Bài dưới đây là từ Đoan Trang Blog Tuesday, September 9, 2014 - cũng có ở Facebook Đoan Trang
Đêm Trung thu, "đốt" Đèn Cù
-Đoan Trang-
(sẽ còn cập nhật nếu có thêm các Ý Kiến)
Đêm Trung thu, "đốt" Đèn Cù
-Đoan Trang-
Về ý nghĩa chính trị của cuốn Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh, nhiều người đã đề cập: Ít nhất đó là một cái nhìn vào lịch sử, vào những góc khuất mà các sử gia quốc doanh ở Việt Nam chưa bao giờ công bố (có ai trong số họ đã lặng lẽ nghiên cứu không thì tôi không biết). Đèn Cù khai thác nhiều những chi tiết mà tác giả là người duy nhất trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm, như phong cách làm việc, thậm chí đời tư và cả đời sống tình cảm/tình dục của các nhà chính trị cộng sản thế hệ đầu. Từ đó, Đèn Cù là một sự giải thiêng cả Đảng Cộng sản Việt Nam, lẫn những người cộng sản thế hệ đầu, và đặc biệt, giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa chính trị như là ưu điểm, cuốn sách cũng bộc lộ một số nhược điểm mà độc giả, nhất là các bạn trẻ hoặc những người có ít thời gian, nên cân nhắc trước, trong và sau khi đọc:
1. Cuốn sách có vấn đề nghiêm trọng về cách hành văn tiếng Việt. Nếu bạn là người rất yêu tiếng Việt, hoặc nếu bạn chưa/ không vững về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt lắm, bạn nên thận trọng khi quyết định có đọc Đèn Cù hay không. Trong văn phong của Đèn Cù, rất khó phân biệt đâu là trích dẫn trực tiếp, đâu là trích dẫn gián tiếp, đâu là văn nói, đâu là văn viết, thậm chí, đâu là ý kiến và quan điểm của các cá nhân, kể cả tác giả (opinion), đâu là dữ kiện thực tế (fact). Nhiều từ địa phương, từ cổ, từ cũ, tiếng lóng (cổ) không được giải thích; nên khó hiểu ngay cả với người đọc ở miền Bắc (coi như “đồng hương” với tác giả), chứ chưa nói với độc giả miền Trung, miền Nam và người Việt ở nước ngoài.
2. Cuốn sách tuy rất nhiều thông tin nhưng ít tính khoa học. Nhiều câu chuyện được kể thiếu câu trả lời cho các câu hỏi căn bản: Ai, cái gì, bao giờ, ở đâu, tại sao, như thế nào. Chẳng hạn, thiếu ngày tháng chính xác cho các sự kiện, thiếu những tựa đề bài báo, tác phẩm, tư liệu nói chung, những thông tin khả tín về các cá nhân liên quan. Tất cả những cái thiếu đó làm giảm đáng kể độ tin cậy của thông tin và đồng thời, cũng gây khó khăn cho độc giả nào có mong muốn kiểm chứng.
3. Cuốn sách không có một cấu trúc rõ ràng (các bạn có thể thấy ngay là nó không có… mục lục), nên có thể nói là nó được trình bày một cách thiếu tính hệ thống, khiến người đọc khó theo dõi.
Dù sao, như tác giả đã có đề cập, Đèn Cù là “truyện tôi”. Có thể hiểu “truyện tôi” là một thể loại sách mới, không phải sách lịch sử, cũng không hẳn là hồi ký. Nhưng cũng chính vì vậy mà độc giả có lẽ chỉ nên đọc Đèn Cù như đọc một tập hợp giai thoại để tham khảo, và lấy cái tinh thần “giải thiêng lịch sử” của cuốn sách làm trọng.
