by Người Việt; Việt báo
WESTMINSTER (NV) - Chiều hôm Chủ Nhật 18 tháng 11, tại Việt Báo Gallery, Westminster, có một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật quy tụ được khá đông những người làm văn học nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam vào thời gian mà nền văn học nghệ thuật ấy đã rực sáng trong nhiều lãnh vực.
==> VĂN HỌC MIỀN NAM : TỔNG QUAN - Biên Khảo- VÕ PHIẾN
Sở dĩ có buổi sinh hoạt này là để đón tiếp họa sĩ Lê Tài Ðiển, vừa từ Paris sang viếng thăm bạn bè thân hữu ở Little Saigon. Và cũng nhân dịp này phát hành tuyển tập “Những Mảng Rời” của ông.
Nhưng theo người điều hợp chương trình Ðinh Quang Anh Thái cho biết thì đây không phải là một buổi ra mắt sách mà chỉ là một buổi chào đón họa sĩ, của những anh chị em đã cùng một thời trải tình văn chương nghệ thuật với nhau. Ðây cũng không phải là một buổi triển lãm tranh, những bức tranh quí của nền hội họa thời bấy giờ mà qua một thời hoang phế văn học nghệ thuật sau 1975, họa sĩ Lê Tài Ðiển đã “gìn vàng giữ ngọc” được (những tranh này được in trong tuyển tập “Những Mảng Rời”).
Vẫn theo nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thì cũng không giới thiệu vỗ tay như thường lệ. Tuy nhiên, một số tên tuổi cũng được nhắc đến như Doãn Quốc Sỹ, Kiều Chinh, Nhã Ca, Viên Linh, Rừng, Nguyên Khai, Ðinh Cường (từ xa đến), Phạm Xuân Ðài, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp, Phạm Quốc Bảo, Du Tử Lê, Phan Nhật Nam.
Không khí buổi sinh hoạt bỗng toát lên cảnh “Văn Nghệ Hôm Nay” thời Sáng Tạo, Hiện Ðại 1956-1968 khi những tên tuổi trên được nhắc đến. Kể ra thì những nhân vật này tuy không hẳn là “Nhóm Sáng Tạo” của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa nhưng họ đã cùng nhóm này tạo cho miền Nam Việt Nam một nền văn học nghệ thuật sáng chói trên nhiều phong cách thể hiện mà cho mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy được một nền văn học nghệ thuật nào thay thế được kể cả trong lẫn ngoài nước.
Bảy văn nhân nghệ sĩ đã được anh Ðinh Quang Anh Thái mời lên để bày tỏ tâm tình với Lê Tài Ðiển cũng là với khoảng hơn 100 người tham dự. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên trong ban tổ chức buổi sinh hoạt này, cho biết: “Anh em muốn làm một cuốn sách cho Lê Tài Ðiển, khi xong đã thỉnh một nghệ sĩ là họa sĩ Lê Tài Ðiển từ kinh đô ánh sáng qua nói chuyện. Ðầu tiên thì chỉ dự định tổ chức trong vòng thân hữu với nhau nhưng rồi nghĩ lại thấy phải mở rộng ra cho các bạn trẻ cùng đến tham dự.”
Nhà thơ Viên Linh lên nói về Lê Tài Ðiển sau khi nhà thơ, chủ báo Nhã Ca có vài lời chào mừng ông và thân hữu tham dự. Bằng vào “39 năm quen biết,” nhà thơ Viên Linh giới thiệu họa sĩ Lê Tài Ðiển là một trong số “bảy nhân tài ở Pháp được chính phủ VNCH mời về nước vào năm 1968”.
Ông nói: “ Chúng tôi hoạt động văn nghệ với tôn chỉ là phải sống với thời cuộc.”
Sau đó, nhà thơ cho biết Lê Tài Ðiển đã sáng lập ra Hội Họa Sĩ Trẻ có điều kiện là phải dưới 35 tuổi. Hội đã qui tụ được khá nhiều nhân tài và đã gây nên một phong trào hội họa rất phong phú, đem cách thể hiện nghệ thuật trong hội họa đến gần với người thưởng ngoạn hơn sau khi lớp đi trước cách đó không lâu đã để lại một nền hội họa “cao sang, bí hiểm” qua những trường phái Ấn Tượng, Lập Thể đầy hơi hướng phương Tây. Hội Họa Sĩ Trẻ khi ra đến hải ngoại tuy không là một tổ chức như trước nhưng vẫn giữ được trọn tình nghĩa văn nghệ nên thường có những buổi gặp gỡ nhau qua những cuộc triển lãm của bạn bè.
Nhà thơ Viên Linh cũng cho biết là đã cùng với Lê Tài Ðiển chủ trương tờ “Thời Tập” cho đến tận ngày tan đàn xẻ nghé 30 Tháng Tư, 1975.
Nói về Lê Tài Ðiển, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là một trong những người ở Pháp được chính phủ VNCH mời về, nhận xét: “Ðiển là ở trong cuốn sách này, không ở ngoài. Ðọc tuyển tập ‘Những Mảng Rời’ sẽ thấy Ðiển là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và anh đã sinh hoạt như thế nào.”
