi hương cũng công nhận khả năng rủi ro đấy, nhưng hầu hết cứ kỳ vọng vào một triển vọng tốt đẹp. Một người đàn ông giải thích: "Khi quay lại, chúng tôi phải tuân theo lệnh của chính quyền. . . . Chúng tôi nghĩ rằng khi quay lại, chúng tôi phải tuân các chương trình cải tạo vì tất cả chúng tôi đều là cựu viên chức của chế độ cũ" (88)
Trước khi lên tàu, Hoa Kỳ còn đề ra một cơ hội cuối cùng cho người hồi hương nào muốn đổi ý và thuận tình với hành trình đến Hoa Kỳ chứ không phải là Việt Nam. (89)
Các quan chức Mỹ còn lo ngại những bó buộc của Trại Asan đã gây ra một tình trạng "nhất quán không bình thường" giữa những người hồi hương với nhau như thế, và do đó họ muốn cung cấp một phương thức tùy chọn "giải cứu" vào giờ chót cho người hồi hương nào "muốn bí mật ở lại". (90)
Khoảng 24 giờ trước khi khởi hành, các gia đình, cá nhân đều phải qua một sát hạch cuối cùng, kỹ lưỡng, tinh vi và dấu mặt, một "phiên tư vấn" hoàn toàn bí mật với những căn phòng kín cửa. (91)
Có hai mươi tám người đã đổi ý và quyết định không lên tàu Thương Tín I, thay vào đó họ đã đi đến Hoa Kỳ. (92)
Có điều hấp dẫn là, Lê Minh Tân, kẻ dẫn đầu đoàn hồi hương từ trại Fort Chaffee, lại là một trong những kẻ quyết định quay lại Hoa Kỳ, dù ông đã dẫn dắt bao cuộc tuyệt thực và biểu tình liên tiếp. (93)
Trần Đình Trụ nhận xét rằng quyết định của Tân chứng tỏ rằng ông ta đã từng là một điệp viên CIA thứ thiệt. (94)
Trong khi không thể sưu lục tài liệu lưu trữ để tìm hiểu những động cơ thực sự của Tân, có điều không thể không nói là, ông ta đã bị buộc tội cả một cộng sản nằm vùng lẫn một nhân viên CIA! Những cáo buộc đầy mâu thuẫn như thế đã chứng minh thế nào là đa nghi hoang tưởng cũng như thế nào là những đòi hỏi phân định rành rẽ rằng có những người Việt các cấp từ phe PRG nằm vùng trong đoàn người hồi hương hay không?!
Tổng cộng có 1.546 người Việt lên tàu Thương Tín I, trong đó có 250 phụ nữ và trẻ em. Trong một đoạn kết thật quá đỗi khôi hài, những thủ lĩnh đoàn người hồi hương đã quên bẵng bức họa chân dung Hồ Chí Minh lại trong trại, và khi họ muốn trưng bày nó trên tàu, lính thủy Mỹ lại mau mắn quay về lấy bức họa đem đến, tạo ra một hình ảnh trái ngược nhau và khá khó coi là thủy quân lục chiến Mỹ cùng sánh đôi với Hồ Chí Minh. Một nhân viên quần chúng sự vụ nhận ra ngay một nguy cơ bị chụp ảnh có thể tiềm ẩn nhiều khả năng khó xử về sau bèn ra lệnh lính thủy cứ để thả bức tranh và bảo người hồi hương tự đưa nó lên tàu. (95)
Ngày 17 Tháng Mười năm 1975, con tàu rời bến cảng mà không hề được đặt tên cho chuyến hải hành cũng chẳng được một bảo đảm nào từ PRG rằng nó có được phép cập bến đất Việt hay không. Khi tàu đến miền Nam Việt Nam trong tháng Mười Một, PRG đã tống giam hết thảy đoàn người vào trung tâm huấn luyện Đồng Đế gần Nha Trang. Không hề được nhắc tới trong giới báo chí quốc tế, đoàn người hồi hương như thể bỗng dưng bị nuốt chửng vào hệ thống các trại tù cải tạo xuyên suốt miền Nam Việt Nam. (96)
