PHỤ LỤC số 1 (loạt bài Giáo Dục)
-Lê Tùng Châu-
Đôi dòng về Sách Giáo Khoa (SGK) bậc trung học ở miền Nam quốc gia:
- Bộ Giáo Dục không in SGK, chỉ ấn định chương trình học. Chương trình cố định, không thay đổi tùy tiện, bất nhất. Từ 1954 - 1975 hầu như y nguyên. Sau 1970, riêng môn Toán đệ nhị cấp có thêm vào phần "Tân Toán Học", và phương pháp truyền đạt kiến thức cũng ít nhiều thay đổi khi Bộ Giáo Dục chủ trương thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm (hồi đó thường gọi là thi IBM-do máy tính IBM của Mỹ chấm).
- Sách giáo khoa do các Giáo Sư các trường Trung học hoặc Cao đẳng, Đại Học viết (theo chương trình của Bộ Giáo Dục) và tự do xuất bản.
Học sinh chọn lựa tùy ý sách nào "hay", dễ hiểu hay bổ ích hay phù hợp với mình. Trường học dù là công hay tư thục....cũng không bán SGK. SGK được bày bán ở nhà sách.
Là một đất nước tự do dân chủ, VNCH là một "kiểu mẫu" về tự do trong in ấn và xuất bản, nhất là về SGK và khảo cứu, học thuật, (kể cả sách viết về Karl Marx, trong khi Hiến Pháp VNCH "không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản").
Nhà xuất bản, nhà in, và các tác giả viết sách tự nâng cao phẩm chất ấn phẩm của mình và tự chịu sự đào thải của công chúng nếu sách bị chê dở.
Do đó, SGK thường được các Giáo Sư có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm trong nghề viết ra và chỉ việc tái bản trong nhiều năm sau đó (với vài sửa chữa lỗi ấn loát). Các Thầy viết sách giáo khoa vì tâm huyết với nghề, vì muốn truyền kiến thực cho trò, không viết vì kiếm lợi.
Sự văn minh của giáo dục quốc gia thể hiện ở tính thống nhất của chương trình.
Kiến thức của học sinh là nhất quán vì được thoát thai từ một nền tảng chắc chắn đã được soạn thảo chu đáo hoàn thiện.
Ngoài ra còn có các tiện lợi cho học sinh:
- Nhà đông con, phụ huynh chỉ mua sách 1 lần. Anh lên lớp lớn hơn thì để sách lại cho em học.
- Học sinh lớp lớn có thể chỉ dạy lại cho lớp nhỏ hơn dễ dàng.
- Tùy thích lựa chọn sách của tác giả nào hạp với cách học của mình.
Thời trước, các tác giả Toán được phần lớn học sinh ưa chuộng và ngưỡng mộ (tạm kể) là Võ Thế Hào, Đặng Kế Viêm, Nguyễn văn Phú & Nguyễn Tá, Đào Văn Dương, Ban Giáo Sư Trường Thi...;
Lý Hóa có Nguyễn Thanh Khuyến & Hà Ngọc Bích, Chu Phạm Ngọc Sơn, Ban Giáo Sư Trường Thi...
Triết có Trần Bích Lan (thi sĩ Nguyên Sa), Quốc Văn có Bùi Giáng, Trần Trọng San, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Sỹ Tế, Nghiêm Toản, Nguyễn Tăng Chương ...
Sử Địa có Bằng Phong, Phạm Cao Dương ...
Anh Văn có Lê Bá Kông & Lê Bá Khanh, Tạ Tuyên, Trần Văn Điền ...
Sách Giáo Khoa chứa đựng gì?
Những gì các vị GS này viết là chắc nịch và thâm nghiêm dù trải qua bao lớp sóng hoang phế tàn nhẫn của thời gian, bởi họ làm việc và sáng tác tác phẩm xuất phát từ kiến thức, tấm lòng trung thực của người trí thức, người Thầy với học trò của mình. Viết trong tư thế độc lập với mọi thế quyền.. . Viết để học trò học thành người, chẳng phải thành cừu. Họ không phải sợ hãi ai, hay tránh né bất cứ điều gì, không hề có cái gì gọi là "nhạy cảm" để kiêng kỵ. Do đó họ là người chịu trách nhiệm lớn nhất về những gì mình viết ra. Đó cũng là trách nhiệm nặng nề và cũng là vinh dự kiêu hãnh của người trí thức đích thực: Học là để hoàn thiện mình. Giờ đây, SGK cũ còn là những tư liệu quý báu với những ai ham học hỏi tìm hiểu.
