. .

Thursday, April 11, 2019

Hồi Ký Ó ĐEN của Lý Tống

Hồi Ký Ó ĐEN của Lý Tống 1989 - Lê Tùng Châu thực hiện PDF Book 2019

Hồi Ký Ó ĐEN của Lý Tống 1989


Lời Giới Thiệu
(của người làm lại sách PDF)



==> download Hồi Ký Ó Đen PDF book (Google Drive, 4MB)
==> Lý Tống Chiến Dịch Trở Về - USA 1993
==> Lý Tống Trong Lòng Dân Tộc - nhiều người viết - USA 1993
==> Fully Preview Ly Tong's books on Issuu [3]

Bạn đang cầm trên tay cuốn sách Hồi Ký Ó ĐEN của Trung Úy Pilot Không Quân VNCH Lý Tống [1946-2019], viết năm 1989, xuất bản năm 1990 ở USA, 220 trang. Vì bản original book nguyên thủy đã 29 năm qua, nay không hề tìm được một scanning PDF book nào trên Cyberspace, nên Lê Tùng Châu thực hiện lại bản PDF Book này từ nguồn typing Text tại Wordpress Blog của Lý Tống (https://lytong.wordpress.com/), có sửa chữa vài lỗi morasse, làm bìa mới và layout cẩn thận nội dung, trước là để tỏ lòng tri ân và kính cẩn tiếc thương người anh hùng QLVNCH vừa tạ thế Apr. 05, 2019, sau là để tạo điều kiện dễ dàng cho nhiều bạn đọc nào chưa đọc, chưa biết gì về hành trạng ái quốc quên mình lừng lẫy của Trung Úy Pilot Lý Tống … nay được đọc lại một cách rành mạch.

Vào ngày 5 tháng Tư 1975, Trung Úy Pilot Lý Tống nhận lệnh oanh tạc cầu Ba Ngòi ở Cam Ranh để chận đường tiến quân của Việt Cộng. Phi cơ bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh khi còn khoảng 3 tuần nữa VC mới vào được Saigon. Ông bị giam ở các trại tù thuộc địa phận Nha Trang từ ngày đó. Tập Hồi Ký hơn 200 trang này gồm 3 Chương là để thuật lại hành trình ở tù cộng sản và quyết tâm vượt ngục cho bằng được từ 1975 đến 1983 khi đến được Tân Gia Ba vào đầu tháng 3, 1983 và được đón nhận sang Mỹ quốc vào ngày 25 tháng 8, 1983 để kịp đón ngày sinh nhật ông, ngày 1 tháng 9, 1983 với bạn bè đồng đội cũ ở Boston.

