. .

Sunday, May 12, 2019

Vụ Tướng Lavelle năm 1972: Vết Nhơ Mở Màn Tấn Tuồng 'Đồng Minh Tháo Chạy' của Mỹ

by Le Tung Chau, Oct. 10, 2024



$pageIn

Vụ Tướng Lavelle năm 1972: Vết Nhơ Mở Màn Tấn Tuồng 'Đồng Minh Tháo Chạy' của Mỹ

Trong Post này:
- Lời Mở
- Làm Sáng Tỏ Vụ Huyền Chức Tướng Lavelle ( bản Việt dịch bài của Nick Adde, đăng ngày April 27, 2023 trên trang https://www.airandspaceforces.com/ )
- Một Vài Chú Thích Cần Thiết, trong đó gồm có phần của người dịch tra cứu và trình bày lại cho mạch lạc; bản Việt dịch vài trích đoạn trong Bạch Thư by Mark Clodfelter đăng trong Tam Cá Nguyệt San Joint Force Quarterly Vol. 78, 3rd Quater 2015, trang 111 (tập san của Phân Khoa Báo chí Học viện Quốc phòng Hoa Kỳ - National Defense University Press); dịch rải rác phần Chánh đề của Tiểu luận "Trials of Command: General John D. Lavelle and the Seventh Air Force in Vietnam" by Dale R, White, Lt Col, USAF, April 2011 ở những đoạn liên đới đậm nhất tới chủ đề ROEs, và các tài liệu lẻ tẻ khác liên quan.
- bài viết của Thế Huy, Đại úy (?) Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: "Sư Đoàn 3 lui binh" viết tại Paris ngày 19/7/2010
- một số trích đoạn sách của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng: "Bức Tử VNCH, Kissinger và 8 Thủ đoạn Nham hiểm" do Hứa Chấn Minh xuất bản tháng 5-2024, USA; và trích đoạn một số đoạn có liên quan đến chủ đề này trong sách Nhảy Vào Cuộc Viễn Chinh (nguyên tác Drawn Swords ... của J. Veith 2021), LTC dịch
.
.
đang updating ...

$pageOut$pageIn Phân đoạn 02:

Ngày đăng: Oct. 10, 2024

Lời Mở


Năm 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa

- ngày 23-3-1972, tức chỉ 1 tuần trước khi CSBV xua quân tràn sang vùng Phi Quân sự - vỹ tuyến 17 cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, quận Gio linh, tỉnh Quảng Trị - xâm lăng VNCH (vào ngày 30-3-1972), thì người ta chứng kiến một sự kiện phản binh pháp một cách lạ lùng, khó hiểu: Ngũ Giác Đài triệu hồi Đại Tướng John Daniel Lavelle, Tư lệnh Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ - Commander of Seventh Air Force [ 7AF ] về nước vì tội đã oanh tạc các địa điểm quân sự, các ổ phòng không cùng các trạm Radar của Bắc Việt đặt tại vùng Nghệ An, Hà Tĩnh & Quảng Bình, trong 3 tháng đầu năm 1972. Những mục tiêu oanh tạc này đều là những địa điểm mà địch đã ráo riết chuyển vận võ khí, quân binh chuẩn bị cho đợt xâm lăng vượt tuyến vào Nam mà các phi vụ thám thính và tình báo của Không Lực Mỹ đã ghi nhận được.
- trong vòng 1 tuần sau, Tướng Lavelle bị huyền chức, giáng cấp xuống Thiếu tướng với lý do là đã oanh tạc vượt thẩm quyền và vi phạm quy tắc ROEs, rồi cho hồi hưu khi đang ở tuổi 55.
- 1 tuần sau khi tướng Lavelle bị hài tội và chính thức về hưu, vào ngày 6-4-1972, Tổng thống Nixon ra lệnh oanh tạc Bắc Việt với những phi vụ có tính chất lặp lại y hệt hoặc thậm chí còn vượt quá những gì tướng Lavelle đã thực thi trước đó.

Như chúng ta đã biết, 3 tuần sau, vào ngày 30-4-1972, Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SĐ3BB rút bỏ Quảng Trị. Ngày 2-5-1972, Tổng Thống VNCH ra Quyết định Cách chức Tư Lệnh SĐ3BB của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và đặt Chuẩn Tướng Giai trong tình trạng điều tra.

Sau khi cộng sản đại bại trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 (ngày đánh dấu toàn thắng của QLVNCH là ngày 16-9-1972 tái chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị), thì dư luận vẫn chưa hết thắc mắc về 2 sự kiện chánh yếu liên tiếp nhau vừa nêu trên:

1- Mỹ tiến hành một thứ chiến tranh kỳ quặc: đánh mà không muốn thắng (the restrictive U.S. military rules of engagement = ROE) hay còn gọi là đánh cầm chừng (America’s policy of limited warfare)
2- Việc mất Quảng Trị (do tướng Giai tự ý lui binh) là một điều bí ẩn vô lý mà dư luận cùng báo chí miền Nam thảy đều đồng quy ở một ý: việc Quảng Trị bỗng dưng thất thủ còn ngập trong mơ hồ, không có lời giải!, còn Tổng thống Thiệu thì có kết luận chắc nịch: "mất Quảng Trị là một sabotage politique" ngay khi nhận được tin dữ.

Sau khi Bắc Việt thua xiểng liểng - trận Mùa Hè Đỏ Lửa là một minh chứng, cuồng vọng xâm lăng của chúng đã bị QLVNCH đập tan - non 4 tháng sau, Mỹ ép miền Nam ký Hiệp định Ba Lê 27 tháng Giêng 1973, gọi là Hiệp định Vãn hồi Hòa bình nhưng thực chất đó là một Hiệp định bức tử VNCH theo đúng kế sách của Kissinger và Nixon: a Decent Interval [ một khoảng cách coi được ] để Mỹ tháo chạy trong 'danh dự' (sic) mà Johnson chủ trương từ năm 1967 và Kissinger với Nixon làm tiếp từ 1969 - 1973!

Qua Post này, tôi chỉ mong những dữ kiện hiếm và chắc chắn xác tín trưng ra ở đây có thể trả lời những khúc mắc ấm ớ gian lận dối trá đê hèn trong những tháng ngày chót của trang Sử vệ quốc của VNCH hai mươi năm:
- tướng Lavelle có tội không? Nếu có thì vì sao? Nếu không thì ai mới là kẻ có tội? có tội với tướng Lavelle, với quốc dân Mỹ và với đồng minh VNCH? Ai? có tội như thế nào?
- có phải VNCH thua trận black April 1975 là vì không đủ sức giữ nước không? Nếu có thì như thế nào? Nếu không thì do đâu VNCH bị chịu cái chết bức tử? - Ngoài quyển sách quý vừa mới xuất bản tháng 5-2024 vừa rồi của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng: "Bức Tử VNCH, Kissinger và 8 Thủ đoạn Nham hiểm" đã cung cấp một khối lượng sử liệu thay lời giải đáp không thể chối cãi cho thắc mắc trọng đại đó..., chúng ta vẫn thấy chút khúc mắc còn sót khác về nghịch lý black April 1975, như vụ Tướng Lavelle chẳng hạn, mà trải qua năm chục năm, nay đã được lịch sử công chánh giải mật, và nhờ những con người lương hảo bền chí - Việt cũng như Mỹ - đi trọn con đường chánh hạnh ra công khai quật lại sự thật - trơ trẽn tồi bại - mà những kẻ tiểu nhân hèn hạ da trắng một thời đã trơ mặt đang tay hạ thủ với chính người đồng chủng với họ, cũng như giáng họa xuống cho dân tộc Việt Nam da vàng chúng ta. Khúc mắc còn sót ấy, tôi mong bạn đọc sẽ tự tìm thấy trong Post này.

Oct. 10, 2024
LTC



$pageOut$pageIn Phân đoạn 03:

Năm chục năm trước:

Chinh Luan Jun. 13, 1972, trang nhất: UB Quân vụ Hạ viện Mỹ mở cuộc điều tra vụ Tướng John Daniel Lavelle, bị giáng cấp, cho hồi hưu, vì dội bom Bắc Việt ngăn cộng sản tấn công.

Năm chục năm sau:

Clearing the Air on Lavelle
by Nick Adde
April 27, 2023
https://www.airandspaceforces.com/article/clearing-the-air-on-lavelle/

Làm Sáng Tỏ Vụ Huyền Chức Tướng Lavelle

Translated into Vietnamese by Le Tung Chau – Oct. 10, 2024 - như thường lệ, những phụ chú trong ngoặc [ * ] là của người dịch.

Kể từ khi tướng Lavelle bị Tổng thống huyền chức và giáng cấp xuống còn Thiếu tướng 2 sao, tiến trình tranh đấu cho nội vụ này vẫn tiếp diễn chưa ngã ngũ.

Vào ngày 23-3-1972, tức 7 tháng sau khi nhậm chức Tư lệnh Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ, thình lình tướng John D. Lavelle bị triệu hồi về Hoa Thịnh Đốn. Hai tuần sau, Ngũ Giác Đài công bố việc tướng Lavelle đệ đơn xin về hưu vì “lý do riêng và vì sức khỏe”.
Tướng Lavelle đã hồi hưu với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng mà không một dòng bút phê nào của thượng cấp theo lẽ thường phải có với quân nhân tại ngũ. Trong vòng một tháng, chuyện ông nghỉ hưu vì sức khỏe chỉ là chuyện tưởng tượng khi một Thượng nghị sĩ kêu gọi Quốc hội mở một cuộc điều tra, lúc đó vị Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ đương thời là Đại tướng John D. Ryan mới phát đi tiếp một Thông cáo nói rằng, tướng Lavelle “bị tôi bãi nhiệm vì tội phá lệ quân lệnh khi đương chức”.
tướng Lavelle (phải), cạnh ông là Tư lệnh Không Lực Mỹ Gen. John Ryan, trong 1 buổi điều trần trước UB Quân vụ Hạ viện Mỹ năm 1972. Photo by AFA Archive
Qua việc điều trần trước Quốc hội cùng với những bản tường trình thời sự, thì lộ ra câu chuyện rằng: Giới chức trách Không lực Hoa Kỳ khui ra làm đơn cử 28 hồ sơ, theo đó Lavelle đã ra lệnh vô thẩm quyền cho các Phi xuất oanh kích Bắc Việt dưới vỏ bọc oanh kích với lý do “trả đũa tự vệ” vượt quá thẩm quyền của ông ta và vi phạm bản quy tắc giao chiến [ ROEs = rules of engagement ] mà Hoa Kỳ đã đề ra. Các bản báo cáo hành quân không kích cũng bị man báo để che đậy thực chất của các Phi xuất. Việc man báo này được đưa ra ánh sáng là do một viên Trung sĩ viết thư cho một Thượng nghĩ sĩ, từ đó mới nổ ra chuyện đòi điều tra tướng Lavelle bị huyền chức vì việc gì. Chính Không Lực Hoa Kỳ cũng bị lãnh búa rìu khi cố tình bao che sự vụ khi dựng lên câu chuyện hồi hưu vì lý do sức khỏe.
Lavelle thì vẫn cứng lý về việc mình làm, ông nói ông đã được Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức khác khuyến khích cứ việc diễn dịch quy tắc ROEs tùy ý. Các man báo được đệ nạp là do thuộc cấp của ông, cũng là kẻ đã hiểu lầm các chỉ thị của ông, còn ông vẫn giữ vững chứng lý như vậy.
Khi Không Lực Hoa Kỳ có ý vinh thăng Đại tướng cho ông thì các Nghị sĩ từ chối, nhưng thuận để cho ông hồi hưu với cấp bậc tướng 4 sao sẵn có bởi vì ông bị bãi chức trước rồi mới về hưu sau.
Tờ tạp chí Newsweek gọi biến cố này là một dàn “hợp ca thông đồng” trong đó “hàng chục phi công, phi đội, phi đội trưởng, các tình báo viên lẫn các binh sĩ không quân bình thường khác đều tuần tự hòa bè vô cho toan tính đó”. Trên tờ Washington Post thì George Wilson, một thông tín viên hàng đầu về quốc phòng, viết rằng: “những gì Lavelle làm – đưa tay lãnh lấy cuộc chiến – rõ ràng đã kéo quốc gia vô một tình huống chết người trong thời đại nguyên tử này”. Còn trên tờ National Observer thì Nina Totenberg đặt dấu hỏi là: “có phải Lavelle là kẻ sinh sự duy nhất không?”

Lavelle từ trần năm 1979 trước khi có kể kịp lấy lại thanh danh cho mình, cho dù trước sau như một ông vẫn khẳng định ông chẳng làm điều gì sai hết.
Đến năm 2007, sau 35 năm ngày Lavelle bị huyền chức, thì những cuộn băng ghi âm giải mật từ Tòa Bạch Ốc đã thanh minh rằng cả Tổng thống Richard M. Nixon lẫn Bộ trưởng Quốc Phòng Melvin Laird đều biết trọn Lavelle làm gì là đều nhận được lệnh mới làm, và cả 2 ông đều tán trợ việc làm đó. Trong một đoạn ghi âm, Bộ trưởng Laird còn hùng hồn biện luận việc Lavelle “có quyền hiểu quy tắc phản ứng tự vệ một cách co dãn”.
Ấy vậy mà cho đến tận ngày nay khi sự vụ đã phơi bày ra hết, mà việc phân minh danh phận cho tướng Lavelle vẫn còn là một việc làm dang dở chưa xong đối với hai vị cựu sĩ quan Quân Pháp trong Không Lực có lập trường biện hộ cho tướng Lavelle, là hai người đã bỏ rất nhiều thời giờ và công sức trong 15 năm qua hầu lấy lại lẽ công bằng làm lễ vật tương tiến vị tướng quân đã quá vãng.
Năm 1972, Đại úy Không quân Ed Rodriguez, mới có 28 tuổi, khi hết hạn nghỉ phép quay về Pháp lý Vụ thuộc Đệ Thất Không Lực thì thấy nhiệm sở của anh vốn thường ngày người lui tới tấp nập mà nay vắng tanh, nhân viên ai nấy đều thối chí ngã lòng vì vị Tư lệnh của họ bị huyền chức.
Còn nay, đã ngót 80, Rodriguez cùng với một sĩ quan hồi hưu khác là Đại tá JAG Gordon Wilder [ JAG = The Judge Advocate General's Corps United States Air Force = Tổng Cục Quân Pháp Không Lực Mỹ ], bỏ công tập đại thành vụ Lavelle dưới dạng một bộ tài liệu tổng hợp với chiều hướng bênh vực cho Lavelle. Hai ông đã tung ra một đợt vận động thanh minh tên tuổi cho Lavelle hồi năm 2008, tức là một năm sau khi các cuộn băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc được giải mật. Qua những năm tiếp theo, nội vụ đã phải chịu một phen hành xác nhiêu khê phiền phức đi tới đi lui qua 4 cửa Không quân, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng viện và Bạch Ốc. Để giải nghi rốt ráo cho Lavelle, thì hai ông cần phải thủ đắc được sự hỗ trợ của từng cơ quan kể trên.
Rodriguez và Gordon đã thu thập được cả núi tài liệu khả dĩ dựng lại hình thù tổng thể của nội vụ đầy rối rắm đan xen này. Theo lý lẽ của hai ông thì Lavelle đã lấy các bước quyết định cần thiết và hợp lệ để bảo đảm an toàn cho phi công và các phi đội thuộc quyền, và hai ông cũng thất vọng thống trách chính quyền lúc trước đã bất lực trong việc sửa sai mà họ đã gây ra hơn 50 năm qua.
“Hễ bất cứ lúc nào mà chúng tôi đem câu chuyện Lavelle đi nói với ai, thì cứ y như rằng người ta luôn thiên về ý muốn đào sâu vào thực chất của sự vụ, rằng liệu [ông ấy] có ra lệnh oanh kích các mục tiêu ở Bắc Việt mà vượt quá RoEs hay không, và thêm nữa, liệu ông ấy có ra lệnh thuộc cấp man báo các cuộc oanh kích đó hay không,” Rodriguez nói. “Trên đại thể mà nói thì Vụ Lavelle đã thắng thế. Theo Hồ sơ hiện giờ chúng tôi có được thì quả là ta có thể chắc một câu rằng Tướng Lavelle vẫn hành động trong phạm vi quy tắc giao tranh ROEs.”
Hội đồng Hiệu Chính Không Lực Hoa Kỳ (AFBCMR = The Air Force Board for the Correction of Military Records) chuyên việc hiệu chính các Vụ vi phạm Quân Lệnh đã hai lần ra phán quyết, một vào năm 2009 và một vào năm 2016, rằng Lavelle đã hành động trong phạm vi thẩm quyền của mình và không vi phạm Quân Lệnh khi ra lệnh oanh kích Bắc Việt.
Thế nhưng trong khi những phán quyết đó đã được đệ đạt lên Ngũ Giác Đài và Thượng viện năm xưa, thì sự vụ này lại nhiều lần bị khước từ hoặc bị đá ngược về đòi nghiên cứu thêm.
Rodriguez cho biết Lavelle đã ra lệnh các phi xuất oanh kích đó theo lệnh mà ông đã nhận được thông qua hệ thống quân giai.
Các hồ sơ lưu của Bạch Ốc thời Tổng thống Nixon khởi thủy được giải mật vào năm 2002 và 2003 trong đó cho thấy rõ chi tiết Tổng thống khẩn thiết đòi các trạm radar của địch phải bị triệt hạ. Tuy nhiên, Nixon nặng lòng hơn về chuyến Hoa du của ông đang chờn vờn phía trước chưa biết thế nào, chuyến đi mà ông ta kỳ vọng lập mối bang giao chính thức giữa hai nước lần đầu tiên sau 25 năm. Ông ta muốn ngưng oanh tạc Bắc Việt trong khoảng thời gian từ ngày 17-2 đến ngày 1-3-1972, là khoảng thời gian ông còn hiện diện tại Bắc Kinh, và muốn tránh mọi sự ra mặt đối địch nào khả dĩ làm u ám cho kỳ hội nghị thượng đỉnh Moscow đã dự trù của ông sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 1972 — đấy là chuyến đến Moscow Nga du đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ tính từ thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt [ chú ý: Roosevelt chưa hề đến Moscow. Năm 194,5 Roosevelt đến Crimea dự hội nghị Yalta tổ chức ở Crimea thuộc Liên Sô thời đó; sau khi Liên Sô tan rã 1991, thì Crimea thuộc về lãnh thổ của Cộng hòa Ukraine, bị Nga tấn chiếm năm 2014 cho đến nay nhưng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận Crimea là thuộc lãnh thổ Ukraine ].
Trong một Bạch Thư của tác giả Mark Clodfelter do Đại học Quốc phòng công bố năm 2015 [ xin xem phần dịch Bạch Thư sang Việt ngữ (một vài đoạn trích có liên quan tới Post này) trong các phân đoạn kế tiếp ], Mark Clodfelter mô tả cách Trung sĩ đặc vụ tình báo Lonnie Franks [ nguyên văn bài báo này viết: “Lonnie Franks, a U.S. intelligence specialist”, còn trong Bạch Thư thì viết: Lonnie Franks, an Air Force technical sergeant = Trung sĩ kỹ thuật Không quân ] tòng sự tại Phi đoàn Thám thính Chiến thuật 432 tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Udorn của Thái Lan, quả quyết rằng các phi công đã man báo để xác định việc địch đã khai hỏa trước rồi họ mới oanh kích trả đũa xuống các mục tiêu của địch sau. Franks đã gửi lời tuyên thị đó của anh ta cho Thượng nghị sĩ Harold E. Hughes, đảng viên Dân chủ tiểu bang Iowa.
Hughes đã chuyển tin tức của Franks cho Tướng John D. Ryan, Tư lệnh Không Lực Mỹ đương thời, và viên Tư lệnh đã yêu cầu Tổng Thanh tra Không Lực [ AFIG = Air Force inspector general ] mở cuộc điều tra. Theo tường trình của Clodfelter thì AFIG đi đến kết luận là Lavelle đã ra lệnh vô thẩm quyền 28 phi vụ trong khoảng thời gian bốn tháng. Sau đó, Ryan đã cách chức Lavelle và để Lavelle tùy chọn xin hồi hưu. Lavelle đã hồi hưu, chấp nhận việc giáng cấp Đại tướng xuống Thiếu tướng [ 2 sao ], nhưng được hưởng lương hưu bốn sao, việc này đã được Ủy ban Quân vụ Thượng viện biểu quyết thuận với tỷ lệ 14-2.

