. .

Wednesday, June 1, 2016

THỰC CHẤT VIỆC MỸ XÓA LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ CHO HANOI

by Lê Tùng Châu - May 31, 2016

$pageIn

THỰC CHẤT VIỆC MỸ XÓA LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ CHO HANOI vào ngày May 24th, 2016?

Gần 1 tuần sau chuyến thăm Vietnam của Tổng Thống Mỹ Obama đủ cho tâm trạng anh em ta lắng dịu và bình tâm hơn khi nhận định chủ đề Cấm vận Vũ khí vừa đựợc dỡ bỏ.

Lệnh Cấm vận Vũ khí vừa đựợc dỡ bỏ có ý nghĩa như thế nào, có phải phe cộng sản Hanoi thắng thế không? Có phải quần chúng đấu tranh Vietnam thua thế hay đáng lo không? Thực chất của sự việc đó thế nào?


Để tỏ ngọn nguồn cũng như những sự thực thực tế quanh chủ đề này, Tôi xin đóng góp vài nhận định qua bài "THỰC CHẤT VIỆC MỸ XÓA LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ VỚI HANOI May 24th, 2016?". Những nhận xét bắt nguồn từ sự dày công theo dõi tình hình đất nước cũng như kèm theo nhiều dẫn chứng công phu chắc chắn và trung thực để có thể làm bật lên rõ nét sự tháo lệnh cấm vận vũ khí cho 1 chế độ độc tài như Việt cộng có phải là điều đáng lo ngại với chúng ta hay không. Mong sau loạt 3 bài này tôi sẽ nhận được nhiều góp ý của đông đảo anh em xa gần để tỏ rõ hơn sự thực đang và sẽ diễn ra. Điều này vô cùng cần thiết để giới đấu tranh đối kháng bạo quyền trong cũng như ngoài nước vững hơn về mặt tâm lý cũng như nhận thức thực tế để anh em ta thẳng bước về phía trước.

Phải nói là "loạt bài" thì đúng hơn, vì nội dung sẽ gồm nhiều phần như sau:

- Bài mới nhất [Bài 3]: THỰC CHẤT VIỆC MỸ XÓA LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ VỚI HANOI by Lê Tùng Châu - May 31, 2016
- Bài trước 1 [Bài 2]: "Súng Mỹ trong ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long" - by Võ Văn Ty, Diễn Đàn Thế Giới Người Việt 07/8/2012 - LTC saved 14/12/2012
- Bài trước 2 [Bài 1]: "Khả Năng Quân Sự Hiện Tại Của Việt Nam" - tháng 6/2011
- PHỤ LỤC một số ảnh dẫn chứng và Tin, Bài liên quan
 


Bài 3:

THỰC CHẤT VIỆC MỸ XÓA LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ VỚI HANOI


Tổng Thống Mỹ Obama sang Việt Nam mấy ngày hạ tuần tháng 5 / 2016 này đã tuyên bố hủy lệnh cấm vận vũ khí cho Hanoi, một sự kiện mà mới thoạt nghe bề ngoài có một vẻ gì bất ngờ và gây tiếng vang -trong nước Việt cũng như với thế giới. Nhưng thực chất việc đó có “bất ngờ” có “vang” như vậy không, và bản chất thực của việc Mỹ xả lệnh vận vũ khí cho Hanoi là gì?

Tôi xin trình bày những quan sát và nhận định của mình về việc này trong 3 luận điểm sau đây:

Luận điểm 1: Thực lực của chế độ Hanoi

1- Quân sự

Hẳn là trong các bài trước [xin click vào "Phần 2", "Phần 3" dưới chân bài này để đọc hoặc theo link bên trên], chúng ta đã thấy, về mặt binh bị, chế độ Hanoi hiện nay gặp phải thực tế hoàn toàn thất thế: cạn sạch khí tài quân sự. Đó là một thực tế trần trụi không còn cần phải bàn cãi mà tôi đã trình bày từ 5 năm trước!

Đạn cao su 2011 trên báo đỏ trong nước 

Nay, cập nhật tình hình trong 5 năm kể từ 2011 cho đến nay 2016 ta thấy rõ thêm những gì?
Trên các mặt báo chí của họ đã xuất hiện nhan nhản các mẩu tin công an bắn dân bằng đạn cao su, hoặc khi đàn áp nông dân Văn Giang hồi 2012 để cướp đất tiếp tay cho tập đoàn Ecopak, Hanoi đã cho dùng những “quả nổ nghiệp vụ”, một thứ trái phá tầm thường mà nhìn bằng mắt người ta không khó gì để nhận thấy “công nghiệp” chế trái nổ của Việt cộng còn thua xa dân làm pháo đại chuyên nghiệp ở Saigon ChoLon ngày nào [xin click vào từ "Phần 4" dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Ảnh liên quan dẫn chứng]

"Quả Nổ nghiệp vụ" có vỏ bằng nhựa mua của ba tàu ChoLon trong đàn áp cướp đất dân Văn Giang 2012-ảnh nguồn từ Blog Nguyễn Xuân Diện 


Một chế độ có quá trình xây dựng và tồn tại bằng hận thù tàn ác và sắt máu thú tính, mà nay phương tiện thủ ác của họ chỉ còn là những món đồ chế tác bằng tay bèo bọt như thế, đó không phải là nột thực tế nực cười chăng? Mà cũng thực là chuyện chưa từng có với một chế độ bạo ác mà không còn đạn tới nỗi phải trang bị cho đoàn quân vũ trang của họ bằng đạn cao su? Còn loại “quả nổ” kia khi bung ra nó chỉ cháy bùng 1 tiếng và tỏa khói um trời … Thật là khôi hài nhất thế giới!!!
Thêm nữa, vào ngày 12/10/2013 đã xảy ra vụ nổ lớn tan tành nhà máy thuốc pháo Z121 -và ảnh hưởng bể vỡ sập, hư hại nhà cửa, công trình v.v... lan xa ra khu dân cư hàng cây số phụ cận - ở tỉnh Phú Thọ miền Bắc Vietnam … thì xem như “kho lẫm” khí cụ giết người của Hanoi đã cạn sạch.
Hiển nhiên là Hanoi khát mua vũ khí là chuyện đương nhiên, và cấp thiết.



2- Học vấn và tri thức

Thực tế quan trọng khác là trình độ quân sự của Hanoi lạc hậu nặng nề: Song song với các trình độ về học vấn, nghiên cứu thuần thành và cấp thiết về mặt tri thức trên các bình diện trị quốc khác thì trình độ quân sự của tập đoàn cai trị Việt cộng hiện tại là vô cùng lạc hậu, gần như đứng yên kể từ thời chiến tranh Việt Nam kết thúc (41 năm), bởi vì nói tới “trình độ quân sự” thì không thể nói suông mà phải kể kèm với vũ khí: anh đang có vũ khí gì thì trình độ anh chỉ ở mức vũ khí đó.
(xin trích Võ Văn Ty: “VN muốn mua súng của Mỹ để làm gì? Để tân trang các vũ khí của VNCH bỏ lại cách đây gần 40 năm, và dùng lại những món đồ cổ ấy như đã thấy trong đoàn diễn binh Thăng Long [2010] ư? Cho dù VN mua được vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ [thì bất quá] cũng chỉ là loại vũ khí hạng tồi, [Mỹ chỉ] dành [bán] cho các nước độc tài nhưng hữu ích cho quyền lợi của Mỹ”) [xin click vào từ "Phần 2" dưới chân bài này để xem Bài liên quan]

Một chế độ mà đám chóp bu của nó từ dân sự cho tới quân sự đều xuất thân từ trong rừng ra, hoàn toàn vô học dốt nát thì làm sao theo kịp đà chuyển biến văn minh mang tính lột xác toàn cầu: Kỹ thuật số (digital) với computer, internet và software đang chiếm lĩnh và thay đổi hoàn toàn diện mạo thế giới chừng một phần tư thế kỷ qua??? Những kỹ thuật đó đòi hỏi mọi người tiếp cận một trình độ học vấn cũng như chút vốn ngoại ngữ tối thiểu! Thế nhưng đám búa liềm ba đình hoàn toàn dốt nát trước những yêu cầu thực tế đó. (Những ai có chút học vấn hay tự tìm hiểu để mở mắt mở tai thoát khỏi luận điệu ra rả nhồi sọ cộng sản … thì họ đã tự bỏ đảng và hòa mình vào khối quần chúng sáng trí ngày một đông lên ở bên ngoài cái hang búa liềm ấy. Trong hang giờ đây chỉ còn hạng dở dở ương ương, nếu không tâm thần thì cũng khùng điên hoang tưởng.)

Súng ống mà họ quen dùng là đồ cổ xuất xứ từ thời đệ nhị thế chiến mà Nga, Mỹ đổ vào chiến trường Việt Nam để lấy chỗ tiêu thụ, ngày nay nhìn đến ta thấy nó chẳng khác nào một lá thư giấy cho vào phong bì dán tem rồi gởi qua đường bưu điện so với kỹ thuật email hiện tại.
Thì cũng vậy, súng ống vũ khí –cũng như mọi phương tiện quốc phòng kèm theo- ngày nay đã hoàn toàn số hóa (digitalizing) … nhưng quan chức cộng sản từ dân sự cho tới quân sự đã hoàn toàn bị cho ra rìa khỏi cái lộ trình tiến hóa đó của nhân loại, vì họ hoàn toàn vô học, không một kẻ nào có thực học, không một chữ ngoại ngữ trong đầu họ.

Những câu chuyện còn hơn hài, cười ra nước mắt khi hồi 2012, quan chức Việt cộng Nguyễn văn Thành bí thư đẻng huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (thời tên trưởng côn an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca kéo quân đánh sập nhà anh Đoàn Văn Vươn, còn gọi là Vụ Đầm Vươn) bảo nhà văn Nguyễn Quang Lập: “nghe chúng nó bảo mày có cái blog Quê Choa hay lắm à, gửi cho anh đọc đi. Mình nói anh vào gu gồ gõ hai chữ quê choa là ra ngay thôi. Anh nói guk gồ guk gheo làm gì cho phức tạp, dạo này anh bận lắm. Mày chịu khó ra bưu điện gửi cho anh.” [Đây là nguyên văn lời kể lại của nhà văn Nguyễn Quang Lập 2012, xin click vào từ "Phần 7" dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Bài liên quan dẫn chứng]

Và gần đây nhất, ngày 29/4/2016, thủ tướng dặt dẹo Nguyễn xuân Phúc phát âm tập ngữ tiếng Anh “Made in Vietnam” (chế tạo tại Việt Nam) thành “Ma dzê in Việt Nam”:
“Đặc biệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập để không những phát triển kinh tế trong nước mà còn có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài, mang thương hiệu mà ta hay gọi là “Ma dzê in Việt Nam”. Đất nước mình anh hùng như vậy, giải phóng dân tộc như vậy, tại sao không thể xuất khẩu lớn được?” [xin click vào từ "Phần 7" trở đi dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Bài liên quan dẫn chứng]
…mà cũng chưa chắc gì đó đã là đỉnh điểm của những dốt nát của họ.

Ngoại ngữ thì mù lòa, hiểu biết thì mù tăm, máy tính thì mù tịt, vậy mua được vũ khí của Mỹ về bất quá cũng chỉ là một đống củi khô!!!

Trưng dẫn thêm lời Thayer -giáo sư khoa chính trị hoc tại Đại học New South Wales ở Australia, khi nói với VOA vào May 24th, 2016- ông Thayer thiên về khuynh hướng cho rằng Việt Nam sẽ tìm đến Hoa Kỳ để cải thiện công nghệ tiên tiến về viễn thông, về radar hàng hải, về tình báo, giám sát và công nghệ viễn thám để bồi đắp những thiếu hụt hiểu biết của họ về lĩnh vực hàng hải (1)

3- Tài chính:

Không những lạc hậu về súng đạn vốn là nghề đánh đấm của cộng sản, nay thực trạng kinh tế tài chính của chế độ đang đi đến hồi kết bởi hệ thống công quyền của họ đã gần như mất kiểm soát về Thu-Chi tài chính khi khoản nợ công của chế độ có thể đã lên tới 150%/GDP!!!

Xin trích:

“….chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.

Còn gần đây, cùng với thông tin mới nhất về tỷ lệ nợ công của Trung Quốc đã lên đến 250%/GDP, một chuyên gia kinh tế là Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước& thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4.5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng $220 tỷ. Ðáng chú ý, nhận định của ông Doanh phát ra trong một cuộc hội thảo khoa học nhận diện về nợ công diễn ra mới đây - ngày 18 Tháng Năm [2016] - tại Hà Nội.

Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng $300 tỷ, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Argentina năm 2001.
……………”
- Trích bài “Trả nợ công: Lại 'nhìn trộm' túi quần dân chúng” by Phạm Chí Dũng trên báo Người Việt, Sunday, May 29, 2016, nhân sự kiện chế độ Hanoi huy động vàng đang tích trữ trong dân Việt Nam ngay vào tháng 5 / 2016 này.
[xin click vào từ "Phần 6" dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Bài liên quan chi tiết]

Vậy câu hỏi giản dị dễ hiểu nhất là họ lấy tiền đâu mà mua súng Mỹ [8500 USD cho 1 khẩu M4A2 (súng trường M16 đời mới)], máy bay Mỹ [67 triệu USD cho 1 chiếc F 18 đời mới?]

Luận điểm 2: những ràng buộc quanh việc mua vũ khí

Xin trích Carl Thayer, giáo sư khoa chính trị hoc tại Đại học New South Wales ở Australia, khi nói với VOA vào May 24th, 2016 (1)

“…nhân quyền vẫn là một yếu tố quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ
……việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là một "hoàn vốn chính trị và ngoại giao cho thiện chí hợp tác của Việt Nam."
"Nhưng cảm giác của ông là không vì thế mà tình hình có gì thay đổi. Lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam tuy được tháo bỏ nhưng nó vẫn sẽ phải vượt qua những hạn chế tương tự mà bất cứ ai mua vũ khí muốn từ Hoa Kỳ cũng phải gặp phải như nhau, và rằng chính sách của Hoa Kỳ liên đới việc đó với nhân quyền vẫn còn y nguyên
(1)

Trích các quan chức Nhà Trắng:

Để đạt được bang giao hoàn toàn bình thường Việt-Mỹ, trong đó hai bên vẫn phải cùng nhau hợp tác quân sự thiết cận hơn nhưng ít nhất Washington muốn nhìn thấy được Việt Nam phải tuân thủ các quy định về lao động bắt buộc khi tham gia như một thành viên của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (1)
-hết trích

Hiển nhiên ta thấy Nhân quyền [tối thiểu gồm tôn trọng tự do ngôn luận, tự do biểu tình, thành lập Công đoàn Lao động Độc lập], là yếu tố ràng buộc có tính nguyên tắc bất biến khi từng đơn xin mua súng, từng hợp đồng dự trù của Hanoi mua thiết bị quân sự của Mỹ sẽ phải qua cửa ải của Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ phê duyệt! Chưa cần kể tới yếu tố bảo mật kỹ thuật quân sự của Mỹ khi họ cân nhắc bán món gì cho Việt cộng (bởi rất dễ bị Tàu cộng qua lấy về copy) … , chỉ cần với một cách hành xử man rợ về nhân quyền đối với dân chúng trong nước, thử hỏi Việt cộng sẽ mua được những gì từ Washington???

