by Lê Tùng Châu
Với tâm niệm "Tri thức là Sức mạnh", tôi làm trang Blog này thành như một Thư Viện nhỏ, trong phạm vi cố gắng của một cá nhân có thể, để phục hồi và phổ biến rộng rãi các sách vở tài liệu quý, chọn lọc của Miền Nam Quốc Gia, vốn đã bị chế độ cộng sản Hanoi run sợ và căm thù phá đốt tận diệt ngay sau black April 1975, mà nếu nay chúng ta ươn lười không hồi phục lại, hoặc hồi phục được mà ôm "của quý" khư khư một mình ... thì cũng chẳng khác nào chúng ta một lần nữa tiếp tay với bầy quỷ đỏ nhấn chìm luôn một nền văn minh huy hoàng của VNCH trong 20 năm chiến tranh Quốc - Cộng mà bao lớp người tri thức của miền Nam đã viết nên bằng tim óc.
Ngoài mục đích chính là giúp người đọc (nhất là giới trẻ sanh sau 1975) tìm hiểu về Quốc-Cộng một cách chính đáng và thấu đáo, những cuốn sách ở đây còn có ích cho tầm hiểu biết nhận thức của mọi tầng lớp người tranh đấu trong hiện thời cũng như mai sau, cho một Việt Nam Tự do, Nhân bản, không còn bóng dáng của độc tài phi nhân vô thần nữa.
Ngoài những sách vở tài liệu của riêng tôi sưu tập được trong bao nhiêu năm, tôi còn góp nhặt và tìm được từ nhiều nguồn hiện có hoặc đã mất trên Cyberspace rồi bỏ công phục hồi tinh chỉnh lại cho thật rõ để bạn đọc vừa có thể đọc trước (online previewing) vừa có thể download PDF book về và in ra khổ lớn tùy ý. Trừ một vài sách đánh máy lại và đã đăng dạng Text rải rác từ chục năm qua tại Blog này, tất cả sách trong lần Tổng Cập Nhật này đều có kèm PDF downloadable link ngay bên dưới mỗi cuốn và bạn đọc dễ dàng click vào link để download cũng như chia xẻ cho nhiều bạn khác cùng biết.
Nếu có downloadable link nào bị hỏng, xin báo cho tôi biết bằng comment bên dưới mỗi Post có link hỏng.
Nếu bạn nào có sách (dạng scanning) mà không biết làm hoặc không có thì giờ làm, xin vui lòng gởi cho tôi qua email: letungchau@protonmail.com để làm giàu thêm cho Thư Viện công này. Đa tạ.
Phần xem trước (online previewing), tôi dùng Issuu Viewer (vì load trang nhanh hơn Google Drive Preview). Phần Download, đa số tôi dùng Mediafire Storage Cloud (vì cho phép bạn đọc download nhanh hơn Google Drive), và một ít còn lại, tôi dùng Google Drive.
Mỗi tác giả hoặc sách, báo, tôi đều có tóm tắt Mô tả (description) kèm với Thông tin (Infos) liên quan chính xác ngắn gọn đầy đủ ... để bạn đọc dễ hình dung được hành trạng của tác giả hoặc dễ xếp loại được sách đó thuộc chủ đề nào, sách xuất bản năm nào, ở đâu v.v... để tra cứu theo ý bạn cần.
Các đề mục dưới đây được sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp dễ dò tìm
+ Cuộc Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963 [7]
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày xảy ra Cuộc Đảo Chính tại Nam Việt Nam lật đổ Chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự hậu thuẫn ngầm của Hoa Kỳ. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11 - 1963, vốn là 2 cái chết còn nhiều bí ẩn và có lẽ sẽ mãi mãi không có lời giải thật.
Cuộc đảo chính này còn được gọi là Cách Mạng 1 tháng 11 - 1963.
Ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị Cộng Hòa.
+ Đoàn Thêm (1915-2005) [11]
Đoàn Thêm là công chức cao cấp VNCH, chức vụ tương đương với Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ Hiến, phủ Thủ Tướng và Tổng Thống phủ từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Công Hòa.
Với thái độ bình tĩnh và thanh thản ông đã làm một công trình bền bỉ dài ngày và độc đáo bằng cách ghi chép lại từng sự kiện lịch sử ngay từ năm 1945 mãi đến 1975, một công việc giá trị "trả lại cho lịch sử cái gì của lịch sử". Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta mới có được những Sử liệu trung thực và quý giá, chính xác ngắn gọn ... mà không ai có thể bóp méo xuyên tạc được.
Loại Niên ký và Ký Sự cùng một tác giả:
- Hai Mươi Năm Qua (1945 - 1964) Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1966
- Việc Từng Ngày 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 - Nam Chi Tùng Thư Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai, Saigon.
- Những Ngày Chưa Quên (1939 - 1954) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1964.
- Những Ngày Chưa Quên (1954 - 1963) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1967.
- Lược Khảo về Chính Đảng, Phạm Quang Khai 1967.
- Những Ngày Muốn Quên, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1992
+ Hồ Hữu Tường (1910-1980) [5]
Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời "thất bại" trong việc "chống lại định mệnh", cho đến phút chót vẫn muốn "cưỡng lại số trời" mà không được. [by Thụy Khuê]
Sau black April 1975, ông (cùng với văn hào Nguyễn Mạnh Côn) bị cộng sản Bắc Việt bắt giam tù "cải tạo" ở Xuyên Lộc (Bà Rịa) và bị trả thù, bỏ mặc trong thiếu đói bệnh tật. Khi ông bệnh nặng sắp mất, Việt cộng cho thân nhân mang ông về nhà và chỉ vài ngày sau ông từ trần (1980)
+ Kim Định [1915-1997] [15]
Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh 1915 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand. Dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-1946 Tác phẩm đầu tiên (đã bị thất lạc): “Duy Vật và Duy Thực”. Năm 1947, du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo.
Về nước 1958, dạy Triết tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh.
1961-1975: Giáo Sư Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang.
Ông đã trước tác 19 tác phẩm Triết Học trình bày một tư tưởng Dẫn Ðạo Việt Tộc có tên chung là ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’. Tiếc thay miền Nam rơi vào tay cộng sản vào black April 1975 cho nên hoài bão của ông dang dở. Học trò đã đưa ông sang tị nạn ở miền đất tự do khi biến cố black April 1975 và ông vẫn miệt mài tiếp tục nghiên cứu và viết sách. Ông tạ thế 1997, để lại cho đời 32 tác phẩm Triết An Vi đau đáu với Hồn Nước và Tiền Ðồ Dân Tộc Việt.
+ Nghiêm Xuân Hồng [1920-2000] [6]
Giáo Sư, Học Giả, Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tại Hà Ðông, Bắc Việt. Ông cùng với người bạn thân và cũng là đồng chí là Đại sứ Bùi Diễm -Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ 1967-1971- là hai trong những truyền nhân trọng yếu của lãnh tụ đảng Đại Việt, ông Trương Tử Anh [1914-1946] vốn đã bị Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp sát hại mất tích từ 1946 tại Bắc Việt. Ngoài việc tận hiến đấu tranh cho một Việt Nam tự do và độc lập trong tinh thần và lập trường Quốc Gia, hai ông cũng là nhân chứng quan trọng và sống sót qua những đợt tiễu trừ đẫm máu các đảng viên Quốc Gia kháng Pháp đầu thập niên 1940's như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tân Việt cách Mạng Đảng v.v... Chiến dịch thanh toán đối thủ chính trị, giết người không gớm tay này do Việt Minh -dưới bàn tay sát nhân như đồ tể của 2 tên tội đồ Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp ra tay, cho tới nay vẫn là một sự thật tàn nhẫn còn ít được nhiều lớp người hậu sinh biết tới.
+ Nguyễn Mạnh Côn [1920-1979] [7]
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn sinh quán tại Hải Dương, ngụ cư ở Hà Nội. Thiếu thời, ông học ở Hà Nội. Ông có khiếu viết báo và văn chương từ rất sớm. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, 1945 với báo Thống Nhất. Có nguồn tin nói rằng năm 1942-1943, ông từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm nhân viên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (sau còn gọi là Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, làm việc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Thời gian này, ông viết nhiều sách, truyện, cộng tác với các báo ở Saigon như: Tạp Chí Bách Khoa, Văn, Nhật báo Tia Sáng, Tin Mai...và là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tạp Chí Chỉ Đạo (1956-1961), một tuần san của Quân Đội miền Nam, Chủ Bút báo Văn Hữu...
Ông đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1957 và vào năm 1975, ông được mời vào Hội Ðồng Giám Khảo Văn Chương Toàn Quốc
Với bút danh Nguyễn Kiên Trung, Ông còn viết tác phẩm quý "Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử" (Saigon 1958) là tác phẩm cùng với "Việt Minh Ngươi Đi Đâu" vạch trần những gian ác của chế độ cộng sản Bắc Việt ngay sau Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Những sáng tác của Ông thuở đầu -sau di cư vào Nam 1954- phần nhiều là về chính trị sử quan và cuộc tương tranh quốc-cộng Việt Nam sau 1954 như Hồi Ký ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ (1958), Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965), Hòa Bình... Nghĩ Gì... Làm Gì (1969); nhưng về sau ngày càng thiên nhiều về các dự tri và lý thuyết khoa học mà truyện ngắn GIẤC MƠ CỦA ĐÁ -1966- là một thành công khá tiếng tăm của ông, truyện đoạt Giải thưởng Tổng Thống VNCH 1973.
Ông cũng là người dự báo trước trên văn đàn miền Nam về những ảnh hưởng và triển vọng của ngành Information do Mỹ khơi mào vào đầu thập niên 1960 mà lúc ấy còn quá mới mẻ (IT, tức Information Technology ngày nay) với đại chúng (bài "Khí Thiêng Khi Đã Về Trần" viết nhân cái chết của Hồ chí Minh ngày 2 tháng 9 / 1969, đăng trên Tạp chí Bách Khoa số 305). Ông còn nhiều sáng tác dưới dạng truyện, tiểu thuyết nhưng qua đó cốt mượn cớ nhằm diễn bày quan điểm về Lịch Sử ví dụ Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn -1960-, những Lý Thuyết hoặc Dự Thuyết của ông về Khoa Học (nhất là ảnh hưởng của Thuyết Tương Đối của Einstein) như Mối Tình Màu Hoa Đào (1967), về mối tương quan mật thiết và khoa học giữa Tình Dục với Tình Yêu và sự kết hợp Nam Nữ trong giòng thân phận con người như Tình Cao Thượng (1968), Yêu Anh Vượt Chết (1969).
Ngoài ra ông còn viết rất nhiều bài tiểu luận về đủ mọi loại đề tài Văn Nghệ rất có giá trị khác đăng rải rác trên các tờ báo, tạp chí đứng đắn và có nhiều độc giả nhất của miền Nam trước 1975 ... tiếc là nay các tạp chí đó đã bị thất lạc khá nhiều.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, cùng với những nhà văn - thơ tài danh khác của miền Nam như nhà văn Hồ Hữu Tường, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn đình Toàn, Duyên Anh, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Trần Dạ Từ, Thanh Tâm Tuyền, Nhạc sĩ Vũ Thành An, Trường Sa v.v..., Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản miền Bắc -vừa mới thắng trận- cầm tù trong trại tập trung cải tạo, các vị nhân sĩ nhân tài này của đất nước đã trở thành người tù không án không tiền khoáng hậu trong Sử Việt cận đại...
Nguyễn Mạnh Côn qua đời ngày 1 tháng 6 năm 1979 trong trại tù Xuyên Mộc, Bà Rịa, trước ngày từ trần của nhà văn Hồ Hữu Tường chỉ vài tháng.
Ngày nay, nhìn lại thảm cảnh đất nước suy vi trầm trọng về văn hóa văn nghệ và học vấn trên mọi mặt, chúng ta không khỏi tiếc nhớ tiếc thương và tiếc hận một thảm họa tận diệt nhân sĩ nhân tài đã xảy ra cách đây ngót 4 chục năm, và cũng bởi khởi từ cái NHÂN đó, việc xứ sở ngày hôm nay phải nhận chịu trả QUẢ khốc hại như thế là điều tất yếu.
+ Phan Nhật Nam [8]
==> Preview & Download
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc Part I [> 100]
Gồm chọn lọc các văn kiện, tài liệu biên khảo, hồi ký, Chính trị, Sử Địa, Xã hội, Văn hóa, Tôn giáo, Triết học ... của các tác giả có uy tín và khả kính của miền Nam quốc gia, các tác phẩm có ích với nhiều giới độc giả tìm hiểu lịch sử nước nhà, truy tìm nguồn gốc sản sinh ra của cộng sản thế giới nói chung, cộng sản Bắc Việt nói riêng, nguyên nhân cuộc chiến Quốc - Cộng 1954 - 1975, cũng như tiếp cận được một cách minh nhiên nền văn hóa - giáo dục Nhân Bản, Tự Do và Khai Phóng của VNCH.
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc - Part II [> 100]
+ Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân
by Nhóm Giáo Sư Sư Phạm - Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân NXB Trẻ, Saigon 1971 [9]
+ Võ Phiến [1925-2015] [2]
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, quê quán Bình Định, là nhà văn có tầm hoạt động rộng cũng như sáng tác sung mãn tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều bài phê bình tiểu luận. Có bút danh khác là Tràng Thiên khi viết bình luận hoặc điểm tin thời sự-chính trị tên tạp chí Bách Khoa.
Tác phẩm đầu tay Mưa Đêm Cuối Năm (1958, Sài Gòn). Ông làm việc và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...
Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới.
Black April 1975, ông tị nạn tại Los Angeles, Hoa Kỳ, tiếp tục xây đắp cho nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, Chủ nhiệm tập san Văn Học Nghệ thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986. Tác phẩm công phu và vô cùng hữu ích cho Văn Học Sử Việt Nam viết ở hải ngoại thập niên 1980's là bộ "Văn Học Miền Nam Tổng Quan" gồm 7 tập, hơn 2200 trang có thể được xem như một pho "toàn thư" cho độc giả muốn tra cứu tổng thể lẫn chi tiết vì nó cung cấp một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về Văn Học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Võ Phiến qua đời ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, thọ 90 tuổi.
+ Võ Văn Ái [2]
Võ Văn Ái còn có bút hiệu là Thi Vũ, sinh 1938, là thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà đấu tranh cho Nhân quyền và Phật giáo Việt Nam. Ông còn là một sử gia với những nghiên cứu về đạo Phật và Sử Việt. Cư ngụ ở Pháp quốc từ thập niên 1960's. Đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại. Thập niên 1990's, ông lập Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, báo Quê Mẹ và là Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN khi hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang [đệ tứ Tăng Thống] và Thích Quảng Độ bị chế độ cộng sản Hanoi cầm tù. Hai tổ chức thuộc cơ sở Quê Mẹ là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển (lập cuối thập niên 1970's).