Cùng hợp sức cho nội vụ mà Rodriguez và Wilder theo đuổi này, là các cuộn băng giải mật của Tòa Bạch Ốc trong đó chứa đựng nhiều mẩu đối đáp chứng minh lệnh oanh kích là của Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, nhằm dọn sạch những ổ phòng không của địch.
"Nên hiểu Phản ứng tự vệ là gồm thâu cả phản ứng ngăn ngừa vô nữa", Nixon nói với Kissinger và Đại sứ tại Nam Việt Nam Ellsworth Bunker trong một buổi bàn bạc vào ngày 3-2-1972, hai tháng trước khi Lavelle bị huyền chức. "Đợi khi radar bị khóa họng rồi ... mới tấn kích thì đã quá muộn", Bunker nói.
"Theo tôi thì cách vận dụng vụ này là trao cho họ [phi công] một thẩm quyền bao trùm", Kissinger nói. "Trong tình hình hiện tại, thì họ [oanh tạc cơ] chỉ có thể thực hiện phi vụ tấn kích khi radar đã bị khóa họng. Và như thế họ bị trói tay rất nhiều bởi vì điều đó có nghĩa là khi phi cơ gặp rắc rối rồi mới phải khai hỏa".
Nixon nói thêm, "Chẳng qua ý tôi muốn nói, chúng ta mở rộng định nghĩa thế nào phản ứng tự vệ ... hễ chỗ nào ta nghi có đặt dàn phi đạn SAM [phi đạn đất đối không] thì áp dụng phản ứng tự vệ chỗ đó. Vậy khi thả bất cứ thứ gì xuống chỗ đó, thì phải gọi đó là phản ứng tự vệ thông thường mà thôi".
Nixon muốn tránh, không để công luận biết về những vụ oanh kích như vậy. “Tôi muốn ông nói với [Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tướng Lục quân Creighton] Abrams … rằng ông ấy phải cho quân đội hay là không rình rang họp báo gì cả về các hoạt động quân sự của chúng ta từ bây giờ cho đến khi mình đi chuyến Hoa du về đã” Nixon nói.

Trong một cuộc hội đàm khác về sau, Nixon nói: “Hãy nhớ là tôi đã nói … mình có đánh chỗ nào, thì hãy quay lại và đánh tiếp phen nữa. Quay lại và làm đúng y như vậy. Các anh không cần phải đợi đến khi bọn chúng bắn mình trước rồi mình mới bắn lại.… “Hãy nhớ là tôi đã nói với [Bộ trưởng Quốc phòng Melvin] Laird điều đó. … Còn bây giờ, thì rõ ràng là Lavelle đã biết điều đó và ắt là ông ta đã nhận rõ lệnh đó rồi.”

Vào ngày 6-4-1972 — một ngày trước khi Lavelle chính thức bị huyền chức — Nixon và Kissinger còn nhấn mạnh với Trung tướng Không quân John W. Vogt, là người sẽ sớm thay Lavelle làm Tư lệnh Đệ Thất Không Lực, rằng hai người đòi thêm các phi vụ oanh kích phải đánh rát vào các cứ điểm của địch.
“Tôi muốn các ông hiểu rõ rằng, theo quan điểm của tôi, thì công suất của [Lực lượng Không quân] ở ngoài đó, là không đủ,” Nixon nói với Vogt. “Nó có đó cho có lệ với những con số mà chẳng vận dụng trí tưởng tượng.”
Nixon nói tiếp: “Điều tôi muốn ông làm là tống khứ hết bọn ở ngoài đó đi. … Chúng ta phải xộc vào đó cầm cương thủ thắng trận này.”
Rodriguez và Wilder nói rằng đường hướng này gây một thay đổi triệt để các quy tắc giao tranh ROEs để làm sáng tỏ một điều rằng ngay từ lúc mới nắm quyền Tư lệnh, thì Lavelle đã làm đúng những gì Nixon muốn thế.

Năm 2009, Hội đồng AFBCMR đã trích từ các băng ghi âm giải mật nói trên để đưa ra khuyến nghị khôi phục cấp bậc cho Lavelle, nhưng Ủy ban Quân vụ Thượng viện cứ dùng dằng. Tháng 12 năm 2010, Chủ tịch Ủy ban Carl Levin (D-Mich.) và chức trách cao cấp của Ủy ban John McCain (R-Ariz.) đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Robert M. Gates, nói rằng theo quan điểm của Ủy ban thì lượng dữ kiện mà Hội đồng AFBCMR dựa vào chưa hội đủ cho một kết luận như thế.
Họ biện bác rằng các băng ghi âm của Nixon mới đưa ra những chứng lý chưa đủ và còn quanh co chỗ thực tế là Lavelle đã cho phép làm bảy cuộc không kích trong khoảng thời gian từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 1-3-1972, đúng vào thời điểm Nixon đang hiện diện ở Hoa Lục, trái với ý muốn của Tổng thống.
"Công việc phụ trội cần thiết là phải làm cho được công đoạn tập đại thành một hồ sơ hoàn chỉnh, chính xác về mặt Sử liệu liên quan đến thẩm quyền của Thiếu tướng Lavelle khi ra lệnh các phi xuất theo lịch oanh tạc trong khuôn khổ quy tắc RoEs còn hiệu lực vào năm 1972, ông ta có tội man báo hay không, luận điểm biện hộ việc cách chức Tư lệnh của ông ta, sau chót là việc an bài ông ta hồi hưu ở cấp bậc Thiếu tướng, và cũng để điều hòa các mối bất đồng xung khắc có thực ở bề ngoài", Levin và McCain diễn giải như vậy.
Hai Thượng nghị sĩ khẳng định rằng các hồ sơ trong văn khố sử liệu chính thức của Không Quân về cuộc chiến đã mâu thuẫn với kết luận của Hội đồng rằng Lavelle "đã được ban thẩm quyền 'vượt ngoài hệ thống quân giai' để tiến hành các cuộc không kích vi phạm ROEs và che giấu việc ông đã làm như vậy".
Hai nghị sĩ cũng đề cập chuyện Abrams từ trước đã được lệnh không tiến hành một phi xuất đánh vào trạm radar chặn bắt tín hiệu điều khiển trên bộ ở Mộc Châu vào ngày 5 tháng 1 — là một phi vụ tương tự như phi vụ mà Lavelle đã cho phép vài ngày sau đó.
Levin và McCain cũng lưu ý trong hai tuyên bố của Laird có sự mâu thuẫn. Một đằng, vào năm 2007 trong một lá thư gửi cho Tạp chí Không quân, Laird thừa nhận là đã cho phép các phi xuất oanh kích đã lên lịch, một đằng khi viết trong một tập Kỷ Yếu vào năm 2008 ông nói rằng ông đã bác yêu cầu của Abrams xin thẩm quyền thực hiện các phi xuất như vậy. Hai nghị sĩ nói, những sự kiện thực tế đó cần phải được khám phá rốt ráo.
“Cuối cùng, Ủy ban tin rằng Bộ [Không quân] đã không cứu xét thấu đáo tầm quan trọng của các báo cáo chính thức bị khai man do Tư lệnh Không lực, thượng cấp của Thiếu tướng Lavelle trình báo”, Levin và McCain viết trong thư. Vào tháng 6-2011, Bộ trưởng Không quân lúc đó là Michael B. Donley đã khởi xướng một cuộc điều tra và cứu xét độc lập về sự vụ Lavelle. Cựu Giám đốc FBI William H. Webster đảm trách công tác cứu xét đó, theo sau ông là một đội ngũ gồm các nhà sử học và luật sư bên quân sự cũng như dân sự.
Donley đã chỉ đạo Webster và đội ngũ của ông tiến hành các cuộc phỏng vấn có tuyên thệ và thẩm tra hồ sơ, đặc biệt chú ý đến những khoản lo ngại mà Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã bày tỏ.
“Biên bản Tường trình của đội ngũ sẽ khảo xét kỹ lưỡng hồ sơ lịch sử và phân tích thẩm quyền của Thiếu tướng Lavelle trong việc tiến hành các cuộc không kích đã lên lịch trước theo các quy tắc RoEs có hiệu lực từ tháng 11 năm 1971 đến tháng 3 năm 1972, trách nhiệm liên đới của ông với các báo cáo chính thức bị khai man và luận điểm biện bạch cho việc cách chức Tư lệnh của ông ta và cho việc an bài ông ta hồi hưu ở cấp bậc Thiếu tướng”, Donley viết.
Biên bản Tường trình của Webster đệ nạp vào ngày 28-5-2015, kết luận rằng thanh danh của Lavelle đã bị hoen ố một cách bất công. Nhưng Webster cũng chưa rốt ráo minh oan cho Lavelle mà dừng lại một chút, đồng thời khuyến nghị nên nâng cấp cấp bậc chót cho ông là Trung tướng, kém một sao so với cấp tướng bốn sao của ông thời ở Việt Nam.
Webster kết luận rằng trên thực tế, các cuộc không kích đang bị lục vấn là có "được ban thẩm quyền bởi các nhân tố nằm ngoài cách diễn giải đã được minh định của bộ quy tắc ROEs đã ban hành, cụ thể ở đây là sự chấp thuận ngầm cũng như bằng miệng của Tổng thống Nixon và của thượng cấp của Tướng Lavelle.” Nhưng Webster cũng xác định rằng, tuy Lavelle không phải chịu trách nhiệm pháp lý về các cuộc không kích hoặc các man báo, nhưng "dầu gì ông ta vẫn có chút liên đới trách nhiệm về các man báo" vì ông ta đã ra lệnh cho thuộc cấp không báo cáo là [địch] "không có phản công" và cũng không làm sáng tỏ ý của mình. Từ đó, thượng cấp của Lavelle [ Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ, Đại tướng John D. Ryan ] cảm thấy Lavelle đã vượt quá thẩm quyền của mình khi ra lệnh không kích và "chịu trách nhiệm về việc man báo".
Rodriguez và Wilder không đồng tình với kết luận đó. “Vị Trọng tài Webster, trong Biên bản Tường trình của ông ta, đã kết luận rằng các cuộc không kích bị lục vấn mà Lavelle đã ra lệnh tiến hành là do Lavelle nhận được lệnh từ thượng cấp trong hệ thống quân giai”, Wilder nói. Rodriguez nói thêm, “Webster đã cố sắm vai Solomon trong câu chuyện cắt đứa bé ra làm hai. [ là câu chuyện “Phán xử của Solomon” trong Kinh Thánh Hebrew. Đại lược câu chuyện hai bà mẹ cùng ngụ một nhà, cả hai đều tự nhận mình là mẹ của đứa bé con rồi tìm đến Solomon để xin nhà vua Solomon (Vua của người Do Thái) phân xử … Solomon phán xử cắt đứa bé ra làm hai, giao cho mỗi bà mẹ một nửa ...]. Theo chúng tôi, đúc kết đó của Trọng tài Webster là do bởi ông bị lạ lẫm với trình tự làm việc của Hội đồng Hiệu Chính Không quân AFBCMR”. Tiếp theo sau Biên bản Tường trình của Webster là phản ứng của Rodriguez và Wilder với đơn kháng cáo thứ nhì đệ trình lên AFBCMR. Hội đồng đã thụ lý nội vụ và phản hồi với chiều hướng thuận lợi; qua năm 2016, AFBCMR đã đề xuất vãn hồi nguyên trạng cấp tướng 4 sao cho Lavelle.
Qua năm 2018, Tướng Thủy quân Lục chiến Joseph F. Dunford, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã chuẩn y đề xuất của Hội đồng và chuyển nội vụ sang Thượng viện, là nơi nội vụ đã bị ngâm tôm kéo dài.
Kể từ lúc đó, nội vụ lại bị chuyển ngược về Ngũ Giác Đài, nơi đây nó lại bị chuyển qua chuyển lại giữa Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng với Văn phòng Bộ trưởng Không quân. Trong khoảng thời gian đó, nhân sự tại cả hai văn phòng đã thay đổi nhiều lần. Tới hôm nay, thì nội vụ đang nằm trong hồ sơ của Bộ trưởng Không quân Frank Kendall, Rodriguez nói.
Phát ngôn nhân của Bộ Không quân, Laurel Falls, cho biết: “Trong suốt mấy năm qua, Bộ Không quân đã dành nhiều thời giờ và công sức để giải quyết thỉnh cầu này cùng với Bộ Quốc phòng và Quốc hội.” Ngay vào lúc này, vẫn chưa có giải pháp rốt ráo cho hồ sơ thỉnh cầu này.
Rodriguez và Wilder vẫn hy vọng "thuyết phục Bộ Không quân đề xuất với Bộ trưởng Quốc phòng rằng Lavelle nên được truy thăng trở lại cấp Đại tướng như cũ trong thời chiến tranh Việt Nam." Rodriguez nói: “Nếu Bộ trưởng Kendall thuận làm điều đó, thì đây là lần thứ tư ông nhận được lời xướng nghị như thế trong cương vị bộ trưởng.”
“Bộ Quốc phòng đã chơi trò đánh bóng bàn,” Wilder nói. “Mỗi khi có chuyển đổi chính quyền, thì [bộ] lại tái trình báo cho tân Bộ trưởng mới.”
Đối với Wilder và Rodriguez, vụ kiện tụng bây giờ bỗng mang cái ý nghĩa cá nhân của hai ông.
“Tôi biết John Lavelle,” Wilder nói. “Tôi là một nhóc con của gia đình Không quân. Thời ông ấy làm Tư lệnh Không Lực 17 Hoa Kỳ ở Đức thì tôi còn con nít. Bọn tôi hay chơi bóng bầu dục trước nhà ông và ông thường bước ra coi đám con nít chúng tôi chơi bóng.”
Lavelle đâu đến nỗi phải bị nhắc nhớ như là một “vị tướng lãnh duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đắc tội bất tuân Tổng thống.”
Wilder còn nói, ngày nay người ta dạy lịch sử cho hậu sinh một cách không đẹp, bất xứng, đồng thời ông còn nhắc tới chuyện các học viện quân sự lấy Vụ Lavelle ra làm ví dụ điển hình về việc vượt thẩm quyền.
“Điều đó thật là hết sức bậy bạ,” Wilder nói. “Mỗi khi tới chuyện đó, là tôi lại bị động lòng và căm tức.” Đối với Rodriguez, đó là việc chỉnh lại bộ hồ sơ Lavelle cho ngay thật sau bao năm vị Tướng chỉ huy của ông bị huyền chức.
“Khi xảy ra chuyện thì tôi là quân nhân trong đơn vị,” Rodriguez nói. “Tất nhiên lúc đó là cấp bậc của tôi còn quá thấp trong bối cảnh sự vụ, và tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra làm cho ông ấy bị cách chức Tư lệnh.” Nhưng việc sửa hồ sơ lại cho đúng là “chuyện chính đáng cần làm.”
“Đức trung kiên được truyền từ vị chỉ huy xuống người lính cấp dưới, và từ người lính lội ngược giòng về tới người chỉ huy,” Rodriguez nói. “Tôi đang biểu hiện lòng trung kiên của cấp dưới với cấp chỉ huy bằng cách làm việc không ngừng trong suốt bao năm qua để giải tội cho ông ấy, và lấy lại cấp bậc bốn sao cho tướng quân.”
Wilder nói: “Mọi điều Tướng Lavelle làm thảy đều vì đồng bào của ông. Ông ấy đâu có đích thân làm các phi vụ đó — hoặc giả ra lệnh cho những phi vụ đó — với bất cứ dụng ý nào khác ngoài việc bảo đảm cho các phi công của ông được an toàn sau khi tình hình ở Việt Nam chuyển biến đến độ các phi công thuộc quyền ông bị hạ mà không hề biết trước mảy may tín hiệu nào, ấy là vì cách lắp đặt radar mà Bắc Việt mới được viện trợ” [ của Nga Sô ].
“Nội bộ gia tộc tướng Lavelle đã phải đeo mang lây cái tì vết hoen ố khi tên tuổi của cha ông mình bị coi là kẻ vô luân trong suốt 45 năm,” Rodriguez nói. Đến nay, con cái của tướng Lavelle đã ở vào độ tuổi 70 và 80. “Mọi chuyện đã đi vào dĩ vãng quá lâu rồi,” ông nói. Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây 50 năm, theo thời gian, trang sử đau thương đó đã nguôi ngoai, và theo đó nhiều người đã được thứ tha. Rồi Rodriguez bỗng cao giọng hùng biện: Vậy thì giờ phút kết thúc trận chiến của Lavelle đã điểm.

LTC dịch,
Oct. 10, 2024

$pageOut$pageIn Phân đoạn 04:

Một vài Chú Thích cần thiết: để độc giả có thể dễ dàng mở rộng vấn đề.

1- Đệ Thất Không Lực Hoa Kỳ - U.S. Seventh Air Force: là đơn vị Không Lưc Hoa Kỳ phụ trách vùng Đông Nam Á sau Đệ nhị Thế Chiến.

2- ROE = rules of engagement = quy tắc giao chiến.
Nếu phải trình bày chi tiết của ROE thì phải đến một tập sách gần 100 trang, đây là bộ quy tắc ban đầu do chính quyền Johnson lập ra áp dụng tại chiến trường Việt Nam, trong Biến cố Khủng Hoảng Vịnh Bắc Việt [the 1964 Gulf of Tonkin incident; là vụ Khu trục Hạm Maddox của Hoa Kỳ bị Bắc Việt tấn công vào ngày 2-8-1964] và còn hiệu lực tiếp sau đó. Nó gồm hàng loạt các quy chế, luật lệ, biện pháp đan xen, rối rắm ràng buộc phức tạp quân binh chỉ được đánh cầm chừng, thu hẹp phạm vi giao tranh và mục tiêu tấn công địch thậm chí bị địch bắn trước mới được trả đũa [ the US fought the Vietnam War with an arm tied behind its back and had to contend with a vast and wide-ranging list of rules before a shot could even be fired ], nó trói tay và gây ức chế thất vọng cho hầu hết các cấp Tư lệnh quân binh chủng Không quân, Hải quân, Pháo binh ... cho đến quân bộ chiến Mỹ tham chiến ở Việt Nam [ These rules were known as the rules of engagement (ROE) and became a serious point of frustration for US troops and commanders during the war. ], trong đó, bị thất vọng và ám ảnh vì ROE nhất phải nói là các phi công đảm nhiệm các phi vụ oanh kích trên đất địch, như sự vụ oan khốc xảy ra với 7th Air Force của tướng Lavelle năm 1972 là một điển hình phản binh pháp đầy vô lý ngược đời! ROE đe dọa mệnh hệ của người phi công thực hiện phi xuất oanh kích đang như ngàn cân treo sợi tóc bởi vì chỉ cần các anh chậm một giây thì địch đã khai hỏa trước (từ 1966, CSBV được Nga Sô viện trợ và huấn luyện các dàn Radar cùng với các ổ phòng không trang bị hỏa tiễn đất đối không SAM - surface-to-air - có thể bắn hạ oanh tạc cơ Hoa Kỳ bay tầm thấp từ 4000 feets # 1,2 km trở xuống) và mất mạng như chơi, nếu không thì cũng sống sót nhảy dù xuống để bị địch bắt giam và hành hạ một cách độc địa vô nhân đạo đến thân tàn ma dại hàng 5, 7 năm trời trước khi được trao trả tù binh - nếu vẫn sống còn trong tại tù cộng sản. Bạn đọc có thể tham khảo bài "The Absurd Rules-of-Engagement GIs Had to Follow During the Vietnam War" by Jesse Beckett, Nov 17, 2021 ở đây để biết thêm chi tiết. Tạm dịch cái tựa bài: "Bộ quy tắc ROE phi lý đến ngớ ngẩn mà các binh sĩ Mỹ phải chịu trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam".

