Động đất mạnh liên tiếp ở Sông Tranh 2, người dân sợ hãi
Từ tối 22 đến trưa 23/9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Trạm địa chấn ở Huế đo trận động đất mạnh nhất lên đến 4,8 độ richter, Viện Vật lý Địa cầu xác nhận 4,1 độ richter.
> 'Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm'
Trong lúc người dân huyện Bắc Trà My và một số địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 đang ăn cơm trưa thì lòng đất phát ra tiếng nổ ầm ầm như mìn phá đá, nền nhà chao đảo kéo dài hơn 10 giây.
"Tôi đang bưng mâm cơm lên cho gia đình thì lòng đất phát ra tiếng nổ, căn nhà lắc lư kêu răng rắc. Hoảng quá, tôi đánh rơi cả mâm, mọi người chạy tán loạn. Cứ thế này không chết vì động đất thì cũng chết vì đau tim”, bà Nguyễn thị Mai ở thị trấn Bắc Trà My nói
----------------------------
RFI, Chủ nhật 23 Tháng Chín 2012
Việt Nam : Liên tiếp xảy ra 7 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong hôm nay
Theo tin từ báo chí trong nước, hôm nay 23/09/2012 tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, từ khuya hôm qua cho đến trưa nay, theo giờ Việt Nam, tại các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, đã xảy ra 7 trận động đất liên tiếp, trong đó có một trận lớn, dư chấn kéo dài đến 10 giây.
Từ tối 22 đến trưa 23/9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Trạm địa chấn ở Huế đo trận động đất mạnh nhất lên đến 4,8 độ richter, Viện Vật lý Địa cầu xác nhận 4,1 độ richter.
> 'Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm'
Trong lúc người dân huyện Bắc Trà My và một số địa phương lân cận thủy điện Sông Tranh 2 đang ăn cơm trưa thì lòng đất phát ra tiếng nổ ầm ầm như mìn phá đá, nền nhà chao đảo kéo dài hơn 10 giây.
"Tôi đang bưng mâm cơm lên cho gia đình thì lòng đất phát ra tiếng nổ, căn nhà lắc lư kêu răng rắc. Hoảng quá, tôi đánh rơi cả mâm, mọi người chạy tán loạn. Cứ thế này không chết vì động đất thì cũng chết vì đau tim”, bà Nguyễn thị Mai ở thị trấn Bắc Trà My nói
Vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sạt lở nặng, lõm sâu do động đất xảy ra dồn dập trong tháng qua. Ảnh: Trí Tín |
Trao đổi với VnExpress.net chiều 23/9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết đang rất lo ngại. 6 trận động đất liên tục xảy từ 21h tối qua kéo dài đến trưa này khiến người dân sợ hãi đỉnh điểm. Trạm địa chấn đo động đất ở Huế đã thông báo cho lãnh đạo tỉnh, huyện là trận động đất lớn nhất xảy ra lúc 10h57 trưa nay lên đến 4,8 độ richter, lớn nhất từ trước đến nay.
“Lo nhất là an toàn tính mạng của người dân. Động đất ngày càng mạnh, xảy ra liên tục, nền địa chất yếu thì công trình dân sinh và nhà dân ở trên địa bàn khó thể chống chịu nổi”, ông Tuấn bộc bạch.
Còn ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị trực tiếp quản lý thủy điện Sông Tranh 2) cũng cho biết, các máy gia tốc đo động đất lắp đặt ở đập thủy điện ghi nhận trận động đất trưa nay lên đến 4,8 độ richter. Hiện tại, đập thủy điện vẫn đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, đến chiều nay Viện Vật lý Địa cầu xác nhận trận động đất mạnh xảy ra vào lúc 10h57 chỉ là 4,1 độ richter.
GS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu nhận xét, Ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình - công bố gia tốc rung động nền vai trái đập thủy điện Sông Tranh 2 trận động đất cực mạnh trưa nay là 91 cm/s2 (cao hơn rung động nền của trận động đất 4,2 độ ritcher vào ngày 3/9 vừa qua là 88 cm/s2). Độ sâu chấn tiêu của trận động đất này là 7km, tâm chấn xảy ra tại xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My - cách đập chính thủy điện Sông Tranh 2 7,5 km.
