- Bất công xã hội dẫn đến những hành động tuyệt vọng tại Trung Quốc
- Nhà nước Trung Quốc che dấu vụ nổ bom
- TQ cảnh báo về bạo động ở Nội Mông
RFI, Thứ hai 30 Tháng Năm 2011
Anh Vũ
Các cuộc biểu tình lớn chống chính quyền lại nổ ra ở Trung Quốc. Lần này làn sóng phản kháng không diễn ra ở Tây Tạng, hay Tân Cương như thường thấy mà lại bùng phát tại một điểm mới, khu tự trị Nội Mông, một vùng rộng lớn nằm ở phía Bắc Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc phong tỏa vùng Nội Mông (REUTERS/ SMHRIC) |
Tờ Libération hôm nay dành trang thế giới cho bài phóng sự của đặc phái viên báo tại Tích Lâm Hạo Đặc, thành phố đang sôi sục với các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây. Bài viết có tựa đề : « Trung Quốc không muốn để nảy nở một mùa xuân Mông Cổ tại Tích Lâm Hạo Đặc ».
Theo bài báo thì đây là lần đầu tiên kể từ hàng chục năm qua, tại nhiều thành phố trong khu tự trị Nội Mông xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống chính quyền, phản đối các công ty khai thác mỏ làm hủy hoại môi trường sống của dân tộc Mông Cổ.
Các cuộc biểu tình này, cũng được hỗ trợ bằng công cụ internet, đã huy động được hàng nghìn học sinh sinh viên và các nông dân sống bằng nghề chăn nuôi truyền thống. Liên tục trong tuần qua, đoàn người biểu tình kéo đi rầm rộ trong các khu phố của nhiều thành phố ở cách nhau khá xa ; từ Tích Lâm Hạo Đặc cho đến Đông Ô Kỳ, sang Tây Ô Kỳ. Người biểu tình giương các biểu ngữ «Chúng ta hãy bảo vệ quyền của người Mông Cổ, công lý cho người Mông Cổ ».
Theo tác giả bài báo, lo ngại trước làn sóng phản kháng lan rộng, chính quyền đã nhanh chóng khóa chặt các cửa ngõ vào thành phố Tích Lâm Hạo Đặc. Mọi ra vào thành phố đều bị kiểm tra chặt chẽ. Một người dân ở đây cho biết chính quyền đã áp dụng lệnh giới nghiêm. Các nhà báo bị cấm không được vào khu vực phong tỏa.
Chuyện bắt đầu bùng phát khi một người chăn nuôi gia súc tại Tích Lâm Hạo Đặc người dân tộc Mông cổ cùng một số người khác tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, các đoàn xe tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi hôm 10 tháng năm xảy ra xô xát giữa những tài xế xe tải người Hán và những người biểu tình bao vây đoàn xe.
Người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết và kéo đi hơn một trăm mét. Chính quyền sau đó đã cố gắng làm dịu cơn phẫn nộ của người dân bằng cách đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân, bồi thường thiệt hại cho nông dân chăn thả gia súc… Nhưng, theo tác giả bài báo thì sự cố xảy ra được nhìn nhận như là một sự lăng mạ đối với truyền thống và môi trường sống của người Mông Cổ. Đại đa số các sinh viên tham gia vào các cuộc biểu tình tại Nội Mông đều là con em của những người làm nghề chăn nuôi truyền thống.
Theo tác giả bài phóng sự thì, ngày hôm qua tại Tích Lâm Hạo Đặc các binh lính vũ trang chống bạo động đã chiếm một trong số khu nội trú, trường học cấm không cho của sinh viên học sinh ra ngoài, điện thoại di động của họ cũng bị tịch thu, internet bị cắt.
Nhật báo Le Figaro cho biết, nhiều lời kêu gọi biểu tình lớn vẫn được tung ra ngày hôm nay. Tờ báo lý giải, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông cũng không khác với phong trào của người Tây Tạng đó là xuất phát từ mối lo ngại mất dần bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ. Cũng giống như ở Tây Tạng hay Tân Cương chính quyền Bắc Kinh chủ trương tăng cường đầu tư cho khu vực Nội Mông. Nhưng hình như điều đó lại càng thúc đẩy nhanh sự mai một bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ trong khu tự trị rộng lớn, gồm 6 triệu người Mông Cổ trong khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ bằng một nửa.
----------------
Bất công xã hội dẫn đến những hành động tuyệt vọng tại Trung Quốc
Việt Nam Chính Sử, Thứ Hai, 30 Tháng 5 Năm 2011 12:27
Trong vụ này, ông Tiễn Minh Kỳ và một người nữa đã thiệt mạng.