Nói cách khác, vì Đèn Cù không phải là một cuốn sách lịch sử – và chính tác giả Trần Đĩnh cũng bảo thế – nên một mặt, sẽ là vô lý nếu người đọc chúng ta đòi hỏi cao ở tính xác thực của nó. Mặt khác, chúng ta cũng chẳng nên coi nó như một tác phẩm tầm cỡ, có khả năng khai dân trí, sẽ mở mắt cho hàng triệu độc giả Việt Nam, v.v.
Đoan Trang Tuesday, September 9, 2014
Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa chính trị như là ưu điểm, cuốn sách cũng bộc lộ một số nhược điểm mà độc giả, nhất là các bạn trẻ hoặc những người có ít thời gian, nên cân nhắc trước, trong và sau khi đọc:
1. Cuốn sách có vấn đề nghiêm trọng về cách hành văn tiếng Việt. Nếu bạn là người rất yêu tiếng Việt, hoặc nếu bạn chưa/ không vững về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt lắm, bạn nên thận trọng khi quyết định có đọc Đèn Cù hay không. Trong văn phong của Đèn Cù, rất khó phân biệt đâu là trích dẫn trực tiếp, đâu là trích dẫn gián tiếp, đâu là văn nói, đâu là văn viết, thậm chí, đâu là ý kiến và quan điểm của các cá nhân, kể cả tác giả (opinion), đâu là dữ kiện thực tế (fact). Nhiều từ địa phương, từ cổ, từ cũ, tiếng lóng (cổ) không được giải thích; nên khó hiểu ngay cả với người đọc ở miền Bắc (coi như “đồng hương” với tác giả), chứ chưa nói với độc giả miền Trung, miền Nam và người Việt ở nước ngoài.
2. Cuốn sách tuy rất nhiều thông tin nhưng ít tính khoa học. Nhiều câu chuyện được kể thiếu câu trả lời cho các câu hỏi căn bản: Ai, cái gì, bao giờ, ở đâu, tại sao, như thế nào. Chẳng hạn, thiếu ngày tháng chính xác cho các sự kiện, thiếu những tựa đề bài báo, tác phẩm, tư liệu nói chung, những thông tin khả tín về các cá nhân liên quan. Tất cả những cái thiếu đó làm giảm đáng kể độ tin cậy của thông tin và đồng thời, cũng gây khó khăn cho độc giả nào có mong muốn kiểm chứng.
3. Cuốn sách không có một cấu trúc rõ ràng (các bạn có thể thấy ngay là nó không có… mục lục), nên có thể nói là nó được trình bày một cách thiếu tính hệ thống, khiến người đọc khó theo dõi.
Dù sao, như tác giả đã có đề cập, Đèn Cù là “truyện tôi”. Có thể hiểu “truyện tôi” là một thể loại sách mới, không phải sách lịch sử, cũng không hẳn là hồi ký. Nhưng cũng chính vì vậy mà độc giả có lẽ chỉ nên đọc Đèn Cù như đọc một tập hợp giai thoại để tham khảo, và lấy cái tinh thần “giải thiêng lịch sử” của cuốn sách làm trọng.
Nói cách khác, vì Đèn Cù không phải là một cuốn sách lịch sử – và chính tác giả Trần Đĩnh cũng bảo thế – nên một mặt, sẽ là vô lý nếu người đọc chúng ta đòi hỏi cao ở tính xác thực của nó. Mặt khác, chúng ta cũng chẳng nên coi nó như một tác phẩm tầm cỡ, có khả năng khai dân trí, sẽ mở mắt cho hàng triệu độc giả Việt Nam, v.v.