"Do vậy trận động đất trưa nay cực mạnh, chắc chắn phải lớn hơn 4,2 độ richter từng xảy ra tại khu vực này", GS Triều khẳng định.
Trước đó, hai trận động đất lớn nhất được ghi nhận tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra vào 20h46 ngày 3/9 với cường độ 4,2 độ và lúc 9h27 ngày 7/9 với cường độ 4 độ richter.
----------------------------
RFI, Chủ nhật 23 Tháng Chín 2012
Việt Nam : Liên tiếp xảy ra 7 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong hôm nay
Theo tin từ báo chí trong nước, hôm nay 23/09/2012 tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, từ khuya hôm qua cho đến trưa nay, theo giờ Việt Nam, tại các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, đã xảy ra 7 trận động đất liên tiếp, trong đó có một trận lớn, dư chấn kéo dài đến 10 giây.
Đây là trận động đất lớn nhất mà người dân có thể cảm nhận được, kể từ khi có đập thủy điện Sông Tranh 2 cho đến nay. Các trận động đất đã làm nứt tường và trần nhà của nhiều hộ dân cũng như cơ quan nhà nước. Hiện chính quyền địa phương huyện Bắc Trà My đang tập huấn cho dân chúng vùng động đất cách ứng phó, kinh phí tập huấn do tổ chức Tầm nhìn thế giới tài trợ.
Trước đó, đoàn khảo sát của Viện Vật lý Địa cầu và Viện Địa chất đã đến Bắc Trà My nghiên cứu thực địa từ ngày 7 đến 12/9. Báo cáo kết luận của đoàn khẳng định, các trận động đất gần đây tại Bắc Trà My là động đất kích thích, liên quan đến việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2. Trong thời gian tới, động đất kích thích sẽ tiếp tục xảy ra, nhưng sẽ không vượt quá 5,5 độ Richter.
Đoàn cũng kiến nghị chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lắp đặt bổ sung thêm hai máy gia tốc tại khu vực đập, và các trạm quan sát động đất. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu chi tiết và toàn diện hơn tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, nhằm đánh giá ảnh hưởng đến việc vận hành thủy điện Sông Tranh 2.
Trả lời RFI Việt ngữ, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, trưởng đoàn khảo sát cho biết thêm chi tiết :
RFI : Xin chào tiến sĩ Lê Huy Minh. Thưa ông, báo cáo của đoàn khảo sát khẳng định các vụ động đất vừa qua quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích. Nhưng vì sao thủy điện không tích nước nữa, mà chỉ trong vòng 13 tiếng đồng hồ qua lại có thêm 7 trận động đất liên tiếp tại Bắc Trà My ?
TS Lê Huy Minh : Câu hỏi đó khó, vì thực tế như thế này. Vấn đề là mối quan hệ giữa độ cao mực nước với số trận động đất xảy ra, là một chuỗi số liệu còn tương đối ngắn, nên chưa có khẳng định gì chắc chắn. Vì trong thực tế nhiều khi tích nước ở độ cao lớn nhất thì cũng có thể nhiều vụ động đất xảy ra. Nhưng khi nước hồ rút đi, vẫn có thể có động đất. Tuy nhiên như tôi đã nói, chuỗi số liệu về độ cao mực nước với động đất chưa đủ dùng, nên nhiều khi cũng chưa khẳng định được mối quan hệ một cách trực tiếp giữa độ cao mực nước với hoạt động động đất.
RFI : Như vậy có nghĩa ở khu vực xung quanh đó vẫn có thể tiếp tục diễn ra động đất ?
