. .

Tuesday, May 10, 2011

Chỉ Có Sự Thật mới cứu cho tất cả!-Lê Tùng Châu

Chỉ Có Sự Thật mới cứu cho tất cả!
Lê Tùng Châu
Tôi đọc bài này (*) (ký tên tác giả là Như Thuần) ở Yahoo News, mà không thấy "nguồn" nên lục trên web một hồi, thì dẫn sang forum này.

Đây là diễn đàn mở, nên tôi xin vài dòng góp ý.

Tôi nghĩ đây là vấn đề trọng đại của bao gia đình, bao thế thệ, bao con người, đang, và sẽ là người lớn, trưởng thành, rồi trung niên . . .có nghĩa là vấn đề sinh tử của nước Việt Nam (VN).
Một quốc gia sẽ không bao giờ có tương lai khi những người trẻ, tức là hạt giống của xứ sở đó, mà hư hoại gần hết ....như thanh thiếu niên VN hiện nay.
Do đó, nếu chúng ta còn tâm huyết, có thao thức, âu lo thực sự cho tương lai nước nhà, thì điều trước hết là chúng ta phải Nói Thật, Nghĩ Thật Không Tránh Né, đặng cùng nhau tìm đâu là nguyên nhân mà cùng nhau chung tay sửa đổi, (mà không biết có còn kịp hay không đây nữa?)

Trước khi vào phần chính, tôi xin giới hạn chủ đề quanh việc văn hóa ứng xử, học làm người, hay nói cách khác, chỉ gói gọn ý chính trong phạm vi nhân văn của học sinh, sinh viên (rồi về sau họ sẽ là những công dân, thâm chí là quan chức to nhỏ, hay nguyên thủ quốc gia…) chứ chưa nói tới lĩnh vực kiến thức phổ quát bắt buộc khác phải có của một “trí thức” như khoa học Toán (Toán) và khoa học thực nghiệm (Vật lý, Hóa học), Information Technology.

Tôi cho rằng, bạn:

ĐỪNG:
A - Bạn đừng than vãn sao vào công sở hay nơi phố chợ, trên các nẻo đường, mà gặp quá nhiều người vô văn hóa (ứng xử)

B - Bạn đừng than vãn sao ngày càng nhiều sinh viên học sinh (SVHS) VN gần như chẳng có bao nhiêu trình độ học vấn mà lại quá nhiều hư hỏng đua đòi: bỏ học - mua bằng, ngồi cafe, chơi game, đua xe, thậm chí trai gái, đánh ghen, đánh nhau dành "gái", ngay từ cấp 2! Năm sau nhiều hơn năm trước! Đến nỗi tự những diễn biến xám đen này của lớp học trò nhỏ đã sản sinh ra cái "phrase" quái gở nhất: Bạo Lực Học Đường (nếu bạn bình tâm nghĩ kỹ thì bạn sẽ thấy không sao hiểu nổi cái lối nói vô nghĩa ấy), một tên gọi chưa từng có để chỉ nơi trường học có học trò đánh giết nhau tận tình!

C - Bạn đừng than vãn sao xã hội ngày càng tan nát về đạo đức, suy đồi tàn mạt về phong khí xã hội. Ở đâu cũng có trộm cắp cướp giật. Ngồi với bạn hay một mình, dù là trong quán café sang trọng chớ không phải ngoài công viên, vẫn bị giật điện thoại hay tài sản quý giá khác v.v…Hễ bước ra đường là hầu như không còn an toàn, hiểu theo nghĩa giản dị nhất, cũng khó có, nhất là nơi các thành phố lớn! Các tội phạm hình sự tầm thường man rợ nhất như từ thưở man di: chỉ quanh quẩn trong vòng tiền, của --> mạng người, bất chấp là người xa lạ cho đến người có cùng huyết thống máu mủ gia tộc. . .ngày càng nhiều và vô luân khủng khiếp!


HÃY:

A1 : --> Bạn hãy tự hỏi 10, 20 hoặc 30 năm về trước, những người ứng xử vô văn hóa kia HỌC cái gì? ở đâu?

B1 : --> Bạn hãy tự hỏi các em học sinh cấp 1, 2, 3 rồi là sinh viên, đã HỌC cái gì? ở đâu?

