
TỪ BÁ ĐẠO đến CAFÉ ... ĐẠO
Lê tùng Châu
Cứ mỗi lần đến tháng tư đen- đen của riêng mình và của cả đồng bào Việt Nam từ nam chí bắc- tôi không khỏi lâm vào khí hậu trầm mặc riêng tư của mình... Và hình ảnh Hội An hấp hối không thể nào phai, lại có cơ sống dậy. Ba mươi năm, rồi nay nữa là ba bốn. Ba bốn lần hồi tưởng, nghĩ, suy, tự hỏi sao lại có số phận đen đủi khắc nghiệt đến vậy cho quê hương VN này hả trời???
Vâng, tôi là người Hội An, miền đất hiền lành và thơ mộng bậc nhất miền nam tự do- và cũng lạ thay, dẫu bị nhuộm đỏ cùng dải đất miền nam ba mươi bốn năm, hiện Hội An nay vẫn cứ giữ những tính cách đặc thù của riêng nó, hiền lành và thật thà, (...uống café cứ để xe ngoài quán không ai giữ, không cần len lét trông chừng vẫn không sợ mất cắp, không đĩ điếm lưu manh tệ nạn... như hầu hết các thành phố khác khắp nước Việt dưới thành tựu to lớn của mồm mép Việt Cộng), một nguyên sinh văn vật lạ lùng ở VN ngày nay.
Hồi đó tôi còn nhỏ lắm, mà đã kịp nhận thấy sự tàn ác hãi hùng mà VC đã gieo rắc. Bạn bè tôi ở quê, nhất là miền ngược như Quế Sơn, Thượng Đức, về tỉnh học ,thỉnh thoảng trong những chuyến về quê lấy gạo xuống Hội An trọ học, có đứa bị VC bắt cóc, hoặc đi xe đò bị mìn VC giựt nổ tung, chết thảm, có lần đến tám người trên một chiếc xe Lambro chết cả, trường Trần Quý Cáp (trường tôi theo học) và Ty Giáo Dục Quảng Nam (tức Sở Học Chánh, danh xưng của Ty Giáo Dục sau đợt Cải Cách Hành Chánh năm 1973) phải làm lễ truy điệu trọng thể (*).
Hoặc năm 1974 khi thất thủ Thượng Đức, hai ba thằng bạn tôi kẹt lại, và thế là sau khi “mất tích” 1 năm, chúng tôi gặp nhau ở Đà Nẵng khoảng cuối 1975, tôi và mấy đứa khác trong lớp 11 không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh bạn mình qua lốt: đôi dép cao su giết mòn tuổi trẻ, chiếc mũ tai bèo lấp kín tương lai, mồm nói bác đảng, tay móc thuốc lá Điện biên...
Hay những đêm không bình yên, đang ngủ, bỗng cả nhà nháo nhào chạy vội xuống hầm trú ẩn (đào sẵn ngay trong nhà) khi nghe còi báo động lẫn với tiếng nổ của cối, hỏa tiễn vang chói tai khắp thành phố: VC pháo kích. Và sáng ra nhận thấy mình còn sống sót mà chung quanh xóm giềng có thể có vài người bị thương nặng, nhẹ, hoặc đã ra người thiên cổ, nhà cửa cháy, đổ nát dưới sức tàn phá của hỏa tiễn 122 ly được chế tạo từ thiên đường Nga sô (còn thấy rõ dòng made in USSR trên miểng nhôm văng tung tóe nơi lâm nạn) chuyển qua đàn anh Trung cộng, theo chân cháu ngoan vượt Trường Sơn vào tận trong nam mà giải phóng đồng bào...
Những ngày xám xịt ảm đạm đến với Hội An rất sớm, chẳng bao lâu sau cái Tết Ất Mão hạnh phúc cuối cùng, khi mất Quảng Trị, rồi mất Huế, (làm ta nhớ tới việc Tướng Giai bị Tòa Án Quân Sự Mặt Trận lột lon, bỏ tù vì để mất Quảng Trị trong thời điểm tiền mùa hè đỏ lửa 1972), trong khoảng thời gian kế đó, đầu tháng 3, tôi còn nhớ có đọc trên một tờ báo, báo gì không nhớ rõ vì còn nhỏ quá, một bài viết của Phan Nhật Nam đau đớn và tức tối phân tích, nhận định tại sao vô lý bỏ Kontum...).
Trong một đứa trẻ mười mấy tuổi, tôi có cảm tưởng một sự biến lớn đang đến gần, từ mất Phước Long, mất Quảng Trị, Huế rồi Ban Mê Thuột, Kontum, có thể sau cái xám hoang mang ấy là đỏ hẳn.
Trong không khí dầu sôi lửa bỏng đó, trường tôi lại tổ chức thi Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt cho cả trường, sớm hơn thường lệ, càng tăng thêm một vẻ gì gấp gáp đổ vỡ đang gần kề.
Tôi nhớ không sai chút nào, không một người dân nào ở quê tôi mà lại không kinh hãi giặc cộng, dù họ là tầng lớp nào, bởi những giết chóc kinh hoàng nom thấy rõ ràng hiển nhiên, cho nên ai ai cũng nghĩ đến việc bỏ chạy ra Đà Nẵng, nơi gần nhất còn an ninh, như là một phản ứng thoát thân sống còn tự nhiên.