Trong báo cáo trước mình cũng đã nêu, thực tế là tất cả những trận động đẩt xảy ra gần hồ thủy điện là động đất kích thích, vì liên quan đến việc tích nước ở hồ chứa. Hồ bắt đầu được tích nước từ ngày 29/11/2010, đến vào khoảng tháng 3/2011 thì người ta bắt đầu cảm nhận thấy động đất. Từ bấy đến nay ở khu vực ấy liên tục xảy ra động đất, cũng ở gần khu vực hồ chứa.
Ngay như ngày hôm nay chẳng hạn, lúc 10 giờ 57 phút, cũng có một trận động đẩt nữa, có độ lớn là 4,1 độ Richter, thì nó cũng xảy ra chỉ cách đập 7 cây số thôi. Nghĩa là vẫn ở gần khu vực hồ chứa thủy điện.
Thứ hai nữa là xu thế của hoạt động động đất ở đây mình vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm về độ lớn cũng như là tần suất. Bởi vì từ tháng 11 năm ngoái đã có hai trận có độ lớn là 3,4 độ Richter xảy ra. Rồi đến tháng Ba vừa rồi có một trận độ lớn 3,1 độ Richter. Nhưng từ đầu tháng Chín cho đến ngày hôm nay đã có ba trận động đất có magnitude lớn hơn 4 xảy ra. Như vậy rõ ràng là cả tần suất lẫn độ lớn của động đất ở khu vực này vẫn chưa suy giảm. Cho nên là dự báo trong thời gian tới động đất vẫn còn có thể tiếp tục xảy ra ở khu vực này.
RFI : Theo báo cáo thì không thể quá 5,5 độ Richter phải không ạ ?
Dự báo là như vậy. Nếu là động đất kích thích, chắc chắn nó không bao giờ vượt quá được động đất kiến tạo cả. Ở đây thì những đới đứt gãy ở khu vực Bắc Trà My và lân cận, mình đánh giá là động đất cực đại liên quan đến đứt gãy này chỉ là 5,5 độ thôi. Cho nên những trận động đất kích thích cũng không thể nào vượt quá được giá trị 5,5 độ Richter như đã đánh giá.
RFI : Thưa ông, phương tiện khảo sát dường như vẫn chưa đầy đủ, như vậy cần có nhiều thiết bị hiện đại hơn phải không ?
Hiện nay phải nói rằng hệ thống thiết bị ở khu vực ấy còn rất thiếu. Các trạm của Viện Vật lý Địa cầu thì cách khá xa, trạm gần nhất đối với khu vực này là Huế, và trạm Bình Định thì cũng cách vị trí khu Bắc Trà My từ 130 đến 150 cây số. Cho nên dựa vào số lượng động đất ở đấy mà đánh giá thì cũng không được chính xác lắm.
Còn bốn cái máy đặt ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh là để ghi gia tốc thôi. Chứ dựa vào số liệu đó cũng chỉ đánh giá được một cách gần đúng vị trí xảy ra động đất, còn magnetude của nó thì đánh giá rất là khó.
Do vậy phải nói rằng là các thiết bị quan trắc ở đây vẫn còn đang thiếu. Dự kiến trong tháng 10 Viện Vật lý Địa cầu sẽ xây dựng một mạng lưới trạm quan sát ở khu vực này, gồm khoảng 5 trạm. Hy vọng rằng với số lượng trạm như thế thì việc xử lý thông tin về động đất sẽ chính xác hơn. Ví dụ như vị trí xảy ra động đất sẽ chính xác hơn, magnitude của nó cũng sẽ đánh giá dễ dàng hơn.
RFI : Còn về đề nghị bổ sung hai máy gia tốc chỗ khu vực đập thì chủ đầu tư có đồng ý không ?
Những đề nghị đấy chủ đầu tư hoàn toàn đồng ý, nhưng cũng phải chờ thời gian để mua. Trong khi chờ đợi, phía Viện Vật lý Địa cầu có một số máy gia tốc thì cũng sẽ mang vào đây để đặt cùng với máy quan sát động đất.
RFI : Được biết còn phải mời thêm cả chuyên gia nước ngoài ?
