. .

Tuesday, May 14, 2019

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

LTC tổng hợp


ngày khởi đăng Jun. 10, 2022

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu [1923 - 2001]
và Đệ Nhị Cộng Hoà - Việt Nam Cộng Hoà


Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội VNCH 1972

$pageIn
Phân đoạn 1

Đôi dòng tâm tưởng của LTC:

Năm nay đã là 47 năm sau tháng Tư đen, nhưng khoảng thời gian ngót nửa thế kỷ ấy không làm nguôi đi lòng thương cảm, ngưỡng mộ, mà trái lại, càng nghĩ càng thương nguyên hệ thống Quân Cán Chính VNCH và Tổng thống Thiệu đơn độc chống đỡ cho nhà khỏi sập trước cơ man nào là hiểm hoạ, trong đó, dơ dáy nhứt là bầy trọc nhân danh tôn giáo, Đạo pháp [ * ] (including Vietnamese Catholics factions), bọn trí thức tranh đấu, sinh viên học sinh u mê cắn phải bả của Việt cộng, Ký giả xuống đường, đi ăn mày ăn vạ đủ thứ đẩy cho nhà sập nhanh. Nhà sập rồi thì vỡ mặt – vỡ mật trước bầy dép râu răng hô mã tấu hiện nguyên hình đao phủ chém giết cướp không gớm tay, thế là leo lên ghe bỏ chạy ra biển thoát thân vừa quay mõm đổ thừa nhà sập cho Tổng thống Thiệu & QLVNCH với cùng luận điệu u mê cũ.
[* : tạm một đơn cử cụ thể: ...lập trường chính trị của cụ Trần Văn Hương, khi làm Thủ tướng ông đã tuyên bố nặng lời với một số tăng ni Phật tử rằng: “Có những thằng lưu manh mặc áo giả thầy tu làm trò con khỉ ngoài đường” - trích Hồi Ký Võ Long Triều tập II, Nguoi Viet Books, USA 2011 ]

Nhiều người khác bỗng quay lại ca ngợi Ngô triều, vì họ (mù quáng) với mớ hiểu biết vật vạ chắp vá ba chớp ba nháng ngoài da (mà nói thiệt, người mình rất máu phán, vội kết luận như đúng rồi, như biết toèn toẹt rồi trước khi chịu đi tìm hiểu cho trọn chuyện và suy nghĩ cho thấu đáo. Nói cách khác, họ rất nghê ngô về đầu óc và dễ dãi về miệng mồm), chứ thật ra, trừ bình diện đạo đức cá nhân ra, ông Diệm có nhiều khuyết điểm (hay bảo là "tội" cũng được) xét trên bình diện chính trị quốc gia. Vì ông đã được trao tiên cơ ( privileged chance ) mà đã làm hỏng nó. Ở đời, thường là cơ hội chỉ đến có một lần. Mình không tận dụng nó lại làm hỏng đi, thì đồng thời cái hỏng đó lại là cái favor chance của kẻ địch: bọn cộng sản Bắc Việt!
Nếu privileged chance được vào tay bác sĩ Quát thì đừng hòng Bắc Việt có cái ngày black April mà leo vào vốc nước bồn cầu trong W. C. của Dinh Độc Lập mà rửa mặt!!!
Tiên Cơ ấy cũng là của chung của dân tộc Việt. Ông Diệm và anh em nhà Ngô đã mờ mắt và tiểu tâm chỉ nghĩ đến tư lợi, quyền lợi của riêng nhà Ngô của họ và độc chiếm Cơ Hội bằng vàng ấy để đè đầu cưỡi cổ người khác bất chấp mấy chục triệu dân đang khát khao tự do và phú cường. Đó là tiền đề cho cộng sản ngóc đầu dậy mà đến thời Tổng Thống Thiệu ông không sao xưở nổi.
Cứ đối chiếu với Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương cùng một thời với VNCH mình lao đao ra sức ngăn chặn chống đỡ mộng nhuộm đỏ Asia của bọn Nga Tàu cộng qua bàn tay nô bộc bản địa (như bầy chó Ba đình ở Bắc Việt) ra sao thì sẽ rõ giá trị ngàn năm một thuở ấy của dân tộc này đã bị Ngô triều nuốt mất một cách oan nghiệt đau đớn.
Có đọc Bùi Diễm Gọng Kìm Lịch Sử, đoạn cựu hoàng Bảo Đại chọn ô. Diệm mà khước từ Bác sĩ Phan Huy Quát, mới thấy cái điềm bất hạnh của dân tộc mình bắt nguồn từ nhà Nguyễn Gia Long đê hèn yếu nhược tiểu tâm tiểu nhân (không khác chi anh em nhà Ngô): kể từ tên đầu Nguyễn đầu têu: Nguyễn Ánh phá hỏng cơ đồ của Vua Quang Trung 1802 tới tên giữa Tự Đức bế quan toả cảng kích thích cho Tây thực dân nó nhảy vô cướp nước 1858 … cho đến tên chót Nguyễn Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) không chọn bác sĩ Quát lại đi chọn ô. Diệm 1954 ... thì cái mòi, cái mầm mống oan nghiệt nó dính trọn hết vô cái nhà Nguyễn 152 năm ấy!

Tổng Thống Thiệu có công rất nhiều chứ không có tội.
Còn những ai hiểu chuyện nhà Ngô đắc tội rồi, mà vẫn đổ lỗi cho Tổng Thống Thiệu thì hãy suy ngẫm những điều vừa kể nếu họ còn nhất điểm lương tâm, thành thực với chính mình!

Có thể nói, Tổng Thống Thiệu là người bị lãnh trọn sức đè của lịch sử 100 năm dồn lại (về mặt quốc nội). Đã vậy, ông còn lãnh trọn cái sức nặng bất hạnh (về mặt quốc tế) dồn lại 10 năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đơn cử một bất hạnh lạ đời, quái gở "bất khả tri" cũng về mặt yểm trợ quốc tế, qua cái Chết thình lình của Quốc vương xứ dầu mỏ Trung Đông thì sẽ rõ. Xem trích đoạn sau đây của ông Cố Vấn, Ph. D. Nguyễn Tiến Hưng (Cố vấn Kế hoạch của Tổng Thống Thiệu) để thấy tôi dẫn chứng (và suy nghĩ) có chân xác hay không:

[ trích Nguyễn Tiến Hưng, (cuối phần II. THÂN PHẬN TIỂU QUỐC) "_Khi Đồng Minh Tháo Chạy_", Hứa Chấn Minh xuất bản USA 2005
Tia sáng phụt tắt
Sau cùng, vào cuối năm 1974, một tia sáng lóe lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Sau al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho Miền Nam vay một số tiền mấy trăm triệu đô la.
Thật là cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn, lãi suất nhẹ. Khi nào Miền Nam đào lên được dầu lửa thì mới phải trả. Điều kiện viện trợ nhẹ nhàng, thủ tục thi hành đơn giản. Ký xong là có tiền ngay (hay cho vay bằng dầu lửa). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá thiếu những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.
Nhưng đúng là ‘’họa vô đơn chí’’. Những cái rủi ro nó bay theo nhau mà đến.
Đang lúc sửa soạn đàm phán chi tiết với chính phủ Saudi để sớm có giải ngân thì đùng một cái, Vua Faisal bị chính cháu mình sát hại.
Chính phủ Miền Nam chưng hửng, Tổng Thống Thiệu gửi điện chia buồn cùng Hoàng Gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của Ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Hoàng Gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã hứa.
Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng Gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện nước khác.
Vua Faisal đã nằm xuống ngày 25 tháng Ba 1975, vào đúng ngày Quân Lực Cộng Hòa rút lui khỏi Cố Đô Hoàng Triều Huế.
hết trích ]

Để biết thêm chi tiết, mời bạn nghe buổi Hội Luận vào ngày May 7, 2016 của SaigonTV với GS Nguyễn Tiến Hưng chủ đề Khi Đồng Minh Nhảy Vào



Và vào black April 2017, tại Saigon TV 57.5 [ Saigon Television tại số 14776 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA ] Ms. Lê Bích Trâm đã tiếp tục phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng (đến từ tiểu bang Virginia Hoa Kỳ), với chủ đề:
1) Tại sao Mỹ bỏ VNCH, mà không bỏ Nam Hàn?
2) TT Thiệu & lệnh bỏ Pleiku, Kontum, Huế trong tháng tư đen.
3) Bài học cho tiểu quốc
Buổi phỏng vấn này Saigon TV chia làm 6 phần [đánh số từ 1/ đến 6/, mỗi phần khoảng 8 phút], mời bạn theo dõi tại YouTube Channel này:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLrMRX_BVbuvX0gsZiclJbfLhld8OfX1_X




Trong những tên tuổi người Việt quốc gia đóng góp bài viết về Tổng Thống Thiệu mấy chục năm qua, ngoài một số không ít trách móc hoặc giản dị đổ thừa, quy tội cho Tổng Thống Thiệu ... vẫn có nhiều khuôn mặt, nhiều tiếng nói chân tâm, nghĩ suy thấu đáo khi luận giải về Tổng Thống Thiệu và Saigon thất thủ black April 1975. Tất cả những bài viết ấy sẽ xuất hiện trong Post này.

Ngoài ra có một cây bút người Mỹ viết về Tổng Thống Thiệu và VNCH rất hoàn bị thấu đáo với lượng tài liệu phong phú rất quý hiếm cũng như có một cái nhìn hết sức già dặn, đó là ông George J. Veith, tác giả cuốn biên khảo "Drawn Swords in a Distant Land - South Vietnam’s Shattered Dreams" - Encounter Books 2021, mà tôi đang dịch rất thận trọng kỹ lưỡng từng Chương.
Đó là một tập Sử Khảo công phu và đáng giá của một cựu quân nhân Mỹ chỉ lớn hơn tôi có 1 tuổi. George J. Veith bỏ ra hơn 10 năm tâm huyết dựng lại khách quan, công bằng nguyên thời chiến tranh Quốc - Cộng, mà tôi thấy chúng ta nên cố lưu lại cho các thế hệ hậu duệ biết Cha Anh người Quốc Gia - Nationalists đã một thời Anh dũng Nhân bản ra sao, để các em các cháu lấy đó làm Kim Chỉ Nam tinh thần tái thiết xứ sở Việt Nam hậu cộng sản.
Nét nổi bật trong tập sách này là George J. Veith cực kỳ tôn quý Tổng Thống Thiệu và VNCH, từng trang từng Chương sách như thể đem lại một cái nhìn sâu rộng thấu đáo chưa từng ai viết về một con người tài & một chế độ Dân Chủ, Tự Do và Nhân Bản còn quá non trẻ thì đã bị bức tử, gặp toàn chuyện xui rủi bất hạnh mà Tổng Thống Thiệu cố cầm cự thêm được non 10 năm Đệ Nhị Cộng Hoà là đứt gánh nửa đường ...

Việc miền Nam quốc gia thất thủ có nhiều nguyên nhân quốc tế hơn là quốc nội, nguyên nhân cộng đồng hơn là cá nhân; tuy nhiên nếu tính riêng chuyện nội bộ trong nhà mình với nhau thì, ngoài những nguyên nhân xa như 9 năm cầm quyền độc tài gia đình trị của nhà Ngô, còn có thể kể thêm vài nguyên nhân gần, đơn cử như: ông Kỳ chia rẽ và đấu đầu với Tổng Thống Thiệu, dân chúng thờ ơ với đại sự quốc gia, chỉ lo vui hưởng "thái bình" giữa lòng chiến tranh khói lửa, giới trí thức miền Nam quá nhiều người hoặc bạc bẽo vô ơn hoặc sướng không biết thân, no cơm rửng mỡ, kể cả giới báo chí cũng về hùa, chống chính phủ đủ điều.... Tổng Thống Thiệu có quá ít chiến hữu tâm phúc bên cạnh cùng chống chọi, đã vậy, nguyên bộ sậu thượng tầng chính trị Mỹ chỉ là một bọn hèn hạ tiểu nhân, lưu manh lật lọng đến tận cùng không chỉ riêng thằng bastard Kissinger...
30 Jan, 2015 - A Code Pink demonstrator waves handcuffs in front Henry Kissinger. Photo: Reuters 
Một người biểu tình thuộc nhóm phản chiến Code Pink vừa vẫy chiếc còng tay ngay trước mặt Kissinger vừa hô to: "hãy bắt giam tên Kissinger tội phạm chiến tranh này" [...several protesters from the anti-war group Code Pink approached from behind, waving signs and a pair of handcuffs, and chanting, "Arrest Henry Kissinger for war crimes." source: AP - Published: 10:45pm, 30 Jan, 2015 ]

Vậy mà nhiều người chỉ giỏi đổ thừa, họ nhắm mắt bịt tai hết thảy các sự thực đó, đem đổ hết trách nhiệm lên cho một mình Tổng Thống Thiệu.
Tôi nói chắc chắn điều này: nếu không phải ông Thiệu lèo lái con thuyền quốc gia VNCH từ 1967 mà là người khác, bất kể người nào, bảo đảm miền Nam còn thất thủ trước black April 1975 nữa kia!!!
Càng nghĩ càng thấy thương Tổng Thống Thiệu và biết ơn ông cùng với người lính QLVNCH biết bao nhiêu cho vừa!!!

Trong tâm tưởng đó, tôi làm riêng 1 Post này về chủ đề Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đệ Nhị Cộng Hoà - Việt Nam Cộng Hoà với tất cả sách, báo, tài liệu mà tôi thu thập được kể cả khôi phục lại một vài bài tưởng đã bị mất dạng luôn rồi. Tất cả tài liệu gom vào Post này đều được tôi sưu lục ngày tháng gốc và phục hồi mọi infos gốc có thể ... để việc trình bày cho thật là tường minh về mặt Sử liệu khả dĩ hữu ích cho pho Sử Quốc Gia hôm nay và ngày mai.
Post này sẽ còn được update dần ...

47th black April - Apr. 24, 2022
LTC

$pageOut$pageIn Phân đoạn 2

Khi Đồng Minh Tháo Chạy

by Nguyễn Tiến Hưng 2005 (typing Text version)


==> Download PDF book [Mediafire, 3MB]

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng trong buổi ra mắt sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" tại California, Jun. 2010. image by BBCVietnamese

Nguyễn Tiến Hưng: Tổng trưởng Kế hoạch của Đệ nhị Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết và là cố vấn về kinh tế của Tổng Thống Thiệu [1923-2001]. Ông đã viết các sách chủ đề giải mật chiến tranh Vietnam như:
- “Palace File” bằng Anh ngữ (542 trang do Harper & Row Publishers xuất bản 1986), được dịch ra tiếng Việt với tựa "Hồ sơ mật Dinh Độc Lập" (bản Việt dịch của Cung Thúc Tiến -tức nhạc sĩ Cung Tiến- và Nguyễn Cao Đàm)
- "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" bằng tiếng Việt 705 trang do Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.
- "Tâm Tư Tổng thống Thiệu", dày hơn 700 trang bằng tiếng Việt do Hứa Chấn Minh xuất bản 2010. Sách có rất nhiều tài liệu mới, được Thư khố Hoa Kỳ giải mật sau này khi đã hết hạn bảo mật và đặc biệt trong đó có kèm 150 trang tài liệu Anh ngữ để độc giả dễ tham khảo.
- "Khi Đồng Minh Nhảy Vào" bằng tiếng Việt 882 trang do Hứa Chấn Minh xuất bản 2016.




Khi Đồng Minh Nhảy Vào

by Nguyễn Tiến Hưng 2016


==> Download PDF book [Mediafire, 62MB]
Images screenshotted by Le Tung Chau, Oct 2022 - Buổi ra mắt sách “Khi Ðồng Minh Nhảy Vào” của tác giả Nguyễn Tiến Hưng, tổ chức vào lúc 2 giờ 30 chiều Chủ Nhật, ngày 15 Tháng Năm /2016 tại Rose Center, Westminster, California, USA



Hồ sơ mật Dinh Độc Lập

by Nguyễn Tiến Hưng 1986
(“Palace File” - bản Việt dịch của Cung Thúc Tiến -tức nhạc sĩ Cung Tiến- và Nguyễn Cao Đàm)
==> Download PDF book [Mediafire, 11MB]



Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"
by Xuân Hồng - BBCVietnamese.com, 15:43 GMT - thứ ba, 1 tháng 6, 2010
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/06/100601_nixon_thieu_dossier

Tác giả cuốn sách mới "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" nói với BBC rằng một trong những hồ sơ quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa được giải mật.


UPDATE Aug. 10, 2024

LTC: để tôn trọng bản quyền của sách, tôi chỉ post ở đây dưới dạng sách xem chớ không download được - viewing only, cannot download.

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến cái gọi là hồ sơ "Nixon-Thiệu" chứa các tài liệu và thư từ giữa Tòa Bạch Ốc và Dinh Độc Lập từ năm 1971.

Ông Hưng, người được chỉ định đi cầu viện vào giờ chót, nói rằng vào ngày 23 tháng Ba năm 1975, nói ông Thiệu có cho ông xem hồ sơ này trong đó có hai bức thư của TT Nixon mà ông đã yêu cầu TT Thiệu gởi cho người kế nhiệm của TT Nixon là TT Ford qua trung gian của Tướng Frederick Weyand, cựu Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" mới được xuất bản, GS Hưng nói "Điểm trớ trêu là thư của TT Nixon mà TT Ford không biết gì."

Vào ngày 5 tháng Tư năm 1975, đích thân Tướng Weyand đã đưa cho TT Ford xem hai bức thư đó chỉ 5 phút trước khi TS Kissinger đến cùng họp. BấmNgày 30 tháng Tư, TS Hưng tiết lộ hai thư này trong một cuộc họp báo tại Khách sạn Mayflower ở Washington để đặt trách nhiệm bội ước và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù lại bằng cách cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam.

Sau đó Quốc Hội Mỹ, theo GS Hưng, đã phản ứng "tại sao Hành Pháp Mỹ không cho Lập Pháp biết hồ sơ Nixon-Thiệu," đặc biệt là các nghị sĩ chủ trương cắt viện trợ cho VNCH như Henry Jackson, Frank Church, Ted Kennedy, Mike Mansfield...

Ngay chủ tịch của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là ông John Sparkman đã viết thư yêu cầu TT Ford cho xem hồ sơ "Nixon - Thiệu" nhưng TT Ford viện dẫn quyền đặc biệt của người đứng đầu hành pháp, đã từ chối. Rồi từ đó chính phủ Mỹ "đã ém nhẹm" toàn bộ hồ sơ này.

Năm 1978, ông Ronald Nesson, tùy viên báo chí của TT Ford, có viết một cuốn hồi ký trong đó ông tiết lộ rằng ông được lệnh cấp trên đi tìm hồ sơ "Nixon-Thiệu" trong Tòa Bạch Ốc, và tìm được vỏn vẹn chỉ có "bảy cái thư ".

GS Nguyễn Tiến Hưng nói có tổng cộng 27 văn thư trong hồ sơ này, nhiều hơn số thư mà ông Ronald Nesson đã tiết lộ trong cuốn hồi ký.

Theo GS Nguyễn Tiến Hưng, hầu như tất cả các hồ sơ về cuộc chiến Việt Nam nay đã được giải mật, trừ hồ sơ "Nixon-Thiệu" mà cho tới hôm nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Tại sao ông Thiệu không lên tiếng?

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng không tin rằng người Mỹ đã bảo cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không được nói gì về liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ khi gia đình ông dọn sang Mỹ năm 1985 tới khi ông từ trần năm 2001.

Là một người tâm sự thân tín của ông Thiệu trên bước đường sống lưu vong, GS Hưng nói rằng " tôi không tin là khi dọn sang Mỹ, ông Thiệu đã bị áp lực nào bắt phải yên lặng vì đó là thời của tổng Thống Reagan và ông Reagan rất ưu ái Tổng Thống Thiệu. Có lẽ vì phần nào của sự ưu ái đó mà ông Thiệu dọn nhà sang Hoa Kỳ sống."

Ông Thiệu đã tâm sự với ông Hưng rằng "khi vừa đến Đài Loan vào ngày 25 tháng Tư năm 1975, phái đoàn tùy tùng đã bị nhân viên Mỹ khám xét hết hành lý và tịch thu hết giấy tờ vì họ chỉ sợ hồ sơ Thiệu-Nixon lọt ra ngoài".

Ông Hưng thuật tiếp lời ông Thiệu: "Còn chuyện cái cặp bị đánh cắp nữa, vì họ tưởng rằng hồ sơ để trong đó, chứ không phải là để lục xét tiền."

Tuy nhiên, ông Hưng nói: "Phía ông Kissinger và đảng Cộng Hòa muốn giấu hồ sơ đó đi, cho nên có thể họ đã yêu cầu TT Thiệu giữ im lặng."

Theo GS Hưng, ông Thiệu không muốn viết hồi ký vì "sau khi tôi làm lãnh đạo của miền nam gần 10 năm, tôi biết quá nhiều chuyện, và khi tôi nói cái hay thì tôi cũng phải nói cái dở nữa."

Ông Thiệu được cho là đã nói: "Người Mỹ đã phản bội mình rồi, cho nên mình cũng không nên vạch áo cho người xem lưng, và tôi chẳng cần để ý tới dư luận Mỹ nữa." Theo giáo sư Hưng đó là lý do chính tại sao ông Thiệu không muốn viết hồi ký.

Trước đây khi được GS Hưng yêu cầu nói rõ về vụ 16 tấn vàng, ông Thiệu nói: "Tôi đã làm hết sức mình rồi cho nên dù có nói ra, thì người đời sẽ nói rằng tôi cố tình chạy tội mà thôi."

Trong cuốn sách, GS Hưng cho hay cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã im lặng trong suốt thời gian sống ngoài nước, trừ một lần trả lời (phỏng vấn) tờ báo Đức, tờ Der Spiegel năm 1979. [ xin xem full cuộc phỏng vấn từ Phân đoạn 15 của Post này ]

Tăng quân là để rút lui?

GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong những lần đàm luận tại Luân Đôn, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho rằng Tổng Thống Mỹ Johnson, một người được cho là lập trường diều hâu, "đem quân vào Việt Nam là để thương lượng ở thế mạnh."

Vào đầu năm 1964, khi ông Johnson lên thay cho TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ đã cho bộ trưởng McNamara sang Việt Nam hứa đủ điều, rồi đề nghị 12 biện pháp rất mạnh trong đó, yêu cầu chính phủ Việt Nam đặt Miền Nam vào thế chiến tranh bằng một lệnh tổng động viên để "mưu cầu một nước Việt Nam không cộng sản".

Sau đó, Mỹ tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và đồng thời mở ra các chiến dịch như là Mũi Tên Lên vào tháng Tám cùng năm, rồi đến chiến dịch Phi Tiêu Lửa oanh tạc miền Bắc rất dữ dội.

Đến tháng Ba năm 1965, quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng và bước tháng Tư, Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ ở lại miền Nam "bao nhiêu lâu còn cần thiết, với bất cứ sức mạnh nào còn cần thiết, với bất cứ nguy hiểm nào, phí tổn nào" như Tổng Thống Kennedy đã nói "We shall bear any burden" khi nhậm chức.

Tháng Sáu năm 1965, TT Johnson đã gởi vị tướng kinh nghiệm nhất của quân đội Mỹ là tướng Westmoreland đến Việt Nam để chỉ huy quân đội và một tháng sau, đã bổ nhiệm một vị tướng khác là Maxwell Taylor làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, ông Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào tháng Sáu năm 1965.

Theo GS Hưng, ông Thiệu và các tướng lãnh đều thấy rằng Mỹ quyết chiến và quyết thắng tại miền nam Việt Nam.

Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, Bộ Trưởng McNamara lại rỉ tai ông Thiệu và nói là phải tổ chức bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội cho sớm để còn điều đình với Mặt Trận giải Phóng Miền Nam.

Mãi sau này với thời gian, ông Thiệu mới chiêm nghiệm câu "đem quân vào để điều đình ở thế mạnh," và "đem quân vào là để rút quân đi."

Không kết quả

Trong số này, có bức thư của TT Johnson gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày Tám tháng Hai năm 1967 trong đó, Hoa Kỳ mong muốn đi đến một giải pháp hòa bình, nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, các nỗ lực mưu tìm hòa bình không đi đến một kết quả nào.

Một tuần lễ sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại một bức thư nói rằng "nếu như Ngài muốn đàm phán trực tiếp với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì phía Hoa Kỳ phải ngưng ngay các vụ oanh tạc vô điều kiện".

Hai bức thư này được lưu lại trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam gồm tổng cộng 12 tập, cho thấy phía Hoa Kỳ từ năm 1965 đã 26 lần tìm cách bắt liên lạc với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua nhiều ngả khác nhau để điều đình hòa bình.

Nay với thời gian, GS Hưng nói rằng có thể là vì một "vấn đề nhận thức" gây ra bởi các "tín hiệu trái ngược nhau" mà 26 lần tìm cách bắt liên lạc này, không đi đến một kết quả nào. Thí dụ như cũng có thể là Mỹ đề nghị điều đình ngày hôm trước thì hôm sau lại oanh kích Bắc Việt còn mạnh hơn hôm trước.

Theo GS, có thể vì các tín hiệu trái ngược nhau mà cuộc chiến cứ leo thang.

Cuộc chiến 'ủy nhiệm'

Trước khi đắc cử tổng thống Mỹ, Bấmông Nixon đã từng nói cuộc chiến tại Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa hai miền nam bắc Việt Nam, hay là giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mà thực sự ra là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Theo GS Hưng thì TS Kissinger và TT Nixon cho rằng tất cả những sự thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

GS Hưng nói rằng theo như sự suy nghĩ của hai người này thì "cũng vì sự cứng rắn của Hoa Kỳ - mang nửa triệu quân tới Việt Nam rồi xúc tiến chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến - mà đã thuyết phục Trung Quốc mở cửa bang giao với Hoa Kỳ."




Để bạn đọc có thêm tin tức về giáo sư Nguyễn Tiến Hưng và sách của ông, LTC đã bỏ công sưu lục các bài cũ, gồm 5 bài của ô. Nguyễn Kỳ Phong (ĐIỂM SÁCH "Khi Đồng Minh Tháo Chạy") và 3 bài đáp lời của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Loạt bài này đã đăng trên BBCVietnamese từ tháng 8, năm 2005 (cũng là năm Hứa Chấn Minh xuất bản sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" bằng tiếng Việt 705 trang) và LTC nghĩ, rất cần thiết cho mọi độc giả - dù đã đọc sách hay chưa - dễ tự tìm cho mình cái nhìn thêm chân xác về Vietnam War cũng như về việc viết sách Sử và việc đọc Sử sách.
Hiện giờ, trang BBCVietnamese vẫn còn các bài viết này nhưng không sắp xếp theo hệ thống nên LTC đăng lại nguyên văn phần text đồng thời sắp xếp lại cho thứ tự trước sau các bài của Nguyễn Kỳ Phong trước rồi kế tiếp là các bài hồi đáp của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng.
Mời bạn đọc trong các Phân đoạn 3, 4 và 5 kế tiếp theo đây
$pageOut$pageIn Phân đoạn 3

Nguyễn Kỳ Phong ĐIỂM SÁCH "Khi Đồng Minh Tháo Chạy"


Khi Đồng Minh Tháo Chạy có thực sự mới?
by Nguyễn Kỳ Phong - Nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự:
BBCVietnamese 06 Tháng 8 2005 - Cập nhật 23h48 GMT
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050801_ky_phong_review

Mười chín năm từ ngày cho xuất bản quyển The Palace File (bản dịch Việt ngữ, Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập), một tác phẩm gây được nhiều chú ý lúc đương thời với một số tài liệu mật chưa hề công bố, tháng vừa qua, tác giả Nguyễn Tiến Hưng vừa cho ra mắt một tác phẩm với tựa đề rất hấp dẫn: Khi Đồng Minh Tháo Chạy (KĐMTC).
Nhìn sơ qua, trong khi Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (HSMĐDL) viết cho đối tượng chính là độc giả Mỹ và đọc giả quen thuộc sử liệu và cập nhật với tình hình chính trị quân sự Mỹ-Việt 1969-1975, KĐMTC với một văn phong đơn giản, nhắm vào đối tượng độc giả không quen thuộc nhiều với sử liệu hay nội tình chính trị Hoa Kỳ vào những năm cuối cùng của liên hệ Việt-Mỹ.
KĐMTC gồm có bốn phần, chia ra làm hai mươi chương (trong Lời Nói Đầu, tác giả nói sách chia làm năm phần, nhưng ở phần Mục Lục, người điểm sách chỉ thấy bốn phần). Mỗi chương là một tiêu đề nhỏ, giải thích ý chánh của chương đề. Tác phẩm có 170 trang phụ lục, gồm bản sao của những tài liệu mật trao đổi giữa ba tổng thống Nixon, Ford và Thiệụ Một số thư từ, tài liệu đó cũng được tác giả dịch lại ở nhiều nơi trong sách để làm sáng tỏ thêm chủ đề của tác giả.

Chương Một
Người điểm sách nghĩ là chương quan trọng nhất trong KĐMTC — tác phẩm bắt đầu từ giai đoạn Nixon ra tranh cử cho đến khi được đắc cử tổng thống. Chương này muốn nói nhờ tổng thống Thiệu mà Nixon mới đắc cử tổng thống: Tác giả ghi lại sự ưng thuận và giúp đỡ ngầm của ông Thiệu để giúp Nixon thắng phó tổng thống Hubert Humphrey trong mùa tranh cử 1968. Nhưng sau khi thắng cử trở thành tổng thống, Nixon bội ước, quên ơn của VNCH và ông Thiệu, và bắt đầu kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam để chấm dứt sự liên hệ của Hoa Kỳ ở Vịêt Nam bằng mọi giá.
Chương Hai, "Kissinger, Ông Là Aỉ"
Chương Hai nói về Henry Kissinger, người mà theo tác giả, đã đơn thân độc mã dàn xếp cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, và đã ép VNCH ký vào tờ khai tử cho chính mình vào ngày 27 tháng Giêng, 1973.
Chương Ba của KĐMTC sơ lược về những liên lạc bí mật đầu tiên giữa Mỹ và Hà Nội và những áp lực Hoa Kỳ đã áp dụng vào VNCH song song trong thời gian thương lượng từ cuối năm 1971 đến ngày ký hiệp định 1973.
Chương Bốn nói đến sự suy thoái của Nixon: Vụ đổ bể Watergate; Nixon phải từ chức; và không còn ai ở Mỹ muốn nhắc đến chuyện Việt Nam.
Chương Năm tác giả nói đến khoảng thời gian sau khi hiệp định đươc ký kết: tiềm năng kinh tế của VNCH và sự thịnh vượng của miền Nam trong những năm 1969-1973.
Chương SáuChương Bảy nói về sự khủng hoảng quân sự chính trị xảy ra trên toàn thế giới vào năm 1973 khi khối Ả Rập tấn công Do Tháị Nhưng sau khi thua trận các quốc gia sản xuất dầu hỏa của khối Ả Rập dùng dầu như một vũ khí để gây khó khăn cho các nước tư bản.
Việt Nam cũng bị tai họa lây trong biến động thế giới naỵ Trong khi đồng minh Hoa Kỳ thắt lưng buột bụng để đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế và năng lượng, VNCH bắt đầu nhìn về các quốc gia khác để hy vọng tìm một vị cứu tin.
Ngân Hàng Thế Giới, Pháp, Nhật, và Saudi Arabia là những mục tiêu VNCH muốn cầu viện, để bớt trông cậy vào Hoa Kỳ trong tương laị
Chương Tám, "Năm Của Định Mệnh". Như tựa đề ghi, năm 1974 là năm định mệnh của VNCH và Nixon—người bảo trợ và cam kết sẽ bảo vệ VNCH.
Nếu trước đó VNCH như là một đứa con dưỡng tử của Hoa Kỳ, thì sau khi Nixon từ chức, VNCH trở thành một dưỡng tử mất cha.
Từ Chương Chín đến Chương Mười Ba:
Sau khi Nixon "chết," quốc hội và hành pháp Hoa Kỳ cấn trách nhiệm về Việt Nam qua lại: Không ai thật sự muốn ôm một trách nhiệm mà họ đã muốn khước từ hơn sáu năm về trước.
Hoa Kỳ, vào năm 1974 vẫn còn là đồng minh của Việt Nam, nhưng chỉ là một đồng minh trên danh xưng. Khi quốc hội cắt giảm những chương trình viện trợ về quân sự và kinh tế đã chuẩn chi từ trước cho Việt Nam, trừ những tiếng nói phản đối yếu ớt của những viên chức cấp nhỏ Hoa Kỳ còn tình nghĩa với người bạn đồng minh Việt Nam, tất cả những nhân viên cao cấp còn lại ở quốc hội và hành pháp đều lờ đi
Chương 14 đến Chương 18:
Tác giả viết về những biến chuyển ở Hoa Thịnh Đốn và Saigon vào tháng cuối cùng của VNCH; những chi tiết về vấn đề quốc hội chống hay ủng hộ số lượng người Việt được di tản qua Mỹ; các kế hoạch di tản và bảo vệ cuộc di tản; chuyến ra đi của ông Thiệu; của đại sứ Martin; ngày tác giả họp báo ở Hoa Thịnh Đốn để công bố những mật ước trao đổi giữa hai tổng thống Nixon và Thiệu; và phản ứng của dân Mỹ đối với lớp người di tản đầu tiên.
Hai chương sau cùng, 19 và 20, viết về những ngày đầu của đoàn người di tản trên đất Mỹ; nhận định của tác giả về lý do thất bại của VNCH; và cuộc chiến Việt Nam như một kinh nghiệm cho Hoa Kỳ và là một bài học cho những đồng minh của Hoa Kỳ trong tương laị

'Thất vọng'

Ý nghĩ đầu tiên sau khi đọc KĐMTC là những ai đã đọc HSMĐDL rồi, thì sẽ thấy thất vọng sau khi đọc KĐMTC.
Buông quyển KĐMTC xuống, người điểm sách có cảm tưởng mình vừa đọc lại bản dịch Việt ngữ của The Palace File—chỉ khác là bản dịch này kém hơn bản dịch HSMĐDL của Cung (Thúc) Tiến trước đâỵ Trong căn bản, KĐMTC không có gì mới so với HSMĐDL.
Nếu có khác thì khác ở chổ KĐMTC không được soạn thảo cẩn thận như HSMĐDL.
Nếu để ý độc giả sẽ thấy những gì tác giả nói ở phần giới thiệu hoàn toàn khác xa sự thật khi so sánh nội dung giữa hai tác phẩm cũ và mới
Ở trang 18 trong phần Lời Nói Đầu, tác giả viết, "Sách này dựa vào một phần cuốn HSMĐDL và vào những nghiên cứu thêm của tác giả trong mười năm qua. Trong cả hai cuốn, ngoài phần tài liệu, chúng tôi đã bổ sung bằng những phỏng vấn với các viên chức hữu trách của hai phía Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ ..." Nhưng khi so sánh hai tác phẩm, chúng ta thấy KĐMTC không có gì khác hơn HSMĐDL—nếu không nói là ít hơn về mặt sử liệu và phụ chú với nhiều lỗi typos.
Trong HSMĐDL (The Palace File, New York: Harper & Row, 1986) độc giả thấy HSMĐDL có 113 tài liệu tham khảo liệt kê ở phần thư mục, so với 118 tài liệu trong KĐMTC.
Trong năm tài liệu "mới" thêm vào KĐMTC, có hai tác phẩm xuất bản năm 2002 và 2003; tên một web site với nội dung cách đây hơn mười năm; bản dịch Việt ngữ của một tác phẩm xuất bản năm từ 1983; và bản tường trình của đại sứÔ Martin ở quốc hội vào năm 1976.
Trong 270 chú thích ghi trong KĐMTC, hơn 230 chú thích được dịch lại từ HSMĐDL. Cũng trong lời giới thiệu, tác giả nói KĐMTC có bổ sung thêm nhiều phỏng vấn mới ... nhưng tất cả phỏng vấn liệt kê trong KĐMTC là từ năm 1986 trở về trước, hoàn toàn giống như trong HSMĐDL.
Nếu để ý, trong khi vài thư liệu có ý nghĩa trong lúc soạn cuốn HSMĐDL, nhưng trong KĐMTC, những cuốn sách như tử vi đẩu số; nhập môn triết học Trung Quốc; hay tư tưởng của Khổng Tử và Mao (Theodora Lau, The Handbook Horoscope; Fung Yu-Lan, History of Chinese Philosophy; và H.G. Creel, Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse-tung) thì không có một ý nghĩa nào trong tác phẩm mới nếu tác giả không dùng để chú thích.
Mười chín năm từ ngày xuất bản HSMĐDL, với bao nhiêu tài liệu được giải mật, bao nhiêu tác phẩm mới có liên hệ đến chủ đề tác giả viết, nhưng độc giả không thấy một tài liệu nào mới được trích dẫn trong KĐMTC.
Một trong nhiều lý do làm người đọc thất vọng là trong khi tác phẩm HSMĐDL, với sự hợp tác của Jerrol L. Schecter (một thời chủ biên mục ngoại giao của tuần báo Time, mà tác giả có khi ghi là chủ bút), được soạn thảo rất cẩn thận, rất giáo khoa.
Trong khi KĐMTC, mặc dù có nhiều đoạn được dịch thẳng từ HSMĐD, có nhiều sai lầm và lệch lạc do sự cẩu thả của người đánh máy hay sự bất cẩn của tác giả.
Trong khi trong HSMĐDL có những chi tiết có thể gây ra tranh luận, nhưng những chi tiết đó được trình bày với dẫn chứng và bằng sử liệu.
Nhưng trong KĐMTC, nhiều chi tiết đã làm độc giả gãi đầu vì tác giả không cung cấp một tài liệu nào để chứng minh cho những nhận định đưa ra.
KĐMTC, theo tác giả, được viết cho độc giả Việt Nam. Nhưng độc giả nào cũng có hai loại: độc giả tương đối cập nhật và độc giả không cập nhật với những gì được trình bày trong sách. Cái caveat mà những độc giả thông thạo nhìn thấy trong KĐMTC là: một số chi tiết, và nhận định trong KĐMTC sẽ làm nhiều người đọc chưa thông thạo trở nên hoang mang nếu họ không được hướng dẫn sử liệu hay bị hướng dẫn trật. Đó là một trong những khiếm khuyết của KĐMTC.

Bài điểm sách dưới đây có hai phần. Một phần nói đến những điểm quan trọng đáng chú ý, có thể đưa đến nhiều tranh luận về phương diện xử dụng sử liệu ; phần kia là những lỗi typos/bất cẩn mà người điểm sách nhận ra trong tác phẩm Khi Đồng Minh Tháo Chạy tác giả Nguyễn Tiến Hưng.

'Trích dẫn thiếu và suy luận vô căn cứ' - Nguyễn Kỳ Phong
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050801_ky_phong_review_2

Chương Một là chương lý thú vì tác giả viết về một nhân vật mà ít độc giả Việt Nam quen tên: bà goá phụ Anna Chan Chennault — người liên lạc sau lưng giữa ứng cử viên Nixon và tổng thống Thiệu bắt đầu từ tháng 6-1968.
Độc giả Việt không quen thuộc với tên Anna Chennault vì tám năm sau khi vụ liên lạc bí mật giữa bà Chennault, Nixon, đại sứ Bùi Diễm và tổng thống Thiệu, thì sự vụ mới lộ ra trên báo chí (năm 1969, ký giả lão thành Theodore H. White, trong The Making of the President 1968, có nhắc đến vai trò của Chennault và ông Thiệu trong kết quả bầu cử, tuy nhiên cho đến lúc đó, trừ các cơ quan tình báo như FBI; CIA; và National Securty Agency là có bằng chứng chắc chắn, tất cả chỉ là tin đồn lúc đương thời).
Năm 1976 tác giả David Wise, trong The American Police State, có nhắc sơ qua vụ này; đến năm 1979, Thomas Powers, trong một tác phẩm viết về cuộc đời của xếp CIA Richard Helms, The Man Who Kept the Secrets: Richard Helms and the CIA, viết nhiều chi tiết hơn về liên hệ giữa bà Chennault và ông Thiệu.
Nhưng độc giả Mỹ phải chờ đến năm 1980 khi chính bà Chennault cho xuất bản cuốn hồi ký The Education of Anna thì phần lớn sự thật mới được phơi bày từ chính người trong cuộc.
Về phía thư liệu Việt ngữ, theo sự hiểu biết của người điểm sách, chỉ có hai tác phẩm nói đến bà Chennault: Nguyễn Tiến Hưng, năm 1986, trong The Palace File (mà trong đó ông Hưng trích theo The Price of Power (1983) của Seymour Hersh); và năm sau, 1987, cựu đại sứ Bùi Diễm nói rõ hơn trong hồi ký In the Jaws of History.
Năm 1998, sau khi tất cả đã chìm vào quên lãng, một nhân vật có liên hệ sâu đậm đến VNCH và những bí mật của vụ Chennault, cựu thứ trưởng Vụ Viễn Đông William Bundy (và là một nhân viên CIA cao cấp trước đó) cho xuất bản quyển A Tangled Web: The Making of Foreign Policy in the Nixon Presidency.
Trong tác phẩm, Bundy xác định lại nhiều chi tiết đã viết trong In the Jaws of History của Bùi Diễm. Bundy, với cương vị thứ trưởng Vụ Viễn Đông đương thời, chắc chắn đã đọc những báo cáo mật về những liên lạc giữa ông Thiệu, Bùi Diễm, Nixon, Nguyễn Văn Kiểu (anh tổng thống Thiệu, đại sứ VNCH ở Đài Loan), Chennault và những người đại diện Nixon.
Một số hồ sơ giãi mật sau này cho chúng ta biết không những tình báo Mỹ biết được nội dung những liên lạc giữa những người nói trên ở nội địa Mỹ, họ còn biết luôn những đối thoại giữa ông Kiểu và ông Thiệu xảy ra trong dinh Độc Lập (đọc, Foreign Relations of the United States, Vol. VII, Vietnam: September 1968-January 1969, tiết mục về Anna Chennault và Thomas Karamessines. Karamessines là phó giám đốc CIA lo về điệp vụ mật).
Vụ Chennault vis-a-vis bầu cử tổng thống Mỹ 1968 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử chiến tranh Việt Nam cũng như lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.
Nhưng vì tính chất tối mật của vấn đề, cả hai tổng thống Nixon và Johnson không hề nhắc đến tên bà Chennault trong hồi ký, dù trong năm bầu cử đó bà Chennault đã quyên được 250 ngàn mỹ kim cho Nixon, một món tiền rất lớn vào năm 1968 (đọc Theodore White, sđd, trang 444).
William Bundy, trong tác phẩm nói trên, tuyên bố cuộc bầu cử năm 1968 là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ duy nhất mà kết quả có thể đã bị ảnh hưởng bởi một chánh quyền ngoại quốc.
Như độc giả đã thấy, tất cả sử liệu tác giả trích cho chương này lấy lại từ tác phẩm HSMĐDL, và dựa vào những phỏng vấn với bà Chennault.
Tuy nhiên hơn 20 năm đã qua, tất cả những sử liệu đó quá cũ. Những sử liệu mới như của William Bundy, Bộ Ngoại Giao, hồi ký của tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford (Counsel to the President: A Memoir) là những sử liệu sáng tỏ hơn mà lẽ ra tác giả phải xử dụng để cập nhật thêm vào KĐMTC.
Người điểm sách cũng để ý một điều: tác giả KĐMTC quá tin vào những gì bà Chennault nói (qua phỏng vấn) mà không để ý hay đọc những gì bà Chennault viết, hay các tài liệu khác viết về bà Chennault.
Một thí dụ: Bà Chennault viết trong hồi ký (và nói với tác giả khi trong phỏng vấn) là bà không nhớ John Mitchell (cố vấn ủy ban bầu cử Nixon) hay chính Nixon muốn bà đưa đại sứ Bùi Diễm đến gặp Nixon ở New York. ... Nhưng qua tác phẩm của William Safire (Before the Fall: An Inside View of the Pre-Watergate White House) chúng ta thấy chính Chennault là người tự viết thư đề nghị cuộc gặp mặt đó (Safire có chụp lại lá thư đề nghị của Chennault trong sách).
Ở trang 32, KĐMTC, tác giả nói sơ về cuộc diện kiến đầu tiên giữa ông Thiệu và phó tổng thống Hubert Humphrey—cuộc diện kiến đã làm cho ông Thiệu có ấn tượng xấu về Humphrey.
Nhưng tác giả không cho người đọc biết ông dựa vào từ tài liệu nào để viết đoạn văn đó. Nội dung cuộc đối thoại được ghi lại đầy đủ hơn trong hồi ký của Humphrey, The Education of a Public Man, vào năm 1991.

Tổng trưởng Quốc phòng Robert McNamara

Trang 35 và 181 trong KĐMTC tác giả viết về tinh thần của tổng trưởng quốc phòng Robert McNamara.
Tác giả nói dù McNamara nghi ngờ về kết quả cuộc chiến ngay từ lúc ông đem quân vào miền Nam nhưng ông vẫn tiếp tục ... chỉ vì ông muốn làm vừa lòng tổng thống Johnson để hy vọng được bổ nhiệm vào chức chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới!
Nhận định như vậy thì sẽ làm nhiều độc giả am tường sử liệu về McNamara nhức đầụ McNamara không nghĩ gì về Ngân Hàng Thế Giới (NHTG), hay muốn về làm chủ tịch cho đến mùa Thu năm 1967 — một vài tháng trước khi ông từ chức.
Trong hai tác phẩm của tác giả (nói là hai tác phẩm nhưng thật ra chỉ có một về phương diện sử liệu) chúng ta không thấy tác giả đọc hay chú một tác phẩm nào về McNamara, để cho chúng ta thấy kết luận của tác giả có quan sát và nghiên cứụ Không phải sử liệu không có sách về McNamara.
Khi HSMĐDL ra đời năm 1986, hai tác phẩm khá đầy đủ về McNamara (Henry L. Trewhit, McNamara: His Ordeal at the Pentagon, 1971; và David Halberstam, The Best and the Brightest, 1972).
Trong 19 năm giữa hai tác phẩm của tác giả, sử liệu có thêm hai tác phẩm khác: Deborah Shapley, Promise and Power: The Life and Times of Robert R. McNamara; và hồi ký của McNamara, In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam.
Hai tác phẩm đó cho ta khá đầy đủ về tinh thần của McNamara trong cuộc chiến. Một hồi ký khác, Counsel to the President của tổng trưởng quốc phòng Clark Clifford (người thay McNamara) cũng có cái nhìn rất sâu về tâm trạng của McNamara vào mùa Thu năm 1967, khi McNamara lần đầu tiên đề nghị Johnson đi tìm một giải pháp thương lượng chính trị hơn là tiếp tục kế hoạch quân sư..
Về chuyện tác giả nói McNamara biết mình sai trong cuộc chiến nhưng vẫn tiếp tục chỉ vì muốn làm vừa lòng Johnson, để hy vọng được bổ nhiệm vào NHTG: Tác giả chú tài liệu đến từ Harry G. Summer, đăng trong tuyển tập Vietnam: A Reader, một tuyển tập in lại những bài viết đã đăng trên nguyệt san Vietnam.
Đại tá Summer, Jr., tác giả của hai tác phẩm bán rất chạy là On Strategy và The Vietnam War Almanac. Nhưng không tác giả nào lại trích theo Summer, phê bình tâm trạng (trong một đoạn văn vài mươi chữ và không có chú thích) của McNamara trong một bài viết chưa đầy mười trang đăng trên một nguyệt san quân sư..
Nhất là về biến cố tâm lý quan trọng của một người được nhắc đến nhiều nhất trong thập niên 1960. McNamara biết về NHTG một cách bất ngờ: George Woods, đương kim chủ tịch NHTG, bất thình lình đến ăn trưa với McNamara, và nói ông rất thích bài diễn văn của McNamara đọc ở Montreal về an ninh và phát triển kinh tế thế giới ... Ông đề nghị McNamara vào làm chủ tịch khi ông từ chức vào cuối năm 1968.
Với nhiều lo âu về những tiến triển bi quan trong cuộc chiến ở Việt Nam; với những buồn phiền về cái chết của người bạn thân (John McNaughton, hàng thứ ba ở bộ quốc phòng; bạn thân từ Harvard, chết vì tai nạn máy bay), McNamara bàn với vợ suốt đêm về chuyện NHTG. Vào giữa tháng 10-1968, khi thổ lộ với Johnson ông muốn từ chức, Johnson hỏi ông muốn tiếp tục phục vụ ở bất cứ một cơ quan nào không ...
McNamara trả lời chỉ có NHTG là nơi ông muốn phục vụ, nếu ông còn phục vụ chính phủ.
Và Johnson bổ nhiệm McNamara vào chức chủ tịch The World Bank một cách bất ngờ đến độ McNamara chỉ biết khi đọc tin trên báo (đọc Shapley, sách đã dẫn, trang 416-427; Hồi ký của tổng thống Johnson, The Advantage Point: Perspectives of the Presidency, 1963-1969, trang 20, cũng nói tương tự như vậy).
Chúng ta đều biết, trước khi nhận lời (vì nể) Kennedy về làm tổng trưởng quốc phòng, McNamara đang là chủ tịch hãng xe Ford với lương tháng 410 ngàn mỹ kim một năm (năm1960).
Chỉ mới bốn mươi bốn tuổi đầu, McNamara là vị giám đốc trẻ tuổi nhất và là người đầu tiên làm giám đốc hãng Ford mà không thuộc giòng họ Ford! Khi mời McNamara về tham gia nội các, Kennedy đã cho ông hai chọn lựa: tổng trưởng tài chánh hay quốc phòng. Trong khi đó, Ngân Hàng Thế Giới của năm 1968 chỉ là một cơ quan quốc tế nhỏ, tiền cho vay hàng năm chưa đến một tỉ; có khoảng 1.600 nhân viên; không có thế lực chính trị vì Nga và Trung Cộng vẫn chưa là hội viên.
Ai muốn làm chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới nếu có chọn lựa làm tổng trưởng Tài Chánh hoặc Quốc Phòng? Trong phần lịch sử NHTG do chính cơ quan này viết, những tác giả cũng nói sự bổ nhiệm của McNamara là ngoài dự tính của đương sư.. H.R. McMaster, trong một tác phẩm gần như kết án McNamara, Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, the Joint Chiefs of Staff and the Lie That Led to Vietnam, cũng không kết án McNamara như vậy.
Khi tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết McNamara gia tăng đem quân vào việt Nam; mù quáng gia tăng cuộc chiến chỉ để làm vừa lòng tổng thống, hầu hy vọng được bổ nhiệm làm giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, thì chỉ là một suy luận vô căn cứ cho MacNamara. Robert Strange McNamara không bao giờ có ý định đó.

'Kissinger, Ông Là Ai?' - Nguyễn Kỳ Phong
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050801_ky_phong_chapter2

Chương này cũng khá quan trọng, nói về Henry Kissinger, người mà theo tác giả, đã đơn thân độc mã dàn xếp cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, và đã ép buộc VNCH ký vào tờ khai tử của mình ngày 27 tháng Giêng, 1973.
Ở chương Hai, cũng như Chương Một, tác giả dựa vào những tài liệu của 19 năm trước, không có gì mới trên phương diện sử liệụ Ở vài nơi, tác giả viết hoàn toàn say lạc.
Ngay phần mở đầu chương, trong đoạn văn tả về cậu bé Heinz (tên thật của Kissinger lúc chưa đổi ra Henry), hình như tác giả đã đọc lầm, hay hiểu lầm nguyên tác Anh văn: trong hai quyển kỷ truyện được gọi là căn bản về Kissinger, (Kissinger, của Marvin Kalb và Bernard Kalb; và Kissinger: A Biography, của Walter Isaacson), cả hai tác phẩm đều nhắc lại một thói quen của Kissinger lúc ông còn nhỏ: ông băng qua đường khi trên đường đi có những đám trẻ khác tiến về hướng ông.
Ý muốn nói, vì là gốc Do Thái, lúc còn nhỏ ông thường bị đám trẻ con Đức ăn hiếp lúc còn ở quê nhà ... nên thói quen là ông băng qua đường, đi lối khác cho yên chuyện.
Dù đã đến Mỹ nhung ông vẫn còn thói quen đó. Nhưng trong đoạn văn mở đầu của Chương 2, tác giả viết Kissinger rất cẩn thận, thường chờ xem có đám trẻ nào đi qua đường thì mới theo sau cùng băng qua những con đường ở New York.
Thật khó hiểu đoạn văn này xuất từ đâu, vì tác giả không ghi chú thích. Nhưng theo những gì người điểm sách đã đọc, câu văn bị tác giả hiểu lầm ở trên xuất phatÔ từ Kalb (trang 31, sđd) hay là Isaacson (trang 33, sđd).
Trong KĐMTC, trang 58, khi nói về Kissinger, tác giả Hưng viết: "Chính phủ Johnson đồng ý và ngày 21 tháng Bảy 1967, hai người Pháp [Herbert Marcovich và Raymond Aubrac] cùng với Kissinger bay ra Hà Nội gặp thủ Tướng Phạm Văn Đồng."
Nhưng chuyện Kissinger đi chung với hai người Pháp qua Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng năm 1967 là chuyện hoàn toàn không có.
Hồi ký của chính Kissinger không có chuyện đó. Một trong những quyển sách rất hay viết về cuộc đời của Kissinger (Walter Isaacson, Kissinger) cũng không ghi là Kissinger đã đến Hà Nội trong cuộc thương lượng mật có bí danh Pennsylvania vào năm 1967.
Cuốn sách căn bản nhất về mật vụ Pennsylvania và những trao đổi bí mật đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Hà Nội, The Secret Search for Peace in Vietnam, của hai tác giả David Kraslow và Stuart H. Loory, cũng không có chi tiết chuyện Kissinger đi Hà Nội năm 1967.
Tác giả chú sử liệu nằm ở trang 86 trong sách của hai anh em Marvin Kalb và Bernard Kalb, Kissinger, nhưng trong sách không có viết như vậỵ (Thật ra, không phải trang 86, mà là trang 71.
Nhân tiện cũng nhắc luôn để người đọc nếu cần tìm thư liệu đỡ tốn thì giờ: Trang 59, KĐMTC, phụ chú 12, tác giả chú trang 25, 26, 29 trong sách của Kalb, đúng ra là trang 19; ở trang 63 trong KĐMTC, phụ chú 18, tác giả chú thư liệu nằm ở trang 481 trong sách của Seymour Hersh, The Price of Power: Kissinger in the Nixon White House, tác giả hay người đánh máy nhầm lẫn, ở trang 402 mới đúng. Người điểm sách tra theo ấn bản mà tác giả ghi ở thư mục).
Cũng nói thêm, tác phẩm Kissinger của anh em nhà Kalb, xuất bản năm 1974, là cuốn sách nịnh, nói tốt cho Kissinger hơn là một tác phẩm công bằng về sử quan.
Tác giả trích khá nhiều trong sách của anh em Kalb, nhưng vì một sự vội vã nào đó, tác giả đọc và viết sai hơi nhiều.
Trang 53-55 trong KĐMTC, nói Kissinger sang Mỹ năm 1933. Tác giả đọc nhầm, Kissinger di cư sang Mỹ năm 1938. Tác giả trích trang 42-49 trong sách của anh em Kalb; đúng hơn, đoạn tác giả trích nằm trong trang 31-33.
Như một phụ chú về những liên lạc bí mật đầu tiên giữa Mỹ và phía bên kia: Trước đó gần đúng một năm, Hoa Kỳ đã tìm cách liên lạc với đại diện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam qua trung gian của cựu đại tướng Nguyễn Khánh.
Nguyễn Khánh, lúc đó đã bị các tướng trẻ lưu đày qua Mỹ, làm trung gian và đưa đại sứ Ụ Alexis Johnson qua Pháp gặp nhà văn Lê Văn Trương, người mà Nguyễn Khánh nói rất rành về những đại diện của Việt Cộng ở Miền Nam.
Hai bên gặp nhau hai lần, ngày 17 và 20 tháng 7-1966, nhưng cuộc liên lạc không đi đến đâu vì Hoa Kỳ thấy cả ông Trương lẫn ông Khánh đều không có một thực chất để chứng tỏ là họ có ảnh hưởng với phía Việt Cộng ở miền Miền Nam (đọc, Foreign Relations of the United States, Vol. IV, Vietnam: 1966, trang 497-502. Trong tài liệu đó, mật hiệu của Nguyễn Khánh là "Ray" và của Lê Văn Trương là "Ông Ngoại").
Ở trang 58 KĐMTC, tác giả viết, "Tháng Năm 1968, Cyrus Vance đại diện Hoa Kỳ đến họp tại Paris để thảo luận về chi tiết những cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam."
Chi tiết này sai lạc—dù rất nhỏ—người đại diện là Averel Harriman, Cyrus Vance chỉ là phó đoàn (đọc Kissinger, Ending the Vietnam War, trang 75; Seymour Hersh, sđd, trang 17).
Chương Hai là chương quan trọng, một chương cần viết kỹ để đọc giả thấy được tinh thần lừa dối và mánh khóe của Kissinger.
Nhưng trong chương này, tác giả không trích tác phẩm nào mới về Kissinger, hay những hồ sơ đã được giải mật từ 20 năm qua, nói về những hành vi của Kissinger trong những năm Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia và tổng trưởng ngoại giao.
Những tác phẩm quan trọng gần đây dựa vào tài liệu giải mật như của Larry Berman (No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and the Betrayal in VietNam; bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Mạnh Hùng, Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự: Nixon, Kissinger và Sự Phản Bội Ở Việt Nam) hay Jeffrey Kimball (The Vietnam War File: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy; va,ợ Nixonõs Vietnam War); hay quan trọng hơn, quyển hồi ký của H.R. Haldeman (The Diaries of Haldeman: Inside the Nixon White House).
Haldeman là tham mưu trưởng tòa Bạch Cung của Nixon. Hồi ký của Halderman quan trọng đến độ sử gia Stephen Ẹ Ambrose nói nhiều quyển sách sử khác phải được viết lại sau khi đọc quyển nàỵ

'Trích dẫn lòng vòng, trích dẫn sai' - Nguyễn Kỳ Phong
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050802_ky_phong_chapter3

Đọc Chương Ba, người điểm sách có câu hỏi về lối chú và xử dụng sử liệu rất đặc biệt của tác giả.
Sử liệu có hai loại: primary và secondary documents (tài liệu chánh và tài liệu phụ).
Hồi ký, văn kiện chính thức, lời phỏng vấn từ nhân chứng, được xếp vào loại tài liệu chánh.
Trích dẫn, nghe nói lại, hay sách biên khảo của người thứ ba, là tài liệu phu..
Hai loại tài liệu đó đều được công nhận khi dùng làm sử liệu viết sách.
Nhưng, nếu tác giả đã liệt kê primary document trong thư mục, thì tác giả phải chú từ tài liệu đó chứ không nên dùng tài liệu phu..
Thí dụ: tác giả liệt kê hồi ký của bà Chennault khi nói đến cuộc bầu cử năm 1968, nhưng lại chú theo sách của Seymour Hersh. Khi độc giả vào sách Hersh, thì Hersh lại chú sách bà Chennault (chú thích 11, trang 38, KĐMTC).
Một trường hợp khác, trang 391-392 KĐMTC; và The Palace File trang 332, tác giả tả cảnh ra đi của ông Thiệu.
Thay vì chú thẳng từ primary source là nhân viên CIA Frank Snepp, vì anh ta là tài xế đưa ông Thiệu ra phi trường, tác giả lại chú theo lời phỏng vấn từ Polgar (người tiễn phái đoàn ông Khiêm và ông Thiệu đi), và sách của David Butler (The Fall of Saigon).
Nhưng nếu độc giả tìm đọc sách của Butler, thì tác giả này viết hoàn toàn ngược lại những gì tác giả KĐMTC đã viết.
Ở trang 298-299 KĐMTC, tác giả trích câu nói chua xót của tướng Murray khi so sánh thế lực quân sự giữa VNCH và CSBV sau ngày ngưng bắn ... và cho chú thích 19.
Chú thích 19 ở trang 680 KĐMTC cho độc giả nguồn tài liệu đến từ chính quyển The Palace File của tác giả.
Và nếu độc giả còn kiên nhẩn tìm The Palace File (trang 358) thì trong sách đó hướng dẫn độc giả về trang 143 của Peter Braetrup, Vietnam as History: Ten Years After the Paris Accord!
Đến đây thì câu hỏi không thể tránh được của độc giả là, tại sao tác giả không trích thẳng luôn mà lại trích lòng vòng khi đã liệt kê sử liệu đó trong thư mục? Thông thường, chúng ta chỉ trích tài liệu phụ khi không có tài liệu chánh; khi đã liệt kê tài liệu chánh rồi, mà lại trích tài liệu phụ thì trái với phương pháp sử học.
Lý do người điểm sách đề cập đến vấn đề này vì trong Chương Ba, trang 83-83, khi so sánh về tình hình quân sự của VNCH và của CSBV sau ngày ngưng bắn, tác giả chú theo tài liệu của thiếu tướng Charles Timmes.
Tướng Timmes gần như là một định chế của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Không một sĩ quan cao cấp, thâm niên nào của quân đội VNCH mà không biết tướng Timmes.
Tác giả viết, "Tướng Charles Timmes, tư lệnh đầu tiên của ỏBộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự cho Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam hay MACV)."
Chi tiết này hoàn toàn saị Timmes chưa bao giờ là một tư lệnh đầu tiên, và nhất là tư lệnh MACV.
Tướng Timmes, ngày 1 tháng 7-1962 được cử làm tư lệnh tạm thời cho bộ tư lệnh MAAG (Military Assistance Advisory Group, Vietnam) trong khi chờ đợi bộ tư lệnh MACV thiết lập một bộ tư lệnh khác để thay vào chổ của MAAG, vì tháng Hai năm đó, Kennedy đã cử đại tướng Paul Harkins thiết lập bộ tư lệnh MACV ở Saigon rồị.
Trước đó, đầu tháng 9-1960, trung tướng Lionel C. McGarr sang thay trung tướng tư lệnh MAAG là Samuel T. (Hanging Sam) William ở bộ tư lệnh MAAG. Tư lệnh phó cho McGarr là thiếu tướng Timmes. Khi McGarr về nước, Timmes thay McGarr cho đến tháng 3 năm 1964 khi bộ tư lệnh MAAG bị giải nhiệm.
Chi tiết này những sĩ quan đương thời như trung tá Lữ Lan, chuẩn tướng Phạm Xuân Chiểu, thiếu tá Đồng Văn Khuyên, thiếu tá Nguyễn Vĩnh Nghi, làm việc trong MAAG đều biết.
Sau khi giải ngũ, Timmes được CIA dùng như một người trung gian dể dàn xếp, liên lạc với các tướng lãnh Việt Nam.
Tuy biết rành về quân đội và quân sự VNCH, tướng Timmes không phải là một primary source để chúng ta trích dẫn tài liệu hay chi tiết về quân sư..
Chi tiết quân sự do tướng Timmes cung cấp hoàn toàn chính xác. Nhưng những chi tiết đó đến từ hai primary sources khác là tài liệu của đại tá William Le Gro, và thiếu tướng John Murray mà tác giả đã liệt kê ở phần thư mục.
Murray là chỉ huy trưởng DAO (Defense Attache Office); Le Gro là chỉ huy trưởng phòng tình báo dưới quyền của Murray (đọc, William Ẹ Le Gro, Vietnam From Cease-Fire to Capitulation, trang 29.
Bài viết của Timmes, mà tác giả trích lại, lấy từ tài liệu đó). Tác giả liệt kê sách của Le Gro ở thư mục nhưng tác giả đọc không kỹ. Vì nếu đọc kỹ thì tác giả đã không viết sai về chi tiết trận đánh ở Thường Đức vào mùa Thu năm 1974.
Trang 212 trong KĐMTC, tác giả viết, "Ngoài chiến trường thì ở Vùng I, từ cuối hè, hai sư đoàn chính quy của Bắc Việt, SĐ 304 và SĐ 2, đã hoạt động ở vùng đồi núi hai quận Đức Dục và Thường Đức ... tháng 9 sư đoàn 324 lại tăng viện chiếm trọn quận Thường Đức. ... Tướng Ngô Quang Trưởng cho sư đoàn 1 với sự tăng cường của Biệt Động Quân, phản công lấy lại đất đai bị chiếm."
Chi tiết này chỉ đúng phân nửạ Đúng hơn phải là: Sau khi các đơn vị Biệt Động Quân và sư đoàn 1 không áp đảo nổi các trung đoàn CSBV đang chiếm ngự các đỉnh núi cao, tướng Trưởng yêu cầu sư đoàn Nhảy Dù đến "giải quyết vấn đề!"
Với tổn thất 500 chết, 2000 bị thương trong bốn tháng trời đánh nhau, lữ đoàn 1 Dù và hai tiểu đoàn khác ở lữ đoàn 2 và 3, Nhảy Dù đã triệt tiêu hai trung đoàn CSBV, chiếm lại đồi 1062 của trận Thường Đức (đọc, Le Gro, sđd, trang 117, 121-122).
Trong khi đó, ở một vài đoạn tác giả chú thẳng từ sách Le Gro nhưng ghi chú là tài liệu dựa vào những phỏng vấn với tướng Murray, và độc giả sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của lời phỏng vấn và những trang sách của Le Gro

Máy bay chiến đấu

Trong các trang 206, 209-210 của KĐMTC, tác giả viết về chuyện Hoa Kỳ đã không giao phản lực cơ F-5E như đã hứạ. Tác giả không chú một tài liệu nào về những chi tiết này, chỉ kể lại theo trị nhớ của tác giả.
Tác giả "nhớ" là Hoa kỳ vẫn còn thiếu 75 chiếc F-5E trong ngân khoảng năm trước. Với tất cả những tài liệu quân sự có thể tìm được về chi tiết này, độc giả thấy trí nhớ của tác giả hơi xa sự thật.
Trước tháng 12-1972, không quân VNCH có tương đương 2 phi đoàn chiến đấu cơ F-5.
Từ cuối năm 1972, qua hai chương trình viện trợ ENHANCE và ENHACE PLUS, không quân lập ra thêm 3 phi đoàn F-5 nữa (đọc, Nguyễn Duy Hinh, Vietnamization and the Cease-Fire, trang 44-45). Trong ngân khoản quân viện của ENHANCE PLUS, Hoa Kỳ hứa cung cấp cho VNCH 3 phi đoàn F-5E, một loại F-5 mới, tối tân hơn. Tuy nhiên đến tháng 9-1974, không quân mới nhận được tổng cộng 35 chiếc F-5E. Theo Robert C. Mikesh, tác giả quyển Flying Dragon: The South Vietnamese Air Force (trang 122, 138, 210, 216), đến tháng 9-1974, không quân có 5 phi đoàn F-5 với tổng cộng 131 chiến đấu cơ F-5 loại A/B/E/RF (RF-5A là loại F-5 dùng vào các phi vụ thám thính, không ảnh. Phi Đoàn 716 có vài chiếc này).
Vào ngày VNCH thất thủ, không quân còn lại 122 F-5, trong số đó có 72 F-5A; 6 F-5B; 9 RF-5A; và 35 F-5E (con số này tương đối chính xác, vì trong khoảng 1973-1975, 7 hay 8 chiếc F-5 bị hỏa tiển tầm nhiệt SA-2 của cộng sản bắn rơi).
Ở trang 211 trong KĐMTC, tác giả viết, nhờ tác giả thương lượng với giám đốc hãng máy bay Northrop, đến cuối năm 1974 hãng này mới gởi cho VNCH một số F-5E. Thật ra, sau khi Phi Đoàn 536 được thành lập ở Biên Hòa vào tháng 12-1972, đến tháng 6-1974 thì phi đoàn này đã nhận được những chiếc F-5E đầu tiên rồi.
Ở trang 210 tác giả viết ông chủ hãng máy bay Northrop nói, "Cả Đài Loan và Iran đều xin F-5E. Họ có thể được ưu tiên hơn Việt Nam Cộng Hòạ" Chuyện này khác với những gì trong sách nói: ngay trong cuốn sách tác giả liệt kê và chú thích, tác giả Le Gro ghi lại tờ tường trình của tướng Murray là Hoa Kỳ không thay thế những chiếc F-5 hư và phế thải được vì họ còn phải trả lại hai quốc gia này những chiếc F-5 họ đã mượn trước để cung cấp cho VNCH trong kế hoạch viện trợ ENHANCE năm 1972 (đọc, Le Gro, sđd, trang 81; Mikesh, sđd, trang 123-124).

Nhân vật James Schlesinger

Ở Chương Mười Một, tác giả nói nhiều về tổng trưởng quốc phòng James Schlesinger. Schlesinger, cũng như Warren Nutter, là thầy cũ của tác giả khi họ còn dạy ở University of Vrginia.
Sau khi tác giả nói tới lui sự thiếu hiểu biết của Schlesinger về những biến chuyển quân sự quan trọng vào những ngày cuối của VNCH, ở trang 287, tác giả chú một lời tuyên bố lịch sử của Schlesinger trên đài truyền hình toàn quốc vào ngày 6 tháng 4-1975.
Lời tuyên bố đại khái là tình hình quân sự VNCH vẫn không có gì nguy hiểm lắm; cộng sản có đánh, nhưng chỉ là một ngoại lệ nhỏ. Khi Schlesinger tuyên bố những câu đó thì CSBV đã chiếm Phước Long và Ban Mê Thuột; Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng đã bỏ ngỏ; và Binh Đoàn Duyên Hải của Lê Trọng Tấn đang trên đường tiến về Phan Rang, Phan Thiết, Vũng Tàu và Xuân Lộc.
Nhưng đến trang 287, tác giả lại viết là, ngày 7 tháng 4, sau khi người bạn của tác giả là Von Marbod cho Schlesinger coi những bức thư trao đổi giữa Nixon và tổng thống Thiệu, thì Schlesinger "giác ngộ," (trong nghĩa ông tổng trưởng quốc phòng nhờ đọc những gì tác giả gởi thì mới hiểu được hoàn cảnh và tình hình Việt Nam lúc đó).
Ở trang 298 kế tiếp, tác giả viết thêm về Schlesinger, "Ngày tôi ra sách, cuốn The Palace File, ông Schlesinger đã có mặt. Đứng cạnh bên một người bạn của tôi là anh Chu Xuân Viên, cựu tùy viên Lục Quân [sic] VNCH, Washington, ông phàn nàn: giá như tôi có những tài liệu này năm 1973 thì chắc tình hình viện trợ đã khác rồi".
Đọc đoạn này độc giả không khỏi xúc động về tấm lòng của ông tổng trưởng đối với Việt Nam, và cũng thấy hãnh diện về lòng tự tin của ông tổng trưởng.
Nhưng những độc giả quen thuộc về sử liệu và về các nhân vật chính trị ở Hoa Thịnh Đốn thì đều biết Schlesinger là một người chống lại Việt Nam và sẽ là người cuối cùng "giác ngộ" về tình hình Việt Nam — nếu ông ta có lòng giác ngộ...
Tham gia chính phủ từ khi Nixon nhậm chức vào năm 1969 với chức vụ giám đốc Phòng Ngân Sách lo về quân quỹ. Năm 1971 Nixon bổ nhiệm Schlesinger làm chủ tiỳch Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử.
Tháng 2-1973 Nixon dời Schlesinger về CIA để Schlessinger thanh toán những nhân viên đã không "hợp tác" với Nixon trong vụ Watergate (chúng ta còn nhớ, khi cảnh sát địa phương và FBI đang điều tra các thủ phạm bị bắt ở Watergate, Nixon muốn CIA nhảy vào can thiệp bằng cách nói (dối) với FBI những thủ phạm đó đang hoạt động một điệp vụ cho CIA. CIA từ chối tham dự và giám đốc Richard Helms bị Nixon giải nhiệm).
Với tánh tình kiêu ngạo, tư cách tự tôn và quan liêu, Schlesinger là giám đốc đáng ghét nhất trong 25 năm lịch sử của CIA. Làm giám đốc chưa đầy năm tháng, Nixon phải đưa Schlesinger về bộ quốc phòng vì tư cách ông bị quá nhiều chỉ trích (đọc, John Ranelagh, The Rise and Fall of the CIA: From Wild Bill Donovan to William Casey, trang 546-548).
Khi về bộ quốc phòng, Schlesinger cũng không được mọi người yêu mến.
Cũng như tác giả đã tả đúng về thái độ của Schlesinger trong trận chiến Yom Kippur giũa khối Ả Rập và Do Thái năm 1967: lừng khừng và kháng cự lại những đề nghị của tổng thống Nixon và ngoại trưởng Kissinger.
Theo hồi ký của đại tướng Alexander Haig (người đề nghị Nixon đem Schlessinger từ CIA về Pentagon, lúc Haig là tham mưu trưởng tòa Bạch Ốc), Inner Circle: How America Change the World, khi thấy Kissinger và Schlesinger cãi nhau qua lại về kế hoạch tiếp viện cho Do Thái, Nixon gọi hai người vào và xài sể cho một trận và có vẻ không thích Schlesinger từ đó; cũng theo Haig, Nixon dùng nhưng không bao giờ coi Schlesinger quan trọng.
Trong bảy năm Nixon làm tổng thống, trừ những lần hội họp vì chức vụ, Schlessinger chỉ được mời vào tòa Bạch Ốc một lần, và lần đó chỉ để gặp Haldeman chứ không phải gặp Nixon. Khi Nixon từ chức, Ford lên thay, liên hệ giữa Schlesinger và tổng thống Ford đã gặp khó khăn ngay từ đầụ Sau vài lần lời qua tiếng lại, hơn một năm sau, Ford giải nhiệm Schlesinger (đọc, Haig, sđd, trang 411-412; 429-430).
Chúng ta có nhiều sử liệu để chứng minh câu nói của Schlesinger trước mặt trung tá Chu Xuân Viên và tác giả Nguyễn Tiến Hưng là một câu nói làm vui và an ủi người bạn/học trò cũ, hơn là nói thật, hay cho thấy Schlesinger có khả năng thay đổi tình thế như ông nói.
Chúng ta đã đoán được Kissinger và Ford coi Schlesinger quan trọng như thế nào khi họ không cho Schlesinger tham dự những buổi họp về chuyện Việt Nam trong hai tháng cuối cùng.
Schlesinger không được mời tham dự trong buổi họp ngày 25 tháng 3 khi Ford gởi đại tướng Weyand sang Việt Nam để thẩm định tình hình.
Ngày trở về, Kissinger ra lệnh cho Weyand tường trình riêng (bằng miệng) cho Kissinger và Ford ở Palm Springs, California (mà tác giả hai lần viết là ở Nevada.
Ford thích đánh golf, nên khi nghĩ là bay về Palm Springs, California, vì ở đó có nhiều sân golf nổi tiếng) trước khi Weyand bay về Washington. Về đến Washington, Weyand gởi tờ tường trình đầy đủ cho Ford, và chỉ gởi bản sao cho Schlesinger chứ không gặp trực tiếp Schlesinger như Kissinger đã ra lệnh (đọc, Frank Snepp, Decent Interval, trang 235, 238, 308).
Weyand biết Kissinger và Ford không thích Schlesinger, dù dưới quyền của Schlesinger nhưng ông phải hành xử như vậy vì không còn chọn lựa nào hơn.
Kissinger và Ford có lý do để đối xử với Schlesinger như vậy.
Schlesinger là người phá hoại VNCH hơn là giúp đỡ. Nhìn lại thái độ của Schlesinger từ lúc lên làm tổng trưởng, tất cả những gì ông làm đều đi ngược lại quyền lợi cho quân miền Nam. Theo sử liệu chánh thức của bộ quốc phòng về lịch sử của các tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Schlesinger tuyên bố ông sẽ trã đũa CSBV nếu họ vi phạm hiệp định Paris 1973, khi ông trả lời các câu hỏi của Ủy Ban Quốc Phòng lúc được đề cử vào chức vu.. (theo Bộ Quốc Phòng, trong http://www.defenselink.mil/specials/secdef_histories/bios/schlesinger.htm).
Những có lẽ, đó chỉ là một lời tuyên bố để cho ký giả có chuyện đăng lên báo. Ngày 7 tháng 1-1975, sau khi CSBV chiếm Phước Long, Kissinger và hội đồng an ninh quốc gia muốn cảnh cáo CSBV là đừng đi quá xa với những vi phạm, vìợ quân đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện.
Với sự đồng ý của Ford, Kissinger đề bộ quốc phòng tuyên bố một hạm đội Hoa Kỳ, vừa rời căn cứ hải quân Subic Bay ở Phi Luật Tân, sẽ có mặt ở Vịnh Bắc Việt và ngoài khơi hải phận Việt Nam để canh chừng những hoạt động của CSBV.
Nhưng vì một lý do nào đó, hải quân không nhận được lệnh này từ Schlesinger và đã băng qua eo biển Malacca trên đường về Ấn Độ Dương.
Theo Snepp, Kissinger đã cuồng nộ vì sự lơ đễnh chết người này của Schlesinger (đọc, Snepp, sđd, trang 142-143; Kissinger, 16 năm sau, cũng viết lại vụ này trong Ending the Vietnam War, trang 506-507).
Chính Schlesinger đã phản đối số tiền quân viện 722 triệu theo lời đề nghị của phái đoàn Weyand. Chính Schlesinger là người nằn nặc tuyên bố VNCH chỉ cần 322 triệu là đủ; nhiều hơn chỉ thừa và phí tiền vì miền Nam đã thất trận rồị Thái độ và ý nghĩ của Schlesinger đi ngược lại đướng lối của Ford và Kissinger đến độ Ford ra lệnh Schlesinger phải công khai lên tiếng ủng hộ ngân khoản viện trợ cho VNCH dù Schlesinger thích hay không (Snepp, sđd, trang 308).
Một ngày trước khi tổng thống Ford ra quốc hội xin 722 triệu, Ford nói trước mặt Schlesinger trong phòng họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, "Tôi sẽ xin [quốc hội] 722 triệu vì chúng ta có lý do chánh đáng cho món tiền đó. ... Jim [Schlesinger], tôi đoán tổng trưởng đã có nhiều do dự về chuyện này. Nhưng đây là quyết định." (Kissinger, sđd, trang 538).
Tác giả nói Schlesinger chỉ tỉnh ngộ sau khi đọc những gì được trao qua tay Von Marbod. Chuyện này vô lý trước những bằng chứng chúng ta có: Ngày 5 tháng 4, Schlessinger đã đọc tường trình về Việt Nam của tướng Weyand rồi.
Trong bản báo cáo đề ngày 5 tháng 4, một phụ tá trong hội đồng an ninh quốc gia thông báo cho tướng Brent Scowcroft (phó cố vấn an ninh quốc gia; 15-11-1975, thay Kissinger làm cố vấn cho Ford) là Schlesinger đã nhận một bản sao phúc trình của Weyand rồi.
Dĩ nhiên Schlesinger phải đọc, vì chuyến đi của phái đoàn Weyand được báo chí lên tiếng rầm rộ, và mặc dù là tổng trưởng quốc phòng nhưng ông không được mời tham dự hay cho ý kiến (độc giả muốn thấy bản sao của tờ tường trình này, và nhiều hồ sơ giải mật từ thư viện tổng thống Ford mà tác giả lấy ra để trích trong KĐMTC, xin vào website http://www.ford.utexas.edu/library/exhibits/vietnam/750405a.htm.
Trong đó cũng có chi tiết về ngày tháng đại sứ Martin bị mất những tài liệu mật, khác với ngày tháng tác giả ghi ở trang 351 KĐMTC). Biết tình hình Việt Nam nguy ngập như vậy nhưng Schlesinger, với tư cách tổng trưởng quốc phòng, vẫn tuyên bố "mặt trận Miền Nam vẫn yên tỉnh."
Làm sao Schlesinger không biết được tình hình đang nguy ngập ở Việt Nam, khi ngày 27 tháng 3-1975, CIA đã trao cho Schlesinger bản phúc trình Phỏng Định Đặc Biệt Tình Báo Quốc Gia (Special National Intelligence Estimate) về Việt Nam (tài liệu này được lư trữ ở website http://www.cia.gov/nic; hay trong, Estimate Products on Vietnam: 1948-1975, trang 647-650).
Theo Frank Snepp (Decent Interval, trang 135), chính lời tuyên bố của Schlesinger ngày 6 tháng 4 trên truyền hình đã làm cho CSBV phấn khởi và bạo dạn hơn trong kế hoạch tấn công của ho..
Họ đã đánh chiếm hơn phân nửa miền Nam, mà ông tổng trưởng quốc phòng Mỹ vẫn tuyên bố trước công chúng là "chưa có gì xảy ra, quân đội VNCH chỉ suy sụp một chút thôi ..."
Văn Tiến Dũng suy luận trong hồi ký, nếu các thẩm quyền Mỹ nghĩ như Schlesinger thì CSBV không có gì phải sợ (sợ Hoa Kỳ can thiệp và trả đũa).
Cùng chương, trang 288, tác giả viết, sau khi Schlesinger đọc xong những lá thư mật, ông liền tìm đưa cho nghị sĩ Jackson để ... cầu cứụ Nhưng nhờ Henry "Scoop" Jackson cứu Việt Nam cũng giống như nhờ anh chàng Sở Khanh đi cứu nàng Kiều!
Theo đại sứ Bùi Diễm, nghị sĩ đảng dân chủ Henry Jacson, trong quá khứ là người ủng hộ nhiệt tình kế hoạch của Johnson ở Việt Nam.
Nhưng sau cuộc tấn công Mậu Thân 1968, Jackson trở mặt (Bùi Diễm, sđd, trang 223). Rồi trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống thuộc đảng cộng hòa, Jackson hoàn toàn chống lại mọi kế hoạch của đảng đang cầm quyền—và Việt Nam Cộng Hoà.
Trong những năm tháng cuối của VNCH, tác giả không chú dẫn cho độc giả thấy thái độ của Jackson đối với vấn đề quân viện.
Năm 1971 Jackson hăm dọa ông sẽ cắt ngân khoản viện trợ cho VNCH nếu tổng thống Thiệu không cho phép những ứng cử viên thuộc thành phần thứ ba ra tranh cử.
Ở trang 203-205 KĐMTC, tác giả nói thượng nghị sĩ đảng dân chủ Kennedy đưa ra một tu chính và đề nghị cắt 50% ngân khoản viện trợ ... nhưng tác giả quên viết thêm nghị sĩ Jackson là người trong ủy ban bỏ phiếu cho thẩm quyền quốc hội đó.
Tác giả cũng quên chú thêm (vì tác giả có liệt kê trong thư mục) ngày 26 tháng 1-1975, Jackson tuyên bố ở quốc hội, "Năm rồi tôi đã bỏ phiếu cắt 300 triệu [ngân quỹ viện trợ] và năm nay tôi sẽ không bỏ phiếu phục hồi ngân khoản đó. Phải có một giới hạn. ... [Cho] thêm 300 triệu tiền đạn nữa sẽ không giải quyết được những khó khăn ở Đông Nam Á." (Kissinger, sđd, trang 510).
Đó là Jackson, người tác giả nghĩ sẽ giúp đỡ khuếch đại tiếng cầu cứu đau thương của VNCH vào những ngày hấp hối. Sau này, sau khi VNCH đã nằm trong hỏa ngục cộng sản, sau khi gông cùm của cộng sản đã trồng lên đầu người dân miền Nam và xác của những chiến sĩ tuẫn tiết VNCH đã mục rữa, Jackson có ra trước quốc hội đặc câu hỏi về trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với những hứa hẹn của Nixon và VNCH. ...
Nhưng như mọi chúng ta đều biết, đó chỉ là kịch cảnh thừa của một vở kịch đã vãn: Jackson chỉ muốn được công chúng nhận diện (publicity) cho cuộc vận động tranh cử tổng thống trong tương lai (Jackson đã tranh cử tổng thống một lần vào năm 1972, về hạng ba trong cuộc bầu sơ tuyển ứng cử viên tổng thống trong đảng Dân Chủ (đọc, Richard Nixon, RN: The Memoirs of Richard Nixon, trang 544).
Trong KĐMTC tác giả dựa khá nhiều vào những cuộc phỏng vấn để ghi lại những chi tiết cho tác phẩm. Chuyện đó hoàn toàn chấp nhận trên phương diện phương pháp sử. Tuy nhiên, nếu có những cuộc đối thoại nào mà chi tiết đi ngược lại nội dung của những gì đã được xuất bản, được nói đến rồi, với vai trò một người viết sử, tác giả phải có trách nhiệm trình bày luôn để độc giả thấy được hai mặt trái phải của một sự kiện.