Trần Đình Trụ nhớ lại được đưa lên bờ và nghe diễn thuyết về chuyện ông đã bị "đế quốc Mỹ tẩy não" ra sao. Các quan chức Việt [cộng] sau đó đã hỏi cung ông và buộc tội Trụ với tư cách thuyền trưởng, đã dẫn đầu tiếp tay cho một âm mưu của Mỹ với Việt Nam. (97)
Thật là mỉa mai hay bi kịch thay! Giờ đây, thực tế người hồi hương đã trở thành tù nhân của chiến tranh, (98) cuộc biểu tình trước đó và khẩu hiệu của họ nhằm vào người Mỹ rằng họ không phải là tù binh chiến tranh đã biến thành sự thực đáng buồn và rằng PRG [1975], và sau đó là chính phủ thống nhất của Việt Nam [1976], đã xếp loại đoàn người trở về như là kẻ cựu thù và là những công dân không tin cậy được.
Trong cuốn hồi ký của Trụ, ông kể lại đã ở hơn 12 năm trong một trại lao động cưỡng bức tại Việt Nam, nơi đã tàn phá cả tâm hồn lẫn thể xác của tù nhân.
Căn cứ vào nguồn tài liệu mà tôi có được, thật không thể biết được thực tế những người hồi hương khác đã phải bị giam trong các "trại cải tạo" bao lâu.
Cùng việc Trụ có lẽ đã bị trừng phạt nặng nề vì chức vụ cao của ông trong Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, lại là thuyền trưởng Thương Tín I…nói chung các trại cải tạo khác đều cho tù nhân khẩu phần ăn chết đói và đối xử tàn bạo tùy tiện.
Sau 6 tháng tù đầu tiên, Trụ, được chính quyền “cách mạng” cho phép ông viết thư về gia đình, và thế là vợ ông bắt đầu gửi cung cấp định kỳ để giúp ông chống chọi trong nhà tù. 6 năm sau, chính quyền cho phép vợ đến thăm ông tại một trại tù ở miền bắc. Trụ thấy những khó khăn và chi phí của chuyến đi thăm tù quá khủng khiếp, bởi một khi vợ đã tận dụng các nguồn lực để gửi vào tù cho ông tức có nghĩa con cái ông ở nhà sẽ bị thiếu đói. Ông đã viết kể lại nhiều chuyện về cưỡng bức lao động, chế độ ăn chết đói, bị giám sát thường trực, và "cải tạo" của cộng sản là thế nào.
“Năm tháng trôi qua và chúng tôi vẫn cứ sống trong một thế giới rất kì lạ, giống như côn trùng, như động vật hoang dã, trong điều kiện khắc nghiệt, áo quần tả tơi, làm việc lao khổ dưới họng súng AK-47. Đôi khi tôi đã gặp cơn ác mộng khi ngủ và khi tỉnh dậy toát mồ hôi lạnh, nhưng nhìn lại xung quanh, tôi thấy thực tế ấy thậm chí còn đáng sợ hơn, và ý thức rõ rằng chúng tôi đang sống ở một nơi khủng khiếp nhất trên trái đất này. (99)
Ông kết luận, "Tôi thấy giận sôi lên trong lòng. Nếu chọn đi Mỹ, tôi đã có thể để giúp gia đình mình. Bây giờ thì đã quá muộn. Tôi chỉ còn biết oán trách số phận". (100) Rồi ông cũng được thả vào ngày 13 tháng 2 năm 1988, thế là sau cùng ông cũng được đoàn tụ với vợ. Ba năm sau, ông được đưa vào chương trình H. O. (Humanitarian Operation) và cùng vợ con rời Việt Nam sang Hoa Kỳ.



