. .

Thursday, December 3, 2015

Lưu Vong lần thứ hai [Part III Bài Tường Thuật Phim “Terror in Little Saigon”]

by Adam Clay Thompson, ProPublica, November 3, 2015 - updated Part III Dec. 1, 2015 Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ Dec. 3, 2015


Phần III


Lưu Vong lần thứ hai


Năm 1989, Đoàn Văn Toại bỗng nổi lên như một cây bút bình luận vượt trội về chủ đề chính sự Việt Nam, quê hương ông. Toại từng chứng kiến cảnh tham nhũng thời các chính khách vai vế miền Nam Việt Nam, và rồi liền đó sau chiến tranh, chính ông đã nếm trải những hung tàn bạo ngược của phe thắng cuộc Cộng sản. Giờ đây, dù đã ở Mỹ, ông vẫn thấy cần lạc quan một cách dè dặt.
Toại có viết bình luận cho các báo trong đó có tờ Wall Street Journal. Có lúc ông đã vào vai một nghiên cứu sinh tại Đại học Tufts ở ngoại ô Boston, và sáng lập một nhóm vận động có tên gọi là Institute for Democracy in Vietnam [Học Viện chuyên về Dân Chủ ở Việt Nam]. Cùng với một đồng tác giả nữa, ông đã cho ra đời một cuốn hồi ký rất được đón nhận có tựa là The Vietnamese Gulag và qua đó ông như đã trình bày những tuyên ngôn của mình với thế giới.
Sau đó, vào một buổi sáng mùa hè ở bên ngoài nhà Toại ở Fresno, California, một người đàn ông trang bị một khẩu súng lục cỡ nòng 38 đã bắn Toại. 1 viên đạn làm gãy hàm Toại và phá hủy sáu chiếc răng trước khi trổ ra phía bên dưới tai trái. Một viên khác làm ông đổ ruột.

Năm 1989, nhà văn và cũng là nhà hoạt động chính trị Đoàn Văn Toại bị bắn nhiều phát đạn ngay ở nhà ông ở Fresno, Ca. Một viên đạn làm vỡ răng và xuyên qua dưới tai ông. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson gởi cho ProPublica)

Sau vụ mưu sát, Tổ chức Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc đảng [Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN] đã nhận trách nhiệm âm mưu giết Toại. FBI đã từ lâu coi nhóm làm ra vẻ tự nhận cái danh tánh VOECRN này như một thứ vỏ bọc cốt nhận thay cho trò bạo lực của một tổ chức rất đình đám vốn được một số cựu sĩ quan quân đội Nam Việt Nam thành lập mấy năm trước. Nhóm này, tổ chức này, chính thức có tên gọi là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, đến Mỹ mà nuôi mộng quay về tiếp tục chiến cuộc nơi đất nhà. Các thành viên của tổ chức muốn quang phục lại Việt Nam và đã công khai gây quỹ để chu cấp cho một đội quân nhằm thực hiện điều đó. Sau nhiều năm điều tra chẳng có kết quả, FBI đã đồng tình rằng cái tổ chức được biết nhiều với danh xưng Mặt Trận ấy, đã sẵn sàng để giết chóc hoặc khủng bố bất cứ ai ở Mỹ chỉ trích mục tiêu và quá trình hoạt động của tổ chức.

Toại là một trong những người hay đàm tiếu và chỉ trích đó, và việc ông chạm trán với tử thần đã như thể đổ dồn hết các mối nghi ngờ về Mặt Trận. Thế là ông bỏ cuộc, thôi viết báo cũng chẳng còn lời tuyên bố nào nữa.
"Tôi đành câm miệng”, ông nói.
Trong vụ đó, Toại cũng có bạn đồng cảnh. Nhiều người khác sống sót sau hàng chục vụ khủng bố ra tay nhắm tới cộng đồng di dân Việt trên đất Mỹ trong những năm 1980 – mà FBI tình nghi rằng số nhiều trong các vụ đó là do Mặt Trận chịu trách nhiệm – đã phải giải nghệ hoặc dời đi nơi khác. Một số thôi làm ăn hoặc rút lui khỏi chính cộng đồng của mình cũng như đành giũ bỏ những gì đã dày công vun đắp lên được..
Hồi tháng trước, ProPublica và Frontline đã tường thuật về một chiến dịch khủng bố mà nhiều người nghi là do Mặt Trận cũng như những nỗ lực bất thành của chính quyền vì đã không bắt được một ai phải chịu trách nhiệm.
Câu chuyện dài tập Khủng bố ở Little Saigon của ngay ngày hôm nay như không chịu nguôi quên đi chuỗi thời gian ngâm lâu như thế vốn đã gây kéo thêm cái giá phải trả của các nạn nhân của những tội ác bạo lực đó. Những nạn nhân người Mỹ gốc Việt ấy vốn đã phải chịu khổ ải bội phần từ biết bao hoạn nạn chiến tranh và mất mát trước khi đặt chân được đến Mỹ. Giờ đây, dù nhìn cách nào cũng thấy như họ bị đưa lui về cái vòng đời mà họ tưởng chừng như đã giũ bỏ hết lại phía sau rồi, cũng một đời sợ hãi không dám nói, cũng một đời thiếu tự do, một đời trong đó kẻ gian ác vẫn cứ đi nghênh ngang.
Một nạn nhân cho biết, “một cảm giác giống như thể một lần lưu vong thứ hai”