Ngày Tổng thống Thiệu rời Sài Gòn - Nguyễn Kỳ Phong
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050803_ky_phong_postch3_thieu

KĐMTC, trang 391-392, tác giả nói về đêm tổng thống Thiệu ra đi.
Tác giả tả sơ là tổng thống Trần Văn Hương ký một nghị định chính thức đề cử ông Thiệu làm đặc sứ VNCH, cho phép ông đi Đài Loan để phúng điếu cố tổng thống Tưởng Giới Thạch chết cách đó một tháng.
Trong chuyến xe đi ra phi trường, tác giả tả ông Thiệu ngồi giữa băng sau, ngồi hai bên là xếp CIA Pogar và tướng Timmes.
Chi tiết này tác giả dựa vào phỏng vấn với Polgar và sử liệu của Frank Snepp (chú thích 34, 35, 36 trong KĐMTC).
Nhưng nếu độc giả đọc lại The Palace File (trang 332), thì thấy tác giả viết và chú khác đi.
Frank Snepp trong Decent Interval, thuật lại câu chuyện hoàn toàn khác. Snepp—lúc đó là tài xế—nói ông Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một cận vệ, chớ không phải giữa Timmes và Polgar (Snepp, trang 434-437).
Lời của anh nhân chứng tài xế này có lý: Vì như đã nói, Polgar và Timmes được lệnh đi kèm hai ông Thiệu và Khiêm ra phi trường. Nếu hai người này ngồi trong xe với ông Thiệu thì ai ngồi với ông Khiêm xe kia?
Trong The Palace File tác giả chú thêm tài liệu của David Butler (mà tác giả không chú trong HSMDĐL), nhưng đọc Butler thì thấy Butler tả khác những gì được tả trong KĐMTC: chiếc xe đi trước có ông Khiêm và Polgar; xe sau có ông Thiệu và tướng Timmes (đọc, Butler, The Fall of Saigon, trang 351-353).
Tác giả đã chú nhiều chi tiết theo tác phẩm của Frank Snepp, trừ chi tiết đó.
Đọc cùng trang đã dẫn trên trong sách của ông Hưng và Snepp, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt về những lời trao đổi cuối cùng giữa ông Thiệu và đại sứ Martin.
Về chuyện tổng thống Hương ký công hàm cho ông Thiệu rời khỏi nước: Trong sách The Palace File, cùng trang đã dẫn trên, tác giả cho ta thấy không những tổng thống Hương mà cả Polgar đã cung cấp giấy xuất ngoại cho ông Thiệu (một chi tiết mà tác giả không nói đến trong KĐMTC).
Nhưng theo Snepp, ông Hương không có cấp giấy, và Polgar thì quên cấp giấy cho ông Thiệu như đại sứ Martin đã yêu cầu. Snepp nói chính Martin thuật lại chuyện đó cho ông nghe (Snepp; op. cit., ibid.). Một nhân chứng khác, trung tướng Trần Văn Đôn, trong Việt Nam Nhân Chứng, trang 467, nói sáng thứ Sáu, 25 tháng 4, ông Thiệu gọi ông lúc 8 giờ 30 sáng, muốn ông đến dinh Độc Lập gặp ông Thiệu.
Trong khi gặp, ông Thiệu nhờ ông Đôn lấy dùm cho bạn ông Thiệu một giấy chiếu khán để đi ngoại quốc (trong thời gian đó, ông Đôn là xử lý thường vụ chức tổng trưởng quốc phòng; xử lý thường vụ là vì ông Đôn là tổng trưởng quốc phòng trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, nhưng nội các ông Cẩn vừa từ chức vài ngày trước).
Những sự thiếu sót về sử liệu này có thể gây ra sự hiểu lầm là tác gỉa chỉ trưng bày sử liệu một chiều.

Cái 'không chính xác' của Khi Đồng Minh Tháo Chạy - Nguyễn Kỳ Phong
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050803_ky_phong_last

Ở phần trên, chúng ta so sánh những sử liệu tác giả dùng; sự chính xác khi dùng; và phương pháp xử dụng sử liệu của tác giả. Phần này, chúng ta nói đến lối viết của tác giả và một số sơ sót nhỏ vì lỗi của ấn công, hay sự bất cẩn của tác giả, hay cả hai.
Văn phong trong KĐMTC lủng củng vì có rất nhiều đoạn tác giả dịch từ tác phẩm khác... rồi thay đổi, rồi thêm vào ý của tác giả ... và sự tiếp tục đó không làm cho văn phong tác giả liên tục. Đôi khi tác giả dịch sai—hay cố ý dịch sai và không chú thích—và làm độc giả mất tin tưởng với tác giả.
Một vài chi tiết người điểm sách thấy:
Trang 174-175 KĐMTC, tác giả nói về những kế hoạch tiết giảm năng lượng tiêu thụ để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lương năm 1973.
Trong hồi ký (Nixon, sđd, trang 984-985), tổng thống Nixon viết rõ là ông đề nghị giảm tốc độ xe di chuyển xuống 50 miles/hour để tiết kiệm xăng. Nhưng khi đề nghị đưa ra quốc hội, quốc hội chỉ hạ xuống 55 miles/hour. Trong sách, không hiểu sao tác giả lại nói Nixon đề nghị 55 miles/hour, dù câu văn nguyên tác đã rõ ràng.
Trang 193 và trang 474, tác giả phàn nàn về hoàn cảnh đã đưa Gerald Ford lên làm tổng thống.
Tác giả viết, “Phó tổng thống Ford lên kế vị. Thế là từ một dân biểu ở Hạ Nghị Viện, vừa mới được Nixon đưa lên làm Phó Tổng Thống thay ông Spiro Agnew (phải từ chức vì bị tố cáo tham nhũng) vài tháng trước, bây giờ nhảy ngay lên ghế tổng thống, không có bầu bán gì cả.”
Viết như vậy thì quên đi nguyên tắc thay phó tổng thống viết trong hiến pháp Hoa Kỳ. Phụ Hiến thứ 25 của hiến pháp cho quyền tổng thống đề cử người thay vào chổ trống chức phó tổng thống, với sự đồng ý của lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Hoa Kỳ, tháng 11 năm 1973 ưng thuận cho Ford làm phó tổng thống với số phiếu thuận 93-3 ở thượng viện, và 387-35 ở hạ viện.
Và Ford cũng không phải là một dân biểu tầm thường như tác giả viết: đã làm dân biểu 25 năm, Ford là chủ tịch khối thiểu số (Cộng Hòa) ở hạ viện từ 1965 đến 1973. Chủ tịch một đảng trong quốc hội thường là nhân vật quan trọng hàng thứ nhì, hay thứ ba của đảng. Ford là một ứng cử viên có uy tín nhất mà Nixon có thể tìm được trong thời gian đó. Còn chuyện Ford thay Nixon khi Nixon từ chức: đó cũng cũng là một quy tắc trong Hiến Pháp Hoa Kỳ mà thôi.
Trang 347, đoạn viết về tiểu sử của đại sứ Martin được tác giả trích theo Frank Snepp (Snepp, sđd, trang 67), nhưng trong đoạn văn nguyên thủy, Snepp không viết gì về chuyện mỗi lần ông Martin uống rượu ông đều thú thật với cha ông.
Tác giả không nhất thiết phải thêm vào đoạn này mà không có chứng cớ. Cùng trang, tác giả viết (khi còn ở Saigon) mỗi lần gặp đại sứ Martin ông thường trao đổi với ông đại sứ về những trận đấu bóng giữa đại học Wake Forest College, nơi Martin theo học, và trường University of Virginia của tác giả.
Chuyện này thì có thể bàn cãi được: Wake Forest College—bây giờ là Wake Forest Univirsity—trước khi dọn về Winston-Salem, North Carolina, là một trường đại học nhỏ ở ngoại ô của thành phố Durham, North Carolina. Năm 1965, trường dọn về Winston-Salem và đổi tên trở thành một đại học chính thức. Wake Forest College nơi Martin ra trường năm 1932 và University of Virginia nơi tác giả xuất thân năm 1963 không có liên hệ gì với nhau về phương diện thể thao—ít ra là trong thời khoảng đó.
Và nói về sự chính xác: ở trang kế tiếp, 349, tác giả viết, “Khi Martin nhậm chức vào hè 1973, tình hình bang giao Việt-Mỹ rất căng thẳng. Ông Kissinger lại mới kiêm chức Ngoại Trưởng.”
Martin tuyên thệ nhiệm chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào 24 tháng 6, 1973; Kissinger nhận chức tổng trưởng ngoại giao 22 tháng 8, 1973. Trang 405 tác giả tả đêm đại sứ Martin lên phi cơ rời Việt Nam.
Đoạn văn này đến từ sách của David Butler (Butler, sđd, trang 462-464) nhưng tác giả lại chú đến từ cuộc phỏng vấn với thiếu tướng John Murray.
Đoạn văn của Butler có tả một thiếu tá TQLC Mỹ to lớn vạm vỡ; đoạn văn của tác giả tả anh chàng phi công to lớn vạm vỡ. Butler tả một chiếc C-130 bay cao trên trời, đánh ra một diện tín chung cho tất cả trực thăng đang di tản, và những cơ quan nào còn nhận được điện tín viễn liên: Chỉ còn 21 phi vụ di tản nữa là chấm dứt.
Lệnh của tổng thống Hoa Kỳ là bất cứ phi cơ trực thăng nào liên lạc được với đại sứ Martin, thì thông báo với ông ta phải di tản ngay trên chuyến bay đó theo lệnh của tổng thống.
Trong KĐMTC tác giả viết anh chàng phi công to con, bước xuống phi cơ, trao cho đại sứ Martin một tờ giấy ... nói đây là chuyến bay cuối cùng ... và Martin bơ phờ ôm lá cờ Hoa Kỳ trên tay leo lên phi cơ. Đoạn văn tác giả trích theo không viết như vậy. Một chi tiết khác, rất kỹ thuật, nhưng tác giả quên. Trang 359, tác giả viết, “Vào lúc bốn giờ năm phút sáng thứ Ba, ngày 29 tháng Tư (4:05 chiều 28/4 giờ Washington).”
Đúng ra là 5:05 chiều ngày 28 tháng 4 tại Washington. Tháng 4 là tháng đổi giờ ở Mỹ. Ngày đổi giờ là hai giờ sáng ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng Tư. Ngày 27 tháng 4 là ngày Chủ Nhật cuối của tháng. Từ ngày thứ Hai, 28 tháng 4, giờ Saigon và Washington chỉ cách nhau 11 tiếng thay vì 12 (tháng 4 dến tháng 10 cách nhau 11 tiếng; tháng 11 đến tháng 4 cách nhau 12 tiếng).
Một vài chi tiết bất cẩn khác: Trang 100, 101, và 105, ba chú thích này lộn nhau: chú thích 20 là chú thích đúng cho chú thích 19 của trang 100; chú thích 20 của trang 101 là chú thích 20 của trang 105 (chú thích 19 trích theo The Pentagon Papers. Nội dung The Pentagon Papers chấm dứt vào cuối năm 1967.
Nixon chưa xuất hiện (liên hệ về chiến tranh Việt Nam) cho đến hết năm đó. Trang 325-326 KĐMTC cho ghi chú số 5, là trang 436 trong sách của David Landau. Độc giả sẽ không bao giờ tìm được ghi chú này, vì quyển The Uses of Powers của Landau chỉ có 270 trang! Thật ra, trang mà tác giả nói, nằm trong trang 180 của Landau. Landau chỉ là một anh học trò cử nhân ở đại học Harvard, viết một tiểu luận về Kissinger, chứ không phải là một nhà nghiên cứu chiến lược như tác giả nói. Trang giới thiệu về sách của Landau đã đề như vậy.
Tương tự, trang 381 và 386, chú thích 15 và 25, tác giả chú trang 586 trong bản tường trình của đại sứ Martin. Chỉ tiết là tài liệu của Martin trong phụ chú tác giả đính kèm chỉ có đến 585 trang! Trang 217, ngày tháng đúng là, 7 tháng 8, 1974; trang 136, ngày tháng đúng là tháng 3, 1972 (tháng 3-1975 làm gì còn một bộ tư lệnh quân sự Hoa Kỳ nào ở Ðà Nẵng).
Trang 334, Kissinger nói chuyện với Hiệp Hội Nhật Bản ngày 18 tháng 6, chứ không phải 16 tháng 8 như tác giả viết (đọc lại câu văn tác giả, và đọc, Guenter Lewy, America in Vietnam, trang 517, phụ chú 54). Trang 290, ngày đúng là 9 tháng 8-1974.
Trang 114 viết phó tổng thống Spiro Agnew sang thăm Saigon ngày 30 tháng 3, 1973. Ngày đúng là 30 tháng 1, 1973. Trang 469, tác giả viết về kết quả bỏ phiếu Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt ở quốc hội Mỹ: ''Và việc chấp thuận [Nghị Quyết Vịnh Bắc Bộ] lại đồng nhất: số phiếu ở Hạ Viện là 466-0; và Thượng Viện 88-2.'' Năm 1964 làm sao tìm đâu ra 466 dân biểu ở Hạ Viện Mỹ? Con số đúng là 416-0; và 88-2.
Trang 369, ''... ngày 8 tháng 3, 1965. Hai sư đoàn TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên Ðà Nẵng.'' Đúng hơn, chỉ có hai tiểu đoàn đổ bộ (Battalion Landing Team) ngày hôm đó, với số quân khoảng 3.500 người. Battalion Landing Team là loại tiểu đoàn đổ bộ, tự chiến đấu nên rất đông quân và trang bị đầy đủ. (đọc, The U.S. Marines in Vietnam: The Landing and the Buildup, 1965, trang 9-12).
Trang 162-164, tác giả nói về cuộc chiến Trung Ðông giữa khối Ả Rập và Do Thái vào ngày 6 tháng 10-1973 ... và viết, ''Nixon đang bối rối nhưng đằng sau ông đã có Tổng Trưởng Ngoại Giao Kiêm Cố Vấn An Ninh rất tỉnh táo và vững mạnh. Ông Kissinger này lại vừa được giải thưởng Nobel Hòa Bình.''
Cuộc chiến Yum Kippur mãnh liệt nhưng rất ngắn. Bùng nổ ngày 6 tháng mười và kết thúc 17 tháng 10. Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển thông báo cho Kissinger giải thưởng Nobel vào ngày 16 tháng 10-1973.
Trang 45, khi nói về ngày ông Thiệu đọc diễn văn ở Lưỡng Viện Quốc Hội nhân ngày Quốc Khánh 1968, tác giả viết, ''Sáng thứ Bảy, mồng một tháng 11, một buổi sáng êm ả ở Saigon ...'' Mồng một tháng 11, 1968 là ngày thứ Sáu, chứ không phải thứ Bảy (coi lịch, hoặc đọc KÐMTC trang 47, khi tác giả trích Theodore White, trong đó có đoạn, ''... người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng thứ Sáu [1-11-68]).

Những suy nghĩ sau cùng về KĐMTC - Nguyễn Kỳ Phong

https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050803_ky_phong_overall_last
03 Tháng 8 2005 - Cập nhật 16h11 GMT

Tương tự như tác phẩm The Palace File/HSMDĐL, Khi Đồng Minh Tháo Chạy được viết theo lối sử kể truyện (narative history).
Sử kể truyện hấp dẫn và dễ đọc hơn sử biên niên (chronological history).
Một vài thí dụ về những tuyệt tác của sách loại sử kể truyện là, Hell in a Very Small Place: the Seige of Dien Bien Phu của Bernard Fall; The Best and the Brightest của David Halberstam; hay, American Caesar: Douglas MacArthur 1880-1964 của William Manchester.
Sử kể truyện cho người đọc nhiều hứng thú và lôi cuốn người đọc, nhưng rất khó viết.
Người viết loại sách này cần có một văn phong lưu loát, trí nhớ chính xác, và một sự phong phú về sử liệu.
The Palace File có được vài yếu tố này; nhưng HSMDĐL thì hoàn toàn không.
Hai tác phẩm gần như là một về phương diện sử liệu, nhưng KĐMTC không có văn phong lưu loát như The Palace File.
Ở những đoạn văn đầu mỗi chương trong KĐMTC, tác giả cố gắng viết theo lối sử kể truyện nhưng không thành công. Độc giả có thể thấy điều đó ở đoạn văn đầu của các Chương Một, Hai, Ba, Sáu, Chín.
Ở Chương Sáu, tác giả giới thiệu những sự biến động của thế giới vào mùa Thu năm 1973 bằng bốn câu thơ bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư là một phản đề không hiểu được.
Ở một vài nơi, tác giả sử dụng sử liệu một chiều: chỉ xài chi tiết trong sử liệu để biện minh cho lý thuyết của mình, mà không thông báo cho độc giả những chi tiết khác ngược lại, để độc giả có thể so sánh.
Người ghi lại lịch sử vô tư và không thành kiến là người trình bày hai mặt của sử liệu, chi tiết, sự kiện, rồi tự quyết định một kết luận—nhưng đồng thời cũng cho độc giả kết luận riêng của họ với tất cả sử liệu tác giả đã trình bày.
Như đã nói ở đầu bài viết, Khi Đồng Minh Tháo Chạy là một tác phẩm hữu ích cho giới độc giả — vì một lý do nào đó —không cập nhật với sử liệu, hay không rành về liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vì giới hạn ngôn ngữ.
Đa số độc giả sẽ tìm thấy nhiều giải đáp, câu trả lời, về những bí ẩn trong liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam xảy ra trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, đối với một số độc giả đã quen thuộc với sử liệu và tương đối am tường về những chi tiết của cuộc chiến Việt Nam—nhất là những độc giả đã thưởng ngoạn The Palace File—có lẽ họ phải chờ một tác phẩm khác của Nguyễn Tiến Hưng, một tác phẩm khác hơn là Khi Đồng Minh Tháo Chạy.

(hết phần Nguyễn Kỳ Phong)
$pageOut $pageIn
Phân đoạn 4

Phản hồi của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng


BBCVietnamese 17 Tháng 8 2005
Nhận xét về bài cuả Nguyễn Kỳ Phong điểm sách KĐMTC
Nguyễn Tiến Hưng
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050817_nguyen_tien_hung_1

Một vài cơ quan truyền thông có gửi cho tôi bài điểm sách của Nguyễn Kỳ Phong (NKP) để bình luận.
Dù đang rất bận sửa soạn tinh thần để trở về dạy học sau khi đã vắng mặt ở Đại học khá lâu, tôi cũng cố đọc cho hết bài và đưa ra vài nhận xét trên căn bản tôn trọng ý kiến hay phê bình của người điểm sách.
Một tác phẩm khi ra đời, được độc gỉả đón nhận như thế nào, khen hay chê, là chuyện bính thường. Là tác giả, tôi tri ân và cảm kích tất cả sự đón nhận ấy.
Trước hết tôi xin cám ơn NKP đã mất nhiều công sức viết một bài rất dài về cuốn sách, đưa ra nhận xét và chỉ ra một số lỗi typos.
Ông còn khen cuốn The Palace File (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập-HSMĐL) là hay, hay hơn cả KĐMTC.
Trong ba tháng qua, đồng hương đã nồng nhiệt đón nhận cuốn KĐMTC, thấy NKP khen cuốn HSMĐL còn hay hơn, tôi cũng lên tinh thần và đang dự tính cho tái bản cuốn sách này.

Những nhận xét sau đây được chia làm hai phần: Phần thứ nhất nói về những nhận xét chung của NKP. Phần thứ hai, về những nhận xét chi tiết nội dung.

Đối tượng của KĐMTC

Về đối tượng của cuốn sách, tôi đã xác định rõ ràng: “Cuốn sách quý vị đang cầm trong tay, KĐMTC, được viết căn bản là cho người Việt Nam.” Chỉ có vậy: Người Việt Nam nói chung. Nhưng vừa mới bắt đầu bài, người điểm sách lại cho rằng cuốn KĐMTC “nhằm vào đối tượng độc giả không quen thuộc nhiều với sử liệu hay nội tình chính trị Hoa Kỳ.”
Khi kết thúc bài, ông cũng không quên nhắc lại rằng KĐMTC chỉ “hữu ích cho giới độc giả vì một lý do nào đó không cập nhật với sử liệu, hay không rành về liên hệ Hoa Kỳ-Việt Nam vì giới hạn ngôn ngữ.”
Tôi ngạc nhiên vì thái độ “elitist”, mục hạ vô nhân của NKP. Phải chăng ông ngụ ý chê bai số đông độc giả đọc sách này là không biết gì về thời cuộc, nôm na là “dốt nát?”
Trái lại, tôi quan niệm rằng kinh qua cuộc chiến ác liệt, hầu hết người Việt Nam đều đã quá cập nhật với thời cuộc, vì chính họ đã là lịch sử, là sử liệu rồi; những tác giả ngoại quốc chỉ viết về họ, mỗi người viết với một thiên kiến riêng.
Hơn nữa, người Việt Nam cũng không cần phải thông thạo ngôn ngữ để mới rành rẽ về liên hệ Việt-Mỹ, vì chính họ đã là nạn nhân của liên hệ ấy.
Biết hết như vậy nhưng họ thấp cổ bé miệng không nói lại được với hàng trăm tác giả Mỹ đã viết rất thiên lệch về họ (trong đó có nhiều tác giả mà NKP đã trích dẫn), nhiều khi còn miệt thị, hoặc viết với giọng “kẻ cả” (condescending). Nhờ những tài liệu mật được tiết lộ trong cuốn KĐMTC họ mới có được những bằng chứng xác đáng để nói lên tiếng nói cuả người Việt Nam.

Các lỗi typos:

Chắc chắn là phải có một số lỗi typos. Ví dụ như số 1933 lại đánh ra số 1938 (đọc sách cũ, chữ mờ, hai số 3 và 8 trông khá giống nhau). Về ngày giờ thì kể cả “Kinh Thánh“ (Bible) cũng còn bao nhiêu bàn cãi về ngày giờ của cùng một sự việc.
Trong lịch sử Mỹ, thí dụ như về trận Normandy: quân đội Mỹ đã đổ bộ vào giờ nào? Câu trả lời còn tùy theo đơn vị nào đổ bộ và đổ bộ từ góc nào, tại khu vực nào. Giờ Sàigòn khác giờ California, giờ Washington, giờ Paris. Cùng một sự kiện, nhiều tác giả lại ghi ngày giờ khác nhau. Nói về ngày tháng: người Mỹ viết tháng trước ngày sau: 7/8 là ngày mồng 8 tháng 7 (Việt Nam ta viết 8/7).
Rồi về con số: Mỹ viết 100,000 là một trăm ngàn; Việt Nam ta lại viết 100.000.
Ngoài ra lại còn vấn đề ấn bản nào? Thí dụ như trong đoạn kể về cậu bé Heinz được di dân sang Mỹ, NKP viết : “Tác giả trích trang 42-49 trong sách của anh em Kalb, đoạn tác giả trích nằm trong trang 31-31”. Tôi coi lại thì thấy cả hai số trang đều đúng, đó là vì NKP thì đọc ấn bản 1974 (bià cứng) còn tôi lại đọc ấn bản 1975 (bià mỏng).
Đây có phải là vạch lá tìm sâu không? Bới bèo sai chỗ như vậy thì chưa chắc đã tìm ra bọ.
Về các ghi chú
Mỗi lần sửa chữa là số trang đã lộn đi rồi, và thứ tự fơotnotes cũng thay đổi theo. Ai đã viết sách để xuất bản cũng biết: Một bản nháp phải sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần trước khi đem in. Và, rất có thể, nói một cách bông đùa như ai đó, “sai thì sửa, càng sửa lại càng sai.”
Có tác giả nào dám nói chắc chắn là văn bản của mình toàn bích? NKP nên đọc kỹ lại bài điểm sách cuả mình xem có bao nhiêu lỗi typos? Vì thế các nhà xuất bản lớn thường có cả một ban biên tập để rà soát những typos, index, các số trang, fơotnotes, spelling.
Chắc chắn là KĐMTC có những typos. Bởi vậy tôi đã viết trong KĐMTC: ”Về… những sơ sót, lầm lẫn trong cuốn sách, tác giả tin vào sự thông cảm của độc giả” (KĐMTC, trang 27). Tuy nhiên, tôi cũng sẽ xem xét lại, nếu thấy những lẫn lộn nào cần sưả thì sẽ đưa vào cuốn sách khi tái bản để nó hoàn chỉnh hơn.

17 Tháng 8 - 2005 - Cập nhật 17h54 GMT
Khi Đồng Minh Tháo Chạy có nhiều tài liệu mới
Nguyễn Tiến Hưng
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050817_nguyen_tien_hung_2

Nguyễn Kỳ Phong (NKP) cũng đặt nhiều câu hỏi về tài liệu.
Ông cho rằng nếu đã liệt kê tài liệu chính thì không nên dùng tài liệu phụ.
Trong cuốn KĐMTC, tài liệu chính mà tác giả trưng ra là:
• 31 mật thư cuả hai Tổng Thống Nixon và Ford gửi TT Thiệu;
• 4 thư cầu cứu cuả Tổng Thống và Quốc Hội VNCH gửi TT và QH Hoa Kỳ.
36 tài liệu gốc này là những tài liệu hết sức quý giá mà tác giả đã cứu vớt được cho lịch sử, vì chúng đã bị dấu nhẹm đi hầu hết rồi. (Sau khi tác giả tiết lộ vài mật thư cuả TT Nixon qua ông Schlesinger, rồi qua nghị sĩ Jackson vào thượng tuần tháng 4, 1975, Phụ Tá Báo Chí cuả Tổng Thống Ford là Ron Nessen được lệnh đi tìm những thư này trong hồ sơ cuả Hội Đồng An Ninh Quốc Gia: ông ta chỉ tìm được có 7 thư cuả Nixon! Vậy thì 20 thư kia đi đâu (xem KĐMTC trang 288-289; 296-298; 427-433).
Nếu không có những tài liệu này để chứng minh sự phản bội thì lịch sử sẽ nhìn người Miền Nam như thế nào?
• Các báo cáo mật của Tướng Murray và Weyand;
• Notes cuả tác giả họp tại Dinh Độc Lập (họp chung và họp riêng) với TT Thiệu và tại Phủ Thủ Tướng tại Hội Đồng Nội Các (mỗi sáng thứ tư) trong thời gian 1973-1975;
• Notes họp với các viên chức cao cấp tại Bộ QP Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao, Cơ Quan Viện Trợ, Ngân Hàng Thế Giới, và tại Quốc Hội Hoa Kỳ;
• Thư cuả 16 nghị sĩ và 14 dân biểu Hoa kỳ gửi riêng cho gia đình chúng tôi (liệt kê ở trang 422, KĐMTC);
• 53 cuộc phỏng vấn với các nhân vật quan trọng của cả hai phiá Việt, Mỹ; đặc biệt là TT Thiệu (tại Luân Đôn và Boston), TT Gerald Ford, Ngoại trưởng kiêm cố vấn Henry Kissinger, Ngoại trưởng Alexander Haig, Tướng John Murray, các Bộ trưởng Quốc Phòng thời Nixon và Ford gồm Melvin Laird, Elliott Richardson, và James Schlesinger; các viên chức cao cấp cơ quan CIA như Shackley, Polgar. TT Richard Nixon khi còn sống đã từ chối cuộc phỏng vấn vì lý do sức khoẻ.

Tiện đây, tôi kể thêm một chuyện nhỏ: tôi vừa ăn cơm với Stephen Young, Phụ tá Đặc Biệt cuả ĐS Bunker (tiền nhiệm của ĐS Martin) và anh Cung Tiến ở Minneapolis (ngày 6 tháng 8, 2005). Steve kể cho chúng tôi rằng ông Kissinger đã không báo cáo đầy đủ cho TT Nixon về đề nghị giải pháp hoà bình Việt Nam do ông Bunker đệ trình!
Giải pháp này gồm hai chặng trong quá trình thương thuyết. Kissinger nói với Bunker phải bỏ chặng đầu đi, và bắt đầu ngay chặng hai. Có lần Steve gặp cựu TT Nixon ở New Jersey và đã hỏi ông: “Có phải Kissinger đã lừa dối ông (Nixon) về vấn đề Việt Nam hay không?” Nixon buồn bã quay đi và không trả lời; bây giờ tôi hiểu rõ hơn về lý do tại sao TT Nixon từ chối không cho chúng tôi phỏng vấn “vì lý do sức khoẻ”.
Đối với cuốn KĐMTC, đó mới là cốt lõi, là bằng chứng; tất cả những sách khác đều là tài liệu phụ. Ngoài ra, ta không nên quá vọng ngoại mà cho rằng chỉ có sách do người Mỹ viết mới đúng.

Về việc xử dụng tài liệu

Vì cuốn sách được viết theo lối kể chuyện, giống như cuốn viết về TT John Adams của David McCullogh (như Giáo sư Tạ Văn Tài đã nhận định trong Luật Pháp & Đời Sống, ngày 5/5/2005), hay như cuốn sách về TT Kennedy do bà Goodwin viết, ta có thể dùng cả hai loại tài liệu cùng một lúc.
Viết sử theo lối kể chuyện hiện được độc giả rất hâm mộ. Tôi không có tham vọng coi KĐMTC như một cuốn lịch sử đầy đủ: “Cuốn sách này không đề cập tới toàn bộ những lý do đã dẫn tới sự sụp đổ cuả VNCH…
''Đây chỉ là một cố gắng thuật lại cho trung thực những gì mình đã mắt thấy tai nghe, và những gì đã tìm hiểu được để chia sẻ với đồng hương về một chương lịch sử quan trọng cuả đất nước, đồng thời đúc kết lại những bài học cho các thế hệ mai sau “ (KĐMTC, trang 26-27).

So sánh hai tác phẩm HSMĐL và KĐMTC

Tôi nghĩ chắc vì quá chú trọng những chi tiết vụn vặt như đã nhận định ở trên đây nên NKP đã không để ý tới nội dung chính yếu và không nhận ra được những gì là mới.
Tác phẩm KĐMTC căn cứ một phần vào các dữ kiện của HSMĐL, nhưng đã đi xa hơn:

• Trong khi HSMĐL hướng trọng tâm vào những bí ẩn xoay chung quanh Hoà Đàm Paris, thì KĐMTC đào sâu hơn các bằng chứng cụ thể phơi bày, từ (a) sự tráo trở đổi ngược chính sách khi đại cường đồng minh Mỹ bắt tay được với Trung Quốc, tới (b) những biến chuyển trong thời gian sau Hiệp Định Paris, dẫn đến (c) sự suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của tiểu quốc VNCH; và (d) tiềm năng của nền kinh tế Miền Nam cũng như khả năng tiến tới tự túc tự cường nếu có sự yểm trợ cuả đồng minh thêm vài năm nữa, nghiã là cho tới khi khai thác thương mại được những giếng dầu đã tìm được rồi (chính tác giả đã bay ra quan sát các mỏ dầu ngoài khơi cùng với TT Thiệu);
• Hơn cuốn HSMĐL, cuốn KĐMTC còn thuật lại cho thật chính xác tấn thảm kịch vào giờ VNCH hấp hối, tiết lộ rõ hơn bí mật động trời chưa được phơi bầy: việc Sàigòn đã suýt chìm trong máu lửa, nhưng đã tránh được thảm hoạ như một phép lạ;
• Cuốn KĐMTC còn nói rõ ràng hơn tới những cố gắng cuối cùng của tác giả để thôi thúc việc Hoa Kỳ chấp nhận tỵ nạn. Thật là do định mệnh đưa đẩy: vào ngày 30 tháng 4, 1975 trong khi VNCH sụp đổ, tan nát, dân tình tán loạn, chỉ còn một mình tác giả đứng giữa thủ đô cuả Hoa Kỳ, thốt lên những lời kêu cứu cuối cùng của nhân dân Miền Nam trước khi VNCH tàn hơi thở chót; tác giả đã trưng ra đầy đủ chứng cớ về sự phản bội để đánh động lương tâm Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ, nhằm cứu vớt đoàn người Việt Nam đang đổ ra biển đông như hoa trôi bèo giạt.
• Tuy nhiên, chuyện mới hay cũ đối với tác giả nó không quan trọng. Điều quan trọng là liệu tác giả đã giúp đồng hương tìm ra được phần nào câu trả lời cho con cháu: Tại sao cha ông cuả chúng lại phải bỏ nước ra đi; và cho chính mình là: Tại sao Miền Nam lại sụp đổ quá mau lẹ? Liệu kinh nghiệm Việt Nam có đưa ra được những bài học gì hữu ích cho Hoa Kỳ và cho các đồng minh hay không?
• Còn về tài liệu có gì mới hay không? Như đã nói: tài liệu cốt lõi thì như liệt kê ở trên, tất cả chỉ có thế; cái khác là tác giả đã khai thác kỹ lưỡng hơn, trao đổi nhiều hơn với TT Thiệu, ĐS Martin, và một số nhân vật quan trọng Mỹ.

Còn tài liệu phụ thì trong những năm qua, về những tài liệu dính dáng trực tiếp tới chủ đề cuả cuốn sách, chỉ có cuốn “Ending the Vietnam War” của Henry Kissinger xuất bản năm 2003, và những tiết lộ (qua việc giải mật những cú điện thoại tại Bạch Cung dưới thời Nixon) về việc ông Kissinger và TT Nixon đã nhượng bộ (điểm rút quân song phương) khi đi Trung Quốc, ngay từ 1971 (Kissinger) và 1972 (Nixon).
Những điểm này đã được tác giả trích dẫn đầy đủ. Những sách mới xuất bản (thí dụ như cuốn “No Peace No Honor” của Larry Berman) thì cái chủ đề cũng giống như cuốn “Neither Peace Nor Honor” của Robert L. Gallucci do John Hopkins University Press xuất bản năm 1975.

Về những nhận xét về nội dung KĐMTC
Nguyễn Tiến Hưng
https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2005/08/050817_nguyen_tien_hung_3

Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài của NKP, tác giả có cảm tưởng là ông đã không thực sự điểm sách.
NKP đã quên hẳn đi việc chính của một người điểm sách là phải phân tích xem những thông điệp mà tác giả đưa ra có đúng hay không, và nó có đáp ứng được mục đích cuả tác giả hay không.
Nhằm tìm ra giải đáp một phần cho câu hỏi “tại sao Miền Nam sụp đổ,” cuốn KĐMTC đã chuyển trọng tâm khỏi mối ám ảnh thường xuyên về hoàn cảnh của người Mỹ để hướng về phiá những nạn nhân cuối cùng của một cuộc chiến ác liệt.
Sau bao nhiêu năm được phong làm “Tiền đồn của Thế giới Tự Do,” kề vai sát cánh với đồng minh, rút cuộc nhân dân Miền Nam đã bị bỏ rơi, không thương tiếc,” mặc dù Tổng Thống Nixon đã cam kết nhiều lần với Tổng Thống VNCH rằng ông sẽ không bao giờ bỏ rơi Miền Nam: “Điều này tôi không thể làm và sẽ không bao giờ làm;” trong thư khác: Nixon nhất quyết rằng tôi sẽ “không để cho máu Hoa Kỳ và máu Việt Nam đổ ra vô ích.”
Đó là câu chuyện chủ yếu mà tác giả muốn lịch sử ghi lại. Nó khác hẳn với câu chuyện mà Henry Kissinger hay Richard Nixon trình bày trong các tập hồi ký của họ.

Luận thuyết

Về chủ yếu, cuốn KĐMTC đưa ra bốn luận điểm.

Thứ nhất, cách đối xử của Washington với Sàigòn từ 1969 đến 1975 tráo trở đến mức tạo nên một sự phản bội đồng minh chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Thứ hai, sự phản bội ấy lại được dấu kín trong bóng tối, nhân dân Hoa Kỳ không hay biết, và như vậy, đã trái hẳn với nguyên tắc trong sáng (transparency) của thể chế dân chủ.
Thứ ba, tới lúc tháo gỡ, cái cung cách bỏ chạy lại thật phũ phàng nếu không nói là tàn nhẫn.
Và thứ tư, hậu quả của cung cách ấy đã rất phương hại cho uy tín của nền ngoại giao Hoa Kỳ; như ĐS Martin đã tâm sự: Hậu quả cuả cái cung cách bỏ chạy là làm cho ‘đồng minh thì không dám tin, và thù địch thì lại coi thường nước Mỹ.’

Ta tự hỏi: Có phải chăng Saddam Hussein, A-Qaeda đã coi thường nước Mỹ hay không?
Thật rất tiếc là trong suốt bài điểm sách dài như thế, NKP không bình luận gì về những luận điểm quan trọng này.

Có thể là vì đã quá mải mê săm soi tỉ mỉ những tiểu tiết không quan trọng để chứng minh rằng cuốn KĐMTC chẳng có gì mới lạ, nên ông đã quên hẳn đại cuộc: NKP đã “nhìn cây mà chẳng thấy rừng”. Thảo nào ông đã “thất vọng” là phải rồi.

NKP điểm các chương sách

Vừa vào phần điểm các chương sách, ông viết: “Chương Một- người điểm sách nghĩ là chương quan trọng nhất trong KĐMTC” (theo như bài đăng trên mạng cuả BBC ngày 8/8/2005).
Chỉ đọc nguyên câu này tôi cũng hiểu rằng NKP đã đi lạc hướng ngay từ đầu.
Và do đó đã có “domino effect,” càng đi xa lại càng lạc thêm. Đối với tác giả, Chương Một lại là chương ít quan trọng nhất.
Đó là vì nó chỉ nói đến background của việc ông Nixon được bầu làm Tổng Thống một phần là cũng nhờ ở thái độ của Miền Nam. Trong chương này, chuyện nên để ý nhất lại là (a) việc hai phe tranh cử - Dân Chủ và Cộng Hoà - cứ cố kéo ông Thiệu đi hai hướng ngược nhau; và (b) “mưu lược cuả ông Thiệu,” chứ không phải là chuyện bà Anna Chennault.
Bà này chỉ là người trung gian, một messenger, ví như một cây cảnh trên sân khấu của một bi kịch lớn.
Vì thế, nói về bà thì tôi chỉ kể phớt qua trong mấy dòng, và kể theo như những gì bà đã kể lại cho nghe trong những khi ghé thăm bà (ở ngay cao ốc Watergate).
Chỉ có vậy thôi. Nhưng NKP lại lôi ra nhiều sách nói về bà này để bình luận dài dòng, dài tới một trang rưỡi.
Sau bà Chennault, đến chuyện McNamara. Về ông này tôi cũng chỉ nói sơ qua vì ông ta không phải diễn viên chính của tấn thảm kịch “Khi” đồng minh tháo chạy. NKP lại mang các sách Mỹ ra để viết lòng thòng về McNamara. Thêm một trang rưỡi nữa.

Chương Hai - “Kissinger, ông là ai?”

Cũng giống như Chương Một, chỉ nhằm nói qua đến background. Điểm đáng bình luận trong chương này là về “con người” của ông Kissinger: Có đúng hay không rằng ông ta lắt léo, quanh co, đi nước đôi, làm cố vấn cùng một lúc cho cả hai đảng kình chống nhau.
Đặc tính của ông ta có phải là “độc đoán” không? Một lọai người “maverick” chỉ thích hành động “đơn thương độc mã,” vì ông ngưỡng mộ mô hình chuyên chế của Metternich? “Điểm chính là lúc nào tôi cũng hành động một mình,” ông ta đã nói với ký giả Oriana Fallacy như vậy.
Ông còn khuyên các nhà lãnh đạo: “Chính khách phải hành động như thể là trực giác của mình đã là kinh nghiệm, như thể là khát vọng cuả mình đã là chân lý rồi” (xem KĐMTC, trang 66). Thay vì bàn đến những điểm này, NKP lại bình về việc tôi viết về cậu bé Heinz (Henry) đi băng qua đường ở trên New York, việc ông Kissinger không có bay đi Hànội cùng với hai người Pháp Hervert Marvich và Raymond Aubrac (mà chỉ bí mật liên lạc với Hà Nội qua hai ông này, như đã viết ở trang 325).
Cũng ở Chương Hai, NKP còn đặt vấn đề: Chính ông Averell Harriman (NKP viết là Averel) mới là trưởng đoàn của phiá Mỹ tại Hoà Đàm Paris chứ Cyrus Vance chỉ là phó.
Tôi còn nhớ là hồi ấy Harriman bị phái đoàn Hà Nội chê là điếc; trong thực tế, ông Vance đã làm việc nhiều hơn.

Chương ba - “Củ Cà Rốt Hay Cái Gậy?”

Dưới tựa đề “Trích dẫn lòng vòng, trích dẫn sai,” người điểm sách nói tới Chương Ba, “Củ Cà Rốt Hay Cái Gậy?”
Đây là một trong những chương quan trọng nhất, trích dẫn thẳng từ những bức thư tối mật của TT Nixon gửi TT Thiệu, và rất chính xác; chính Toà Bạch Ốc cũng đã phải công nhận tính cách chính xác “authenticity” cuả những văn kiện này.
Chẳng thấy NKP bàn đến những điểm chính như sự tráo trở, những áp lực to lớn, đe doạ đảo chính, ám sát, cúp hết viện trợ (cái gậy), và những cam kết long trọng của TT Hoa Kỳ, được lặp đi lặp lại bao nhiêu lần (củ cà rốt). Thay vào đó NKP lại quay về bà Chennault, “trích dẫn lòng vòng” thêm lần nữa, và đặt vấn đề về chỗ ngồi của ông Thiệu trong chiếc xe chở ông ta ra phi trường TSN khi rời Việt Nam.

Sau ông Thiệu, NKP bàn đến chuyện tướng Charles Timmes. Khi viết về cán cân quân sự sau Hiệp Định Paris, tôi có viết về ông này và trích dẫn thẳng từ bài của ông ta trong Military Review (tháng 8, 1976) vì nó vắn gọn; NKP cho rằng lẽ ra, tôi phải trích từ sách của Đại tá William LeGro. Uy tín cuả Tướng Timmes hơn hay của Đại tá LeGro hơn? Chính NKP đã coi ông Timmes gần như một “định chế” ở Việt Nam.
Riêng về chức vụ của Timmes: NKP nhắc rằng ông ta chỉ là vị chỉ huy tạm thời cuả MAAG thôi chứ đâu có phải là tư lệnh đầu tiên của MACV.

Chương Tám - “Năm Định Mệnh”

Từ Chương Ba, nhảy ngay sang Chương Tám, “Năm Định Mệnh”, NKP bình luận về việc tôi nói qua tới tình hình chiến trường vào cuối hè 1974, ông cho là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã không thành công trong việc dùng SĐ 1 và BĐQ để lấy lại các địa điểm bị chiếm nên đã phải yêu cầu SĐ Dù tới giải quyết.
NKP nên nhớ rằng Tướng Trưởng là Tư Lệnh QĐ I, SĐ Dù tăng phái hay SĐ I thì cũng là dưới quyền xử dụng cuả ông.
Chuyện máy bay F-5E thì miễn nói. Chính tôi là nhân chứng, và còn giữ những notes về các buổi họp tại Bộ QP Hoa Kỳ, bay đi Century City cùng với ông Von Marbod để gặp chủ tịch hãng Northrop là ông Thomas Jones (sản xuất máy bay); ông Jones còn gửi biếu TT Thiệu một model máy F-5E bằng plastic, và ông Thiệu để ngay đàng sau bàn họp (xem hình trang 271).

Chương Mười Một

Lại bỏ qua hai chương quan trọng nữa (Chương Chín-Mười), NKP bàn đến Chương Mười Một, “Che Dấu QH và Nhân Dân Hoa Kỳ.”
Thêm một điều khó hiểu: không thấy người điểm sách nói gì đến những hành động thiếu luân lý, che dấu QH Hoa Kỳ về những thư cầu cứu cuối cùng của Tổng Thống và Quốc Hội VNCH gửi TT và QH Hoa kỳ.
Thay vào đó, NKP lại bàn đến Bộ Trưởng QP James Schlesinger. Ông này là thầy tôi 3 năm tại UVa [ chú của LTC: từ năm 1953 - 1963, James Schlesinger dạy Kinh tế học tại the University of Virginia và vào năm 1960 có xuất bản sách The Political Economy of National Security. Đến năm 1963, ông ta chuyển qua làm tại cơ quan RAND Corporation cho đến năm 1969 thì tham gia chính quyền ông Nixon với chức vụ Phụ tá Giám đốc Ngân sách - assistant director of the Bureau of the Budget. Làm Giám đốc CIA từ February 2, 1973 đến July 2, 1973, và Bộ trưởng Quốc phòng từ 1973 - 1975 ] và tôi đã họp với ông ta nhiều lần trong những chuyến công tác tại Washington (1973-75) nên đã thấy rất rõ về sự thờ ơ, có thể nói là chống đối sự yểm trợ Miền Nam.
Phước Long mất rồi mà ông cứ cố tình giảm thiểu tầm quan trọng cuả cuộc chiến. Sách KĐMTC đã viết nhiều về việc này (xem Index).
Khi ông được đọc hai lá thư cuả TT Nixon do tôi gửi qua tay Von Marbod, ông đã “giác ngộ”. Giác ngộ ở đây có nghĩa là ông đã bắt đầu nhận thức được hành động ám muội cuả Kissinger, và do đó ông ta biết đã có sự bất công đối với nhân dân Miền Nam; ông phàn nàn: “Tôi tin rằng TT Ford đã bị lưà bịp về những lá thư này,” và: “Quốc Hội không hề hay biết chút gì về mấy lá thư đó khi họ bắt đầu chạy làng (bugging out) khỏi Việt Nam vào muà hè 1973” (KĐMTC, trang 430).
“Giác ngộ” là vậy chứ không phải như NKP lý giải là nhờ đọc được hai thư Nixon mà Schlesinger mới hiểu được tình hình nguy ngập ở chiến trường.
Là Tổng Trưởng QP, dĩ nhiên là ông ta thực sự đã biết quá rõ về tình hình, nhưng không muốn nói ra. Vì NKP đã hiểu lầm chữ “giác ngộ” như vậy, nên lại mất thêm gần 3 trang nũa để chứng minh rằng ông Schlesinger là người không ra gì, không được tin dùng như Kissinger. Một Bộ trưởng QP mà lại không biết gì đến những chuyện Bộ trưởng Ngoại Giao làm (ở ngay tại nước Mỹ), đó mới là vấn đề khó hiểu!
Có phải vì muốn độc quyền về Việt Nam, chính Kissinger đã có mưu lược để gạt ông này ra cũng như đã gạt tiền nhiệm cuả ông ta là Melvin Laird, và Elliot Richardson, hay tiền nhiệm cuà chính Kissinger là Bill Rogers ra ngoài không?
Còn về việc ông Schlesinger nói với anh bạn tôi là Chu Xuân Viên ngày tôi ra mắt cuốn The Palace File rằng “Giả như tôi có những tài liệu này năm 1973 thì chắc tình hình viện trợ đã khác rồi,” NKP cho là ông này chỉ nói vậy để “làm vui và an ủi người bạn/học trò cũ hơn là nói thật,” thì tôi nghĩ: Có thật lòng hay không, sự kiện là ông ta cũng như một số quý vị nghị sĩ lãnh đạo việc cắt hết viện trợ cho Miền Nam, nay đã phải thú nhận là khi làm như vậy, họ không biết gì hết về những cam kết mật cuả Tổng Thồng Hoa Kỳ đối với VNCH, thì tại sao chúng ta lại không đưa ra những thú nhận đó mà nói lại cho nhân dân Hoa Kỳ, cho con cháu chúng ta và cho lịch sử? Lại còn chế riễu?

Cũng trong Chương Mười Một, đoạn nói tới nghị sĩ Jackson, NKP bình luận: “Cùng chương, trang 288, tác giả viết, sau khi Schlesinger đọc xong những lá thư mật, ông liền tìm đưa cho nghị sĩ Jackson để …cầu cứu. Nhưng nhờ Henry Scoơp Jackson cứu Việt Nam cũng giống như nhờ anh chàng Sở Khanh đi cứu nàng Kiều!” Thật lạ lùng, NKP lại gán cho tác giả muốn “cầu cứu” Jackson? Chắc là ông muốn lý luận như vậy để mở cho ông một cơ hội khác nưã để đưa các sách nói về Jackson ra liệt kê?
Về việc ông Schlesinger đưa hai thư này cho Jackson, tôi chỉ viết: “Dù là đã quá muộn, ông (Schlesinger) muốn QH Hoa Kỳ phải biết việc này. Là viên chức cao cấp bên hành pháp, ông không thể trực tiếp thông báo cho QH. Vì vậy ông đi qua ngả liên lạc cá nhân. Schlesinger khá thân cận với Thượng nghị sĩ Jackson…”(KĐMTC, trang 288).
Còn việc ông Jackson đã thay đổi lập trường về Việt Nam từ sau Mậu Thân (mục đích chính là vì ông ta muốn ra tranh cử) thì tôi đã biết quá rõ, khỏi phải chứng minh dài dòng. Đó là vì tôi đã theo rõi chính sách Hoa Kỳ về Việt Nam từ năm 1958, lúc NKP chỉ mới lên hai tuổi (NKP viết trên mạng cuả BBC: “Tôi sinh năm 1956, là sinh viên Đại học Văn khoa trong những ngày cuối cùng cuả Sàigòn, và thuộc nhóm đầu tiên di tản sang Hoa Kỳ trong những ngày tháng Tư năm 1975…”).
Nguyễn Kỳ Phong (mặc quần short), ảnh chụp tại Saigon Aug. 2022
image reformatted by Lê Tùng Châu

Xong Jackson, người điểm sách lại quay về chuyến ra đi của ông Thiệu, và nói là theo Frank Snepp: Trong xe ra phi trường, ông Thiệu ngồi giữa Tướng Timmes và một cận vệ chứ không phải giữa Timmes và Polgar như lời Polgar thuật lại. Đối với tác giả, việc ông Thiệu đi Đài Loan là điểm muốn nói, còn ông ấy ngồi bên ai trong xe ra phi trường thì chẳng có gì quan trọng.

Thế là đã hết trên 80% cuả bài điểm sách rồi. Phần còn lại, với một tựa đề khiêu khích “Cái ‘không chính xác’ cuả KĐMTC” tôi tưởng tới đây tác giả mới thật sự điểm sách và muốn chứng minh là “đồng minh đã không tháo chạy”. Hóa ra cũng không phải. Nội dung trong phần này chỉ đem ra mấy chi tiết vụn vặt sau đây:
• Để tiết giảm năng lượng, TT Nixon đề nghị cho giảm tốc độ xe xuống 50 miles/giờ chứ không phải 55 miles/giờ; giới hạn này là do sự dung hòa của QH;
• Ông Ford lên được chức Tổng Thống: Tác giả đã không ghi rõ là Hiến Pháp đã quy định thủ tục như vậy;
• Chuyện ông ĐS Martin mỗi lần uống rượu thì đều thú với cha (như ông ta tâm sự và tác giả kể lại) là không đúng vì Frank Snepp không nói như vậy! NKP nên biết rằng Frank Snepp là người đã mất “credibility”: bị toà án cấm chỉ không được viết gì về VN nữa nếu không được CIA cho phép trước; khi cuốn “The Palace File” xuất bản, ông ấy đã núp dưới chữ “điểm sách”, chỉ điểm sách thôi (hòng tránh vi phạm án của tòa), để viết một bài gay gắt, thiên lệch trên tờ Los Angeles Times, ngày 11 tháng 1, 1987, tấn công tác giả và miệt thị VNCH;
• Các cuộc đấu bóng giữa Wake Forest College và University of Virgina: Wake Forest College đã trở thành Wake Forest University rồi, v.v. (NKP đã đúng);
• Thiếu tá TQLC Mỹ to lớn vạm vỡ (đưa mật điện cho Martin) chứ không phải anh chàng phi công to lớn vạm vỡ?
• Ông Martin lên máy bay ra đi lúc 5:05 giờ chứ không phải 4:05 giờ ngày 28 tháng 4;
• Một số chú thích lộn số, và một số lộn về ngày giờ.
Đó là những tiểu tiết mà dù đúng hay sai, dù chính xác hay không chính xác, cũng không làm thay đổi dòng chẩy của lịch sử và ảnh hưởng tới luận đề chính yếu của KĐMTC. Thay vì nghiêm túc bình luận, phê phán về những luận điểm cốt lõi mà tác giả đã nêu ra, người điểm sách chỉ chăm chăm xoáy vào những chi tiết thứ yếu.
Để chứng tỏ mình biết nhiều? Hoặc là chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân? Điều đó không có ích cho ai cả. Tôi là người trong cuộc, là chứng nhân của một giai đọan lịch sử diễn ra như nó đã diễn ra, có sao tôi nói vậy, không thêm bớt, không màu mè, và trên hết, không có tham vọng làm một sử gia mà chỉ muốn nói lên tiếng nói tâm huyết của lòng mình để chia xẻ với những trăn trở của đồng hương cùng cảnh ngộ, một điều tôi đã viết ra rõ ràng ở trong KĐMTC (trang 26-27).

NKP đi đến kết luận rằng “Đối với một số độc giả đã quen thuộc với sử liệu…họ còn phải chờ một tác phẩm khác của Nguyễn Tiến Hưng, hơn là KĐMTC.”

Dĩ nhiên tôi sẽ còn viết thêm chứ. Nhưng đừng chờ tôi. Tôi đã viết hai cuốn sách The Palace File và KĐMTC để trực diện với đồng minh, với cả thế giới; và để người đồng hương tìm câu trả lời cho bao nhiêu thắc mắc còn nặng lòng trong 30 năm qua. Bây giờ phải đến lượt thế hệ trẻ hơn, như thế hệ của NKP chẳng hạn, đặc biệt vì ông đã xác định ông là “nhà nghiên cứu quân sự.”
Họ nên tiếp nối công việc của chúng tôi vì còn biết bao vấn để cần đào sâu, biết bao lấn cấn hãy còn đó. Một ví dụ cho nhà nghiên cứu quân sự: Viết về thất bại thê thảm cuả chiến dịch Lam Sơn 719 (đánh sang Lào, bắt đầu ngày 8 tháng 2, 1971), giới truyền thông Mỹ đổ lỗi cho quân đội VNCH; có báo còn in hình một người lính Miền Nam bám đong đưa vào chiếc trực thăng, rồi phê ở dưới “Thỏ đế” (rabbit).
Có thật là QLVNCH đã hèn nhát như vậy không, hay là chỉ có một người lính? Hãy đem tài và tâm ra truy cứu hết sự thật để soi sáng cho lịch sử. Vì có như vậy mới trả được cho Ceasar những gì thuộc về Ceasar.

[hết phần hồi đáp của GS Nguyễn Tiến Hưng]
$pageOut $pageIn
Phân đoạn 5

Giới thiệu sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của GS Nguyễn Tiến Hưng và bàn thêm về cuộc chiến tranh Việt Nam
by Tạ Văn Tài
Talawas Jun. 22, 2005

I. Tác phẩm "Khi Đồng Minh Tháo Chạy"

Năm 1986, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng [1] (Phân khoa Kinh tế Đại học Howard, Washington, DC.) cùng viết và xuất bản với ông Jerrold L. Schecter cuốn The Palace File (Harper & Row Publishers), sau đó được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (HDMDĐL). Cuốn này hướng trọng tâm vào việc trình bày mối bang giao Việt Mỹ trong những năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, nhất là những biến cố xoay quanh hoà đàm và Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đặc biệt đưa ra những mật thư giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các Tổng thống Mỹ Nixon và Ford, từ 1971 đến 1975, xác nhận Mỹ cam kết yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng Hoà (nhưng rút cục lại bỏ rơi).
Dư luận chính giới và báo chí Mỹ hồi đó chú trọng đến và khen ngợi giá trị của cuốn sách (bản gốc tiếng Anh). Bộ trưởng Ngoại giao G. Schultz và tờ báo uy tín New York Times đưa cuốn này vào danh sách các tác phẩm mà chính giới và ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải đọc.
Hiện nay cuốn sách trên không tái bản, độc giả khó tìm được, nhưng Giáo sư Hưng đã viết cuốn Khi đồng minh tháo chạy (KĐMTC) [2] .

Tác phẩm KĐMTC căn cứ một phần vào các dữ kiện của HSMDĐL, nhưng đã đi xa hơn nhiều. Trong khi HSMDĐL được viết cho các độc giả quốc tế, nhất là những người trong chính quyền, báo giới Mỹ và các nhà nghiên cứu lịch sử, thì KĐMTC đào sâu hơn các bằng chứng hay dữ kiện cụ thể về những năm suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của tiểu quốc Việt Nam Cộng Hoà khi đại cường đồng minh Mỹ tháo chạy, sau khi đã bắt tay được với Trung Quốc.

Trong khi HSMDĐL trình bày khá nhiều chi tiết và tài liệu về những bí ẩn trong quan hệ chính quyền và tại hoà đàm Paris mà có lẽ người Mỹ nào muốn thâm cứu lịch sử sẽ quan tâm đến, thì cuốn KĐMTC nhắm vào đại chúng, nhứt là người Việt, có lẽ ưa một cuốn sách sử viết theo lối kể chuyện, kiểu như cuốn của David McCullough về Tổng thống John Adams (đã thành một cuốn best-seller), để nghiền ngẫm về một giai đoạn lịch sử rất đau thương của miền Nam Việt Nam; họ đã trải qua một cuộc hành trình đoạn trường trong cuộc chiến tàn bạo, trong hoà bình bấp bênh và trong cuộc di tản hoảng hốt lên máy bay hay ra biển năm 1975 -trong thời gian miền Nam Việt Nam hấp hối, mà Ngoại trưởng Kissinger lại có lời nguyền rủa tàn nhẫn: "Sao bọn chúng không chết sớm đi cho rồi?" (Nên ghi nhận là "Vua tình báo" (intelligence czar) của Tổng thống Bush, trùm tất cả mười mấy cơ quan tình báo Mỹ, trong đó có CIA, là John D. Negroponte, phụ tá của Kissinger hồi đó, là người đã phản đối với Kissinger rằng đồng ý cho bộ đội Bắc Việt ở lại miền Nam là sẽ dẫn tới việc họ chiếm trọn miền Nam và như thế là bỏ mặc đồng minh. Bạn ông là Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Richard Holbrooke nói rằng, vì thế mà Negroponte bị hạ tầng công tác trong hầu hết thập niên 70.)

Những người Việt Nam vượt biên, vượt biển sau năm 1975, ở những đợt di tản sau, cũng sẽ thấy diện mạo mình trong cuốn này và sẽ có tài liệu cắt nghiã cho con cháu mình về lý do và nguồn gốc của chuyện mình bỏ nước ra đi. Những người Việt Nam ở phiá thắng cuộc năm 1975 cũng nên đọc để bớt tự hào, bởi vì trong cuộc nội chiến do hai khối cường quốc theo hai ý thức hệ đối chọi giúp cho hai phiá của dân tộc Việt Nam, thì một phía thắng cuộc vì lý do chính là cường quốc của bên thua, là Mỹ, tháo chạy, trong khi các cường quốc bên thắng, Liên Xô và Trung Quốc, vẫn yểm trợ tối đa vào năm 1975, mặc dầu trước đó, 1974, Liên Xô còn chưa tin là Bắc Việt Nam có thể thắng bằng quân sự nếu miền Nam có Mỹ yểm trợ (theo tài liệu Văn khố Đảng Cộng sản Xô Viết mới giải mật sau khi Liên Xô sụp đổ), và Mao Trạch Đông dè dặt hơn khi nói với Phạm Văn Đồng là cái chổi ngắn không quét xa được. Quân viện của Trung Quốc đã tới miền Bắc từ lâu (thí dụ, xe tăng T40).

Thiết nghĩ, mỗi gia đình Việt Nam đều nên có một cuốn KĐMTC này. Hơn cuốn trước, cuốn KĐMTC còn nói đến những cố gắng vận động của Giáo sư Hưng vào ngày 30 tháng 4, 1975 và những ngày sau đó về vấn đề định cư đồng bào di tản Việt Nam, lúc đó đang chạy tán loạn ra biển và đang cầu xin tạm cư tại các trại tạm cư (các chương 14-18).
Tác phẩm KĐMTC cho ta một số bài học về một cuộc nội chiến mang thêm hình thức một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm (war by proxy) mà hai phần của một tiểu quốc, bên ít bên nhiều, đã thi hành và đổ xương máu chém giết nhau đến nỗi một cuộc nội chiến biến thành một cuộc chiến tranh quốc tế giữa hai khối do các cường quốc theo hai ý thức hệ đối lập tranh hùng.

Một số bài học mà, qua sự trình bày các sự kiện của Giáo sư Hưng trong sách này, chúng ta có thể rút tiả sau đây, thì dĩ nhiên chỉ liên quan đến giai đọan suy sụp của miền Nam Việt Nam mà ông bàn tới, nhứt là các năm 1971-1975 (chứ không bàn tới toàn thể 30 năm, 1945-1975, trong đó có chiến tranh Việt-Pháp 1945-54 và sáu năm hoà bình 1954-1960), và cũng chỉ liên quan đến chiến tranh và hậu quả chiến tranh, chứ không bàn tới các chính sách nội bộ của hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

Nhưng các bài học đó chỉ có thể được trình bày rõ ràng sau khi đã liệt kê cho độc giả duyệt lại sơ qua các biến chuyển về cuộc sụp đổ mau chóng của Việt Nam Cộng Hòa, mà Giáo sư Hưng mô tả rải rác trong tác phẩm này cũng như cuốn trước của ông.
Năm 1972: Việt Nam Cộng Hòa đẩy lui cuộc tấn công Quảng Trị của quân đội Miền Bắc.
1973-1974: VNCH đẩy lui các cuộc tấn công mạnh khác.
Hiệp định Paris 27/1/1973: ngưng bắn da beo, quân đội Bắc Việt ở lại Miền Nam (quân đội hai bên đang ở đâu thì đóng quân ở đó). Mặc dầu phản đối, nhưng vì áp lực của Mỹ, kể cả doạ đảo chánh mà ông Thiệu có thể bị hại giống như ông Diệm khi xưa, và vì tin vào cam kết trong nhiều mật thư của Tổng thống Nixon hứa sẽ yểm trợ tối đa bằng không lực chặn đứng mọi cuộc tấn công và hứa viện trợ vũ khí đầy đủ, ông Thiệu đồng ý ký Hiệp định. Kissinger và Lê Đức Thọ được phần thưởng Nobel Hòa Bình; Lê Đức Thọ không nhận!
Tổng thống Thiệu đưa ra khẩu hiệu "Bốn Không", cho lệnh sơn cờ vàng ba sọc đỏ trên mái nhà dân ở những vùng tranh giành.

Buổi họp mật ngày 6/12/1974 trong Dinh Độc Lập kết luận là sẽ có cuộc tổng tấn công trong năm 1975. Tướng Murray cũng báo Bộ Quốc phòng Mỹ như vậy.

Tháng 1/1975: Tỉnh Phước Long thất thủ - tỉnh đầu tiên mất trong 15 năm chiến tranh.
Ngày 24 và 25/1/1975, ông Thiệu viết thư yêu cầu thêm quân viện.
Tháng 2/1975: cuộc triệt thoái thê thảm khỏi Pleiku. Tổng thống Ford chỉ trả lời mơ hồ là sẽ có trợ giúp. Ông Thiệu cho Giáo sư Hưng coi một vài bức thư mật của Nixon hứa yểm trợ.
Ngày 20/3/1975, ông Thiệu cho Giáo sư Hưng biết tình hình hết sức trầm trọng với việc Bắc Việt gửi 5 trong 7 sư đoàn trừ bị vô miền Nam; như vậy họ có tổng cộng 19 sư đoàn với 1000 xe tăng và trọng pháo. Giáo sư Hưng khuyến cáo công bố mấy bức thư mật để tranh thủ Quốc hội và nhân dân Mỹ.
Nhưng trong buổi họp ngày 22/3/1975, Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm, Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn, và Ngoại trưởng Vương Văn Bắc lại khuyến cáo là chưa đến lúc "la lối om xòm", vì "sẽ bị buộc tội là can thiệp vào nội bộ Hoa Kỳ". Ông Thiệu cũng nhắc lại là Đại sứ Martin khuyên nên vận động âm thầm với Tổng thống Ford. (Sau này, GS Hưng hỏi lại, ông Thiệu vẫn còn nghĩ là "Chính phủ Mỹ tự họ phải thông báo cho Quốc hội biết; nếu mình tiết lộ, họ sẽ vin vào đó mà nói mình bội ước".)
Ngày 23/3/1975, Đại sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn chuyển về một thư đề ngày 22/3/75 của Tổng thống Ford gửi Tổng thống Thiệu hứa đại khái "sẽ tìm cách thỏa mãn nhu cầu quân viện của ngài trên chiến trường".
Ngày 25/3/1975 Huế bị bỏ trống, quân đội Miền Nam rút về Đà Nẵng, ông Thiệu yêu cầu GS Hưng soạn thư gửi Tổng thống Ford xin can thiệp quân sự mãnh liệt bằng máy bay B-52 dội bom và cung ứng khẩn cấp phương tiện để đẩy lui cuộc tấn công, như Tổng thống Nixon đã hưá khi trước. Phó Đại sứ Lehman chuyển thư này qua đường điện về Mỹ. Tổng thống Ford không hồi âm. Đà Nẵng thất thủ.
Sau đó, Tổng thống Ford cử phái đoàn tướng Weyand sang Sài Gòn trong vòng 1 tuần để nghiên cứu và báo cáo. Khi được hỏi, những người trong phái đoàn Weyand hết sức ngạc nhiên không biết gì về lá thư cầu viện khẩn cấp ngày 25/3 nói trên.
Trong buổi họp ngày 3/4 ở Dinh Độc Lập, họ cho biết là có lẽ Tổng thống Ford cũng không biết về các thư mật trước đây của Nixon nói về việc trả đũa mạnh mẽ các cuộc tấn công vi phạm Hiệp định Paris cuả Bắc Việt. Lúc đó, Tổng thống Thiệu hoàn toàn tin chắc là Kissinger đã giấu kín các mật thư cam kết từ thời Nixon. Sau này, trong thập kỷ 80, cựu Tổng thống Nixon gọi Kissinger là "devious Kissinger" (Kissinger xảo trá) trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Ngày 5/4/1975, phái đoàn Weyand về tới Mỹ gặp riêng Tổng thống Ford được 5 phút trước khi họp với Kissinger và đưa ra 3 bức thư cam kết yểm trợ cuả Nixon. Ông Marbod trong phái đoàn Weyand kể lại là đọc xong mấy thư này, Tổng thống Ford rất xúc động.
Ngày 10/4/1975 Tổng thống Ford đã xin tăng quân viện, nhưng Quốc hội bác và bàn sang chuyện di tản khỏi Việt Nam.
Trong khi đó thì tình hình suy sụp mau chóng, mỗi ngày mất một tỉnh.
Mủi lòng trước cảnh sụp đổ của miền Nam, Tổng thống Ford và phu nhân ra phi trường San Francisco đón trẻ mồ côi từ chân thang máy bay. Chính phủ Mỹ quyết định cứu thêm người tỵ nạn.
Ngày 15/4/1975, theo lệnh ông Thiệu, GS Hưng đi Washington, mang theo 35 bức thư mật trao đổi giữa các tổng thống, để xin Mỹ cho vay tiền, thay vì bỏ phiếu chống viện trợ.
Trong các ngày 19 đến 21/4/1975, Quốc hội Mỹ chống viện trợ, dù số viện trợ xin đã giảm từ 722 triệu Mỹ kim xuống 300 triệu cho quân viện và 170 triệu kinh viện.
Ngày 21/4/1975, Đại sứ Martin cố gắng thuyết phục Tổng thống Thiệu từ chức để dễ thương thuyết với Bắc Việt. Ông Thiệu từ chức tổng thống và Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay.
Ngày 23/4/1975 tại Đại học Tulane ở Louisiana, Tổng thống Ford tuyên bố là đối với Hoa Kỳ, chiến tranh Việt nam đã kết thúc và Hoa Kỳ không tham dự trở lại nưã. Ông không nói thêm gì về việc viện trợ nữa.
Tới ngày 25/4/1975, Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn mới chính thức được phép nhận tạm dung (parole) 80.000 nhân viên Sở Mỹ và 50.000 người Việt Nam thuộc vào hàng dễ gặp "rủi ro cao độ". (Trước đó, ngày 14/4, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện đã bác bỏ việc di tản; và ngày 17/4/1975, Kissinger gửi mật điện cho Đại sứ Martin, nói là trong Ủy ban Liên bộ Đặc biệt, không có ai ủng hộ việc di tản người Việt.) Ở Sài Gòn, ông Von Marbod và một người bạn khác của GS. Hưng là Richard Armitage điện thoại cho GS Hưng ở Washington là đã di tản mẹ già và gia đình GS ra khỏi Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngày 28/4/1875, Tân Tổng thống Dương Văn Minh lên thay cụ Trần Văn Hương, và gửi văn thư yêu cầu Mỹ triệt thoái nhân viên trong phái đoàn tuỳ viên quân sự.
Ngày 30/4/1975 Tổng thống Minh tuyên bố đầu hàng quân đội miền Bắc.
Tại Washington, cũng ngày 30/4/1975, với sự giúp đỡ của Thứ trưởng Quốc phòng Nutter (thày dạy của Gs Hưng tại Đại Học Virignia), GS Hưng tổ chức cuộc họp báo để công bố một số trong số 35 mật thư giữa Tổng thống Thiệu và các Tổng thống Nixon và Ford để nói rõ trách nhiệm cuả Mỹ đối với dân miền Nam Việt Nam và yêu cầu Mỹ đền bù những cam kết không thi hành bằng cách cứu vớt đoàn người di tản.
Ngày 2/5/1975, nhiều báo chí Mỹ và quốc tế, đặc biệt tờ New York Times và Washington Post, đăng tải cuộc họp báo và đặt ra các vấn đề về các mật thư. Tờ NYT đăng rõ lời tuyên bố cuả các nghị sĩ Quốc hội, kể cả những người xưa kia đề nghị cắt quân viện, họ kết luận rằng Hành pháp đã lừa dối chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và Quốc hội Mỹ về những điều Hoa Kỳ cam kết với Việt Nam, và rằng Quốc hội phải nhờ một quan chức ngoại quốc (ông Hưng) mới biết được những văn kiện quan trọng. Tờ Washington Post có bức hý họa quy trách cho Kissinger về việc giấu hồ sơ. Các phóng viên cũng an ủi là nghe xong, họ có thiện cảm với dân tộc Việt Nam.
Ngày 3/5/1975, Kissinger đổi thái độ. Thông cáo của Ủy ban Liên bộ Định cư Người Đông Dương thông báo là Kissinger đã yêu cầu Tổng thống Ford cho phép cấp quyền tạm dung (parole) cho 150.000 người Việt Nam và Kampuchea. Tổng thống Ford chấp thuận và thông báo cho Bộ trưởng Tư pháp thi hành qua Sở Di dân.
Ngày 23/5/1975, Quốc hội Mỹ chấp thuận ngân sách 405 triệu Mỹ kim để định cư dân tỵ nạn, tuy rằng trước đó, ngày 1/5, Hạ viện đã bác ngân khoản 327 triệu.
Sau đó, GS Hưng được ông Von Marbod mời tham gia ý kiến về việc chọn địa điểm trại tạm cư cho đồng bào tỵ nạn Đông Dương. Các ông đã cùng đi xem xét một số trại: Fort Chaffee (Arkansas), Eglin Air Force Base (Folorida), Indian Town Gap (Pennsylvania).