Phần Kết

Từ trong căn để, trang Sử những người hồi hương Việt nhấn mạnh tính năng động của những kế hoạch bất ngờ cùng với sự kiên trì của đế quốc Mỹ. Mặt khác, nó là một phản bác rõ ràng và đầy thách đố những bản tường trình phổ biến được nhiều người tưởng là đúng về di dân người Việt. Không những không thụ động, vô vọng, hay từ chối không nhận viện trợ và thiện chí giúp đỡ, người hồi hương còn cho thấy nơi họ một mảng ấn tượng của kỹ năng chính trị và khả năng vạch chiến lược một cách có tổ chức.
Các bức ảnh của những người tị nạn Việt, đáng kể là ngay trong căn cứ quân sự Mỹ, tận dụng hình ảnh Hồ Chí Minh và cạo đầu tranh đấu …vẫn làm người ta kinh ngạc. Những hình ảnh này Được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo ở Guam, nhưng các báo trong lục địa Hoa Kỳ thì không sao chép lại, và ngành ảnh của quân đội vẫn còn lưu trữ chỉ trong các báo cáo “After Action” còn nơi danh mục của cục lưu trữ.
Hơn nữa, cách tổ chức chính trị của họ và sự công nhận đầy thuyết phục từ nhiều người Mỹ từng nghe họ diễn thuyết…đã nói lên kiến thức hiểu biết và sự tháo vát của người hồi hương. Câu chuyện của họ nổi rõ động thái biết cân bằng giữa hai thái cực cộng sản và chống cộng, nhưng cuối cùng tiếc thay họ đã tránh né không xong tình trạng 2 mặt đối lập ấy khi đối mặt với một Việt Nam vừa mới đổi chủ đầy bất trắc và hận thù.
Đồng thời, những câu chuyện của người hồi hương cũng thách thức các học giả nhận ra tính bao hàm của những vùng đất ở "bên rìa" ngoại vi của đế quốc Mỹ. Câu chuyện hồi hương Việt Nam cũng hút sự chú ý đến đảo Guam và việc dùng nó như một trại tị nạn hay một nơi cầm giữ. Lịch sử của nó cũng phát huy vai trò tương liên giữa đế quốc với căn cứ quân sự Mỹ, với các việc trục xuất, và giam giữ. Những dòng lưu động mới vừa qua của đế quốc và đoàn di dân lại đi đến kết cục trong những diễn biến không thể đoán trước, nhưng cuối cùng đoàn người cũng đã thông tri được cho nhau và đã gây được tiếng vang thời bấy giờ.
Người hồi hương Việt nào phải chỉ là đoàn dân cư duy nhất đi tìm chính mình "ở giữa lòng" những di sản của đế quốc và chiến tranh. Nhà nhân chủng học David Vine đã viết một cuốn sách mới hấp dẫn về cách mà chính phủ Anh trục xuất khối dân cư bản địa Chagossians ra khỏi Diego Garcia để lấy đất làm đường cho một căn cứ hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương. Dân Chagossian bị cấm sinh sống, thăm viếng, hoặc làm việc trên đảo, trong khi căn cứ ấy nay là vùng trọng điểm của chiến lược quân sự của Mỹ ở Afghanistan và vùng Trung Đông. (101)
Có lẽ dễ thấy hơn cả là việc chính phủ Hoa Kỳ cải đổi các căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo (GTMO) –vùng đất đặc biệt dự phần với nguồn cội lịch sử của Guam từ 1898- thành một trung tâm được cho là nơi giam giữ những "chiến binh thù địch" vào năm 2002. Tuy nhiên, ngay cả trước sự kiện 11 tháng 9 [2001], GTMO đã là một trại tị nạn gây nhiều tranh cãi, tại nơi này Hoa Kỳ đã giam giữ những người Cuba và Haiti. Sau khi trận động đất Haiti năm 2010, chính phủ Mỹ lại sửa soạn cho GTMO thành một trại tị nạn vốn đã được biết tiếng nhiều từ thập niên 90’s. (102) Sau hết, Guam cũng đã từng được dùng như một trạm trung chuyển người tị nạn thời Chiến tranh Lạnh. Vào cuối Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, chính phủ Mỹ với việc tìm chốn dung thân cho người Kurd (ở Iraq) tị nạn [tạm trên đảo Guam], qua đó tung ra một thông điệp cho "quá trình hình thành" căn cứ không quân Andersen biệt lập ở Guam, rồi mới tái định cư họ ở Hoa Kỳ. (103) Lộ trình qua lại này giữa Iraq, Guam, và Hoa Kỳ hiện vẫn còn hoạt động với các phiên dịch cảm tử người Iraq và các đồng minh của Mỹ. (104)

Là kết quả hẳn hoi chứ chẳng phải mang chút gì dị thường hoặc nhằm minh hoạ cho một câu chuyện khả tín, những dòng Sử còn ghi những người Việt hồi hương trên Guam báo hiệu nhiều hướng hội tụ giữa các hoạt động di cư và quân sự trong thế kỷ XX và XXI. Quá trình lịch sử xưa chưa được biết đến của Mỹ nay như dội ngược về trong hiện tại, với bóng dáng những đoàn di dân trong đó, hoặc từ xa chuyển đến, hay bị cầm giữ… cho thấy sự sa lầy của đế quốc và các chính sách ứng biến cuốn theo con người vào trong. Với tính khác biệt rõ ràng từng trường hợp, người ta có thể hình dung ra nào là người Chagossians, những người bị cầm giữ ở GTMO, người Kurd ở Iraq, nạn nhân động đất Haiti, và người hồi hương Việt… để khả dĩ phác họa một nhân dáng cường quốc quân sự Hoa Kỳ.