Luận điểm 3: Việt Nam trong tương quan với vùng Asia và thế giới

Xin trích một vài nhận định nổi bật của giới quan sát chuyên môn về việc Mỹ hủy lệnh cấm vận vũ khí cho Hanoi [VOA May 24, 2016]:

- Thayer, Úc:
“việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ cho phép đặt quan hệ ngoại giao một cách bình thường” (1)

Một số nhà phân tích gọi chuyến thăm của Obama một pha trình diễn cho thấy sự thành công của chính quyền Mỹ nhằm "tái cân bằng cán cân quyền lực ở châu Á" [Some analysts are calling Obama’s visit a showcase to the success of the administration’s “rebalance to Asia policy.” -VOA News, May 24, 2016] (1)

- Thitinan, Thái Lan:
"Điều này có nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và Bắc Kinh có thể đang bị cuốn hút vào một cố gắng tái phân chia ảnh hưởng khối ASEAN, do đó ắt sẽ cảm thấy không an toàn hơn từ những cố gắng tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa Mỹ với Philippines, và mặt khác giữa Mỹ và Việt Nam như thế" (1)

- Simon Tay, Singapore:
"Trong ý nghĩa đó có vẻ đang có nguy cơ vùng này bị phân tán, khi tình trạng trung lập của mười quốc gia ASEAN sẽ thình lình bị vỡ và thay vào đó là nó sẽ trở thành một vệ tinh để chịu một hoặc các cường quốc lớn khác chi phối" (1)

* * *

Trong một cái nhìn tổng hợp, nay có lẽ chúng ta không khó gì để nhận ra chuyến Tổng Thống Obama công du Việt Nam và tuyên bố xóa lệnh cấm vận vũ khí cho Hanoi tháng 5 / 2016 không hề bất ngờ, không hề giật gân tí nào. Nó đã được tính toán kỹ lưỡng và đầy dụng ý trong một lộ trình có thứ tự lớp lang.
Việc hôm nay vốn dĩ đã được dọn đường từ 4 năm trước -qua chuyến thăm Vietnam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta hồi tháng 6/ 2012- để hôm nay tháng 5 / 2016 hoàn tất tiến trình chuyển trục về châu Á và tái cân bằng cán cân quyền lực thế giới của Mỹ
Sự chuẩn bị nhịp nhàng đó của chính sách Mỹ hẳn khởi sự từ đầu 2010’s khi dã tâm độc chiếm biển Đông của Trung cộng lộ rõ và người ta không khó gì để nhận ra Bắc Kinh muốn gì thì muốn mặc tình ở vùng này là nhờ vào ở đám đàn em Lê chiêu Thống đỏ đang ngồi ở Hanoi, sẵn sàng đánh đập bất kể cả đàn bà trẻ em trong nước nếu manh mún biểu tình chống Trung cộng xâm lăng, và cũng sẵn sàng ngoan ngoãn ngồi im thin thít trên các diễn đàn quốc tế, không hề dám lấy một lời lên tiếng kêu la dẫu đang bị chính kẻ chủ nô bất nhân là Trung hoa đỏ đè ra hiếp bất cứ lúc nào tùy ý.

Sự trở lại Việt Nam của Mỹ qua việc xóa lênh cấm vận vũ khí cho chế độ Hanoi, THỰC CHẤT LÀ MỘT NƯỚC CỜ TRIỆT BUỘC -mà Hanoi đã hết khả năng cưỡng chống, để dọn đường cho sự hiện diện hợp tình hợp lý [bình thường hóa bang giao và hợp tác quân sự với Hanoi] của Mỹ tại Việt Nam nói riêng, tại Asia nói chung mà Mỹ không hề dấu diếm: “chính sách tái cân bằng” [“rebalance to Asia policy"]. Thảo nào ta thấy Hanoi không hề "hăm hở" trước việc được tháo lệnh cấm vận, không đón tiếp Obama một cách trịnh trọng, khuôn mặt Ng phú Trọng không hề cười khi tiếp Obama, đám côn đồ "an ninh" thì chả sợ gì hết, cứ tùy tiện cản địa người này, bắt bớ người kia cứ y như chỗ không người, chúng chẳng sợ mếch lòng Mỹ bởi vì trong vụ Tháo Cấm Vận này, chúng là kẻ THUA chớ không phải được!!! Đằng nào rồi cũng vô tròng mà Mỹ đã giăng ra, vậy còn chi nữa mà giữ ý giữ tứ?!

Tạm kết: Bàn tay sao che nổi mặt trời?

Củ cà rốt vũ khí đâu chưa thấy, mà nhãn tiền là cây gậy Nhân Quyền đang vụt xuống:

- Thả tù chính trị (có tin chưa kiểm chứng là Hanoi sắp phải trả tự do cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, ít nhất là trong tháng 6)
- Đại học -tự trị và học thuật độc lập- Fulbright sắp mở tại Saigon (là điều mà Hanoi rất sợ hãi vì sinh viên học sinh không còn phải chịu cái vòng kim cô Mác Lê Hồ mà chúng đã tròng lên giới trẻ Vietnam suốt 4 chục năm qua tại miền Nam và 6 chục năm trên miền Bắc)
- Tổ chức hòa bình Peace Corps [do Tổng Thống Kennedy khai sinh 1961] của Mỹ sẽ vào Việt Nam hoạt động [xin click vào từ "Phần 8" dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Ảnh và Bài liên quan]. Nancy Nguyen sẽ lại lên đường vào Việt Nam mà lần này không một tên “an ninh” VC nào còn dám bắt cóc cô nữa, thậm chí hàng trăm Nancy Nguyen khác cũng sẽ theo nhau tiến vào Việt Nam để nhân lên hàng hàng lớp lớp những Nancy Nguyen nội địa. [xin click vào từ "Phần 9" dưới chân bài này để xem phần PHỤ LỤC Ảnh và Bài liên quan]
- Thành lập Công đoàn Lao động độc lập cho giới công nhân.
- Không còn tự tung tự tác tùy tiện đánh đập đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của quần chúng.

Đổi lại những đòn vọt ấy là những củ carot tồi tàn nhưng Hanoi không thể không nuốt, mà dẫu có lăm lăm những thứ tồi ấy trong tay đi nữa, chắc gì một nhúm nhỏ những tên tội đồ đang run sợ kia còn thời hiệu để ra lệnh cho bầy âm binh dưới trướng nhắm vào dân chúng mà bắn để sống còn trong khi nguyên cả 1 hệ thống của chế độ đang hồi suy kiệt suy tàn đồng bộ, và trào lưu vùng dậy đòi nhân quyền, nhân phẩm, tự do và minh bạch trong giới trẻ nói riêng, trong quần chúng Việt Nam 2 miền nói chung … đang mỗi ngày mỗi tăng cao?

Saigon rạng sáng May 31, 2016

LTC


1: xin đọc Upholding Vietnamese Rights Does Not Threaten Society by Steve Herman [Hoàn toàn ủng hộ quyền xã hội dân sự Việt Nam không bị ngăn chận- Lê Tùng Châu dịch]

$pageOut$pageIn
Bài 2

Súng Mỹ trong ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

- by Võ Văn Ty, Diễn Đàn Thế Giới Người Việt 07/8/2012 - LTC saved 14/12/2012

LTC: Bài Khả Năng Quân Sự Hiện Tại Của Việt Nam tôi viết tháng 6 năm ngoái (đã đăng trên Đàn Chim Việt) qua cái nhìn chính trị.
Tình cờ hôm nay vào đọc comments của bạn đọc bên ĐCV, thì thấy một bạn đọc là Phan Liên trưng link tới một bài cũng cùng đề tài nhưng với cái nhìn quân sự chuyên nghiệp đáng nể phục của tác giả Võ Văn Ty, đăng trên Diễn đàn Thế Giới Người Việt (lúc 07-08-2012, 05:42 AM) với Title: Súng Mỹ trong ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Nên tôi copy lại ở đây để bổ túc tài liệu dẫn chứng và tiếp tục hầu độc giả của Lê Tùng Châu Library về chủ đề này.

Saigon, Sep. 14, 2012
LTC




Update 2016: Một số hình ảnh từ bài gốc đã được tôi phục hồi (vì trang Diễn Đàn Thế Giới Người Việt hiện đang bị broken - May 2016), sưu lục thêm hình ảnh và edit lại toàn bài cho thật rõ ràng phong phú và trực quan hơn nhiều.



Súng Mỹ trong ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Võ Văn Ty

Sinh ra ở miền Nam và chưa bao giờ được thấy và biết về Hà Nội ngoài những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng… hay cuốn Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn. Với tất cả ngưỡng mộ thành thật về Hà Nội đất ngàn năm văn vật, Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nên tôi đã xem lại đoạn phim video “Diễn binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” hàng chục lần để tìm lại những cái đẹp của Hà Nội qua các tác phẩm văn chương ở miền Nam trước đây.

Ngay trong đoạn mở đầu của khúc phim này, người xem đã được mục kích cảnh tượng, quốc huy của nhà nước CHXHCN Việt Nam được đặt chễm chệ trên mặt trống đồng Đông Sơn, một biểu tượng văn hoá, văn minh của dân tộc có trước văn hoá Thăng Long ít nhất một ngàn năm trăm năm, có trước chế độ cộng sản hai ngàn năm trăm năm. Lịch sử bị đảo lộn, bóp méo. Cách bố trí và xảo thuật tuyên truyền quá lộ liễu, thiếu sự tôn kính tối thiểu đối với tổ tiên khi tạo nên hình ảnh văn hoá Đông Sơn cội nguồn của dân tộc đội quốc huy của nhà nước CSVN lên cao.
Văn hóa Thăng Long, đất ngàn năm văn vật, nơi tiền nhân Lý Công Uẩn đã khởi công xây dựng nằm ở đâu trong đoàn người mang súng đạn của của hai đế quốc đỏ và tư bản, và dưới rừng cờ của chủ nghĩa Karl Marx-Lenin phi dân tộc.

Những tĩnh từ kích động liên tục dồn dập của người xướng ngôn viên cũng làm người xem cảm thấy bỡ ngỡ và xa lạ “…Chiến sĩ Đặc Công đại diện cho binh chủng đặc biệt tinh nhuệ anh dũng tuyệt vời mưu trí táo bạo đánh diệt (?) thắng lớn…” Liệu đây có phải là ngôn ngữ trong thời đại hòa bình, đổi mới và hội nhập của Việt Nam không? Và hình ảnh những đơn vị quân đội lực lượng vũ trang nhân dân với súng đạn tua tủa, đánh bước rầm rập ở Hà Nội với lời lẽ huênh hoang về các chiến thắng mà thực chất là do các thế lực ngoại bang quyết định, sẽ làm người miền Nam nghĩ gì khi vết thương của cuộc chiến quốc - cộng vẫn còn đang bị chà xát. Thay vì khoe khoang các chiến thắng của phe CS trong quá khứ, tại sao không dồn nổ lực đề cao tình đoàn kết của toàn khối dân tộc???

Những hình ảnh sặc màu chiến tranh và trấn áp trong ngày đại lễ đất ngàn năm văn hiến làm người viết ngậm ngùi nghĩ đến ngày lễ Độc Lập, 4 tháng 7, của Mỹ ở Washington. Ở đó chỉ có đốt pháo bông tưng bừng, không có quân đội trong quân phục tác chiến rằn ri diễn hành, cũng chẳng thấy hình Washington vị cha già lập quốc của Mỹ ở đâu và càng không thấy hình của vị Tổng Thống đương nhiệm Obama nơi công cộng.
Mọi người, kể cả những du khách ngoại quốc, ùa ra đường vui chơi, nghe nhạc, uống bia, xem bắn pháo bông và tham dự "party". Không ai muốn nhìn những hình ảnh chiến tranh hận thù và chia rẽ trong ngày vui này. Ở những quốc gia không có hình tượng, khẩu hiệu sắt máu, phân biệt đảng phái, đồng chí, nhân dân anh hùng, hay quân phản động bán nước, v v…, con người trở nên thân thiện cởi mở để đến với nhau hơn. Tình đoàn kết và sức mạnh của dân tộc là ở chỗ đó.

Thế nhưng, khi thấy một số đơn vị được gọi là tinh nhuệ của Cộng sản Vietnam trong ngày đại lễ Thăng Long trang bị súng của Mỹ tới tận răng, người viết đã ngạc nhiên lẫn thích thú. Và chi tiết này trở thành đề tài cho bài viết (xin xem You Tube Video Clip và các ảnh dẫn chứng bên dưới bài)

* * *

Quan sát những đoạn phim Video khác cho thấy những đơn vị Đặc Công và ngay cả Cảnh Sát Biển, đều được trang bị loại súng Commando SMG (submachine gun) của Mỹ, tên in trên mặt súng (lower receiver) là AR-15 loại XM177E2 do hãng COLT sản xuất vào khoảng thời gian 1960-1970, tức là trên 40 tuổi. Loại súng này chỉ được phát cho các đơn vị thiện chiến như Biệt Kích hoặc Người Nhái của Mỹ và VNCH, hoặc các toán bảo vệ của phủ tổng thống và toán bảo vệ Không Quân của Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Quân đội VNCH thường gọi các khẩu AR-15/XM177E2 này là M-18. Đây là những chiến lợi phẩm mà cộng sản đã tịch thu được của VNCH sau khi miền Nam đã thất thủ, 1975.


Súng Commando SMG, AR-15/ XM177E2 nòng ngắn được biến cải từ hệ súng M-16, hậu thân của AR-10 do ông Eugene Morrison Stoner sáng chế vào năm 1956. Và sau hơn 50 năm với bao nhiêu lần sửa đổi cải thiện qua nhiều tên khác nhau như XM16E1, M-16A1, M16-A2, M-16A4 (nòng 20 inches (in), dành riêng cho USMC - Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ - binh chủng có nổ lực huấn luyện kỹ thuật bắn chính xác với súng nòng dài), M-4A1, M-4A2 (nòng 14.5 in). Các loại Commando nòng ngắn 11.5 in rất được các đơn vị người nhái SEAL và các toán bảo vệ yếu nhân ưa chuộng. Cũng loại súng này mà toán SEAL 6 của Mỹ đã bắn hạ Thủ lãnh Al-Qaeda, Osama bin Laden, ở Abbottabad, Pakistan vào ngày 2 tháng 5, 2011. Như thế quân đội CSVN đang sử dụng những vũ khí cổ lổ sĩ trên 40 tuổi, tiền thân của loại súng M16A4/M4A2/Commando hiện đại nhất của quân đội Mỹ hiện nay.