Vụ một người dân Trung Quốc, ông Tiễn Minh Kỳ, 52 tuổi, thất nghiệp, sau nhiều năm khiếu kiện không thành về việc chính quyền đền bù đất đai không thỏa đáng, đã thực hiện ba vụ nổ bom ngay tại khu công sở hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, ngày 26/05 vừa qua, cho thấy những người dân thấp cổ bé họng, đến một lúc nào đó, không thể chịu đựng nổi những bất công bất xã hội, đã có những hành động phản kháng một cách tuyệt vọng.
Cảnh tượng sau vụ nổ tại Giang Tây ngày 26/5/2011 (REUTERS)
Trong vụ này, ông Tiễn Minh Kỳ và một người nữa đã thiệt mạng. Một số người khác bị thương.
Khu công sở, nơi có viện kiểm sát và văn phòng kiểm tra vệ sinh thực phẩm, đã bị hư hại. Vụ việc được tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Vi Bác của Trung Quốc và làm dấy lên nhiều xúc động.
Trước khi ra tay hành động, trên mạng Vi Bác, ông Tiễn Minh Kỳ đã giải thích lý do : Ông muốn tố cáo cựu chủ tịch huyện Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây, đã biển thủ một phần tiền đền bù cho những người bị tịch thu nhà cửa và đất đai, trong đó có gia đình ông.
Mặc dù đưa ra nhiều bằng chứng về hành động tham nhũng của các quan chức chính quyền, nhưng các đơn kiện của ông vẫn bị tư pháp không thụ lý. Sau 10 năm trời khiếu kiện, ông Tiễn Minh Kỳ muốn thực hiện « một hành động cụ thể để trả lại công lý cho người dân và trừ khử cái xấu ».
Theo báo Le Monde, từ thứ năm tuần trước đến nay, hơn 2,3 triệu người dùng mạng Vi Bác đã có ý kiến về sự kiện này. Một số người tỏ lòng thán phục ông Tiễn Minh Kỳ : « 10 năm bất công được giải quyết trong một ngày » hay ca ngợi ông là người hùng, bày tỏ sự tức giận đối với tầng lớp quan chức tham nhũng.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nói đến tình trạng bạo lực gia tăng trong một xã hội không có công lý : Tòa án thì từ chối thụ lý đơn kiện, những người dân kêu oan mang đơn khiếu kiện đi gõ cửa khắp nơi trong nhiều năm trời, mọi việc không hề được giải quyết mà dân oan còn bị trù dập nhiều hơn. Tất cả những vụ việc này càng đẩy xã hội vào vòng xoáy bạo lực.
Theo giới quan sát, trường hợp chủ sở hữu nhà đất bị chính quyền cưỡng bức trưng dụng, đã phản đối bằng cách tự thiêu thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Các hành động trả thù cũng xẩy ra. Năm 2008, một thanh niên bị công an ngược đãi, đã xông thẳng vào trụ sở công an thành phố Thượng Hải và giết 6 quan chức.
Cách nay hai tuần, một nhân viên hợp tác xã nông nghiệp, để trả thù việc bị sa thải, đã đặt bom ngay tại nơi làm việc cũ của mình. Chính quyền Trung Quốc thường ngăn chặn những thông tin này và không bao giờ công bố lý do của các vụ tự tử, hay phạm tội do tuyệt vọng.
Thế nhưng, trong trường hợp ông Tiễn Minh Kỳ, chính quyền không kịp xóa hoặc phong tỏa các thông tin liên quan. Cư dân mạng đã cho phổ biến trên internet 364 bức thư của ông, trong vòng một năm lại đây, viết về những vụ khiếu kiện và tâm trạng của ông.
Sự việc quá rõ ràng đến mức một nhà xã hội học có uy tín tại Trung Quốc đã nói thẳng là để bảo vệ quyền của nhân dân, phải áp dụng nguyên tắc công bằng và một nền công lý thực sự thì mới hạn chế được quyền lực. Và cần tiến hành một cuộc cải cách chính trị.
Những vấn đề xã hội nóng bỏng này dường như gây tranh luận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào đúng ngày xẩy ra vụ nổ ở Phúc Châu, Giang Tây, Nhân dân nhật báo có bài xã luận về « những tiếng nói bị nhấn chìm » trong xã hội, ủng hộ quyền ngôn luận, kêu gọi « cứu vớt » những tầng lớp người dân cảm thấy bị bỏ rơi, không được lắng nghe và không có cách nào để bày tỏ những nguyện vọng của mình.
Đây là bài xã luận thứ năm trong vòng chưa đầy một tháng, có cách tiếp cận vấn đề thông thoáng và tiến bộ hơn về điệp khúc mà Bắc Kinh vẫn rao giảng : « Bảo vệ ổn định xã hội ».
Trong những tháng vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã viện cớ này để thẳng tay trấn áp mọi đòi hỏi của người dân và hậu quả là càng làm trầm trọng thêm tâm trạng bất bình, cùng quẫn và tuyệt vọng trong xã hội.