Câu chuyện phức tạp, đầy sống động và nhuốm màu bi kịch của người hồi hương Việt đã nhấn mạnh một điều cấp thiết rằng chúng ta không nên dễ dãi chấp nhận những tường trình cứng nhắc về “cứu hộ” và về “cách mạng”. Ở trên Guam, xa biệt gia đình, cũng chẳng biết rồi sẽ về đâu, lúc đó người hồi hương đành phải lấy một lựa chọn, hoặc hay hơn hoặc tồi hơn… bằng vào vốn hiểu biết chủ quan của mình. Những lựa chọn ấy trở nên đầy nguy hiểm, gồm cả hy vọng, lẫn thất vọng, may mắn và rủi ro, do đó có thể nói, nó chẳng tương đồng tí nào với những tường trình của người Mỹ về cứu nạn cũng như những tường thuật của người Việt [cộng] về cái gọi là "chống chủ nghĩa đế quốc", câu chuyện của người hồi hương bộc lộ một mớ bòng bong rối rắm của những tình huống bất ngờ và những chính sách tạm bợ bất nhất đã cuốn những kẻ nạn nhân của nó vào trong.




Bản quyền (copyrights) thuộc về Lê Tùng Châu
- © Lê Tùng Châu 2015




Tài liệu tham khảo do tác giả liệt kê


73. “Intermediary Needed . . . ,” PDN, August 21, 1975. For an excellent work on the colonial history of “Devil’s Island” and its reincarnation into a French satellite station, see Peter Redfield, Space in the Tropics: From Convicts to Rockets in French Guiana (Berkeley: University of California Press, 2000).
74. US Secretary of State to US Mission Geneva, July 19, 1975, RG 59, 1975STATE170890.
75. Secretary of State to RUMTBK/AmEmbassy Bangkok, Re: Repatriates, July 23, 1975, RG 59, 1975STATE170895.
76. McLaughlin, “Ada Resolution Passes Senators,” PDN, September 6, 1975; Resolution No. 133, Relative to Respectfully requesting the President of the United States to Transfer the Vietnamese Repatriates from Guam to Wake Island, September 5, 1975, Thirteenth Guam Legislature, 1975–1976.
77. “Task Force Replies ‘No’ to Wake, Ship Ideas,” PDN, September 8, 1975.
78. Civil Disturbance Plan—Garden Plot, December 13, 1975, RG 319, box 2, folder Situation Sum-maries December 13–30, 1975; Briefing Outline for US of A, October 15, 1975, RG 319, box 16, folder Message Traffic for Repatriate Situation on Guam.
79. Civil Disturbance Plan—Garden Plot.
80. Julia Taft to Secretary Kissinger, Repatriates, September 28, 1975, RG 59, 1975STATE231099.
81. “Repatriates Will Get a Ship to Sail Home,” PDN, October 1, 1975.
82. David L. Teibel, “Viet Vessel Resounds with Work,” PDN, October 10, 1975.
83. Secretary of State to JCS, Repatriate Ship, October 17, 1975; Secretary of State to RUHNSAA/ CINCPACREP, Re: Plan for Public Affairs Handling of Vietnamese Repatriate on Guam, October 12, 1975. All documents in RG 319, box 16, folder Message Traffic for Repatriate Situation on Guam.
84. George R. Blake, “‘Sinister Scheme’ How PRG Views Ship Plan,” PDN, October 5, 1975; “Ship, Repatriates Can Enter Vietnam, Agency Reports,” PDN, October 27, 1975.
85. “Repatriation ‘Irresponsible,’ North Vietnam,” PDN, October 18, 1975.
86. Secretary of State to AmEmbassy Helsinki, RE: Action Memorandum: repatriation of Vietnamese Refugees, September 4, 1975, RG 59, 1975STATE208902.
87. Secretary of State to US Mission Geneva, Re: Vietnamese repatriates, October 6, 1975, RG 59, 1975STATE237422; Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 210.
88. Ed Kelleher, “Ship’s Port Undetermined,” PDN, October 15, 1975.
89. Secretary of State to CINCPAC, Re: Meeting with Repatriate Leadership Committee, October 9, 1975, RG 59, 1975STATE241102; Secretary of State to CG Fort Chaffee, et al., re: Guidance on Counseling Repatriates, October 2, 1975, RG 59, 1975STATE235686; Julia Taft to Admiral Carroll, Re: Guidance on Out Processing and Departure of Repatriate Ship, October 13, 1975, RG 319, box 16, folder Message Traffic for Repatriate Situation on Guam.
