. .

Sunday, September 23, 2012

Câu chuyện về One Vietnam Network - Tâm Nguyễn/Ngọc Lan - Người Việt

Câu chuyện về One Vietnam Network
Người Việt, Saturday, September 22, 2012 4:44:35 PM

Kết nối mọi người Việt Nam
Nguyên tác: Tâm Nguyễn/Người Việt
Chuyển ngữ: Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Gần đây, Ngoại Trưởng Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, ca ngợi một trang mạng xã hội đang được mọi người sử dụng vào việc giúp đỡ cho quê hương họ. Trang mạng đó chính là tổ chức phi lợi nhuận “One Vietnam Network” (OVN).
Uyên Nguyễn, một trong những người sáng lập One Vietnam Network. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

OVN sử dụng các công cụ của một mạng xã hội giống như Facebook hay Twitter, nhưng với mục đích là để giúp đỡ cộng đồng người Việt.

OVN bắt đầu thành hình với ba thành viên, và qua Uyên Nguyễn, một trong những người sáng lập OVN, hiện ở miền Nam California, tôi có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về tổ chức này. Mạng xã hội là công cụ chính hiện nay được dùng để truyền bá tin tức trên khắp thế giới một cách nhanh nhất. OVN đã nắm bắt cơ hội này để thực hiện công việc của mình trong thế giới công nghệ.

Ý tưởng của Uyên là hãy giúp đỡ cộng đồng; giúp đỡ cộng đồng cũng là giúp đỡ người Việt ở khắp nơi trên thế giới kết nối với quê hương Việt Nam.

“Chúng tôi muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa ngoài công việc tám tiếng hàng ngày ở sở,” Uyên nói. Tuy vậy, ngay lúc khởi đầu, Uyên không biết mình nên bắt đầu từ đâu.

Với sự giúp đỡ của một đồng nghiệp cũ, OVN thông báo sự ra đời trang web của mình. Uyên không có gì để mất nếu cô không thực hiện công việc này. Cô cũng có thể trở lại làm việc nếu OVN không thành công.

Uyên ngừng làm việc công việc bình thường của cô và bắt đầu dồn sức vào OVN. Với một khoản tài trợ từ quỹ Ford, trang mạng OVN từng bước tiến gần đến những điều dự tính.

Càng có nhiều sự đóng góp hỗ trợ, OVN càng có cơ hội nhiều hơn trong việc thực thi sứ mạng của mình. Cho dù là một tổ chức phi lợi nhuận, OVN vẫn cần sự tài trợ. Mỗi sự đóng góp là một lời khuyên.

“Chúng tôi cũng tự gây quỹ để giúp cho trang web hoạt động,” Uyên cho biết. “Chỉ một đóng góp nhỏ, chẳng hạn một đô la thôi, cũng có thể làm nên một sự thay đổi cho cộng đồng mình,” cô nói thêm. OVN còn giúp các tổ chức khác sử dụng trang mạng xã hội ở nơi mà người ta thích nó.

“Tại sao không sử dụng mạng xã hội giống như Facebook và Twitter để áp dụng hoạt động từ thiện cho nhóm,” Uyên tự hỏi.

Ý tưởng của cô về một tổ chức phi lợi nhuận là dùng nó để quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện khác. Một khi nhiều người biết mạng xã hội hoạt động như thế nào, thì vấn đề còn lại chỉ là thời gian khi nào nó sẽ khởi động.

Yahoo dành cho OVN một khoản vay. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là làm cho vui, mà giống như họ giao cho mình những bệnh nhân, rồi mình ghi nhận lại cuộc sống hằng ngày của họ và chia sẻ nó trên mạng.

“Chúng tôi sử dụng trang mạng đó làm bằng chứng cho thấy những đóng góp sẽ được đưa đến nơi cần đến.” Uyên nói.

Một trong những vấn đề chính yếu là các nhà tài trợ không có sự tin tưởng vào OVN. OVN thực hiện cuộc thăm dò về việc tại sao không tài trợ và các câu trả lời đều rất phổ biến. “Chúng tôi khảo sát vài trăm người về lý do tại sao, và bằng cách nào, thì họ mới đóng góp. Phản ứng của họ là không có sự tin tưởng do không biết tiền bạc đi đâu ca,” Uyên kể.

Một bệnh nhân, được tặng một chiếc xe lăn, hình ảnh đó có thể ngay lập tức được chia sẻ trên trang web. Ðó là một trong những cách để OVN có thể chứng minh nơi mà tiền được đưa đến và cách mà tiền được chi tiêu. OVN không chỉ là một tổ chức mà còn là ngôi nhà của nhiều tổ chức từ thiện khác.

Có nhiều tổ chức phi lợi nhuận cùng nằm trong trang mạng OVN, có bằng chứng cho thấy tiền bạc đi đâu, và những người đóng góp có thể theo dõi từng tổ chức xem họ nhận được bao nhiêu tiền. Mục tiêu chính của họ là có người tặng tiền và có thể chỉ ra tiền đang được chi tiêu làm sao. OVN không thu tiền trực tiếp cũng như sẽ không bao giờ nhìn thấy tiền, một cách trực tiếp.

