. .

Monday, December 26, 2011

(Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV) - Bài 3, phần 2- Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết (tiếp theo)

(Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV)
-Bài 3, phần 2-
-Lê Tùng Châu- 
Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết (tiếp theo)

C - Vậy ta hãy xem nền giáo dục quốc gia ở miền Nam đã chủ trương ra sao và dạy học sinh những gì để có được một thành quả quý báu như thế?

NỀN TẢNG: Triết Lý Giáo Dục Việt Nam Cọng Hòa
Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến Pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau:



Nhân Bản: Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education). Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý, thuyết nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này. Thuyết nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyết này, con người có giá trị đặc biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưa đến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, “nhân linh ư vạn vật”, và con người phải được tôn trọng bởi tính linh thiêng đó. Con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Dân Tộc: Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc (nationalistic education). Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh anh hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từ bao đời. Dân tộc tính đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa khác.

Khai Phóng: Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
-(tlđd, "GIÁO DỤC Ở NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẬP NIÊN 1970 ĐẾN 1975" Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm)
Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm

Hôm nay đọc lại những điều này, hẳn chúng ta không khỏi xúc động trước tinh thần trách nhiệm với một tầm trí tuệ cao vợi mà các bậc tiền bối đã vạch ra lối đi cho giáo dục Việt Nam cách nay hơn 50 năm, hùng hồn, chắc chắn và chu đáo chẳng khác nào một "Tuyên Ngôn" hay Một "Hiến Chương Giáo Dục", dẫu ngày nay khi nhân loại tiến quá nhanh với kỹ thuật computer mà Tuyên Ngôn này vẫn còn nguyên giá trị.
Thế mới biết những giá trị lớn trong đời đều bền với thời gian!

MỤC ĐÍCH:

Vì chủ trương nguyên tắc căn bản trên đây nên mục đích của chương trình dạy và học nhắm mục đích chính sau:

Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hướng đi định sẵn nào.
 

Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đỡ nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
 

Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi.
Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thực tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trở thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. 

Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. 
Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học, hay ai cũng học đến bác sĩ, kỹ sư hoặc các ngành cao đẳng chuyên nghiệp khác.
Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có người chỉ học được hết Tiểu Học, có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay Trung Học Đệ Nhị Cấp, có những người khác thì học đến hết bậc đại học.
Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trở thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức độ nào. Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổn phận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và vẫn làm thế nào giúp họ trở thành người tốt với mức học Tiểu Học của họ.
-(tlđd, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm)

Tưởng không còn gì rõ hơn khi với một thiết kế nền tảng và nhắm tới mục đích như thế, nền giáo dục VNCH đã thực thi đúng câu: HỌC ĐỂ HOÀN THIỆN MÌNH

Một học sinh miền Nam thời trước, dù học tới lớp nào, cũng được chương trình học dạy cho những chuẩn mực khách quan để thành người, nghĩa là các em không học để theo phe ai, tôn thờ ai hay căm thù kẻ nào. Lại càng không học chỉ để kiếm cơm hay kiếm bằng cấp.

Tuyệt nhiên trong suốt chương trình học, học sinh không hề bị "định hướng" trong suy tư, từ những suy tư cá nhân hay nhận định về chính trị, xã hội, thời cuộc...

Các em biết mình đang ở đâu, đang sống trong bối cảnh nào, chỗ mình đứng là đâu, mình có thể tác động được gì, hoặc ai đang làm gì đến mình?

Học sinh thỏa sức học, tìm hiểu không hạn chế, và năng lực sáng tạo của con người đã nẩy nở tuyệt đối trong một môi trường giáo dục lý tưởng như thế. Đó cũng chính là lý do vì sao thời VNCH, văn, thơ, nhạc phát triển phong phú và đậm tính nhân bản, đến nỗi mãi cho đến 3, 4 chục năm sau vẫn còn tỏa hương khắp hang cùng ngõ hẻm nơi một đất nước vênh vang Xã nghĩa tối ngày ra rả tự tụng ca mình bởi bộ máy tuyên truyền của chế độ này???!!!

Sau khi cộng sản chiếm và cai trị VN 36 năm, nếu chưa kể đến khối lượng đồ sộ những sách báo tạp chí mọi thể loại, tại lĩnh vực dễ nhận thấy nhất đó là Nhạc, thì những bản nhạc của miền Nam quốc gia vẫn được trân trọng, lưu truyền trên toàn quốc ngày càng tăng mật độ, hoàn toàn lấn sân những bản nhạc "đỏ" của thiên đường xã nghĩa, bởi thứ văn nghệ phi nhân của CS đã bị đánh bại hoàn toàn, chẳng một ai còn muốn nghe nhạc của miền bắc cho dù đó là nhạc tình, cho dù đó là những đảng viên, hay cựu binh CS và kể cả con cháu của họ...

Những buổi trình diễn ca nhạc của các ca sĩ miền Nam lưu vong hải ngoại sau 1975 dù ở những phòng trà hằng đêm hay tại các nhà hát lớn ở Saigon hay Hanoi, đều được khán thính giả hưởng ứng tuyệt đối (dù giá vé vào cửa không rẻ chút nào) như các buổi diễn của Tuấn Ngọc, Thanh Tuyền, hay Chế Linh vừa qua (2010, 2011) là một trưng dẫn khó chối cãi! (ta có thể giả thử theo hướng ngược lại, rằng nếu có 1 buổi trình diễn những bản nhạc của miền bắc thiên đường xã nghĩa, thì thử hỏi có ma nào đi coi, nghe hay không?)



Có thể nói, một chế độ đã bị bức tử nhưng Anh Hoa của chế độ ấy đã bất diệt qua những phiếu bầu âm thầm đồng loạt của quần chúng. Đó chính là Quả của Cây Giáo Dục. Cây lành thì Quả ngọt. Còn gì rõ hơn???

* * *

Càng học lên cao, học sinh càng tỏ ra bản lĩnh, "người lớn" bởi sự khách quan, phong phú và trí tuệ của chương trình dạy và nhân cách của các nhà giáo.

Ngoài chương trình Toán và Khoa Học Thực Nghiệm phong phú, bổ ích, thú vị, điều đáng nói là các môn học Khoa Học Nhân Văn như Quốc Văn, Sử Địa và Công dân Giáo Dục là những kho tàng quý báu, xây dựng nền tảng cho nhân cách các em hình thành một cách chắc chắn và đầy triển vọng thăng hoa về sau.

Một học sinh lớp 11 ở miền Nam trước 1975 đã biết vanh vách văn chương thi phú đông tây; kiến thức sử, địa bao trùm trong nước và thế giới, trong khi đó một giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình, cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, đã không hề biết tí gì về Tự Lực Văn Đoàn:
MC Lại văn Sâm, (trong mục “Ai là triệu phú”(*) trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội ngày 9-1-2007) đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”

Cô nữ giảng viên Đại học Sư phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.

Lên lớp 12 thì học sinh còn được học thêm môn Triết Học. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong đời một thanh niên vừa qua tuổi dậy thì, lúc này, khao khát tìm hiểu về mình, về tha nhân, về xã hội, về thế giới ...càng lộ rõ và mãnh liệt. Triết Học giúp các em biết mình biết người và thế giới tinh thần, tâm linh sâu thẳm, kỳ diệu của con người.

Môn Triết gồm:
- Tâm Lý học: tìm hiểu mình và người, tương quan giữa Nội tâm và Ngoại cảnh
- Luận Lý học: học phương pháp luận, suy tư cho đúng.
- Đạo Đức học: những quan điểm minh triết, tập đại thành từ các nền Triết học đông - tây, cung cấp cho người học những tùy chọn trong khu xử, giao tiếp sao cho hài hòa giữa mình và tha nhân, giữa cá nhân và quần thể...

- Siêu Hình học: tìm hiểu những thăng hoa của tâm linh con người, tại đây, học sinh có những khái niệm rõ ràng, lành mạnh về tôn giáo, và những nhu cầu tâm linh khác của con người.

Ích dụng làm cho học sinh thành người lớn rõ nhất của môn Triết Học là, nếu so một học sinh lớp 11 với học sinh lớp 12, rất dễ thấy một sự khác biệt khá lớn. Dù gì thì gì, học sinh lớp 11 vẫn còn là một đứa trẻ, không sao sánh nổi với tầm vóc đàn anh học lớp 12 dù chỉ hơn kém nhau có 1 tuổi mà thôi.

Một nền giáo dục như thế thì làm sao mà sản sinh ra những quái thai đua xe, cờ bạc, ăn nhậu, đánh nhau, lột áo quần, đâm chém nhau đến chết người trong trường học? Không hề có một tí tệ nạn nào tại học đường thời quốc gia ở miền Nam. Điều này tôi nói chắc và không cần dẫn chứng.(1)

Một học đường cho ra lò bao thế hệ học trò như thế, thì tất yếu là xã hội ấy cũng thăng hoa và vươn cao hơn hẳn về mọi mặt.  Cho dù đang ở trong thời chiến, trước 1975, VNCH là quốc gia đào tạo ra được 3/4 lượng kỹ sư cho toàn vùng Đông Nam Á, và trình độ văn minh về nhân văn đã lấn lướt rất nhiều quốc gia lân bang khác.

Càng nói tới, chỉ càng tiếc cho mệnh trời, vận nước oan nghiệt đã đành đoạn dứt bỏ cơ hội vươn mình thành cường quốc một cách hiển nhiên của VNCH nếu chúng ta không bị thí mạng trong ván cờ thế giới 36 năm trước!

Để rõ ràng với công luận, "nói có sách, mách có chứng", mời bạn cùng tôi làm vài đối chiếu để thấy sự khác biệt trình độ của học sinh 2 thời quốc - cộng quá rõ nét qua các tài liệu dưới đây (xin click vào hình để xem rõ hơn):

Đề thi Toán Tú Tài II quốc gia 1969 (trái) và Đề thi Toán THPT của cộng sản: khoảng cách quá xa sau 33 năm. Đây là một nghịch lý, bởi càng về sau đáng ra trình độ học thức phải hơn trước mới đúng. Nếu không, làm sao người cộng sản có thể tự rêu rao là thành tựu, là chiến thắng? và kéo theo những kẻ bán rẻ tâm hồn hô hùa theo chúng???


Đề thi Quốc Văn -quốc gia- Tú Tài I 1969 (trái) và Đề thi Văn THPT-cộng sản- 2006: sau 37 năm, trình độ 1 học sinh lớp 12 thời xã nghĩa chỉ là một đứa trẻ ngây ngô trong mắt học sinh lớp 11 (Tú Tài I) xưa kia.


Đề thi Triết -quốc gia- Tú Tài II 1969 (trái) và Đề thi Văn THPT-cộng sản- 2003: không những thua thiệt về tri thức và nhân cách, sau 33 năm, học trò VN chỉ là những con cừu thảm hại của một nền văn hóa nô dịch, phi nhân.
-
Chương trình Quốc văn lớp 10 qua sách "Việt văn Độc Bản" của Trần trọng San, Bộ Giáo Dục xb, Saigon, 1967

- Chỉ lướt sơ qua chương trình Quốc văn lớp 10 ở miền Nam thời trước, cũng cho ta một so sánh xa vợi so với trình độ của một sinh viên đại học và càng xa thẳm học sinh "cấp 3" bây giờ.