Tác phẩm tiêu biểu:
"Nguyễn Trãi: Sinh thức và Hành động", Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris, (1981)
“Luận Chiến Nước Ngoài" - Đi Tới Tận Cùng Sự Hoá Giải Dân tộc" (Quê Mẹ 1991)
"Người Trí Thức Hành Động và Dẫn Đường" (Quê Mẹ 2010)
+ Vũ Tài Lục [1930-2016] [4: 2 physical books, 2 Text books]
Người ta biết rất ít về hành trạng của Học giả Vũ Tài Lục [1930-2016]. Ông ít nói, ít giao thiệp, sống tại căn nhà nhỏ đầy sách vở tài liệu tươm tất, ngăn nắp trong khu Bắc Hải (tức Cư xá Sĩ quan Chí Hòa Saigon). Hình ảnh này cũng lặp lại ở nhà ông ở thành phố Huntington Beach sau black April 1975.
Đọc tác phẩm của ông đã xuất bản tại Saigon trước 1975, ta có thể thấy ông là một nhà Chính-trị-học uyên thâm, tri thời.
Có một thời ông điều hành nhật báo Lập Trường vào đầu thập niên 1970 với vai trò chủ nhiệm, nhà báo Nguyễn Mạnh Cường là Tổng thư ký.
Qua nội dung những biên khảo chuyên môn và công phu của ông, độc giả sẽ thấy ông là người giàu kiến thức, đọc nhiều hiểu rộng ở nhiều lãnh vực khác nhau trong đó điểm ưu nhất là lãnh vực chính trị. Nhờ đó, người ta chỉ cần đọc 1 sách của Vũ Tài Lục mà như đã thâu tóm được cả chục cuốn sách khác, nói cách khác, ông đã đọc dùm chúng ta và trình bày lại bằng cái lãm thức uyên thâm và độc đáo của riêng ông.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thủ Đoạn Chính Trị” (1970); “Thân Phận Trí Thức” (1970); “Những Khuôn Mặt Tài Phiệt” (1974), Quốc Tế Chính Trị” (1966); “Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt” (1974); Mưu Kế Chính Trị (1974)
+ Các Tạp Chí Lẻ [11]
Gồm vài số Thời Tập, Hiện Đại, Khởi Hành, Hương Xa, Tiếng Nói, Nghiên cứu Văn học ...
+ Tạp Chí BÁCH KHOA [trọn bộ 426 số]
BÁCH KHOA là Tạp Chí bán nguyệt san. Chủ Nhiệm Sáng Lập: ông Huỳnh Văn Lang, cũng là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Bách Khoa từ số ra mắt cho đến cuộc đảo chánh 1963 chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa. Thư ký Toà soạn: Lê Ngộ Châu.
Toà soạn: 160 Phan Đình Phùng, Saigon
Số 1 ra ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975. Cả thảy 426 số trong 18 năm hoạt động, chứa một khối lượng kiến thức quý giá đồ sộ.
BÁCH KHOA là “diễn đàn chung của tất cả những ai tha thiết đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kể từ số 01 ra mắt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và những số kế tiếp, các bài nòng cốt là của các cây bút “chủ lực” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Minh Tuynh, Nguiễn-Ngu-Í... Các cây bút có tên tuổi dần dần tham gia ngày một đông : Nguyễn Hiến Lê xuất hiện vào số 4, Mặc Thu, Vi Huyền Đắc số 5, Võ Phiến số 7, Bùi Giáng số 8...
Nhà văn Võ Phiến, người đã gắn bó với Bách Khoa suốt 18 năm, với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp luận, ngoài ra ngày càng viết nhiều mục như Thời sự Văn nghệ, Thời sự Chính trị... với các bút hiệu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thủy. Ông tuy không phải là người làm việc trực tiếp trong tòa soạn Bách Khoa nhưng có thể coi như là người quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo.
Tên gọi của Bách Khoa cũng qua những năm tháng thăng trầm. Chúng ta vẫn gọi chung tờ báo là Bách Khoa từ số đầu đến số cuối, nhưng tùy theo thời mà tên báo có những biệt danh đi kèm. Đây là những cái mốc cho những biến thiên ấy:
BÁCH KHOA: Số 1 (ngày 15-1-1957) đến số 193-194 (15-1-1965)
BÁCH KHOA THỜI ĐẠI: số 195 (15-2-1965) đến số 312 (1-1-1970)
trở lại tên BÁCH KHOA: số 313-314 (Xuân Canh Tuất) (15/1 và 1/2/1970) đến số 377 (15-9-1972)
ĐẶC SAN BÁCH KHOA: số 378 (1-10-1972) - đến số 379 (15-10-1972)
GIAI PHẨM BÁCH KHOA: số 380 (1-11-1972) đến số chót 426 (19-4-1975)
==> Issuu Preview for sample:
==> Download trọn bộ 426 số posted by: Nam Kỳ Lục Tỉnh (là diễn đàn của các nhà biên khảo và sáng tác ...Nhóm chủ trương: Lâm Văn Bé, Nguyễn Văn Sâm, Trần Quang Minh, Nguyễn Vy Khanh và Nguyễn Tuấn Khanh)
+ Tạp Chí Đại Học [39]
Tạp Chí Đại Học là tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế VNCH thành lập tháng 2 / 1958. Hoạt động từ 1958 đến 1964
==> Preview & Download trọn bộ 40 số (bị thiếu 1 số)
+ Tạp Chí Hiện Đại [9]
Hiện Đại là Tạp chí (nguyệt san) biên khảo, sáng tác, văn nghệ. Chủ trương: Nguyên Sa. Chủ bút: Thanh Nam. Trị sự: Phạm Thái Thủy. Tòa soạn: 16 Trương Công Định, Saigon. Số đầu tiên (số 1) phát hành tháng 4 - 1960 Số cuối cùng (số 9) tháng 12 - 1960.
==> Preview & Download (9 số)
+ Tạp Chí MAI [13]
MAI là bán nguyệt san tạp chí xây-dựng xã-hội văn-nghệ
Chủ nhiệm: Hoàng Minh Tuynh. Giám đốc chính trị: Huỳnh Văn Lang. Tòa soạn 80 Hồng Thập Tự Sài Gòn.
Bán nguyệt san MAI hiện diện trong 6 năm từ 1960 đến 1966.
Từ tháng 7-1962 đến tháng 11- 1966, Mai bắt đầu đánh số trở lại, gọi là Mai bộ mới. Chủ nhiệm vẫn là Hoàng Minh Tuynh.
Khổ của tạp chí khoảng phân nửa tờ báo nhật trình, dày 40 trang, có một số trang quảng cáo.
Chỉ bắt đầu từ tháng 12-1964, khổ giấy được đổi lại nhỏ hơn như khổ của tạp chí Văn, và cũng được đánh số trở lại. ..
Số 16-17 phát hành ngày 1-8-1966 là số cuối cùng
==> Preview & Download [13]
+ Tạp Chí NGHỆ THUẬT [57]
Nghệ Thuật là tờ tuần báo ra ngày thứ Bảy tại miền Nam quốc gia (VNCH).
Tòa soạn & Trị sự: 233 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Mai Thảo
Tổng Thư Ký Tòa soạn: Thanh Nam
Trị sự, Quản lý: Từ Ngọc Toàn
số 1 phát hành ngày 1 tháng 10, 1965. Số 57 phát hành ngày 25 tháng 11, 1966
Duy trì hơn 1 năm, 57 số
==> Preview & Download (trọn bộ 57 số)
+ Tạp Chí Phổ Thông [15]
by Nguyễn Vỹ
Tờ Phổ Thông của Nguyễn Vỹ là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa và Kiến thức Phổ thông, xuất bản lần đầu năm 1952. Toà soạn tại Đà Lạt. Đến số 8 thì dừng.
Tục bản tháng 11 năm 1958 với dạng Bán Nguyệt san, Toà soạn tại 227 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn. Báo vẫn tiếp tục đến 1974 ngay cả khi Nguyễn Vỹ đã qua đời năm 1971 vì tai nạn xe cộ trên đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn. Không rõ số cuối cùng là số mấy, chỉ biết -theo nhà văn Viên Linh- Tạp chí Phổ Thông "khá trường cửu, sống tới hơn 20 năm, khoảng hơn hai trăm số báo"
Cũng theo nhà văn Viên Linh: "Nguyễn Vỹ là một tên tuổi lớn từ thời tiền chiến, cần phải viết về ông trong một bài riêng, bài này chính yếu là về khu báo chí nói chung. Báo Phổ Thông những năm 1959, 1960 cũng là tờ báo duy nhất (hay đặc biệt) mời được sự cộng tác của những tên tuổi lớp trước, mà đa số các báo khác không mời được: có thể kể đó là Thiếu Sơn, Tế Xuyên, Vi Huyền Đắc…"
==> Preview & Download (15 số)
+ Tạp Chí Sáng Tạo [37]
Sáng Tạo là Nguyệt san Tạp chí văn nghệ.
Chủ trương - Biên tập: Mai Thảo
Tòa soạn và Trị sự: 133B Ký Con, Saigon I
Gồm những cây bút nổi bật: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn ...
Đợt 1, còn gọi là “bộ cũ” có cả thảy 31 số.
Số đầu tiên ra tháng 10 – 1956, số cuối ra tháng 9 – 1959
Đợt 2 còn gọi là “bộ mới” có cả thảy 7 số
Số đầu tiên ra tháng 7 - 1960 Số cuối cùng tháng 9 – 1961
==> Preview & Download (37 số)
+ Tạp Chí TƯ TƯỞNG [46]
Tạp chí TƯ TƯỞNG, Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh, là Tạp chí Nghiên cứu, Biên khảo các chủ đề Triết học, Văn chương, Giáo dục và Học thuật.
Tòa soạn: 222 Trương Minh Giảng, Saigon 3
bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 (cả thảy 49 số)
do Hòa thượng Thích Minh Châu [1918-2012] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ngoài các thầy Thích Đức Nhuận [1897 – 1993], Thích Tuệ Sỹ, Thích Quảng Độ, ban Biên tập bài vở còn gồm nhiều vị cộng tác là những giáo sư danh tiếng là Giảng sư tại Vạn Hạnh (và nhiều Đại Học khác tại Saigon) như: các Giáo sư Nguyễn Đăng Thục [1909-1999], Phạm Công Thiện [Thích Nguyên Tánh - 1941-2011], Ngô Trọng Anh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định [1915-1997], Thạch Trung Giả, Tôn Thất Thiện [1924-2014], Doãn Quốc Sỹ, Lê Mạnh Thát và nhiều Giáo sư, Học giả khác.
==> Preview & Download (45 số và 1 Tổng Thư Mục)
+ Tạp Chí VĂN [40]
VĂN là Tạp Chí (bán nguyệt san) Văn chương, Sáng tác, Phê bình, Tư tưởng & Nghệ thuật. Sáng lập và Chủ nhiệm: ông Nguyễn Đình Vượng [1912-1974]. Thư ký Tòa soạn: ông Trần Phong Giao [1932-2005]. Tòa soạn & trị sự: 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Số đầu tiên có Title là "Tuyển tập Thơ Văn" phát hành ngày 01/01/1964.
Văn đến số 210 (ngày 15/9/1972) thì không còn là "Tạp Chí" đánh số thứ tự nữa mà chuyển sang dạng Giai Phẩm.
Số đầu tiên dưới tên “Giai Phẩm VĂN” phát hành ngày 28/09/1972 (không có Title)
Giai Phẩm VĂN số 57 ngày 26/3/1975 [mang Title "Văn học và Nghệ thuật Việt Nam ở Hải ngoại"] là số cuối cùng.
Trong 11 năm hoạt động, Văn (bán nguyệt san) + Văn (giai phẩm) gồm cả thảy: 210 + 57 = 267 số.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí VẤN ĐỀ [52]
Vấn Ðề là Nguyệt san Tạp chí (ra hàng tháng) chuyên về chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, văn học, nghệ thuật. Chủ nhiệm sáng lập: Vũ Công Trực, Chủ biên: Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo. Thư ký Tòa soạn: Thanh Tâm Tuyền. Ðến số 7, họa sĩ Duy Thanh thay Thanh Tâm Tuyền, và đến số 11, Mai Thảo thay Duy Thanh.
Tòa soạn: 129 Lê Văn Duyệt, Saigon I, về sau dời về 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I.
Hoạt động 5 năm, được cả thảy 56 số báo.
Số đầu tiên: tháng 4 – 1967
Số cuối cùng là số 56, phát hành tháng 3-1972
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học [15]
Văn Học là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa Xã hội Nghệ thuật và Diễn đàn Sinh viên Việt Nam Tự do.
Chủ trương: Phan Kim Thịnh. Chủ bút: Dương Thứ Lang. Thư ký Tòa soạn: cô Nguyễn Phương Khanh. Tòa soạn: 61 Lê Văn Duyệt, Saigon I
Văn Học số đầu tiên #1 ngày 1-11-1962 đến #72 ngày 1-5-1967. Từ #73 ngày 1-6-1967 đến #86 ngày 1-1-1969.
Tất cả từ #1 đến #86 chuyên về văn hoá, chính trị, xã hội và giới thiệu những sáng tác mới trong hoàn cảnh đương thời.
Từ #87 ngày 1-3-1969 Văn Học chuyển sang Chủ Đề chuyên về văn học dân gian, văn học bình dân, văn học quốc tế và giới thiệu, nhận định & phê bình văn thi sĩ tiền chiến và hiện đại trong và ngoài nước.
Trải trong 13 năm từ 1962 đến 1975 với Số đầu tiên ngày 1-11-1962 và Số cuối cùng ngày 26-3-1975, Văn Học có cả thảy 203 số, gồm 86 số Tạp chí và 117 số Chủ đề.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật (Hải Ngoại từ 1978-2008)
[trọn bộ 257 số]
Văn Học Nghệ Thuật là tờ nguyệt san văn nghệ đầu tiên của người Việt tị nạn ở hải ngoại. Chủ nhiệm sáng lập: nhà văn Võ Phiến [1925-2015], Chủ bút: nhà văn Lê Tất Điều; số ra mắt tháng 4 năm 1978 được 13 số thì đình bản. Tháng 5 / 1985 tục bản được 7 số rồi tạm ngưng.
Đến tháng 2 năm 1986, tục bản với tên đổi lại thành Văn Học, Chủ bút: nhà văn Nguyễn Mộng Giác và số cuối cùng là số 236 ra tháng 3 & 4 năm 2008. Cả thảy 257 số.
==> Google Drive Preview for sample (and downloadable PDF file):
Xem trước hình bìa tất cả các số tại: https://issuu.com/kesach
Download trọn bộ 257 số, posted by Nam Kỳ Lục Tỉnh:
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ cũ (1978-1979): 13 số (đánh số từ Số 1 đến Số 13)
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ mới (1985): 7 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 7)
>> Văn-Học (1986-2008): 236 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 236)
+ Tạp Chí Văn Nghệ [10]
Văn Nghệ là (nguyệt san) tạp chí tranh đấu văn học - nghệ thuật mới.
Chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong
Thư Ký Tòa soạn: Ngọc Dũng
Trị sự: Phí Ích Nghiễm (tức Dương Nghiễm Mậu)
Tòa soạn và Trị sự: 554 Trương Minh Giảng, Saigon
Số đầu tiên ngày 01 tháng 02 - 1961
Số cuối cùng (số 24) tháng 6 & 7 - 1963
Cả thảy được 24 số
Từ số 1 (tháng 2-1961) đến số 24 (tháng 6 & 7-1963) được xem là Bộ cũ.
Sau số 24, tạp chí Văn Nghệ tạm ngưng trong 4 tháng, và tiếp tục trở lại, gọi là Bộ mới. Bộ mới chỉ ra được có 2 số. Số 1 Bộ mới tháng 11-1963, tức số 25, và Số 2 Bộ mới tháng 12-1963, tức số 26. Sau đó tạp chí đóng cửa vĩnh viễn. Không rõ nguyên do.
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Á Châu [9]
Văn hóa Á Châu là Nguyệt san Tạp chí, là cơ quan Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn hóa Á Châu
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Nguyễn Đăng Thục
Tòa soạn: 201 Lê Văn Duyệt, Saigon
Số đầu tiên ra tháng 4 - 1958, số cuối cùng năm 1966
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Nguyệt san [22]
Văn hóa Nguyệt san (VHNS) do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, từ 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, từ 1955-1975) chủ trương. VHNS có hai bộ, “bộ cũ” (từ tháng 5/1952 đến 1954) và “bộ mới” (từ tháng 4/1955 đến 1974).
Bộ cũ ra số đầu tháng 5/1952, số cuối tháng 7/1954, cả thảy 18 số, in tại Hà Nội.
Bộ mới (1955-1974) xuất bản tại Saigon, ra số đầu tháng 3/1955, số cuối năm 1974. Chủ nhiệm ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962. Tòa soạn: 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 Nguyễn Trung Trực, Saigon. Từ năm 1968 đổi thành Văn hóa Tập san.
Nếu tính cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 số. [nguồn: http://tuancuonghn.blogspot.com/2011/03/gioi-thieu-tap-chi-van-hoa-nguyet-san.html]
==> Preview & Download
+ Tập san SỬ ĐỊA [23]
Tập san SỬ ĐỊA là tam cá nguyệt san, chuyên Sưu tầm, Khảo cứu & Giáo khoa Sử Việt Nam và Thế giới
by Nhóm Giáo Sư, Sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, chủ trương và thực hiện.
Tòa soạn: 221 Cộng Hòa, Saigon
Ban Chủ biên: Nguyễn thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Văn Sơn, Thái Việt Điểu, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Quách Thanh Tâm, Trần Đăng Đại, Phạm Đình Tiếu, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Long Điền, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thái An, Trần Quốc Giám, Lan Đài, Nguyễn Sao Mai.
Ban Trị sự: Nguyễn Nhã, Nguyễn Nhựt Tấn, Nguyễn Ngọc Trác, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm thị Bắc Hà, Huỳnh thị Kim Cúc, Phạm thị Kim Cúc.
Trọn bộ Tập san Sử Địa gồm 29 số, từ Số 1 [tháng 1, 2 năm 1966] cho đến Số 29 [tháng 3 năm 1975]
Sách được nhà sách Khai Trí (62 Đại lộ Lê Lợi Saigon) bảo trợ in ấn và phát hành
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn Hóa Ngày Nay [11]
do Nhà văn Nhất Linh chủ trương; Tòa soạn 42 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn. Thuần túy văn chương. Số đầu tiên phát hành ngày 17.6.1958, ra được 11 số, số cuối cùng phát hành 16.5.1959. Mỗi tập dày chừng 130 trang đến 150 trang.
==> Preview & Download
+ Tap chí Ý THỨC [6]
Ý Thức là Tạp chí Bán Nguyệt San Văn học Nghệ thuật
Chủ nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Thị Yến
Tổng Thư Ký: Nguyên Minh
Quản lý: Nguyễn Thị Dung
Tòa soạn: 666 Phan Thanh Giản, Saigon
Số đầu tiên ra ngày 01-10-1970
Được 2 năm báo phải đình bản vì thiếu nhân sự điều hành
Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản (1972)
==> Preview & Download
Do nhiều Học giả, Giáo sư Trung học cũng như Đại học biên soạn cho sinh viên học sinh.
Tất cả, từ Giáo sư biên soạn cho đến nhà xuất bản, nhà sách là hoàn toàn của tư nhân, không hề có sự xen vào can thiệp của chính quyền đương thời, vì thế giá trị biên khảo công phu về nội dung là hoàn toàn khách quan, đa chiều trong một nền Tự do Ngôn luận và Tự do Tư tưởng của miền Nam quốc gia VNCH; về hình thức trình bày cũng như in ấn xuất bản là hoàn toàn tùy thuộc vào tài nghệ của họa sĩ và nhà xuất bản trình bày mỹ thuật, đẹp mắt trong bầu khí cạnh tranh tự do và lành mạnh. Sinh viên học sinh, và độc giả nói chung mới là người có thẩm quyền xác định giá trị của những ấn bản đó qua việc tùy nghi lựa chọn sách vở tài liệu nào phù hợp với ý kiến của họ. Tóm lại, tác giả nào, ấn bản nào được số đông bạn đọc đánh giá cao và ưa chuộng [được chọn mua, sách được tái bản nhiều lần và được tiêu thụ số lượng lớn] là yếu tố quyết định giá trị vững bền của tác phẩm đã xuất bản.
Dù mang danh là Sách Giáo Khoa nhưng đây đúng là những tác phẩm, tài liệu vốn đã trung thực, giá trị mấy chục năm xưa nay lại càng quý giá hơn sau hơn 40 năm tàn phá văn hóa văn phong của xứ sở qua bàn tay máu của tập đoàn cộng sản Ba đình Hanoi.
Sưu tập, tuyển chọn và reform by Le Tung Chau
==> Preview & Download [25]
Tuy mang chung một tên "Tiểu Thuyết" nhưng tại mục này sẽ gồm có Tiểu Thuyết, Tùy Bút, và các sáng tác, ấn phẩm Văn Học Nghệ Thuật khác ... Downloadable link được kèm theo từng tựa sách (hyperlink).
==> Preview & Download [> 100]
Trong hai mươi năm Văn học Nghệ thuật ở miền Nam tự do, lĩnh vực sáng tác ca khúc nhạc [musical Song] đã để lại một sự nghiệp di sản đồ sộ và tạo nên một dấu ấn kỳ diệu, vượt qua mọi quy luật tàn phá nghiệt ngã của Thời Gian vốn dĩ vẫn làm chìm vào lãng quên mê mờ mọi thứ... Sự kỳ diệu ấy cứ theo dòng ngày tháng trôi đi sau Quốc nạn black April 1975 lại càng thêm tỏ rõ. Lượng nhạc sĩ và sáng tác của chư vị trong hai mươi năm nội chiến tương tàn nay vẫn hàng ngày hiện diện, vang lên nơi hè đường, góc phố, nơi làng mạc thôn quê hay nơi thị thành quán xá và không ngừng vang vọng trong từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam.
Người Việt sau chiến tranh đã không còn phân biệt Bắc-Nam, rất dễ gặp nhau đồng quy đồng thuận với nhau về lẽ Chánh-Tà, Quốc-Cộng ... là nhờ phần lớn ở Giá trị Tinh thần mà hàng ngàn ca khúc Việt VNCH thời hai mươi năm đó, trong khi miền Bắc cộng sản hoàn toàn không có được lấy một bản nhạc nào như thế, thật là một bức tranh tương phản rõ nét và là một thất bại thảm hại của một tập đoàn vô thần phi nhân: Thời gian là Quan Tòa công minh nhất. Số đông đồng thuận chính là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại và chắc nịch khẳng định Giá trị của Sáng tạo Nghệ thuật chỉ có được nơi một miền đất TỰ DO, cũng chính là một khẳng định Lịch sử mà trang Sử Việt giờ đây như được viết bởi hàng triệu người dưới một lề lối khác, với một cách ghi nhận khác với khái niệm viết Sử chính thức thông thường.
Trong post này, tôi cố gắng sưu tầm và tinh chỉnh lại các tài liệu nhạc lý, các Tuyển Tập Nhạc [musical song collection] thời hai mươi năm miền Nam đó của các nhạc sĩ, tức là một phần nhỏ của di sản đồ sộ ấy mà thôi. Phần lớn các ca khúc nhạc miền Nam đều được xuất bản dưới dạng nhạc bản, nhạc tờ [music sheet] mà bạn có thể tham khảo hàng ngàn music sheet ấy đã được phục hồi dưới dạng printable scanning version đang được lưu tồn tại đây.
Post này sẽ còn được update dần...
==> Preview & Download
đang updating ...
Với tâm niệm "Tri thức là Sức mạnh", tôi làm trang Blog này thành như một Thư Viện nhỏ, trong phạm vi cố gắng của một cá nhân có thể, để phục hồi và phổ biến rộng rãi các sách vở tài liệu quý, chọn lọc của Miền Nam Quốc Gia, vốn đã bị chế độ cộng sản Hanoi run sợ và căm thù phá đốt tận diệt ngay sau black April 1975, mà nếu nay chúng ta ươn lười không hồi phục lại, hoặc hồi phục được mà ôm "của quý" khư khư một mình ... thì cũng chẳng khác nào chúng ta một lần nữa tiếp tay với bầy quỷ đỏ nhấn chìm luôn một nền văn minh huy hoàng của VNCH trong 20 năm chiến tranh Quốc - Cộng mà bao lớp người tri thức của miền Nam đã viết nên bằng tim óc.
Ngoài mục đích chính là giúp người đọc (nhất là giới trẻ sanh sau 1975) tìm hiểu về Quốc-Cộng một cách chính đáng và thấu đáo, những cuốn sách ở đây còn có ích cho tầm hiểu biết nhận thức của mọi tầng lớp người tranh đấu trong hiện thời cũng như mai sau, cho một Việt Nam Tự do, Nhân bản, không còn bóng dáng của độc tài phi nhân vô thần nữa.
Ngoài những sách vở tài liệu của riêng tôi sưu tập được trong bao nhiêu năm, tôi còn góp nhặt và tìm được từ nhiều nguồn hiện có hoặc đã mất trên Cyberspace rồi bỏ công phục hồi tinh chỉnh lại cho thật rõ để bạn đọc vừa có thể đọc trước (online previewing) vừa có thể download PDF book về và in ra khổ lớn tùy ý. Trừ một vài sách đánh máy lại và đã đăng dạng Text rải rác từ chục năm qua tại Blog này, tất cả sách trong lần Tổng Cập Nhật này đều có kèm PDF downloadable link ngay bên dưới mỗi cuốn và bạn đọc dễ dàng click vào link để download cũng như chia xẻ cho nhiều bạn khác cùng biết.
Nếu có downloadable link nào bị hỏng, xin báo cho tôi biết bằng comment bên dưới mỗi Post có link hỏng.
Nếu bạn nào có sách (dạng scanning) mà không biết làm hoặc không có thì giờ làm, xin vui lòng gởi cho tôi qua email: letungchau@protonmail.com để làm giàu thêm cho Thư Viện công này. Đa tạ.
Phần xem trước (online previewing), tôi dùng Issuu Viewer (vì load trang nhanh hơn Google Drive Preview). Phần Download, đa số tôi dùng Mediafire Storage Cloud (vì cho phép bạn đọc download nhanh hơn Google Drive), và một ít còn lại, tôi dùng Google Drive.
Mỗi tác giả hoặc sách, báo, tôi đều có tóm tắt Mô tả (description) kèm với Thông tin (Infos) liên quan chính xác ngắn gọn đầy đủ ... để bạn đọc dễ hình dung được hành trạng của tác giả hoặc dễ xếp loại được sách đó thuộc chủ đề nào, sách xuất bản năm nào, ở đâu v.v... để tra cứu theo ý bạn cần.
Các đề mục dưới đây được sắp xếp theo thứ tự Alphabet để giúp dễ dò tìm
SÁCH BIÊN KHẢO
(theo từng tác giả & chủ đề lớn)+ Cuộc Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963 [7]
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày xảy ra Cuộc Đảo Chính tại Nam Việt Nam lật đổ Chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự hậu thuẫn ngầm của Hoa Kỳ. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11 - 1963, vốn là 2 cái chết còn nhiều bí ẩn và có lẽ sẽ mãi mãi không có lời giải thật.
Cuộc đảo chính này còn được gọi là Cách Mạng 1 tháng 11 - 1963.
Ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị Cộng Hòa.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Đoàn Thêm (1915-2005) [11]
Đoàn Thêm là công chức cao cấp VNCH, chức vụ tương đương với Đổng lý văn phòng, trực thuộc các phủ Thủ Hiến, phủ Thủ Tướng và Tổng Thống phủ từ thời tiền chiến đến thời Đệ nhị Công Hòa.
Với thái độ bình tĩnh và thanh thản ông đã làm một công trình bền bỉ dài ngày và độc đáo bằng cách ghi chép lại từng sự kiện lịch sử ngay từ năm 1945 mãi đến 1975, một công việc giá trị "trả lại cho lịch sử cái gì của lịch sử". Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta mới có được những Sử liệu trung thực và quý giá, chính xác ngắn gọn ... mà không ai có thể bóp méo xuyên tạc được.
Loại Niên ký và Ký Sự cùng một tác giả:
- Hai Mươi Năm Qua (1945 - 1964) Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1966
- Việc Từng Ngày 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 - Nam Chi Tùng Thư Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai, Saigon.
- Những Ngày Chưa Quên (1939 - 1954) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1964.
- Những Ngày Chưa Quên (1954 - 1963) Nam Chi và Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai 1967.
- Lược Khảo về Chính Đảng, Phạm Quang Khai 1967.
- Những Ngày Muốn Quên, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1992
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Hồ Hữu Tường (1910-1980) [5]
Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời "thất bại" trong việc "chống lại định mệnh", cho đến phút chót vẫn muốn "cưỡng lại số trời" mà không được. [by Thụy Khuê]
Sau black April 1975, ông (cùng với văn hào Nguyễn Mạnh Côn) bị cộng sản Bắc Việt bắt giam tù "cải tạo" ở Xuyên Lộc (Bà Rịa) và bị trả thù, bỏ mặc trong thiếu đói bệnh tật. Khi ông bệnh nặng sắp mất, Việt cộng cho thân nhân mang ông về nhà và chỉ vài ngày sau ông từ trần (1980)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Kim Định [1915-1997] [15]
Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh 1915 tại Nam Ðịnh, Bắc Việt. Tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand. Dạy Triết Tây tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-1946 Tác phẩm đầu tiên (đã bị thất lạc): “Duy Vật và Duy Thực”. Năm 1947, du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo.
Về nước 1958, dạy Triết tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh.
1961-1975: Giáo Sư Triết Ðông tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang.