90. Secretary of State to CINCPACREP GUAM, RE: Final Out-Processing Procedures for Camp Asan Repatriates, Preliminary Scenario, October 10, 1975, RG 59, 1975STATE242815.
91. Ibid.
92. Secretary of State to CINCPCREP Guam, Re: Repatriates, October 21, 1975, RG 59, 1975STATE249847.
93. COMNAVMARIANAS Guam to RHMBR/CINCPACFLT Re: Return of VN Repatriates by Ship—Si-trep Seven, October 9, 1975, RG 319, box 16, folder Message Traffic for Repatriate Situation on Guam.
94. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 292.
95. Jim Eggensperger, “Repatriate Ship Leaves to an Uncertain Future,” PDN, October 17, 1975.
96. December 13, 1975 Subj: Vietnamese repatriates in Nha Trang, RG 319, box 2, folder Situation Summaries December 13 – 30, 1975. Thompson, Refugee Workers in the Indochina Exodus, 66–73. See also Freeman, Hearts of Sorrow; Toai and Chanoff, Vietnamese Gulag; Vo, Bamboo Gulag; Pham,
Eaves of Heaven.
97. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 327–31.
98. I’d like to thank the participants in the 2010 NYU Symposium on the Politics and Poetics of Refugees for sharpening this insight.
99. Tran Dinh Tru, Vietnam Thuong Tin, 396.
100. Ibid., 402.
101. David Vine, Island of Shame: The Secret History of the U.S. Military Base on Diego Garcia (Princeton, N.J.: Princeton University Press, 2009).
102. Kirk Johnson, “Urban Evacuees Find Themselves among Rural Mountains,” New York Times, September 7, 2005; Isabelle Wilkerson, “Scattered in a Storm’s Wake,” New York Times, October 9, 2005; “Haiti Earthquake: US Army Prepares Guantánamo Bay,” Daily Mail, January 21, 2010. See also Jana K. Lipman, Guantánamo: A Working-Class History between Empire and Revolution (Berkeley: University of California Press, 2009).
103. Eric Talmadge, “Kurds First Stop to U.S.: Guam,” Seattle Times, April 7, 1997, http://community. seattletimes.nwsource.com/archive/?date=19970407&slug=2532708 (accessed May 28, 2009).
104. In response to the current U.S. war in Iraq, the List Project has proposed a “Guam option,” whereby Iraqi allies who fear for their lives because of their association with Americans would be transferred to U.S. military bases in Guam as an interim location before being admitted into the United States. List Project, “What Is the Guam Option?” http://www.thelistproject.org/guam/ (accessed August 20, 2010) and http://thelistproject.org/withdrawal/ (accessed June 8, 2011).





Văn bản nguyên văn:

“Give us a Ship”: The Vietnamese Repatriate Movement on Guam, 1975 - By Jana K. Lipman

“Guam: The Devil’s Island”

As repatriates’ protests escalated, Guam’s territorial status grated on the Guamanian government and even confounded the U.S. military.73 Guam’s isolated geography and colonial history shaped U.S. and Guamanian officials’ political constraints and possibilities, and because the U.S. political system did not generally recognize Guam’s existence, much was left to improvisation. In the short run, Guamanian officials became increasingly frustrated by their own limited authority. They wanted nothing more than to be rid of the repatriate problem once and for all, and Governor Bordallo threatened to take the matter into his own hands:

The lives of the people of Guam are in jeopardy. Immediate action is imperative. . . . the repatriates advised me that they will initiate a series of violent acts at the risk of their lives if they are not moved to Vietnam immediately. . . . If I do not receive word from you con-cerning this matter within 48 hours, I shall proceed unilaterally with the latter alternative.74