Nếu CSVN lựa chọn loại súng Commando này để trang bị cho cho các đơn vị thiện chiến của mình vì phẩm chất và tầm sát hại của loại vũ khí này cao, thì đó là quyết định thực tế và chuyên nghiệp. Có đến 80 quốc gia trên thế giới sử dụng loại súng này, ngay cả Trung Cộng (TC) cũng tự sản suất 8 triệu khẩu loại M-16/M4A1 và trang bị cho một số đơn vị của họ, nhưng không biết TC có mua bằng sáng chế của COLT hay không? Và CSVN có mua súng M16 do Trung Cộng sản xuất hay không? Kinh nghiệm cho biết, các cơ phận của súng loại M-16 tinh vi hơn súng AK của Nga, vì thế loại súng này nếu không do chính hãng Colt sản xuất với hệ thống phối kiểm chất lượng gắt gao theo điều kiện đặt mua hàng của quân đội Mỹ, mà do các công ty khác sản xuất không có phẩm chất cao sẽ bị kẹt đạn và mau hư hơn. Mỗi nòng súng M16/AR-15 chỉ bắn được khoảng 15 ngàn viên đạn, khoảng 2 hay 3 năm sử dụng mức độ trung bình, sau đó phải thay vì nòng súng bị mòn và lổ thông hơi trong nòng bị nở rộng. Súng VNCH để lại từ 1975 nếu không thay nòng thì chỉ là những món đồ cổ dùng để triển lãm diễn binh hay dùng để bắn những mục tiêu có khoảng cách vài chục thước.

Mỗi khẩu M-16, Carbine M4A2 hoặc Commando hãng Colt bán cho chính phủ Mỹ là 1100 USD, rẻ hơn các loại súng cá nhân của khối NATO và mắc gấp đôi súng AK của Nga và Trung Cộng. Một vài chi tiết khác để bạn đọc so sánh sự công hiệu của súng M16A4/M4A2/Commando với các loại súng tối tân của NATO. Bộ binh Anh dùng khẩu SA80, nhưng Lực Lượng Đặc Biệt Hoàng Gia Anh, Special Air Service (SAS), thì trang bị súng Mỹ M16A4/M4A2/Commando. Bộ binh của Úc Đại Lợi dùng khẩu Steyr AUG của Austria rất lợi hại và cũng là phát minh đầu tiên trên thế giới về băng đạn được nạp vào phía sau tay cầm (pistol grip) vì thế khẩu súng rất ngắn và gọn, thế mà Lực Lượng Đặc Biệt của Úc, Australian Special Forces (SASR) lại dùng súng Mỹ M16A4/M4A2/Commando.

Vũ khí tối tân nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Afghanistan và Iraq, súng M4A2 gắn súng phóng lựu M203, trên các đường rãnh có gắn ống nhắm Trijicon ACOG 4x32, bộ phận bắn tia hồng ngoại tuyến IR AN/PEQ-2A và đèn chiếu sáng mục tiêu. Tất cả trị giá khoảng 8500 USD - Ảnh: LTC / Chú thích ảnh by Võ Văn Ty


Người viết đã có cơ hội tác xạ các loại súng mới của Mỹ và hầu hết các loại súng cá nhân của khối NATO, đặc biệt khẩu HK G36 của Tây Đức có hình dáng của khẩu M-16 nhưng mỏng manh hơn và khẩu SIG SG 552 của Switzerland được chế tạo rất tinh vi. Cả hai loại súng này đều rất chính xác, bảo đảm và dễ kiểm soát luồng đạn đi khi bắn liên thanh (automatic). Nhưng các khẩu M16A4/M4A2/Commando của Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong và được lựa chọn là vũ khí căn bản của các toán Commando trong các cuộc hành quân đột kích vào mật khu địch hay các trận đánh chớp nhoáng giải cứu con tin, vì một vài đặc điểm sau đây:

1. Khi bắn xong viên đạn cuối cùng trong băng đạn, cơ bẩm (bolt carrier) tự động gài lại phía sau để người bắn lật khẩu súng lên khoảng 45 độ nhìn vào buồng đạn kiểm soát súng đã hết đạn hay bị kẹt đạn. Động tác này mất khoảng ½ giây nhưng có thể quyết định người xạ thủ, các con tin hay tên khủng bố, ai sẽ bị bắn hạ trước. Hầu như các súng của NATO và AK của khối CS không có bộ phận sinh tử này, vì nếu súng đã kẹt đạn mà người bắn tưởng là hết đạn và tống thêm một băng mới rồi nạp thêm một viên đạn vào buồng đạn đã có một viên kẹt nằm trong đó. Trở ngại tác xạ này gọi là Double Feed Malfunction, tức là 2 viên đạn chui vào buồng đạn. Người nào bình tĩnh thông thạo nhất cũng mất tối thiểu 10 giây để tháo gỡ. Nếu lính quýnh kéo cơ bẩm lui tới là hư luôn súng. Và bạn đọc có thể tưởng tượng được tên khủng bố sẽ làm gì khi ngón tay của nó đặt trên một cái nút của những trái mìn, hoặc nó đang dí súng vào đầu những con tin, đó là chưa kể mạng sống của người bị kẹt đạn cũng sẽ cáo chung?

2. Súng M16A4/M4A2/Commando nạp băng đạn mới vào súng dễ và mau hơn súng của NATO và AK. Sau khi kiểm soát buồng đạn người bắn dùng ngón tay bóp cò bấm vào nút để băng đạn tự động rớt ra cùng lúc tay trái nạp băng đạn mới vào rồi trườn ngón tay trỏ trái bấm vào nút để cơ bẩm chạy lên đẩy viên đạn mới vào nòng. Động tác này nếu tập nhuần nhuyễn sẽ không quá 1 giây, trong khi đó, mũi súng vẫn nhắm vào mục tiêu, ngón tay bóp cò đã sẵn sàng trong tư thế bắn.

3. Súng phóng lựu M203 được gắn vào M-16/M4. Đây là phát minh độc đáo khởi nguồn từ khẩu M-79 mà CS thường gọi là "súng cối cầm tay". Khối CS không có vũ khí tương đồng để đối chọi với khẩu M-79, rồi M-203, của Mỹ. Về sau Nga bắt chước chế tạo khẩu GP-25 grenade launcher - 40mm gắn vào khẩu AK-74, đầu súng AK vốn đã nặng nay càng nặng thêm rất khó bắn. Người viết đã có cơ hội bắn khẩu M-203 song hành với M-4A2 rất dễ xử dụng, chỉ cần mười mấy trái đạn tập là người bắn có thể rót quả tạc đạn này xuống cách mục tiêu vài thước với khoảng cách 100-200 mét . Vũ khí này có tầm xa 400 mét và có thể bắn trực xạ lẫn cầu vồng.

4. Súng M16A4/M4A2/Commando hiện nay đã được biến cải và tối tân hơn nhiều so với loại súng AR-15/ XM177E1 của Mỹ và VNCH dùng trước đây. Đường khương tuyến bây giờ là 1/7 so với 1/12 của súng thời chiến tranh VN. 1/7 làm đầu đạn xoáy và công phá hơn, viên đạn “green tip” (NATO: SS109; U.S.: M855) nặng hơn, thuốc nổ mạnh hơn, làm đầu đạn bay xa hơn, vì có pha thêm chất thép nên xuyên thủng nhiều loại áo giáp. Súng lại có những đường rãnh, rail system, phát minh đầu tiên của Mỹ mà bây giờ các súng NATO cũng bắt chước. Các đường rãnh này dùng để gắn các bộ phận nhắm bằng tia hồng ngoại tuyến như AN/PEQ-2A (3000 USD), AN/PEQ-15A (4000 USD) Infrared Aiming Laser and IR Illuminator để tác xạ ban đêm, và các xạ thủ có thể dùng tia hồng ngoại tuyến để hướng dẫn trực thăng võ trang vào vùng và chỉ điểm mục tiêu để phi công bắn các loại hỏa tiễn không-địa như AGM-114 Hellfire (ASM).

Cũng xin trình bày thêm là kỹ thuật dùng tia IR hồng ngoại tuyến chiếu vào mục tiêu rồi dùng máy nhắm ban đêm (night vision) AN/PVS-14 (3500 USD) và AN/PVS-18 (6000 USD) để thấy được tia IR này, đã trở thành lỗi thời sau hai thập niên xử dụng trên các chiến trường. Kỹ thuật này còn có phần nguy hiểm nếu đối phương cũng được trang bị máy nhắm ban đêm, vì họ sẽ thấy được tia hồng ngoại từ đâu đến. Hiện nay quân đội Mỹ bắt đầu dùng nhiều về kỹ thuật FLIR (Forward looking infrared) hay Thermal Imaging, máy phát hiện mục tiêu do sức nóng từ cơ thể con người, động cơ xe, máy bay, v v. Đây là kỹ thuật cũ đã có từ thời chiến tranh VN nhưng mới vì máy nhắm này được làm nhỏ lại và gắn trên hệ thống đường rãnh của súng. Xạ thủ có thể dùng phối hợp với máy IR. FLIR dùng để phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa, và khi mục tiêu di chuyển đến gần thì dùng hệ thống IR để xác định ta hay bạn (FLIR nhìn rất xa nhưng hình bị nhòe khó thấy chi tiết của vũ khí và y phục, IR thấy rõ chi tiết nhưng chỉ vào khoảng vài trăm mét). Máy nhắm FLIR gắn trên súng M16A4/M4A2/Commando trị giá khoảng 20 ngàn USD. Các kỹ thuật FLIR và IR không được phép bán ra nước ngoài.

Ngoài ra còn có các máy nhắm mới như Holographic Weapon Sights rất công hiệu cho những mục tiêu gần. Người xạ thủ có thể vừa đi vừa bắn rất chính xác, một mắt nhìn vào máy nhắm qua vòng tròn ánh sáng trong máy nhắm uyển chuyển di động qua lại theo bước chân, mắt còn lại dùng để quan sát địa thế chung quanh mục tiêu. Máy nhắm này còn được gắn vào các súng đại liên 6 nòng minigun trên máy bay trực thăng.

* * *

Bài viết này chỉ nói về một khẩu súng nhỏ của quân đội Hoa Kỳ nhân dịp coi đoạn phim video “Diễn binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” ở Hà Nôi. Vũ khí tối tân của Mỹ không ngừng lại ở một khẩu súng nhỏ, nó còn là một kho tàng khoa học kỹ thuật về máy bay tàng hình, phi cơ không người lái, hệ thống truyền tin qua các vệ tinh ngoài không gian, các loại bom JDAM (Joint Direct Attack Munition) tự động tìm đến mục tiêu vì tọa độ được GPS sắp đặt tính toán trong computer nối liền với những vệ tinh đang bay trong quỹ đạo, v v… là những đề tài đam mê của các bạn kỹ sư, khoa học gia, cựu chiến binh của 2 miền Nam Bắc… dĩ nhiên cũng là mục tiêu hấp dẫn của gián điệp Trung Cộng và Nga luôn luôn rình rập để đánh cắp.
Ngày 4-6 Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh tuyên bố: Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí của Mỹ và mong nước này bỏ cấm vận vũ khí sát thương. Người ta thấy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta chúm chím cười, giống như nụ cười tươi tắn của NT Clinton, đúng kỹ thuật ngoại giao nụ cười của Mỹ, như khi TT Nixon cười nụ thân ái với Thủ Tướng Chu Ân Lai ở Bắc Kinh thì các phi công Mỹ ở U-Tapao và Guam chuẩn bị các phi vụ B-52 rải thảm bom ở miền Bắc. Người Mỹ và VN giống nhau 1 điểm là hay cười, người Mỹ cười vì đã hiểu, VN cười vì chưa hiểu. Và BT Leon Panetta lờ đi không bàn thảo đề tài bán vũ khí này, cũng với một nụ cười ngoại giao kiểu Nixon.


Theo luật pháp nước Mỹ, BTQP Leon Panetta và NT Hillary Clinton không có quyền bỏ lệnh cấm vận. Người duy nhất có thể làm chuyện liều lĩnh là TT Obama, dùng “lệnh hành pháp” (executive order) qua mặt Quốc Hội để bỏ lệnh cấm vận VN. Đây là mùa bầu cử, thế lực của đảng Dân Chủ trong quốc hội Mỹ đang yếu thế, TT Obama chắc chắn không dám thò tay vào lò lửa để chọc giận Quốc Hội Mỹ trong thời gian gay cấn này. Quốc Hội Mỹ không phải là một bộ phận bù nhìn, và có khả năng làm TT Obama điêu đứng mất ăn mất ngủ.

Bộ phận sửa chữa lệnh cấm vận là do từ Quốc Hội. Các ủy ban của QH soạn thảo lui tới và kiểm chứng thái độ và thiện chí của VN về nhiều vấn đề và chắc chắn không chạy thoát được đề tài tự do, dân chủ và nhân quyền. Luật làm xong được đưa ra họp khoáng đại để biểu quyết, số phiếu bầu phải trên 2/3 mới thành luật. Sau đó đưa qua cho TT ký để thi hành. Nếu lệnh cấm vận được hủy bỏ, Bộ Ngoại Giao sẽ tu chính các điều lệ (Amendment), cấp giấy phép để cho phép các công ty sản suất vũ khí bán cho VN, xin xem ==> http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm#wrapper

Cấm vận là luật lệ và sự trừng phạt của Mỹ. Luật QH Mỹ không cho phép bán các kỹ thuật quân sự cho các nước CS và sự trừng phạt dành cho các chính quyền vi phạm nhân quyền kể cả đồng minh. VN bị cả 2 điều ngăn cấm trên.

Xác xuất Hoa Kỳ bán vũ khí và kỹ thuật quân sự cho quốc gia CS rất ít. Quan hệ bình thường hóa ngoại giao đồng minh là hai vị trí và điều kiện hoàn toàn khác biệt. Hoa Kỳ có quan hệ bình thường với hàng trăm quốc gia trên thế giới và vẫn có nhiều trường hợp bán hoặc tiếp tế súng đạn cho một số quốc gia có chính quyền độc tài như một số nước bên Trung Đông, Phi Châu v v, vì các nước này bảo vệ quyền lợi của Mỹ, như giúp truy lùng tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Nhưng, kỹ thuật quân sự cung cấp cho các quốc gia có thành tích đàn áp công dân của họ chỉ là kỹ thuật thấp (low tech weapons) và CSVN không có hy vọng mua được những loại chiến đấu cơ có khả năng không chiến lẫn oanh kích như F-16, F-15, F-18 v.v…

Không quân Trung Cộng (TC) có nhiều loại máy bay tối tân khác nhau, các máy bay hộ tống của TC có khả năng không chiến với máy bay VN là J-11, J-10, JF-17, J-8II, J-7, Su-27, Su-30, đặc biệt Su-27 và Su-30 do Nga chế tạo. VN cũng dùng các loại chiến đấu cơ SU của Nga. Như thế cả VN và TC đều xài chung một kỹ thuật và có thể áp dụng cùng một chiến thuật của các nước CS. Nếu đã biết tẩy nhau, bên nào có nhiều máy bay hơn bên đó sẽ thắng. Tuy nhiên các loại máy bay do TC và Nga chế tạo không phải là đối thủ của F-15, F-16, F-18 của Mỹ, chưa kể tới loại chiến đấu cơ "tàng hình" F-22 và F-35.

TC có thể dùng "chiến thuật biển người" cố hữu, lấy thịt đè người, dùng máy bay ồ ạt tấn công VN. Nhưng máy bay Mỹ như F/A-18 E/F Super Hornet với loại ra-đa tối tân AN/APG-79 đặt trước mũi phi cơ có thể nhìn lên tìm các mục tiêu trên cao hay nhìn xuống tìm những mục tiêu nhỏ đang di chuyển trên đường hay mặt nước, có thể giải được bài toán khó này. Người viết rất mê cái mode "chống biển người" của hệ thống AN/APG-79.