Ông đã trước tác 19 tác phẩm Triết Học trình bày một tư tưởng Dẫn Ðạo Việt Tộc có tên chung là ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’. Tiếc thay miền Nam rơi vào tay cộng sản vào black April 1975 cho nên hoài bão của ông dang dở. Học trò đã đưa ông sang tị nạn ở miền đất tự do khi biến cố black April 1975 và ông vẫn miệt mài tiếp tục nghiên cứu và viết sách. Ông tạ thế 1997, để lại cho đời 32 tác phẩm Triết An Vi đau đáu với Hồn Nước và Tiền Ðồ Dân Tộc Việt.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Nghiêm Xuân Hồng [1920-2000] [6]
Giáo Sư, Học Giả, Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tại Hà Ðông, Bắc Việt. Ông cùng với người bạn thân và cũng là đồng chí là Đại sứ Bùi Diễm -Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ 1967-1971- là hai trong những truyền nhân trọng yếu của lãnh tụ đảng Đại Việt, ông Trương Tử Anh [1914-1946] vốn đã bị Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp sát hại mất tích từ 1946 tại Bắc Việt. Ngoài việc tận hiến đấu tranh cho một Việt Nam tự do và độc lập trong tinh thần và lập trường Quốc Gia, hai ông cũng là nhân chứng quan trọng và sống sót qua những đợt tiễu trừ đẫm máu các đảng viên Quốc Gia kháng Pháp đầu thập niên 1940's như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tân Việt cách Mạng Đảng v.v... Chiến dịch thanh toán đối thủ chính trị, giết người không gớm tay này do Việt Minh -dưới bàn tay sát nhân như đồ tể của 2 tên tội đồ Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp ra tay, cho tới nay vẫn là một sự thật tàn nhẫn còn ít được nhiều lớp người hậu sinh biết tới.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Nguyễn Mạnh Côn [1920-1979] [7]
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn sinh quán tại Hải Dương, ngụ cư ở Hà Nội. Thiếu thời, ông học ở Hà Nội. Ông có khiếu viết báo và văn chương từ rất sớm. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, 1945 với báo Thống Nhất. Có nguồn tin nói rằng năm 1942-1943, ông từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm nhân viên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (sau còn gọi là Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Lục quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, làm việc ở Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Thời gian này, ông viết nhiều sách, truyện, cộng tác với các báo ở Saigon như: Tạp Chí Bách Khoa, Văn, Nhật báo Tia Sáng, Tin Mai...và là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Tạp Chí Chỉ Đạo (1956-1961), một tuần san của Quân Đội miền Nam, Chủ Bút báo Văn Hữu...
Ông đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1957 và vào năm 1975, ông được mời vào Hội Ðồng Giám Khảo Văn Chương Toàn Quốc
Với bút danh Nguyễn Kiên Trung, Ông còn viết tác phẩm quý "Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử" (Saigon 1958) là tác phẩm cùng với "Việt Minh Ngươi Đi Đâu" vạch trần những gian ác của chế độ cộng sản Bắc Việt ngay sau Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Những sáng tác của Ông thuở đầu -sau di cư vào Nam 1954- phần nhiều là về chính trị sử quan và cuộc tương tranh quốc-cộng Việt Nam sau 1954 như Hồi Ký ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ (1958), Lạc Đường Vào Lịch Sử (1965), Hòa Bình... Nghĩ Gì... Làm Gì (1969); nhưng về sau ngày càng thiên nhiều về các dự tri và lý thuyết khoa học mà truyện ngắn GIẤC MƠ CỦA ĐÁ -1966- là một thành công khá tiếng tăm của ông, truyện đoạt Giải thưởng Tổng Thống VNCH 1973.
Ông cũng là người dự báo trước trên văn đàn miền Nam về những ảnh hưởng và triển vọng của ngành Information do Mỹ khơi mào vào đầu thập niên 1960 mà lúc ấy còn quá mới mẻ (IT, tức Information Technology ngày nay) với đại chúng (bài "Khí Thiêng Khi Đã Về Trần" viết nhân cái chết của Hồ chí Minh ngày 2 tháng 9 / 1969, đăng trên Tạp chí Bách Khoa số 305). Ông còn nhiều sáng tác dưới dạng truyện, tiểu thuyết nhưng qua đó cốt mượn cớ nhằm diễn bày quan điểm về Lịch Sử ví dụ Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn -1960-, những Lý Thuyết hoặc Dự Thuyết của ông về Khoa Học (nhất là ảnh hưởng của Thuyết Tương Đối của Einstein) như Mối Tình Màu Hoa Đào (1967), về mối tương quan mật thiết và khoa học giữa Tình Dục với Tình Yêu và sự kết hợp Nam Nữ trong giòng thân phận con người như Tình Cao Thượng (1968), Yêu Anh Vượt Chết (1969).
Ngoài ra ông còn viết rất nhiều bài tiểu luận về đủ mọi loại đề tài Văn Nghệ rất có giá trị khác đăng rải rác trên các tờ báo, tạp chí đứng đắn và có nhiều độc giả nhất của miền Nam trước 1975 ... tiếc là nay các tạp chí đó đã bị thất lạc khá nhiều.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, cùng với những nhà văn - thơ tài danh khác của miền Nam như nhà văn Hồ Hữu Tường, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn đình Toàn, Duyên Anh, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Trần Dạ Từ, Thanh Tâm Tuyền, Nhạc sĩ Vũ Thành An, Trường Sa v.v..., Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản miền Bắc -vừa mới thắng trận- cầm tù trong trại tập trung cải tạo, các vị nhân sĩ nhân tài này của đất nước đã trở thành người tù không án không tiền khoáng hậu trong Sử Việt cận đại...
Nguyễn Mạnh Côn qua đời ngày 1 tháng 6 năm 1979 trong trại tù Xuyên Mộc, Bà Rịa, trước ngày từ trần của nhà văn Hồ Hữu Tường chỉ vài tháng.
Ngày nay, nhìn lại thảm cảnh đất nước suy vi trầm trọng về văn hóa văn nghệ và học vấn trên mọi mặt, chúng ta không khỏi tiếc nhớ tiếc thương và tiếc hận một thảm họa tận diệt nhân sĩ nhân tài đã xảy ra cách đây ngót 4 chục năm, và cũng bởi khởi từ cái NHÂN đó, việc xứ sở ngày hôm nay phải nhận chịu trả QUẢ khốc hại như thế là điều tất yếu.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Phan Nhật Nam [8]
==> Preview & Download
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc Part I [> 100]
Gồm chọn lọc các văn kiện, tài liệu biên khảo, hồi ký, Chính trị, Sử Địa, Xã hội, Văn hóa, Tôn giáo, Triết học ... của các tác giả có uy tín và khả kính của miền Nam quốc gia, các tác phẩm có ích với nhiều giới độc giả tìm hiểu lịch sử nước nhà, truy tìm nguồn gốc sản sinh ra của cộng sản thế giới nói chung, cộng sản Bắc Việt nói riêng, nguyên nhân cuộc chiến Quốc - Cộng 1954 - 1975, cũng như tiếp cận được một cách minh nhiên nền văn hóa - giáo dục Nhân Bản, Tự Do và Khai Phóng của VNCH.
==> Mediafire Download ==> và tại đây | Issuu Viewer |
+ Sach Biên Khảo, Hồi Ký Chinh Tri, Xã Hội & Văn Chương chọn lọc - Part II [> 100]
==> Mediafire Download ==> hoặc tại đây | Issuu Viewer |
+ Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân
by Nhóm Giáo Sư Sư Phạm - Tủ Sách Lê Thanh Hoàng Dân NXB Trẻ, Saigon 1971 [9]
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Võ Phiến [1925-2015] [2]
Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, quê quán Bình Định, là nhà văn có tầm hoạt động rộng cũng như sáng tác sung mãn tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Ông là tác giả của 4 tiểu thuyết, 9 tập tuỳ bút, nhiều tập truyện ngắn, một tập thơ và nhiều bài phê bình tiểu luận. Có bút danh khác là Tràng Thiên khi viết bình luận hoặc điểm tin thời sự-chính trị tên tạp chí Bách Khoa.
Tác phẩm đầu tay Mưa Đêm Cuối Năm (1958, Sài Gòn). Ông làm việc và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa...
Năm 1962, ông lập nhà xuất bản Thời Mới.
Black April 1975, ông tị nạn tại Los Angeles, Hoa Kỳ, tiếp tục xây đắp cho nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, Chủ nhiệm tập san Văn Học Nghệ thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986. Tác phẩm công phu và vô cùng hữu ích cho Văn Học Sử Việt Nam viết ở hải ngoại thập niên 1980's là bộ "Văn Học Miền Nam Tổng Quan" gồm 7 tập, hơn 2200 trang có thể được xem như một pho "toàn thư" cho độc giả muốn tra cứu tổng thể lẫn chi tiết vì nó cung cấp một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về Văn Học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Võ Phiến qua đời ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, thọ 90 tuổi.
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Võ Văn Ái [2]
Võ Văn Ái còn có bút hiệu là Thi Vũ, sinh 1938, là thi sĩ, văn sĩ, nhà báo, nhà đấu tranh cho Nhân quyền và Phật giáo Việt Nam. Ông còn là một sử gia với những nghiên cứu về đạo Phật và Sử Việt. Cư ngụ ở Pháp quốc từ thập niên 1960's. Đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại. Thập niên 1990's, ông lập Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, báo Quê Mẹ và là Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN khi hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang [đệ tứ Tăng Thống] và Thích Quảng Độ bị chế độ cộng sản Hanoi cầm tù. Hai tổ chức thuộc cơ sở Quê Mẹ là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển (lập cuối thập niên 1970's).
Tác phẩm tiêu biểu:
"Nguyễn Trãi: Sinh thức và Hành động", Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris, (1981)
“Luận Chiến Nước Ngoài" - Đi Tới Tận Cùng Sự Hoá Giải Dân tộc" (Quê Mẹ 1991)
"Người Trí Thức Hành Động và Dẫn Đường" (Quê Mẹ 2010)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Vũ Tài Lục [1930-2016] [4: 2 physical books, 2 Text books]
Người ta biết rất ít về hành trạng của Học giả Vũ Tài Lục [1930-2016]. Ông ít nói, ít giao thiệp, sống tại căn nhà nhỏ đầy sách vở tài liệu tươm tất, ngăn nắp trong khu Bắc Hải (tức Cư xá Sĩ quan Chí Hòa Saigon). Hình ảnh này cũng lặp lại ở nhà ông ở thành phố Huntington Beach sau black April 1975.
Đọc tác phẩm của ông đã xuất bản tại Saigon trước 1975, ta có thể thấy ông là một nhà Chính-trị-học uyên thâm, tri thời.
Có một thời ông điều hành nhật báo Lập Trường vào đầu thập niên 1970 với vai trò chủ nhiệm, nhà báo Nguyễn Mạnh Cường là Tổng thư ký.
Qua nội dung những biên khảo chuyên môn và công phu của ông, độc giả sẽ thấy ông là người giàu kiến thức, đọc nhiều hiểu rộng ở nhiều lãnh vực khác nhau trong đó điểm ưu nhất là lãnh vực chính trị. Nhờ đó, người ta chỉ cần đọc 1 sách của Vũ Tài Lục mà như đã thâu tóm được cả chục cuốn sách khác, nói cách khác, ông đã đọc dùm chúng ta và trình bày lại bằng cái lãm thức uyên thâm và độc đáo của riêng ông.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thủ Đoạn Chính Trị” (1970); “Thân Phận Trí Thức” (1970); “Những Khuôn Mặt Tài Phiệt” (1974), Quốc Tế Chính Trị” (1966); “Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt” (1974); Mưu Kế Chính Trị (1974)
Mediafire Download | Issuu Viewer |
TẠP CHÍ
+ Các Tạp Chí Lẻ [11]
Gồm vài số Thời Tập, Hiện Đại, Khởi Hành, Hương Xa, Tiếng Nói, Nghiên cứu Văn học ...
Mediafire Download | Issuu Viewer |
+ Tạp Chí BÁCH KHOA [trọn bộ 426 số]
BÁCH KHOA là Tạp Chí bán nguyệt san. Chủ Nhiệm Sáng Lập: ông Huỳnh Văn Lang, cũng là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Bách Khoa từ số ra mắt cho đến cuộc đảo chánh 1963 chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa. Thư ký Toà soạn: Lê Ngộ Châu.
Toà soạn: 160 Phan Đình Phùng, Saigon
Số 1 ra ngày 15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975. Cả thảy 426 số trong 18 năm hoạt động, chứa một khối lượng kiến thức quý giá đồ sộ.
BÁCH KHOA là “diễn đàn chung của tất cả những ai tha thiết đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kể từ số 01 ra mắt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và những số kế tiếp, các bài nòng cốt là của các cây bút “chủ lực” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Minh Tuynh, Nguiễn-Ngu-Í... Các cây bút có tên tuổi dần dần tham gia ngày một đông : Nguyễn Hiến Lê xuất hiện vào số 4, Mặc Thu, Vi Huyền Đắc số 5, Võ Phiến số 7, Bùi Giáng số 8...
Nhà văn Võ Phiến, người đã gắn bó với Bách Khoa suốt 18 năm, với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp luận, ngoài ra ngày càng viết nhiều mục như Thời sự Văn nghệ, Thời sự Chính trị... với các bút hiệu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thủy. Ông tuy không phải là người làm việc trực tiếp trong tòa soạn Bách Khoa nhưng có thể coi như là người quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo.
Tên gọi của Bách Khoa cũng qua những năm tháng thăng trầm. Chúng ta vẫn gọi chung tờ báo là Bách Khoa từ số đầu đến số cuối, nhưng tùy theo thời mà tên báo có những biệt danh đi kèm. Đây là những cái mốc cho những biến thiên ấy:
BÁCH KHOA: Số 1 (ngày 15-1-1957) đến số 193-194 (15-1-1965)
BÁCH KHOA THỜI ĐẠI: số 195 (15-2-1965) đến số 312 (1-1-1970)
trở lại tên BÁCH KHOA: số 313-314 (Xuân Canh Tuất) (15/1 và 1/2/1970) đến số 377 (15-9-1972)
ĐẶC SAN BÁCH KHOA: số 378 (1-10-1972) - đến số 379 (15-10-1972)
GIAI PHẨM BÁCH KHOA: số 380 (1-11-1972) đến số chót 426 (19-4-1975)
==> Issuu Preview for sample:
==> Download trọn bộ 426 số posted by: Nam Kỳ Lục Tỉnh (là diễn đàn của các nhà biên khảo và sáng tác ...Nhóm chủ trương: Lâm Văn Bé, Nguyễn Văn Sâm, Trần Quang Minh, Nguyễn Vy Khanh và Nguyễn Tuấn Khanh)
+ Tạp Chí Đại Học [39]
Tạp Chí Đại Học là tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế VNCH thành lập tháng 2 / 1958. Hoạt động từ 1958 đến 1964
==> Preview & Download trọn bộ 40 số (bị thiếu 1 số)
+ Tạp Chí Hiện Đại [9]
Hiện Đại là Tạp chí (nguyệt san) biên khảo, sáng tác, văn nghệ. Chủ trương: Nguyên Sa. Chủ bút: Thanh Nam. Trị sự: Phạm Thái Thủy. Tòa soạn: 16 Trương Công Định, Saigon. Số đầu tiên (số 1) phát hành tháng 4 - 1960 Số cuối cùng (số 9) tháng 12 - 1960.