The U.S. response to the governor was curt, to say the least. Secretary of State Henry Kissinger urged Bordallo to limit his meetings with the repatriates, since he had no power to grant their demands.75 In conjunction with this dispute, Guam’s speaker of the house Joseph Ada seemed personally insulted by the repatriates, and he characterized the protests as “an affront to the hospitality which has been freely offered them.” In Resolution No. 133, Ada formally proposed the repatriates be removed to Wake Island, an even smaller and more remote unincorporated territory in America’s generally forgotten Pacific archipelago. Ada argued that the repatriates posed a safety hazard to local civilians and a threat to Guam’s international reputation. The Guamanian Senate concurred and voted twenty to one in overwhelming favor of this proposal.76 However, this near unanimous vote to forcibly deport the repatriates in fact underscored the Guamanian government’s lack of sovereignty. The Interagency Task Force on Refugees, an unelected federal task force, shot down the “Wake option” as untenable.77
In this volatile mix, the U.S. military commander, Rear Admiral Kent J. Carroll, also wrestled with Guam’s political status and weighed the possibility of committing federal troops to quell civil unrest under “Operation Garden Plot.”78 Garden Plot was the military’s somewhat Orwellian code name for the plan which authorized military control over a civil disturbance. The military protocol clearly stated that Garden Plot could not be launched without explicit presidential approval. Hamstrung by the need for presidential review, Carroll argued the “normal civil disturbance rules cannot be easily applied to Guam.” He continued, “Garden Plot procedures are not appropriate for emergency situations in U.S. territories.” In essence, the United States did not have a game plan for a civil disturbance on Guam, because it had never considered it. For example, the FBI did not include Guam in its purview, nor did the CIA, and thus there was essentially no ability to gather intelligence on Guam.79 Guam’s imperial history left it quite literally outside the purview of the law and U.S. military directives, and Admiral Carroll, the commanding officer on the ground, wanted to be able to take action. He repeatedly urged his colleagues in Washington, D.C., to grant him the authority to order troops into the repatriate camps if hostilities flared again. In the end, Carroll’s superiors in Washington did not agree and refused his requests to act without presidential approval. Removed from the day-to-day conflict, they recognized the risk of overreaction and feared the possible media and international fallout if U.S. troops were firing on Vietnamese refugees on Guam. While cooler heads prevailed, Carroll’s frustration and desperation underscored Guam’s nebulous status and the constant threat of military power even in a humanitarian operation.
By September 30 the UNHCR announced that negotiations had broken down with the PRG. No hope remained that the PRG or DRV would willingly welcome or facilitate repatriates’ resettlement in Vietnam. The U.S. military prepared to initiate Operation Garden Plot in anticipation of rioting, violence, and general unrest.
To prevent the expected escalation, President Ford stepped forward and approved the use of the ship Thuong Tin I, a Vietnamese commercial ship that had initially carried refugees to Guam, for the repatriates.80 The Vietnamese at Camp Asan responded with celebration. The photos on the front page of the Pacific Daily News showed jubilant, shirtless young men in shorts rushing out into the night, jumping in the air.81 At the most basic level, the repatriates succeeded in their mission; they had adeptly pressured the U.S. government to give them a ship. Presumably weighing their options and evaluating the potential public relations disaster of all-out rioting by Vietnamese refugees on Guam, indefinite detention camps on Guam or Wake Island, or forced removal to the continental United States, the U.S. government had finally conceded that the Ship Option was its best course of action. Over the next three weeks, Vietnamese sailors and captains worked on the ship with enthusiasm, conducted sea trials, and packed needed food and water stores for thirty days for sixteen hundred people.82 The UNHCR, frustrated by the PRG’s intransigence, refused to throw its support behind the Ship Option. It simply could not guarantee the well-being of the repatriates on arrival.

To best protect the repatriates on return, the United States ordered its of-ficials to “play down the U.S. role” and remain on the sidelines. It wanted to avoid any appearance of U.S. control and allow the operation to appear fully Vietnamese. U.S. officials recognized that the PRG viewed the repatriates with great suspicion, seeing them as tainted by the U.S. imperialists. There was to be no “formal, send-off ceremony” and no fanfare from U.S. or Guamanian representatives. Any final event was to be “strictly a repatriate show.”83

The U.S. government’s and UNHCR’s fears proved well-founded, and the PRG framed the repatriates’ return and the Ship Option as a violation of its nascent sovereignty and power. In the months after Saigon’s collapse, the PRG desired U.S. diplomatic recognition and its attending legitimacy and benefits. Angered that the United States refused to recognize its government or negotiate directly, the PRG lashed out at the Thuong Tin I and the repatriates. With seemingly tone-deaf political ears, the PRG denounced the repatriate ship as a “sinister scheme.”