Trước những tấm tình của “những người muôn năm cũ,” Lê Tài Ðiển đã bày tỏ mối chân tình của mình với bạn bè nay tản lạc khắp bốn phương. Ông nói về chuyện viết ra được cuốn sách này, cả phần văn thơ và họa phẩm từ khi trở lại được đất Pháp sau năm 1975 cộng tác với tờ Nhân Bản, tờ báo hậu thân của tờ Sinh Viên của sinh viên Việt Nam quốc gia tại Pháp. Ông cũng cho biết “tại sao lại là ‘Những Mảng Rời’. ‘Những Mảng Rời’ nhưng đã cô đọng lại thành tảng văn học nghệ thuật một thời.”
Giải thích thêm về tờ báo Sinh Viên, ông Nghĩa cho biết trước 1975, sinh viên Việt Nam tại Pháp bị Cộng Sản khôn khéo khuyến dụ nên thân cộng khá đông, thường đánh phá tờ báo này gây nên những xô xát với sinh viên quốc gia, trong đó có Lê Tài Ðiển. Sau 1975, Lê Tài Ðiển trở lại Pháp đã đi tiếp con đường của mình cùng anh em làm tờ báo Nhân Bản nói lên ý hướng quốc gia dân tộc trước Cộng Sản.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, từ San Jose xuống gặp bạn, cũng nói về “Những Mảng Rời” qua câu chuyện bị gẫy xương sườn khi ở Pháp được các bác sĩ Pháp chuẩn nhận tuy gẫy rời nhưng tự nó lại sẽ liền thôi và nó liền thật. Ðó là ý nghĩ của “Người Ði Trên Mây” về “Những Mảng Rời” của Lê Tài Ðiển.
Ba mươi bảy năm qua, không khí “văn nghệ hôm nay” đã làm nên thịnh thời văn học VNCH, nay qua buổi gặp mặt thân hữu với Lê Tài Ðiển trong buổi chiều này lại thấy thấp thoáng ẩn hiện với tuyển tập “Những Mảng Rời” của Lê Tài Ðiển được giới thiệu.
Quí độc giả yêu văn nghệ, hội họa của thời Trăm Hoa Ðua Nở tại miền Nam, có thể hỏi mua tuyển tập này tại nhật báo Việt Báo. Ấn phí của sách là $50.
––-
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
tin từ Việt Báo: Ra Mắt Sách & Họp Mặt Chào Mừng Hoạ Sĩ Lê Tài Điển, Đến Từ Paris - (11/17/2012)
Chủ Nhật 18 tháng 11, 2012, từ 3 giờ chiều, tại Việt Báo Gallery sẽ có buổi tiệc trà thân mật chào mừng hoạ sĩ Lê Tài Điển đến từ Paris và ra mắt một tuyển tập đặc biệt.
Hoạ sĩ, điêu khắc gia Lê Tài Điển sinh năm 1937 tại Mỹ Tho; Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, 1962. Du học Pháp, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris, 1968; Làm việc tại xưởng vẽ của hoạ sĩ Raymond Legueult (maitre d'alier); Làm báo Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris, thời Nguyễn Xuân Nghĩa chủ tịch.
Cuối 1971, về Việt Nam, thành viên Hội Hoạ Sĩ Trẻ, do Nguyễn Trung chủ tịch; Tổng thư ký tạo chí Thời Tập, do Viên Linh chủ nhiệm.
Hai năm sau biến cố tháng Tư 1975, hoạ sĩ trở lại Pháp. Từ 1977, dạy trường Mỹ Thuật ở Sartrouville 16 năm, cho đến khi về hưu năm 2005.
Từ 1963, ông đã tham dự nhiều triển lãm hội hoạ trong, ngoài nước. Giải nhất trong "4ème Rencontre International de Peinture" tại Turin, Italia 1967; Giải ba Grand Prix de New Yok, 1968.
"…..Chân dung này NgH đã chộp được anh với phông nền là cảng Le Havre, chiều chủ nhật 7-8-2011. Thời tiết mùa hè mà nhiệt độ tụt xuống 15. Gió tung toé. Sóng dữ."
Trần Thị NgH., “Nụ Cười Xé Hai"
"Có một chữ gần ông nhất là ít:
nói ít, viết ít, vẽ ít…"
Thụy Khuê,
(Paris, người Việt và trang Lê Tài Điển)
"Tuy nhiên, trong tôi lại day lên một câu hỏi khác.
Câu hỏi: Với một người có khuôn mặt và, đôi mắt tự thân đã là hội hoạ, liệu y có cần phải vẽ nhiều nữa chăng?"
Du Tử Lê, Lê Tài Điển và những bức tranh….
"Trong cái dáng mệt mỏi, như chồng chất nhiều lận đận lao đao kia, lại lãng đãng một điều gì êm ả."
Đặng Mai Lan, Chân Dung của Biển
Lê Tài Ðiển và 'Những Mảng Rời'
Ngọc Lan/Người Việt - Saturday, November 10, 2012 2:42:30 PM
WESTMINSTER (NV) - Tôi không biết và cũng chưa một lần nghe đến tên ông, họa sĩ Lê Tài Ðiển.