==> Preview & Download (9 số)
+ Tạp Chí MAI [13]
MAI là bán nguyệt san tạp chí xây-dựng xã-hội văn-nghệ
Chủ nhiệm: Hoàng Minh Tuynh. Giám đốc chính trị: Huỳnh Văn Lang. Tòa soạn 80 Hồng Thập Tự Sài Gòn.
Bán nguyệt san MAI hiện diện trong 6 năm từ 1960 đến 1966.
Từ tháng 7-1962 đến tháng 11- 1966, Mai bắt đầu đánh số trở lại, gọi là Mai bộ mới. Chủ nhiệm vẫn là Hoàng Minh Tuynh.
Khổ của tạp chí khoảng phân nửa tờ báo nhật trình, dày 40 trang, có một số trang quảng cáo.
Chỉ bắt đầu từ tháng 12-1964, khổ giấy được đổi lại nhỏ hơn như khổ của tạp chí Văn, và cũng được đánh số trở lại. ..
Số 16-17 phát hành ngày 1-8-1966 là số cuối cùng
==> Preview & Download [13]
+ Tạp Chí NGHỆ THUẬT [57]
Nghệ Thuật là tờ tuần báo ra ngày thứ Bảy tại miền Nam quốc gia (VNCH).
Tòa soạn & Trị sự: 233 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Mai Thảo
Tổng Thư Ký Tòa soạn: Thanh Nam
Trị sự, Quản lý: Từ Ngọc Toàn
số 1 phát hành ngày 1 tháng 10, 1965. Số 57 phát hành ngày 25 tháng 11, 1966
Duy trì hơn 1 năm, 57 số
==> Preview & Download (trọn bộ 57 số)
+ Tạp Chí Phổ Thông [15]
by Nguyễn Vỹ
Tờ Phổ Thông của Nguyễn Vỹ là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa và Kiến thức Phổ thông, xuất bản lần đầu năm 1952. Toà soạn tại Đà Lạt. Đến số 8 thì dừng.
Tục bản tháng 11 năm 1958 với dạng Bán Nguyệt san, Toà soạn tại 227 Phạm Ngũ Lão Sài Gòn. Báo vẫn tiếp tục đến 1974 ngay cả khi Nguyễn Vỹ đã qua đời năm 1971 vì tai nạn xe cộ trên đường từ Mỹ Tho về Sài Gòn. Không rõ số cuối cùng là số mấy, chỉ biết -theo nhà văn Viên Linh- Tạp chí Phổ Thông "khá trường cửu, sống tới hơn 20 năm, khoảng hơn hai trăm số báo"
Cũng theo nhà văn Viên Linh: "Nguyễn Vỹ là một tên tuổi lớn từ thời tiền chiến, cần phải viết về ông trong một bài riêng, bài này chính yếu là về khu báo chí nói chung. Báo Phổ Thông những năm 1959, 1960 cũng là tờ báo duy nhất (hay đặc biệt) mời được sự cộng tác của những tên tuổi lớp trước, mà đa số các báo khác không mời được: có thể kể đó là Thiếu Sơn, Tế Xuyên, Vi Huyền Đắc…"
==> Preview & Download (15 số)
+ Tạp Chí Sáng Tạo [37]
Sáng Tạo là Nguyệt san Tạp chí văn nghệ.
Chủ trương - Biên tập: Mai Thảo
Tòa soạn và Trị sự: 133B Ký Con, Saigon I
Gồm những cây bút nổi bật: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn ...
Đợt 1, còn gọi là “bộ cũ” có cả thảy 31 số.
Số đầu tiên ra tháng 10 – 1956, số cuối ra tháng 9 – 1959
Đợt 2 còn gọi là “bộ mới” có cả thảy 7 số
Số đầu tiên ra tháng 7 - 1960 Số cuối cùng tháng 9 – 1961
==> Preview & Download (37 số)
+ Tạp Chí TƯ TƯỞNG [46]
Tạp chí TƯ TƯỞNG, Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh, là Tạp chí Nghiên cứu, Biên khảo các chủ đề Triết học, Văn chương, Giáo dục và Học thuật.
Tòa soạn: 222 Trương Minh Giảng, Saigon 3
bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 (cả thảy 49 số)
do Hòa thượng Thích Minh Châu [1918-2012] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ngoài các thầy Thích Đức Nhuận [1897 – 1993], Thích Tuệ Sỹ, Thích Quảng Độ, ban Biên tập bài vở còn gồm nhiều vị cộng tác là những giáo sư danh tiếng là Giảng sư tại Vạn Hạnh (và nhiều Đại Học khác tại Saigon) như: các Giáo sư Nguyễn Đăng Thục [1909-1999], Phạm Công Thiện [Thích Nguyên Tánh - 1941-2011], Ngô Trọng Anh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định [1915-1997], Thạch Trung Giả, Tôn Thất Thiện [1924-2014], Doãn Quốc Sỹ, Lê Mạnh Thát và nhiều Giáo sư, Học giả khác.
==> Preview & Download (45 số và 1 Tổng Thư Mục)
+ Tạp Chí VĂN [40]
VĂN là Tạp Chí (bán nguyệt san) Văn chương, Sáng tác, Phê bình, Tư tưởng & Nghệ thuật. Sáng lập và Chủ nhiệm: ông Nguyễn Đình Vượng [1912-1974]. Thư ký Tòa soạn: ông Trần Phong Giao [1932-2005]. Tòa soạn & trị sự: 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I
Số đầu tiên có Title là "Tuyển tập Thơ Văn" phát hành ngày 01/01/1964.
Văn đến số 210 (ngày 15/9/1972) thì không còn là "Tạp Chí" đánh số thứ tự nữa mà chuyển sang dạng Giai Phẩm.
Số đầu tiên dưới tên “Giai Phẩm VĂN” phát hành ngày 28/09/1972 (không có Title)
Giai Phẩm VĂN số 57 ngày 26/3/1975 [mang Title "Văn học và Nghệ thuật Việt Nam ở Hải ngoại"] là số cuối cùng.
Trong 11 năm hoạt động, Văn (bán nguyệt san) + Văn (giai phẩm) gồm cả thảy: 210 + 57 = 267 số.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí VẤN ĐỀ [52]
Vấn Ðề là Nguyệt san Tạp chí (ra hàng tháng) chuyên về chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, văn học, nghệ thuật. Chủ nhiệm sáng lập: Vũ Công Trực, Chủ biên: Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo. Thư ký Tòa soạn: Thanh Tâm Tuyền. Ðến số 7, họa sĩ Duy Thanh thay Thanh Tâm Tuyền, và đến số 11, Mai Thảo thay Duy Thanh.
Tòa soạn: 129 Lê Văn Duyệt, Saigon I, về sau dời về 38 Phạm Ngũ Lão, Saigon I.
Hoạt động 5 năm, được cả thảy 56 số báo.
Số đầu tiên: tháng 4 – 1967
Số cuối cùng là số 56, phát hành tháng 3-1972
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học [15]
Văn Học là Nguyệt san Tạp chí, chuyên về Văn hóa Xã hội Nghệ thuật và Diễn đàn Sinh viên Việt Nam Tự do.
Chủ trương: Phan Kim Thịnh. Chủ bút: Dương Thứ Lang. Thư ký Tòa soạn: cô Nguyễn Phương Khanh. Tòa soạn: 61 Lê Văn Duyệt, Saigon I
Văn Học số đầu tiên #1 ngày 1-11-1962 đến #72 ngày 1-5-1967. Từ #73 ngày 1-6-1967 đến #86 ngày 1-1-1969.
Tất cả từ #1 đến #86 chuyên về văn hoá, chính trị, xã hội và giới thiệu những sáng tác mới trong hoàn cảnh đương thời.
Từ #87 ngày 1-3-1969 Văn Học chuyển sang Chủ Đề chuyên về văn học dân gian, văn học bình dân, văn học quốc tế và giới thiệu, nhận định & phê bình văn thi sĩ tiền chiến và hiện đại trong và ngoài nước.
Trải trong 13 năm từ 1962 đến 1975 với Số đầu tiên ngày 1-11-1962 và Số cuối cùng ngày 26-3-1975, Văn Học có cả thảy 203 số, gồm 86 số Tạp chí và 117 số Chủ đề.
==> Preview & Download
+ Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật (Hải Ngoại từ 1978-2008)
[trọn bộ 257 số]
Văn Học Nghệ Thuật là tờ nguyệt san văn nghệ đầu tiên của người Việt tị nạn ở hải ngoại. Chủ nhiệm sáng lập: nhà văn Võ Phiến [1925-2015], Chủ bút: nhà văn Lê Tất Điều; số ra mắt tháng 4 năm 1978 được 13 số thì đình bản. Tháng 5 / 1985 tục bản được 7 số rồi tạm ngưng.
Đến tháng 2 năm 1986, tục bản với tên đổi lại thành Văn Học, Chủ bút: nhà văn Nguyễn Mộng Giác và số cuối cùng là số 236 ra tháng 3 & 4 năm 2008. Cả thảy 257 số.
==> Google Drive Preview for sample (and downloadable PDF file):
Xem trước hình bìa tất cả các số tại: https://issuu.com/kesach
Download trọn bộ 257 số, posted by Nam Kỳ Lục Tỉnh:
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ cũ (1978-1979): 13 số (đánh số từ Số 1 đến Số 13)
>> Văn-Học Nghệ-Thuật bộ mới (1985): 7 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 7)
>> Văn-Học (1986-2008): 236 Số (đánh số từ Số 1 đến Số 236)
+ Tạp Chí Văn Nghệ [10]
Văn Nghệ là (nguyệt san) tạp chí tranh đấu văn học - nghệ thuật mới.
Chủ nhiệm: Lý Hoàng Phong
Thư Ký Tòa soạn: Ngọc Dũng
Trị sự: Phí Ích Nghiễm (tức Dương Nghiễm Mậu)
Tòa soạn và Trị sự: 554 Trương Minh Giảng, Saigon
Số đầu tiên ngày 01 tháng 02 - 1961
Số cuối cùng (số 24) tháng 6 & 7 - 1963
Cả thảy được 24 số
Từ số 1 (tháng 2-1961) đến số 24 (tháng 6 & 7-1963) được xem là Bộ cũ.
Sau số 24, tạp chí Văn Nghệ tạm ngưng trong 4 tháng, và tiếp tục trở lại, gọi là Bộ mới. Bộ mới chỉ ra được có 2 số. Số 1 Bộ mới tháng 11-1963, tức số 25, và Số 2 Bộ mới tháng 12-1963, tức số 26. Sau đó tạp chí đóng cửa vĩnh viễn. Không rõ nguyên do.
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Á Châu [9]
Văn hóa Á Châu là Nguyệt san Tạp chí, là cơ quan Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn hóa Á Châu
Chủ nhiệm kiêm Chủ bút: Nguyễn Đăng Thục
Tòa soạn: 201 Lê Văn Duyệt, Saigon
Số đầu tiên ra tháng 4 - 1958, số cuối cùng năm 1966
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn hóa Nguyệt san [22]
Văn hóa Nguyệt san (VHNS) do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục của Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, từ 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, từ 1955-1975) chủ trương. VHNS có hai bộ, “bộ cũ” (từ tháng 5/1952 đến 1954) và “bộ mới” (từ tháng 4/1955 đến 1974).
Bộ cũ ra số đầu tháng 5/1952, số cuối tháng 7/1954, cả thảy 18 số, in tại Hà Nội.
Bộ mới (1955-1974) xuất bản tại Saigon, ra số đầu tháng 3/1955, số cuối năm 1974. Chủ nhiệm ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962. Tòa soạn: 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 Nguyễn Trung Trực, Saigon. Từ năm 1968 đổi thành Văn hóa Tập san.
Nếu tính cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 số. [nguồn: http://tuancuonghn.blogspot.com/2011/03/gioi-thieu-tap-chi-van-hoa-nguyet-san.html]
==> Preview & Download
+ Tập san SỬ ĐỊA [23]
Tập san SỬ ĐỊA là tam cá nguyệt san, chuyên Sưu tầm, Khảo cứu & Giáo khoa Sử Việt Nam và Thế giới
by Nhóm Giáo Sư, Sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, chủ trương và thực hiện.
Tòa soạn: 221 Cộng Hòa, Saigon
Ban Chủ biên: Nguyễn thế Anh, Bửu Cầm, Phan Khoang, Lâm Thanh Liêm, Phạm Văn Sơn, Thái Việt Điểu, Phạm Cao Dương, Phù Lang, Quách Thanh Tâm, Trần Đăng Đại, Phạm Đình Tiếu, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Long Điền, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thái An, Trần Quốc Giám, Lan Đài, Nguyễn Sao Mai.
Ban Trị sự: Nguyễn Nhã, Nguyễn Nhựt Tấn, Nguyễn Ngọc Trác, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm thị Bắc Hà, Huỳnh thị Kim Cúc, Phạm thị Kim Cúc.
Trọn bộ Tập san Sử Địa gồm 29 số, từ Số 1 [tháng 1, 2 năm 1966] cho đến Số 29 [tháng 3 năm 1975]
Sách được nhà sách Khai Trí (62 Đại lộ Lê Lợi Saigon) bảo trợ in ấn và phát hành
==> Preview & Download
+ Tap chí Văn Hóa Ngày Nay [11]
do Nhà văn Nhất Linh chủ trương; Tòa soạn 42 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn. Thuần túy văn chương. Số đầu tiên phát hành ngày 17.6.1958, ra được 11 số, số cuối cùng phát hành 16.5.1959. Mỗi tập dày chừng 130 trang đến 150 trang.
==> Preview & Download
+ Tap chí Ý THỨC [6]
Ý Thức là Tạp chí Bán Nguyệt San Văn học Nghệ thuật
Chủ nhiệm: Dược sĩ Nguyễn Thị Yến
Tổng Thư Ký: Nguyên Minh
Quản lý: Nguyễn Thị Dung
Tòa soạn: 666 Phan Thanh Giản, Saigon
Số đầu tiên ra ngày 01-10-1970
Được 2 năm báo phải đình bản vì thiếu nhân sự điều hành
Ý Thức số 24 phát hành xong thì đình bản (1972)
==> Preview & Download
Sách GIÁO KHOA
Sách Giáo Khoa VNCH
Do nhiều Học giả, Giáo sư Trung học cũng như Đại học biên soạn cho sinh viên học sinh.
Tất cả, từ Giáo sư biên soạn cho đến nhà xuất bản, nhà sách là hoàn toàn của tư nhân, không hề có sự xen vào can thiệp của chính quyền đương thời, vì thế giá trị biên khảo công phu về nội dung là hoàn toàn khách quan, đa chiều trong một nền Tự do Ngôn luận và Tự do Tư tưởng của miền Nam quốc gia VNCH; về hình thức trình bày cũng như in ấn xuất bản là hoàn toàn tùy thuộc vào tài nghệ của họa sĩ và nhà xuất bản trình bày mỹ thuật, đẹp mắt trong bầu khí cạnh tranh tự do và lành mạnh. Sinh viên học sinh, và độc giả nói chung mới là người có thẩm quyền xác định giá trị của những ấn bản đó qua việc tùy nghi lựa chọn sách vở tài liệu nào phù hợp với ý kiến của họ. Tóm lại, tác giả nào, ấn bản nào được số đông bạn đọc đánh giá cao và ưa chuộng [được chọn mua, sách được tái bản nhiều lần và được tiêu thụ số lượng lớn] là yếu tố quyết định giá trị vững bền của tác phẩm đã xuất bản.