Trong hồ sơ của cục điều tra liên bang FBI, Toại được xếp loại có khả năng là một nạn nhân của Mặt Trận. Nhưng dẫu với tất cả những tình nghi của FBI, cơ quan này cũng bất lực chưa lần nào khởi tố được một vụ nào chống lại các thành viên của Mặt Trận, mãi cho đến năm 1990, mới thừa nhận đấy là cả một chuỗi các vụ giết người, đốt phá và hành hung có hệ thống. Tuy không phải trong tất cả các vụ nhưng FBI coi Mặt Trận chính là kẻ đứng sau hầu hết 5 vụ giết các ký giả Mỹ gốc Việt. Thế mà cục cũng đã không bắt giữ được một vụ nào trong những vụ ám sát kể trên.

Nhiều ký giả Mỹ gốc Việt nói những bất đồng chính trị vốn đã gây bao xáo trộn trong thập niên 1980’s đã làm tiêu hao phần lớn sinh lực cộng đồng. Hơn nữa, họ nói tiếp, trong khi chẳng qua đó chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ các phần tử cực đoan những kẻ như cứ khăng khăng muốn bịt miệng những ai mà họ không ưa.
Tuy nhiên, nhiều người từng phải chịu đựng từ xưa tới nay lại không chịu nhiệt tình kể lại những nỗi niềm mà họ đã chịu. ProPublica và Frontline đã cố dàn xếp để có thể trò chuyện với càng nhiều nạn nhân càng tốt. Trong nhiều năm, Toại đã không chịu công khai kể về vụ ám sát mình. Nhiều người khác nữa mà chúng tôi cố dành thời gian tiếp cận – trong đó có thân nhân của nhà báo bị sát hại Lê Triết – cũng đã không chịu nói ra hết những đau buồn, thất vọng và sợ hãi kéo dài.
Nhiều người có vẻ vẫn còn bị ám ảnh nỗi sợ bạo lực của một thời nên nay vẫn cứ quyết giữ im lặng. ProPublica và Frontline cũng đã thu xếp được một cuộc phỏng vấn với một đài phát thanh của người Mỹ gốc Việt, vốn đã từng sống cùng bầu khí trong những năm tháng đầy biến động đó. Cuối cùng đài phát thanh ấy lại đơn phương rút lại thỏa thuận chịu phỏng vấn, và gửi một tin nhắn nói rằng họ vẫn còn không an tâm nếu nói chuyện với chúng tôi về thời kỳ đó. Một nhà văn có tiếng vốn từng bị lên danh sách ám sát sau khi viết sách nặng nề chỉ trích Mặt Trận, cũng từ chối nói chuyện, như thể chính ông còn sống sót sau một vụ mưu sát thật vậy. Một người khác nữa ở San Jose, California, từng bị VOECRN dọa giết năm 1988 nay cũng quá sợ hãi không chịu khơi lại sự việc.

Khi bị bắn, Toại mới 43 tuổi, được chữa trị thương tích trong một phòng bệnh viện được vũ trang canh gác cẩn thận. Ông được khâu vá chỉnh hình vùng miệng bị thương lẫn chăm lo việc trồng răng lại.
Nhưng cuộc sống mới ở Mỹ của ông từ nay mãi mãi biến đổi.
Nhắc tới vụ mưu sát còn chưa được phá án của mình, Toại nói, “Sau đó tôi hiểu ra đất nước này chẳng an toàn."

= = =

Hai mươi lăm năm sau vụ giết Lê Triết, nhà báo 61 tuổi phụ trách một chuyên mục cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong ở Virginia, có một người bà con gần với ông chỉ đồng ý thuật lại vụ ám sát với điều kiện phải được ẩn danh. Sau rốt, người này cho biết, nhà chức trách đã chẳng bắt được một ai trong những kẻ thủ phạm. Thân nhân này cũng chưa hề công khai thuật lại về vụ ám sát cũng như những hậu quả mà nó để lại.
Ngay sau vụ ám sát Triết vào năm 1990, người bà con này của Triết đã nhận những cuộc điện thoại đe dọa. "Kẻ đó nói, 'Tao biết mày đang ở đâu. Tao biết mày là ai. Tao biết mày ở nơi nào. Nhưng mày chẳng biết gì về tao cả. Vì vậy, mày hãy tự nghĩ đi nhé. '"
Quá hoảng sợ, người này đã tìm mua một khẩu súng lục và lo đi học bắn súng.
"Tôi không sao quên được cái cảm giác trong những ngày đó. Vì tôi biết cảnh sát thì lại chẳng biết gì chuyện đó," người đó nói.
Triết là người cuối cùng trong năm nhà báo Mỹ gốc Việt thiệt mạng trong loạt các vụ bạo lực diễn ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Một hoặc nhiều sát thủ đã bắn một loạt đạn cỡ nòng 38 giết chết cả Triết và vợ ông, Đặng-Trần Thị Tuyết, khi họ trở về nhà ở Quận Fairfax, Virginia, sau một bữa tiệc tối.