Hồi ấy tỉnh trưởng Quảng Nam là Đại Tá Phạm Văn Chung, về sau nhờ thầy Tuệ Không- thầy dạy học lứa bọn tôi hồi ấy- cho biết là Đại Tá lệnh cho Tòa Hành Chánh tỉnh đưa xe đến mời Cha HẢO (Cha đỡ đầu của Ô. Thiệu) ra Đà Nẵng cho an toàn, nhưng Cha HẢO không chịu đi, bỏ giáo dân (mãi gần đến giờ G, Cha mới tạm lánh ra Đà Nẵng trú tại nhà thờ Thanh Bồ Đức Lợi mà sau khi mất Hội An Đà Nẵng ba ngày, vào một buổi trưa ngày 1/4, tôi phải lùng tìm hết hơi mới được gặp Cha để trao tận tay thư của Thầy Tuệ Không, vì giáo dân không chịu chỉ chỗ trú của Ngài).
Lúc Ba tôi (từ 1973 trở về trước là Chief Truyền Tin BCH Cảnh Sát Quốc Gia Quảng Nam) về cho cả nhà hay là Saigon phát lệnh báo động đỏ đối với Quảng Nam, thì tất cả vội vàng cuốn gói tìm phương tiện chạy ra Đà Nẵng (ở nhờ một nhà bà con bên Ngoại tôi trên đường Phan Chu Trinh, mấy ngày sau lại dọn đến ở hẳn trong Trụ Sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng Đà Nẵng lúc này chẳng còn mấy ai, nhìn qua bên kia đường là Tòa Đô Chính ĐN cũng vắng vẻ không kém). Đó là ngày 21/3.
Thị Trưởng ĐN lúc ấy là Đại Tá Lê Trí Tín vẫn vững vàng cố thủ , để một tuần sau, khoảng 15h, 29/3, lính bắc mới tiến được đến Tòa Đô Chính, và Đà Nẵng cùng với Hội An thật sự lọt vào tay quỷ đỏ cháu ngoan.
Tôi còn kịp ở lại ĐN thêm hai ngày nữa để thấy bao cảnh đời xao xác tang thương, và nhất là kịp nhìn thấy mấy cái banque-roll giăng vội qua đường phố mới đổi chủ: hoan hô cách mạng không đổ máu, để rồi một ít sau là tháo xuống vì sự hớ hênh tự thú trong lúc say máu ấy của đoàn quân giải phóng !!!
Về lại Hội An, người dân mới thực sự giáp mặt với VC mà lâu nay chỉ nghe nói. Có tên chễm chệ ngồi trong cái gọi là ủy ban quân quản, khi lấy lý lịch từng nhà, đắc thắng, nhe nanh vuốt cười nói nham nhở với mấy gia đình bỏ Thượng Đức chạy xuống Hội An lánh nạn trước đây không lâu rằng: sao, bỏ việt cộng chạy hả, chạy có khỏi không? việt cộng đây nè ! bằng cái vẻ của thợ săn với con mồi hết đường chạy !
Một bầu không khí tang tóc lạ kỳ mà tôi không bao giờ quên, vài đồng nghiệp của Ba tôi, người thì bỏ trốn, người tự vẫn, trong khi Hội An chìm ngập trong không khí trả thù và khủng bố kinh tởm...
Ấy thế mà lại có câu chuyện này, tôi sắp thứ tự để kể hầu độc giả sau đây, nhất là gặp đồng hương Hội An đọc nữa thì lại càng có ý nghĩa trong lần quốc nạn thứ ba mươi bốn này! thật là :
ngồi buồn nghĩ trách ông xanh ,
khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười... (Nguyễn Công Trứ)
Ở Hội An, không ai là không biết Café ĐẠO do ông Đạo làm chủ quán. Nhà tôi ở gần đó (đối diện Tiểu Khu Quảng Nam) chỉ vài phút đi bộ là có thể mua ly café về cho Ba tôi mỗi sáng.
Café Đạo, ở ngay ngã tư Lê Lợi - Phan Chu Trinh, là nơi mọi tầng lớp thị dân thường ghé lại làm tách café sáng trước khi đi làm, và là nơi được mệnh danh là trung tâm tin tức của thành phố, bởi Hội An nhỏ xíu, chuyện gì xảy ra chỉ một lát sau cả thành phố đều hay, và thông tin thường vào cũng như ra là từ Café Đạo.
Café Đạo nghiễm nhiên là một vị trí, một “địa danh” gắn liền với Hội An, với đời sống thực sự ấm hơi thở nóng hổi mạch sống sinh động của cả một cộng đồng nhỏ bé thân thiện. Và cái tổ ấm đó ra sao sau ngày Hội An rơi vào tay cộng sản? Chẳng hiểu vì sao, nó vẫn sống còn, dù được dời vào trong hẻm gần đình Ông Voi, gần phở Liến, gần café Dung. Khách bây giờ có còn mấy ai, giữa không khí khủng bố, trả thù, tang tóc, sợ hãi, sợ đủ thứ, từ bị quy tội, chụp mũ, bỏ tù, thủ tiêu cho đến mất nhà cửa, tài sản, và gần nhất là nỗi sợ đói thường trực, bởi cộng sản nhanh chóng trổ ngón nghề bóp chặt bao tử thiện nghệ nhất hoàn vũ xưa nay chưa ai dám tranh dành danh hiệu? Phú quý mới sinh lễ nghĩa, chứ đói cơm không có ăn, còn nói chi tới cà phê cà pháo !?? Café Đạo vẫn hiện hữu thật là lạ, bởi nó như ở trên mây ngay trên chính quê nhà mình.