Nhưng hôm nay, đọc qua những gì có trong tuyển tập “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển,” tôi hiểu, vì sao bạn bè ông, những người tên tuổi như Du Tử Lê, Ðặng Mai Lan, Ðinh Cường, Nhã Ca, Nguyễn Xuân Nghĩa, Thụy Khuê, Viên Linh, Kiệt Tấn, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp, Trần Thị NgH... lại dành cho ông những ân tình đặc biệt đến như vậy.
Họa sĩ Lê Tài Ðiển sinh năm 1937 tại Mỹ Tho, trong một gia đình có quốc tịch Pháp. Cha là giáo sư Lê Trung Tài, dạy Pháp văn và môn Sử tại trường trung học Võ Trường Toản ở Sài Gòn.
Ông học trung học Nguyễn Ðình Chiểu và tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Huế năm 1962.
Từng học điêu khắc với điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ và học trang trí với họa sĩ Mai Lan Phương.
Cuối năm 1963 ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Paris năm 1968. Trong thời gian này, ông làm việc tại xưởng vẽ của họa sĩ Raymond Legueult, làm báo Sinh Viên của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris và báo Ái Hữu của hội sinh viên Orsay.
Cuối năm 1971, họa sĩ Lê Tài Ðiển trở về Việt Nam làm việc tại nhà in Sài Gòn Ấn Quán và là thành viên Hội Họa Sĩ Trẻ. Năm 1974, ông cùng nhà báo Viên Linh thực hiện tờ Thời Tập.
Năm 1977, ông trở lại Pháp, dạy tại trường mỹ thuật ở Sartrouville 16 năm cho đến khi về hưu năm 2005. Cùng thời gian này, ông làm việc cho một hãng bán và sản xuất đồ tiểu công nghệ và trang trí.
Các giải thưởng ông từng đạt là giải nhất “4eme Rencontre Internationale de peinture” tại Turin, Ý, năm 1967 và giải ba “Grand Prix de New York” năm 1968.
***
Tuyển tập “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển” là “món quà do bạn bè của họa sĩ Lê Tài Ðiển dành cho anh, thành hình sau hơn một năm chuẩn bị”. Ðó là lời mở đầu cho tập sách “đầu tiên và có lẽ cũng là duy nhất” của người họa sĩ này.
Tuyển tập có thể được chia làm hai phần chính.
Phần về bản thân họa sĩ Lê Tài Ðiển, bao gồm phần tiểu sử, hình ảnh của 58 bức tranh do ông vẽ, 42 bích chương và bìa sách do ông thiết kế và 8 bài viết của Lê Tài Ðiển, với nhiều thể loại, từ giới thiệu họa sĩ, đến những ghi nhận, cảm nghĩ về hội họa, về con người, về cuộc đời.
Phần thứ hai của tập sách là 16 bài viết của bạn bè bằng hữu viết về họa sĩ Lê Tài Ðiển dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Nhận xét về tranh của họa sĩ Lê Tài Ðiển, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, một họa sĩ khá nổi tiếng trong lãnh vực hội họa dòng chính, cho biết: “Tôi không có dịp xem tranh họa sĩ Lê Tài Ðiển trực tiếp. Tranh ông cũng không phổ biến nhiều trên Internet. Nhưng qua tác phẩm sơn dầu ‘Vũ Khúc Xanh’ của ông, tôi nhìn ra những mảnh màu theo từng thể khối, nét cọ với cảm xúc dứt khoát, vang vang âm điệu từ sắc độ sáng tối. Tác phẩm này có thể là sự kết hợp của trường phái hội họa Hiện Ðại với những trường phái Biểu Hiện, Siêu Thực, Lập Thể, và Trừu Tượng, của những ảnh hưởng từ họa sĩ Paul Cezanne, Pablo Picasso, và có lẽ rất Paul Klee. Tôi nghĩ đây là những ảnh hưởng rất tự nhiên trong quá trình hấp thụ những tinh hoa nghệ thuật, khác với những sao chép, bởi vì đến từ sự tích lũy và phát tiết không kiểm soát khi sáng tác.”
Trong bài viết “Paris, người Việt và tranh Lê Tài Ðiển,” tác giả Thụy Khuê cho rằng “tranh Lê Tài Ðiển chia ra làm hai vùng. Một vùng dễ hiểu chứa đựng những màu sắc, những đường nét tươi sáng, rất trừu tượng, trẻ trung, mạnh bạo, dứt khoát vươn lên như muốn phá vỡ bức thành cổ của phục hưng hay ấn tượng, để xây dựng họa hình mới, tác phẩm mới, vào muôn vàn ngõ rẽ khác biệt.” Và “Lê Tài Ðiển còn một vùng tối. Phần sâu kín, âm u, bi quan và bí mật.”
Với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thì “trong nhà tôi, duy nhất có bức tranh sơn dầu của một tác giả Việt Nam thì đấy là tranh Lê Tài Ðiển”.
Trong bài “Lê Tài Ðiển, 'Trong Tôi Xuân Về,'” ông Nguyễn Xuân Nghĩa kể về kỷ niệm khi chứng kiến Lê Tài Ðiển thiết kế sân khấu cho đêm văn nghệ Tết Kỷ Dậu, từ lúc “chẳng hiểu gì khi Ðiển nguệch ngoạc vẽ màu đen đỏ chằng chịt trên vuông giấy to bằng tấm carte postale. 'Ðấy mà maquette của sân khấu, mô hình theo đó tụi mày cố mà làm!'” Ðến lúc “kinh hãi” nhìn “Lê Tài Ðiển mở ra từng thùng sơn đỏ, cam, xanh, đen. Ông lấy thanh gỗ pha ngoáy lung tung và đổ ào lên tấm bạt rồi lấy cây cọ bự bằng cái chổi mà quét ngang dọc liên hồi... Ðợi sơn hơi khô, Ðiểm cầm chổi vẽ dọc ngang từng mảnh đen ngòm...”