Thực tế thì phía cơ quan quản lý cũng tạo điều kiện cho mời các chuyên gia vào để xem xét và góp phần vào việc nghiên cứu. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất của phía Việt Nam mình bây giờ là phải đặt những trạm quan sát để ghi được động đất ở khu vực đấy. Chỉ có trên cơ sở ghi được chính xác tình hình hoạt động động đất ở đấy, thì mới có thể có được những kết luận chính xác.
Tất nhiên là mời các chuyên gia thì cũng có thể có ý kiến tư vấn, ở nước người ta cũng có những kinh nghiệm để nghiên cứu về động đất kích thích thì người ta có thể giới thiệu những kết quả nghiên về tình hình động đất. Trên cơ sở đó, những kinh nghiệm đấy mình có thể bổ sung vào những nghiên cứu về quy trình động đất kích thích ở khu vực này. Chứ còn tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn tất cả vẫn là sự tích cực của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước. Chẳng hạn như đặt các trạm quan trắc để ghi động đất, rồi dự kiến có thể đặt cả những thiết bị quan sát về dịch chuyển của vỏ trái đất ở khu vực này, và nhiều phương pháp khảo sát khác về địa chất.
RFI : Nếu là động đất kích thích do tích nước, như vậy nếu không tích nước nữa thì sẽ hạn chế nguy cơ này. Thế thì thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không hoạt động được nữa ?
Thực tế như thế này. Thủy điện Sông Tranh 2 gọi là không tích nước nhưng nó vẫn có một cửa xả tràn ở độ cao 161 m. Hiện nay đang ở mực nước chết là 140 m, có nghĩa là nếu có nước chảy vào hai tổ máy phát điện thì nó sẽ chảy ra ngoài hết, nghĩa là mực nước thấp nhất có thể có ở cái đập đấy.Thế nhưng nếu mà lũ về thì nó vẫn có thể dâng lên đến độ cao 161 m.
Gọi là không tích nước nhưng có thể điều chỉnh được mực nước ở cửa xả tràn cho tới mức cực đại dự kiến tích nước ở độ cao 175 m. Còn bây giờ ở mực nước chết 140 m đến 160 m thì nói chung là khó điều chỉnh, bởi vì chỉ có nước chảy qua hai cái tổ máy ấy là đã phát điện liên tục. Nếu như nước vào nhiều thì phải cố gắng xả ra khỏi khu vực hồ bằng hai tổ máy phát điện ấy thôi. Chứ cũng không có cửa xả đáy, do vậy mà nước trong hồ đấy nói chung là đến bây giờ không tích nước, nhưng vẫn có thể lên được độ cao nhất là đến 160 m.
RFI : Như vậy là vẫn sử dụng được ?
Tất nhiên là sử dụng được chỉ trong một thời gian nào đấy thôi, bởi vì trong mùa mưa nếu mà không tích nước nhiều trong năm, thì đến lúc nào đó nó sẽ hết. Tức là thủy điện không hoạt động được trong suốt cả thời gian một năm như là thiết kế ban đầu người ta đã tính toán.
Thí dụ bây giờ nếu tích nước ở độ cao lớn nhất là 175 m chẳng hạn, thì qua mùa lũ rồi đến mùa khô vẫn đủ nước để chạy trong mấy tháng mùa khô - ví dụ như thế - rồi đến mùa mưa sang năm nước tích vào. Thế nhưng nếu không được tích nước ở độ cao từ 161 m đến 175 m, chỉ tích dưới 161 m thôi thì có thể trong mùa khô sẽ không còn nước mà chạy. Tình hình là như vậy.
RFI : Người dân vẫn hoảng sợ không tin vào các kết luận của các nhà khoa học, thì ông nghĩ sao ?
Khi vào điều tra tại chỗ, thì mình thấy như thế này. Dân người ta hoảng sợ thì có mấy yếu tố. Thứ nhất, bà con ở trong ấy hầu như không quen, chưa bao giờ biết được về động đất. Trước đây ở khu vực đấy động đất xảy ra rất ít, nên người ta hầu như không có kiến thức gì về động đất cả. Đến bây giờ động đẩt lại xảy ra liên tục và còn kèm theo tiếng nổ thành thử ra dân rất sợ.