Tôi kể lại đây là chuyện thật không thêm bớt, bởi ngay chính tôi, sau khi cả nhà dọn về lại Hội An, có buổi tối buồn quá cầm cây guitar lên chơi thì Ba tôi bảo dẹp ngay, ông sợ bọn chúng đến, thế thì thử hỏi Café Đạo vẫn còn hiện diện không phải là kỳ lạ sao? [ quả nhiên, vài ngày sau, ngày 7/4, mấy tên VC nằm vùng vốn mới trước đây thôi là “khách ruột” của trại tạm giam Ty Cảnh Sát Quảng Nam, hùng hổ dẫn mấy tên công an thường phục, chạy Jeep Willy-cũng vốn là của CSQG cũ- đến nhà bắt Ba tôi đi để bắt đầu một chuỗi trường kỳ tù tội rừng sâu nước độc, từ Trung Tâm Cải Huấn Hội An, đến trại Phú Túc (quận Hiếu Đức) rồi An Điềm (quận Đại Lộc), Sườn Giữa ( An Điềm đi ngược lên thêm hơn hai chục cây số nữa, sát biên giới với Lào) tha hồ rừng thiêng nước độc lấy mạng không ít tù bại trận ]
Hồi quốc gia, Má tôi buôn bán hàng Quân Tiếp Vụ, nên quen biết nhiều các hàng tạp hóa trong thành phố, trong số đó có cô Đê (tôi gọi bằng cô vì cổ xấp xỉ tuổi Má tôi mà độc thân). Cô có người em trai đi lính Biệt Động Quân, tên Rê, mà người Hội An quen gọi luôn cả họ là Hà Rê. Hà Rê có vẻ bặm trợn nhưng thực ra hiền lành, như bao người dân Hội An vậy (xin bạn đọc thông cảm không phải tôi quá ca tụng quê hương mình đâu), chẳng rõ ông có bị đi tù VC không, nhưng chỉ biết rằng sau một thời gian VC xáo trộn khuấy đảo mọi thứ (bắt bỏ tù viên chức cũ, chiếm nhà cửa của kẻ chiến bại, thiết lập hộ khẩu, đổi tiền miền nam ra tiền VC, 1975, rồi lại đổi tiền thống nhất, 1976 v.v...) rồi thì Hội An cũng mặc nhiên lấy lại cái không khí của mình tuy rằng bây giờ lai tạp đủ điều, nhất là thò ra những khuôn mặt nịnh hót tâng công (mà dân gian biếm nhẽ là cách mạng ba mươi), và Hà Rê lại xuất hiện, và lại có mặt thường nơi cố hữu trước kia của anh em: Café Đạo.
Trong tình thế đó mà có câu chuyện về ông , tôi được nghe một người bạn đàn anh kể lại sau đây mới thật là ly kỳ.
Như đã thành truyền thống, sáng mồng một Tết nào Ông Đạo cũng đãi khách đến quán tách café đầu năm (không tính tiền), và khách đến quán thường là những “thường trú dân” của Café Đạo, ở đó người người gặp nhau mừng chúc xuân, chuyện trò năm mới thân tình ấm cúng như ở nhà mình. Truyền thống ấy vẫn còn ngay cả khi Hội An đã bị nhuộm đỏ.
Một sáng mồng một Tết (không rõ năm nào), như bao năm trước, Hà Rê đến quán- bây giờ vắng nhiều gương mặt thân quen bởi bao cảnh tang thương dày xéo đã diễn ra- gom mọi người lại ngồi chung một bàn (ít khách lắm), với vẻ trịnh trọng, ông yêu cầu mọi người yên lặng.
Trong sự lặng yên theo dõi của mọi người, Hà Rê bước đến bàn thờ giữa quán, đốt mấy nén nhang, bắc ghế cho cao, đứng lên và long trọng khấn vái quỷ thần, rồi tay cầm nhang, tay cầm tách café của mình, quay mặt xuống anh em đang ngồi hướng lên kính cẩn, ông nói rõ ràng:
“Kính thưa quỷ thần chứng giám, lạy tạ trời đất quê hương, thưa anh em bạn hữu có mặt hôm nay, rằng Thực dân dùng bá đạo, Cộng sản dùng tà đạo, còn anh em chúng tôi dùng Café Đạo”. Nói xong, ông cắm nhang vào bát, bước xuống nâng ly café lên cùng với anh em, trong sự cảm động, ngạc nhiên, thích thú của mọi người, hẳn là có cả ông Đạo !!!
Khỏi cần nói thêm về sự ly kỳ của câu chuyện, bởi thời đoạn ấy, nếu chuyện này mà lọt vào tai cháu ngoan thì không chỉ Hà Rê mà cả bao người có mặt hôm đó sẽ bị trả thù đến rũ tù.
Cũng sẽ quá thừa khi bàn luận thêm về lối chơi chữ hi hữu mà chỉ Hội An với Café Đạo mới có được.