Thời sống ở Việt Nam, Triết đã phải chịu nhiều khổ ải. Sau khi phe Hồ Chí Minh kiểm soát Bắc Việt vào 1945, họ đã giết cha và anh trai Triết -mới 26 tuổi- bằng cách chôn sống. Chỉ là cậu bé mới 16 tuổi, Triết đã bị chuyển đến một loạt các nhà tù cộng sản, là những nơi ông đã kinh qua gần ba năm; phần lớn thời gian đó, ông còn bị chúng tra tấn. Những khi tóc mọc dài, Triết đã phải tự hớt tóc bằng mảnh thủy tinh vỡ.
Những tổn thương xúc cảm trong ông rất là nặng nề. Trong chuỗi ngày đó, người bà con này cho biết, lòng Triết "đầy căm hận. Căm hận là những gì hết thảy trong ông"
Triết và gia đình di cư vào Sài Gòn năm 1954. Khi thành phố rơi vào tay Cộng sản vào năm 1975, Triết lại tháo chạy lần nữa, lần này là tới Hoa Kỳ. Triết trôi dạt tới ngoại ô Virginia, bên ngoài Washington, DC, một khu sẽ trở thành trung tâm của những người Việt tị nạn. Quả là một quá trình tháo chạy gian nan - trong gần một thập niên, ông chẳng bao giờ gặp được một trong ba đứa con, đó là một đứa con gái còn kẹt lại Việt Nam.

Nhưng rồi Triết vẫn cố nhập vào một đời sống mới thường tình. Ông tìm được một chân thử việc với vai trò điều hành của Water Pollution Control Division tại Arlington County đồng thời khởi sự nhận 1 chuyên mục cho báo Văn Nghệ Tiền Phong, cũng từ đây tên tuổi ông được biết nhiều trong cộng đồng người Việt. "Đó là những năm tháng hạnh phúc của ông," người bà con này nói. "Ông có vẻ mãn nguyện và sống tương đối thoải mái".

Trên báo, Triết có giọng viết châm biếm sâu cay. "Bút lực của ông sắc sảo và mẫn tiệp" người bà con nhớ lại. "Bất cứ lẽ trái nào cũng khiến ông gai mắt"
Một trong những mục tiêu thường xuyên của ông là Mặt Trận, tổ chức mà vốn lúc đầu ông ủng hộ, nhưng dần dà ông nhận ra rằng nó lừa gạt những người cả tin và rồi chiếm đoạt làm của riêng những gì người ta đóng góp. Khi nhà báo và vợ bị sát hại, người bà con này ngay lập tức nghi ngay tội ác gây ra có xuất xứ từ quá trình kéo dài những mối căm hận giữa tổ chức kia với Triết.

Triết là nhân viên thứ nhì của tờ Văn Nghệ Tiền Phong bị ám sát. Mười tháng trước, nhân viên phụ trách phân trang và trang trí cho tờ báo là ông Đỗ Trọng Nhân đã bị ám sát cũng trong tình huống tương tự khi một tay súng siết cò ít nhất tám phát đạn vào chiếc Datsun 200-SX đời 1980 của Nhân khi ông chuẩn bị lái xe đi làm. Những phát đạn trúng vào nhà báo 56 tuổi ở vùng mặt, cổ, bụng, ngực, vai trái và tay trái. Hồ sơ cảnh sát cho thấy những phát đạn gây tử vong được bắn ra từ một khẩu súng lục tự động cỡ nòng 38 li.
Dựa vào các cuộc phỏng vấn và hồ sơ FBI, các nhà điều tra tin rằng các vụ giết Nhân, Triết và vợ hẳn phải là việc của cùng một tay sát thủ hoặc khác nhưng chuyên nghiệp.
Một số cựu thành viên Mặt Trận đã lên tiếng phủ nhận bất kỳ sự liên can nào trong các vụ giết người đó. Thế nhưng có 5 cựu đầu lĩnh Mặt Trận đã nói với ProPublica và Frontline rằng, chính tổ chức đã điều hành những tay sát thủ.
Người bà con Triết kể tiếp là đã bị ám ảnh nặng sau vụ giết người: hay bị thức giấc từ những ác mộng trong khi ngủ, hoặc la hét hoặc khóc lóc.
Có thời người bà con này thích dự các ngày lễ hội Tết, dự các buổi tác giả ký tặng sách, nhạc Việt, hay dự các buổi trình diễn ca nhạc của người Mỹ gốc Việt... Nhưng cái chết của Triết và vợ, cùng với các cuộc gọi điện thoại đe dọa sau đó … đã làm thay đổi tất cả. Người bà con này tìm cách tránh xa những sự kiện văn hóa, tự tách mình ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Người này chuyển đến một nơi ở mới, cách xa cái ốc đảo người Mỹ gốc Việt vùng Bắc Virginia và cắt đứt gần hết các mối tương quan với cuộc sống cũ. Người này lo sợ rằng bằng cách nào đó sẽ dễ bị lôi kéo vào những mối tương xung vốn đã dẫn đến việc người ta ra tay giết Triết và Tuyết vợ ông.
"Thật là oái oăm, niềm vui sống của tôi đã bị cản ngại" người bà con này nói.