Ðể cuối cùng, “Khi sân khấu mở màn thì tôi học được bài học về sự sáng tạo của nghệ thuật.”
Nói về Lê Tài Ðiển, như nhận xét của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, “Tên tuổi ông có vẻ không thông dụng đại chúng như những họa sĩ cùng thời “Hội Họa Sĩ Trẻ,” nhưng có điều ông được sự yêu mến từ các bạn văn nghệ sĩ.”
Quả là vậy, khi đọc những gì bạn bè viết về ông.
Từ “Phác họa một chân dung” Lê Tài Ðiển là “người lành nhất trong những người hiền tôi đã gặp” với “nón phớt trùm đầu, tóc bạc dài phủ ót, mắt kính kiểu cũ, ống vố bập bập ngậm lệch một bên miệng mom móm” của Cổ Ngư, đến “Bạn ta, người rất có vấn đề” của Kiệt Tấn, “Lê Tài Ðiển và những bức tranh theo buổi chiều trôi vào xa, vắng” của Du Tử Lê, “Chân dung của biển” của Ðặng Mai Lan, “Nghệ sĩ tạo hình nhiều trải nghiệm” của Ðinh Cường, hay “Lê Tài Ðiển ở Sài Gòn” của Viên Linh, “Gặp gỡ Lê Tài Ðiển ở Paris” của Nguyễn Ðồng và Nguyễn Thị Hợp, “Vài kỷ niệm với họa sĩ Lê Tài Ðiển, nhân tình nhân tính” của Lê Hữu Khóa, “Họa sĩ Lê Tài Ðiển, người nghệ sĩ tài tâm tình vẹn toàn” của Bích Anh, hay “Nụ cười xé hai” của Trần Thị NgH, “Những con đường có đấy” của Nam Dao, “Lê Tài Ðiển, người bạn” của Nhã Ca, “Mai sau dù có bao giờ. Lần trang viết cũ ngắm mơ thuở nào” của Phan Thị Trọng Tuyến... Người đọc đều nhận ra được, khi rõ ràng, khi bàng bạc, trong những trang viết đó, những dòng chữ đó, là tình cảm bạn bè dành cho ông, họa sĩ Lê Tài Ðiển, “người thầm lặng, đi về cô lẻ giữa những bạn bè, đôi khi vui cười nghiêng ngửa thật, nhưng cũng lắm lúc âm u tuyệt vọng vì trĩu nặng những bí mật của thế hệ đầu thai lầm thế kỷ” (Lời giới thiệu).
***
Như đã đề cập, trong “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển” còn có dăm ba bài viết của chính tác giả. Có bài tròn trịa, đủ đầy cho một chuẩn mực báo chí, văn chương. Có bài thực sự có những mảnh rời, ghi vội khoảnh khắc của những suy nghĩ trong một biến động nào đó của “Sài Gòn, cuối tháng 7, 1970” hay “Sài Gòn trung tuần tháng 8, 1970”...
Với tôi, “tuổi trẻ và hành trình” của Lê Tài Ðiển từ mấy mươi năm trước dường như còn nguyên cảm xúc của tuổi trẻ hôm nay. Bởi có khác gì đâu, khi “chúng tôi sinh ra và lớn lên trong một đất nước nhiều bi thảm và nhiễu nhương. Bây giờ chúng tôi biết phải bắt đầu lại từ đâu? Chúng tôi ngồi lại và hòa đồng, dù với một kiến thức quá ư là chật hẹp, chủ quan, kinh nghiệm không có, nhưng chúng tôi chưa thấy một khởi đầu hợp lý, một hành trình còn thiếu cả kích thước, cả chiều dài lẫn chiều sâu?”
Có lẽ chính từ những điều như thế, nên “Những Mảng Rời” của họa sĩ Lê Tài Ðiển đến từ Paris, có thể xem là “Chứng từ một gia đoạn lịch sử, đọc để sống lại với một thời, một không gian đã qua”.
Buổi ra mắt “Những Mảng Rời của Lê Tài Ðiển” sẽ được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 18 Tháng Mười Một, tại Việt Báo Gallery, 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683; điện thoại (714) 894-2500.
––
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
-
...Không khí buổi sinh hoạt bỗng toát lên cảnh “Văn Nghệ Hôm Nay” thời Sáng Tạo, Hiện Ðại 1956-1968 khi những tên tuổi trên được nhắc đến. Kể ra thì những nhân vật này tuy không hẳn là “Nhóm Sáng Tạo” của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa nhưng họ đã cùng nhóm này tạo cho miền Nam Việt Nam một nền văn học nghệ thuật sáng chói trên nhiều phong cách thể hiện mà cho mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy được một nền văn học nghệ thuật nào thay thế được kể cả trong lẫn ngoài nước...Nguyên Huy - Người Việt, Saturday, November 24, 2012 1:56:01 PM
WESTMINSTER (NV) - Chiều hôm Chủ Nhật 18 tháng 11, tại Việt Báo Gallery, Westminster, có một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật quy tụ được khá đông những người làm văn học nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam vào thời gian mà nền văn học nghệ thuật ấy đã rực sáng trong nhiều lãnh vực.