3- Cái phi lý tai ác của ROE khi qua tay chính quyền tráo trở Nixon đã gây họa thế nào cho cả quân binh Mỹ lẫn VNCH??? Chúng ta sẽ không khó gì để thấy ROE và quan niệm phi binh pháp của Johnson rồi Nixon đã là nguyên nhân chính gây họa trước là cho chính quân tướng Mỹ, sau là đồng minh VNCH, qua một số trích dẫn sau đây:

3.1 Trích một số đoạn trong Tiểu luận "Trials of Command...:

► Chánh đề của bộ quy tắc ROEs là lệnh cấm phi cơ Hoa Kỳ tấn kích các mục tiêu ở Bắc Việt nếu không bị địch "bắn trước" hoặc Radar của địch không/chưa có dấu hiệu "hoạt động" đang theo dõi phi vụ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các địa điểm đặt ổ hỏa tiễn của địch còn điều khiển loại hỏa tiễn SAM - đất đối không. Bằng vào kỹ thuật Radar phản dội và báo động (RHAM = radar homing and warning) gắn sẵn trong buồng lái phi cơ, các phi công Hoa Kỳ đã có thể nhận biết địch đang hoạt động nhờ vào một "cảm biến" tự động dò tín hiệu Radar của địch, từ đó phi công có đủ thời giờ "đối phó và thực hiện các động tác uốn lượn né tránh trước khi hỏa tiễn của địch phóng lên. Một khi bị địch bắn hoặc bị radar của địch theo dõi, thì lúc đó phi công mới có thể đánh trả đũa để tự vệ.
{ The central theme of all of the ROEs was the prohibition of U.S. aircraft from firing at targets in Northern Vietnam unless the aircraft were "fired" at or "activated" against by enemy radar. In the early stages of the war, the enemy missile sites maintained control of the surface-to-air missiles (SAM). U.S. pilots received warning in the cockpit from radar homing and warning (RHAW) gear when "locked on" by enemy radar giving the pilot time 'to react and execute evasive maneuvers before the missile launched. Once receiving fire or activated against by radar, U.S. pilots could execute a protective reaction strike in self-defense. }

► Tới thời Lavelle, ông phải lãnh đủ nguyên một bộ quy tắc ROEs cực kỳ gay go và phức tạp. Ông coi ROE là nan đề nhưng ẩn bên trong nó những nếp gấp khiến nó có một mà thành ba, ngày càng về sau càng phức tạp. Đầu tiên, Lavelle gần như thức suốt mỗi đêm lo nghĩ tới sự an toàn của phi hành đoàn thuộc quyền mình. Trong những năm từ 1968 đến 1971, bộ ROEs của Mỹ trở thành lợi thế cho địch khai thác để thỏa sức lập kho võ khí và đào công sự chiến đấu để chuyên đánh máy bay Mỹ trên không phận Bắc Việt. Không chỉ gia tăng hiện diện các cứ điểm như thế, từ giữa cho đến cuối năm 1971, Bắc Việt còn được viện trợ những phương tiện chiến tranh với các bước tiến lớn trong kỹ thuật phòng không. Năm 1968, Bắc Việt không cách gì theo dõi máy bay của Mỹ cho ra trò, tuy nhiên, đến cuối năm 1971, với những bước kỹ thuật nhảy vọt, địch đã có thể liên kết các radar đơn lẻ vô với nhau thành một tuyến radar chung để có thể sinh ra khối dữ kiện nhắm vào các mục tiêu cụ thể là chiến đấu cơ và oanh tạc cơ của Mỹ. Bắc Việt đã kết nối được các radar có bộ điều khiển hỏa lực Fan Song vô với các radar điều khiển trên bộ (CGI = ground control intercept) như Bar Lock, Whiff và Spoon Rest. Các radar GCI này đã báo cáo dữ kiện của mục tiêu về cho radar Fan Song, cho phép radar Fan Song vẫn ở trạng thái tắt (off) trước khi khai hỏa xong hỏa tiễn. Thường thì khi bị radar Fan Song theo dõi thì thiết bị RHAW trên máy bay Mỹ sẽ phát tín hiệu báo động cho phi công biết; tuy nhiên, với radar GCI thì RHAW không dò được tín hiệu của nó. Điều này đã khiến cơ hội được báo nguy của các phi công bị thu lại vô cùng nhỏ và vì thế phi vụ trở nên mạo hiểm hơn quá nhiều. Để giải bài toán lo âu cho an toàn của phi công, tướng Lavelle đã đưa ra nhiều yêu cầu miễn trừ khỏi bộ quy tắc ROEs hiện hành để thực hiện các phi xuất oanh kích địa điểm SAM, căn cứ chiến đấu và các địa điểm AAA của địch để các phi vụ cũng như phi hành đoàn không đến nỗi phải bị liều mạng quá đáng. Vậy mà mỗi khi ông yêu cầu thì y như rằng lần nào cũng bị Ngũ Giác Đài từ chối, đã vậy còn càm ràm ông sao không thực hiện các phi xuất đánh cho rát vào.
{ Lavelle inherited a dire situation with extremely difficult and complex rules of engagement. He viewed the issue as a three-fold problem that compounded over time. First, Lavelle was up almost every night concerned for the safety of his aircrew. During the years between 1968 and 1971, the enemy began to exploit the U.S. ROE by establishing weapons arsenals and fighter bases to launch against U.S aircraft flying in northern South Vietnam. In addition to the increased presence, by mid-to-late 1971 the Northern Vietnamese had realized great leaps in anti-air technology aiding in their execution of the war. In 1968 the enemy was unable to track U.S. aircraft effectively, however, by late 1971 leaps in technology allowed the enemy to interconnect its radars to generate specific targeting data on U.S. fighters and bombers. The Northern Vietnamese netted the Fan Song fire-control radars with the Bar Lock, Whiff, and Spoon Rest ground control intercept (GCI) radars. The GCI radars fed the targeting data to the Fan Song radar, allowing the Fan Song radar to remain off until missile launch. The RHAW gear in U.S. aircraft gave pilots warning if tracked by the Fan Song radar; however, it could not detect emissions from the GCI radar. This gave pilots little warning of a rnissile launch and made flying significantly more hazardous to U.S. aircrews. Addressing the concern over the safety of his airmen, Lavelle made numerous requests for relief from the standing ROE to execute the bombing of SAM sites, fighterbases, and AAA sites that unduly jeopardized the missions and aircrews. The Pentagon denied each request and instead scolded him each time for not being more aggressive in executing the air campaign. }

► Nếp gấp thứ nhì của nan đề mà Lavelle chạm trán là Bắc Việt ngày càng hung hăng tăng cường hoạt động xâm lăng từ trên lãnh thổ Bắc Việt, họ chuẩn bị cho trận đánh lớn sẽ diễn ra vào cuối mùa khô. Từ cuối năm 1971 sang đầu năm 1972, Bắc Việt bắt đầu tập hợp quân binh, võ khí đạn dược với tiếp liệu về gần Khu Phi Quân Sự (DMZ) để chuẩn bị mùa xuân sang năm -1972- là đánh "trận Mùa Hè Đỏ Lửa" (“Easter Offensive"). Sau khi bổ sung hàng ngàn hỏa tiễn SAM2 và các ổ khẩu đội pháo phòng không, Bắc Việt đã nã hơn 200 hỏa tiễn SAM vào máy bay Mỹ từ tháng 11 đến tháng 2; tăng gấp 20 lần hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, số lần xâm nhập của các máy bay MiG của địch cũng tăng lên gấp 15 lần. Trong mùa khô năm 1971-72 (tháng 11 - tháng 3), Hà Nội đã bắn hạ thành công tám phi cơ Mỹ và buộc các phi vụ thám thính của Mỹ phải dùng kèm nhiều phi cơ võ trang hộ tống để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng với phi công. Sự hung hăng của Bắc Việt đạt đến đỉnh điểm từ trước đến nay mà không hề có một dấu hiệu nào cho thấy các nguy cơ đe dọa đang gia tăng đó sẽ tới lúc dừng. Tướng Abrams và Lavelle đã thông báo cho thượng cấp tại Ngũ Giác Đài biết việc miền Bắc đang gom quân lại và đưa kèm lời báo động tình báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra, tuy nhiên, giới hữu trách Ngũ Giác Đài cứ phớt tỉnh trước báo động đó, đã vậy, mọi yêu cầu gởi về xin thuận cho không lực rộng tay hoạt động oanh kích nhằm giải tỏa các nguy cơ đó đều bị từ chối. [ ý nói xin miễn chấp khỏi những bó buộc của ROEs ]
The second fold of Lavelle's problem was the rise of Northern Vietnamese aggression as they prepared for offensive action to occur later in the dry season. in late 1971 and early 1972, the Northern Vietnamese began building up forces and equipment near the Demilitarized Zone (DMZ) preparing for the “Easter Offensive" in the spring of 1972. After the addition of thousands of SAM and antiaircraft batteries, the Northern Vietnamese fired more than 200 surface-to-air missiles at U.S. aircraft between November and February; an increase of 20 over the same time frame in the previous year. Additionally, the number of incursions with enemy MiGs increased by a factor of 15 as well. In the dry season of 1971-72 (November-March) Hanoi successfully downed eight aircraft and forced U.S. reconnaissance missions to employ multiple escort fighters to counter the expanding threats to pilots. Northern Vietnamese aggression had reached an all time high with no foreseeable end to the elevating threat. Abrams and Lavelle notified leaders in the Pentagon of the North's build up and intelligence warning of a pending attack, however, Pentagon leadership ignored the warnings and again denied all requests to address the threat through expanded offensive activity in the air campaign.

► Nếp gấp thứ ba và cũng là cuối cùng làm Lavelle đau đầu là áp lực không ngớt từ Ngũ Giác Đài đòi tăng cường phi vụ đánh thật rát, chuyện này là một chủ đề cứ nghe nói hoài trong các diễn ngôn, thông điệp mỗi khi có các chuyến thăm của giới chức cao cấp đến Sài Gòn. Giờ đây, Không quân là trọng điểm của chiến cuộc và sẽ là đòn cuối cùng để thúc đít Bắc Việt chịu ngồi vào bàn nghị hòa. Phía Bắc Việt phải lãnh đủ nhiều tổn thất về mặt chiến trận mới đây cũng như sự hiếu chiến của họ đã được giới báo chí phương Tây sốt sắng ôm lấy khiến cho những lời lẽ mà bộ máy chính trị của Nixon ra sức quảng cáo với công chúng trở nên lạc điệu: Người Nam Việt Nam tự lo cho việc phòng vệ đất nước của họ còn người Mỹ đang trên đường về nhà.
Bao nhiêu lần thông điệp phát đi từ Ngũ Giác Đài nói rằng bộ quy tắc ROE hiện hành đã chứa đựng một thẩm quyền dồi dào để lâm chiến một cách mỹ mãn, nếu người ta biết diễn dịch nó một cách hợp lẽ. Vào đầu tháng 11 năm 1971, ba tháng sau khi Lavelle nhậm chức Tư lệnh, thì ông Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Thomas H. Moorer, đã đến viếng thăm các vị Tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn. Trong chuyến thăm, Đô đốc Moorer đã tán thành một kế hoạch oanh tạc sân bay MiG tại Đồng Hới, Bắc Việt. Sau cuộc oanh kích, Đô đốc Moorer và Tướng Ryan, cũng như các cấp lãnh đạo khác tại Ngũ Giác Đài, đã duyệt xét kết quả của trận đánh mà không một chút lục vấn gì về chuyện nó có được lên kế hoạch trước hay không. Tham mưu trưởng liên quân (JCS) chỉ gợi ý rằng, những lần oanh kích tới, nhớ lên kế hoạch cho đàng hoàng hợp lệ hơn.

The final fold of Lavelle's problem was the Pentagon's continued pressure for increased aggressiveness in the air campaign, which was a common theme with message traffic and high level visitors to Saigon. Air power was now the focal point in the Vietnam War and would serve as the final blow to induce Northern Vietnam to negotiate an end to the conflict.30 Recent combat losses and enemy activity generated media coverage that did not corroborate the message Nixon's political machine had advertised to the American public. The Southern Vietnamese were in charge of their own defense and the Americans were coming home.
On numerous occasions, the message from the Pentagon was that the standing ROE encompassed ample authority to execute the war successfully, if one interpreted it properly. In early November 1971, three months into Lavelle's tour, the Chairman of the Joint Chiefs, Admiral Thomas H. Moorer, visited commanders in Saigon. During the visit, Admiral Moorer endorsed a plan to attack the MiG airfield at Dong Hoi. After the strike, Admiral Moorer and General Ryan, as well as other leaders in the Pentagon, reviewed the results of the attack without ever questioning its pre-planned nature. The Joint Chiefs of Staff (JCS) only suggested more careful planning in future attacks.

Chẳng phải thế đâu. Tôi tự xét mình, vâng, tôi thấy mình rất được lòng binh sĩ, và những thuộc cấp ấy cũng sẵn sàng làm điều mà họ biết là tôi muốn làm. Bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào và cũng không cứ phải là cấp chỉ huy, đều phạm cái lỗi thô thiển cỡ như tôi vậy, thế nhưng trên cõi đời này lại có cái chuyện là đem việc ấy ra mà điều tra. Nếu Đệ Thất Không Lực chúng tôi có vi phạm điều gì, thì đó là tội của tôi còn Không Lực Mỹ thì chẳng có một vụ Mỹ Lai nào cả.
Tướng John D. Lavelle, trả lời phỏng vấn tháng Tư, 1978.
► Tiếp đó là tháng 11 năm 1971, Tướng Bruce Holloway, Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược, đã làm một việc chưa từng có là cho tất cả các máy bay B-52 của Không quân ở Việt Nam nằm yên tại chỗ vì không an tâm trong việc bảo đảm an toàn cho phi hành đoàn. Holloway cho rằng phi hành đoàn của ông dễ gặp nguy nhiều hơn vì Bắc Việt gia tăng tính hiếu chiến của dàn phi cơ MiG đang có. Quyết định của Holloway đã buộc JCS phải giải quyết vấn đề an toàn cho phi hành đoàn ở Việt Nam và sự vụ này chính là chất xúc tác cho Hội nghị Tư lệnh sẽ diễn ra tại Honolulu, Hawaii vào đầu tháng 12 năm 1971. Trong hội nghị, Trung tướng John Vogt, Tham mưu Trưởng của JCS, đã cáu gắt với các vị Tư lệnh tại chiến trường vì diễn giải thiếu linh hoạt các thẩm quyền hiện có đủ trong bộ quy tắc ROE hiện hành. Vogt cũng nhấn mạnh rằng JCS sẽ không lục vấn bất cứ mục tiêu oanh kích nào cũng không thắc mắc gì mức kết quả thiệt hại của địch mà phản ứng tự vệ đã gây ra. Tiếp theo là, sau ba ngày Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird đã sang Saigon thăm Lavelle và nhấn mạnh lại điều ông khẩn thiết là phải đưa ra cách diễn giải co dãn hơn về ROE theo thực tế chiến trường. Laird nói với ông rằng, trong bối cảnh chính trị hiện tại [ mùa bầu cử đang gắt ở Mỹ ] ông không nên quay về Ngũ Giác Đài mà đòi cấp thêm thẩm quyền, và đoan chắc với Lavelle là ông sẽ "hậu thuẫn hết mình" Lavelle với cách diễn giải co dãn của ông về ROE. Laird cũng mạnh miệng bảo rằng chuyện thuộc cấp nào của ông lục vấn về bất cứ cách diễn giải co dãn về ROE của Lavelle khi thi hành công vụ ... là hết sức hiếm.
Later in November 1971, General Bruce Holloway, the Commander in Chief Strategic Air Command, took the unprecedented action of grounding all Air Force B-52s in Vietnam out of fear for the safety of his aircrews. Holloway contended his crews were at greater risk due to increased aggression by the Northern Vietnamese MiGs.32 Holloway's decision forced the JCS to address the issue of aircrew safety in Vietnam, and was the catalyst for a commander's conference in Honolulu, Hawaii in early December 1971. During the conference, Lieutenant General John Vogt, director of staff for the JCS, scolded field commanders for lacking flexibility in interpreting the existing authorities provided by the standing ROE. Vogt also highlighted that the JCS would not question any targets or resultant damage from protective reaction strikes. Subsequently, three days following the conference Secretary of Defense Melvin Laird visited Lavelle in Saigon and reinforced the need for him to make a more liberal interpretation of the ROE in the field. Laird told him that he should not come back to the Pentagon and request additional authorities under the current political climate, and assured Lavelle he would "back him up" with his liberal interpretation of the ROE. Laird also stated it would be very unlikely that his staff would question Lavelle's actions while executing any liberal interpretation of the ROE.
► Sau hội nghị Honolulu tháng 12 năm 1971, Lavelle đã thiết lập cách diễn dịch riêng của mình về ROE căn cứ vào mối nguy mới ló dạng, ấy là Bắc Việt có khả năng kết nối bộ radar kèm điều khiển hỏa lực Fan Song vô với các radar điều khiển trên bộ CGI của họ và bắn hạ phi cơ Hoa Kỳ mà không phát tín hiệu khai hỏa [ vì thế, thiết bị cảm biến trên buồng lái phi cơ Mỹ không dò được để phát tín hiệu báo động cho phi công ]. Cụ thể trong chuyện này là, Lavelle đã định nghĩa lại "hoạt hóa hành vi chống cự" của đối phương bằng cách khẳng định rằng radar GCI vẫn ở trạng thái hoạt động liên tục [ On - bật ]; điều đó có nghĩa là bộ radar của địch đã ở vào trạng thái sẵn sàng nghênh chiến phi cơ Hoa Kỳ mọi lúc mọi thời có phi xuất nhắm vào lãnh thổ Bắc Việt, vì thế, nó đã đủ yếu tố cấu thành cho phép phi công thực hiện tác xạ trong trường hợp phản ứng tự vệ [ mà ROE đã định nghĩa ].
Khi Bắc Việt leo thang chiến tranh xâm lược, thì cách Lavelle diễn dịch ROE để bảo đảm an toàn cho phi hành đoàn của mình cũng leo thang theo. Vào ngày 23-1-1972, Lavelle đã ra lệnh thực hiện một phi xuất oanh kích phản ứng tự vệ có lên lịch trước nhằm vào một ổ phi cơ MiG đậu tại Đồng Hới vốn thường xuyên đe dọa phi cơ Hoa Kỳ. Cuộc tấn công thành công mỹ mãn; tuy nhiên, cuộc trao đổi diễn ra tại Bộ Tư lệnh Đệ Thất Không Lực sau thành quả đó cứ bị đem ra cục đá cản địa mội khi người ta đem vụ Lavelle ra xử. Số là khi quay về căn cứ sau phi vụ, phi công báo cáo "Đã dùng hết đạn, phi vụ thành công, không có phản ứng của địch." Lavelle, hiện diện tại Bộ Tư lệnh tối hôm đó, lập tức quát lên, "Chúng ta không thể báo cáo là địch không có phản ứng... mà anh ta lúc nào cũng phải báo cáo là có địch có ứng chiến!" - enemy reaction. Sau đó, Lavelle kéo riêng Thiếu tướng Slay, Tư lệnh phó tác chiến, ra trong Bộ Tư lệnh và nhấn mạnh lại điều cần thiết báo cáo có phản ứng của địch trong mọi phi xuất. Slay khẳng định đã lãnh hội trọn ý chỉ thị của vị Tư lệnh và ban hành chỉ thị tương tự như vậy ra cho toàn thể các sĩ quan phi đoàn trưởng. Rốt cùng thì thời gian sẽ chứng tỏ rằng Slay đã hiểu lầm ý nghĩa mệnh lệnh của Lavelle và vì thế đã tạo ra một tình thế mang dáng vẻ đáng ngờ trong tất cả hàng ngũ phi đoàn trưởng. Đành rằng Lavelle không cắt nghĩa rõ ràng mệnh lệnh của ông, nhưng ông định nghĩa rằng phản ứng của địch chính là bộ radar GCI nghênh chiến của địch đã hoạt hóa nhắm vào các phi công của ông trong mọi phi xuất.

After the Honolulu conference in December of 1971, Lavelle established his own interpretation of the ROE based on the emerging threat presented by the capability of the North Vietnamese to network their the Fan Song fire-control radars with their GCI radars and attack U.S. aircraft without notice. Specifically, Lavelle redefined "activated against" by contending the GCI radars remained on; and that enemy radars engaged U.S. aircraft everytime a pilot flew a mission into Northern Vietnam, thereby authorizing pilots to execute a protective reaction strike in self-defense. As Northern Vietnamese aggression expanded, so did Lavelle's interpretation of the ROE to protect his aircrews. On 23 January 1972, Lavelle ordered a planned protective reaction strike against a MiG at Dong Hoi airfield that routinely threatened U.S. aircraft. The strike was successful; however, the exchange that occurred in the command post after the mission will forever serve as the cornerstone for the Lavelle case. During the return flight, the pilot reported, "Expended all ordnance, the mission was successful, no enemy reaction." Lavelle, present at the command post that evening, immediately snapped, "We cannot report no reaction ... he must always report enemy reaction!" Subsequently, Lavelle pulled Major General Slay, deputy chief of staff for operations, aside in the command post and reinforced the need for every mission flown to report an enemy reaction. Slay claimed to fully understand the meaning of his commander's directive and issued the same direction out to all wing commanders. Time would ultimately prove that Slay misunderstood the meaning of Lavelle's order, and set into motion a pattern of questionable behavior throughout the command. Although Lavelle failed to explain his direction clearly, he defined enemy reaction as the hostile GCI radar that activated on his pilots during every U.S. mission flown.



