Nguyện cầu cho Việt Nam - Tình trạng của Lm Nguyễn Văn Lý
Maran Turner – DCVOnline chuyển ngữ
Trong một buổi cầu nguyện sáng thứ Bảy gần đây trong tháng này, Linh mục (Lm) Nguyễn Văn Lý đã qụy trên sàn bất tỉnh. Đây là lần đột qụy thứ nhì trong bốn tháng qua, và hậu qủa kết hợp của cả hai lần đột qụy này làm ông bị liệt một phần cơ thể. Lm Lý đã không trải qua những cơn đột qụy này với người thân, nhưng ngược lại nó xảy ra khi ông cô đơn một mình trong một nhà tù gần Hà Nội.
Vị tu sĩ Thiên Chúa giáo 63 tuổi này là một trong những người đấu tranh cho dân chủ đang bị bỏ tù và được nhiều người biết đến. Trong suốt ba thập niên qua, ông đã đấu tranh cho tự do ngôn luận và tôn giáo - vốn là những niềm tin làm ông ủng hộ cho một nền dân chủ đa đảng cho Việt Nam. Năm 2006, cùng với những người khác, ông đứng ra thành lập khối 8406, là một tổ chức ủng hộ và kêu gọi dân chủ. Năm sau đó, ông bị một phiên tòa của Đảng Cộng sản kết tội tuyên truyền, và biệt giam ông. Đây không phải là lần đầu tiên Lm Lý đi tù, ông đã trải qua 16 năm tù kể từ năm 1977.
Chuyện bắt Lm. Lý lần này nhấn mạnh rằng Hà Nội đang đi lùi lại trên tiến trình cải thiện nhân quyền trước đó; có một xu hướng đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây với sự bắt bớ hàng loạt nhà báo, bloggers và những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, là những người đã từng lên tiếng chỉ trích nhà nước độc đảng. Trong những người bị bắt vì lý do chính trị này là ông Lê Công Định, một luật sư tiếng tăm đã từng bào chữa, bảo vệ cho những người hoạt động trước khi ông ta bị bắt giam hôm tháng Sáu.
Hoàn cảnh xảy ra quanh Lm Lý khi sức khỏe của ông đang xuống dốc là nguyên nhân cho sự quan tâm lớn. Gia đình ông, gồm anh chị em ruột và các cháu ông, đã không được thông báo về lần đột qụy đầu tiên của ông cho đến hơn một tháng sau đó hôm tháng Bảy. Sau lần đột qụy thứ nhì, Lm Lý được đưa vào bệnh viện, nơi ông bị năm nhân viên bảo vệ canh chừng. Trong lúc một số thân nhân trong gia đình được phép vào thăm ông tại giường bệnh, thì những tu sĩ đồng tu với ông bị đuổi ra. Loại cách ly này là chuyện thường tình cho các tù nhân chính trị ở Việt Nam, nhưng đối với Lm Lý thì lại càng ngặt nghèo hơn nữa vì khả năng gây cảm hứng lạ thường của ông đối với người khác, ngay cả lúc ông đang bị tù. Trái: lá thư chống đối chính quyền xen lấn vào chuyện sinh hoạt, giảng kinh của tu sĩ và tín đồ của mình. Phải: Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý, đã trải qua 16 năm tù kể từ năm 1977 và còn tiếp tục bị tù. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Việc đối xử với Lm Lý đã gây nên nỗi quan tâm vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Hôm tháng Bảy, 37 Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ đã gởi cho Chủ tịch CHXHCN Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết yêu cầu trả tự do cho ông Lm Lý và hỏi thăm sức khỏe của linh mục. Ngay sau khi tin Lm Lý bị đột qụy lần thứ nhì, chính phủ Hoa Kỳ, cũng như một số người trong chính phủ Úc Đại Lợi, đã liên tục kêu gọi Lm Lý được chữa bệnh và sau cùng là hãy thả ông ta. Dù thường bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vì vi phạm nhân quyền nhưng Việt Nam không nằm trong danh sách chính thức cần phải theo dõi.
Cảnh ngộ của Lm Lý cho thấy sự vi phạm nhân quyền cố chấp của Việt Nam; những vi phạm công khai đi ngược lại sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới rộng lớn hơn trong những năm vừa qua. Hà Nội có thể khởi đầu sửa sang cái tiếng tăm của mình bằng cách thả tự do cho Lm Lý trên căn bản nhân đạo và cho phép gia đình ông ta chăm sóc sức khỏe của ông. Một thái độ như thế không những chứng tỏ sự cảm thông, mà còn bày tỏ sự cam kết vào một chế độ pháp quyền. Phận sự cho mọi quốc gia, những nước trân trọng nhân quyền nên đưa vấn đề của trường hợp Lm Lý ra, và trường hợp của những tù nhân chính trị khác, một cách thẳng thắn hơn.
© DCVOnline
(1) Praying for Vietnam - The plight of Father Nguyen Van Ly. The Wall Street Journal, by Maran Turner, November 2009. Bà Turner là giám đốc điều hành của Tự do Ngay bây giờ ở Hoa Thạnh Đốn và luật sư quốc tế cho Lm Lý.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...