[1]: Vài lời chú thích về tác giả cuốn Khi đồng minh tháo chạy
Xin thêm vài lời về Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, mà chúng tôi hân hạnh được gọi là bạn và đã chia sẻ, khi còn là sinh viên cùng du học tại Đại học Virignia, những hoài bão của thanh niên Việt Nam yêu nước.
Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng là một nhân chứng lịch sử cho những chuyện “thâm cung bí sử” trong bang giao Việt-Mỹ ở cấp cao nhất, giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger tàn bạo, nham hiểm. Ông Thiệu và Đại sứ Martin đã qua đời mà không để lại hồi ký, thành ra chỉ còn Giáo sư Hưng, đã nói chuyện nhiều với hai người quá cố, mới là người ở trong vị thế trình bày được những ý nghĩ của hai người ấy về các biến cố ở miền Nam Việt Nam cho đến khi Mỹ tháo chạy.
Tuy Giáo sư Hưng viết sách với tư cách là nhà học giả làm nhân chứng, chú trọng đến những điều mắt thấy tai nghe, nhưng ông cũng là một nhà hành động yêu nước và thương dân tộc. Ông sinh tại Thanh Hoá trong một gia đình Thiên Chúa giáo thấm nhuần tinh thần bác ái. Trong thời niên thiếu, ông lại thấy cảnh dân nghèo chết trong nạn đói năm 1945, mà gia đình khá giả của Giáo sư cũng đã ra tay cứu giúp, được nhân dân trong tỉnh quý mến, giúp ông cụ thân sinh của Giáo sư thoát được thảm cảnh cải cách điền địa. Nguyễn Tiến Hưng du học tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ, từ năm 1958, theo ngành kinh tế học, là một môn học mệnh danh là dismal science (khoa học ưu sầu) vì bàn về phát triển tài nguyên thiếu thốn để phục vụ nhân sinh. Có lẽ vì lúc trẻ như vậy mà những hoạt động của Giáo sư Hưng đều có tinh thần bác ái theo Thiên Chúa giáo hay tinh thần từ bi cứu khổ của Phật giáo. Khi gặp ông vào tháng 9/1960, khi chúng tôi vừa tới Đại học Virginia để theo Khoa Chính trị học, thì ông ân cần thăm hỏi, giúp đỡ và chỉ dẫn khi cần thiết, chở tôi đi thuê nhà bằng chiếc xe cũ Studebaker chạy "cà rịch cà tàng" trên đường phố. Tôi đã chứng kiến cảnh sinh viên ban tiến sĩ ấy hoạt động trong Câu lạc bộ sinh viên nước ngoài, được các bạn gọi là "Ông Hưng xóc áo can thiệp" vì ông thích mặc quần áo chỉnh tề để đi "can thiệp" giúp đỡ các sinh viên trẻ hơn, mỗi khi họ gặp khó khăn cần giúp đỡ.
Ông giúp Tổng thống Thiệu trong cương vị Phụ tá Tái thiết, rồi Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển, theo đuổi mục đích xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, cũng là theo đuổi mục đích xóa đói giảm nghèo cho dân tộc. Ý thức được việc hiệp thương với miền Bắc, xóa đói giảm nghèo ở miền Bắc Việt Nam có thể mang lại hoà bình, vì có thể bớt nhu cầu phải xâm chiếm vựa lúa ở miền Nam, ông đã khuyến cáo Tổng thống Thiệu, trong lúc lo lắng Mỹ bỏ rơi, là nên tái lập giao thương giữa hai miền Nam Bắc, tuy là hai nước Việt Nam nhưng cùng ở trong một thị trường, và nối lại đường hỏa xa Nam Bắc. Ông Thiệu đã nghe và nói tới đề nghị này trong bài diễn văn tuyển cử ngày 1/10/1971. Giáo sư Hưng cũng trình bày chi tiết và cố vấn cho Tổng thống Thiệu đề nghị với Bắc Việt cùng nhau cộng tác trong Dự án Phát triển sông Cửu Long như một cách đẩy mạnh hơn chung sống hoà bình. Dự án này đã được Tổng thống Johnson tuyên bố ngày 7/4/1965 là đồng ý tài trợ một tỷ Mỹ kim (tiền hồi đó giá trị nhiều), vì nó giúp mang lại "cơm ăn, nước uống, và nguồn điện lực còn lớn hơn cả vùng thung lũng Tennessee Valley" quản lý bởi cơ quan Tennessee Valley Authority của Mỹ - lời tuyên bố này đã đẩy mạnh thêm nguồn cảm hứng của Giáo sư Hưng muốn đóng góp vào việc phát triển quê hương mình ngay từ hồi mới đậu tốt nghiệp đó.
Theo lệnh ông Thiệu ngày 14/4/1975, Giáo sư đi Washington, DC. cầu viện, nhưng đã quá muộn. Giáo sư đã đổi sứ mạng, vào ngày 30/4/1975, sang việc vận động nhân dân Mỹ, từ báo chí đến Quốc hội đến Hành pháp, để Mỹ nhận cứu vớt người di tản từ Việt Nam, và đóng góp ý kiến vào việc chọn các địa điểm trại tạm cư.

Sau này, khi Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế và để cho nhân dân tự do hơn trong kinh tế thị trường, Giáo sư đã làm các công việc của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong công cuộc chuyển đổi kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, thí dụ phát triển dự án "Bank on Wheels" (Ngân hàng lưu động), mang đến cho các gia đình nông dân, đặc biệt là những gia đình nghèo nhất, trên cao nguyên miền Nam và tại vùng thượng du miền Bắc, số tiền vay 200 Mỹ kim mỗi gia đình để tăng gia sản xuất. Các gia đình nông dân, với số tiền nhỏ nhoi đó, đã làm ăn thành công và hoàn trả cả vốn lẫn lời. Vì công việc lợi cho dân, ông đã được ngay những người lãnh đạo cao cấp tôn trọng, mặc dù họ thừa biết ông đã là một cố vấn của Tổng thống Thiệu "Bốn Không" (vẫn nói không chung sống với cộng sản).

Con người Nguyễn Tiến Hưng, với lòng nhân, ưa giúp người dân cùng khổ Việt Nam. Cuốn KĐMTC là một phương cách để ông vinh danh đồng bào Việt Nam di tản của ông, họ đã kinh qua những con đường rất đoạn trường, cùng khổ, để có ngày nay và tương lai sáng lạn hơn.

[2]: Nhà xuất bản Khi Đồng Minh Tháo Chạy, 173 Silcreek Drive, San Jose, CA,USA, 2005


Thêm bài trên Việt Báo Apr. 16, 2005 cũng của GS Tạ Văn Tài để đối chiếu với bản đăng trên talawas
https://vietbao.com/a27130/luat-su-ta-van-tai-gioi-thieu-cuon-sach-khi-dong-minh-thao-chay-cua-giao-su-nguyen-tien-hung

Luật Sư Tạ Văn Tài Giới Thiệu Cuốn Sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy Của Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng
16/04/2005

TÁC PHẨM

Năm 1986, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Giáo sư thực thụ tại Viện Đại Đại học Howard University) cùng với Ông Jerrold L.Schecter (nguyên Phụ Tá Giám Đốc Báo Chí Toà Bạch Ốc, và Phát Ngôn Viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) viết và xuất bản cuốn The Palace File ( Harper & Row Publishers), sau đó được dịch ra tiếng Việt (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập - HSMDĐL). Dư luận chính giới và báo chí quốc tế hồi đó chú trọng đến và khen ngợi giá trị cuốn sách. Tổng Trưởng Ngoại Giao George Schultz (thời Tổng Thống Ronald Reagan) và tờ báo uy tín New York Times đưa cuốn này vào danh sách các tài liệu mà chính giới và ứng cử viên Tổng Thống Mỹ cần phải đọc. Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II khi nhận được sách đã gửi tới tác giả những lời cám ơn và nguyện chúc tốt đẹp.
Hiện nay cuốn sách trên không tái bản, độc giả khó tìm được, nhưng Giáo Sư Hưng đã viết cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy (KĐMTC). Tác phẩm KĐMTC căn cứ một phần vào các dữ kiện của HSMDĐL, nhưng đã đi xa hơn rất nhiều:
"Trong khi HSMDĐL hướng trọng tâm vào những bí ẩn xoay quanh Hoà Đàm Paris, thì cuốn KĐMTC đào sâu hơn các bằng chứng cụ thể phơi bầy sự tráo trở đổi ngược chính sách khi đại cường đồng minh Mỹ bắt tay được với Trung Quốc, tới những biến chuyển trong thời gian sau Hiệp Định, dẫn đến sự suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của tiểu quốc Việt Nam Cộng Hoà;
" Trong khi HSMDĐL được viết cho độc giả quốc tế, nhất là những người trong chính quyền, báo giới Mỹ, và các nhà nghiên cứu lịch sử, thì cuốn KĐMTC nhắm vào đại chúng, nhứt là người Việt Nam. Với lối hành văn trong sáng, vắn gọn, Giáo sư Hưng viết lại lịch sử nhưng theo lối kể chuyện, kiểu như cuốn của David McCullough về Tổng Thống John Adams (đã thành một cuốn sàch bán chạy best-seller), để nghiền ngẫm về một giai đoạn lịch sử rất đau thương của những người sinh trưởng ở Miền Nam Việt Nam;
"Hơn cuốn trước, cuốn KĐMTC còn thuật lại thật chính xác tấn thảm kịch vào giờ VNCH hấp hối, tiết lộ những bí mật động trời chưa được phơi bầy: thí dụ như việc Sàigòn đã tới sát bên bờ vực thẳm, nhưng đã tránh được thảm hoạ như một phép lạ; rồi lời nguyền rủa tàn nhẫn của ông Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn Henry Kissinger đối với nhân dân Miền Nam: "Sao chúng không chết phứt đi cho rồi"".
Cuốn KĐMTC còn nói đến những cố gắng cuối cùng của Giáo sư Hưng vận động để thôi thúc việc Mỹ chấp nhận tị nạn. Theo lệnh TT Thiệu ngày 14/4/1975, Tổng Trưởng Hưng đi Washington để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc và Đại sứ Trần Kim Phượng cầu viện lần chót. Tình hình chiến trường biến chuyển mau lẹ, nên khi ông tới nơi thì đã quá muộn. Ông kịp thời đổi ngay sứ mạng: qua những liên hệ riêng tư trong gần hai mươi năm sống trong xã hội Hoa Kỳ, ông vận động Quốc Hội Mỹ, và tới ngày cuối cùng, ông đem ra bằng chứng không thể chối cãi về sự phản bội, khiếu nại tới lương tâm của nhân dân Mỹ, từ báo chí, Quốc Hội, đến Hành Pháp để họ chấp nhận cứu vớt các người di tản từ Việt Nam đang đổ ra Biển Đông như hoa trôi bèo giạt. Sau đó ông còn đóng góp vào việc chọn các địa điểm trại tạm cư cũng như việc định cư đoàn người tị nạn. Họ là những người đã trải qua một cuộc hành trình đoạn trường, gian lao, trong một cuộc chiến ác liệt, một hoà bình bấp bênh, và trải qua bao nhiêu hiểm nghèo vào giờ chót.
Những người Việt vượt biên, vượt biển sau năm 1975, ở những đợt di tản tiếp nối, cũng có sẽ thấy diện mạo cuả mình trong cuốn sách này. Tất cả đều sẽ có tài liệu để cắt nghiã cho con cháu mình, và cho chính mình, về lý do và nguồn gốc của việc mình bỏ nước ra đi.
Cuốn KĐMTC cho ta một số bài học về một cuộc chiến uỷ nhiệm (war by proxy) mà hai phần của một tiểu quốc đã đổ xương máu chém giết nhau trong một cuộc nội chiến biến thành một cuộc chiến tranh quốc tế giữa hai khối do các cường quốc theo hai ý thức hệ đối lập tranh hùng. Qua sự trình bày, Giáo sư Hưng đã giúp độc giả đúc kết được một số bài học quý giá.
Ôn lại những biến cố nói đến trong cuốn sách, ta có thể đồng ý với một chính khách người Anh đã nói về chính trị: "Không có bạn trường cửu, mà chỉ có quyền lợi trường cửu" (no permanent friends, only permanent interests). Cho nên trong cuộc nội chiến Quốc Cộng tương tàn, khi cả hai Miền của tiểu quốc Việt Nam đều được phong làm tiền đồn, Tiền đồn Thế Giới Tự Do và Tiền Đồn Xã Hội Chủ Nghĩa, một khi mà cường quốc Mỹ đã bắt tay được với Trung Quốc thì không cần đến tiền đồn ở Châu Á nữa. Từ đó, vấn đề bỏ rơi Miền Nam không còn phải là 'có nên hay không nên,' mà chỉ còn là 'bỏ lúc nào.' Bởi vậy, sau cùng, cả Lập Pháp lẫn Hành Pháp Mỹ chỉ còn bàn đến chuyện chạy đi cho nhanh.
Sự bất trung trên trường quốc tế của Mỹ đã có hại cho chính nứơc Mỹ. Tuy sau Đông Dương, không có hiện tượng các nước khác tại Đông Nam Á sụp đổ như thuyết domino tiên đoán, nhưng đó chỉ là không có sụp đổ theo "giây chuyền điạ dư" (geographical domino), nhưng đã có các cuộc tấn công có vẻ coi thường nước Mỹ tại Angola, Iran, Iraq, Afghanistan, và đó là "giây chuyền tâm lý" (psychological domino).

Về phía VNCH, lẽ ra TT Thiệu cũng đã nên uyển chuyển, nhận thức được sự biến chuyển về chính trị, ngoại giao của đồng minh Hoa kỳ, vì vậy, phải điều chỉnh lại chính sách cứng rắn "Bốn Không," tìm giải pháp hoà bình thương nghị. Ngoài ra, để có thế nhân dân, ông còn phải làm việc với Quốc Hội VNCH trên căn bản những gì đã trao đổi với Hoa Kỳ, để đại diện nhân dân Miền Nam có thể vận động với Quốc Hội Mỹ, theo lối giao hảo giữa hai dân tộc (people-to-people diplomacy).
Không làm những việc trên kịp thời, Miền Nam Việt Nam trở thành nạn nhân của những hành vi đen tối, xảo quyệt, làm ngoại giao theo lối 'anh hùng cá nhân' của Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn Tổng Thống, ông Henry Kissinger, người đã thán phục và áp dụng mô hình của Metternich và Talleyrand vào đầu thế kỷ 19. Mấy chính khách này đã dùng thủ đoạn, chuyên chế, sắp xếp lại bàn cờ bang giao giữa các quốc gia Âu châu, và làm mọi việc trong bóng tối.

Luật sư Tạ Văn Tài:
Tiến sĩ Chính Trị Học, Đại Học Virginia
Thạc Sĩ Luật Học, Đại Học Harvard
Nguyên Giáo sư các trường Đại Học Luật Khoa, Vạn Hạnh, Quốc Gia Hành Chánh, Chiến Tranh Chính Trị, và Cao Đẳng Quốc Phòng, Việt Nam; nguyên Giảng sư, Đại Học Luật Khoa Harvard.
$pageOut $pageIn
Phân đoạn 6

Phụ Tá Đặc Biệt Nguyễn Văn Ngân nói gì về những bí ẩn quanh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?


Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006

Đôi lời của người phỏng vấn:
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vai chính nắm giữ chìa khóa mở vào những bí ẩn của một giai đoạn lịch sử, đã vĩnh viễn ra đi ngày 29-9-2001 không để lại một vết tích nào, ít nữa là về phía ông. Không hồi ký. Không di chúc chính trị. Ông lặng lẽ trở về lòng đất mang theo một trời tâm sự u uẩn của một nhà lãnh đạo từng được dư luận đặt lên bàn cân với nhiều suy đoán, nhận định, lượng giá khác nhau, đôi khi đối nghịch nhau. Một khuôn mặt thời cơ? Một kẻ tham quyền cố vị? Một lãnh tụ gan lỳ, nham hiểm, nhiều thủ đoạn? Một người yêu nước cô đơn? Một nhà lãnh đạo quốc gia thông minh, mưu trí, nhưng... sinh bất phùng thời?
Do một trùng hợp tình cờ, 5 năm sau ngày TT Thiệu từ trần, chúng tôi đã gặp gỡ ông Nguyễn Văn Ngân, nguyên Phụ tá đặc biệt về chính trị của TT Nguyễn Văn Thiệu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa để thực hiện cuộc phỏng vấn này trong nhiều ngày của tháng 9 năm nay (2006).

Là một cộng sự viên lâu năm và là một Phụ tá trẻ tuổi nhất trong số những Phụ tá đặc biệt của TT Thiệu, ông Ngân thường được giới báo chí ngày đó coi là một khuôn mặt bí ẩn. Đối với các chính khách “vòng trong” thì ông là người đã nắm giữ nhiều quyền lực quan trọng trong hậu trường chính trị miền Nam bấy giờ.
Ông Nguyễn Văn Ngân khởi sự làm việc với TT Thiệu năm 1965, thời gian ông Thiệu giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng trong chính phủ Phan Huy Quát. Năm 1967, ông là đại diện của Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ tại Hội đồng Tuyển cử Trung ương, trong cuộc chạy đua vào dinh Độc lập.
Năm 1971, TT Thiệu ủy nhiệm ông chỉ đạo toàn bộ cuộc bầu cử tháng 10-71; ông là tác giả đạo luật bầu cử Tổng thống với điều 10 khoản 7 đưa đến tình trạng độc cử.
Năm 1974, ông là tác giả tu chính án Hiến pháp tháng 01-1974 gia tăng nhiệm kỳ 3 Tổng thống.
Ông là người trách nhiệm điều hợp các cơ chế hiến định: Quốc hội, Tối cao Pháp viện, Giám sát viện... và có ảnh hưởng quan trọng đến sinh hoạt của các cơ chế này; đồng thời là người tổ chức đảng Dân Chủ là đảng cầm quyền của TT Thiệu gồm hệ thống quần chúng, chính quyền và quân đội.
Tháng 5-1974 ông bị TT Thiệu giải nhiệm và buộc phải rời khỏi Việt Nam. Cuối tháng 01-1975, ông từ Mỹ và Gia Nã Đại về nước. Đầu tháng 4-1975 ông bị TT Thiệu hạ lệnh cho cơ quan an ninh “cô lập” và chỉ được trả tự do sau khi TT Thiệu rời Việt Nam đi Đài Loan tối ngày 25-4-1975.
Trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi được ông Ngân cho xem một số chứng liệu liên hệ và chúng tôi đã yêu cầu được làm phóng ảnh văn kiện có thủ bút của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kèm theo phần kết thúc bài phỏng vấn này.

Ngày 25 Tháng Chín năm 2006
Trần Phong Vũ

Lời của restorer: bằng cách riêng, tôi chỉ sưu lục lại được phần Text của bài phỏng vấn tưởng như đã mất này [gồm có 3 KỲ] rồi chữa các typing error và hiệu chỉnh lại cho phần trình bày tại đây được chính đính và mỹ thuật, chứ không tìm thấy bản posted nguyên gốc tại bất kỳ website nào để copy cả, do đó ở đây cũng không có 'phóng ảnh' (scanning image) "văn kiện có thủ bút của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kèm theo" như lời giới thiệu ở trên.
    Theo tôi biết, bài phỏng vấn này được ô. Trần Phong Vũ (cựu Ký giả nhật báo Sóng Thần Saigon từ Apr. 1975 trở về trước, và hiện nay phụ trách Tủ Sách Tiếng Quê Hương, USA) gởi đăng nhiều kỳ trên tờ Tuần báo Oregon Thời Báo, mà KỲ 3 được đăng trên số 237 ra ngày 20-10-2006. Sau đó, các báo Web có đăng lại (dạng text) nhưng không rõ vì lý do gì, loạt bài phỏng vấn này chỉ hiện diện trên Cyberspace có một thời gian ngắn vì các website đăng lại đã đồng loạt xoá đi.
   Theo nội dung bài phỏng vấn, chúng ta thấy có chia làm các KỲ, và hiện tại đây chúng ta có 3 KỲ cả thảy. Tôi không rõ có còn KỲ nào nữa không, vì theo mạch Hỏi - Đáp (đến cuối KỲ 3) thì có vẻ như đây chưa phải là kết thúc bài phỏng vấn. Tôi đang ra sức tìm lại nguyên bản trên các số báo Oregon Thời Báo và nếu tìm được sẽ update vào đây
   Dù có thể chúng ta hiện chưa có trọn vẹn bài phỏng vấn quan trọng này, nhưng đây quả là một dữ kiện quý chưa từng có. Tự nội dung 3 KỲ phỏng vấn đã hiển bày ra tất cả.
    Riêng tôi vẫn không ngừng bị day dứt ám ảnh việc Saigon thất thủ và bao năm qua tôi vẫn theo sát nhiều tài liệu, sách báo, hồi ký v.v...có chiều sâu của nhiều người trong cuộc để tìm biết cho cặn kẽ thấu đáo bộ mặt thực của sự việc, nhưng thực tình mà nói, tôi thấy có quá ít những dữ kiện, tường thuật có giá trị giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây ra thảm hoạ black April 1975, trong khi có quá nhiều lời tiểu tâm nhỏ mọn cạn cợt bề ngoài, hồ đồ trách móc, đổ lỗi, căm hận hay trút giận một cách đầy cảm tính vô nghĩa vô ích khi tìm hiểu về cả một Nan đề Chính trị và Sử tính.
   Trong nhãn quan của tôi thì các sách của Giáo sư, ông Cố Vấn, Ph. D. Nguyễn Tiến Hưng, những gì ông Phụ Tá Đặc Biệt Nguyễn Văn Ngân thuật lại qua bài phỏng vấn này, và sách biên khảo "Drawn Swords in a Distant Land - South Vietnam’s Shattered Dreams" của George J. Veith, ... là làm tôi thấy thoả hơn cả, và tôi nghĩ bạn đọc cũng vậy, vì các quý vị vừa kể khả dĩ giải đáp được rất nhiều thắc mắc, nghi nan của chúng ta khi nghiên cứu về Tổng Thống Thiệu và gần 10 năm Đệ Nhị Cộng Hoà, chứ không phải những lời trách móc dễ dãi nông cạn và vô nghĩa lạc đề, vì một lẽ giản dị là, trên bình diện Chính trị và Thời cuộc, những việc thực thường khó thể nói ra và nằm khuất dấu sâu kín bên trong chẳng mấy người thấy, còn những việc giả ảo đánh lừa thị giác & tri giác con người thì thường ồn ào khua vang và phơi bày lồ lộ bên ngoài ai cũng thấy được cả.
   Trong thời gian tới, sau khi dịch xong tập sách của George J. Veith, tôi sẽ viết một bài nhận định chuyên về chủ đề này.
    Năm tháng vẫn đi qua với sức tàn phá và quên lãng của dòng thời gian vô tình, sẽ cuốn trôi hết ký ức của Lý tưởng Quốc gia mà các thế hệ Cha Anh đã ươm mầm một thuở tại VNCH hai mươi năm 1954 - 1975, ấy là cả một nguy cơ đe doạ oan uổng với các lớp hậu sinh. Trong khi đó, cuộc Chiến tranh chính nghĩa của giống nòi Việt tộc vẫn còn dang dở bao lâu con dân đất Việt chưa đặt định được nền móng để các thế hệ kế tiếp tuần tự xây đắp cho tổ quốc Việt Nam một nền Cộng Hoà, Tự Do và Nhân Bản đích thực, đem an lành no ấm thực sự cho nhân dân. Đại cuộc ấy sẽ được khai màn khi chúng ta có được 2 điều tiên quyết: 1- chế độ vong bản, phi nhân cộng sản Hà Nội phải bị kết liễu; và 2- các lớp hậu sinh được dễ dàng tiếp cận những tài liệu, Sử liệu của người Quốc gia như những mầm than lửa vẫn âm ỉ cháy đang chờ người thổi bùng lên và ra tay tiếp đuốc Tự Do Nhân Ái cho xứ sở bừng sáng.
    Trong ý niệm đó, tôi nghĩ mỗi người chúng ta hôm nay hãy dẹp bỏ những e ngại hay tỵ hiềm nhỏ nhen để tiếp tay cho việc lưu giữ Sử liệu có ý nghĩa rất lớn này.

47th black April
LTC

o 0 o
Kỳ I: Những bí ẩn lịch sử được khai quật
• Vì sao, cho đến khi chết, ông Thiệu vẫn không viết hồi ký?
• Ngoài cộng sản, ông Thiệu mang mối thù xương tủy người Mỹ đến tận cuối đời
• Vụ mất Quảng Trị năm 1972 là một “sabotage politic”?
• Vào lúc nào ông Thiệu nuôi ý định tự sát như một cách chống trả cuối cùng?
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 7

Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006

Kỳ I: Những bí ẩn lịch sử được khai quật

• Vì sao, cho đến khi chết, ông Thiệu vẫn không viết hồi ký?
• Ngoài cộng sản, ông Thiệu mang mối thù xương tủy người Mỹ đến tận cuối đời
• Vụ mất Quảng Trị năm 1972 là một “sabotage politic”?
• Vào lúc nào ông Thiệu nuôi ý định tự sát như một cách chống trả cuối cùng?

Hỏi: Sau khi Tổng thống Thiệu mất tháng 9 năm 2001, nhiều tài liệu được tiếp tục giải mật và nhiều hồi ký chánh trị được xuất bản liên quan đến nội tình và cuộc chiến Việt Nam vào giai đoạn ông cầm quyền. Ông là một cộng sự viên thân cận và là phụ tá chánh trị của Tổng thống Thiệu, có thể giúp chúng tôi soi sáng một số vấn đề liên hệ không?
Đáp: Tôi chỉ có thể trả lời cho ông những sự thực mà tôi được biết trực tiếp hay gián tiếp bởi những công việc và trách nhiệm được giao phó trong giai đoạn đó. Điều đáng tiếc là Tổng thống Thiệu lúc còn sống đã hoàn toàn im lặng.
Hỏi: Theo ông biết thì vì lý do nào Tổng thống Thiệu không để lại hồi ký?
Đáp: Tôi có biết một số sự việc.
Đầu năm 1983 tôi gặp ông Thiệu ở Luân Đôn. Ông kể cho tôi việc bà Anna Chennault qua Đài Loan thăm ông sau 30/4/1975. Năm 1968, bà Anna Chennault là thành viên trong nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Nixon đã gặp ông Thiệu nhiều lần tại Sài Gòn và quyết định của ông Thiệu không gởi phái đoàn dự hòa đàm Paris đã giúp Nixon thắng cử Humphrey với một tỉ lệ sít sao vào cuối năm đó. Cũng cần nói rõ ở đây là quyết định của ông Thiệu không gởi phái đoàn dự hòa đàm không phải vì Nixon như nhiều nhân vật chính trị đã suy diễn bởi hệ quả của nó mà vì những bất đồng giữa Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và chính quyền Johnson chưa được giải quyết trong đó có vai trò của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) tại hòa đàm. Ông Thiệu thuộc loại người ăn chắc mặc bền, rất cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm không cho phép ông đem sinh mạng đất nước vào canh xì phé đổi chác những hứa hẹn thiếu cụ thể. Về việc bà Chennault qua thăm ông Thiệu tại Đài Loan, ông nói: “Người Mỹ đâu có xuất tiền mua vé máy bay cho bà đi thăm tôi, họ muốn thăm dò phản ứng của tôi vì năm 1976 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ; bà Chennault nói với tôi: "nếu ông viết hồi ký thì tôi đã có sẵn publisher...Ông Thiệu nói và đồng thời khuyên tôi: “Nếu mình còn muốn làm việc cho quốc gia thì không nên viết hồi ký, họ biết tư tưởng của mình thì còn làm việc sao được”.
Năm 1992, sau khi Đông Âu tan rã và Liên bang Xô-Viết sụp đổ, tôi nói với ông Thiệu: Bây giờ Tổng thống có thể xúc tiến viết hồi ký. Ông đồng ý và yêu cầu tôi đóng góp ý kiến.
Tháng 7/2001 tôi nói chuyện điện thoại với ông vào lúc ông vừa ở bệnh viện ra và đang thời kỳ vật lý trị liệu. Ông cho tôi biết rõ về căn bệnh tim, giọng ông đã yếu rất nhiều so với trước. Ngay sau đó tôi có đề nghị với một người bạn thân của gia đình ông là nên gợi ý với ông Thiệu để lại di chúc chánh trị vì với căn bệnh tim như ông nói thì có thể ra đi bất cứ lúc nào. Sở dĩ tôi không đề cập thẳng vấn đề với ông Thiệu vì đã lâu tôi không có liên lạc với ông, đây là vấn đề tế nhị có thể tạo nên xúc động ở một người lớn tuổi và đang đau yếu.
Hỏi: Khi ông nghĩ về một di chúc chánh trị của ông Thiệu, chắc hẳn phải có lý do?
Đáp: Trong cuộc gặp gỡ ở London đầu năm 1983, ông Thiệu nói với tôi: “Tôi đã sống ở đây (Luân Đôn) 8 năm trong cay đắng... nhưng tôi đã học hỏi được rất nhiều, nhiều hơn là trong mười năm ở chức vụ lãnh đạo quốc gia, thật ra ngày đó mình đã không được ‘préparer’ trong chức vụ đó”.
Muốn hay không, ông đã là một nhân chứng quan trọng vì đồng thời là một tác nhân. Giai đoạn ông lãnh đạo đất nước có tính cách chuyên hoạnh cá nhân, có nghĩa là nhiều bí mật quốc gia đã không được chia sẻ, nhiều quyết định liên quan đến vận mệnh đất nước mà động cơ thực sự chưa bao giờ được tiết lộ. Giai đoạn của ông tuy ngắn nhưng là giai đoạn bi thảm nhất trong lịch sử dân tộc, với sự yểm trợ của cộng sản quốc tế và sự tham chiến của người Mỹ, chưa bao giờ những người Việt Nam lại chém giết nhau một cách tận tình như vậy.
Cuộc chiến tranh lạnh tuy đã chấm dứt nhưng vị trí địa lý chánh trị Việt Nam không thay đổi, vẫn là nơi tranh chấp giữa các siêu cường dưới hình thức này hay hình thức khác và những bài học lịch sử trong giai đoạn ông Thiệu có một tầm mức quan trọng cho những thế hệ mai sau.
Hỏi: Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng như Tổng thống Thiệu, sự lãnh đạo đều có tính cách chuyên hoạnh cá nhân. Điều này có phải vì đầu óc độc tôn, tham quyền cố vị của lãnh tụ như hiện tượng phổ quát trong hầu hết các quốc gia chậm tiến?
Đáp: Tại miền Nam Việt Nam dưới thời Tổng thống Diệm và Tổng thống Thiệu có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng lãnh đạo có tính cách chuyên hoạnh cá nhân: nền dân chủ phôi thai, sinh hoạt chính đảng yếu kém, xã hội phân hóa, chiến tranh v.v... nhưng một trong những nguyên nhân chính có tính cách quyết định là chính sách can thiệp của người Mỹ.
Người Mỹ đã thay thế nguời Pháp với chánh sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19 người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt Nam trong việc thiết lập một tiền đồn chống cộng tại Đông Nam Á theo chủ thuyết Domino. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ xiển dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phơng để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn... để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chánh và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ.
Chánh sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được xử dụng như lưỡi gươm Damoclès. Trong khi viện trợ của Nga-Tàu cho Bắc Việt nặng tính cách sản xuất thì viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam hoàn toàn có tính cách tiêu thụ. Trong thời chiến Bắc Việt có khu kỹ nghệ nặng gang thép Thái Nguyên và cục quân giới của tướng Trần đại Nghĩa có khả năng cải tiến Sam 2 bằng cách ngăn chận hệ thống nhiễu sóng radar và đạt tầm cao hạ máy bay B52 của Mỹ bấy giờ đươc xem là loại máy bay bất khả xâm phạm có sức oanh tạc phá hoại ghê góm - thì kỹ nghệ quốc phòng của miền Nam Việt Nam là con số không. Những dự án xây dựng cơ sở đúc súng đạn, nhà máy lọc dầu, phân bón... từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm đều bị người Mỹ ngăn chận. Đối với một dân tộc, dù viện trợ có tính cách sản xuất, muốn xử dụng hữu hiệu cũng đòi hỏi phải có tinh thần tự lực, tự cường; huống hồ dân tộc đó vừa thoát khỏi ách đô hộ trăm năm của thực dân Pháp, chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ chi nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa.
Cùng với chính sách viện trợ có tính cách tiêu thụ và nhân danh dân chủ để can thiệp vào nội bộ quốc gia được viện trợ, chính quyền của quốc gia được viện trợ bị xem là công cụ của ngoại bang, đã đẩy một số quần chúng đi về phía cộng sản và dưới mắt thế giới, Việt Nam Cộng Hòa đã bị cô lập, cuộc chiến đấu bảo vệ dân chủ và tự do của nhân dân miền Nam Việt Nam bị mất chánh nghĩa.
Những khó khăn thực sự của ông Diệm và ông Thiệu phát xuất từ chính sách can thiệp của ngưòi Mỹ, có thể nói nếu giải quyết được những khó khăn nầy thì sẽ giải quyết được 90% những khó khăn trong việc xây dựng đất nước và chống cộng. Để đối phó với chánh sách hai mặt của người Mỹ, ông Diệm và ông Thiệu bị dồn vào thế lãnh đạo có tính cách chuyên hoạnh cá nhân, và như một vòng luẩn quẩn không lối thoát, sự lãnh đạo có tính cách chuyên hoạnh cá nhân đã làm mất hậu thuẫn rộng rãi trong quần chúng. Chính sách thực dân mới của người Mỹ là yếu tố có tính cách quyết định đã làm sụp đổ miền Nam Việt Nam.
Sau thế chiến thứ I, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền đã đưa ra một bản cáo trạng lên án thực dân Pháp, thiết tưởng chế độ thực dân mới của Mỹ còn tàn bạo gấp nhiều lần so với thực dân cũ vì sau 30/4/75 Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.
Hỏi: Ông có đồng ý rằng chế độ đệ I và đệ II Cộng Hòa cũng như ông Diệm và ông Thiệu đã được Hoa Kỳ yểm trợ nếu không muốn nói là đã góp phần quyết định?
Đáp: Không ai phủ nhận điều đó.
Cũng như chế độ miền Bắc với Hồ Chí Minh. Đó là hậu quả đương nhiên của một thế giới lưỡng cực sau thế chiến thứ hai mà Việt Nam là một điểm nóng trong cuộc tranh chấp giữa tư bản và cộng sản. Người ta có thể nói Hồ Chí Minh là công cụ của cộng sản quốc tế, nhưng ông Diệm và ông Thiệu trong thực tế không phải là tay sai của Mỹ.
Hồ Chí Minh đã áp đặt chế độ cộng sản trên đất nước, thay thế xiềng xích nô lệ thực dân, phong kiến bằng xiềng xích cộng sản; sự dã man và tàn bạọ như thế nào thì tất cả mọi người đều biết. Và hậu quả di lụy của tinh thần nô lệ đã khiến cho một dân tộc vốn giàu lòng hy sinh, siêng năng, nhẫn nại, đã chiến thắng trong chiến tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình - đất nước tụt hậu trong đà tiến của nhân loại.
o 0 o
Kỳ II: Những phát giác trong hậu trường chính trị Việt Nam Cộng Hòa
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 8

Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006

Kỳ II: Những phát giác trong hậu trưòng chính trị Việt Nam Cộng Hòa

- Dân chúng nghĩ gì về đường lối lãnh đạo của ông Thiệu?
- Khi nào ông Thiệu mất tin tưởng vào những cam kết của Nixon?
- Mất Quảng Trị: một “sabotage politique” của Mỹ?
- Ông Thiệu có mối lo sợ người Mỹ sẽ hãm hại ông?

Hỏi: Dù sao ông Thiệu đã cầm quyền 10 năm từ 1965 - 1975, hòa đàm Paris kéo dài từ 1968 đến 1973, thời gian đủ để tiên liệu và thực hiện những biện pháp cần thiết hầu ứng phó với vấn đề Giải Kết [ * ] của Hoa Kỳ nhưng ông Thiệu đã hoàn toàn thụ động. Theo ông, phải chăng tình trạng này đã đóng góp vào sự sụp đổ của miền Nam ngày 30/4/75?
Đáp: Ông Thiệu thực sự cầm quyền qua cuộc bầu cử tháng 9/1967. Trong khi quân đội Mỹ còn đổ quân vào Việt Nam thì ông Thiệu đã đưa vấn đề giải quyết chiến tranh như một trong ba vấn đề căn bản của chương trình tranh cử: Xây dựng dân chủ - Giải quyết chiến tranh - Cải tạo xã hội. Sau vụ Tết Mậu thân 1968, ông Thiệu là người chủ động đưa ra đề nghị Hoa Kỳ có thể thực hiện việc rút quân từng giai đoạn trong mục tiêu tranh thủ thời gian đổi lấy viện trợ kinh tế và quân sự vì ông hiểu Việt Nam Cộng Hòa sẽ không có tư thế tại hội nghị hòa đàm nếu không chủ động trên chiến trường v.v... Nếu cai trị là tiên liệu thì ông Thiệu là người có khả năng tiên liệu nhưng ông không có khả năng để thay đổi được chính sách của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu mà vị thế địa lý chánh trị của Nam Việt Nam không còn nằm trong quyền lợi ưu tiên của Mỹ, mặt khác, chúng ta không còn ở vào thời đại có thể dùng “tầm vông vọt nhọn” để chống trả với quân thù. Năm 1967 cùng với việc tiếp tục đổ quân vào Việt Nam, đại sứ Bunker đã được Tổng thống Johnson gởi sang Việt Nam với sứ mạng thực hiện việc Giải Kết để rút quân. Khi Nixon thắng cử năm 1968, đại sứ Bunker đã được yêu cầu lưu nhiệm cho đến tháng 5/1973 sau Khi Mỹ đã thực hiện xong việc rút quân và lấy lại tù binh. Chính sách của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ trong vấn đề Giải Kết chiến tranh Việt Nam hoàn toàn có tính cách nhất quán.
Nêu sau Hiệp Định Genève 1954, người Mỹ ủng hộ ông Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại để thiết lập nền đề I Cộng Hòa (1956 - 1963) như căn bản chánh trị để biện minh cho nhân dân Hoa Kỳ và thế giới về chính nghĩa của sự can thiệp vào Việt Nam nhằm ngăn chận sự bành trướng của cộng sản tại Đông Nam Á, thì năm 1967, người Mỹ đã áp lực lên chánh quyền quân nhân phải khai sinh nền đệ II cộng Hòa, thực hiện chánh quyền dân chủ hợp hiến, hợp pháp để đưa Việt Nam Cộng Hòa vào bàn hội nghị và tạo bàn đạp cho Hoa Kỳ hòa đàm với cộng sản để rút quân, lấy lại tù binh, chấm dứt sự can thiệp và để miền Nam cho các phe phái chính trị tự giải quyết trên căn bản “dân tộc tự quyết”, điều mà hai thập niên trước đó Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận.
Hỏi: Ông nghĩ sao về nỗi căm phẫn của đại đa số quần chúng đối với ông Thiệu sau 30/4/75?
Đáp: Quần chúng đánh giá lãnh đạo qua sự thành bại, họ có quyền căm phẫn vì họ là lớp người bị hy sinh nhiều nhất cho đất nước cũng như phải gánh chịu những hậu quả bi đát nhất sau 30/4/75 - nỗi căm phẫn của họ là chính đáng; hơn nữa người lãnh đạo cũng như thuyền trưởng một con tàu, dù tàu chìm bởi bất cứ lý do gì thì thuyền trưởng phải là người rời tàu sau cùng hoặc phải chết theo tàu; mặt khác họ không ở cương vị để có thể nhìn vào mặt trái của cuộc chiến - vừa có tính cách nội chiến vừa có tính cách ủy-nhiệm mà những yếu tố quyết định hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của người quốc gia.
Tôi nhớ vào khoảng 1990 ông Thiệu có buổi nói chuyện với một số đồng bào tại Westminster, California, một người đàn bà được một tổ chức chống đối sắp đặt đã cầm micro ra la lối mấy câu ồn ào không đầu không đuôi. Ông Thiệu chỉ ôn tồn trả lời: “tôi rất thông cảm với nỗi căm phẫn của bà”
Tôi hiểu sự im lặng của ông, nỗi cô đơn và cay đắng ông đã mang theo đến cuối đời. Ông Thiệu đã chết chắc hẳn không cần tôi biện hộ. Tôi cũng không làm công việc biện hộ mà chi nói lên sự thực mà tôi biết - tôi không có bổn phận tranh luận với bất cứ ai và cũng không nhằm thuyết phục bất cứ người nào. Đối với tôi, nói những điều tốt mà người ta không có cũng tệ hại như nói những điều xấu mà người ta không phạm phải vì tất cả đều là dối trá - nhất là đối với những người có đời sống công liên hệ đến vận mạng quần chúng thì còn là vấn đề trách nhiệm nữa.
Ông Thiệu có những lỗi lầm trầm trọng trong vấn đề lãnh đạo quốc gia cũng như có những sai phạm cá nhân ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo. Ông là một nhà chính trị thực tiễn mà hoàn cảnh và môi trường trưởng thành không thể tạo ông thành một kẻ tử đạo. Tuy nhiên đến nay tôi vẫn nghĩ rằng nếu sự hy sinh có thể cứu vãn tình thế thì ông sẽ không từ nan. Lần tôi gặp lại ông ở Londres, ông nói như tâm sự: "làm một người lính ra trận và hy sinh là một hành động dũng cảm, nhưng làm sao có thể sống sót để tiếp tục cuộc chiến đấu thì thật là khó."
Xét định một con người cần nhìn vào tổng thể và đặc biệt là những giờ phút nghiêm trọng sinh mạng bị thử thách. Không thể chỉ dùng những sự việc tiêu cực để tổng quát hóa mà phải xét đến các mặt tích cực của cá nhân đó. Tuy nhiên việc định công luận tội là công việc của lịch sử sau này.
Hỏi: Nhiều hồi ký chánh trị nói rằng ông Thiệu luôn luôn bị ám ảnh bởi việc người Mỹ thảm sát các ông Diệm, Nhu nên thường thay đổi chỗ ngủ hàng đêm v.v... Điều này có thực không, và nếu thực thì đã ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề lãnh đạo?
Đáp: Hàng năm đến 1/11, ông Thiệu có xin thánh lễ cầu hồn cho cố Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu tại Dinh Độc Lập.
Ông Thiệu có kể cho tôi nhiều lần về sáng 2/11/63 sau khi thanh toán mục tiêu Dinh Gia Long, ông về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và sau đó có ra lệnh cho lính mở bửng thiết vận xa để chào thi hài ô.ô. Diệm, Nhu trước khi về nhà.
Tôi thường qua chỗ ở của ông Thiệu để làm việc những khi ông không qua văn phòng và có khi làm việc trong phòng ngủ những lúc ông bị đau, tôi không thấy dấu hiệu thay đổi chỗ ngủ hàng đêm như đồn đại sau này. Có những biện pháp an ninh lúc ông đi ra ngoài, chẳng hạn mặc áo chắn đạn, hoặc cái podium ông đứng nói chuyện thì lớp ngoài bằng gỗ nhưng lớp trong có tấm thép chắn đạn, những biện pháp an ninh đặc biệt trong các cuộc diễn binh v.v... Tôi không để ý những chuyện này, đây là công việc của bộ phận an ninh. Chỉ có điều là những để phòng này nhằm về phía Mỹ hơn là cộng sản.
Thực ra ông Thiệu đã sống trong sự đe dọa thường trực của người Mỹ về đảo chánh và ám sát suốt thời gian từ lúc cầm quyền 1967 đến lúc rời Việt Nam đi Đài Loan 1975. Đồng minh Mỹ là một đồng minh bất trắc, khó tiên liệu, và ông Thiệu luôn ở trong tình trạng của người làm xiếc đi dây nguy hiểm. Có lần tôi lưu ý ông Thiệu về trường hợp Tổng thống Magsaysay, Lý Thừa Vãn, Ngô Đình Diệm..., ông Thiệu nói với tôi là ông không có an ninh... Trong giai đoạn Giải Kết, quyền lợi của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa tách rời đi đến đối nghịch, trong khi đó quyền lợi của Hoa Kỳ và của cộng sản xích lại gần nhau để đi đến thỏa hiệp chung. Nếu cộng sản áp dụng chính sách vừa đánh vừa đàm với Việt Nam Cộng Hòa và phối hợp cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao... thì chính sách của “đồng minh” Hoa Kỳ đối với “đồng minh” Việt Nam Cộng Hòa cũng tương tự: cà rốt và cây gậy đã được áp dụng triệt để với ông Thiệu trên mọi bình diện để buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận đường lối thương thuyết nhượng bộ cộng sản của Mỹ. Người Mỹ đã tiếp tay với cộng sản trong việc cổ võ, ủng hộ các phong trào phản chiến, đòi hòa bình, hòa hợp hòa giải dân tộc, lực lượng thứ ba... mà thực chất là những tổ chức trá hình của cộng sản nhằm phá vỡ thế hợp hiến, hợp pháp của chế độ VNCH, và đã không ngần ngại đâm sau lưng những người lính VNCH đang chiến đấu trong cái gọi là chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” để người Mỹ rút quân. Ông Thiệu nói với tôi vụ Sư đoàn 3 rút bỏ Quảng- trị năm 1972 là một “sabotage politique”.
Nixon đã viết thư cho ông Thiệu nhắc đến ý đồ thanh toán ông Thiệu của chính quyền Johnson vào năm 1968 và vụ đảo chánh 1/11/63 như một đe dọa trực tiếp nếu ông Thiệu không tuân thủ những đòi hỏi của Mỹ. Vào những tháng cuối trước khi ký Hiệp Định Paris, ông Thiệu nuôi ý định tự sát như một phương cách chống trả cuối cùng. Vào lúc căng thẳng này chúng tôi đã triệu tập đại hội nghị viên toàn quốc về Sài Gòn, tuần hành vào dinh Độc Lập cùng các dân biểu, nghị sĩ ủng hộ lập trường “bốn không” của ông. Tài liệu của đại sứ Bunker đã ghi nhận ý định tự sát này của ông Thiệu qua một báo cáo của ông Trần Thiện Khiêm ghi âm cuộc đối thoại giữa ô.ô. Thiệu, Khiêm. Chính ý định tự sát này đã khiến ông Thiệu “lì lợm” trước những đe dọa của Nixon và đã đưa đến những nhượng bộ của Nixon bằng những cam kết mật.
Mỗi lần nhớ đến ông Thiệu, thực sự tôi không nghĩ đến những vinh quang bề ngoài của một Tổng thống mà là những chuỗi ngày khó khăn của đất nước, những áp lực có tính cách quyết định ngày đó của Hoa Kỳ đã đè nặng lên ông, ông đã chiến đấu như một người lính đơn độc không vũ khí, bằng lòng dũng cảm và sinh mạng của chính mình. Tôi không có đức tin tôn giáo nhung tôi vẫn cầu mong cho ông, một tín đồ Ki-tô-giáo, được bình an và thanh thản nơi vĩnh hằng.
Hỏi: Có phải Tổng thống Thiệu nói với ông là việc Sư đoàn 3 tháo chạy đã để lại “đại lộ kinh hoàng” và Quảng Trị thất thủ vào tháng 5/1972 là một “sabotage politique” của người Mỹ không?
Đáp: Đúng như vậy. Hậu quả đã để lại hơn 20 ngàn thường dân thương vong trên “đại lộ kinh hoàng”
Hỏi: Ông Thiệu đã nói với ông trong bối cảnh nào?
Đáp: Ngay hôm Quảng Trị thất thủ. Hôm đó vào lúc xế chiểu tôi đang họp trung ương đảng bộ Dân Chủ tại lầu Nhà trắng trong khuôn viên Dinh Độc Lập thì được điện thoại của nhân viên văn phòng cho biết đại tá Đỗ Đức Tâm, thuyết trình viên quân sự của Tổng-Thống đang có mặt tại Văn Phòng của tôi để thuyết trình về tình hình quân sự sau khi vừa thuyết trình cho Tổng Thống xong. Vì bận họp nên tôi yêu cầu đại tá Tâm gặp tôi tại lầu Nhà trắng đê thuyết trình cho tất cả cùng nghe. Sau phần thuyết trình, tôi nhớ rõ câu hỏi sau cùng của nghị sĩ Trần Trung Dung, nguyên Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng của Tổng thống Diệm: “...liệu chúng ta có giữ được Quảng Trị không?” Đại tá Tâm: “...chắc chắn chúng ta giữ được.” Chừng nửa giờ sau, điện thoại trên bàn họp reo, tôi nhấc máy, đầu dây là đại tá Tâm cho biết Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn I vừa điện trình Tổng thống là Quảng Trị đã thất thủ trưa hôm nay.
Sự việc cho thấy là Trung tướng Lãm không biết Sư đoàn 3 rút bỏ Quảng Trị và như vậy là đã có một “sự cố bất thường” xẩy ra nên tôi bỏ phòng họp đi gặp Tổng thống Thiệu ngay lúc đó. Tôi thấy ông rất bình tĩnh. Ông nhìn tôi nói: tôi điện thoại gần như mỗi ngày cho ông Lãm về tình hình quân sự Quảng Trị, tối qua tôi còn nhắc ông Lãm phải coi chừng “thằng cộng sản” ngày 1/5, ông Lãm bảo đảm với tôi là không việc gì, thế mà như vậy. Ông dằn mạnh: đây là một “sabotage politique”. Lúc bấy giờ chỉ có tôi và ông.
Những chuyện như vậy thuộc loại “cấm kỵ” không phải có thể nói với bất cứ ai và không bao giờ ông nói khi có sự hiện diện của người thứ ba. Đó là nguyên tắc ngăn cách ông vẫn thường áp dụng và cũng là cách để bảo đảm sự an toàn cho chính ông. Trong trường hợp này, ông Thiệu là người duy nhất có đủ yếu tố chính trị để thẩm định, vì ông là người trực tiếp chịu các áp lực của Mỹ. Bấy giờ là tháng 5/1972, trong mật đàm Paris Mỹ và cộng sản đã đạt được các thỏa thuận căn bản, chi còn trở ngại về phía ông Thiệu.
Gần đây tôi có đọc một chứng liệu của đại sứ Bunker thuật lại phiên họp tại Dinh Độc Lập một ngày sau khi Quảng Trị thất thủ giữa đại sứ Bunker, tướng Abrams và Tổng thống Thiệu. Ông Thiệu đã không hề quy trách cho các giới chức quân sự Việt Nam, ông im lặng một cách khó hiểu và mãi đến phút cuối cùng “bật nói”: “...không có lý do gì Quảng Trị lại bị thất thủ, tương Giai phải chịu trách nhiệm về việc này.” Tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh Sư đoàn 3 giới tuyến, được di tản bằng trực thăng của Mỹ, bỏ lại binh sĩ và dân chúng với “đại lộ kinh hoàng” - đã bị đưa ra Tòa án quân sự, bị tước binh quyền và ở tù.
Tổng thống Thiệu đã ra lệnh tái chiếm Quảng Trị ngay sau đó mặc dầu biết rằng Quảng Trị sẽ thành một đống gạch vụn, sẽ phải hy sinh những người lính thiện chiến của những đơn vị thiện chiến nhất mà tổn thất khó có thể bù đắp được trong thực tế bấy giờ - nhưng ông đã phải quyết định như vậy, một quyết định chính trị để chứng tỏ quyết tâm của quân dân miền Nam với thế giới, với nhân dân Hoa-Kỳ, nhằm chống trả các thỏa hiệp mật giữa cộng sản và Mỹ mà sau này được cụ thể trong Hiệp Định Paris 1973.
Cũng tương tự như vậy, việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt cộng sản Hà Nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải Quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tái chiếm như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này.
Bỏi chính sách hai mặt của Hoa Kỳ, nhiều áp lực nặng nề riêng cá nhân ông phải chịu đựng không được chia sẻ và trong nhiều trường hợp ông phải đưa ra những quyết định chuyên độc mà không thể giải thích với đồng bào cùng chiến hữu của ông.
Hỏi: Nhận định của ông Thiệu về vụ Sư đoàn 3 tháo chạy có mâu thuẫn với các quyết định của người Mỹ mở rộng chiến tranh qua các cuộc tấn công của QLVNCH vào hậu cần của cộng sản tại Miên năm 1970 và hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào 1971 hay không?
Đáp: Không.
Các cuộc tấn công vào hậu cần cộng sản tại Miên 1970 và Hạ Lào 1971 chỉ có tính cách nhất thời nhằm mục đích chính là dùng xương máu của quân đội VNCH để mở rộng hành lang an toàn cho việc triệt thoái quân đội Mỹ.
Ông Thiệu miễn cưỡng phải chấp nhận mở cuộc hành quân Lam Sơn 1971 vì Hạ Lào tiếp giáp với hậu phương lớn Bắc Việt. Khi có dấu hiệu sa lầy ông đã ra lệnh cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm đưa ngay một đon vị vào Tchepone “đái một bãi” (nguyên văn) và rút ra ngay lập tức.
Cần lưu ý là chương trình rút quân của Mỹ không phụ thuộc vào khả năng thay thế của quân lực VNCH, và chương trình Việt Nam hóa thực chất chỉ nhằm yểm trợ cho việc rút quân của Mỹ chứ không phải để VNCH có đủ sức đề kháng và tồn tại.
Hỏi: Sau này, nhiều người trong đó có những viên chức chính phủ của ông Thiệu cho rằng ông Thiệu đã dựa vào những cam kết mật của Tổng thống Nixon nên đã chấp nhận ký kết Hiệp Định Paris vì không hiểu rõ tổ chức công quyền của Hoa Kỳ - thẩm quyền của hành pháp và lập pháp. Như tiến sĩ Kissinger đã nhận định: đó chi là những ý định của Tổng thống Nixon, không có tính cách cam kết quốc gia vì không có phê chuẩn của quốc hội.
Đáp: Sự phán đoán như trên có tính cách phiến diện, hoàn toàn lý thuyết, xa hẳn thực tại. Hiệp định Paris không phải là văn kiện pháp lý phức tạp và chuyên biệt đòi hỏi phải có những hiểu biết chuyên môn và kiến thức đặc biệt, tựu trung chỉ có một vấn đề mấu chốt sinh tử là: Mỹ chấm dứt mọi sự can thiệp và quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam tại chỗ. Trong cuộc chiến chống xâm lăng cộng sản Bắc Việt, xương máu quân dân miền Nam là nỗ lực chính nhưng mọi phương tiện chiến đấu hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ nên VNCH trong hòa đàm chỉ có vai trò hình thức.
Vào lúc bấy giờ ông Thiệu cũng hiểu như giải thích của Kissinger sau này, nhưng ông cũng hiểu rõ vị thế yếu kém của VNCH và giới hạn cuối cùng mà ông có thể đòi hỏi ở Nixon. Ông Thiệu có chủ định rõ ràng là mua thời gian còn lại của nhiệm kỳ Nixon trong hoàn cảnh “còn nước còn tát”
Chúng ta cần nhớ rằng không hề có một hiệp ước Việt Mỹ nào về việc Mỹ đổ quân và tham chiến ở Việt Nam cũng như không có một văn kiện pháp lý nào về quy chế trấn đóng của quân đội đồng minh trên lãnh thổ Việt Nam bấy giờ. Những tiểu đoàn TQLC Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng đầu năm 1965 dưới thời chính phủ Phan Huy Quát, ông Thiệu là Tổng trưởng Quốc Phòng kiêm Phó Thủ tướng; ông nói với tôi: tình hình bấy giờ hơn hai phần ba lãnh thổ bị cộng sản ung thối, nếu quân đội Mỹ không can thiệp kịp thì miền Nam mất.
Thời đệ I Cộng Hòa, Tổng thống Diệm muốn có một hiệp ước hỗ tương như ở Đại Hàn nhưng người Mỹ từ chối. Các cố vấn quân sự Mỹ đến và đi không qua sự kiểm soát của nhà chức trách Việt Nam.
Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ. Quân đội Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi, hậu quả là vấn đề đơn phương rút quân, Việt Nam hóa, Hiệp Định Paris... Tương quan Việt Mỹ là một tương quan thực tế mà người Mỹ cố tình không để bị ràng buộc vào những văn kiện pháp lý “giấy trắng mực đen” như ở Đại Hàn, Nhật Bản, Âu châu là những nơi Hoa Kỳ có mục tiêu dài hạn.
Hỏi: Đến bao giờ thì ông Thiệu mất tin tưởng vào các cam kết mật của Nixon? Vụ ông Thiệu quyết định không tái chiếm Phước Long vào đầu năm 1975 có phải là một trắc nghiệm về những cam kết mật hay không?
Đáp: Ngay sau cuộc gặp gỡ Thiệu - Nixon tại San Clemente tháng 4/73. về phương diện biểu kiến cuộc gặp gỡ mang nhiều ý nghĩa tích cực như là một sự xác nhận các cam kết mật, sự tiếp tục ủng hộ của Hoa Kỳ với VNCH và đặc biệt với ông Thiệu, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Cuộc gặp gỡ mặt đối mặt đã khẳng định cho ông Thiệu thấy không còn hy vọng vào các cam kết mật cũng như các viện trợ quân sự và kinh tế đã được hứa hẹn trước đây. Đây là lý do và thời điểm quyết định việc tu chính hiến pháp: gia tăng nhiệm kỳ 3 Tổng thống.
Cuộc độc cử 1971 đã làm sút giảm uy tín chính trị của ông Thiệu; Hiệp Định Paris thừa nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam, ngưng bắn tại chỗ cùng với chính phủ liên hiệp ba thành phần đã hoàn toàn xóa bỏ lập trường bốn không của ông; người Mỹ đã hoàn tất việc rút quân và lấy lại tù binh; và nay là hiểm họa Hoa Kỳ bỏ rơi... khiến ông Thiệu bị lột truồng như câu chuyện ông vua không quần áo (the emperor without any clothes) và hoàn toàn trắng tay. Tư thế lãnh đạo của ông Thiệu bị đặt trong hoàn cảnh thử thách nghiêm trọng và đây là lý do thực sự của vụ tu chính Hiến Pháp đã không bao giờ được tiết lộ. Nội dung tu chính bấy giờ được giữ mật vì phải chờ sau cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện tháng 10/1973 mới đủ túc số thực hiện. Việc tu chính không nhằm vào nhiệm kỳ 3 Tổng thống mà mục đích thực sự là bày tỏ sự tín nhiệm của dân chúng qua Quốc Hội “để tái trang bị” tư thế lãnh đạo của ông Thiệu hầu đối phó với tình thế mới. Dù muốn hay không sinh mạng chính trị của ông Thiệu đã gắn liền với sự còn mất của chế độ và sau ông sẽ là trận hồng thủy. Trong cuộc gặp các dân biểu, nghị sĩ ủng hộ tu chính Hiến Pháp tại hội trường khách sạn Majestic vào đêm trước hôm biểu quyết, tôi có nói rõ: “đây không phải là hành động ủng hộ cá nhân Tổng thống Thiệu mà là hành động của mỗi chúng ta để tự cứu”. Có thể họ hiểu là tình hình nghiêm trọng nhưng không biết là đang bị Hoa Kỳ bỏ rơi và đất nước đã ở trên bờ vực thẳm.
Nếu Kissinger đã tiên liệu khoảng thời gian coi được (decent interval) từ Hiệp Định Paris 1/1973 đến lúc miền Nam sụp đổ là một năm rưỡi thì ông Thiệu đã tiên liệu một thời gian còn ngắn hơn. Đầu năm 1974 cũng là lúc Quốc Hội biểu quyết tu chính Hiến Pháp, ông Thiệu nói tại Hội đồng Tổng trưởng: “...các quan sát viên quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy chúng ta còn ngồi ở đây hôm nay, tất cả đều nghĩ rằng Nam Việt Nam chỉ có thể tồn tại không quá sáu tháng sau Hiệp Định Paris...”. Như một người chết đuối vớ bất cứ bèo bọt nào, ông ra lệnh mật cho Bộ Tổng Tham Mưu kiểm thính điện đài các dàn khoan để tìm hiểu trữ lượng dầu hỏa với hy vọng Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam, ông nói: tôi sẽ làm bộ trưởng dầu hỏa chứ không làm Tổng thống. Ông chỉ thị cho chính phủ tạo điều kiện dễ dàng cho ngoại quốc đầu tư, ông nói với tôi: bây giờ cho không để bọn nó vào (đầu tư) cũng phải “cho không”.
Đối với cộng sản, cuộc tấn công chiếm Phước Long đầu năm 1975 là một trắc nghiệm về ý đồ tái can thiệp của Mỹ được mệnh danh là đòn “trinh sát chiến lược”, sau đó Bộ chính trị cộng sản Hanoi đã quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên và tiếp theo là chiến dịch Hồ chí Minh.
Đối với ông Thiệu, quyết định không tái chiếm Phước Long vì sẽ tổn thất rất nặng không thể bù đắp, có chiếm lại cũng không giữ được, lực lượng trừ bị không còn và phải bảo toàn lực lượng cho các cuộc tấn công sắp tới của cộng sản.
Hỏi: Ngoài việc tu chính gia tăng 3 nhiệm kỳ Tổng thống, còn có việc gia tăng thời hạn mỗi nhiệm kỳ từ 4 năm lên 5 năm. Lý do?
Đáp: Lý do được viện dẫn của tu chính là chương trình kinh tế ngũ niên nhưng sự thực là chúng tôi muốn có khoảng cách xa giữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Tổng thống Việt Nam vì nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ cũng 4 năm, và cứ 4 năm thì nước Mỹ lại bị một cơn sốt chính trị ảnh hưởng nặng nề đến cuộc bầu cử Tổng thống Việt Nam. Đây không phải là mục tiêu chính của tu chính Hiến Pháp nhưng nhân việc tu chính Hiến Pháp thì chúng tôi bỏ vào luôn.
Hỏi: Ông Thiệu có tham khảo ý kiến của người Mỹ về việc tu chính Hiến Pháp hay không?
Đáp: Không. Như tôi đã nói ở trên, nội dung tu chính Hiến Pháp đã được quyết định ngay sau khi Tổng thống Thiệu ở San Clemente về nhưng được giữ mật cho đến sau cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện tháng 10/1973. Đại sứ Martin chỉ được Tổng thống Thiệu thông báo sau khi dự luật tu chính được đệ nạp tại Quốc Hội tức là vào khởi đầu giai đoạn công khai. Ông Thiệu nói với tôi: Ngày hôm qua tôi có mời ông Martin vào đây (Dinh Độc Lập) để thông báo về việc chúng ta tu chính Hiến Pháp - tôi nói với ông Martin là tôi nhận thấy có bổn phận phải thông báo cho ông đại sứ vì Hoa Kỳ là đồng minh chính yếu đã giúp đỡ chúng tôi trong cuộc chiến... Cụ Hương được ông Thiệu thông báo vào lúc dự luật tu chính được đưa cho các dân biểu, nghị sĩ đứng tên tác giả v.v... Nội vụ hoàn toàn được giữ mật cho đến giờ cuối.

[ *: LTC: Giải Kết (Giải kiết hoặc Giải kết) = mở lối thoát

để hiểu thuật ngữ này thời Quốc gia hay dùng, thì cần phải hiểu năm 1968 - 1969 khi Mỹ rục rịch muốn bỏ chạy, rút quân về nước, người Mỹ, Nixon hoặc Kissinger dùng chữ Vietnamization = nghĩa đen là "Lịch trình Việt Nam hóa chiến tranh"; nghĩa là họ muốn chuyển cái gánh chiến cuộc Be Bờ Ngăn Làn Sóng Cộng Sản [ = The US Policy of Containment ] lại cho VNCH.
Chính sách Be Bờ: Ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Mỹ Truman lập ra Policy này năm 1947, rồi Tổng thống Eisenhower nâng lên thành Thuyết (Doctrine) Domino vào năm 1957, và cũng chính vì quan niệm Containment = Be Bờ này mà Mỹ mới làm đồng minh của miền Nam quốc gia và viện trợ cho VNCH chống cộng và thành lập một quốc gia Việt Nam Tự do Dân chủ Tam Quyền Phân Lập ở Đông Dương.
Ngay lúc đó (1968 - 1969), Tổng thống Thiệu và các cấp chính quyền (cũng như báo chí) rất ít dùng nghĩa đen "Việt Nam hóa chiến tranh" mà dịch ra bằng chữ Mẹ đẻ Gánh vác Chiến tranh, nói thẳng luôn là người Mỹ trở cờ bằng Vietnamization tức là người Việt mình tự Gánh vác Chiến tranh và lập tức đưa ra 1 chữ Mỹ: de-Americanize the war = "Giải Kết Vai trò của Mỹ" hay nói trắng ra là giải thoát cho Mỹ. Có lẽ Ô. Nguyễn Phú Đức (Phụ tá Ngoại giao-Chính trị của Tổng thống Thiệu) là người đề xướng dùng chữ ‘de-Americanization’ và tờ (báo Mỹ) Washington Post, July 29, 1968 đăng bài “G.I. Pullout Feasible in ’69, Says Thieu,” [ông Thiệu nói cứ việc triệt thoái binh đội Mỹ trong năm 1969] dùng ngay chữ đó trong bài báo với câu: “Given his comments, Thieu’s strategy was clear: begin to de-Americanize the war” [Bằng vào những nhận định, phẩm bình như thế của ông, ta có thể thấy chiến lược của Tổng thống Thiệu rất rõ ràng phân minh: sửa soạn cho việc Giải Kiết Vai trò của Mỹ].

* * *


Hỏi: Trong cuộc bầu cử Tổng thống 1967 theo hồi ký của cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ thì ông không hề bị áp lực của Hoa Kỳ mà vì sự đoàn kết của quân đội nên đã tự ý nhường cho ông Thiệu làm ứng cử viên Tổng thống trong liên danh Thiệu Kỳ?
Đáp: Mọi người đều biết quyền lực chính trị không phải là vật được hiến tặng. Việc sát nhập liên danh Thiệu Kỳ là do quyết định của Hội đồng Quân lực được triệu tập do “gợi ý” của Tòa Đại sứ Mỹ với nhận định nếu hai ông Thiệu Kỳ tranh cử riêng rẽ thì có nguy cơ bị thất bại trước liên danh Dương Văn Minh. Lúc bấy giờ người Mỹ còn tăng quân tại Việt Nam nên muốn có một chính quyền chống cộng. Mặt khác nếu liên danh Dương Văn Minh đắc cử thì đấy sẽ là mối đe dọa trực tiếp đối với quyền lợi của đa số tướng lãnh trong Hội đồng Quân lực bấy giờ nguyên là các sĩ quan trung cấp thời đảo chánh 1963 được thăng cấp rất nhanh do việc kéo bè kết đảng dưới thời Nguyễn Khánh và đã ngoi lên nắm quyền lực sau Chỉnh Lý 30/1/1964, trong đó nhóm tướng Dương Văn Minh bị hất ra khỏi chính trường. Hội đồng Tướng lãnh đã họp nhiều phiên liên tiếp, ban đầu ở dinh Bạch Đằng, về sau chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu, cuối cùng đã đi đến quyết định Thiệu Kỳ đứng chung một liên danh: Trung tướng Thiệu là ứng cử viên Tổng thống của liên danh vì ông có cấp bậc cao nhất trong quân đội và đang giữ chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia tức Quốc trưởng. Tôi được điện thoại của Trung tướng Thiệu từ Bộ Tổng Tham Mưu để điều chỉnh hồ sơ tranh cử Thiệu - Kỳ, lúc đó chỉ còn 12 giờ là hết han ghi danh theo luật định tính đến nửa đêm cùng ngày. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia đã gởi Quốc Hội một văn thư yêu cầu không chấp đơn ứng cử của liên danh Dương Văn Minh vì lý do an ninh quốc gia. Liên danh này về sau đã bị Quốc Hội bác đơn vì liên danh đó có ứng cử viên Phó Tổng thống Trần Ngọc Liễng mang song tịch (Việt và Pháp).
Liên danh Thiệu - Kỳ đã đắc cử với một tỷ lệ thấp 34.8% tổng số cử tri đi bầu và Quốc Hội đã hợp thức hóa với kết quả biểu quyết 58 phiếu thuận / 43 phiếu chống. Cụ Phan Khắc Sửu đã từ chức Chủ tịch Quốc Hội để phản đối việc hợp thức hóa.
Cần phải nói đây là cuộc bầu cử ngay thẳng hay ít nữa sự gian lận nếu có đã không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Như lời thú nhận của ông Kỳ sau này là ông không có lợi ích gì để gian lận cho ông Thiệu, sở dĩ số phiếu hợp thức hóa sự đắc cử của liên danh Thiệu - Kỳ thấp vì một số đông dân biểu bị thất cử trong cuộc bầu Thượng Nghị Viện, một số thuộc phe nhóm ông Kỳ, một số có liên danh tranh cử Tổng thống v. v.. đã bỏ phiếu chống lại việc hợp thức hóa với ý đồ “xóa bài làm lại”. Điểu này phản ảnh bản chất vô trách nhiệm của thành phần Đối lập trong sinh hoạt chính trị miền Nam “không ăn được thì đạp đổ”, bất kể đến sự an nguy của chế độ và quyền lợi của quảng đại quần chúng.
Hỏi: Khi ra tranh cử Tổng thống đối đầu với ông Kỳ, ông Thiệu có hy vọng đắc cử không?
Đáp: Ông Thiệu hoàn toàn không có khả năng đắc cử. Lúc ông Thiệu yêu cầu tôi làm đại diện cho liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trình Quốc Khánh, tôi nói: tôi có thể làm việc này nhưng liên danh không có khả năng thắng cử, Trung tướng nên chọn người có tên tuổi để làm bàn đạp chính trị sau này... Tôi đưa tên một số thành viên trong Hội đồng Dân Quân và Quốc hội Lập Hiến. Ông nói: Anh thử đi mời xem. Kết quả, tất cả đều từ chối, có người còn chỉ trích nặng nề cá nhân ông Thiệu... Tôi phản ảnh cho ông Thiệu, ông chỉ nói: “tôi đã nói anh giúp tôi, đi mời làm gì mất thì giờ. Tôi nói thật với anh dù không ai ủng hộ tôi hết, tôi một phiếu, vợ tôi một phiếu, con tôi một phiếu, tôi vẫn ra...”. Còn cái ông đã chỉ trích gần như mạt sát ông Thiệu thì sau này ông ta và đảng của ông ta đã lãnh tiền của ông Thiệu nhiều nhất cùng các đặc quyền khác.
Chánh văn phòng đặc biệt của ông Thiệu là Thiếu tá Võ Văn Cầm (cấp bậc sau cùng là Đại tá) nhờ tôi tìm giùm một sĩ quan bị động viên có văn bằng kiến trúc sư. Tôi hỏi: giờ này đem kiến trúc sư về làm gì? Anh ta cười, giọng khôi hài: ... thì trong quỹ còn một triệu để xây cho “Ổng” (ông Thiệu) cái nhà mát ở Vũng Tàu đi câu cá, thua rồi thì đi câu chứ còn làm gì nữa? Tôi giới thiệu kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên bấy giờ đang biệt phái ở Bộ Xây dựng Nông thôn của tướng Thắng. Anh ta là người đã vẽ Dấu hiệu tranh cử của ông Thiệu (bản đổ Việt Nam trên lá Quốc kỳ) và Quốc huy của Tổng thống với hai con rồng chầu nhau nhưng hai cái râu rồng vểnh lên vểnh xuống là của ông Thiệu sửa lại. Ông Thiệu là người rất tỉ mỉ và chi tiết ngay cả trong cung cách giải trí. Có hôm làm việc trễ tôi ở lại ăn cơm trưa với ông, thấy một mẩu giấy nhỏ của Sở Nội Dịch để ở chỗ ông ngồi trình về “lý lịch” khúc cá hồng nấu canh bữa đó: lấy từ freezer một con cá câu được tại Côn Sơn, ngày... tháng... cân nặng v.v... Điều đặc biệt là mặc dầu rất chi tiết trong công việc nhưng không bao giờ ông bị lạc ra khỏi tổng thể. Kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên phàn nàn với tôi họa đồ căn nhà mát bị ông sửa đi sửa lại hoài, tiền ít mà đòi cái gì cũng tốt. Lê Tấn Chuyên là một trong hai kiến trúc sư thiết kế bệnh viện Vì Dân của bà Thiệu (Việt cộng vào lấy rồi đổi tên là bệnh viện Thống nhất) lúc còn ở trung học hoạt động học sinh kháng chiến bị Pháp bắt giam, sau 1955 vì còn liên hệ với tổ chức cũ nên bị quốc gia bắt, sau 30/4/1975 cùng gia đình vượt biên và chết trên biển.
Năm 1967, mục tiêu của ông Thiệu ra tranh cử đối đầu với ông Kỳ không phải để thắng cử mà buộc ông Kỳ hoặc phải tương nhượng (đứng chung) hoặc sẽ bị loại trừ (thất cử).
Có một sự kiện đến nay chưa được tiết lộ là lúc bấy giờ ông Thiệu đã liên kết với cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu không có khả năng đắc cử nhưng ông Thiệu có khả năng loại trừ ông Kỳ có nghĩa là làm cho ông Kỳ bị thất cử nếu không có sự sát nhập chung, và liên danh có nhiều triển vọng thắng cử sẽ là liên danh Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền. Công việc của Ban Tham mưu tranh cử của ông Thiệu bấy giờ không phải là vận động phiếu cho ông Thiệu mà là liên kết các lực lượng chống đối ông Kỳ và cô lập ông Kỳ bằng một mặt trận chống gian lận bầu cử, và ông Thiệu với cương vị của một Quốc Trưởng và người cao cấp nhất trong quân đội bấy giờ sẽ kêu gọi quân đội và các liên danh dân sự dồn phiếu cho liên danh Trần Văn Hương tiến đến một chính quyền đoàn kết quốc gia trong đó ông Thiệu sẽ giữ một vai trò then chốt. Chính bắt nguồn từ nền tảng liên kết này mà cụ Hương đã hợp tác với ông Thiệu suốt thời đoạn đệ II Cộng Hòa trong chức vụ Thủ Tướng và Phó Tổng thống cho đến lúc chung cuộc.
o 0 o

Kỳ III: Bí ẩn trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971 và sự ra đời của Đảng Dân Chủ
$pageOut $pageIn
Phân đoạn 9

Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006

Kỳ III: Bí ẩn trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971 và sự ra đời của Đảng Dân Chủ

- Tại sao Big Minh rút lui trong cuộc chạy đua vào dinh Độc Lập năm 1971?
- Huỳnh Văn Trọng, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn là ai?
- Tổng Thống Diệm và ông Nhu có biết rõ vai trò của Phạm Ngọc Thảo không?
- Ai chịu trách nhiệm về cái chết của Phạm Ngọc Thảo?