Tới đây thì chúng ta đã thấy khá nhiều uẩn khúc của sự vụ Lavelle đã được phơi trần.
Tiếp đó là anh Trung sĩ Kỹ thuật Không quân làm việc nhập liệu trong văn phòng tại Saigon Lonnie Franks viết thư méc với Thượng nghị sĩ Harold E. Hughes (Dân chủ, tiểu bang Iowa) và ông Nghị sĩ Dân chủ này làm to chuyện ra trên Thượng Viện, đưa đến hậu quả là huyền chức Tướng Lavelle và ép ông về hưu khi mới có 55 tuổi. Và Nixon (với tên chó đẻ Kissinger) thì phủi tay một cách trâng tráo, đê hèn.
Tưởng cũng nên biết về một đặc điểm chính trị xứ Mỹ thành đồng Dân Chủ là, thể theo Hiến định, 3 nhánh quyền hành quốc gia (Tam Quyền Phân Lập) Hành pháp, Lập Pháp, Tư Pháp được thiết đặt để gài chéo 3 bên kiểm soát lẫn nhau, không bên nào được phép lấn lướt bên nào. Do đó, một việc làm vi luật của Hành Pháp (ở trường hợp Lavelle là quân đội, thuộc quyền Tổng thống - Hành Pháp) sẽ lập tức bị Lập Pháp - Quốc Hội bắt lý như vụ tướng Lavelle. Và qua năm 1974, Nixon là người bị lòi ra vụ gian lận - đột nhập vào Tổng Bộ đảng Dân Chủ tại Watergate Office Building ở Washington, D.C. (cho nên vụ này được gọi là Vụ Watergate) hồi tháng 6-1972 để mắc đường dây nghe lén điện thoại của đối thủ trong chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 1972. Buổi điều trần về vụ bê bối Watergate tại Thượng Viện được trực tiếp truyền hình toàn quốc ngày 17-5-1972 (vụ điều trần này kết thúc với phiên chót vào ngày 7-8-1972) đánh dấu giờ phút Nixon vướng nguy cơ bị bãi chức không cách gì cứu vãn. Ngày 9-8-1974, Nixon phải từ chức trong xấu hổ nhục nhã với danh xưng kẻ trộm, và ông ta trở thành người đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phải tự tụt xuống khỏi chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ trước khi bị người ta quăng xuống. Ông phó, Gerald Ford lên thay.

Tôi muốn mở một dấu ngoặc, một câu hỏi thì đúng hơn:

1- câu hỏi chánh: Nếu, vì bất cứ lý do gì, mà Đại tướng John D. Lavelle vẫn tiếp tục làm Tư lệnh Đệ Thất Không Lực thêm 3 năm nữa tức là đến năm 1975, thì trong chúng ta có ai nói là CSBV sẽ còn thở mà đánh cướp được miền Nam Tự do không? có ai nói là Việt cộng còn (có được đặt chân ở miền Nam) tới ngày 30 tháng Tư không?
2- câu hỏi phụ: Nếu Đại tướng John D. Lavelle không bị huyền chức Tư lệnh Đệ Thất Không Lực, thì Việt Cộng có mở được trận Mùa Hè Đỏ Lửa không?

Có lẽ, hỏi tức là trả lời vậy!


► Chỉ một tuần sau khi tướng Lavelle bị triệu hồi về Hoa Thịnh Đốn, và chỉ một tháng sau khi Bộ trưởng Laird xác chứng là không có mối đe dọa nghiêm trọng nào cho thấy Bắc Việt sẽ đánh lớn cả, thì vào ngày 30-3-1972, quân Bắc Việt tràn qua vùng Phi Quân Sự và phát động trận "Mùa Hè Đỏ Lửa" đại quy mô xâm lăng Nam Việt Nam. Lúc này, Hoa Kỳ lại mau mắn từ bỏ chủ trương “trả đũa tự vệ” và cấp quyền không giới hạn cho Đệ Thất Không Lực oanh tạc các mục tiêu ở Bắc Việt. Trong tháng tiếp theo, các pháo đài bay B-52 của Không quân đã thực hiện hơn 700 phi vụ trên phần đất của cộng sản [Chiến dịch Linebacker I từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 23-10-1972]. Các phi vụ gồm các mục tiêu chỉ mới một tháng trước được gán cho là “Oanh Kích Lavelle” - "Lavelle Raids" – và cũng chính là điều mà Ngũ Giác Đài căn cứ vào nó để hủy hoại sự nghiệp của một con người.
On 30 March 1972, a week after Lavelle's recall to Washington and just one month after Secretary Laird testified that there was no serious threat of a Northern Vietnamese attack, the Northern Vietnamese came across the DMZ launching the massive "Easter Offensive" against South Vietnam. The U.S. promptly abandoned its policy of protective reaction and issued unrestricted authority for the Seventh Air Force to bomb targets in North Vietnam. Over the next month, Air Force B-52s flew more than 700 missions over the communist territory [ Operation Linebacker I from 9 May to 23 October 1972 ]. Missions that include targets labeled "Lavelle Raids" a month earlier and the very basis for which the Pentagon destroyed a man's career.

[ hết trích ]

Bạn đọc cần tham khảo sâu hơn, xin đọc trọn Tiểu luận "Trials of Command: General John D. Lavelle ..." của Dale R, White, Lt Col, USAF => Download



$pageOut$pageIn Phân đoạn 05:

3.2 Trích Bạch Thư:

► Nixon coi hình ảnh của mình to lắm — và còn tự thị rằng những gì mình nghĩ đều chẳng sai lầm bao giờ — do đó ông ta thường có cái thôi thúc ưa làm nhiều chuyện tùy hứng mà nhiên hậu, nó gây ra hậu quả thảm khốc cho các Tư lệnh Không quân thuộc quyền. Trước khi Bắc Việt phát động Chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa, các bằng chứng rành rành quá trình địch chuẩn bị cho chiến dịch này đã khiến Nixon ra lệnh thực hiện một loạt các cuộc không kích vào Bắc Việt hồi cuối tháng 12 năm 1971. Sau đó, trong cuộc họp tại Phòng Bầu dục vào ngày 3-2-1972 với Kissinger và Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Ellsworth Bunker, Nixon còn cho gia tăng oanh tạc Bắc Việt. Tổng thống chỉ đạo Bunker thông báo cho Tướng Lục quân Creighton Abrams, là người thay thế Westmoreland làm Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, rằng Abrams hiện có thể tấn kích các ổ hỏa tiễn SAM ở Bắc Việt, vì Bắc Việt đã bắt đầu bắn SAM vào B-52. Tướng Không quân John D. Lavelle, Tư lệnh Đệ thất Không lực Mỹ tại Sài Gòn, là vị tướng chịu trách nhiệm thi hành lệnh của Tổng thống. Công khó tích cực của Lavelle để hoàn thành nó xứng đáng được khảo xét kỹ, vì qua đó khả dĩ bóc trần được cái hệ lụy tai hại mà cái tôi của Tổng thống cộng với bộ quy tắc ROE phức tạp có thể vu oan giá họa cho các tướng lãnh Tư lệnh được giao trách nhiệm thi hành chiến lược hành quân bằng không lực mà Tổng thống đòi hỏi.
Nixon’s profound concern for his image—and belief in his own infallibility—often spurred impromptu actions that had dire consequences for his air commanders. Before the North Vietnamese launched the Easter Offensive, evidence of the buildup for it caused Nixon to order a series of air strikes into North Vietnam in late December 1971. Then, in a February 3, 1972, Oval Office meeting with Kissinger and U.S. Ambassador to South Vietnam Ellsworth Bunker, Nixon increased the bombing. The President directed Bunker to notify Army General Creighton Abrams, who had replaced Westmoreland as theater commander in Vietnam, that Abrams could now attack surface-to-air missile (SAM) sites in North Vietnam, given that the North Vietnamese had begun firing SAMs at B-52s.22 Air Force General John D. Lavelle, the commander of Seventh Air Force in Saigon, was responsible for carrying out the President’s order. Lavelle’s efforts to accomplish it merit close scrutiny, for they reveal the disastrous impact that presidential ego and complex ROE can have on commanders charged with implementing a desired air strategy.
► Về phần Lavelle, các ràng buộc của ROE khi thi hành các phi vụ Bắc phạt đã thay đổi đáng kể kể từ khi Tổng thống Johnson kết thúc Chiến dịch Rolling Thunder vào tháng 10 năm 1968. Theo một thỏa thuận sau đó, dường như được phái đoàn Bắc Việt chấp nhận tại bàn Hòa đàm Ba Lê, rằng các phi đội thám thính của Mỹ có thể bay qua không phận Bắc Việt nhưng không kèm theo phi vụ oanh tạc, miễn là Bắc Việt không có hành động nào chứng tỏ ý định tấn công các phi vụ đó. Chiến đấu cơ của Không quân thường hộ tống các phi vụ thám thính phòng trường hợp Bắc Việt tỏ ý thù địch. Nếu phi công nhận được âm thanh báo động qua headphone báo cho biết hỏa lực hoặc radar SAM đang theo dõi phi cơ của mình, thì các anh có thể trả đũa bằng "cách tấn công phản ứng bảo vệ". Vào cuối năm 1971, Bắc Việt đã "kết lại thành một mạng lưới" những hệ thống radar rời của họ nhờ đó Radar chặn bắt trước tín hiệu được điều khiển trên bộ của họ sẽ truyền tin rộng ra cho loạt các ổ phòng không SAM khác nhằm giảm thiểu việc bị Radar của phi cơ Mỹ theo dõi SAM, nhờ đó giảm rất nhiều hoặc thậm chí lọc bỏ luôn tiếng âm thanh gây báo động mà phi công thường nhận được trước khi SAM phóng lên.
For Lavelle, the ROE for air attacks against North Vietnam had changed significantly since President Johnson ended Rolling Thunder in October 1968. According to an agreement afterward, seemingly accepted by the North Vietnamese delegation at the Paris Peace Talks, American reconnaissance aircraft could fly over the North but no bombing would occur, provided the North Vietnamese did not engage in hostile actions against those aircraft.23 Air Force fighters typically escorted those missions in case the North Vietnamese displayed hostile intent. If the pilots received fire or a headset warning tone indicating that a SAM radar was tracking their aircraft, they could respond with a “protective reaction strike.”24 In late 1971, the North Vietnamese “netted” their radar systems to allow ground-controlled interception radars to provide extensive information to SAM sites that minimized the need for SAM radar tracking, thereby minimizing—or eliminating—the warning tone pilots received prior to missile launch.

► Tướng Lavelle xác định rằng hoạt động đó của Bắc Việt tự nó đã chứng tỏ ý định thù địch của họ bởi vì chỉ cần theo dõi phi cơ Mỹ bằng bất cứ loại radar nào, thì bây giờ họ đều có thể bắn hạ phi cơ đó bằng SAM. Đối với ông, việc hoạt động hóa radar như 1 hệ bao trùm đó là đủ yếu tố để các phi công thuộc quyền ông bắn trả xuống các ổ hỏa tiễn SAM của Bắc Việt, cho dù ông vốn chọn lựa rất kỹ các mục tiêu để tác xạ. Ông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tán thành quan niệm này lúc Laird sang thăm Sài Gòn vào tháng 12 năm 1971. Bộ trưởng đã nói với tướng Lavelle rằng "cứ đưa ra một luận điểm diễn giải co dãn thích hợp về bộ quy tắc ROE khi thực chiến và chẳng cần phải xin ý kiến của Washington và của ông ấy, trong bầu khí chính trị này, cứ việc đưa ra cách diễn giải rộng rãi. Tôi cũng nên đưa bộ ROE ra thực chiến cũng nên", Lavelle nhớ lại, "và ông ấy sẽ tán trợ tôi". Kissinger cũng muốn gia tăng cường độ oanh tạc, với lập luận rằng, nếu oanh kích lớn thật quy mô vào các ổ phòng không SAM liền một lần thì hay hơn là chia ra đánh lẻ dài ngày chỉ tổ lôi kéo sự chú ý liên tục của báo giới. Cố vấn An ninh Quốc gia còn nói với Đô đốc Thomas Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, rằng, “Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, dư luận Mỹ có làm ầm lên với một cuộc tiểu oanh kích với 4 phi xuất thì cũng chẳng hơn kém gì cuộc đại oanh kích với 400 phi xuất.”
General Lavelle determined that this move automatically demonstrated hostile intent from the North Vietnamese because by merely tracking an American aircraft with any radar, they could now fire at it with SAMs. For him, this blanket radar activation was sufficient for his pilots to fire on North Vietnamese SAM sites, though he was highly selective in the sites targeted. He received an endorsement of this perspective from Secretary of Defense Melvin Laird when Laird visited Saigon in December 1971. The Secretary told Lavelle to “make a liberal interpretation of the rules of engagement in the field and not come to Washington and ask him, under the political climate, to come out with an interpretation. I should make them in the field,” Lavelle recalled, “and he would back me up.”26 Kissinger also wanted more intensified bombing, arguing for large raids on SAM sites in one fell swoop rather than attacks across several days that grabbed sustained attention in the media. The National Security Advisor told Admiral Thomas Moorer, the Chairman of the Joint Chiefs of Staff, “Our experience has been that you get the same amount of heat domestically for a four plane attack as you do for 400.”
► Trong cuộc họp với Kissinger và Đại sứ Bunker vào ngày 3-2-1972, Nixon thổ lộ rằng sự lãnh hội của ông về ROE không hoàn toàn giống với Laird và Lavelle, nhưng ý định của Tổng thống thì giống hệt. Nixon tuyên bố rằng với việc chống SAM, thì “các hành động trả đũa bảo vệ” giờ đây sẽ trở thành “các hành động phản ứng ngăn ngừa” vì lẽ là chẳng có ai biết được liệu SAM đã khai hỏa để bắn hạ phi cơ Mỹ trước hay không. Ông giải thích thêm, “Tôi muốn nói một điều là chúng ta khai triển định nghĩa về phản ứng tự vệ thành phản ứng ngăn ngừa khi ta lo lắng về một ổ SAM. . . . Ai dám nói rằng bọn chúng không bắn?” Tổng thống nói thêm, “Cứ việc làm, chớ mà đừng nói gì cả. . . . Ông ấy [Abrams] cứ việc oanh kích các ổ phòng không SAM.”
Chỉ thị này của Nixon đã truyền đến Lavelle, thế là vị tướng Tư lệnh bắt đầu một trận oanh kích vào các họng phòng không SAM ở mạn nam của Bắc Việt [ là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh & Quảng Bình mà lối nói của người miền Nam quốc gia là "khu Cán Chảo" vì địa hình 3 tỉnh này gộp lại nhìn giống như 1 cái cán chảo trên bản đồ ]. Nixon yêu cầu phải báo cáo cho ông các phi xuất oanh kích vào tất cả các mục tiêu tại Bắc Việt và cùng với báo cáo là một bản tổng hợp chi tiết các phi vụ hàng ngày. Những báo cáo đó bắt đầu từ tướng Lavelle và lần lượt được chuyển lên thượng cấp theo hệ thống quân giai: Đô đốc Moorer, Bộ trưởng Laird và Kissinger duyệt trước khi được chuyển đến Tổng thống. Không hề một lần nào Nixon biểu tỏ không hài lòng với các phi xuất; ngược lại, trong báo cáo ngày 8 tháng 2, ông còn bút phê nguệch ngoạc như một ghi chú ở bên lề dành cho Kissinger: "K—có điều gì Abrams yêu cầu mà tôi chưa chấp thuận không?"
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với công vụ của Lavelle. Lonnie Franks, một Trung sĩ kỹ thuật Không quân có nhiệm vụ đúc kết các phi xuất để nhập liệu trên máy tính tại Sài Gòn thành bộ dữ kiện báo cáo, anh ta thấy có điều gì đó sai lạc khi các phi công báo cáo không đúng rằng hỏa lực trên bộ của địch là lý do chính đáng cho các phi vụ Bắc phạt. Sau khi hoàn thành các phi xuất, Lavelle đã cho cấp dưới hay rằng các phi công không thể viết báo cáo là "không có phản ứng của địch" nhưng ông lại không giải thích cho họ biết rằng bất cứ một hoạt động radar nào của Bắc Việt đều cấu thành hoạt động thù địch, và đó là cái thuận lý dẫn tới phản ứng oanh kích trả đũa. Biểu mẫu của tờ báo cáo mà Franks dùng để nhập liệu oanh kích chỉ gồm có bốn trường hợp có lý do chính đáng để động thủ trên lãnh thổ Bắc Việt, đó là: hỏa lực từ họng pháo phòng không, MiG, SAM hoặc võ khí hạng nhẹ — trong số đó không có mục nào định danh cho "hoạt động radar". Do đó, các phi công chỉ có thể lựa một trong 4 tùy chọn đó và Franks biết rằng các lựa chọn của phi công là không chính xác, làm Franks nghĩ rằng chuyện này là có ý lừa dối và bèn viết thư cho Thượng nghị sĩ quen của anh ta. Tiếp đó là một cuộc điều tra của cơ quan Tổng thanh tra và Lavelle bị cách chức Tư lệnh và giáng chức xuống Thiếu tướng sau các phiên điều trần trước ủy ban Quân vụ Thượng viện và Hạ viện Mỹ.


At the meeting with Kissinger and Ambassador Bunker on February 3, 1972, Nixon revealed that his understanding of ROE did not exactly match that of Laird and Lavelle, but the President’s intent was the same. Nixon declared that against SAMs, “protective reaction strikes” would now become “preventive reaction strikes” and that no one would know if SAMs had been fired at American aircraft first or not. He elaborated, “I am simply saying that we expand the definition of protective reaction to mean preventive reaction where a SAM site is concerned. . . . Who the hell’s gonna say they didn’t fire?” The President added, “Do it, but don’t say anything. . . . He [Abrams] can hit SAM sites period.”
Nixon’s directive reached Lavelle, who then began an assault on SAM sites in the southern panhandle of North Vietnam. Nixon requested to be kept apprised of air attacks on all North Vietnamese targets and received a detailed, daily compilation of the missions. Those reports originated from Lavelle and were in turn passed up the chain of command, with Admiral Moorer, Secretary Laird, and Kissinger reviewing them before they went to the President. On no occasion did Nixon express displeasure with the bombing; in contrast, on the February 8 report, he scribbled a note in the margin for Kissinger: “K—is there anything Abrams has asked for that I have not approved?”
Lavelle’s actions did not, however, receive universal endorsement. Lonnie Franks, an Air Force technical sergeant who recorded mission results for computer compilation in Saigon, was baffled when pilots erroneously reported enemy ground fire as the rationale for bombing Northern targets. Lavelle had told subordinates that they could not report “no enemy reaction” after raids, but he had failed to explain that any North Vietnamese radar activation constituted a hostile act that justified a bombing response. The form that Franks used to record data contained only four reasons for expending ordnance over North Vietnam: fire from antiaircraft artillery, MiGs, SAMs, or small arms—no block existed for “radar activation.” Pilots thus chose one of the listed options, and Franks, knowing that the selections were incorrect, thought that the effort to deceive was deliberate and wrote his Senator. An Inspector General investigation ensued and Lavelle was removed from command and demoted to major general following hearings by the House and Senate Armed Services committees.