Thứ hai nữa là thủy điện Sông Tranh 2 trong quá trình thi công hồi tháng Ba, tháng Tư vừa rồi, lưu lượng nước chảy qua tương đối cao, tới hơn 70 bit/giây, như các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đã nói. Người ta sợ cái đập ấy thi công không đảm bảo vì lý do đó.
Chứ còn vừa rồi vào làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My, và xuống các địa bàn thì mới thấy dân người ta sợ không hẳn là riêng động đất, mà còn lo cái đập thủy điện ấy nữa.
RFI : Xin rất cảm ơn tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu ở Hà Nội.
-
Trước đó, đoàn khảo sát của Viện Vật lý Địa cầu và Viện Địa chất đã đến Bắc Trà My nghiên cứu thực địa từ ngày 7 đến 12/9. Báo cáo kết luận của đoàn khẳng định, các trận động đất gần đây tại Bắc Trà My là động đất kích thích, liên quan đến việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2. Trong thời gian tới, động đất kích thích sẽ tiếp tục xảy ra, nhưng sẽ không vượt quá 5,5 độ Richter.
Đoàn cũng kiến nghị chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lắp đặt bổ sung thêm hai máy gia tốc tại khu vực đập, và các trạm quan sát động đất. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu chi tiết và toàn diện hơn tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, nhằm đánh giá ảnh hưởng đến việc vận hành thủy điện Sông Tranh 2.
Trả lời RFI Việt ngữ, từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, trưởng đoàn khảo sát cho biết thêm chi tiết :
RFI : Xin chào tiến sĩ Lê Huy Minh. Thưa ông, báo cáo của đoàn khảo sát khẳng định các vụ động đất vừa qua quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích. Nhưng vì sao thủy điện không tích nước nữa, mà chỉ trong vòng 13 tiếng đồng hồ qua lại có thêm 7 trận động đất liên tiếp tại Bắc Trà My ?
TS Lê Huy Minh : Câu hỏi đó khó, vì thực tế như thế này. Vấn đề là mối quan hệ giữa độ cao mực nước với số trận động đất xảy ra, là một chuỗi số liệu còn tương đối ngắn, nên chưa có khẳng định gì chắc chắn. Vì trong thực tế nhiều khi tích nước ở độ cao lớn nhất thì cũng có thể nhiều vụ động đất xảy ra. Nhưng khi nước hồ rút đi, vẫn có thể có động đất. Tuy nhiên như tôi đã nói, chuỗi số liệu về độ cao mực nước với động đất chưa đủ dùng, nên nhiều khi cũng chưa khẳng định được mối quan hệ một cách trực tiếp giữa độ cao mực nước với hoạt động động đất.
RFI : Như vậy có nghĩa ở khu vực xung quanh đó vẫn có thể tiếp tục diễn ra động đất ?
Trong báo cáo trước mình cũng đã nêu, thực tế là tất cả những trận động đẩt xảy ra gần hồ thủy điện là động đất kích thích, vì liên quan đến việc tích nước ở hồ chứa. Hồ bắt đầu được tích nước từ ngày 29/11/2010, đến vào khoảng tháng 3/2011 thì người ta bắt đầu cảm nhận thấy động đất. Từ bấy đến nay ở khu vực ấy liên tục xảy ra động đất, cũng ở gần khu vực hồ chứa.
Ngay như ngày hôm nay chẳng hạn, lúc 10 giờ 57 phút, cũng có một trận động đẩt nữa, có độ lớn là 4,1 độ Richter, thì nó cũng xảy ra chỉ cách đập 7 cây số thôi. Nghĩa là vẫn ở gần khu vực hồ chứa thủy điện.