Đoan Trang Tuesday, September 9, 2014
tác giả "Đèn Cù": Trần Đĩnh 1998 (ảnh chụp bởi Trần Độ) |
Sau bài "phê bình" trên đây của Đoan Trang, trên Facbook của nhạc sĩ Tô Hải có những trao đổi quanh sự "phê bình" này và tôi, LTC cũng có tham gia, dưới đây xin chép lại (theo thứ tự xuất hiện) các ý kiến để "trình" bạn đọc và cũng để lưu trữ:
Nhạc Sĩ Tô Hải: Đây! những lời dạy dỗ của "siêu lãnh tụ non" phủ nhận gần hết cả nội dung lẫn hình thức của Đèn Cù mà cô ta đã "đốt" đêm trung thu
Nhạc Sĩ Tô Hải: Cái thời điểm ra mắt "Hồi ký của một thằng hèn" của mình trình độ dân trí của mọi người đang còn thua xa bây giờ! Làm gì có nhiều facebooker; Internet đâu có phát triển như bây giờ! Nhất là mọi người lúc đó còn bị cái SỢ nó làm không mấy ai dám PR cho nó "vĩ đại" như Đèn Cù ngày hôm nay! Mình hơn ông bạn Trần Đĩnh của mình 3 tuổi nên đi trước 6 năm cũng là một vinh dự! Chết cũng mỉm cười được rồi!
LTC: Thưa Bác To Hai,
Nghe Bác nói "có vẻ như không hài lòng" về bài của cô Đoan Trang viết về Đèn Cù của Trần Đĩnh, cháu vội qua Blogspot của cổ mà đọc ngay, thì ra chỉ 1 bài ngắn, thú thực, đọc xong, cháu đồng tình hầu hết với Đoan Trang.
Điểm đồng tình ngay và rõ nhất là cuốn sách rất thiếu tinh chuyên nghiệp cần thiết trong thời đại thông tin ngày nay (thực ra dẫu có được viết và xb 4, 5 chục năm trước đi nữa, cuốn sách của ông Trần Đĩnh vẫn rất thiếu chuyên nghiệp và còn lâu mới được xem hoặc dùng như 1 Sử Liệu). Cô Đoan Trang nói rất đúng:
Riêng cháu còn thấy các ảnh ở cuối sách thật là gây khó chịu cho người đọc, trừ vài tấm của chính tác gỉa Trần Đĩnh, còn lại thảy đều không đề năm tháng chụp ảnh, ví dụ bức ảnh ông Đĩnh chụp chung với Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt...không hề có ghi năm tháng chụp, trong khi chúng ta ai cũng biết GS Đoàn Viết Hoạt ở tù cộng sản 20 năm (sau 1975), hồi 1994 khi vụ tù nhân chính trị "Nổi Dậy A20" ở Xuân Phước, Phú Yên xảy ra (mà ông Phạm văn Thành có viết hẳn 1 cuốn sách "Cuộc Nổi Dậy Ở Trại A20-Hồi Ký Chuyến Về Nước Đấu Tranh", do Quê Mẹ xb ở Pháp 1996) xảy ra là GS Hoạt vẫn đang có mặt cùng anh em tù chính trị ở đấy nổi lên chống sự đàn áp phi nhân dã man của tà quyền Hanoi...GS Hoạt ra tù 31/8/98 và đoàn tụ với gia đình tại tiểu bang Minnesota, USA tháng 9/ 1998. Vậy GS Hoạt chụp chung với ông Đĩnh lúc nào? ở đâu? Saigon hay Hanoi??? GS Đoàn Viết Hoạt từng là Viện Phó Viện Đại Học Vạn Hạnh (ở 222 Trương Minh Giảng Saigon) trước khi miền Nam VN rơi vào tay cộng sản.
Cuốn sách nhiều những lỗi trình bày cũng như thiếu sự lọc lỗi trước khi cho in, vì thế kém giá trị là đúng.
Đoan Trang: Đôi lời nói thêm:
Như nguyên tắc vẫn giữ từ trước đến nay, tôi chỉ nhận xét tác phẩm, không nhận xét tác giả và tuyệt đối không tấn công cá nhân (chỉ trừ phi cá nhân đó là các vị lãnh đạo). Cũng rất mong bạn đọc, nếu có ai không đồng ý với ý kiến của tôi thì cứ tự do phê phán nhưng vui lòng đừng chỉ trích cá nhân: Xin hiểu là tôi không có bất kỳ động cơ gì để đả kích một tác giả như nhà báo Trần Đĩnh cả.