► Khi Nixon nghe tin Lavelle bị cách chức, Tổng thống đã biểu lộ sự hối hận vì vị tướng này đã bị bay chức là vì đã thi hành công vụ mà Nixon đã ra lệnh. "Thiệt ra tôi đâu có muốn ông ta trở thành con dê tế thần như vầy, chết thật", Nixon nói với Kissinger vào tháng 6 năm 1972. Kissinger đáp, "Lavelle bị như vậy là vì ông ta vững tin rằng chúng ta muốn ông ta phải thi triển các đòn đánh rát", Nixon đáp lại, "Đúng, đúng vậy". Sau đó, Tổng thống tuyên bố, "Tôi không muốn một con người bị ngược đãi chỉ vì đã làm điều ông ta thấy chánh đáng. Tôi thật tình không muốn chuyện huyền chức ông ta thành sự thật". Đoạn, ông mạt sát anh Trung sĩ Franks, đem anh này ví với trường hợp Daniel Ellsberg, là kẻ đã khui ra vụ Hồ sơ Ngũ Giác Đài [ * ]. Kissinger đáp, "Thiệt tình, cánh quân nhân cũng không thể làm gì hơn vụ này luôn", Nixon đáp lại, "Chà, bọn họ ấy mà, tất cả đều mạnh ai nấy chạy như bầy chuột". Kissinger đề xuất “tôi nghĩ ta phải cho vụ này biến đi. Tôi cho rằng, chúng ta chỉ việc nói một cái gì … à …sau rốt chúng tôi cũng đã có các biện pháp chỉnh lý. Chúng ta cũng dễ dàng dấu nhẹm vụ này đi mà. Tôi thấy, cứ coi như là Tổng thống cực chẳng đã mới làm thế.”
Một tuần sau, Nixon quyết định nghe theo lời thầy dùi của Kissinger. Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 6, khi trả lời các câu hỏi về việc huyền chức Lavelle, Tổng thống đã tuyên bố, “về vấn đề đó thì Bộ trưởng Quốc phòng đã nêu lên quan điểm rồi; chuyện đó là do ông ấy đưa ra quyết định. Tôi nghĩ quyết định như vậy cũng phải thôi.” Một tuần sau, Nixon tiếp tục tuyên bố với báo chí “Nhưng ông ấy [Lavelle] đã vượt quá thẩm quyền; ông ấy bị cách chức và hồi hưu là hợp lẽ thôi. Tôi cho rằng, đó là việc đúng đắn cần làm, và tin rằng mai kia, những chuyện tương tự như vậy nhứt định sẽ không còn nữa.”


[ * ] Đây được coi là 1 Scandal đình đám của nước Mỹ, xảy ra vào ngày Chủ nhật June 13, 1971, do tờ Nữu Ước Thời Báo - New York Time - khởi sự đăng tải trong số báo ra ngày Chủ nhật đó, và hứa hẹn sẽ tiếp tục đăng cho đến hết. Vụ này còn được gọi là vụ thẩm lậu Tài liệu Mật Ngũ Giác Đài hay có tên khác tương đương là Bản Phúc trình McNamara. Đó là một Công trình Nghiên cứu gồm 3.000 trang cộng với 4.000 trang tài liệu chính thức của các cơ quan công quyền Hoa Kỳ đính kèm, do nhóm soạn thảo gồm từ 30 đến 40 người tập hợp từ các viên chức dân sự hợp soạn dựa vào các tài liệu của Ngũ Giác Đài, Bạch Cung, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo CIA. Công trình này chú trọng phân tích lý do mà Hoa Kỳ đã dần dà tham chiến tại Việt Nam ngay từ Đệ nhị Thế Chiến. Theo mô tả của tờ Nữu Ước Thời Báo thì Công trình này như thể một thiên đại ký sự ghi lại sự dính líu của Hoa Kỳ ngày càng nhiều vào Việt Nam với mục đích chặn đứng Cộng sản chủ nghĩa vì coi nó là hiện thân của mối đe dọa tới Á Đông nói riêng và thế giới nói chung. Trong bài đầu tiên trên số báo ra ngày Chủ nhật, tờ Nữu Ước Thời Báo dành trọn 6 trang để phân tách Tài liệu nói trên và 3 trang chạy đăng các tài liệu chính thức từ tháng 12-1963 đến tháng 8-1964 là lúc xảy ra vụ Biến cố Vịnh Bắc Việt, và cho đó là lý do quan trọng khiến Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Số báo Chủ nhật này còn đăng bản Phúc trình của ô. McNamara về tình hình Saigon năm 1963, một giác thư của tướng Mỹ Maxwell Taylor, một điện văn của Tổng thống Johnson gởi Đại sứ Mỹ tại VNCH Cabot Lodge. Những số báo kế tiếp có vẻ như ưu tiên đăng nhiều tài liệu mật về nội tình VNCH những tháng cuối của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong đó có các văn thư cụ thể cho biết từ trung tuần tháng 8-1963 đến tháng 9-1963, 2 ông Diệm - Nhu có ý định muốn bắt tay thương thuyết với chế độ Cộng sản Hà Nội và từ nguyên nhân này, Mỹ thấy nguy cơ bị loại khỏi mối tương xung Quốc Cộng ở Việt Nam, do đó họ - thời Tổng thống Kennedy - muốn triệt hạ Ngô Triều bằng cách yểm trợ cho các tướng lãnh VNCH làm đảo chánh Tổng thống Diệm.
Nhân vật bị chính quyền nêu đích danh là thủ phạm làm thẩm lậu Tài liệu Mật Ngũ Giác Đài là Daniel Ellsberg, 40 tuổi, nguyên là giáo sư dạy học và là thành phần phản chiến nặng. Ellsberg lẩn trốn từ ngày 16-6-1971, đến ngày 28-6-1971 thì ra trình diện nhà chức trách tại Tòa Án Liên Bang tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, và đóng 50 ngàn Mỹ kim thế chân để được tại ngoại chờ ngày ra hầu Tòa là ngày 15-7-1971.

When Nixon heard of Lavelle’s dismissal, the President expressed remorse that the general had been sacked for conducting missions that Nixon had ordered. “I just don’t want him to be made a goat, goddammit,” Nixon said to Kissinger in June 1972. Kissinger responded, “What happened with Lavelle was he had reason to believe that we wanted him to take aggressive steps,” to which Nixon replied, “Right, that’s right.” The President then stated, “I don’t want a man persecuted for doing what he thought was right. I just don’t want it done.” He then disparaged Sergeant Franks, comparing him to Daniel Ellsberg, who had leaked the Pentagon Papers. Kissinger replied, “Of course, the military are impossible, too,” to which Nixon responded, “Well, they all turn on each other like rats.” Kissinger offered, “I think that this will go away. I think we should just say a . . . after all we took corrective steps. We could have easily hidden it. I think you might as well make a virtue of necessity.” To that, Nixon responded, “I don’t like to have the feeling that the military can get out of control. Well, maybe this censures that. This says we do something when they, . . .” and he stopped in mid-sentence. Then he added, “It’s just a hell of a damn. And it’s a bad rap for him, Henry.”
A week later, Nixon decided to take Kissinger’s advice. In a June 22 news conference, the President answered questions about Lavelle’s dismissal by stating, “The Secretary of Defense has stated his view on that; he has made a decision on it. I think it was an appropriate decision.” Nixon further stated to the press a week later, “But he [Lavelle] did exceed authorization; it was proper for him to be relieved and retired. And I think it was the proper action to take, and I believe that will assure that kind of activity may not occur in the future.”

► Lavelle trở thành vị tướng lãnh cao cấp nhất Hoa Kỳ bị đem ra hài tội công khai chỉ vì đã sốt sắt thi hành chiến lược không quân của Tổng thống, vậy nhưng không phải chỉ mỗi mình ông là cấp Tư lệnh Không quân phải bị vạ lây cái tánh vô cảm và coi cái tôi quá to của Nixon. Tướng Không quân John W. Vogt, Jr., người thay thế Lavelle, đã đến Bạch Vung trước khi lên đường sang Sài Gòn nhậm chức, đã mô tả sắc diện Nixon với cặp mắt "hoang dại" khi ông ta mắng mỏ sỉ vả các tướng lãnh Tư lệnh là đã thiếu quyết đoán trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa của Bắc Việt. "Ông ấy muốn trong các tướng lãnh phải có người biết vận dụng trí tưởng tượng - như Patton chẳng hạn", Vogt nhớ lại. Tổng thống giải thích thêm về những suy nghĩ đó với Kissinger trong một Bị Vong Lục ngay sau khi chiến dịch Linebacker mở màn:
Tôi muốn ông truyền thẳng cho mấy ông Không Lực biết rằng tôi bắt phát tởm dễ sợ với thành tích của mấy ông Không Lực trên trận địa Bắc Việt. Việc phi công không chịu bay tầm thấp dưới 4.000 feet thì đó nhứt định là một trong những thói hèn nhát ghê hơn cả trong trọn trang sử oai hùng của quân đội Hoa Kỳ. Tôi không trách những người phi công đầy tài cán đã thực thi công vụ tuyệt hảo trong rất nhiều lãnh vực khác. Mà tôi trách các ông Tư lệnh, là những kẻ không lẽ đã và đang làm trò "miễn là không thua" quá lâu rồi bây giờ không biết tự mình khơi lên trò "cách gì để thắng" hay sao. Trong tình thế này, tôi quyết định nắm quyền chỉ huy tất cả các cuộc oanh kích Bắc Việt quanh vùng Hà Nội-Hải Phòng, nay không thuộc thẩm quyền của Không Lực nữa. Các lệnh lạc sẽ được một tướng Tư lệnh Hải quân do tôi chỉ định, trực tiếp ra lệnh. Nếu cá biệt có trường hợp nào thêm nữa than thở về chuyện bị thu hẹp mục tiêu oanh kích, thì chúng tôi chỉ còn có nước phơi huỵch toẹt ra trọn bộ thành tích đáng hổ thẹn này của Không Lực chúng ta khi hết ngày này qua ngày khác mà không thể đánh sập các mục tiêu cực kỳ quan trọng của địch ở Bắc Việt để rồi trong tuần qua khi Không Lực có cơ hội ngàn vàng để làm, và đã có lệnh rồi mà lại không thi hành lệnh.


Lavelle became the highest-ranking American officer to receive a public rebuke for trying to implement his President’s air strategy, but he was not the only air commander to suffer from Nixon’s callousness and ego. Air Force General John W. Vogt, Jr., who replaced Lavelle, visited the White House on his way to Saigon and described Nixon as “wild-eyed” as he berated commanders for lacking aggressiveness in attacking the Easter Offensive. “He wanted somebody to use imagination—like Patton,” Vogt remembered.33 The President elaborated on those thoughts to Kissinger in a memorandum soon after the Linebacker campaign had begun: I want you to convey directly to the Air Force that I am thoroughly disgusted with their performance in North Vietnam. Their refusal to fly unless the ceiling is 4,000 feet or more is without doubt one of the most pusillanimous attitudes we have ever had in the whole fine history of the U.S. military. I do not blame the fine Air Force pilots who do a fantastic job in so many other areas. I do blame the commanders who, because they have been playing “how not to lose” for so long, now can’t bring themselves to start playing “how to win.” Under the circumstances, I have decided to take command of all strikes in North Vietnam in the Hanoi-Haiphong area out from under any Air Force jurisdiction whatever. The orders will be given directly from a Naval commander whom I will select. If there is one more instance of whining about target restrictions we will simply blow the whistle on this whole sorry performance of our Air Force in failing for day after day after day in North Vietnam this past week to hit enormously important targets when they had an opportunity to do so and were ordered to do so and then wouldn’t carry out the order.

► Nixon tự ví mình như danh tướng Patton chỉ cần vung thanh gươm binh lực chém phắt một nhát cho đắt là đoạt được mục đích. Ông ta không mảy may ăn năn cắn rứt khi thì nặng lời sỉ vả các vị Tư lệnh Không quân — trong vụ Tướng Lavelle — khi thì phủi tay đem con bỏ chợ, vì tưởng làm thế thì có thể cứu vãn được nỗi thẹn mặt trơ trẽn của ông ta. Nixon đinh ninh không quân là chiếc đũa thần binh lực cho ông ta thỏa sức hăm dọa địch thủ hoặc chiêu dụ đồng minh, và khi ông ta đã biến khỏi Tòa Bạch Ốc rồi mà quan điểm đó vẫn cứ chạy ngon trớn.
Richard Nixon saw himself as a Patton-esque figure who could swiftly and efficiently brandish military force to achieve his aims. He felt little compunction in berating his air commanders or — in the case of General Lavelle — casting one adrift when he thought that doing so might save him embarrassment. Nixon believed that airpower gave him the ideal military tool for threatening an opponent or persuading an ally, and that perspective has gained traction since he left the White House.

Bạn đọc cần tham khảo sâu hơn, xin đọc trọn Bạch Thư của Mark Clodfelter [ English Title: The Limits of Airpower or the Limits of Strategy: The Air Wars in Vietnam and Their Legacies ] ở trang 111 của Tam Cá Nguyệt San Joint Force Quarterly Vol. 78, 3rd Quater 2015. => Download



$pageOut$pageIn Phân đoạn 06:

3.3 Vài trích dẫn cần thiết khác:

Riêng trong lãnh vực Không Quân, ROEs hạn định việc oanh kích tấn công: chỉ được phép oanh tạc mục tiêu địch khi địch khai hỏa trước. Đây còn gọi là quy tắc oanh kích “trả đũa tự vệ” (“protective reaction” strikes). Và chúng ta đã thấy, việc diễn dịch thế nào là “protective reaction” đã co dãn như thế nào qua chính lời của Tổng thống Nixon và Bộ trưởng Quốc Phòng Melvin Laird trong bài "Làm Sáng Tỏ Vụ Huyền Chức Tướng Lavelle", xin xem lại ở phân đoạn trước: "Nên hiểu Phản ứng tự vệ là gồm thâu cả phản ứng ngăn ngừa vô nữa", Nixon nói với Kissinger và Đại sứ tại Nam Việt Nam Ellsworth Bunker ... { “Protective reaction should include preventative reaction,” Nixon told Kissinger and Ambassador to South Vietnam Ellsworth Bunker during one conversation on Feb. 3, 1972, two months before Lavelle was fired. “When the radar’s locked on … that’s late to start attacking,” Bunker said.
“I think the way to handle it … is to give them [pilots] a blanket authority,” Kissinger said. “Right now, they [bombers] can hit only when the radar is locked on. And that’s very restrictive because that means the plane which is in trouble also has to fire.”
Nixon added, “I am simply saying that we expand the definition of protective reaction to mean … protective reaction where a SAM [surface-to-air missile] site is concerned. Anything that goes down there, just call it ordinary protective reaction.”
Nixon wanted to avoid public knowledge of such strikes. “I want you to tell [the commander of U.S. forces in Vietnam, Army Gen. Creighton] Abrams … that he is to tell the military not to put out extensive briefings with regard to our military activities from now on until we get back from China,” Nixon said.
Later, in another conversation, Nixon said: “Remember I said … if they hit there, go back and hit it again. Go back and do it right. You don’t have to wait till they fire before you fire back.… “Remember I told [Defense Secretary Melvin] Laird that. … Now, Lavelle apparently knew that and received that at some time.” }


Trích dẫn:

► Năm 1965, sau 2 năm đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm, nội tình chính trị miền Nam bị xáo trộn không ngừng:
Trang sử Nam Việt Nam tính từ khi ông Diệm lên nắm quyền 10 năm trước, năm 1964 là năm tán loạn nhất. Bị biết bao luồng xung đột tôn giáo, óc bảo thủ địa phương và đoàn hội đảng phái hết lớp này đến lớp khác phá bĩnh, hiện trạng chính trị cứ xáo động không yên của Nam Việt Nam như thế đã ngăn trở mọi thiện chí định hình một chính phủ ổn định. Đại sứ Taylor đã tóm gọn trọn vẹn tình cảnh ấy như sau:
Đợi khi ông Diệm bị hạ bệ xong và những ứng nghiệm thực chứng rút ra được qua các diễn biến của nhiều tháng tiếp theo, tôi tự hỏi liệu có còn ai thấy cái gọi là quy mô bề thế của các lực lượng chính trị ly tán vốn bị bàn tay sắt của ông Diệm bóp chặt…là đáng tán dương nữa hay không. Ít nhất, giờ đây ta đã biết được đâu là nhân tố căn cơ phải chịu tội trước cảnh hỗn loạn này — nào là óc bè phái thâm căn cố đế, hai giới dân sự-quân nhân luôn ngờ vực nhau chẳng chịu tin nhau, thiếu động lực và tinh thần quốc gia, cấu trúc xã hội thiếu gắn bó, chính phủ thiếu kinh nghiệm điều hành. Đây là những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử nay mọc ra đi chệch khỏi phẩm tính và truyền thống dân tộc, để thay đổi được điều đó thì cần phải trải một quá trình về lâu về dài. Lẽ nào có một giống người Mỹ nào khác ở ngoài mà lay động được người trong cuộc cho hữu hiệu hơn chăng mà cứ nói chung chung rằng sao người Mỹ chúng tôi không chịu thay đổi họ bằng mọi biện pháp căn cơ nào qua mọi lúc mọi thời khả dĩ nào được chứ!.
Tình hình xáo trộn rối ren đến thế rồi mà những cơn rung chấn chính trị của Nam Việt Nam chưa phải đã hết.[ LTC dịch ]
(Chương 7)
{nguyên văn by George J. Veith: 1964 had been the most tumultuous year in South Vietnam’s history since the ascent of Diem ten years earlier. Marred by religious, regional, and social crosscurrents, South Vietnam’s fluid political scene impeded efforts to form a stable government. Taylor summed it up perfectly:
Until the fall of Diem and the experience gained from the events of the following months, I doubt that anyone appreciated the magnitude of the centrifugal political forces which had been kept under control by his iron rule … At least we know now what are the basic factors responsible for this turmoil—chronic factionalism, civilian-military suspicion and distrust, absence of national spirit and motivation, lack of cohesion in the social structure, lack of experience in the conduct of government. These are historical factors growing out of national characteristics and traditions, susceptible to change only over the long run. Perhaps other Americans might marginally influence them more effectively but generally speaking we Americans are not going to change them in any fundamental way in any measurable time.
Despite this turmoil, South Vietnam’s political tremors were far from over. }
[ hết trích ]



Lợi dụng tình hình đó, CSBV gia tăng các hoạt động quân sự cùng với các hoạt động phá hoại chính trị, tuyên truyền, dụ dỗ các thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đang sống yên lành dưới chánh thể Tự do Dân chủ VNCH gây rối ren thêm khiến Chính quyền Johnson phải đổ quân trực tiếp can thiệp vào Nam Việt Nam để cùng với QLVNCH ngăn chận nguy cơ miền Nam bị Bắc Việt thôn tính. Nhưng từ bản chất, sự can thiệp này của Johnson đã sẵn đầy sự e dè nhát gan sợ đụng độ với cộng sản Nga và Tàu, do đó bộ quy tắc ROE ngớ ngẩn kia vẫn được duy trì. Đó là nguyên nhân gốc của thứ quan niệm chiến tranh kỳ quặc: đánh mà không muốn thắng (the restrictive U.S. military rules of engagement = ROE) hay còn gọi là đánh cầm chừng (America’s policy of limited warfare.)

Trích J. Veith:

► Sau bài diễn văn ngày 31-3-1968, Tổng thống Johnson lên đường công du Hán Thành vào trung tuần tháng 4 để hội kiến và trấn an Tổng thống Phác. Vị nguyên thủ Nam Hàn nói với Tổng thống Johnson rằng người Á châu thấy "sửng sốt" trước quyết định không tái ứng cử Tổng thống của ông. Ông Phác cũng bày tỏ nỗi lo tâm phúc rằng sau khi ông Johnson mãn nhiệm, "Hoa Kỳ rất có thể sẽ rút lại chính sách đối ngoại gắn bó với Á Châu" và ông thấy bất mãn ghê gớm với cái thứ nguyên tắc đánh vừa phải chứ không đánh thắng [ restrictive U.S. military rules of engagement ] của Hoa Kỳ khi can dự vào Việt Nam. Ông Phác kêu gào phải đánh cùng thắng tận mới được, và tin rằng Tổng thống Johnson đang vứt đi cái đích thắng lợi khi đem rào lại cái ưu quyền quân sự trong tầm tay. (Chương 15)
{nguyên văn by George J. Veith: After his March 31, 1968, speech, Johnson had traveled to Seoul in mid-April to meet Park and calm his fears. The South Korean leader told Johnson that Asians felt “shock” over Johnson’s decision not to run for president. Park also expressed deep concern that U.S. “foreign policy toward Asia might retreat” after Johnson departed, and he was outraged about the restrictive U.S. military rules of engagement in Vietnam. Park clamored for an outright military victory, and he believed Johnson was tossing away success by limiting his military options.[*] }

[*]: Bị Vong Lục cuộc hội đàm giữa Johnson với Phác (Memcon of Johnson and Park, April 17, 1968.)