Ví dụ, một chiếc máy bay VN bị 6 chiếc SU của TC đang vây đánh hội đồng, một phi công VN khác đang lái F/A-18 E/F bay đến tiếp cứu dùng hệ thống AN/APG-79 lock on tất cả các máy bay, radar sẽ chớp nhoáng phân loại tín hiệu và nhận diện máy bay nào là bạn "friend" và chiếc nào là địch "foe", ngay sau đó phi công có thể dùng mode tự động bấm nút khai hoả các hoả tiễn tầm trung AIM-120 Advanced Medium-Range, Air-to-Air missile, có tầm xa khoảng 75 cây số. Hệ thống radar AN/APG-79 sẽ tự động hướng dẫn các hỏa tiễn phóng tới máy bay TC với vận tốc Mach 4 (Mach 4 = 1 361.16 m / giây, 4 lần vận tốc của âm thanh) nhưng chừa chiếc VN ra.

Hay hơn nữa, hệ thống AIM-120 còn gọi là fire-and-leave hay fire-and-forget (bắn rồi bỏ đi), nghĩa là khi hoả tiễn AIM-120 rời máy bay theo sự hướng dẫn của ra-đa chỉ trong thời gian đầu, sau đó sẽ activate kích hoạt một hệ thống radar nhỏ gắn trước đầu hoả tiễn và tiếp tục bay thẳng tới mục tiêu chỉ định ban đầu. Sau khi radar của AIM-120 hoạt động rồi thì chiếc F/A-18 E/F có thể "chém vè" bay nhào xuống núp sau những rặng núi để tránh radar và hoả tiễn phản công của địch. Không gì thích thú hơn khi chiếc phi cơ VN bị TC bao vây bỗng nhiên thấy địch quân bỏ chạy tán loạn (hệ thống countermeasures của SU sẽ báo động có hoả tiễn bay tới, nhưng chạy sao lại vận tốc March 4 của AIM-120) rồi lần lược nổ tung, biến thành những trái cầu lửa và rơi xuống...

Chiến đấu cơ F-18 F/A-18 Hornet mang dưới cánh và bụng 10 hoả tiễn AIM-120 và 2 hỏa tiễn tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder heat-seeking missile ở đầu cánh. F/A-18E/F Super Hornet lớn và mang nhiều bom đạn và hỏa tiễn hơn chiếc Hornet và trị giá khoảng 67 triệu USD.
Một ví dụ về trường hợp Hoa Kỳ không bán vũ khí tối tân (high tech) cho các quốc gia có thành tích vi phạm nhân quyền là Indonesia. Mặc dù là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh lạnh nhưng năm 1999 Hoa kỳ ban hành lệnh cấm vận đối với quốc gia này vì quân đội Indonesia can tội thảm sát thường dân ở East Timor. Năm 2005 Quốc Hội Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận vì Indonesia đã cải thiện nhiều về nhân quyền. Năm 2008 quốc gia này bắt đầu tiếp nhận các loại máy bay tối tân của Mỹ như chiến đấu cơ (fighter jet) F-16 và máy bay vận tải C-130.

Như thế, điều kiện tối thiểu để có vũ khí tối tân của Mỹ tùy thuộc vào tình trạng nhân quyền. Và các vũ khí hàng đầu của Mỹ chỉ dành riêng cho những đồng minh đáng tin cậy.

Các vụ bắt bớ nhà văn nhà báo và những người bất đồng chính kiến là vi phạm nhân quyền. Vụ cưỡng chế đất và những hành động đi ngược lại quyền lợi của người dân Văn Giang cũng được coi là vi phạm nhân quyền. Nạn nhân của những vụ vi phạm này hãy lập biên bản, thu thập hình ảnh và các đoạn phim video làm bằng chứng và chuyển giao tới các tổ chức nhân quyền như Amnesty International, Human Rights Watch hay các tổ chức đấu tranh của người VN, càng sớm càng tốt. Chính phủ Mỹ sẽ dùng tài liệu vi phạm nhân quyền này để đặt điều kiện với chính quyền VN trong các cuộc thảo luận mua bán vũ khí.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có văn phòng chuyên phụ trách các vấn đề liên hệ tới dân chủ, nhân quyền và lao động, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, và mỗi năm đều có phổ biến một cuốn tài liệu về những vi pham nhân quyền trên thế giới, xin xem ==> Country Reports on Human Rights Practices for 2011

Tin tức những vụ vi phạm nhân quyền hay các hoạt động dân chủ trên thế giới được các Sứ Quán Mỹ thu lượm và gởi về Washington. Cơ quan này cũng làm việc song song với Amnesty International, Human Rights Watch, và có tiếp xúc trực tiếp với các tổ chức đấu tranh của nguời Việt ở trong và ngoài nước. Tom Lantos Human Rights Commission của Quốc Hội Mỹ cũng làm việc sát cánh với văn phòng Human Rights của Bộ Ngoại Giao và ảnh hưởng nhiều đến luật cấm vận và các yêu sách để thảo luận agenda của Tổng Thống, Ngoại Trưởng và các Bộ Trưởng khi công du nước ngoài.

VN muốn mua súng của Mỹ để làm gì? Để tân trang các vũ khí của VNCH bỏ lại cách đây gần 40 năm, và dùng lại những món đồ cổ ấy như đã thấy trong đoàn diễn binh Thăng Long? Và dù VN mua được vũ khí tối tân hiện đại của Mỹ cũng chỉ là loại vũ khí tối tân hạng tồi, dành cho các nước độc tài nhưng hữu ích cho quyền lợi của Mỹ. Và VN có chống nổi TC khi xử dụng các loại vũ khí cổ và tối tân hạng nhì của Mỹ? Chắc là không, vì đánh nhau phải có nội lực. Nội lực của VN về quân sự, dân số, kinh tế, ngoại giao đều kém hơn đối phương. Chính sách đi hàng hai cũng không phải là một đáp số, vì nịnh hót quan thầy TC và ve vãn đế quốc tư bản chỉ làm chính quyền VN thêm mất uy tín và hèn kém.

Muốn được Mỹ trực tiếp can thiệp bảo vệ hay cung cấp các loại vũ khí tối tân số một, như Mỹ đang làm đối với các nước Nhật, Nam Hàn, Úc, Phillippine, v v… VN cần phải trở thành đồng minh của Mỹ. Theo chính thể đa đảng đa nguyên, chính phủ phải do chính người dân lựa chọn.

Nội lực của VN khi đó là tình đoàn kết dân tộc, trong đó, có 3 triệu người Việt ở hải ngoại sẽ đóng góp không nhỏ số kiến thức về chính trị, nhân văn, kinh tế và quân sự cho công cuộc bảo vệ chống ngoại xâm và phục hưng đất nước.

Ngày đó, đại lễ Thăng Long của dân tộc sẽ không có súng đạn tua tủa, ngôn ngữ sắt máu và những hình tượng khoét sâu lại vết thương chiến tranh, mà chỉ có Hà Nội-Thăng Long đất ngàn năm văn vật. Ngày đó, Nam Trung Bắc đoàn kết yêu thương, trong tự do và nhân bản.

Võ Văn Ty



Súng Mỹ trong Video Clip thu làm tài liệu Việt cộng làm trò "1000 năm Thăng Long" ở Ha Noi 10 / 2010


Một số ảnh lấy lại trên báo đỏ của Việt cộng từ 2010 đến 2014 trong những đợt Hanoi trình diễn diễu binh công cộng, xem để biết chúng đang có súng gì trong tay

$pageOut$pageIn
...Những hành vi mua vội vũ khí từ Nga của Hanoi cho thấy thực trạng của họ là: kho khí tài sau nhiều cuộc chiến tranh sau 1975 tới nay đã cạn, hoặc gần như trống rỗng vì hạn dùng (date) đã hết.
Những câu hỏi sau đây sẽ rất xác đáng khi nêu lên để điểm mặt việc binh của nhà nước VC hiện giờ:
Nếu lại xảy ra chiến tranh với Trung cộng, quân đội VC cầm cự được mấy ngày thì hết đạn? Khi hết đạn thì bổ sung từ đâu? Bạn bè của VN hiện giờ là ai, nếu không muốn nói là chỉ 1 mình Trung cộng? thì lấy ai mà VN dựa dẫm, hỗ trợ???
Nếu kêu thanh niên nhập ngũ, lấy đâu súng ống, đạn dược, áo, quần, dày vớ…các thứ quân trang quân dụng nói chung để đủ trang bị cho họ???
Lấy đâu...

Bài 1:

Khả Năng Quân Sự Hiện Tại Của Việt Nam


bài đã đăng trên Đàn Chim Việt, 24/6/2011

Khi nói tới sức mạnh của một chế độ độc tài, tự biên tự diễn, ta thấy sức mạnh ấy tập trung vào một nhúm người qua cách tổ chức chính quyền mặc định chỉ có đảng quyền, đảng trị, còn nhà nước, quốc hội, tòa án, bầu cử, xét xử … chỉ là một thứ copy tam quyền phân lập thô vụng giả vờ nhằm che mắt thế gian vừa là công cụ trấn áp quần chúng.
Đó là các chế độ cộng sản còn sót lại trên thế giới: Việt cộng, Trung cộng, Bắc Hàn (Hàn cộng) hay độc tài quân phiệt như Miến Điện, Lybia …
Ngoài “sức mạnh” có được do vô hiệu hóa khả năng dự phần vào chính sự quốc gia của quần chúng, rồi “cấu trúc” tổ chức cai trị một cách quái đản man rợ chỉ thuần dựa vào bạo lực đàn áp, ngồi xổm trên luật lệ … (từ thời cộng sản Nga -khởi từ Staline 1924, Tàu -khởi từ Mao trạch Đông 1949), người ta còn liên tưởng tới một sức mạnh khác không thể thiếu: đó là bộ máy quân sự của chúng.
Bài viết này có chủ đích thu gọn trong chủ đề quân sự (việc binh bị, quốc phòng) của Cộng Sản Việt Nam (VC) hiện tại, 2011.
Để bài viết cô đọng, ngắn gọn, một số luận cứ liên quan trong bài sẽ không được chú dẫn vì đã trở nên một thứ “kiến thức phổ thông” mà bạn đọc nếu có theo dõi, thao thức với hiện tình đất nước, ắt phải biết, hoặc chịu khó cập nhật qua mấy tải liệu dẫn chứng chú thích ở cuối bài.
* * *

Thông thường, sức mạnh quốc phòng của một nước nằm ở 2 bình diện chính, là đường lối chính trị (chính sách), và khả năng quân sự (vũ khí cho việc binh bị)

A - Khả năng quân sự

Trước 1975:

Sau Genève 1954, VC miền Bắc dành 4 năm để nô dịch hóa dân chúng, triệt hạ sạch thành phần trí thức chống đối với chủ trương phi nhân của đường lối cộng sản… xong, là họ bắt đầu nghĩ tới việc gây chiến tranh với anh em miền Nam dưới chiêu bài giải phóng, trong khi thực tế, miền bắc rơi vào cảnh đói kém lạc hậu một cách thê thảm, từ đời sống, xã hội, sản xuất…cho đến các bình diện khác như kỹ thuật, công nghiệp, giáo dục, y tế (1) kéo dài cho tới năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, thì thử hỏi làm gì còn có thể “giải phóng” cho ai???

Một miền Bắc đói nghèo 1960, không lo phục hưng kinh tế, xây dựng nhân sinh phú cường trong thời bình, lại đi gây việc binh đao, thì thật quá đỗi phi lí…

Nhưng dù sao mặc lòng, điều trước tiên là họ phải vận động sao cho có súng đạn mà không phải mua, thì mới tiến hành chiến tranh được!

Cho tới nay, về việc này (động cơ chiến tranh), dữ liệu của lịch sử từ các nguồn khác nhau vẫn chưa cho ta một sự thực hữu lý thống nhất.

Ý định chiến tranh, theo tôi, không chỉ phát xuất từ Hồ chí Minh với việc ông ta qua xin Krouchtchev viện trợ vũ khí để đánh miền Nam hồi 1959 (2), mà trong cái nhìn toàn cục, để tiếp tục nhuộm đỏ thế giới theo chủ trương của Staline (và đàn em là Mao trạch Đông), thì việc Nga cộng và Tàu cộng hậu thuẫn cho Bắc Việt tiến đánh miền Nam Việt Nam là xuất phát từ chủ đích của 2 nước cộng sản lớn này. Đồng thời, nhằm duy trì thế đối đầu gây hấn với Mỹ và phương Tây, cộng sản quốc tế không ngừng tiếp tay cho các đảng cộng sản manh mún tại các quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Malaisia …) trong ý định không chút dấu diếm: Nhuộm đỏ thế giới.

Thế nhưng ý định này gặp phải 2 bức tường ngăn là Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 1949 và Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) thành lập 1954, nhằm tạo một “hàng rào” liên minh quân sự ngăn làn sóng đỏ của cộng sản mà vào lúc bấy giờ, khí thế cộng sản đang hồi sung mãn sau khi chiếm được Hoa Lục (Tưởng Giới Thạch thua trận, chạy ra bán đảo Đài Loan thành lập Trung Hoa Dân Quốc 1949) và Bắc Hàn (Hiệp Ước Bàn Môn Điếm 1953)!

Do vậy, VC miền Bắc, thực chất là cánh tay nối dài của cộng sản quốc tế, chỉ là kẻ lấy gươm đao từ người ngoài mà đánh anh em trong Nam qua chiêu bài “chiến tranh thần thánh” mà thôi. Sử VC còn ghi, HCM từng đòi “đốt cả dãy Trường Sơn”, hoặc bất chấp “sông cạn, núi mòn” cho mục đích cõng rắn cắn gà nhà đầy phản quốc và nhơ nhuốc này. Tác giả Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên, (con trai của ông Vũ Đình Huỳnh từng là bí thư của Hồ) cũng tiết lộ 1 chi tiết quan trọng: Lê Duẩn từng tuyên bố trong một cuộc họp với thuộc hạ ở bắc bộ phủ về việc chiến tranh với miền Nam: “Chúng ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc…”. Đây là những nhận thức tối thiểu để nhận ra tính cách Vô Tổ Quốc của người cộng sản.

Hồi cách đây 40 năm, người Việt 2 miền còn bị lừa, thế giới tự do còn bị lừa về tiêu ngữ tuyên truyền nào là “giải phóng”, nào là “đánh Mỹ”, nhưng tới nay sau 36 năm chiến tranh kết thúc, sự thực đã được phơi bày rõ tới nỗi chỉ những người tự lấy tay bịt mắt mới không nhận ra.

Do vậy, trong suốt cuộc chiến từ 1960 – 1975 với miền Nam, một sự thực hiển nhiên là VC hoàn toàn được Nga và Trung cộng tiếp tế đạn dược, khí tài chiến tranh. Lượng khí tài này được tiếp tế theo nhiều đợt trong nhiều năm, và chấm dứt –một cách tự nhiên- năm 1975.

Không Có Hòa Bình Sau 1975

VC mừng vui lãnh “chiến thắng” từ việc Mỹ bỏ rơi miền Nam 30/4/1975 chưa được mấy ngày thì “người anh em” Campuchia, được người “anh lớn” Trung cộng viện trợ cố vấn quân sự và vũ khí, đã bắt đầu các hoạt động quân sự “gặm nhấm” ngay từ 5/5/1975 với việc đột kích vào đảo Phú Quốc như chỗ không người, rồi tiến chiếm đảo Thổ Chu…cho tới lúc cao điểm là tiến sâu vào nội địa VN, cướp bóc và tàn sát hàng ngàn dân VN ở Ba Chúc, An Giang tháng 4/1977, thì Hà nội mới phát động chiến tranh với người anh em cộng sản này.