Tính dân chủ và trình độ tiên tiến của VNCH càng nổi rõ khi hệ thống Đại Học là bán tự trị và không hoàn toàn thuộc bộ Quốc gia Giáo dục:
Bộ Giáo dục thường có một Thứ trưởng đặc trách đại học. Công việc và trách nhiệm của vị nầy tương đối nhẹ - chủ yếu về chánh sách - vì các Viện Đại học đối với Bộ Giáo Dục là cơ quan ngoại vi (không trực thuộc mà cũng không tự trị)
(trích "Thử Nhìn Lại HỆ THỐNG GIÁO DUC ĐẠI HỌC THỜI VNCH" by GS. Huỳnh Văn Thế) - xin xem thêm ở (3)
GS Huỳnh Văn Thế (trái)

Sau đây là vài tài liệu về Viện Đại Học Vạn Hạnh tại Saigon:

Giới thiệu khái quát và Chương trình niên khóa 1967-68, của Phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn Viện Đại Học Vạn Hạnh

Nội dung các môn học NK 1967-1968 của Phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, Viện Đại Học Vạn Hạnh
Chỉ xem qua chương trình của năm Dự bị thôi, các trí thức xã nghĩa thời CS với lắm thứ bằng cấp mang tên kêu lốp bốp đang bỏ trong ví như Cử Nhân, Tiến Sĩ....đều phải lạnh gáy, vì quả thực gần 100% trong số họ vô cùng kém ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp văn), họ càng chả thể nào biết nổi 1 tí gì về Triết Đông, Triết Tây: những tên tuổi như Spinoza, Schopenhauer, Nietzche, Kierkegaard, E. Kant, M. Heidegger, hay gần hơn như F. Bacon, J. P. Sartre, A. Camus ...là họ hoàn toàn mù tịt. May đâu họ có biết tên Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử, Hàn Phi tử, Mặc tử hay Lão tử, Long Thọ, Bồ Đề Đạt Ma tổ sư, lục tổ Huệ Năng ...nhưng cái biết đó nhúm nhó thảm hại buồn cười tựa như các vị kể trên là những nhân vật nào thần bí trong truyện cổ tích của trẻ em!

Chỉ Nam của Phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, Viện Đại Học Vạn Hạnh và thành phần Ban Giảng Huấn
Chỉ việc nhìn vào những tên tuổi trong thành phần Ban Giảng Huấn trên đây [chú ý: vị mang số thứ tự 4 với tên ĐĐ Thích Nguyên Tánh là nhà học giả lừng danh tại miền Nam: Giáo sư Phạm công Thiện (2), lúc này chưa tới 30 tuổi], là quá dư để bảo đảm cho phẩm chất và quy mô quý hiếm của bầu khí trí thức mà Đại Học quốc gia VNCH đã quy tụ được, và ngày nay, nếu những "giáo sư" xã nghĩa nào còn nhất điểm lương tâm ắt phải lấy làm xấu hổ và quay mặt đi!

Nghị Định thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh tại Saigon, ký ngày 17-10-1964

Nghị Định ấn định thành phần văn bằng Cử Nhân Văn Khoa tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, ký ngày 2-9-1967
Viện Đại Học Vạn Hạnh Saigon, 222 Trương Minh Giảng Saigon, là cơ sở giáo dục Phật học và Khoa học Nhân văn của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, bị chiếm dụng làm "trường ĐH Sư Phạm" của VN xã nghĩa đã 36 năm nay

Tạm kết cho bài này, ta chỉ có thể nói rằng:
Sứ mạng của Giáo dục là giúp con người gạn lọc, lìa bỏ cái ngu cái xấu, tăng trưởng thông thái, minh triết, thăng hoa đạo đức và chiều sâu  tâm hồn.

Thế giới có thể biến đổi, tiến bộ với những phát minh khoa học khiến con người sống với bao tiện nghi văn minh hơn xưa, nhưng chân lý nói trên là bất di bất dịch trong cõi người ta, nơi mà chỉ một khoảng cách bé nhỏ như sợi tóc là ta có thể từ nhân tính sang thú tính. Nếu không có giáo dục lành mạnh, xã hội sẽ là một bãi lầy. Nếu không có đạo đức, văn minh chỉ là thảm họa.

Một nền giáo dục không đảm đương nổi trách vụ làm cho học sinh, công dân trong nước thành người tốt, giỏi, để đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân thì đó là một nền giáo dục thất bại, là thứ sản phẩm tai họa của một chế độ phi nhân: không thể chấp nhận sự chạy tội ngụy biện thấp hèn từ miệng các tiến sĩ nọ, bộ trưởng kia trong chế độ cộng sản đổ lỗi cho nguyên nhân của "bạo lực học đường" nào là: "hội nhập", internet, bởi gia đình không chăm nom con cái, hay bởi bất cứ lí do nào khác!

Một nền giáo dục đào tạo ra hàng hàng lớp lớp những con người khi còn cắp sách tới trường thì lễ phép, chăm chỉ, sau khi vào đời thì biết tôn trọng và tự trọng, biết thượng tôn pháp luật, yêu công bằng và tự do, biết thương yêu đùm bọc tha nhân, biết đặt tổ quốc trên hết, biết trách nhiệm với giống nòi, biết bảo tồn văn hóa dân tộc ....thì làm sao xã hội đó có trộm cắp, giật dọc, phi luân, "vô cảm", thờ ơ với đồng bào cũng như với sự an nguy, mất còn của đất nước? Đó mới thực sự là một nền giáo dục nhân bản của một quốc gia nhân trí.

* * *

Để không làm cho bài quá dài, tôi xin mở ra một "Phụ Lục" rất thú vị và bổ ích chừng 3, 4 kỳ (sau bài này, và trước khi vào bài 4), như là một minh họa cần thiết cho chủ đề này.
Hẹn gặp các bạn trong Phụ Lục số 1 kỳ sau.

Saigon, Noel 2011

Lê Tùng Châu
-----------------------------------------

Danh Mục loạt bài này:

Bài 1: GIÁO DỤC của VN Xã Nghĩa: Không Những Phá Sản Bể Nát Mà còn Là Tội Ác
Bài 2-Phần 1 & 2: (Loat bài Giáo Duc cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV): Học Để Làm Gì?
Bài 3-Phần 1: (Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV) -Bài 3, phần 1- Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết




Chú Thích:

(1): "...tôi có thể chứng minh bằng một thứ “thống kê xã hội” bỏ túi sau đây… Tôi có thu thập khoảng 200 bản tin tức đăng trong báo chí xuất bản ở miền Nam trước 1975. Trong đó một phần ba là các tin tức chính trị và quân sự. Phần còn lại đều là những tin “lá cải” như đánh nhau, đánh ghen, ly dị, hãm hiếp, giết người, v.v… Nhưng tôi không tìm ra các loại tin kiểu: Thầy hãm hiếp trò, lường gạt, đánh đập dã man học trò, sỉ nhục học sinh, gian lận, giả bằng cấp, thi cử gian lận đủ kiểu thường xảy ra hằng ngày được đăng tải trên báo chí trong xã hội Việt Nam bây giờ.
So sánh hai loại bản tin đó đánh giá được hai nền giáo dục: giáo dục trước 1975 và sau 1975..." -trích Giáo dục ở miền Nam VietNam …. Những con số biết nói của Nguyễn Văn Lục

(2): Một Vì Sao Lạc: PHẠM CÔNG THIỆN

(3): Các viện đại học công lập VNCH không có Hội đồng Quản trị (Board of Trustees/ of Governors) như ở Mỹ vì là cơ quan ngoại vi của bộ Giáo Dục, nhưng có Hội đồng Khoa, Hội đồng Viện để quyết định về điều hành nội bộ.
Tự trị đại học: Đại học Mỹ có quyền tự trị. Đại học Miền Nam trước 1975 chỉ được bán tự trị (theo tôi nghĩ). Về học vụ và điều hành thì các cơ sở đại học được tự trị; các hội đồng khoa và hội đồng viện có quyền thảo luận và quyết định, không phải trình báo hay xin chĩ thị gì cả. Nhưng về tài chánh thì không. Thật vậy, các viện đại học có chương mục ngân sách riêng, nhưng mỗi chương mục ngân sách riêng là một bộ phận của ngân sách bộ GD (ngân sách bộ GD lại là một bộ phận của ngân sách Quốc gia) phải được Quốc hội chấp thuận. Mỗi chi tiêu phải qua thủ tục “kiểm soát ước chi” do bộ Tài chánh thi hành để kiểm soát. Ngoài ra, nhân viên hành chánh các cấp và nhân viên giảng huấn các ngạch là “công chức” quốc gia. Tân tuyển, cải ngạch, thăng trật, bổ nhiệm,… phải qua thủ tục “chiếu hội công vụ” do phủ Tổng ủy Công vụ thi hành để kiểm soát. Tóm lại, hoạt động của cơ quan công quyền thời VNCH trong đó có cả viện đại học thường phải theo “thể lệ hành chánh và tài chánh hiện hành”. Nói thế chứ tiến trình chiếu hội, kiểm soát khá nhanh.
Mỗi năm sinh viên chỉ đóng tiền ghi danh học và tiền ghi danh dự thi, tiền xử dụng phòng thí nghiệm. Sinh viên đại học Sư phạm lại được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tiền đâu để cơ quan đại học điều hành và phát triển, để trả lương nhân viên mà nói đến tự trị đại học (như ở Mỹ). Năm 1974 Thủ tướng chánh phủ VNCH có ký Nghị định cho thành lập Quỹ Phát Triển Đại Học, tiền quỷ sẽ là tiền học phí do sinh viên đóng. Bộ GD có yêu cầu các đại học đem ra thảo luận. Tôi đề nghị tạm ngưng. Vùng II đang di tản, sinh viên biết việc thu học phí sẽ gây rối, bọn nằm vùng sẽ thừa cơ hội. Giặc ngoài, loạn trong, thì…chết!- (tlđd, GS. Huỳnh Văn Thế)

---------------------------------

Dưới đây là các Comments khi bài đăng từ CXN Blog - 26/12/2011:


37 comments on “NVDT_122611_00034_Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV – Bài 3, phần 2- Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết (tiếp theo)

