. .

Tuesday, July 26, 2016

Nguyễn Thanh Việt: Việc đoạt giải Pulitzer đã làm biến đổi giá trị của tác phẩm và cả chính tôi

Viet Thanh Nguyen: 'Winning the Pulitzer changed the value of my book and myself', by Viet Thanh Nguyen, theguardian Tuesday 26 July 2016 - bản Việt dịch by Lê Tùng Châu, July 26, 2016


Nguyễn Thanh Việt: Việc đoạt giải Pulitzer đã làm biến đổi giá trị của tác phẩm và cả chính tôi

[Viet Thanh Nguyen: 'Winning the Pulitzer changed the value of my book and myself']


Tác giả nhớ lại tâm trạng huyền mơ khi ngồi viết tác phẩm đem lại cho ông giải Pulitzer văn chương, cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer”, mà ông bảo khi viết cũng chỉ mong sao nhận được niềm vui ẩn mật ấy mà thôi.


Tôi đã viết cuốn tiểu thuyết bằng cách ẩn lánh vào một chỗ riêng và giữ cho mình một trạng thái mơ mòng không dứt, cứ mỗi ngày 4 giờ trên laptop để viết và 1 giờ khi chạy trên máy treadmill. Nhịp điệu đó kéo được mỗi tháng 1 chương trong suốt 2 năm và duy trì được bằng cách bỏ bớt hầu hết công việc giảng dạy. Lúc đó chẳng ai biết mình là ai và tôi yêu quý từng phút giây viết sách trừ thỉnh thoảng có đôi chút lo lắng là rồi liệu có ai chịu xuất bản nó không, có ai đọc nó không, ai thích nó không.

Rồi khi không còn bận tâm tới những điều kia nữa, bền bỉ làm việc trong 2 năm như thế tôi mới nghiệm ra một niềm vui lạ thường chưa từng biết tới khi sáng tác. Trải qua hơn chục năm ròng viết tuyển tập truyện ngắn, một thể loại mà mỗi câu văn là mỗi nỗ lực thậm chí là một hình phạt thì nay mỗi câu là mỗi niềm vui ngay cả khi chủ đề chính nghe chẳng mặn mà tí nào. Niềm vui càng quý giá hơn lên khi vợ tôi mang thai, đã dồn ép tôi phải hoàn thành bản thảo đầu của tiểu thuyết trước khi con trai tôi chào đời. Tôi đã vượt thắng trước kỳ hạn 2 ngày, điều này rất cần vì khi cu cậu ra đời thì cũng đặt dấu chấm hết cho sự tự tại, trẻ trung và mơ mộng của tôi (không sao nhé, không có gì cả, chẳng là tôi cảm thấy vậy thôi)

Rồi, cuốn tiểu thuyết hòa nhập vào thế giới, có đông người đọc đón nhận và đoạt giải trong đó có giải Pulitzer. Tôi nghe tin này khi đang trong một căn phòng khách sạn ở Cambridge, Massachusetts, trong một đợt đi quảng bá sách. Lúc tôi đang viết email thì có tin báo từ Facebook và Twitter cho tôi hay rằng có một điều gì vô cùng trọng đại đã xảy ra. Dẫu từ trước tôi cũng đã nếm biết thế nào là mãn nguyện khi đoạt giải, nhưng chưa bao giờ tránh khỏi cái cảm giác vật lý này: người run lên, tim đập nhanh, lòng cứ hoài nghi không biết có phải thật không - tất cả cũng chỉ vì mình ý thức rằng từ nay đời mình đã đổi khác. Tôi chờ đến khi người ở tòa báo gọi điện thoại xác nhận tin đoạt giải lúc đó tôi mới tin là thật. Vậy mà tôi vẫn chết lặng, thừ người suy nghĩ một mình khi ngồi trong phòng khách sạn không một người thân yêu nào bên cạnh, và biết chắc sự việc khi coi tin trên máy tính.
Sau đó tôi đến nhà sách Harvard về sự kiện này, thì thấy căn phòng đã chật cứng, một bác phó nháy chụp ảnh tôi, và mọi người nhìn tôi với cái nhìn khác lạ.

Tôi thấy giá trị của cuốn sách cũng như giá trị chính mình đã đổi khác, dẫu rằng cuốn sách vẫn còn nguyên tính vô giá đối với tôi khi ngồi viết nó. Tôi có một đam mê nồng cháy cho cuốn tiểu thuyết này. Cuốn sách nhắm mục đích dẹp bỏ những quan điểm hời hợt bên ngoài của người Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam, những quan điểm đã ảnh hưởng ra sao đến hầu như cả thế giới khi người ta nhìn về Việt Nam. Cuốn sách là một tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam dành cho tất cả những ai nghĩ rằng họ không còn lạ gì về cuộc chiến này cũng như cho tất cả những người không muốn đọc một cuốn tiểu thuyết mang một chủ đề khô khan.