This is a new crime against the Vietnamese people. . . . The PRG calls on the patriots now forced to live abroad to be aware of the bad intention of the United States, and to unite with one another to protect themselves and the nation’s sovereignty against all wicked actions of U.S. imperialism. The PRG formally demands that the U.S. government stop settling the question of “refugees” in its own way.84

The North Vietnamese government also characterized the event as an “adventurous and irresponsible action. . . . The U.S. government has made a big mistake by acting unilaterally and arbitrarily in the matter” 85
In conversations with the UNHCR, the PRG, and DRV repeatedly feared that the U.S. government was using the repatriates as a ploy to return CIA agents to its territory 86
While seemingly paranoid and unsympathetic to the repatriates’ own claims, the PRG was in a fragile state and skeptical of any unilateral U.S. action. In short, the PRG argued that the United States was forcing a marginal, and potentially subversive, population on its borders and violating its own right to determine who could and could not enter the country. Repatriates had been successful in their campaign, yet at this juncture, they confronted a hostile Vietnamese government and a tenuous political ground.
While the repatriates prepared for return, the U.S. officials publicized the PRG and DRV’s aggressive statements to the camps. They wanted repatriates to recognize the PRG’s public animosity against their cause 87
The repatriates recognized the risks, but most hoped for the best. As one man explained, “When we go back we have to obey the orders of our government. . . . We think that when we go back we must attend the reeducation program because we were all the employees of the former regime.”88
Before boarding the ship, the United States provided one last chance for the repatriates to change their minds and travel to the United States rather than Vietnam 89 U.S. officials feared that the constraints of Camp Asan had forced an “uncommon solidarity” among the repatriates, and they wanted to provide one final “bail-out” option for repatriates who “secretly may want to remain” 90
Approximately twenty-four hours before departure, individual families encountered one final, elaborately stage-managed, “counseling session” complete with secret rooms and doors 91 Twenty-eight repatriates changed their minds and opted not to board the Thuong Tin I, and instead went to the United States 92
Interestingly, Le Minh Tan, the repatriate leader from Fort Chaffee, was among the repatriates who decided to return to the United States, even after he had led successive hunger strikes and protests 93 Tran Dinh Tru commented that Tan’s decision proved that he had been a CIA spy all along 94
While it is impossible from the archival documents to learn Tan’s actual motivations, it is worth noting he was charged with being both a communist infiltrator and a CIA agent. These contradictory charges demonstrated the paranoia and binaries that had infiltrated Vietnamese citizens at all levels from the PRG government to the repatriates themselves.

In total, 1,546 Vietnamese boarded the boat, including 250 women and children. In an almost comical conclusion, the repatriate leaders had forgotten the portrait of Ho Chi Minh in the camp, and they wanted to display it on the ship. U.S. marines promptly went to retrieve the picture and carried it to the ship, creating a contradictory and rather unseemly picture of U.S. marines side by side with Ho Chi Minh. A public affairs officer cognizant of the potentially embarrassing photo-op ordered them to drop the painting and asked the repatriates to bring it on board themselves 95
On October 17, 1975, the ship left the dock without a named port or a guarantee from the PRG that it would be allowed to land on Vietnamese soil. When the ship arrived in southern Vietnam in November, the PRG imprisoned the repatriates in a Vietnamese military camp in Dong De near Nha Trang. Never making international news, the repatriates could easily be “disappeared” into the network of reeducation camps throughout southern Vietnam 96
Tran Dinh Tru remembered being taken ashore and listening to a speech about how he had been “brainwashed by the American imperialists.” Vietnamese officials then interrogated him and charged him, as the captain, with leading an American plot against Vietnam 97
Ironically, if tragically, the repatriates in fact became prisoners of war 98 Their earlier protests and slogans aimed at the Americans that they were not POWs transformed into the sad reality that the PRG, and then the reunified government of Vietnam, classified them as former enemies and suspect citizens. In Tru’s memoir, he recounted more than twelve years in a forced labor camp in Vietnam, which broke both his body and his spirit. Based on my sources, it is impossible to know for how long other repatriates were interned in Vietnamese “reeducation camps” While Tru may have been punished more harshly because of his high position in the RVN Navy and as the Thuong Tin I captain, the reeducation camps were generally characterized by their starvation diets and arbitrary brutality. After the first six months of Tru’s imprisonment, the revolutionary government allowed him to write to his family, and his wife began sending periodic supplies to support him in prison. Six years later, the government permitted his wife to visit him at a reeducation camp in the north. Tru felt horribly about the hardship and expense of her trip, because the resources she was sending him meant his children had less to eat. He wrote extensively about forced labor, starvation diets, constant surveillance, and communist “reeducation.”
The years went by and we were still living in a very strange world, like insects, like wild animals, in extreme conditions, our clothes in tatters, toiling under the barrels of the AK-47s. Sometimes I had a nightmare and woke up in a cold sweat, but when looking around I saw that reality was even more terrifying, and that we were living in the most horrendous place on the planet.99
He concluded, “Rage boiled up inside me. If I had chosen to go to America, I would have been able to support my family. And now it was too late. I could only blame it on my fate.”100 He, at least, was released on February 13, 1988, when he was finally reunited with his wife. Three years later he applied to the Humanitarian Operation (HO) program and left Vietnam for the United States, this time with his wife and children.