  1. Chóp bu giáo dục nhà ta bây chừ rất sợ những so sánh thế này bởi nó phơi bày rành rành ra những thứ tệ hại nhất,ngu xuẩn nhất.Có chăng là chỉ có một số chóp bu giáo dục nghiên cứu cho kỹ hòng tìm cho ra…sai sót để mà tự huyễn hoặc rằng nền giáo dục XHCN thời kỳ đổi mới là nhất quả đất!
    Tôi đã được đọc những tài liệu kỹ thuật được dịch từ tiếng Anh của Mỹ(nói chung là của tư bản) và cả những tài liệu kỹ thuật về Điện,Điện tử,Cơ khí…do chính giáo sư,kỹ sư VNCH viết,sao mà nó dễ hiểu,dễ thẩm thấu thế không biết…Còn bên kia,rặt XHCN thì tổ cha nó,đọc hiểu chết liền…
    Một nền giáo dục chỉ là nước lã thêm tý muối với bột ngọt vào,khuấy lên rồi bắt mọi người phải thừa nhận đó là nước xương thì có đáng nhổ toẹt đi không?Hỏi tức là trả lời rồi!
  2. Danh Mục loạt bài này:
    Bài 1NVDT_120311_00004_GIÁO DỤC của VN Xã Nghĩa: Không Những Phá Sản Bể Nát Mà còn Là Tội Ác
    Bài 2-Phần 1NVDT_120911_00007_Loat bài Giáo Duc cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV) -Bài 2-Phần 1: Học Để Làm Gì?
    Bài 2-Phần 2NVDT_120911_00007_Loat bài Giáo Duc cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV) -Bài 2-phần 2: Học Để Làm Gì?
    Bài 3-Phần 1Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV) -Bài 3, phần 1- Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết
    ——————————-
    Chú Thích:
    (1): “…tôi có thể chứng minh bằng một thứ “thống kê xã hội” bỏ túi sau đây… Tôi có thu thập khoảng 200 bản tin tức đăng trong báo chí xuất bản ở miền Nam trước 1975. Trong đó một phần ba là các tin tức chính trị và quân sự. Phần còn lại đều là những tin “lá cải” như đánh nhau, đánh ghen, ly dị, hãm hiếp, giết người, v.v… Nhưng tôi không tìm ra các loại tin kiểu: Thầy hãm hiếp trò, lường gạt, đánh đập dã man học trò, sỉ nhục học sinh, gian lận, giả bằng cấp, thi cử gian lận đủ kiểu thường xảy ra hằng ngày được đăng tải trên báo chí trong xã hội Việt Nam bây giờ.
    So sánh hai loại bản tin đó đánh giá được hai nền giáo dục: giáo dục trước 1975 và sau 1975…” -trích Giáo dục ở miền Nam VietNam …. Những con số biết nóicủa Nguyễn Văn Lục
    (3): Các viện đại học công lập VNCH không có Hội đồng Quản trị (Board of Trustees/ of Governors) như ở Mỹ vì là cơ quan ngoại vi của bộ Giáo Dục, nhưng có Hội đồng Khoa, Hội đồng Viện để quyết định về điều hành nội bộ.
    Tự trị đại học: Đại học Mỹ có quyền tự trị. Đại học Miền Nam trước 1975 chỉ được bán tự trị (theo tôi nghĩ). Về học vụ và điều hành thì các cơ sở đại học được tự trị; các hội đồng khoa và hội đồng viện có quyền thảo luận và quyết định, không phải trình báo hay xin chĩ thị gì cả. Nhưng về tài chánh thì không. Thật vậy, các viện đại học có chương mục ngân sách riêng, nhưng mỗi chương mục ngân sách riêng là một bộ phận của ngân sách bộ GD (ngân sách bộ GD lại là một bộ phận của ngân sách Quốc gia) phải được Quốc hội chấp thuận. Mỗi chi tiêu phải qua thủ tục “kiểm soát ước chi” do bộ Tài chánh thi hành để kiểm soát. Ngoài ra, nhân viên hành chánh các cấp và nhân viên giảng huấn các ngạch là “công chức” quốc gia. Tân tuyển, cải ngạch, thăng trật, bổ nhiệm,… phải qua thủ tục “chiếu hội công vụ” do phủ Tổng ủy Công vụ thi hành để kiểm soát. Tóm lại, hoạt động của cơ quan công quyền thời VNCH trong đó có cả viện đại học thường phải theo “thể lệ hành chánh và tài chánh hiện hành”. Nói thế chứ tiến trình chiếu hội, kiểm soát khá nhanh.
    Mỗi năm sinh viên chỉ đóng tiền ghi danh học và tiền ghi danh dự thi, tiền xử dụng phòng thí nghiệm. Sinh viên đại học Sư phạm lại được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tiền đâu để cơ quan đại học điều hành và phát triển, để trả lương nhân viên mà nói đến tự trị đại học (như ở Mỹ). Năm 1974 Thủ tướng chánh phủ VNCH có ký Nghị định cho thành lập Quỹ Phát Triển Đại Học, tiền quỷ sẽ là tiền học phí do sinh viên đóng. Bộ GD có yêu cầu các đại học đem ra thảo luận. Tôi đề nghị tạm ngưng. Vùng II đang di tản, sinh viên biết việc thu học phí sẽ gây rối, bọn nằm vùng sẽ thừa cơ hội. Giặc ngoài, loạn trong, thì…chết!- (tlđd, GS. Huỳnh Văn Thế)
  3. Chào chutusg,
    Ở XA mà vào sớm thiệt,bravo!
    Nói có sách,mách có chứng như vầy thì phải biểu dương LTC một phát phải không ?
    Tặng chutusg phát minh cách chế tạo nước mắm sau 30/4/75 ở quê nhà :
    -Nước trà buồm 1 ca,
    -Muối hột 200 gram,
    -Bột ngọt (“MÌ CHÍNH”) 1 muỗng mỏ vịt.
    Trộn đều ba thứ trên ,vô chai có ngay một lít nước mắm.
    Cách dùng:chan cơm hay chấm khoai cũng rất…”NGON”
    Xí,quên….phải pha thêm 1 muỗng nước mắm Phan thiết lấy hương nữa chứ !.
    Món nước xương của chutusg vẫn sang vì có chữ XƯƠNG.
    Giáo dục cũng giả dối thì tội cho các thế hệ HS sau 75.
    So sánh cho thấy mà thèm,mà tìm phương cách để được hưởng cái mà Nhà nước này đã xóa sạch qua Cách mạng Văn Hóa rồi đào tạo SV,HS thành những con ngáo ộp như hiện nay.
    Tuổi trẻ giờ đã tỉnh chưa ?
    ,
  4. Giáo dục hiện nay có đặc trưng cơ bản là coi học sinh là đối tượng kinh doanh… ngoài việc thu học phí, các hiệu trưởng được sở và bộ GD bật đèn xanh các khoản thu: Xây dựng trường. các loại quỹ, các khoản học thêm, may đồng phục và, sách giáo khoa và muôn vàn các khoản do chúng bịa ra dưới sự ủng hộ của các phụ huynh là công chức có tiền tham nhũng làm chim mồi… Đơn cử một chiếc áo đồng phục thu 180.000 đ trong khi giá thành chỉ 50.000 đ, sách giáo khoa thì năm nào cũng in lại để bán với số lượng lớn do các giáo sư tiến sỹ giấy biên soạn một cách cẩu thả… Ngay cả bộ trưởng cũng coi vị trí chỉ là nơi chém gió tạo uy tín để ngồi lên ghế cao hơn… Tôi biết một số trường tiểu học dân lập đang thu mức phí 5.000.000 đ/học sinh.tháng mà cũng có nhiều học sinh theo học bởi vì phụ huynh so sánh mức chi phí này cũng tương đương mức phải nộp tại các trường công lập nhưng lại minh bạch. Qua hơn 30 năm, chúng đã tàn phá nền giáo dục trở thành miếng mồi béo bở để làm giàu. Thật đau xót!
  5. Phải bắt đầu từ bậc tiểu học,thế hệ tôi có may mắn được cắp sách đến trường ngay từ đầu thập niên 60,các sách giáo khoa biên soạn vẫn dựa theo các sách cũ thời Pháp (nhất là các môn tự nhiên)Tôi nhớ hồi đi học vỡ lòng (như là dự bị trước lớp 1)được 1 thầy giáo già luyện cho từng nét chữ,thày nói “các con nên nhớ rèn chữ tức là rèn tính người”.5 năm đầu đời được gặp những người thày(từng dạy học trước 54)thật ấn tượng.Đến bây giờ mồng 2 tết chúng tôi vẫn đến thăm thày,thày đã 88 tuổi,lứa học trò cũng đã tóc hoa râm.Nhìn trẻ con bây giờ thấy thật đau lòng và lo sợ.Sau 75 CS đã yên tâm khi chiếm được cả nước chúng bắt đầu áp dụng chính sách ngu dân thay đổi SGK,trường Sư phạm đào tạo người thầy chỉ là loại trường dành cho những kẻ dốt nát(trái hẳn với thời trước Sư phạm và Y,Dược là các trường cao điểm nhất)Không nhanh chóng chỉ 20 năm nữa không biết dân tộc này sẽ đi về đâu vói thế hệ 9x này.Chỉ hy vọng hồn thiêng sông núi sẽ không để lũ quỷ đỏ tác oai tác quái.
    • cutin :
      ủa sao bác Châu lại so sánh đề Triết với đề Văn nhỉ? hình so sánh thứ 3 từ trên xuống.
      @cutin ah,
      là vì giáo dục của CS trong nước từ trước 75 ở miền Bắc cho tới sau 75 ở cả nước, chúng đều đã gạt bỏ môn Triết Học, mà thay vào đó là môn Văn đối với hệ trung học phổ thông, và vì thế chúng đã làm cho bao lớp học trò VN chẳng may sinh sau đẻ muộn tưởng rằng chỉ có Văn mà thôi (tạm coi như “tương đương” với môn Quốc Văn thời trước cho lớp 11 trở xuống) và không biết rằng từ trước 75 ở miền Nam đã có môn Triết Học (như đã được đề cập chi tiết trong bài) áp dụng cho chỉ lớp Đệ Nhất (tức lớp 12) mà thôi.
      Thực ra, nếu không cho học trò trung học học môn Triết thì cũng đã là một thiệt thòi lớn rồi, thêm nữa, nhà nước CS lại còn đánh tráo khái niệm trong môn Văn, bởi thực chất môn này chỉ là 1 thứ tuyên truyền, nhồi sọ, nô dịch đầu óc con người trong dọc dài mấy chục năm nay, cho nên đó mới là đại bất hạnh cho các em.
      Với các tài liệu tôi cung cấp dưới dạng phóng ảnh rõ nét trong bài, bạn coi kỹ sẽ hiểu thêm!
      ——————-
      Tại Đại học của CS, môn Triết cũng có mặt mà thực ra chỉ là một giọng điệu nô dịch ở cấp cao hơn: triết học Mác Lê nin!!! tức là “sinh viên” được ăn rác, loại rác thối tha kịch độc của nhân loại!
      • cảm ơn bác. nếu được bác so sánh đề triết trước 75 với đề triết của cs thì hay biết mấy. nếu mà được học triết trước 75 thì nhiều hs hiện nay đâu bị thiếu khả năng tư duy lý luận. chỉ có lặp lại những gì bị nhồi sọ và châm chích cá nhân là giỏi. bác cho em hỏi thêm ngày xưa VNCH chăm lo giáo dục cho trẻ em vùng sâu vùng xa như thế nào ạ?