Có điều lạ ở đây là không để việc viết văn –vốn đòi hỏi một tư thế tinh ròng- được liên hệ tới những trang viết đã có sẵn trên thế giới – vốn rất dễ bị bao nhược điểm của con người, lòng mong cầu và thành kiến làm biến dạng đi.
Cũng khó mà không bảo rằng tôi đã không bị hiệu ứng Midas (1) tác động tới qua giải thưởng này, mà nhờ đó tên tôi được nhiều người biết và cuốn sách sẽ được nhiều người tìm đọc. Nhưng tôi vẫn có cảm giác như hai vai mình bỗng nặng, vẫn mơ được trở về với chốn ẩn náu xưa chẳng ai biết mình, để tìm đến một sáng tác mới hoặc có khi một sáng tác mới tìm đến mình. Vô danh như khi tôi viết cuốn tiểu thuyết, lúc ấy chẳng ai quan tâm tôi là ai, và tôi có thể nói bất cứ điều gì mình muốn. Duy chỉ còn một điều đáng nói là câu chuyện. Tôi như thấy rõ rằng dẫu một mai tôi có đi đâu mất thì câu chuyện vẫn cứ hằng sống.

Trích đoạn The Sympathizer


Ở cái xứ cộng hòa giả tạm này, nơi chẳng qua chỉ để phục dịch cho quyền lợi của Mỹ, nhưng người Mỹ lại cứ đòi tôi lẫn bao người khác đừng nói tiếng Anh, hoặc đừng nói tiếng Mỹ giọng Anh. Tôi bực cái đòi hỏi dó cho nên tôi luôn háo hức tìm dịp để chứng tỏ cho họ thấy tôi thông thạo tiếng họ trong cả cách nói và viết. Vốn từ ngữ của tôi cũng nhiều hơn, văn phạm của tôi cũng chỉnh hơn so với một người Mỹ có học vấn trung bình. Tôi còn có cơ hội kinh qua nhiều công văn ngoại giao từ thấp đến cao, nhờ đó mà tôi chẳng khó gì để hiểu rõ ngài Claude, đặc phái viên của Đại Sứ, chẳng qua chỉ là một loại "NGỐC", một "tên phải gió" "ngớ ngẩn chả biết gì hết", kẻ không chịu nhận thành phố đang lâm nguy.
Claude nói, chính thức thì không có di tản đi đâu hết, bởi chúng tôi còn chưa rút đi đâu vội.
Ông Tướng im lìm nãy giờ nghe vậy mới cất tiếng. Hừ, còn không chính thức gì nữa, các ông đang bỏ chúng tôi! Ông la lên. Biết bao nhiêu chuyến bay đang ngày đêm cất cánh hạ cánh ở phi trường. Những ai từng làm việc với người Mỹ cũng cố kiếm cho được một thị thực xuất cảnh. Họ kéo đến Tòa Đại Sứ của ông để làm thị thực chớ đâu. Đàn bà con gái của mấy ông thì mấy ông đã cho rút về trước, rồi dời đi cả trẻ sơ sinh và trẻ mồ côi nữa. Mấy ông tưởng chỉ có đông đảo dân chúng mới không biết những người đã được mấy ông đưa đi chỉ toàn là người Mỹ không thôi ấy hả?
Bấy giờ Claude mới gượng gạo bối rối giải thích nếu quần chúng biết có các cuộc di tản như thế thì thành phố sẽ dấy loạn và khó tránh khỏi hệ quả là nổ ra phản ứng chống lại người Mỹ. Hẳn chúng ta chưa quên điều lo sợ đó đã xảy ra ở Đà Nẵng và Nha Trang khi người Mỹ đã tìm phương tẩu thoát trước, bỏ mặc cư dân địa phương tự tìm lối thoát thân. Dù việc rành rành mới ngay đó, thế nhưng Sài Gòn vẫn đang một bầu khí yên tĩnh lạ lùng, hết thảy cư dân đô thành Sài Gòn vẫn bám lấy nhau sống chẳng khác nào trong một hôn nhân dẫu đã vỡ rồi nhưng thà chết chùm chứ không bên nào chịu thừa nhận sự thật là mình đã ngoại tình. Thật ra, hiện tại đã có ít nhất một triệu người đang làm việc hoặc đã từng làm việc cho người Mỹ với nhiều cương vị khác nhau, từ hàng thấp như đánh giày cho đến tầng cao như đang nắm cương vị chỉ huy quân đội do người Mỹ hậu thuẫn … mỗi người đều tìm cách của riêng mình để ra đi bằng bất cứ giá nào. Rất đông trong số họ tin chắc rằng nếu người cộng sản thắng cuộc – điều mà với họ là không thể – thì cái chờ đón họ là chốn lao tù hoặc một giá treo cổ, chẳng khác nào các thiếu nữ thanh tân mà bị ép gả cho giống người man rợ. Họ tin chắc thế. Đó cũng là những lời đồn mà CIA đã tuyên truyền.
[bản dịch The Sympathizer KẺ NẰM VÙNG by Lê Tùng Châu]