C1 : --> Bạn hãy tự hỏi những kẻ cướp giật, những tội phạm vô luân hiện nay 10, 20 hoặc 30 năm về trước HỌC cái gì? ở đâu?

Chắc hẳn bạn cũng như tôi không khó gì mà không trả lời được: tất cả đều học Mác Lenin, HCM; và học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”, do những đảng viên CS-cán bộ giáo dục (giáo viên) dạy.

Bạn kinh ngạc lắm hả? Chính thủ phạm là ở đó, là “lỗi hệ thống” đó đó!

Xin trích từ bài của Như Thuần: “ . . . trường học là nơi ngoài gia đình chịu trách nhiệm về nhiều biến động cả tốt lẫn xấu về tinh thần và thể chất của học sinh, trong khi nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường được coi là giáo dục con người. 
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay cả khi các quy định cho phép việc xử lý học sinh đến mức cao nhất – có thể nói tận cùng và cần thiết - là đuổi học, ngay cả khi việc vi phạm các quy tắc đạo đức của học sinh trở nên thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn, thì các thiết chế của hệ thống, từ người thầy cho đến ngành giáo dục và cả xã hội, cần phải xem lại chương trình giảng dạy . . .” - hết trích

Để bạn thấy không chỉ tôi mà cả Như Thuần hay cựu bộ trưởng giáo dục cũng quy về chỗ lỗi GỐC đó: chương trình dạy

Một chương trình dạy học, giáo dục, đào tạo cho thanh thiếu niên biết bao thế hệ đã qua, bốn năm chục năm qua cho tới giờ này, đã không còn thể nào chối cãi, bào chữa gì được nữa: phá sản và hoàn toàn thất bại!

Vậy ta hãy thử xem xem cái chương trình ấy nó dạy cái gì mà trẻ con hư hết vậy?

Nó đã chính trị hóa học đường, dạy-bắt buộc-áp đặt cho trẻ em SVHS những gì không cần thiết cho chính các em, mà lại cần cho chính “những trò chơi” của người lớn: Chính trị.

Đã là Chính trị thì có phải có quấy, có đúng có sai, có chính có tà, có thật có dối …cốt sao thu đoạt được Quyền, Lợi về cho phe phái mình, cho nên dù mình có bậy có quấy cũng nói thành hay thành giỏi, dù mình có thua cũng bảo rằng thắng, dù mình có dốt nát u tối cũng tự phong là “đỉnh cao trí tuệ”, dù mình vô học bất tài chẳng sáng tạo được gì, chẳng làm ra được đồng nào, toàn ăn theo phát minh của nhân loại, toàn đi xin xỏ, vay mượn nương nhờ “thế cục” chính trị thế giới mà vẫn hô hào rêu rao đao to búa lớn nào là “phát triển” không ngừng, nào là gặt được những “kỳ tích kinh tế” mà thế giới phải công nhận v.v…Cái lối tự biên tự diễn, “tự vẽ bùa tự đeo” ấy chỉ có thể là “kế sách” trong một giai đoạn ngắn nhất thời nhằm ngụy biện, “nói lấy được” sặc mùi tuyên truyền một cách ấu trĩ đáng xấu hổ.

Trong khi việc giáo dục là việc lâu dài, ngay chính và bền bỉ với những đức tính kèm theo là:

- Chân thật, biết rõ về mình, không che đậy, không bưng bít, không ngụy tín.
- Luôn hoài nghi, tự hỏi, tỉnh táo, khách quan trong suy tư, nhận định.
- Luôn sáng tạo, không ngừng thích ứng với thời thế.
- Luôn ưu tư, tìm tòi những đường hướng hướng thượng dài lâu cho quốc gia dân tộc (Khai Phóng)

Lẽ ra phải dạy cho con trẻ biết Yêu thương, Chân thật, Ước mơ, Khám phá, thì toàn chương trình dạy kia làm ngược lại: Hận thù, Giả dối, Cầu an, Chấp nhận.

Lẽ ra phải làm gương cho con trẻ biết yêu thương thì Thầy cô trong trường học, người lớn nhan nhản trong xã hội lại hận thù, đấu đá tranh dành.