      • bạn @cutin
        …nếu được bác so sánh đề triết trước 75 với đề triết của cs thì hay biết mấy. nếu mà được học triết trước 75 thì nhiều hs hiện nay đâu bị thiếu khả năng tư duy lý luận. chỉ có lặp lại những gì bị nhồi sọ và châm chích cá nhân là giỏi.
        Vào Đại học thời CS, SV bị bắt buộc “tụng” 1 thứ gọi là Triết học: Mác Lê nin. Tôi thấy không đáng nên không nói trong bài chủ vì sợ dài quá làm loãng ý chính.
        Nay bạn hỏi thì tôi nói thêm rằng, cái gọi là Triết học Mác Lê nin đó thực chất chỉ là thứ kinh kệ, giáo điều của “tà đạo” cộng sản, đúng ra nó chỉ được phát tán cho những ai muốn gia nhập cái đảng CS ấy (như Hanoi đã làm với các “trường” nổ to đùng nào là “viện Mác Lê nin”, “viện xây dựng đảng” v.v…) mà thôi. Còn học sinh trong nước thì tội tình chi mà phải học cái giáo điều đó? nó là của những người lớn làm “Cách mạng thế giới đại đồng” mà, các em đã biết gì đâu mà cũng bị nắm đầu nhúng vô nồi nước sôi đó? Đây là chỗ tội lỗi phi nhân nhất của Hanoi, đem cái ý thích của mình bắt nạt và hãm hiếp trẻ thơ.
        Tôi ví dụ, bạn theo Catholic, tôi theo Phật giáo, CXN theo đạo Hồi. Giờ nếu tôi ỷ thế mạnh, tôi bắt bạn bỏ Chúa và CXN bỏ Thánh Allah mà tụng kinh Phật, thì sẽ ra sao? các bạn sẽ phản ứng thế nào?
        Cũng vậy, nếu 1 người miền Nam không thích CS mà thích Đại Việt hay Quốc Dân đảng, thì người đó có thể tụng Mác lê được không?
        Đây không phải là việc ai đúng ai sai, mà giản dị chỉ là khuynh hướng chính trị xã hội của mỗi người trưởng thành, họ tự nhận thức và tự đi. Một cộng đồng nhờ cái “tự” đi đó mà trở nên năng động sáng tạo và phát triển.
        Đối với người trưởng thành còn như vậy huống gì đây là các mầm non của đất nước. Đem giáo điều đảng của mình bỏ vô giáo dục là 1 hành động hoang tưởng quái đản, 1 tội ác vô liêm sỉ.
        Khi bạn đã đồng ý với tôi như vầy thì khỏi cần phải so với triết trước 75 nữa phải không? vì việc so sánh ấy nó lạc đề!
      • bạn @cutin
        bác cho em hỏi thêm ngày xưa VNCH chăm lo giáo dục cho trẻ em vùng sâu vùng xa như thế nào ạ?
        Ngày trước không có chữ “vùng sâu vùng xa” bạn ạ.
        Trên toàn lãnh thổ VNCH đều được thiết lập một hệ thống hành chánh và quân sự chặt chẽ. Vì lí do chiến thuật vào vài thời điểm…có những vùng lãnh thổ bị VC nằm vùng quấy phá mà quân đội quốc gia chưa bình định được, thì những vùng ấy gọi là “vùng xôi đậu” hay “da beo” (ám chỉ sự trà trộn của VC vào). Tại những vùng này, phần lớn dân chúng đã bỏ theo về vùng “an ninh” (ý chỉ vùng không có VC nằm vùng trộn vào) và trẻ em đều được theo học ở trường ốc địa phương một cách dễ dàng (và hoàn toàn miễn phí nhé).
        Tôi ví dụ:
        Quảng Nam quê tôi sau Tết năm Kỷ Dậu 1969 có mấy xã thuộc quận Quế Sơn bị “mất an ninh”, và các hộ gia đình ở những nơi này đổ về tỉnh lỵ Hội An tị nạn CS. Lập tức, Ty Giáo Dục Quảng Nam sắp xếp giờ học tại Trường Nữ Tiểu Học Hội An và sau đó là Trường Tư Thục Dziên Hồng, sao cho phù hợp, để “mượn” tạm các nơi này lập một trường “tị nạn” mới là “Trường Trung Học Quế Sơn” (đệ nhất cấp, từ lớp 6 – 9) và thủ tục nhập học cho học sinh Quế Sơn tị nạn được nhanh lẹ hoàn thiện và các bạn tôi bên trường Quế Sơn vẫn ngon trớn theo học lớp 7 cho đến Tú Tài một cách bình thường nhẹ nhàng.
        Việc lập và cưu mang trường mới kéo dài không gián đoạn cho đến ngày chiến cuộc tàn.
        Về sau 1970, Quảng Nam liên tiếp có nhiều vùng bị “mất an ninh”, và lại có những trường mới lập thêm để đón nhận các học sinh tị nạn mới như Trường Trung Học Cao bá Quát.
        Tóm lại, nếu CS không quấy phá an ninh thì chẳng hề có khái niệm “vùng sâu vùng xa” như bạn nói. Vả chăng, riêng chỉ 1 thực tế là học sinh trung tiểu học thời quốc gia là được theo học hoàn toàn miễn phí cũng đủ nói lên một giá trị khuyến học lớn quá rồi, ngày nay có kể lại e có người không tin!.
        Duy chỉ có 1 điều tối quan trọng -không phải tiền- đó là Học Lực.
        Tại miền Nam thời trước, Học Lực là chứng chỉ duy nhất chắc nịch bảo đảm cho anh theo học hệ thống công lập (miễn phí), và lên tới Đại Học.
        Nếu ở trung học đệ nhất cấp, anh học kém thì bị loại ra (phải đi học trường tư như Sao Mai, Bồ Đề v.v…). Ở lại lớp 2 năm là coi như cầm chắc đi Trung Tâm huấn luyện Dục Mỹ, đào tạo binh nhì)
        Nếu ở trung học 2 cấp, anh học kém thì thi trượt Tú Tài, thế là phải đi lính (Hạ sĩ quan Đồng Đế, nếu hỏng Tú Tài 1 – Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức nếu hỏng Tú Tài 2).
        Anh cứ thi đỗ 2 kì Tú Tài thì nghiễm nhiên anh tiến vào đại học (miễn là những đại học qua thi tuyển chứ không chỉ “ghi danh” nhé, và phải không được hỏng năm nào ở đại học cả, nếu không thì Thủ Đức cũng chờ anh đấy!)
        Đó chính là sự công bằng chính trực của bầu khí học thuật tại miền Nam trước đây.
  6. Đọc xong bài về giáo dục của anh Tùng Châu mới biết CS không muốn đào tạo ra một con người dân chủ cho học sinh.Mấy chục năm nay nền giáo dục CS chỉ cần áp dụng một nửa những điều trong bài này thì học sinh VN đã không đến nỗi tệ như bây giờ.Tất cả những điều học sinh được học ở nhà trường không áp dụng vào đời sống xã hội được..cám ơn bài viết rất hay.Đọc xong mở rộng tầm nhìn.Phải có một chế độ dân chủ ,văn minh mới đào tạo được những con người văn minh dân chủ.
  7. Vùng sâu,vùng xa từ các vùng khác thì tôi không rõ,riêng vùng cao nguyên thì hệ thống trường lớp vẫn đầy đủ đến cấp Xã,Ấp với các trường Tiểu học(cấp 1) công lập miễn phí hoàn toàn,chương trình giảng dạy thống nhất.Thi chung đề của Bộ Quốc gia giáo dục.Chúng tôi không hề bị thiệt thòi về chất lượng thầy cô hay trường lớp,trợ huấn cụ(bây giờ vài địa phương còn đang tiếp tục dùng các trường thời ấy còn lại-rất dễ nhận ra là cùng một kiểu kiến trúc rất vững chải)
    Đặc biệt nhất là với các HS người thiểu số,họ được chăm chút hơn nhờ cơ quan Đặc trách Thượng vụ (nếu là hoc sinh K’hor,jarai,chil,mạ,ê-đê,chr’u,gọi chung là người Thượng-)từ cấp Tỉnh,Quận làm việc rất hiệu quả
    HS thiểu số học chung với HS Kinh chúng tôi,ngoài ra nếu không đủ điều kiện thì được ưu tiên ăn,ở,học trong các Trung Tâm Canh Mục ở mỗi tỉnh.Giống vừa học vừa làm,ra trường đỗ đạt thường được điều về các trung tâm canh muc hoặc các chương trình phát triển nông thôn,hưởng mọi tiện nghi cấp số chung của Bộ.
    Sách giáo khoa thống nhất và chuẩn đến độ nhà đông con chỉ cần mua một lần sách giáo khoa và để lại cho em mình học tiếp.Lên lớp trên có thể xin hàng xóm đã dùng qua năm rồi,đặc biệt không dùng sách giải.Nếu được lãnh thưởng thì khỏi lo sách giáo khoa,bút,vở-nói chung tạm đầy đủ cho năm học mới,kể cả cặp và áo mưa,thi thoảng được lãnh giày,guốc,bút màu của các cơ quan từ thiện.
    Thầy,Cô của chúng tôi thời đó được cả quận kính yêu và cũng gọi THẦY,CÔ rất nghiêm chỉnh.Đến bây giờ chúng tôi vẫn tập trung thăm thầy cô hàng năm hoặc đột xuất nếu có dịp.
    K’tưng nhớ đâu viết đó với tư cách từng là học trò tỉnh lẻ cao nguyên.
    Chắc Lê tùng Châu phải có bài nói về giáo dục vùng xa và thầy cô tỉnh lẻ
  8. Dạ cám ơn bác K’Tưng đã bổ sung giúp LTC. Bác cứ nhớ thêm viết ra nữa nhé? Thú thực LTC ở miền xuôi và ít có tẩm thấu về những vùng miền ngược bằng bác đâu? Hoan nghênh bác nhiều lắm nhé?
  9. Anh Châu, anh Kami và mấy anh/chị tốt bụng ơi!
    Từ đầu năm đến giờ em bị ông Nguyễn Mạnh Triều cháu hay bà con gì đó với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham nhũng còn ép em nhận tội vô cớ, sỉ nhục phụ nữ, không có nhân quyền nơi công sở…đã báo cáo láo còn cách chức, trừ lương em không có cơ sở trong khi em có bằng chứng ổng rút tiền không có chữ ký khách hàng, thiếu chứng từ cơ quan rất nhiều…
    Vì tụi em làm đúng trách nhiệm giữ tài sản chung nên bị tụi nó kiếm chuyện với em hoài, hôm rồi được thưởng nửa tháng lương có 3 triệu đồng (=USD150) cũng bị nó lấy luôn…
    Em không còn xu nào nữa, tháng tới không có tiền trả tiền thuê nhà, tiền cơm, hic, hu hu hu…
  10. rất nhiều người trong nghành giáo dục cũng biết cái tệ hại và ngu dân trong đường lối, nhưng họ đâu có quyền mở miệng với các đấng phó, trưởng phòng gd…các vị có cái bằng lý luận to đùng…đứng đầu là Nguyễn thiện nhân (giờ trốn qua làm ptt)…bao nhiêu năm cải cách để đi lùi..khốn nạn thật…
  11. Lê Tùng Châu :
    bạn @cutin