Nguyễn Tú A, vì bảo toàn tính mạng cuối cùng đã phải đình bản tờ báo lưu hành tới 7000 số ở California. (Nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)

Cựu chủ báo Nguyễn Tú A – người thẳng tính, bộc trực - là một trong số ít các nạn nhân sẵn lòng chia sẻ chuyện của mình không chút do dự.
Thập niên 1980’s, Tú A xuất bản một tờ tuần san tiếng Việt có tên là Việt Press có số phát hành xấp xỉ 7000. Trên các trang báo, Tú A, cũng giống y như Toại và Triết, đã thách thức Mặt Trận. Ngày sau khi Toại bị bắn, Tú A nhận được một cáo thị do VOECRN ký. Theo mô tả của FBI tấm cáo thị ấy in hình một giọt máu đang nhỏ vào một hồ máu, trên đó chỉ có vẻn vẹn 4 chữ: "Ai sẽ là kẻ tiếp theo?"

Trong một tường trình, một nhân viên FBI viết "Nguyễn Tú A đã viết một bài báo chỉ trích Mặt Trận nặng nề", ngoài ra tường trình còn cho biết thêm rằng quan điểm chính trị Tú A cũng tương tự như của Toại – ông cho rằng nên mở rộng việc bang giao và giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tú A, hiện đang sống ở Westminster, California, cho biết các hăm dọa đó, cho dù chúng đã không được thực hiện đi nữa thì cũng đã là một áp lực: Ông phải đình bản tờ báo vốn đã được xây dựng gần 5 năm lưu hành; hơn thế nữa, các áp lực hăm dọa đó đã buộc ông phải sống thường trực trong một cảnh giác cao độ. Nhìn lại, ta thấy sở dĩ mối ngờ vực kết đọng trong Tú A là bởi cuộc gọi điện thoại lạ mà ông sao thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi nghĩ tới.
Lúc đó là khoảng 9:00 đêm, ông kể, giọng một người đàn ông chẳng biết là ai, gọi ông báo một tin khẩn: anh trai của anh bị tai nạn xe cộ và được đưa tới một bệnh viện gần đó. Tú A, người gọi nói tiếp, hãy mau đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bán tín bán nghi, Tú A đã gọi cảnh sát. Nhờ đó ông phát hiện rằng anh trai ông chẳng bị tai nạn, cũng chẳng bị thương và cũng chẳng vào bệnh viện. Thế là Tú A chẳng đi đâu hết.
"Đó là một cái bẫy," ông nói.
Nhanh trí? Hay hoang tưởng? Tú A cũng không biết chắc sao mà mình lại chọn cách xử trí đó. Thực ra đó chỉ là một khía cạnh nhỏ nhoi, một sự gây hoang mang thối chí nản lòng đã từng diễn ra trong một vụ án khủng bố trong lòng nước Mỹ chưa được làm sáng tỏ.

Đoàn Văn Toại thì luôn nhấn mạnh rằng ông không biết ai đã bắn mình. Đó là những gì ông đã nói với cảnh sát hồi 1989 cũng như đã nói với ProPublica và Frontline trong một loạt các cuộc phỏng vấn năm nay [2015], cả khi các máy ghi hình đã tắt. Nói với chúng tôi, ông bảo, đã lâu rồi không còn hy vọng gì được thấy cảnh kẻ đã bắn mình phải bước ra trước vành móng ngựa.
Dù vậy theo hồ sơ FBI, các điều tra viên cho thấy rằng Mặt Trận có khả năng đứng sau vụ tấn công đó. Cũng theo những gì trình bày trong hồ sơ lưu của cục điều tra liên bang thì một cộng sự viên đã cho các nhân viên FBI hay rằng anh đã có mặt trong một cuộc họp các xứ bộ của Mặt Trận khi người đứng đầu ra thông báo triệu tập các thành viên tổ chức để phân nhiệm phần việc sát thủ. Cộng sự viên còn cho hay có một xứ bộ trưởng đã tiết lộ rằng Toại "đã bị Mặt Trận trừng phạt" vì những bài báo của ông.

Toại lớn lên nơi một làng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long có tên gọi là Rạch Ranh. Mẹ ông làm ruộng; Cha ông, cũng như bao người cùng thời, đã cầm súng chiến đấu để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam.