-------------------------------
Nhà nước Trung Quốc che dấu vụ nổ bom
DCVOnline - (Tin Observers), 31-05-2011
Ngày thứ Năm, 26 tháng Năm, hàng loạt bom nổ đã xẩy ra nhắm vào ba tòa nhà chính phủ ở Phúc Châu, một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây. Vụ tấn công làm ch ết hai người và hàng chục người bị thương. Khi mới xẩy ra, biến cố được các cơ quan thông tin nhà nước Trung Quốc đã loan tin, nhưng lại im lặng ngay sau đó và đồng thời tin tức lien quan bị xóa khỏi các trang Web.
Những cú nổ xẩy ra liến tiếp nhau trong vòng vài phút, koảng 9 đến mười giờ sang thứ Năm, giơ địa phương. Tân Hoa Xã (THX), hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, cho biết nhiều quả bon được đặt ở trước những tòa nhà chính phủ này là của một nông dân địa phương tức giận trước phán quyết của tòa án. Trước 1 giờ trưa cùng ngày, bản tin đã bị Tân Hoa Xã rút lại, nhưng nhiều hãng thông tấn ngoại quốc đã bắt được bản tin này.
Bản tin của THX ngụ ý rằng, người nông dân đặt chất nổ để trả thù cho việc nhà đất của mình bị nhà nước trưng dụng cho việc xây xa lộ. Tại miền quê Trung Quốc, việc cán bộ chiếm đoạt nhà đất của dân một cách trái phép vốn là một trong những nguyên do quen thuộc nhất dẫn tới việc người dân bất bình đối với nhà nước. Từ đó dẫn đến những xung đột võ lực giữa nông dân và công an, và ít nhất đã có một người dân uất ức châm lửa tự thiêu.
Một cuốn video do người dân vô tình quay được ở hiện trường ngay sau vụ nổ đã được đã được ‘bắn’ lên trên trang web YouKu, ‘YouTube’ của TQ, nhưng chỉ vài giờ sau đó đã bị gỡ xuống. May mắn là một cộng sự viên của chúng tôi đã thu được một bản và gửi qua cho chúng tôi.
Hình chụp sau vụ nổ (Nguồn: observers.france24.com) ------------------------
|
Nhiều tấm hình chụp sau vụ nổ được phổ biến trên các trang web tiếng TH.
© DCVOnline
Nguồn: Reports on triple bomb attack in southern China clouded by censorship. Observers.france24.com
-------------------
BBC, 13:50 GMT - thứ ba, 31 tháng 5, 2011
TQ cảnh báo về bạo động ở Nội Mông
Hàng trăm người thuộc tộc Mông Cổ thiểu số đã xuống đường biểu tình |
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng người nước ngoài đang tìm cách gây rắc rối tại khu tự trị Nội Mông.
Người phát ngôn của Bộ, bà Khương Du nói các âm mưu gây rối sẽ không thành công, nhưng bà không nêu cụ thể những người nước ngoài mà mình nói là ai.
Tuần trước, hàng trăm người biểu tình phản đối sau khi có hai người thuộc tộc Mông Cổ thiểu số thiệt mạng - bị cáo buộc là do những người gốc Hán giết chết.
Các nhóm biểu tình nói các trường hợp này nêu bật lên quan ngại lớn hơn về tình trạng phát triển kinh tế trong khu vực.
Rất nhiều người thuộc tộc Mông Cổ thiểu số nói lối sống du mục truyền thống của họ đang bị phá vỡ, đặc biệt do các dự án khai thác mỏ.
‘Động cơ ngầm’
Giới chức Trung Quốc siết chặt an ninh trên khu vực, và tuần này không thấy có tin tức về các cuộc biểu tình.
Chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ những đăng tải về cuộc biểu tình này trên mạng internet.
Bà Khương nói tại một buổi họp báo thường kỳ là giới chức sẽ tìm cách xử lý những khó khăn của người dân Nội Mông.
Bà nói: “Về những tuyên bố hợp lý của người dân, chính quyền địa phương sẽ có phản ứng tích cực với họ”.
Tuy nhiên, bà Khương nói những người nước ngoài đang tìm cách tận dụng vụ việc này để gây rắc rối.
“Còn đối với những người nước ngoài cố tình lợi dụng vụ việc này vì các động cơ ngầm nào đó, chúng tôi thấy họ sẽ không thể thành công”.
Vụ bạo động nổ ra tuần trước sau khi hai người Mông Cổ bị giết trong các vụ việc riêng rẽ.
Một nông dân bị thiệt mạng hôm 10/5 khi đang tìm cách bảo vệ đất đai của mình.
Năm ngày sau đó, một người khác thuộc tộc Mông Cổ bị giết trong một cuộc biểu tình tại một khu mỏ.
Chưa đầy 20% trong tổng số khoảng 25 triệu dân tại Nội Mông là người nhóm thiểu số cùng sắc tộc với nước Mông Cổ bên cạnh.
Khoảng 80% dân tại đây là người gốc Hán.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...