Vậy trong chiến tranh Tây Nam với Khmer đỏ (1977 – 1988), hiển nhiên là VC không thể nào còn được Trung cộng cho vũ khí nữa. Nguồn vũ khí còn mới toanh mà họ được Nga, Trung cọng cho trước 75 còn đó, cộng với “chiến lợi phẩm” thu được ở miền Nam (của Mỹ và các nước đồng minh, VNCH … để lại) sau 75, đã là “vốn liếng” chủ chốt cho cuộc chiến này.

Thế nhưng vốn liếng này không ở lâu trong túi Hanoi.

2 năm sau phát động chiến tranh Tây Nam với Khmer đỏ, thì Hanoi lại chạm trán với đàn anh cộng sản Trung quốc khi Đặng tiểu Bình “dạy cho VC 1 bài học” kéo dài 26 ngày từ 17/2/1979.

VC, tới lúc này, phải duy trì cuộc chiến tranh kép: Tây Nam và Tây Bắc. Do đó, lượng vũ khí mà họ xử dụng đã hao tổn rất nhiều, mặc dù khi chiếm được Phnom Penh 7/1/1979, họ đã thu được nhiều chiến lợi phẩm do quân Pon Pot bỏ chạy vì rã ngũ, không kịp phá hủy hay mang theo vũ khí, đạn dược, mà thực ra số lượng vũ khí này cũng đồng chủng với thứ mà VN đang có: đều do Trung cộng (phần nhiều) và Nga cộng, Tiệp Khắc (ít hơn) chế tạo.
Cán binh CSVN bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Vũ khí, người cán binh này dùng là súng M79 và súng tiểu liên của Mỹ. -Nguồn ảnh: http://baochivn.com/forum.php


Bằng chứng việc nguồn vũ khí ngày càng trở nên thiếu thốn khi chống đỡ cuộc chinh phạt của Trung cộng 1979, là họ kêu cứu khẩn cấp điện Kremlin, và Nga xô đã nhanh chóng đáp ứng.

Ngày 19/2/1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Nga Xô tới Hanoi hậu thuẫn cho VC, viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời vận chuyển một số sư đoàn bộ binh chủ lực của Việt Nam đang đánh nhau với Khmer đỏ từ Campuchia về bằng máy bay vận tải.

Ngày 21/2/1979, một tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak của Nga cộng tiến về phía vùng biển Việt Nam. Nga cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí từ Nam ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Nga Xô và Bulgaria chở khí tài chiến tranh bay tới Hà Nội. Nga cũng yêu cầu Trung Quốc rút quân, như một tín hiệu ngoại giao cho thấy họ đứng đàng sau Hanoi, trong khi Jimmy Cater [Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 1976-1980] đứng đằng sau Đặng tiểu Bình trong trận chiến Tây Bắc 1979 này.

Theo các tài liệu ghi lại từ nhiều nguồn, cho tới nay, tất cả đều tương đối thống nhất rằng, trận chiến Tây bắc với Trung cộng, VC đã thắng nhưng phải hao tổn quá nhiều nhân mạng (26.000 lính) chưa kể số lớn thường dân, mà để che đậy thực chất phi nhân độc ác của mình, chế độ Hanoi luôn bưng bít thông tin một cách vô nhân đạo với quần chúng cũng như thân nhân của các gia đình có người đi lính tử nạn trong cuộc chiến 1979.

Do đó, một điều hiển nhiên là nguồn vũ khí của Hanoi cũng lưng vơi rất nhiều nhưng họ không còn biết dựa vào đâu để bổ sung, vì nhiều lẽ.


Thứ nhất, Nga xô chỉ viện trợ “nóng” khi có chiến tranh (như 1979) chứ không có lý do gì để tiếp tục tăng viện cho Hanoi khi đã hết chiến tranh; bản thân Nga cộng cũng đang lún vào suy thoái và khủng hoảng trầm trọng trong chế độ khét tiếng độc tài phi nhân này (tiền đề cho cách mạng nhung 1990 sau này) cho nên họ tự lết đi cũng còn chưa muốn nổi, lấy gì cưu mang đàn em Hanoi!

Thứ nhì, về phần mình, Hanoi cũng khủng hoảng không kém với chính sách quái đản “ngăn sông cấm chợ”, đánh Hoa kiều ở Chợ Lớn, triệt tư sản (thực chất là để cướp bóc của cải), trả thù, bỏ tù người tài ở miền Nam…

Năm 1979, chỉ mới 4 năm sau 1975, mà Hanoi đã “đổi tiền” tới 3 lần. Việt Nam chỉ còn là một vùng đất chết, từ Nam chí Bắc một bầu khí nghẹt thở ảm đạm đói kém lan tràn (3), tới nỗi dân chúng dấy lên phong tào tự phát: Vượt biển! Đây là lúc những tên tội đồ bắc bộ phủ lại nảy ra sáng kiến quái ác mới: bán bãi cho người vượt biên lấy vàng lá chở ra Hanoi nhập kho! Nhưng đây lại là một đề tài tôi sẽ viết vào một lúc khác!

Chiến Tranh 1984

Giữa lúc Hanoi áp dụng một chính sách quái đản như thế, thực lực kinh tài của cả nước đang lao xuống dốc nhanh chóng, thì xảy ra tranh chấp biên giới 1984 với Trung cộng qua vụ núi Lão Sơn, Vị Xuyên, Hà Tuyên (đây là cuộc chiến biên giới với Trung cộng lần thứ nhì, lần này, Trung cộng chủ đích gây hấn cốt làm cho VC chảy máu. Chú ý là hiện trạng lúc này, “hiến pháp” của VC có ghi 1 điều khoản quan trọng: “Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của VN”).

Một lần nữa nguồn vụ khí dự trữ ít ỏi còn lại của Hanoi sau cuộc chiến 1979 lại phải đem ra dùng đánh nhau với Trung cộng cho tới 1989 mới đi đến 1 kết thúc bại trận với nhiều thua thiệt cho VN: hao người (con số mà Hanoi công nhận là 3700 lính tử trận, thực tế chắc chắn cao hơn gấp bội!) hao của, mất hằng trăm cây số đất về tay Tàu cộng (so với biên giới chính thống vì kẻ chiến thắng vừa đánh vừa dời cột mốc biên giới lùi sâu vào nội địa VN), sau 2 cuộc chiến “anh em cộng sản” tương tàn này!

Nhưng nổi bật hơn hết sau biến cố này là nguồn vũ khí họ còn trong tay lại trở nên thiếu hụt hơn nữa. Các nguồn tài liệu còn ghi lại cho tới nay, cho thấy không có sự hậu thuẫn hay viện trợ nào cho Hanoi từ phía Nga cộng như hồi 1979 nữa. Đây là thời điểm xảy ra thảm họa nhà máy điện hạch tâm Chernobyl (1986) và chỉ còn vẻn vẹn 4 năm nữa là đế quốc cộng sản USSR đi vào cõi thiên thu! Thì lấy đâu ra “nguồn” sữa ngọt cho Hanoi bám vào mà ký sinh như những năm xưa nữa! Cũng phải thôi!

Cho đến thời điểm 1989, VC ở vào tình thế cô độc nhất so với trước đó, ta tạm điểm mục một vài như sau:

1 – Trở thành kẻ thù với Trung cộng, do đó thay vì được Trung cộng tiếp tế quân trang quân dụng như thời chiến tranh với miền Nam quốc gia trước đây, VC bị làm chảy máu thêm tới 2 lần, cả vũ khí cho tới các nhu yếu dân sự, lẫn hậu thuẫn về ngoại giao trên thế giới.

2 – Nga cộng, và các nước trong khối Varsovie đang đi vào cõi chết, do đó toan tính “làm đĩ” 2 nơi của VC bị phá sản. Nghĩa là không còn dựa dẫm và Trung cộng hay Nga cộng được nữa!

3 – Lệnh cấm vận của Mỹ áp dụng cho Hanoi sau 75 đang còn hiệu lực sờ sờ ra đó, như 1 bức tường chắn sừng sững không lối thoát!

Với thế giới bên ngoài, chế độ Hanoi bị cô lập bởi thù cũng như bạn.

Trong nước thì lộ rõ mặt thực là một chế độ tráo trở tàn ác mất lòng dân, mất lòng đồng đội (vụ hãm hại Trần Xuân Bách 1990, Bùi Tín tị nạn chính trị ở Pháp, CLB Những người kháng chiến cũ Nguyễn Hộ li khai 1991, Trần Độ manh nha đối kháng để rồi bị khai trừ khỏi đảng 1999 …, Vũ Thư Hiên đào thoát tị nạn ở Nga và viết hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày -1997- vạch trần bộ mặt VC), phi nhân trước dư luận thế giới (“boat people”-thuyền nhân- một “thuật ngữ” bi thương ra đời như để chỉ mặt trâng tráo vô nhân của VC…)

Lúc này, Hanoi đang đăm đăm một nỗi canh cánh duy nhất: tránh thoát sụp đổ! Vì thế, tập đoàn bắc bộ phủ lại trơ tráo vô liêm sỉ quay lại với Trung cộng, kẻ mà mới hơn 1 năm trước còn là kẻ thù ở cách chỉ 1 tầm đạn. Cái gọi là “hiến pháp” 1992 ra đời kế đó đã xóa bỏ hẳn cái điều khoản ghi vào sau cuộc chiến 1979 “coi Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp”! Tất cả mọi mầm quy thuộc một cách vững chắc vào “thiên triều” Trung cộng bắt đầu từ đây. Nhưng đó là từ phía VC.

Còn phía Trung cộng? Làm sao “tên vô ơn phản trắc” vừa mới đọ súng với mình mà được Trung cộng chấp nhận dễ dàng? Nhưng tình thế thế giới đã biến đổi quá lẹ và toàn diện sau khi Nga và cộng sản Đông Âu sụp đổ, do đó, cục diện thế giới cũng thay đổi theo. Các nước cộng sản ít ỏi còn lại này ngay lập tức tìm về tựa lưng nhau như một phản xạ tự nhiên! Trung cộng tuy chấp nhận cho tập đoàn bắc bộ phủ khấu đầu quy thuộc, để có vây cánh, thuộc hạ trong một thế cục thế giới mới, nhưng có điều chắc chắn: Trung cộng sẽ không bao giờ là nguồn cung cấp vũ khí cho Hanoi nữa dù là bán (chứ huống gì là cho không như xưa nữa)!!! Đây là một sự thật hiển nhiên.

Sau biến cố Đông Âu sụp đổ 1990, VC đã thở phào khi thoát nạn sụp đổ nhưng ta hãy ghi nhận như sau đây các hiệu ứng kèm theo từ các sự kiện vừa kể trên:

- Theo đà chuyển tự nhiên của tình hình, một khi VC đã quy thuộc thiên triều Trung cộng rồi thì hệ quả rõ nhất là không còn đối kháng (có thể ví von như một nàng girl, khi đã cho trai vào buồng rồi thì làm gì còn “dấu” dao dưới gối để thủ tiết?), nghĩa là việc binh bị Hanoi gần như “bỏ ngỏ”. Tại đây, người đọc sử có thể thấy rõ tính phản quốc của VC: nói gì, làm gì…là cốt để sống còn chứ không hề quan tâm tới tổ quốc, đồng bào!

- Giả sử VC không “bỏ ngỏ”, thì việc tìm mua vũ khí để củng cố quốc phòng với Hanoi là điều không thể do các lí do sau:

a/ Không có tiền. Thực tế, Hanoi chưa bao giờ có thể tự trang bị khí tài chiến tranh (mà họ luôn là kẻ đi xin). Muốn có khả năng đó, Hanoi phải là một chế độ dân chủ biết huy động toàn lực nhân tài của đất nước, khi “ăn nên làm ra”, chính quyền trung ương mới hoạch định ngân sách mua dần súng đạn, quân trang, quân dụng để phòng bị việc binh cho đất nước. Vì số ngân khoản chi dụng cho quốc phòng rất lớn mà lại “vô dụng” nằm ì (khi chưa có “biến”), cho nên phải có sách lược kín kẽ trong thời gian dài mới làm đầy kho chứa được! Lời kêu gào “vẫn còn nghèo” của Nguyễn tấn Dũng mới đây tại Hội nghị thường niên ADB (Asian Development Bank) lần thứ 44, trưa thứ Năm, 5/5/2011 ở Hà Nội hòng tiếp tục “ngửa tay ăn mày” thế giới đã nói lên thực trạng đó: từng cây cầu, từng con đường, từng “dự án” nhỏ to nào về dân sinh trên toàn quốc, VC đều đi xin thế giới. Vậy thì không làm sao Hanoi có tiền để đi mua vũ khí được!

b/ Không biết mua ở đâu, bởi theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI, thì các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới đều ở Mỹ và Châu Âu. Mỹ lại là nước kiểm soát vô cùng chặt chẽ việc mua bán vũ khí trên thế giới, nhất là với các nước cộng sản, hoặc độc tài quân phiệt như Miến Điện, hay Hồi giáo quá khích ở Trung Đông. Việc Hanoi có thể mua được vũ khí từ các hãng của Mỹ và Châu Âu là không bao giờ! Nếu có chăng, Hanoi chỉ mua “chui” được một ít lẻ tẻ từ Miến, Ấn Độ, cũng chả là bao! Còn mua từ những nước khác “bất hảo” quy tụ quanh Trung cộng thì chắc chắn Bắc kinh đã phát lệnh cấm cửa đối với Việt Nam!

- Năm 1994, TT Bill Clinton xóa lệnh cấm vận cho Hanoi. 1996, Mỹ thiết lập bang giao cấp đại sứ với VC. Việt Nam trở nên một “thị trường” rẻ bèo về nguồn nhân công, năng lượng, dịch vụ…cho tư bản Mỹ và phương Tây theo chân Mỹ ùa vào mà khai thác. Quan chức VC tranh tiên nhanh hơn hết khi đổi áo từ quân sự, chuyên chính…sang kinh tế…cho tới nay! Việc các đơn vị quân đội VC bỗng chuyển sang làm ăn kiếm chác tranh nhau những “vố” lớn trong các lĩnh vực dân sự như viễn thông (điện thoại di động, Internet…), địa ốc, du lịch, nhà hàng, chứng khoán, dẫn tới biết bao tha hóa nặng nề trong hàng ngũ “tướng tá” của VC là cả một “cuốn sổ thiên đình” dày cộm!
Nhưng quan trọng hơn hết, việc binh bị bỏ ngỏ, vì tướng hư thì binh hỏng.