Trong 7 năm đó, Ý chí tìm Tự Do và năng lực hành động thực của ông ngoài đời quá đỗi ly kỳ nghẹt thở khi phải chịu tù đày qua 4 quốc gia, vượt ngục nhiều lần thoát các trại tù Việt cộng khét tiếng tàn ác phi nhân ở Phú Yên (2 lần), vượt biên sang Cambodge bị bắt (vượt ngục 2 lần), vượt biên sang Thái Lan bị bắt (vượt ngục 2 lần), vượt biên sang Mã Lai Á bị bắt (vượt ngục 1 lần), và cuối cùng là vượt biên từ Mã Lai Á sang Tân Gia Ba (Singapore) bằng cách mạo hiểm bơi bộ qua Eo Biển Johore Strait 3 cây số nối liền 2 nước Mã Lai Á và Tân Gia Ba để cuối cùng đến được đất liền Tân Gia Ba … đã khiến rất nhiều người không tin ông có thể làm được, trong những người không tin đó có nhiều viên chức Di Trú của Liên Hiệp Quốc, UNHCR (United Nations High Commissioner for Refugees, Cao Uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc), ICRC (International Committee of the Red Cross, Ủy Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế) cũng như các chuyên viên Tình Báo, Phản Gián, các viên chức Tòa Đại Sứ Mỹ cũng như của nhiều nước thế giới tự do đóng tại Thái Lan, Mã Lai Á lẫn ở Tân Gia Ba. Cũng đâu phải vô cớ mà Julian, Chuyên viên Phản gián của Cơ quan Tình báo Tân Gia Ba đã nói với Lý Tống vào cuối tháng 8, 1983 rằng: "anh là bậc Thầy của Papillon" (*)
Hành trình thoát hiểm sinh tử 9 phần chết 1 phần sống đó quả là khủng khiếp vượt khỏi những thực tế khả sinh hữu tồn của một con người bình thường giữa cõi trần gian đầy tàn nhẫn nghiệt ngã trơ trụi này, là một lẽ.
Một Phần khác không kém quan trọng khiến người đọc kinh ngạc khâm phục tác giả khi lần dở từng trang từng dòng, đó là khả năng tự chủ, ham học hỏi hiểu biết, suy tư khách quan và cao sâu, khối lượng kiến thức có được dồi dào, và đặc biệt là khả năng viết văn Việt của Lý Tống rất mực hiền lành tự nhiên, giản dị sáng tỏ, cách diễn đạt ý tưởng và diễn tiến rành mạch xác định trên từng trang văn làm ta liên tưởng tới những áng văn dịu dàng cao nhã của những bậc tiền bối như Hồ Dzếnh, Hữu Loan, Phùng Quán, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Bùi Giáng, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Vũ Thư Hiên, Tô Hải … trong kho tàng văn chương của người Việt quốc gia tuyệt không chút dính dáng dấu vết bóng dáng quái thai dị dạng nào của cái gọi là câu chữ của đoàn người cộng sản vô thần phi nhân dốt nát suốt tám chục năm qua đã và đang ra sức tàn phá vốn liếng văn hóa dân tộc ngàn năm của Cha Ông để lại cho non sông gấm vóc này. Vì thế, đọc Lý Tống còn là một cách khác để trau giồi tiếng Mẹ đẻ, để thưởng thức Văn hay và học cách viết Văn đẹp không thể thiếu đối với nhiều thế hệ sinh sau cơn quốc nạn 1975 của xứ sở.

Và đó cũng là điều mong mỏi của người làm lại sách PDF Hồi Ký Ó ĐEN, xin trân trọng mến tặng và mời độc giả.

Tuần Thất thứ nhất ngày Ó Đen Lý Tống từ trần
Apr. 11, 2019
Lê Tùng Châu
___________
(*): Papillon [1906-1973] tức Henri Charrière, người Pháp, một huyền thoại "người tù thế kỷ", bị kết án (nhầm) chung thân khổ sai từ 1923, bị giam tại trại tù Beaulieu, tỉnh Caen thuộc vùng Normandie của nước Pháp, rồi vượt ngục liên tục qua rất nhiều trại tù ... cho đến 1945 vượt thoát được đến Venezuela, được trao trả tự do, có quốc tịch Venezuela và lập gia đình tại đây. Henri Charrière là tác giả của tập hồi ký có tựa “Papillon”, xuất bản 1969 tại Pháp, chuyển thành phim điện ảnh "Papillon" vào 1973 do đạo diễn Franklin Schaffner, tài tử Steve McQueen thủ vai 'Papillon')

Một số hình ảnh trong sách là do Lê Tùng Châu tuyển chọn từ trang ảnh https://www.flickr.com/photos/45159717@N03, bạn đọc có thể xem thêm hàng trăm ảnh khác về Ó Đen Lý Tống tại đó.

2 comments:

  1. Mình muốn mua sách thì sao ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn kéo ngược lên, ở giữa trang của Post này, rà rà tới chỗ tôi để 3 downloadable links của 3 quyển sách, mọi độc giả đều có thể click vào từng quyển để download tùy ý, không phải (tốn tiền) mua:

      ==> download Hồi Ký Ó Đen PDF book (Google Drive, 4MB)
      ==> Lý Tống Chiến Dịch Trở Về - USA 1993
      ==> Lý Tống Trong Lòng Dân Tộc - nhiều người viết - USA 1993

      Delete

Enter you comment ...