Điểm Sách

Ngoài việc cố hòa với Invisible Man (2) như thế, lần ra mắt ấn tượng và đa sắc này nhuốm vẻ gì tựa như Whitman (3). The Sympathizer có thể được đọc như một tiểu thuyết gián điệp, tiểu thuyết chiến tranh, tiểu thuyết về người nhập cư, tiểu thuyết tư tưởng, tiểu thuyết chính trị, một trường thiên tiểu thuyết, tiểu thuyết điện ảnh, và là một tiểu thuyết, vâng, như bao tiểu thuyết khác. Sự pha trộn thái quá đó hướng đến những lầm lẫn rải rác mà chủ đề của nó ít nhiều đặt ra phản bác lại nhắm tới một thành tựu lớn hơn: một chủ ý gợi tưởng lại một cách đậm nét, tinh tế và toàn cầu của cuộc chiến tranh Việt Nam và các di sản công cũng như tư đã đan xen vào nhau. Thật vậy, cuốn sách này đọc thấy y như đối lập hẳn với “The Things They Carried” của Tim O'Brien (4), vốn là một dạng tường trình rút ngắn, rời rạc, nhạt nhẽo đã từ lâu đã là một đại diện kinh điển cho loại văn học tường thuật Mỹ về đề tài xung đột chia rẽ và những hậu quả kéo dài liên đới. - Randy Boyagoda (5)



Chú thích của người dịch:

1- Midas touch: Midas là 1 vì Vua trong Thần thoại Hy Lạp tương truyền ông có phép màu đưa tay chạm vào đâu thì ở đó lập tức biến thành vàng

2- Invisible Man: Tiểu thuyết dạng phóng sự xã hội của Ralph Ellison [1914-1994] do Random House USA xuất bản 1952, đoạt giải tiểu thuyết toàn quốc (National Book Award for Fiction)

3- Whitman: Walt Whitman [1819-1892], nhà viết luận triết, thi sĩ và là ký giả có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ và các nước khác trong đó có Việt Nam. Trong nhiều biên khảo thi ca triết học của Bùi Giáng [1926-1998] Walt Whitman chiếm một vị trí trang trọng và được Bùi trung niên thi sĩ nhắc lại nhiều lần như trong tập biên khảo Sương Bình Nguyên do Quế Sơn-Võ Tánh xuất bản lần đầu tại Saigon 1971

4- “The Things They Carried” của Tim O'Brien [born 1946-]: Tiểu thuyết chiến tranh Việt Nam và là sáng tác thứ 3 của O'Brien, nội dung tập trung vào một trung đội lính Mỹ mà tác giả lấy từ kinh nghiệm thực của mình khi từng tham chiến ở Việt Nam trong Sư đoàn 23 Bộ binh.

5- Randy Boyagoda [born 1976-]: nhà văn người Gia Nã Đại, xuất thân từ Đại Học Toronto, và Đại Học Boston. Sáng tác mới nhất của ông là Beggar’s Feast



Nguyên Văn:

[Viet Thanh Nguyen: 'Winning the Pulitzer changed the value of my book and myself'

The author recalls the dreamlike state in which he wrote his Pulitzer-winning novel The Sympathizer, and wishes for the private joy he felt while writing it


How I wrote my novel: in isolation, in a dream that lasted, on average, four hours a day at the laptop and an hour a day on the treadmill. This tempo led to a chapter every month over two years, a rhythm cushioned by leave from almost all my teaching obligations. I was unknown and I loved nearly every minute of it, except when I worried about whether anyone would publish the book – or read it or like it.