[ hết trích ]




Trích dẫn khác, cũng từ J. Veith:

► Tổng thống Tưởng Giới Thạch của Đài Loan cũng bồn chồn tương tự Đại Hàn và Việt Nam trước tuyên bố 31 tháng 3 của Johnson. Giống như ông Phác, vị Tướng Tổng Tư lệnh Trung hoa Dân quốc cực kỳ lo sợ tuyên bố của Johnson là điềm báo Mỹ rút lui khỏi Á Châu. Tổng thống Tưởng cũng ước sao có được một chiến thắng quân sự ở Nam Việt Nam. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân của cộng sản đã khiến ông nhận diện được cái dở của quan niệm chiến tranh hạn định của Mỹ [ America’s policy of limited warfare ] vì quan niệm đó không đánh bại được Việt Cộng. (Chương 15)
Taiwan’s Chiang Kai-shek had been similarly upset by Johnson’s declaration on March 31. Like Park, the generalissimo was extremely apprehensive that Johnson’s announcement foreshadowed a U.S. withdrawal from Asia. Chiang also desired a military victory in South Vietnam. The Tet Offensive convinced him that America’s policy of limited warfare could not defeat the Vietnamese Communists.

Trích dẫn J. Veith:
► Còn nhớ hồi tháng 7 năm 1965, thì nhị vị Thiệu Kỳ đã nhờ quân đội Hoa Kỳ cản đà tấn công mùa hè của Cộng sản đang có nguy cơ lan ra khắp miền Nam. Còn bây giờ, 4 năm sau, ông Thiệu là người đề ra một chiến lược để chủ động kiểm soát việc Hoa Kỳ rút lui. Công thức của chiến lược đó sẽ làm giảm đi đáng kể mức độ hiện diện của quân đội Hoa Kỳ hầu đấu dịu với một Quốc Hội Mỹ ngày càng trở nên phản chiến, đồng thời điều chỉnh chiến lược và ngân sách của Chính phủ VNCH để đối diện với một cặp song trùng thử thách cam go là vừa chiến đấu vừa mở mang vùng Quốc gia kiểm soát lan ra tận hương thôn Xã Ấp.
Để đạt được phần việc đã định, ông Thiệu thực thi hai công vụ chủ chốt. Thứ nhất, ông chuyển đổi quan niệm lập thuyết cương lĩnh trị quốc của Việt Nam Cộng Hoà để mở rộng quyền hạn cho địa phương dự phần vào việc quốc sự, xây nền móng quốc gia là xây từ dưới lên chứ không còn là áp từ trên xuống. Thứ nhì, ông Thiệu trình diện cho Quốc dân thấy việc Hoa Kỳ rút quân về nước “không mang vẻ gì như là miền Nam bắt họ lui mà xuất phát từ sáng kiến của chính họ.” . Ông Thiệu khinh thường cái chữ “Việt Nam hóa” - “Vietnamization” và trong các bài diễn văn, Thông điệp của ông, ông không bao giờ dùng chữ đó. Ông cũng không ưa chữ “triệt thoái”, thay vào đó ông dùng chữ “tái phối trí”. Hơn nữa, ông cũng mường tượng trước cái khoản cam kết phụ trội của Mỹ - viện trợ tiếp vận quân nhu, quân cụ, viện trợ tài chánh và quân sự nói chung như ở Đại Hàn Dân Quốc và Tây Đức - để đẩy Hà Nội vô bước đường cùng. Chỉ cần những viện trợ như vậy thôi, phần còn lại cứ để ông lo.
Trên nguyên tắc thì ông Nixon chấp thuận. Ông tái khẳng định lập trường ủng hộ ông Thiệu trước sau như một, cam kết tham khảo ý kiến chặt chẽ với ông Thiệu mọi chuyện, và thề không nhượng bộ thêm gì nữa. Vậy mà mấy tuần sau, giấu không cho Sài Gòn biết, ông Nixon cử cố vấn Kissinger mở đường mật đàm với Bắc Việt. Vậy nhưng ông Thiệu cũng biết ngay không chậm trễ các cuộc tiếp xúc bí mật đó của Mỹ. Tháng 4-1969, cơ quan tình báo VNCH đặc cách ông Mai Văn Triết, Thiếu tá Lực lượng Đặc biệt VNCH sang Ba Lê đảm nhiệm Chi nhánh Trung ương Tình báo Sở VNCH đặt tại đây. Theo ông Triết, vào năm 1969, sau chuyến tiếp xúc bí mật đầu tiên của Kissinger, thì “một sĩ quan an ninh Pháp, vẫn còn cay chuyện Mỹ không chịu oanh tạc yểm trợ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, bèn thổ lộ cho người tiền nhiệm của tôi biết vụ đó. Ông ta kịp thời báo cáo về Sài Gòn, nên khi Kissinger đến lược thuật cho ông Thiệu cuộc mật đàm đầu tiên, Tổng thống dù đã biết nhưng cứ vờ như không biết. Tiếp đó, tình báo Pháp cung cấp cho tôi [vài trang] tài liệu về các lần gặp mật giữa Kissinger và Cộng sản”
Rồi đến ngày 16-9, cũng lại không tham khảo ý kiến ông Thiệu, ông Nixon công bố đợt rút quân thứ nhì, dự định sẽ rút xong vào tháng 12. Ông Thiệu muốn phải xếp lịch rút quân của Mỹ cho nhịp nhàng với việc huấn luyện và tăng cường quân VNCH, nhứt là Địa phương quân và Nghĩa quân. Nhưng ông Nixon không làm vậy, lịch trình rút quân của ông ta chỉ bám theo đòi hỏi của tình hình chính trị trong nước Mỹ chứ không dự liệu theo điều kiện tại chỗ ở Việt Nam hay theo kế hoạch mà ông Thiệu đề ra. Ông Nixon cũng hết còn tị nạnh bắt bẻ chuyện Bắc Việt cũng phải rút quân đồng thời với Mỹ, vốn đã từng là điều kiện ắt có thì Hoa Kỳ mới rút do chính ông ta tuyên xưng trong bài diễn văn ngày 4-5. Theo vị Cố vấn thân cận của Tổng thống Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã, thì trong cái nhìn của Nam Việt Nam, “sự phản bội bắt đầu từ đây”
(Chương 17)
In July 1965, Thieu and Ky had asked for U.S. troops to blunt the Communist summer offensive that was threatening to overrun South Vietnam. Four years later, Thieu was recommending a strategy to manage the U.S. withdrawal. His formula would dramatically reduce U.S. troop levels to calm an increasingly antiwar Congress, while modifying the GVN strategy and budget to face the dual challenge of combat and village development.
To accomplish his part, Thieu had taken two major steps. First, he had shifted the GVN’s administrative philosophy to expand local statecraft, to build from the bottom rather than impose from the top. Second, Thieu had cast the U.S. withdrawals to his people “not as something forced on South Vietnam but as springing from its own initiative.”7 Thieu disparaged the term “Vietnamization,” and he never used it in his speeches. Nor did he like the word “withdrawal,” preferring “replacement” instead. However, Thieu envisioned a residual American commitment—logistical, financial, and military support like in Korea and Germany—to keep Hanoi at bay. Given such assistance, he would do the rest.
In principle, Nixon agreed. He reaffirmed his steadfast support for Thieu, promised to consult closely with him, and swore no further concessions. Yet several weeks later, and without informing Saigon, Nixon dispatched Kissinger to begin secret private talks with the North Vietnamese. Thieu, however, soon learned of these secret American meetings. In April 1969, South Vietnamese intelligence had tabbed an ARVN Special Forces Major named Mai Van Triet to take over the Central Intelligence Office station in Paris. According to Triet, after the first secret Kissinger meeting in 1969, “a French security officer, still upset about the failure of the U.S. to bomb in support of them at Dien Bien Phu, told my predecessor about the meeting. He promptly informed Saigon, so when Kissinger came to brief Thieu about the first secret talks, the president already knew but did not let on. After that, French intelligence provided me a [several] page document about every secret meeting between Kissinger and the Communists.”
Then on September 16, again without consulting Thieu, Nixon announced the withdrawal of a second tranche of troops, a move that was to be completed by December. Thieu wanted to time American withdrawals with the training and expansion of his own forces, particularly the local Regional Forces and Popular Forces. Instead, Nixon was centering his withdrawal timetable on his domestic political needs and not on conditions on the ground or Thieu’s plan. Nor was he basing it on the simultaneous removal of PAVN units, which he had proclaimed as a condition for U.S. withdrawal in his speech of May 4. According to Thieu’s close advisor, Hoang Duc Nha, in South Vietnamese eyes, “this was the beginning of the betrayal.”

đang updating ...

$pageOut $pageIn Phân đoạn 07:

Đọc Thêm

TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ VỀ VIỆC SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH LUI QUÂN TẠI QUẢNG TRỊ VÀO MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972



by Thế Huy – Paris, 2010

Phù hiệu (cũ) Sư Đoàn 3 Bộ Binh QLVNCH
Sư Đoàn 3 Bộ Binh được thành lập ngày 1-10-1971 tại Quảng Trị nên trên huy hiệu có chữ Bến Hải do cựu Tướng Vũ Văn Giai chỉ huy và đã tan hàng vào ngày 2-4-1972 sau 6 tháng thành lập. Ngày 9-6-1972, đơn vị được đưa về tái phối trí tại Quảng Nam, nhận bàn giao lại căn cứ Hòa Khánh và do cựu Tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh, Sư đoàn 3 Bộ Binh mang huy hiệu mới.

Năm nay, tháng 7/2010 trong dịp nghỉ hè tại Mỹ, chúng tôi gặp một số sĩ quan Sư Đoàn 3BB cư ngụ tại vùng Nam California. Trong cuộc trao đổi, anh em nhắc lại kỷ niệm của những ngày binh lửa, trong đó có cuộc lui quân của các đơn vị thuộc SĐ3 trên ”Đại Lộ Kinh Hoàng” năm 1972. Sự kiện đó đã khơi lại trong tôi nỗi bẽ bàng, đắng cay về một trận đánh oan khiên tới độ phi lý mà các đơn vị trú phòng tại đây đã phải gánh chịu và đấy cũng là những băn khoăn, thắc mắc nằm sâu trong ký ức tôi từ hơn 38 năm rưỡi qua.

Tưởng cũng phải nói ngay rằng: Khi cuộc lui quân để tái phối trí này xảy ra, tôi đang làm việc tại Ban Nghiên Cứu và Kế hoạch Đặc Biệt, dưới quyền Tr/Tá Phạm Đức Lợi (1) thuộc Phân Khối Không Ảnh/ Phòng 2/ Bộ Tổng Tham Mưu. Nhiệm vụ của chúng tôi là ghi nhận tất cả mọi diễn biến, mọi đổi thay trên toàn lãnh thổ Miền Bắc và các hoạt động địch trên Đường Mòn HCM. Trung bình mỗi tuần, chúng tôi có 2 hoặc 3 nhiệm ảnh do Hoa Kỳ cung cấp. Chúng tôi khẳng định là TT Thiệu, Thủ tướng Khiêm và Đại Tướng Viên nắm rất rõ tình hình và biết chắc rằng VC sẽ tấn công qua vùng Phi quân sự. Ba vị lãnh đạo cao nhất đã được chúng tôi đệ trình những tấm Slides được phóng lớn với đầy đủ chi tiết từ cuối năm 1971 cho đến ngày xảy ra trận chiến vào cuối tháng 3/72 vì từ mùa thu 1971, VC đã ráo riết đưa hàng ngàn xe ủi đất và dân công để làm một lộ trình mới từ đường mòn HCM đi về hướng đông nam đến tận vùng Phi Quân Sự. Con đường này đã được hoàn tất vào khoảng tháng 1/72. Những tin tức tình báo kỹ thuật cũng xác sự kiện đó. VC còn thiết lập các vị trí hỏa tiễn SAM, pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly ngay cạnh vùng Bắc PQS. Điều đó có nghĩa là các căn cứ hỏa lực của ta tại vùng Nam Bến Hải đều nằm trong tầm pháo của VC. Mỗi chiều thứ sáu, Đại tá Phạm Ngọc Thiệp, Trưởng P2/TTM đều thuyết trình trước ba vị lãnh đạo quân sự cao nhất của VNCH về tình hình QS tại tòa nhà chính Bộ TTM, nhưng những hoạt động địch tại phía Bắc vùng PQS vẫn tiếp tục. Hơn thế nữa, khi VC làm tiếp đoạn đường này xuyên qua sông Bến Hải vào tận vùng Phi Quân Sự mà vẫn không thấy bên ta động tĩnh gì, mặc dù nhiều lần chúng tôi đã xin Không Quân HK oanh kích. Sự bỏ ngỏ và thái độ khó hiểu của các giới chức Việt / Mỹ lúc đó đã làm cho chúng tôi hết sức kinh ngạc.

I/ Mạn đàm với Chuẩn tướng Vũ văn Giai, Cựu Tư Lệnh SĐ3BB

Cuộc chuyện trò với các chiến hữu SĐ3 khiến tôi nghĩ đến việc tìm hiểu thêm để viết về những điều đã khiến tôi bận tâm và băn khoăn từ mấy chục năm qua. Bởi vậy, tôi ngỏ ý muốn gặp Tướng Giai để hiểu biết thêm về những điều mà tôi nghĩ rằng chỉ có ông mới trả lời chính xác được. Bốn ngày sau, vào trung tuần tháng 7/2010, tôi đến gặp Tướng Giai tại tư gia của ông cũng ở Nam California. Đi cùng với tôi là Tr/tá Nguyễn Tri Tấn, cựu Tr/đoàn phó Trung đoàn 2/SĐ3. Khi VC tấn công qua sông Bến Hải, ông Tấn là Tiểu đoàn trưởng TĐ3/2/SĐ3. Ông là người rất gần gũi với Tướng Giai vì đã cùng tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào trước đây.

Vì làm việc chung với Mỹ nên chúng tôi thường sử dụng các tên ngoại quốc mà người Mỹ đã đặt cho các căn cứ hỏa lực tại vùng nam vĩ tuyến 17. Do đó, chúng tôi muốn biết là khi VC tấn công, các căn cứ này do Hoa Kỳ hay VN trấn giữ thì Tướng Giai cho hay là hoàn toàn do VNCH trách nhiệm.

Về việc VC sửa soạn tấn công, Tướng Giai tiết lộ rằng ông đã được cố vấn Mỹ báo trước, nhưng trong cương vị của mình, ông không thể làm gì hơn được. Khi cuộc chiến xảy ra, các cố vấn Mỹ khuyên ông lui quân để phòng thủ ở tuyến sau, vì theo họ, lực lượng trú phòng của ta không thể đương cự được. Được hỏi về dư luận cho rằng Tướng Hoàng Xuân Lãm ra khẩu lệnh cho ông rút quân, nhưng sau đó Tướng Lãm đã phủ nhận để tránh trách nhiệm; Tướng Giai trả lời rằng điều đó không đúng. Ngược lại, ông Lãm muốn SĐ3BB giữ nguyên vị trí, dù áp lực và các trận địa pháo của địch đã phá vỡ nhiều phòng tuyến khiến các đơn vị phòng thủ hoang mang và vô cùng hoảng hốt.

Tướng Giai cũng cho chúng tôi biết thêm là ngay từ đầu, HK đã chống lại việc thành lập SĐ3 vì họ đã chuẩn bị cho việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và không chấp nhận việc tăng quân viện cho VNCH. SĐ3/BB ra đời hoàn toàn do quyết định của Bộ TTM/QLVNCH. Do đó, Mỹ hầu như bỏ mặc cho phía VN xoay trở với những khó khăn tại vùng địa đầu giới tuyến do SĐ này đảm trách. Sự kiện trên khiến tôi liên tưởng tới cái chết của Đại Tá Lê Đức Đạt, TL/SĐ23BB vì Đại Tá Đạt không được cảm tình của John Paul Vann, người Cố vấn Mỹ ” rất đặc biệt ” tại Quân Đoàn 2 lúc đó.

Trả lời câu hỏi là trước khi VC mở cuộc tấn công và với tình hình sôi động như vậy, SĐ3 có được tăng cường đặc biệt bằng các đơn vị tổng trừ bị hay không; Tướng Giai xác nhận là các đơn vị TQLC và BĐQ thì đã được tăng phái cho SĐ3 từ khá lâu. Riêng trong những ngày trước khi cuộc đánh đẫm máu xảy ra thì không có thêm lực lượng nào khác.

Ngoài ra, Cựu TL/SĐ3 còn cho chúng tôi hay rằng: Trước đó một tháng, Tướng Lavelle, Tư Lệnh Không Quân Mỹ tại Thái Bình Dương vì ra lệnh cho KQ Mỹ bắn cháy một số xe tăng của VC nên ông ta đã bị Mỹ cách chức, lột lon và truy tố!!!

Cũng trong cuộc mạn đàm này, chúng tôi được biết thêm là song song với những biến chuyển của tình hình Quảng Trị, Mỹ và VC vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau trên bàn Hội Nghị Paris và từ trước năm 1971, hai bên đã thỏa thuận về việc cấm mọi hoạt động của các phi cơ quân sự Việt – Mỹ tại vùng Bắc sông Bến Hải. Sự kiện này khiến chúng tôi hiểu tại sao những bản ” Đề nghị mục tiêu oanh kích ” mà chúng tôi gửi cho BTL/MACV của Mỹ ở Saigon, vào thời điểm đó, đã không được thực hiện. Đấy cũng là lý do khiến KQ/VNCH từ Đà Nẵng không được phép tấn công và phá hủy ngay từ khi VC bắt đầu mở lộ trình mới từ đường mòn HCM dẫn đến vùng Bến Hải hầu tiếp cận các căn cứ hỏa lực và các đơn vị phòng thủ của VNCH tại phía nam của vùng PQS. Rõ ràng là HK đã dọn đường và dành mọi điều kiện thuận lợi cho VC tấn công VNCH mà trước đó họ vẫn ca tụng là ” Tiền đồn chống Cộng ” của Thế Giới Tự Do. Tổng thống Thiệu, Đ.T. Viên dư biết các sự kiện đó, nhưng tại sao các ông không tìm một biện pháp nào tương xứng để phòng bị hoặc đối phó ? Phải chăng VNCH đã được lãnh đạo bởi những người không đủ đảm lược và tầm vóc ?

Tướng Giai còn cho chúng tôi hay rằng cũng vào thời điểm này, TT Thiệu tuyên bố ngụ ý rằng đây sẽ là mồ chôn của VC.

Chúng tôi hỏi là: Về tương quan lực lượng giữa ta và địch trước khi VC tấn công vào vùng hỏa tuyến, niên trưởng có nghĩ rằng việc sử dụng một sư đoàn tân lập với một quân số phức tạp như SĐ3BB để đương đầu với một lực lượng VC có một quân số nhiều lần lớn hơn và được tăng, pháo yểm trợ mạnh mẽ là một sai lầm nghiêm trọng của Bộ TTM ở Saigon hay không?

Tướng Giai không trả lời, ông mỉm cười, một nụ cười héo hon, chua xót khiến chúng tôi chạnh lòng và xúc động. Những thắc mắc của chúng tôi hầu như đã được giải tỏa. Hơn nữa, chúng tôi không muốn khơi lại vết thương lòng của một vị tướng vừa được vinh thăng tại mặt trận, nhưng chỉ ít lâu sau đó bị tước đoạt binh quyền và khi VC chiếm được miền Nam, ông lại bị Cộng sản đọa đầy thêm 13 năm nữa. Ông hiện sống âm thầm, ẩn dật và khép kín trong một chung cư dành cho người già cùng người vợ yếu đau và chính ông, sức khỏe cũng không được khả quan lắm.

Có lẽ vì định mệnh, khi BTL/SĐ3BB di chuyển về căn cứ Hòa Khánh tại phía nam đèo Hải Vân, gần Ngã Ba Huế; tôi được thuyên chuyển từ Saigon ra tăng cường cho P2/SĐ3. Ngay sau khi trình diện Ch/Tướng Hinh TL/SĐ3, tôi được gửi vô BTL Tiền phương đóng tại Hương An và đi bay với các toán trực thăng Mỹ trong các cuộc hành quân ” lấn đất giành dân ” trước khi bản Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973. Trong gần 3 năm, tôi đã chứng kiến điều kiện chiến đấu khó khăn của các đơn vị tiền đồn và tôi hiểu rằng Miền Nam sẽ mất vào bất cứ lúc nào.