Trong Hồi ký “Vietnamese Gulag,” của Đoàn Văn Toại, ông có thuật lại đời mình từng bị giam cầm tại chính quê hương. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)

"Đó là một vùng đất lành. Ruộng lúa bạt ngàn, phù sa đầy ắp", Toại viết thế trong “Vietnamese Gulag”, tập sách hồi ký có đồng tác giả là David Chanoff. "Cây trái trĩu cành như chờ người hái". Thời trẻ con, Toại còn bắt cá bằng tay không.
Lớn lên, Toại về Sài Gòn và cuối cùng đã tìm được một chân nhân viên cho một chi nhánh ngân hàng. Vị thế đó đã giúp ông một cái nhìn cận cảnh về thứ căn bệnh hối lộ và đút lót vốn gây rối thêm cho chính phủ Nam Việt Nam.
Và do đó, khi người cộng sản nắm quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào 1975, Toại đã có chút hy vọng. Thời đó, mới 30 tuổi, với nụ cười dễ mến và mái tóc tiêu biểu như của Kennedy, có lúc Toại đã nghĩ chế độ mới có khả năng là khắc tinh của thói tham nhũng. Ông đã có làm việc trong Ban Kinh Tài chế độ mới, một bộ phận lo cấu trúc lại hệ thống tài chính trên vùng lãnh thổ mà cộng sản mới vừa dành được.
Nhưng chỉ trong vòng hai tháng, công an cộng sản đã ném ông vào một buồng tù giam, bé như cái hộp 4 met x 10 met cùng với khoảng 40 người khác. Toại nói ông bị giam vì chống đối chủ trương tịch thu tài sản cá nhân của thương nhân và nông dân.

Ảnh chụp những bài báo thời Đoàn Văn Toại là cây bút chính luận và diễn giả về tương lai của quê nhà, Việt Nam. (nguồn ảnh: Kendrick Brinson cho ProPublica)

Điều kiện sống trong tù còn quá mức tàn nhẫn tai ác nữa. Ông làm sao quên được bọn cai tù còn trộn cả đất cát vào khẩu phần cơm hàng ngày của tù nhân tới nỗi gần như không sao ăn được. Bọn cai ngục còn bảo trộn đất cát vào đấy để người tù được dịp vừa ăn vừa nghiền ngẫm về những tội lỗi của mình khi ăn. Ngày qua ngày, Toại và các tù nhân khác bị buộc phải viết những bản kiểm điểm cá nhân để chứng tỏ đã họ đã tu sửa tội lỗi. Có biết bao người tù đã chết vì không có chăm sóc y tế và thiếu thuốc men chữa bệnh.
Cuối cùng, sau 28 tháng bị giam cầm, Toại mới thoát khỏi nhà tù. Chẳng hề có lấy một lời giải thích cụ thể nào về lý do tại sao ông lại bị bắt vào tù hay vì sao lại được thả ra khỏi tù. Ông bỏ chạy khỏi Việt Nam, rồi dạt đến Mỹ cùng vợ và ba con.
Thời ở Mỹ, Toại dồn hết tâm lực cho tổ chức của mình, Institute for Democracy in Vietnam hầu tìm cách chuyển hóa dần quê nhà sang một xã hội cởi mở hơn. Viện này được một dàn các chính trị gia của cả 2 đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa hậu thuẫn trong đó có Thượng Nghị Sĩ bang Arizona John McCain, người mà Toại rất thân. Với Toại, mục tiêu của ông cốt là "dùng các phương thức hòa bình cũng như biện pháp giáo dục và uốn nắn để giúp người Cộng sản Việt Nam thay đổi", ông nhớ lại. Khoảng cuối thập niên 1980’s đã đem lại một cơ hội khả dĩ khi nhân tố bảo trợ chính cho Việt Nam là Liên Xô đã bắt đầu chuyển sang dân chủ hoá, khai mở kỷ nguyên glasnost và perestroika [Cải tổ và Cởi mở].
Tuy thế ý tưởng của Toại đã không được nhiều người Việt tị nạn chống Cộng cực đoan ưa chuộng.
Một số trong số đó, đơn cử như những người theo Mặt Trận, tin rằng chỉ khởi lên đấu tranh vũ trang mới có thể lật đổ Cộng Sản. Còn với Toại, quan điểm này không hợp lý, ông từng công khai nói ra nhiều lần như thế cũng như viết trong các bài bình luận.
Sau đó ông bị bắn vào mặt.
Vụ mưu sát bằng súng đã như làm Toại bừng tỉnh. Ông biết thừa nhiều tụng ca các quyền tự do ở Mỹ sau thời ông bị ở tù, giờ đây sao nghe quá nhàm chán so với thực tế. Trong một lần chúng tôi phỏng vấn Toại trong căn bếp nhà ông ở Nam California thì nỗi thất vọng trong Toại là vẫn còn nguyên.
"Thế này mà gọi là tự do báo chí ấy à" ông nói, là "rõ ràng đâu phải tất cả đều được tự do"
Toại lìa xa công luận, từ bỏ chí nguyện vận động và viết lách. Giữa những ngày tháng này, cuộc sống Toại thuộc vào hàng rất thấp. Ông đứng ở cương vị chủ chốt một trường cao đẳng nhỏ có lợi tức rất thấp đào tạo những ai kiếm việc điều hành nhà hàng hay trợ lý pháp lý. Như một tay chuyên nghiệp, ông đã Mỹ hóa tên mình, một quyết định phần nào có ý như cốt tiếp tục che dấu tung tích. Đã vậy ông còn tránh không cho cái tên đã sửa đổi đó lộ ra ngoài nhiều.
Khi được hỏi vì sao ông đã chấp nhận nói chuyện với ProPublica và Frontline, ông đùa: "Giờ đã 70 tuổi rồi nên tôi chẳng bận tâm chuyện gì hết"

by Adam Clay Thompson, ProPublica, November 3, 2015 - updated Part III Dec. 1, 2015 Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ Dec. 3, 2015