Hỏi: Trong vụ Việt cộng tấn công Chợ Lớn vào Tết Mậu Thân 1968, máy bay trực thăng Mỹ trong một phi vụ yểm trợ đã bắn hỏa tiễn làm thiệt mạng một số sĩ quan của Bộ Chi Huy Hành Quân Việt Nam. Có dư luận cho rằng đây là một toa rập giữa ông Thiệu và Hoa Kỳ nhằm thanh toán phe nhóm ông Kỳ. Ông nghĩ sao về nguồn dư luận này?
Đáp: Đây chi là một vụ xạ kích lầm vì mặt trận Chợ Lớn bấy giờ chuyển động hàng giờ, ta và địch “trộn trấu”. Các sĩ quan tử thương là những sĩ quan trung cấp, trong đó có một số sĩ quan thuộc bộ phận kinh tài của ông Kỳ nếu được xem là quan trọng. Tòa Đại sứ Mỹ đã có thư xin lỗi.
Trong thực tế người Mỹ và ông Thiệu không cần phải hành động như vậy, vì phe nhóm ông Kỳ chỉ là phe nhóm quyền lợi, một khi ông Kỳ không còn quyền lực thì họ sẽ tự động rã hàng. Tôi biết ông Thiệu là người có tự trọng và tự ái quốc gia, không hèn hạ đến mức độ nhờ bàn tay người Mỹ thanh toán người quốc gia. Tôi có thể nêu ra trường hợp cho thấy con người của ông Thiệu trong tương quan với Mỹ: Năm 1967, trong việc Quốc Hội hợp thức hóa sự đắc cử của liên danh Thiệu - Kỳ, các dân biểu đối lập và phe nhóm ông Kỳ muốn xóa bài làm lại. Ban đầu ông Thiệu “lì” mặc cho Tòa Đại sứ Mỹ phải lo liệu vì ông biết người Mỹ cần cuộc bầu cử nầy như khởi đầu tiến trình đi đến thương thuyết với cộng sản; nhưng sau thì Đại sứ Bunker yêu cầu ông Thiệu tiếp tay, đặc biệt với phe nhóm ông Kỳ vì họ nại cớ sợ ông Thiệu trả thù, thực ra thì họ muốn được đền bù bằng tiền bạc, chức vụ và các quyền lợi khác. Ông Thiệu chỉ thị cho tôi mở các cuộc tiếp xúc. Bấy giờ, sợ ông Thiệu không có tiền, ông có thể hỏi Đại sứ Bunker nhưng ông đã không làm điều đó. Một nhân viên trong văn phòng ông Thiệu đã phải cho mượn bằng cách đem vàng của anh ta đi cầm. Ông này nguyên là Quận trưởng Quận Gò Vấp dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, không hiểu sao ông ta có lại vàng khối (lingot) và trong các chứng liệu để lại của Đại sứ Bunker, ông cho biết chưa bao giờ ông Thiệu yêu cầu được giúp đỡ riêng tư ngoại trừ một lần ông yêu cầu giúp Phó Tổng thống Trần Văn Hương qua Mỹ để trị liệu tại bệnh viện Walter Reed. Cũng trong suốt thời gian tôi làm việc với ông Thiệu không hề có vấn đề thủ tiêu các đối lập chính trị.
Hỏi: Trong hồi ký của Tướng Kỳ cho rằng ông Thiệu đã ra lệnh thủ tiêu Phạm Ngọc Thảo. Ông có biết gì về chuyện này hay không? Ông có ý kiến gì về nhân vật Phạm Ngọc Thảo?
Đáp: Cái chết của Phạm Ngọc Thảo xảy ra năm 1965 dưới thời ông Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia và ông Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương! Phạm Ngọc Thảo đã bị bắn trọng thương trước khi cảnh sát Biên Hòa giải giao cho Nha An ninh Quân đội nhưng vết thương không nguy hiểm đến tính mạng và đương sự đã chết tại Nha An ninh Quân đội vào khuya hôm đó. Lúc bấy giờ Trung Tá Nguyễn Ngọc Loan, cánh tay mặt của tướng Kỳ làm Giám đốc Nha An ninh Quân đội. Theo luật số 1/UBLĐQG thì quyền hành của Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia được chuyển sang cho Ủy ban Hành pháp Trung Ương, ông Kỳ là một Thủ tướng toàn quyền và ông Thiệu chỉ giữ vai trò Quốc trưởng có tính cách tượng trưng. Giả sử có sự yêu cầu của tướng Thiệu như ông Kỳ nói thì Trung Tá Loan chỉ có thể thi hành khi có sự đồng ý của ông Kỳ.
Năm 1969 khi hành pháp chuyển hồ sơ vụ dân biểu Trần Ngọc Châu liên hệ với cộng sản sang Quốc Hội để truất quyền và truy tố ông Châu, tôi có lấy hồ sơ Phạm Ngọc Thảo để nghiên cứu vì cả hai có nhiều điểm tương đồng: thành phần tiểu tư sản, con cái quan lại, địa chủ, gia nhập Vệ Quốc Đoàn lúc khởi đầu kháng chiến, trở thành Tỉnh trưởng Kiến Hòa v.v... Hồ sơ Phạm Ngọc Thảo chỉ ghi lại các hoạt động thời kháng Pháp trước Hiệp định Genève 1954 và không có kết luận. Tôi có hỏi ông Thiệu thì ông nói: anh cũng biết Kiến Hòa là hang ổ cộng sản có bao giờ yên đâu, thế mà dưới thời hai đứa (Châu, Thảo) làm Tỉnh trưởng thì tình hình “êm ru, bà rù”. Thử hỏi bọn nó là thần thánh hay sao?
Năm 1995, nhà nước cộng sản truy tặng Phạm Ngọc Thảo danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với quân hàm đại tá, trong bản tuyên dương công trạng ghi rõ một số thành tích đặc biệt: thời gian làm Tỉnh trưởng Kiên Hòa đã tạo điều kiện cho các lực lượng chính trị, võ trang phát triên, tạo đà cho phong trào đồng khởi dành thắng lợi to lớn; và sau 1/11/1963 đã chủ động, đề xướng, thúc đẩy nhiều cuộc đảo chính, tạo mâu thuẫn, nghi kỵ, triệt hạ lẫn nhau trong nội bộ ngụy, làm cho tổ chức của địch suy yếu, lực lượng địch bị tiêu hao... Hỏi: Có dư luận nói rằng Phạm Ngọc Thảo thực tâm về với quốc gia, đã có mặt lúc quân đội sắp tấn công Dinh Gia Long sáng ngày 2 tháng 11- 1963, với mục đích cứu ông Diệm theo lệnh của tướng Trần Thiện Khiêm?
Đáp: Việc Phạm Ngọc Thảo có mặt lúc quân đội tấn công Dinh Gia Long sáng ngày 2 tháng 11- 1963 với ý đồ cứu Tổng thống Diệm đã được xác nhận sau này bởi một số sĩ quan chỉ huy tại chỗ lúc đó. Nhưng nói là do yêu cầu của tướng Trần Thiện Khiêm thì hoàn toàn không đúng vì ông Khiêm đã biết Tổng thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu không còn ở trong dinh. Hoặc giả ông Khiêm cố tình “mập mờ đánh lận con đen” trong trường hợp đảo chánh không thành thì lại là chuyện khác.
Một tài liệu sau này của Võ Văn Kiệt nhấn mạnh vai trò của Phạm Ngọc Thảo không phải là điệp viên mà là cán bộ chính trị có nhiệm vụ chiến lược được Lê Duẩn gài lại miền Nam -một trong các nhiệm vụ này là ngăn cản quân đội Mỹ trực chiến, được xem là nhiệm vụ hàng dầu. Theo tôi, Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu biết rất rõ vai trò của Phạm Ngọc Thảo, đã che chở và nuôi dưỡng đường dây này, vì để tránh cuộc chiến mở rộng, sẽ đến một lúc hai miền Nam Bắc cần phải nói chuyện với nhau. Miền Bắc đã có kinh nghiệm về cuộc chiến Cao Ly 1950-1953, rất sợ quân đội Trung cộng đổ bộ vào Việt Nam nếu xảy ra việc quân đội Mỹ trực chiến. Đây là một cơ hội bỏ lỡ mà lịch sử sau này cần làm sáng tỏ.
Riêng về tương quan giữa Phạm Ngọc Thảo và Trần Thiện Khiêm là một tương quan chặt chẽ khởi đầu từ cuối 1947 lúc ông Khiêm vừa mãn khóa sĩ quan với cấp bậc chuẩn úy vì bất mãn đã trốn theo Việt Minh, và Phạm Ngọc Thảo bấy giờ là trưởng phòng mật vụ Nam Bộ do Lê Duẩn bí thư xứ ủy bổ nhiệm. Mặc dầu có khoảng cách về cấp bậc trong quân đội, nhưng ông Khiêm luôn xem ông Thảo là một “đàn anh” về mọi phương diện. Dưới thời ông Diệm, Phạm Ngọc Thảo không bao giờ được nắm binh quyền và bị giám sát chặt chẽ. Sau ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, sở dĩ Phạm Ngọc Thảo có thể điều động các đơn vị quân đội làm đảo chính là do ủy nhiệm của ông Khiêm và nhân danh ông Khiêm.
Hỏi: Trong trường hợp nào Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, các điệp viên của cộng sản đã trở thành cố vấn và phụ tá của Tổng thống Thiệu?
Đáp: Người đưa Huỳnh Văn Trọng vào phủ Tổng thống là ông Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống Nguyễn Văn Hướng, còn gọi là Mười Hướng hay Mười Lễ nguyên là cán bộ cao cấp Đại Việt, Xứ trưởng Xứ bộ Nam Việt. Trước đấy ông Hướng là thành phần trong bộ tham mưu tranh cử năm 1967 của liên danh Nguyễn Văn Thiệu Trình Quốc Khánh, đã liên hệ với nhóm chính trị của linh mục Hoàng Quỳnh qua Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ là những đại diện. Khi ông Thiệu đắc cử Tổng thống đã bổ nhiệm ông Hướng vào chức vụ Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống. Huỳnh Văn Trọng là phụ tá của Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống tức phụ tá của ông Hướng chứ không phải là phụ tá của Tổng thống Thiệu. Tổ chức phủ Tổng thống lúc bấy giờ có hai hệ thống phụ tá:
- Phụ tá của Tổng thống có danh xung “Phụ tá đặc biệt Tổng thống VNCH” làm việc trực tiếp với Tổng thống.
- Phụ tá của Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống, có danh xung là “Phụ tá Đặc trách”, trực thuộc văn phòng Tổng Thư Ký, gồm các ông Huỳnh Văn Trọng, Uông Ngọc Thạch, Nguyễn Cao Thăng và Dương Đức Thụy.
Kể từ Nội Các Trần Thiện Khiêm (1969) văn phòng Tổng Thư Ký Phủ Tổng thống bị giải tán, hệ thống phụ tá đặc trách không còn nữa, các ông Nguyễn Cao Thăng, Dương Đức Thụy được bổ nhiệm làm phụ tá đặc biệt Tổng thống VNCH.
Vũ Ngọc Nhạ chưa bao giờ là cố vấn của Tổng thống Thiệu. Không có văn kiện nào bổ nhiệm đương sự và trong tổ chức Phủ Tổng thống lúc bấy giờ không có chức vụ này.
Hỏi: Ông nhận định thế nào về tầm mức quan trọng của cán bộ tình báo chiến lược cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia trước 1975?
Đáp: Các cán bộ tình báo chiến lược của cộng sản dù có chui sâu vào chính quyền miền Nam cũng rất khó tìm hiểu các bí mật quốc gia có tầm mức chiến lược vì đây là lãnh vực chuyên độc của người lãnh đạo quốc gia mà số giới chức tiếp cận rất hạn chế. Dưới thời Tổng thống Diệm cũng như Tổng thống Thiệu, ngay Hội đồng Tổng trưởng là cơ quan cao nhất của chính phủ cũng rất ít khi thảo luận các vấn đề chính trị có tính cách chiến lược vì đây là lãnh vực cấm kỵ, liên quan đến mặt trái của chính sách Mỹ.
Phần lớn các cán bộ tình báo chiến lược của cộng sản nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia đều là cộng sự viên của các cơ quan tình báo ngoại quốc, như Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên phòng nhì Pháp và sau nầy là nhân viên tòa đại sứ Mỹ, Phạm Ngọc Thảo làm việc cho cơ quan tình báo Anh và CIA Mỹ, Phạm Xuân Ẩn liên hệ với CIA từ thời Lansdale v.v... qua các môi trường tình báo ngoại quốc, họ khai thác được các tin tức có tầm mức chiến lược. Cơ quan tình báo Mỹ biết họ là điệp viên cộng sản nhưng đã cố tình xử dụng vì nhu cầu các mục tiêu dài hạn. Sau 30 tháng Tư năm 1975, những cán bộ tình báo này đã được cộng sản thăng cấp, mang nhiều huy chương, danh hiệu anh hùng... nhưng không bao giờ còn được tin dùng nữa.
Hỏi: Trong cuộc bầu cử Tổng thống 1971, khi áp dụng điều 10 khoản 7 hạn chế các liên danh tranh cử, ông có tiên liệu sẽ xảy ra độc cử cùng những hậu quả chính trị tai hại của nó hay không? Cụ thể là uy tín chính trị của Tổng thống Thiệu bị giảm sút trong quần chúng, sự bất mãn của dân chúng Hoa Kỳ đẩy mạnh phong trào phản chiến và Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ v.v...
Đáp: Đây là một trường hợp bất khả kháng, không còn một sự lựa chọn nào khác. Cuộc bầu cử Tổng thống 1971 đã vượt ra khỏi khuôn khổ Hiến Pháp 1967, được tổ chức dưới áp lực hòa đàm Paris. Trong các cuộc mật đàm trước đó cộng sản luôn đòi hỏi Mỹ phải loại trừ ông Thiệu như một điều kiện tiên quyết và Dương Văn Minh là một lá bài của Mỹ và cộng sản để thực hiện giải pháp liên hiệp thay thế ông Thiệu. Đây không còn là vấn đề cá nhân giữa các ông Thiệu, Kỳ, Minh; với sự nhập cuộc của ông Minh, chúng tôi bắt buộc phải biến cuộc bầu cử Tổng thống 1971 thành một cuộc trưng cầu dân ý giữa hai lập trường (giải pháp) chính trị đối nghịch: một bên là ông Thiệu đại diện cho những người quốc gia chống cộng và bên kia là ông Dương Văn Minh đại diện cho những người chấp nhận liên hiệp với cộng sản. Cần lưu ý là trong các cuộc bầu cử, quốc gia và cộng sản ở trong tình trạng “trộn trấu” tại những vùng mất an ninh. Điều 10 khoản 7 chỉ có mục tiêu ngăn chận sự chia phiếu về phía những người quốc gia chống cộng. Nêu ông Minh đắc cử, Hiến Pháp 1967 và chế độ hiện hữu đương nhiên bị xóa bỏ và miền Nam bị / được “tự nguyện” đem trao cho cộng sản Bắc Việt qua giải pháp liên hiệp.
Ông Thiệu không hề có chủ trương độc cử. Ông chủ trương thực hiện một cuộc bầu cử công bằng và ngay thẳng với sự nhập cuộc của ông Dương Văn Minh mà sự thắng cử sẽ giúp ông (Thiệu) có một tư thế mạnh tại hòa đàm Paris cũng như trên mặt lãnh đạo đất nước. Đó là điều mà cả cộng sản lẫn Mỹ đều không muốn và đó cũng là nguyên nhân chính yếu đã đưa đến tình trạng độc cử.
Hỏi: Khi rơi vào tình trạng độc cử, phản ứng ông Thiệu như thế nào?
Đáp: Sau cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện cuối năm 1970 với sự nhập cuộc của khối Phật Giáo Ấn Quang (liên danh Hoa Sen), chúng tôi đã có đủ yếu tố chính trị để xét định khuynh hướng cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống dự liệu vào tháng 10/1971. Trung tâm điện toán Bộ Tổng Tham Mưu đã được sử dụng để thực hiện các công việc phân tích, cho thấy trong cuộc đối đầu nầy, ông Minh sẽ chiếm từ 40 đến 45% tổng số cử tri đi bầu và ông Thiệu sẽ đắc cử với tỷ lệ từ 55 đến 60%. Chúng tôi đã trình bày đầy đủ các yếu tố cùng giải pháp điều 10 khoản 7 và các hậu quả của việc áp dụng để ông Thiệu quyết định; hai trường hợp dự liệu sẽ xẩy ra:
- Trường hợp lý tưởng: cuộc tranh cử gồm liên danh ông Thiệu và liên danh ông Minh;
- Trường hợp tệ hại có khả năng xảy ra là ông Minh sẽ rút lui để đưa đến độc cử, tạo khủng hoảng chính trị. Ông Thiệu không có một sự lựa chọn nào khác. Ông Thiệu nói với tôi: nếu không phải là một quân nhân và không có tinh thần trách nhiệm của một quân nhân thì tôi sẽ không ra tranh cử. Trong một phiên họp gồm một số phụ tá và có sự hiện diện của ông Khiêm với những khó khăn đã được tiên liệu, ông Thiệu tuyên bố mà không giải thích lý do: có thể tôi chỉ ra tranh cử nếu có sự yêu cầu của quân đội. Bấy giờ là đầu tháng Giêng năm 1971, kế hoạch tranh cử và điều 10 khoản 7 hoàn toàn được giữ mật nên mọi người hiện diện đều cho rằng ông Thiệu tung “hỏa mù” vì họ đều nghĩ cuộc bầu cử sẽ diễn tiến như thường lệ có nghĩa là liên danh chính quyền đương nhiên đắc cử và vì họ nghĩ rằng Hoa Kỳ không thể nào bỏ rơi Việt Nam. Tháng 4/1971 Dự Luật bầu cử với điều 10 khoản 7 được một số dân biểu đứng tên tác giả đệ nạp tại Quốc Hội như một sáng kiến từ phía Lập Pháp. Sau khi Luật Bầu cử được ban hành, với sự đồng ý của ông Thiệu, tôi đã tiếp xúc với một lãnh tụ chính đảng có cơ sở quần chúng tại miền Trung đứng ra lập “liên danh đệm” với mục đích: nếu ông Minh nhập cuộc thì liên danh nầy sẽ rút lui, nếu ông Minh rút lui thì liên danh nầy sẽ tranh cử với liên danh của ông Thiệu nhằm mục đích để tránh độc cử. Nhưng câu chuyện không thành.
Khi các ông Minh và Kỳ đều rút lui, ông Thiệu đã triệu tập Hội đồng Tướng lãnh để hỏi ý kiến, gồm Tổng trưởng Quốc phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn và tất cả đều bày tỏ sự ủng hộ ngoại trừ Tướng Cao Văn Viên không cho ý kiến. Điều nầy không có nghĩa là Tướng Viên chống lại vụ độc cử; ông là một quân nhân có kỷ luật và lập trường của ông là quân đội không làm chính trị.
Là một trong những nhân vật của cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, ông Thiệu hiểu hơn ai hết là người Mỹ có thể dùng vụ “độc cử” như một lý cớ để bấm nút đảo chánh khi cần thiết và những tướng lãnh đã bày tỏ sự ủng hộ ông trong vụ này không hẳn là những người trung thành với ông. Ông đã nhắn nhủ với họ: “đảo chánh quân sự là chuyện dễ, chỉ cân một tiểu đoàn đê đánh vào Dinh Độc Lập nhưng xương máu chiến sĩ phải dành cho công cuộc chông cộng, bảo vệ đất nước, có gì không bằng lòng thì vào đây nói chuyện với tôi, tôi sẵn sàng từ chức”. Một mặt ông Thiệu mở rộng cánh cửa đảo chánh để những kẻ có âm mưu thấy rằng họ sẽ đánh vào “khoảng trống” nhưng mặt khác ông có hệ thống theo dõi và ngăn chận chặt chẽ.
Bị rơi vào tình trạng độc cử, một lần nữa Tổng thống Thiệu lại bị lệ thuộc vào sự ủng hộ của quân đội hay đúng hơn là một số tướng lãnh nắm binh quyền, và lệ thuộc vào Hoa Kỳ, như trước đây với cuộc bầu cử năm 1967 trong việc sát nhập hai liên danh Thiệu - Kỳ; những trói buộc nầy đã kiểm chế và giới hạn khả năng lãnh đạo của ông trong khi đất nước đòi hỏi những biện pháp cách mạng và triệt để.
Riêng cá nhân tôi, sau cuộc bầu cử Tổng thống 1971, tôi đã xin ông Thiệu cho từ chức để ông tiện việc sắp xếp nhân sự cho giai đoạn mới, nhưng ông yêu cầu tôi ở lại giúp ông, và cũng ngay hôm đó ông ủy nhiệm tôi thành lập đảng Dân Chủ là đảng cầm quyền.
Hỏi: Xin ông cho biết lý do thực sự của việc thành lập đảng Dân Chủ?
Đáp: Sau cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện cuối năm 1970 và việc kết hợp 6 chính đảng hoàn toàn thất bại, ông Thiệu quyết định thành lập đảng cầm quyền nhưng chỉ sau cuộc bầu cử Tổng thống 1971 mới chính thức công khai và phát triển trong quần chúng. Đảng Dân Chủ không nhằm tranh ghế dân biểu, nghị sĩ hay Tổng thống mà để đối phó với việc Giải Kết của ngưòi Mỹ; có một số mục tiêu cụ thể nhưng không công bố:
- Hữu hiệu hóa guồng máy chính quyền.
- Đoàn ngũ hóa nhân dân.
Vì áp lực của Mỹ, đảng Dân Chủ đã ngừng hoạt động một thời gian ngắn sau Hiệp Định Ba Lê 1973. Các mục tiêu không đạt được.
Riêng Quân ủy đảng Dân Chủ trong giai đoạn đầu có mục tiêu giới hạn nhằm ngăn chận đảo chánh và phản đảo chánh. Để tránh trường hợp “gậy ông đập lưng ông” như đảng Cần Lao, nguyên tắc ngăn cách đã được triệt để áp dụng giữa cá nhân, đơn vị; các tướng lãnh và một số giới chức đặc biệt được tuyên thệ riêng biệt từng người với Tổng thống Thiệu...
Hỏi: Sau Khi Tối Cao Pháp Viện niêm yết lần thứ nhất danh sách các liên danh tranh cử gồm Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh thì ông Minh đã tuyên bố rút lui vì nhận thấy cuộc bầu cử thiếu công bằng, có dấu hiệu gian lận và ông đã công bố một tài liệu của Phủ Tổng thống phân phối cho các Tỉnh trưởng về việc nầy như một bằng cớ buộc ông phải rút lui. Ông nghĩ sao về sự kiện này?
Đáp: Sự thực không phải như vậy. Tài liệu ông Dương Văn Minh đề cập là một tài liệu mật của Văn Phòng chúng tôi. Trong tài liệu giải mật sau nầy của đại sứ Bunker cho biết tài liệu này đã được gởi về Bộ Ngoại Giao Mỹ để phân tích và phúc trình cho Tòa Bạch Ốc với kết luận: “không có dấu hiệu nào cho thấy ông Thiệu đưa ra những chỉ thị để gian lận”.
Thực sự ông Dương Văn Minh đã bị buộc phải rút lui dưới áp lực bộ tham mưu của ông ta do các dân biểu, nghị sĩ thân cộng chi phối. Những dân biểu, nghị sĩ này sinh hoạt chặt chẽ với thành ủy cộng sản Sài Gòn và đã nhận chi thị từ phái đoàn cộng sản tại Ba Lê, như đã được xác nhận sau này, theo đó cộng sản muốn ông Minh hoặc thay Thiệu - Kỳ đứng đầu một chính phủ liên hiệp (liên hiệp được hiểu là với MTGPMN chứ không phải với những người quốc gia chống cộng), hoặc đứng đầu cái gọi là lực lượng thứ ba do cộng sản dàn dựng. Ông Minh không có sự chọn lựa nào khác là phải rút lui, nếu không thì các dân biểu, nghị sĩ của phe Ấn Quang và cộng sản đã ký giấy giới thiệu cho ông ra ứng cử cùng các lực lượng chính trị liên hệ sẽ rút lại sự ủng hộ. Về phía người Mỹ cũng không muốn ông Minh sẽ làm bàn đạp để ông Thiệu thắng cử vì như thế sẽ gây bế tắc tại hòa đàm Ba Lê. Mười năm sau gặp lại ông Thiệu, nhắc lại chuyện cũ cùng những nhận định tình hình ngày đó, tôi được ông tái xác nhận: “Như anh đã biết trước đó bọn cộng sản luôn luôn đặt vấn đề với Mỹ là phải thay tôi kể cả biện pháp ám sát. Sở dĩ Mỹ không làm điều đó vì họ đang cần tôi để có sự an toàn cho họ rút quân trong các năm 1969, 70, 71. Cuối 1971 và cũng là năm sát với nhu cầu bầu cử Tổng thống Mỹ 1972, họ muốn thay tôi bằng ông Minh qua cuộc bầu cử tháng 10 vì nếu ông Minh thắng cử thì ông ta sẽ yêu cầu Mỹ chấm dứt mọi sự can thiệp và như thế Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam một cách suông sẻ và có lý do chính đáng mà không sợ bị lên án là phản bội
Như một quan sát viên ngoại quốc nhận định, bản chất ông Dương Văn Minh là một người không quyết đoán ngoại trừ một lần duy nhất là việc giết hai ông Diệm, Nhu; quyết định tàn bạo nầy đã đẩy ông vào thế cô lập đối với những người quốc gia chống cộng. Ông Thiệu đã có thời gian làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân dưới quyền ông Minh, nhắc lại quãng thời gian này, ông nói, chưa bao giờ ông có một người chỉ huy tệ hại như vậy: lười biếng, nhác nhớm trong suy nghĩ và hoàn toàn không có khả năng. Ông Ngô Đình Nhu nhận xét về ông Minh: “Có xác của một con voi và bộ óc của con ruồi”. Không biết có phải vì lý do nầy mà ông Nhu đã bị cận vệ của ông Minh là Đại úy Nhung bắn nhiều phát đạn và đâm hơn chục nhát dao găm hay không. Tựu trung, ông Minh chi là con rối của Mỹ và cộng sản.
Hỏi: Lãnh tụ chánh đảng miền Trung mà ông đề cập trong việc thiết lập “liên danh đệm” trong cuộc bầu cử Tổng thống 1971 có phải là ông Hà Thúc Ký thuộc Đại Việt Cách Mạng đảng không?
Đáp: Đúng. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với ông ta. Tôi đã đưa ra các điều kiện về phía chúng tôi sẽ thực hiện: về hồ sơ tranh cử, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ 100 chữ ký nghị viên và đóng tiền ký quỹ theo luật định; sau cuộc bầu cử, Đại Việt Cách Mạng đảng sẽ tham dự chính phủ trung ương; sẽ tham dự chính quyền địa phương tại các nơi có đặt cơ sở đảng; và chúng tôi sẽ giúp phát triển đảng trên toàn quốc v.v...
Hỏi: Trong vấn đề thiết lập “liên danh đệm” tại sao ông Thiệu không chọn ông Nguyễn Ngọc Huy vẫn được dư luận ngày đó xem là đối lập “cuội”?
Đáp: Lúc bấy giờ ông Thiệu đã có quyết định lập đảng cầm quyền nhưng còn giữ kín và qua vấn đề thiết lập “liên danh đệm” chúng tôi muốn gấp rút tiến đến chế độ lưỡng đảng. Ông Thiệu không tin tưởng vào lập trường chống cộng của những người lãnh đạo Tân Đại Việt. Cụ thể là liên danh ứng cử Tổng thống Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu vào năm 1967 thật sự là liên danh của đảng Tân Đại Việt được thành lập do “gợi ý” của người Mỹ để trắc nghiệm về một giải pháp chính trị, với dấu hiệu Bổ Câu trắng, danh hiệu Hòa Bình, chủ trương thừa nhận MTGPMN, tiến đến chính phủ liên hiệp... Trương Đình Dzu là một phần tử hoạt động tích cực cho Việt Minh thời gian chống Pháp trước 1955 và Trần Văn Chiêu là một cán bộ cao cấp của Tân Đại Việt đồng thời là một điệp viên của cộng sản trước 1975, liên danh đã về nhì trong cuộc tranh cử với sự yểm trợ của Mỹ qua cán bộ chiến dịch Phượng Hoàng và của cộng sản tại những vùng mất an ninh. Các cuộc chính biến gây tình trạng hỗn loạn từ ngày 1-11-1963 đến 1965 đều do các sĩ quan Tân Đại Việt chủ xướng, họ nôn nóng cướp chính quyền bằng mọi giá nhưng chỉ là những chuyên viên hái trái khi còn xanh. Lúc tôi phụ trách Quân ủy đảng Dân Chủ, ông Thiệu nói với tôi: bọn sĩ quan Tân Đại Việt có nhiều “thằng” xứng đáng lên tướng. Nhưng những người được xem là xứng đáng đã không được lên tướng. Một trong những người nầy là Dương Hiếu Nghĩa, thủ khoa khóa 5 Võ Bị Đà Lạt, là khóa mà ông Thiệu làm huấn luyện viên và đã cho rất nhiều sĩ quan của khóa này lên tướng - một lý do thầm kín là sự hiện diện của đương sự trong đoàn thiết vận xa đón Tổng thống Diệm và ông Nhu tại nhà thờ Cha Tam sáng ngày 2-11-1963 đã được tướng Dương Văn Minh ủy thác cùng Đại úy Nguyễn Văn Nhung thi hành sứ mạng thanh toán hai ông Diệm, Nhu.
Đảng Tân Đại Việt là đảng được ông Thiệu cung cấp phương tiện tiền bạc rất nhiều với hơn 15% Đô trưởng, Tỉnh trưởng, Thị trưởng toàn quốc trong đó có Đô trưởng Sài Gòn. Ông Thiệu nói với tôi: “Anh để thằng Nh. ở đó (Đô trưởng Saigon) để nó nuôi bọn Tân Đại Việt không thì mình cũng phải nuôi.” Nhưng ông Thiệu không bao giờ để họ chỉ huy các đơn vị quân đội hoặc giữ các trọng trách tại trung ương.
Chính sách chia để trị của người Pháp đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong sinh hoạt chính trị miền Nam thời hậu thuộc địa và cộng sản đã rất thâm độc khi thành lập MTGPMN làm bình phơng cho cuộc xâm lăng của chúng.
Bằng sự liên kết với cụ Hương và thỏa hiệp với lực lượng Tân Đại Việt, ông Thiệu đã hóa giải thế đứng của tổ chức Liên Trường và Phong trào Quốc gia Cấp tiến.

(xem như hết Kỳ 3 Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - do Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006


$pageOut $pageIn
Phân đoạn 10

Tổng Thống Kennedy Và Việt Nam



(Bài 227 by Vũ Linh, Diễn Đàn Trái Chiều, Saturday, Apr. 23, 2022)


LTC: những chữ viết tắt: VNCH = Việt Nam Cộng Hoà
VC = Việt cộng; MTGP = mặt trận giở phéng (Việt cộng), con tốt thí của CSBV = cộng sản Bắc Việt;

Tuần lễ tới, từ 21/4 tới 28/4 đánh dấu đúng 47 năm tuần lễ cụ Trần Văn Hương làm tổng thống VNCH. Nhân đây, tưởng cũng nên coi lại vai trò của Mỹ trong lịch sử cận đại của nước ta.
Hơn cả Tổng thống Johnson và TT Nixon, Tổng thống Kennedy có vai trò lịch sử có thể nói quan trọng nhất đối với Việt Nam vì ông chính là người đã mở màn việc Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời cũng là người đã lấy những quyết định với hậu quả trầm trọng nhất cho số phận VNCH khi ký hiệp ước trung lập hóa Lào và hậu thuẫn cuộc đảo chính đổi đời năm 1963.

Trước hết, một lời phi lộ.

Bài này đã được đăng trên Diễn đàn Trái chiều cách đây 4 năm, tháng 4/2018, xin phép được đăng lại -với nhiều chỉnh sửa- để nhắc nhở lại một thời kỳ đen tối của lịch sử, đã là bước đầu trong cuộc tuột dốc của cả nước, để cuối cùng đưa đến thảm họa 30/4 khi chính nghĩa quốc gia và tương lai đầy hứa hẹn của chúng ta bị mất vào tay lũ sâu bọ.
Phải nói ngay là kẻ này chuyên viết về chính trị Mỹ vì đã có quá nhiều chuyên gia rành rẽ vấn đề Việt Nam gấp vạn lần, viết mỗi ngày không biết bao nhiêu chuyện trên các báo và diễn đàn tị nạn rồi. Trong phạm vi bài này, kẻ này chỉ muốn bàn về vai trò của Mỹ và những quyết định của một tổng thống Mỹ thôi.

Trước hết, ta coi lại tình hình chung. Những năm từ sau khi Mao chiếm lục địa Trung Hoa, lực lượng èo uột Việt Minh bất ngờ tái sinh qua viện trợ hùng hậu về vũ khí cũng như nhân sự (cố vấn và cả lính) do Trung cộng chuyển qua. Tướng Giáp tung ra những trận đánh lớn trong đồng bằng Bắc Việt theo chỉ đạo của các cố vấn Trung cộng, nướng thanh niên Việt trong hỏa lực Pháp theo chiến thuật ‘biển người’ của Mao mặc dù xứ ta không đông dân như Tầu.

Pháp cũng sai lầm, tưởng nếu đánh những trận lớn, có thể diệt Việt Minh được mà quên mất Hồng Quân của Mao. Tập trung lực lượng vào thung lũng Điện Biên Phủ làm mồi nhử Giáp. Giáp nhẩy vào mồi thật. Để rồi Pháp bị vây hãm đe dọa đại bại. Cầu cứu Mỹ, nhưng Tổng thống Eisenhower từ chối can thiệp mạnh vì không được hậu thuẫn của Anh và những đồng minh Á Châu khác, cũng như sợ mang tiếng giúp thực dân Pháp duy trì chế độ đô hộ.
Đưa đến thất thủ Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, sự thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa với Tổng thống Diệm, rồi cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai.
Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của Mỹ thật sự bắt đầu dưới thời Tổng thống Kennedy.

Năm 1960, TNS John Kennedy đắc cử tổng thống. Trong lúc bàn giao, Tổng thống Eisenhower giải thích tình hình Đông Dương cho Kennedy, đặc biệt nhấn mạnh tính then chốt của xứ Lào. Theo ông, bằng mọi giá, phải giữ Lào, không thể để lọt vào tay Cộng sản Pathet Lào, cũng không thể trung lập hóa được vì CSBV chắc chắn sẽ không tôn trọng nền trung lập này. Lào chính là cửa ngỏ vào miền Nam, Căm Pu Chia và Thái Lan. Mất Lào, cả vùng bị đe dọa nặng ngay. Thuyết 'domino' thật sự bắt đầu từ Lào.
Tân Tổng thống Kennedy không chia sẻ quan điểm đó. Ông cho rằng nơi Mỹ cần bảo vệ tới cùng không phải là Lào vì trên phương diện quân sự, Mỹ không thể đánh nhau ở Lào được. Đất chiến lược là Nam Việt Nam với cả ngàn cây số duyên hải mà hạm đội Mỹ có thể bảo vệ và dùng để đổ quân hay rút lui được. Chẳng lẽ ở đây, ông trung úy hải quân Kennedy có lý hơn ông đại tướng Eisenhower?
Tại Lào, Tổng thống Kennedy tin tưởng một thể chế trung lập với sự hậu thuẫn của Liên Xô sẽ bảo đảm Lào thành trái độn ngăn cản CSBV chứ không phải là hành lang của CSBV xâm chiếm Đông Dương. Ở đây, ông đã chịu ảnh hưởng nặng của thứ trưởng Ngoại Giao Averell Harriman, là một chuyên gia về Nga. Ông Harriman tin tưởng Liên Xô chú tâm vào việc bành trướng thế lực tại Đông Âu, sẽ không thể chấp nhận một mặt trận mới tuốt bên Đông Nam Á chỉ có lợi cho Mao, do đó, Liên Xô sẽ giúp bảo đảm nền trung lập của Lào và cầm chân CSBV. Tổng thống Kennedy vận động Nga để rồi cuối cùng đẻ ra được hiệp định trung lập hóa Lào năm 1962. Một thể chế trung lập quái đản, trao vào tay Pathet Lào, tức là CSBV, một nửa đông-nam của lãnh thổ, giáp giới với CSBV, VNCH, và Căm Pu Chia, tức là để nguyên hành lang chiến lược then chốt này cho CSBV sử dụng.

Đây là sai lầm chiến lược vĩ đại mang theo hậu quả cực kỳ tai hại cho miền Nam Việt Nam của tân tổng thống trẻ không bao nhiêu kinh nghiệm. Tổng thống Eisenhower đã đúng hoàn toàn khi tiên đoán CSBV sẽ không bao giờ tôn trọng trung lập của Lào bất kể thái độ của Liên Xô, và sẽ chiếm Căm Pu Chia và VNCH qua ngã Lào không sớm thì muộn.
Trong miền Nam, nhiệm kỳ của tân Tổng thống Kennedy cũng trùng hợp với sự ra đời chính thức và lớn mạnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN, là công cụ của CSBV.
Mặt Trận ra đời trong nhiều khó khăn, nhất là trong những năm 1960-1962, không đạt được thành quả nào đáng kể ngoài việc ám sát các viên chức địa phương cấp làng, xã, huyện,..., phá nền móng của guồng máy chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa. Chưa kể kế sách Ấp Chiến Lược cũng đã thành công lớn mặc dù gặp nhiều khó khăn, từ phá rối của VC cho đến bất mãn của nhiều nông dân. Cường độ chiến tranh khi đó cũng chẳng ghê gớm gì lắm khi Mỹ chỉ có một vài ngàn cố vấn trong khi CSBV thâm nhập khoảng vài trăm bộ đội mỗi tháng.

Năm 1963 là cái mốc đổi đời của VNCH. [Ở đây xin mở ngoặc: không hiểu vì sự trùng hợp nào mà lịch sử Việt Nam trong thời kỳ ‘lộn xộn’ nhất, luôn là những năm mà hai con số chót cộng lại thành… ‘9 nút’, đúng chu kỳ 9 năm: 1945 Việt Minh nổi đậy, 1954 chia đôi đất nước, 1963 đảo chánh Tổng thống Diệm, 1972 mùa hè đỏ lửa đánh dấu CSBV công khai tham chiến tại Nam VN, với quân chính quy và cả xe tăng, đại bác]

Cuộc chiến leo thang mạnh khi CSBV bắt đầu chuyển quân ào ạt vào miền Nam, chẳng những qua hành lang Lào, mà còn qua ngã bến tàu Sihanoukville của Căm Pu Chia khi ông Sihanouk nhắm mắt cho tầu Liên Xô, Trung cộng và BV chở súng lớn, đạn dược, quân trang, quân dụng, dầu xăng, thuốc men,... cập bến Sihanoukville, đồng thời cho VC dùng đất Căm Pu Chia làm căn cứ an toàn. Đổi lấy việc CSBV không tích cực giúp Khờ-Me Đỏ gây rối loạn chống ông ta.
Năm 1963 cũng là năm giới truyền thông Mỹ đổ bộ vào miền Nam và tin tức chiến sự Việt Nam bắt đầu tràn ngập mặt báo và TV Mỹ. Hàng đoàn ký giả Mỹ thay vì chỉ làm nhiệm vụ thông tin trung thực thì đều đã biến thành loại 'thanh niên xung phong' chuyên gia xách động cho việc Mỹ chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến. Nghĩa là đồng minh lớn nhất của VC đã đổ bộ vào Sàigòn và công khai hoạt động trong khi cả hai chính quyền Mỹ và VNCH chống mắt nhìn, nhân danh ‘tự do ngôn luận’.

Truyền Thông Dòng Chính Mỹ khi đó công khai lộ mặt thiên cộng, triệt để bôi bác miền Nam. Một trăm bản tin về Việt Nam thì ít nhất cũng 90 bài bất lợi cho phiá VNCH và Mỹ. Đến độ Tổng thống Kennedy mỗi lần nghe báo cáo tương đối tốt đẹp của tướng lãnh hay sứ quán Mỹ ở Sàigòn đều lo lắng hỏi lại “vậy sao báo NYT (hay WaPo hay CBS,...) nói khác?”.
Năm 1963 cũng là năm nổ bùng ra biến cố Phật giáo miền Trung.

Tổng thống Diệm có đại công với đất nước khi đã thành công xây dựng nền móng vững chắc cho một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh từ đống tro tàn do thực dân Pháp để lại, nhưng ông cũng đã phạm nhiều sai lầm lớn sau đó, đưa đến việc mất lòng dân rất nhiều, cuối cùng đi đến đảo chánh. Việc dân chúng xuống đường biểu tình chống Tổng thống Diệm trong vụ Phật giáo và sau đó vui mừng xuống đường hoan nghênh Cách Mạng 1/11 là những dữ kiện lịch sử, không thể chối bỏ, viết lại được. Nói các tướng lãnh “ăn tiền của Mỹ, phản ông Diệm, đi ngược ý dân” là viết lại lịch sử, không công bằng với các tướng lãnh, với quân lực VNCH, và với lòng dân khi đó.

Khủng hoảng Phật giáo đã có tác động cực kỳ bất lợi cho cuộc chiến của VNCH nói chung và cho Tổng thống Diệm nói riêng. Biến cố Phật giáo khởi đi từ một xung đột có tính địa phương không quan trọng, nhưng đã bị ba thế lực khai thác triệt để:
- Thứ nhất là một vài lãnh tụ Phật giáo với tham vọng chính trị cá nhân quá lớn (xin nhắc lại: không phải là cả khối tín đồ Phật giáo hay đại đa số tăng sĩ, mà chỉ là một nhúm ‘sư hổ mang’ đếm trên đầu ngón tay!);
- Thứ nhì là cánh diều hâu Mỹ muốn nhân cơ hội, loại trừ Tổng thống Diệm để nắm quyền trực tiếp điều khiển chiến tranh;
- Thứ ba dĩ nhiên là VC, khỏi cần bàn thêm.

Tổng thống Diệm, một người nhân hòa, đạo đức, không mánh mung xảo quyệt, cho dù với sự giúp đỡ của ông em mưu mô, vẫn không đủ khả năng đối phó với ba thế lực lớn đó. Tổng thống Diệm đã thất bại không chứng minh được cho cả nước và cả thế giới thấy rõ những thế lực đang bóp méo và khai thác khủng hoảng. Đã vậy Tổng thống Diệm đã đối phó một cách vụng về trên phương diện tâm lý quần chúng Việt, Mỹ cũng như cả thế giới, bàng hoàng trước hình ảnh các vị sư tự thiêu cũng như sinh viên và bà lão xuống đường biểu tình, tay không kéo hàng rào kẽm gai trước họng súng của Cảnh Sát Dã Chiến, trong khi Truyền Thông Dòng Chính Mỹ thời đó lại mô tả ông như một quan lại độc đoán của thế kỷ trước, kỳ thị Phật giáo, trị nước dựa trên gia đình (ông anh NĐThục và hai ông em NĐNhu và NĐCẩn) và một nhúm thân tín trong đảng Cần Lao.

Trầm trọng hóa vấn đề hơn tất cả các yếu tố trên là năm 1963 cũng là năm Tổng thống Kennedy rất sợ tin xấu vì ông chuẩn bị tái tranh cử trong năm 1964. Chúng ta ở Mỹ lâu năm, có thể hiểu rõ chính trị gia Mỹ đều sống, nói và làm vì bầu cử hết. Trong tình trạng đó, Tổng thống Kennedy không thể nào không điên đầu vì những tin xấu từ miền Nam chạy lên TV và báo Mỹ suốt ngày, được pha thêm cả lô mắm muối của các nhà báo thiên tả như Peter Arnett, Malcolm Browne và nhất là David Halberstam.
Tổng thống Kennedy nhìn thấy rõ hai lựa chọn của ông: một là phủi tay, chấm dứt mọi can thiệp, và hai là can thiệp mạnh hơn. Nhất chín nhì bù, không có giải pháp lằng nhằng ở giữa.
Giải pháp rút lui ngay khó làm được vì Mỹ vẫn còn bị ám ảnh bởi thuyết domino, sẽ mất hết cả Đông Nam Á nếu bỏ Nam VN, chưa kể Tổng thống Kennedy bị ấm ức bởi hình ảnh một tổng thống yếu đuối bị Khrushchev coi thường tại Cuba và trong cuộc gặp mặt tay đôi tại Áo, cũng như viễn tượng phải tranh cử chống ông diều hâu Nixon trong kỳ bầu cử tới. Trong khi giải pháp can thiệp mạnh lại chỉ có thể thực hiện được nếu loại bỏ anh em Diệm-Nhu vì Tổng thống Diệm không chấp nhận một sự can thiệp sâu hơn của chính quyền Mỹ.
Ở đây không phải chỉ là việc Tổng thống Diệm bác bỏ ý kiến đổ bộ lính Mỹ vào chiến trường Việt Nam, mà còn là việc ông chống lại ý định gia tăng kiểm soát cuộc chiến quân sự cũng như kiểm soát chính trị và kinh tế. Người Mỹ với thái độ tự tin nếu không muốn nói là tự cao tự đại cố hữu, luôn luôn muốn nắm phần quyết định trong mọi hình thức hợp tác. Họ muốn nắm quyền quyết định quân sự, nắm luôn hầu bao viện trợ quân sự và kinh tế, đồng thời ép Tổng thống Diệm thi hành những cải tổ chính trị và xã hội theo ý của họ, bất kể mọi khác biệt văn hóa và lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ. Những yêu sách quá lớn mà Tổng thống Diệm là người ái quốc và có tinh thần tự trọng dân tộc thật lớn, cương quyết không nhượng bộ.

Nhìn lại toàn bộ những gì xẩy ra trong năm 1963, ta có thể hiểu được phần nào sự lớn mạnh của phe chống Tổng thống Diệm trong nội các Kennedy. Ngay từ dưới thời Tổng thống Eisenhower, trong chính phủ Mỹ cũng đã có hai khuynh hướng tranh cãi nhau suốt ngày.
Một bên là khuynh hướng ủng hộ Tổng thống Diệm tuyệt đối vì theo họ, Tổng thống Diệm đã đạt được thành công lớn trong những năm đầu, ổn định được tình trạng rối bời do Pháp để lại, là người có những đức tính và khả năng hơn tất cả mọi chính khách khác, tức là không thể thay thế được. Đây là cánh Phó Tổng thống Johnson, đại sứ Nolting, tướng tư lệnh Harkins, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, giám đốc CIA McCone, và bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy (ông Robert Kennedy khi đó còn ‘diều hâu’ nặng, qua đến năm 1967 thì ông chuyển hướng muốn Mỹ rút về ngay, ra tranh cử chống Tổng thống Johnson nhưng bị ám sát chết). Bên kia là cánh ‘ngoại giao’ của ngoại trưởng Dean Rusk, ông Harriman, với ông thứ trưởng Ngoại Giao Hilsman, đại sứ Cabot Lodge, và phần lớn các thượng nghị sĩ và dân biểu Dân Chủ, cho rằng Tổng thống Diệm qua ảnh hưởng xấu của ông Nhu, đã trở thành một nhà độc tài chỉ mang hại cho cuộc chiến chống CSBV. Họ chủ trương bằng mọi giá phải ép Tổng thống Diệm loại trừ ông cố vấn Nhu, nếu cần thì loại trừ luôn cả Tổng thống Diệm, kể cả việc dùng biện pháp đảo chánh bằng quân đội.
Tổng thống Kennedy ban đầu giữ thái độ trung lập vì khi còn là thượng nghị sĩ dưới thời Tổng thống Eisenhower, ông đã là một trong những người hậu thuẫn mạnh việc đưa ông Diệm về nước làm thủ tướng. Nhưng bây giờ thì ông càng ngày càng thấy nhiều khó khăn, nhất là qua truyền thông bôi bác mỗi ngày khiến tinh thần ông bị chao đảo, cũng như biến cố Phật giáo mà ông thấy khó bào chữa.

Tổng thống Kennedy tuy trẻ tuổi, nhưng lại là cáo già chính trị, bổ nhiệm ông Cabot Lodge làm đại sứ với toàn quyền quyết định mọi chuyện trực tiếp với tổng thống. Ông Lodge là ứng cử viên phó của ông Nixon. Liên danh Nixon-Lodge vừa bị liên danh Kennedy-Johnson hạ. Tổng thống Kennedy bổ nhiệm ông đối lập Cộng Hoà Lodge để làm mộc đỡ đạn Cộng Hoà cho ông, đồng thời cũng loại được một đối thủ cho việc tái tranh cử năm 1964 của ông.
Về phiá VNCH thì một số tướng lãnh đã rục rịch tính chuyện đảo chánh, lật đổ Tổng thống Diệm vì họ cho rằng ông này đã thất bại, mất hậu thuẫn dân, khiến VC ngày càng lớn mạnh, đe dọa đến sự tồn vong của cả miền Nam. Có tin không kiểm chứng được là ban đầu có tới ba nhóm âm mưu đảo chánh: trung tướng Trần Văn Đôn, trung tướng Trần Thiện Khiêm, và đại tá Đỗ Mậu, rồi sau đó, cả ba nhóm hợp nhất lại dưới quyền trung tướng Dương Văn Minh. Nhưng các tướng cũng chỉ có thể đảo chánh nếu nhận được bảo đảm của Mỹ, kiểu như sẽ không can thiệp cản trở đảo chánh, hay nếu đảo chánh thành công, sẽ tiếp tục nhìn nhận chính quyền mới và tiếp tục hậu thuẫn cuộc chiến chống CSBV. Chứ nếu đảo chánh xong, Mỹ rút đi không yểm trợ cho cuộc chiến thì nguy nặng vì VNCH sẽ không thể nào đương đầu được với CSBV vẫn nhận được viện trợ quân sự hùng hậu từ khối Liên Xô và Trung cộng.
Hậu thuẫn đó đến tay các tướng qua công điện số 243 ngày 24/8/1963 của thứ trưởng Hilsman, đúng ba ngày sau khi ông Nhu ra lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tấn công các chùa ngày 21/8, và hai ngày trước khi ông Lodge chính thức trình ủy nhiệm thư đại sứ. Ngày đó là ngày cuối tuần, hầu hết nội các đều đi khỏi Hoa Thịnh Đốn, kể cả Tổng thống Kennedy đi biển Cape Cod, Massachusetts câu cá. Ông Hilsman thảo công điện muốn gửi cho ông Lodge, nhưng cần Tổng thống Kennedy cho phép. Ông chỉ thị cho phụ tá Forrestal đọc công hàm qua điện thoại cho Tổng thống Kennedy, xin chấp nhận.
Đây là đoạn văn quan trọng nhất của ‘công hàm lịch sử’ (kẻ viết tạm dịch):
“... chúng ta phải cho cấp lãnh đạo quân sự [Việt Nam] biết nước Mỹ sẽ không thể nào tiếp tục giúp đỡ chính phủ Việt Nam bằng quân sự và kinh tế trừ phi những biện pháp trên [thoả mãn đòi hỏi của Phật giáo] được thi hành ngay trong đó phải có sự loại bỏ ông bà Nhu. Chúng ta muốn cho Diệm mọi cơ hội hợp lý để loại bỏ ông bà Nhu, nhưng nếu ông ấy ngoan cố, thì chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận hậu quả tất nhiên là chúng ta không thể tiếp tục hậu thuẫn Diệm. Ông có thể cho cấp lãnh đạo quân sự [Việt Nam] biết chúng ta sẽ trực tiếp hậu thuẫn họ trong thời gian chuyển tiếp khi guồng máy chính quyền trung ương đổ vỡ”.
(Phần trong ngoặc [...] là phụ chú của kẻ viết này)
Rõ ràng đây là chỉ thị cho đại sứ Lodge phải áp lực các tướng đảo chánh lật đổ Tổng thống Diệm vì ai cũng biết không có cách nào Tổng thống Diệm chịu “loại bỏ” ông bà Nhu hết.
Tổng thống Kennedy chỉ thị ông Forrestal phải xin ý kiến của các viên chức cao cấp nhất trong nội các. Ông Forrestal tuân lệnh, một lúc sau gọi lại, cho biết tất cả đồng ý, và Tổng thống Kennedy chấp nhận cho gửi công hàm. Ông Forrestal thật ra đã nói láo. Ông chỉ thông báo và được sự chấp nhận của một mình ông Averell Harriman.
Qua sáng Thứ Hai, họp nội các khẩn cấp, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, giám đốc CIA McCone, và cựu đại sứ Nolting kịch liệt phản đối, và xác nhận họ không hề được hỏi ý về công hàm này. Tổng thống Kennedy họp ba ngày liền. Hai phe tranh cãi kịch liệt. Tổng thống Kennedy ban đầu tức giận muốn cách chức hai ông Hilsman và Forrestal, nhưng sau ba ngày tranh cãi, đã đổi ý. Lý do chính là nội dung công hàm đã được đại sứ Lodge thông báo cho các tướng lãnh ngay sau khi nhận được rồi. Ông Lodge chủ trương loại bỏ ông Diệm nên mau mắn chụp cơ hội ông Hilsman tặng. Tổng thống Kennedy đành chấp nhận.
Qua ngày 29/8/1963, Tổng thống Kennedy gửi một công điện tuyệt mật, chỉ cho đại sứ Lodge đọc, xác nhận chỉ thị đảo chánh Tổng thống Diệm, để giữ thể diện, chứng minh đã không có mâu thuẫn trong nội các.
Nhưng qua ngày hôm sau, Tổng thống Kennedy lại đổi ý, vì lo ngại phe đảo chính thất bại vì lực lượng phòng thủ Sàigòn khi đó nằm trong tay tướng Tôn Thất Đính, là người của Tổng thống Diệm. Đại sứ Lodge trả lời lại là các tướng lãnh Việt Nam sẽ đảo chánh trong vài ngày tới, chậm nhất đầu tháng Chín, và ông nhấn mạnh với Tổng thống Kennedy “Chúng ta đã lao mình vào một tiến trình không thể quay trở lại trong tự trọng được”.
Tổng thống Kennedy trả lời lại là ông, với tư cách tổng thống, dành quyền quyết định tối hậu, không có gì là “không quay trở lại được”. Dù vậy, Đệ Thất Hạm Đội cũng được điều động tới lãnh hải Việt Nam, chuẩn bị di tản thường dân Mỹ ngay nếu có đánh nhau lớn tại Sàigòn giữa phe đảo chánh và Tổng thống Diệm. Ngay sau đó, đại sứ Lodge thông báo lại, cho biết tướng Dương Văn Minh đã hoãn kế hoạch đảo chánh, để có thêm thời giờ thu phục tướng Đính. Kết quả đã đi vào lịch sử: tướng Đính sau đó tham gia vào cuộc đảo chánh xẩy ra hai tháng sau, ngày 1/11/1963.

Qua công điện trên, ta có thể thấy một cách rõ ràng là chính quyền Kennedy đã chuyển qua giai đoạn tích cực áp lực các tướng lật đổ Tổng thống Diệm, chứ không còn thụ động chấp nhận hay nhắm mắt cho các tướng đảo chánh. Phe ‘diều hầu’ chống Tổng thống Diệm trong chính quyền Mỹ đã thắng.
Mấy chục năm sau, Tổng thống Johnson giải thích Tổng thống Kennedy đã bị ép vào thế phải lật đổ Tổng thống Diệm vì sự chống đối quá mạnh của truyền thông đã ảnh hưởng bất lợi trên dư luận quần chúng Mỹ.

Trong vấn đề này, có câu hỏi lớn là Tổng thống Kennedy có ra lệnh giết Tổng thống Diệm không. Các tài liệu từ phiá Mỹ đều cho thấy Tổng thống Kennedy dường như hết sức ngỡ ngàng và xúc động khi nghe tin Tổng thống Diệm đã bị giết, nghĩa là ông hoàn toàn không ngờ chuyện này có thể xẩy ra, chứ đừng nói tới chuyện ra lệnh giết. Tất cả những tài liệu này thật ra chỉ xuất phát từ phe muốn bào chữa cho Tổng thống Kennedy.
Câu chuyện nghe không có lý chút nào. Tổng thống Kennedy không dại gì công khai hay chính thức ra lệnh giết thật, nhưng trong một cuộc đảo chánh bằng võ lực, với bên đảo chánh huy động cả sư đoàn về bao vây đánh Dinh Gia Long, thật khó tránh được thảm sát. Hơn nữa, cũng phải hiểu các tướng đã đặt sinh mạng mình lên bàn cân thì khó có thể có giải pháp yên ổn cho Tổng thống Diệm được, nhất là khi còn nhiều tướng có vẻ vẫn sẵn sàng nghe lệnh Tổng thống Diệm phản công lại như các tướng Nguyễn Khánh trên Vùng II và Huỳnh Văn Cao dưới Vùng IV. Chưa kể lực lượng nhẩy dù đang bực bội thấy đại tá tư lệnh Cao Văn Viên bị nhóm đảo chánh bắt giữ.

Nếu Tổng thống Kennedy ngỡ ngàng khi nghe tin Tổng thống Diệm bị giết thì một là ông quá ngây thơ đến độ vô lý, hai là ông mần tuồng. Phải nói là khi ra lệnh cho đại sứ Lodge xúc tiến giúp các tướng đảo chánh thì ông đã biết rủi ro ông Diệm bị giết rất cao và ông đã chấp nhận rủi ro đó, cho dù có thể ông đã âm thầm cầu mong cho Tổng thống Diệm được an toàn.

Cuộc đảo chánh năm 1963 là một biến cố ‘đổi đời’, làm suy yếu nền tảng chính trị và quân sự của chính quyền VNCH, với hậu quả rõ nét nhất là cấp lãnh đạo quân sự VNCH cả mấy năm sau vẫn bận ‘chỉnh lý’ nhau, mỗi lần đều thay đổi các tư lệnh và chỉ huy địa phương như chong chóng để củng cố vị thế cá nhân, bất cần hậu quả trên cuộc chiến chống VC vì ỷ y cuộc chiến đã có Mỹ lo.
Lúc sau này, đã có những tranh luận có phải Tổng thống Kennedy đã muốn rút khỏi Nam Việt Nam không. Phe cho rằng có, đã dựa trên việc Tổng thống Kennedy đã ra lệnh nghiên cứu một kế hoạch rút khỏi Nam Việt Nam để ông cứu xét. Thật ra, việc ra lệnh này là chuyện bình thường vì Tổng thống Kennedy muốn có kế hoạch cho mọi lựa chọn, không có nghĩa ông muốn rút. Nếu muốn rút thật, thì không dại gì ông lại phải hậu thuẫn đảo chánh cho rắc rối. Chỉ cần ngồi yên rồi ra lệnh bỏ lấy lý do rất chính đáng ông Diệm đã mất lòng dân hay các tướng lo đánh lẫn nhau không lo đánh VC.

Nhìn vào những sự kiện lịch sử trên, ta thấy rõ ta thua không phải năm 1975, mà đã thua từ năm 1963 khi truyền thông thiên tả Mỹ đổ bộ vào miền Nam tiếp tay cho VC xoay chuyển dư luận quần chúng Mỹ, và khi Tổng thống Diệm bị lật đổ, hay xa hơn, thua từ năm 1962 khi Tổng thống Kennedy phạm sai lầm chiến lược vĩ đại, ký hiệp ước ngớ ngẩn ‘trung lập hóa’ Lào, biến hành lang Lào thành cả một hệ thống chằng chịt ‘đường mòn HCM’.
Nếu Tổng thống Eisenhower có công lớn giúp Tổng thống Diệm gây dựng nên một nền tảng tương đối thịnh vượng và hùng mạnh cho một miền Nam tự do và độc lập, thì Tổng thống Kennedy lại là người đã lấy những quyết định cuối cùng đưa đến việc mất cả Việt Nam vào tay VC. Trong lịch sử Mỹ, Tổng thống Kennedy có lẽ là tổng thống được đánh bóng, thần tượng hóa quá đáng nhất, trong khi thực tế chỉ là một tổng thống ăn chơi trác táng tầm thường, thất bại vì sai lầm từ Vịnh Con Heo ở Cuba tới khủng hoảng hỏa tiễn nguyên tử với Nga, từ thỏa hiệp Lào tới đảo chánh Tổng thống Diệm.

ĐỌC THÊM
Vì đề tài Bình Luận tuần này là chuyện xưa, nên sẽ không có giới thiệu bài báo Mỹ nào. Chỉ xin giới thiệu vài cuốn sách viết về Tổng thống Kennedy với vấn đề VNCH.
Xin lưu ý sách về chiến tranh Việt Nam có cả chục ngàn cuốn. Diễn Đàn này chỉ có thể giới thiệu vài cuốn có nhiều chi tiết liên quan đến chủ đề bài viết thôi.
- The Politics of Deception, JFK’s Secret Discussions on Vietnam, Civil Rights and Cuba – Patrick Sloyan
- The Lost Mandate of Heaven – Geoffrey Shaw
- Fire In The Lake – Frances Fitzgerald
- The CIA, Vietnam and The Plot to Assassinate John F Kennedy – L. Fletcher Prouty
- Listening In, The Secret White House Recordings of John F Kennedy – Ted Widmer
- Death In November, America in Vietnam 1963 – Ellen Hammer
- Vietnam, August – December 1963 – Department of State (Tài liệu chính thức của bộ Ngoại Giao Mỹ, phần lớn liệt kê các công văn chính thức giữa Hoa Thịnh Đốn và Tòa Đại Sứ Mỹ, kể cả một số công văn của CIA)
- Chính Đề Việt Nam – Ngô Đình Nhu
- Huyền Thoại Kennedy – Vũ Linh viết trên Việt Báo 26/11/2013

LTC: Ở đây, ông Vũ Linh đã thiếu thận trọng khi chú thích tập sách Chính Đề Việt Nam là của Ngô Đình Nhu
Để tỏ tường sự vụ này, mời bạn đọc bài Ai là tác giả cuốn Chính Đề Việt Nam? (do 1 Blogger thu thập được từ nhiều người, nhiều nguồn liên quan), và tự rút ra kết luận.
Riêng tôi, tôi thấy khó mà tin được sách Chính Đề Việt Nam – là của ông Ngô Đình Nhu

$pageOut
$pageIn Phân đoạn 11

TRÁCH NHIỆM MẤT NƯỚC


(Bài 228 by Vũ Linh, Diễn Đàn Trái Chiều, Saturday, Apr. 30, 2022)

Đúng ngày thứ bẩy 30/4 này là ngày tang thương của đất nước 47 năm trước.

Tuần này, chúng ta bàn qua phần hai của bài nhận định về vai trò và trách nhiệm của các tổng thống Mỹ trong việc mất miền Nam Việt Nam vào tay VC. Ta đã bàn qua Tổng thống Kennedy tuần rồi.
Ba Tổng Thống Johnson, Nixon, và Ford sẽ được bàn qua trong phần này.
Cũng như tuần rồi, xin có lời phi lộ.
Bài này đã được đăng trên DĐTC cách đây đúng 3 năm, tháng 4/2019, nhưng xin được đăng lại với chỉnh sửa, để không quên ngày … sâu bọ lên làm người.
Đây là giai đoạn chiến tranh Việt Nam lên cao điểm, rồi đi đến kết cuộc bi thảm 30/4.

Tổng thống Johnson. Dân Chủ 1963 – 1968
Tổng thống Kennedy bất ngờ bị ám sát chết ba tuần sau khi Tổng thống Diệm bị giết. Nhiều người gọi là ‘quả báo’. Tổng thống Johnson lên thay thế, một năm sau ông ra tranh cử và đắc cử, làm tổng thống chính danh chứ không còn là ‘tổng thống ngáp’ sau khi Tổng thống Kennedy chết, nhưng 4 năm sau đó, quyết định không ra tranh cử nữa.
Tổng thống Johnson, ‘cao bồi’ Texas thứ thiệt, chủ trương cứng rắn hơn Tổng thống Kennedy. Ngay từ đầu, ông hậu thuẫn Tổng thống Diệm, phản đối mọi đề nghị đảo chánh, chống ngay cả việc đẩy cố vấn Nhu ra ngoài vòng quyền lực. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã muốn can dự mạnh, nhưng vì phải ra tranh cử cuối năm 1964, nên phải dè dặt, tuyên bố sẽ "không cho thanh niên Mỹ chết trong đồng ruộng Á Châu” và đả kích mạnh thái độ ‘diều hâu’ cực đoan của ứng cử viên CH Barry Goldwater.
Sau khi đắc cử, ông mau mắn lật ngược chính sách, can thiệp mạnh vào nam VN, nhất là sau khi tình hình Việt Nam suy xụp mau chóng qua các ‘chỉnh lý’ không ngừng của các tướng lãnh.
Trong thời gian đầu, ông được hậu thuẫn của đảng Dân Chủ khi đó nắm đa số tại cả hạ viện lẫn thượng viện. Đảng CH diều hâu cũng hậu thuẫn tuy họ đòi hỏi những biện pháp can thiệp còn mạnh hơn nữa. Quốc hội biểu quyết cho Tổng thống Johnson toàn quyền đánh BV sau vụ tàu Maddox bị tàu VC bắn, qua Nghị Quyết Tonkin –Tonkin Resolution- chỉ có đúng 2 phiếu chống so với 98 phiếu thuận tại thượng viện, với 0 phiếu chống và 416 phiếu thuận tại hạ viện. Mở màn cho các chiến dịch dội bom BV kéo dài qua tới Hiệp Định Ba Lê.
Cái nhức răng cho Tổng thống Johnson là ông là người có khuynh hướng cấp tiến nặng, có tham vọng lớn muốn thay đổi xã hội, tung ra các chương trình cấp tiến để thực hiện cái mà ông gọi là Great Society, nhưng kẹt chiến tranh VN, vừa tốn tiền quá mức, vừa gây phân hóa lớn trong chính trường cũng như trong dư luận quần chúng, là những cản trở vĩ đại cho giấc mộng Great Society.
Sau vài năm đầu thậm thụt vừa đánh vừa run, leo thang từng bước, đưa đến việc hơn nửa triệu quân Mỹ tham gia cuộc chiến mà vẫn không thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’, ông tìm cách ‘tháo chạy’, nhất là sau biến cố Tết Mậu Thân, nhưng không tìm ra lối thoát.
Ở đây, phải mở ngoặc nói thêm về biến cố Tết Mậu Thân. Đây là biến cố ‘đổi đời’ đã thay đổi cuộc diện chiến tranh Việt Nam. VC trước nguy cơ thất bại trọn vẹn, đâm đầu húc xả láng, dùng toàn thể lực lượng của MTGP, đánh kiểu thí mạng cùi, trong hy vọng tự tuyên truyền là sẽ được dân miền Nam hậu thuẫn, nổi dậy ủng hộ khắp nơi, đưa đến thành công. Kết cuộc đã là một đại họa lớn nhất khi gần như toàn thể lực lượng quân sự của MTGP bị tiêu diệt, trong khi dân bỏ phiếu bằng chân, chạy trốn chúng chứ chẳng có một nơi nào nổi lên tiếp tay chúng. Một cách thực tế, Tết Mậu Thân đã tiêu diệt trọn vẹn MTGP. Bằng chứng cụ thể nhất là sau đó, lực lượng chính quy của BV đã phải công khai tham chiến trong tất cả các đụng độ lớn, cho tới trận 30/4. VC tức tối trả thù, giết cả ngàn thường dân Huế vì tội đã không nổi dậy giúp đảng.
Nhưng cái oan nghiệt cho số phận miền Nam là ở Mỹ, đảng Dân Chủ và đồng minh truyền thông thân cộng đã hóa phép, biến thảm bại của VC thành một chiến thắng vĩ đại và oai hùng nhất của VC, đưa đến kết luận là Mỹ đại bại, chỉ còn đường tháo chạy thôi. Tổng thống Johnson bỏ cuộc, không ra tranh cử, tìm đường rút. Truyền thông Mỹ giúp VC chôn cho sâu thêm cả ngàn thường dân bị VC giết oan ở Huế, không loan tin, thế giới khỏi biết.
Những cố gắng mở đường nói chuyện với VC của Tổng thống Johnson qua nhiều trung gian (Pháp, Ấn Độ, Hung Gia Lợi,…) đều thất bại. Ngay cả sau khi Mỹ và VC đồng ý gặp nhau tại Ba Lê tháng 5/1968 sau khi VC thảm bại trong vụ tổng công kích Mậu Thân, hai bên cũng chẳng đi đến một thỏa thuận nào, tranh cãi cả mấy tháng trời về những chuyện vớ vẩn như hình thù cái bàn họp. Thật ra, VC cố tình trì hoãn để đợi bầu cử tổng thống Mỹ cuối 1968. Khi hai bên chuẩn bị nói chuyện cũng là lúc Tổng thống Johnson công khai tuyên bố ông không ra tranh cử lại, trong khi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC, trong đó có các thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, George McGovern và Robert Kennedy, đều công khai muốn Mỹ rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt.
Tổng thống Johnson là người mang hơn nửa triệu quân Mỹ vào Việt Nam, ‘chiếm’ quyền trực tiếp điều hành cuộc chiến từ quân sự đến chính trị, với những hậu quả tốt cũng như xấu. Tốt vì hiển nhiên đã cứu miền Nam khỏi một đại bại ngay từ những năm 65-66 khi quân lực VNCH gần như tan hàng vì những chỉnh lý của các tướng, chỉ lo đánh lẫn nhau chứ không lo đánh VC nữa. Xấu vì đúng như Tổng thống Eisenhower và Tổng thống Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp trực tiếp quá mạnh, đã khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho VC một vũ khí tuyên truyền vô giá là “lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi”.
Đáng tiếc không kém, chính quyền Mỹ cũng phạm sai lầm đủ kiểu, đưa ra hết chiến lược sai lầm này đến chính sách trật bét nọ, luôn đi theo VC nhưng chậm hơn một bước. Ban đầu, Mỹ chờ đợi một cuộc chiến quy ước lớn kiểu Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn, thì VC chơi du kích chiến. Khi Mỹ chuyển qua chống du kích trong rừng thì VC tổng công kích thành phố. Khi Mỹ lo bảo vệ thành phố và lùng du kích VC trong rừng núi, thì VC xua thiết giáp tràn qua biên giới.
Sau khi cuộc chiến chấm dứt với sự thảm bại của Mỹ và VNCH, nhiều người Mỹ đã ồn ào xỉa tay đổ thừa tại quân đội VNCH, “tướng dốt lính hèn”,… Sự thật đây đúng là cuộc chiến của Mỹ, chẳng những với nửa triệu lính Mỹ tham chiến, mà ngay cả trong quân lực VNCH, các cố vấn Mỹ cũng đích thực là những người nắm quyền. Tuy chỉ là cố vấn, nhưng nếu các tư lệnh Việt Nam không nghe lời thì cố vấn không gọi không quân và pháo binh Mỹ yểm trợ thì là tai họa. Các sử gia chỉ cần nhìn vào những trận đánh lớn KHÔNG có cố vấn Mỹ như tại An Lộc, Xuân Lộc,… cũng như con số 250.000 lính VNCH hy sinh (so với 58.000 lính Mỹ chết) thì có thể lượng giá đúng mức hơn quân lực VNCH.
Xét cho cùng, Mỹ với hơn nửa triệu lính, tốn gần 850 tỷ đô trong hơn cả chục năm trời mà không thắng nổi, tại sao lại là lỗi của VNCH khi chỉ cần 700 triệu để cứu Sàigòn trong tháng 4/75 cũng không có?
Mỹ thua vì không hiểu mà cũng chẳng bao giờ muốn tìm hiểu những yếu tố tâm lý chính trị đặc thù của VC nói riêng và dân Việt Nam nói chung, mà chỉ trông cậy vào hỏa lực. Lý luận của người Mỹ: Mỹ đã diệt tan cả Đức lẫn Nhật, luôn cả Trung Cộng tại Hàn Quốc, mà đâu có cần tìm hiểu tâm lý của Hitler, Hirohito hay Mao gì đâu, sao bây giờ phải thắc mắc chuyện Lê Duẩn hay HCM hay nông dân Việt nghĩ gì? Ngay cả các tướng tá, sĩ quan, binh lính và cả thường dân VNCH nghĩ gì, Mỹ cũng chẳng cần biết.
Cái sai lầm của lập luận này là Đức, Nhật và Trung Cộng đều dùng hỏa lực của họ chống lại hỏa lực của Mỹ, và họ thua; trong khi VC không dùng hỏa lực mà dùng chiến tranh gặm nhấm. Vũ khí chính của VC là lấy lòng dân bằng đủ cách, từ dụ dỗ ngon ngọt đến lừa gạt xảo trá nhất, đến khủng bố và giết thẳng tay, tùy đối tượng. Với mục đích kéo dài cuộc chiến, gặm nhấm vào tính kiên nhẫn của dân Mỹ. Trong khi HCM nói chuyện “100 năm trồng người” thì người Mỹ chỉ nhìn thấy 4 năm nhiệm kỳ tổng thống. VC khi đó đã hiểu chính trị Mỹ rất rõ. Hơn xa cấp lãnh đạo VNCH.
Dĩ nhiên là VC cũng phải dùng hỏa lực, nhưng chỉ để ‘dứt điểm khi thời cơ chín mùi’. Ở đây ta thấy ngay cái sai lầm của cấp lãnh đạo VC, quá chủ quan, quá tin tưởng vào tuyên truyền của chính mình, tưởng ‘cơ hội dứt điểm’ đã tới với Mậu Thân 68 và Mùa Hè 72, để rồi cả hai lần đều ôm đầu máu, chết lính như rạ. ‘Cơ hội dứt điểm’ chỉ thực sự đến với VC năm 75 khi quốc hội Dân Chủ Mỹ đã cắt đứt cuống rốn cung cấp súng đạn và xăng nhớt cho QLVNCH.
Chính sách của Tổng thống Johnson tiêu biểu cho chính sách đối ngoại cũng như quân sự của các tổng thống của đảng DC: manh tính vú em muốn can dự nhưng lại nhát tay vừa đánh vừa run. Điển hình là khi biết tin có 300.000 lính TC qua giữ BV để BV gửi cả chục sư đoàn vào nam, Tổng thống Johnson đã tiếp tay VC dấu nhẹm tin này vì sợ đụng độ lớn.

Tổng Thống Nixon. Cộng Hòa 1969 – 1974
Tổng thống Johnson không ra tranh cử lại, đảng Dân Chủ đưa Phó Tổng thống Hubert Humphrey ra chống lại cựu Phó Tổng thống Richard Nixon. Ông Nixon thắng.
Ông Nixon khi ra tranh cử bảo đảm ông đã có “kế hoạch bí mật” để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Sau này, kế hoạch bí mật đó được bật mí, đó là sách lược giải quyết cuộc chiến Việt Nam bằng cách nói chuyện thẳng với các đàn anh đang đỡ đầu VC là Liên Xô và Trung Cộng, trao đổi quyền lợi dựa trên tính toán địa chính trị toàn cầu của các đại cường, trong khi chỉ điều đình với VC về chi tiết đình chiến, rút quân, và trao trả tù binh. Ngay cả vấn đề thể chế chính trị then chốt cho miền Nam, Nixon cũng phủi tay để cho ‘các bên Việt Nam’ tranh cãi.
Tổng thống Nixon nhìn cuộc chiến Việt Nam dưới nhiều khiá cạnh:
- Cuộc chiến Việt Nam là một vi khuẩn vĩ đại gây phân hóa không hàn gắn được cả xã hội và chính trị Mỹ, làm tê liệt tất cả mọi chương trình xã hội nội bộ hay ngoại giao của Mỹ. Chưa kể tốn kém quá mức về tiền bạc và nhất là sinh mạng thanh niên Mỹ. Mà lại không thấy giải pháp nào khi khối CS quốc tế vẫn kiên trì giúp VC và VC nghiến răng thí mạng cùi tới cùng. Trong chế độ dân chủ của Mỹ, tổng thống không có quyền hạn vô tận như các tay lãnh đạo độc tài CS.
- Ông bị chi phối bởi nhiều yếu tố: quốc hội khóa tay, chính ông cũng muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng lại không muốn thua hay tháo chạy mất uy tín cho Mỹ. Ông cho rằng việc cần phải làm là một mặt củng cố quân lực VNCH qua sách lược gọi là ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, mặt khác điều đình với Liên Xô và TC chấm dứt hay ít nhất giảm mạnh viện trợ quân sự của họ cho VC, như vậy sẽ giúp cho VNCH một cơ hội đánh nhau ngang tay với VC, và trong cuộc chiến ‘ngang tay’ đó, Tổng thống Nixon tin tưởng VNCH sẽ chỉ thắng hay huề, không thể thua. Điều ông Nixon không ý thức được là nội cái tên ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ đã là cái tát vào mặt toàn thể quân dân miền Nam, làm như thể trước đó chỉ là chiến tranh của Mỹ trong khi dân quân Việt ngồi bên lề đường coi hát. Cả chục vạn quân nhân VNCH chết mà Nixon đã không nhìn thấy. Các cán bộ tuyên truyền VC rung đùi cười khi nghe Mỹ nói “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Nhưng quan trọng hơn nữa trong cái viễn kiến quốc tế của Tổng thống Nixon, cuộc chiến Việt Nam là một chất keo kết nối khối CS, nhất là Nga và Tàu, mà nếu Mỹ chấm dứt can thiệp ở Việt Nam thì chất keo sẽ tan và mấy ông CS sẽ túm đầu đánh nhau túi bụi. Khối CS quốc tế đang bị chi phối bởi việc dành ảnh hưởng giữa hai ông anh lớn, Mỹ cần phải triệt để khai thác phân hóa đó để tạo ra thế chân vạc, ‘tam quốc tân thời’, chứ hai ông CS lớn đó ngồi với nhau thì Mỹ khó chống đỡ. Tổng thống Nixon đã có viễn kiến xa hơn tất cả mọi người. Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, quả nhiên quan hệ Liên Xô - Trung Cộng đổ vỡ hoàn toàn, không hàn gắn được. Sau đó, ngay cả TC cũng đánh VC trong khi VC đánh Căm-Pu-Chia. Chuyện ‘đồng chí môi hở răng lạnh’ biến thành răng cắn cho đứt môi.
Điều ông hy vọng là sẽ có thể điều đình trên đầu VC, tức là điều đình thẳng với Liên Xô và TC để hai xứ đàn anh này ép VC chấp nhận một giải pháp nào đó mà sẽ không có bên nào thắng bên nào thua, chấm dứt chiến tranh Việt Nam theo mô thức Triều Tiên, duy trì tình trạng hai miền trong khi chờ đợi thống nhất có thể cả chục năm sau.
Tổng thống Nixon sai lầm và thất bại vì ông đã không lường trước sự chống đối quá mạnh của đối lập Dân Chủ và nhất là không tính Watergate.
Đảng Dân Chủ thất bại với Tổng thống Johnson nhất quyết không cho ông CH Nixon thành công. Trong suốt thời gian nắm quyền, ông Nixon đã gặp phải chống đối tuyệt đối của phe đối lập Dân Chủ và Truyền Thông Dòng Chính Mỹ thiên tả suốt ngày bôi bác miền Nam và ca tụng VC, chưa kể hàng vạn người xuống đường biểu tình liên tục cả mấy năm trời. Chỉ trong 4 năm nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Nixon đã bị quốc hội do Dân Chủ nắm đa số biểu quyết hơn 80 lần, trung bình 3 tuần một lần trong suốt bốn năm liền, đòi Tổng thống Nixon chấm dứt can dự vào cuộc chiến.
(https://prospect.org/article/congress-helped-end-vietnam-war/)
Tháng Chạp 1969, thượng viện Dân Chủ thông qua luật Church-Cooper (thượng nghị sĩ Dân Chủ Frank Church của Idaho, và Cộng Hoà John Cooper của Kentucky) cấm triệt mọi hoạt động quân sự -hành quân hay dội bom- trên lãnh thổ Lào. Đường mòn Hồ Chí Minh được các nghị sĩ Dân Chủ Mỹ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho VC.
Tháng 6, 1970, Thượng Viện Dân Chủ thông qua tu chính Church-Cooper cấm chính quyền Nixon không được chi một đồng nào cho cuộc chiến tại Căm-Pu-Chia, cấm gửi lính qua hay đánh bom xứ này luôn. Đến phiên các mật khu VC trên đất Căm-Pu-Chia được thượng viện Dân Chủ Mỹ bảo đảm an toàn. VC mau mắn di chuyển bộ chỉ huy từ “Cục R” ở Nam Việt Nam qua Căm–Pu-Chia.
Năm 1973, lấy cớ Hiệp Định Ba Lê đã ký, TNS Church lại cho thông qua luật mới cắt hết mọi viện trợ quân sự cho ba nước Việt-Miên-Lào. QLVNCH hết nhận được viện trợ quân sự. Cũng năm 1973, quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, bắt tổng thống phải xin phép quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp Định Ba Lê đã chấm dứt chiến tranh VN, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của quốc hội do Dân Chủ nắm đa số tại cả hai viện. Cả hai lần, thượng nghị sĩ Joe Biden mới đắc cử cuối năm 1972, đều bỏ phiếu chống việc giúp VNCH đánh VC.
Năm 1974, VNCH bất lực nhìn VC vi phạm Hiệp Định Ba Lê, chuyển quân và súng đạn ào ạt vào Nam Việt Nam qua đường mòn bây giờ đã thành xa lộ HCM. Tổng thống Nixon muốn đánh bom, nhưng bị vướng xình lầy Watergate, và không đủ hậu thuẫn chính trị để vượt qua luật Church-Cooper.
Tổng thống Nixon cố gắng tìm một giải pháp để VNCH có thể tồn tại lâu dài, qua những cuộc dội bom Căm-Pu-Chia và nhất là những cuộc dội bom trên Hà Nội mùa Giáng Sinh 72, nhưng mỗi lần ông ra tay mạnh là một lần bị khối Dân Chủ ra luật mới trói tay thêm. Trong khung cảnh ‘nội chiến’ với đối lập Dân Chủ đó, Tổng thống Nixon lại dính vào vụ Watergate, dĩ nhiên bị Truyền Thông Dòng Chính Mỹ và Dân Chủ triệt để khai thác, cuối cùng ép ông phải từ chức.
Sách lược gọi là ‘rút ra trong danh dự’ của Tổng thống Nixon được dân Mỹ ủng hộ triệt để, đưa đến chiến thắng lịch sử của Nixon năm 1972, hạ McGovern tàn tệ (Nixon: 520 phiếu cử tri đoàn; McGovern: 17 phiếu, chỉ thắng đúng một tiểu bang là Massachusetts, và District of Columbia tức là vùng thủ đô Washington). Dù dân Mỹ muốn chấm dứt việc can dự vào Nam VN, nhưng họ cũng không chấp nhận McGovern khi ông này chủ trương rút ngay lập tức, chỉ với một điều kiện duy nhất là VC trả hết tù binh Mỹ, sau đó, tất cả lực lượng quân sự Mỹ sẽ rút hết trong vòng ba tháng, bất cần biết số phận Nam Việt Nam.
Câu hỏi không bao giờ có câu trả lời: nếu Tổng thống Nixon không bị quốc hội Dân Chủ chặt chân trói tay và dính lầy Watergate thì số phận Việt Nam sẽ ra sao? Ông sẽ đối phó thế nào khi thấy VC chuyển quân giữa ban ngày trên xa lộ HCM? Ông sẽ phản ứng ra sao khi VC xé Hiệp Định Ba Lê, tung thiết giáp chiếm Nam Việt Nam năm 75? Chính xác hơn, phải hỏi nếu Nixon còn, với toàn quyền quyết định, thì VC có dám làm những chuyện trên không?
Nhiều người Việt Nam trách cứ Tổng thống Nixon và nhất là cố vấn Kissinger đã gian trá, lừa gạt VNCH, bán đứng VNCH cho Trung Cộng.
Luận cứ này có đúng nhưng cũng sai. Đúng ở điểm Tổng thống Nixon muốn tìm giải pháp rút khỏi Việt Nam và nhiều khi đã không chân thật với Tổng thống Thiệu; vì nhu cầu bảo vệ quyền lợi Mỹ cũng như thực hiện sách lược ‘tam quốc’ của ông, trong khi ông lại không muốn Tổng thống Thiệu công khai chống vì ông sợ mang tiếng phản đồng minh, do đó đã che giấu Tổng thống Thiệu nhiều chuyện. Không đúng ở điểm Tổng thống Nixon muốn bán đứng VNCH cho TC với bất cứ giá nào.
Luận cứ Tổng thống Nixon bán đứng miền Nam thật ra là do phe Dân Chủ tung ra để chạy tội sau khi mất miền Nam, dấu nhẹm tất cả những biểu quyết của khối Dân Chủ tại quốc hội đã khóa chặt tay Tổng thống Nixon. Nếu quốc hội đã ra luật cắt mọi viện trợ quân sự, cấm Mỹ dội bom trên cả bốn vùng, nam và bắc Việt Nam, Lào và Căm-Pu-Chia, lột quyền tham chiến của tổng thống thì cho dù Tổng thống Nixon muốn giữ miền Nam thì ông có cách nào? Làm sao có thể nói Tổng thống Nixon là người chịu trách nhiệm về việc bỏ/mất VNCH? Điều ngạc nhiên phải nói là ông đã cứng cựa, cầm cự dai dẳng được hơn 4 năm, vớt vát đến cùng, trước khi ký Hiệp Định Ba Lê.
Tổng thống Nixon bị phe đối lập Dân Chủ đánh đến độ không còn giữ được cái ghế của ông, làm sao giữ được cả miền Nam Việt Nam?