Chỉ xin thưa rằng, với riêng tôi- dẫu sau khi mất Hội An một năm là tôi đã bỏ xứ vào nam- mấy lời giản dị của Hà Rê cũng chính là quan niệm sống của mình, dù ai có độc ác tà tâm , ta vẫn phải gắng giữ một lòng nhân ái ngay thẳng. Trong nhận thức cũng như trong hành động, không bao giờ tôi từ bỏ lý tưởng giải cộng. Dù phải bôn ba lao nhọc tha phương cầu thực nhưng tôi chưa một ngày dừng đấu tranh cho lý tưởng ấy, dưới bất cứ hình thức nào có thể, từhọc hỏi tìm tòi những kiến thức chính trị sử quan qua bao tài liệu sách vở quý báu mà bao tiền bối ở miền nam tự do một thời đã để lại, cho chí lập luận tuyên truyền chia xẻ cho nhiều người nhận ra như mình đã dày công tìm hiểu, những việc làm ấy dù đôi khi chỉ mình mình biết mình mình hay...
Nói cách khác, ngày nào cộng sản - tức là tà đạo- còn trên quê hương này- dù chúng đổi màu hay thay áo cho thích nghi với tình thế mới đi chăng nữa- thì tất cả mọi người dân Việt dù ở đây hay hải ngoại, không thể có cái gọi là thanh bình được, không thể có quê hương được, và con dân đất Việt thực sự không thể nào ngồi yên mà ngâm vịnh thi phú gì được chứ đừng nói đến dựng xây cái gì sất!
Rồi bao hương linh oan khuất do tội ác cộng sản ở bên kia thế giới đang vất vưởng từng bấy lâu chưa một lần được cầu siêu sẽ vẫn còn theo vây quanh đòi nợ sòng phẳng với người sống. Ông bà chúng ta có nói, người chết có an người sống mới lạc ! Là người quốc gia, chúng ta còn nợ sông núi và bao thế hệ hậu sinh quá nhiều...
đảng như hòn đá tảng
đè lên vận mệnh quê hương
muốn sống trong hòa hợp yêu thương
trước hết phải tìm phương hất xuống
( thơ NGUYỄN CHÍ THIỆN )
Trong những ngày sắp gần kề tưởng niệm đến cái tang lớn của cả đất nước, tôi chỉ xin thuật lại câu chuyện có thật của Hội An quê tôi, trước là hầu bạn đọc, sau là muốn cùng Hà Rê thắp lại nén nhang lòng, cùng với đồng bào trong nước cũng như hải ngoại, mà mặc niệm cho Việt Nam, và nguyện cầu khí thiêng sông núi, anh linh tiền nhân, oan hồn những sinh linh nạn nhân cộng sản, chứng giám , phù hộ cho công cuộc giải cộng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước thắt chặt đoàn kết và ngày càng mau đến thắng lợi, thì ngày giải oan cho tất cả người Việt mới có cơ thành sự thật được.
Saigon, Wednesday, April 26, 2009
(*) Tôi may mắn còn nhớ được (thiếu đoạn chót) bài Văn Tế Học Sinh Trần Quý Cáp Hội An Tử Nạn Vì Mìn Của Việt Cộng do Thầy Thích Tuệ Không sáng tác theo lời thỉnh cầu của Thầy Nguyễn Như Thọ-Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh Hội An-, được đọc trong dịp này, xin chép ra đây hầu bạn đọc:
“Than Ôi,
Gió thảm mưa sầu trời tung đất nổ
Phố Hội An vẫn đó học trình
Bao người tuổi trẻ vô phần
Đường non Quế bỗng đâu bão tố
Nhớ Linh xưa,
Đất nước văn giai con nhà lễ độ
Tại thôn dã ân cần tháo vát
Tiếng song phương đồng tọa không hờn
Vào học đường chăm chỉ siêng năng
Danh ngũ phụng tề phi chẳng hổ
Úy thôi rồi,
Xuân trẻ mịt mờ vàng son loang lổ
Khởi từ thấy côn đồ sanh loạn
Bao kẻ gan sôi
Vừa kịp nghe môn đệ tử thương
Lắm người lệ đổ
Thương là thương tuổi trẻ hữu tình
Thầy bạn buồn, Cha Mẹ khổ, con đường xưa cam gởi thiên thu
Tiếc là tiếc đầu xanh vô tội
Gia đình tủi, học đường sầu, cuốn sổ mới đành theo vạn cổ
Từ đây,
Tre quạnh quẽ niềm hoài cổ độ
Đành xa vời lạc lỏng cửu trùng thiên
Măng mơ màng giấc mộng tuyền đài
Thôi vĩnh viễn nhạt nhòa tam xích thổ.......
.............................
( xin bạn nào còn nhớ bài văn tế này thì bổ túc giúp tôi với )
- Lời Thưa của người viết:
Kính xin quý độc giả, nếu là người Hội An đang xa quê hương đất nước, nhất là cựu học sinh Trần Quý Cáp, và ngay cả ông Hà Rê nữa, nếu có tình cờ mà đọc được bài này thì thể nào cũng nhận ra tôi, và xin quý vị vui lòng comment trên Blog này để trao đổi với tôi, xin rất lấy làm vạn hạnh. Thành thật xin lỗi tất cả các bạn vì lý do an ninh, tôi đang ở Saigon, và hiện đang ở thế chưa ra mặt hẳn nên không thể dùng tên thật khi viết bài này được. Chân thành cám ơn và rất mong được hội ngộ trong ngày quê hương Việt không còn bóng cọng nô !