Một tác phẩm, bất kể thể loại gì, có khen có chê là chuyện bình thường. Việc khen ngợi, đánh giá cao Đèn Cù, nhiều người đã làm rồi, nếu góp thêm một tiếng nói ca ngợi cũng là thừa. Trong khi đó, nhận xét, điểm sách một cách nghiêm túc, công bằng, khách quan thì thật sự chưa có ai làm (kể cả tôi với mấy đoạn viết trên đây), mà đấy lại là việc cần thiết để độc giả có thể đọc sách một cách tỉnh táo và thu được nhiều giá trị nhất.
Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe nhiều quá rồi.
Nhạc Sĩ Tô Hải: "Chúng tôi cần "sự thật" chứ không cần "giai thoại" (?) vì giai thoại chúng tôi đã nghe quá nhiều..."Vậy thì những gì những ông già ngoài 80 kể lại theo trí nhớ của mình cần phải có video clip, có văn bản ký tên đóng dấu mới được coi là Sự Thật sao? Làm sao có được những bằng chứng đó khi người đọc với một niềm "tin" là ông già này lại nói dối, lại phóng đại, trong khi những chuyện đau lòng, bẩn thỉu này xảy ra thì người đọc....chưa ra đời? Còn người viết thì, trừ khi nhắm mắt, tất cả vẫn còn nguyên trong ký ức....Kể ra....thì lại bị cho là ...."bịa"!? Đối với tôi, "Đèn Cù" chỉ là kể chuyện xảy ra trong một phạm vi hẹp mặc dù quan trọng bậc nhất ....Còn khá xa với thực tế mà tác giả không biết....nên không viết mà thôi. Tôi còn có thể kể lại những điều "không thể tin nổi" xảy ra ở Quân đội, ở nhân dân vùng Liên khu IV, CCRĐ và "chấn chỉnh tổ chức" đã tiêu diệt hàng vạn sinh linh thế nào? Tất cả cũng chỉ còn là trong trí nhớ. Chẳng có bằng chứng, tấm ảnh, video clip nào! Làm sao tố cáo được tội ác của CS nếu cứ cái kiểu suy nghĩ xuất phát từ chỗ "không thể tin nổi" như thế?
LTC:
Dạ không phải cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh "không được coi là SỰ THẬT" thưa Bác To Hai, mà ý chúng cháu chỉ muốn nói rằng: cuốn sách nhiều những lỗi trình bày cũng như thiếu sự lọc lỗi trước khi cho in, vì thế kém giá trị khả dĩ dùng như một SỬ LIỆU.
Ví dụ: rất nhiều người miền Bắc sống thời 1955-1975 biết rất nhiều SỰ THẬT của xã hội cộng sản bắc Việt (về điều kiện sống, mức sống, sinh hoạt dân cư các tương quan xã hội v.v...) nhưng chỉ đợi khi nhà văn Vũ Ngọc Tiến làm 1 công trình nghiêm túc, chuyên nghiệp với cuốn: "Ðiều Tra Đời Sống Cư Dân Đô Thị Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975" (*) thì chúng cháu, những người "thời ấy chưa đẻ" mới có 1 SỬ LIỆU quý và chính danh, minh bạch với những con số, tên người, năm sanh, địa danh, hoàn cảnh (có thể ví như nguyên tắc 5W của Mỹ: What, When, Where, Who, Why) để có thể qua đó, làm một đối chiếu giữa 2 xã hội: miền Nam quốc gia và miền Bắc cộng sản trong 20 năm chiến tranh VN và đất nước qua phân 1955-1975 ấy....mà không cần phải nhiều lời về chủ nghĩa hay ý thức hệ hay lãnh tụ gì gì hoang đường mà lũ hoạt đầu chính trị thời nào cũng ưa "quẳng" ra phỉnh gạt quần chúng. Không những thế, 10 hay 20 hay nhiều chục năm đi nữa có trôi qua thì các lớp thế hệ (con cháu chúng ta hôm nay) đi sau cũng vẫn có điều kiện tìm hiểu SỰ THẬT CỘNG SẢN VN một cách rõ ràng, chính xác và thuận tiện.