Thứ hai nữa là xu thế của hoạt động động đất ở đây mình vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm về độ lớn cũng như là tần suất. Bởi vì từ tháng 11 năm ngoái đã có hai trận có độ lớn là 3,4 độ Richter xảy ra. Rồi đến tháng Ba vừa rồi có một trận độ lớn 3,1 độ Richter. Nhưng từ đầu tháng Chín cho đến ngày hôm nay đã có ba trận động đất có magnitude lớn hơn 4 xảy ra. Như vậy rõ ràng là cả tần suất lẫn độ lớn của động đất ở khu vực này vẫn chưa suy giảm. Cho nên là dự báo trong thời gian tới động đất vẫn còn có thể tiếp tục xảy ra ở khu vực này.
RFI : Theo báo cáo thì không thể quá 5,5 độ Richter phải không ạ ?
Dự báo là như vậy. Nếu là động đất kích thích, chắc chắn nó không bao giờ vượt quá được động đất kiến tạo cả. Ở đây thì những đới đứt gãy ở khu vực Bắc Trà My và lân cận, mình đánh giá là động đất cực đại liên quan đến đứt gãy này chỉ là 5,5 độ thôi. Cho nên những trận động đất kích thích cũng không thể nào vượt quá được giá trị 5,5 độ Richter như đã đánh giá.
RFI : Thưa ông, phương tiện khảo sát dường như vẫn chưa đầy đủ, như vậy cần có nhiều thiết bị hiện đại hơn phải không ?
Hiện nay phải nói rằng hệ thống thiết bị ở khu vực ấy còn rất thiếu. Các trạm của Viện Vật lý Địa cầu thì cách khá xa, trạm gần nhất đối với khu vực này là Huế, và trạm Bình Định thì cũng cách vị trí khu Bắc Trà My từ 130 đến 150 cây số. Cho nên dựa vào số lượng động đất ở đấy mà đánh giá thì cũng không được chính xác lắm.
Còn bốn cái máy đặt ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh là để ghi gia tốc thôi. Chứ dựa vào số liệu đó cũng chỉ đánh giá được một cách gần đúng vị trí xảy ra động đất, còn magnetude của nó thì đánh giá rất là khó.
Do vậy phải nói rằng là các thiết bị quan trắc ở đây vẫn còn đang thiếu. Dự kiến trong tháng 10 Viện Vật lý Địa cầu sẽ xây dựng một mạng lưới trạm quan sát ở khu vực này, gồm khoảng 5 trạm. Hy vọng rằng với số lượng trạm như thế thì việc xử lý thông tin về động đất sẽ chính xác hơn. Ví dụ như vị trí xảy ra động đất sẽ chính xác hơn, magnitude của nó cũng sẽ đánh giá dễ dàng hơn.
RFI : Còn về đề nghị bổ sung hai máy gia tốc chỗ khu vực đập thì chủ đầu tư có đồng ý không ?
Những đề nghị đấy chủ đầu tư hoàn toàn đồng ý, nhưng cũng phải chờ thời gian để mua. Trong khi chờ đợi, phía Viện Vật lý Địa cầu có một số máy gia tốc thì cũng sẽ mang vào đây để đặt cùng với máy quan sát động đất.
RFI : Được biết còn phải mời thêm cả chuyên gia nước ngoài ?
Thực tế thì phía cơ quan quản lý cũng tạo điều kiện cho mời các chuyên gia vào để xem xét và góp phần vào việc nghiên cứu. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất của phía Việt Nam mình bây giờ là phải đặt những trạm quan sát để ghi được động đất ở khu vực đấy. Chỉ có trên cơ sở ghi được chính xác tình hình hoạt động động đất ở đấy, thì mới có thể có được những kết luận chính xác.
Tất nhiên là mời các chuyên gia thì cũng có thể có ý kiến tư vấn, ở nước người ta cũng có những kinh nghiệm để nghiên cứu về động đất kích thích thì người ta có thể giới thiệu những kết quả nghiên về tình hình động đất. Trên cơ sở đó, những kinh nghiệm đấy mình có thể bổ sung vào những nghiên cứu về quy trình động đất kích thích ở khu vực này. Chứ còn tôi nghĩ rằng điều quan trọng hơn tất cả vẫn là sự tích cực của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước. Chẳng hạn như đặt các trạm quan trắc để ghi động đất, rồi dự kiến có thể đặt cả những thiết bị quan sát về dịch chuyển của vỏ trái đất ở khu vực này, và nhiều phương pháp khảo sát khác về địa chất.