Tiếp liệu và đạn dược bị hạn chế tối đa. Một viên đạn bắn đi là kho đạn trung ương hao đi một ít vì không được bổ sung. Nguyên tắc ” một đổi một ” được quy định trong HĐ Paris không được phía HK thực hiện. Điều đó có nghĩa là : VNCH là một con bệnh mắc chứng nan y nằm chờ chết! Chiến đấu trong hoàn cảnh đó là chiến đấu trong nỗi tuyệt vọng. Ai chịu trách nhiệm về việc này?

Tại Ngã Ba Huế, tôi chứng kiến cảnh dân quân VNCH từ Huế vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng trong những ngày 21 & 22/3/75. Đúng một tuần lễ sau, lúc 00 giờ 20 ngày 29/3/75, tôi cũng là một trong những người sau cùng rời căn cứ Hòa Khánh bằng đường bộ sau khi Tướng Hinh và một số sĩ quan cao cấp nhất có mặt tại BTL/SĐ3 lên trực thăng bay ra tàu Mỹ đậu ngoài khơi gần Đà Nẵng. Hai mươi mốt ngày sau, tôi tìm về được với gia đình và người thân ở Saigon đúng 10 ngày trước khi thủ đô của VNCH rơi vào tay Cộng sản.

II/ Phân tích và nhận định về cuộc lui quân để tái phối trí của SĐ3BB khỏi Quảng Trị năm 1972:

Chúng tôi không nhắc lại chi tiết của các trận đánh vì trong suốt mấy chục năm qua, nhiều tác giả tham dự trong biến cố này đã viết khá đầy đủ. Hơn nữa, đó cũng không phải là chủ đích của bài viết này.
Theo quan niệm của chúng tôi thì sự thành công hay thất bại, dù huy hoàng hay chua xót tới đâu, chúng ta cũng có thể phân tích và nhận định một cách khách quan để từ đấy rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho các thế hệ tương lai, nhất là những thất bại, để con cháu chúng ta không rơi vào vết xe đau thương và bẽ bàng của ông cha chúng.
Để nhìn vấn đề một cách trung thực và chính xác hơn, chúng ta phải nhìn từ ” góc cạnh chính trị ” của cuộc chiến VN vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trên bình diện thuần túy quân sự, qua việc thất bại ấy, chúng ta ghi nhận những khuyết điểm sau đây:

1. Thành phần:

Thành phần chủ lực của SĐ3 là Tr/đoàn 2 lấy ra từ SĐ1. Đặc biệt, Tr/đoàn này có tới 5 tiểu đoàn. Khi được chuyển qua SĐ3 thì 3 tiểu đoàn ở lại với Tr/Đ2. Đây là một đơn vị dạn dày tác chiến và nổi danh từ lâu tại vùng giới tuyến. Nhưng hai trung đoàn 56 và 57 thì mỗi Trung đoàn có một tiểu đoàn còn lại của Tr/ Đ2 trước kia và một tiểu đoàn lấy ra từ SĐ2BBB; số còn lại là các tân binh quân dịch, địa phương quân, nghĩa quân và lao công đào binh chưa có kinh nghiệm chiến trường mà đột nhiên phải đối mặt với một trận đánh bốc lửa có cả tăng, pháo và các loại vũ khí nặng của VC đánh phủ đầu thì việc thất trận không làm ai ngạc nhiên. Vả lại, chúng ta đừng quên rằng SĐ3 và các đơn vị tăng phái đã phải đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 3 lần về quân số và chiến trường đã được VC sửa soạn kỹ từ nhiều tháng trước

2. Tinh thần và khả năng chiến đấu:

Chỉ 3 ngày sau khi VC mở trận đánh, căn cứ Holcomb của TĐ8/TQLC đã bị VC tràn ngập. Ngay sau đó, việc đầu hàng của Tr/tá Đính, Tr/đoàn trưởng Tr/đoàn 56 tại căn cứ Tân Lâm cùng 1500 binh sĩ dưới quyền đã làm chấn động tinh thần quân nhân các cấp khiến nó trở thành một phản ứng dây chuyền trong những tuần lễ tiếp theo đối với các đơn vị khác. Hiện tượng này đã được lập lại trong cuộc di tản ồ ạt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/75 tại Miền Trung trước khi mất nước.

Tóm lại, với một tương quan lực lượng như thế và với tình hình phức tạp từ trung ương đến địa phương như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng bất cứ một tướng lãnh nào, dù tài giỏi đến mấy, cũng khó có thể thay đổi được tình thế bởi nó đã vượt ngoài tầm kiểm soát của các cấp chỉ huy. Các đơn vị tăng phái nhiều khi nhận lệnh theo hệ thống hàng dọc từ đơn vị mình chứ không hoàn toàn nằm dưới sự điều động của Tướng Giai. Với quân số như thế, cuộc hành quân này trở thành một cuộc hành quân cấp quân đoàn, vượt khỏi khả năng của Tướng Giai vừa được vinh thăng Chuẩn tướng sau cuộc hành quân Hạ Lào 1971, nhất là nó lại xảy ra đúng vào lúc mà tinh thần quân nhân các cấp đang bị hoang mang, giao động hết mức.

3. Các yếu tố chính trị liên quan đến chiến cuộc tại Miền Nam:

[ từ năm 1963 đến 1966 ] Trước tình hình hết sức xáo trộn tại Miền Nam sau ngay QĐ đảo chính lật đổ chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa, người Mỹ đến VN gọi là để giúp VNCH trong cuộc chiến đấu chống Cộng và họ hy vọng rằng chiến tranh sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn bởi họ tin tưởng hầu như tuyệt đối vào hiệu năng của võ khí. QĐ Mỹ đã chiến thắng hai cuộc Đại Chiến Thế Giới và đã thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đè bẹp đạo quân Trung Cộng và Bắc Hàn năm 1953 nên người Mỹ nghĩ rằng sẽ dễ dàng giải quyết cuộc chiến tại VN. Những người làm sách lược và chỉ huy QĐ Hoa Kỳ không hiểu được bản chất và sách lược của cuộc chiến tranh du kích là kéo dài thời gian làm cho đối phương mất kiên nhẫn, mệt mỏi, chán nản và căng thẳng thần kinh khiến đối thủ phải bỏ cuộc. Với phương thức đánh lén, đánh trộm, họ có thể tấn công đối thủ vào những lúc bất ngờ và thuận lợi nhất nên dễ đạt được kết quả mà chỉ cần rất ít người tham chiến. Giả dụ, nếu thua họ sẽ dễ dàng trà trộn vào đám đông, quần chúng hay trốn vào rừng hoặc chạy qua biên giới các nước bên cạnh. Qua hình thái chiến tranh ấy, VC đã làm cho người Mỹ chán nản vì bị thiệt hại khá nhiều về sinh mạng cũng như về ngân sách mà kết quả đạt được không như dự tính.

Bản chất của người Mỹ là mau chán, tiết kiệm thời gian. Làm việc gì họ cũng đặt nặng vấn đề thời gian và năng suất, bởi vậy cuối nặm 1964 họ đổ quân vào VN và cuối năm 1967 họ đã nghĩ đến việc rút quân. Việc QĐ Hoa Kỳ án binh bất động khi VC tấn công QL/VNCH trong những ngày đầu của Tết Mậu Thân 1968 đã một phần chứng minh điều đó. Cá nhân chúng tôi không tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ không biết gì về cuộc Tổng công kích này trước khi nó xảy ra. Là một nước cổ súy cho tự do và dân chủ, nhưng những người lãnh đạo Hoa Kỳ ít quan tâm đến tâm lý, lịch sử, truyền thống và văn hóa của người bản xứ. Người Mỹ cũng không muốn hiểu rằng sự có mặt của QĐ Mỹ ở VN đã tạo cơ hội cho khối Cộng sản Quốc tế mở rộng mặt trận tuyên truyền lừa gạt dư luận thế giới rằng VC đánh VNCH và Mỹ là để giải phóng Miền Nam; dù thực chất đó là cuộc xâm lăng với mộng bành trướng Khối Cộng sản Quốc tế vì cuộc chiến VN đã bắt đầu 7 năm trước khi QĐ Mỹ đến VN. Mỗi năm Cộng sản Quốc tế đã chi ra hàng trăm triệu Mỹ kim cho tham vọng bành trướng đó qua bàn tay chiến tranh của Cộng sản Hà nội và kết quả là dư luận thế giới dính bẫy tuyên truyền Cộng sản và ngả về phía CSBV. Các cuộc biểu tình chống Mỹ xảy ra tại khắp nơi trên thế giới và ngay tại nước Mỹ do các thành phần phản chiến và thiên tả Mỹ chủ trương. Điều đó mặc nhiên bất lợi cho cả Mỹ lẫn VNCH.

Nước Mỹ mỗi tháng tiếp nhận hàng trăm quan tài, hàng ngàn thương binh trở về từ một nước xa xôi, không liên hệ gì đến đời sống hàng ngày của họ trong khi chi phí quốc phòng mỗi năm một tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Đã thế, họ còn bị cả thế giới lên án thì việc chống chiến tranh cũng là một phản ứng dễ hiểu và tự nhiên. Hơn nữa, phe đối lập tại Thượng và Hạ viện Mỹ đả kích chính phủ để kiểm phiếu trong các mùa bầu cử cũng là một yếu tố khiến Mỹ muốn rút khỏi VN. Được sự viện trợ và thúc đẩy của Cộng sản Quốc tế, VC ngày càng mở những trận đánh quy mô hơn và tổn thất của mỗi bên ngày một lớn. Sinh mạng con người đối với Cộng sản chẳng nghĩa lý gì, nhưng sinh mạng người lính Mỹ khiến gia đình họ phải lo lắng nên họ đòi chính phủ HK phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá để chồng con của họ được lành lặn trở về trước khi quá trễ.

4. Mục tiêu của chính phủ HK khi tham chiến tại VN:

Là một quốc gia giàu mạnh với tất cả các cơ cấu hạ tầng vĩ đại và tối tân, do đó không bao giờ HK muốn chiến tranh xảy ra ngay trên lãnh thổ của mình vì sự thiệt hại về tài sản cũng như về nhân mạng sẽ vô cùng to lớn. Đó là lý do khiến HK tham dự vào 2 cuộc chiến ở phía bên kia bán cầu và ở Cao Ly. Sau Thế chiến thứ 2, khối Cộng sản Quốc tế lớn mạnh và chủ trương phát động cuộc chiến tranh xâm lấn khiến HK phải áp dụng sách lược bao vây để chận đứng. Với cương vị đứng đầu phe tư bản và thế giới tự do, Mỹ viện trợ cho các nước có chiến tranh bằng chính ngân sách của mình để phe thân Mỹ thắng hoặc nắm được ưu thế, chứ không nhằm biến các nước này thành thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã làm từ cuối thế kỷ 19. Riêng tại VN, trong cuộc chiến vừa qua, HK muốn dùng VNCH như một bức tường để ngăn chận Cộng sản Quốc tế bành trướng về phía Đông Nam Á vì theo quan điểm của Mỹ lúc ấy, họ cho rằng nếu VNCH sụp đổ thì các nước lân bang của VN sẽ dần dần rơi vào quỹ đạo của Cộng sản Quốc tế. VNCH không còn một lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, việc HK gửi quân sang VN là một điều thất sách như đã được nói đến ở trên.

5. Lý do khiến Mỹ muốn rút quân ra khỏi VN: Ngoài nguyên nhân là phản ứng bất lợi của quần chúng, chính phủ Mỹ còn nghĩ rằng nếu dùng ưu thế về võ khí để thắng trong cuộc chiến VN thì Mỹ lại phải đương đầu trực tiếp với Trung Cộng. Lúc ấy điểm nóng của chiến tranh sẽ là vùng biên giới Việt – Trung. Điều đó nhất định không phải là điều HK mong muốn. Hơn nữa, hơn ai hết, bằng những hình ảnh chụp bằng phi cơ U2 bay trên thượng tầng khí quyển và không ảnh chụp từ vệ tinh, HK biết rất rõ ràng tại biên giới giữa Liên bang Xô Viết và Trung Cộng, mỗi bên đều dàn hơn 20 sư đoàn sẵn sàng tác chiến vì sự xung đột về ý thức hệ và vì cả hai đều muốn cầm đầu khối Cộng sản Quốc tế. Đấy cũng là động lực thúc đẩy Mỹ làm thân với Trung Cộng và mượn tay Trung Cộng ngăn chận Nga mở rộng ảnh hưởng về phía nam vì vào thời điểm ấy, tiềm lực quân sự của Trung Cộng chưa thể là đối thủ và là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ. Qua chiến lược đó, VNCH bắt buộc trở thành vật hy sinh để tế thần, cùng chung số phận với Đài Loan bị đẩy ra khỏi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Quốc tế. Đó là kết quả của chính sách ” ngoại giao bóng bàn ” của Henry Kissenger va Richard Nixon. Tình nghĩa đồng minh với VNCH và Đài Loan chấm dứt! VNCH bị bức tử.

Hai mươi năm sau, Liên Bang Xô Viết và khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Trung Cộng mỗi ngày một lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự và qua những biến cố về Biển Đông từ hơn 10 năm qua, trở thành mối lo hàng đầu của Mỹ. Trong bối cảnh ấy, HK lại tìm cách để làm thân với VC để tìm một chỗ đứng tại vùng Đông Nam Á châu, hầu cân bằng thế lực tại khu vực này của thế giới.

III/ Kết luận:

Nhiều người trách Mỹ phản bội VNCH. Họ có thể đúng nếu trên lãnh vực bang giao QT buộc tất cả các nước trên thế giới hành sử theo nguyên tắc: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tiếc rằng, điều đó sẽ không bao giờ trở thành sự thật như một quy ước bắt mọi người phải tôn trọng, nên mỗi quốc gia đều làm những gì có lợi nhất cho mình. Hơn ai hết, HK đã từ lâu theo đuổi chủ trương ấy. Tôi không nhớ tên một nhà lãnh đạo nào đó của HK đã thẳng thắn xác định ngụ ý rằng HK không có Bạn, cũng không có Thù, chỉ có quyền lợi của HK là trên hết. Cuộc chiến VN đã kết thúc một cách đau thương, đầy nước mắt và cuộc lui quân của SĐ3BB tại Vùng Hỏa Tuyến năm 1972 là bước khởi đầu cho nỗi đắng cay và đọa đầy chung của cả dân tộc.
Khi chính trị chen vào bất cứ lãnh vực nào thì mọi lý lẽ và đạo đức phải đội nón ra đi!

Xin một phút mặc niệm cho tất cả những người đã nằm xuống vì LÝ TƯỞNG TỰ DO và chúng tôi nghiêng mình trước nỗi thống khổ của những chiến hữu đã bị đọa đầy, khổ nhục sau cuộc chiến đấu ” oan khiên nhưng hào hùng và gian khổ ” để bảo vệ Đất Nước.

THẾ HUY, Paris

Viết xong tại California ngày 19/7/2010



Ghi chú: (1) Trung tá Phạm Đức Lợi tức nhà thơ Mạc Ly Châu trong Hội Văn Nghệ QĐ đã tự sát tại nhà riêng ngày 30/4/75 khi VNCH rơi vào tay CỘNG SẢN.

$pageOut $pageIn Phân đoạn 08:

Việc mất Quảng Trị ngày 30-4-1972:

Trích các nhựt báo miền Nam:

Tien Tuyen Thứ Ba, May. 9, 1972: (tóm lược vài ý chính đáng chú ý cho đề tài này)
Mặt trận Trị Thiên nói chung hiện lắng dịu nhưng Tổng thống Thiệu hôm Chúa Nhật (7-5-1972) lại bay ra Huế để họp với Trung tướng Ngô Quang Trưởng và các sĩ quan chỉ huy mặt trận Trị Thiên. Đây là lần thứ 2 trong vòng 4 ngày qua Tổng thống đã ra thăm Huế. Tổng thống Thiệu đã đến Phú Bài sáng sớm Chúa Nhật và sau đó dùng máy bay trực thăng để đến Bộ Chỉ huy Tiền phương Mặt trận Trị Thiên đặt trong thành nội để họp với Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Trung tướng Lê Nguyên Khang và Thiếu tướng Phạm Văn Phú.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trả lời thắc mắc của báo chỉ hỏi là ai ra lệnh rút lui khỏi Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng cho biết lệnh lui binh khỏi Quảng Trị không phải do Tướng Vũ Văn Giai. Hiện nay chúng tôi cương quyết bảo vệ Cố Đô bằng mọi giá.…

Chinh Luan, Sept. 7, 1972: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thắc mắc: Còn ai ra Tòa với tướng Giai?
SAIGON 6-9. – Báo chí thủ đô trong số ra ngày hôm qua đã loan nguồn tin chính thức từ Nha Quân Pháp Bộ Quốc Phòng cho hay, đã hoàn tất mọi thủ tục truy tố Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh SĐ3BB, chỉ còn chờ lệnh của Bộ Quốc Phòng. Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tối qua đã loan tin báo lại tin trên và có bình luận như sau:
“Cho tới bây giờ chưa thể biết đến bao bao giờ tướng Giai sẽ bị đưa ra trước tòa án và với tội danh gì, cũng như còn có vị sĩ quan nào sẽ phải chịu chung số phận với ông. Tướng Giai đã bị cách chức Tư lệnh sư đoàn 3, đồng thời bị bắt giữ để điều tra về lý do tại sao ông rút lui khi chưa có lệnh của thượng cấp. Hiện chưa có gì rõ rệt về trường hợp tướng Giai rút khỏi tỉnh Quảng Trị, cũng như bản án mà tướng Giai sẽ phải chịu. Căn cứ vào Nha Quân Pháp thì, nếu một người đầu hàng trước địch quân hay rút lui mà không có lệnh để gây tổn thất nặng nề cho binh sĩ, thì người ấy có thể chịu án xử tử hình.
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn I, trực tiếp chỉ huy tướng Giai đã bị cách chức nhưng không bị truy tố hay bị bắt giữ.
Tướng Giai chỉ đưa ra lời tuyên bố ngắn ngủi sau khi Quảng Trị bị thất thủ, rằng, ông xin chịu trách nhiệm trước lịch sử về hành động của ông, nhưng không chịu tiết lộ tại sao ông lại rút lui khỏi Quảng Trị”

LTC: để hiểu rõ nhiều uẩn khúc không riêng vụ mất Quảng Trị mà còn tiếp về sau nơi các vụ khác tương tự, mời bạn đọc chú ý đoạn trích sau đây, trong bài Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân - Trần Phong Vũ thực hiện Sept. 2006 đăng nhiều kỳ trên tờ Tuần báo Oregon Thời Báo ra trong 2 tháng 9 và 10-2006, ông Nguyễn Văn Ngân có tiết lộ, Tổng thống Thiệu bảo rằng việc rút khỏi Quảng Trị ngày 30-4-1972 là một “sabotage politique” [ gian kế chính trị chơi xấu, phá đám; phá cho hư, xô cho đổ ].