When I was not worried about others and wrote the book just for myself, as I did for almost all of those two years, I experienced, for the first time, the most extraordinary joy in writing. After having suffered for more than a decade writing a short-story collection where every sentence was either labour or punishment, now nearly every sentence was fun, even when the subject matter was bleak. This delight became even more precious when my wife became pregnant, compelling me to finish the first draft of the novel before our son was born. I beat the deadline by two days, and needed to, because his birth would signal the end of my independence, youth, and dreams. (Alright, none of that happened, but that’s how I felt).

Then the novel went into the world and did very well. It won prizes, including the Pulitzer. I learned about the award in a hotel room in Cambridge, Massachusetts, on a promotional tour. I was writing emails when Facebook and Twitter began beeping and pinging, telling me that Something Very Important had happened. While I had known a degree of pleasure at winning prizes before, I had never been overtaken by this kind of physical sensation: trembling, accelerated heartbeat, disbelief - all due to a sense that my life was altered. I waited until my publicist called and confirmed the award before I really believed. Even so, I was numb, thinking about how lonely it was to sit in a hotel room without my loved ones, getting affirmation from my laptop. Later I went to the Harvard bookstore for my event, and the room was packed, and there was a photographer taking pictures of me, and people looking at me differently.

The value of my book and myself had changed, even if the book remained as invaluable to me as when I wrote it. I had a tremendous passion for this novel. It aimed to destroy the American perspective on the Vietnam war, which influences how most of the world sees the country. My book was to be the Vietnam war novel for everyone who thought they knew what this war was about, as well as for everyone who didn’t want to read a book about an exhausted subject.

It’s strange, that disconnect between the act of writing, which is pure in its optimal mode, and the existence of the writing in the world, where all our human foibles, desires, and prejudices transform it. It’s impossible to say that I have not been affected by the Midas touch of this prize, which has gotten more people to know my name and read the book. Still, feeling as I do the weight of that touch on my shoulder, the dream remains of returning to that anonymous space where I can find my next story and that story can find me. Anonymous, because when I wrote my novel, no one cared who I was, and I could say whatever I wanted. The only thing that mattered was the story. Even then it was apparent to me that long after I was gone, it would be the story that lived.

Extract

In this jackfruit republic that served as a franchise of the United States, Americans expected me to be like those millions who spoke no English, pidgin English, or accented English. I resented their expectation. That was why I was always eager to demonstrate, in both spoken and written word, my mastery of their language. My vocabulary was broader, my grammar more precise than the average educated American. I could hit the high notes as well as the low, and thus had no difficulty in understanding Claude’s characterization of the ambassador as a “putz,” a “jerkoff” with “his head up his ass” who was in denial about the city’s imminent fall. Officially, there’s no evacuation, said Claude, because we’re not pulling out any time soon.

The General, who hardly ever raised his voice, now did. Unofficially, you are abandoning us, he shouted. All day and night planes depart from the airport. Everyone who works with Americans wants an exit visa. They go to your embassy for these visas. You have evacuated your own women. You have evacuated babies and orphans. Why is it that the only people who do not know the Americans are pulling out are the Americans?

Claude had the decency to look embarrassed as he explained how the city would erupt in riots if an evacuation was declared, and perhaps then turn against the Americans who remained. This had happened in Da Nang and Nha Trang, where the Americans had fled for their lives and left the residents to turn on one another. But despite this precedent, the atmosphere was strangely quiet in Saigon, most of the Saigonese citizenry behaving like people in a scuppered marriage, willing to cling gamely to each other and drown so long as nobody declared the adulterous truth.

The truth, in this case, was that at least a million people were working or had worked for the Americans in one capacity or another, from shining their shoes to running the army designed by the Americans in their own image to performing fellatio on them for the price, in Peoria or Poughkeepsie, of a hamburger. A good portion of these people believed that if the communists won – which they refused to believe would happen – what awaited them was prison or a garrote, and, for the virgins, forced marriage with the barbarians. Why wouldn’t they? These were the rumors the CIA was propagating.

Review

Beyond such wilful attuning to Invisible Man, this impressive debut contains a Whitman-like multiplicity. The Sympathizer can be read as a spy novel, a war novel, an immigrant novel, a novel of ideas, a political novel, a campus novel, a novel about the movies, and a novel, yes, about other novels. This overreaching mixture leads to occasional missteps that matter little set against the greater result: a bold, artful and globally minded reimagining of the Vietnam war and its interwoven private and public legacies. Indeed, this book reads like the absolute opposite of Tim O’Brien’s The Things They Carried, the clipped, cool fragmentary narrative that has long served as the canonical US literary account of that divisive conflict and its ongoing aftermath. - Randy Boyagoda

= = =


No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...