Dù mang danh là Sách Giáo Khoa nhưng đây đúng là những tác phẩm, tài liệu vốn đã trung thực, giá trị mấy chục năm xưa nay lại càng quý giá hơn sau hơn 40 năm tàn phá văn hóa văn phong của xứ sở qua bàn tay máu của tập đoàn cộng sản Ba đình Hanoi.
Sưu tập, tuyển chọn và reform by Le Tung Chau
==> Preview & Download [25]
Tiểu Thuyết, Tùy Bút, Thơ, Văn Học Nghệ Thuật ...
sưu tuyển và tinh chỉnh by Le Tung ChauTuy mang chung một tên "Tiểu Thuyết" nhưng tại mục này sẽ gồm có Tiểu Thuyết, Tùy Bút, và các sáng tác, ấn phẩm Văn Học Nghệ Thuật khác ... Downloadable link được kèm theo từng tựa sách (hyperlink).
==> Preview & Download [> 100]
Sách Tuyển Tập NHẠC
Trong hai mươi năm Văn học Nghệ thuật ở miền Nam tự do, lĩnh vực sáng tác ca khúc nhạc [musical Song] đã để lại một sự nghiệp di sản đồ sộ và tạo nên một dấu ấn kỳ diệu, vượt qua mọi quy luật tàn phá nghiệt ngã của Thời Gian vốn dĩ vẫn làm chìm vào lãng quên mê mờ mọi thứ... Sự kỳ diệu ấy cứ theo dòng ngày tháng trôi đi sau Quốc nạn black April 1975 lại càng thêm tỏ rõ. Lượng nhạc sĩ và sáng tác của chư vị trong hai mươi năm nội chiến tương tàn nay vẫn hàng ngày hiện diện, vang lên nơi hè đường, góc phố, nơi làng mạc thôn quê hay nơi thị thành quán xá và không ngừng vang vọng trong từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam.
Người Việt sau chiến tranh đã không còn phân biệt Bắc-Nam, rất dễ gặp nhau đồng quy đồng thuận với nhau về lẽ Chánh-Tà, Quốc-Cộng ... là nhờ phần lớn ở Giá trị Tinh thần mà hàng ngàn ca khúc Việt VNCH thời hai mươi năm đó, trong khi miền Bắc cộng sản hoàn toàn không có được lấy một bản nhạc nào như thế, thật là một bức tranh tương phản rõ nét và là một thất bại thảm hại của một tập đoàn vô thần phi nhân: Thời gian là Quan Tòa công minh nhất. Số đông đồng thuận chính là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại và chắc nịch khẳng định Giá trị của Sáng tạo Nghệ thuật chỉ có được nơi một miền đất TỰ DO, cũng chính là một khẳng định Lịch sử mà trang Sử Việt giờ đây như được viết bởi hàng triệu người dưới một lề lối khác, với một cách ghi nhận khác với khái niệm viết Sử chính thức thông thường.
Trong post này, tôi cố gắng sưu tầm và tinh chỉnh lại các tài liệu nhạc lý, các Tuyển Tập Nhạc [musical song collection] thời hai mươi năm miền Nam đó của các nhạc sĩ, tức là một phần nhỏ của di sản đồ sộ ấy mà thôi. Phần lớn các ca khúc nhạc miền Nam đều được xuất bản dưới dạng nhạc bản, nhạc tờ [music sheet] mà bạn có thể tham khảo hàng ngàn music sheet ấy đã được phục hồi dưới dạng printable scanning version đang được lưu tồn tại đây.
Post này sẽ còn được update dần...
==> Preview & Download
đang updating ...
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG XÃ HỘI CỦA LOÀI CHÓ ĐEO MẶT NẠ NGƯỜI …TIN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TỪ CÁI NHÀ NƯỚC THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG NÀY LÀ TỰ SÁT Sai lầm nghiêm trọng của hoa kỳ là đã để cho những con chó đen MAFIA CS mở toang cánh cổng thiên đường tự do tư bản hoa kỳ cho hàng trăm ngàn tên âm binh mafia csvn đảng con đẻ tay sai mafia c strung cộng tràn vào ẩn phục ứng chờ ,cài cắm giăng bẩy câu mồi,thu hồn đoạt vía ,gieo truyền phát tán mạnh mẻ hạt giống đỏ ra toàn nước mỹ ,tạo dựng nên những đại gia đình âm binh mafia cs rúc rĩa gậm nhấm ,ăn luồn ăn sâu vào lục phủ ngủ tạng đất nước của nử thần tự do …lũng đoạn kinh tế khuynh đảo chính trị,ngấm ngầm lèo lái con thuyền tự do tư bản hoa kỳ vào quỷ đạo của chủ nghĩa cộng sản ,nếu nước mỹ không kịp thời thức tỉnh cực kỳ cảnh giác,để có biện pháp đề phòng hửu hiệu ,phát hiện kịp thời hành động thủ ác trong bóng tối ngấm ngầm thực hiện mưu đồ ..đê hèn và sâu độc của bọn mafia cs đen trung cộng và bọn âm binh mafia cs vn đảng con đẻ tay sai của chúng,thì chắc chắn trong tương lai gần chế độ tự do tư bản hoa kỳ sẻ gục chết mà vẩn chưa kịp hiểu …SỨC MẠNH ĐEN VÔ ĐỊCH ÂM BINH MA FIA CS ….là gì…?XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG XÃ HỘI CỦA LOÀI CHÓ ĐEO MẶT NẠ NGƯỜI …TIN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TỪ CÁI NHÀ NƯỚC THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG NÀY LÀ TỰ SÁT Trong cái nhà nước súc vật âm binh mafia csvn đảng này , tất cả phải bò bốn chân truyền kiếp làm chó phục vụ cho mưu đồ sự nghiệp của đảng …trong cái xã hội của loài thú đeo mặt nạ người này ,tất cả những thành phần từ trí thức đến dân đen …ma cô đỉ điếm ..các tổ chức tôn giáo ..các tổ chức chính trị kêu gọi tự do dân chủ ..hay ngay cả những tổ chức chống cộng …đều đưoc đảng cấp giấy phép hoạt động , đều được quốc doanh hóa ..chúng là những cái mặt nạ không thể thiếu trong việc bảo đảm tôn trọng nhân quyền …tự do tín ngưởng …..quyền tự do ngôn luận ,như một xã hội bình thường của các quốc gia khác trước cái nhìn của công luận quốc tế ….và sự thật đằng sau những tấm mặt nạ này …không một ông sư hay linh mục ,nhà dân chủ kẻ chống cộng ,hay cả bọn trí thức ..đỉ điếm ma cô nào dám tự phát mà không có sự đạo diển dàn dựng điều hành và chỉ đạo chặc chẻ của bọn thú vật cộng sản đen …và nếu có một ai đó dám đi ngoài quỷ đạo đó thì cũng không thể nào sống sót được trong cái xã hội chủ nghĩa thú vật âm binh mafia csvn đảng này …..XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG XÃ HỘI CỦA LOÀI CHÓ ĐEO MẶT NẠ NGƯỜI …TIN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TỪ CÁI NHÀ NƯỚC THÚ VẬT ÂM BINH MAFIA CSVN ĐẢNG NÀY LÀ TỰ SÁT Nước mỹ hãy cực kỳ cảnh giác lủ súc vật âm binh ma fia csvn đảng con đẻ tay sai mafia cs trung cộng …kịp thời phát hiện và ngăn chặn lủ âm binh mafia cs chui lòn ngấm ngầm hành động thủ ác rúc rĩagậm nhấm ruột gan lục phủ ngủ tạng của các bạn trong bóng tối ….đừng để đến khi các bạn hấp hối giãy chết mà vẩn chưa hiểu đưoqực sức mạnh đen súc vật âm binh mafia cs là gì …
ReplyDelete-TỐ CÁO NHÀ NƯỚC XHCN THÚ VÂT ÂM BINH M FIA CSVN ĐẢNG XÃ HỘI CỦA LOÀI CHÓ ĐEO MẶT NẠ NGƯỜI …TIN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TỪ CÁI NHÀ NƯỚC SÚC VẬT ÂM BINH MA FIA CS VN ĐẢNG NÀY LÀ TỰ SÁT hãy cực kỳ cảnh giác lủ âm binh ma fia cộng sản với biệt tài bắt hồn nhân loại bằng những thủ đoạn vô cùng tinh vi và phức tạp với đội ngủ âm binh ma fia hùng hậu giàn trãi khắp.nơi lai vô ảnh khứ vô tung những con thú đeo mặt nạ người một loại rô bốt người được điều khiển từ xa …. âm thầm cùng nhau phối hợp chầu chực trong bóng tối cùng nhau hợp sức hành động cài cắm câu mồi giăng bẩy nam nữ nhân kế moi móc đời tư…xui khiến phạm tội khống chế bắt hồn đưa vào tổ chức trở thành một thành viên âm binh ma fia âm thầm bán linh hồn và thể xác cam tâm làm súc vật phục vụ cho đảng những con mồi chúng thường nhắm đến để bắt lấy linh hồn là giới cầm quyền lảnh đao cao cấp vợ con em của thành phần chúng xem là kẻ thù sử dụng họ làm ang ten tình báo về kinh tế chính trị v…v theo lệnh đảng ngấm ngầm âm thầm tiếp sức cho cộng sản tiêu diệt cha chồng người thân của chúng trong kế sách gậy ông đập lưng ông hay chính xác hơn theo như thằng lê duẩn đã phát biểu trong công cuộc giải phóng miền nam và thực hiện chính sách âm binh súc vật MA FIA HÓA hóa toàn bộ quân dân cán chính ngụy quân ngụy quyền sau giải phóng ngăn ngùa DẬP TẮT MỌI SỰ sự trổi dậy của vnch TRONG TRỨNG NƯỚC bằng lực lượng âm binh ma fia vợ con em của kẻ thù …DÙNG MỞ NÓ ĐỂ RÁN NÓ tiếp tục sự nghiệp gieo truyền lan tỏa hạt giống đỏ hạt giống của ác quỷ ra toàn cầu nhất là trong cộng đồng người việt hãi ngoại và người bản xứ HOA KỲ nhằm xây dựng những đại gia đình âm binh ma fia cộng sản ngấm ngầm mai phục ứng chờ thời cơ trổi dậy thực hiện mưu đồ sự nghiệp đại đồng vĩ đại của đảng … CỰC ĐỘ CẢNH GIÁC NHỮNG GÌ ĐẾN từNHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÚ VẬT MA FIA CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG DÙ LÀ GIỚI TRÍ THỨC HAY LÀ ĐÁM ĐỈ ĐIẾM MA CÔ ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ….VỢ CON DIỆN HO.. NHỮNG CÔ DÂU TỘI NGHIÊP V..V VÀ V..V CHÚNG ĐƯỢC ĐƯA ĐẾN NHỮNG NƠI CẦN ĐẾN ..TỔ CHỨC LUÔN LUÔN ĐÓN CHỜ ………TẤT CẢ CHÚNG ĐỀU LÀ NHỮNG CON THÚ ĐEO MẶT NẠ NGƯỜI VỚI MUÔN VÀN TẤM MẶT NẠ ….TIN LỦ ÁC QUỶ MA FIA CỘNG SẢN LÀ TỰ SÁT nói rằng cộng sản ngu dân hóa để trị là chưa đúng.. phải nói chính xác là chính sách súc vật ma xó âm binh ma fia hóa toàn dân để trị vô cùng tàn bạo và man rợ của lủ thú vật ma fia cộng sản …chúng đã biến con dân thành nhũng con thú bò bốn chân đeo mặt nạ người bán cả linh hồn và thể xác hy sinh tất cả cho đảng trong nhũng đại gia đình ma fia cộng sản đảng chui rúc trong bóng tối đẻ bảo vệ và phát triển chủ nghĩa cộng sản ra toàn cầu … cũng vì bọn ma fia cộng sản đen này mà hiện nay đám thú vật ma fia cs … nhũng con rô bốt người được điều khiển từ xa đã lan tràn như nhũng xác sống gieo truyền hạt giồng đỏ rộng khắp năm châu mà nhất là đang phát triển mạnh mẻ tại đất nước của nữ thần tự do …nếu không kịp thời cảnh giác âm mưu sâu độc và đê hèn của lủ âm binh ma fia cộng sản ..lai vô ảnh khứ vô tung này thì một ngày không xa tượng nử thần tự do sẻ bị đạp đổ thay thế bằng tượng ông mao ông mác ông lê tay cầm búa liềm thống lỉnh nhân loại
ReplyDelete…Thằng thú vật vật ma fia csvn đảng nguyễn văn linh tay sai của lủ ma fia mèođen trung cộng tại sao nó mở mõm tru sủa xin đảng cởi trói cho giới văn nghệ sỉ mở rộng cửa chào đón chấp nhận nền văn minh phồn vinh của tư bản nhất là nước mỹ để khai Sáng thay đổi cảnh nghèo đói lạc hậu man rợ của chế độ cs đã tồn tại gần tám chục năm nay kể từ khi con cẩu họ hồ mang vác cái ách cs về đè đầu cởi cổ dân tộc vn này những người không hiểu và không biết gì là âm binh ma fia cs thì cứ tưởng là lủ thú vật ma fia cs vn đảng chúng cũng biết hối cải muốn đem tự do dân chủ thật sự cho dân tộc việt nhưng đối với những người biết rỏ hành tung của lũ súc vật này trong bong tối thì họ hiểu rất rỏ bộ mặt thật của những con thú đội lốt người này chúng là lủ ma fia cs lien kết chặc chẻ cấp nhà nước trong bong tối ngấm ngầm thực hiện giấc mơ đại đồng sự nghiệp vĩ đại chân lý bất di bất dịch của lủ tổ tiên mao mác lê stalin cha ông thằng hồ …vậy sự thật của cái gọi là mở rộng cửa chào đón luồng gió mới hòa mà không tan là gì …và cởi trói cho văn nghệ sỉ là như thế nào … là chúng chỉ cởi trói cho cái xác phàm còn linh hồn thì ma fia cs nó bắt trói chặt lấy .thì trí thức giới văn nghệ sỉ sau khi được đảng cởi trói cái xác phàm thu mất linh hồn thì họ đã trở thành một lủ thú vật không hơn không kém … không có linh hồn không còn trái tim chỉ biết ngoan ngoản bò bốn cẳng triệt để tuân phục theo mọi hiệu lệnh của chủ ….một nhà nước với chính sách súc vật âmbinh ma xó ma fia hóa dân tộc mình bién con dân thành lủ súc vật đeo vòng kim cô cam tâm làm chó chỉ biết bò bốn chân dâng hiến cả thể xác và linh hồn cho mưu đồ sự nghiệp vĩ đại của đảng thì hòa vào đâu nó đều lan tỏa ra màu đỏ màu của lủ xác sống{không có linh hồn} âm binh ma fia cs đến đấy Chỉ có những người sống trong tim óc ruột gan của lủ súc vật cộng sản vn ….sống giửa bầy thú đeo mặt nạ người của cái xã hội chủ nghĩa thú vật âm binh ma fia cs …tự do làm chó muôn năm này .. mới hiểu biết thế nào là chính sách súc vật âm binh MA FIA hóa con người để trị và phát triển chủ nghĩa cs ra toàn cầu CỦA LỦ THÚ VẬT MA FIA CSVN ĐẢNG …. Sau 75 cả một chế độ ngụy quân ngụy quyền và con em của họ bị cs súc vật âm binh ma fia hóa đén tận gốc..chúng đã biến họ thành những con thú đeo mặt nạ người …một loại người mà khi có lệnh của tổ chức thì ngay đến CẢ cha mẹ ÔNG BÀ anh chị em ruột thịt của chúng ,,,,chúng cũng sẳn sàng trói đầu giao nộp cho cộng sản như một con chó ….. …thì CHUYỆN những con thú đeo mặt nạ người tranh đấu cho tự do theo sự giật giây chỉ đạo của đảng với những màn kịch vô tiền khoáng hậu bịt mắt cả thế giới chứ không riêng gì người việt hãi ngoại ….tin bất cứ điều gì từ cái nhà nước ma fia csvn đảng này là tự sát ……..một hình thức giành quyền đấu tranh cho một nước vn tự do dân chủ thực sự từ tay của của những người vnch và hậu duệ của họ…. gạt ra ngoài và từ từ dập tắt tiêu diệt những tổ chức vnch chống cộng thực tâm vì một nền tự do dân chủ cho tổ quốc dân tộc vn…thay vào đó bằng một tập đoàn âm binh ma fia cộng sản đeo mặt nạ diển kịch đấu tranh cho tự do dân chủ .. âm thầm trong bóng tối gieo truyền hạt giống đỏ trong cộng đồng người việt có nguồn gốc vnch ….