    bác cho em hỏi thêm ngày xưa VNCH chăm lo giáo dục cho trẻ em vùng sâu vùng xa như thế nào ạ?
    Ngày trước không có chữ “vùng sâu vùng xa” bạn ạ.
    Trên toàn lãnh thổ VNCH đều được thiết lập một hệ thống hành chánh và quân sự chặt chẽ. Vì lí do chiến thuật vào vài thời điểm…có những vùng lãnh thổ bị VC nằm vùng quấy phá mà quân đội quốc gia chưa bình định được, thì những vùng ấy gọi là “vùng xôi đậu” hay “da beo” (ám chỉ sự trà trộn của VC vào). Tại những vùng này, phần lớn dân chúng đã bỏ theo về vùng “an ninh” (ý chỉ vùng không có VC nằm vùng trộn vào) và trẻ em đều được theo học ở trường ốc địa phương một cách dễ dàng (và hoàn toàn miễn phí nhé).
    Tôi ví dụ:
    Quảng Nam quê tôi sau Tết năm Kỷ Dậu 1969 có mấy xã thuộc quận Quế Sơn bị “mất an ninh”, và các hộ gia đình ở những nơi này đổ về tỉnh lỵ Hội An tị nạn CS. Lập tức, Ty Giáo Dục Quảng Nam sắp xếp giờ học tại Trường Nữ Tiểu Học Hội An và sau đó là Trường Tư Thục Dziên Hồng, sao cho phù hợp, để “mượn” tạm các nơi này lập một trường “tị nạn” mới là “Trường Trung Học Quế Sơn” (đệ nhất cấp, từ lớp 6 – 9) và thủ tục nhập học cho học sinh Quế Sơn tị nạn được nhanh lẹ hoàn thiện và các bạn tôi bên trường Quế Sơn vẫn ngon trớn theo học lớp 7 cho đến Tú Tài một cách bình thường nhẹ nhàng.
    Việc lập và cưu mang trường mới kéo dài không gián đoạn cho đến ngày chiến cuộc tàn.
    Về sau 1970, Quảng Nam liên tiếp có nhiều vùng bị “mất an ninh”, và lại có những trường mới lập thêm để đón nhận các học sinh tị nạn mới như Trường Trung Học Cao bá Quát.
    Tóm lại, nếu CS không quấy phá an ninh thì chẳng hề có khái niệm “vùng sâu vùng xa” như bạn nói. Vả chăng, riêng chỉ 1 thực tế là học sinh trung tiểu học thời quốc gia là được theo học hoàn toàn miễn phí cũng đủ nói lên một giá trị khuyến học lớn quá rồi, ngày nay có kể lại e có người không tin!.
    Duy chỉ có 1 điều tối quan trọng -không phải tiền- đó là Học Lực.
    Tại miền Nam thời trước, Học Lực là chứng chỉ duy nhất chắc nịch bảo đảm cho anh theo học hệ thống công lập (miễn phí), và lên tới Đại Học.
    Nếu ở trung học đệ nhất cấp, anh học kém thì bị loại ra (phải đi học trường tư như Sao Mai, Bồ Đề v.v…). Ở lại lớp 2 năm là coi như cầm chắc đi Trung Tâm huấn luyện Dục Mỹ, đào tạo binh nhì)
    Nếu ở trung học 2 cấp, anh học kém thì thi trượt Tú Tài, thế là phải đi lính (Hạ sĩ quan Đồng Đế, nếu hỏng Tú Tài 1 – Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức nếu hỏng Tú Tài 2).
    Anh cứ thi đỗ 2 kì Tú Tài thì nghiễm nhiên anh tiến vào đại học (miễn là những đại học qua thi tuyển chứ không chỉ “ghi danh” nhé, và phải không được hỏng năm nào ở đại học cả, nếu không thì Thủ Đức cũng chờ anh đấy!)
    Đó chính là sự công bằng chính trực của bầu khí học thuật tại miền Nam trước đây.
    cám ơn bác và bác K’Tưng. đại học hồi đó thắt đầu vào gắt như vậy thì chất lượng đại học khỏi nói. làm như vậy có sự phân chia nhân lực dàn trải hợp lý hơn bây giờ. thời này học lẹt đẹt ấm ớ mà cũng có bằng cử nhân thậm chí thạc sĩ. sợ nhất mấy bác chuyên tu tại chức y khoa (dĩ nhiên không phải tất cả).
  12. Nhìn xung quanh thật đáng buồn! Toàn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ… mà làm công việc của một đứa đáng ra học hết lớp 12 và học thêm một ít tin học.
    Phải thay đổi toàn diện, phải phá bỏ và làm lại từ đầu, từ căn cơ thì mới hi vọng 10 năm nữa lấy lại được hồn người Việt.
    Cảm ơn các anh LTC, CXN và mọi người vì dân tộc Việt!
    • Dream!! :
      Nhìn xung quanh thật đáng buồn! Toàn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ… mà làm công việc của một đứa đáng ra học hết lớp 12 và học thêm một ít tin học.
      Đó chỉ là những hỗn từ thôi bạn à!
      Ở VN từ lâu rồi chỉ còn chữ không còn nghĩa, chỉ còn vẻ không còn văn!
      Một bầy dán-nhãn-tiến-sĩ cứ chiều chiều là quần tụ hét vang: “dzô dzô” trước khi kéo nhau đi “tăng 2″
      Bọn tiến sĩ giấy này hễ gặp ai hiểu biết 1 chút là chúng nó lấm lét tìm đường lỉnh ngay, sợ bị hỏi rồi lòi cái ngu ra. Có đứa không giải được 1 phương trình bậc 2 nữa kìa?
  13. quá, quá hay! Anh CXN này, nếu có điều kiện anh hãy sưu tầm và lưu trữ lại toàn bộ các bộ SGK và các loại sách dùng trong các trường ĐH ở miền Nam trước đây, trong mọi lĩnh vực anh Châu nhé, đặc biệt ngôn ngữ trước 75 ở miền nam ta, đọc mà nghe ứa lòng. Cám ơn rất nhiều cho tất cả công sức anh đã bỏ ra, qua bài này chúng ta thấy VN ta cũng chưa đến mức mất hết hy vọng phải o anh?
    Thân ái.
    • Cám ơn anh CXN đã nói hộ.
      Thưa @trần bất mãn,
      Cám ơn bạn đã khích lệ.
      Về SGK thời quốc gia, tôi thủ rất nhiều và nhiều loại. Tôi sẽ viết thêm sau loạt bài này một series texts as the same name: PHỤ CHÚ (để trình bày thêm những mục nhỏ khác cùng chủ đề), trong đó sẽ có riêng 1 bài về SGK ở miền Nam, và tin chắc các bạn sẽ rất thích thú khi có dịp nhìn lại những tập sách thân thương một thời đã giúp chúng ta khôn lớn, thành người.
      Thưa các bạn,
      Tôi đã nghĩ từ lâu rằng, chả cần tranh luận phải quấy thiện ác mà chỉ việc trưng ra Ánh sáng là Bóng tối phải biến! Qua bài 3 phần 2 trên đây, sau khi anh CXN đăng, tôi có gặp và hỏi ý kiến nhiều bạn ở SG, thì đều được mọi người hưởng ứng, trong đó có 1 bạn sinh sau 75 khi đọc xong và nghe tôi diễn giải, trả lời chi tiết những thắc mắc của bạn ấy về chính sách giáo dục của VNCH, cô ấy đã khóc…
      Tôi ôm ấp trong lòng Dự Án Giáo Dục cho VN hậu CS đã lâu, kịp lúc gặp anh CXN nên chúng tôi mới hợp sức làm việc.
      Loạt bài này tôi rất cần sự phản hồi, đặt câu hỏi, đặt vấn đề thật nhiều để qua đó, tôi trả lời và làm sáng tỏ hơn chủ đề chúng ta đang nói tới, vì nếu cứ phải viết hết ra trong bài chủ thì bài sẽ rất dài, bất tiện.
      …qua bài này chúng ta thấy VN ta cũng chưa đến mức mất hết hy vọng phải o anh?
      : bạn hoàn toàn đúng. Làm sao với một nền tảng nhân bản, văn minh như vậy mà người quốc gia chúng ta lại không thắng? Chúng ta phải chuẩn bị chu đáo, khi thời cơ đến (sắp rồi) thì chúng ta đứng dậy! Thời gian ba mươi mấy năm nay ta không nằm ngủ, mà trau dồi, mài giũa kiếm báu, khi giờ G đến, ta vung gươm thiêng đáp đền nợ nước, ơn tiền nhân! Và ở thời buổi văn minh này, thanh gươm ấy chính là ngòi bút trong tay ta đấy! Phải không bạn?
  14. Quá hay, rất khâm phục anh Lê Tùng Châu.
    Với nền Giáo dục hoàn toàn miễn phí của Chính phủ VNCH đã tạo cơ hội đồng đều cho con nhà nghèo cũng như con nhà giàu.
    Hệ thống Bình dân học vụ hoặc Bách khoa bình dân giúp học sinh của con nhà rất nghèo, phải kiếm sống ban ngày có thể đi học vào ban đêm cả về học chữ lẫn học nghề để có thể bằng vào nghề nghiệp đó để cải thiện cuộc sống cho mình.
    Hệ thống Trung học kỹ thuật như Cao Thắng, Việt Đức, Don Bosco
    Ngày xưa có những trường nổi tiếng do học sinh xuất sắc của mình như Petrus Ký, Chu Văn An, không cần cái gọi là trường chuyên để phô danh, để lấy thành tích, và hệ quả là chạy chọt, là vắt kiệt sức học sinh mà kiến thức tổng quát rất lơ ngơ.
    Tôi không chuyên về Giáo dục nhưng rất hãnh diện và thưc sự hãnh diện đã được hấp thụ nền Giáo dục của VNCH.
    Rất mến anh qua câu : We, troops of Republic of Vietnam’s children
    • andy :…Tôi không chuyên về Giáo dục nhưng rất hãnh diện và thưc sự hãnh diện đã được hấp thụ nền Giáo dục của VNCH.
      Tôi cũng từng nói như bạn khi gặp lại anh em bạn bè cũ. Chúng ta may mắn hơn (chứ chưa chắc giỏi hơn) các thế hệ đàn em sinh sau ta, họ bất hạnh, khi lớn lên là đã bị nướng trong cái lò phi nhân của CS cho nên ngày nay họ dở dở ươn ươn, một trí óc nửa vời, một con tim mê mờ lung lạc…
      Càng khôn lớn, tôi càng thầm biết ơn những tiền nhân quốc gia đã đặt nền móng và vạch đường hướng cho một quốc sách giáo dục có thể nói đi trước rất nhiều lân bang khác, nhờ đó mới có biết bao nhân cách trí thức miền nam hình thành và làm giàu, rực rỡ thêm cho nền văn hóa VN.
      Rất mến anh qua câu : We, troops of Republic of Vietnam’s children
      bạn đọc ở đâu mà biết tôi hay vậy? (cũng “lặn lội” dữ ha?): tôi viết vậy là từ lòng biết ơn sâu xa của tôi với bao anh linh tướng sĩ quốc gia VNCH, những người đã vị quốc vong thân cho chúng ta có tấm thân lành, có trí óc sáng và con tim lương hảo! Chúng ta không trôi theo dòng nước bẩn 36 năm nay cũng là nhờ noi theo gương tiết liệt của chư vị anh hùng tử sỹ quốc gia. Chúng ta phải làm 1 cái gì đó xứng đáng đền đáp đền ơn sâu đó bạn ạ!
      Cám ơn Andy!