==> VĂN HỌC MIỀN NAM : TỔNG QUAN - Biên Khảo- VÕ PHIẾN
Họa sĩ Lê Tài Ðiển (giữa) chuẩn bị cắt bánh giữa những thân hữu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) |
Sở dĩ có buổi sinh hoạt này là để đón tiếp họa sĩ Lê Tài Ðiển, vừa từ Paris sang viếng thăm bạn bè thân hữu ở Little Saigon. Và cũng nhân dịp này phát hành tuyển tập “Những Mảng Rời” của ông.
Nhưng theo người điều hợp chương trình Ðinh Quang Anh Thái cho biết thì đây không phải là một buổi ra mắt sách mà chỉ là một buổi chào đón họa sĩ, của những anh chị em đã cùng một thời trải tình văn chương nghệ thuật với nhau. Ðây cũng không phải là một buổi triển lãm tranh, những bức tranh quí của nền hội họa thời bấy giờ mà qua một thời hoang phế văn học nghệ thuật sau 1975, họa sĩ Lê Tài Ðiển đã “gìn vàng giữ ngọc” được (những tranh này được in trong tuyển tập “Những Mảng Rời”).
Vẫn theo nhà báo Ðinh Quang Anh Thái thì cũng không giới thiệu vỗ tay như thường lệ. Tuy nhiên, một số tên tuổi cũng được nhắc đến như Doãn Quốc Sỹ, Kiều Chinh, Nhã Ca, Viên Linh, Rừng, Nguyên Khai, Ðinh Cường (từ xa đến), Phạm Xuân Ðài, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp, Phạm Quốc Bảo, Du Tử Lê, Phan Nhật Nam.
Không khí buổi sinh hoạt bỗng toát lên cảnh “Văn Nghệ Hôm Nay” thời Sáng Tạo, Hiện Ðại 1956-1968 khi những tên tuổi trên được nhắc đến. Kể ra thì những nhân vật này tuy không hẳn là “Nhóm Sáng Tạo” của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa nhưng họ đã cùng nhóm này tạo cho miền Nam Việt Nam một nền văn học nghệ thuật sáng chói trên nhiều phong cách thể hiện mà cho mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy được một nền văn học nghệ thuật nào thay thế được kể cả trong lẫn ngoài nước.
Bảy văn nhân nghệ sĩ đã được anh Ðinh Quang Anh Thái mời lên để bày tỏ tâm tình với Lê Tài Ðiển cũng là với khoảng hơn 100 người tham dự. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên trong ban tổ chức buổi sinh hoạt này, cho biết: “Anh em muốn làm một cuốn sách cho Lê Tài Ðiển, khi xong đã thỉnh một nghệ sĩ là họa sĩ Lê Tài Ðiển từ kinh đô ánh sáng qua nói chuyện. Ðầu tiên thì chỉ dự định tổ chức trong vòng thân hữu với nhau nhưng rồi nghĩ lại thấy phải mở rộng ra cho các bạn trẻ cùng đến tham dự.”
Thân hữu và các bạn trẻ tới với họa sĩ Lê Tài Ðiển đông chật Việt Báo Gallery. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) |
Nhà thơ Viên Linh lên nói về Lê Tài Ðiển sau khi nhà thơ, chủ báo Nhã Ca có vài lời chào mừng ông và thân hữu tham dự. Bằng vào “39 năm quen biết,” nhà thơ Viên Linh giới thiệu họa sĩ Lê Tài Ðiển là một trong số “bảy nhân tài ở Pháp được chính phủ VNCH mời về nước vào năm 1968”.
Ông nói: “ Chúng tôi hoạt động văn nghệ với tôn chỉ là phải sống với thời cuộc.”
Sau đó, nhà thơ cho biết Lê Tài Ðiển đã sáng lập ra Hội Họa Sĩ Trẻ có điều kiện là phải dưới 35 tuổi. Hội đã qui tụ được khá nhiều nhân tài và đã gây nên một phong trào hội họa rất phong phú, đem cách thể hiện nghệ thuật trong hội họa đến gần với người thưởng ngoạn hơn sau khi lớp đi trước cách đó không lâu đã để lại một nền hội họa “cao sang, bí hiểm” qua những trường phái Ấn Tượng, Lập Thể đầy hơi hướng phương Tây. Hội Họa Sĩ Trẻ khi ra đến hải ngoại tuy không là một tổ chức như trước nhưng vẫn giữ được trọn tình nghĩa văn nghệ nên thường có những buổi gặp gỡ nhau qua những cuộc triển lãm của bạn bè.
Nhà thơ Viên Linh cũng cho biết là đã cùng với Lê Tài Ðiển chủ trương tờ “Thời Tập” cho đến tận ngày tan đàn xẻ nghé 30 Tháng Tư, 1975.
