. .

Sunday, December 5, 2010

Vì sao Công an Việt Nam không được mời?-RFA

...Suốt mười ngày qua, chính quyền Việt Nam không hề có bất kỳ ý kiến nào về sự kiện vừa đề cập. Kể cả khi hệ thống truyền thông Úc dẫn nhiều nguồn tin, ý kiến cho biết, các tổ chức tội phạm liên quan đến ma túy trên đất Úc có “liên quan chặt chẽ với Việt Nam”.
Có những dấu hiệu cho thấy, trước, trong và sau chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, cảnh sát Úc đã, đang, cũng như sẽ còn phối hợp chặt chẽ với cảnh sát của New Zealand. Tại sao không thấy thông tin nào về sự tham gia của Công an Việt Nam trong chiến dịch này?
Nguyên nhân có thể là từ chính Công an Việt Nam...


Vì sao Công an Việt Nam không được mời?

Trân Văn, thông tín viên RFA
2010-12-04

Cuối tháng trước, hơn 600 cảnh sát của cả liên bang lẫn tiểu bang, chưa kể sự tham gia của nhân viên nhiều cơ quan công quyền tại Úc như: Hải quan, Di trú, Thuế,… đã tiến hành kiểm tra khoảng 60 căn nhà tọa lạc tại tiểu bang Victoria, để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa.
 cây cần sa

Theo một số cơ quan truyền thông ở Úc, đa số nghi can dính líu đến việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria là người Việt.

Vì sao lại có thực trạng đáng tiếc đó? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật thêm…

Tại sao lại nhắm vào người Việt?

Chiến dịch mà hệ thống bảo vệ pháp luật của Úc cũng như tiểu bang Victoria triển khai hôm 23 tháng 11 để bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa được xem là chưa từng có trong lịch sử. Theo các cơ quan truyền thông Úc, riêng tiểu bang Victoria đã điều động đến 630 cảnh sát, chưa kể lực lượng cảnh sát liên bang, nhân viên Hải quan, nhân viên Di trú, nhân viên cơ quan Thuế,… tham gia chiến dịch này.

Những thông tin ban đầu về chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa còn cho biết, cùng thời điểm này, cảnh sát của New Zealand đã mở một chiến dịch tương tự.

Tại tiểu bang Victoria, đợt khám xét đồng loạt 68 căn nhà ở những khu vực có nhiều người Việt cư ngụ hồi cuối tháng 11 đã giúp hệ thống công quyền Úc loại trừ được khoảng 8.000 cây cần sa đang chờ thu hoạch. Họ còn loan báo đã tịch thu được một lượng lớn thuốc lắc và tiền mặt, tài sản trị giá chừng 22 triệu đô la Úc.

Theo hệ thống truyền thông Úc, cảnh sát Úc xem đây là những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Họ đã theo dõi hoạt động trồng và kinh doanh cần sa suốt hai năm qua và những tổ chức tội phạm này được cho là có “liên hệ chặt chẽ với Việt Nam”. Những nhóm tội phạm vừa kể không chỉ phạm tội tại Úc mà còn hoạt động ở New Zealand, họ đã làm ra và buôn bán lượng cần sa, bạch phiến trị giá chừng 400 triệu đô la rồi chuyển phần lớn số tiền thu được về Việt Nam.

Để có thêm thông tin về diễn biến của chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, chiều 2 tháng 12, chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bon – Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria...

34 bị bắt, một chết và còn có thể bắt thêm

Trân Văn: Thưa ông, kết quả của đợt truy quét cần sa tại bang Victoria như thế nào rồi?

nguyen-van-bon-250.jpg
Ông Nguyễn Văn Bon. Photo courtesy of 8406vic.blogspot.com.

Ông Nguyễn Văn Bon: Theo chúng tôi được biết, những người bị bắt đang chờ ra tòa.

Chúng tôi cũng vừa mới làm việc với Sở Di trú của Úc và được biết là đại đa số nghi can đều tạm cư bất hợp pháp tại Úc. Khi họ đã bị bắt thì công việc cũng đã xong, chúng tôi không theo dõi những người này được xử như thế nào.

Tuy nhiên ngày hôm qua có tin, trong lúc bị giam thì có một nghi can tử nạn. Chúng tôi không biết sự vụ như thế nào. Vấn đề đó còn nằm trong vòng điều tra của cảnh sát cho nên chúng tôi không biết rõ.


Trân Văn: Thưa ông, trong đợt bố ráp này tại tiểu bang Victoria, cảnh sát bắt được bao nhiêu người?

Ông Nguyễn Văn Bon: Cảnh sát bắt được khoảng 34 người. Tuy nhiên cảnh sát vẫn đang điều tra về một số người khác và cũng có thể sẽ bắt thêm nữa.

Đến giờ này, cảnh sát không thông báo cho chúng tôi biết con số chính xác là bao nhiêu.

Trân Văn: Trong số 34 nghi can bị bắt thì có bao nhiêu là người Việt?

Ông Nguyễn Văn Bon: Họ không nói rõ có bao nhiêu là người Việt. Họ chỉ cho biết đại đa số là người Việt tạm cư bất hợp pháp ở đây.