Tổng Thống Ford. Cộng Hòa 1974 – 1976
Tổng thống Ford nhậm chức sau khi Tổng thống Nixon từ chức. Ông thừa hưởng một nước Mỹ phân hóa nặng chưa từng thấy và phải tập trung mọi nỗ lực để cứu con bệnh Mỹ, trong khi uy tín ông không có bao nhiêu vì chỉ là tổng thống ‘ngáp’ do Nixon chỉ định chứ không ai bầu (tuy ông có được quốc hội phê chuẩn). Trong chuyện Việt Nam, ông hoàn toàn bị trói tay bởi Hiệp Định Ba Lê cũng như các luật Church-Cooper.
Khi VC rầm rộ chiếm miền Trung, ào ạt nam tiến, Tổng thống Ford tìm mọi cách cứu giúp.
1. Ông yêu cầu quốc hội cho lính Mỹ trở lại viện cớ không phải để cứu nam VN, mà là để bảo vệ lính và dân Mỹ còn đang ở Việt Nam. Bị quốc hội Dân Chủ bác bỏ.
2. Ông cũng yêu cầu quốc hội cho tháo khoán khẩn cấp 720 triệu tiền viện trợ quân sự đã được phê chuẩn cho tài khoá 75 nhưng chưa tháo khoán. Cũng bị quốc hội Dân Chủ bác bỏ. Nhưng Tổng thống Ford vẫn bất chấp, trong những ngày cuối, chở hàng loạt vũ khí, đại bác, súng đạn qua cho VNCH, lấy cớ thay thế hao mòn mất mát, trên nguyên tắc được Hiệp Định Ba Lê cho phép.
3. Giữa tháng Tư 75, khi VC gõ cửa Sàigòn, quốc hội Dân Chủ cũng bác luôn yêu cầu của Tổng thống Ford xin viện trợ khẩn cấp 300 triệu để tăng cường bảo vệ thủ đô Sàigòn và phần còn lại của miền Nam trong khi chờ đợi (hy vọng?) các bên điều đình lại.
4. Cận ngày mất nước khi không còn hy vọng gì, Tổng thống Ford xin chuyển số 300 triệu này qua một quỹ đặc biệt giúp chuyên chở và định cư tại Mỹ khoảng 200.000 quân cán chính VNCH mà ông cho rằng chắc chắn sẽ bị VC giết sau khi họ chiến thắng. Đề nghị này cũng bị quốc hội Dân Chủ bác.
Khi đó, tân thượng nghị sĩ Joe Biden đã biểu quyết chống tất cả 4 yêu cầu khẩn cấp trên của Tổng thống Ford, không chừa một cái nào.
Cho đến giờ phút này, kẻ này vẫn không thể hiểu tại sao trong cộng đồng gọi là tị nạn, chống cộng chết bỏ, năm nào cũng tổ chức kỷ niệm ngày Quốc Hận tang thương, mà lại có không ít dân ủng hộ Biden. Một là họ không biết họ đang làm gì, hai là họ giả dối, chống cộng cuội. Thắc mắc này chắc sẽ không bao giờ có câu trả lời vì các ông bà này chỉ biết… ‘làm thinh’ thôi.

KẾT

Nhìn vào thực tế lịch sử, Việt Nam từ thời Quốc Gia Việt Nam đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng kể luôn cả chế độ VC tại miền Bắc, trước sau vẫn chỉ là quân chốt trên bàn cờ chính trị thế giới. Quân chốt của Mỹ và quân chốt của khối CS quốc tế, trong một cuộc chiến ‘ủy nhiệm’ không hơn không kém. Việc đánh hay giúp Việt Nam –QG hay CS- luôn nằm trong những tính toán lớn của các đại cường. Cấp lãnh đạo Việt Nam từ CS đến QG, có tiếng nói rất nhỏ và quyền hành còn nhỏ hơn nữa.
Dù vậy, cũng không thể nói cấp lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn không có trách nhiệm. Về cấp lãnh đạo CSVN, ta khỏi cần bàn cho mất thời giờ khi chính miệng Lê Duẩn xác nhận chúng đánh miền Nam vì Liên Xô và Trung Cộng.
Về phiá quốc gia, trách nhiệm không nhỏ. Từ Bảo Đại ăn chơi trác táng bên Pháp bất cần việc nước, tới Tổng thống Diệm xây dựng nên một quốc gia thịnh vượng và ổn định, nhưng sau đó phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, trở nên độc tài, tới các tướng lãnh đảo chánh trên danh nghĩa để đánh VC hữu hiệu hơn, nhưng rồi vì tham vọng cá nhân liên tục chỉnh lý lẫn nhau, bán cái việc đánh VC cho Mỹ, các sư sãi mang bàn thờ xuống đường ‘chống chiến tranh’, linh mục ‘chống tham nhũng’, sinh viên ‘chống bắt lính’, ký giả ‘đi ăn mày’, nhân sĩ ‘đòi quyền sống’, các chính khách thời cơ ‘cẳng giữa’, những cuộc triệt thoái hỗn độn qua những quân lệnh bất nhất,… cuối cùng đưa đến mất nước, đó chính là những phần trách nhiệm lớn của người Việt quốc gia, không phải là lỗi của Johnson hay Nixon hay Kissinger gì hết.
Lịch sử VNCH sẽ ghi nhận ta có 4 ông tổng thống: một ông bị giết, hai ông đào nhiệm và từ chức, một ông hấp tấp đầu hàng khi giặc gõ cửa. Một lịch sử không mấy hãnh diện. Đáng buồn!
Những sai lầm đó đưa đến sự hy sinh cao cả nhưng oan uổng của một số tướng lãnh oai hùng tuẫn tiết vì nước và những sĩ quan và lính can trường chiến đấu đến cùng dù biết vô vọng.
Lập luận "Mỹ tháo chạy" hiển nhiên không sai lắm, nhưng dù sao cũng vẫn là cách các quan chức miền Nam xiả tay đổ thừa mà không dám nhận phần trách nhiệm của chính mình.
Nhiều chính khách và tướng tá có trách nhiệm lớn trong cuộc chiến sau này đã viết sách, hồi ký, hay nói chuyện. Hầu hết đều khoe mình đúng và tài giỏi, để đổ thừa tất cả sai lầm hay trách nhiệm lên đầu người khác. Điều đáng buồn là hình như trong những vị này, đã không có một vị nào nhận sai lầm của chính mình, công khai có một lời xin lỗi người dân, nhất là xin lỗi người lính của họ đã bị họ bỏ lại, sống chết không cần biết, từ lính chủ lực tới địa phương quân, nghĩa quân, nhân dân tự vệ, và nhất là vợ con của lính, là những nạn nhân thật sự khốn khổ nhất trong cuộc chiến bi thảm kéo dài 30 năm.

ĐỌC THÊM
Một lần nữa, xin nhắc lại tài liệu về chiến tranh Việt Nam đúng là vô số kể. Diễn đàn Trái chiều chỉ có thể giới thiệu vài tài liệu có tính bao quát nhất thôi.
Tổng Thống Johnson và Chiến Tranh Việt Nam – Đại Học Virginia:
https://prde.upress.virginia.edu/content/Vietnam

Tổng Thống Nixon và Chiến Tranh Việt Nam – Facts and Details:
http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/sub5_9b/entry-3364.html

Chấm Dứt Chiến Tranh Việt Nam – Historian:
https://history.state.gov/milestones/1969-1976/ending-vietnam

Việt Nam Hóa – History.com:
https://www.history.com/topics/vietnam-war/vietnamization

$pageOut$pageIn Phân đoạn 12

Lược Sử Nam Hàn – Korea Republic of


by LTC May 30, 2022

Một chút mở đầu: Sau Đệ nhị Thế chiến, hoàn cảnh của các nước nhỏ, yếu như Việt Nam và Đại Hàn khá là giống nhau nói chung, và Bối cảnh 2 thời Cộng Hoà VNCH - gần như song hành - với Nam Hàn nhất là thời Tổng thống quân phiệt Phác Chánh Hy (từ 1963 – 1979) nói riêng, lại càng có nhiều đặc điểm giống nhau. Vì vậy, làm một cái nhìn khái quát sang Nam Hàn để đối chiếu và quan sát diễn trình Dân Chủ của Nam Hàn là điều không thể thiếu cho một nhận thức tương đối bao quát và chân xác chủ đề “Thế nào là Dân Chủ”? hay “Một lộ trình Dân Chủ điển hình” có “kiểu mẫu” như thế nào? Dưới đây là tôi tóm lược thật ngắn gọn nhưng đầy đủ các diễn biến chính của lộ trình ấy, riêng thời 30 năm chính quyền quân phiệt được chú trọng hơn, kê ra nhiều chi tiết hơn. Những chi tiết ấy rất đáng giá để người đọc dễ suy nghĩ sâu xa hơn ngõ hầu đạt được một cái nhìn tổng quan lộ trình Dân Chủ cam go, trắc trở và bất định như thế nào.


Khái quát các đời Tổng thống ở Nam Hàn từ sau đệ nhị Thế Chiến đến nay


Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) (1948-1960)

Đặc điểm:
Lý Thừa Vãn là chính khách dân sự có bề dày hoạt động đưa đến độc lập cho Đại Hàn sau đệ nhị Thế Chiến 1945. Trong đệ nhị Thế Chiến, Đại Hàn bị Nhật Bản thống trị. Sau đệ nhị Thế Chiến, khi Nhật đã đầu hàng vào Sept 1945, Đại Hàn không được trao trả độc lập mà bị kẹt giữa 2 thế lực: Hoa Kỳ và cộng sản Nga – Tàu. Cuối năm 1945 Đại Hàn bị xé làm 2 miền chiếm đóng, lấy vĩ tuyến 38th làm giới tuyến (tạm thời) 2 miền Nam Bắc. Bắc Hàn được Nga sô bảo trợ theo đường lối cộng sản quốc tế (Comintern) với Kim Nhật Thành, Nam Hàn được Mỹ bảo trợ theo khối Thế giới Tự do với Lý Thừa Vãn. Năm 1948 ở miền Nam, Đại Hàn Dân quốc (Republic of Korea) thành lập, Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) làm Tổng thống đệ nhất Cộng hoà; ở miền Bắc hình thành Democratic People's Republic of Korea (DPRK) do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) làm Chủ tịch cho đến khi chết vào 1994 (rồi con trai là Kim Jong-il lên thay)

Chiến tranh Cao Ly 1950 – 1953: Năm 1950, với viện trợ của Nga – Tàu cộng, Bắc Hàn xua quân qua vĩ tuyến 38th xâm lăng Nam Hàn. Mỹ nhảy vào ứng cứu Nam Hàn và sau 3 năm chiến tranh tàn phá, Cộng quân không thể thắng, bị quân Mỹ và Nam Hàn đẩy lui về miền Bắc bên kia vĩ tuyến 38th. Sau khi 2 bên thoả thuận được với nhau Tạm ước Đình chiến Bàn Môn Điếm (Korean Armistice Agreement Panmunjom) Jul. 27 1953 thì Chiến tranh Cao Ly coi như tạm dừng kể từ đó và tình trạng Đình chiến tạm đó còn kéo dài cho tới ngày nay.

Chính quyền Lý Thừa Vãn cai trị Nam Hàn đầy độc đoán chuyên quyền; cản trở quyền tự do hoạt động chính trị và tự do ngôn luận, làm dấy lên ngày càng nhiều chống đối.
Phong trào April Revolution 1960 bùng lên, Lý Thừa Vãn từ chức.

Tổng thống đắc cử Yun Bo-seon kế tục nhưng bị cú đảo chánh May 16, 1961 của tướng Phác chánh Hy (Park Chung-hee). Cú đảo chánh đã vô hiệu hoá Nội Các dân chủ của Thủ tướng Chang Myon và chính quyền Tổng thống Yun Bo-seon (aka Yun Posun or Yun Poson).
Phác chánh Hy vẫn giữ Yun Bo-seon tại vị Tổng thống cho có vẻ hợp lệ nhưng đó là một Tổng thống không có thực quyền.
Một Thượng Hội đồng Quân lực [do Phác chánh Hy dàn dựng] được lập ra và do Phác chánh Hy làm Chủ tịch. Cú đảo chánh 1961 của tướng Phác chánh Hy (Park Chung-hee) đưa ông ta và phe quân nhân lên nắm quyền và hình thành chính quyền quân phiệt cho đến Apr. 8 1963 thì Phác chánh Hy từ chức Chủ tịch Hội đồng Quân lực và tuyên bố chuyển về chính quyền dân sự bằng việc tổ chức bầu cử Tổng thống vào Oct. 15, 1963.
Có 5 Ứng cử viên ra tranh cử Tổng thống nhưng trong số đó chỉ có Phác chánh Hy và [cựu Tổng thống mất quyền] Yun Bo-seon là có triển vọng nhất.
Đây là cuộc phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín.
Kết quả bầu cử công bố vào Oct. 16, 1963, Phác chánh Hy thắng sít sao Yun Bo-seon:
Phác chánh Hy đắc 46,65% phiếu.
Yun Bo-seon đắc 45,10% phiếu.

Phác chánh Hy tại vị Tổng thống [cho đến 1979 khi Phác chánh Hy bị bắn chết vào Oct. 26, 1979] tuy chú trọng phát triển kinh tế và có đạt được nhiều thành tích nhưng cai trị Nam Hàn đầy độc đoán chuyên quyền, hợp pháp hóa quyền lực của mình bằng cách áp dụng các điều khoản được ấn định cho tình trạng khẩn cấp vốn có từ thời Chiến tranh Cao Ly và tới 1972 biến cải nó thành Hiến pháp Yushin càng thêm độc tài hòng làm Tổng thống thêm nhiệm kỳ nữa. Vào thời Phác chánh Hy, Hiến Pháp Nam Hàn ấn định (tương tự như Mỹ) 1 người có thể ứng cử Tổng thống 2 lần, nhiệm kỳ Tổng thống là 6 năm. Phải đến khi Chun Doo-hwan chấm dứt nhiệm kỳ Tổng thống vào cuối 1987 thì Hiến Pháp mới được tu chính ấn định nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm và Tổng thống hết nhiệm kỳ không được tái ứng cử.

Chú ý:

+ các chính quyền từ trước Phác chánh Hy cho đến Lý Thừa Vãn đều thuộc giới dân sự.
+ Gần 10 năm cuối trào độc tài Phác chánh Hy, giới trí thức và sinh viên học sinh biểu tình bùng lên tranh đấu và bị đàn áp khốc liệt, trong đó có 2 nhân vật chỉ trích nặng nề Phác chánh Hy đáng chú ý nhứt vì về sau họ sẽ đắc cử Tổng thống, là Kim Young-sam [ Tổng thống thứ 7th từ 1993 – 1998 ] và Kim Dae-jung [ Tổng thống thứ 8th từ 1993 – 1998 ].
+ Phác chánh Hy bị Kim Jae-gyu, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nam Hàn (the Korean Central Intelligence Agency - KCIA) - do chính Phác chánh Hy bổ nhiệm vào Feb. 4, 1976 - bắn chết trong một banquet [bữa ăn tối + cuộc họp] sôi bỏng đầy bất đồng (Phác chánh Hy đòi đàn áp thẳng tay giới biểu tình tranh đấu, còn Kim Jae-gyu chủ trương dùng biện pháp đối thoại ôn hoà) vào tối ngày Oct. 26, 1979. Nhiều giờ sau, Kim Jae-gyu bị Chun Doo-hwan, thiếu tướng An ninh Quân đội, bắt giữ. Kim Jae-gyu bị đưa ra toà và lãnh án tử hình, bị hành quyết vào May 24, 1980.


Phác chánh Hy chết để lại một đất nước rối ren bất ổn xáo trộn liên miên với cú đảo chánh December 12, 1979 của Chun Doo-hwan (Toàn Đẩu Hoán). Đảo chánh thành công, Thủ tướng Choi Kyu-hah thành Quyền Tổng thống. Chun Doo-hwan nắm quyền tổng tư lệnh quân lực và rốt cuộc tiếm vị Quốc trưởng (de facto, không do dân bầu), Choi Kyu-hah chỉ là nhân vật Quyền Tổng thống bù nhìn.

Nắm trọn quyền hành rồi, Chun Doo-hwan ra lệnh thiết quân luật toàn quốc làm dấy lên Phong trào Gwangju Uprising hay còn gọi là Gwangju Democratization Movement khi Sinh viên học sinh và thường dân có võ trang cùng nhau biểu tình từ ngày May 5 - 17, 1980, phản đối thiết quân luật và đụng độ nẩy lửa với quân đội và cảnh sát. Chun Doo-hwan ra lệnh đàn áp đẫm máu Phong trào Gwangju, hàng trăm người biểu tình chết, hàng ngàn người bị thương. Dân chúng và nhất là giới Sinh viên học sinh gọi Chun Doo-hwan là "The Butcher of Gwangju" [tên Đồ tể Gwangju]

Thắng thế, Chun Doo-hwan tiếp tục đàn áp sắt máu hơn nữa, lập ra các luật giả vờ dưới danh nghĩa “thanh lọc xã hội” nhưng kỳ thực để lấy lý do chính đáng bắt bớ hết các thành phần chống đối; đồng thời lập ra trại tù khổng lồ khét tiếng Samchung và tống hết vào đó 42 ngàn người bị bắt trong các đợt “thanh lọc”, và từ Aug. 1980 đến Jan. 1981 tiếp tục có hơn 6 chục ngàn người khác bị bắt trong đó có nhiều người vô can, cũng bị đưa vào Samchung lao động khổ sai, đánh đập và bỏ đói (cái ni giống y chang VC after black Apr).
Vào Aug. 1980, Choi Kyu-hah tuyên bố từ chức Tổng thống, thực ra đó chỉ là đòn phép của Chun Doo-hwan để ngày Aug. 27, một Đại hội Hợp nhất Toàn quốc [National Conference for Unification] được tổ chức để bầu Tổng thống với hình thức Cử tri Đoàn, đã bầu Chun Doo-hwan làm Tổng thống trong 1 cuộc độc cử [Chun Doo-hwan là ứng cử viên độc nhất]. Chun Doo-hwan nhậm chức Tổng thống ngày Sept. 1, 1980.
Giờ đây Chun Doo-hwan thoả sức nắn sửa Hiến Pháp và luật lệ, dẹp bỏ hết các chính đảng [political party], báo chí, đưa Nam Hàn chính thức trở thành nước độc đảng [ chỉ mỗi một Democratic Justice Party của chính Chun ].
Nhiệm kỳ Tổng thống của Chun Doo-hwan kéo đến 1987 khi Roh Tae-woo (Lư Thái Ngư), người đồng đảng Democratic Justice Party của Chun đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày Dec. 16. trở thành Tổng thống thứ 6th từ 1988 – 1993.

Kim Young-sam (Kim Vịnh Tam) (nhiệm kỳ 1993–98): lần đầu tiên sau các thời quân phiệt từ trước tới nay, Nam Hàn mới có 1 chính quyền dân sự thực sự. Kim Young-sam ra sức cải tổ những ngổn ngang bê bối từ 3 chục năm độc tài quân phiệt để lại, đặt nền móng cho Dân Chủ và Tự Do phát triển. Hai Tổng thống tiền nhiệm là Chun và Roh bị đưa ra toà năm 1996 vì tội tham nhũng và hối mại quyền thế thời làm Tổng thống, riêng Chun bị kết án Tử Hình vào Aug. 1996 vì vụ thảm sát Gwangju [Gwangju massacre] và sang Apr. 1997 được Tối cao Pháp viện giảm xuống còn án Tù Chung thân, tới Dec. 1997 được Tổng thống Kim Young-sam ân xá.
Về cuối nhiệm kỳ, Kim Young-sam bị vướng tai tiếng khi con trai ông dính 1 vụ bê bối tham nhũng.
Chun chết vào Dec 2021 chỉ sau cái chết của Roh 1 tháng. Roh chết vì bệnh ung thư máu.

Kim Dae-jung (Kim Tê Chung) (1998–2003) (Nobel Hoà Bình năm 2000)
[ một chút lưu ý:
> ngay cả 2 người “chiến hữu” Dân Chủ là Kim Young-sam và Kim Dae-jung cùng tranh đấu cho tự do dân chủ (qua các thời quân phiệt Phác Chánh Hy cho tới thời Chun rồi Roh) mà về cuối (1992) giữa 2 người vẫn có bất đồng và phân rẽ làm 2 liên danh ra ứng cử Tổng thống. Cuộc bầu cử 1993, Kim Dae-jung bị Kim Young-sam đánh bại, phải tới kỳ bầu cử tới, 1998, Kim Dae-jung mới đắc cử.
> Tính từ thời Kim Young-sam và Kim Dae-jung trở đi, Nam Hàn mới vượt lên thành Con Rồng Châu Á (cùng với Hương Cảng, Đài Loan và Tân Gia Ba)

]

Roh Moo-hyun (Lô Vũ Huyền) (2003–2008). Vào Apr. 2009 Roh Moo-hyun và gia đình bị điều tra vì tội tham những và hối mại quyền thế thời làm Tổng thống nhưng ông ta bác bỏ cáo buộc đó. Sang May 2009 Roh Moo-hyun nhảy xuống một hẻm núi tự sát.

Lee Myung-bak (Lý Minh Bác) (2008–2013): năm 2013, người anh ruột của Lee Myung-bak là Lee Sang-deuk bị vở lở vụ bê bối tham nhũng lớn [kiểu sân sau của bầy chó cộng 3 đình]. Mar. 2018 Lee Myung-bak bị tống giam vì tội bao che gia đình trị và tham những lên tới 11 tỉ Korean won (~ 10 triệu Mỹ kim). Sang Apr. 2018 ông ta bị truy tố thêm tội hối lộ. Sang Oct. 2020 Lee Myung-bak bị Tối cao Pháp viện tuyên án 17 năm tù.

Park Geun-hye (Phác Cận Huệ) (2013–2017): là nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Hàn. Phác Cận Huệ là con gái của Phác Chánh Hy (năm 1979 khi Phác Chánh Hy bị bắn chết, Phác Cận Huệ mới có 27 tuổi). Bà Tổng thống này thì như chúng ta đã biết, năm 2016 vướng vụ bê bối tham nhũng có dính dáng đến bà bạn Choi Soon-sil. Khi Park Geun-hye bị Quốc hội luận tội, Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đảm nhiệm Xử lý Thường vụ Tổng thống. Mar. 2017, Tối cao Pháp viện phán quyết bãi nhiệm Park Geun-hye. Đến Apr. 2018 Park Geun-hye bị Toà án Trung ương Hán Thành tuyên án 24 năm tù. Jul. 2020 Toà Phúc Thẩm hạ xuống còn 20 năm tù. Dec. 2021, Tổng thống Moon Jae-in ân xá cho Park Geun-hye. Mar. 2022 Park Geun-hye được trả tự do.

Moon Jae-in (Văn Tại Dần) (2017–2022)

Yoon Seok-yeol (Doãn Tích Duyệt) mới đắc cử 2022


Một tóm lược đủ cho chúng ta thấy tiến trình Dân Chủ phải “oằn mình” trôi qua bao nhiêu ghềnh thác, trong khi Nam Hàn không bị hoạ cộng sản miền Bắc xâm lăng như Nam Việt Nam, đây là chỗ may mắn có tính quyết định cho Nam Hàn thoát nạn và cũng là phần số xui rủi bất hạnh bậc nhất cho con dân Việt Nam hai miền Nam Bắc.
Lược sử Nam Hàn, về một khía cạnh nào đó, khả dĩ diễn bày đường đi lắt léo, hình thù đa dạng bất định của chính trị, không nơi nào giống nơi nào, không có khuôn mẫu nào nhứt định, liên đới tới rất nhiều yếu tố nội tại như hành trình và căn tính dân tộc của 1 quốc gia trải dài theo dòng lịch sử của quốc gia đó.
Theo ý nghĩa đó, nhìn sang Nam Hàn cho ta rất nhiều luận cứ để thông hiểu VNCH nhứt là dưới trào Tổng thống Thiệu và minh oan cho ông thậm chí ngưỡng mộ và biết ơn ông đã triển hạn sinh tồn cho miền Nam quốc gia thêm nhiều năm nữa trước khi bị cộng sản Bắc Việt nuốt trọn rồi đem cả nước Việt làm tay sai cho Tàu cộng và Nga sô.
Chỉ những ai không có hiểu biết, không chịu nhìn ngó ra xung quanh để tham khảo, đối chiếu, không chịu suy nghĩ cho thấu đáo, đầu óc nông cạn hẹp hòi cố chấp mới giản dị kết tội Tổng thống Thiệu hay đổ thừa cho ông làm mất nước.
Về khía cạnh nhân đạo của Tổng thống Thiệu nói riêng và người Quốc gia nói chung, thì lại là 1 điểm son khác nữa của VNCH mà người Nam Hàn không có hoặc có rất ít, mà dường như chưa thấy ai đề cập đến. Đây là chủ đề hết sức đáng nói tới và mời bạn đọc bài viết của Tuệ Chương / Hoàng Long Hải ở phần kế tiếp.
Như chúng ta đã thấy trên đây, các tay quân phiệt Nam Hàn sẵn sàng đánh giết dân chúng một cách dã man tàn bạo không gớm tay, là điều mà các nguyên thủ Nam Việt Nam không hề có ai dám làm. Còn bọn cộng sản Bắc Việt thì cấp độ tàn ác, phi luân còn hơn xa các tay quân phiệt Nam Hàn đến hàng chục cấp.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 13

Chuyện Tổng thống Thiệu


Tuệ Chương / Hoàng Long Hải
Việt Nam Thời Báo - Vietnam Daily News đăng làm 2 kỳ:
kỳ 1 số 8957 ra ngày Nov 20, 2021
kỳ 2 số 8961 ra ngày Nov. 26, 2021

LTC: Ô. Hoàng Long Hải là anh của người bạn thân của ô. Trần Phú Trắc (cháu gọi Tổng thống Thiệu bằng cậu ruột). Ô Hải ghi lại theo những gì ô. Trần Phú Trắc đã kể trong đoạn thời 2 người cùng bị tù cải tạo cộng sản after black Apr. Đây là một tí tia sáng hiếm hoi xuất phát từ “trong nhà” Tổng thống, tức là trong vòng thân bằng quyến thuộc, được kể lại trong lao tù cộng sản và chẳng nhằm một dụng ý nào cả! Nghĩa là nó hết sức trung thực, có sao nói vậy. cung cấp cho chúng ta một Sử liệu khác nữa, một cái nhìn gần cận hơn về Tổng thống Thiệu – để thấy nhân dáng ông như thế nào những khi tạm rời chức vụ về vui sống giữa khung cảnh bình thường như bao người khác, hoặc con cháu ông nhìn ông ra sao, nghĩ về ông thế nào. Các chi tiết này có giá trị không nhỏ trong việc tìm hiểu và đoán định về Tổng thống Thiệu, và càng tăng giá trị hơn khi lấy đó làm hình ảnh đối chiếu với các nhân vật Sử khác (như các tên đồ tể cộng sản Bắc Việt Hồ Chinh Đồng Giáp Duẩn Thọ v.v…).



Đức trị như sao Bắc đẩu ở một nơi mà muôn sao khác phải chầu theo
(Khổng Tử)


Các nhà viết sử không thể hoàn toàn căn cứ qua những gì trên những lời đồn đãi để viết thành sách, nhưng trên thực tế, nhiều khi những lời đồn ấy lại chính xác hơn những gì viết ra trên giấy trắng mực đen. Sở dĩ có lời đồn đãi là vì có người muốn che giấu, nhất là giới thống trị. Để bảo vệ quyền lợi, bọn thống trị chỉ muốn khoe khoang những cái gì chúng cho là hay và giấu biệt những gì xấu xa, tàn bạo.

Các chế độ chuyên chính thường giống nhau ở chỗ đó. Sau khi các tay độc tài nhắm mắt rồi, chuyện “thâm cung bí sử” mới được bật mí. Báo cáo của Khrushchev trong đại hội đảng CS Liên Xô lần thứ 25 làm thế giới kinh ngạc, hồi ký về Mao của BS Lý Chí Tuy làm người ta thích thú. Ngạc nhiên hay vui thích là vì người ta đọc, đọc vì tò mò, nhất là lịch sử những nước “huê dạng” như Tây, Tàu.

Hồi đầu thập niên 60, giới “người đọc” miền Nam thích thú với loạt bài “Thanh Cung 13 triều” trên nhựt báo Tự Do Saigon. Tiếp theo là những “thâm cung bí sử” khác nữa, của “cậu Cẩn”, “bà Nhu” và dài dài giới cầm miền Nam sau đó. Sau 1975, người Việt Nam lại thích và buồn cười về những câu chuyện “mặt thật” của cha già dân tộc. Té ra cũng chỉ là những câu chuyện tầm thường của những con người tầm thường: “trâu già ưa gặm cỏ non”, cỏ Tây, cỏ Tầu, cỏ Nga và cả cỏ vùng sâu, vùng cao của những “Nụ cười sơn cước”.

Trần Phú Trắc, khóa 21 Bộ Binh Thủ Đức, sĩ quan Tiểu Đoàn 5 Dù, con bà Bảy Phận, chị ruột tổng thống Thiệu, bạn thân với “Hùng móm”, – con út của Mẹ tôi – trong binh chủng Dù. “Hùng móm” hy sinh ở chiến trường Quảng Trị ngày 14 tháng 7 năm 1972.

Trắc là ngưởi may mắn sống sót sau chiến tranh, trình diện “đóng tiền đi ở tù” ngày 25 tháng 6 năm 1975. Tôi cũng vậy. Ba ngày sau, chúng tôi bị chuyển lên Trảng Lớn. Nghe tôi là anh của “Hùng móm”, Trắc tìm, nhận nhau như là anh em.

Trong cuộc đời tù dài dằng dặc, từ Trảng Lớn, đi Nam Giao, về Suối Máu, ra Xuân Lộc; dù Trại A, Trại B, Trại C, Trại Cây, Trại Đá, Trại Đồi Phượng Vĩ, Trắc và tôi, – Trời đưa đất đẩy – hay “Trời thương”, hai anh em chúng tôi bao giờ cũng có nhau, khi cố nuốt củ khoai mì sượng, khi rau muống, rau lang, khi phá rừng làm rẫy, khi phá đất trồng mì, khi cả hai cùng nghe tin mẹ qua đời, anh em cùng nhau chan hòa mồ hôi nước mắt, – theo đúng nghĩa đen của nó – cũng như những đêm nằm bên cửa sổ nghe tiếng mưa rơi, và cũng không ít khi nằm ngắm trăng treo ngoài cửa, để nhớ về đủ thứ, thèm đủ thứ và thích… đủ thứ.

Bảy năm Trời sống bên nhau, nằm sít bên nhau có khi chưa đầy gang tấc, biết bao nhiêu tâm sự đổ đầy tai nhau, từ chuyện riêng tư, chuyện tình yêu, chuyện gia đình, chuyện bà con thân thuộc và cả chuyện “Anh Tám Thẹo” như chúng tôi thường gọi đùa. Xin tha lỗi. Thế gian vẫn thường nói “Gần chùa gọi bụt bằng anh.”

Có lần tôi nói với Trắc, “moi” là người tò mò. Tò mò cho biết, biết rồi, nhưng “Để riêng tây như có chỗ không đành”, lỡ như mai kia còn sống sót, “moi” sẽ viết lại vài chuyện thâm cung của “Anh Tám Thẹo”, “nhà ngươi có buồn chăng?”

Trắc nói từ tốn. Chuyện đời mà anh. Dù anh có viết thành chuyện của ông Tám hay không, thiên hạ rồi cũng biết. Trong đời, có ai giấu ai cái gì với đời được. “Xin anh cứ tự nhiên.”

Câu chuyện ấp ủ từ những ngày trong tù, đến nay đã năm mươi năm. Tiếc chi nữa mà tôi không viết ra, như để kể lại với nhau những lời tâm sự trong những ngày lao lý, không phải vì thương hay ghét ông Thiệu, lại càng không phải vì bà Thiệu mới qua đời. Qua rồi một tấn tuồng đầy đau xót của dân tộc, của kẻ lưu vong. Đúng hơn. Đây là một tấm lòng đối với “Hùng móm” vị quốc vong thân, với Trắc đang sống những ngày cuối đời đâu đó ở quê người.