Vâng, tôi là người Hội An, miền đất hiền lành và thơ mộng bậc nhất miền nam tự do- và cũng lạ thay, dẫu bị nhuộm đỏ cùng dải đất miền nam ba mươi bốn năm, hiện Hội An nay vẫn cứ giữ những tính cách đặc thù của riêng nó, hiền lành và thật thà, (...uống café cứ để xe ngoài quán không ai giữ, không cần len lét trông chừng vẫn không sợ mất cắp, không đĩ điếm lưu manh tệ nạn... như hầu hết các thành phố khác khắp nước Việt dưới thành tựu to lớn của mồm mép Việt Cộng), một nguyên sinh văn vật lạ lùng ở VN ngày nay.
Hồi đó tôi còn nhỏ lắm, mà đã kịp nhận thấy sự tàn ác hãi hùng mà VC đã gieo rắc. Bạn bè tôi ở quê, nhất là miền ngược như Quế Sơn, Thượng Đức, về tỉnh học ,thỉnh thoảng trong những chuyến về quê lấy gạo xuống Hội An trọ học, có đứa bị VC bắt cóc, hoặc đi xe đò bị mìn VC giựt nổ tung, chết thảm, có lần đến tám người trên một chiếc xe Lambro chết cả, trường Trần Quý Cáp (trường tôi theo học) và Ty Giáo Dục Quảng Nam (tức Sở Học Chánh, danh xưng của Ty Giáo Dục sau đợt Cải Cách Hành Chánh năm 1973) phải làm lễ truy điệu trọng thể (*).
Hoặc năm 1974 khi thất thủ Thượng Đức, hai ba thằng bạn tôi kẹt lại, và thế là sau khi “mất tích” 1 năm, chúng tôi gặp nhau ở Đà Nẵng khoảng cuối 1975, tôi và mấy đứa khác trong lớp 11 không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh bạn mình qua lốt: đôi dép cao su giết mòn tuổi trẻ, chiếc mũ tai bèo lấp kín tương lai, mồm nói bác đảng, tay móc thuốc lá Điện biên...
Hay những đêm không bình yên, đang ngủ, bỗng cả nhà nháo nhào chạy vội xuống hầm trú ẩn (đào sẵn ngay trong nhà) khi nghe còi báo động lẫn với tiếng nổ của cối, hỏa tiễn vang chói tai khắp thành phố: VC pháo kích. Và sáng ra nhận thấy mình còn sống sót mà chung quanh xóm giềng có thể có vài người bị thương nặng, nhẹ, hoặc đã ra người thiên cổ, nhà cửa cháy, đổ nát dưới sức tàn phá của hỏa tiễn 122 ly được chế tạo từ thiên đường Nga sô (còn thấy rõ dòng made in USSR trên miểng nhôm văng tung tóe nơi lâm nạn) chuyển qua đàn anh Trung cộng, theo chân cháu ngoan vượt Trường Sơn vào tận trong nam mà giải phóng đồng bào...
Những ngày xám xịt ảm đạm đến với Hội An rất sớm, chẳng bao lâu sau cái Tết Ất Mão hạnh phúc cuối cùng, khi mất Quảng Trị, rồi mất Huế, (làm ta nhớ tới việc Tướng Giai bị Tòa Án Quân Sự Mặt Trận lột lon, bỏ tù vì để mất Quảng Trị trong thời điểm tiền mùa hè đỏ lửa 1972), trong khoảng thời gian kế đó, đầu tháng 3, tôi còn nhớ có đọc trên một tờ báo, báo gì không nhớ rõ vì còn nhỏ quá, một bài viết của Phan Nhật Nam đau đớn và tức tối phân tích, nhận định tại sao vô lý bỏ Kontum...).
Trong một đứa trẻ mười mấy tuổi, tôi có cảm tưởng một sự biến lớn đang đến gần, từ mất Phước Long, mất Quảng Trị, Huế rồi Ban Mê Thuột, Kontum, có thể sau cái xám hoang mang ấy là đỏ hẳn.
Trong không khí dầu sôi lửa bỏng đó, trường tôi lại tổ chức thi Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt cho cả trường, sớm hơn thường lệ, càng tăng thêm một vẻ gì gấp gáp đổ vỡ đang gần kề.
Tôi nhớ không sai chút nào, không một người dân nào ở quê tôi mà lại không kinh hãi giặc cộng, dù họ là tầng lớp nào, bởi những giết chóc kinh hoàng nom thấy rõ ràng hiển nhiên, cho nên ai ai cũng nghĩ đến việc bỏ chạy ra Đà Nẵng, nơi gần nhất còn an ninh, như là một phản ứng thoát thân sống còn tự nhiên.