[ trích ]
Phỏng Vấn ông Nguyễn Văn Ngân
Hỏi: Nhiều hồi ký chánh trị nói rằng ông Thiệu luôn luôn bị ám ảnh bởi việc người Mỹ thảm sát các ông Diệm, Nhu nên thường thay đổi chỗ ngủ hàng đêm v.v... Điều này có thực không, và nếu thực thì đã ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề lãnh đạo?
Đáp: Hàng năm đến 1/11, ông Thiệu có xin thánh lễ cầu hồn cho cố Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu tại dinh Độc-Lập.
Ông Thiệu có kể cho tôi nhiều lần về sáng 2/11/63 sau khi thanh toán mục tiêu Dinh Gia-long, ông về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và sau đó có ra lệnh cho lính mở bửng thiết vận xa để chào thi hài ô. ô. Diệm, Nhu trước khi về nhà. Tôi thường qua chỗ ở của ông Thiệu để làm việc những khi ông không qua văn phòng và có khi làm việc trong phòng ngủ những lúc ông bị đau, tôi không thấy dấu hiệu thay đổi chỗ ngủ hàng đêm như đồn đại sau này. Có những biện pháp an ninh lúc ông đi ra ngoài, chẳng hạn mặc áo chán đạn, hoặc cái podium ông đứng nói chuyện thì lớp ngoài bằng gỗ nhưng lớp trong có tấm thép chắn đạn, những biện pháp an ninh đặc biệt trong các cuộc diễn binh v.v... Tôi không để ý những chuyện này, đây là công việc của bộ phận an ninh. Chỉ có điều là những để phòng này nhằm về phía Mỹ hơn là cộng sản.
Thực ra ông Thiệu đã sống trong sự đe dọa thường trực của người Mỹ về đảo chánh và ám sát suốt thời gian từ lúc cầm quyền 1967 đến lúc rời Việt Nam đi Đài Loan 1975. Đồng minh Mỹ là một đồng minh bất trắc, khó tiên liệu, và ông Thiệu luôn ở trong tình trạng của người làm xiếc đi dây nguy hiểm. Có lần tôi lưu ý ông Thiệu về trường hợp Tổng thống Magsaysay, Lý Thừa Vãn, Ngô Đình Diệm..., ông Thiệu nói với tôi là ông không có an ninh... Trong giai đoạn Giải Kết [ * ], quyền lợi của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa tách rời đi đến đối nghịch, trong khi đó quyền lợi của Hoa Kỳ và của cộng sản xích lại gần nhau để đi đến thỏa hiệp chung. Nếu cộng sản áp dụng chính sách vừa đánh vừa đàm với Việt Nam Cộng Hòa và phối hợp cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao... thì chính sách của “đồng minh” Hoa Kỳ đối với “đồng minh” Việt Nam Cộng Hòa cũng tương tự: cà rốt và cây gậy đã được áp dụng triệt để với ông Thiệu trên mọi bình diện để buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận đường lối thương thuyết nhượng bộ cộng sản của Mỹ. Người Mỹ đã tiếp tay với cộng sản trong việc cổ võ, ủng hộ các phong trào phản chiến, đòi hòa bình, hòa họp hòa giải dân tộc, lực lượng thứ ba... mà thực chất là những tổ chức trá hình của cộng sản nhằm phá vỡ thế hợp hiến, hợp pháp của chế độ VNCH, và đã không ngần ngại đâm sau lưng những người lính VNCH đang chiến đấu trong cái gọi là chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” để người Mỹ rút quân. Ông Thiệu nói với tôi vụ Sư đoàn 3 rút bỏ Quảng Trị năm 1972 là một “sabotage politique”.
Nixon đã viết thư cho ông Thiệu nhắc đến ý đồ thanh toán ông Thiệu của chính quyền Johnson vào năm 1968 và vụ đảo chánh 1/11/63 như một đe dọa trực tiếp nếu ông Thiệu không tuân thủ những đòi hỏi của Mỹ. Vào những tháng cuối trước khi ký Hiệp Định Paris, ông Thiệu nuôi ý định tự sát như một phương cách chống trả cuối cùng. Vào lúc căng thẳng này chúng tôi đã triệu tập đại hội nghị viên toàn quốc về Sài Gòn, tuần hành vào dinh Độc Lập cùng các dân biểu, nghị sĩ ủng hộ lập trường “bốn không” của ông. Tài liệu của đại sứ Bunker đã ghi nhận ý định tự sát này của ông Thiệu qua một báo cáo của ông Trần Thiện Khiêm ghi âm cuộc đối thoại giữa ô. ô. Thiệu, Khiêm. Chính ý định tự sát này đã khiến ông Thiệu “lì lợm” trước những đe dọa của Nixon và đã đưa đến những nhượng bộ của Nixon bằng những cam kết mật.
Mỗi lần nhớ đến ông Thiệu, thực sự tôi không nghĩ đến những vinh quang bề ngoài của một Tổng thống mà là những chuỗi ngày khó khăn của đất nước, những áp lực có tính cách quyết định ngày đó của Hoa Kỳ đã đè nặng lên ông, ông đã chiến đấu như một người lính đơn độc không vũ khí, bằng lòng dũng cảm và sinh mạng của chính mình. Tôi không có đức tin tôn giáo nhung tôi vẫn cầu mong cho ông, một tín đồ Ki-tô-giáo, được bình an và thanh thản nơi vĩnh hằng.
Hỏi: Có phải Tổng thống Thiệu nói với ông là việc Sư đoàn 3 tháo chạy đã để lại “Đại lộ Kinh hoàng” và Quảng Trị thất thủ vào tháng 5/1972 là một “sabotage politique” của người Mỹ?
Đáp: Đúng như vậy. Hậu quả đã để lại hơn 20 ngàn thường dân thương vong trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”
Hỏi: Ông Thiệu đã nói với ông trong bối cảnh nào?
Đáp: Ngay hôm Quảng Trị thất thủ. Hôm đó vào lúc xế chiểu tôi đang họp trung ương đảng bộ Dân-Chủ tại lầu Nhà trắng trong khuôn viên dinh Độc-Lập thì được điện thoại của nhân viên văn phòng cho biết đại tá Đỗ Đức Tâm, thuyết trình viên quân sự của Tổng-Thống đang có mặt tại Văn Phòng của tôi để thuyết trình về tình hình quân sự sau khi vừa thuyết trình cho Tổng-Thống xong. Vì bận họp nên tôi yêu cầu đại tá Tâm gặp tôi tại lầu Nhà Trắng để thuyết trình cho tất cả cùng nghe. Sau phần thuyết trình, tôi nhớ rõ câu hỏi sau cùng của nghị sĩ Trần Trung Dung, nguyên Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng của Tổng thống Diệm: “...liệu chúng ta có giữ được Quảng Trị không?” Đại tá Tâm: “...chắc chắn chúng ta giữ được.” Chừng nửa giờ sau, điện thoại trên bàn họp reo, tôi nhấc máy, đầu dây là Đại tá Tâm cho biết Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn I vừa điện trình Tổng thống là Quảng Trị đã thất thủ trưa hôm nay.
Sự việc cho thấy là Trung tướng Lãm không biết Sư đoàn 3 rút bỏ Quảng Trị và như vậy là đã có một “sự cố bất thường” xẩy ra nên tôi bỏ phòng họp đi gặp Tổng thống Thiệu ngay lúc đó. Tôi thấy ông rất bình tĩnh. Ông nhìn tôi nói: tôi điện thoại gần như mỗi ngày cho ông Lãm về tình hình quân sự Quảng Trị, tối qua tôi còn nhắc ông Lãm phải coi chừng “thằng cộng sản” ngày 1/5, ông Lãm bảo đảm với tôi là không việc gì, thế mà như vậy. Ông dằn mạnh: đây là một “sabotage politique”. Lúc bấy giờ chỉ có tôi và ông.
Những chuyện như vậy thuộc loại “cấm kỵ” không phải có thể nói với bất cứ ai và không bao giờ ông nói khi có sự hiện diện của người thứ ba. Đó là nguyên tắc ngăn cách ông vẫn thường áp dụng và cũng là cách để bảo đảm sự an toàn cho chính ông. Trong trường hợp này, ông Thiệu là người duy nhất có đủ yếu tố chính trị để thẩm định, vì ông là người trực tiếp chịu các áp lực của Mỹ. Bấy giờ là tháng 5/1972, trong mật đàm ở Paris, Mỹ và cộng sản đã đạt được các thỏa thuận căn bản, chi còn trở ngại về phía ông Thiệu.
Gần đây tôi có đọc một chứng liệu của Đại sứ Bunker thuật lại phiên họp tại Dinh Độc Lập một ngày sau khi Quảng Trị thất thủ giữa Đại sứ Bunker, tướng Abrams và Tổng thống Thiệu. Ông Thiệu đã không hề quy trách cho các giới chức quân sự Việt Nam, ông im lặng một cách khó hiểu và mãi đến phút cuối cùng “bật nói”: “...không có lý do gì Quảng Trị lại bị thất thủ, tướng Giai phải chịu trách nhiệm về việc này.” Tướng Vũ văn Giai, Tư lệnh Sư đoàn 3 giới tuyến, được di tản bằng trực thăng của Mỹ, bỏ lại binh sĩ và dân chúng với “Đại Lộ Kinh Hoàng” - đã bị đưa ra Tòa án Quân sự, bị tước đoạt binh quyền và ở tù.
Tổng thống Thiệu đã ra lệnh tái chiếm Quảng Trị ngay sau đó mặc dầu biết rằng Quảng Trị sẽ thành một đống gạch vụn, sẽ phải hy sinh những người lính thiện chiến của những đơn vị thiện chiến nhất mà tổn thất khó có thể bù đắp được trong thực tế bấy giờ - nhưng ông đã phải quyết định như vậy, một quyết định chính trị để chứng tỏ quyết tâm của quân dân miền Nam với thế giới, với nhân dân Hoa-Kỳ, nhằm chống trả các thỏa hiệp mật giữa cộng sản và Mỹ mà sau này được cụ thể trong Hiệp Định Paris 1973.
Cũng tương tự như vậy, việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt cộng sản Hà Nội sau này trước một “fait accompli” [ việc đã rồi ]. Ông Thiệu biết Hải Quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung cộng và Hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tái chiếm như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này.
Bởi chính sách hai mặt của Hoa Kỳ, nhiều áp lực nặng nề riêng cá nhân ông phải chịu đựng không được chia sẻ và trong nhiều trường hợp ông phải đưa ra những quyết định chuyên độc mà không thể giải thích với đồng bào cùng chiến hữu của ông.
Hỏi: Nhận định của ông Thiệu về vụ Sư đoàn 3 tháo chạy có mâu thuẫn với các quyết định của người Mỹ mở rộng chiến tranh qua các cuộc tấn công của QLVNCH vào hậu cần của cộng sản tại Cao Miên năm 1970 và hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào 1971 hay không?
Đáp: Không.
Các cuộc tấn công vào hậu cần cộng sản tại Miên 1970 và Hạ Lào 1971 chỉ có tính cách nhất thời nhằm mục đích chính là dùng xương máu của quân đội VNCH để mở rộng hành lang an toàn cho việc triệt thoái quân đội Mỹ.
Ông Thiệu miễn cưỡng phải chấp nhận mở cuộc hành quân Lam Sơn 1971 vì Hạ Lào tiếp giáp với hậu phương lớn Bắc Việt. Khi có dấu hiệu sa lầy, ông đã ra lệnh cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm đưa ngay một đơn vị vào Tchépone “đái một bãi” (nguyên văn) và rút ra ngay lập tức.
Cần lưu ý là chương trình rút quân của Mỹ không phụ thuộc vào khả năng thay thế của quân lực VNCH, và chương trình Việt Nam hóa thực chất chỉ nhằm yểm trợ cho việc rút quân của Mỹ chứ không phải để VNCH có đủ sức đề kháng và tồn tại….

[ hết trích ]

Xem toàn văn bài Phỏng Vấn này ở đây (từ phân đoạn 6 đến phân đoạn 9):

Ghi chú:
+ bài phỏng vấn này được ô. Trần Phong Vũ, cựu Ký giả nhật báo Sóng Thần Saigon từ Apr. 1975 trở về trước (hiện nay phụ trách Tủ Sách Tiếng Quê Hương, USA) gởi đăng nhiều kỳ trên tờ Tuần báo Oregon Thời Báo ở Hoa Kỳ các số ra trong 2 tháng 9 và 10-2006. | ô. Nguyễn Văn Ngân [1935 - 2023], nguyên Phụ tá Chính trị Đặc biệt (từ 1965 – 1974) của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

[ * ] Giải Kết (Giải kiết hoặc Giải kết) = mở lối thoát

để hiểu thuật ngữ này thời Quốc gia thì cần phải hiểu năm 1968 - 1969 khi Mỹ rục rịch muốn bỏ chạy, rút quân về nước, người Mỹ, Nixon hoặc Kissinger dùng chữ Vietnamization = nghĩa đen là "Lịch trình Việt Nam hóa chiến tranh"; nghĩa là họ muốn chuyển cái gánh chiến tranh Be Bờ Ngăn Làn Sóng Cộng Sản [ = The US Policy of Containment ] lại cho VNCH.
Ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Mỹ Truman lập ra Policy này năm 1947, rồi Tổng thống Eisenhower nâng lên thành Thuyết (Doctrine) vào năm 1957, và cũng chính vì quan niệm Containment = Be Bờ này mà Mỹ mới làm đồng minh của miền Nam quốc gia và viện trợ cho VNCH chống cộng và thành lập một quốc gia Việt Nam Tự do Dân chủ Tam Quyền Phân Lập ở Đông Dương.
Ngay lúc đó (1968 - 1969), Tổng thống Thiệu và các cấp chính quyền (cũng như báo chí) rất ít dùng nghĩa đen "Việt Nam hóa chiến tranh" mà dịch bằng chữ Mẹ đẻ, nói thẳng ra là người Mỹ trở cờ bằng Vietnamization tức là người Việt mình tự Gánh vác Chiến tranh và lập tức đưa ra 1 chữ Mỹ: de-Americanize the war = "Giải Kết Vai trò của Mỹ" hay nói trắng ra là giải thoát cho Mỹ. Có lẽ Ô. Nguyễn Phú Đức (Phụ tá Ngoại giao-Chính trị của Tổng thống Thiệu) là người đề xướng dùng chữ ‘de-Americanization’ và tờ (báo Mỹ) Washington Post, July 29, 1968 đăng bài “G.I. Pullout Feasible in ’69, Says Thieu,” [ông Thiệu nói cứ việc triệt thoái binh đội Mỹ trong năm 1969] dùng ngay chữ đó trong câu: “Given his comments, Thieu’s strategy was clear: begin to de-Americanize the war” [Bằng vào những nhận định, phẩm bình như thế của ông, ta có thể thấy chiến lược của Tổng thống Thiệu rất rõ ràng phân minh: sửa soạn cho việc Giải Kiết Vai trò của Mỹ].

Trích nhựt báo miền Nam:

Chính Luận, May 5, 1972 trang nhất:
• Theo hãng thông tấn UPI, Tướng Thomas Bowen, phụ tá Cố Vấn trưởng cho biết, đáng lẽ thị xã Quảng Trị phải giữ được, và lệnh di tản khỏi đây đã được đưa ra một cách «bất ngờ». Ông nói ông hiểu rằng đây là quyết định của Tướng Giai. Được biết, Tướng Giai đang bị giam giữ ở Phú Bài. [ LTC: vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, (Tướng Mỹ) Cố vấn trưởng Vùng I Chiến thuật là Trung tướng Frederick J. Kroesen. Còn Thomas Willard Bowen là Thiếu tướng Phụ tá Cố vấn trưởng ]
Trong (trang 148) quyển Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle by Dale Andrade, do nhà xuất bản New York: Hippocrene Books năm 1995 có trích đăng Ý kiến của Trung tướng Frederick J. Kroesen như sau:

• mục Ý KIẾN by Chính Luận (Chinh Luan May 5, 1972): Tổng Thống Thiệu đã bắt đầu. [ mục này do chủ báo, Bác sĩ-Thượng Nghị sĩ Đặng Văn Sung viết ], trong đó ông cũng nhận xét việc bất ngờ bỏ Quảng Trị là do lỗi hoàn toàn tự ý của tướng Vũ Văn Giai. Đây là một chứng tích sống động cho chúng ta thấy rằng, 2 vị niên trưởng đương thời ở 2 cương vị hoàn toàn khác biệt nhau phát ngôn tại 2 thời điểm cách biệt 34 năm nhưng vẫn minh xác một sự thật về biến cố mất Quảng Trị.

Thật ra tướng Giai chỉ chịu lỗi trên nguyên tắc danh chánh ngôn thuận thôi, còn sự thật bị phá đám, phá cho đổ là do người Mỹ như Tổng thống Thiệu đã gằn mạnh với ông Ngân ngay giây phút đầu nhận được tin Quảng Trị thất thủ: đây là một “sabotage politique”. Dĩ nhiên sự thật tàn tệ, hèn hạ tiểu nhân này, chỉ một số ít giới hữu trách cao cấp nhất xung quanh Tổng thống Thiệu biết, và trong cuộc họp với Đại sứ Bunker, tướng Abrams và Tổng thống Thiệu – theo như ông Bunker thuật lại như trên – thì cả ba người đều biết trong bụng, nhưng ngoài mặt không ai nói trắng ra vì lúc đó chưa ai dám nghĩ tới đấy là một khởi đầu táng tận cạn tàu ráo máng (của Nixon + Kissinger) rồi sẽ từ từ đưa đến Hiệp định Ba Lê 27-1-1973 và rồi là biến cố black April 1975.

Ở đây chúng ta bỗng có thể mở hé cánh cửa Lịch Sử thêm một khoảng nữa đủ để thấy rằng,
- QLVNCH có thực lực lấn át hẳn quân CSBV và thừa sức giữ vững lãnh thổ. Tòa Bạch Ốc ý thức rõ điều này nhưng vì họ đã đi đêm với Cộng sản Nga và Hà Nội qua canh bạc nhơ nhớp bán đứng đồng minh VNCH, cho nên ngoài việc hứa cuội về quân viện, họ buộc phải ra tay chơi xấu một (lúc này và nhiều về sau) nước cờ của kẻ tiểu nhân trơ tráo mới có thể xô đổ được VNCH.
- CSBV tuy nhận được quân viện của Nga sô và Cộng sản quốc tế nhiều gấp 4 lần VNCH nhưng tham vọng chiến tranh của Bắc Việt kéo dài phần tư thế kỷ đã rút hết sinh lực miền Bắc khiến xã hội Bắc Việt hoàn toàn kiệt quệ đủ mọi mặt, trong khi miền Nam Quốc gia còn tràn đầy sinh lực, xã hội miền Nam đang trên đà văn minh đi trước xa biệt miền Bắc có tới hàng trăm năm (lời tự thú của Tạ quang Bửu, bộ trưởng Giáo dục Việt cộng Bắc Việt, nói với Ký giả Fallaci năm 1972. Xin xem Chứng Tích bên phía CSBV (Phân đoạn 9). Thế vậy, một khi Bắc Việt kiệt lực phải tắt lửa chiến tranh thì VNCH với đà trớn văn minh có sẵn, triển vọng tái thiết, phục hồi hậu chiến của VNCH sẽ vô cùng chóng vánh. Đây là một điểm son chiến thắng trong cuộc chiến Quốc Cộng mà nền Đệ Nhị Cộng Hòa đã cầm cương thật song toàn trách nhiệm: vừa lo vệ quốc vừa lo kiến quốc, lo nghĩ đến tương lai của xứ sở, ưu tư đến đời sống hiện tại lẫn tương lai của con dân trong nước, chứ không ném hết tất cả vào canh bạc binh lửa chém giết bạo tàn như tập đoàn chóp bu CSBV đã liều lĩnh làm với miền Bắc bất chấp hậu quả.

Tôi muốn lặp lại câu hỏi ở đây:

1- câu hỏi chánh: Nếu, vì bất cứ lý do gì, mà Đại tướng John D. Lavelle vẫn tiếp tục làm Tư lệnh Đệ Thất Không Lực thêm 3 năm nữa tức là đến năm 1975, thì trong chúng ta có ai nói là CSBV sẽ còn thở mà đánh cướp được miền Nam Tự do không? có ai nói là Việt cộng còn (có được đặt chân ở miền Nam) tới ngày 30 tháng Tư không?
2- câu hỏi phụ: Nếu Đại tướng John D. Lavelle không bị huyền chức Tư lệnh Đệ Thất Không Lực, thì Việt Cộng có mở được trận Mùa Hè Đỏ Lửa không?

Có lẽ, hỏi tức là trả lời vậy!

$pageOut$pageIn Phân đoạn 09:

LTC: Nếu sự thật chỉ có một, và sự thật đó đã được lịch sử đưa ra lời giải: người Mỹ gây ra uẩn khúc vụ tướng Lavelle đầy oan nghiệt, thì lời giải đó cũng đồng bộ với việc đồng minh Mỹ phản trắc đồng minh VNCH một cách nhơ nhớp. Sự thật nhơ nhuốc đó được tướng Lavelle diễn tả như sau:

Nếu có ai muốn biết toàn bộ câu chuyện hay muốn biết câu chuyện thực, thì chớ trông mong vô các Sử gia, Báo chí, hay các cơ quan Thượng Viện hay Không quân ra công thu thập được một pho chuyện như thế. Nhưng chuyện vẫn nằm yên đó chờ ai cần đến nhặt lên.
"If anybody really wanted the total story or wanted the true story, no effort was made to gather it by historians, by the Senate, by the press, by the Air Force. But it's there if anybody wants to gather it."
-General John D. Lavelle, April 1978, Air Force Oral History Interview.

Bức Tử VNCH - Kissinger và 8 Thủ đoạn Nham hiểm

by Nguyễn Tiến Hưng 2024


Lời Mở Đầu
$pageOut $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...