Một tấm lòng, chỉ một tấm lòng mà thôi, như Mẹ tôi thường dạy.

~~~


Huyệt đế vương

Khoảng cuối thập niên 70, báo chí Saigon một dạo rộ lên bàn luận về câu nói, – nhân một dịp nào đó, – của ông Thiệu là phải được huyệt đế vương mới làm tổng thống. Lúc ấy tôi đã bỏ cục phấn, đi cầm súng, lòng không ưa gì mấy ông tướng tá, cứ cho rằng “Thời thế tạo anh hùng”, mà có anh hùng gì cho cam, chẳng qua “Sống lâu lên lão làng” súng đạn “chê”…

Còn như với giới chính trị gia, báo chí chê là “xa-lông”, dùng phe đảng để làm “Con cò mà (mò) ăn đêm” chớ có tinh thần gì đâu!

Bấy giờ ông tướng, ông tá nào cũng nghĩ rằng mình có thể làm thủ tướng, làm tổng thống dễ như chơi. Một lần đảo chánh… là xong. Phạm Văn Đính, lúc đó mang loon thiếu tá, làm quận trưởng Quảng Điền, tới chơi nhà bạn học cũ là Nguyễn Thành Hương – sau nầy làm chánh sở giáo dục Phú Yên – nói thiệt mà chơi: “Kỳ làm thủ tướng, tao làm thủ tướng cũng được vậy”. Tiếc cho Đính, năm 1972, đem trung đoàn của y mà đầu hàng Việt Cộng ở giới tuyến.

Về việc “huyệt đế vương”, tôi cứ nghĩ, ông Thiệu khôn ghê. Trong tình hình đảo chính lung tung ở Saigon như hồi đó, chẳng qua ông Thiệu tung tin “huyệt đế vương” chỉ để giữ cái ghế của ông mà thôi. Mấy tay ưa đảo chánh hãy suy nghĩ lại đi. Ông Thiệu có “huyệt đế vương” nên mới được cái chức tổng thống, ai không có “huyệt đế vương” thì đừng hòng.

Mấy năm sau, khi ở trong tù Cộng Sản, tò mò hỏi Trắc – người tôi đã giới thiệu ở phần trên – Trắc phủ nhận câu chuyện “huyệt đế vương”. Tính lại, mãi khi ông Thiệu làm tổng thống mấy năm, năm 70 hay 71 gì đó, thân sinh ông Thiệu, cụ Nguyễn Văn Trung, mới qua đời ở Saigon, làm đám ma ở đường Tú Xương, Saigon, an táng ở Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Khi nghĩa trang nầy bị Việt Cộng bắt giải tỏa, chị ông, bà Bảy Phận – Nguyễn Thị Phận – dời mộ cha về Ninh Thuận, làm chi mà có chuyện “huyệt đế vương” trước khi ông Thiệu làm tổng thống.

Có lần tôi nói với Trắc: “Báo chí nói ông Thiệu cũng như tướng tá miền Nam, một số hay tin tướng số nhảm nhí. “Moi” lại nghĩ, chuyện “huyệt đế vương” của ông Thiệu chỉ là mánh lới tuyên truyền. Theo “ông” nghĩ, ông Thiệu có tin tướng số không? Người ta bảo việc chi ông Thiệu cũng hỏi cụ Kỹ mà.”

-“Tui chưa từng thấy cụ Kỹ trong dinh tổng thống. Người ta đồn dzậy thôi. Trong gia đình, ông Thiệu hay khen bà Thiệu có số “vượng phu ích tử”. Từ khi ông cưới bà, đời ông lên hương. Tui không rõ ông Thiệu nói thiệt hay “nịnh vợ”. Có một dịp tết, ông Thiệu đánh “xì lác” với gia đình, con cháu. Ông làm cái. Sau khi ông “dở” hết bài của mọi người rồi, ông cười nói, đại ý: Tao nói rồi, như thằng Nguyên – ông Nguyên ngồi chơi chung – làm sao mà làm tổng thống được? Vợ tao nầy, “làm quan cho chồng”, tao làm tổng thống đây nè. Số vợ tao mà.” Xong, ông lấy ba con bài của ông, quẹt xuống dưới bàn, chỗ chân bà Thiệu, xong cười to: “Bài tao nè. Ăn hết nè. Có bả, chi tao cũng được hết.”

Ai cũng cười. Trong gia đình, ông Thiệu thường vui đùa với mọi người.

Có lần tôi nói với Trắc: “Theo “moi” nghĩ, đời người ta có lên hương hay không là do thời, thế và cơ. Thời là do giặc giã hay thái bình. Thế là động lực thúc đẩy, cơ là nền tảng, là cái gốc của con người ta. Gốc đó là tài ba, khôn ngoan, mưu trí, xảo thuật… Ai đời đi lên thì d cái cơ của người ta. Ông Thiệu làm tổng thống, trước hết, ông phải có cái cơ của ông, ông có cái nền tảng của ông, rồi nhờ thời thế mà đi lên. Dù “thời thế tạo anh hùng”, nhưng người ta không có cái cơ, cái nền tảng thì cũng trớt hướt luôn.

-“Anh nói đúng đó. Hôm mới vô trại, thằng “chính trị viên” trại nó nói gì anh nhớ không: “Thằng Thiệu cũng là thằng giỏi đấy. Không giỏi sao thằng Mỹ chọn nó làm tổng thống được.”

-“Bạn nghĩ đúng không?” Tôi hỏi.

-“Tôi kể chuyện nầy anh nghe. Năm 1965 hay khoảng đó, đang làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị, ông Thiệu được lệnh đi học ở trường Tham Mưu Cao Cấp Leavenworth, bên Mỹ. Toán du học gồm mấy ông trung tá, đại tá, ông Thiệu. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lễ làm trưởng đoàn. Bấy giờ đại tướng Maxwell Taylor làm chỉ huy trưởng trường nầy. Maxwell Taylor đặc biệt lưu ý ông Thiệu, có gọi ông Thiệu lên văn phòng ông đại tướng. Về sau, khi ông Thiệu làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh đạo Quốc Gia, làm tổng thống là lúc ông Taylor đang làm đại sứ Mỹ tại Saigon. Anh có nghĩ có phải đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên không?”

-“Trong đường lối chính sách của Mỹ, không có chuyện tình cờ – hazard, “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.” Họ chuẩn bị sắp đặt đâu đó cả. Mười năm, hai mươi năm nữa: Nước Mỹ đi tới đâu, quân đội Mỹ phát triển tới đâu, tàu bay, hỏa tiễn Mỹ được chế tạo tới đâu… và chuẩn bị ai sẽ là người lãnh đạo nước Mỹ, ai lãnh đạo chư hầu, tay sai Mỹ là ai, nước nào… Đừng có nghĩ Mỹ “tới đâu hay đó” “ông” ơi…

-“Tui không nghĩ tới đâu hay đó. Ngay khi du học bên Mỹ hồi đó, ông Thiệu có tên trong sổ rồi…”

-“Thân phận nhược tiểu là vậy đó ông. Trước 1954, bọn tư bản Mỹ đã có kế hoạch “xử dụng nhân lực” các nước Đông Dương rồi. Sá chi ông Thiệu.”

xxx


Thật ra, gốc gác của ông Thiệu cũng không phải ở Ninh Thuận. Theo lời Trắc kể, ông cụ thân sinh ông Thiệu, thuở còn trẻ là một kép hát bội – hồi đó cải lương chưa “phát triển và thịnh hành” như sau nầy. Đây là một gánh nhỏ, di chuyển bằng ghe, từ xã nầy qua huyện kia, mỗi nơi vài ba đêm, kiếm sống qua ngày, như kiểu “Hát Bội Giữa Rừng” trong “Hương Rừng Cà Mau” của Sơn Nam. (Anh) kép hát bỏ quê ở Cái Bè hay Cai Lậy gì đó, theo nghiệp cầm ca. Thế rồi khi ghé lại hát ở làng Tri Thủy, nghiệp tổ không bền, (anh) kép hát, không biết có bị một “tiếng sét ái tình” nào nữa không, lìa xa đam mê thời trai trẻ, bỏ gánh lấy vợ, lập nghiệp ở làng vợ luôn. Về sau, khi làm tổng thống rồi, ông Thiệu có cho người về Cái Bè/ Cai Lậy tìm “nguồn gốc” của thân phụ ông, nhưng không tìm được gì. Ai mà còn nhớ một chàng thanh niên, bỏ nhà ra đi khi còn trẻ, cha mẹ dòng dõi như thế nào. Anh em ông Thiệu đành chịu thua. “Thời gian thường đổi nhớ ra quên” – thơ Hà Liên Tử nói vậy mà hay.

Nhưng đất Ninh Thuận, làng Tri Thủy của ông Thiệu thì có nhiều cái lạ. Đây là “điểm Cuối” sự tồn vong của một dân tộc. Các triều đại Chiêm Thành – có lúc rất vẻ vang – chấm dứt ở nơi nầy. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận, các ông vua Chàm được đặc ân đổi sang quốc tính – thành họ Nguyễn –

Về sự việc nầy, tôi có viết trong bài nói về phong thủy đất Ninh Thuận.

“Năm 1793, phiên vương Thuận Thành là Tá (gọi theo Tiền Biên; tên Chăm: Po Tithun da parang) theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Ánh cho tướng người Chăm của phe mình là Thôn Bá Hú (tức Nguyễn Văn Hào, gọi theo Tiền Biên, tên Chăm: Po Lathun da paguh) làm Chánh trấn Thuận Thành và trong năm 1794 đặt chế độ chánh trấn và phó trấn và bỏ chế độ phiên vương.

“Năm 1832, nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức chấm dứt.

Nước Chiêm Thành chấm dứt ở nơi nầy.

Còn cái tận cùng thứ hai?

Không phải do ở cụ Trần Văn Hương hay ông đại tướng Dương Văn Minh. Khi ông Thiệu bước xuống khỏi cái ghế tổng thống là lúc nước Việt Nam Cộng Hòa coi như xong. Còn ông Thiệu may ra mọi sự còn đôi chút. Ông Thiệu đi rồi là hết. 21/4/75, ông Thiệu từ chức, nhưng chưa rời khỏi Việt Nam thì Mỹ và các chính khứa Saigon hè nhau “bứng” ông Thiệu đi cho được. Còn ông Thiệu là còn chống Cộng. Bứng ông Thiệu đi để còn nói chuyện với phe bên kia – Người ta hy vọng hảo huyền như thế đấy. Mỹ cũng muốn Việt Cộng vô cho lẹ đi. Để lâu, lộ âm mưu hết. Đâu có giống như bên Aghanistan, Mỹ chạy làng là có thông báo trước. Còn ở Việt Nam là lường gạt. Mỹ lường gạt quân đội VNCH, Mỹ lường gạt người dân miền Nam. Hồi đó có ai nghe Mỹ tuyên bố gì đâu. Chỉ có một số “thức giả”, đoán biết – đoán biết chớ không nghe Mỹ nói gì, hay đám làm chó săn cho Mỹ – Mỹ sẽ bỏ nên lo chạy trước làng, hay chuẩn bị để chạy trước làng. Họ thuộc hạng ăn trên ngồi trốc, cần thì sẵn phương tiện để “dọt”, đem luôn cả một “bầy” nữ ca sĩ đi theo, để giữ bí mật rằng đã dùng đám nầy làm tình báo, theo dõi mấy ông tướng tá, chính “chị” gia, bàn chuyện âm mưu đảo chánh. Nữ ca sĩ dễ khai thác đám dại gái nầy nhứt.

Ông Thiệu người Ninh Thuận. Bằng cách suy nghĩ nào đó, nơi nầy cũng là nơi chấm dứt Việt Nam Cộng Hòa.

Điềm trời
Trước khi vào làng Tri Thủy, khách đi đường phải dùng phà để qua sông. Khi ông Thiệu làm tổng thống rồi, công chánh cho xây một cây cầu để “tổng thống về thăm quê cho tiện”. Sau 1975, cầu ấy đã cũ hư, chính quyền mới xây lạ cây cầu mới. Mới đây, tôi cũng đã đi qua cây cầu mới nầy. Nghĩ cũng “buồn tình đời”. Quê hương ông Thiệu, tôi tới chơi thì được, còn như ông Thiệu có muốn về thăm quê thì không được. Vậy thì làm tổng thống để làm gì nhỉ? Bên Mỹ nầy, sau nội chiến 1861-65. Có bao giờ, nhân loại, các dân tộc hoặc ngay khi cả trong cùng một dân tộc, lại thù hận nhau đến như thế? Nói chi xa, ngay như bản thân mình, gặp thằng Việt Cộng là phải nổ súng ngay, không nhanh tay thì nó giết ta. Một dân tộc lạ kỳ. Hễ gặp nhau, không chào mừng mà phải nhanh tay giết nhau, coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Lý do? Lê Duẫn giải thích rất rõ: “Kẻ nào không theo ta là kẻ thù của ta.” Ta theo Cộng Sản, là cùng phe với Cộng Sản. Nhưng giả tỉ như ta không theo Cộng Sản, ta cũng không theo phe Quốc Gia, ta không theo phe Tự Do, không đứng về phía Thế Giới Tự Do, ta chỉ là người dân thường, thì ta vẫn cứ là kẻ thù của Cộng Sản, bởi vì theo như Lê Duẫn “dạy” cho người Cộng Sản ở câu nói trên “không theo ta” là “kẻ thù của ta.” Một người, một nhóm người, một đảng phái, tuyên truyền, vận động, cổ xúy dân tộc phân ly, chia rẽ, giết chóc lẫn nhau mà nói là có công, là vĩ đại, là vinh quang… thì khó hiểu thật. Nói như cách của Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, – thì nhìn ngược lại, – ai có công đoàn kết dân tộc, bảo vệ dân tộc, chống ngoại xâm là tội lỗi hay sao?

Đó là nhìn vấn đề trên bình diện dân tộc

Trên bình diện văn hóa thì sao?

Đó là một nền văn hóa mềm, hiền hậu, thương người. Văn hóa chữ Nhân của Khổng, Từ Bi – Hỷ Xả của Phật, không phải một thứ văn hóa cứng như vùng chung quanh Địa Trung Hải, lấy hận thù làm đầu và giết nhau không gớm tay như trong các cuộc Thập Tự Chinh.

Đem cái văn hóa cứng ấy, truyền thụ, giáo dục cho những dân tộc trưởng thành, hấp thụ văn hóa mềm, quả thật không những sai đường mà còn đi ngược chiều dân tộc. Trong viễn tưởng đó, tội lỗi của người Việt theo Cộng Sản không phải là nhỏ.

Trở lại câu chuyện phong thủy làng Tri Thủy có gì đặc biệt?

Bên kia sông là làng Tri Thủy.

Ngay đầu làng là Bãi Đá Dao: Bài đã lớn, giữa là hòn đá dao. Tảng đá hình mũi dao, chĩa thẳng lên trời, thẳng góc với mặt đất 90 độ. Bên kia Bãi Đá Dao, qua một cái vịnh nhỏ cũng lại là một hòn đá lớn, hình thù xấu xí nên người ta gọi là Đá Mặt Quỷ

Có phải Đá Dao biểu tượng cho cái tốt. Vậy thì Đá Mặt Quỉ tương trưng cho cái xấu? Hòn Đá Dao đứng thẳng, mạnh mẽ là ở cái thế cái tốt chế ngự cái xấu.

Bỗng trước ngày 30 tháng Tư, hòn Đá Dao bị nghiêng.

Nguyễn Văn Tiếp, cựu thiếu tá, chánh sở Tâm Lý Chiến, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng 2, cùng trại tù Cải Tạo với tôi, L3/ T3 Trảng Lớn, kể cho chúng tôi nghe rằng hồi 1975, trước khi “đứt phim”, ông được lệnh đi Ninh Thuận điều tra vụ “sâu bò qua đường” có hay không, thực hư như thế nào. Tiếp kể: Anh đã phỏng vấn vài tài xế, chụp hình những dấu tích, và cũng lấy làm lạ, tại sao một sự kiện lạ lùng như thế mà có được.

Thấy hòn đá bị nghiêng, thấy sâu bò thành hàng dài, người dân Tri Thủy, dân Phan Rang và cả người miền Nam bỗng sợ: Đá Mặt Quỷ thắng thế, có nghĩa quỉ sẽ dậy, có nghĩa là Cộng Sản sẽ thắng. VNCH sẽ thua… Nước sẽ mất?

Đúng là một điềm trời về một chuyện gì đó trọng đại sắp xảy ra, nếu đó không phải là ngày miền Nam sụp đổ, một cuộc đi dân vĩ đại sắp xảy ra…

Ninh Thuận không phải là tỉnh cuối cùng của L’ Empire d’ Annam. Phan Thiết giành mất ngôi vị đặc biệt của nó. Tuy vậy, người ta vẫn coi nó như là điểm tận cùng của một cái gì đó “buồn nhiều hơn vui”: Tận cùng của đất nước: Trường Sơn, và cũng có thể là hành trình cuối cùng của một dân tộc. Bóng người đã khuất. Hình ảnh dân tộc chỉ còn là “Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.”

Thành ra, ấn tượng về Ninh Thuận không phải sống mà là chết: Tháp Chăm Pô-Klong, núi non hùng vĩ và biển đẹp: Ca Ná, Ninh Chữ, không mang vẻ sống như Phan Thiết mặc dù Phan Rang là cửa ngõ ra biển của Cao Nguyên.

Tám Mọi

Đất nước như thế thì con người thế nào?

Theo quan điểm thông thường thì đất sinh ra người. Người xưa từng nói “địa linh nhân kiệt”. Khó mà không cho rằng Ninh Thuận không phải là đất “địa linh”?

Tôi không nói rằng ông Thiệu không phải là nhân kiệt. Điều đó để người nào biết ông Thiệu tự suy nghĩ lấy. Tôi không muốn tôi là người cầm cờ chạy hiệu cho ai. Thời trẻ bon chen qua rồi. Xông pha kiếm tiền nuôi vợ con đã qua rồi, cần gì nữa để phiền lụy tấm thân.

Phan Rang có nhiều gia đình nổi tiếng giầu có, chỉ là giàu có thôi. Về các mặt khác, không có gì đáng khen ngợi cả. Quan văn không lớn. Quan võ chỉ đáng cầm cờ cho Từ Hải. Nếu không có ông Thiệu, chắc gì Phan Rang đã có người đeo sao trên cổ áo.

Nhưng anh em ông Thiệu thì khác.

Tôi nói “anh em” ông Thiệu, tức là không nói riêng gì một mình ông ta. Bố mẹ ông Thiệu không giàu nên khi còn trẻ, việc học hành của anh em ông không được suôn sẻ. Ông Nguyễn Văn Hiếu, người anh cả, khi còn nhỏ không được đi học. Mãi khi hơn mười tuổi, ra Phan Rang “ở” nhà bố mẹ ông Ngô Xuân Tích, – sau nầy thời ông Thiệu, làm Chủ tịch Giám Sát Viện – thấy ông Hiếu thông minh quá, gia đình nầy mới giúp ông Hiếu đi học. Tuy đi hoc trễ, ông Hiếu vẫn học giỏi và nhanh. Ông được du học ở Pháp và tốt nghiệp cử nhân luật khoa. Ông là một viên chức cao cấp trong chính quyền “quốc trưởng Bảo Đại”, đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đài Loan thời ông Thiệu làm tổng thống. Người thứ Sáu – Sáu Kiểu, Nguyễn Văn Kiểu – cũng là một nhân vật nổi tiếng thời hậu Ngô Đình Diệm.

Ở đây là chuyện của Tám Mọi.

Ông Thiệu thứ Tám – nhà có 7 anh chị em. Tám là út. Điều lạ của Tám:

Bình thường, khi thức, tim ngươi ta đập bình thường; khi ngủ, tim đập chậm lại. Ông Thiệu ngược lại, khi ngủ, tim ông Thiệu đập nhanh hơn. Ông Thiệu vốn dĩ đã đen, tim đập nhanh, da lại đen hơn, “đen như mọi”, nên trong nhà cũng như trong làng ai cũng biết chuyện đó. Ông Thiệu “chết” cái tên “Tám Mọi” là vì vậy. Đem chuyện ấy hỏi Trắc, Trắc nói: “Tui ở trong nhà mà anh. Cả làng ai cũng biết, cũng gọi Tám Mọi, nên chẳng ai thắc mắc.” Tôi cười: “Moi” thắc mắc, “moi” cho đó là sự lạ.” Rồi tôi đọc câu thơ của Hàn Mặc Tử: “Chàng ơi, chàng ơi. Sự lạ đêm qua, mùa xuân tới mà không ai biết cả,” Tôi cải chính ngay, sợ bọn tù ngồi chung quanh hiểu lầm: Ông Thiệu có sự lạ, nhưng ông có là mùa Xuân hay không là chuyện của lịch sử. Trắc nói: “Khi ông Thiệu thăm Đại Hàn, tổng thống Phác Chính Hy tò mò muốn xem, nhưng không được.”

Tám Mọi được cái lì.

Tôi hỏi Trắc, báo chí hồi đó gọi ông Thiệu là “Tổng Lì” – Có nghĩa là ông tổng thống ngồi lì, – Có không?

Trắc hỏi ngược tôi: “Anh nghĩ ông Thiệu có lì không?”

– “Ngồi lì cái ghế tổng thống thì chưa thấy rõ. Báo chí nói ổng muốn sửa hiến pháp để ngồi lì “tổng thống muôn năm”. “Moi” không nghĩ ông ta muốn như thế.

-“Ông ta là nhà độc tài nửa mùa, không phải muôn năm.” Trắc nói.

-“Tại sao “ông” nghĩ thế?”

Trắc trả lời:

– “Giới chính trị quanh ông Thiệu, ai cũng nói, ông Thiệu chấp nhận đối lập thì muôn năm gì nữa. Đối lập không cho ông ta ngồi lâu, huống gì muôn năm.”

-“Còn ngồi lì?”

– Đó là chuyện mấy ông sư chùa Theravada. Chùa Miên nầy ở trên đường Trương Minh Giảng. Mấy chục ông thầy chùa tới biểu tình ngồi lì tại bãi cỏ trước dinh Độc Lập. Ông Thiệu nhờ ông Nguyễn Cao Thăng ra giải quyết nhưng mấy ông sư nầy sợ, không chịu nói chuyện với ông Thăng.

-“Sao lại sợ?” Tôi hỏi?

-“Ông Thăng là tay “du thuyết” giỏi. Ông đánh bại hết các đối thủ, bằng mọi cách. Tiền là mua được hết. Ông Thăng lại là tay “phú gia địch quốc”, ai cũng sợ, riêng gì mấy ông sư Theravada. Không chịu thương thuyết thì thôi, ông Thiệu cứ để cho ngồi. Mấy ông sư ngồi lì. Ông Thiệu cũng lì, coi ai lì hơn ai. Mấy ông thầy chùa Theravada ăn/ ỉa tại chỗ, riết rồi lặng lẽ ra về. Xong một màn đấu tranh lì.”

-“Ông Thiệu có tính lì từ nhỏ?” Tôi lại hỏi.

-“Hồi xưa, bà ngoại tôi làm nghề cho vay. Ai không trả, bà ngoại sai Tám Mọi đi đòi. Người ta chưa trả được, bảo: “Mày về đi. Mai tao đem tiền tới.” Tám Mọi nói: “Tui không về đâu. Má tui rầy chết. Dì (hay thím hay gì đó), tới nói với má tui. Tui mới dám về.”

Vậy là ông ngồi lì nhà người ta, khi nào người ta chịu tới hẹn nợ với mẹ ông, ông mới thôi. Làng Tri Thủy, ai không biết cái tính lì của Tám Mọi.

– “Bình dân hỉ? Lì là cá tính của người bình dân.” Tôi nói.

– “Bình dân là cá tính, có người nói là tính khôn khéo của ông Thiệu. Năm mới “đậu” chức tổng thống, ổng “vinh qui bái tổ”. Dân làng đón ông từ bến đò. Ông Thiệu bắt tay, nắm tay từng người, cười nói: “Anh Tư, (hay chị Năm… Ông nhớ tên từng người), nói: “Tui là Tám Mọi, về thăm bà con… đây nè…” Ai ai cũng vui mừng đón tổng thống, đến nỗi ngoại giao đoàn đi theo cũng ngạc nhiên về sự bình dân, thân mật của ông với dân làng. Sáng hôm sau, khi ông Thiệu chuẩn bị về Saigon, có anh hàng xóm, đứng bên kia hàng rào, gọi sang: “Chú Tám. Chú về mà không sang thăm tui.” Ông Thiệu xin lỗi, rồi qua thăm người hàng xóm, trước khi lên xe rời làng.

Trắc buồn buồn kể: “Cái tình xóm làng của ông Thiệu làm ba tui chết oan. Ba tui trước kia có theo Việt Minh. Trước 1954, ông bỏ kháng chiến về làng cũ sống đời dân thường. Khi ông Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, một hôm về thăm làng. Trên đường đi, ông Thiệu gặp ba tui. Ông Thiệu đứng lại chào hỏi. – Ba tui là anh rể ông Thiệu. – Bỗng trời đổ cơn mưa, hai người vào núp trong ngôi trường tiểu học bên đường. Mấy hôm sau, ba tui bị Việt Cộng bắt, nghe tin bị họ thủ tiêu, mặc dù hai ông chú ruột tui – Trần Phú Mười, Trần Phú Mười Một – theo Việt Cộng đều làm to . Thật sự, ba tui bị tụi nó giết oan. Hai em gặp nhau thăm hỏi chớ có nói gì về việc chống Cộng, chống càng gì đâu.”

– “Ông” có oán gì ông Thiệu không?”

– “Oán gì?” Trắc hỏi.

– “Vì ông Thiệu mà ba “ông” bị Việt Cộng giết.” Tôi nói.

– “Ba tui có bị ông Thiệu giết đâu. Việt Cộng giết ông mà. Nghĩ sâu hơn, giữa ông Thiệu với ba tui chỉ có tình anh em, không có hận thù. Khi ông Thiệu đi lính Quốc Gia, thì ba tui theo Việt Minh. Việt Minh hay Cộng Sản, dạy ba tui hận thù người Quốc Gia. Còn Quốc Gia có dạy chúng ta hận thù người Cộng Sản đâu. Mình còn “chiêu hồi” nữa mà anh. Có oán thì tui oán Cộng Sản.”

-“Vậy là “ông” oán Cộng Sản?”

-“Bọn mình ở tù với nhau hơn 5 năm rồi mà anh. Anh biết tính tui, không ưa hận thù ai, không muốn ghét ai. Hai thằng chú tôi đều là Cộng Sản gộc ở Thuận Hải cả đấy. Không ưa thì tôi không chơi. Bản tự khai của tui, không có tên hai thằng đó, không khai quan hệ gì cả. Vậy là xong.”

– “Ông” cũng là người nhân hậu như ông Thiệu. Ông Thiệu nhân hậu, người bạn của “moi” nhận xét về ông Thiệu như vậy đấy.”

– “Bạn anh nói sao?” Trắc hỏi.

– “Moi” có người bạn làm trong văn phòng cố vấn của ông Thiệu. Có lần “moi” hỏi ông ấy: Báo chí phê phán ông Thiệu tham nhũng dữ vậy mà anh chịu làm việc trong phủ tổng thống với ông ta. “Ông” biết ông bạn “moi” trả lời sao không”?

-“Trả lời sao?” Trắc hỏi.

-“Ông ta bảo, “Ông Thiệu là người nhân hậu.”

-“Đúng đấy anh Hải. Ông Thiệu là người nhân hậu.”

-“Cậu ông thì ông khen. Em của mẹ mà.” Tôi đùa.

-“Không đâu anh. Ông Thiệu có tính tốt, tính xấu. Để tui kể anh nghe. Tui là cháu ổng mà. Nhưng anh biết, tui rất vô tư, công bằng.”

Trắc kể tiếp:

-“Năm tui học lớp Đệ Nhứt, cùng vài đứa bạn rủ nhau đạp xe từ Phan Rang lên Đà Lạt chơi. Nửa đường, gặp cây cầu, dưới là suối nước trong veo, bèn rủ nhau xuống tắm chơi, “đường xa, tắm mát”. Gặp ông Thiệu đi ngang – ông đang làm Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị – Ông dừng lại, cho mỗi đứa hai chục – cọng chung năm đứa là một trăm. Tui chê ít. Ông cười nói: “Tao ở lính, không có giàu”. Tính ông thương con cháu, nhưng tiết kiệm lắm.”

– “Hồi đó nghèo, sau nầy giàu.” Tôi nói.

-“Làm tổng thống, ông vẫn vậy anh à. Tết, con cháu vô Phủ Tổng thống chúc tết hai ông bà. Ông lì xì mỗi đứa hai trăm, cháu gái cũng như cháu trai. Tụi tui chê ít. Ổng cười: “Làm tổng thống không phải để làm giàu.”

Tôi kể: “Ông Thiệu có ở Huế một thời gian, nay nhiều người còn nhắc tới ông.”

-“Tốt hay xấu?” Trắc hỏi.

-“Đừng lo. Ông Thiệu không phải là người ưa làm việc xấu.” Tôi trả lời.

-“Ông Thiệu có thời làm tư lệnh Sư Đoàn 1.”

-“Không phải. Thời còn đi học, trước 1945. Hồi đó ông thuê nhà ở phía trên dốc Nam Giao, học ở Pellerin.”

-“Nhà ông ngoại tui đâu có giàu mà thuê nhà cho con ở đi học. Tui nhớ rồi. Theo lời ông Thiệu kể là chuyện là như thế nầy. Hồi đó dân Phan Rang ra học Huế cũng đông. Ông bèn thuê một căn nhà, năm bảy người ở chung, nấu ăn chung cho đỡ tốn. Ông Thiệu đứng ra gom tiền trả tiền nhà, “đi chợ nấu cơm”, thành ra ông tiết kiệm được tiền cho cha mẹ. Mẹ tui khi kể chuyện ấy, mắt đỏ hoe vì thương em. Ông Hiếu đi học trước, rồi giúp các em. Anh em đùm bọc nhau như người Việt Nam mình đó anh.”

-“Cũng là chuyện của “moi” đó Trắc. Mười bốn tuổi, “moi” trốn nhà vô Huế “tha phương cầu học”, ngày làm học trò, tối làm thầy giáo gõ đầu mấy đứa con nít tiểu học, kiếm cơm ăn. Đời học sinh nghèo buồn lắm ông à.”

-“Anh biết không? Ông Thiệu rất người.” Trắc nói.

-“Chuyện gì?” Tôi hỏi.

-“Buồn cười lắm anh. Một hôm, ông Thiệu ngồi xem TV. Ông Kỳ xuất hiện trên màn hình, cười cười, nói nói, bộ râu kẽm nhúc nhích. Ông Thiệu nói: “Xem cái miệng thằng Kỳ, giống như lỗ đít người ta.” Ngồi bên cạnh ông, tui cười thầm. Đúng là “mặn mất ngon, giận mất khôn”, chớ tui không hỗn láo với ông Thiệu. Tui nghĩ: Tổng thống mà nói miệng phó tổng thống như thế thì miệng tổng thống giống cái gì.”

Tôi nói: “Ông Thiệu tức giận ông Kỳ là đúng đấy. Mỗi người mỗi thời. Ông Kỳ từng làm lãnh đạo miền Nam ba, bốn năm, múa may thế cũng đủ rồi, tiếc gì nữa mà còn thọc gậy bánh xe ông Thiệu. Ai không giận.”

Một lúc, tôi nói tiếp: “Ông Thiệu biết mình biết người lắm đấy. Khoảng 1972, ông Thiệu mời ông Nguyễn Văn Hai, lúc ấy đang làm Phó Viện Trưởng viện Đại Học Huế vào Phủ Tổng Thống nói chuyện gì không biết, đóng cửa phòng 3 giờ đồng hồ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Không ai biết hai ông nói chuyện chi: Cải tổ chính phủ, cải cách xã hội, cách mạng giáo dục… Bấy giờ ông Thiệu đang bị vây bủa với nhiều khó khăn… Nhưng sau đó ông Hai không nhận một chức vụ gì cả.”

-“Tui có biết chuyện đó.” Trắc nói.

-“Ông Thiệu kể lại hả?” Tôi hỏi.

-“Không. Nhưng có lần ông Thiệu nói. “Dân Huế chỉ có thể làm cách mạng, không làm chính trị được.”

-“Có lẽ dân Huế chịu ảnh hưởng những “nhà Cách Mạng” Phan Bội Châu, Hỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Võ Bá Hạp… với các ông vua Thành Thái, Duy Tân, nhất là ông Duy Tân.”

-“Có mấy người Huế, khi ông làm to, họ nhờ cậy ông việc gì đó, ông không từ chối.”

-“”Moi” cũng nghe nói vậy.” Tôi nói tiếp.

Khi tui chuẩn bị nhập ngũ, đến thăm ông, ông bảo: “Con trai là phải hào hùng.” Vì vậy, khi tui ra trường Bộ Binh, tui đi Nhảy Dù. Mẹ tui thấy tui đội mũ đỏ, mẹ tui khóc, nói với ổng: “Chị chỉ có một thằng con trai. Lỡ nó chết sớm, sau nầy ai hương khói cho chị?” Ông Thiệu phải nói trại đi: “Mũ đỏ nầy là lính của tui, của phủ tổng thống, không phải lính Dù.” Thành ra bọn tui, con cháu ông, đi lính toàn là “dân đánh đấm”, không đứa nào nhờ ông để khỏi đi tác chiến cả. Sau nầy, biết tui đi Dù, mẹ tui khóc hoài, ông mới rút tui ra khỏi Dù.”

-“Ông là dân Phan Rang, tui muốn hỏi ông một điều. Phan Thiết thì giàu có, phát triển, trong khi Phan Rang thì nghèo, coi như vùng đất chết?”

– “Tui cũng nghĩ như anh, nhưng cũng chịu, không giải thích được.”

– “Đà Lạt là nơi ăn uống vui chơi. Hải sản chở từ Phan Rang lên Đà Lạt, phải ngắn hơn từ Phan Thiết lên Đà Lạt không? Vậy mà Phan Rang không mở mang như Phan Thiết được. Bộ ông Thiệu, tỉnh trưởng Ninh Thuận không có con mắt nhìn như mình sao?”

– “Ông Thiệu biết chớ anh. Những năm ông làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị, ông về thăm Phan Rang hoài mà. Còn như ông đại tá Tự là con nhà nòi mà anh. Dở sao được.

– “Ông Tự là con trai nhà cách mạng Trần Văn Thạch phải không?”

-“Ông Thiệu chọn ông Tự làm tỉnh trưởng Ninh Thuận là chọn lựa kỹ lắm. Nhóm Trotskyist miền Nam nầy toàn trí thức học bên Tây về không. Cỡ như Tạ Thu Thâu giỏi hết chỗ chê. Cộng Sản sợ lắm, đem giết trước mọi người.”

– Nhưng “moi” vẫn bị ám ảnh về Ninh Thuận, đất tận cùng. Tận cùngVương Quốc Champa. “Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.” Đất ma quái “ông”, sống làm sao được.

-“Chiến tranh anh à. Chiến tranh, chỉ có giết nhau mà thôi.

(Tôi vẫn nhớ lời Trắc nói vậy: Chiến tranh. Nhưng năm 2016, về Phan Rang, đi dọc bãi biển Cà Ná, Ninh Chữ… Biển đẹp thế mà đất nước vẫn vậy. Dân tình có khá giả nhờ hòa bình, nhưng phát triển thì không. Linh hồn oán hờn của các ông vua Chàm, Chế Mân, Chế Củ vẫn còn đâu đây, trong tiếng gió hú ban chiều hay tiếng sóng gầm lúc nửa đêm…)

xxx


-“Báo chí nói ông Thiệu hay khoe ông có chân mạng đế vương.” Tôi hỏi Trắc.

-“Trong gia đình, vừa chơi vừa thiệt, ông Thiệu thường nói vậy. Một lần nhân dịp tết, – ngày Tết, ông Thiệu hay bày đánh bài cào, nhân dịp con cháu đến chúc Tết. Có lần, ông được bài – thường thì ông hay được bài – xì lác – hốt trọn – ông nói đùa khi có ông Nguyên ngồi bên cạnh: “Tui nói rồi. Có chân mạng đế vương mới ăn trọn như tui. Thằng Nguyên thua được chi cũng không làm tổng thống như tui được.” Ông Nguyên là em rể phu nhân tổng thống, tức là chồng người em gái bà Thiệu.

Ông Nguyên làm giám đốc Hải Long Công Ty – công ty độc quyền phân bón. Báo chí phanh phui, lên án ông Thiệu bao che. Thượng Viện điều tra. Điều tra xong, nghị sĩ Trần Trung Dung đem nguyên hồ sơ vào “ăn sáng” với ông Thiệu. – Ông Thiệu thường tổ chức “ăn sáng” với một số “nhân vật cao cấp” để nói chuyện riêng. Khi ông Trần Trung Dung đưa tập gồ sơ điều tra cho ông Thiệu coi, ông Thiệu cầm hồ sơ để sang phía bên kia, xa chỗ ông Trần Trung Dung, nói: “Có đáng gì đâu. Mấy ông phải hiểu tui, để cho tui yên.” Sau đó, ông Trần Trung Dung ra về, với hai bàn tay không. Tập hồ sơ điều tra về vụ Hải Long công ty, bị giữ lại trong Phủ Đầu Rồng.

Tôi có hỏi anh HVX, người “dựng” lên đảng dân Chủ cho ông Thiệu, làm trong văn phòng “phụ tá Ngân”, về câu chuyện trên của Trắc, và hỏi thêm “Không phải tiền bạc là do các tỉnh trưởng “đóng hụi chết” cho ông Thiệu.”

Anh HVX cười, trả lời mạnh bạo: “Làm chi có chuyện đó.”

-“Vậy thì tỉnh trưởng là của ai?

-“Ông Thiệu thường chia quyền. Các tướng Tư Lệnh Vùng chọn tiểu khu trưởng, tức là chọn tỉnh trưởng, nên thường có chuyện lôi thôi xảy ra. Tai tiếng nhứt là tướng Toàn ở vùng 2, tỉnh trưởng là đệ tử ruột của tướng Toàn. Tướng Nghi thì mang tiếng ở vùng 4, nhất là vụ ông già Lê Văn Duyện ở Bến Tranh. Đứng đắn nhất là tướng Trưởng ở Vùng 1. Vụ “đại tá gỗ” tới tai tướng Trưởng nên Trung Tá Đỗ Kỳ được lệnh nắm ngay ghế tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị.

Anh HVX còn kể, mỗi khi các tỉnh trưởng về họp với tổng thống để nhận chỉ thị, – như trong các cuộc bầu cử chẳng hạn, trong khi đang họp thì đại tá Cầm đi lấy tiền đâu đó, đem về chi cho các tỉnh trưởng, mỗi người trên dưới mười triệu – con số thường là mười triệu – Các tỉnh trưởng nhận tiền về địa phương thi hành việc gì đó do tổng thống giao phó.

Tôi nói: “Tui tưởng ngược lại chớ, mỗi lần về là phải đóng hụi chết cho tổng thống chớ.”

Anh X. không trả lời tôi, lại nói:

– “Có lần ông Thiệu giải thích: Không đưa tiền cho tụi nó, – tụi nó là các ông tỉnh trưởng đấy – tụi nó về địa phương mượn danh tổng thống để làm tiền dân, kêu gọi quyên góp để làm việc nầy, việc kia cho tổng thống.”

Kể chuyện đó lại với Trắc, tôi nói: “Thật “moi” cũng không ngờ có “chuyện lạ” như thế. Hồi “cậu Cẩn” còn làm lãnh chúa, các tỉnh trưởng không những phải đóng tiền mà còn đóng hươu, nai, trăn, rắn cho “sở thú” của “cậu” nữa.

– “Ông Thiệu “tinh ranh” lắm anh, ông biết mấy cha tỉnh tưởng mượn danh ông mà làm tiền dân. Nhiều vụ cũng kẹt, ông Thiệu không làm gì được, như vụ đại tá Kh., thị trưởng Đà-Nẵng.

– “Vụ đó “moi” cũng biết, khi ông Lâm Sĩ H. đóng cho đại tá Kh. ba trăm ngàn, đại tá Kh. nói: “Đây là phần của tui, còn phần của ông tướng nữa…”

Có lần tôi hỏi Trắc, cũng như anh HVX., tiền tham nhũng của ông Thiệu lấy từ đâu ra? Không rõ. Tuy vậy, có lần Trắc nói với tôi, báo chí thường không nắm vững “thâm cung bí sử” nên viết bậy. Tôi hỏi Trắc việc gì điển hình nhứt, Trắc kể:

– “Chuyện ông Trang Sĩ Tấn tính làm rể ông Thiệu chẳng hạn, làm gì có. Ông Tấn tính làm rể ông Nguyên, nhưng cũng không đi tới đâu. Bên ông Nguyên không chịu vì không “môn đăng hộ đối”. Chuyện nầy tôi chỉ viết đến vậy thôi, viết nữa mất lòng.

Ông Thiệu là người nhân hậu, hiền hay thậm chí nhu nhược?

Người ngoài nhìn vô, sáng hơn chăng? Cũng không hẵn như vậy. Người Tây, người Mỹ, dù họ có bác ái – bác ái Công Giáo – cũng không giống với Từ bi, Hỷ xả của Phật, lại giống với cái Tâm, “tấm lòng”, với Trời của người Việt Nam. “Không trời ai ở với ai.” cả ông ta với vợ ông, điều mong ước là “đức”. Câu chuyện do Nguyễn Tiến Hưng kể sau đây, nói lên điều họ mong muốn, như mọi người Việt Nam bình thường, không phải do Chúa biểu ban hay lời Phật dạy:

Có lần ông Thiệu hỏi người Mỹ nghĩ thế nào về ông, chúng tôi nói về một hai khía cạnh: Khen có, chê có, rồi thêm: “Tôi nghe một tướng Mỹ nói là tổng thống nhu nhược.” Ông Thiệu hỏi tại sao? Tôi trả lời là ông ấy nói “Tổng thống không cương quyết đủ để ra lệnh tử hình khi cần thiết để làm gương.” Ông nhìn tôi giây lát rồi chậm rãi nói: “Suốt đời, tôi đã tránh không có cái nợ máu.”

Xét ra thì trong suốt thời gian 10 năm ông lãnh đạo, thực sự đã không có tội nhân nào phải ra pháp trường. Trên bàn thờ nhà bà Thiệu ở Newton, Massachusetts, vẫn còn treo một cái bảng với phương châm do chính ông viết rồi cho người thêu chữ thật to “Đức Lưu Quang” (Ánh sáng của đạo đức tồn tại mãi). Bà luôn chỉ vào đó mà dạy con cái phải ăn ở cho có đức.

LTC chú thích: vì trong bài, tác giả Hoàng Long Hải không chú thích đoạn này, nên tôi ghi chú cho rõ: *trích trong Nguyễn Tiến Hưng, Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Hứa Chấn Minh xuất bản, Hoa Kỳ 2010, trang 404*

“Để đức cho con” là ước nguyện của bậc cha mẹ Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày. Ước nguyện đó đã có từ ngàn xưa, trong truyền thống đạo đức và văn hóa của người Việt. Nó không thuộc về một tôn giáo nào cả, dù đạo Phật, Cao Đài, Hòa Hảo hay đạo Chúa, mà chính truyền thống dân tộc, như tôn giáo truyền thống đang tồn tại trên dải đất nầy, và không thuộc tôn giáo nào, nếu tôn giáo đó thiếu vắng văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Nov. 10, 2021

Hoàng Long Hải


$pageOut$pageIn Phân đoạn 14

Phim tài liệu "Việt Nam Việt Nam" bị dấu kín 37 năm

by Bút Sử - Jun. 26, 2009


Vào tháng 8 năm 2008, bộ phim tài liệu gồm nhiều tập được phổ biến tại Hoa Kỳ có tựa "Vietnam A Retrospective" trong đó có tập "Vietnam Vietnam!".
"Vietnam Vietnam" dài 58 phút, do John Ford làm ra, người diễn đạt là tài tử Charlton Heston.
Nội dung chính gồm có hai phần: phản chiến tại Hoa Kỳ và tranh luận (debate) giũa các tổng thống, thống đốc, dân biểu quốc hội.


Có người đưa ra thắc mắc tại sao phim thực hiện xong từ 1971 mà đến gần cuối 2008 mới đưa ra phổ biến? Một nhận xét cho rằng giai đoạn 1971 đang là phong trào phản chiến cao độ, xao động cả toàn dân Mỹ đến độ chính phủ phải đưa ra giải pháp "rút quân." Việc "Pentagon Papers" của Daniel Ellsberg là một bất lợi vô cùng to lớn đối với chính sách đương đầu với phe cộng sản tại Việt Nam. Nguyên là nhân viên của Bộ Quốc Phòng từ thời chiến tranh lạnh đến năm 1964, với một chức vụ dân sự trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Việt Nam sau đó, ông Ellsberg lúc nào cũng bi quan về sự chiến thắng trong cuộc chiến mà ông lo là tương quan bị nghiêng về phía cộng sản. Trong "Pentagon Papers" Ellsberg đã tung ra những bí mật của Bộ Quốc Phòng, rất nhiều trang được đăng trên báo New York Times 1971. Hiện tượng này châm ngòi thêm cho phong trào phản chiến, và cũng đi từ những nguyên do này mới có hiện tượng "Watergate" và đưa đến việc tổng thống Nixon phải từ chức.




Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ khởi nguồn từ đầu thập niên 1960, bùng dậy càng ngày càng mạnh vào đầu thập niên 1970. Trong những tổ chức, nhóm chống chiến tranh kêu gọi "hoà bình" phải kể: nhóm "khủng bố nội địa" Weather Underground, Black Panthers (Mỹ da đen ủng hộ cộng sản), Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ, Malcolm X, May 19 Organization, Saul Alinsky, tài tử Hollywood, nhóm hoạt động chính trị điển hình như Bill Clinton, Hillary Rodham Clinton, John Kerry, kể cả mục sư Martin Luther King đã ví quân đội Mỹ tham gia tại Việt Nam cũng giống như quân Đức Quốc Xã tại Âu Châu, v.v...Nặng nề hơn hết là sự xách động sinh viên của hằng chục trường đại học như Berkley ở California, Harvard và Boston ở Massachusetts.

Tài liệu cho thấy trong giai đoạn này, hằng năm quốc tế cộng sản đã chi ra riêng 3 tỷ Mỹ kim lo việc tổ chức biểu tình phản chiến tại Hoa Kỳ. Tài liệu cũng đưa ra cái gọi là "toà án nhân dân" của quốc tế phán tội người Mỹ tại Việt Nam được tổ chức tại Sweden và Denmark vào các năm 1966-1968, do hai nhân vật chống chiến tranh mệnh danh là triết gia Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre. Phần tài chánh lớn chi phí cho việc thực hiện "toà án" này lại do chính nguồn tiền từ Hà Nội gửi sang (Financing for the Tribunal came from many sources, including a large contribution from the North Vietnamese government after a request made by Russell to Ho Chi Minh -Source from Wikipedia).

Năm 1968, khi nằm trong tù tại miền Bắc, nghe đài Hà Nội loan tin ca ngợi "toà án nhân dân quốc tế," ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã làm bài thơ như sau

Gửi Bertrand Russell

Ông là một bậc triết nhân.
Nhưng về chính trị ông đần làm sao.
Ông bênh Việt Cộng ồn ào.
Nhưng ông hiểu chúng tí nào cho cam.
Mời ông tới Bắc Việt Nam.
Xem nô lệ đói phải làm ra sao.
Mời ông tới các nhà lao.
Xem bò lợn được đề cao hơn người.
Không ai kêu nổi một lời.
Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm.
Xem rồi ông mới hờn căm.
Muốn đem bọn chúng ra bằm ra văm.
Tuổi ông ngót nghét một trăm.
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy.
Về môn "cộng sản học" này!


(trong thi tập Hoa Địa Ngục by Nguyễn Chí Thiện, Tú Quỳnh USA xuất bản 1980)



Nói như thế để chúng ta thấy nguyên do chính của sự bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà và dọn đuờng cho cộng sản Bắc Việt ồ ạt dùng vũ khí đạn dược Nga Tàu cưỡng chiếm miền Nam. Do vậy mà miền Nam thua là thua từ chính trị tại Washington chứ không phải thua từ quân sự tại trận chiến. Lấy võ khí đâu để đối đầu với lực lượng súng đạn của Nga Tàu? Việc sắp đặt rút khỏi Việt Nam để nhường cho cộng sản rõ ràng nhất qua hiệp định Ba Lê ngày 27/01/1973, mặc dù trong đó đã ghi rõ miền Bắc không thể dùng võ lực để xâm lăng miền Nam, nhưng không ai tin được là cộng sản sẽ tuân thủ.


Như vậy thì lý luận cho rằng sở dĩ phim "Vietnam Vietnam" bị "cất kín" hơn 37 năm qua là vì nhu cầu của sự "tuyên truyền" thông tin chính nghĩa không còn cần thiết nữa khi hồi ấy, Quốc Hội Hoa Kỳ đã & đang bàn bạc bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà ... xem ra cũng có lý. Hơn nữa, Ủy Ban gọi là USIA (United States Information Agency) có thẩm quyền cho phim "Vietnam Vietnam" xuất hiện ra với công luận hay không thì họ cũng đã có quyết định.



Phim tài liệu này đưa ra hai mặt: chống và ủng hộ cuộc chiến. Như thế để người xem tự tìm ra đâu là sự thật, đâu là chính nghĩa, tại sao Hoa Kỳ phải nhúng tay vào Việt Nam.
Truớc khi cuộc chiến bùng nổ, người Mỹ đã chụp bằng satellite nhiều hình ảnh nơi vũ khí đạn dược Nga Tàu được cộng sản chôn giấu trong Nam để chuẩn bị trước cho cuộc chiến xâm lăng miền Nam ngay sau Hiệp Định Genève 1954. Hình ảnh trong phim rất sinh động, cảnh cộng sản thảm sát đồng bào vào Tết Mậu Thân 1968, những mồ chôn tập thể tại Huế, qua chủ trương "tiêu thổ kháng chiến," cộng sản đốt nhà dân trước khi rút quân ... làm phụ nữ và trẻ con chết loạn xạ v.v.

Ở đây chỉ điểm qua một vài nét nói lên tội ác của cộng sản Việt Nam mà nhân loại ngay thời điểm đó đã không quan tâm đúng mức. Hằng ngàn nạn nhân bị cộng sản tàn sát tại Huế thì không được bàn luận phổ biến rộng rãi, trong khi sau đó vài tháng, hiện tượng Mỹ Lai chỉ có trên bốn trăm nạn nhân thì quân đội Hoa Kỳ bị kết án nặng nề, mặc dù cá nhân viên sĩ quan phi công dội bom đã bị đưa ra toà án quân đội xử lý công minh. Truyền thông phản chiến cũng là công cụ góp phần đưa đẩy việc bỏ rơi miền Nam.


Hình ảnh những sinh viên tại Hoa Kỳ biểu tình rầm rộ với cờ đỏ sao vàng của Bắc Việt và cờ xanh đỏ của cộng sản miền Nam. Một người đàn ông tị nạn cộng sản gốc Hung Gia Lợi có mặt trong buổi biểu tình tại Saigon có một số sinh viên Mỹ. Cũng như Nguyễn Chí Thiện đã cho ông Russell một bài học nhỏ về môn học cộng sản trong lời thơ, ông Hung Gia Lợi này đã ít nhất đưa ra một vài ý niệm về bản chất của chế độ cộng sản.

Ông tức giận bày tỏ với đám đông xung quanh rằng:

"Các người thật là ngu ... Tôi là một chiến sĩ tự do ... Một điều rất là sỉ nhục khi các người đang làm những chuyện đối với chính quốc gia mình. Tôi cảm thấy nhục cho nước Mỹ. Tôi không phải là một người Mỹ. Tôi là người Hung Gia Lợi. Người ta phải chết cho con cháu, cho tương lai con cháu, cho tự do của con cháu. Các người bị hướng dẫn sai lầm. Trong tận cùng, các người là những thành phần tốt, có lương tâm. Các người muốn sự nhân đạo tuyệt vời, nhưng nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản. Hãy tới nước Hungary, Chezlovakia ... Những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ, những người Việt đó xứng đáng được tuyên dương, và mỗi người Mỹ đang chiến đấu chống cộng sản là một anh hùng."
(You are stupid, idiot, you know ... I am a freedom fighter ... It's disgraceful for what you are doing here for your own country. I am ashamed for America. I am not an American. I am a Hungarian. People have to die for their children, for their future, for their freedom. You are mislead. Deep inside you, you are very very decent people. You want the best humanity, but humanity is finished in the communist countries. Go to Hungary, Chezlovakia ... The people are fighting for freedom, every Vietnamese should get a medal and every American who fights communist is a hero ...)


Phim đã đưa ra hình ảnh và những phát biểu của các chính trị gia Hoa Kỳ: một số tán đồng rút quân, cũng như thành phần tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa. Đặc biệt hơn hết là thống đốc California, 1967-1975, ông Ronald Reagan. Ông đưa ra lời tuyên bố:



"Đành rằng chuyện gì thì chuyện, giá trị cao tột của đồng bào chúng ta thì không gì có thể sánh được ... Nhưng ... Thực tình thì bạn có đưa ra được nổi một lằn ranh để định giá sự sống của một người Mỹ không, giả như rằng, để cứu một mạng người Mỹ, thì bạn có lẽ phải chấp nhận để hằng ngàn người Việt Nam phải chết chăng? ... Mạng người là mạng người, ai cũng như ai. Một thực tế hiển nhiên nhất đã xảy ra là gần 2 triệu người miền Bắc đã đi cư bỏ chạy vào miền Nam để trốn thoát chế độ cộng sản. Vậy đó có phải là một dấu chỉ cho thấy rằng chính phủ trong Nam này không phải là đại diện cho nguyện vọng của dân chúng hay không? Chấm dứt chiến tranh đâu chỉ là chuyện quá ư đơn giản bằng cách kêu gọi ngừng chiến và trở về nhà, bởi vì cái giá phải trả cho thứ hoà bình đó là cả ngàn năm tăm tối cho biết bao thế hệ mà bây giờ vẫn còn chưa sinh ra đời."
[ Le Tung Chau dịch. Bạn đọc chú ý, đây là lời phát biểu của Thống Đốc tiểu bang California Ronald Reagan trong một cuộc họp báo tại Luân Đôn, Anh quốc vào ngày Nov. 3, 1969, nêu nhận định của ông về kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Tổng thống Nixon, mở màn cho tấn tuồng "Khi Đồng Minh Tháo Chạy". ]
(All of it can’t replace the great value of our own people ... But ... Can you really draw a line to whether it ‘s worth one American life ... if that by saving an American life, you subject to probably thousands of Vietnamese to death?... Human life is human life. The very fact is practically two millions of the North Vietnamese fled to South Vietnam to escape the communist regime. Is it indication that this government did not represent the will of the people?... Ending the conflict is not so simple as just calling it off and coming home, because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness of generations yet unborn.)
Nhân đạo bị chấm dứt trong những quốc gia dưới chế độ cộng sản! Nhắc lại lời phát biểu của người tị nạn cộng sản Hung Gia Lợi nói trên, để ứng dụng ngay trong đất nước Việt Nam! Nhiều vụ cộng sản bắt bớ bỏ tù, trù dập những nhà đấu tranh cho nhân quyền chỉ vì họ còn lương tâm làm người trước thảm trạng quốc biến gia vong. Thấm thía hơn khi nghe lại lời tuyên bố của thống đốc Reagan. Những người mang biểu ngữ, khẩu hiệu "hoà bình" chẳng qua là dấu hiệu cho sự tàn sát đẵm máu sau đó. Tổng thống Nixon đã có lần nói: Khi hai bên ký ngưng chiến có nghĩa là chúng ta ngưng (cease), còn cộng sản thì đánh (fire). Hoà bình rồi mà số nạn nhân chết dưới chế độ cộng sản còn cao gấp hai, gấp ba lần khi có chiến tranh! Chết vì vượt biên, chết vì bị bệnh và đói trong nhà lao, chết vì bệnh và thiếu ăn ngoài nhà tù lớn, bị xử tử v.v.. Những thành phần phản chiến lại im re khi nhìn những hiện tượng này, mặc dù trước đó họ xuống đường kêu gọi hoà bình, cho rằng rút quân chấm dứt chiến tranh là hết chết chóc.

Việt Nam đã có ngàn năm nô lệ Tàu. Hơn ba thập niên qua, dưới chế độ cộng sản, có thể là giai đoạn đầu của một thời kỳ dài tăm tối mà thống đốc Reagan đã tiên đoán chăng? Đã có hai thế hệ sống trong tăm tối sau lời phát biểu của ông. Lớp trẻ này không có quyền lựa chọn khi họ được sinh ra đời, nhưng có phải kết quả đó một phần là do thái độ của những người đi trước, mà chính ông Reagan đã bén nhạy nhận biết, trong khi ông cũng bất lực trước ván cờ. Ngay thời điểm này, những ai quan tâm về tình hình chính trị tại Việt Nam đều thấy rằng cái hoạ nô lệ Trung Cộng càng ngày càng rõ nét. Tập đoàn cộng sản tại Hà Nội là một phần tử của Trung Cộng, bị sự chỉ huy của Trung Cộng, ngoan ngoãn thi hành chính sách của Trung Cộng đề ra trên đất nước Việt Nam.

Bài học lịch sử từ lời tuyên bố của ông Reagan cho ta thấy kẻ đi trước có trách nhiệm với người sau, không thể phó thác cho dòng đời đến đâu thì đến. Quan trọng là sự hiểu biết, đi sâu vào tâm lý quần chúng, nhận ra sự thật khi xung quanh có quá nhiều "lộng giả thành chân." Mặc dù cho rằng vấn đề Việt Nam luôn còn là đề tài bàn cãi, phim "Vietnam Vietnam" cho người xem thấy rằng nó ra đời với mục đích nêu rõ âm mưu, thủ đoạn của người cộng sản, cái vô nhân bản trong chính sách, và sự lừa dối là chủ trương, cũng như dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện tàn bạo của họ. Hiểu ra như vậy để không lầm lẫn dễ tin theo những tuyên truyền hoa mỹ, để không bị sách động dễ dàng. Niềm tin con người nên đặt đúng chỗ, nhất là kinh nghiệm lịch sử bằng xương máu mà thế hệ cha anh đã để lại phải coi đó là thước đo lường. Người đi trước, ông Nguyễn Chí Thiện, đã trải qua kinh nghiệm dạn dày để nhận ra rằng:

Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt
1973

trích bài "Thế Lực Đỏ"
trong thi tập Hoa Địa Ngục by Nguyễn Chí Thiện, Tú Quỳnh USA xuất bản 1980




Đạo diễn John Ford


Phim đang phổ biến trên mạng có tựa đề "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973), ông đoạt tất thảy 4 giải Oscars vào năm 1973 ông nhận giải AFI Life Achievement Award (cùng năm Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon). Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!". Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã bị khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp đã thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh Việt Nam, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.

Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng. Nó cho thấy hình ảnh gian ác của Việt cộng bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tấn khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà Nội đối xử tử tế.

Họ cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt Nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng mà nói xin lổi, trong khi VC mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẽ vì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam. Rồi họ còn cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.

Rồi trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Gia Lợi nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bỡi vì tụi bây không biết gì về cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hường một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn cộng sản, và tất cả ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.

Phần 2 nói về sự tranh luận của quốc hội Hoa Kỳ và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam hay không? Thì có người nói chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người Việt Nam và nếu có thắng được HaNoi thì liệu Trung cộng có để yên không?

Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của Thống Đốc Reagan là "Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh nạng người Việt", khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản. và phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu Nam Việt Nam có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi Hoa Kỳ rút quân khi mà những họng súng của Cộng sản trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.

Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, và vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa Hoa Kỳ và nhân dân Nam Việt Nam với cộng sản Bắc Việt, vì đã lỡ nói sa lầy rồi...

Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giồng như những phim của các chế độ cộng sản.

VietnamVietnam by John Ford from hoanggiangthanh on Vimeo.

Mùa Quân Lực 19/6/2009
Bút Sử

(You can buy "Vietnam A Retrospective" DVD on www.amazon.com) .

$pageOut$pageIn Phân đoạn 15

‘Người Mỹ đã Phản bội Chúng tôi’


Tuần báo Đức ngữ Der Spiegel Magazin phỏng vấn Tổng Thống Thiệu
'The Americans betrayed us'
‘Die Amerikaner haben uns verraten’
from Der Spiegel Magazin (December 10, 1979)



LTC: Ngày 10 tháng 12/1979, Tuần báo Đức ngữ Der Spiegel Magazin chạy đăng bài phỏng vấn Tổng Thống Thiệu [ với tựa đề "Die Amerikaner haben uns verraten", p. 197-213. ].

Trong chủ đề bài phỏng vấn này, tôi làm post này gồm có 4 phần: 3 bản Việt dịch và 1 bài tường thuật ngắn của bà Bùi Thị Quỳnh Hoa [ hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Bà Hoa là con gái của Chính trị viên Quân đội Bắc Việt Bùi Văn Tùng (người dẫn quân VC Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng Tư 1975) - Bài kể lại này (năm 2021, không đề tháng) do bà Hoa gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ và BBCVietnamese đã đăng vào Apr. 29, 2021 với tựa ‘Ly kỳ’ nhà báo Tây Đức phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ].

Bản dịch đầu, chi tiết hơn cả, được trích từ sách “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, do Hứa Chấn Minh USA xuất bản 2010 [ với tựa đề ‘Người Mỹ đã Phản bội Chúng tôi’ - Chương 20, từ trang 417 – 444 ]. Và chúng tôi có đăng thêm vài trang nguyên văn Anh ngữ với bút tích chỉnh sửa của Tổng Thống Thiệu, cũng trích từ sách của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng
Bản dịch thứ nhì, do nhà văn Phạm Thị Hoài dịch, với tựa đề ‘Hòa Bình của Nấm Mồ – Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979’, đăng cùng ngày 28.4.2015 trên Website của nhà văn và trên Tuần báo Trẻ (Hoa Kỳ).
Bản dịch thứ ba, do dịch giả Nguyễn Viết Kim dịch, với tựa đề ‘Tuần Báo Der Spiegel Phỏng Vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu’, không đề năm, được đăng lại trên Diễn đàn Việt Thức Oct. 2, 2017 và Tạp Chí Cỏ Thơm phổ biến dạng PDF cũng không đề năm, nhưng có lẽ là sau 2015.



1) Bản dịch Nguyễn Tiến Hưng 01

$pageOut$pageIn Phân đoạn 16

Bản dịch Nguyễn Tiến Hưng 02
$pageOut$pageIn Phân đoạn 17

Bản dịch Nguyễn Tiến Hưng 03
$pageOut$pageIn Phân đoạn 18

Bản dịch Nguyễn Tiến Hưng 04
$pageOut$pageIn Phân đoạn 19

2) Bản dịch Phạm Thị Hoài

Hòa Bình của Nấm Mồ – Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Th4 28, 2015
Phạm Thị Hoài dịch

http://www.procontra.asia/?p=6225



Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để “bóp nát trái tim Hoa Kỳ”. Vì sao ông lại cản trở như vậy?

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.

Spiegel: Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ – trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam.

Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.

Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.

Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.

Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía…

Spiegel: … và mang tính tượng trưng?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc “phi Mỹ hóa” cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: “Hãy giúp chúng tôi giúp ông.” Tôi đáp: “Tôi giúp ông giúp chúng tôi.” Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng “đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác.”

Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Ba Lê, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.

Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: “Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận.” Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”

Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.

Spiegel: Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Ba Lê có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng “lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất.”

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?

Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.

Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

Spiegel: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: “Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!” Hoặc: “Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ.” Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: “Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về.” Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: “Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ.”

Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói “Không”, nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.

Spiegel: Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.

Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.

Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

Spiegel: Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?

Spiegel: Tức là ông đã thông báo cho họ?

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: “Nhát như cáy”. Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.

Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

Spiegel: Kissinger viết: “Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác.” Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những “chiến thuật né tránh” mà “người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc” ra dùng.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.

Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Ba Lê không đến nỗi tồi?

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.

Spiegel: Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao “trí tuệ”, “sự can đảm”, “nền tảng văn hóa” của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào “thái độ vô liêm sỉ”, “xấc xược”, “tính vị kỷ chà đạp” và “chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng” trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra “sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực”. Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.

Spiegel: Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

Spiegel: Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là “đồ chó đẻ” (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết “thế nào là tàn bạo”.

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.

Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ “lòng oán hận độc địa”.

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn “thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng” của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu “theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề”, rằng ông “chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện”.

Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.

Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Ba Lê, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?

Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?

Spiegel: Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.

Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một “thỏa thuận danh dự”. Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: “Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ.” Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: “Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự.”

Spiegel: Kissinger viết như sau: “Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh.”

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.

Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: “Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt.”

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.

Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

(Nguồn: “Die Amerikaner haben uns verraten”, tạp chí Spiegel số 50/1979. Những người thực hiện: Engel, Johannes K., Lohfeldt, Heinz P.)

Tuần báo Trẻ (Hoa Kỳ), 28.4.2015


$pageOut$pageIn Phân đoạn 20

3) Bản dịch Nguyễn Viết Kim

[Dịch giả Nguyễn Viết Kim đã theo học, tốt nghiệp, làm việc tại đại học Stuttgart (Universitaet Stuttgart), Đức Quốc, 1966-1978]

Nguyễn Viết Kim: Bài chuyển ngữ cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1979. Đây là cuộc phỏng vấn duy nhất được biết đến trên một tờ báo có kích thước quốc tế; cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền từ năm 1967 đến 1975 trong Đệ Nhị Cộng Hoà. Ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống ngày 22 tháng 4 năm 1975; một tuần sau, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội cộng sản tiến vào Saigon.

Ông đã rời khỏi Saigon sau khi từ chức, lưu lại một thời gian ngắn tại Đài Bắc, rồi qua Luân Đôn, ông thọ 78 tuổi, mất năm 2001 tại Boston, Hoa Kỳ.

Der Spiegel là một tuần báo lớn nhất Âu Châu với số phát hành gần 1 triệu số mỗi tuần, Đức Ngữ là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất tại Âu Châu, Anh Ngữ thông dụng, Pháp Ngữ và Tây Ban Nha Ngữ được ưa chuộng. Hai ký giả Von Johannes K. Engel , Heinz P. Lohfeldt là cộng sự viên cao cấp của tuần báo Der Spiegel với trụ sở chính tại thành phố Hamburg, Đức Quốc.

Tờ báo cho biết ông Thiệu đã xem xét lại cẩn thận từng trang và đặt điều kiện chỉ được phép công bố sau khi có sự thoả thuận của hai bên. Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Luân Đôn, Anh Quốc.

Nguyên tác đăng trong số 50 năm 1979 với tựa đề – Ông Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: Người Mỹ đã phản bội chúng tôi.


„Die Amerikaner haben uns verraten“, Nguyen van Thieu – DER SPIEGEL 50/1979
SPIEGEL ONLINE, Hamburg, Germany

Der Spiegel: Thưa ông, trong cuốn hồi ký ông Henry Kissinger cho biết là trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1973, Hoa Kỳ cố gắng hòa đàm để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân, làm nát vụn quả tim Hoa Kỳ, lúc đó ông Kissinger là trưởng đoàn hòa đàm và ông là tổng thống, lý do nào khiến ông tạo trở ngại cho việc hòa đàm.

Ông Thiệu: Hoàn toàn vô lý với cáo buộc đó, nếu tôi gây trở ngại thì đã không có thoả ước hòa bình năm 1973, dù mọi người đều biết, đó không phải là một hòa bình tốt đẹp qua những hậu quả rõ ràng. Ông Kissinger đại điện Hoa Kỳ, với tư cách tổng thống Việt Nam Cộng Hoà tôi có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi thiết yếu của nước tôi.

Tôi nhiều lần nhấn mạnh với tổng thống Nixon và tiến sĩ Kissinger: đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc rút bỏ một số vị trí trong một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam không có gì là thiết yếu, song với chúng tôi đó là việc sinh tử cho đất nước.

Der Spiegel: Ông Kissinger cho biết sau cùng thì ông đồng ý với thoả thuận hòa bình, song ông ta cũng nói thêm là vì sự cản trở của ông nên cuộc hòa đàm kéo dài rất lâu và ông chấp thuận đề nghị của Hoa Kỳ với ý nghĩ thầm kín là chắc Hà Nội sẽ từ chối.

Ông Thiệu: Không đúng, với một cuộc chiến kéo dài gần 30 năm, cuộc thương thảo để kết thúc cần nhiều hơn vài ba ngày hay vài ba tháng. Tôi hiểu là đối với Hoa Kỳ, đến để trợ giúp chúng tôi, đây là thời gian tham chiến lâu nhất trong lịch sử của quốc gia, vì thế Mỹ muốn kết thúc mau lẹ, song chúng tôi cần một nền hòa bình lâu dài, bền vững.

Der Spiegel: Ông Kissinger cho rằng ông không muốn hòa bình và thầm mong là phía Bắc Việt cũng thế, vì vậy ông chỉ đồng ý ngoài mặt với các đề nghị của Hoa Kỳ và tin chắc là không bao giờ sẽ đưa đến một thoả ước, phải chẳng ông tráo trở không thật lòng với hy vọng không bao giờ phải đưa ra ý kiến thật của mình.

Ông Thiệu: Không thể nói là một dân tộc phải chịu đựng đau khổ trên 30 năm lại muốn kéo dài chiến tranh, ông Kissinger muốn có thoả hiệp thật nhanh để rút quân và tù binh Mỹ được trao trả, có thể đó là chính sách rút chạy cấp tốc của Mỹ.

Người Mỹ đến rồi đi, chúng tôi ở trên xứ sở của mình, chúng tôi có quyền đòi hỏi một nền hòa bình lâu dài, không phải chỉ vài năm rồi lại tiếp nối với 30 năm chiến tranh.

Der Spiegel: Ông Kissinger cho biết là trong cuộc họp thượng đỉnh vào tháng sáu năm 1969 tại đảo Midway trên Thái Bình Dương, ông đề nghị sự rút quân của Hoa Kỳ.

Ông Thiệu: Trước cuộc họp thượng đỉnh, tin tức báo chí cho biết chính phủ Mỹ dự định sẽ rút một phần quân số tại Việt Nam, tôi nghĩ là chính phủ Mỹ muốn thăm dò dư luận, tiết lộ cho báo chí đăng tin trước đó để đặt chúng tôi trước một sự đã rồi.

Der Spiegel: Như thế ông đã hình dung ra các diễn tiến.

Ông Thiệu: Đúng như vậy, hội nghị thượng đỉnh Midway có hai mục tiêu:

– gặp gỡ giữa 2 tân tổng thống và thảo luận về tình hình Việt Nam;

– đi sâu về một điểm còn đang tranh luận là sự rút quân của Mỹ.

Tôi nằm vững tình hình, không có cái nhìn sai lệch hay hốt hoảng.

Der Spiegel: Khi đề nghị việc rút quân, ông có thực sự nghĩ là có thể đơn độc chiến đấu tới chiến thắng cuối cùng; đây là một cuộc chiến tranh có sự tham dự của hơn 540,000 quân Mỹ với bộ máy chiến tranh khổng lồ mà còn không tạo được chiến thắng.

Ông Thiệu: Tôi không hề đưa đề nghị rút quân, chỉ chấp thuận mà thôi, tổng thống Nixon giải thích cho tôi hiểu là đây chỉ là một việc tượng trưng, ông ta cần có sự ủng hộ của Quốc Hội, của dân chúng vì các khó khăn tại quốc nội. Tôi khuyến cáo là đừng để Hà Nội coi đây là biểu lộ một nhược điểm của Hoa Kỳ.

Der Spiegel: Ông không nghĩ là đây là sự bắt đầu của một sự rút quân toàn diện của Hoa Kỳ?

Ông Thiệu: Tôi hình dung ra đây là sự bắt đầu giảm thiểu quân số tham chiến của Mỹ, song không bao giờ nghĩ là Hoa Kỳ sẽ rút hết quân ra và bỏ rơi Việt Nam. Tôi bày tỏ với tổng thống Nixon là song song với việc giảm thiểu quân số Hoa Kỳ, khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà được tăng cường và với sự giúp đỡ kinh tế, chúng tôi sẽ dần dần tự lập được. Và tôi nghĩ là ông ta muốn có sự tương ứng của Hà Nội đáp lại việc rút quân. Hoa Kỳ đồng ý với tôi về việc rút quân từ từ và song phương (Hoa Kỳ và Hà Nội)

Der Spiegel: và có tính cách tượng trưng?

Ông Thiệu: Tôi hiểu là chiến tranh Việt Nam tạo một khủng hoảng quốc nội tại Mỹ. Tổng thống Nixon giải thích thêm là ông cần nhiều hành động có tính cách biểu tượng để đối phó với việc nội trị. Vài tuần trước đó tại Hán Thành và Đài Bắc, khi thảo luận với tổng thống Phác Chánh Hy và tổng thống Tưởng Giới Thạch, tôi bày tỏ với nhị vị này hy vọng của tôi là sau khi thảo luận với tổng thống Nixon tại đảo Midway, ông ta sẽ chỉ rút quân tượng trưng mà thôi. Song tôi cũng ý thức rằng khi muốn thì Hoa Kỳ sẽ rút toàn bộ quân số tham chiến tại Việt Nam. Vì thế sẽ hợp lý khi giúp đỡ tăng cường quân lực Việt Nam Cộng Hoà tương ứng với việc rút quân Mỹ. Tôi không bao giờ có ý nghĩ là quân đội Hoa Kỳ sẽ ở Việt Nam mãi mãi.

Der Spiegel: Cần lưu ý là Mỹ có đóng quân ở Nam Hàn và Tây Đức

Ông Thiệu: Chúng tôi là một dân tộc kiêu hãnh, chỉ cần sự giúp đỡ và võ khí, chúng tôi không thiếu nhân lực.

Der Spiegel: Nhìn lại thì ông phân tích ra sao về tình hình lúc đó, bộ trưởng quốc phòng Melvin Laird phát biểu một danh từ mới: Việt Nam Hoá chiến tranh. Cho tới lúc đó Hoa Kỳ nói đến: giảm thiểu sự Mỹ Hóa chiến tranh, sự thay đổi thuật ngữ phải chăng ám chỉ rõ ràng là Hoa Kỳ muốn rút lui thật nhanh.

Ông Thiệu: Khi ông Nixon thăm Saigon vào tháng 7 năm 1969, ông ta nhắc lại với tôi là ông rất cần sự ủng hộ của công chúng Mỹ tại quốc nội. Tôi thông cảm, ông ta không hề nói đến sự rút quân theo kế hoạch đã có sẵn của Mỹ. Ông ta nhấn mạnh đến những khó khăn tại Mỹ và sự giúp đỡ của tôi rất cần thiết, chúng tôi đồng ý cộng tác để giúp lẫn nhau và chỉ nói đến sự rút quân từ từ.

Der Spiegel: Chứ không phải theo một kế hoạch Mỹ đã định sẵn hay sao?

Ông Thiệu: Không, ông Nixon lại hứa là sự rút quân kèm theo những biện pháp để Bắc Việt phải có hành động tương ứng và đi đôi với quân viện sẽ kèm theo viện trợ kinh tế để giúp chúng tôi đứng vững.

Der Spiegel: Ông có nghi ngờ là khi cần thiết Hoa Kỳ sẽ rút quân đơn phương?

Ông Thiệu: Tôi cũng có sự hoài nghi, song lúc đó vẫn tin tưởng vào đồng mình Mỹ lớn mạnh.

Der Spiegel: Ông có lý vì trong cuốn hồi ký, ông Kissinger viết là không thể chấm dứt chiến tranh Việt Nam dễ dàng như thay đổi đài trên truyền hình, vì đây là một việc có liên quan đến hai chính phủ, 5 quốc gia đồng minh, và đã có khoảng 31,000 người Mỹ bị thương vong.

Der Spiegel: Hoa Kỳ muốn có sự thoả thuận và chỉ đơn phương rút quân khi cần thiết, ông có đặt điều kiện nào trong cuộc thương thảo giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn.

Ông Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt qua sự thương thảo. Chúng tôi chỉ có một đòi hỏi là những người xâm lăng rút về lãnh thổ của họ.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký là ông đã biết chắc là quân đội Bắc Việt sẽ ở lại miền Nam song ông không hề phản đối cho tới tháng 10 năm 1972.

Ông Thiệu: Đây là một sự dối trá trắng trợn của ông Kissinger, nếu tôi đồng ý về việc quân đội miền Bắc ở lại miền Nam thì đã không quyết liệt phản đối khi trong văn bản dự thảo không có điều buộc quân đội miền Bắc rút quân về Bắc. Đây là điều thiết yếu nhất mà tôi kiên định tranh đấu cho tới phút chót, tôi cho ông Kissinger biết là sẽ không có hiệp định nếu không có điều khoản miền Bắc rút quân về Bắc.

Sau nhiều ngày thảo luận gay cấn, ông Kissinger thú thật là điều này đã được đưa ra 3 năm trước đây song Nga Sô không chấp nhận. Bây giờ tôi nhận ra là Mỹ đã chịu thua Nga và thấy thất vọng vô cùng.

Der Spiegel: Người Nga có thể phản ứng khác, tuy nhiên Hà Nội không quan niệm Nam Việt là ngoại quốc và trong suốt một thời gian dài chối cãi là có sự hiện diện của quân đội Bắc Việt tại miền Nam.

Ông Thiệu: Với trên 20 năm kinh nghiệm chiến trận, chúng tôi học được một điều là không bao giờ tin những tuyên bố của Nga Sô và Bắc Việt. Ngay cả một người mù cũng nhận thấy là có quân đội Bắc Việt tại Ai Lao, Cao Miên và Nam Việt. Chúng ta phải nhìn vào dữ kiện thay vì tin vào những gì địch quân nói.

Der Spiegel: Ông có tranh luận với ông Kissinger về điều này?

Ông Thiệu: Dĩ nhiên là có, và ngay cả với tướng Haig. Tôi đặt câu hỏi với ông ta: ông và tôi đều là tướng lãnh, xin cho tôi biết bất cứ một hiệp định hòa bình nào đạt được khi quân xâm lăng không phải rút ra khỏi nơi họ xâm chiếm. Tôi cũng hỏi thêm: Giả dụ khi Nga Sô được phép có quân trên lãnh thổ Hoa Kỳ, chắc ông không thể nói là có hiệp định hòa bình với Nga Sô.

Der Spiegel: Ông Kissinger trả lời ông ra sao?

Ông Thiệu: Ông ta không có câu trả lời, làm sao trả lời được khi không có một luận cứ vững chắc nào cả.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký: không thể bắt buộc Bắc Việt rút quân về Bắc vì không ai đưa ra hội nghị bàn thảo để bỏ bớt đi những gì đã đạt được trên chiến trường. Ông ta viết thêm: có một điều khoản trong hiệp định Ba Lê không cho xâm nhập, rồi đi đến kết luận là: lực lượng quân đội Bắc Việt sẽ bớt đi dần dần rồi không còn nữa với thời gian vì không còn được xâm nhập.

Ông Thiệu: Dưới cái nhìn của tôi, chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt tiến sĩ Kissinger không thông hiểu cách thức thương thảo với Cộng Sản, dù trải qua những kinh nghiệm đau thương lúc hòa đàm với cộng sản năm 1954 và trong chiến tranh Triều Tiên. Khi hội đàm về Ai Lao và Cao Miên, họ cũng không học hỏi và không biết cách thương thảo với cộng sản, cũng không có khái niệm về chiến thuật và chiến lược điều đình của cộng sản.

Chúng ta gặp khó khăn vì một nhân vật như tiến sĩ Kissinger, đại diện một cường quốc và có tiếng là một nhà thương thuyết thuợng thặng, lại tin tưởng là quân đội Bắc Việt sẽ ngừng xâm nhập miền Nam. Nguyên do nào khiến ông ta có ý niệm như vậy ?

Làm sao có thể canh chừng kiểm soát biên giới của miền Nam với Ai Lao và Cao Miên? Ngay cả khi với giả thuyết có 1 triệu kiểm soát viên quốc tế, cũng không thể quả quyết là không có sự xâm nhập. Không hiểu sao ông ta có thể tin vào các điều Bắc Việt tuyên bố.

Tiến sĩ Kissinger có thể tin cộng sản song chúng tôi không tài nào tin họ được. Do đó tôi cứng rắn đòi hỏi sự rút quân của miền Bắc, khi họ muốn hòa bình, tại sao lại muốn quân đội của họ lưu lại miền Nam?

Der Spiegel: Ông Kissinger đối đáp ra sao?

Ông Thiệu: Có gì đâu nữa mà nói, ông ta và chính phủ Hoa Kỳ chỉ muốn rút lui thật nhanh, muốn chắc chắn nhận được tù binh. Ngoài mặt họ giải thích về một giải pháp danh dự, song trong lòng chỉ muốn bỏ của chạy lấy người, song không muốn thế giới và dân Việt oán trách là họ bỏ rơi Việt Nam.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký, sau chiến dich Xuân- Hạ (mùa hè đỏ lửa) của quân đội Bắc Việt vào năm 1972, hình như có sự thay đổi lập trường, Bắc Việt đột nhiên muốn tiếp tục thương lượng song Nam Việt muốn tiếp tục chiến đấu tới chiến thắng.

Ông Thiệu: Điều này hoàn toàn phi lý, tiến sĩ Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng, Bắc Việt đem chiến tranh vào Nam. Chúng tôi đòi hỏi họ rút quân ra khỏi miền Nam, đó là định nghĩa của chiến thắng hay sao. Tôi không đòi hỏi Bắc Việt các điều khoản về tù binh, bồi thường chiến tranh, nhượng đất, tham gia vào chính quyền Hà Nội. Ông Kissinger có ý niệm ra sao về chiến thắng và chiến thắng trọn vẹn.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký, ngày 31 tháng 5 năm 1971 là ngày Mỹ bỏ sự đòi hỏi rút quân song phương trong các cuộc tiếp xúc bí mật với Hà Nội, ông ta nói thêm là ông đã báo trước đề nghị nầy ít nhất ba lần và tổng thống đều chấp nhận.

Ông Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận điều khoản rút quân đơn phương. Từ khi có cuộc họp tại Midway tôi luôn luôn đòi hỏi sự rút quân từ từ và song phương. Khi Hoa Kỳ thay đổi lập trường, luôn áp dụng chiến thuật: khua kiếm trên đầu tôi, nhắc đến công luận Mỹ và nói là dân chúng Mỹ chán ghét ông Thiệu lắm, hay là Quốc Hội sẽ cắt giảm viện trợ. Họ cũng tiết lộ tin tức cho báo chí đăng tải và đặt tôi trước sự đã rồi.

Nếu tôi từ chối, dư luận Mỹ sẽ nói: ông Thiệu đòi hỏi quá nhiều, không muốn cho Hoa Kỳ rút quân, chúng ta sẽ không bao giờ được trao trả tù binh. Vì thế tôi phải cắn răng chấp nhận. Làm sao tôi chống cự được khi bị đặt vào thế chẳng đặng đừng với sự đe dọa cắt viện trợ Mỹ.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký: bất cứ quyết định nào ông đều được hội ý trước.

Ông Thiệu: Họ hỏi ý tôi cho có lệ và sẽ dùng mọi áp lực để tôi phải chấp nhận những gì thuận lợi cho quyền lợi của Mỹ.

Der Spiegel: Ông Kissinger chỉ trích ông về cuộc hành quân Hạ Lào vào năm 1971, ông ta cho rằng ông đồng ý là sẽ tấn công vào mùa khô, thực ra đó là ý kiến của ai?

Ông Thiệu: Đó là ý kiến của người Mỹ, thực ra chúng tôi mong muốn từ lâu có cuộc hành quân đó song không đủ sức thi hành. Khi người Mỹ đưa ý kiến thì chúng tôi đồng ý ngay để mau chấm dứt chiến tranh. Đây là một cuộc hành quân hỗn hợp Việt-Mỹ với sự phân công rõ ràng: quân đội chúng tôi sẽ tác chiến tại Ai Lao, quân đội Mỹ sẽ trợ giúp về không quân, pháo binh; vận chuyển đạn dược, võ khí và có nhiệm vụ tiếp vận từ Việt Nam, từ biên giới đến chiến trường.

Der Spiegel: Tại sao là vậy, không dùng hết hỏa lực và phương tiện chiến đấu, phải chăng vì Quốc Hội Mỹ biểu quyết đạo luật cấm Mỹ can thiệp bằng bộ binh tại Ai Lao?

Ông Thiệu: Tôi nghĩ vậy, chúng tôi thiếu phương tiện vận chuyển võ khí, đạn dược và nhất là tản thương, vì địa thế phải dùng trực thăng, chỉ có Mỹ mới có đủ trực thăng. Nếu biết trước phía Hoa Kỳ không giúp đầy đủ về phương tiện trực thăng thì không khi nào chúng tôi đồng ý cuộc hành quân này.

Der Spigel: Ông Kissinger lại viết là vì phía Việt Nam không có sĩ quan liên lạc hành quân thông thạo Anh Ngữ nên việc hỗ trợ của không quân Mỹ bị trở ngại.

Ông Thiệu: Khi hành quân, nếu không quân không can thiệp được hay chậm trễ thì có thể dùng pháo binh. Trong 3 ngày đầu của cuộc hành quân, sự tổn thất về trực thăng quá lớn, vì vậy các phi công trực thăng Mỹ rất ngần ngừ trong các phi vụ, trong khi kế hoạch hành quân rất cần thiết về sự đúng giờ và yếu tố quy mô. Điều này gây khó khăn cho quân đội chúng tôi.

Der Spiegel: Tinh thần chiến đấu sụp đổ?

Ông Thiệu: Chúng tôi không tản thương được, và các tử sĩ cũng không đem về hậu cứ được, điều này không những làm tinh thần chiến đấu suy giảm mà còn làm chậm bước tiến của cuộc hành quân.

Der Spiegel: Ông Kissinger đưa ra một nguyên nhân khác về sự thất trận, ông viết là tổng thống Thiệu ra lệnh cho các sĩ quan chỉ huy ngoài mặt trận, thận trọng tiến về phía Tây và ngưng tác chiến ngay khi số thương vong lên đến 3,000. Ông Kissinger cho là nếu biết trước điều này thì phía Hoa Kỳ sẽ không đồng ý về cuộc hành quân.

Ông Thiệu: Khi hành quân, không thể định trước chính xác được số thương vong. Tiến sĩ Kissinger quả thật là người có óc tưởng tượng phong phú. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong vòng bán kính của trực thăng vận chuyển để tản thương, tiếp vận và khi cần thì di tản. Ông Kissinger lại viết là lực lượng hành quân của quân lực Việt Nam Cộng Hoà tự ý rút mà không hề thông báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể âm thầm rút lui 10,000 quân lính mà không ai biết?

Der Spiegel: Tức là ông có thông báo cho phía Hoa Kỳ?

Ông Thiệu: Đương nhiên là có. Một phóng viên chiến tranh chụp một tấm hình rồi đăng trên tuần báo Time hay Newsweek, đó là hình chụp một binh sĩ bám vào càng trực thăng di tản và gọi là nhát như thỏ. Làm sao chúng tôi có thể kiểm soát hành động của một người lính, báo chí Mỹ chê chúng tôi nhát như thỏ song không nói đến sự yếu kém tinh thần chiến đấu của phi công trực thăng Mỹ.

Der Spiegel: Một điểm bất đồng giữa Mỹ và Nam Việt là sự ngừng bắn. Trong hồi ký, ông Kissinger viết là từ mùa hè năm 1970, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý nguyên tắc ngừng bắn tại chỗ ngay tại vị trí đang giữ tại chiến trường theo kiểu gia beo, tác giả viết là không nhưng ông đồng ý mà còn nhiệt thành ủng hộ.

Ông Thiệu: Rất đúng vì ngừng bắn là điều đầu tiên để có thoả ước hòa bình, nhưng không phải là nguyên tắc ngừng bắn ngay lập tức, tại chỗ mà phải suy nghĩ để tạo ra thể lệ kiểm soát ngừng bắn ra sao, sự đóng quân để không có sự đụng độ, biện pháp chế tài khi vi phạm.

Der Spiegel: Trong hồi ký, tiến sĩ Kissinger viết: chúng tôi nghĩ là làm việc đồng bộ với tổng thống Thiệu và không hiểu về chiến thuật đồng ý nguyên tắc rồi đòi bàn lại các chi tiết để rút ra như người Việt hay dùng với ngoại nhân.

Ông Thiệu: Chúng tôi là một quốc gia nhỏ làm sao dám tráo trở khi mang ơn Hoa Kỳ với mọi sự giúp đỡ và cần trợ giúp trong tương lai lâu dài?

Der Spiegel: Ông có nghĩ là với hiệp định hòa bình quy định sự rút quân Mỹ và cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam, thì kể như là thua trận rồi?

Ông Thiệu: Không hẳn bi đát như vậy, nếu chúng tôi được Hoa Kỳ trợ giúp đầy đủ như đã hứa. Mặc dù khi ký hiệp định Ba Lê vào tháng 1 năm 1973, chúng tôi ý thức đây là một hiệp ước không thành thật song vẫn tin tưởng là có thể chống lại được sự xâm lặng của miền Bắc.

Có hai điều tạo ra sự tin tưởng: – một là tổng thống Nixon hứa là sẽ phản ứng quyết liệt khi Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Der Spiegel: Nhưng ông ta không nói rõ là sẽ phản ứng ra sao.

Ông Thiệu: – hai là chúng tôi sẽ có quân viện và viện trợ kinh tế đầy đủ để đứng vững.

Nếu chính phủ Hoa Kỳ giữ đúng lời hứa thì chiến tranh có thể còn tiếp diễn song miền Bắc đã không chiếm được miền Nam.

Der Spiegel: Về điểm nầy tiến sĩ Kissinger tán đồng, ông ta cho rằng hiệp định Ba Lê có thể thành công khi Hoa Kỳ phản ứng quyết liệt với mọi vi phạm của miền Bắc, miền Nam cần được viện trợ đầy đủ. Ông cho là sự kiện Watergate làm cho tổng thống Nixon mất sức mạnh của hành pháp, ông nghĩ ra sao về luận cứ nầy.

Ông Thiệu: Tôi không phải là người Mỹ nên không thẩm định được. Chỉ có điều là khi Hoa Kỳ giữ trọn lời hứa thì đó là biện pháp tốt nhất chống lại miền Bắc và chiến tranh có thể tàn lụi.

Der Spiegel: Khi Hoa Kỳ giữ trọn lời hứa, theo ý ông thì hiệp định Ba Lê có thể thành công.

Ông Thiệu: Tôi tin tưởng như vậy.

Der Spiegel: Như thế thì hiệp định này không phải là không tốt đẹp.

Ông Thiệu: Thật ra không phải là một hiệp định thuận lợi cho chúng tôi, nó có nhiều điều lươn lẹo, song đó là lối thoát cuối cùng. Chúng tôi đã ký với sự tin tưởng là được bảo đảm thực thi bởi chính phủ Hoa Kỳ, 12 quốc gia và cơ quan Liên Hiệp Quốc.