Nhiều người biết SỰ THẬT rồi ôm cái biết ấy xuống mồ, quả là phí uổng, và bọn đầu lãnh cộng sản cũng chẳng mong gì hơn thế.
Nhưng nếu Đèn Cù được thực hiện nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn, sẽ tăng giá trị cuốn sách lên rất nhiều.
Lỗi này trước hết do Người Viết và thứ nữa do Người Việt Books đã vội vã cẩu thả thiếu lọc lỗi trước khi trình làng. Những phê bình của cô Đoan Trang, nếu đến tai 2 "Người" nói trên thì cháu rất mong nếu cuốn sách được tái bản, họ sẽ hoàn thiện nó để trở thành 1 tài liệu quý sánh vai với "Đêm Giữa Ban Ngày" (Vũ Thư Hiên), "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" (Tô Hải) và "Gọng Kìm Lịch Sử" (Bùi Diễm) mà theo cháu đó là những cuốn sách mà 1 người Việt Nam muốn nghĩ và làm ở lĩnh vực chính trị cho xứ sở đang còn điêu linh này, phải đọc.
Mong thay!
Mấy lời thưa phản biện, kính Bác Tô thứ lỗi!
(*) Cháu sẽ sớm bổ sung link cho cuốn: "Ðiều Tra Đời Sống Cư Dân Đô Thị Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975" của Vũ Ngọc Tiến [viết xong 5/1999, công bố trên Talawas tháng 6/2005] ở đây: http://letungchau.blogspot.com/2009/04/ieu-tra-oi-song-cu-dan-o-thi-bac-viet.html
CẬP NHẬT Sau khi LTC post bài này khoảng 10 hours thì nhận được thông tin chính xác từ Facebook của ông Phạm văn Thành về chi tiết liên quan GS Đoàn Viết Hoạt với "Nổi Dậy A20" như sau:
FB Phạm Thành: (Sept. 10, 2014):
Vậy LTC xin kính cáo bạn đọc và xin đính chính cho thông tin sai trong đoạn High light màu vàng ở trên
Nhạc Sĩ Tô Hải: Đây! những lời dạy dỗ của "siêu lãnh tụ non" phủ nhận gần hết cả nội dung lẫn hình thức của Đèn Cù mà cô ta đã "đốt" đêm trung thu
Nhạc Sĩ Tô Hải: Cái thời điểm ra mắt "Hồi ký của một thằng hèn" của mình trình độ dân trí của mọi người đang còn thua xa bây giờ! Làm gì có nhiều facebooker; Internet đâu có phát triển như bây giờ! Nhất là mọi người lúc đó còn bị cái SỢ nó làm không mấy ai dám PR cho nó "vĩ đại" như Đèn Cù ngày hôm nay! Mình hơn ông bạn Trần Đĩnh của mình 3 tuổi nên đi trước 6 năm cũng là một vinh dự! Chết cũng mỉm cười được rồi!
LTC: Thưa Bác To Hai,
Nghe Bác nói "có vẻ như không hài lòng" về bài của cô Đoan Trang viết về Đèn Cù của Trần Đĩnh, cháu vội qua Blogspot của cổ mà đọc ngay, thì ra chỉ 1 bài ngắn, thú thực, đọc xong, cháu đồng tình hầu hết với Đoan Trang.