© Lê Tùng Châu 2015

= = =

Lưu ý về tên riêng trong bài

Chúng tôi đã cố làm cho quen thuộc về tên tuổi những người trong bài. Tên tiếng Việt thường được theo công thức chung: họ, chữ lót, rồi tới tên. Ví dụ, Dương Trọng Lâm. Còn người Mỹ gốc Việt thì thích đề tên theo cách ngược lại.

Tường thuật bổ sung: Richard Rowley của Frontline.
Thiết kế và sản xuất: David Sleight, Hannah Birch và Emily Martinez.
Đồ họa: Matt Rota.



Bài liên quan:

Bài Tường Thuật Phim “Terror in Little Saigon”
by Adam Clay Thompson, ProPublica, November 3, 2015 - Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ



Văn bản nguyên văn:

“Terror in Little Saigon”


An old war comes to a new country.

by A.C. Thompson, ProPublica November 3, 2015 in partnership with Frontline

Part III:


A Second Exile


By 1989, Doan Van Toai had become a prominent commentator on the political affairs of Vietnam, his home country. Toai had witnessed the corruption of South Vietnam’s political leaders, and later suffered first-hand the brutality of the Communist victors after the war. Now, in America, he’d found cause for cautious optimism.
Toai wrote essays for publications including the Wall Street Journal. He’d done a stint as a researcher at Tufts University outside Boston, and launched an advocacy group called the Institute for Democracy in Vietnam. Working with a co-author, he had published a well-received memoir called The Vietnamese Gulag. He gave speeches around the world.
And then, on a summer morning outside Toai’s house in Fresno, California, a man armed with a .380-caliber pistol shot him. One bullet wrecked Toai’s jaw and destroyed six teeth before exiting beneath his left ear. Another ruined his intestines.
After the shooting, the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation took credit for the attempted murder of Toai. The FBI had long regarded the ostensible group — VOECRN — as a cover for the violent work of a very public organization founded years before by former South Vietnamese military officers. That group, formally known as the National United Front for the Liberation of Vietnam, had brought elements of the war back home to America. Its members wanted to re-take Vietnam and openly raised money to finance an army to do so. The FBI, over many years of frustrating investigation, had come to believe the group, known most commonly as the Front, was willing to kill or terrorize those in American who criticized its aims and operations.

In 1989, writer and political activist Doan Van Toai was shot blocks from his house in Fresno, Ca. One bullet shattered his teeth and exited under his ear. (Kendrick Brinson for ProPublica)
Toai was one of those detractors, and his brush with death had an effect that doubtless pleased the Front. He gave up public writing. He abandoned the speeches.
“I quit talking,” he said.
In that, Toai had company. Other survivors of dozens of acts of terror carried out against Vietnamese immigrants on American soil during the 1980s — many of which the FBI suspected the Front was responsible for — shut up or moved. Some abandoned businesses or retreated from their own communities and what had been active public lives.
ProPublica and Frontline reported last month on the Front’s suspected campaign of terror and the government’s failed efforts to hold anyone accountable. Today’s installment of Terror in Little Saigon examines the steep, enduring price paid by the victims of that violence. These Vietnamese-American victims had already experienced the twin calamities of war and displacement before landing in the U.S. Now, in a variety of ways, they had been returned to the life they thought they had left behind, one circumscribed by fear, one less than fully free, one in which brutality went unpunished.
It could feel, said one victim, like a second exile.
The FBI listed Toai in its files as a likely victim of the Front. But for all of the FBI’s suspicions, the agency failed to ever make a case against the Front’s members for what, by 1990, had become a string of killings, arsons and beatings. Among those murdered were five Vietnamese-American journalists and the FBI considered the Front to have been behind most, if not all, of those murders. But the bureau had not made a single arrest for those killings.
Vietnamese-American journalists say that the political disputes that roiled the community during the 1980s have largely dissipated. Even then, they say, it was only a small minority of extremists who seemed bent on silencing those with whom they disagreed.
Still, many of those who suffered back then are to this day reluctant to talk about their experiences. ProPublica and Frontline set out to talk to as many victims as we could. Toai hadn’t spoken publicly about his shooting for years. Others we spent time with — including a relative of a murdered journalist named Le Triet — hadn’t spoken at all about their grief, frustration and enduring fear.
Some affected by the violence of that era remain resolute in their silence. ProPublica and Frontline arranged an interview with a Vietnamese-American radio host who had been on air during those volatile years. The host ultimately backed out of the interview, sending a text message saying that he was still worried about discussing the period. A prominent writer who’d been targeted for death after lambasting the Front in a book also declined to speak, as did a man who survived a near-fatal shooting. In San Jose, California, a man who had gotten death threats from VOECRN in 1988 was too scared to revisit the incident.
Toai, 43 when he was shot, recovered from his wounds in a hospital room watched over by an armed guard. He was stitched up, and his damaged mouth was fitted for artificial teeth.
But his new American life had been forever altered.
“After that,” Toai said of his unsolved shooting, “I’m thinking this country is not safe.”
Twenty-five years after the murder of Le Triet, a 61-year-old columnist for a Virginia-based magazine called Van Nghe Tien Phong, one of his close relatives would only agree to talk about the killing on the condition that he or she would not be named.
After all, the person said, the authorities have never arrested those responsible. The relative had never spoken publicly about the case and its aftereffects.
Shortly after Triet’s assassination in 1990, Triet’s relative got what they said was a menacing phone call. “The person said, ‘I know where you are. I know who you are. I know where you live. And you don’t know anything about me. So you should watch your back.’” Shaken, the relative bought a pistol and took shooting lessons.
“I cannot forget how I felt in those days. Because I knew the police were in the dark,” the relative said.
Triet was the last of the five Vietnamese-American journalists killed during the spate of violence within the Vietnamese-American community. An assassin — or assassins — fired a barrage of .380 caliber bullets, killing both Triet and his wife, Dang-Tran Thi Tuyet, as they returned to their home in Fairfax County, Virginia, after a dinner party.