Nói về Lê Tài Ðiển, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là một trong những người ở Pháp được chính phủ VNCH mời về, nhận xét: “Ðiển là ở trong cuốn sách này, không ở ngoài. Ðọc tuyển tập ‘Những Mảng Rời’ sẽ thấy Ðiển là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và anh đã sinh hoạt như thế nào.”
Trước những tấm tình của “những người muôn năm cũ,” Lê Tài Ðiển đã bày tỏ mối chân tình của mình với bạn bè nay tản lạc khắp bốn phương. Ông nói về chuyện viết ra được cuốn sách này, cả phần văn thơ và họa phẩm từ khi trở lại được đất Pháp sau năm 1975 cộng tác với tờ Nhân Bản, tờ báo hậu thân của tờ Sinh Viên của sinh viên Việt Nam quốc gia tại Pháp. Ông cũng cho biết “tại sao lại là ‘Những Mảng Rời’. ‘Những Mảng Rời’ nhưng đã cô đọng lại thành tảng văn học nghệ thuật một thời.”
Giải thích thêm về tờ báo Sinh Viên, ông Nghĩa cho biết trước 1975, sinh viên Việt Nam tại Pháp bị Cộng Sản khôn khéo khuyến dụ nên thân cộng khá đông, thường đánh phá tờ báo này gây nên những xô xát với sinh viên quốc gia, trong đó có Lê Tài Ðiển. Sau 1975, Lê Tài Ðiển trở lại Pháp đã đi tiếp con đường của mình cùng anh em làm tờ báo Nhân Bản nói lên ý hướng quốc gia dân tộc trước Cộng Sản.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, từ San Jose xuống gặp bạn, cũng nói về “Những Mảng Rời” qua câu chuyện bị gẫy xương sườn khi ở Pháp được các bác sĩ Pháp chuẩn nhận tuy gẫy rời nhưng tự nó lại sẽ liền thôi và nó liền thật. Ðó là ý nghĩ của “Người Ði Trên Mây” về “Những Mảng Rời” của Lê Tài Ðiển.
Ba mươi bảy năm qua, không khí “văn nghệ hôm nay” đã làm nên thịnh thời văn học VNCH, nay qua buổi gặp mặt thân hữu với Lê Tài Ðiển trong buổi chiều này lại thấy thấp thoáng ẩn hiện với tuyển tập “Những Mảng Rời” của Lê Tài Ðiển được giới thiệu.
Quí độc giả yêu văn nghệ, hội họa của thời Trăm Hoa Ðua Nở tại miền Nam, có thể hỏi mua tuyển tập này tại nhật báo Việt Báo. Ấn phí của sách là $50.
––-
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
tin từ Việt Báo: Ra Mắt Sách & Họp Mặt Chào Mừng Hoạ Sĩ Lê Tài Điển, Đến Từ Paris - (11/17/2012)
Chân dung Lê Tài Điển, Tranh Nguyễn Thị Hợp, 2012. |
Chủ Nhật 18 tháng 11, 2012, từ 3 giờ chiều, tại Việt Báo Gallery sẽ có buổi tiệc trà thân mật chào mừng hoạ sĩ Lê Tài Điển đến từ Paris và ra mắt một tuyển tập đặc biệt.
Hoạ sĩ, điêu khắc gia Lê Tài Điển sinh năm 1937 tại Mỹ Tho; Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, 1962. Du học Pháp, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris, 1968; Làm việc tại xưởng vẽ của hoạ sĩ Raymond Legueult (maitre d'alier); Làm báo Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris, thời Nguyễn Xuân Nghĩa chủ tịch.
Cuối 1971, về Việt Nam, thành viên Hội Hoạ Sĩ Trẻ, do Nguyễn Trung chủ tịch; Tổng thư ký tạo chí Thời Tập, do Viên Linh chủ nhiệm.
Hai năm sau biến cố tháng Tư 1975, hoạ sĩ trở lại Pháp. Từ 1977, dạy trường Mỹ Thuật ở Sartrouville 16 năm, cho đến khi về hưu năm 2005.
Từ 1963, ông đã tham dự nhiều triển lãm hội hoạ trong, ngoài nước. Giải nhất trong "4ème Rencontre International de Peinture" tại Turin, Italia 1967; Giải ba Grand Prix de New Yok, 1968.
***
Lê Tài Điển. Ảnh Trần Thị NgH. |
"…..Chân dung này NgH đã chộp được anh với phông nền là cảng Le Havre, chiều chủ nhật 7-8-2011. Thời tiết mùa hè mà nhiệt độ tụt xuống 15. Gió tung toé. Sóng dữ."
Trần Thị NgH., “Nụ Cười Xé Hai"
"Có một chữ gần ông nhất là ít:
nói ít, viết ít, vẽ ít…"
Thụy Khuê,
(Paris, người Việt và trang Lê Tài Điển)
"Tuy nhiên, trong tôi lại day lên một câu hỏi khác.
Câu hỏi: Với một người có khuôn mặt và, đôi mắt tự thân đã là hội hoạ, liệu y có cần phải vẽ nhiều nữa chăng?"
Du Tử Lê, Lê Tài Điển và những bức tranh….
"Trong cái dáng mệt mỏi, như chồng chất nhiều lận đận lao đao kia, lại lãng đãng một điều gì êm ả."