Với ngày nay, ngoài là một chứng tích của một thời sung mãn, chân chính của nền học thuật miền Nam, SGK cũ còn là một kho tàng quý báu đích thực bất chấp thời gian về giá trị văn chương, kiến thức và quan niệm đức lý chứa đựng trong đó. Sau đây, mời các bạn thích thú đọc và tìm hiểu không khí học hành thánh thiện đó, qua một bài Luận trình độ Tú Tài I (lớp 11).
“Nghị Luận Luân Lý Và Phổ Thông Tú Tài I ABCD và Kỹ Thuật”, của GS Nguyễn Tăng Chương, GS Trung học Trương Vĩnh Ký Saigon, Nhân Trí xuất bản, Saigon, 1964 |
trích “Nghị Luận Luân Lý Và Phổ Thông Tú Tài I ABCD và Kỹ Thuật”, của GS Nguyễn Tăng Chương, GS Trung học Trương Vĩnh Ký Saigon, Nhân Trí xuất bản, Saigon, 1964 - trang 187 -191.
ĐỀ:
Khi nói về bổn phận của người công dân đối với Tổ quốc, người ta thường dung hai chữ “nợ nước”. Hãy quảng diễn ý niệm này.
KHAI TRIỂN
I. NHẬP ĐỀ:
Người nước nào cũng coi bổn phận đối với quốc gia là một một bổn phận thiêng liêng cần phải hoàn thành. Kẻ không làm đủ bổn phận đó thường bị chê trách nặng nề bởi công luận. Ngày xưa ở nước ta, ý niệm quốc gia được cụ thể hóa bằng ngai vàng của nhà vua nên người ta thường dùng những chữ như “ơn vua” “nghĩa vua”, “nghĩa” ở đây là nghĩa vụ đối với đất nước. Bởi thế, ta thấy Nguyễn Khuyến, một ông quan và một nhà thơ nhiệt thành yêu nước, khi nhận thấy mình không làm được gì cho quốc gia trong lúc hữu sự đã đau khổ mà thốt lên rằng:
“Ơn vua chưa chút đền công,
Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”
Nhưng người ta thường dùng nhất là hai chữ “nợ nước” để chỉ bổn phận của người con dân đối với Tổ quốc.
Tại sao lại nợ nước?
II. DIỄN ĐỀ:
Điểm 1: Khi ta mượn của ai một vật gì, ta có bổn phận phải trả lại vật đó. Nếu ta chưa trả được, đó là ta mắc nợ. Hiểu rộng hơn, khi ai cho ta một vật gì hay làm ơn cho ta một điều gì, ta có bổn phận phải nhớ đền cái ơn đó và đền đáp ơn, nếu chưa đền đáp được, ta có thể tự coi như đang mắc nợ, nợ đó gọi là nợ ơn nghĩa. Bất cứ một người có tư cách nào, biết trọng phẩm giá và danh dự, không bao giờ mắc nợ mà không trả, mang ơn mà không đền đáp. Dù Đông Phương hay Tây Phương, người ta đều khinh thường những kẻ vong ân, bội nghĩa.
Thế mà đối với quốc gia, ai ai cũng chấp nhận rằng ta mắc nợ. Tại sao ta mắc nợ đối với đất nước? Đất nước đã làm gì cho ta?