Der Spiegel: Trong hồi ký tiến sĩ Kissinger phê bình ác liệt các chính trị gia, ông ta khen tổng thống Thiệu là một nhân vật thông minh, can đảm, học thức. Song kèm theo đó là những lời chê bai rất nặng nề về cá tính khác , tiến sĩ Kissinger cho biết chịu thua về thói quen của người Việt tráo trở với đối thủ mạnh hơn. Tổng thống nghĩ sao về các điều này.

Ông Thiệu: Tôi không muốn đôi co, ông Kissinger có thể khen tặng hay chê trách bản thân tôi. Điều tôi muốn nói là các diễn tiến thực sự giữa Hoa Kỳ và Nam Việt.

Der Spiegel: Chắc phải có nguyên do cho các lời chỉ trích cá nhân nặng như vậy.

Ông Thiệu: Có thể tiến sĩ Kissinger quá tự tôn, nên ngạc nhiên khi phải đối chọi với một cá nhân thông mình và cần cù, hay là ông ta quá ngạo mạn nên không bao giờ nghĩ phải thảo luận với một người Việt có bản lãnh.

Ông Thiệu: Tôi kể ông nghe một câu chuyện xảy ra tại hội nghị Midway, khi gặp gỡ tại tư gia của một vị đại tá hải quân, trong đó có tổng thống Nixon, tiến sĩ Kissinger, cá nhân tôi và một phụ tá, trong phòng có 4 ghế, 1 ghế cao hơn 3 ghế khác, ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao đó.

Der Spiegel: Như trong phim của vua hề Charlie Chaplin về nhà độc tài vĩ đại, nhà độc tài Đức Hitler ngồi trên ghế cao nhìn ngạo mạn nhà độc tài Ý Mussolini ngồi ở ghế thấp hơn.

Ông Thiệu: Tôi vào góc nhà tìm một chiếc ghế có chiều cao tương tự như chiếc ghế của ông Nixon, và ngồi trong tư thế ngang tầm với tổng thống Nixon. Sau đó các người bạn Mỹ cho tôi biết là ông Kissinger rất đỗi ngạc nhiên và không ngờ về cách xử thế của tôi.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký là ông đối xử tệ bạc với ông ta, bỏ hẹn để đi trượt nước, ông viết thêm là tổng thống Nixon có các lời bình phẩm cay độc về ông.

Ông Thiệu: Về những lời bình phẩm cay độc của ông Nixon được trích dẫn, tôi không muốn trả lời vì sẽ phải đôi co trong ngôn ngữ hạ cấp mà một người xuất sứ từ một gia đình đàng hoàng như tôi không thể dùng.

Khi tôi không tiếp tiến sĩ Kissinger và đại sứ Bunker là lúc tôi chưa có câu trả lời cho việc tiếp tục cuộc đàm phán, người Mỹ cần 4 năm, tại sao lại bắt buộc tôi có ý kiến trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Chúng tôi không phải là những người chỉ biết vâng dạ: cá nhân tôi, người dân Nam Việt Nam, Quốc Hội Việt Nam Cộng Hoà. Tôi cần thì giờ để tham vấn.

Der Spiegel: Tiến sĩ Kissinger viết trong hồi ký diễn tả ông là một người có bản tính hằn học hận thù.

Ông Thiệu: Điều đó sai lạc, tôi phải bảo vệ quyền lợi của đất nước tôi. Chắc chắn là có những cuộc thảo luận gay cấn và thái độ của tôi phát xuất từ lòng ái quốc.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết là ông ta thông hiểu thế chẳng đặng đừng của ông. Ông có nhận ra điều thông cảm này của ông Kissinger hay không?

Ông Thiệu: Tôi chỉ nhận ra một điều, đó là áp lực của chính phủ Hoa Kỳ.

Der Spiegel: Ông Kissinger cho rằng, chưa bao giờ tổng thống bàn cãi về nền tảng, nhưng thích cách thức soi mói chi tiết thay vì làm sáng tỏ các điều trừu tượng, thích nói chuyện lòng vòng thay vì đi ngay vào điểm chính.

Ông Thiệu: Hãy hình dung ra trường hợp của tôi, khởi đầu tôi tin tưởng vào Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận bí mật với Hà Nội, có lời hứa của ông Kissinger là sẽ thông báo mọi sự đầy đủ cho tôi rõ. Nhưng họ chỉ cho tôi biết những điều họ muốn tôi biết và dấu nhẹm các việc khác. Tuy vậy tôi vẫn tin tưởng là Hoa Kỳ không thể nào bán đứng nước tôi trong cuộc hội đàm với Bắc Việt.

Chỉ bốn ngày trước khi tới Hà Nội vào tháng 10 năm 1972 với dự thảo hiệp định dự kiến sẽ ký kết tại Ba Lê, phía Hoa Kỳ mới cho tôi xem bản dự thảo bằng Anh Ngữ, dĩ nhiên chúng tôi cần thời gian để nghiên cứu kỹ càng văn bản Anh Ngữ này.

Bản văn này là do Hoa Kỳ và Bắc Việt soạn thảo chứ không phải giữa Hoa Kỳ và chúng tôi. Đúng ra phải là dự thảo từ phía Hoa Kỳ và Nam Việt, rồi đưa cho phe Bắc Việt thảo luận.

Nhưng đây là một bản văn bằng Anh Ngữ do Hoa Kỳ và Bắc Việt soạn thảo, nguyên do nào mà một hiệp định quyết định vận mạng của cả một dân tộc lại không có văn bản bằng ngôn ngữ của dân tộc đó.

Der Spiegel: Nhưng rồi ông cũng có một văn bản Việt Ngữ do Hoa Kỳ cung cấp.

Ông Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi hỏi điều này và sau cùng ông Kissinger miễn cưỡng đưa cho chúng tôi văn bản Việt Ngữ; và chúng tôi nhận ra ngay nhiều sơ hở trầm trọng. Khi chúng tôi vặn hỏi về tác giả bản văn thì đại sứ Bunker và tiến sĩ Kissinger cho biết là phát xuất từ một người Mỹ trong International Linguistics College và những nhân viên của Bắc Việt. Ai cũng biết là không người Mỹ nào có thể thông thạo Việt Ngữ bằng một người Việt, nhất là không một người Mỹ nào mà chỉ có chúng tôi có thể am tường Việt Ngữ qua cách hành văn của cộng sản. Sự kiện này có phản ảnh sự chân thành của một Đồng Minh hay không ?

Der Spiegel: Nhiều giới chức cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ cho rằng tiến sĩ Kissinger tạm thời trì hoãn, câu giờ để có khoảng cách thời gian từ lúc Hoa Kỳ rút quân cho đến khi miền Nam sụp đổ. Trong hồi ký ông Kissinger bác bỏ nhận định này, riêng ông thì ông nghĩ sao ?

Ông Thiệu: Mục đích của Hoa Kỳ là có chính phủ liên hiệp, bắt chúng tôi phải thỏa hiệp với cộng sản.

Der Spiegel: Ông Kissinger đưa ra nhiều lập luận để phản bác điều này.

Ông Thiệu: Hoa Kỳ chỉ muốn rút quân và được trao trả tù binh Mỹ, rồi tuyên bố trong nước với dân chúng Mỹ: có hòa bình trong danh dự. Đối với công luận quốc tế họ sẽ nói: chúng tôi đã tạo dựng hòa bình, bây giờ là lúc người dân miền Nam quyết định, nếu cộng sản lũng đoạn chính phủ liên hiệp trở thành hoàn toàn cộng sản thì lỗi là tại họ.

Der Spiegel: Ông Kissinger viết trong hồi ký: nguyên tắc hòa đàm của chúng tôi là Hoa Kỳ không phản bội bạn hữu.

Ông Thiệu: Hãy nhìn xem tình hình bây giờ ra sao tại Nam Việt, Cao Miên và toàn cõi Đông Dương. Khi hội thảo với đại diện Hoa Kỳ, chúng tôi luôn có cảm tưởng là họ không những đại diện cho quỷ dữ mà họ còn hành động như vậy nữa.

Der Spiegel: Có bao giờ ông cảm tạ những sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho xứ sở của ông? Tiến sĩ Kissinger viết cay đắng trong hồi ký: cảm tạ và biết ơn không phải là cá tính của người Việt.

Ông Thiệu: Có lẽ chỉ những người bất thường và mất trí mới có thể hạ bút viết như vậy, tiến sĩ Kissinger còn viết trong hồi ký là lo sợ sự trả thù của người Việt đối với những người Mỹ còn ở lại sau khi Mỹ rút hết quân đội ra khỏi miền Nam. Người Việt chúng tôi không bao giờ có hành động trả thù như vậy.

Der Spiegel: Bản thân ông có tự cảm thấy một sự biết ơn với người Mỹ?

Ông Thiệu: Chân tình mà nói, nếu chính phủ Hoa Kỳ không phản bội và đâm sau lưng chúng tôi thì có lẽ dân tộc Việt sẽ mãi mãi cảm tạ Mỹ. Sau một cuộc thảo luận gay cấn với ông Kissinger về văn bản hiệp đình hòa bình, một số vị trong nội các chính phủ mai mỉa là nếu ông Kissinger giúp chúng ta như giúp miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi tuyên bố với các vị đó: nếu ông ta thương thuyết với Bắc Việt để đạt được một nền hòa bình thực sự cho chúng ta, thì miền Nam sẽ xây dựng một bức tượng cảm tạ như người dân Nam Hàn đã xây dựng một bức tượng như thế dành cho tướng MacArthur. Đáng buồn thay thực tế không phải như vậy.

Hậu quả của hiệp định hòa bình nầy: trại tập trung tù cải tạo, nạn đói kém, sự tra tấn, cả trăm ngàn người mất mạng trên Thái Bình Dương khi là những thuyền nhân vượt biển tìm tự do; đây là một cuộc diệt chủng dã man, hệ thống hoá, có kế hoạch hơn cuộc diệt chủng tại Cao Miên. tiến sĩ Kissinger không thể tự hào với nên hòa bình của những nấm mồ như vậy, người Mỹ nên tự xét mình về những hậu quả nêu trên.

Der Spiegel: Xin cảm ơn ông đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.

TS Nguyễn Viết Kim chuyển ngữ $pageOut$pageIn Phân đoạn 21

4) ‘Ly kỳ’ nhà báo Tây Đức phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Dưới đây là Lời thuật lại của bà Bùi Thị Quỳnh Hoa (hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ), là con gái của cựu Chính trị viên Quân đội Bắc Việt Bùi Văn Tùng (người vào Dinh Độc Lập trưa 30 tháng Tư 1975) - Bà Hoa gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ.
BBCVietnamese 6:00 PM | Apr. 29, 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-56914746

Mùa Thu năm 1979, Börries Gallasch đang là phóng viên của Der Spiegel tại London.

Ông Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ cũng đang sống cùng vợ tại căn nhà mang tên Nhà trắng (The White House) ở khu ngoại ô London.

Ông Thiệu mang trong lòng nỗi đau khổ vì bị giới cầm quyền và người Mỹ chán ghét, cho rằng ông là nhân vật cản trở cho hoà bình tại Việt Nam.
Thực sự ông muốn hoà bình theo cách của ông hiểu, để hai miền đầu tiên được tự do buôn bán, trao đổi tình cảm, thư từ rồi sau đó mới là thống nhất về phương thức chính trị lãnh đạo, cho nên ông quyết liệt phản đối hiệp định Paris.

Người Mỹ đã quá chán ghét chiến tranh, họ muốn đi ra thật nhanh trong danh dự. Còn để người Việt tự giải quyết với nhau vì cuộc chiến đã mang danh Việt Nam hoá chiến tranh. Tổng thống Nixon tuy có hứa hẹn sẽ vẫn hỗ trợ cho ông Thiệu nhưng vì để xảy ra vụ Watergate nên ông Nixon cũng phải đối mặt với những khó khăn cho bản thân trước quốc hội.

Người Mỹ gây áp lực cho ông Thiệu từ chức và ra đi để tổng thống Trần Văn Hương, sau đó là Tổng thống Dương Văn Mình lên nhận lãnh nhiệm vụ thương thuyết với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam...

'Như con chim bị trúng thương'

Rồi giờ đây khi ông chăn êm nệm ấm ở xứ sở sương mù thì binh lính của ông đang đau khổ trong trại cải tạo, đồng bào của ông bỏ nước ra đi hiện đang ở trại tị nạn khắp nơi và mang nỗi oán trách ông hèn nhát, rũ bỏ trách nhiệm ra đi mà không ai hiểu được cái thế của ông lúc bấy giờ.

Ông như con chim bị trúng thương. Cái lo lắng ưu tư của ông về thế sự của dân tộc đã thành sự thực cộng thêm cái lo lắng và e ngại với tất cả đám báo chí phương Tây, đang rất tò mò săn tin, đang mong ông sơ hở khi nói ra bất cứ câu tiếng Anh tối nghĩa gây hiểu lầm nào, để quất thêm vào ông, một chiến binh ngã ngựa, để đổ tội cho ông là nguyên nhân thua cuộc của cuộc chiến.

Người Mỹ muốn được xoa dịu là họ ít tội hơn. Báo NOW Anh quốc thậm chí còn gài ông khi ông trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh rằng, "bây giờ ông không còn quyền hành gì để giúp đồng bào thuyền nhân khắp nơi" thì họ lại viết thành "bây giờ tôi chẳng còn mắc mớ gì với họ nữa", ông trờ thành một người có trái tim bằng đá trong đôi mắt đồng bào ông. Khiến ông càng thêm ác cảm và cảnh giác đối với báo chí.

'Những điều kiện khắt khe'

... Và nhà báo Börries Gallasch của Der Spiegel đã đến với sự kiên nhẫn để thuyết phục rất khó khăn ròng rã hai tháng trời để cuối cùng ông Thiệu chấp nhận cuộc phỏng vấn với nhiều điều kiện khắt khe, thay đổi liên tục. Và đây là lời kể của Alice Kelley Gallasch (vợ góa của Boerries) mà tôi biết được, về sự khó khăn đó:

Trích …
"Trong lời mở đầu cho ấn bản ngày 10 tháng 12 năm 1979 của Der Spiegel, trong đó đăng bài phỏng vấn Nguyễn Văn Thiệu, có mô tả về các cuộc đàm phán cam go diễn ra trong khoảng thời gian hai tháng giữa Boerries và Thiệu, trước khi Boerries có thể đảm bảo cuộc phỏng vấn được thực hiện. Trước hết, Thiệu chỉ cho phép được gọi bằng tên Cơ đốc giáo của mình là "Martin."
Ông ta liên tục đưa ra những điều kiện mới. Ông ta phải nhận được một bản sao của mọi thứ. Cuộc phỏng vấn chỉ được đăng trên Der Spiegel. Mỗi trang của cuộc phỏng vấn phải được sự cho phép của Thiệu trước khi nó được xuất bản. Chỉ sau khi mọi chi tiết đã được thống nhất, các phóng viên của Der Spiegel là Johannes Engel và Heinz Lohfeldt, từ Hamburg bay đến London để thực hiện cuộc phỏng vấn lớn đầu tiên của Thiệu kể từ khi ra khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975.
Cuộc phỏng vấn diễn ra tại "Nhà Trắng", một ngôi nhà ở ngoại ô London, nơi ông ta đang sống. Sau khi cuộc phỏng vấn kéo dài bốn tiếng đồng hồ được hoàn thành và chép lại, Lohfeldt mang bản ghi lại cho Thiệu. Thiệu đã đọc qua nó và xem nó giống như một tài liệu chính thức, mỗi trang đều có chữ ký của Thiệu và Lohfeldt. "Boerries, vào thời điểm trong bệnh viện, đã cảnh báo rằng Thiệu có lẽ là đối tác phỏng vấn khó khăn nhất mà chúng ta từng gặp."
– hết trích lời bà Alice Kelley Gallasch

'Chỉ sống thêm 5 tháng nữa'

Lúc đó, Börries đang điều trị bệnh ung thư và đang ở trong hai năm cuối cùng của cuộc đời. Vào tháng 3 năm 1976, sau khi phát hiện ra bệnh, bác sĩ dự đoán anh chỉ sống thêm 5 tháng nữa. Anh đã không đầu hàng, với tinh thần làm việc không ngừng, vừa chữa trị vừa làm việc.
Anh vẫn chạy đi chạy lại giữa văn phòng của Der Spiegel gần Bảo tàng Anh Quốc để gọi điện thuyết phục ông Thiệu chấp nhận cuộc phỏng vấn. Và đã lại một lần nữa anh giúp cho người Việt Nam, cho cuộc chiến Việt Nam được lên tiếng trên truyền thông quốc tế.

Sau đó ấn bản " Người Mỹ đã phản bội chúng tôi " ghi lại cuộc phỏng vấn nhiều tâm tư dài bốn giờ đồng hồ của cựu tổng thống Nguyễn văn Thiệu với tờ báo đọc, hàng tuần ra triệu bản, của Tây Đức Der Spiegel đã được phát đi gây tiếng vang cho tất cả những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam trên thế giới và ít nhiều nó cũng làm cho các nhà làm chính sách kiêu ngạo Hoa Kỳ, như ông Henry Kissinger, phải nhìn nhận thận trọng hơn trong các chính sách khi quyết định tham dự vào nội bộ của bất cứ một quốc gia nào.

Đó là sự tham dự lớn cuối cùng của nhà báo quốc tế Börries Gallasch vào cuộc chiến Việt Nam, thân phận người Việt Nam...
Trước lúc mất, Boerries nhận được bức điện tín từ nhà báo Tiziano Terzani, đồng nghiệp của anh hồi ở Việt Nam. Trong bức điện, Terzani nhắc lại sự giúp đỡ của Boerries cho việc đảm bảo thực hiện một cuộc phỏng vấn với cựu Tổng thống miền Nam Việt nam, Nguyễn Văn Thiệu cho đồng nghiệp Der Spiegel của anh tại Luân đôn . Tiziano Terzani viết:

" Ngưỡng mộ bạn trong việc đã tổ chức thành công cuộc phỏng vấn với ông Thiệu bao nhiêu thì tôi còn ngưỡng mộ sự chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của bạn đã ngăn trở bạn không đi đến Nhà Trắng* để tự thực hiện được cuộc phỏng vấn này bấy nhiêu. Bạn là chiến binh vĩ đại nhất giữa những chiến binh mà tôi gặp trong đời, bao gồm cả những chiến binh của tướng Trần Văn Trà trong những ngày chúng ta còn ở Việt Nam".

'Như một nén hương tưởng niệm'

Gần hai năm sau, mùng 6 tháng 3 năm 1981, Börries Gallasch qua đời ở tuổi 37. Tuy cuộc sống ngắn ngủi nhưng Börries Gallasch đã tham dự vào hầu hết những sự kiện quan trọng trên thế giới ở các nước nghèo, các thuộc địa trong thế kỷ 20.
Ông đã thực hiện được giấc mơ thời tuổi trẻ là trở thành phóng viên quốc tế của mình.
Nhờ sự tham gia của ông vào sự kiện xảy ra ở Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975 đã khiến bà vợ goá Alice Kelley Gallasch của ông tìm đến Việt Nam.
Bà đi về Việt Nam tìm gặp lại ân nhân xưa đã tin tưởng một nhà báo Châu Âu mà cho theo xe ra đài phát thanh Sài gòn, nên ông đã có một trải nghiệm về việc chuyển giao quyền lực tại Việt Nam khiến bất cứ nhà báo chiến trường nào cũng ngưỡng mộ và mong muốn được tham gia.
Sau đó gia đình nhà báo Börries và vị ân nhân - Chính ủy Bùi Văn Tùng đã trở thành những người bạn thân thiết. Và câu chuyện của ông liên quan đến người Việt Nam tôi đã được nghe vợ ông Alice Kelley Gallasch, cựu chuyên viên cao cấp của hãng truyền hình ZDF Tây Đức tại Washington DC nói cho nghe và tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm kể ra cho chúng ta, người Việt Nam, được biết.

Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày mất của ông Börries Gallasch, tôi kể câu chuyện này ra như một nén hương tưởng nhớ đến ông, một nhà báo ngoại quốc yêu quí Việt Nam cũng như các nước nghèo thuộc địa trên thế giới.

Tôi cũng muốn chứng minh rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lòng biết ơn chứ không phải như tổng thống Nixon đã chỉ trích ông Thiệu. Qua đây tôi cũng muốn chia sẻ nỗi thông cảm của hậu sinh đến ông Nguyễn Văn Thiệu, một người đàn ông Việt Nam của thời cuộc.

Ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đã mất tròn 20 năm. Cho dù lịch sử phán xét thế nào thì vì sự đoàn kết vững chắc của dân tộc Việt tôi vẫn mong chúng ta tìm hiểu và thông cảm cho "Tâm tư tổng thống Thiệu" (tựa quyển sách cùng tên của Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá kinh tế, kế hoạch của ông Thiệu từ 1973-1975) và tâm tư của tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam chính trực từng đã ở hai phía của cuộc chiến để có cái nhìn rộng mở, thương yêu và đúng đắn hơn cho một Việt Nam thống nhất lòng người hoàn toàn trong hiện tại và tương lai.

Bùi Thị Quỳnh Hoa
$pageOut$pageIn Phân đoạn 22

Trò chuyện với Frank Snepp

loạt bài chúng tôi thực hiện cho BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021.

bài 1

Frank Snepp: Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam


• Tina Hà Giang
• Gửi bài cho BBC từ California, Hoa Kỳ - 14 tháng 11-2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59266079

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ 'rời khỏi' Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này.

Frank Snepp trả lời phỏng vấn của BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021
Đã gần 50 năm rồi thì còn gì để viết thêm trong sách nữa?

"Tôi còn bị dằn vặt nhiều về những gì đã xảy ra. Tôi thấy mình còn nợ Việt Nam một món nợ tinh thần. Khuôn mặt của bạn bè, người thông dịch, những người đã cộng tác và trung thành với Hoa Kỳ, kể cả những điệp viên, bị bỏ lại trong những ngày cuối cùng hoảng loạn ấy đến giờ vẫn ám ảnh tôi trong những giấc mơ…'' Ông tâm sự. 'Ngày cuối cùng của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn' mở đầu loạt bài Trò chuyện với Frank Snepp chúng tôi thực hiện cho BBC tại Nam California vào cuối tháng 10/2021.
Đầu tiên là câu hỏi về tình hình Nam VN trước ngày 25/4, khi Frank Snepp đưa ông Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi thủ đô Sài Gòn.

Frank Snepp: Ngày 25/4/1975, còn bốn ngày nữa là chiến tranh kết thúc, tình hình thật hỗn loạn. Chúng ta [Mỹ - BBC] chưa thực sự bắt đầu cuộc di tản đáng kể nào. Đã có một số người Mỹ được đưa ra khỏi VN, nhưng nhiều người Việt đã không tìm được đường đi vì Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tin rằng sẽ có một thỏa thuận với Bắc Việt, và từ đó Mỹ có thể dễ dàng giúp một số người Việt di tản. Ông Martin tin rằng chỉ cần đưa ông Nguyễn Văn Thiệu khỏi hiện trường, thì sẽ có được thỏa thuận, bất kể những gì điệp viên giỏi nhất của VNCH đã cảnh báo trước đó.
Ông Thiệu đã từ chức hôm 21/4. Ông bị áp lực từ chức vì Đại sứ Martin đưa cho ông xem một nghiên cứu tôi đã thực hiện cho CIA. Nghiên cứu cho thấy nhiều người ở Sài Gòn muốn lật đổ Thiệu vì tình hình chiến sự rất tồi tệ. Lực lượng 140 ngàn quân Bắc Việt đang bao quanh Sài Gòn.
Từ chức rồi nhưng ông Thiệu vẫn chưa ra đi và vẫn còn ảnh hưởng. Phe cộng sản Bắc Việt không biết điều gì sẽ xảy ra. Họ không rõ liệu ông có tìm cách nắm quyền trở lại. Đối thủ chính trị của ông Thiệu, như Nguyễn Cao Kỳ, cũng không biết ông Thiệu sẽ có dở trò gì để tiếp tục quay lại nắm quyền. Trước tình hình đó, ông Trần Văn Hương, tổng thống mới lên thay ông Thiệu, đến gặp đại sứ Martin nhờ đưa ông Thiệu rời khỏi hiện trường, vì sự có mặt của ông lúc đó tại VN, theo ông Hương, bị đánh giá là khiến cho tình thế khó lường.

BBC: Ông chính thức nhận được lệnh phải đưa ông Thiệu rời khỏi VN lúc nào, trong hoàn cảnh ra sao?

Frank Snepp: Đại sứ Martin đến gặp ông Thomas Polgar, Trưởng Văn phòng CIA tại Sài Gòn, thượng cấp của tôi, 24/4, một ngày trước khi chúng tôi đưa ông Thiệu đi. Ông Martin nói phải làm thế, vì ông Thiệu đang là yếu tố gây ra rối loạn.

Đại sứ Martin (thắt cà vạt) và viên chức Toà Đại sứ Mỹ dự họp với Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Hương, Thủ tướng Khiêm tại Dinh Độc Lập 1974
Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Ông Thiệu lúc ấy buồn khủng khiếp. Ông Hoàng Đức Nhã, em họ của ông ấy khuyên ông đừng có động tĩnh gì, hãy giống như Napoléon ở Elba, ngồi yên và chấp nhận số phận. Bà Thiệu thì lo rằng ai đó sẽ sát hại gia đình bà hoặc chồng bà, và đã rời khỏi VN, bay qua Bangkok.
Tối ngày 24/4, Đại sứ Martin bắt đầu làm việc với CIA để di tản ông Thiệu. Việc đưa ông Thiệu đi khỏi Việt Nam lúc đó là một trong những hoạt động nguy hiểm nhất mà CIA chúng tôi phải thực hiện.

BBC: Tại sao việc đưa ông Thiệu rời khỏi VN lại là một công tác nguy hiểm như vậy, thưa ông?

Frank Snepp: Sếp tôi, ông Polgar sau này kể lại rằng việc đưa ông Thiệu đi diễn ra rất nhịp nhàng, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Việc ông Polgar nói là nhịp nhàng là việc thu xếp sao để có một chiếc máy bay. Đó là chiếc máy bay mà chính ngài đại sứ từng dùng khi đi ra nước ngoài. Nó là chiếc máy bay tầm ngắn, nhưng có thể bay đến Đài Loan, nơi mà anh trai ông Thiệu làm đại sứ, vì vậy được cho là một nơi trú ẩn an toàn cho ông Thiệu. Chiếc máy bay đó được đưa đến, và giấu kín trong một khu của phi trường Tân Sơn Nhất.
Bí mật là điều tối quan trọng trong việc đưa ông Thiệu đi, chúng tôi lo là nếu ai đó, như ông Nguyễn Cao Kỳ, biết được việc này, họ có thể thực hiện một cuộc đảo chính vào phút cuối và ông Thiệu có thể bị ám sát.

BBC: Tình hình như thế nào trong ngày 25/4, ngày ông Thiệu được CIA đưa ra khỏi VN, ông còn nhớ không?

Frank Snepp: Một số việc xảy ra sáng ngày 25/4 khiến tình hình thêm rối rắm. Người Nga phản hồi đề nghị của Mỹ, nói rằng có vẻ như Bắc Việt sẽ không cố làm bẽ mặt Hoa Kỳ. Henry Kissinger, cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Ford, diễn giải thông điệp này của Liên Xô là chúng ta (Hoa Kỳ) vẫn còn thời gian để thương lượng một thỏa thuận với Bắc Việt. Một lần nữa, đây là một phán đoán hết sức sai lầm. Nhưng việc đưa ông Thiệu đi khỏi VN lúc đó với hai ông Kissinger và Martin là một phần của kế hoạch biến cuộc dàn xếp chính trị mà họ nghĩ là sẽ có ngày thành hiện thực. Vì vậy, sáng hôm đó có sự phấn khích rất lớn, với suy nghĩ là phe Liên Xô cũng đang chuẩn bị cho điều này, bắt phía Bắc Việt phải có một thỏa thuận nào đó.
Yếu tố thứ hai tạo ra căng thẳng lớn ngày hôm đó, là chúng tôi nhận được tin từ Hà Nội - một tín hiệu giả, rằng Bắc Việt sẵn sàng cho phép Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở lại Sài Gòn sau khi ngừng bắn. Điều đó có nghĩa là có vẻ như Bắc Việt sẽ không xóa sổ miền Nam VN, họ sẽ cho phép một chính phủ Nam VN được tồn tại ngay cả khi Bắc Việt chiếm xong được Sài Gòn. Và nếu chính phủ này tồn tại, thì Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có thể tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn. Vì vậy, giới lãnh đạo nuôi kỳ vọng vào sáng 25/4, là đơn giản chỉ cần ông Thiệu biến mất, thì một phép màu sẽ xảy ra.

Chiều hôm đó, sếp CIA Polgar và đại sứ Martin bảo tôi là phải tham gia vào điệp vụ này. Tôi sẽ là tài xế của ông Thiệu, và đi cùng xe với ông Thiệu sẽ có cựu Thiếu tướng Charles Timmes, người đã giải ngũ, hiện đang làm việc cho CIA, và cũng là người biết ông Thiệu rất rõ.

Chuyến đi cuối cùng của ông Thiệu ra phi trường:

Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm được thu xếp làm thành phần của đoàn xe này. Ông Khiêm sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu, do một đồng nghiệp CIA của tôi cầm tay lái. Sếp tôi, ông Tom Polgar, sẽ ngồi trong chiếc xe đi đầu đó. Ông Polgar cũng đã mời một sĩ quan cảnh sát cao cấp của VNCH tham gia công tác này, vì ông dự trù là lỡ đoàn xe bị chặn trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất, thì sẽ có sẵn một sĩ quan cảnh sát cấp cao của Nam VN giúp chúng tôi thoát hiểm. Lúc đó những con đường quanh nơi ông Thiệu trú ẩn, cách không xa phi trường Tân Sơn Nhất lắm, đã bị chặn khắp nơi, và với giới nghiêm, không ai được ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống.
Chương trình là chúng tôi sẽ lái xe khoảng 10 phút từ điểm hẹn đến một khu vực đen kịt không thắp đèn của Tân Sơn Nhất. Chúng tôi phải di chuyển trong bóng tối, và phải đưa hai ông Thiệu, Khiêm an toàn lên máy bay. Nhận được lệnh vào khoảng 5 giờ chiều hôm đó, tôi vô cùng lo lắng, vì biết có nguy cơ rất lớn là có thể sẽ có nỗ lực ngăn chặn đoàn xe, và chúng tôi có khi sẽ phải nổ súng để thoát. Vì vậy tôi dấu vũ khí trong túi và một khẩu súng lục bên dưới chỗ ngồi. Tất cả những người Mỹ khác tham gia vào điệp vụ này, và những người đi cùng xe với ông Trần Thiện Khiêm, cũng trang bị vũ khí, sẵn sàng cho một cuộc đọ súng khủng khiếp.
Không ai có ảo tưởng nào, rằng nếu thực sư có âm mưu đảo chính, hoặc âm mưu ám sát ông Thiệu, chúng tôi sẽ thoát hiểm dễ dàng. Bởi chúng tôi nghĩ rằng bất cứ kẻ nào tìm cách ngăn chặn đoàn xe cũng sẽ bị trang bị vũ khí tận răng. Kẻ thù ở khắp nơi. Quân đội Bắc Việt lúc ấy chỉ còn cách Sài Gòn khoảng 20 phút.

BBC: Bối cảnh xung quanh việc đưa ông Thiệu ra khỏi VN đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

Frank Snepp: Khi đoàn xe bắt đầu đi, dọc theo ngoại ô Sài Gòn tên lửa bắn vút lên trời. Và khi tập trung tại tư dinh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tại Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH, điểm khởi đầu của cuộc hành trình, khá gần Tân Sơn Nhất, qua radio chúng tôi nghe thấy tiếng đạn nổ, dấu hiệu cho thấy đang chạm súng ngay tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở trung tâm Sài Gòn, cách đó khoảng năm dặm.
Tình hình lúc đó căng thẳng khủng khiếp. Sếp tôi, ông Polgar đã quên viết giấy thông hành (parole) cho ông Thiệu. Thời đó, nếu muốn được Hoa Kỳ bảo trợ và di tản, bạn phải có giấy thông hành, nhưng trong lúc vội vàng, ông Polgar đã quên. Vì thế Polgar và tướng Timmes hôm ấy phải bước vào căn nhà nơi mọi người tụ họp, loay hoay ký giấy tờ để ông Thiệu có thể hợp pháp đáp chuyến máy bay của Hoa Kỳ rời Việt Nam. Khung cảnh hết sức hỗn loạn.
Chiếc xe tôi lái là xe của Tòa Đại sứ đã được ngụy trang. Chúng tôi đã thay bảng số để nó trông giống như một chiếc xe ngoại giao bình thường. Tất cả xe khác cũng được ngụy trang tương tự. Chúng tôi làm thế để giảm thiểu nguy hiểm.
Ông Thiệu đợi chúng tôi ở một ngôi nhà gần đó. Tôi thì đứng bên ngoài căn nhà ở điểm hẹn, chờ ông đến. Tôi nhớ là ông Thiệu đến bằng xe Mercedes, nhưng có người nói là ông Thiệu đi bộ tới. Ông Thiệu trang phục đẹp đẽ, trông như một người mẫu của tạp chí Quý ông Lịch lãm (Gentlemen's Quarterly) vùng Viễn Đông. Tóc ông vuốt ngược ra đằng sau, và mặt bôi kem, trông ông cực kỳ ấn tượng và tự chủ.
Nhưng người bạn của chúng tôi, vị cựu tổng thống, đã uống một chút, vì từ người ông tôi ngửi thấy mùi rượu whisky và mùi nước hoa đắt tiền. Tôi nhớ rõ như in điều này, bởi vì cảm quan của tôi lúc ấy cực kỳ bén nhậy, tôi cảm nhận được mọi thứ quanh mình, được môi trường chung quanh, rằng bóng tối lúc đó đang buông xuống và những loạt đạn pháo đang được bắn ra, tên lửa xẹt qua lại, chỉ cách đó một quãng ngắn.
Hai ông đến gần đoàn xe và ông Thiệu chui vào sau xe của tôi. Tướng Timmes, người Mỹ được cử tháp tùng ông Thiệu, cũng là một người bạn cũ của ông, cùng ngồi ghế sau với ông ấy. Tôi nhớ là hình như một hay hai vệ sĩ của ông Thiệu cũng đã ngồi vào phía sau. Tôi không nhớ rõ lắm là vì lúc đó đang ngồi ghế tài xế và luôn nhìn chằm chằm vào kính chiếu hậu, để xem có ai tiến gần đến xe của chúng tôi từ hai bên. Chỉ nhớ rõ là tướng Timmies ngồi cạnh ông Thiệu, và trước khi tôi kịp tra chìa khóa vào xe, một vài phụ tá của ông Thiệu từ đâu xuất hiện khiêng những chiếc vali. Họ mở cửa sau xe của tôi và bỏ vali vào.

BBC: Trong cuốn 'Decent Interval' ông viết là những chiếc vali này chứa đôla hay vàng, ông có thể nói rõ về việc này?

Frank Snepp: Khi viết phiên bản đầu tiên của hồi ký về sự kiện này, tôi nói mình nghe thấy tiếng kim loại va vào kim loại. Trước đó, tôi cũng đã được nghe nói rằng ông Thiệu có thể sẽ mang theo một số vàng của ông lên xe khi ra đi. Thực thế, ông Polgar, cấp trên của tôi, người sắp đặt tất cả mọi việc, đã nói điều này có thể xảy ra. Sau này có rất nhiều tranh cãi về việc những vali đó có vàng không. Tôi phải nói cho bạn biết điều này, là không ai biết chắc về việc này ngoại trừ ông Thiệu, tôi, và có thể một vài người khác.
Tất cả những người bình luận về sự việc, gồm cả ông Polgar, cũng không biết rõ. Tôi là người ngồi trong xe, tôi thấy mọi người bước ra từ bóng tối và tôi thấy họ bỏ vali vào xe và nghe thấy tiếng chạm của kim loại từ những vali đó. Nhân tiện, tôi cũng muốn nói thêm là tôi chưa bao giờ có ý nói là ông Thiệu mang vàng từ Ngân khố Quốc gia đi theo. Tôi nghĩ ông chắc chắn đã mang theo một số tài sản của riêng mình, bởi vì ông không chắc sẽ bao giờ quay trở lại Việt Nam. Vì vậy, điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, Ngân khố Quốc gia của VNCH vẫn nằm nguyên trong Ngân hàng Quốc gia ở Sài Gòn.

BBC: Đoàn xe đưa ông Thiệu và tùy tùng đi có đông không, và khung cảnh Sài Gòn lúc đó thế nào?

Frank Snepp: Đoàn có bốn chiếc xe. Xe chở ông Khiêm đi đầu, xe tôi là xe thứ hai, có chiếc xe thứ ba, và tôi nghĩ còn có một chiếc xe thứ tư đi theo sau chúng tôi. Khi chúng tôi ra khỏi khu Bộ Tổng Tham Mưu hướng tới phi trường Tân Sơn Nhất, thì đã khoảng bảy hoặc tám giờ tối. Đường phố tương đối vắng vẻ, ngoại trừ các trạm kiểm soát. Nhìn đâu tôi cũng thấy trạm kiểm soát. Quân lính miền Nam VN và cảnh sát có mặt khắp nơi. Và nỗi lo sợ của chúng tôi là, một trong những người ở các kiểm soát này sẽ tìm cách làm nên lịch sử, ngăn chặn đoàn xe và giết chết ông Thiệu. Tôi được giao trọng trách đưa ông an toàn ra khỏi VN, và tôi cảm được trách nhiệm nặng nề khủng khiếp này.
Khi xe chuyển bánh, tướng Timmes bắt đầu trò chuyện với ông Thiệu. Họ nhắc lại chuyện ngày xưa, lúc ông Thiệu còn là tư lệnh Quân khu I, một trong những vùng phe cộng sản hiện đang chiếm giữ. Và ngay giữa lúc đó, tướng Timmies giới thiệu tôi với ông Thiệu, nói tôi là nhà phân tích giỏi nhất của Tòa Đại sứ, và vì thế, ông Thiệu đang được một 'tài xế hạng sang' chở ra phi trường. Ông Thiệu nói đùa một cách mơ hồ rằng tài xế ở đây lái xe giỏi hơn ở Bangkok nhiều, và tài xế ở Bangkok khá bạt mạng. Đó là cảnh tượng kỳ quái nhất mà bạn có thể hình dung được. Tôi thực sự sững sờ trước cuộc trao đổi qua đó ông Thiệu trông có vẻ rất thoải mái, nhưng đồng thời, cũng rất căng thẳng. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt của ông trong gương chiếu hậu.
Đoàn xe phóng về phía trước, chúng tôi qua một trạm kiểm soát, một trạm nữa, và được vẫy tay cho đi. Có ông đại tá cảnh sát người Việt ngồi trong chiếc xe dẫn đầu vẫy tay chào và dẫn đường, không ai nhìn xem trong đoàn xe có những ai. Tôi nghĩ có lẽ họ nghĩ đây là một đoàn xe ngoại giao đang trên đường đến một cuộc họp ngoại giao nào đó. Họ không nhận ra rằng chúng tôi đang đưa cựu Thủ tướng Chính phủ và cựu tổng thống của đất nước họ đến nơi an toàn.
Khi đến gần phi trường, chúng tôi đi ngang qua đài tưởng niệm có hàng chữ "Sự hy sinh cao cả của đồng minh sẽ không bao giờ bị lãng quên", được xây để tưởng niệm những người lính Mỹ đã chết ở VN. Khi xe vượt hẳn khỏi qua nơi này, tôi chợt liếc vào gương chiếu hậu, và nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt ông Thiệu.
Sau này, một số người không có mặt ở đó bàn rằng ông Thiệu chắc chẳng bao giờ khóc. Tại sao không? Ông ấy đang rất đau buồn. Ông đang mất đi đất nước của mình. Ông giống như Napoléon bị đày lên đảo Elba. Ông hoàn toàn là một kẻ lưu vong. Ông bị mọi người ghét. Người Mỹ cho rằng ông là chướng ngại vật của một thỏa thuận có thể cứu mạng sống của mọi người, muốn tống cổ ông đi, địch thủ chính trị muốn giết ông, và ông bị người tham gia vào công tác này ghét bỏ.

BBC: Cảm nhận của cá nhân ông về ông Nguyễn Văn Thiệu lúc đó ra sao?

Frank Snepp: Tôi không ghét ông ấy. Tôi chỉ đơn giản muốn ông được an toàn đến sân bay. Nhưng tôi không có ảo tưởng nào về sự thù địch mà ông Thiệu phải đối diện ở khắp nơi. Với tư cách cá nhân tôi vô cùng xúc động khi thấy một người đang lâm cảnh tột cùng tuyệt vọng. Tôi cũng kinh ngạc thấy ông có thể tự chủ được đến vậy. Ý tôi là, đang phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống nào của một nước phải đối mặt mà ông vẫn kiềm chế được, nhưng lại rơi nước mắt cho những người Mỹ đã hy sinh ở VN. Khoảnh khắc ấy tôi không bao giờ quên.
Đoàn xe tiếp tục đi. Có lúc chúng tôi bị chặn lại. Thấy ông đại tá cảnh sát người Việt trong xe đi đầu nói chuyện với những người ở trạm kiểm soát, tôi đã nghĩ chết cha, có thể gặp chuyện rồi, đây có thể là lúc súng sẽ nổ và mọi người sẽ chết. Nhưng chúng tôi được vẫy tay cho đi. Rồi cũng đến khu vực của phi trường, nơi chúng tôi sẽ bàn giao ông Thiệu, ông Khiêm và những người còn lại trong nhóm họ. Tất cả đèn thình lình tắt ngúm. Trời tối đen như mực. Tôi làm mờ đèn xe đi như được yêu cầu và cứ thế lái trong bóng tối, không nhìn thấy gì.
Bỗng nhiên, ngay phía trước xe, trong bóng tối mù mờ, tôi thấy sếp Polgar đang chạy xuống phi đạo. Xe tôi suýt nữa đụng vào ông. Tôi thắng gấp và mọi người ở đằng sau bay về phía trước, đập vào lưng ghế của tôi. Ông Thiệu và tướng Timmes bị trượt khỏi ghế ngồi. Quang cảnh lúc ấy giống một khúc phim hài, nhưng đồng thời cũng rất khủng khiếp. Tôi xin lỗi, và xe nhích về phía trước.
Cuối cùng tôi thấy dáng chiếc máy bay đợi đón ông Thiệu, và dừng xe lại. Đại sứ Graham Martin đã đến đây bằng nẻo đường khác, vì chúng tôi không muốn tất cả các vị chức sắc này tụ họp ở cùng một chỗ và cùng bị giết chết, nếu có một cuộc phục kích. Đại sứ Martin đang chờ để nói lời từ biệt với vị tổng thống cuối cùng của đất nước mà chúng tôi ủng hộ. Tướng Charles Timmes ra khỏi xe. Ông Thiệu vươn tay nắm lấy tay tôi, nói bằng thứ tiếng Anh có giọng Pháp. Cảm ơn bạn. Cảm ơn bạn.
Tôi thật xúc động. Biết đâu ông Thiệu chẳng có lúc ngờ rằng tôi có mặt trong chiếc xe đó để giết ông. Ông không thể nào biết chúng tôi là ai, mà chỉ có một lựa chọn là phải tin rằng người Mỹ sẽ cứu và đưa ông đến chốn an toàn. Trên thực tế, nếu chúng tôi giết ông thì cũng giải quyết được vấn đề. Phe cộng sản chỉ muốn ông Thiệu biến mất. Họ không quan tâm là chúng tôi đưa ông di tản hay cho ông 'nằm đất'. Vì vậy, nếu tôi là ông Thiệu, chắc tôi đã rất lo không biết người đàn ông lái xe này đưa mình đi là ai. Nhưng ông cảm ơn tôi. Tôi không nói gì, nhưng tự hỏi có phải ông cám ơn vì 55,000 người Mỹ đã bỏ mình ở VN? Những ý nghĩ này tôi nhớ rõ, do luôn mang theo mình một cuốn sổ tay, và sau đêm đó, tôi viết ngay xuống những gì đã xảy ra, vì biết mình vừa sống qua những thời khắc của lịch sử.

Nhân viên CIA Frank Snepp trong buổi lễ được ân thưởng huy chương VNCH - ảnh chụp khoảng 1967
BBC: Sau gần 50 năm giờ ôn lại việc Hoa Kỳ đưa ông Thiệu ra khỏi VN lúc đó, ông có những suy nghĩ gì?

Frank Snepp: Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản. Họ tin như vậy bất kể việc Võ Văn Ba, điệp viên giỏi nhất của VNCH, người mà tôi đích thân tiếp xúc, đã cảnh báo họ hai lần, trong hai luần lễ trước đó, rằng phe cộng sản sẽ không thương lượng gì cả, mà sẽ tiến chiếm Sài Gòn kịp để ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh. Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình.
Điều này có nghĩa gì? Việc khăng khăng ôm lấy ý tưởng sẽ đạt được một thỏa thuận với Bắc Việt sau khi đưa ông Thiệu ra khỏi VN, đã khiến đại sứ Martin cảm thấy không cần phải có ngay một kế hoạch lớn để di tản một cách có trật tự những người Việt đã làm việc với và trung thành với Hoa Kỳ. Đại sứ đã trì hoãn kế hoạch đó cho đến những phút cuối hoảng loạn.
Chỉ vài giờ sau khi ông Thiệu ra đi, Henry Kissinger nói chúng ta sẽ có ba tuần để tiếp tục sơ tán, rồi sẽ có các cuộc đàm phán, sau đó chúng ta sẽ có một chính phủ liên minh. Graham Martin cũng tin như vậy. Điều đó điên rồ, và rất nhiều người Việt Nam tôi biết đã phải trả giá cho sự điên rồ đó bằng mạng sống của họ. Nhiều người bị giam giữ, nhiều người khác bị giết chết, kể cả đặc vụ giỏi nhất mà chúng tôi có. Nỗ lực đưa ông Thiệu rời VN là một trong những công tác nguy hiểm nhất của CIA ở Việt Nam, nhưng nó là điều vô nghĩa, mà chỉ củng cố cho ảo ảnh là chúng tôi vẫn còn nhiều thì giờ để hành động.
Tôi còn nhớ rõ cảnh ông Thiệu ra khỏi xe bước về hướng máy bay tối hôm ấy. Đoàn tùy tùng của ông làm theo, và tôi cũng ra khỏi xe. Đạn và tên lửa vẫn bay vèo vèo dọc theo vành đai thành phố. Đại sứ Martin không nói gì với ông Thiệu ngoài lời từ giã. Và khi ông Thiệu mất hút vào lòng máy bay, ông đại sứ thình lình bước xuống khỏi thang máy bay, rồi cúi người, nắm lấy chiếc thang (ramp), dựt băng nó ra khỏi chiếc máy bay. Tôi chạy đến hỏi tôi có thể giúp gì ông được không. Không! không! Ông xua tay.
Tôi nhớ đã nghĩ hình như những gì vị đại sứ Mỹ đang làm là xé đứt chúng tôi khỏi tất cả những gì đã trói buộc nhau trong quá khứ. Ông vừa từ biệt vị tổng thống mà Hoa Kỳ đã ủng hộ trong 5, 6 năm. Mọi hình ảnh trong tôi đến giờ còn rất sống động. Đại sứ Martin lúc đó đeo kính gọng sừng. Trông ông giống như một giáo sư, chứ không giống một vị đại sứ đã chủ trì một trong những khoảnh khắc xấu hổ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và chắc chắn là của lịch sử VNCH. Tôi hỏi đại sứ còn cần tôi làm gì nữa không. Ông nói không. Xong rồi. Xong rồi. Xong rồi…

Frank Snepp (bìa phải) và thời Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ (giữa) (1966-1967)
Bài do nhà báo tự do Tina Hà Giang và người quay phim Dân Huỳnh thực hiện cho BBC. Mời quý vị đón xem bài tới về điệp vụ mà Frank Snepp cho là quan trọng nhất của CIA ở Việt Nam trước 1975.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 23
bài 2

Câu chuyện về Võ Văn Ba, điệp viên hàng đầu của VNCH và CIA ở Nam Việt Nam

• Tina Hà Giang
• Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ - 21 tháng 11-2021
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59350401

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là 'điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN', khi báo chí Hà Nội gọi đây là 'tên nội gián nguy hiểm', bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.
"Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến - là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh - và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN - có thể đã không sống sót.
Frank Snepp và cựu Thiếu tá Cảnh sát Quốc gia Phan Tấn Ngưu, ảnh chụp khoảng năm 2020
Thiếu tá Cảnh sát VNCH Phan Tấn Ngưu, trong một bài viết về Võ Văn Ba trên trang Tổng hội Cảnh sát Quốc gia đã gọi ông là "điệp viên giỏi nhất của VNCH, và nhớ lại ông Võ Văn Ba hay nói 'Nếu cộng sản chiếm được miền Nam, tôi sẽ tự tử!' và đó chính là điều ông đã làm, khi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ."
"Giờ đây tôi nhiều lần tự trách là đã không khăng khăng bắt Võ Văn Ba phải cùng mình rời khỏi Việt Nam," nhà phân tích chính của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ) trong cuộc chiến Việt Nam thổ lộ điều vẫn còn khiến ông bị dằn vặt.
Cùng là gián điệp hai mang, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.
Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông "chui sâu, leo cao vào nội bộ ta" trong suốt 10 năm và "gây tổn thất đáng kể cho cách mạng" (báo Nhân Dân hồi 2015, và báo Công an Nhân dân về điệp viên X92).

Võ Văn Ba là ai? Ông đã làm gì trong cuộc chiến Việt Nam mà được mệnh danh là điệp viên hàng đầu của CIA, giỏi nhất của VNCH ở Nam Việt Nam?
Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, người từng nhận lệnh của CIA đưa ông Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay để rời VN tháng 4/1975, nói điệp viên Võ Văn Ba là một trong những lý do ông đang viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến cho đến giờ vẫn còn ám ảnh tâm trí ông.

Frank Snepp: Võ Văn Ba là một người yêu nước, được CIA đặt cho biệt hiệu 'TU Hackle' và là điệp viên giỏi nhất của CIA hoạt động trong lòng địch.
Ông từng là một đảng viên cộng sản tận tụy vào cuối thập niên 1940, chuyên tuyển mộ thành viên trẻ tại một tỉnh phía nam Sài Gòn. Ông làm việc với Việt Minh, rồi trở thành một kẻ khủng bố, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng khủng bố không phải là cách thu phục trái tim con người. Chán ngán việc phe cộng sản dùng giết chóc và đe dọa như một chiến thuật chiêu mộ, Võ Văn Ba rời bỏ hàng ngũ.
Từ biệt chủ nghĩa cộng sản năm 1954 vào thời điểm Hiệp định Geneva, Võ Văn Ba trở thành người đốn cây trồng rẫy, và dọn về tỉnh Tây Ninh, phía tây bắc Sài Gòn. Tây Ninh là một tỉnh quan trọng, vì đó là địa bàn hoạt động của Trung ương Cục Miền Nam, từ một hang ở Núi Bà Đen.
Khi cán bộ Bắc Việt đi qua rẫy của Võ Văn Ba ở chân đồi, ngay bên dưới căn cứ chỉ huy Trung Ương Cục để tham dự các cuộc họp, ông dần dà quen biết họ. Cảnh sát VNCH trong khu vực này, biết lý lịch của Võ Văn Ba, nhận ra ông ở một vị trí lý tưởng. Họ tìm đến ông và nói: chúng tôi muốn ông giúp chúng tôi theo dõi cộng sản, và Võ Văn Ba trở thành gián điệp nhị trùng năm 1960.
Thoạt đầu Võ Văn Ba hợp tác với cảnh sát VNCH. Ông nhanh chóng là một điệp viên hiệu quả, làm việc với cấp chỉ huy cộng sản. Võ Văn Ba đóng vai người cộng sản lầm đường muốn trở lại Đảng, và mới đầu chỉ được tiếp cận với vòng ngoài của Trung ương Cục Miền Nam, nhưng sau đó đi hẳn vào trung tâm của Cục. Nhờ vậy, ông thu thập được mọi động tĩnh từ cơ quan này, biết hết các điệp viên hai mang của họ, và những điều họ đang làm.
Năm 1965, CIA bắt đầu bắt đầu đưa Võ Văn Ba vào quỹ đạo của mình sau khi nhận thấy ông là một nguồn tin có giá trị. Ông từ đó làm việc cho cả An ninh Cảnh sát VNCH lẫn CIA.
Năm 1968, Võ Văn Ba báo trước cho cảnh sát VNCH năm ngày về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Thông tin tương tự đến được Đại sứ quán Hoa Kỳ, người Mỹ không đánh giá cao tin này lắm, nhưng cảnh sát VNCH thì có. Và đó là lý do tại sao khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cảnh sát VNCH đã chuẩn bị trước và có mặt để đối phó.

BBC:Ông có thể kể lại kinh nghiệm làm việc với Võ Văn Ba?

Frank Snepp: Năm 1969, tôi đến VN làm chuyên viên phân tích cho CIA. Một trong những điều đầu tiên tôi phải làm là phân tích tài liệu chúng tôi vừa tịch thu được, một tài liệu của Cộng sản quan trọng nhất mà chúng tôi từng có.
Tài liệu đó là Nghị quyết 9, phân tích của Bắc Việt về những gì xảy ra năm 1968, cũng như hoạt động quân sự sau đó. Bắc Việt nhận định rằng quá nhiều quân sĩ của họ đã tử trận, nhiều đến mức họ dự trù phải thúc thủ trong vòng hai năm. Nói cách khác, họ không thể có cuộc tấn công lớn nào nữa. Khi CIA tịch thu được toàn bộ tài liệu này, tôi được giao nhiệm vụ cùng với ba hoặc bốn đồng nghiệp, cũng thuộc CIA, phải tìm hiểu xem tài liệu có xác thực hay không.
Chúng tôi nghĩ tài liệu đó thật, nhưng không chắc 100%. Làm thế nào để xác định được là tài liệu đó có giúp chúng tôi biết ý định sự thật của phía cộng sản không rất quan trọng, vì chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, chính sách mới của Nixon về việc rút lực lượng Mỹ và đưa lực lượng Việt Nam lên tuyến đầu, chỉ mới bắt đầu. Nếu tài liệu này đúng, có nghĩa là trong thời gian hai năm, khi Cộng sản không thể hoạt động mạnh trên chiến trường, chúng tôi sẽ rảnh tay thực hiện chính sách Việt Nam hóa.
Chúng tôi gặp Võ Văn Ba và được Võ Văn Ba xác nhận đó là tài liệu đúng. Đó là một đột phá tình báo lớn. Tôi biết Võ Văn Ba trong hoàn cảnh đó. Trong vòng hai năm, tôi bắt đầu gặp trực tiếp ông ta, không phải vì tôi giỏi, không phải vì tôi nói được tiếng Việt, tôi luôn phải có thông dịch viên khi làm việc với Võ Văn Ba, nhưng vì tôi đã nắm sẵn được nhiều bí mật. Là một nhà phân tích của CIA, tôi được truy cập vào những bí mật quan trọng và bạn phải biết bí mật thì mới có thêm được bí mật. Vì vậy CIA cử tôi đến nói chuyện với nhiều nguồn tin, trong đó có Võ Văn Ba, để lấy tin và xác minh xem những gì chúng tôi nhận được có chính xác không.
Tôi bị Võ Văn Ba mê hoặc. Ông có trí nhớ phi thường, có thể xem một tài liệu và nhớ nguyên văn mọi thứ cần nhớ về tài liệu đó. Không cần phải cầm tài liệu trong tay, chỉ cần đọc nó một lần, ông sẽ có thể mang tài liệu đó đến cho chúng tôi trong đầu của ông.
CIA huấn luyện cho ông tất cả những kỹ thuật căn bản trong nghề tình báo.
Phải nói rõ là Võ Văn Ba có người phụ trách trực tiếp tức 'handler' là Cảnh sát Đặc biệt của VNCH. Ông cũng có một ''handler'' khác là một nhân viên CIA người Mỹ ở Tây Ninh. Nhưng người Mỹ này không thể trực tiếp gặp ông, bởi nếu Cộng sản nhìn thấy ông với một người da trắng, họ sẽ nghi ngờ.
Vì vậy, để gặp 'handler' người Mỹ, Võ Văn Ba phải vào một bệnh viện ở Tây Ninh, trèo lên một băng ca, kéo tấm trải giường lên người, giả như người đã chết. Sau đó, các nhân viên phụ trách người Việt của ông sẽ chuyển băng ca ra ngoài, đưa lên máy bay. Máy bay sẽ đưa Võ Văn Ba vào Sài Gòn nơi ông cải trang để gặp tôi hoặc một người Mỹ khác. Ông sẽ mặc áo dài nam hay đội bộ tóc giả lớn khiến ông trông giống một phụ nữ và đeo cặp kính đen khổng lồ giống như Greta Garbo, rồi đến gặp chúng tôi tại một nơi an toàn.

BBC:Ngoài trí nhớ phi thường như ông nói, Võ Văn Ba là người như thế nào và có đặc điểm gì, thưa ông?

Frank Snepp: Võ Văn Ba có hai nhược điểm. Một là rất thích bia Budweiser. Ông được bảo là người Mỹ thả bia Budweiser dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để làm chậm tiến độ xâm nhập của Bắc Việt, vì đang di chuyển họ phải dừng lại uống bia (cười). Chẳng biết điều đó có đúng không, tôi cho rằng đó là sự thật, dù không bao giờ kiểm chứng được. Dẫu sao Võ Văn Ba rất mê Budweiser.
Nhược điểm thứ hai là rất thích thuốc Salem. Nghe nói ông Hồ Chí Minh cũng mê thuốc lá Salem, và thường bỏ thuốc Bastos hoặc thuốc lá Việt Nam trong túi áo, và mời những thứ này cho các đồng chí. Nhưng khi muốn hưởng chút lạc thú, ông sẽ lấy Salem ra hút. Vì vậy, Võ Văn Ba, người thích trò trớ trêu, luôn đòi chúng tôi cung cấp bia Budweiser và thuốc Salem trước khi trao cho chúng tôi những bí mật.
Và những bí mật ông có được thì thật tuyệt vời. Toàn những tin từ nội bộ. Ông được hàng ngũ cộng sản tín nhiệm đến nỗi được tham gia các cuộc họp bên trong Bộ chỉ huy ở Núi Bà Đen.
Võ Văn Ba ở vào vị trí lý tưởng để giúp chúng tôi, và để giúp ông đóng được vai trò một thành viên Cộng sản tốt, CIA và Cảnh sát Đặc biệt VNCH dàn dựng nhiều việc. Chúng tôi tấn công vào các trạm kiểm soát của cảnh sát VNCH, tất cả đều là giả, và sau đó loan tin là phe cộng sản đã làm điều đó, dĩ nhiên Võ Văn Ba kiếm được điểm, vì vậy, tín nhiệm của ông ngày càng tăng trong giới chỉ huy Bắc Việt. Họ cho rằng ông đã thi hành tất cả những điệp vụ kinh tởm cho họ, trong khi thực sự ông làm việc cho chúng tôi.

BBC:Những tường trình của Võ Văn Ba đã giúp công việc của ông ra sao?

Frank Snepp: Tôi dần dà ủng hộ tuyệt đối những tường trình của Võ Văn Ba. Lúc trở về trụ sở CIA ở Mỹ vào năm 1971, tôi là thành viên của một đơn vị phân tích lớn, chuyên viết bản tường trình hàng ngày (Daily Brief) cho Tổng thống. Tôi quảng bá báo cáo của Võ Văn Ba, vì là một trong số ít người trong ban phân tích của CIA đã gặp được ông, và vì tôi biết ông là vàng ròng.
Năm 1972, chúng tôi bắt đầu nhận được báo cáo lạ của Võ Văn Ba. Lạ vì nó cho thấy Cộng sản đang làm một điều mà chúng tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ làm. Họ cho cán bộ biết là có thể sẽ có một hiệp định hòa bình mà không cần phải có điều kiện họ luôn coi là tiên quyết, đó là Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Tôi sửng sốt khi đọc điều đó, vì tôi biết Võ Văn Ba là người đáng tin.
Tôi viết ngay bản tường trình hàng ngày cho tổng thống nói rằng tôi nghĩ một hiệp định hòa bình đang trong quá trình được thực hiện. Lúc ấy Henry Kissinger đang bí mật đàm phán ở Paris, nhưng không nói cho ai biết mình đang làm gì. Báo cáo của Võ Văn Ba là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy đã có bước đột phá trong cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. CIA, dù ít nhất là ở cấp của tôi, không ai biết gì về điều này. Vì vậy, chúng tôi đã được điệp viên giỏi nhất của mình báo về tiến trình các cuộc đàm phán tại Paris.
Sau đó tôi lại được cử về Sài Gòn vào mùa thu năm 1972 để thẩm vấn một tù binh Bắc Việt giỏi nhất mà chúng tôi bắt được. Vào tháng 10/1972, khi tôi đã có mặt ở Sài Gòn, chúng tôi nhận được một báo cáo hết sức sửng sốt của Võ Văn Ba. Báo cáo cho biết Kissinger đã có một thỏa thuận khủng khiếp với phe cộng sản, cho phép Bắc Việt giữ lực lượng của họ ở miền Nam.
Bản báo cáo của Võ Văn Ba không chỉ đến Tòa Đại sứ, mà còn đến tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khiến ông Thiệu vào tháng 10/1972 phản ứng mãnh liệt, hỏi chuyện gì đang xảy ra, Kissinger đang làm gì? Ông Thiệu nhất quyết phản đối, nói sẽ không chấp nhận thỏa thuận mà Kissinger đang đàm phán dù đó là thỏa thuận gì, vì ông không được tham dự vào việc thương lượng. Khi ông Thiệu nhất quyết phản đối thì đến phiên Bắc Việt hỏi chuyện gì đang xảy ra, người Mỹ chắc đang lừa chúng ta.
Khi thấy thỏa thuận có nguy cơ bị hỏng, vì Võ Văn Ba đã cho chúng tôi biết sự thật, Nixon quyết định dội bom Bắc Việt để chứng minh với ông Thiệu rằng Mỹ vẫn đứng về phía ông, và cũng để làm cho Bắc Việt phải tiếp tục thương lượng, và họ đã trở lại đàm phán.
Võ Văn Ba đã cung cấp cho tổng thống VNCH thông tin đầu tiên về những gì Kissinger đang làm, và quan trọng nhất là quyết định cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam của Kissinger.

BBC: Ông có tiếp xúc với Võ Văn Ba thường xuyên không?

Frank Snepp: Trong thời kỳ ngừng bắn 1973 đến 1975, tôi thỉnh thoảng gặp ông để biết những kế hoạch mới nhất của cộng sản. Tôi cũng được trao một trọng trách mới, là giúp quản lý một đặc vụ mà chúng tôi đang có ở Hà Nội. Phải nói rõ rằng người phụ trách Võ Văn Ba là một nhân viên CIA khác rất giỏi, nhưng tôi được cử đến gặp ông định kỳ để kiểm chứng những phát hiện của ông với nguồn trực tiếp của chúng tôi ở Hà Nội. Tôi không giỏi gì, nhưng chỉ vì tình cờ mà tôi được liên lạc trực tiếp với điệp viên giỏi nhất của CIA và có dịp kiểm chứng những tin những điệp viên gửi về.
Khi Nixon từ chức, Võ Văn Ba cho chúng tôi những dấu chỉ đầu tiên về những gì Cộng sản sẽ làm vào cuối năm 1974. Ông nói Bắc Việt sẽ thử nghiệm để xem khả năng phòng thủ của VNCH lúc ấy yếu đến độ nào.
Ngày 8/4/1975, Võ Văn Ba cho chúng tôi báo cáo đầu tiên về những gì phe cộng sản sẽ làm để dứt điểm cuộc chiến. Tôi không được tin này trực tiếp, mà nhận qua người 'handler'' của ông. Tôi gửi ngay yêu cầu cho Võ Văn Ba thông qua người Mỹ này để hỏi thêm.
Sau đó, ngày 17/4, tôi trực tiếp gặp Võ Văn Ba và nhận được toàn bộ kế hoạch kết thúc chiến tranh của Cộng sản: Sẽ không có thỏa thuận nào, ông Thiệu từ chức hay không không thành vấn đề, cũng không thành vấn đề nếu chúng tôi muốn thành lập một chính phủ liên hiệp, Cộng sản nhất quyết tiến chiếm Sài Gòn kịp sinh nhật Hồ Chí Minh vào giữa tháng 5, và sẽ tấn công trước ngày 1/5, đúng y như những gì đã xảy ra.
Tin đó khiến các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã bị sốc mà phải tức thời lập chương trình cho những chuyến trực thăng khẩn cấp đưa người di tản. Vì vậy, với những ai đã được đưa ra khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Võ Văn Ba là người đã cứu họ...

Trong phần hai của cuộc phỏng vấn, ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, so sánh hai điệp viên Võ Văn Ba và Phạm Xuân Ẩn. Cuộc nói chuyện do Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 24
bài 3

Frank Snepp so sánh điệp viên CIA Võ Văn Ba và tình báo CS Phạm Xuân Ẩn

• Tina Hà Giang
• Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ - 28 tháng 11-2021
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59350402

Trong Cuộc chiến Việt Nam có nhiều câu chuyện về gián điệp, tình báo mà phải về sau này người ta mới có thêm thông tin.
Cùng là gián điệp nhị trùng, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.
Truyền thông Việt Nam sau 1975 nói ông "chui sâu, leo cao vào nội bộ ta" trong suốt 10 năm và "gây tổn thất đáng kể cho cách mạng".
Võ Văn Ba là ai và số phận ông ta ra sao sau 30/04/1975 khi lực lượng chính quy của Bắc VN tiến vào Sài Gòn, xóa sổ chế độ VNCH.
Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, nhà phân tích chính của CIA trong chiến tranh VN, kể những gì ông biết về Võ Văn Ba, nêu ra ý kiến cá nhân về điệp viên này và chia sẻ những gì ông tin là ông biết được thêm sau 1975.

Frank Snepp: Theo thông tin mà chính Cộng sản đưa ra sau đó, Võ Văn Ba bị một nhân viên CIA, một người Mỹ bị bắt hai tuần trước khi cuộc chiến kết thúc làm lộ. Theo bản dựng lại vụ án của Cộng sản, được công bố sau chiến tranh, nhân viên CIA này, khi bị tra tấn đã khai ra Võ Văn Ba. Ngoài ra, hành tung của Võ Văn Ba cũng bị một thông dịch viên người Việt tiết lộ. Đây là người từng làm việc với Võ Văn Ba, người này bị bắt, tôi nhớ là ở Ban Mê Thuật. Tóm lại, hai cá nhân liên quan đến CIA, khi bị tra tấn đã khai ra vai trò của ông.
Khi tôi gặp Võ Văn Ba hôm 17/4, mạng sống của ông đang bị nguy hiểm nghiêm trọng, vì trong vòng vài ngày đó ông có lẽ đã gặp những người đã bị bắt, trong đó có một số người Mỹ. Khi Sài Gòn thất thủ, Võ Văn Ba chưa di tản. Với thông tin thu thập được từ các tù nhân, phe cộng sản bắt giam ông, và họ công bố trong các phân tích thời hậu chiến là ông đã dùng thắt lưng treo cổ tự tử để khỏi bị tra tấn. Vợ ông bán hoa ở Tây Ninh dường như không bị sát hại, và tôi tin là con trai của Võ Văn Ba cũng không bị cộng sản bắt bớ, mặc dù điều này không rõ ràng.
Với tôi, Võ Văn Ba là một người hùng, một người thực sự yêu nước. Ông là một Nathan Hale (1755-1776, sĩ quan, nhà hoạt động tình báo thời cuộc chiến Cách mạng Mỹ) của miền Nam Việt Nam, và cho đến gần đây, khi Bắc Việt công bố những tài liệu riêng của họ, công chúng vẫn biết rất ít về ông. Tôi đã viết về Võ Văn Ba trong cuốn Decent Interval, nhưng lúc ấy tôi rất cẩn thận, không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào, không công bố danh tính hay thông tin xác định nào ngoại trừ việc nói rằng ông ở tỉnh Tây Ninh và là điệp viên tốt nhất của CIA. Lý do là khi viết sách, tôi không biết chắc số phận Võ Văn Ba lúc đó ra sao.

BBC: Có phải Võ Văn Ba là một trong những lý do khiến ông viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến Việt Nam. Ông biết tin Võ Văn Ba treo cổ tự tử vào lúc nào?

Frank Snepp: Kể chuyện Võ Văn Ba, tôi hy vọng sẽ tạo chất xúc tác để những người Việt tị nạn và người Việt sống ở hải ngoại tôn vinh người đàn ông này. Ông là một người miền Nam yêu nước một cách phi thường, nhưng chưa ai biết nhiều về ông, ít nhất là cho đến nay.
Tôi chỉ biết tin Võ Văn Ba chết khi an ninh Việt Nam ở Hà Nội công bố tài liệu của họ về vụ án. Trong bốn năm qua, Hà Nội đã công bố gần như tất cả những khám phá của họ về ông. Họ đã kiểm tra lời khai của tù nhân, thu giữ tài liệu và tổng hợp lại những chiến dịch mà họ cho là đã gây tổn hại cùng cực, và kết luận Võ Văn Ba là điệp viên nguy hiểm nhất từng hoạt động chống cách mạng. Họ xác nhận những gì tôi biết, đó là việc ông đã tiết lộ các tài liệu về kế hoạch và thiết kế quan trọng của Cộng sản từ năm 1965 đến khi kết thúc chiến tranh. Ông đã cung cấp hết cho CIA, vấn đề là CIA không phải lúc nào cũng tin ông.
Sài Gòn trước 1975 là nơi có nhiều hoạt động tình báo của các bên 'theo bám' lẫn nhau

BBC:Ông Phan Tấn Ngưu, người phụ trách liên lạc với Võ Văn Ba từ phía VNCH, viết là CIA có lúc không tin Võ Văn Ba là vì ông gặp vấn đề bị thử bằng máy phát hiện nói dối (lie detector test). Điều đó đúng không?

Frank Snepp: Vào năm 1971, có nghi ngờ rằng Võ Văn Ba là gián điệp nhị trùng hoạt động cho Cộng sản. Tôi đã có cuộc gặp kéo dài ba ngày với ông và xem qua tất cả những gì chúng tôi biết về ông, cùng với ông Phan Tấn Ngưu, sĩ quan cảnh sát của VNCH, ''handler'' của Võ Văn Ba, hiện đang sống ở Quận Cam (California) và cũng là người đã công bố những gì ông biết về Võ Văn Ba kể cả việc chúng tôi đã gặp nhau.
Vào đầu năm 1971, tôi đã có thể xác minh rằng Võ Văn Ba đúng là những gì ông đã tuyên bố. Điều gây nghi ngờ là Võ Văn Ba đã đưa một số báo cáo cho các cơ quan tình báo khác của VNCH, như Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương và có thể cả cho cơ quan an ninh quân đội. Võ Văn Ba làm như vậy vì họ trả ông một ít tiền.
Ông cung cấp cho chúng tôi những bí mật chính, nhưng cũng kiếm thêm tiền bên ngoài. Và vì vậy, khi làm 'lie detector test', đồ thị của ông có những vết nhấp nhô. Ông cũng không nói với chúng tôi rằng ông trao một số bí mật cho những cơ quan đồng minh để kiếm thêm chút tiền. Đó là nguồn gốc những nghi vấn về ông. Nhưng những nghi ngờ này phần lớn đã được giải tỏa, chủ yếu là qua cuộc gặp gỡ ba ngày của tôi với ông ấy vào năm 1971.

BBC: Ông có thể so sánh Võ Văn Ba với Phạm Xuân Ẩn, điệp nổi tiếng hoạt động cho phe cộng sản Bắc Việt cũng trong cuộc chiến VN?

Frank Snepp: Phạm Xuân Ẩn nói chung là một hacker. Ông ta làm việc chống lại mục tiêu mềm yếu nhất ở miền Nam Việt Nam, đó là giới báo chí. Ông Ẩn thu thập những thông tin có giá trị mà báo chí lấy được từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, và chuyển nó cho Bắc Việt.
Nhưng so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba, thì xin đừng làm thế. Võ Văn Ba là thứ thiệt. Ông như nhân vật trong phim James Bond. Võ Văn Ba nằm ở ngay Trung ương Cục Miền Nam của phe cộng sản, đầu não chính của họ ở miền Nam, giống như một điệp viên nằm ngay trong Lầu Năm Góc. So với Võ Văn Ba, Phạm Xuân Ẩn không là gì cả. Ý tôi là, Phạm Xuân Ẩn được ca tụng vì giới báo chí Mỹ kinh ngạc không thể tin được là họ đã bị ông ấy lừa. Vậy à? Nhưng, việc đưa ra đề xuất so sánh hai người, tôi nghĩ, là một xúc phạm với Võ Văn Ba. Thật đấy. Không phải là tôi muốn hạ giá trị Phạm Xuân Ẩn. Tôi biết ông ta là một điệp viên thông minh, nhưng xét về tầm cỡ, ông ấy không thể so với vai trò của Võ Văn Ba.

BBC:Theo ông, Võ Văn Ba đã có những thành tích đáng gì đáng ghi nhớ?

Frank Snepp: Võ Văn Ba cho Nguyễn Văn Thiệu dấu chỉ đầu tiên là Henry Kissinger đang đánh lừa miền Nam Việt Nam. Ông đã cảnh báo cho chúng tôi về Tết Mậu Thân năm 1968 mặc dù Đại sứ quán Hoa Kỳ không công nhận tất cả những điều ông nói. Ông đã giúp chúng tôi chứng thực tài liệu cho thấy phe cộng sản đã chịu những thương vong khủng khiếp vào năm 1968 và sẽ không thể tiếp tục chiến đấu với mức độ ác liệt như cũ. Điều đó giúp chúng tôi khởi động chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Ông đã cho chúng tôi biết phản ứng đầu tiên của phe cộng sản về việc Tổng thống Nixon từ chức vào tháng 8 năm 1974.
Võ Văn Ba báo cho chúng tôi mọi quyết định quan trọng Cộng sản đưa ra. Đây không phải là nhận định của tôi mà là nhận định của chính Bắc Việt. Họ lập một danh sách, nói là Võ Văn Ba đưa cho CIA kế hoạch cho các năm 1969, 1970, cuộc tấn công lễ Phục sinh... Võ Văn Ba cung cấp tất cả thông tin về kế hoạch ngừng bắn của họ. Bạn không cần tin tôi, mà hãy đọc những phân tích của họ, những phân tích của chính phe địch.
Ngay Bắc Việt cũng phải công nhận là Võ Văn Ba qua mặt được họ là điều rất phi thường. Đại sứ Graham Martin dần dà cũng quý mến Võ Văn Ba, vì ông cho rằng thành công của Võ Văn Ba cho thấy phe cộng sản cũng dễ bị tổn thương và có điểm yếu kém, có lỗ hổng. Vì vậy, khi Đại sứ Martin cuối cùng quyết định không tin vào cảnh báo của Võ Văn Ba là sẽ không có thỏa thuận, điều đó làm tôi sửng sốt, vì ông đã từng tin rằng điệp viên này giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.
Việc Đại sứ Martin và xếp CIA Polgar giảm tầm quan trọng của những gì Võ Văn Bá cảnh báo làm tôi kinh ngạc. Nhưng những điều Võ Văn Ba nói với chúng tôi hôm 17/4, cuối cùng cũng đã được gửi về cho tổng thống trong bản tóm tắt hàng ngày, và nhờ đó đã thúc đẩy ngay kế hoạch cho trực thăng bốc người, giúp nhiều người trong chúng ta vượt thoát.
Tóm lại, chúng ta không thể kể về Chiến tranh Việt Nam mà không nhắc đến thành tích của Võ Văn Ba. Lịch sử chiến tranh Việt Nam đã được kể lại nhiều lần, nhưng không mấy ai có thông tin về Võ Văn Ba, ngoại trừ những gì tôi viết cuốn hồi ký ban đầu, nhưng cũng không dám viết gì nhiều như bây giờ.
Giờ đây tôi đã viết về Võ Văn Ba, và đến nhiều viện bảo tàng và viện nghiên cứu khác nhau để nói rằng, quý vị phải cập nhật tài liệu của quý vị về chiến tranh Việt Nam, phải kể về một số đóng góp của người đàn ông này, bởi vì những gì Võ Văn Ba báo với chúng tôi đều là tin chính xác vào những thời điểm quan trọng. Và lịch sử phải ghi rõ những gì chúng ta biết, những gì không biết, những tin chúng ta đã vì đó mà có hành động thích hợp, và những tin chúng ta đã phớt lờ. Phải làm thế, vì sự thật là điều then chốt của lịch sử.

Cuộc nói chuyện với với ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, do Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 25
bài 4

Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' Việt Nam Cộng hòa như thế nào

• Tina Hà Giang
• Gửi bài từ Nam California, Hoa Kỳ - 11 tháng 12-2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59610232

Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973
Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford.

Frank Snepp: Kissinger đã bỏ rơi VNCH vì lý do chính trị. Tôi đặt tựa cho cuốn sách mình viết là 'Decent Interval' (Khoảng cách Coi được). Tựa đó nhắc đến sự kiện năm 1972, khi Kissinger đàm phán hòa bình, dẫn đến việc ngừng bắn, điều duy nhất ông quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ.
Kissinger muốn phải có một khoảng thời gian coi được giữa việc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi VN, và chiến thắng tất yếu sẽ đến của Cộng sản, để Hoa Kỳ không bị đổ lỗi cho việc thất trận.
Khi Kissinger gặp Chu Ân Lai năm 1971 để sắp xếp cho chuyến công du bí mật của Nixon đến Trung Quốc, ông nói với Bắc Kinh rằng nếu có ngừng bắn ở Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ không tái can thiệp quân sự. Và chỉ cần có một khoảng thời gian hợp lý giữa cuộc ngừng bắn đến lúc Hoa Kỳ rút quân, và sự tiếp tục xâm lược của cộng sản, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu đồng minh Bắc Việt của quý vị tấn công Nam VN, miễn là họ không tấn công ngay sau khi chúng tôi rút đi. Đó là khởi đầu của lý thuyết 'Khoảng cách Coi được' (Decent Interval) mà ngày nay nhiều người nhận định là sự phản bội VNCH của Hoa Kỳ.
Kissinger đến Paris vào mùa hè năm 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ về những gì sau đó trở thành Hiệp định Hòa bình. Lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng nếu mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10 tới, tức vài tháng nữa, hay nói cách khác, qua cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp, thì sẽ không ai thèm quan tâm đến điều gì xảy ra cho VN một năm sau đó, tức 1974. Sẽ không ai còn quan tâm và Mỹ thì đã rút khỏi cuộc chiến từ lâu.

BBC:Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?

Frank Snepp: Bởi vì Nixon đã ghi âm lại tất cả những cuộc trò chuyện này, và trong những năm gần đây, rất lâu sau khi tôi viết Decent Interval, băng ghi âm những cuộc trò chuyện đó được bạch hóa, nên bây giờ chúng ta có thể xác minh bằng chính lời của Kissinger và của Nixon, rằng quả thực họ đã chuẩn bị bỏ rơi VN vào năm 1972.
30 Jan, 2015 - A Code Pink demonstrator waves handcuffs in front Henry Kissinger. Photo: Reuters 
Một người biểu tình thuộc nhóm phản chiến Code Pink vừa vẫy chiếc còng tay ngay trước mặt Kissinger vừa hô to: "hãy bắt giam tên Kissinger tội phạm chiến tranh này" [...several protesters from the anti-war group Code Pink approached from behind, waving signs and a pair of handcuffs, and chanting, "Arrest Henry Kissinger for war crimes." source: AP - Published: 10:45pm, 30 Jan, 2015 ]

Thật ra Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc từ năm 1971, một năm trước khi Hoa Kỳ mở rộng quan hệ với nước này. Khi Kissinger đến Bắc Kinh, ông nói rằng chúng tôi sẽ giúp các bạn một tay, hãy cùng chúng tôi thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc, hãy cùng nhau mở mang quan hệ.
Điều này cũng dễ hiểu. Chiến tranh VN lúc ấy đang là một vấn đề lớn, Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội, vậy Nixon có thể cống hiến cho Bắc Kinh điều gì để khiến họ cởi mở hơn và trở thành bạn của Hoa Kỳ? Nixon có thể cho họ VN. Và nếu ai muốn có bằng chứng là Hoa Kỳ dưới thời Nixon và Kissinger đã bỏ rơi VNCH, thì đó là điều này, một bằng chứng rõ ràng.

BBC:Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?

Frank Snepp: Những gì Kissinger và Nixon thảo luận về VN vào thời điểm đó chỉ họ và những phụ tá biết, vì tất cả những điều này đều được Nixon cho ghi lại trên các cuốn băng bí mật của Nhà Trắng, nhưng nhiều năm sau mới được công bố rộng rãi. Việc thu băng bắt đầu bị lộ trong vụ bê bối Watergate. Và những cuốn băng này đã khiến ông và Kissinger, đặc biệt là Kissinger, bị lên án, vì Kissinger rất thẳng thắn trong các cuộc nói chuyện với Nixon vào mùa hè năm 1972, trước Hiệp định Paris. Kissinger nói với Nixon là chúng ta đang đàm phán cho một tình huống mà về cơ bản, chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.
Sau đó thì Sài Gòn có sụp đổ cũng chẳng sao.
Không ai biết gì về những điều này, cho đến khi có một đột phá lớn vào tháng 10 năm 1972. Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống của đất nước bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này cũng không được biết. Ông Thiệu chỉ biết chuyện này vì Võ Văn Ba, gián điệp CIA bên trong bộ chỉ huy cộng sản đã phát hiện ra, qua các kênh riêng của ông, rồi báo cáo cho CIA và cho cảnh sát của VNCH. Vào tháng 10, ông Thiệu phát hiện ra là mình đã bị Kissinger bán đứng, và Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam.

BBC:Chắc chắn Kissinger không thể tự mình quyết định làm như thế, ông ấy phải làm theo lệnh của ai chứ, đúng không?

Frank Snepp: Đúng thế. Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện. Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Nhà Trắng. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện ''ngừng bắn tại chỗ'' để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.
Ý của Nixon là gì? Dường như khi ông đề cập đến việc đó lần đầu, không ai nhận ra rằng ngừng bắn tại chỗ có nghĩa là bạn đứng yên, và kẻ thù cũng vậy. Điều đó có nghĩa là tất cả quân Bắc Việt ở miền Nam VN không phải rời đi, mà sẽ ở lại. Vì vậy, ngay từ năm 1969, bất cứ khi nào ý tưởng về một hiệp định hòa bình được thảo luận, Nixon đều tính đến một lệnh ngừng bắn tại chỗ. Điều đó có nghĩa là cho phép lực lược của phe địch hiện diện ở miền Nam, và đó là một công thức dẫn đến thảm họa.
Công bằng mà nói, Nixon không có lựa chọn nào khác vì Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh bại được Bắc Việt, đã không buộc được họ ra khỏi miền Nam. Chúng ta không thể ném bom, chúng ta không thể ngăn chặn cuộc xâm nhập bởi Bắc Việt mỗi mùa khô lại gửi thêm từ 60.000 đến 100.000 quân tiếp viện vào miền Nam, thay thế những quân lính đã tử trận. Chừng nào điều đó còn xảy ra, trừ khi bạn dội bom lên miền Bắc, chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.
Tiện đây, tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện này.
Sau chiến tranh, tôi trở lại Việt Nam năm 1991 với tư cách là khách mời của BBC. Trong chuyến đi đó, tôi cùng một nhóm làm phim BBC đến Bộ chỉ huy cũ của lực lượng cộng sản thời chiến ở tỉnh Tây Ninh. Một số cán bộ mặc đồ đen, đeo huy chương kéo đến gặp anh chàng CIA đã trở lại VN này, ở ngay trong cái hang mà chúng tôi đã tìm cách làm cho nổ tung trong suốt cuộc chiến. Trong bữa ăn trưa gần Củ Chi, chúng tôi thảo luận, và đây là những gì một người cộng sản nói với tôi: 'Các bạn Mỹ, chúng tôi không thể nào hiểu phản ứng của các bạn vào năm 1969, khi chúng tôi đang bị thương vong nặng nề sau Tết Mậu Thân 1968 và những trận tiếp theo.'
Người này nói thêm: "Chúng tôi đã tổn thất quá nặng và không thể tiếp tục cuộc chiến với cường độ cao trong vòng hai năm. Tại sao các bạn không dội bom xuống các con đê ở Hà Nội?' Nghe câu hỏi đó tôi đã phải nói với ông ta là 'chúng tôi đã dự tính làm điều đó, nhưng Lầu Năm Góc quyết định rằng nếu làm thế chúng tôi sẽ giết chết rất nhiều thường dân Bắc Việt, và chúng tôi không thể thực hiện giải pháp đó vì lý do nhân bản và đạo đức."
Hoa Kỳ, tức chính quyền của Nixon, thường bị chỉ trích là vô đạo đức, đã không nhẫn tâm làm điều mà Bắc Việt chắc chắn sẽ làm nếu họ có lựa chọn đó. Nếu họ thể dội bom xuống miền Nam, bạn có nghĩ là họ sẽ làm không? Hoa Kỳ thì không.
Trong cuộc thảo luận đó, tôi nhớ đã không thể tin được là họ đã phân tích đúng vấn đề của Hoa Kỳ: Chúng tôi không tàn nhẫn đủ. Nếu năm 1969 chúng tôi dội bom lên đê điều ở Hà Nội thì có thể cũng không thắng, nhưng chắc chắn sẽ làm chậm lại cuộc chiến. Những người Cộng sản mà tôi tiếp xúc sau chiến tranh xác nhận điều này, rằng Hoa Kỳ đã có thể đẩy cuộc chiến vào thế bế tắc. Nhưng chúng tôi không làm thế, và bỏ lỡ cơ hội.
Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN theo nguyện vọng của người dân Mỹ và đưa quân VNCH ra tiền tuyến, thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách 'Việt Nam hóa' chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.
Tôi luôn cảm thấy rằng một trong những sai lầm lớn nhất của Hoa Kỳ là chờ đến năm 1969 mới Việt Nam hóa chiến tranh. Việt Nam hóa lẽ ra phải được bắt đầu ngay từ lúc quân đội Mỹ vào Việt Nam. Bởi vì quân đội VNCH cho đến năm 1963, 64 được huấn luyện rất kỹ về chiến thuật của Pháp, từ những cố vấn Pháp. Và họ học cách đánh các trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn, trong đó đơn vị của họ là tiểu đoàn chiến đấu với các tiểu đoàn khác, đó là cách người Pháp đánh trận.
Cộng sản, trong khi đó, áp dụng chiến thuật du kích. Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.

BBC:Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?

Frank Snepp: Trong một cái nhìn toàn cảnh hơn, bạn có thể đổ lỗi cho người Mỹ về điều đó. Bạn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã rút lực lượng của họ ra khỏi VN ở thời điểm mà họ đã làm, trước khi VNCH sẵn sàng. Nhưng các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.
Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.
Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.
Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.
Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn.

Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò của Đại sứ Graham Martin trong câu chuyện 'Sài Gòn sụp đổ' tháng 4/1975. Cuộc nói chuyện do nhà báo độc lập Tina HàGiang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cho BBC vào cuối tháng 10/2021.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 26
bài 5 (và cũng là bài chót)

30/04/1975: Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày 'Sài Gòn sụp đổ'

• Tina Hà Giang
• Gửi bài từ Nam California, Hoa Kỳ - 01 tháng 01-2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59829629

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.
Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.
Đại sứ Martin ngày 30-4-1975
Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin.

Frank Snepp: Những người nói Hoa Kỳ bỏ rơi hay phản bội Sài Gòn nói đúng vì đó là những gì Kissinger và Nixon đã làm. Họ có được bằng chứng về điều này trong cuộc trò chuyện của Kissinger với Nixon, bằng chứng đó được lưu giữ trên các cuốn băng của Nhà Trắng.
Nhưng tình hình chiến sự VN phức tạp hơn như vậy, không đơn giản là sự bỏ rơi. Sự phức tạp đó có tên Graham Martin. Sau khi ngừng bắn, Đại sứ Graham Martin đến Sài Gòn. Người đàn ông tuyệt vời này là một "chiến binh" miền Nam Hoa Kỳ, một người hết sức lịch lãm.
Ông có giọng nói miền Nam (nước Mỹ) nhẹ nhàng, có cách nhìn người người khác với ánh mắt tử tế, và thường hay cúi đầu. Martin rất cao, vì vậy khi nói chuyện ông hay nhìn xuống, khiến người đối diện có cảm giác họ đối diện một người đàn ông có quyền lực lớn, đang nhìn xuống những phận đời thấp kém hơn. Martin có cái cách thiết lập vị trí chủ đạo trong các cuộc trò chuyện, cho mọi người thấy quyền lực của mình.
Và Graham Martin cần những điều đó, cần tất cả những quyền lực ông có thể có được, vì ông đến VN sau khi quân Mỹ đã ra đi, sau khi lực lượng không quân Mỹ đã ngừng bay trên không phận VN. Martin được giao nhiệm vụ bảo vệ VNCH, ít nhất là trong suy nghĩ của riêng ông, và ông đã tận tâm làm điều đó. Vì vậy những người nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng bỏ rơi VN, họ đã không tính đến Martin.
Là một chiến binh của thời chiến tranh lạnh, Martin ghét chủ nghĩa cộng sản. Con trai ông, một sĩ quan chiến đấu bị giết ở Việt Nam năm 1965 và Martin không bao giờ quên điều đó, ông nhất quyết không để những kẻ giết con trai mình chiến thắng trong cuộc chiến VN, "chủ nghĩa cộng sản chết tiệt" không thể thắng. Đó là suy nghĩ của ông.
Vấn đề nằm ở chỗ Martin tin rằng viện trợ của Hoa Kỳ, trừ sức mạnh không quân, trừ pháo binh, trừ quân lính Mỹ, chỉ cần viện trợ của Hoa Kỳ thôi là đủ để giúp củng cố chính phủ VNCH, bất chấp những gì Kissinger nói là Mỹ sẽ không quan tâm đến những gì xảy ra sau đó. Martin rất quan tâm. Ông nhất định không để miền VNCH đầu hàng Cộng sản, những kẻ đã giết con trai ông.
Nhưng Martin đã mắc những sai lầm nghiêm trọng. Ông phớt lờ sự tàn phá của nạn tham nhũng; ông phớt lờ những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo yếu kém của VNCH. Ông cho rằng chỉ riêng ý chí của mình cộng với tiền viện trợ Hoa Kỳ là có thể xoay chuyển tình thế, rằng việc miền Nam chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình hay chưa thể tự đứng vững không thành vấn đề.
Ông nghĩ rằng ý chí kiên định sẽ tạo ra được những thành quả tốt đẹp, và ông đã đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu. Tổng thống Thiệu không hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đưa không quân Mỹ trở lại vì Martin nói với Thiệu, rằng, "nếu anh cần, tôi sẽ làm cho điều đó [Không quân Mỹ trở lại - BBC] xảy ra".

BBC: Tại sao Graham Martin lại phải làm như vậy, đánh lạc hướng Tổng thống Thiệu?

Frank Snepp: Martin làm vậy vì ông tin rằng ý chí của mình sẽ khiến điều ông muốn thành hiện thực. Ông như hơi bị điên (half-insane). Tôi rất quý trọng Martin, rất thân với ông, tôi là người báo cáo tình hình quân sự chính của ông. Tôi hẹn hò với con gái ông, và thường xuyên ăn tối ở nhà ông. Tôi thân với ông đến nỗi sếp tôi, trưởng trạm CIA Tom Polgar nói, hãy theo dõi Martin, tìm hiểu xem ông định làm gì, tôi không thể đoán được ý nghĩ của ông ấy.
Tôi giống như một chuyên viên giám sát không chính thức theo dõi đại sứ và đại sứ thì lại muốn dung tôi để do thám trưởng trạm CIA. Martin không tin CIA và ông nghĩ rằng ông có tôi trong túi. Vì vậy, tôi lúc ấy như một con chuột bị hai con mèo rượt đuổi. Tôi biết Martin rất rõ, tôi biết suy nghĩ của ông. Thế mà tôi đã rất kinh ngạc như chỉ có thể kinh ngạc trước một người bị chi phối bởi sự phi lý, dù đó là một người thật lôi cuốn.