đến khi đạt được mục tiêu giành lấy nắm được hoàn toàn sự chỉ đạo điều hành tất cả mọi phong trào đấu tranh ở hãi ngoại …không còn thế lực nào khả dỉ đe dọa đến sự an nguy của cs vn nửa thì chúng lại hiện nguyên hình . những con ác quỷ cs đỏ …tin lủ súc vật âm binh ma fia csvn đảng là tự sát …. tự sát …. Cực kỳ cảnh giác lủ âm binh ma fia cs ….chúng là ác quỷ lủ ác thú đến từ địa ngục với muôn vàn tấm mặt nạ nhân nghĩa đạo lý nhân bản nhân hiền vv…. Với muôn vàn mưu sâu kế hiểm giăng mồi câu bẩy …. Được sự huấn luyện và điều hanh của lủ ma fia mèo đen trung cộng …..tin lủ súc vật âm binh ma fia cs châu á là tự sát
ReplyDelete.thầy tu linh mục quan quyền nhà chính trị hay sinh viên hay bất cứ ai ..cũng dều là con người cũng hỉ nộ ái ố tham san si nằm trong lục dục thất tình bọn ác ma ma fia cs đã triệt để lợi dụng vào cái cốt lỏi này của con người sử dụng chiêu thức câu bẩy giăng mồi đưa kẻ bị câu vào tròng rồi khống chế quy nạp vào tổ chức để đời đời làm súc vật âm binh ma fia cs cho chúng sai khiến ..bất cư ai đều không thể thoát khỏi nanh vuốt một khi đả lọt vào tầm ngắm của bọn chung . tổ chức của bọn chúng ngày càng lớn mạnh cùng với các đám ma fi a chư hầu chúng âm thầm bành trướng khắp thế giới , ngấm ngầm ăn sâu vào lục phủ ngủ tạng của các nước như một căn bệnh ung thư di căn từ từ nếu không kịp thời chữa trị thì chỉ còn chờ một ngày nào đó sẻ lọt vào vòng tay của ác quỷ có hối cũng đả muộn… với những âm mưu đen tối ngấm ngấm tấn công khống chế toàn bộ thế giới bọn ác ma cùng vơí bọn đàn em tay sai đã tạo ra những con robot người điều khiển từ xa rồi tung ra khắp toàn cầu bằng các con đường kết hôn , di dân tỵ nạn vượt biên ; vợ con của diện HO vv.. chủ yếu xâm nhập vào nước mỹ có đến hàng trăm ngàn tên kế đến là nươc úc hàn quốc đài loan nhật bản vvv qua con đường kết hôn buôn nguoi, ty nan ..v..v.hình thức hoạt động ngấm ngầm luồn lách ăn sâu lan toả rộng khắp của bọn này, có thể phân chia ra ba nhóm gia đình mafia hoat động như sau………. 1./-ma fia công tác về tài chính [ ban tay đen ] hoạt động trong các phi vu làm ăn phi pháp buôn lậu rửa tiền buôn người mãi dâm vv..nói chung tất cả mọi công việc miển là làm ra tiền bằng mọi thủ đoạn tội ác trên đời chúng đều không tư với vai trò đảm nhiệm về tài chính cho tổ chức hoạt động …. 2/- bon ma fia chuyên ngành lừa đảo [hoa hồng đen ] câu bẩy giăng mồi mồi chài gồm một lũ ma cô đỉ điếm trong đó có lực lượng chủ động là thành phần trong giới trẻ sinh viên học sinh bị lừa đảo gia nhập phục vụ cho tổ chức được huấn luyện tinh vi về nghệ thuật giăng bẩy câu mồi cùng các kỹ năng thiện nghệ trong chuyện phong the chuyên lừa đảo nhắm vào giới quan chức trong chính quyền sở tại dùng nam- nữ nhân kế tiền bạc giăng bẩy tình mua chuộc hối lộ khiến họ sa chân vào lổi lầm phạm tội sau đó khống chế ép buộc họ gia nhập phục vụ cho tổ chức mục đích nắm bắt thông tin trong các hệ thống tài chính chính trị khoa học của nước sở tại ‘…và nhắm vào em cháu vợ con của các thành phần bị chúng liệt kê vào danh sách kẻ thù.. nhất là đối với các gia đình có con em là sinh viên học sinh đi học xa nhà chúng du dỗ mồ chài vợ con của kẻ thù sa vào lầm lổi xui khiến phạm tội rồi khống chế gia nhập tổ chức một khi đả là thành viên của bon ác quỷ thì chỉ còn phần xác ,còn phần hồn thì do chủ nhân nắm giử, khống chế suốt đời ,tuyêt đối trung thành đến khi lập gia đình cũng trong sự sắp xếp của bọn chủ nhân, chúng mang tính kế thừa truyền kiếp từ đòi này sang đòi khác , phục vụ cho chủ nhân vô điều kiện ,dưới mọi hình thức chúng đuợc sử dụng dể giám sát cha anh của chúng ,phục vụ bán dâm mòi chài câu nhử những mục tiêu do tổ chức chỉ định , đóng góp tự nguyện tài chính cho tổ chức góp phần vào mục tiêu làm phân hoá tan rả những tổ chức kiều nhân chống đối tại hải ngoại và lủng đoạn chính trị của nước sở tại theo chiều hướng có lợi cho mục đích thâu tóm toàn thế giới về sau nay của chủ nhân ……
ReplyDelete.3/ nghiệm vu của các thành phần ma fia trí thức chủ yếu công tác về mặt chinh trị nằm yên chờ thời ngấm ngầm che dấu bảo vệ và ủng hộ cho các thành phần khác trong tổ chức gây sức ép về các hoạt động trong chính tri hậu thuẩn cài cắm người của chúng vào các cơ quan công quyền kết hợp với các vị quan chức bị mua chuộc chúng lũng đoạn chính trị kinh tế của nước sở tại theo chiều hướng có lợi cho chủ nhân của chúng …với một bon người bị lấy mất trai tim, không còn lương tâm, lương tri không còn biết phân biệt phải trái đúng sai , tuyệt đối chấp hành lệnh của chủ nhân vô điều kiện , các gia đình ma fia này truyền kiếp từ đòi cha sang đời con, đời cháu ,mãi mãi phuc vụ cho bọn ác ma này để giử bí mật tuyệt đối ,hiện nay với tình hình phát triển công nghê cao tôi đang nghi vấn bọn này đang được hổ trợ mọt loại vủ khí bí mật công nghệ cực kỳ cao siêu ,có thể điều khiển con người từ xa mọi lúc nọi nơi thông qua tín hiêu não ,ở trung tâm điều khiển bi mật…. tóm lại chỉ vì một mục đích điên cuồng bọn chúng đả và đang biến con người thanh nhửng xác sống vô tri vô giác như những zoombi lay lan lan toả khăp địa càu chi biết nghe theo lệnh và phụcvụ trung thành tuyệt đối để tiến đến mục đích cuối cùng thu tóm năm châu năm giử quả đất trong tay đương đến vinh quang không còn xa sẽ đưa loài người lên dỉnh cao rừng rú của thời đai nguyên thuỷ sống bầy đàn trong sự chăm sóc và giám sát tận tình,không một kẻ nào có thể ra khỏi tầm tay chăn dắt của bọn ác ma ….thời đại đó sắp đến
ReplyDeleteCẢNH BÁO …….quốc nội ,,,một con kiến cũng không thoát được mọi con mắt của lủ súc vật ma xó… âm binh mafia cs ,,,, và bọn súc vật âm binh mafia csvn đảng chó đeo mạt nạ người này đang được tổ chức tung ra tòan cầu để thực thi mưu đồ cực kì thâm độc sâu hiểm,,,,của bọn quan thầy mafia cs trung cộng ,,,,,nhất là nước mỹ ,,,chúng đang ngày đêm rúc rĩa gậm nhấm ngấm ngầm đục ruổng ăn luồng ăn sâu ăn hết lục phủ ngủ tạng của các bạn ,,,độc hại nhất là thành phần thường được chúng tự hào..lai vô ảnh khứ vô tung …..là lủ chó ẩn mình dấu mặt sau những tấm mặt nạ nhân hiền trí đạo ..v…v đang nằm yên chờ thời … ủng hộ điều hành toàn bộ các thành phần khác…. hoạt động ngầm trong bong tối ..dưới sự trực tiếp chỉ đạo cầm tay chỉ việc của lủ chó csvn và quan thay bắc kinh khi hửu sự ,, nếu không có biện pháp hữu hiệu ,phát hiện được những hành động thủ ác trong bóng tối của chúng thì e rằng tư bản tự do hoa kỳ ,một ngày không xa ,sẻ giãy chết mà vân chưa hiểu được sức mạnh đen vô địch âm binh mafia cs là gì ,,,,,,những người thù ghét khinh bỉ cái nhà nước súc vậtXHCN đem cả sinh mạng ra TỐ GIÁC BÈ LỦ SÚC VẬT NÀY…. nằm yên không nhuc nhich được ngay cả vào face book ,,,google ,,, đều bị xóa ngay tài khoản ,,,duy chỉ còn có thể duy nhất tố cáo lủ súc vật mafia cs vn thông qua trang mạng g+ này …… hãy cực kỳ cảnh giác chiêu trò khốn nạn bỉ ổi thường được sư dụng của bọn súc vật âm binh mafia csvn đảng cẩu nô chó tay sai tuyệt đối trung thành của bọn thú vật quan thầy mafia c s tàu ,,,,,,chúng giăng mồi câu bẫy ….khống chế thu hồn đoạt vía …. cấy hạt giống súc vật vào bà mẹ vợ con em của kẻ thù ,,,,,biến họ thành chó đeo vòng kim cô bò bốn chân phục vụ cho mưu đồ sự nghiệp vĩ đại của bọn quan thầy mafia cs meo đen trung cộng ….hay chúng thường cấy chim mái vào bọn chim trống thù địch ….nằm yên dưới lớp vỏ mẹ hiền dâu thảo ……vào các nhân vật quyền chức .các nhà chính trị có tương lai …..các nhà tài phiệt ..v..v… vì thế chúng nắm bắt tất cả thông tin tuyệt mật nhạy cảm về quân sự kinh tế chính trị ..v..v của các nước sở tại một cách dể dáng thông qua lủ gà mái âmbinh mafia cs này ……. chúng sinh sôi nảy nở truyền kiếp tư đời này sang đời khác đến khi giòng giống ác quỷ nắm đa số thì chúng lại hiện nguyên hình bầy ác quỷ đỏ ..một khi chúng nắm thóp được lủ chóp bu và khi đám bậu sậu nhũng nhiểu bên dưới đủ lông đủ cánh …chúng sẻ bóp chết các thế lực yêu chuộng tư bản tự do, xoay chuyển sang XHCN một cách dể dàng ……….Dù có cố diển tả thế nào đi nửa các bạn cũng không thể nào hiểu hết ĐƯỢC mọi mưu đồ cực kỳ thâm độc cuả lủ súc vật chó đeo mặt nạ người này ,,duy chỉ nhắn nhủ cùng các bạn ,,,một câu ,,,,,,TIN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TỪ CÁI NHÀ NƯỚC XHCN THÚ VẬT Âm BINH MAFIA CS VN ĐẢNG NÀY LÀ TỰ SÁT ,,,,TỰ SÁT