Điểm đồng tình ngay và rõ nhất là cuốn sách rất thiếu tinh chuyên nghiệp cần thiết trong thời đại thông tin ngày nay (thực ra dẫu có được viết và xb 4, 5 chục năm trước đi nữa, cuốn sách của ông Trần Đĩnh vẫn rất thiếu chuyên nghiệp và còn lâu mới được xem hoặc dùng như 1 Sử Liệu). Cô Đoan Trang nói rất đúng:
"Cuốn sách tuy rất nhiều thông tin nhưng ít tính khoa học. Nhiều câu chuyện được kể thiếu câu trả lời cho các câu hỏi căn bản: Ai, cái gì, bao giờ, ở đâu, tại sao, như thế nào. Chẳng hạn, thiếu ngày tháng chính xác cho các sự kiện, thiếu những tựa đề bài báo, tác phẩm, tư liệu nói chung, những thông tin khả tín về các cá nhân liên quan. Tất cả những cái thiếu đó làm giảm đáng kể độ tin cậy của thông tin và đồng thời, cũng gây khó khăn cho độc giả nào có mong muốn kiểm chứng"
"Cuộc Nổi Dậy Ở Trại A20-Hồi Ký Chuyến Về Nước Đấu Tranh", by Phạm Văn Thành - Quê Mẹ xuất bản ở Pháp 1996 - ảnh do Phạm Văn Thành gởi cho LTC tháng 9/2014 |
Cuốn sách nhiều những lỗi trình bày cũng như thiếu sự lọc lỗi trước khi cho in, vì thế kém giá trị là đúng.
Đoan Trang: Đôi lời nói thêm:
Như nguyên tắc vẫn giữ từ trước đến nay, tôi chỉ nhận xét tác phẩm, không nhận xét tác giả và tuyệt đối không tấn công cá nhân (chỉ trừ phi cá nhân đó là các vị lãnh đạo). Cũng rất mong bạn đọc, nếu có ai không đồng ý với ý kiến của tôi thì cứ tự do phê phán nhưng vui lòng đừng chỉ trích cá nhân: Xin hiểu là tôi không có bất kỳ động cơ gì để đả kích một tác giả như nhà báo Trần Đĩnh cả.
Một tác phẩm, bất kể thể loại gì, có khen có chê là chuyện bình thường. Việc khen ngợi, đánh giá cao Đèn Cù, nhiều người đã làm rồi, nếu góp thêm một tiếng nói ca ngợi cũng là thừa. Trong khi đó, nhận xét, điểm sách một cách nghiêm túc, công bằng, khách quan thì thật sự chưa có ai làm (kể cả tôi với mấy đoạn viết trên đây), mà đấy lại là việc cần thiết để độc giả có thể đọc sách một cách tỉnh táo và thu được nhiều giá trị nhất.
Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe nhiều quá rồi.
Nhạc Sĩ Tô Hải: "Chúng tôi cần "sự thật" chứ không cần "giai thoại" (?) vì giai thoại chúng tôi đã nghe quá nhiều..."Vậy thì những gì những ông già ngoài 80 kể lại theo trí nhớ của mình cần phải có video clip, có văn bản ký tên đóng dấu mới được coi là Sự Thật sao? Làm sao có được những bằng chứng đó khi người đọc với một niềm "tin" là ông già này lại nói dối, lại phóng đại, trong khi những chuyện đau lòng, bẩn thỉu này xảy ra thì người đọc....chưa ra đời? Còn người viết thì, trừ khi nhắm mắt, tất cả vẫn còn nguyên trong ký ức....Kể ra....thì lại bị cho là ...."bịa"!? Đối với tôi, "Đèn Cù" chỉ là kể chuyện xảy ra trong một phạm vi hẹp mặc dù quan trọng bậc nhất ....Còn khá xa với thực tế mà tác giả không biết....nên không viết mà thôi. Tôi còn có thể kể lại những điều "không thể tin nổi" xảy ra ở Quân đội, ở nhân dân vùng Liên khu IV, CCRĐ và "chấn chỉnh tổ chức" đã tiêu diệt hàng vạn sinh linh thế nào? Tất cả cũng chỉ còn là trong trí nhớ. Chẳng có bằng chứng, tấm ảnh, video clip nào! Làm sao tố cáo được tội ác của CS nếu cứ cái kiểu suy nghĩ xuất phát từ chỗ "không thể tin nổi" như thế?