Mọi sự quyên góp sẽ đi thẳng đến các tổ chức từ thiện, điều đó cho thấy OVN không làm việc vì lợi nhuận. OVN sử dụng một hệ thống thẻ tín dụng “third party” để gửi các khoảng đóng góp đi, và lúc nào chúng ta cũng biết tiền đang ở đâu.

“Chúng tôi không dùng thẻ tín dụng và cũng không nhìn thấy khoảng đóng góp của người tài trợ. Chúng tôi dùng một công ty thẻ tín dụng thứ ba để giải quyết các khoản đóng góp,” Uyên nói.

Ngoài ra còn có một công cụ mà người sử dụng có thể lựa chọn hội từ thiện để tài trợ. Công cụ này là được gọi là “iFoundation.” Ðó là nơi để mọi người có thể biết hội nào hoạt động tích cực hơn. “Bạn quyết định tiền rót đi đâu và đưa các hội này đi đến sự cạnh tranh trong việc gây quỹ kiếm nhiều tiền hơn,” Uyên chia sẻ.

Ví dụ, nếu Hội 1 không thỏa mãn được nhu cầu của bạn, bạn có thể chọn Hội 2 là nơi đang cần sự giúp đỡ của bạn và chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được mọi sự đóng góp. Dù bằng cách nào thì đó cũng là một cách để giúp đỡ người nghèo trong cộng đồng, và thậm chí toàn cầu. Các quốc gia khác đang nhảy vào làm tương tự những gì OVN đang làm.

“Rất nhiều quốc gia đã cùng đồng hành và đặt vấn đề liệu họ có thể lặp lại những gì chúng tôi đang làm hay không,” Uyên cho biết. “OVN hy vọng đi đến khắp nơi trên thế giới nhưng hiện thời chỉ mới phục vụ cho cộng đồng Việt Nam mà thôi.”

“OVN sử dụng mạng xã hội để kết nối với hàng ngàn người Việt Nam từ 30 quốc gia khác nhau đến với Việt Nam,” bà Clinton nói. OVN là một bước gần hơn để trở thành sự kiện toàn cầu. “Nhiều tổ chức của OVN cũng được điều hành bởi những người không phải là Việt Nam,” Uyên chia sẻ.

Mục tiêu của OVN là có được 1000 khoảng đóng góp trong một tháng. Họ đạt được mục tiêu sớm hơn 2 ngày và vượt được 50 khoảng đóng góp. “Hy vọng rằng điều này sẽ thực hiện được và là một điều đặc biệt, dù phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để duy trì công việc này,” cô gái nói.

“Nếu Facebook và Twitter muốn hợp nhất với chúng tôi, chúng tôi sẽ vui hơn,” Uyên ao ước. Facebook và Twitter là hai trong số các công cụ mạng xã hội nổi tiếng nhất có sẵn. Nó sẽ là một tác động rất lớn nếu nó sẽ xảy ra trong tương lai gần và sẽ bảo đảm rằng OVN là một hiện tượng toàn cầu.

Hiểu một cách đơn giản về công việc mà OVN đang làm là, giống như chúng ta đang sống ở nước ngoài và gửi tiền về cho gia đình. Các nhà tài trợ đang thực hiện công việc này và nó không phải là điều gì mới mẻ.

Khoảng một nửa dân số sống bên ngoài xứ sở của mình, và sẽ trở về quê hương khi nào họ thấy phù hợp. Nó cũng giống như đóng góp cho các tổ chức từ thiện, nhưng thời gian này, các nhà tài trợ có thể nhìn thấy nơi tiền mình đến và vui về điều đó. Chúng ta có thể mở một tài khoản và đóng góp từng đồng nhỏ nhoi đến nơi mình thấy cần giúp. Mọi sự đóng góp của bạn như thế nào, các tổ chức từ thiện thu nhận được bao nhiêu, tất cả đều được nhìn thấy trên tài khoản của bạn ở OVN.

Với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và OVN, cộng đồng Việt Nam có thể giúp đỡ lẫn nhau từ nước ngoài, và có thể cảm thấy hài lòng về nó. Sẽ không thể nào tìm được sự tin tưởng hơn một khi bạn biết được số tiền đến đúng nơi nó phải đến. OVN được loan báo vào tháng 8 năm 2010 và hiện nay đang trở thành một trong những tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng trên World Wide Web.

Ðể biết thêm thông tin về OVN, hãy vào trang mạng www.onevietnam.org.

Khi đã vào trang web, người tài trợ có thể ghi danh và bắt đầu quyên góp tiền cho một tổ chức mà họ lựa chọn. Có thể dùng thẻ MasterCard hay Visa cho các khoảng đóng góp.


-

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...