Hồi ấy tỉnh trưởng Quảng Nam là Đại Tá Phạm Văn Chung, về sau nhờ thầy Tuệ Không- thầy dạy học lứa bọn tôi hồi ấy- cho biết là Đại Tá lệnh cho Tòa Hành Chánh tỉnh đưa xe đến mời Cha HẢO (Cha đỡ đầu của Ô. Thiệu) ra Đà Nẵng cho an toàn, nhưng Cha HẢO không chịu đi, bỏ giáo dân (mãi gần đến giờ G, Cha mới tạm lánh ra Đà Nẵng trú tại nhà thờ Thanh Bồ Đức Lợi mà sau khi mất Hội An Đà Nẵng ba ngày, vào một buổi trưa ngày 1/4, tôi phải lùng tìm hết hơi mới được gặp Cha để trao tận tay thư của Thầy Tuệ Không, vì giáo dân không chịu chỉ chỗ trú của Ngài).
Lúc Ba tôi (từ 1973 trở về trước là Chief Truyền Tin BCH Cảnh Sát Quốc Gia Quảng Nam) về cho cả nhà hay là Saigon phát lệnh báo động đỏ đối với Quảng Nam, thì tất cả vội vàng cuốn gói tìm phương tiện chạy ra Đà Nẵng (ở nhờ một nhà bà con bên Ngoại tôi trên đường Phan Chu Trinh, mấy ngày sau lại dọn đến ở hẳn trong Trụ Sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng Đà Nẵng lúc này chẳng còn mấy ai, nhìn qua bên kia đường là Tòa Đô Chính ĐN cũng vắng vẻ không kém). Đó là ngày 21/3.
Thị Trưởng ĐN lúc ấy là Đại Tá Lê Trí Tín vẫn vững vàng cố thủ , để một tuần sau, khoảng 15h, 29/3, lính bắc mới tiến được đến Tòa Đô Chính, và Đà Nẵng cùng với Hội An thật sự lọt vào tay quỷ đỏ cháu ngoan.
Tôi còn kịp ở lại ĐN thêm hai ngày nữa để thấy bao cảnh đời xao xác tang thương, và nhất là kịp nhìn thấy mấy cái banque-roll giăng vội qua đường phố mới đổi chủ: hoan hô cách mạng không đổ máu, để rồi một ít sau là tháo xuống vì sự hớ hênh tự thú trong lúc say máu ấy của đoàn quân giải phóng !!!
Về lại Hội An, người dân mới thực sự giáp mặt với VC mà lâu nay chỉ nghe nói. Có tên chễm chệ ngồi trong cái gọi là ủy ban quân quản, khi lấy lý lịch từng nhà, đắc thắng, nhe nanh vuốt cười nói nham nhở với mấy gia đình bỏ Thượng Đức chạy xuống Hội An lánh nạn trước đây không lâu rằng: sao, bỏ việt cộng chạy hả, chạy có khỏi không? việt cộng đây nè ! bằng cái vẻ của thợ săn với con mồi hết đường chạy !
Một bầu không khí tang tóc lạ kỳ mà tôi không bao giờ quên, vài đồng nghiệp của Ba tôi, người thì bỏ trốn, người tự vẫn, trong khi Hội An chìm ngập trong không khí trả thù và khủng bố kinh tởm...
Ấy thế mà lại có câu chuyện này, tôi sắp thứ tự để kể hầu độc giả sau đây, nhất là gặp đồng hương Hội An đọc nữa thì lại càng có ý nghĩa trong lần quốc nạn thứ ba mươi bốn này! thật là :
ngồi buồn nghĩ trách ông xanh ,
khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười... (Nguyễn Công Trứ)
Ở Hội An, không ai là không biết Café ĐẠO do ông Đạo làm chủ quán. Nhà tôi ở gần đó (đối diện Tiểu Khu Quảng Nam) chỉ vài phút đi bộ là có thể mua ly café về cho Ba tôi mỗi sáng.
Café Đạo, ở ngay ngã tư Lê Lợi - Phan Chu Trinh, là nơi mọi tầng lớp thị dân thường ghé lại làm tách café sáng trước khi đi làm, và là nơi được mệnh danh là trung tâm tin tức của thành phố, bởi Hội An nhỏ xíu, chuyện gì xảy ra chỉ một lát sau cả thành phố đều hay, và thông tin thường vào cũng như ra là từ Café Đạo.
Café Đạo nghiễm nhiên là một vị trí, một “địa danh” gắn liền với Hội An, với đời sống thực sự ấm hơi thở nóng hổi mạch sống sinh động của cả một cộng đồng nhỏ bé thân thiện. Và cái tổ ấm đó ra sao sau ngày Hội An rơi vào tay cộng sản? Chẳng hiểu vì sao, nó vẫn sống còn, dù được dời vào trong hẻm gần đình Ông Voi, gần phở Liến, gần café Dung. Khách bây giờ có còn mấy ai, giữa không khí khủng bố, trả thù, tang tóc, sợ hãi, sợ đủ thứ, từ bị quy tội, chụp mũ, bỏ tù, thủ tiêu cho đến mất nhà cửa, tài sản, và gần nhất là nỗi sợ đói thường trực, bởi cộng sản nhanh chóng trổ ngón nghề bóp chặt bao tử thiện nghệ nhất hoàn vũ xưa nay chưa ai dám tranh dành danh hiệu? Phú quý mới sinh lễ nghĩa, chứ đói cơm không có ăn, còn nói chi tới cà phê cà pháo !?? Café Đạo vẫn hiện hữu thật là lạ, bởi nó như ở trên mây ngay trên chính quê nhà mình.