Conclusion

At its core, the history of the Vietnamese repatriates emphasizes the dynamics of contingency alongside the tenacity of American empire. On one level, it is a provocative and clear refutation of the dominant public narrative of Vietnamese migration. Far from passive, hopeless, or vacant recipients of aid and goodwill, the repatriates displayed an impressive array of political skills and organizing strategies. The photographs of Vietnamese refugees, on U.S. military bases no less, wielding images of Ho Chi Minh and shaving their heads remain stunning. These images appeared widely in Guam’s newspapers, but those in the continental United States did not reproduce them, and the military’s photography remained only in After Action Reports and catalogued in the archives. Moreover, their political organization and cogent recognition of their American audience spoke to the repatriates’ savvy and resourceful knowledge. Their stories highlighted the balancing act these men and women performed between the perform poles of communist and anticommunist discourse, yet ultimately they failed to avoid these dichotomies in the face of an insecure and vengeful revolutionary Vietnam.
At the same time, the repatriates’ stories challenge scholars to recognize the implications of “marginal” places on the periphery of America’s empire. Vietnamese repatriates’ stories draw attention to Guam and its use as a refugee camp and detention site. Its history brings into relief the interconnections between empire, U.S. military bases, deportation, and detention. These cross-currents of empire and migration have resulted in unpredictable circuits, but ones that ultimately inform one another and resonate in the contemporary moment.
Vietnamese repatriates were far from the only population to find themselves “in between” the legacies of empire and war. The anthropologist David Vine has written a gripping new book on how the British government deported the indigenous population of Chagossians from Diego Garcia to make way for a U.S. naval base in the Indian Ocean. The Chagossian population is barred from living, visiting, or working on the island, while the base is now central to U.S. military strategy in Afghanistan and the Middle East 101
Perhaps most visibly, the U.S. government transformed the naval base in Guantánamo Bay (GTMO), which tellingly shares Guam’s 1898 history, into a detention center for alleged “enemy combatants” in 2002. However, even before September 11, GTMO was a controversial refugee camp where the United States detained Cubans and Haitians. After the 2010 Haitian earthquake, the U.S. government again prepared GTMO as a refugee camp in a clear echo from the 1990s 102
Finally, Guam has also been used as a way station for refugees in the post–Cold War era. At the end of the 1991 Gulf War, the U.S. government couriered Iraqi Kurds seeking asylum for “processing” to the isolated Andersen Air Force Base in Guam, before resettling them in the United States 103
This route between Iraq, Guam, and the United States remains an active possibility for at-risk Iraqi translators and U.S. allies in the present 104
As a result, rather than seeming anomalous or illustrating a singular potent story, the history of the Vietnamese repatriates on Guam foreshadows the multiple convergences between military and migrant operations in the twentieth and twenty-first centuries. The unacknowledged histories of U.S. empire reverberate in the present, and these populations in between, in transit, or in detention reveal the stickiness of empire and the contingent politics of the people in between. While disparate and clearly distinct, one can imagine Chagossians, GTMO detainees, Iraqi Kurds, Haitian earthquake victims, and Vietnamese repatriates mapping the circuits and contours of American military empire.
The repatriates’ complicated, dynamic, and at times tragic stories underscore the need to challenge monolithic narratives of rescue and of revolution. On Guam, away from their families, and from their perspective neither here nor there, the repatriates made choices, for better or for worse, with the knowledge available at the time. Their choices became fraught with anger, hope, despair, good luck and bad—that is to say, that rather than adhere to American narratives of rescue or Vietnamese narratives of anti-imperialism, the repatriates’ stories reveal the messiness of contingency and the precarious politics for those in between.

[From page 19 to page 27]$pageOut

các Phần tiếp theo ==>


.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...