Người ta có thể ghi nhận hằng ngàn khách sạn, dự án địa ốc, biệt thự, nhà ở rồi quán nhậu, resort, đua nhau ngốn tiền tỉ, nhưng không hề thấy mọc mới các trường hay trung tâm huấn luyện binh lính, sỹ quan ứng phó cho thời chiến, hầu như tất cả chúng đều được dùng lại từ những gì có sẵn cũ mèm từ trước ở miền Bắc, và chiếm dụng từ quân đội quốc gia ở miền Nam sau 1975. Chỉ có hoạt động “nghĩa vụ quân sự” chiếu lệ, nhưng dần dà theo đà tha hóa nhanh chóng của cán bộ VC, các cuộc bắt lính trở nên lỏng lẻo vì rất dễ hối lộ cho các đơn vị “tỉnh đội, huyện đội, xã đội” để thoát lệnh bắt lính. Các em nhỏ (không tiền hối lộ) sau khi “hoàn thành nghĩa vụ” 3 năm trở về, đã thuật lại những thảm trạng sa đọa trụy lạc ngày càng phổ biến từ những “doanh trại” bộ đội thời bình này: có đủ hết những hư hỏng bên ngoài như web sex, CD phim sex, cờ bạc, hối lộ, ma túy nữa!

- Thời hạn (date) của vũ khí: hầu hết các vũ khí mà 2 bên Nam Bắc VN đánh nhau trong 15 năm từ 1960 – 1975, đều là vũ khí cũ từ thời đệ nhị thế chiến còn sót lại. Các siêu cường Tư bản – Cộng sản thế giới quả nhiên đã đánh nhau qua 1 nước thứ ba, là Việt Nam, đồng thời là nơi “tiêu thụ” vũ khí của họ còn thừa sau đệ nhị thế chiến.

Qua những chuyển biến thế giới từ 1990 tới nay, đã là hơn 20 năm, thì hạn dùng (date) của mớ vũ khí ít ỏi mà Hanoi còn trong kho, đã quá date lâu lắm rồi. Trong 3 năm qua, đã có mấy vụ thử máy bay Mic 21 của Nga bị rơi trong có vài chuyến bay thử là một dẫn chứng! (12/11/2009 ở Yên Báy, 29/5/2010 ở Bình Định, 7/7/2010 tại Mê Linh, Hà Nội). Vả lại, vũ khí, nhứt là súng trường, đại liên, đại bác…nếu không dùng, thì nhất thiết phải tuân thủ một quy trình bảo dưỡng chặt chẽ mới mong tránh khỏi hư hỏng, rỉ sét. Riêng đạn, chắc chắn số bị hư thúi rất nhiều. Đó là chưa kể trong 20 năm qua, khi Hanoi quy thuộc Trung cộng, các đơn vị tài binh thi nhau cởi áo lính nhào vô lĩnh lực dân sự mà kinh doanh, buôn bán kiếm ăn, thì các cấp nhỏ bên dưới dần dà lén lút lấy cắp các kho quân cụ quân nhu mà bán ve chai kiếm ăn lẻ, những gì có thể bán, hoặc giả vờ báo cáo hư để bán …..

Thời gian càng trôi, số vũ khí càng hao mòn hoặc có nguy cơ trở nên vô dụng mà Hanoi thì không thể có nguồn mua bổ sung, do đó hiện giờ, tình trạng binh bị của chế độ là vô cùng yếu, khi họ tự biết ngày càng bị “bá quyền bành trướng bắc kinh” bắt nạt không cần dấu diếm, với các mật ước bán đất nhượng biển của tổ tiên cho Tàu cũng như khả năng quá kém về quân sự.

Trước thực tế đó, tin tức ghi nhận tháng 12/2009 Hanoi đã “hô hoán” với thế giới việc họ tái vũ trang bằng cách mua lại vũ khí (chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 (4)), tàu ngầm từ Nga với các hợp đồng lớn …làm cho láng giềng Thái Lan lên tiếng phản đối. Theo nhật báo South China Morning Post ở Hongkong nhận định, đây là hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc 35 năm trước.

Sau việc Trung cộng uy hiếp biển đông VN qua việc tàu “ngư chính” 311 xông vào cắt cable thăm dò dầu mỏ của tàu Bình Minh 2 (26/5/2011) và Viking 2 (9/6/2011), Hanoi lại vội vàng mua thêm vũ khí “Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1” từ Nga mà theo tờ Tuổi Trẻ 19/6 thì “được thiết kế riêng cho VN”. Đây là một giọng điệu tuyên truyền “nổ” rẻ tiền ấu trĩ nhằm trấn an nhau và “khè” dư luận của Hanoi, vì việc thiết kế rồi sản xuất “riêng” 1 “hệ thống” hỏa tiễn phòng không đâu chỉ là việc của một vài ngày??!!!

Những hành vi mua vội vũ khí từ Nga của Hanoi lại càng cho thấy thực trạng của họ là: kho khí tài sau nhiều cuộc chiến tranh sau 1975 tới nay đã cạn, hoặc gần như trống rỗng vì hạn dùng đã hết.

Những câu hỏi sau đây sẽ rất xác đáng khi nêu lên để điểm mặt việc binh của nhà nước VC hiện giờ:

Nếu lại xảy ra chiến tranh với Trung cộng, quân đội VC cầm cự được mấy ngày thì hết đạn? Khi hết đạn thì bổ sung từ đâu?

Bạn bè của VN hiện giờ là ai, nếu không muốn nói là chỉ 1 mình Trung cộng? thì lấy ai mà VN dựa dẫm, hỗ trợ???

Nếu kêu thanh niên nhập ngũ, lấy đâu súng ống, đạn dược, áo, quần, dày vớ…các thứ quân trang quân dụng nói chung để đủ trang bị cho họ???

Lấy đâu xe tải quân sự (như Molotova của Nga, GMC của Mỹ), hay tàu chiến, phi cơ chiến đấu… mà chuyển quân, mà tham chiến? Không thể dùng xe car dân sự được! Và nhiên liệu đâu cho máy bay chiến đấu, cho tàu (thủy) chiến? Kể cả các phi hành đoàn không quân lấy đâu ra mà lái máy bay? Trong khi hàng không dân sự (chở khách kiếm ăn) của VN cũng phải thuê rặt những phi công ngoại quốc?...

Trên đây chỉ là vài câu hỏi gợi ý…

B – Đường Lối Chính Trị:

Với vị thế nước nhỏ mà tan hoang vì chinh chiến kéo dài, nhà nước cộng sản phải ý thức được thực tại đó, sau 1975, nếu họ tuy vẫn tham quyền ăn trên ngồi trước, nhưng còn có tí gì nghĩ tưởng tới quốc gia dân tộc, thì hẳn họ đã (dù giả vờ cũng được) dang tay tìm lại anh em miền Nam, là những người hiền tài với trình độ học vấn hơn hẳn họ, kèm với truyền thống nền tảng quá ư tốt đẹp nhân bản của miền Nam sẵn có, cùng nhau ngồi lại vạch định tương lai cho xứ sở, mà trong lúc ấy, như ta đã biết, Hanoi và Trung cộng đang là kẻ thù ngấm ngầm của nhau! Hanoi, hơn ai hết biết rõ khi chiến tranh kết thúc, thì chỉ còn tình anh em một nhà mới là có thực, còn Tàu cộng vĩnh viễn cũng chỉ “giặc Tàu trăm năm độ hộ” ta mà thôi! Nhưng họ đã tự dối lòng, từ chối anh em!

Tôi tin chắc gần như toàn thể các tướng lãnh, viên chức, trí thức, nhân sĩ VNCH sẽ không hề ngần ngại thù hằn gì, sẵn sàng ngồi lại ở vị thế thứ yếu, nhường đặc quyền đặc lợi cho VC “lãnh đạo” quốc gia, nếu Hanoi thực tâm tìm hơi ấm anh em đặng thiết kế hướng đi phú cường cho nước nhà sau 1975. Người Việt suýt nữa đã có thể thoát một cơn hiềm thù vô duyên vô bổ . . . thế mà Không! Chính Hanoi đã dung dưỡng, tô đậm thù hằn đang còn di hại cho tới ngày nay sau 36 năm chiến tranh kết thúc.

Thiết tưởng, ngoài tác dụng tái thiết xứ sở sao bao năm bị tàn phá bởi chiến tranh, đây còn là hướng duy nhất mạnh và bền trong việc lèo lái xứ sở mà chưa nhất thiết phải lo ngóng về việc chuẩn bị khí tài cho quốc phòng.

Vì, một đường lối hợp lý, trong đồng thuận anh em, ngoài khoan hòa khiêm cung mềm dẻo với các lân quốc, chắc chắn sẽ là giải pháp tối ưu cho một sách lược “phòng thủ” mà chưa hoặc không phải dùng tới vũ lực! Bài học ấy nhan nhản trên thế giới như Nam Hàn, Singapour, Đài Loan, Thái Lan mà ngày nay đã hiển hiện thành quả. Trong khi Hanoi say cơn vĩ cuồng hoang tưởng “chiến thắng”, “vô địch” của họ, thì các nước ấy biết liên kết với Mỹ không những để giao thương học hỏi những kỹ thuật, công nghệ tân kỳ của xứ người mà còn tạo một thế liên minh, dùng vỏ bọc “mạnh” của Mỹ để che chắn cho mình an tâm phục hưng nước nhà. Việc Thái Lan trước 1975 thua xa miền Nam VN về trình độ cũng như văn minh, mà đến 1990 (15 năm sau) trở nên một thiên đường so với VN…đã quá đủ để nói lên điều đó!



TẠM KẾT

Việc đời luôn biến thiên theo lẽ vô thường của cuộc sống mà người làm chính trị không thể không biết: “Không có bạn muôn đời, cũng như không có kẻ thù truyền kiếp”

Kiểm điểm lại quá trình chiến tranh Việt Nam qua những gì phía VC nói, rồi làm, với Trung cộng, rồi với Mỹ, từ 1960 tới nay, đã chứng tỏ chân lý hiển nhiên từ câu nói trên mà không cần phải thêm bớt gì.

Mới cách đây gần hai tháng trở về trước, VC và Trung cộng còn 16 chữ vàng, 4 tốt, mà giờ đây sau 2 lần Trung cộng uy hiếp vỗ mặt cắt cable của 2 tàu dò dầu VN, bắt ngư dân vòi tiền chuộc, bắn chết ngư dân, cướp tàu, cướp ngư cụ, cấm đánh bắt trên vùng biển thuộc lãnh hải VN, và đe dọa dùng quân sự để chiếm mặt biển của VN …mà Hanoi ngoan ngoãn im re không hề dám làm một động thái nào, thì thử hỏi đó là chân lý gì? Vũ khí để mà làm gì?

Khi chế độ Hanoi bị Trung cộng vỗ mặt, thì dân chúng biểu tình đả đảo Trung quốc xâm lược. Lẽ ra Hanoi không còn mong muốn nào hơn, trong khi người dân bị đảng viên của họ khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam bạc đãi, đánh chết, cướp đất suốt thời gian dài…mà khi nước nhà lâm nguy với kẻ phương bắc ỷ mạnh hiếp yếu hòng bành trướng, dân vẫn một lòng đứng lên cùng nói tiếng nói phản ứng với nhà cầm quyền, hỗ trợ "nhà nước" trong việc đồng thuận 1 lòng chống địch, thì Hanoi lại cho người đàn áp thô bạo, bắt bớ dân chúng …chẳng khác nào phường côn đồ, cướp giật giữa thanh thiên bạch nhật, bất chấp liêm sỉ tự trọng… thì thử hỏi đó là chân lý gì? Vũ khí để mà làm gì? Để bắn dân sao?

Số ít các nhân viên công an lừa nòi lộn giống đang còn nhắm mắt vô lương cúi đầu phục vụ cho bạo quyền phản quốc kia thực ra chỉ là kẻ tội đồ hạng 2.

Kẻ tội đồ chánh phạm phải kể là cái bộ chính chọe của Hanoi, nơi đã không còn khả năng vệ quốc, mà ngược lại, họ có vẻ sẵn sàng dùng số vũ khí chẳng còn bao lăm kia mà bắn vào dân chúng. Họ mới chính là một nhúm những kẻ phản quốc ghê tởm nhất trong sử Việt, nhưng dù vậy, số đạn họ đang còn có thể bắn vào dân trong mấy ngày nếu từ Nam chí Bắc đồng loạt biểu tình hỏi tội phản quốc của họ???

Saigon, rạng sáng 23/6/2011
LTC
------------------------------

Chú Thích:

(1): Xin xem:

MỘT NGÀY TẠI HÀ NỘI -Bút Ký- Trung Tá PHẠM HUẤN
TỪ THỰC DÂN ĐẾN CỘNG SẢN -Biên Khảo- Hoàng văn Chí
ĐIỀU TRA ĐỜI SỐNG CƯ DÂN ĐÔ THỊ BẮC VIỆT giai đoạn 1954-1975- VŨ NGỌC TIẾN

(2): Xin xem: Các Lực Lượng Ngoại Quốc Tham Dự Chiến Tranh Việt Nam 1960-1975 Trần Gia Phụng

(3): Giáo Sư Ramses Amer nhận định: Những ai ghé Hà Nội vào thập niên 80 đều thấy rằng miền Bắc Việt Nam thiếu thốn đủ điều, từ lương thực cho đến các mặt hàng tiêu dùng khác vì trước đó các thứ này đều đến từ Trung Quốc. (http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2554.asp)

(4): Sukhoi SU-30 của Nga (mà VN có mua) bị cháy và rơi 28/2/2012

Các Tài Liệu Tham Khảo:

http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/CuocchienTrungViet/ChientranhBiengioiVietTrung.htm

http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/CuocchienTrungViet/CuochienVT.htm


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2009/02/090210_border_war_1979.shtml

http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=536:thm-kch-lao-sn&catid=21:bn-c-tam-tinh&Itemid=31

từ Diễn Đàn Vietland:
by Dac Trung (thành viên), 20-06-2011

Ngân sách quốc phòng của các quốc gia chung quanh Trung Quốc


Ngân sách quốc phòng của các quốc gia dân chủ chung quanh Trung Quốc như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản nhiều từ mấy lần đến gấp mấy chục lần CH xã hội chủ nghĩa VN.

For 2009, the Legislative Yuan actually allocated NTD 395.3 billion (approximately U.S. $12.35 billion) for defense ....

Of a five-year national defense buildup plan for 2009-2013, roughly NT$1.708 trillion is expected to be allocated by the central government as military expenditure ...

http://www.globalsecurity.org/milita...wan/budget.htm


South Korea's USD22.3 billion defence budget in 2009 makes it one of the region's major powers
http://www.janes.com/extracts/extrac.../skors090.html

http://www.globalsecurity.org/milita...rok/budget.htm


Japan $46.38bn (USD 46.38 billion in 2008)

http://www.stwr.org/global-conflicts...cord-high.html

Japan : USD50.23 billion in 2009

http://www.janes.com/articles/Janes-...get-Japan.html

Cập nhật: 06:09 GMT - thứ ba, 11 tháng 1, 2011
Mỗi năm VN bỏ ra 2 tỷ USD mua vũ khí

Trung tướng Vịnh giải thích ngân sách mua sắm vũ khí của Việt Nam (1,8% GDP) “vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...h_buying.shtml $pageOut$pageIn

Các Phụ Lục một số Ảnh dẫn chứng và Tin, Bài liên quan


ẢNH



Đạn cao su 2011 trên báo đỏ trong nước 
"Quả Nổ nghiệp vụ" có vỏ bằng nhựa mua của ba tàu ChoLon trong đàn áp cướp đất dân Văn Giang 2012-ảnh nguồn từ Blog Nguyễn Xuân Diện 

$pageOut$pageIn
Phụ Lục bài 1

Chống Tẫu Nẫu Ruột- Nguyễn Xuân Nghĩa

Việt Báo 29/05/2016

Chiến lược Obama và chuyện tà ma chống Tầu

Nhiều người Việt ta ở trong nước thì ngẩn ngơ: “khách không ở, lòng em cô độc quá”, câu thơ người xưa diễn tả tâm trạng người nay, sau khi chàng tuổi trẻ lên chuyên cơ bay về phía mặt trời mọc để nói chuyện với con cháu Thái Dương Thần Nữ….