Thật ra chúng ta chịu ơn đất nước rất nhiều từ miếng cơm manh áo cho tới cuộc sống của chúng ta. Cá nhân ta không có gì cả, tất cả những điều mà ta có là do xã hội mang đến cho ta, mà cái xã hội lớn hằng che chở bảo bọc ta, đó là Tổ quốc. Tính tự nhiên của con người là không thể sống riêng rẽ một mình, ta phải sống trong xã hội. Tuy nhiên, xã hội loài người sống chia thành quốc gia, trong quốc gia đó mọi người có cùng chung một lịch sử, một pháp luật, một chính phủ và có những quyền lợi mà những người cùng trong một nước phải bảo vệ cho nhau. Trong cái xã hội của loài người, Tổ quốc là một xã hội rộng lớn ở trong một xã hội rộng lớn hơn, nhưng được tổ chức để cùng sống với nhau và cho nhau, trong đó tất cả mọi người đều coi nhau như anh em trong một gia đình vĩ đại:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Chịu ơn của tổ quốc về mọi phương diện.
Chúng ta lớn lên nhờ công cha mẹ nuôi nấng, nhưng tất cả những thứ ta đang dùng, nhưng tất cả những thứ ta dùng để sinh điều liên đới đến công ơn của bao nhiêu kẻ khác. Bởi thế mà trong bài thơ viếng nhà ái quốc Phan Công Tòng, cụ Đồ Chiểu viết:
“Cơm đền rồi ơn đất nước
Râu mày rồi phận tôi con.”
Vậy nợ nước tức là ơn nước. Mọi người con dân có long không thể nào quên được cái ơn đó vì trước mắt chúng ta có bao nhiêu điều để nhắc cho chúng ta ghi nhớ: nào phong cảnh sông núi hùng vỹ, nào những di tích của lịch sử, nào mồ mã của ông cha, tất cả những thứ đó là Tổ quốc của chúng ta. Thậm chí tiếng nói ta nói, sách vở ta đọc, những tục lệ ta gìn giữ trong lối sống hàng ngày, tất cả đều nhắc nhở ta công ơn của Tổ quốc.
Điểm 2: Nhưng ta đền ơn Tổ quốc như thế nào? Tổ quốc luôn luôn đòi hỏi ta phài đền ơn, phải trả nợ. Có hai trường hợp được đặt ra cho chúng ta: trường hợp quốc gia hữu sự và trường hợp đất nước thanh bình.
Trong trường hợp quốc gia hữu sự, tức là lúc chiến tranh, ta có trách nhiệm góp sức cùng các chiến sỹ chống đuổi quân xâm lăng. Lúc đó đất nước cần đến sự can đảm, hy sinh của ta có khi chính cả mạng sống của ta nữa. Nguyễn Công Trứ khi viết:
“Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái
Cái công danh là cái nợ nần…”
Không phải chỉ nhớ đến cái mộng làm người anh hung lưu danh muôn thuở nhưng ông cũng nhắc ta đến cái “nợ cơm áo” đối với đất nước. Trong lúc quốc gia hữu sự, mọi người đều có trách nhiệm cứu nước, không riêng gì thanh niên nam tử, mà tất cả moi người đều có bổn phận đền đáp lại ơn sâu. Tuy nhiên trong trường hợp đó vai trò của người con trai luôn nặng nề:
Thân làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao.
Vì lẽ đó, trong bài văn tế cụ Phan Thanh Giản, cụ Đồ Chiểu viết:
“Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê, thà chẳng may một giấc chốn trường sa, da ngựa bọc thây mới phải…”
Bổn phận của người dân đối với đất nước trong lúc chiến tranh thật là nặng nề, tuy nhiên, không phải chỉ trong lúc chiến tranh ta mới có bổn phận đối với đất nước, trong thời bình, chúng ta vẫn có bổn phận. Đất nước không chỉ cần bảo vệ, mà còn cần sự kiến tạo. Chiến tranh chỉ là trường hợp bất thường, thanh bình mới là trường hợp thông thường, mà trong trường hợp này, sự trả nợ tuy không mấy ai chú ý đến nhưng vẫn là cái nợ phải trả. Quốc gia cần trường tồn và bền vững mãi mãi. Muốn trường tồn và bền vững, quốc gia phải cường thịnh, có cường thịnh mới khỏi bị uy hiếp và tránh được can qua khói lửa. Muốn được như vậy, mọi người phải nỗ lực làm việc. Nhà văn phải cố gắng sáng tác để làm cho nền văn học nước nhà sáng lạn rực rỡ, nhà khoa học nên tận tâm khám phá, tìm tòi, nghiên cứu cho nền kỹ thuật nước nhà được tiến bộ hơn bao giờ hết, người công chức phải làm hết lương tâm trong chức vụ của mình, nhà thương mãi không nên gian manh để lũng đoạn nền kinh tế quốc gia. Mỗi người đều tích cực làm việc, tức mỗi người xây dựng cho nước nhà và trăm người, ngàn người như một, tất nhiên quốc gia phải hùng cường và đuổi kịp các nước lân bang, làm cho họ phải kính nể nước ta. Đó là cách trả nợ quốc gia trong lúc thanh bình vậy.