RFI : Nếu là động đất kích thích do tích nước, như vậy nếu không tích nước nữa thì sẽ hạn chế nguy cơ này. Thế thì thủy điện Sông Tranh 2 sẽ không hoạt động được nữa ?
Thực tế như thế này. Thủy điện Sông Tranh 2 gọi là không tích nước nhưng nó vẫn có một cửa xả tràn ở độ cao 161 m. Hiện nay đang ở mực nước chết là 140 m, có nghĩa là nếu có nước chảy vào hai tổ máy phát điện thì nó sẽ chảy ra ngoài hết, nghĩa là mực nước thấp nhất có thể có ở cái đập đấy.Thế nhưng nếu mà lũ về thì nó vẫn có thể dâng lên đến độ cao 161 m.
Gọi là không tích nước nhưng có thể điều chỉnh được mực nước ở cửa xả tràn cho tới mức cực đại dự kiến tích nước ở độ cao 175 m. Còn bây giờ ở mực nước chết 140 m đến 160 m thì nói chung là khó điều chỉnh, bởi vì chỉ có nước chảy qua hai cái tổ máy ấy là đã phát điện liên tục. Nếu như nước vào nhiều thì phải cố gắng xả ra khỏi khu vực hồ bằng hai tổ máy phát điện ấy thôi. Chứ cũng không có cửa xả đáy, do vậy mà nước trong hồ đấy nói chung là đến bây giờ không tích nước, nhưng vẫn có thể lên được độ cao nhất là đến 160 m.
RFI : Như vậy là vẫn sử dụng được ?
Tất nhiên là sử dụng được chỉ trong một thời gian nào đấy thôi, bởi vì trong mùa mưa nếu mà không tích nước nhiều trong năm, thì đến lúc nào đó nó sẽ hết. Tức là thủy điện không hoạt động được trong suốt cả thời gian một năm như là thiết kế ban đầu người ta đã tính toán.
Thí dụ bây giờ nếu tích nước ở độ cao lớn nhất là 175 m chẳng hạn, thì qua mùa lũ rồi đến mùa khô vẫn đủ nước để chạy trong mấy tháng mùa khô - ví dụ như thế - rồi đến mùa mưa sang năm nước tích vào. Thế nhưng nếu không được tích nước ở độ cao từ 161 m đến 175 m, chỉ tích dưới 161 m thôi thì có thể trong mùa khô sẽ không còn nước mà chạy. Tình hình là như vậy.
RFI : Người dân vẫn hoảng sợ không tin vào các kết luận của các nhà khoa học, thì ông nghĩ sao ?
Khi vào điều tra tại chỗ, thì mình thấy như thế này. Dân người ta hoảng sợ thì có mấy yếu tố. Thứ nhất, bà con ở trong ấy hầu như không quen, chưa bao giờ biết được về động đất. Trước đây ở khu vực đấy động đất xảy ra rất ít, nên người ta hầu như không có kiến thức gì về động đất cả. Đến bây giờ động đẩt lại xảy ra liên tục và còn kèm theo tiếng nổ thành thử ra dân rất sợ.
Thứ hai nữa là thủy điện Sông Tranh 2 trong quá trình thi công hồi tháng Ba, tháng Tư vừa rồi, lưu lượng nước chảy qua tương đối cao, tới hơn 70 bit/giây, như các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đã nói. Người ta sợ cái đập ấy thi công không đảm bảo vì lý do đó.
Chứ còn vừa rồi vào làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My, và xuống các địa bàn thì mới thấy dân người ta sợ không hẳn là riêng động đất, mà còn lo cái đập thủy điện ấy nữa.
RFI : Xin rất cảm ơn tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu ở Hà Nội.
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...