  15. Một điểm đặc biệt là COCC không có đất dụng võ trong nền Giáo duc VNCH.Con cháu Bộ,Nha,Tỉnh,Quận Xã trưởng đều rất ngoan và thường học giỏi-không hề và ĐÚNG HƠN LÀ KHÔNG DÁM HỐNG HÁCH,Ỷ LẠI.Chúng tôi xử sự và được đối xử công bằng trong mọi lãnh vực.Nếu có xô xát hay đánh nhau, sự việc đưa tới Thầy Cô đều được xử lý nghiêm minh.Nếu HS vi phạm là con cháu các QUAN thời ấy,thì cố mà dấu,nếu gia đình biết thì họ sẽ tự xử con mình trước mọi người,thậm chí xử oan cho chừa.Do đó chúng tôi không hề ngán con ông nọ bà kia,chỉ sợ tụi nó học giỏi hơn mình thôi..Chuyện cố dấu chức tước và cấp bậc của người thân là bình thường vì khoe ra có nghĩa là đưa yếu huyệt cho hs khác thấy-nhất là bạn ấy học lực thuộc nhóm trung bình..
    Chương trình trong lớp cứ thế mà theo,ngoài ra còn chương trình Hoạt động thanh niên tức sinh hoạt cộng đông,sinh hoạt trại dài ngày.Ngày lễ nghỉ có thể tham gia các đoàn thể như Thiếu Nông,Hướng đạo,hay các đoàn thể tôn giáo nhằm luyện tập tinh thần kỷ luật tự giác, kỹ năng mưu sinh, thoát hiểm,cấp cứu,làm công tác thiện nguyện….
    Nhìn chung,HS lớp Đệ Ngũ(lớp 8)Đê Tứ(lớp 9)đã có đủ năng lực chủ động phụ giúp gia đình và chòm xóm về sửa chữa điện,nước,trang trí nhà cửa các dịp lễ,đám cưới,.
    Lúc chiến sự làm gián đoạn giao thông đường bộ,chỉ cần trình thẻ học sinh là ưu tiên được gửi đi bằng máy bay quân sự miễn phí,tới nơi có xe đưa ra khỏi phi trường.
  16. LTC lại cám ơn support của bác K’Tưng nữa!!!
    K’Tưng: “…điểm đặc biệt là COCC không có đất dụng võ trong nền Giáo duc VNCH.Con cháu Bộ,Nha,Tỉnh,Quận Xã trưởng đều rất ngoan và thường học giỏi-không hề và ĐÚNG HƠN LÀ KHÔNG DÁM HỐNG HÁCH,Ỷ LẠI.Chúng tôi xử sự và được đối xử công bằng trong mọi lãnh vực.Nếu có xô xát hay đánh nhau, sự việc đưa tới Thầy Cô đều được xử lý nghiêm minh.Nếu HS vi phạm là con cháu các QUAN thời ấy,thì cố mà dấu,nếu gia đình biết thì họ sẽ tự xử con mình trước mọi người,thậm chí xử oan cho chừa.Do đó chúng tôi không hề ngán con ông nọ bà kia,chỉ sợ tụi nó học giỏi hơn mình thôi..Chuyện cố dấu chức tước và cấp bậc của người thân là bình thường vì khoe ra có nghĩa là đưa yếu huyệt cho hs khác thấy-nhất là bạn ấy học lực thuộc nhóm trung bình…”
    Hoàn toàn đúng! Nội 1 đoạn ngắn này của bác K’Tưng cũng đủ kể rõ lại cho các bạn đọc sinh ra sau này thấy rằng, một chế độ tốt thì tạo ra công bằng, tự trọng và tự do. Chẳng thể nào có tệ cậy thế quyền bắt nạt ức hiếp người khác!
    Hồi ấy chúng tôi tự trọng lắm (mà không phải “sĩ” như bây giờ à nha?). Ví dụ: giải bài toán không ra là bỏ ăn bỏ ngủ, lên bờ xuống ruộng với nó, quyết không chịu nghe bạn nói vài gợi ý để giải chứ đừng nói chi tới việc quay cóp tỉnh queo như HS thời xã nghĩa chó má này! cho đến khi nào tự mình giải mới thôi, lúc đó mới thanh thản vui vẻ gặp bạn bè, mà trong lòng ngầm hãnh diện là mình cũng đã thắng bởi chính sức lực của mình.
    Chúng tôi hồi đó còn nhỏ, đâu biết rằng mình đã được học trong một môi trường giáo dục nhân bản và tiên tiến nhất…mà nhờ đó sau này khi lớn lên, bao lớp trí thức VNCH có sức chịu đựng khổ nạn cũng như sức học thêm phi thường, dù là ở ngoài hay sau khi trải qua lao tù CS (trại cải tạo tù không án) rồi đi Mỹ (HO). Đông đảo những trí thức quốc gia đến Mỹ-Âu và học thêm thành tài ngon lành là 1 minh chứng. Ví dụ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng I VNCH, bay qua Mỹ thời điểm 4/75, chỉ 5 năm sau đó, người ta biết đến 1 “Thảo chương viên” – computer programmer (cho ngành hỏa xa Mỹ) Ngô Quang Trưởng!!! và còn biết bao nhiêu điển hình khác nữa…
    Kỳ thi, dù chỉ là 1 kỳ thi giữa niên khóa (lục cá nguyệt) thì diễn ra trong 1 không khí trang nghiêm, trật tự và phẩm chất “trí thức” rất cao, dù là đệ nhứt cấp hay đệ nhị cấp, chẳng phải dùng biện pháp chế tài hung hăng gì cả mà vẫn không 1 HS nào đem theo tài liệu chứ đừng nói gì là quay cóp, phao rải trắng trường thi, hay giám thị mua bán mặc cả với phụ huynh HS ì xèo như chợ cá của thời CS sau này? Thi xong, tôi chỉ nhìn vào khuôn mặt của bạn bè là biết ai làm bài được, ai không? Sự tranh đua nhau học hồi đó là cả một không khí lành mạnh lý tưởng chưa từng bao giờ trong đời tôi thấy lại lần thứ 2!
  17. Sau 30/4/75 hệ thống GD XHCN VN bày trò quái gở Trường ĐIỂM,Trường CHUYÊN tạo thành các GIAI CẤP HỌC SINH từ đó đẻ ra việc lót tay,chạy trường,xin xỏ,đút lót và HỐI LỘ.
    Thật xấu hổ khi phải xếp hàng nộp đơn cho con vào mẫu giáo lúc 4 giờ sáng !???
    Trước cái gọi là “giải phóng”30/4/75 chỉ có Công lập và Tư thục,dạy Phổ thông và Kỷ thuật.
    Công lập phổ thông (dạy chữ)và kỷ thuật (dạy nghề) tuyển HS qua kỳ thi ngặt nghèo như đã kể trên.Tư thục nhận đơn xin học có giới hạn HS theo khả năng phòng học,phòng thí nghiệm,máy công cụ…..
    Tư thục phổ thông và kỷ thuật thường do các tôn giáo thành lập tự quản,tự tổ chức ban giảng huấn,hoặc thỉnh giảng từ các trường nổi tiếng.
    Thầy cô dạy Tiểu học (cấp I) gọi là Giáo viên (GV),dạy trung học (cấp II.III)gọi là Giáo sư,dạy Đại học gọi là Giảng sư,Trợ giảng.
    Tài và Đức của những người CHỌN và ĐƯỢC CHỌN làm nghành SƯ PHẠM thì miễn bàn : Ngoài việc đứng lớp,phòng thí nghiệm, với sinh hoạt cộng đồng,thi đua văn thể mỹ,tổ chức cắm trại, họ đều là ngòi nổ,là đầu tàu kéo HS,SV vào quỹ đạo nhân văn,phụng sự xã hội.Một số Thầy cô là đoàn sinh Hướng đạo VN,là huynh trưởng các đoàn Chí nguyện,một số là Linh mục,sơ,thầy Dòng,Đại đức,Thượng tọa,Ni cô,thường là những người được xã hội trọng vọng,quý mến-Đội ngũ giảng dạy như thế thì đầu ra chắc chắn có thực tài và có đạo nghĩa.
    Ty Thanh niên tỉnh thường niên tổ chức Đại hội thanh niên ,mở Trại sinh hoạt chung toàn tỉnh-Trước còn đủ an ninh thì tổ chức trong rừng sâu,sau này chiến sự gia tăng, “quân giải phóng”gài mìn,đắp mô,đào đường,giật sập cầu làm rối ren tình hình-hội Trại phải tổ chức quanh tòa hành chánh hay khuôn viên các trường rộng.Đây là dịp các trường tranh tài sinh hoạt cộng đồng,giao lưu văn nghệ,tranh giải Thể dục thể thao,cũng là dịp thể hiện tính bình đẳng giữa công,tư,kinh,thượng,chăm,nùng,phật giáo,thiên chúa,cao đài,tin lành….
    Sẽ không ngoa khi thấy thấp thoáng áo nâu sồng đầu trọc tranh tài cùng áo chùng đen cột ngang hông,cổ còn trắng vờn bóng trong tiếng hò reo của hàng ngàn HS,hào hứng không kém khi cổ võ kéo co giữa trường Kinh trắng trẻo và trường Thượng khét nắng rẫy nương;có những bộ óc đã nghĩ ra những trò chơi lớn cần 5,10 ngàn người tham dự,ai ? nếu không phải là họ?Không thể nào quên!.Những đêm thi văn nghệ lửa trại là những kỷ niệm khó phai trong đời.
    Những trường có điểm cao được chọn để dự đại hội thanh niên toàn quốc.
    Trung thu đến,chính quyền tổ chức cộ đèn về trung tâm hành chánh,các trường xa được xe quân đội đưa đến nơi,về đến chốn (K’tưng từng được như thế và cũng từng yểm trợ các em sau này như thế)Đêm Trung thu thực sự là ngày hội của tuổi thơ.HS tập trung tại trường,ăn bánh,uống nước ngọt rồi lên đèn lồng-tự chế-diễu hành về trung tâm,dọc đường nhập thêm với các đoàn khác,gặp xe quân đội dừng lại là leo lên ca hát suốt quảng đường.Khán đài dã chiến trang hoàng rực rỡ quan chức chính quyền nói chuyện,chúc trung thu,phát quà từng đơn vị và tuyên bố cộ đèn và thi đèn-Đèn lạ và đẹp nhất,công phu nhất được thưởng và dẫn đầu đoàn rước có lân kèm và xe còi hụ cảnh sát dẫn đường,vừa đi vừa hát đủ vòng thì tự động tản về lại trường,lúc ấy mới thực sự liên hoan Trung thu.
    Nhìn các cháu vui Trung thu bây giờ sao mỉa mai quá.
    ĐẠI BẤT HẠNH !
  18. bạn già K’Tưng quý,
    Rất vui và hứng thú khi đọc những dòng kể sống động của bác. Tình hình ở cao nguyên LTC ít thẩm thấu và ít thông tin lắm
    Trong khi đọc còm này, LTC chợt nghĩ, lại phải nhờ tới support của bác rồi. Nghĩa là LTC sẽ gom những dòng bác viết lại rồi sắp xếp, edit lại cho chỉnh chu và đưa vào đúng chủ đề…hoặc dùng làm chú thích minh họa trong các bài viết tếp theo…
    Đây cũng là nhưng tư liệu quý vì nó sống (live) theo với người đang alive!
    Vì vậy, trước tiên LTC xin góp chút ý với bác vầy: Để xuất hiện đàng hoàng nghiêm chỉnh, LTC xin bác dùng bút danh khác, chính thức và serious cho tên gọi tác giả của bài. Bác đồng ý chứ?
    Hễ rảnh là bác cứ viết tiếp nhe, nhớ đâu viết đó, viết càng nhiều càng tốt, LTC sẽ edit lại, bác yên tâm!
    Sincerely!
  19. THẦY và TRÒ :Trước 30/4/75 Thầy đủ tài đức dạy.Trò ngoan,ra công học tập,cầu tiến.Thầy ra thầy,trò ra trò !