Đặng Mai Lan, Chân Dung của Biển
Lê tài Điển, nhìn bởi Đinh Cường – Paris 10.2010 |
Lê Tài Ðiển và 'Những Mảng Rời'
Ngọc Lan/Người Việt - Saturday, November 10, 2012 2:42:30 PM
WESTMINSTER (NV) - Tôi không biết và cũng chưa một lần nghe đến tên ông, họa sĩ Lê Tài Ðiển.
Nhưng hôm nay, đọc qua những gì có trong tuyển tập “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển,” tôi hiểu, vì sao bạn bè ông, những người tên tuổi như Du Tử Lê, Ðặng Mai Lan, Ðinh Cường, Nhã Ca, Nguyễn Xuân Nghĩa, Thụy Khuê, Viên Linh, Kiệt Tấn, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp, Trần Thị NgH... lại dành cho ông những ân tình đặc biệt đến như vậy.
Họa sĩ Lê Tài Ðiển sinh năm 1937 tại Mỹ Tho, trong một gia đình có quốc tịch Pháp. Cha là giáo sư Lê Trung Tài, dạy Pháp văn và môn Sử tại trường trung học Võ Trường Toản ở Sài Gòn.
Ông học trung học Nguyễn Ðình Chiểu và tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Huế năm 1962.
Từng học điêu khắc với điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ và học trang trí với họa sĩ Mai Lan Phương.
Cuối năm 1963 ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Cao Ðẳng Mỹ Thuật Paris năm 1968. Trong thời gian này, ông làm việc tại xưởng vẽ của họa sĩ Raymond Legueult, làm báo Sinh Viên của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris và báo Ái Hữu của hội sinh viên Orsay.
Cuối năm 1971, họa sĩ Lê Tài Ðiển trở về Việt Nam làm việc tại nhà in Sài Gòn Ấn Quán và là thành viên Hội Họa Sĩ Trẻ. Năm 1974, ông cùng nhà báo Viên Linh thực hiện tờ Thời Tập.
Năm 1977, ông trở lại Pháp, dạy tại trường mỹ thuật ở Sartrouville 16 năm cho đến khi về hưu năm 2005. Cùng thời gian này, ông làm việc cho một hãng bán và sản xuất đồ tiểu công nghệ và trang trí.
Các giải thưởng ông từng đạt là giải nhất “4eme Rencontre Internationale de peinture” tại Turin, Ý, năm 1967 và giải ba “Grand Prix de New York” năm 1968.
***
Tuyển tập “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển” là “món quà do bạn bè của họa sĩ Lê Tài Ðiển dành cho anh, thành hình sau hơn một năm chuẩn bị”. Ðó là lời mở đầu cho tập sách “đầu tiên và có lẽ cũng là duy nhất” của người họa sĩ này.
Tuyển tập có thể được chia làm hai phần chính.
Phần về bản thân họa sĩ Lê Tài Ðiển, bao gồm phần tiểu sử, hình ảnh của 58 bức tranh do ông vẽ, 42 bích chương và bìa sách do ông thiết kế và 8 bài viết của Lê Tài Ðiển, với nhiều thể loại, từ giới thiệu họa sĩ, đến những ghi nhận, cảm nghĩ về hội họa, về con người, về cuộc đời.
Phần thứ hai của tập sách là 16 bài viết của bạn bè bằng hữu viết về họa sĩ Lê Tài Ðiển dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Nhận xét về tranh của họa sĩ Lê Tài Ðiển, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, một họa sĩ khá nổi tiếng trong lãnh vực hội họa dòng chính, cho biết: “Tôi không có dịp xem tranh họa sĩ Lê Tài Ðiển trực tiếp. Tranh ông cũng không phổ biến nhiều trên Internet. Nhưng qua tác phẩm sơn dầu ‘Vũ Khúc Xanh’ của ông, tôi nhìn ra những mảnh màu theo từng thể khối, nét cọ với cảm xúc dứt khoát, vang vang âm điệu từ sắc độ sáng tối. Tác phẩm này có thể là sự kết hợp của trường phái hội họa Hiện Ðại với những trường phái Biểu Hiện, Siêu Thực, Lập Thể, và Trừu Tượng, của những ảnh hưởng từ họa sĩ Paul Cezanne, Pablo Picasso, và có lẽ rất Paul Klee. Tôi nghĩ đây là những ảnh hưởng rất tự nhiên trong quá trình hấp thụ những tinh hoa nghệ thuật, khác với những sao chép, bởi vì đến từ sự tích lũy và phát tiết không kiểm soát khi sáng tác.”
Trong bài viết “Paris, người Việt và tranh Lê Tài Ðiển,” tác giả Thụy Khuê cho rằng “tranh Lê Tài Ðiển chia ra làm hai vùng. Một vùng dễ hiểu chứa đựng những màu sắc, những đường nét tươi sáng, rất trừu tượng, trẻ trung, mạnh bạo, dứt khoát vươn lên như muốn phá vỡ bức thành cổ của phục hưng hay ấn tượng, để xây dựng họa hình mới, tác phẩm mới, vào muôn vàn ngõ rẽ khác biệt.” Và “Lê Tài Ðiển còn một vùng tối. Phần sâu kín, âm u, bi quan và bí mật.”
Với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa thì “trong nhà tôi, duy nhất có bức tranh sơn dầu của một tác giả Việt Nam thì đấy là tranh Lê Tài Ðiển”.