III. KẾT ĐỀ:
Chúng ta mắc nợ đất nước, ta phải trả. Văn chương, lịch sử luôn luôn nhắc nhở ta cái nợ đó. Ta phải cố gắng trở thành một công dân tốt. Dù già hay trẻ trai hay gái, chúng ta đều có nhiệm vụ và bổn phận đối với đất nước, vì tất cả mọi người đều mang nợ. Đừng hỏi: đất nước đã làm gì cho ta, nhưng hãy hỏi: ta đã làm gì cho đất nước.
* *
*
LTC: Bài văn nghị luận của học sinh lớp 11 đấy ư? Quả là một thú vị đáng ngẫm nghĩ phải không các bạn? Xin hẹn gặp lại ở PHỤ LỤC số 2! --------------------------
Các Comments từ CXN Blog, 30.12.2011
7 comments on “NVDT_123011_0037_PHỤ LỤC số 1 (loạt bài Giáo Dục)”
cutin
30.12.2011 @ 6:55 CHIỀU
vậy mà ngày nay nó dạy là yêu tổ quốc là yêu xhcn. trong khi tổ quốc hình thành từ bao đời nay và từ bao xương máu của các thế hệ ông cha.
TRẢ LỜI
andy
30.12.2011 @ 7:17 CHIỀU
Nói tới sách giáo khoa mới thấy sự khốn nạn của bọn cs này, năm nào cũng in SGK mới và lột tiền cha mẹ học sinh phải mua cho con em mình, dù sách năm sau chỉ khác năm trước một vài dẫu sắc dấu huyền với câu phụ chú “ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA”. Ngoài ra còn vô số sách ăn theo mà cha mẹ học sinh vẫn phải bỏ tiền ra nộp cho chúng đó là sách HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK..
Đây là lợi ích nhóm, đây là đặc quyền đặc lợi của Nhà Xuất bản Giáo dục, một bộ phận thuộc bộ Giao dục Đào tạo. Hàng năm in SGK ngốn một lượng giấy không nhỏ của toàn xã hội, số lượng in lên đến vài tỉ trang in ( mỗi cuốn sách giả định ước chừng khoảng 100 trang ).
Chúng cười khà khà với nhau về sự kiếm tiền mất dạy của bọn chúng, phát ngôn như sau : “đối với NXB Giáo dục chúng tao, muốn kiếm vài tỉ dễ như móc tiền trong túi, chỉ cần tăng giá mỗi trang in 1 đồng ( vnđ ) là tao có vài tỉ như chơi”
Chúng cũng cử nhiều phái đoàn ra nước ngoài để học hỏi, chúng biết cách làm SGK ở các nước Singapore, Malaysia vẫn như mô tả cách làm của VNCH như trên. Nhưng chỉ vì đặc quyền đặc lợi, vì tiền, chúng vẫn giữ độc quyền cho đến bây giờ.
TRẢ LỜI
Quận 12
30.12.2011 @ 8:23 CHIỀU
Sắp Tết bọn CS nó hay treo biểu ngữ:”Mừng Đảng,Mừng Xuân…”bọn CS nó không biết là Mùa Xuân có trước Đảng.Mùa Xuân có từ khi khai thiên lập địa.Còn Đảng thì không có Đảng CS thì cũng có Quốc dân Đảng hoặc là Đảng Vì Dân…
TRẢ LỜI
Anh Hung
30.12.2011 @ 8:47 CHIỀU
Về vấn đề cứ mỗi năm, bộ Giáo dục bật đèn xanh cho nhà xuất bản Giáo dục in sách giáo khoa và buộc học sinh phải mua sách mới cho dù sách giáo khoa năm nay không khác gì sách giáo khoa năm trước. Theo tiến sĩ Alan Phan :”Ý tưởng bắt đầu từ một câu chuyện về cơ quan xuất bản sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục. Một anh bạn trong cuộc cho biết là công ty này và các công ty liên hệ có một doanh thu gần 1.5 tỷ đô la chuyên in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc (không biết có chính xác, nhưng các cú điện thoại cho công ty xuất bản đều rơi vào im lặng).