    Trong lớp:thủ tục chào kính nghiêm trang,học sinh đưa và nhận 2 tay cúi đầu,lùi một tí rồi mới quay lưng.Trực nhật công bằng dưới sự phân công của lớp trưởng,không tị nạnh,bỏ bê dồn việc cho nhóm khác-vệ sinh gần như tuyệt đối chấp hành.
    Ngoài lớp : Luôn chào kính nghiêm chỉnh,HS chào được thầy chào đáp cẩn thận.Lỡ chào mà không thấy thầy chào đáp là ngẩn ngơ cả buổi,chỉ mong gặp lại thầy để chào kỹ lưỡng hơn,khi nhận được lời chào đáp của thầy thì mới…hú hồn!Thầy cô luôn gương mẫu không hề to tiếng hay chửi thề.
    Thầy cô vào xóm có nhà bạn nào thì bạn ấy thấp thỏm không biết chuyện gì xảy ra,thầy cô ghé nhà không phúc thì họa.Phụ huynh và dân cư đều kính nể và chào thầy cô vui vẻ,có lần thầy bảo với bố tôi là tôi học khá lắm,bố tôi vui vẻ,hả hê cả tuần,gặp ai cũng khoe ,thưởng tôi bánh kẹo nữa.
    Có điều lạ tuy không quy định nhưng rõ ràng có sự phân chia khu vực:Quán cà-phê,quán nước,quán ăn,tiệm bi-da các thầy cô hay ghé thì bỗng thành vùng cấm của HS,phải đi ngang cũng rảo bước cho nhanh không dám nhìn vào.Cũng may các thầy cô chỉ “đóng chốt” vài quán có nhạc thích hợp nên chúng tôi chỉ “né”ít quán thôi.Xem có mòi phong kiến nhưng lại tạo nên tiền lệ đẹp là “chỗ của các thầy,cô không phải chỗ của học sinh”.Chuyện thầy trò khề khà với nhau trong quán là không bao giờ có.
    Trường hợp thầy,cô gọi HS vào quán nước chỉ xảy ra khu vực bến xe-lúc chờ xe chạy-nhưng xin thưa,uống nước với thầy cô chỉ tổ lo lắng,không ngon!.Ngồi cùng xe đò cũng “nhột”
    Dám đưa phong bì cho thầy cô không?-Chớ dại,đó là sự sỉ nhục nặng nề nhất đối với các thầy,cô.Có thể biếu quả đu đủ,nải chuối trong vườn nhà sẽ được vui vẻ nhận nhưng cầm một gói,bí ẩn vào nhà thầy cô là coi chừng !-bị đuổi về là nhẹ nhàng nhất.Cũng chớ dại không lấy tiền khi thầy cô mua hàng hóa tiệm nhà mình,đại họa đấy.
    Bây giờ nhìn thấy thầy trò chia nhau điếu thuốc,khề khà nhậu nhẹt,phát biểu oang oang mà lạnh gáy,thầy giáo đánh nhau,đánh ghen tại cổng trường,giật nợ……Thầy cô trò vồ vập nhau trong đám cưới,đám giỗ rồi cùng nhau nhậu,ca hát om trời,chửi thề liền miệng mà…KINH!
    (@LTC OK,đã comment vào đây thì đã trở thành tài nguyên của trang,mọi edit,rename hoàn toàn thuộc quyền admin-Tôi vẫn ưng cái tên K’TƯNG.Respectfully!
  20. Dạ cám ơn bác K’Tưng, và xin lĩnh ý bác, về your name.
    Vậy LTC sẽ dùng “tài nguyên” từ ký ức quý báu của bác, như là một dẫn liệu sống quý báu cho em cháu về sau…
    Về chuyện nhậu nhẹt rồi đánh giết hiếp lẫn nhau cũa Thầy trò thời cộng sản, xin cập nhật 1 tin kinh hoàng mới, không phải kinh hoàng vì tin đã cũ, nhưng những chi tiết trình bày trong bản tin mới rùng rơn, xin bạn đọc đọc và tự rút ra:
    Hiệu trưởng lĩnh án chung thân vì cứa cổ thuộc cấp 
    Cho rằng bị cán bộ văn thư chê bai, xúc phạm, vị hiệu trưởng ngồi nhậu chung bàn liền cứa cổ chết thuộc cấp. Chủ tịch công đoàn can ngăn cũng bị người này sát hại, nhưng thoát chết.
    Ngày 28/12, TAND tỉnh Bạc Liêu đã tuyên phạt Nguyễn Thanh An (36 tuổi, nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học C xã Phước Long) án tù chung thân về tội “giết người”.
    Theo cơ quan công tố, trưa 24/6, bị cáo An rủ cán bộ văn thư Trần Việt Triều và Chủ tịch Công đoàn Bùi Thanh Đẳng vào thư viện của trường nhậu. Trong lúc uống bia, An không giải được một bài toán cấp 3 do anh Triều đố.
    Bị thuộc cấp chê bai, cho rằng hiệu trưởng chỉ có bằng bổ túc, bị cáo An tức giận xông đến kẹp cổ anh Triều rồi dùng dao cứa liên tục vào cổ. Anh Triều tử vong tại chỗ. Ông Đẳng lao đến can ngăn cũng bị hiệu trưởng đâm, gây thương tật 21%.
    Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo An thừa nhận khi bị chê bai, xúc phạm đã không kìm chế được bản thân nên gây ra tội. Do bị cáo thành khẩn, ăn năn, cha là cán bộ có công với nước… HĐXX áp dụng mức án chung thân với An.
    Thiên Phước
  21. Chi tiết án mạng:
    …ngày 24/6 ông An đến trường cùng Chủ tịch công đoàn Bùi Thanh Đẳng làm danh sách trao học bổng cho học sinh. Hôm ấy nam văn thư Trần Việt Triều cũng có mặt lo việc trả học bạ cho phụ huynh học sinh cuối cấp đến rút chuyển trường. Công việc xong vào cuối buổi sáng, hiệu trưởng rủ thuộc cấp ở lại nhậu.
    Khi vào tiệc nhậu, ông An với anh Triều ngồi trên tấm vạt gỗ đặt ngay cửa sổ ở góc thư viện, ông Đẳng kéo ghế ngồi phía ngoài. Nhậu hết mấy chai bia sót lại trong thư viện từ tiệc nhậu mấy ngày trước, ông An gọi điện thoại cho quán bán bia gần đó chở đến thêm một két Sài Gòn đỏ, luộc thêm vài con cua làm mồi. Con dao để cạnh bên dùng đập càng cua.
    Bia vào lời ra, anh Triều thách đố sếp một bài toán nhưng ông An giải không ra. Bị chê bai, vị hiệu trưởng chếnh choáng hơi men không kiềm chế được đã chộp dao cứa cổ anh Triều chết tại chỗ.
    Thấy chuyện chẳng lành, ông Đẳng liền can ngăn nhưng cũng bị ông An vung dao gây thương tích 21%. Theo lời khai của ông Đẳng, nếu không kịp chạy ra ngoài cổng thì đã bị ông An cứa cổ.
    LTC: Đọc tin xảy ra trong mái Trường XHCN mà cứ tuởng là xảy ra nơi chốn điếm đàng ma cô nào! Hỏng lẽ mái Trường XHCN của Việt cộng giờ là động đ…. hết rồi sao? Vậy thì nơi nào, chủ nghĩa nào đã có công đào tạo ra “động đ…. viên” -whorehouse’s member- này?
    ——————–
    Nguồn: Cựu hiệu trưởng cứa cổ văn thư sắp bị truy tố
  22. CNCS nói chung và đcsvn nói riêng đều có chung 1 đường lối cai tri:
    -Tiêu diệt nền văn hóa truyền thống của dân tộc, thay vào đó là nền văn hóa XHCN mang 1 đặc tính duy nhất : đảng tính.
    -Tiêu diệt mọi tôn giáo và tự đề bản thân nó lên thành 1 tôn giáo duy nhất : đcs.
    -Ngu dân đến mức tối đa, phong tỏa thông tin đến mức có thể (intrenet) để ngu lâu dễ trị.
    -Mị dân đến mức tối đa, nói dối, bẻ cong sự thật, xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thành đen, thật giả lẫn lộn, lặp lại lời nói dối hàng nghìn lần bằng tất cả các phương tiện truyền thông mà nó có để tạo ra 1 xã hội cuồng tín, ngu xuẩn, phi nhân và thiếu kiến thức nhân bản như XHVN.
    -Tiêu diệt nhân cách của con người từ khi nó mới chui từ trong trứng ra thông qua cháu ngoan Bác Hồ, đội thiếu niên tiền phong, đòan thanh niên cộng sản, đcsvn, mặt trận tổ quốc VN, hội trí thức yêu nước, hội Việt kiều yêu nước …vv và vv…nhằm 1 mục đích duy nhất : biến con người trở thành 1 kẻ nô lệ vô tri, vô giác, vô tình cảm, vô tư duy và phục tùng đcs vô điều kiện.
    Chính vì vậy xã hội, dân tộc mới trở thành kẻ nô lệ ngu xuẩn vĩnh viễn cho đcs và nuôi đảng suốt đời. Thí dụ điển hình dân bắc Hàn khóc lãnh tụ của họ thảm thiết vì ngoài ông ta ra họ đâu có biết ai và thế giới của họ là bắt đầu từ bác Hàn và kết thúc cũng tại bắc Hàn.
    Đcs đã tạo ra những kẻ nô lệ què quặt, trầm uẩn, phi nhân, tàn nhẫn và phục tùng đảng vô điều kiện. Chính vì vậy hiện nay sơn hà nguy biến mà dân tộc vẫn dửng dưng.
    Tội ác tày trời này của đcsvn nước biển Đông không thể rửa sạch, ngàn năm sau sử sách còn ghi.
    Tội ác tày trời này của đcsvn trời không dung, đất không tha và dân tộc đời đời phỉ nhổ.
  23. HỌC SINH VỚI HỌC SINH :
    Trong lớp ngoài những trò tinh nghịch “thứ ba học trò”,tất cả đều ra sức dành điểm cao,thường là cố vượt “bọn con gái”,tuyệt đối không lợi dụng sách giải(nghiêm cấm)không cọp-py (thầy cô phát giác ngay và cả 2 đều lãnh đủ)không “gà” “nhép” giúp bạn đang trả bài.Rất công bằng,tất cả HS đều có cơ hội ngang nhau để lên bục trả bài lấy điểm,nếu bí sẽ có phần xung phong,giơ tay lên giải,thầy cô sẽ chọn một trong những học sinh KHÔNG GIƠ TAY;hoặc chọn HS giơ tay nhưng cho làm đề khác.(Chỉ những HS “thông minh QUÁI” không thuộc bài cũng giơ tay trong hàng chục HS xung phong để lánh nạn lần ấy,xui xẻo lắm mới bị lộ!.)Cách ấy đủ chứng tỏ không hề có việc tạo điều kiện cho “gà nhà”lấy điểm tối đa danh chính ngôn thuận theo ám hiệu ngón thẳng,ngón cong,không hề có việc Thầy cô “ĐÌ” HS .
    Nói chung,ráng mà hoc,cộng tác để cùng tiến,Nam nữ sinh ngồi chung cùng giải bài toán khó là chuyện bình thường,dùng chung sách giáo khoa,chuyền nhau những tiểu thuyết văn học nổi tiếng,cùng cặm cụi viết,vẻ,trang trí bích báo.Tự tổ chức quay roneo,in Báo Xuân của trường.
    Dĩ nhiên HS đệ Ngũ (lớp 8)trở lên là lứa tuổi dậy thì,khoảng thời gian đi học là môi trường nảy sinh tình cảm lãng mạn rất học trò.HS thời ấy cũng tơ vương ,trằn trọc,ước ao nhưng tất cả đều trong vòng lễ giáo,e ấp, thẹn thùa,thương vô cùng nhưng chối bay chối biến.Chỉ những mãnh giấy kín đáo trao nhau,những câu thơ ngô nghê trên đầu trang sách vở-chỉ dám thổ lộ bằng bút chì,có gì thì xóa phi tang!-
