. .

Monday, August 22, 2016

Dạ Hành - Phạm Duy 1970

by Diễn Đàn Thế Kỷ - Chủ Nhật, ngày 21 tháng 8 năm 2016 - LTC edit & add music score

Dạ Hành - Phạm Duy 1970


Lời Tòa soạn DĐTK: Hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lại với quý độc giả lời của ca khúc Dạ Hành, được nhạc sĩ Phạm Duy [1921-2013] sáng tác năm 1970.
Bài hát được viết cách đây đã 46 năm, nhưng đọc lại, hát lại tưởng như mới viết hôm qua, để mô tả cảnh tượng của nước Việt Nam hôm nay. Mỗi câu, bất cứ câu nào, cũng đúng y hệt như những gì đang xảy ra, với bầy ma là đảng cộng sản, và hai chữ Người đi là người dân Việt Nam đang bị đày đọa hàng ngày...


Người nghệ sĩ lớn có khả năng tiên cảm được những gì sẽ xảy ra cho đất nước và dân tộc mình. Từ đầu thập niên 1960 khi kết thúc trường ca Con Đường Cái Quan, Phạm Duy đã viết:

Con đường thế giới xa xôi
Trong lòng dân chúng nơi nơi...


Đó há chẳng phải là hình ảnh ba triệu người Việt Nam hiện nay đang sinh sống tại hải ngoại?

Và đây, trong bài Dạ Hành, há không phải hoàn cảnh của người dân mất đất mất biển bị đàn áp tàn khốc bởi bầy ma:

Người đi không ai dắt, không ai đưa
Như đui mắt, đi bơ vơ
Đi trong vòng vây quanh của bầy ma, hự!...

Người đi mang nước mắt, đeo khăn tang
Nhưng la hét, nhưng kêu vang
Trong ô nhục, trong muôn vàn hờn căm, hự !
...
Bầy ma giơ tay đánh, giơ tay phang,
Vung cây súng, vung thanh gươm
Không cho người, không cho người vùng lên, hự !


Nhạc sĩ Phạm Duy từ 46 năm trước đã viết lên những ca từ, y hệt như đang chứng kiến các thảm cảnh của Việt Nam ngày hôm nay !

Xin mời độc giả cùng đi vào cuộc Dạ Hành.

DĐTK

(Ghi chú của tác giả: Sau mỗi câu hát là có tiếng hự, tức là tiếng đấm vào lưng)

1
Người đi trong đêm tối, trong đêm thâu,
Trong đêm vắng, trong đêm sâu
Trong đêm dầy, trong đêm dài Việt Nam, hự !

Người đi giương đôi mắt, khua đôi tay,
Đưa chân bước trên chông gai,
Trên đất gầy, trên vũng lầy bùn nhơ, hự !

Người đi không ai dắt, không ai đưa
Như đui mắt, đi bơ vơ
Đi trong vòng vây quanh của bầy ma, hự !

Bầy ma chuyên uống máu nơi dân đen
Moi tim óc bao thanh niên
Ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam, hự !

Bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua
Giơ tay đón, giơ tay đưa
Giơ tay dọa không cho người vượt qua, hự !

Bầy ma giơ tay kéo, giơ tay ôm
Lôi ta cúi, lôi ta khom
Như con vật cong lưng bò trong đêm, hự !

ĐIỆP KHÚC

Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma !
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên !
Người đi tìm ánh sáng mặt trời...
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma !
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên !
Người đi tìm ánh sáng trời lên...


2
Người đi trong đêm súng, trong đêm bom,
Trong đêm máu, trong đêm sương,
Trong đêm buồn, trong đêm hận thù vương, hự !

Người đi mang nước mắt, đeo khăn tang
Nhưng la hét, nhưng kêu vang
Trong ô nhục, trong muôn vàn hờn căm, hự !

Người đi trong kinh hãi, trong cô đơn
Nhưng đi tới, nhưng đi vươn
Đi ra ngoài, đi ra ngoài màn đêm, hự !

Bầy ma thêm hung dữ, thêm hung hăng
Thêm ngoan cố, thêm nhe răng
Thêm điên cuồng, thêm căm người hùng anh, hự !

Bầy ma giơ tay đánh, giơ tay phang,
Vung cây súng, vung thanh gươm
Không cho người, không cho người vùng lên, hự !

Bầy ma vung tay giết anh thanh niên
Trong đêm trắng, trong đêm đen,
Trong đêm tàn, nhưng soi bật niềm Tin, hự !

ĐIỆP KHÚC

Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma !
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên !
Người đi tìm ánh sáng mặt trời...
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma !
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên !
Người đi tìm ánh sáng trời lên...





LTC:

Ca khúc Dạ Hành - Phạm Duy 1970, đã được chính tác giả ghi âm [lúc ấy ông mới 49 tuổi] trong băng nhạc Thời Trang Nhạc Tuyển - Jo Marcel 25 tại Saigon thời đó.

Dạ Hành cũng được ấn hành trong TA ĐI TRÊN GIÒNG LỊCH SỬ Tuyển Tập 3 (by Phong Trào Du Ca Việt Nam - Saigon 1971)

Nghe riêng ca khúc Dạ Hành do chính Phạm Duy trình bày:


Nghe toàn [full] Thời Trang Nhạc Tuyển - Jo Marcel 25


No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...