Nếu thực vậy, cộng thêm với các công ty tư nhân khác, nhà nước và phụ huynh đã chi ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm cho mục đích này. Số lượng giấy sử dụng cũng tạo thêm ít nhiều tác hại cho môi trường. Và dù công ty quốc doanh không có lời, mọi người đều biết thu nhập lợi lộc cá nhân cùa các nhân viên cán bộ liên quan cũng không nhỏ.”
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/20-trieu-may-tinh-bang.html
Tiến sĩ đã đưa ra giải pháp 20 triệu máy tính bảng cho học sinh- sinh viên Việt nam với nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước và nhân dân. Tuy nhiên lại đem đến…thiệt hại cho lợi ích nhóm cầm quyền cộng sản nên tôi chắc chắn rằng cho dù ý tưởng của tiến sĩ Alan Phan thiết thực và hữu dụng nhưng sẽ không thự hiện được trên quy mô quốc gia.
TRẢ LỜI
K'TƯNG
31.12.2011 @ 2:21 CHIỀU
GD VNCH là PHI CHÍNH TRỊ mục đích là:
-Đào tạo ra những CÔNG DÂN TỐT.
-Trang bị kiến thức để họ trở thành CÔNG DÂN GIỎI.
-Nâng bước và chắp cánh để họ trở thành CÔNG DÂN PHỤNG SỰ XÃ HỘI,QUỐC GIA.
Cả Thầy lẫn Trò đều được đánh giá là Thành phần ƯU TÚ của Xã hội,lớp sau thừa hưởng tinh thần trong sáng lành mạnh từ lớp trước,lại không phải lo toan về cơm-áo-gạo-tiền nên ra công DẠY THẬT HAY,HỌC THẬT GIỎI.
Trò học theo gương Thầy,thầy nhìn gương công chức Bộ giáo dục,Bộ hợp tác hài hòa với Chính phủ và Lưỡng viện Quốc hội.
Tất cả nghiêm minh.Tất nhiên NHÂN LÀNH SINH QUẢ NGỌT.
Một sai phạm dù nhỏ nhặt cũng xử lý thật nghiêm làm sao mà bát nháo ?
Thầy,cô sai,HS khiếu nại ngay,bao che ư ? Sẽ BÃI KHÓA ,BIỂU TÌNH LIỀN !
Thấy HS,SV Bãi khóa,biểu tình,tuyệt thực thì CẢNH SÁT và QUÂN ĐỘI BẢO VỆ VÀ YỂM TRỢ NGAY ! nhóm nào,phe phái nào chịu nổi ?
Chúng tôi từng ra bãi trống tuyệt thực,biểu tình phản đối một bất công trong trường,Dân chúng tiếp tế vitamine,nước đá chanh nườm nượp,Cảnh sát lập vành đai an toàn giao thông,quân đội căng bạt lập trại cấp cứu quân y tại chổ.Tỉnh trưởng tới tiếp xúc ngay,nhận thỉnh nguyện thư,hứa giải quyết và “các em trở lại trường để giữ sức khỏe “Chỉ 4 giờ sau thỉnh nguyện được đáp ứng.chúng tôi trật tự về trường.
Dạy,Học,sinh hoạt,xử sự như thế,ĐÃ TỪNG NHƯ THẾ,sao lại đến nỗi này ???