    Nữ gặp “người kia”thì lật đật rẽ ngang vào lối tắt,trốn ngay ! Chàng thui thủi theo nàng mút tầm mắt là sướng lắm rồi.Thầy cô biết được là bom nổ ngay;gia đình phát giác thì…chấm hết,có khả năng chuyển trường;cả thị trấn sẽ xôn xao,đồn đoán…chết sướng hơn.
    Tóm lại lúc bấy giờ HS yêu bằng cảm xúc,bằng mắt nhìn từ xa.Cặp nào dung dăng dung dẻ dù vô tình hơn một lần đi cạnh nhau thì trẻ con chọc cũng đủ ế người huống chi người lớn bình luận.Chỉ có thể liều gan xẹt ngang hỏi đáp nhanh vài câu rồi …biến gấp,tối về mà mơ !
    Thủa ấy người ta trọng danh dự lắm,ai cũng dành tất cả yêu thương cho thầy cô và học trò,bởi thế,chuyện xảy ra trong học đường là chuyện của cộng đồng xã hội:Thầy A hỏi vợ,Cô B nhận trầu cau cả thị trấn vui vẻ bình luận,gặp là đon đả “-dzậy là thầy/cô tính bỏ tụi tui hả?”
    Một HS té gãy tay,cả quận suýt xoa tội nghiệp hỏi thăm tới gốc gác nội ngoại.Một HS tập bơi chết đuối cả quận bàng hoàng,các trường mang tâm trạng thê lương,đám tang đông người vật vã khóc lóc,nhất là lớp,trường em đang theo học.
    Trở lại chuyện tình yêu thời hoa mộng,hầu như ai cũng mang theo mình một cuộc tình đẹp thủa học trò,tình Đẹp là tình không thành hoặc tình đơn phương.Tỷ lệ 2% thành vợ thành chồng có lẽ là vừa.Trong nhóm chúng tôi,65-70 tuổi,gặp nhau vẫn nhớ như in hình bóng người xưa mình từng thầm yêu trộm nhớ,nhắc lại một cách trân trọng,thậm chí đối diện người xưa vẫn tròn vẹn tình bạn bè,vẫn quý mến nhau.Thương lắm !.
    HỌC SINH VÀ CỘNG ĐỒNG :
    HS thời “quái gỡ”hiện nay,không hề được dạy LỄ,NHÂN,thấy khách lạ,người lớn quen biết,cùng làm việc với bố mẹ mình,chúng chỉ lỏ con mắt nhìn khinh khỉnh,rất,rất it có HS chào kính-cũng như cam đành,chào cho có-
    HS thời của chúng tôi ra ngoài thì liệu mà giữ thân,thị trấn,phố chợ quận gần như biết nhau cả,mắc một lỗi thì tức khắc bố mẹ biết ngay,HS còn biết cả tên người thông báo nữa,công khai như thế đố HS nào dám làm liều !
    Quên chào bác Bảy hớt tóc ?-Này ! cháu là con ông A/bà B …phải không?Sao thấy bác không chào ?-Được vậy là may,là nhẹ nhất,xin lỗi ngay!.Gặp người khó tính bảo với bố,mẹ thì ê chề hơn nhiều.
    HỌC SINH ĐÁNH NHAU ?:
    Trong khuôn viên trường,nếu có xô xát phải lo xí xóa cho nhanh,bị gọi lên văn phòng là hết thuốc chữa;nhẹ thì cảnh cáo,phạt trực vệ sinh,nặng thì ra hội đồng kỷ luật ghi hồ sơ,cắt điểm hạnh kiểm,có thể đuổi học.Bị đuổi vì kỷ luật thì nhục lắm,gia đình cũng xấu hổ lây vì cả thị trấn đồn um.
    Ngoài khuôn viên trường,nếu có đánh nhau giữa HS với HS thì liệu hồn.Tức quá muốn xả giận phải tìm chỗ vắng ra đòn theo tinh thần fairplay I chọi 1,nhưng phải coi chừng dấu vết bầm trầy trên mặt và quần áo rách cũng đủ …no đòn.Thường cũng không giấu được lâu,cũng bị kỷ luật.Chưa kể đến việc cảnh sát tóm được thì cả hai gia đình đương sự phải ký cam kết lãnh về thì bão cũng nổi lên !Thị trấn lại có đề tài đồn đãi.
    HỌC SINH GIỮA CÁC TRƯỜNG VỚI NHAU:
    HS công lập ra sức chứng tỏ mình thuộc nhóm ưu thế-miễn phí-bằng kết quả học tập.
    HS tư thục càng nổ lực chứng minh mình không hề kém qua kết quả các kỳ thi,lấy bằng cấp.
    Cũng có những va chạm giữa HS các trường nhưng thường là cá biệt vài HS có chút máu “quân tử tàu” “rừng nào cọp nấy”.Tuy nhiên cũng cố mà giấu nhẹm nếu bị phát giác hay cảnh sát vào cuộc coi như …Toi!
    Xã hội thời ấy không chấp nhận tình trạng vô chính phủ,ỷ thế.Dân giang hồ cũng không hề chạm đến thầy cô trò.Có một giai thoại như sau :
    “Có Hs lỡ đánh nhau với HS khác là em ruột của một đại ca khét tiếng giang hồ.Chuyện vỡ lở ra,đại ca kéo quân đến sân trường gọi cả hai đến,ai cũng nghĩ là khổ rồi nhưng không,đại ca hỏi đầu đuôi xong véo tai chú em ruột bảo đến bắt tay xin lỗi bạn kia trước mặt mọi người và tuyên bố :Từ nay hai đứa là anh em,chơi chung với nhau,học hành đàng hoàng.Sau đó chở HS kia đi mua đền chiếc áo sơ mi cũ rách khi đánh nhau.”Đó ,giang hồ còn xử sự thế thì được học thời ấy quả là phước lớn của chúng tôi.
    • Cám ơn bác K’Tưng again,
      Tư liệu từ trí nhớ của bác thật hay và sống động, đọc lại những dòng này mà thấy như mình đang hồi còn đi học trung học thuở xưa vậy, sao hồi đó Thầy, trò và ngay cả những tay anh chị, du đãng đi nữa, người ta lại có thể sống đàng hoàng, sống ra con người, cư xử đầy quân tử, khí phách như thế?
      Ôi càng nghĩ càng tiếc bác K’Tưng ơi!!! Biết bao giờ VN mình mới trở lại được cái bầu khí thuần là con người như thế???
  24. SINH HOẠT VĂN HÓA,THỂ DỤC,THỂ THAO TRONG HỌC ĐƯỜNG
    Ngoài việc bổ xung kiến thức cho HS,Hầu như tất cả các trường-công hoặc tư-đều có gần như đầy đủ các điều kiện giúp các HS :
    Hoạt động thể dục,thể thao :-Sân túc cầu (nay gọi là bóng đá)là nơi tranh giải lớp, trường,liên trường,thậm chí giao hữu với các trường quận,tỉnh khác.Mỗi trường đều có đội tuyển riêng,thầy trẻ cũng là cầu thủ.Thầy lớn tuổi nằm trong đội Liên quân Lão tướng.
    -Sân vũ cầu (cầu lông) thường dành cho các Cô và nữ sinh.
    -Nhà Ping-pong (bóng bàn)
    -Xà đơn,xà đôi
    -Xà treo
    -Bãi nhảy xa,nhảy cao
    Hoạt động văn hóa văn nghệ :-Làm báo lớp,báo trường,đặc san chủ đề tự chọn(có GS cố vấn)được đi bán ở các ty(tỉnh),chi(quận)các trường bạn và các xưởng,cửa hàng trong khu vực để tạo kinh phí hoạt động.Nếu là mạnh thường quân(nhà tài trợ)thì có đóng dấu KÍNH BIẾU-thường được vui vẻ ký sổ vàng số tiền lớn.
    -Tổ chức diễn văn nghệ trong các dịp lễ lớn.
    -Viết thư thăm và ra tiền đồn giao lưu kết nghĩa với chiến sĩ.
    -Cộng tác với chính quyền tổ chức văn nghệ ủy lạo chiến sỹ.giúp đồng bào bão lụt.
    -Tổ chức từng nhóm bưng thùng quyên tiền giúp nạn nhân chiến cuộc,nạn nhân bão lụt.
    Ngoài ra HS còn được tham gia cắm trại tại trường,hoặc Liên trường,toàn quận,toàn tỉnh.Được thăm,giúp đỡ,giúp vui văn nghệ tại trại Dưỡng Lão,trại Tế bần,trại Cùi(phong)
    Thời ấy,HS rất hăng hái và tự nguyện tham gia công tác thiện nguyện,chúng tôi xả thân lao vào công tác trong tiếng hát vui
    .Nhớ lần thăm trại dưỡng lão, chúng tôi chia thành nhiều nhóm:-Quét dọn trong nhà,-quét sân,-Nữ sinh phụ nấu cơm,bày mâm,giặt quần áo,-nam sinh bổ củi,xách nước đổ đầy hồ chứa trong nhà.
    Trong lúc chờ cơm,chúng tôi đàn,hát,làm trò,kể chuyện làm các ông,bà lão cười lăn.Lúc ăn cơm,nhóm nữ chạy quanh đút cơm cho các cụ bị run tay,cứ như chong chóng(ở nhà thì đừng mong!)mồ hôi nhễ nhại mà cứ…vui!
    Nghỉ trưa xong,đến việc tắm và thay quần áo cho các cụ mới thấy cái tinh thần thiện nguyện của HS.Không có cái TÂM LÀNH thì không thể làm tròn công tác khá nhiêu khê,phức tạp ấy.Nam sinh hớt tóc các cụ ông xong rồi thì cởi quần áo mở nước tắm táp sạch sẽ,ban đầu còn hơi lơ ngơ nhưng rồi đâu cũng vào đấy,ông ông cháu cháu thế là cứ “tự nhiên,thoải mái,có gì phải ngại!”có lúc cười phá lên,sặc sụa,mặc xong quần áo mới,ông cháu vui vẻ cả.
    Nữ sinh mới quá là tội-có thể trong đời chưa từng gỡ tóc tắm rồi thay quần áo cho mẹ hay bà nội ngoại ở nhà-Cái ngượng ngùng,xấu hổ cố hữu của con gái mới lớn phải làm công tác này thì …,nhưng từng thao tác,tập dượt cứu thương,cấp cứu,chữa cháy,hô hấp nhân tạo trong các giờ khánh tiết,đã thực tập qua rồi,giờ là thực tế,có gì phải đắn đo?Thế là xắn tay áo,mời các cụ bà…Rồi bà bà,cháu cháu hơi lạc điệu lúc đầu,dần dà cũng nghe được tiếng cười hú hí của hai bà cháu lẫn trong tiếng vỗ vai bem bép.Cuối cùng bà cháu bước ra tươm tất gọn gàng.
    Mọi việc đã xong bánh kẹo trái cây bày ra,văn nghệ chia tay,các cụ chẳng ai muốn rời bàn tay bé nhỏ của đám HS,cả Ông,Bà và các cháu đều khóc,bịn rịn mãi mới dứt ra nhảy vội lên xe sau lời hẹn tuần sau.Phía dưới vẫy tay nhìn theo lưu luyến,trên xe không dám nhìn lại,sụt sịt,lau nước mắt.Lũ “quỉ sứ”ngày nào cũng im thin thít cả đoạn đường về.
  25. Cám ơn bác K’Tưng,
    Những gì bác bổ sung, LTC copy ngay để một nơi khác, sẽ chỉnh lại và cho trình làng sau (trong phần PHỤ LỤC). Những hồi ức của bác cũng giúp LTC tái hiện lại trong trí nhớ rất nhiều và hẳn là các bạn đọc khác cùng thời chúng ta cũng vậy.
    Nhân đây LTC xin các vị, những ai còn nhớ ít nhiều các chi tiết về học đường thời quốc gia hãy viết ra và up vào Comment này, LTC xin cám ơn và sẽ biên tập lại trước khi post thành 1 PHỤ LỤC. (1 người không sao giỏi à hiệu quả bằng nhiều người, luôn là tâm niệm của LTC), xin nhớ để lại tên hoặc bút danh!
    Xin chân thành cám ơn tất cả các bạn.



No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...