ReplyDeleteNhà nước cộng sản vn là một tổ chức ma fia …. Cựckỳ chặc chẻ từ trên xuống dưới trong mọi tầng lớp trong xã hội …. đén tận từng người dân một …. Một xã hội của loài thú đeo mặt nạ người ….một nhà nước âm binh ma fia cs vn đảng …. Tự do làm chó muôn năm …..tin bất cứ điều gì vào cái xã hội chủ nghĩa thú vật âm binh ma fia cs vn đảng này là tự sát…..TỰ SÁT trong xã hội mà con dân chỉ là một loại công cụ đặt biệt có nghiệm vụ hy sinh tất cả vì lý tưởng và để làm được điều đó ngoài tổ chúc nhà nước đơn thuần để điều hành xã hội nó còn một hệ điều hành dấu mặt thứ hai [ bong ma ] anh em sinh đôi với nó luôn luốn song hành với nhau như hình với bóng để làm những việc mà một xã hội bình thường không thể làm được hiểu đơn giản nó là một tổ chức nằm ngòai vòng kiểm soát của pháp luật không ai dám công nhận sự hiên hửu và chịu trách nhiệm về nó nhưng nhà nước đó luôn luôn dấu mạt đứng đàng sau chỉ đạo và bảo vệ nó mà pháp luật trong nước cũng không bao giờ dám đụng đến nó… NÓ thay mặt nhà cầm quyền điều hành tất cả mọi công dân trong nước bằng luật ma fia người dân một cổ hai tròng sống không còn con đường nào khác phải cam chịu số phận kiếp đời súc vật âm binh ma xó nôlệ cho bọn ác ma những côgái mới lớn kể cả các em sinh viên hoc sinh còn ngồi ghế nhà trường phải dâng hiến tuổi thanh xuân chịu sự sai khiến làm nôlệ tình dục ngoại giao giăng bẫy câu mồi các đối tác kinh tế hay moi móc tin tình báo từ các chính trị gia và du khách đủ mọi thành phần đến đất nước nầy có kẻ vì dính bẩy tình phải chịu sự lợi dụng của bọn nầy trong những mục tiêu chúng nhắm đến hay phải bị buộc gia nhập tổ chức để rồi suốt đời làm con vật cho chúng sai khiến và nhìn bọn trẻ nhan nhãn ngoài đương đầu tóc xanh đỏ xâm mình khắp người hay từ đám đỉ rạt đứng đường đến đám gà móng đỏ lủ ma cô trí thức chúng đều là những con ma xó di động là loại ma cô an ten chúng đang làm nghĩa vụ công dân của một đất nước ma fia còn lớp người trung niên và có tuổi cũng đã qua thời nghĩa vụ chẳng ai dám làm thế nào cho con cháu mai sau thoát được cảnh địa ngục trần gian nầy … còn chế độ này là còn nghĩa vụ ma quỷ ..có lẻ hiện nay quan trọng nhất là nghĩa vụ quôc tế theo lệnh và mưu đồ của quan thầy mafia cs trung cộng trong công cuộc tây tiến từ con ma xó trong nước khi xâm nhập ra các nước trên thế giới chúng là một loại xác sống lây lan trong cộng đồng người hãi ngoại hay đúng hơn là một thứ robot người được điều khiển từ xa với vai diển của đủ mọi thành phần trong xã hội đội quân của chúng ngày càng phát triển mảnh liệt và lớn mạnh trong cộng đồng các quốc gia tự do trên toàn thế giới cảnh giác đặc biệt với loại ma fia này nhất là con em vợ con của cácthành phần chống đối chúng tại hải ngoại là mục tiêu chính trong việc câu mồi lừa đảo bằng mọi thủ đoạn khiến con em quý vị sa vào lỗi lầm hay phạm tội để rồi chúng khống chế gia nhập vào tổ chức của chúng sống chết theo luật ma fia biến họ thành một loại súc vật vô hồn không còn trái tim chỉ biết vâng lệnh của bọn ác ma thủ đoạn chúng thường dùng là nam nữ nhân kế khi lừa được người nào chúng tiếp tục sử dung chính những người đó để tiép tục lừa bẩy kẻ khác.. ngày càng nhân rộng mạng lưới của chúng lên có thể gọi chúng là hoa hồng đen ..bàn tay đen hay là robot người được điều khiển từ xa hành tung của chung rất khó phát hiện dù có theo dõi kỷ càng thế nào đi nữa vì chúng được hổ trợ của công nghệ cao tối mật và cả một hệ thống tổ chức khổng lổ bưng bít bao che hổ trợ cho nhau…. cả thế giới đang bị mắc mưu sa bẩy lọt vào quỷ kế gian manh hiểm độc chúng hãy chung tay lột mặt nạ cái xã hội chủ nghĩa thú vật mang mặt nạ người này ngoài mặt nhân danh kêu gào yêu chuộng hoà bình công lý mà ngấm ngầm mưu đồ đen tối đứng đàng sau hổ trợ và nuôi dưỡng điêu hành và chỉ đạo trong bong tối vì mục tiêu và lý tưởng đại đồng tâm thần hoang tưởng của chúng
ReplyDeleteXã hội VN là con đẻ ….một bản sao chính xác của xã hội TQ trong cái xã hội mà người dân chỉ là một thứ công cụ hay là một phương tiện người ta lợi dụng để đat được mục đích cuối cùng con dân được hợp quần trong những tổ chức đen [ BÓNG MA ] trong vòng kềm toả chỉ đạo của một chuyên ngành đặt biệt không ai dám đụng vào kể cả pháp luật được kết thành một khối theo luật ma fia tuyệt đối trung thành với chủ nhân có thể ví cái xã hội đó như một tảng băng mà phần nổi là chính phủ của một nhà nước độc lập với phần chìm là một khối đen khổng lồ bao gồm. các tổ chức hoạt động ngấm ngầm trong bong tối để bảo vệ và giữ vững nhà nước đó cùng với thế lực đen [ bong ma ] của các nước anh em cs tiếp tục con đường giải phóng nhân loại tiến vào thế giới đại đồng … . Vào cuối thế kỷ 20 các nước cs … liên xô và đông âu lần lược bị sụp đổ chỉ còn lại TQ và vài ba nước chư hầu trước sự kiện nguy cơ bị tan rả dây chuyền nên TQ đã ráo riết cùng với bọn chư hầu tay sai phát triển các tổ chức ma fia ra rộng khắp thế giới bằng các con đường di dân kết hôn tỵ nan buôn người v..v … ngấm ngầm cài căm người vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan công quyền của các nước hoạt động phi pháp lấy tài chính cho tổ chức hoạt động giăng mồi cài bẩy mua chuộc đủ mọi tầng lớp từ thấp đến cao nhằm thu lượm tin tức trong nội bộ hiện tình của các nước về kinh tế chính trị quân sự phục vụ cho ý đồ thâu tóm thế giới trong một tương lai gần và cuộc chiến ngầm của TQ cùng với đám đàn em chư hầu tay sai đã tỏ ra vô cùng hiệu quả trong kế hoạch và mưu đồ vô cùng sâu hiểm thâm độc với một lực lượng khổng lồ nhũng tổ chức hoạt động trong bóng tối với vô vàn bàn tay đen và hoa hồng đen trung thành tuyệt đối theo luật ma fia đã thực sự hửu dụng đem lại kết quả tuyệt vời trên mọi lĩnh vực với sức mạnh khủng khiếp của các thế lực ĐEN có thể khuynh loát chính tri kinh tế quân sự của một đất nước theo chiều hướng có lợi cho những kẻ dấu mặt đang âm thầm chỉ đạo trong bong tối VÀ NỘI VỤ trong nước bảo đảm chỉ có những thành phần tự do dân chủ cuội được dảng đạo diển dàn dựng cho phép diển kịch để lừa bịp che mắt thế giới… kể cả mọi hoạt động phi phàp buôn lậu mãi dâmv..v.. tất tần tật mọi thứ đều phải theo sự chỉ đạo phân công của KẺ ĐIỀÙ HÀNH đạo diển muốn xã hội yên ổn hay bán yên ổn hay bất cứ xã hội nào dưới hình thức gì miển che mắt được thế giới để chúng dể dàng tạo được vỏ bọc bên ngoài vô hại …thân thiện …yêu hòa bình ghét chiến tranh nhân bản trí đạo nhân hiền nhằm đánh lừa nhân loại khiến họ mất cảnh giác không mảy may nghi ngờ hiểm họa cs để chúng dể dàng ngấm ngầm rúc rỉa ăn luồn ăn sâu làm phân rả hoàn toàn tất cả thế lực thù địch ,… dưới chế độxã hội chủ nghĩa thú vật âm binh ma fia cs vn đang chỉ có những kẻ cam tâm làm súc vật cho chúng sai khiến mới được phép tồn tại để phục vụ chiến đấu không ngừng nghỉ cho lý tưởng và mưu đồ sự nghiệp đại đồng vĩ đại của bọn quan thầy tâm thần hoang tưởng mao mác lê chúng sẳn sang triệt hạ và tiêu diệt cứ ai dân tộc nào dất nước nào đi ngược lại mục tiêu và lý tưởng của bọn chúng không từ một thủ đoạn nham hiểm sâu độc và tàn ác nào chúng một lũ ác quỹ đội lốt người, cả nhân loại nên nhớ rằng CÓ CỘNG SẢN THÌ KHÔNG CÓ TỰ DO ,CÒN CỘNG SẢN THÌ KHÔNG BAO GIỜ CÓ HOÀ BÌNH ,TIN CỘNG SẢN LÀ TỰ SÁT ,NGHE THEO LỜI CỘNG SẢN LÀ TỰ NỘP MÌNH VÀO MIỆNG LANG SÓI CỌP BEO tất cả chúng ta hảy cùng chung tay góp sức cho một thế giới không cộng sản tất cả vì công lý tự do và quyền làm người được thực thi trên trái đất này
ReplyDeleteNếu mục đích chỉ thuần là văn hóa Việt Nam, biểu hiện cho một giai đoạn của lịch sử thay vì lồng thêm vào đó yếu tố chính trị thì tốt biết mấy. Hơi tiếc một chút nhưng dầu sao cũng phải khâm phục và cảm ơn tác giả đã bỏ công sức ra tìm tòi và góp nhặt.
ReplyDeletenày Anonymous June 16, 2020 at 10:37 PM!!!
Delete< giai đoạn của lịch sử > không phải là chính trị hả Man? Cộng sản Bắc Việt xé Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê 1973 quyết đánh miền Nam hòng thôn tính VNCH dâng nộp cho cộng sản Tàu ... vậy không phải là chính trị hả? 45 năm qua, Tập đoàn máu Bắc Bộ Phủ cai trị toàn thể giải đất Việt Nam bằng cách luồn háng Bắc Kinh, làm tôi mọi cho ngoại bang cướp giết đồng bào ruột thịt 1 nhà, thế không phải là chính trị hả Man?
Man chỉ cho tôi có 1 cái thứ gì - trừ cái Cock của Man - mà không là chính trị xem nào?
Đã chun vô đây tìm sách quý đọc để mở mang cái đầu óc bị VC làm cho ngu si, bị VC ám cho tối tăm lâu nay, mà không cảm ơn thì chớ, lại còn kiện tụng sao lại chính chị với chính em?
Đúng là dân Việt như vầy thì cũng đáng để cho bầy chó Ba đình nó ngồi xổm lên đầu mà phóng uế cũng đáng! Đừng đọc sách vở gì nữa!!!
Chú Lê Tùng Châu có thể zip & upload tài liêu quý này lên google drive được không ạ?
ReplyDelete!!!
DeleteLàm ơn đọc kỹ toàn thể lời giới thiệu ở đầu Post này. Tôi đã viết rõ ràng đầy đủ những sách, tài liệu hiện có lên đến số lượng 700, tôi đã upload lên những nơi đâu, và cung cấp cho everyone downloadable link như thế nào, ... sao bây giờ còn hỏi Zip với Google Drive? Tôi đoán anh là lớp nhỏ cỡ học trò tôi ( born 1990s ) mà sao trình độ thu nhận kém quá vậy?
Tôi đã lục tìm trên blog để download cuốn Lich Su Giao Duc by Roger Gal, Le Thanh Hoang dich (xem được trên https://issuu.com/vietnamthuvien/docs/lich_su_giao_duc, nhưng không thể tìm ra link dowload. Rất mong quý ngài Le Tung Chau bớt thời gian hướng dẫn tôi cách tìm tới link dowload của cuốn sách trên. Chân thành cảm ơn
ReplyDeleteKính bạn đọc Nghien cuu
DeleteCảm ơn anh đã comment hỏi và nhờ đó đã nhắc tôi. Tôi bị quên (sót) phần Tủ sách Lê Thanh Hoàng Dân trong Post Cập Nhật... này. Tôi sẽ mau chóng bổ túc. Thank you again!
Nay, để lấy nhanh cuốn Lịch Sử Giáo Dục (Roger Gal), Lê Thanh Hoàng Dân và Trần Hữu Đức dịch, NXB TRẺ Saigon 1971, xin anh và bạn đọc download theo link sau đây:
https://www.mediafire.com/file/doe4wq9ep2nxa4c/Lich_Su_Giao_Duc.pdf/file
Mọi thắc mắc xin anh biên thư theo email address của tôi (đã cho ở đầu Post này) hoặc comment vào đây đều được. Tôi sẽ giải đáp liền!
Thân quý,
LTC
Xin cảm ơn ngài Lê Tùng Châu đã gửi lại link cuốn sách. Và cũng nhân đây cảm ơn ngài đã ra công sức sưu tầm và chia sẻ tài liệu học thuật của các học giả thuở xưa, để ngọn lửa tri thức này có thể bùng cháy trở lại trên quê hương bản xứ, bản thân tôi, là một người yêu mến tri thức, cũng luôn mong ngóng điều này. Vì chưa thể tra cứu hết dữ liệu số sách lên tới số lượng 700 cuốn, có thể tôi sẽ cần sự giúp đỡ tương tự của ngài trong tương lại, nếu gặp vướng mắc tôi sẽ tiếp tục biên thư cho ngài . Chúc ngài mọi điều tốt lành !
DeleteKính huynh Nghien cuu,
Deletevà quý bạn đọc.
Tôi rất quý sách vở - riêng sách cũ thời miền Nam quốc gia thôi – và đã cố công sưu tìm, mua, xin … đủ cách để có thể làm một downloadable Library (bạn đọc có thể download được sách báo đã đăng tuỳ ý) hiện có gần 700 sách báo tạp chí, như huynh và quý bạn đọc thấy.
Và tôi hiện đang có cũng khoảng 800 cuốn nữa nhưng vì đang busy dịch sách “Drawn Swords …” cho nên phải hẹn lại sau khi dịch xong sách này, tôi sẽ upload tiếp cho xong 800 cuốn sách báo đó. Lúc đó, ước tổng số sách tại Library này có khoảng hơn 1500 PDFs các loại, có thể nói là một “kho” sách báo VNCH hùng hậu nhất hiện nay. Mong quý anh em chuyền tay thêm cho bạn bè mình biết,cũng là một cách góp tay gìn vàng giữ ngọc cho một ngày mai phục dựng, tái thiết lại Nhà Việt Nam no communism forever!
Cảm ơn tất cả quý anh em!
Cháu thế hệ 9X, nay vượt tường lửa mới có thể biết đến trang blog với nhiều tài liệu quý như vậy, cs VN không biết vì sợ diều gì đã chặn trang blog này ở VN, chân thành cảm ơn tác giả đã dày công sưu tầm, lưu trữ lại cho thế hệ sau được biết đến VN đã từng có 1 nền văn hóa, triết học lớn như vậy.
ReplyDeleteChào mừng người bạn trẻ 9X đến với trang Blog Thư Viện này. Cảm ơn những lời vàng của bạn! Hiện tôi đang bận dịch sách Drawn Swords ... chắc phải mất thêm một đôi tháng nữa mới xong. Sau khi xong, tôi sẽ tiếp tục upload số sách sưu tập được thêm và hiện còn đang giữ (từ năm 2020 đến nay) lối 800 cuốn (PDF scanning book file) nữa. Có lẽ phải mất một, hai tháng mới upload hết số đó. Khi ấy, trang Thư Viện này sẽ gồm khoảng trên dưới 1.500 sách vở tài liệu ấn hành dưới thời miền Nam quốc gia VNCH. Mong quý bạn đọc đón theo dõi.
DeleteÔi! thật quý hóa biết bao, tấm lòng của một người yêu miền Nam nước việt và cả Việt Nam nữa đã cố công gìn giữ những viên ngọc báu cho thế hệ đời sau. Tui cũng là người sưu tầm sách cũ dạng pdf vì ở ngoài nước, rất trân trọng công sức của bạn.
ReplyDelete