TRẢ LỜI
Quận 12
01.01.2012 @ 9:53 SÁNG
Tất cả sinh viên các trường Đại Học và Cao Đẳng ở Việt Nam hiện nay khi thi tốt nghiệp đều phải thi môn Chủ Nghĩa Mac-Lênin và Tư tưởng HCM ngoài những môn chuyên ngành.Con tôi học ngành Kiến Trúc cũng phải thi môn chính trị này.Đây là điều bất hợp lý trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.Theo tôi thì Giáo Dục phải phi chính trị.Đề nghị anh Lê Tùng Châu cho biết ý kiến của anh về vấn đề này.Trân trọng cảm ơn Anh Tùng Châu.
TRẢ LỜI
Lê Tùng Châu
01.01.2012 @ 8:16 CHIỀU
Thưa bác Quận 12,
Giáo dục của CS từ trước 75 ở miền Bắc cho tới sau 75 ở cả nước, chúng đều đã gạt bỏ môn Triết Học, mà thay vào đó là môn Văn đối với hệ trung học phổ thông, và vì thế chúng đã làm cho bao lớp học trò VN chẳng may sinh sau đẻ muộn tưởng rằng chỉ có Văn mà thôi (tạm coi như “tương đương” với môn Quốc Văn thời trước cho lớp 11 trở xuống) và không biết rằng từ trước 75 ở miền Nam đã có môn Triết Học (như đã được đề cập chi tiết trong bài) áp dụng cho chỉ lớp Đệ Nhất (tức lớp 12) mà thôi.
Thực ra, nếu không cho học trò lớp 12 trung học học môn Triết thì cũng đã là một thiệt thòi lớn rồi, vậy mà, nhà nước CS lại còn đánh tráo khái niệm trong môn Văn, bởi thực chất môn này chỉ là 1 thứ tuyên truyền, nhồi sọ, nô dịch đầu óc con người trong dọc dài mấy chục năm nay, cho nên đó mới là đại bất hạnh cho các em.
Tại Đại học của CS, môn Triết cũng có mặt mà thực ra chỉ là một giọng điệu nô dịch ở cấp cao hơn: triết học Mác Lê nin!!! tức là “sinh viên” được ăn rác, loại rác thối tha kịch độc của nhân loại!
Vào Đại học thời CS, SV bị bắt buộc “tụng” 1 thứ gọi là Triết học: Mác Lê nin.
Thực chất đây chỉ là thứ “kinh kệ”, giáo điều của tà giáo cộng sản, đúng ra nó chỉ được phát tán cho những ai muốn gia nhập cái đảng CS ấy (như Hanoi đã làm với các “trường” nổ to đùng của chúng nào là “viện Mác Lê nin”, “viện xây dựng đảng” v.v…) mà thôi.
Còn học sinh trong nước thì tội tình chi mà phải học cái giáo điều đó? nó là của những người lớn làm “Cách mạng thế giới đại đồng” (*) mà, các em đã biết gì đâu mà cũng bị nắm đầu nhúng vô nồi nước sôi đó? Đây là chỗ tội lỗi phi nhân nhất của Hanoi, đem cái ý thích của mình bắt nạt và hãm hiếp trẻ thơ.
Tôi ví dụ, bạn theo Catholic, tôi theo Phật giáo, CXN theo đạo Hồi. Giờ nếu tôi ỷ thế mạnh, tôi bắt bạn bỏ Chúa và CXN bỏ Thánh Allah mà tụng kinh Phật, thì sẽ ra sao? các bạn sẽ phản ứng thế nào?
Cũng vậy, nếu 1 người miền Nam không thích CS mà thích Đại Việt hay Quốc Dân đảng, thì người đó có thể tụng Mác lê được không?
Đây không phải là việc ai đúng ai sai, mà giản dị chỉ là khuynh hướng chính trị xã hội của mỗi người trưởng thành, họ tự nhận thức và tự đi. Một cộng đồng nhờ cái “tự” đi đó mà trở nên năng động sáng tạo và phát triển.
Đối với người trưởng thành còn như vậy huống gì đây là các mầm non của đất nước. Đem giáo điều đảng của mình bỏ vô giáo dục là 1 hành động hoang tưởng quái đản, 1 tội ác vô liêm sỉ.
——————————-
(*) : Hồ tặc đã lếu láo nói lên cái hoang tưởng của thầy chú CS thế giới của hắn:
“Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dắt năm châu tới đại đồng”
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...