Nhưng, tỉnh dậy đi chứ! Hãy tìm hiểu nỗi niềm Obama.

Không mê muội ngóng trông chuyến thăm viếng của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mà chịu khó nhìn vào toàn cảnh, ta có thể thấy ra ba bốn sự lạ.

Tháng Tư đen, cá chết trắng bờ duyên hải miền Trung, Tổng trưởng Quốc phòng Ashton Carter của Hoa Kỳ bay qua Ấn Độ ký kết hiệp ước tiếp liệu quân sự và gián tiếp cho thấy vành đai bao vây Trung Cộng. Sau đó, cũng chính ông Carter lại nhắc tới lời mời của Chính quyền Obama hướng về Bắc Kinh: dù các đấng con trời có ngang tàng uy hiếp khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ vẫn mời Trung Cộng tham dự cuộc thao dượt quân sự RIMPAC được tổ chức hai năm một lần với các quốc gia trên vành cung Á Châu Thái Bình Dương kể từ năm 1971. Trong tháng tới, các đơn vị của Tầu sẽ lần đầu tiên xuất hiện bên cạnh các đồng minh của Mỹ, để tập dượt việc cứu lấy dân gian trên vành cung. Nghĩa là làm sao?

Nghĩa là Hoa Kỳ không căng vành cung nhắm vào Trung Cộng!

Nếu nhớ lại sự thể ấy, những ai cho rằng việc Tổng thống Mỹ vừa đặt chân tới Hà Nội đã vội loan báo quyết định gỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương là biến cố lịch sử thì nên… đi tìm bác sĩ tâm thần.

Ông Obama có thể làm chuyện ấy ngay tại Hoa Kỳ mà khỏi cần nẩy mông vì đấy chỉ là hành động ngoại giao không hơn không kém. Thực tế thì Hà Nội chưa thể toàn quyền đi chợ mua về những gì có giá trị nhất cho việc phòng vệ chống Tầu - nếu như họ thật tình muốn vậy như nhiều người còn cầu khẩn. Khác với dân Việt, lãnh đạo Hà Nội chưa muốn thoát Tầu và không thể toàn quyền mua súng vì từng món hàng hay dịch vụ dạm hỏi sẽ được Hoa Kỳ cứu xét cặn kẽ, dưới ống kính hiển vi của Quốc hội – nhân quyền vẫn là tiêu chuẩn cài sẵn ở nhà.

Và với Hoa Kỳ, an ninh cũng là “mối quan ngại sâu sắc” - chữ người Hà Nội – về động thái của bầy cóc nhái Ba Đình. Obama không chỉ học nhẩm thơ ta, từ Lý Thường Kiệt tới Nguyễn Du, để biểu dương sự am hiểu văn hóa Việt Nam cho người Hà Nội. Ông cũng biết thành ngữ “nối dáo cho giặc”!

Bây giờ, hãy rời Hà Nội mà nhìn vào Thiên hạ Đại thế!

Chính quyền Barack Obama đang bật ra một tín hiệu khó hiểu cho những ai chưa thấm nhuần đạo lý chính trị của nước Mỹ. Tín hiệu ấy có phần cương cứng là cùng nhau be bờ chống Tầu, chẳng khác gì chiến lược của Chính quyền Harry Truman khi be bờ chống Liên bang Xô viết vào thuở ban đầu của Chiến tranh lạnh. Nhưng kèm theo tín hiệu ấy lại là khẩu hiệu “không phân giải phải quấy trong việc tranh chấp chủ quyền giữa các nước Đông Á” mà chỉ muốn bảo vệ “quyền tự do lưu thông ngoài biển”, mặc dù Hoa Kỳ đã quyết định “chuyển trục” hay “tái cân bằng lực lượng” trong khu vực.

Chuyện cương cứng và âm nhu như vậy chỉ là lẽ thường của sinh lý chính trị học.

Ngày xưa, nước Mỹ có thể be bờ chống Liên Xô vì chẳng buôn bán gì với Đế quốc Xô viết của Nga. Các đồng minh Tây Âu cũng vậy. Và Liên Xô tan rã không vì chiến lược be bờ ấy mà vì những nhược điểm uyên nguyên nội tại của chế độ cộng sản. Nhược điểm ấy phát tác từ bên trong khi Đế quốc Xô viết quên phận con ếch mà phùng mang như con bò.

Ngày xưa, một đồng minh chiến lược của Mỹ là Cộng hòa Liên bang Đức tại miền Tây còn có lúc mơ chuyện hòa giải với miền Đông – Ostpolitik – với khẩu hiệu “Thà Đỏ Hơn Chết”, nhưng dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ và Minh ước NATO vào thời Tổng thống Ronald Reagan. Cũng chẳng sao, vì năm năm sau là Liên Xô chuyển sang từ trần mà không kịp viết cáo phó.

Ngày nay, Hoa Kỳ mua bán với Trung Cộng – bán 117 tỷ và mua 482 tỷ - chẳng khác gì các đồng minh chiến lược là Nhật Bản hay Nam Hàn, thậm chí Đài Loan. Thực tế thì các bạn hàng số một của Hoa Kỳ đều nằm tại Bắc Mỹ là Canada và Mexico, chứ bạn hàng số một của Trung Cộng chính là Nhật Bản. Be bờ thế nào khi tầu hàng thì nhận còn tầu chiến thì chận?

Cho nên chuyện hăm he be bờ chỉ là răn đe không hơn không kém.

Còn lại, càng ở sát tầm đạn Trung Cộng thì càng phải khoác bộ giáp cho dầy và nhà cung cấp có đẳng cấp cao nhất thế giới vẫn là nước Mỹ. Nói chuyện văn hóa và nhân quyền, người được giải Nobel Hòa Bình là Obama vừa có chuyến rao hàng cho kỹ nghệ sản xuất chiến cụ và dịch vụ quân sự của Mỹ. Nhưng khi rao hàng vẫn biết chữ “chọn mặt gửi vàng” nên không gửi cho phường Ba Đình.

Việc chuyển trục cũng thế.

Hoa Kỳ là siêu cường toàn cầu, duy nhất có thể kiểm soát và can thiệp vào mọi khu vực của địa cầu. Đấy là cái trục trung tâm như cốt lõi của một bánh xe, với các nan hoa xòe ra thập phương tứ hướng.

Cái hướng có nhiều rủi ro sinh tử cho quyền lợi của Hoa Kỳ là Tây Âu và Đông Á, nên Mỹ đã có sẵn sự hiện diện của binh lính trong nhiều căn cứ: gần 63 ngàn tại Tây Âu và gần 78 ngàn tại Đông Á. So với các đơn vị tác chiến hay viễn chinh tại Bắc Phi, Trung Đông và cả ba chiến trường nóng là Iraq, Afghanistan và Syria, là tổng cộng hai vạn, thì ta thấy ngay đâu là chính binh, đâu là kỳ binh, đâu là hư đâu là thực!

Thế thì nước Mỹ muốn gì?

Nước Mỹ muốn bán hàng, thời bình bán bánh, thời loạn bán súng. Nhưng không chỉ có vậy. Nước Mỹ cũng muốn là không cường quốc nào có thể lên ngôi bá chủ để đe dọa quyền lợi của mình. Trung Cộng có thể là cường quốc đang đòi cạnh tranh với Mỹ chứ chưa thể là bá chủ thay thế Hoa Kỳ. Cạnh tranh thì được, nhưng sẽ mệt hơn và càng ngày càng mệt - như Liên bang Xô viết ngày xưa. Nếu lại muốn cạnh tranh trong lãnh vực sở trường của Hoa Kỳ, là chiến tranh, thì… cũng tốt thôi!

Hoa Kỳ không hề can ngăn khi Trung Cộng xuất huyết, là chuyện đang xảy ra về mặt kinh tế. Khi khích động và bày hàng cho các quốc gia bán đảo hay quần đảo vây quanh xứ này, Hoa Kỳ có thể dàn ra một cuộc thi đua khác để khí huyết Thiên triều càng thêm nhộn nhạo. Chống Tẫu đến nẫu ruột là võ công thuộc loại gì thì có lẽ Bắc Kinh vẫn chưa tìm ra chữ! Cái ác là Obama hé cửa cho lãnh đạo Hà Nội mơ ước việc đi mua võ khí. Và đẩy qua Quốc hội cái nhiệm vụ từng bước hỏi tội chế độ tồi tệ này về nhân quyền.

Một nhân vật mà đao phủ và nạn nhân đều muốn ôm hôn thắm thiết tất nhiên là tay xuất chúng, tiêu biểu cho tinh hoa “Ma Ma Phật Phật” của nước Mỹ! Hèn gì ông chọn Điện Ngọc Hoàng ở Sàigon chứ chẳng ghé chùa Giác Lâm để chắp tay….$pageOut$pageInPhụ Lục bài 2

Nợ quốc gia



2015

Việt Nam: Vỡ nợ ngân sách đã hiện hữu!
Ngươời Việt Sunday, November 1, 2015 3:40:35 PM

Phạm Chí Dũng

Kể từ cơn khủng hoảng giá - lương - tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Mới đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.


Phút nói thật hiếm hoi


Kỳ họp Quốc Hội tháng 10, 2015 đã hiện ra một câu nói thật hiếm muộn: Trong trạng thái bức xúc hiếm thấy, Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh thông báo tại phiên họp tổ rằng tiền trong ngân khố nhà nước cho dự toán năm 2015 chỉ còn vẻn vẹn 45,000 tỷ đồng mà “không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả.”

Sự thật đã từ trong chăn vọt ra, vào lúc tình cảnh ngân sách trở nên nguy ngập từ dưới lên và cả từ trên xuống. Thế nhưng điều cay đắng là sự thật ấy không phải được công bố chính thức trước diễn đàn của gần 500 dân biểu mang tâm thế nín lặng, mà chỉ được phát ra bên lề bởi một trong số hiếm hoi đại biểu không còn “trùm mền” được nữa.

Không chỉ là người đầu tiên công bố về sự thật ngân sách Việt Nam, Ủy Viên Trung Ương Đảng Bùi Quang Vinh cũng là người đầu tiên nói về chủ nghĩa xã hội “có thứ đó đâu mà tìm” vào giữa năm 2015, trong bối cảnh số ít nhà bảo thủ trong đảng vẫn còn chìm đắm trong mơ mộng “đến cuối thế kỷ này không biết có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Nằm trong bộ sậu quan yếu nắm tay hòm chìa khóa cho chính phủ và được một số dư luận đánh giá là người lịch lãm và cũng là một trong số nhân cách Hà Nội còn sót lại, ông Bùi Quang Vinh nhiều khả năng sẽ về hưu sau đại hội đảng 12 vào đầu năm sau. Có thể đó là lý do để ông không còn quá phải kìm nén tâm tư của mình.

Ngay trước kỳ họp Quốc Hội này, học viện chính sách công của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã bất ngờ công bố một sự thật hiếm có về nợ công quốc gia: Theo tính toán lại của cơ quan nghiên cứu này, nếu tính cả nợ của doanh nghiệp nhà nước thì tỉ lệ nợ công quốc gia phải lên đến hơn 66% GDP, tức vượt cả ngưỡng nguy hiểm 65% GDP. Trong khi trước đó, các con số mà Bộ tài chính tham mưu cho chính phủ để Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc báo cáo trước các kỳ họp quốc hội vẫn chỉ là “nợ công vẫn an toàn.”

“Nghe rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái. Các địa phương không có tiền. Tăng này mang tính nghiệp vụ mà thôi!” - Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh mỉa mai báo cáo của Bộ Tài Chính thay mặt chính phủ gửi lên Quốc Hội về Thu năm 2016 tăng cao hơn 60,750 tỷ đồng so với dự toán năm 2015.

Vì sao ngân khố quốc gia chỉ còn 45,000 tỷ đồng?

“Thực tế ngân sách nhà nước là 255,750 tỷ đồng, thì riêng cân đối cho ngân sách địa phương là 131,500 (chiếm hơn 52%). Ngân sách trung ương còn lại là 154,000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản khác thì còn 45,000 tỷ đồng” - Bộ Trưởng Vinh trải lòng trong một phút nói thật.

Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 69% và chi trả nợ, viện trợ chiếm gần 15% tổng chi ngân sách. Đồng thời, chi trả lãi nợ cũng đang chiếm gần toàn bộ phần tăng trưởng của thu ngân sách.

Dù Thứ Trưởng Tài Chính Hoàng Anh Tuấn có “đính chính” rằng cần cộng thêm 50,000 tỷ ODA vào 45,000 tỷ của ông Vinh, thì con số 95,000 tỷ vẫn chỉ chiếm chưa đầy 10% so với dự toán chi ngân sách 2016 lên tới 1,268,500 tỷ đồng.

Chẳng còn gì gọi là “tích lũy.”

Năm ngoái, một chuyên gia nhà nước là ông Vũ Đình Ánh - dù thuộc trường phái luôn “phản biện trung thành,” đã phải bật ra “Làm ra 100 đồng thì đã phải dành hết 98 đồng để trả nợ.”

Gần tương đồng với cơn lũ phân hóa trong đảng, cũng đang hiện ra ngã ba sông phân rã giữa các thành viên trong nội các chính phủ.

Một khi sự thật đã được lôi khỏi bóng tối, điều gì sẽ xảy ra?


Bán, bán và bán...


“Phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ vì quá cấp bách” - rốt cuộc đã có một quan chức là Bùi Đức Thụ, ủy viên thường trực Ủy Ban Tài Chính - Ngân Sách của Quốc Hội phải thừa nhận động cơ thực sự của việc chính phủ Việt Nam chỉ đạo phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế - cùng thời gian với tình trạng cạn kho ngân sách.

Theo kế hoạch vay nợ của chính phủ đã được duyệt thì năm 2015 phải huy động 436,000 tỷ đồng để bù đắp bội chi (226,000 tỷ), đầu tư (85,000 tỷ) và vay để đảo nợ (khoảng 125,000 tỷ). Dù kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trong nước là 226,000 tỷ đồng, nhưng chín tháng đầu năm 2015 mới thực hiện được 51% kế hoạch.

Nếu trước đây nhiều ngân hàng thương mại còn được ngân hàng nhà nước “động viên” để bỏ hàng ngàn tỷ đồng mua trái phiếu chính phủ, thì trong thời gian gần đây bản thân một số ngân hàng thương mại đã có dấu hiệu cạn tiền và do đó phải tăng lãi suất huy động. Những đợt bán đấu giá trái phiếu chính phủ dù phảng phất không khí “mua một tặng một” vẫn bị ế ẩm không ngớt.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam lại có trách nhiệm phải trả 363,166 tỷ đồng (hơn 16 tỷ USD) nợ trái phiếu đến hạn thanh toán trong 2 năm 2015-2016. Cho đến nay, không ai biết làm sao để có nổi số tiền này để trước mắt cơ cấu lại số nợ này.

Một sự thật tê tái khác là đã 4 năm qua Việt Nam không thể trả nợ đúng hạn, mà toàn phải đi vay để đảo nợ.