Triet had suffered greatly while living in Vietnam. After Ho Chi Minh’s forces took control of northern Vietnam in 1945, they killed Triet’s father and 26-year-old brother by burying them alive. As a 16-year-old boy, Triet was sent to a series of Communist prisons, where he spent roughly three years; during much of that time, his captors tortured him. When his hair grew shaggy, he used a piece of broken glass to cut it.
The emotional damage was deep. In those days, the relative said, Triet “was very angry. Anger is what he had.”
Triet and his family moved south, to Saigon, in 1954. When the city was seized by the Communists in 1975, Triet fled again, this time to the U.S. Triet wound up in the Virginia suburbs outside Washington, D.C., an area that would become a hub for Vietnamese refugees. It was not an easy transition — for nearly a decade he never saw one of his three children, a daughter who remained in Vietnam.
But eventually Triet developed some semblance of a normal life. He got a job as a furnace operator with Arlington County’s Water Pollution Control Division and began writing columns for Tien Phong magazine, which brought him widespread renown within the Vietnamese diaspora. “Those were his happy years,” said the relative. “He considered himself successful. He lived comfortably.”
In print, Triet could be caustic. His “pen was sharp and he was intelligent,” the relative recalled. “He was annoyed by anything unjust.”
One of his frequent targets was the Front, which he had supported at first, but had come to believe was misleading its followers and misappropriating donations. When the writer and his wife were murdered, the relative immediately suspected the crime was a product of the long-running feud between the group and the writer.
Triet was the second Tien Phong employee to be assassinated. Ten months earlier, layout designer Do Trong Nhan was murdered in similar fashion when a gunman squeezed at least eight shots into Nhan’s 1980 Datsun 200-SX as he prepared to drive to work. The shots struck the 56 year old in the face, neck, abdomen, chest, left shoulder and left hand. Police records show the fatal shots were fired from a .380 caliber auto-loading handgun.
According to interviews and FBI documents, investigators believed the killings of Nhan, Dang-Tran and Triet may have been the work of the same professional assassin or assassins.
Several former members of the Front have publicly denied any involvement in the murders. But five former senior Front members told ProPublica and Frontline the group operated a death squad.
After the murders, the relative said, the fear was crushing: waking from sleep screaming or sobbing. The relative once had enjoyed going to Tet festivities, Vietnamese-language book signings, performances by Vietnamese-American musicians. The deaths of Le Triet and his wife, and the threatening call that followed, changed all that. The relative chose to stay away from those cultural events, effectively banishing themself from the community. The relative moved to a new neighborhood far from the Vietnamese-American enclaves of Northern Virginia and severed nearly all ties to the old life. Among the worries was the relative would somehow get drawn into the dispute that had led to the murders of Triet and Tuyet.
“The joy of our lives was limited unfairly,” the relative said.