LTC:
Dạ không phải cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh "không được coi là SỰ THẬT" thưa Bác To Hai, mà ý chúng cháu chỉ muốn nói rằng: cuốn sách nhiều những lỗi trình bày cũng như thiếu sự lọc lỗi trước khi cho in, vì thế kém giá trị khả dĩ dùng như một SỬ LIỆU.
Ðiều Tra Đời Sống Cư Dân Đô Thị Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - viết xong 5/1999, công bố trên Talawas tháng 6/2005 |
Nhiều người biết SỰ THẬT rồi ôm cái biết ấy xuống mồ, quả là phí uổng, và bọn đầu lãnh cộng sản cũng chẳng mong gì hơn thế.
Nhưng nếu Đèn Cù được thực hiện nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn, sẽ tăng giá trị cuốn sách lên rất nhiều.
Lỗi này trước hết do Người Viết và thứ nữa do Người Việt Books đã vội vã cẩu thả thiếu lọc lỗi trước khi trình làng. Những phê bình của cô Đoan Trang, nếu đến tai 2 "Người" nói trên thì cháu rất mong nếu cuốn sách được tái bản, họ sẽ hoàn thiện nó để trở thành 1 tài liệu quý sánh vai với "Đêm Giữa Ban Ngày" (Vũ Thư Hiên), "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" (Tô Hải) và "Gọng Kìm Lịch Sử" (Bùi Diễm) mà theo cháu đó là những cuốn sách mà 1 người Việt Nam muốn nghĩ và làm ở lĩnh vực chính trị cho xứ sở đang còn điêu linh này, phải đọc.
Mong thay!
Mấy lời thưa phản biện, kính Bác Tô thứ lỗi!
(*) Cháu sẽ sớm bổ sung link cho cuốn: "Ðiều Tra Đời Sống Cư Dân Đô Thị Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975" của Vũ Ngọc Tiến [viết xong 5/1999, công bố trên Talawas tháng 6/2005] ở đây: http://letungchau.blogspot.com/2009/04/ieu-tra-oi-song-cu-dan-o-thi-bac-viet.html
CẬP NHẬT Sau khi LTC post bài này khoảng 10 hours thì nhận được thông tin chính xác từ Facebook của ông Phạm văn Thành về chi tiết liên quan GS Đoàn Viết Hoạt với "Nổi Dậy A20" như sau:
FB Phạm Thành: (Sept. 10, 2014):
Kính các anh chị. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt từ (nhà tù) Chí Hòa chuyển ra trại (tù) A20 Phú Yên cuối năm 1993. Là nhân lực xây dựng nền cho cuộc đấu tranh đòi trực tiếp gặp các đòan thanh tra của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền nơi các nhà tù VN. Tháng 8/1994 ông bị (Việt cộng) chuyển ra miền Bắc (trại tù Phủ Lý, Nam Hà). Cuôc nổi dậy ở trại A20 xảy ra ngày 26 tháng 10/1994. Đồng thời gian này Giáo sư Hoạt bị đưa vào trại trừng giới Thanh Cẩm. Năm 1998 ông bị trục xuất khỏi VN.
Vậy LTC xin kính cáo bạn đọc và xin đính chính cho thông tin sai trong đoạn High light màu vàng ở trên
(sẽ còn cập nhật nếu có thêm các Ý Kiến)
-Link download sách ĐÈN CÙ pdf: http://www.solidfiles.com/d/9c927e997b/Den-Cu-FINAL.pdf
-
Greatt blog
ReplyDelete