Trong bài “Lê Tài Ðiển, 'Trong Tôi Xuân Về,'” ông Nguyễn Xuân Nghĩa kể về kỷ niệm khi chứng kiến Lê Tài Ðiển thiết kế sân khấu cho đêm văn nghệ Tết Kỷ Dậu, từ lúc “chẳng hiểu gì khi Ðiển nguệch ngoạc vẽ màu đen đỏ chằng chịt trên vuông giấy to bằng tấm carte postale. 'Ðấy mà maquette của sân khấu, mô hình theo đó tụi mày cố mà làm!'” Ðến lúc “kinh hãi” nhìn “Lê Tài Ðiển mở ra từng thùng sơn đỏ, cam, xanh, đen. Ông lấy thanh gỗ pha ngoáy lung tung và đổ ào lên tấm bạt rồi lấy cây cọ bự bằng cái chổi mà quét ngang dọc liên hồi... Ðợi sơn hơi khô, Ðiểm cầm chổi vẽ dọc ngang từng mảnh đen ngòm...”
Ðể cuối cùng, “Khi sân khấu mở màn thì tôi học được bài học về sự sáng tạo của nghệ thuật.”
Nói về Lê Tài Ðiển, như nhận xét của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, “Tên tuổi ông có vẻ không thông dụng đại chúng như những họa sĩ cùng thời “Hội Họa Sĩ Trẻ,” nhưng có điều ông được sự yêu mến từ các bạn văn nghệ sĩ.”
Quả là vậy, khi đọc những gì bạn bè viết về ông.
Từ “Phác họa một chân dung” Lê Tài Ðiển là “người lành nhất trong những người hiền tôi đã gặp” với “nón phớt trùm đầu, tóc bạc dài phủ ót, mắt kính kiểu cũ, ống vố bập bập ngậm lệch một bên miệng mom móm” của Cổ Ngư, đến “Bạn ta, người rất có vấn đề” của Kiệt Tấn, “Lê Tài Ðiển và những bức tranh theo buổi chiều trôi vào xa, vắng” của Du Tử Lê, “Chân dung của biển” của Ðặng Mai Lan, “Nghệ sĩ tạo hình nhiều trải nghiệm” của Ðinh Cường, hay “Lê Tài Ðiển ở Sài Gòn” của Viên Linh, “Gặp gỡ Lê Tài Ðiển ở Paris” của Nguyễn Ðồng và Nguyễn Thị Hợp, “Vài kỷ niệm với họa sĩ Lê Tài Ðiển, nhân tình nhân tính” của Lê Hữu Khóa, “Họa sĩ Lê Tài Ðiển, người nghệ sĩ tài tâm tình vẹn toàn” của Bích Anh, hay “Nụ cười xé hai” của Trần Thị NgH, “Những con đường có đấy” của Nam Dao, “Lê Tài Ðiển, người bạn” của Nhã Ca, “Mai sau dù có bao giờ. Lần trang viết cũ ngắm mơ thuở nào” của Phan Thị Trọng Tuyến... Người đọc đều nhận ra được, khi rõ ràng, khi bàng bạc, trong những trang viết đó, những dòng chữ đó, là tình cảm bạn bè dành cho ông, họa sĩ Lê Tài Ðiển, “người thầm lặng, đi về cô lẻ giữa những bạn bè, đôi khi vui cười nghiêng ngửa thật, nhưng cũng lắm lúc âm u tuyệt vọng vì trĩu nặng những bí mật của thế hệ đầu thai lầm thế kỷ” (Lời giới thiệu).
***
Như đã đề cập, trong “Những Mảng Rời Lê Tài Ðiển” còn có dăm ba bài viết của chính tác giả. Có bài tròn trịa, đủ đầy cho một chuẩn mực báo chí, văn chương. Có bài thực sự có những mảnh rời, ghi vội khoảnh khắc của những suy nghĩ trong một biến động nào đó của “Sài Gòn, cuối tháng 7, 1970” hay “Sài Gòn trung tuần tháng 8, 1970”...
Với tôi, “tuổi trẻ và hành trình” của Lê Tài Ðiển từ mấy mươi năm trước dường như còn nguyên cảm xúc của tuổi trẻ hôm nay. Bởi có khác gì đâu, khi “chúng tôi sinh ra và lớn lên trong một đất nước nhiều bi thảm và nhiễu nhương. Bây giờ chúng tôi biết phải bắt đầu lại từ đâu? Chúng tôi ngồi lại và hòa đồng, dù với một kiến thức quá ư là chật hẹp, chủ quan, kinh nghiệm không có, nhưng chúng tôi chưa thấy một khởi đầu hợp lý, một hành trình còn thiếu cả kích thước, cả chiều dài lẫn chiều sâu?”
Có lẽ chính từ những điều như thế, nên “Những Mảng Rời” của họa sĩ Lê Tài Ðiển đến từ Paris, có thể xem là “Chứng từ một gia đoạn lịch sử, đọc để sống lại với một thời, một không gian đã qua”.
Buổi ra mắt “Những Mảng Rời của Lê Tài Ðiển” sẽ được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 18 Tháng Mười Một, tại Việt Báo Gallery, 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683; điện thoại (714) 894-2500.
––
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...