Tôi kể lại đây là chuyện thật không thêm bớt, bởi ngay chính tôi, sau khi cả nhà dọn về lại Hội An, có buổi tối buồn quá cầm cây guitar lên chơi thì Ba tôi bảo dẹp ngay, ông sợ bọn chúng đến, thế thì thử hỏi Café Đạo vẫn còn hiện diện không phải là kỳ lạ sao? [ quả nhiên, vài ngày sau, ngày 7/4, mấy tên VC nằm vùng vốn mới trước đây thôi là “khách ruột” của trại tạm giam Ty Cảnh Sát Quảng Nam, hùng hổ dẫn mấy tên công an thường phục, chạy Jeep Willy-cũng vốn là của CSQG cũ- đến nhà bắt Ba tôi đi để bắt đầu một chuỗi trường kỳ tù tội rừng sâu nước độc, từ Trung Tâm Cải Huấn Hội An, đến trại Phú Túc (quận Hiếu Đức) rồi An Điềm (quận Đại Lộc), Sườn Giữa ( An Điềm đi ngược lên thêm hơn hai chục cây số nữa, sát biên giới với Lào) tha hồ rừng thiêng nước độc lấy mạng không ít tù bại trận ]
Hồi quốc gia, Má tôi buôn bán hàng Quân Tiếp Vụ, nên quen biết nhiều các hàng tạp hóa trong thành phố, trong số đó có cô Đê (tôi gọi bằng cô vì cổ xấp xỉ tuổi Má tôi mà độc thân). Cô có người em trai đi lính Biệt Động Quân, tên Rê, mà người Hội An quen gọi luôn cả họ là Hà Rê. Hà Rê có vẻ bặm trợn nhưng thực ra hiền lành, như bao người dân Hội An vậy (xin bạn đọc thông cảm không phải tôi quá ca tụng quê hương mình đâu), chẳng rõ ông có bị đi tù VC không, nhưng chỉ biết rằng sau một thời gian VC xáo trộn khuấy đảo mọi thứ (bắt bỏ tù viên chức cũ, chiếm nhà cửa của kẻ chiến bại, thiết lập hộ khẩu, đổi tiền miền nam ra tiền VC, 1975, rồi lại đổi tiền thống nhất, 1976 v.v...) rồi thì Hội An cũng mặc nhiên lấy lại cái không khí của mình tuy rằng bây giờ lai tạp đủ điều, nhất là thò ra những khuôn mặt nịnh hót tâng công (mà dân gian biếm nhẽ là cách mạng ba mươi), và Hà Rê lại xuất hiện, và lại có mặt thường nơi cố hữu trước kia của anh em: Café Đạo.
Trong tình thế đó mà có câu chuyện về ông , tôi được nghe một người bạn đàn anh kể lại sau đây mới thật là ly kỳ.
Như đã thành truyền thống, sáng mồng một Tết nào Ông Đạo cũng đãi khách đến quán tách café đầu năm (không tính tiền), và khách đến quán thường là những “thường trú dân” của Café Đạo, ở đó người người gặp nhau mừng chúc xuân, chuyện trò năm mới thân tình ấm cúng như ở nhà mình. Truyền thống ấy vẫn còn ngay cả khi Hội An đã bị nhuộm đỏ.
Một sáng mồng một Tết (không rõ năm nào), như bao năm trước, Hà Rê đến quán- bây giờ vắng nhiều gương mặt thân quen bởi bao cảnh tang thương dày xéo đã diễn ra- gom mọi người lại ngồi chung một bàn (ít khách lắm), với vẻ trịnh trọng, ông yêu cầu mọi người yên lặng.
Trong sự lặng yên theo dõi của mọi người, Hà Rê bước đến bàn thờ giữa quán, đốt mấy nén nhang, bắc ghế cho cao, đứng lên và long trọng khấn vái quỷ thần, rồi tay cầm nhang, tay cầm tách café của mình, quay mặt xuống anh em đang ngồi hướng lên kính cẩn, ông nói rõ ràng:
“Kính thưa quỷ thần chứng giám, lạy tạ trời đất quê hương, thưa anh em bạn hữu có mặt hôm nay, rằng Thực dân dùng bá đạo, Cộng sản dùng tà đạo, còn anh em chúng tôi dùng Café Đạo”. Nói xong, ông cắm nhang vào bát, bước xuống nâng ly café lên cùng với anh em, trong sự cảm động, ngạc nhiên, thích thú của mọi người, hẳn là có cả ông Đạo !!!
Khỏi cần nói thêm về sự ly kỳ của câu chuyện, bởi thời đoạn ấy, nếu chuyện này mà lọt vào tai cháu ngoan thì không chỉ Hà Rê mà cả bao người có mặt hôm đó sẽ bị trả thù đến rũ tù.
Cũng sẽ quá thừa khi bàn luận thêm về lối chơi chữ hi hữu mà chỉ Hội An với Café Đạo mới có được.