Nguyen Tu A, fearing for his safety, eventually shuttered his 7,000-circulation California newspaper. (Kendrick Brinson for ProPublica)
Former newspaper publisher Nguyen Tu A — brash, outspoken — was one of the few victims to share his story without hesitation.
During the 1980s, Tu A published a weekly Vietnamese-language newspaper called Viet Press. It had a circulation of as much as 7,000. And in its pages, Tu A, much like Toai and Triet, challenged the Front. Days after Toai was shot, Tu A received a communique signed by VOECRN. It was a picture of drops descending into a spreading pool of blood, according to an FBI description. There were four words on the page: “Who is the next?”
“Nguyen Tu A had written an article critical of the Front,” observed an FBI agent in a report, adding that Tu A’s politics were similar to those of Toai — he thought trade and diplomacy between Vietnam and the U.S. could liberalize the regime.
Tu A, who lives in Westminster, California, said the threats, though not acted upon, had an effect: He shuttered the paper after less than five years of publishing; and more lastingly, the threats forced him to live in a near constant state of wariness. Looking back, that state of suspicion was crystallized for him by a strange phone call he has never been able to expunge from his memory.
It was about 9 p.m. one night, he said, when an unidentified man called him with urgent news: your brother has been in a car accident and been taken to a nearby hospital. Tu A, the caller said, needed to come to the hospital as quickly as possible. Suspicious, Tu A contacted the police. He learned that his brother hadn’t been in a crash, wasn’t injured and wasn’t at the hospital.
Tu A didn’t go anywhere.
“It was a trap,” he said.
Shrewd? Paranoid? Tu A isn’t sure what to make of his choice. It’s just another small, unnerving uncertainty in an unsolved domestic terrorism case.
Doan Van Toai has always insisted he doesn’t know who shot him. That’s what he told the cops back in 1989 and that’s what he told ProPublica and Frontline during a series of interviews this year, both on camera and off. He told us he long ago gave up on the idea of ever seeing the man who shot him stand trial.
FBI records, though, show agents thought the Front was possibly behind the attack. One informant told FBI agents he’d been present during a Front chapter meeting when a leader informed the assembled members that the organization was responsible for the shooting, bureau documents indicate. The chapter leader revealed that Toai “had been punished by the Front” for his writings, the informant said.
Toai had grown up in a Mekong Delta village called Rach Ranh. His mother farmed rice; his father, like many men of his generation, fought to push the French colonialists out of Vietnam.

Doan Van Toai’s memoir, “Vietnamese Gulag,” chronicled his life and imprisonment in his home country. (Kendrick Brinson for ProPublica)
“It was a blessed land. Rice grew well in the rich, alluvial soil,” Toai wrote in Vietnamese Gulag, which was co-authored by David Chanoff. “Fruit abounded and was available for the picking.” As a child he caught fish with his bare hands.
As a young man, Toai moved to the big city — Saigon — and eventually went to work as a branch manager for a bank. The position gave him a close-up view of the culture of bribery and kickbacks plaguing the government in the south.
And so when the Communists took control of the south in 1975, Toai was hopeful. Then 30 years old, with an easy smile and hair worthy of a Kennedy, Toai thought the new regime might represent an antidote to corruption. He took a job on the Revolutionary Finance Committee, which would overhaul the financial system in the territory the Communists now controlled.
But within two months, police had tossed him into a jail cell, a 12-by–30 foot box with some 40 other men. Toai says his imprisonment came after he balked at plans to confiscate private property from small business owners and farmers.

Newspaper clippings capture Doan Van Toai’s years as an essayist and speaker on the future of his homeland, Vietnam. (Kendrick Brinson for ProPublica)
Conditions were beyond grim. He remembers his jailers mixing sand into his daily serving of rice, making it nearly inedible. The sand, his captors told him, was so he would think of his mistakes while he ate. Day after day, Toai and the other inmates had to write up autobiographical narratives so they could be educated about the many misdeeds they’d committed throughout their lives. Deaths due to a lack of medical care were common.
Finally, after 28 months in captivity, Toai strode out of prison. He never got a concrete explanation for why he’d been imprisoned or why he’d been released. He fled Vietnam, and wound up in America with his wife and three children.
While living in the U.S., Toai focused on his organization, the Institute for Democracy in Vietnam, which sought to gradually transform his homeland into a more open society. The institute was backed by a cast of Democratic and Republican politicians, including Arizona Sen. John McCain, with whom he became close. For Toai, the goal was to “use the peaceful way and education and training to help the Vietnamese Communists to change,” he recalled. He saw a major opportunity during the late 1980s when Vietnam’s major patron, the Soviet Union, began to democratize in the era of glasnost and perestroika.
His ideas, however, were unpopular with hardline anti-Communist Vietnamese refugees.
Some of them, like those who belonged to the Front, believed that armed struggle could unseat the Communists. To Toai, this notion was ridiculous, and he said as much in public and in his essays.
Then he got shot in the face.
In the wake of the shooting, a deep sense of disillusionment settled over Toai. America’s much-vaunted freedoms — liberties he had sought out after his imprisonment — now seemed more like platitudes than reality. During an interview in the kitchen of his home in Southern California, Toai’s disappointment was still raw.
“This so-called freedom of the press,” he said, was “not really freedom at all.”
Toai shuffled out of the public eye, abandoned his advocacy and writing. Today, Toai leads a very low-profile life. He heads a small for-profit college that offers training for people looking to run restaurants or become paralegals. As a professional, he goes by an Americanized version of his name, a decision in part meant to further obscure his past. And he has kept that amended name out of the headlines.
Asked why he’d chosen to speak with ProPublica and Frontline, he joked: “Now I’m 70 years old and I don’t care.”


A Note on Names

We’ve tried to render names as the people in the story prefer. Vietnamese names are generally given in the Vietnamese fashion: family name first, middle, and given name. For example, Duong Trong Lam. Vietnamese Americans who typically prefer ordering their names in the opposite way are referred to in that manner.
Additional reporting by Richard Rowley of Frontline. Design and production by David Sleight, Hannah Birch and Emily Martinez. Illustrations by Matt Rota.

.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...