Martin không cho phép chúng tôi tường trình về tình trạng tham nhũng đang sói mòn trung tâm Sài Gòn, vì ông lo là tường trình của CIA về nạn tham nhũng ở miền Nam sẽ khiến tin tức bị rò rỉ, rồi công chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ nghĩ rằng VNCH không xứng đáng được viện trợ thêm. Vì vậy, ông cấm ngặt chúng tôi không được đụng đến vấn đề tham nhũng. Điều đó có nghĩa là, chúng tôi nhắm mắt lại và không đối diện với nhược điểm lớn của của quân đội và chính phủ VNCH, và không thể đề nghị họ cải thiện điều đó.
Ngoài việc cố gắng xin viện trợ, Martin muốn miền Nam thắng đến nỗi ông luôn trấn an ông Thiệu, và nói với Thiệu rằng nếu cần, Mỹ sẽ lại mang B-52 vào VN, dù ông thừa biết là không thể có chuyện đó. Cũng có thể Martin nghĩ Nixon khùng quá nên sẽ đưa B-52 trở lại. Có thể ông tin như vậy, tôi thì tôi không tin điều đó. Nhưng tôi nghĩ tất cả chỉ là kịch tính.
Graham Martin nghĩ rằng việc quản lý đất nước nhiều phần giống như trên một sân khấu, chỉ cần đóng đúng vai, thể hiện được quyền lực là tạo được sự khác biệt. Và ông là bậc thầy về sự tự dối mình, bậc thầy về ảo tưởng. Vấn đề là, ông không nhìn rõ thực tại, vì tham nhũng đã hủy hoại năng lực chiến đấu của VNCH.

BBC: Sài Gòn đã thất thủ rất chớp nhoáng, theo ông thì ngoài việc bị Hoa Kỳ bỏ rơi, và nạn tham nhũng - như ông nói, còn có những yếu tố nào khác?

Frank Snepp: Giới lãnh đạo miền Nam đã quen đánh trận theo lối của Mỹ, với rất nhiều sức mạnh oanh tạc của không quân, và với cách tấn công ở bất cứ nơi nào có mặt kẻ thù. Ông Thiệu không còn làm như vậy được. Ông không biết rằng ông không còn khả năng di chuyển, không còn sức mạnh không quân, không có năng lực vận tải hữu hiệu trước đây khi quân đội Mỹ còn ở đó.
Và vì thế ông vẫn suy nghĩ theo cách mà một người tướng Mỹ suy nghĩ, rằng ông có thể hạ gục quân địch ở bất cứ nơi đâu, khi chúng tấn công trên vùng cao nguyên, ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng ông đã không thể. Ông không còn nguồn lực của Mỹ, không còn sức mạnh không quân của Mỹ, nhưng ông đã không sớm cắt giảm các tuyến phòng thủ của mình, không từ bỏ các vị trí khó phòng thủ, để củng cố lực lượng sớm hơn, trong năm đầu tiên của lệnh ngừng bắn.

Trách nhiệm của Tổng thống Thiệu:

Vào năm thứ hai của lệnh ngừng bắn, Martin cuối cùng đã khuyên ông Thiệu là hãy nghĩ đến việc rút khỏi một số khu vực không cần phải phòng thủ, những nơi kẻ thù không quá mạnh. Ông Thiệu nhất định không chịu làm điều đó. Và điều khủng khiếp đã xảy ra vào tháng 3 năm 1975, một tháng trước khi chiến tranh kết thúc, ông Thiệu mới rút khỏi những khu vực mà ông không thể bảo vệ.
Nhưng ông đột ngột bỏ vùng Tây Nguyên một cách chớp nhoáng mà không lên kế hoạch trước. Vì vậy, khi cuộc lui quân bắt đầu với Tướng Phú lúc đó là Tư lệnh trở thành hỗn loạn và Bắc Việt có thể đánh chặn các lực lượng đang rút lui. Trách nhiệm đó nằm trên vai ông Thiệu vì ông đã có một quyết định không tốt. Ông cũng không biết là muốn quân đội mình làm gì ở Quân Khu I ngay bên dưới vùng Phi quân sự, đã không có một kế hoạch nào mạch lạc, kết quả là, không có cuộc rút lui có trật tự nào trong Quân Khu gần phía Bắc Việt Nam nhất. Các lực lượng VNCH bắt chạy tán loạn và họ chạy về các vùng nơi gia đình họ đang nương náu, và đoàn quân tan rã.
Ông Thiệu phải chịu trách nhiệm cho những kế hoạch không tốt đó, với kết quả là quân đội VNCH trong các quân đoàn I và II rút về duyên hải phía Đông vào cuối tháng 3 năm 1975. Một tháng trước khi kết thúc cuộc chiến.
Như chúng ta thấy trong tấm hình này, đây là những sĩ quan quân đội tại ngũ. Một số đã phải nhào xuống biển để bơi theo những con tàu này. Tôi nhớ một cảnh đã nhìn thấy khi đáp một chiếc máy bay của CIA đến bờ biển để xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi rất kinh ngạc khi chứng kiến cảnh quân lính Nam Việt Nam rút lui xuống biển để trốn chạy quân Bắc Việt đang theo họ sát nút.
Với cảnh rút lui hỗn loạn như thế này, khi những người lính phải chồng chất nhau trên các con tàu đang hướng về phía Nam, thì chúng ta có một vấn đề lớn. Vấn đề là làm sao có thể tập hợp những người lính này lại với nhau để biến họ thành một lực lượng có thể bảo vệ Sài Gòn và vùng đồng bằng, những nơi cuối cùng chưa bị tấn công?

BBC: Xin ông trả lời cụ thể vào câu hỏi VNCH có bị Hoa Kỳ bỏ rơi hay không?

Frank Snepp: Sở dĩ tôi đề cập đến tất cả những điều này, là vì nó trả lời một phần câu hỏi bạn nêu ra, câu hỏi Hoa Kỳ có bỏ rơi Việt Nam không.
Việc rút quân hỗn loạn không phải là lỗi của Hoa Kỳ mà là lỗi của việc không có một kế hoạch tốt. Đó là kết quả của việc không nghiên cứu trước các biện pháp lui binh. Lui binh là một hoạt động quân sự nguy hiểm và khó khăn nhất, và ông Thiệu có thể đã có thể bảo toàn quân đội của mình ở hầu hết các vùng phía Bắc của đất nước, ông có thể đã giải cứu một số người trong quân đội của mình nếu ông lên kế hoạch trước.
Vấn đề của ông Thiệu một phần là vì phe địch đã cài cắm rất nhiều gián điệp vào chính phủ của ông, và họ biết rằng ông tưởng họ sẽ tấn công ở một nơi khác, trong khi trên thực tế họ tấn công ở phía Nam Cao Nguyên trung phần vào đầu tháng 3, trong giai đoạn đầu của cuộc tổng tấn công cuối cùng. Có thể nói là điệp viên của Bắc Việt đã giúp họ thắng cuộc. Và đó không phải là vì Hoa Kỳ, mà là do gián điệp tuyệt vời của kẻ thù. Chính quyền VNCH lúc đó đã bắt đầu sụp đổ, họ không được trang bị đủ để khám phá ra có gián điệp trong hàng ngũ của mình, và một trong những nguyên nhân là vì tham nhũng.
Tham nhũng đã làm suy yếu nguồn cung cấp nhu liệu vì không ai biết những nhu liệu mới được gửi đến nằm đâu. Một số bị đưa vào chợ đen, và tình trạng tham nhũng cũng cho phép kẻ thù gài được gián điệp vào khắp nơi, kể cả bộ chỉ huy và chính phủ VNCH.
Theo một ước tính của CIA vào năm 1971, Bắc Việt có khoảng 30.000 điệp viên, và đó là vào thời điểm tốt. Vào cuối cuộc chiến, CIA ước tính có ba gián điệp hoạt động cho Bắc Việt ngay trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Thiệu. Một người có thể đã lọt vào vị trí rất cao trong lực lượng an ninh quân đội, người khác trong tổ chức Tình báo Trung ương. Và bây giờ chúng ta biết một điệp viên Bắc Việt đã giúp Sài Gòn đầu hàng, người này là phụ tá của Tướng Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam, và hoạt động như một điệp viên cho miền Bắc Việt Nam suốt thời gian đó.
Cũng có bằng chứng cho thấy Bắc Việt đã gài được gián điệp vào trong Bộ Tổng Tham Mưu của VNCH. Đây không phải là một người có chức vụ cao mà là một người đưa thư, người xử lý tất cả các tài liệu ra và vào văn phòng, và người này làm việc cho Bắc Việt, hãy tưởng tượng xem tên gián điệp đó có thể làm được gì.
Đó là một trong những lý do khiến Sài Gòn sụp đổ nhanh chóng, lý do tại sao cuối cùng đã có sự hỗn loạn, và tại sao trong tháng Ba, một nửa đất nước và một nửa quân đội miền Nam Việt Nam đã mất. Vì vậy, nếu ai đó nói với bạn là Hoa Kỳ đã bán đứng Nam Việt Nam, là VNCH thất trận là do lỗi của Hoa Kỳ, thì thực tế là nếu nói về những ngày cuối cùng, hay năm cuối của cuộc chiến, thì không phải vậy.
Cuối cùng, tôi nghĩ, nguyên nhân chính của việc thất trận đến từ thực tế là miền Nam Việt Nam chưa sẵn sàng tự mình chiến đấu trong cuộc chiến này.
Tôi cũng nghĩ những tranh luận này bất lợi cho chúng ta, vì một điều có thể bù đắp cho những gì xảy ra trong giai đoạn cuối cuộc chiến là rút tỉa kinh nghiệm.
Nếu không học được bài học đích đáng, nếu chỉ đổ lỗi cho Quốc hội Hoa Kỳ, đổ lỗi cho giới cấp tiến, đổ lỗi cho vị tướng này vị tướng kia, hoặc cho tin này tin nọ, chúng ta sẽ không rút ra được bài học đúng.
Bài học đầu tiên là nếu bạn là Hoa Kỳ, hãy hiểu rõ đồng minh cũng như kẻ thù của mình. Nhận ra rằng đồng minh còn yếu trong những lĩnh vực này và giúp họ cải thiện. Không nên phớt lờ khuyết điểm của họ.
Chúng tôi làm ngơ trước nạn tham nhũng nên không thể giúp sửa sai cho miền Nam VN. Vì vậy, hãy biết bạn như biết kẻ thù và đừng bao giờ tự dối lòng về sức mạnh của đứa trẻ góp phần tạo ra. Chúng tôi yêu người miền Nam VN nhưng giả vờ rằng họ là siêu nhân và không có gì cần sửa đổi không giúp được gì cho họ.

Cuộc nói chuyện do nhà báo độc lập Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cho BBC vào cuối tháng 10/2021.

$pageOut$pageIn Phân đoạn 27

BẢO VỆ LÃNH THỔ - XÂY DỰNG ĐÁT NƯỚC


Bài Phát Biểu Trong Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (lần thứ 20, năm 2021) tại Westminster, CA, USA, ngày 26-9-2021
by Mr. Nguyễn Đức Cường, Nguyên Tổng Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Việt Nam Cộng Hòa

Kính thưa quý vị đại diện tôn giáo
Kính thưa quý vị dân cử thành phố Westminster
Kính thưa quý vị đại diện các tổ chức cộng đồng người Việt
Kính thưa quý vị quan khách

Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ niệm hai mươi năm Tổng Thống vĩnh biệt chúng ta.

Trước di ảnh của Cố Tổng Thống, tôi rất cảm xúc và vinh hạnh được nói đến những công trình “Bảo Vệ Lãnh Thổ, Xây Dựng Đất Nước” mà cố Tổng Thống đã đạt được trong một khoảng thời gian mười năm, và trong một khung cảnh thay đổi nhanh chóng và đầy thử thách.

Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua từ khi cố Tổng Thống lãnh trách nhiệm lèo lái con thuyền quốc gia tháng 6 năm 1965 trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Hôm nay, chúng ta cần nhắc lại những di sản của cố Tổng Thống để lại cho đất nước, và giá trị của những di sản đó.

Bảo Vệ Lãnh Thổ

Trước hết cần phải nhắc lại khung cảnh lúc Tổng Thống đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo đất nước là một khung cảnh đầy thử thách chưa từng có trong lịch sử cận đại của đất nước.

Chúng ta lúc đó có khoảng mười lăm triệu dân mà phải đóng vai trò thành trì của thế giới tự do, chống lại chiến dịch xăm lăng của Đế Quốc Cộng Sản.

Trong cương vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, Tổng Thống đã trải qua những trận đánh khốc liệt, từ Tết Mậu Thân năm 1968, cho đến Mùa Hè Đỏ Lửa [ VC kêu là chiến dịch Xuân ] năm 1972 do quân Cộng Sản Bắc Việt phát động. Và chót hết là hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974 do Hải Quân Trung Cộng khởi xướng.

Năm Tết Mậu Thân 1968, quân đội đồng minh đã đạt tới cực điểm khoảng gần 600,000.

Năm 1972, đồng minh chỉ còn tham chiến bằng không lực. Cuộc chiến đi vào giai đoạn thử lửa cuối cùng, Bắc quân dồn hết nỗ lực đánh miền Nam trên 3 mặt trận mà chúng ta thường gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa.

Mùa Hè Đỏ Lửa bắt đầu khoảng cuối tháng Ba 1972 khi quân Cộng Sản Bắc Việt xua toàn bộ 14 sư đoàn quân chính quy, khoản 120,000 quân bộ binh, cộng thêm 1200 chiến xa đủ loại chia làm 3 mũi tấn công vào ba tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa, Quảng Trị, Kontum và Bình Long.

Mở màn trận Quảng Trị kéo dài trên 100 ngày từ khi Bắc Quân vượt sông Bến Hải cho đến khi chiếm được Cổ Thành và mở đầu cuộc chiến 81 ngày lịch sử.

Sau đó quân Cộng Sản đi ngả Hạ Lào đánh Kon tum trong 29 ngày nhưng rồi vì tổn thất nên bỏ cuộc đưa quân qua Cam Bốt để tấn công Bình Long. Thành phố Kon Tum đã có lúc bị địch chiếm một nửa nhưng rồi đứng vững và trở thành Kon Tum Kiêu Hùng.

Tiếp theo thị xã An Lộc bị bao vây trong 90 ngày nhưng vẫn đứng vững cho đến ngày cuối nên Tổng Thống đã phong tước hiệu An Lộc Oai Hùng, Bình Long Anh Dũng.

Sau hết, trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ghi dấu chiến thắng oai hung của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Tổng Thống cùng phái đoàn chính phủ và các tướng lãnh đáp trực thăng xuống An Lộc để ủy lạo và tưởng thưởng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hữu công và an ủi thăm hỏi dân chúng tỉnh Bình Long trong lúc vẫn còn tiếng pháo kích của Cộng quân vào thành phố.

Trong năm 1972, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ trông cậy vào sự yểm trợ bằng không lực B-52 của Hoa Kỳ, cất cánh từ Không Quân U-Dorn và U-Tapao tại Thái Lan.

Sau hết, chúng ta cần nói tới hải chiến Hoàng Sa. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng hải quân độc nhất thế giới đã đối đầu trực tiếp với Hải Quân Trung Cộng mà không có sự hổ trợ của Hải Quân Hoa Kỳ.

Tổng Thống đã chỉ thị bằng mọi phương cách, kể cả dùng vũ lực, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa phải yêu cầu tàu bè Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Tổng Thống đích thân viết hai trang giấy ghi lại chỉ thị và yêu cầu Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải đọc lớn cho các tướng lãnh trong phòng họp cùng nghe.

Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa được lệnh nổ súng sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974. Mặc dù đã khai hỏa trước, sự thiệt hại của phía chúng ta đã cao hơn phía Trung Cộng. Vì tương qua lực lượng chênh lệch vế phía Trung Cộng, chúng ta phải bỏ Hoàng Sa.

Lúc đó Hạm Đội số 7 của Hoa Kỳ đã được chỉ thị không can dự vào cuộc chiến này. Sau này, thế giới nhìn thấy việc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa chỉ là bước đầu cho công cuộc xâm chiếm toàn vẹn Biển Đông của Trung Cộng.

Dù có sự ủng hộ của đồng minh hay không, Tổng Thống và toàn dân cương quyết bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ.

Xây Dựng Đất Nước

Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia từ tháng 6 năm 1965, cố Tổng Thống lèo lái con thuyền quốc gia qua những giai đoạn quan trọng và cần thiết sau đây:

- Tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến

- Ban hành Hiến Pháp ngày 23 tháng 12 năm 1966 đặt nền tảng mới cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa

- Ra tranh cử và đắc cử Tổng Thống tháng 10 năm 1967.

Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa đặt nền tảng cho một nhà nước pháp trị, một hệ thống chính quyền có ba ngành riêng rẽ, Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, có một Quốc Hội lưỡng viện, có Tối Cao Pháp Viện, có tuyển cử đa dạng, có bảo vệ nhân quyền, có chủ quyền, có chủ trương dân có giàu thì nước mới mạnh, có bảo đảm quyền sở hữu tư nhân, có quyền tự do ngôn luận.

Trong một khung cảnh do những yếu tố hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, những sự kiện sau đây đã xảy ra:

- Quân đội Mỹ gia tăng từ con số không đầu năm 1965 lên trên 500,000 vào cuối năm 1968, và người lính Mỹ sau cùng rời Việt Nam cuối tháng 3 năm 1973

- Viện trợ Mỹ cũng đi từ khoảng 450 triệu Mỹ Kim một năm trong giai đoạn 1963-1965, tăng vọt lên 3 tỷ Mỹ Kim một năm trong giai đoạn 1971-1973 và trở về con số không vào cuối năm 1975.

Chúng ta phải làm những gì?

Tổng Thống chỉ thị chúng ta phải có chương trình tự túc tự cường trong ngắn hạn, đồng thời đặt một nền tảng vững chắc cho một chương trình phát triển kinh tế lâu dài. Chúng ta cần khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực còn non trẻ của đất nước.

Chúng ta cần xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc, thiết lập hoặc tăng cường các định chế cần thiết cho việc phát triển kinh tế.

Chúng ta cần đặt trọng tâm vào lãnh vực tư nhân, trong nước cũng như ngoại quốc.

Trong khung cảnh đó, tôi xin trình bày ba di sản quan trọng nhất mà Cố Tổng Thống đã để lại cho đất nước.

Di sản thứ nhất: Chúng ta đã thực hiện một cách tốt đẹp chương trình Người Cày Có Ruộng, bằng cách cấp ruộng miễn phí cho nông dân để họ làm chủ vĩnh viễn mảnh ruộng của họ. Tổng Thống ban hành Luật người Cày Có Ruộng tháng 3 năm 1970. Chỉ trong vòng hai năm, gần một triệu nông dân được làm chủ vĩnh viễn mảnh ruộng để canh tác mà trước đây họ chỉ làm tá điền cho những chủ đất vắng mặt.

Chính phủ mua lại ruộng đất của những chủ đất vắng mặt, và cấp miễn phí cho nông dân tá điền, một tầng lớp nghèo nhất trong xã hội từ nhiều thế hệ mà không thoát ra được cho tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Mức sản xuất gạo gia tăng đáng kể, mặc dầu chiến tranh vẫn tiếp tục. Đến cuối năm 1974 chúng ta đã không cần nhập cảng gạo, và bắt đầu làm những chuẩn bị cần thiết để co thể xuất cảng gạo cho mùa 1975 sắp tới.

Chương trình Người Cày Có ruộng đã được thi hành trong một khuôn khổ pháp lý thỏa đáng và thích hợp, không có tranh chấp đổ máu. Cần nói thêm, hai quốc gia đồng minh, Nam Hàn và Trung Hoa Dân Quốc, đã rất khâm phục việc thực hiện chương trình này.

Di sản thứ hai: thực hiện một chương trình ổn định kinh tế trong ngắn hạn song song với phát triển kinh tế toàn diện và lâu dài, dựa trên những luật lệ do Quốc Hội biểu quyết và thông qua, những định chế cần thiết, mot chánh sách kinh tế uyển chuyển, hợp lý, dựa trên ba yếu tố quan trọng sau đây:

- Bảo vệ quyền tư hữu theo Điều số 19 của Hiến Pháp

- Áp dụng kinh tế thị trường

- Dựa vào lãnh vực tư nhân, trong nước cũng như ngoại quốc

Áp dụng kinh tế thị trường trong thời chiến là một chánh sách độc đáo, đi trước các quốc gia chậm tiến trên thế giới gần hai chục năm. Thật vậy, Cơ Quan Quản Lý Thương Mại Quốc Tế, gọi tắt là WTO, chỉ ra đời năm 1996 để theo dõi và buộc các quốc gia hội viên thi hành các luật lệ về kinh tế thị trường. Trong khi đó Việt Nam Cộng Hòa đã áp dụng chính sách kinh tế thị trường từ năm 1972-1973.

Di sản thứ ba: Tổng Thống đã mở đầu kỷ nguyên dầu hỏa cho đất nước, một kỷ nguyên đầy hứa hẹn.

Tổng Thống ban hành Luật Dầu Hỏa, số 011/70 vào tháng 12 năm 1970. Sau hai đợt gọi thầu, các giao kèo đặc nhượng khai thác dầu hỏa đã được ký kết giữa Việt Nam Cộng Hòa và các công ty dầu hỏa lớn nhất nhì thế giới, và đem lại gần 50 triệu Mỹ Kim cho Ngân Sách Quốc Gia.

Ngày 24 tháng 2 năm 1975 Tổng Thống đã đến thăm dàn khoan Gobal Marine IV lúc đó đang thử nghiệm sản xuất Giếng dầu Bạch Hổ, trên thềm lục địa Việt Nam Cộng Hòa> Giếng dầu Bạch Hổ sau này trở thành mỏ dầu khổng lồ, có mức dự trữ nhiều tỷ thùng dầu, với trị giá cỡ nhiều ngàn tỷ Mỹ Kim.

Lịch Sử Phán Xét

Cả ba di sản nói trên đã được các cộng sự viên cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trình bày và thảo luận tại các buổi hội thảo tổ chức tại đại học Cornell năm 2012, đại học Berkely năm 2016, đại học Oregon năm 2019, đại học Texas Tech, Lubbock năm 2019 và đại học US Naval War College năm 2020.

Các bài trình diễn đã được in thành sách sử để cho các đại học khắp nơi và sinh viên tham khảo.

1. Cuốn sách thứ nhất với tựa dề: Voice from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) do Đại Học Cornell xuất bản năm 2014 (1) đã bán rất chạy, tổng cộng trên 800 cuốn. Đặc biệt chúng tôi được biết Đại Học Hà Nội đã mua 100 cuốn để cho các sinh viên tham khảo. Cuốn sách này cũng đã được dịch ra tiếng Việt và đã bán được gần 500 cuốn trong ba năm qua.

2. Cuốn thứ nhì với tựa đề The Republic of Vietnam 1955-1975 Vietnamese Perspectives on Nation Building dựa trên các buổi thảo luận tại Đại Học Berkeley năm 2016, và do Đại Học Cornell xuất bản năm 2019 (2), cũng bán rất chạy, tổng cộng gần 500 cuốc trong vòng 18 tháng.

3. Cuốn sách thứ ba với tựa đề: War and Society in South Vietnam: Crises Opportunities and Diasporic Legacies sẽ do Đại Học Hawaii xuất bản trong năm tới, dựa trên các buổi thảo luận tại Đại Học Oregon.

Theo Đại Học Cornell, những con số sách bán trên đây rất tốt đẹp so với các cuốn sách sử tương tự do Cornell xuất bản.

Trong những năm gần đây bầu không khí tại các đại học bên Hoa Kỳ đã trở nên thuận lợi khi thảo luận về vấn đề Việt Nam Cộng Hòa. Trước đó, trong những năm 1968-1972, đại học Cornell và Berkeley là nơi các tổ chức phản chiến hoạt động rất mạnh. Nhưng nay cả hai trường đại học này đã tổ chức các buổi hội thảo về các vấn đề Việt Nam Cộng Hòa một cách thân thiện.

Nhân dịp này, tôi cũng cần nói thêm về giá trị của ba di sản mà cố Tổng Thống đã để lại cho đất nước.

Chính quyền Hà Nội hoàn toàn bãi bỏ chế độ sản xuất lúa gạo của VNCH và thay thế bằng hệ thống họp tác xã áp theo khuôn khổ kinh tế tập trung của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chế độ này đã đưa tới nạn đói trầm trọng và dân phải ăn bo bo thay gạo.

Chánh quyền Hà Nội phải hủy bỏ chế độ Hợp Tác Xã và áp dụng trở lại những biện pháp của VNCH trước đây. Chỉ trong vòng 3-4 năm sau khi áp dụng trở lại những biện pháp của thời VNCH, Việt Nam (cộng sản) đã trở thành một nước xuất cảng gạo nhất nhì trên thế giới.

Kinh Tế Tập Trung của chế độ Cộng Sản đã thất bại như chúng ta đã thấy. Chánh quyền Hà Nội phải chuyển qua kinh tế thị trường để Việt Nam có thể phát triển, gia tăng xuất cảng, và gia nhập cơ quan quản lý thương mại quốc tế WTO để được hưởng chế độ ưu đãi vế quan thuế.

Công tác khai thác dầu hỏa sau 1975 bị chậm lại trên 10 năm vì các kỹ sư chuyên viên trong khối Cộng Sản chưa đủ khả năng kỹ thuật, tổ chức, và tài chánh, để đào các mỏ khoan dầu ở ngoài khơi.

Kết Luận

Thử hỏi trong lịch sử cận đại có mấy nhà lãnh đạo đã thực hiện được những công trình như trên trong khoảng thời gian mười năm.

Nhân cách của cố Tổng Thống, tính cương quyết và đường lối đúng của cố Tổng Thống vẫn còn nằm mãi mãi trong lòng người Việt.

Xin cảm ơn quý vị.


Source: https://www.vanhoanblv.com/2021/09/phat-bieu-cua-ong-nguyen-uc-cuong-trong.html


LTC:
(1) Keith Taylor, ed. Voices from the Second Republic of Vietnam (1967-1975) - Âm Vang của nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975) (Ithaca, NY: Cornell University Press, 2014).
(2) Tuong Vu and Sean Fear, eds. The Republic of Vietnam, 1955–1975: Perspectives on Nation Building - Việt Nam Cộng Hòa, 1955–1975: Quan điểm về Kiến thiết Quốc gia (Ithaca, NY: Cornell University Press, 2019).



Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 20 Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu Tại Nam California


by Thanh Huy - Vietbao - 28/09/2021

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu [1923 - 2001]
Westminster (Thanh Huy) -- Như thông lệ hằng năm, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nam California đều đứng ra tổ chức Lễ Tưởng Niệm cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Buổi lễ năm nay được long trọng tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 Tháng Chín năm 2021 tại hội trường Warner Middle School, thành phố Westminster. Trước khi lễ chính thức diễn ra, tại tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Lễ Đặt Vòng Hoa tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng diễn ra theo lễ nghi quân cách.

Vị chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Đức Cường, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế và Thương Mại, đại diện cựu thành viên nội các chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa. Ngoài ra có một số viên chức cao cấp từng phục vụ trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa cũng hiện diện như Đại Tá Lê Bá Khiếu (Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Ngãi), Đại Tá Trần Minh Công (Viện Trưởng Học Viện CSQG); quý ông Nguyễn Huy Sỹ (Giám Đốc Nha Hành Chánh Bộ Dân Vận Chiêu Hồi), Đoàn Hữu Định (Công Cán Ủy Viên Bộ Dân Vận Chiêu Hồi), Ông Nguyễn Thiệu (Phó Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Tín).

Ngoài ra có BS. Phạm Đức Vượng (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tập Thể Chiến Sĩ VNCH), BS Nguyễn Hoàng Quân (Giám Đốc Bảo Tàng Quân Đội); các Hội Trưởng trong Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Hội Tây Sơn Bình Định, Hội Võ Thuật, Trần Hưng Đạo Foundation, Hội Trưởng các Hội Đồng Hương: Quảng Nam Đà Nẵng, Biên Hòa, Bạc Liêu, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Cà Mau.

Về dân cử có Dân Biểu Janet Nguyễn, Thị Trưởng Trí Tạ, Nghị Viên Nguyễn Mạnh Chí, Nghị Viên Tài Đỗ, Nghị Viên Phát Bùi, Nghị Viên Kimberly Hồ, Nghị Viên Thu Hà Nguyễn và đại diện các Nghị Sĩ, Dân Biểu địa phương và liên bang Hoa Kỳ cùng các cơ quan truyền thông.

Điều hợp chương trình do Mũ Đỏ Hoàng Tấn Kỳ và Mũ Đỏ Nguyễn Văn Hùng.

Mở đầu với nghi thức lễ rước di ảnh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nghinh đón Lệnh Kỳ, rước Quốc, Quân Kỳ VNCH vào vị trí hành lễ do toán hầu kỳ Liên Hội Cựu Chiến Sĩ thực hiện, sau đó di ảnh Cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu được an vị lên bàn thờ với đầy đủ hương hoa trà quả.

Nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm, trong phút mặc niệm đặc biệt dành một phút để tưởng nhớ đến cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. vị Tổng Tư Lệnh của Quân Lực VNCH đã cống hiến phần đời mình cho tổ quốc.

Sau nghi thức khai mạc, ban tổ chức mời quý vị quan khách lên niệm hương trước bàn thờ cố tổng thống.

Tiếp theo Chiến hữu Tấn Nam, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, kiêm trưởng ban tổ chức, ngỏ lời chào mừng và cảm ơn mọi người đến dự.

Ông nói: “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một nhân vật lịch sử, là một chiến sĩ chống chủ nghĩa cộng sản quyết liệt nhất trong suốt 29 năm tại Việt Nam, và ông cũng là vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH. Người đã lèo lái con thuyền quốc gia suốt gần 10 năm làm tổng thống, cho nên ông hiểu rõ về vận mệnh quốc gia, và cũng hiểu rõ nguyên nhân tại sao miền Nam Việt Nam sụp đổ. Ông đã chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cộng sản quốc tế, cộng với sức ép của đồng minh Hoa Kỳ, ‘trên đe dưới búa,’ ông đã chiến đấu trong sự cô đơn khủng khiếp.”

Trong diễn văn khai mạc, ông Nam đã nêu ra những vấn đề khó khăn trong suốt tám năm lãnh đạo đất nước của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong việc chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt. Đồng thời ông cũng nhắc lại tinh thần bất khuất, ý chí tranh đấu vì tự do, dân chủ và tiến bộ cho đất nước của cố Tổng Thống Thiệu.

Chiến hữu Nguyễn Xuân Tám, nguyên sĩ quan tùy viên tổng thống lên đọc tiểu sử của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tiếp đến, là lời phát biểu của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Cường, cựu Bộ Trưởng Kinh Tế và Thương Mại, đại diện cựu thành viên Nội Các Chính Phủ Đệ Nhị Cộng Hòa.

Trong dịp nầy, Ban tổ chức cho chiếu lại hình ảnh Nhật Lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc trong ngày Quân Lực, 19 Tháng Sáu, 1973.


Sau đó là lời phát biểu của quan khách tham dự.

Nhớ đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhiều đồng bào vẫn còn nhớ hai câu nói bất hủ của Người đó là: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả.” Hai câu này đã được treo trang trọng bên trong hội trường của buổi lễ, kỷ niệm 20 năm ngày ông từ trần (29 Tháng Chín năm 2001 - 29 Tháng Chín năm 2021).

$pageOut$pageIn Phân đoạn 28
Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu by Đặng Kim Thu - 2022
[ trích tiểu mục 24, trang 373 sách Hồi Ký Tùy Viên Của Đại Tướng của ông Đặng Kim Thu, xuất bản lần thứ nhất tháng 12-2022 tại Hoa Kỳ. ]

Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

by Đặng Kim Thu

Sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng, nhiều người đã đem vai trò của Cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra phê phán.
Vài ý kiến cho ra rằng Tổng Thống Thiệu quá tin vào Hoa Kỳ, cũng như hoàn toàn dựa vào người Mỹ nên miền Nam mới bị rơi vào tay Cộng Sản. Một số ý kiến khác của những người từng đối lập với Tổng Thống Thiệu thì cho rằng ông Thiệu độc tài, nắm giữ hết quyền hành từ dân sự đến quân sự, tập trung quyền lực tự điều binh khiển tướng, nên đã gây ra một số bất mãn trong dân chúng, đặc biệt từ những tướng lãnh vào những năm sau cùng của miền Nam.
Những ý kiến phê phán trên có lý do đáng được luận bàn, nếu chúng ta muốn tìm hiểu thêm về bản tính, cũng như bản lãnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã trải qua rất nhiều chông gai trong sự nghiệp chính trị của mình. Ngoài ra, những ý kiến đóng góp thêm này cũng để trả lại một phần công bằng cho cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, dù đã muộn màng.

Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về ông Thiệu trước đây, đã được lần lượt giải mật tuần tự theo thời gian, bài viết dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ giữa ông Thiệu và người Mỹ và đường lối lãnh đạo quốc gia của ông Thiệu.
Câu hỏi được đặt ra là ông Thiệu có quá tin vào người Mỹ hay không?
Căn cứ vào các hồ sơ giải mật, ông Thiệu chẳng những không tin vào người Mỹ, mà lúc nào cũng nghi ngờ và lo ngại về đường lối chính trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa, cũng như đối với chính cá nhân ông.
Từ khi nắm vai trò lãnh đạo, khi tiếp xúc với người Mỹ, ông Thiệu có thái độ e dè, nếu không nói là luôn dấu kín suy nghĩ của mình đối với người Mỹ. Trong một báo cáo tóm lược về cá tính của ông Thiệu do Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency) viết vào tháng 7 – 1968, cơ quan này nhận xét ông Thiệu là người chống Cộng quyết liệt, nhưng đồng thời cũng không thích Hoa Kỳ. Cơ quan DIA cũng cho biết thái độ không ưa Mỹ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng Hai năm 1964, mà chính ông Thiệu cũng bộc lộ thái độ này.
Tuy nhiên, báo cáo tháng 7 – 1968, khi ông Thiệu đã làm Tổng Thống, viết: “Ông Thiệu đang chú trọng đến việc phối hợp chính sách của Việt Nam phù hợp với đường lối của Hoa Kỳ tại Việt Nam, để Mỹ tiếp tục bỗ trợ nước này.”

So với những báo cáo trước đây, báo cáo tháng 7-1968 đã nói tốt về ông Thiệu, nhưng chỉ đề cập tổng quát.

Qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm lý về ông Thiệu thì người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông. Phần lớn nhận xét của họ, hoặc chỉ dựa vào các báo cáo của các cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ của ông Thiệu. Sau cùng, bản báo cáo đã kết luận rằng họ không đoán được hành động và suy nghĩ của ông Thiệu rõ ràng, hoặc gây được ảnh hưởng đến ông, như họ đã từng làm với một số viên chức khác, thuộc chính quyền miền Nam.

Trong một vài lần tiếp xúc với các viên chức Hoa Kỳ, ông Thiệu đã bỏ đi cá tính thông thường của mình và đặt nhiều câu hỏi khiến người đối diện lúng túng. Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ nhận thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện mà họ đã làm, nhưng giả vờ làm như không rõ.

Chúng ta thấy ông Thiệu không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt những mục tiêu mà ông muốn. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ông là làm sao để Việt Nam Cộng Hòa tồn tại. Vì thế, người duy nhất mà ông Thiệu “phải” tin là Tổng Thống Nixon.

Từ tháng 7-1967, những báo cáo của DIA, CIA, và của Đại Sứ Bunker gửi về Washington cho thấy tin tức tình báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những viên chức cao cấp khác của VNCH. Tuy nhiên, họ không biết gì nhiều về ông Thiệu, hay ý định của ông Thiệu trong tương lai gần và xa.

Dưới mắt người Mỹ, ông Thiệu là người dè dặt, cẩn thận, và kín đáo. Trái lại, dưới mắt người Mỹ khác, ông Thiệu có tính bài ngoại (xenophobia). Ngờ vực về người Mỹ đã làm cho ông lo lắng một cách quá đáng.

Nghi ngờ của ông Thiệu về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải không có lý do. Từ sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông đã chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đã xử dụng để khuynh đảo nội tình Việt Nam.

Những kế hoạch “kín” này của CIA, nói riêng, và đường lối ngoại giao Hoa Kỳ, nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối hoạt động của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia từ năm 1965, ông Thiệu đã chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định “xé lẻ” đi đêm, liên lạc riêng với cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” với lý do là họ muốn “cài” người vào tổ chức của mặt trận này. Người Mỹ đã yêu cầu VNCH tha một số cán bộ quan trọng mà VNCH bắt giữ. Để đạt được mục đích, Hoa Kỳ lần lượt gây áp lực với Tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Kỳ, và ông Thiệu cho đến khi yêu cầu của họ được thỏa mãn.

Từ khi Tướng Khánh bị cử đi làm đại sứ tại nước ngoài [ 1965 ], phần lớn các tướng Mỹ và Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam đều nhắm vào ba Tướng Thi – Kỳ - Có, là những người có triển vọng thay thế Tướng Khánh. Người Mỹ nhắm đến ba ông này vì họ biết ba ông này rất rõ. Trong khi đó, họ không biết gì nhiều về Tướng Thiệu.

Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống [ Nov. 1967 ], các viên chức Mỹ dồn mọi nỗ lực, để tìm hiểu thêm về ông Thiệu. Tuy nhiên, tài liệu của CIA tự nhận là họ đã thất bại. Không còn cách nào khác để biết thêm về cá tính, đường lối suy nghĩ của ông Thiệu, CIA đã thú nhận đã sử dụng phương tiện “bất chánh”: Nghe lén và thu thập tin tức bằng phương tiện điện tử.

Đúng như vậy, trong tài liệu giải mật gần nhất, CIA đã thú nhận trên giấy trắng, mực đen rằng họ đã dùng phương tiện nghe lén để tìm hiểu, tiên đoán về ý định của ông Thiệu. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA cho biết họ đã thu thập tin tức về đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lãnh quanh ông Kỳ. Tuy nhiên, sau khi một số sĩ quan thân cận với ông Kỳ bị tử thương vì bị máy bay Mỹ bắn lầm ở Chợ Lớn, cũng như khi ông Kỳ bị gửi đi Paris vào đầu năm 1969 làm quan sát viên cho chính phủ VCNCH trong cuộc hòa đàm, CIA đã mất đi tất cả các liên lạc mà họ có, ngõ hầu có thể thu thập tin tức từ chính quyền của Tổng Thông Thiệu.

Không lấy đủ tin tức, cũng như không gây được ảnh hưởng trực tiếp đến ông Thiệu, CIA bèn quay sang gây ảnh hưởng đến hai cộng sự viên thân cận nhất của ông Thiệu. Đó là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang.

Theo CIA, đôi khi các viên chức Hoa Kỳ không thuyết phục được ông Thiệu thì họ quay sang nhờ ông Khiêm hoặc ông Quang. Khi các ông này thuyết phục thì ông Thiệu lại nghe theo.
Tài liệu của CIA cho biết, liên lạc với Tướng Khiêm để gây ảnh hưởng đến ông Thiệu là phương pháp hiệu quả nhất.

Tổng Thống Thiệu ít nhiều biết CIA thu âm và nghe lén bên trong Dinh Độc Lập. Ông cũng biết một vài viên chức chung quanh làm liên lạc viên cho CIA, nhưng ông vẫn im lặng và làm như không hay. Thực tế, ông Thiệu đã lợi dụng những phương tiện này để chuyển đến các viên chức Mỹ “ý nghĩ thật” của ông, và đôi khi “ý nghĩ giả” để đánh lừa người Mỹ.

CIA đi đến kết luận này, vì qua nhiều trường hợp ông Thiệu đã không kiềm chế được sự tức giận, nói thẳng với các viên chức Mỹ những gì ông biết về hoạt động sau lưng của họ. Ông đã nói thẳng vời họ là:
- “Chẳng những các ông đã dung túng chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong Tòa Đại Sứ, mà còn cung cấp ngân khoản, tài chánh để ông ta huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chính quyền.”

Sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ:
- “Đất nước này (VNCH) không tiến lên được vì một đằng là sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt, đằng khác là sự xâm nhập của CIA vào tổ chức chính phủ VNCH.”

Đối với những liên lạc bí mật của Mỹ với VC (cái gọi là MTGPMN), ông Thiệu nửa đùa, nửa thật nói:
- “Không chừng Tòa Đại Sứ Mỹ đang chứa chấp VC mà tôi không biết.”

Các viên chức của CIA rất lo ngại về các phát biểu “quá đáng” của ông Thiệu, lo ngại đến độ Vụ Trưởng Vụ Viễn Đông William Nelson của CIA phải viết một báo cáo cho Giám Đốc CIA Richard Helms, khuyến cáo nhân viên CIA nên cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với ông Thiệu. Sau này nếu có bất đồng giữa Hoa Kỳ và VNCH, ông Thiệu có thể tiết lộ tất cả các chuyện làm của CIA cho công luận biết. Năm 1968 và 1969 là hai năm mà ông Thiệu và CIA có nhiều đụng chạm. Tổng Thống Johnson rất bực tức khi biết ông Thiệu đang ngấm ngầm ủng hộ Ứng Cử Viên Nixon, qua trung gian của bà Anna Chennault. Ngoài ra, ông Thiệu cũng được Đại Sứ Bùi Diễm thông báo cho biết là Hoa Kỳ đã nghe lén hầu hết các điện thoại giữa các giới chức VNCH, trong và ngoài nước. Vào năm 1969, liên hệ bất thân thiện giữa ông Thiệu và CIA gia tặng khi chính quyền ông Thiệu truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra tòa về tội liên lạc với Cộng Sản.

Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ với CIA của Mỹ, khi ông làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa - Bến Tre.
Ông Châu là người phác họa kế hoạch “Hệ Thống Khiếu Nại Xã Ấp” (Hamlet Census - Grievance System), để áp dụng song song với chương trình Xây Dựng Nông Thôn.
Hệ thống này cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bộ Cộng Sản thu thuế tại địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho chính quyền biết về những hành vi hối mại quyền thế, tham nhũng của những viên chức xã ấp của tỉnh Kiến Hòa. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên, ông Châu cho phép CIA thành lập các toán Thám Sát Tỉnh (Provincial Reconnaissance Unit - gọi tắt là PRU) để triệt tiêu hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.

Vào thời gian ông Châu làm dân biểu, ông ta đã được CIA liên lạc, móc nối, cấp ngân quỹ để thành lập một lực lượng chính trị của CIA sẵn sàng đối thoại với những thành phần "không Cộng Sản?”, trong MTGPMN. Việc làm của ông này bị bại lộ khi liên lạc với người anh ruột tên Trần Ngọc Hiền, cán bộ Cộng Sản.

Tổng Thống Thiệu quyết định “tháu cáy” CIA, hỏi thẳng ông Ted Shackley, Trưởng Sở CIA ở Sài Gòn:
- “Ông Châu có làm việc cho CIA không? Nếu chính phủ của tôi bắt ông Châu về tội liên lạc với Cộng Sản, thì cơ quan CIA có vấn đề gì không? Có can thiệp không?

Lẽ dĩ nhiên, không thể thú nhận hoạt động bí mật của CIA, ông Shackley trả lời:
“Tổng Thống có toàn quyền đối xử với Dân Biểu Châu.”
Thế là Trần Ngọc Châu trở thành “con dê tế thần” (scapegoat), ngoài ý muốn của CIA.


$pageOut

$pageIn Ngày đăng: Oct. 5, 2024

LTC: Kính thưa bạn đọc,
Tôi vẫn đang dịch tiếp quyển Drawn Swords ... by J. Veith, nhưng làm chậm rãi chớ không gấp gáp, phần vì tôi chẳng mắc phải sự thôi thúc nào - cho kịp xuất bản chẳng hạn -, phần vì cẩn thận trong việc phụ chú nên tôi phải tốn khá nhiều thời giờ cho việc tra cứu chu đáo. Hiện nay bản dịch Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh đã posted trong Library này được đến Chương 16 thì tạm dừng. Tôi định khi bản dịch hoàn tất thì sẽ tiếp tục đăng trọn quyển, mong bạn đọc cứ thong thả đón đọc.
Sau đây là một đoạn thuộc Chương 21 quyển Drawn Swords ..., tôi phát hiện có mấy điểm tác giả bị nhầm về Tổng thống Thiệu, cho nên tôi đã làm loạt Phụ Chú để đính chính cho sáng tỏ. Mời bạn đọc theo dõi.
Sept. 2024
LTC

Dưới đây là phần Chính Văn (gồm 6 trang thuộc Chương 21, bản dịch Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh) cần được phụ chú đính chính của người dịch



Nhân tiện, để có cái so sánh, đối chiếu việc dịch thuật, mời bạn đọc bỏ chút thời giờ đọc đoạn này do PLD dịch [ trong quyển Tuốt Kiếm ... của ông ta ]:
$pageOut $pageIn Tiếp theo đây là phần Phụ Lục cho sự Nhầm này, gồm các Phụ Lục từ Phụ Lục 2 đến Phụ Lục 5

Phụ Lục 2
(xin bạn đọc bỏ qua Phụ Lục 1!)

Giải Kết (Giải kiết hoặc Giải kết) = mở lối thoát

để hiểu thuật ngữ này thời Quốc gia thì cần phải hiểu năm 1968 - 1969 khi Mỹ rục rịch muốn bỏ chạy, rút quân về nước, người Mỹ, Nixon hoặc Kissinger dùng chữ Vietnamization = nghĩa đen là "Lịch trình Việt Nam hóa chiến tranh"; nghĩa là họ muốn chuyển cái gánh chiến tranh Be Bờ Ngăn Làn Sóng Cộng Sản [ = The US Policy of Containment ] lại cho VNCH.
Ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Mỹ Truman lập ra Policy này năm 1947, rồi Tổng thống Eisenhower nâng lên thành Thuyết (Doctrine) vào năm 1957, và cũng chính vì quan niệm Containment = Be Bờ này mà Mỹ mới làm đồng minh của miền Nam quốc gia và viện trợ cho VNCH chống cộng và thành lập một quốc gia Việt Nam Tự do Dân chủ Tam Quyền Phân Lập ở Đông Dương.
Ngay lúc đó (1968 - 1969), Tổng thống Thiệu và các cấp chính quyền (cũng như báo chí) rất ít dùng nghĩa đen "Việt Nam hóa chiến tranh" mà dịch bằng chữ Mẹ đẻ, nói thẳng ra là người Mỹ trở cờ bằng Vietnamization tức là người Việt mình tự Gánh vác Chiến tranh và lập tức đưa ra 1 chữ Mỹ: de-Americanize the war = "Giải Kết Vai trò của Mỹ" hay nói trắng ra là giải thoát cho Mỹ. Có lẽ Ô. Nguyễn Phú Đức (Phụ tá Ngoại giao-Chính trị của Tổng thống Thiệu) là người đề xướng dùng chữ ‘de-Americanization’ và tờ (báo Mỹ) Washington Post, July 29, 1968 đăng bài “G.I. Pullout Feasible in ’69, Says Thieu,” [ông Thiệu nói cứ việc triệt thoái binh đội Mỹ trong năm 1969] dùng ngay chữ đó trong câu: “Given his comments, Thieu’s strategy was clear: begin to de-Americanize the war” [Bằng vào những nhận định, phẩm bình như thế của ông, ta có thể thấy chiến lược của Tổng thống Thiệu rất rõ ràng phân minh: sửa soạn cho việc Giải Kiết Vai trò của Mỹ].


Xem toàn văn bài Phỏng Vấn này ở đây (từ phân đoạn 6 đến phân đoạn 9): https://letungchau.blogspot.com/2019/01/tong-thong-nguyen-van-thieu.html

$pageOut $pageIn Phụ Lục 3
về điểm này, tác giả J. Veith nhầm to. Tổng thống Thiệu vô cùng nóng ruột, không hề yên chỗ ở Saigon. 3 ngày sau khi quân CSBV vượt tuyến, chiều ngày 3-4-1972 ông vội vã và kín đáo bay ra thị sát vùng Trị Thiên. Một tuần sau, Tổng thống đi thị sát chiến trường Quân Khu III, mạn Bắc Bình Long và Tây Ninh cả ngày 12-4-1972 giữa khói đạn và giao tranh ác liệt; hôm sau (13-4-1972) ông tiếp tục thị sát mặt trận Quân Khu II, mạn Bắc Kontum thuộc vùng Tân Cảnh, Dakto. Ngày 19-4-1972, Tổng thống đi thị sát tình hình Vùng IV Chiến thuật. Ngày 4-5-1972 Tổng thống đi thị sát tình hình Huế. Ngày Chủ nhựt 7-5-1972 Tổng thống lại đi thị sát Huế. Ngày 30-5-1972, buổi sáng, Tổng thống thị sát mặt trận Kontum, thăng cấp cho Đại tá Lý Tòng Bá lên Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận, buổi chiều đi tiếp ra Trị Thiên thị sát tình hình và ở lại nghỉ đêm tại đây. Sáng hôm sau, Tổng thống tới thăm Bộ Tư lệnh TQLC trong Thành Nội Huế, hết lời khen ngợi anh em binh sĩ và thăng thưởng cấp hiệu và huy chương cho các chiến sĩ hữu công, vinh thăng đặc cách cho Đại tá Bùi Thế Lân lên Chuẩn tướng tại mặt trận và bổ nhiệm tướng Lân làm Tư lệnh Sư đoàn TQLC. Ngày 8-6-1972, Tổng thống đi thị sát mặt trận Phù Mỹ, Bình Định. Các nhựt báo ghi nhận chung là: Từ ngày CSBV mở cuộc Nam xâm, Tổng thống Thiệu luôn đi thị sát mặt trận và sát cánh với quân lực trên thực tế chiến trường hơn là dành thời giờ tiếp xúc với các thành phần chính khách đảng phái ở hậu phương … Xem chi tiết bằng Phụ Lục Ảnh nơi phần Phụ Lục 4
$pageOut $pageIn Phụ Lục 4
về điểm này, tác giả J. Veith nhầm to. Tổng thống Thiệu vô cùng nóng ruột, không hề yên chỗ ở Saigon. 3 ngày sau khi quân CSBV vượt tuyến, chiều ngày 3-4-1972 ông vội vã và kín đáo bay ra thị sát vùng Trị Thiên. Một tuần sau, Tổng thống đi thị sát chiến trường Quân Khu III, mạn Bắc Bình Long và Tây Ninh cả ngày 12-4-1972 giữa khói đạn và giao tranh ác liệt; hôm sau (13-4-1972) ông tiếp tục thị sát mặt trận Quân Khu II, mạn Bắc Kontum thuộc vùng Tân Cảnh, Dakto. Ngày 19-4-1972, Tổng thống đi thị sát tình hình Vùng IV Chiến thuật. Ngày 4-5-1972 Tổng thống đi thị sát tình hình Huế. Ngày Chủ nhựt 7-5-1972 Tổng thống lại đi thị sát Huế. Ngày 30-5-1972, buổi sáng, Tổng thống thị sát mặt trận Kontum, thăng cấp cho Đại tá Lý Tòng Bá lên Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận, buổi chiều đi tiếp ra Trị Thiên thị sát tình hình và ở lại nghỉ đêm tại đây. Sáng hôm sau, Tổng thống tới thăm Bộ Tư lệnh TQLC trong Thành Nội Huế, hết lời khen ngợi anh em binh sĩ và thăng thưởng cấp hiệu và huy chương cho các chiến sĩ hữu công, vinh thăng đặc cách cho Đại tá Bùi Thế Lân lên Chuẩn tướng tại mặt trận và bổ nhiệm tướng Lân làm Tư lệnh Sư đoàn TQLC. Ngày 8-6-1972, Tổng thống đi thị sát mặt trận Phù Mỹ, Bình Định. Các nhựt báo ghi nhận chung là: Từ ngày CSBV mở cuộc Nam xâm, Tổng thống Thiệu luôn đi thị sát mặt trận và sát cánh với quân lực trên thực tế chiến trường hơn là dành thời giờ tiếp xúc với các thành phần chính khách đảng phái ở hậu phương … Xem chi tiết bằng Phụ Lục Ảnh nơi phần Phụ Lục 4
#Tien Tuyen Apr. 14, 1972




Dưới đây là 4 trang trích trong Hồi Ký TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường [ khoảng 2003; in trong tập Chiến Thắng An Lộc 1972 - 600 trang, do Ban Biên Soạn gồm nhiều sĩ quan cấp tướng, tá QLVNCH - ấn hành lần thứ nhất năm 2006 và tái bản lần thứ nhì năm 2007 tại hải ngoại ].

Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường
Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh
Cựu Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 / Sư Ðoàn 5 Bộ Binh

bức ảnh trên đây, đầu tiên được đăng trên trang nhất nhựt báo #Tiên Tuyen Jul. 9_10, 1972, xem hình tiếp theo dưới đây với dòng chú thích ảnh:
"Ông đã tới đây với tụi mình ..."
Các chiến sĩ tử thủ An Lộc hoan hỉ đứng chụp chung hình với vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH trên xác 1 chiếc xe tăng T.54 của địch tại thị trấn lịch sử An Lộc trong dịp Tổng Thống VNCH viếng thăm An Lộc trưa ngày 7-7-1972 (Ảnh: VĂN VUI)
và đến tháng 8-1972, Đặc San "Bình Long Anh Dũng" chọn làm ảnh bìa
$pageOut $pageIn



Bản Tin nhựt báo Tiền Tuyến Jul. 9_10, 1972

Giữa thị trấn An Lộc điều tàn đổ nát, bằng một giọng đầy cảm xúc, Tổng Thống Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH long trọng tuyên dương: BÌNH-LONG ANH DŨNG LÀ TIÊU BIỂU QUỐC-GIA.

ĐÚNG NGÀY TÔNG THỐNG VNCH VÀO AN-LỘC, QUÂN TA VÀO THỊ-XÃ QUẢNG-TRỊ


«Ông đã tới đây với tụi mình…»
Các chiến sĩ tử thủ An Lộc hoan hỉ đứng chụp chung hình với vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH trên xác 1 chiếc xe tăng T.54 của địch tại thị trấn lịch sử An Lộc trong dịp Tổng Thống VNCH viếng thăm An Lộc trưa ngày 7-7-1972 (Ảnh: VĂN VUI)

4 Tổng Thống đã khóc và quỳ xuống tưởng niệm trước nghĩa địa chiến sĩ Biệt Kích Dù tại chợ An Lộc
SAIGON 7-7 (VTX). – Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vào lúc 9g30 sáng ngày 7-7-72 đã rời Saigon đi thị sát mặt trận Bình Long. Theo tin Tham Vụ Báo Chí tại Phủ Tổng thống thì đúng 12giờ trưa, trực thăng của Tổng thống đáp ngay lòng Thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long. Tổng thống liền di chuyển bằng xe Jeep vào Bộ Chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Tại đây Tổng thống đã vô cùng xúc động ôm choàng lấy tướng Lê Văn Hưng, Đại Tá Trần Văn Nhựt Tỉnh trưởng Bình Long trong tiếng reo hò, vui mừng của các anh em chiến sĩ tại đây. Tại đây, Tổng thống cũng ân cần thăm hỏi tất cả các anh em chiến sĩ. Sau đó, Tổng thống đã đặc cách vinh thăng ngoài mặt trận một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ, và trao tặng huy chương, từ ‘Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu’ đến Quân Công Bội Tinh. Tổng thống nhấn mạnh rằng những cấp bậc và huy chương mà Tổng thống trao gắn hôm nay chỉ là tượng trưng vì tất cả các chiến sĩ chiến đấu tại An Lộc đều được thăng một cấp.

Ngỏ lời cùng các anh em chiến sĩ, Tổng thống nói rằng, hôm nay ông đến thăm và ngưỡng mộ tất cả các anh em chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu trên 3 tháng nay. Tổng thống nói những chiến công của các anh em làm Tổng thống vô cùng hãnh diện và đồng thời Tổng thống vô cùng cảm phục anh em. Tổng thống nói thêm rằng, chiến thắng Bình Long không phải chỉ tiêu biểu cho quân đội ta đã đánh gục 3 Sư đoàn Bắc Việt, mà là tiêu biểu cho chiến thắng của quốc gia chúng ta đã đánh bại chủ thuyết chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng, chiến tranh nhân dân của CSBV, và đây cũng là chiến thắng của Thế giới Tự do mà VNCH là đại diện và cũng là tiền đồn vững chắc nhất.

Tổng thống nói thêm rằng chiến thắng Bình Long, An Lộc đã vang lừng khắp thế giới, và chúng ta sẽ gởi tặng các quốc gia tu do những chiến lợi phẩm của trận này.
Sau cùng Tổng thống nói, Tổng thống đến đây với tư cách vị Tổng Tư lệnh Tối cao Quân lực để chia xẻ nỗi vui với các anh em chiến sĩ và để mừng chiến thắng vẻ vang này. (xin xem nguyên văn lời ứng khẩu của Tổng thống có đăng trong số này).

Sau đó, Tổng Thống đã đi bộ thăm các khu phố trong thị xã An Lộc, Tổng Thống đã đi bộ trong hơn một tiếng đồng hồ hỏi thăm niềm nở và xúc động trong lúc tiếp xúc với dân chúng. Tổng Thống đã quan sát các ngôi nhà bị bom đạn của bọn Cộng sản xâm lược, khu Bệnh viện Thị xã An Lộc, các chiến xa của địch bị anh em chiến sĩ ta hạ ngay trong thị xã này.
Tổng Thống đã nghiêng mình trước các anh em chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước tại Nghĩa trang Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù nằm ngay trong thị xã. Trong lúc Tổng Thống đi bộ trên các đường phố An Lộc thì cộng sản đã bắn vào 7 trái hỏa tiễn mà trái gần nhất đã nổ chỉ cách chỗ Tổng Thống đứng không đầy 200 thước.

Sau khi thắm viếng các khu phố, chiến sĩ và đồng bào An Lộc, Tổng thống đã vô hầm Chỉ Huy. Tại đây, Tổng thống đã gởi những lời tâm huyết cho đồng bào hậu phương và tất cả anh em chiến sĩ. Tổng thống nói, chiến thắng Bình Long khởi đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ thuyết cái gọi là chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng hoặc chiến tranh cách mạng của CSBV. Chiến thắng Bình Long đã nói lên tinh thần dũng cảm và quyết tâm chiến đấu của chiến sĩ miền Nam để bảo vệ tổ quốc mến yêu của chúng ta. Tổng thống nói thêm rằng, trong lúc chiến sĩ hăng say diệt thù, trong lúc có nhiều anh em hy sinh để bảo vệ quê hương, thì tại hậu phương lại có một số người vì quyền lợi cá nhân, vì làm tay sai cho thực dân, đã không ngần ngại chủ xướng và cổ xúy cho những giải pháp hòa bình ngụy hòa của cái gọi là chánh phủ hòa hợp quốc gia với ba thành phần. Những người này đã phủ nhận công lao to tát của các anh em chiến sĩ và họ đã đặt quyền lợi ích kỷ của họ trên cả sự tồn vong của đất nước. Những người đó đã thật sự đâm sau lưng các anh em chiến sĩ và phản bội đất nước. Tổng thống khẳng định không bao giờ Tổng thống để cho những người đó đâm sau lưng các anh em chiến sĩ, và Tổng thống không bao giờ đầu hàng cộng sản.
Sau cùng, Tổng thống nhấn mạnh rằng, Tổng thống vẫn giữ lập trường 4 Không, và Tổng thống quyết tâm đưa dất nước đến chiến thắng cuối cùng và vãn hồi một nền hòa bình trong tự do no ấm cho tất cả nhân dân miền Nam.

Tổng thống đã lưu lại thị xã An Lộc trong suốt hai tiếng đồng hồ và trở về Saigon lúc 15g 30.

Cùng đi với Tổng thống trong cuộc thị sát mặt trận Bình Long hôm nay có Đại tướng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân lực VNCH, Trung Trung Nguyễn văn Minh Tư lệnh Quân đoàn II và Quân Khu 3, Tướng hồi hưu Vanuxem hiện đang viếng thăm VNCH, Tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá Đặc Biệt tại Phủ Tổng thống và ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư Tổng thống.




120 phút của Tổng thống tại An Lộc.
Đi bất thần nên không kịp báo trước cho Bà xã biết.
■ Anh em chiến sĩ An Lộc công kênh Tổng thống và Đại Tướng Viên.


AN LOC (HT) 8-7.- Trực thăng của TT Thiệu đã đáp xuống bãi đáp số 15B tại An Lộc lúc 12 giờ và sau đó TT Thiệu đã dùng xe Jeep vào Bộ Chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Đại Tá Tỉnh trưởng Bình Long Trên Văn Nhựt và đã ôm hôn hai vị Si quan cao cấp này.

Trong lúc đi thăm dân chúng, có những cụ già đã ôm lấy TT Thiệu vì xúc động và đã xin TT cho họ được khỏi thị trấn này sau 92 ngày tử thủ với các binh sĩ. Khi đến nghiêng mình 1 trước Nghĩa trang của Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù. Tổng thống Thiệu đã cảm động đến rơi lệ và quỳ xuống cúi đầu trước những nấm mộ các binh sĩ Biệt Kích gan dạ đã nhảy vào An Lộc để giải vây cho Bộ Chỉ Huy của Tướng Lê Văn Hưng khi một đơn vị CSBV sắp tiến sát vào bản doanh của Tướng Hưng.

Tại Đại lộ Hoàng Hôn, nơi những chiến xa CSBV bị hạ nhiều nhất, Tổng thống Thiệu đã kêu gọi các binh sĩ leo lên một chiến xa T.54 để chụp một “pose” ký niệm ngày ông đến thăm An Lộc sau 92 ngày bị CS vây hãm và pháo kích dữ dội: Có tới 20 binh sĩ đã nhanh nhẹn nhảy lên xe tăng này để chụp chung 1 tấm hình với TT Thiệu.

Công kênh Tổng Thống và Đại tướng
Tại Bộ Chỉ huy SĐ5BB, TT Thiệu đã chụp chung 1 tấm hình với tướng Hưng, Đại tá Nhựt, Đại tướng Viên và sau đó TT Thiệu đến chụp chung 1 tấm hình với các binh sĩ tử thủ An Lộc hơn 2 tháng nay. Có một vài anh binh sĩ cởi trần mình đầy bụi bám cũng nhảy vào đứng với TT Thiệu để các phóng viên hô “1, 2, 3 rưỡi lên chụp”. Sau khi chụp xong hình với vị nguyên thủ, anh em binh sĩ khoái trá công kênh TT Thiệu lên vai hoan hô vang trời. TT Thiệu đã xúc động đến rơi nước mắt khi những chàng lính tử thủ An Lộc công kênh ông lên vai.

Sau đó các binh sĩ cũng công kênh Đại tướng Viên lên hoan hô. Đại tướng Viên thường ngày thật nghiêm trang nhưng lúc này cũng phải xúc động và tươi cười khi ngồi lên vai các chiến sĩ «râu ria lởm chởm không giống ai» sau 92 ngày tử thủ An Lộc.

Tổng thống báo tin cho “bà xã”
Trong khi có mặt tại Bình Long. TT Thiệu đã đứng gọi điện thoại siêu tần, gọi về cho Phu nhân báo tin là ông đang có mặt tại An Lộc, vì theo TT Thiệu thì khi ông đi An Lộc, ông chưa cho bà Thiệu hay. Qua máy điện thoại, các Phóng viên nghe TT Thiệu nói trong máy: «A má nó hả, tôi đang ở An Lộc nè, Ờ, có Đại Tướng Viên, ông Minh, ông Quang nè. Được Bảo Quốc Huân Chương hết rồi, ờ thôi, thôi được rồi …»

Mỗi chiến sĩ tử thủ được thăng 1 cấp
Trong dịp tới An Lộc, TT Thiệu đã ân thưởng Bảo Quốc Huân Chương cho Chuẩn Tướng Hưng, Đại Tá Nhựt, Đại Tá Mạch Văn Trường (Tư lệnh phó Sư đoàn 5) và đặc cách vinh thăng Đại tá thực thụ cho Đại tá Nhựt và Đại tá Trường. Số sĩ quan cấp tá cũng được vinh thăng một cấp cùng những binh sĩ khác tử thủ An Lộc cũng được thăng 1 cấp.

Lúc 14g30 khi TT Thiệu đi thăm binh sĩ trong thị xã thì trời đổ mưa nhưng Ông vẫn đứng nói chuyện với anh em binh sĩ và chụp hình, rồi tiếp tục trò chuyện thân mật với các chiến sĩ và dân chúng (HT)
$pageOut$pageIn Phụ Lục 5

$pageOut$pageIn #Chinh Luan Aug. 30, 1968 trang ba
#Chinh Luan Aug. 30, 1968 trang ba
T.T. Thiệu: Đừng để ý bầu cử Mỹ, dân Mỹ không bầu cho kẻ đầu hàng ở Việt Nam.
◙ Vận mạng đất nước Việt Nam phải do dân Việt Nam quyết định. ֎ Không bao giờ làm điều ô nhục cắt đất làm quà thương thuyết. ■ Từ trên trực thăng, Tổng thống Thiệu dùng vô tuyến điện thăng cấp cho ông Quận Trưởng đang chỉ huy phản kích địch ở dưới đất.


ĐỨC LẬP 29-8. – Trưa hôm qua, tại Ban Mê Thuột, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã lại một lần nữa bày tỏ mối quyết tâm của Chánh phủ, khi ông lên tiếng chỉ trích các nguồn dư luận tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam, cho rằng, quân đội và chánh phủ VNCH không đủ khả năng giữ đất, bảo vệ dân, nên có ý định cắt 1 hay 2 tỉnh để làm quà thương thuyết. Tổng thống nói, “không bao giờ chánh phủ làm một điều ô nhục như vậy ở Ban Mê Thuột, Bến Hải hay Cà Mau hay ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VNCH”. Tổng Thống Thiệu đã nói như vậy trước hàng ngàn đồng bào và thân hào nhân sĩ tại Trường Mỹ Thuật Ban Mê Thuột.

Không cần để ý tới chuyện bầu cử ở Mỹ
Đề cập đến những dư luận ở Hoa Kỳ về chiến tranh và hòa bình trong mùa bầu cử này, Tổng Thống Thiệu cho rằng: “đồng bào không cần phải để ý tới cuộc bầu cử ở Mỹ, dầu ứng cử viên này hay ứng cử viên khác cùng những lời tuyên bố của họ. Bởi vì, chúng ta đã có kinh nghiệm trong cuộc bầu cử vừa qua là những lời tuyên bố của các ứng cử viên phần lớn nhằm mục đích giành cho được một số phiếu. Nhưng điều quan trọng ở bất cứ quốc gia nào cũng vẫn là ý muốn, chiều hướng của toàn thể nhân dân ở xứ đó. Một khi nhân dân cương quyết thì không khi nào bầu ra những kẻ đi đầu hàng ở Việt Nam.

Mặc dầu chỉ được 37% phiều của đồng bào nhưng …
Tổng Thống Thiệu nhấn mạnh: “Mặc dầu tôi chỉ được 37% phiều của đồng bào, nếu so tỷ số trong kỳ bầu cử năm ngoái, nhưng tôi cũng hiểu đồng bào muốn điều gì. Đồng bào muốn không mất đất, không liên hiệp với cộng sản. Tôi là người được bầu lên với số phiếu nào tôi cũng có trách nhiệm, cũng quyết thể hiện ý nguyện của toàn dân và thực hiện một chánh sách quốc gia chánh đáng”.

Vận mạng Việt Nam không phải tùy thuộc vào sự giúp đỡ của người ngoài.
Theo lời Tổng Thống Thiệu, cộng sản luôn luôn đưa tuyên truyền đi trước, đưa những xách động chính trị đi trước hành động quân sự. Do đó cộng sản đánh thì không thể thắng nhưng nói thì nhiều. Gần đây, Cộng sản đã thấy chúng không thể thắng chúng ta bằng quân sự, nên tung ra những chiêu bài nào là chánh phủ liên hiệp, chia cắt đất đai, thành lập liên mình này, tổ chức kia để lừa gạt đồng bào quốc nội cũng như lừa gạt dư luạn ở quá xa Việt Nam.” Tổng Thống Thiệu nhấn mạnh: “Vận mạng đất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam quyết định. Chúng ta không nên lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người ngoài. Sự giúp đỡ ấy chỉ để yểm trợ chúng ta nhưng chúng ta vẫn thua nếu không làm gì để tự giúp chính mình”

«Tôi không bao giờ thụt lùi một phân nào nữa»
Ông cũng cảnh giác rằng, nhân dân Việt Nam không muốn ai dùng 1 tà thuyết nào, nhất là dùng võ lực để thiết lập ở đây một chế độ không phù hợp lòng dân dưới mọi hình thức. Do đó chúng ta cương quyết bảo vệ lãnh thổ Miền Nam để không mất một miếng đất nào, bảo vệ nếp sống dân chủ ở đây và bảo vệ cho nhân dân Việt Nam được tự do chọn lựa một chánh quyền dân cử, chúng ta muốn tự do hoàn toàn để tổ chức xã hội theo ý muốn của chúng ta trên căn bản dân chủ và tiến bộ. “Tôi chỉ ở trong lập trường đó và không bao giờ thụt lùi một phân nào nữa”

Hãy sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bằng tư tưởng
Tổng Thống Thiệu cho rằng cộng sản không thể thắng chúng ta bằng quân sự được nhưng vẫn có thể chưa chịu bó tay và cộng sản sẽ phát động một cuộc chiến tranh tuyên truyền chính trị hậu chiến một khi hòa bình đã trở lại trên quê hương chúng ta. Vậy nên tôi kêu gọi nhân dân VNCH hãy sẵn sàng chiến đấu tự vệ để chiến thắng cộng sản ở giai đoạn chót bằng tư tưởng.
Ông nói: “VC không thể thắng chúng ta bằng khả năng quân sự nhưng đồng bào đừng để mất đất vào tay VC bằng tuyên truyền và bằng tư tưởng chủ bại của chính đồng bào”

Viếng thăm tiền đồn Đức Lập trong khói súng
Trước đó, Tổng Thống Thiệu đã viếng thăm và ủy lạo binh sĩ tại trại Lực lượng Đặc biệt Đức Lập trong khi trận đánh đang tiếp diễn cách vòng đai phòng thủ của trại 4 cây số. Tại đây, Tổng Thống Thiệu đã gắn cấp bậc Thiếu tá vinh thăng cho Đại úy Hoàng Kim Bảo trưởng trại, và ân thưởng 6 Anh dũng Bội tinh cho 5 chiến sĩ Việt Mỹ xuất sắc nhất trong cuộc giao tranh vừa qua. Tổng Thống đã đi tới từng giao thông hào và địa đạo để thăm hỏi anh em binh sĩ và tặng 100.000đ cho anh em ăn mừng chiến thắng.
Theo chương trình dự định, Tổng Thống sẽ đi thăm viếng Chi Khu Đức Lập cạnh trại LLĐB Đức Lập 6 cây số nhưng vì cuộc giao tranh tại đây còn quá gần vòng đai Quận và VC cũng đã bắn lên khá dày khiến trực thăng của Tổng Thống không đáp xuống được.

Ngồi trên trực thăng mà thăng cấp cho ông Quận
Mặc dù phi cơ trực thăng không đáp xuống được, nhưng Tổng Thống đã ra lệnh cho phi cơ bay quanh vùng giao tranh để quan sát trận địa trong lúc các phản lực cơ của ta tiếp tục xạ kích vào mục tiêu. Tổng Thống đã dùng vô tuyến điện trên phi cơ để điện đàm với Trung úy Quận Trưởng Đức Lập Ngô Như Phúc đang chỉ huy cuộc phản kích địch ở dưới đất, và ông đã quyết định vinh thăng Đại úy cho Trung úy Phúc.
Tổng Thống rời Ban Mê Thuột và trở về Saigon vào lúc 15 giờ chiều.
(TV)



#Tien Tuyen Jul. 25, 1970
Buổi tiếp tân chủ nhiệm các tờ báo tại Saigon do Tổng Thống Thiệu khoản đãi, tổ chức tại Dinh Độc Lập vào buổi chiều ngày 23-7-1970


#Chinh Luan Jul. 25, 1970
[ Bài tường thuật của #Chính Luận Jul. 25, 1970 về buổi tiếp tân chủ nhiệm các tờ báo tại Saigon do Tổng Thống Thiệu khoản đãi, tổ chức tại Dinh Độc Lập vào buổi chiều ngày 23-7-1970 ]

Về những lời Phó Tổng Thống Kỳ kể về Tổng Thống Thiệu: Không dám nghĩ Phó Tổng Thống muốn hạ uy tín Tổng Thống, nhưng những lời đó hoàn toàn bịa đặt

SAIGON (TV) 24-7. – Mấy tiếng đồng hồ trước khi tân Trưởng Phái đoàn Mỹ David Bruce tới Saigon để thảo luận với VNCH về hội đàm Ba Lê trong những ngày tới, Tổng thống Thiệu đã tổ chức một bữa cơm thân mật đãi báo chí. Trong dịp này, Tổng Thống Thiệu đã trình bày kế hoạch Hòa bình 4 Bước của ông: Ngưng bắn, Hội đàm nghiêm chỉnh đình chiến, và Bầu cử có cả cộng sản tham gia.
Tổng Thống Thiệu cũng có nói rằng, các điều mà Phó Tổng Thống Kỳ đã nói về Tổng Thống đều hoàn toàn bịa đặt.


Đáp lời phỏng vấn của một phóng viên là cuộc chiến Việt Nam tới ngày nào mới có thể chấm dứt, Tổng Thống Thiệu nói rằng, theo quan niệm riêng của ông, VC cố kéo dài cuộc chiến này tới năm 1972, để đợi cuộc tuyển cử bên Mỹ thay đổi ra sao? Rồi mới có thái độ dứt khoát. Như vậy có nghĩa là họ đợi sự thay đổi có lợi cho họ từ bên Mỹ. Còn bây giờ thì họ đánh cầm chừng, tỉ như một kẻ đánh bạc nếu còn giấy bạc 500 thì đánh bằng giấy 500, hết giấy bạc 500 thì đánh bằng bạc 100, hết bạc 100 thì đánh bằng giấy bạc 10đ để giữ chân.
Tổng Thống Thiệu cũng tiên đoán rằng, sau mùa mưa, cộng sản sẽ đánh mạnh ở Lào và Kampuchea. Còn ở Vùng I và Vùng II, cộng sản chỉ đánh cầm chừng để làm nghi binh cầm chân mà thôi.
Tổng Thống Thiệu nói tiếp là khi Mỹ rút hết quân, VNCH vẫn có thể «chơi» VC được nếu Mỹ thực tâm “Việt Nam hóa” không những về mặt quân sự mà còn cả về kinh tế và xã hội nữa.
Nếu Mỹ không giúp đỡ một cách toàn diện như vậy thì tức là Mỹ «chém vè». Và nếu Mỹ giúp “Việt Nam hóa” nhanh chừng nào thì Mỹ còn có thể rút quân nhanh chừng nấy y như họ trù liệu. Và Tổng Thống Thiệu vui vẻ tiết lộ rằng, “qua nhiều lần thương thuyết, chính sách viện trợ của Mỹ đã đổi chiều, đặt nặng thêm về kinh tế, có thể gia tăng viện trợ”; điều kiện ông đặt ra với Mỹ là như vậy.

Về “Luật Chương Trình”, Tổng Thống Thiệu nói: “nếu Thượng Viện giúp hành Pháp, thì dù có sửa tới Luật đó như thế nào đi nữa, thì cũng chứng tỏ cho Mỹ thấy là VNCH đã cố gắng ‘thắt lưng buộc bụng’ đừng “vắt” dân Việt Nam nữa. Còn sửa hối xuất đồng bạc không phải là chỉ lợi cho quân đội Đồng Minh mà còn về vấn đề đầu tư nữa”.

Đáp câu hỏi của phóng viên Chính Luận về vấn đề “Cách mạng Xã hội” giúp đỡ cho đời sống quân nhân, công chức bớt cơ cực và giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo hiện tại ở nước ta, Tổng Thống Thiệu đáp, ông không thể làm những biện pháp quá cứng rắn lấy của người giàu như kiểu Cộng sản làm, nhưng ông sẽ ưu tiên chú ý đến việc nâng đỡ đời sống vật chất của quân nhân công chức và «đập» người giàu bằng chính sách Thuế khóa “đúng mức và công bằng”. Tổng Thống cười cho hay là ít lâu nay, việc đốc thúc Thuế đã có kết quả khả quan.

Đáp lời phỏng vấn của phóng viên báo Hòa Bình về những điều Phó Tổng Thống Kỳ đã nói về ông... TT Thiệu cười rất tươi và đáp rằng: “đáng lẽ việc này tôi nín thinh – và tôi đã nín thinh cả tháng nay. Nhưng quí vị đã hỏi thì tôi xin kể lại một cách trung thực.
Ngày 30-3-1967, nghĩa là trước ngày ban hành Hiến Pháp 2 hôm, ông Kỳ có triệu tập một bữa ăn ở Câu Lạc Bộ Hải Quân ở bến Bạch Đằng. Trong bữa ăn này, ông Loan có nói với tôi rằng, muốn lập đảng để tôi làm lãnh tụ tối cao chỉ huy Đảng. Còn để ông Kỳ làm Tổng Thống. Tôi không có ý kiến. Qua bữa sau, Thiếu tướng Thắng có đến nối với tôi là các Tướng lãnh hết ủng hộ tôi rồi.
Tôi có trả lời rằng, nếu các Tướng lãnh không ủng hộ tôi nữa thì tôi từ chức Chủ tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và ra tranh cử với tư cách công dân Nguyễn Văn Thiệu. Tôi đã nhất định với con đường của tôi vạch ra dù chỉ được 3 phiếu (giơ 3 ngón tay ra làm hiệu), với ý định đó, TT Thiệu lập liên danh với ô. Trình Quốc Khánh. Nhưng sau đó Thiếu Tướng Mạnh, Thiếu Tướng Lãm, Trung Tướng Vĩnh Lộc có đến yêu cầu tôi đứng chung liên danh với ông Kỳ để cho quân đội được đoàn kết. Tôi biết việc đứng chung liên danh này là một “Mariage forcé” (nguyên văn) (tạm dịch: cuộc nhân duyên ép uống) nhưng để quân đội được tiếng đoàn kết, tôi đã bằng lòng. Sự thật là như vậy, nên tôi cực lực phản đối việc ông Kỳ tuyên bố nhường chức Tổng Thống cho tôi".
Tổng Thống Thiệu nói tiếp: “Còn về các phụ tá của tôi thì họ chỉ là người kể như tham mưu. Tôi đã chỉ thị rõ ràng rằng họ không được dẫm chân lên công việc của các Tổng Trưởng. Quý vị hãy trưng bằng cớ xem có một vị phụ tá nào ký một văn thư nào ra chỉ thị cho các Tổng Trưởng không…”
"Ông Nguyễn Cao Thăng hiện lâm bệnh nặng, phải chữa trị ở Ba Lê. Ông ấy đánh cho tôi một điện tín xin từ chức, nhưng tôi chưa trả lời.”

Về chuyện đi câu, Tổng Thống Thiệu nói, tôi đi câu ở Phú Quốc bằng ca-nô Giang Cảnh, ngồi phơi nắng cả ngày. Ăn bánh bao, bánh mì. Mấy người thợ câu ở Phú Quốc còn sợ cả sức chịu đựng mưa nắng của tôi. Còn chiếc ghe câu ở Vũng Tàu là một chiếc ghe thường, gắn máy (Ho-Bo) không đáng giá là bao.
Trước đây PTT Kỳ có kể chuyện một hãng Mỹ rắp ranh bán cho TT Thiệu một chiếc du thuyền trị giá một triệu mỹ kim và người mai nối cũng sẽ được tặng một chiếc tàu nhỏ.

TT Thiệu còn tiếp lời thêm về vấn đề máy bay. Ông nói ông có một cái DC6 ọc ạch. Có hôm đi Đà nẵng bị "pan". Ông có ý định mua chiếc phản lực nhỏ để đi công việc cho nhanh chóng nhưng giá tới 550 triệu bạc VN nên ông thấy đắt quá không mua nữa, vì vậy ông thường phải lấy DC6 của Air VN để đi.
Về những việc này, TT Thiệu còn nói nhiều hơn nữa, nhưng cuối cùng kết luận với lời lẽ hết sức chậm rãi minh bạch để báo chí có thể ghi chép cho đúng là: Tôi (Tổng Thống) không dám nghĩ rằng Phó Tổng Thống dùng những lời tuyên bố...để làm giảm uy tín của Tổng Thống, nhưng những lời tuyên bố đó là hoàn toàn bịa đặt.

Về trường hợp bỏ nhiệm Đại sứ tại Kampuchea, TT Thiệu nói lúc đầu phó Tổng thống đề nghị Tướng Nguyễn Bảo Trị nhưng tôi bảo không được. Tôi nghĩ tướng Thắng có thể được.
Nhưng ngay sau đó PTT Kỳ công bố tin đó ra. Tôi nghĩ, nói như thế hóa ra tôi qua mặt Thượng Viện sao? Với lại tôi nghĩ Thắng là một tướng lãnh quá thẳng thắn không thích hợp với nhiệm vụ ngoại giao. Cuối cùng tôi chọn Trung Tá Phước làm Quyền Đại sứ bởi vì ông Phước là bạn bè với TT Lon Nol. Cũng nhân dịp này. TT Thiệu nói đối với Tướng Thắng tôi đâu có cất chức Tư lệnh Vùng 4 của ông ấy. Chính ông ấy xin rút khỏi chức vụ đó.

Về việc ông Tổng Lãnh Sự ở Ấn Độ Phạm Trọng Nhân bỏ nhiệm sở khi Nguyễn thị Bình tới Ấn Độ, TT Thiệu cho rằng đó là một hành động đào ngũ.
Còn ông phụ tá Tổng Lãnh Sự xin bắt Nguyễn Thị Bình giải về Saigon, thì ông không tin nhưng nếu có thì chỉ là một hành động “Enfantin” (nguyên văn).
Đáp lời phỏng vấn của một phóng viên là ông Phạm Trọng Nhân rời nhiệm sở là do lệnh triệu hồi lánh mặt của Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm. TT Thiệu đáp rằng “không tin ông Ngoại Trưởng lại làm như vậy, cần phải hỏi lại". Ông cũng đồng ý với phái viên Chính Luận là khi VC tới mà mình bỏ đi tức là mình dại, nhường cho họ nói hết...

Bàn ăn đãi báo chí ở bên một gốc cây lớn và các thực khách đều mặc thường phục không cà vạt (có ghi rõ trong thiệp mời).
Có thực khách đã cẩn thận mang theo cà vạt nhưng ông Tham Vụ Báo Chí của Tổng Thống đã yêu cầu... bỏ ra cho mát. Tổng Thống cũng mặc thường phục như vậy.
Ngay từ phút đầu, không khí bữa cơm đã tỏ ra rất thân mật và cởi mở vô cùng. Một nhà báo đã tâm sự nhỏ rằng trong 16 năm làm báo ở xứ này, chưa bao giờ được dự một bữa cơm với vị nguyên thủ Quốc Gia mà thân mật cởi mở đến thế! Bữa ăn kéo dài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya.
Tổng Thống Thiệu đã vui vẻ bắt tay từng người và tiễn các nhà báo một quãng đường khá xa.



$pageOut$pageIn Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến đi kinh lý tỉnh An Giang tháng 5-1968.
Ông đã đến thăm Nông Xã Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên, và quan sát các giống lúa Thần Nông đã gieo trồng tại đây, với triển vọng sẽ đem lại thành công lớn trong việc tăng gấp đôi gấp ba năng suất lúa cho Nông nghiệp VNCH kể từ vụ mùa năm 1968.

Hình ảnh Lễ Ban hành Luật Người Cày Có Ruộng tại Cần Thơ, 26-3-1970
Tổng Thống VNCH và phái đoàn Chánh phủ tiến vào khán đài trong vòng vây chào mừng của đồng bào và đại diện nông dân 44 tỉnh về dự Lễ Ban hành Luật Người Cày Có Ruộng tại Cần Thơ, 26-3-1970
Photo by Tuần san Vietnam Bulletin của Tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn, bộ 8, sổ 3 & 4, tháng 3-1970, Số Đặc Biệt chủ đề Cải Cách Điền Địa tại VNCH collected and reformatted by Le Tung Chau Oct. 2024
Sáng ngày 26-3-1970 tại Cần Thơ, tự tay ký Đạo luật “Chính Sách Người Cày Có Ruộng”
TỔNG THỐNG THIỆU NÓI: ĐÂY LÀ NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI

by Đặng Trí Hoàn & Nguyễn Đức Hiếu, Nhật báo Tiền Tuyến Mar. 28, 1970

♦ Với Chính Sách “Người Cày Có Ruộng”, chúng ta kết hợp đại đa số dân chúng và dồn đối phương vào thế cô lập, dần dần bị loại trừ khỏi địa bàn hoạt động nông thôn.

Phong Dinh (NĐH) – “Miền Nam chúng ta phải còn, đất nước Việt Nam phải được sống trong tự do dân chủ. Tại miền Nam, cộng sản phải bị tiêu diệt trên mọi hình thức, từ quân sự đến tổ chức xã hội bần cùng dân chúng. Trong giai đoạn tranh đấu quyết liệt để chiến thắng cộng sản xâm lược hiện nay, VNCH phải dành lấy thắng lợi trên phương diện đấu tranh chính trị và tranh thủ nhân dân. Với Chính Sách “Người Cày Có Ruộng”, chúng ta kết hợp đại đa số dân chúng và dồn đối phương vào thế cô lập, dần dần bị loại trừ khỏi địa bàn hoạt động nông thôn. Do đó, Luật “Người Cày Có Ruộng” có giá trị như một võ khí sắc bén giúp cho cuộc chiến sớm kết thúc, mang lại thanh bình cho xứ sở”.
Trên đây là lời tuyên bố của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Cần Thơ trong buổi lễ ban hành Luật “Người Cày Có Ruộng” sáng ngày 26-3-1970.

Nhận định tầm quan trọng của Chính sách này, Tổng thống nói, sở dĩ ông đã không chấp thuận các chương trình Cải cách Điền địa như chương trình Thuận Mãi, hoặc tu chính Dụ số 57 áp dụng công thức Bình Quân Địa Quyền, hay Nông trường Tập thể, vì ông nhận thấy những chương trình ấy hoặc quá thiếu sót hoặc quá cực đoan, không phù hợp với đường lối cách mạng của VNCH trong giai đoạn đấu tranh với cộng sản hiện nay.
Sự lựa chọn Chính Sách “Người Cày Có Ruộng” là sự lựa chọn con đường để đưa nông dân đến một đời sống yên vui và sung túc qua chủ trương:
- Chuyển quyền sở hữu ruộng đất từ điền chủ không trực canh – với sự bồi thường thỏa đáng và nhanh chóng – qua nông dân được thụ nhận mà khỏi phải trả tiền.
- Bãi bỏ chế độ tá canh và nạn trung gian bao tá.
- Phân cấp công điền.

Vẫn theo lời Tổng thống, Luật “Người Cày Có Ruộng” không dự trù suất lưu trí, [ lưu = để lại, giữ lại; trí = đặt, để, bố trí | lưu trí = cho giữ lại ] nhưng đối với những điền chủ trực canh, thì họ vẫn được giữ lại 15 mẫu. Luật này không chi phối những ruộng đất hương hỏa, nghĩa trang và cũng không áp dụng cho ruộng đất hiện hữu của các tôn giáo.

Với Luật “Người Cày Có Ruộng”, nông dân được thực sự làm chủ sở ruộng đang canh tác, sẽ phấn khởi chăm lo sửa sang ruộng vườn, tăng gia sản xuất, làm cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển mau chóng. Nhờ đó, đời sống của nông dân sẽ đạt tới mức trung lưu trong cộng đồng quốc gia như ông hằng mong ước. Vì thế đối với Tổng thống, ngày ban hành Luật “Người Cày Có Ruộng” còn là ngày vui sướng nhất đời ông.

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu sau khi tự tay ký tại chỗ Luật Người Cày Có Ruộng (NCCR), trong buổi Lễ Ban hành Luật NCCR tổ chức tại Cần Thơ, 26-3-1970
Photo by Bản Tin Vietnam Bulletin số 27 của Tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn, tháng 3-1970, collected and reformatted by Le Tung Chau Oct. 2024
Tổng thống Thiệu đã bày tỏ tâm sự của ông trước 10.000 đồng bào, nông dân hiện diện. Tổng thống Thiệu còn cho biết thêm, ngày trọng đại này được tổ chức trọng thể trên khắp đất nước Việt Nam từ Bến Hải đến Cà Mau, vì Đạo luật “Người Cày Có Ruộng” đưa quốc gia đi trên con đường thực sự Cách mạng Xã hội.
Hướng mắt về phía các điền chủ, Tổng thống Thiệu long trọng tuyên bố: "Chánh phủ cam kết sẽ bồi thường thỏa đáng và nhanh chóng cho các điền chủ có ruộng bị truất hữu. Đối với đồng bào nông dân, Tổng thống cũng mong mỏi bà con cố gắng đẩy mạnh sản xuất để quốc gia mau tiến tới tự lực tự cường, đồng thời phải quyết tâm bảo vệ tư hữu, chống lại mọi âm mưu cưỡng đoạt tài sản với mục đích bần cùng hóa nhân dân của cộng sản."
Sau khi nêu ý nghĩa của Chính sách “Người Cày Có Ruộng”, Tổng thống nhấn mạnh, ngày 26 tháng 3 mỗi năm phải được coi là ngày của Nông dân Việt Nam.

Trong bài diễn văn đọc trước buổi lễ, ông Tổng trưởng Cải cách Điền địa và Phát triển Nông Ngư nghiệp cho biết vì ý thức các khó khăn trở ngại và các khiếm khuyết của các giải pháp cho vấn đề phân phối quyền tư hữu ruộng đất tại Việt Nam, nên chương trình “Người Cày Có Ruộng” đã nghiên cứu lại các điểm chính yếu như:
- Bãi bỏ chế độ tá canh.
- Cấp phát vô thường cho nông dân hiện canh [ thường = trả lại; cấp phát vô thường = cho luôn, không trả lại ~ cho vĩnh viễn ] - Bồi thường thỏa đáng cho chủ điền.

Hiện diện trong buổi lễ ban hành Chính sách “Người Cày Có Ruộng” tại Cần Thơ, còn có hai ông Chủ tịch Thượng – Hạ Viện, ông Trần Minh Tiết Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện, một số Dân biểu, Nghị sĩ, Thủ tướng Chính phủ và các ông Tổng Bộ trưởng trong Nội Các.
Nguyên văn Luật “Người Cày Có Ruộng” 26-3-1970
... vẫn đang updating ...

$pageOut$pageIn $pageOut $pageIn $pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>

2 comments:

  1. Kính gửi Anh Lê Tùng Châu, Quyển sách này chỉ đến phân đoạn 10 thì thấy không còn tiếp tục qua phân đoạn 11 và phân đoạn 12. Xin hỏi anh có còn tiếp theo 2 phân đoạn trên hay vì bận nên chưa có thể tiếp tục được vậy anh?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kính anh Anonymous September 2, 2022 at 4:09 AM

      Thưa anh, đây là Mục (Item) chứ không phải Sách anh ạ, như tôi đã thưa trước ở lời Giới Thiệu đầu mục, rằng đây là:
      Trong tâm tưởng đó, tôi làm riêng 1 Post này về chủ đề Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Đệ Nhị Cộng Hoà - Việt Nam Cộng Hoà với tất cả sách, báo, tài liệu mà tôi thu thập được trong đó có một vài bài tưởng đã bị mất dạng luôn rồi. Tất cả tài liệu gom vào Post này đều được tôi sưu lục ngày tháng và phục hồi mọi infos có thể ... để việc trình bày cho thật là tường minh về mặt Sử liệu khả dĩ hữu ích cho pho Sử Quốc Gia hôm nay và ngày mai.
      Post này sẽ còn được update dần ...


      Đúng là tôi busy nhiều với cuốn Drawn Swords ... cho nên chưa làm được Item Tổng thống Thiệu như ý muốn. Mong anh và bạn đọc vui lòng đọc sách khác trong khi chờ đợi, tôi còn lưu giữ rất nhiều dữ kiện hiếm, và cũng chất chứa trong tâm trí nhiều điều về.những điều tiếng oan uổng mà nhiều người đã - vì thiếu suy nghĩ - đã gán cho Tổng thống, vì thế tôi sẽ còn viết tiếp Item này.
      Rất vui và cảm ơn anh và bạn đọc đã đọc LTC's Post!

      Thân quý,

      LTC

      Delete

Enter you comment ...