Lẽ ra phải làm gương cho con trẻ biết Chân thật, Ước mơ, Khám phá thì Thầy cô trong trường học, người lớn nhan nhản trong xã hội lại Giả dối, Cầu an, Chấp nhận, bịt mắt bịt tai trước những bất công khi cần phải lên tiếng, cốt sao cho yên ổn phần mình là nhất!

Cái lỗi GỐC sờ sờ ra như thế, năm sau nguy cơ cao hơn năm trước, thời gian càng trôi mối họa càng đến gấp, sản sinh ra biết bao “học sinh hư” và là nguyên nhân gây nên một “cánh đồng chết” bao trùm toàn xứ sở như thế mà không chịu “hồi đầu thị ngạn-quay đầu là bờ” thì cái hiểm họa không bom đạn này sẽ còn kinh hoàng hơn trăm ngàn lần chiến tranh nữa.

Đảng cộng sản VN hãy dừng tay lại trước khi quá muộn!

Lê Tùng Châu
Saigon rạng sáng 10/5/2011

[Mời bạn xem thêm 2 bài cùng chủ đề tôi đã viết và cảnh báo từ 2 năm trước:
VỀ ĐÂU HỌC SINH VIỆT NAM? (bài 1)
và: VỀ ĐÂU HỌC SINH VIỆT NAM? (bài 2) - ]
-------------------------------------
(*):
Học sinh “hư” đi đâu?


Chiều ngày 5.5.2011, hội đồng kỷ luật của trường THCS Nguyễn Hiền, quận 12, TP.HCM đã họp và ra quyết định với hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi học một năm đối với nhóm nữ sinh tổ chức đánh bạn và quay vidéo clip rồi tung lên mạng. Đây không phải là lần đầu tiên có một trường học áp dụng biện pháp được coi là mạnh nhất đối với học sinh vi phạm kỉ luật.

Đuổi học làm chi?

Theo quan điểm của nhà trường và phòng GD-ĐT quận 12, đuổi học là cách để giúp các em không tái phạm việc đánh nhau và tạo điều kiện cho các em có thời gian sửa đổi, rèn luyện đạo đức để trở lại học tập một năm sau đó.
Nhưng ở một khía cạnh khá “thực tế” khác, đuổi học cũng là biện pháp nhằm không để học sinh bị kỷ luật gây ảnh hưởng xấu tới việc giảng dạy, tới các học sinh khác, ảnh hưởng cả quá trình giáo dục nói chung của nhà trường, hơn là tạo điều kiện cho bản thân học sinh đó được sửa đổi.

Trên các diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, hàng loạt những câu hỏi đã được đặt ra: Những em học sinh bị đuổi học sẽ đi về đâu? Liệu năm sau các em trở lại trường hay bỏ học luôn? Liệu xã hội có phải gánh chịu mọi hậu quả vì tiếp nhận thêm một công dân xấu? 

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hình thức đuổi học đối với các học sinh hư đã xưa cũ và không còn phù hợp. Một phụ huynh có nick name vuvkhoi trên một diễn đàn thắc mắc: “Buộc thôi học một năm có làm các em thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn? Hay là khi không có sự quản lý, giáo dục của nhà trường các em càng dấn sâu vào hư hỏng?”

Đó quả thật là những câu hỏi rất khó trả lời!

Trường nên xem lại trường

Xử lý thì đã làm nhiều, nhưng ít khi nào sau những trường hợp như  vậy, ngành giáo dục và đơn vị cơ sở là trường học, tự tìm hiểu xem tại sao những mầm mống có khả năng phát triển thành tội ác như vậy lại nảy nở mà mình không hay biết và không thể nhăn chặn, trong khi trường học là nơi ngoài gia đình chịu trách nhiệm về nhiều biến động cả tốt lẫn xấu về tinh thần và thể chất của học sinh, trong khi nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường được coi là giáo dục con người.

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay cả khi các quy định cho phép việc xử lý học sinh đến mức cao nhất – có thể nói tận cùng và cần thiết - là đuổi học, ngay cả  khi việc vi phạm các quy tắc đạo  đức của học sinh trở nên thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn, thì các thiết chế của hệ thống, từ người thầy cho đến ngành giáo dục và cả xã hội, cần phải xem lại chương trình giảng dạy, cách thức và biện pháp sư phạm đang được áp dụng có chuẩn mực hay không.

"Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác".

Tất cả các nguyên lý giáo dục đều thừa nhận rằng những giá trị được tiếp thu và hình thành ở mỗi học sinh luôn luôn phụ thuộc vào việc các em được giáo dục, đồng thời tiếp nhận các tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức của gia đình và xã hội.

Hãy khoan vội kết tội cho các “công cụ” khiến các em dễ dàng tiêm nhiễm với cái xấu, vì bản thân chuyện hấp thụ cái xấu trong lứa tuổi học sinh cũng rất nhanh, trong khi việc phân biệt rạch ròi giữa cái tốt và cái xấu lại đòi hỏi cả một quá trình.

Cho nên, cũng giống như việc cảnh sát giao thông nên giáo dục mọi công dân tôn trọng luật giao thông thay vì chỉ chăm chăm chờ xử phạt, nhà trường không thể trốn tránh trách nhiệm trong việc kết hợp cùng với gia đình để giáo dục học sinh từ bỏ thói quen dùng bạo lực để giải quyết các xung đột trong thế giới học trò.

Chỗ dựa cuối cùng

Ai cũng biết, một khi đã bị đẩy ra khỏi môi trường sư phạm, thì các em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn từ xã hội. Chuyên viên tư vấn tâm lý Lý Thị  Mai chia sẻ bà từng tiếp xúc với rất nhiều trẻ vị thành niên hư hỏng, thậm chí phạm pháp chỉ vì bị trường học, thành trì cuối cùng nơi các em có thể nương tựa, đã từ chối các em, khi mà chính các em đã không còn chỗ dựa đáng tin cậy nhất của tuổi thơ là cha mẹ.

Còn với các bậc cha mẹ có con bị đuổi học, họ không còn cách nào khác là chấp nhận hình thức kỷ luật mà nhà trường đã đưa ra cho con mình. Nhưng rồi họ sẽ lại bằng mọi cách tìm một ngôi trường khác để tiếp tục gửi con. Áp dụng biện pháp đuổi học thành ra không có tác dụng. Đứa trẻ hư không biến mất; nó chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Khi tâm hồn một đứa trẻ bị hỏng hóc, không thể chữa trị chỉ bản thân đứa trẻ đó mà phải chữa trị cả cha mẹ nó. “Trong khi Việt Nam chưa có những trường học đặc biệt dành để giáo dục học sinh hư hỏng, việc kỷ luật học sinh bằng hình thức đuổi học nên được xem xét cẩn thận từ mọi khía cạnh, bằng không chúng ta chỉ giải quyết được phần ngọn”, bà Mai phân tích.

NHƯ THUẦN

(đã đăng  ở Yahoo News)
-----------------------

LTC:
Dưới đây là một vài tin liên quan, chứng minh chắc nịch cho sự thực đau lòng: Chính giáo dục cộng sản, Mác Lenin, HCM đã làm lớp trẻ hóa điên. Cũng chỉ vì đảng CSVN đã lấy họ làm công cụ tuyên truyền chính trị, chứ không coi họ là tài nguyên đất nước. Họ là nạn nhân trực tiếp thương đau và oan uổng nhất. Cũng "ăn học", đồng phục, sách vở tới trường nhưng họ hoàn toàn không có chút kiến thức và nhân cách trưởng thành.
Ý hệ cộng sản độc luận một chiều đã biến học sinh thành một cái đầu rỗng, một trái tim hoang, thì con người tránh sao khỏi mất phương hướng, cộng với những thực tại băng hoại đạo đức xung quanh làm cho trẻ rất dễ trở nên sa đọa, hoảng loạn, "tâm thần" bệnh!

Vài Bài Liên Quan:

Mua bán chứng chỉ dễ hơn mua rau ngoài chợ
Mua báo cáo tốt nghiệp dễ hơn... mua rau
Vén màn lối sống “thác loạn” của VSV-Vip Sinh Viên (MTO 4 - 25/4/2011)
Giới trẻ cũng hoảng vì 'bội thực clip sex'
Lại xôn xao clip sex nữ sinh trường Y
Tiếp tục xuất hiện clip sex của SV ĐH Mỏ
Xôn xao nhiều vụ tự tử của teen

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...