Trân Văn: Ông có biết họ đến Úc bằng cách nào không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Úc có nhiều loại visa khác nhau. Hai loại visa mà họ có thể lạm dụng được là visa du lịch để thăm thân nhân, thăm viếng nước Úc và visa du học. Đó là những loại visa mà họ thường sử dụng để đến đây tạm cư bất hợp pháp, làm những chuyện phạm pháp như vậy.

Trân Văn: Trước sự kiện đa số những người trồng cần sa bị cảnh sát địa phương bắt là người Việt thì cộng đồng người Việt sống tại tiểu bang Victoria tại Úc nghĩ gì và phản ứng như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Bon: Cộng đồng của chúng ta sống tại tiểu bang Victoria rất là không hài lòng về việc người Việt tới đây dưới hình thức du lịch hoặc là du học và trồng cần sa hoặc là buôn bán bạch phiến như vậy. Nó gây một cú sốc.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên tách rời, đây không phải là thành viên trong cộng đồng của chúng ta ở tại Victoria. Có tin cho biết là những người này đến từ Hải Phòng.

Trân Văn: Thưa anh, dù sao đi nữa thì họ cũng là người Việt…

Ông Nguyễn Văn Bon: Chúng tôi không phủ nhận họ là người Việt. Nếu họ làm đúng theo luật pháp, chúng tôi sẵn sàng lên tiếng và có thể hỗ trợ họ. Tuy nhiên, ở xứ sở tự do như thế này, họ đã chọn “tự do phạm pháp” thì phải để nước Úc xử lý họ đúng theo luật pháp của nước Úc.

Trân Văn: Hồi nãy anh có cho biết, dựa trên thông tin của hệ thống truyền thông Úc thì những người bị bắt do trồng cần sa đều là những người tạm cư phải không ạ?

Ông Nguyễn Văn Bon: Đại đa số là những người tạm cư…

Trân Văn: Và đến từ Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Bon: Dạ đúng!

Trân Văn: Tình hình này có xảy ra ở những tiểu bang khác không?

Ông Nguyễn Văn Bon: Chắc anh cũng còn nhớ, trước đây có một vụ rất là lớn, đó là một phi công của Vietnam Airlines đã vận chuyển số tiền mặt từ bốn đến năm triệu. Khi cảnh sát bắt anh chàng phi công này tại Sydney thì anh chàng phi công này mới khai số tiền đó là tiền bán thuốc phiện để mang về Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ, điều này chẳng những xảy ra tại các tiểu bang khác mà hiện giờ, nó còn xảy ra tại các nước khác nữa chứ không riêng tại Úc đâu.

Một bên phản đối, một bên im lặng

vietnam-airlines-250.jpg
Máy bay Boeing 767-300 của hãng hàng Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài. AFP photo.

Có lẽ cũng cần nhắc thêm rằng, ngay sau khi chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria được triển khai, tối 23 tháng 11, với tư cách Chủ tịch Cộng đồng người Việt tự do tại tiểu bang Victoria, ông Nguyễn Văn Bon đã phải công bố một thư ngỏ, xác nhận, hành vi phạm pháp của một số người Việt trên đất Úc đã hủy hoại thanh danh của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản, vốn đã có nhiều đóng góp tích cực cho nước Úc trong suốt 35 năm qua.

Trong thư, ông Bon cho biết, cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản luôn luôn ủng hộ và tiếp tay với cảnh sát trong việc bài trừ tệ nạn ma túy. Đồng thời kêu gọi chính phủ mạnh tay với những kẻ phạm pháp vì cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản không dung dưỡng, thương hại những kẻ trồng cần sa, buôn bán bạch phiến.

Thế còn chính quyền Việt Nam? 


Suốt mười ngày qua, chính quyền Việt Nam không hề có bất kỳ ý kiến nào về sự kiện vừa đề cập. Kể cả khi hệ thống truyền thông Úc dẫn nhiều nguồn tin, ý kiến cho biết, các tổ chức tội phạm liên quan đến ma túy trên đất Úc có “liên quan chặt chẽ với Việt Nam”.

Có những dấu hiệu cho thấy, trước, trong và sau chiến dịch bài trừ việc trồng và kinh doanh cần sa tại tiểu bang Victoria, cảnh sát Úc đã, đang, cũng như sẽ còn phối hợp chặt chẽ với cảnh sát của New Zealand. Tại sao không thấy thông tin nào về sự tham gia của Công an Việt Nam trong chiến dịch này?

Nguyên nhân có thể là từ chính Công an Việt Nam. Chẳng hạn hồi tháng 6 năm 2005, cảnh sát Úc đã từng bắt giữ ông Trần Đình Đang - phi công của Vietnam Airlines vì đã vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô la từ Úc về Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2008, cảnh sát Úc tiếp tục bắt giữ ông Lại Quốc Việt, một phi công khác cũng của Vietnam Airlines vì tham gia vận chuyển trái phép 3,7 triệu đô la ra khỏi Úc.

Tuy những khoản tiền khổng lồ trong những vụ vận chuyển trái phép này đã chính thức được phía Úc xác định là lợi nhuận bất hợp pháp vì thủ đắc từ kinh doanh ma túy, song chưa bao giờ người ta nghe Công an Việt Nam loan báo kết quả điều tra về những vụ rửa tiền ấy tại Việt Nam.


Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...