Chỉ xin thưa rằng, với riêng tôi- dẫu sau khi mất Hội An một năm là tôi đã bỏ xứ vào nam- mấy lời giản dị của Hà Rê cũng chính là quan niệm sống của mình, dù ai có độc ác tà tâm , ta vẫn phải gắng giữ một lòng nhân ái ngay thẳng. Trong nhận thức cũng như trong hành động, không bao giờ tôi từ bỏ lý tưởng giải cộng. Dù phải bôn ba lao nhọc tha phương cầu thực nhưng tôi chưa một ngày dừng đấu tranh cho lý tưởng ấy, dưới bất cứ hình thức nào có thể, từhọc hỏi tìm tòi những kiến thức chính trị sử quan qua bao tài liệu sách vở quý báu mà bao tiền bối ở miền nam tự do một thời đã để lại, cho chí lập luận tuyên truyền chia xẻ cho nhiều người nhận ra như mình đã dày công tìm hiểu, những việc làm ấy dù đôi khi chỉ mình mình biết mình mình hay...
Nói cách khác, ngày nào cộng sản - tức là tà đạo- còn trên quê hương này- dù chúng đổi màu hay thay áo cho thích nghi với tình thế mới đi chăng nữa- thì tất cả mọi người dân Việt dù ở đây hay hải ngoại, không thể có cái gọi là thanh bình được, không thể có quê hương được, và con dân đất Việt thực sự không thể nào ngồi yên mà ngâm vịnh thi phú gì được chứ đừng nói đến dựng xây cái gì sất!
Rồi bao hương linh oan khuất do tội ác cộng sản ở bên kia thế giới đang vất vưởng từng bấy lâu chưa một lần được cầu siêu sẽ vẫn còn theo vây quanh đòi nợ sòng phẳng với người sống. Ông bà chúng ta có nói, người chết có an người sống mới lạc ! Là người quốc gia, chúng ta còn nợ sông núi và bao thế hệ hậu sinh quá nhiều...
đảng như hòn đá tảng
đè lên vận mệnh quê hương
muốn sống trong hòa hợp yêu thương
trước hết phải tìm phương hất xuống
( thơ NGUYỄN CHÍ THIỆN )
Trong những ngày sắp gần kề tưởng niệm đến cái tang lớn của cả đất nước, tôi chỉ xin thuật lại câu chuyện có thật của Hội An quê tôi, trước là hầu bạn đọc, sau là muốn cùng Hà Rê thắp lại nén nhang lòng, cùng với đồng bào trong nước cũng như hải ngoại, mà mặc niệm cho Việt Nam, và nguyện cầu khí thiêng sông núi, anh linh tiền nhân, oan hồn những sinh linh nạn nhân cộng sản, chứng giám , phù hộ cho công cuộc giải cộng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước thắt chặt đoàn kết và ngày càng mau đến thắng lợi, thì ngày giải oan cho tất cả người Việt mới có cơ thành sự thật được.
Saigon, Wednesday, April 26, 2009
(*) Tôi may mắn còn nhớ được (thiếu đoạn chót) bài Văn Tế Học Sinh Trần Quý Cáp Hội An Tử Nạn Vì Mìn Của Việt Cộng do Thầy Thích Tuệ Không sáng tác theo lời thỉnh cầu của Thầy Nguyễn Như Thọ-Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh Hội An-, được đọc trong dịp này, xin chép ra đây hầu bạn đọc:
“Than Ôi,
Gió thảm mưa sầu trời tung đất nổ
Phố Hội An vẫn đó học trình
Bao người tuổi trẻ vô phần
Đường non Quế bỗng đâu bão tố
Nhớ Linh xưa,
Đất nước văn giai con nhà lễ độ
Tại thôn dã ân cần tháo vát
Tiếng song phương đồng tọa không hờn
Vào học đường chăm chỉ siêng năng
Danh ngũ phụng tề phi chẳng hổ
Úy thôi rồi,
Xuân trẻ mịt mờ vàng son loang lổ
Khởi từ thấy côn đồ sanh loạn
Bao kẻ gan sôi
Vừa kịp nghe môn đệ tử thương
Lắm người lệ đổ
Thương là thương tuổi trẻ hữu tình
Thầy bạn buồn, Cha Mẹ khổ, con đường xưa cam gởi thiên thu
Tiếc là tiếc đầu xanh vô tội
Gia đình tủi, học đường sầu, cuốn sổ mới đành theo vạn cổ
Từ đây,
Tre quạnh quẽ niềm hoài cổ độ
Đành xa vời lạc lỏng cửu trùng thiên
Măng mơ màng giấc mộng tuyền đài
Thôi vĩnh viễn nhạt nhòa tam xích thổ.......
.............................
( xin bạn nào còn nhớ bài văn tế này thì bổ túc giúp tôi với )
- Lời Thưa của người viết:
Kính xin quý độc giả, nếu là người Hội An đang xa quê hương đất nước, nhất là cựu học sinh Trần Quý Cáp, và ngay cả ông Hà Rê nữa, nếu có tình cờ mà đọc được bài này thì thể nào cũng nhận ra tôi, và xin quý vị vui lòng comment trên Blog này để trao đổi với tôi, xin rất lấy làm vạn hạnh. Thành thật xin lỗi tất cả các bạn vì lý do an ninh, tôi đang ở Saigon, và hiện đang ở thế chưa ra mặt hẳn nên không thể dùng tên thật khi viết bài này được. Chân thành cám ơn và rất mong được hội ngộ trong ngày quê hương Việt không còn bóng cọng nô !
* * *
---
---
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...