Tuy thế, kế hoạch phát hành 3 tỷ US trái phiếu quốc tế lại vấp phải “lỗi kỹ thuật” là nếu năm 2017 mới phát hành thì trước mắt chính phủ vẫn chưa bố trí được nguồn trả nợ đến hạn, trong khi các nguồn vốn khác đều đã có địa chỉ. Đó chính là lý do mà chính phủ phải đề nghị Quốc Hội “ra nghị quyết cho phép áp dụng.”

Không thể nói khác hơn là cái kim trong bọc lâu ngày đã phải lòi ra. Bị Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) xếp hạng minh bạch quá thấp về ngân sách, điều quá rõ ràng là chính phủ và các bộ ngành cấp dưới của nó đã chi xài vô tội vạ tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn từ nước ngoài. Trong khi “tham nhũng vẫn ổn định” (nói theo từ ngữ của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh), ngân khố quốc gia bị biến thành thùng không đáy mà dẫn đến tình trạng vô cùng bi đát hiện thời.

Không chỉ bán trái phiếu quốc tế, chính phủ Việt Nam còn phải chỉ đạo Bộ Tài Chính tìm bất kể lối thoát nào, kể cả việc phải rút vốn từ những “con bò sữa” lợi nhuận như tập đoàn Vinamilk để có tiền bù đắp ngân sách rỗng ruột mà do đó có thể tránh thoát tình thế vỡ nợ.


Khi nào vỡ nợ?


Thực ra từ mấy năm qua, người ta đã nói đến kịch bản vỡ nợ của nền tài chính Việt Nam. Chỉ chưa biết là cơn ác mộng này sẽ bắt đầu từ đâu - ngân hàng hay ngân sách?

Đối tượng thường bị “găm” nhất là giới ngân hàng thương mại. Cuối năm ngoái, người mà vào năm 2011 đã bị tạp chí Global Finacial xếp vào “một trong 20 thống đốc ngân hàng có thành tích điều hành tệ nhất thế giới” - ông Nguyễn Văn Bình - đã lần đầu tiên buộc phải công khai con số thực về nợ xấu nằm trong giới ngân hàng: Khoảng 500,000 tỷ đồng. Con số này đã tồn tại từ vài năm trước đó, khi số báo cáo của ngân hàng nhà nước về nợ xấu chỉ vào khoảng 100,000 - 150,000 tỷ đồng.

Khối ngân hàng cũng bởi thế đã trở thành nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Tuy nhiên, ngân hàng nhà nước đã làm tất cả những gì có thể làm để “khoanh nợ.” Không chỉ liên tiếp ban hành các văn bản pháp lý cho phép các ngân hàng thương mại được “đảo nợ,” mà thực chất là chuyển trên giấy tờ nợ từ nhóm rất xấu lên nhóm đỡ xấu hơn, hàng loạt ngân hàng thương mại có khả năng vỡ nợ đã bị ngân hàng nhà nước áp cơ chế “mua lại với giá 0 đồng.” Do hành vi cố gắng khoanh che rất đặc biệt này, cho đến nay chưa ngân hàng nào rơi vào tình trạng vỡ nợ, cho dù toàn bộ 500,000 tỷ nợ xấu vẫn hầu như chưa xử lý được gì.

Thế nhưng hiện thực nổ ra khá bất ngờ là hiện hữu vỡ nợ đầu tiên đang thuộc về ngân sách quốc gia chứ không phải khối ngân hàng.

Triển vọng bán trái phiếu ra quốc tế vào thời điểm này lại quá khó. Nếu không thể bán được trái phiếu, cũng như không bán được một đồng nợ xấu nào cho các đối tác nước ngoài, nhiều khả năng ngân sách Việt Nam sẽ chính thức vỡ nợ.

Để sau đó không lâu - có thể 2 hoặc tối đa là 3 năm và dù có in tiền ồ ạt để “bù đắp ngân sách” - tất cả, và cả nền chính trị nữa, đều sẽ hỗn loạn!


Việt Nam đối diện với khủng hoảng nợ nần
Người Việt, Saturday, November 7, 2015 2:47:58 PM


HÀ NỘI (NV) - Các đại biểu Quốc Hội Việt Nam chỉ than vắn, thở dài chứ không tìm ra giải pháp nào khả thi để giải quyết tình trạng bội chi càng lúc càng cao và nợ nần càng ngày càng lớn.


Việt Nam muốn vay ba tỷ Mỹ kim để trả nợ cũ. Điều mà một số chuyên gia
kinh tế tin là sẽ đe dọa an ninh tài chính quốc gia. (Hình: TBKTSG)

Mới đây, một số đại biểu Quốc Hội Việt Nam than rằng, sau khi xem xét các tài liệu về ngân sách, do tài chính quá eo hẹp, họ không biết sẽ cắt của ai để chia cho ai!

Ông Trần Văn, phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam cho biết, thu-chi ngân sách mất cân đối từ năm 2011. Năm 2011, ngân sách bội chi 112,000 tỷ đồng, đến năm 2015 bội chi đã tăng lên 226,000 tỷ đồng. Khoản này chưa tính đến nguồn tiền từ bán trái phiếu và giải ngân ODA.

Nợ nần của Việt Nam cũng tăng rất nhanh, từ 1.3 triệu tỷ đồng vào năm 2011 lên 2.7 triệu tỷ đồng trong năm nay. Trung bình, mỗi năm, nợ nần của Việt Nam tăng thêm 20%.

Đáng lưu ý là từ năm 2013 đến nay, chính quyền Việt Nam không thể tìm đủ nguồn thu để trả các khoản lãi và các khoản nợ gốc đã đến hạn phải thanh toán. Cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam phải vay nợ mới để trả một phần nợ cũ.

Ông Văn cảnh báo, nếu năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam phải vay 40,000 tỷ đồng để trả nợ cũ thì đến năm 2015 con số này đã lên tới 125,000 tỷ đồng. Bởi mất cân đối về thu chi, chính quyền Việt Nam phải tìm mọi cách để cân bằng, ngoài việc phải vay nợ mới trả nợ cũ, vay ngoại quốc để trả nợ trong nước, nay chính quyền Việt Nam đang phải bán cả những tài sản đang sinh lời, thu cả cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước để “cân đối ngân sách.”

Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam nhấn mạnh, an ninh tài chính quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc “cân đối ngân sách.” Để thực hiện được điều này, ông Văn đề nghị thay vì cho phép tăng theo GDP thì phải ấn định mức bội chi của ngân sách trong ba năm tới không được vượt quá 254,000 tỷ đồng/năm, rồi từ đó giảm dần mức độ bội chi. Ông Văn cũng đề nghị “đóng băng” biên chế (không tuyển thêm công chức) trong ba năm để đánh giá lại công việc của công chức, sau đó mạnh tay cắt giảm biên chế trong những năm kế tiếp. Ông Văn đề nghị thêm là ngưng hoàn toàn việc xây dựng các công trình không cần thiết, không thật sự phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Theo phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam, nếu không tự giác thắt lưng buộc bụng thì sẽ tới lúc, Việt Nam bị các định chế tài chính nước ngoài buộc phải thắt lưng buộc bụng (vỡ nợ và phải thực hiện các yêu cầu của chủ nợ).

Dẫu Luật Quản Lý Nợ Công của Việt Nam không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để lấy tiền trả các khoản vay trong nước nhưng vì tình thế ngặt nghèo như vừa kể, gần như chắc chắn tại kỳ họp lần này, Quốc Hội Việt Nam sẽ nới lỏng cơ chế cho phép vay vốn bằng trái phiếu (phát hành lượng trái phiếu trị giá ba tỷ Mỹ kim trên thị trường quốc tế vào năm 2017 để “tái cơ cấu các khoản nợ” - cách gọi việc vay nợ mới trả nợ cũ), vừa cho phép bán trái phiếu ngắn hạn.

Trong khi các viên chức chính phủ Việt Nam cố gắng trấn an các đại biểu Quốc Hội Việt Nam rằng, việc phát hành lượng trái phiếu trị giá ba tỷ Mỹ kim trên thị trường quốc tế để “tái cơ cấu các khoản nợ” không làm tổng nợ ngoại quốc của Việt Nam cao hơn hiện nay thì một số chuyên gia kinh tế cho rằng, phương thức này hết sức nguy hiểm.

Về ngắn hạn, vay Mỹ kim của ngoại quốc dường như rẻ hơn nhiều so với vay trong nước bằng tiền đồng bởi lãi thấp hơn nhưng về trung hạn và dài hạn, có một lý do khiến các khoản vay ngoại quốc tạo ra áp lực lớn đối với tài chính quốc gia và trở thành một gánh nặng thường trực cho Việt Nam.

Chẳng hạn, lãi suất của việc vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu dẫu cao hơn nhưng lạm phát sẽ làm khoản nợ nhỏ lại. Nếu chưa trả được nợ vay trong nước, chính quyền Việt Nam dễ dàng phát hành trái phiếu mới lúc trái phiếu cũ đáo hạn. Việc tìm đầu ra cho trái phiếu phát hành trong nước không quá khó khăn.

Vay ngoại quốc thông qua phát hành trái phiếu không được như vậy. Cũng vì vậy, một số chuyên gia kinh tế thắc mắc, tại sao Bộ Tài Chính Việt Nam lại không nhớ đến chuyện những khoản vay ngoại quốc của các tập đoàn nhà nước đã gây khó khăn như thế nào cho kinh tế, tài chính Việt Nam khi đáo hạn mà không trả được. (G.Đ)


2016

Nợ xấu quốc gia: Ông Phúc nói ngược ông Dũng
Người Việt, Sunday, April 3, 2016 3:01:07 PM

Phạm Chí Dũng

Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 Quốc Hội Việt Nam vào ngày 21 Tháng Ba, người vẫn còn là cấp phó của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một đánh giá “việc xử lý nợ xấu chưa thực chất” trong bản báo cáo trước Quốc Hội về tình hình kinh tế xã hội.

Kỳ họp thứ 11 có thể được xem là “Đại Hội 12a,” với hơn phân nửa thời gian dành để “cách chức” hai nhân vật chủ chốt là chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ mà không cần đơn xin từ nhiệm.

Sau nhiều năm được xem là có nhiều bất đồng với thủ trưởng của mình, đây là lần đầu tiên ông Phúc, người được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn chức vụ thay thế vị trí thủ tướng, bộc lộ quan điểm trái ngược với ông Nguyễn Tấn Dũng về thực chất nợ xấu.

Trào lưu “mở miệng” trong nội bộ

Cần nhắc lại, trong hầu hết các báo cáo bằng văn bản lẫn phát ngôn trước báo chí và trả lời đại biểu Quốc Hội, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hầu như dựa vào tham mưu của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình, nhân vật trước đây được xem là “cánh tay mặt” của Thủ Tướng Dũng nhưng đã bất ngờ “đầu quân” về phe Tổng Bí Thư Trọng ngay trước Đại Hội Đảng 12 và do đó đã lọt vào Bộ Chính Trị, để đánh giá đầy lạc quan về “toàn hệ thống được kéo giảm từ mức 17.4% tổng dư nợ (thời điểm Tháng Chín, 2012) xuống còn 2.9%.”

Thế nhưng, ngay trước khi khai mạc kỳ họp thứ 11, Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, một cơ quan khá khép nép thuộc chính phủ, đã đột ngột tung ra số liệu cho rằng trong năm 2015, nợ xấu là 119,660 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ 2.9% (năm 2014 là 3.7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120,000 tỷ đồng; tuy nhiên, con số này chưa tính đến 243,000 tỷ đồng nợ xấu đang “mắc kẹt” tại công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC), gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách được thống kê.

“Giảm quá nhanh, giảm đến mức độ người ta nghi ngờ. Vậy là ở đây có vấn đề, nợ xấu được 'chế biến' hay đúng sự thật như vậy?”, cựu Thống Đốc Nguyễn Văn Giàu lên tiếng. Ônh Giàu cũng là một nhân vật được dư luận cho rằng trước đây đã bị Thủ Tướng Dũng “đẩy” sang Quốc Hội. Trong một thời gian dài, ông hầu như lắng tiếng trước nhiều điều hành bất hợp lý của phía chính phủ.

Một cựu thống đốc khác của Ngân Hàng Nhà Nước, ông Lê Đức Thúy, cũng bắt đầu hé miệng nếu đánh giá nợ xấu của Việt Nam theo chuẩn mực thế giới, tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở mức 2.9%.

Vào lúc mà “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” rất gần với dấu chấm hết, một kết luận xanh rờn được những người bên đảng công bố: Nếu chỉ nhìn vào tỉ lệ nợ xấu/tổng nợ của toàn hệ thống chỉ còn ở mức 2.9%, tức dưới hạn mức 3% mà Ngân Hàng Nhà Nước đặt ra, thì đây là một con số rất đẹp và an toàn, nhưng kỳ thực phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết, chỉ đẩy từ ngân hàng sang VAMC.

Vũ điệu ma mị

Đã từ lâu, nợ xấu chồng chất là án tử cho thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam. Chỉ đến cuối năm 2014, Thống Đốc Nguyễn Văn Bình mới lần đầu tiên tiết lộ con số nợ xấu vào năm 2013 lên đến khoảng 500,000 tỷ đồng (tương đương khoảng $23 tỷ), trong khi vào thời điểm năm 2013, Ngân Hàng Nhà Nước chỉ công bố “láo” con số nợ xấu vào khoảng 150,000 tỷ đồng.

Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân Hàng Nhà Nước đã biến diễn đầy ma mị kể từ khi chính phủ mới của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được thành lập vào Tháng Tám, 2011. Từ đó đến nay, thống kê sơ bộ cho thấy đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân Hàng Nhà Nước cho “khiêu vũ,” với độ biến thiên từ 3% đến 17%. Tuy thế, các số liệu được công bố lại quá thiếu cơ sở và chẳng còn làm mấy người ngờ nghệch tin tưởng. Trùng với thời điểm cơ quan này công bố tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 4% vào đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã tuyên bố một con số khác hoàn toàn dành cho nợ xấu Việt Nam: 13%!

Vào năm 2015, một tổ chức tín dụng độc lập khác là FT Confidential Research cũng công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Rất rõ ràng, thể trạng khối ngân hàng thương mại hiện thời đang phát bệnh bạo liệt hơn nhiều so với những năm trước. Dù Ngân Hàng Nhà Nước đã cố gắng trám bít những lỗ rò bằng biện pháp mua lại các ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương, GP với giá 0 đồng, nhưng chiến thuật thuần tính tình thế đó cũng có nghĩa là chính phủ phải “ôm” lại nợ xấu và căn bệnh khó cứu của những ngân hàng này. Báo cáo vào đầu năm 2016 của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia cho biết ba ngân hàng này chiếm đến 30% số nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Xâu chuỗi với quá khứ, Ngân Hàng Xây Dựng có số lỗ lũy kế trước khi bị mua lại với giá 0 đồng là hơn 18,000 tỷ đồng. Vào Tháng Bảy, 2014, ba quan chức cao cấp của ngân hàng này đã bị khởi tố và bị bắt giam. Ở Ngân Hàng GP, số lỗ lũy kế cũng lên đến hơn 12,000 tỷ đồng. Còn với Đại Dương, chỉ cần vụ ông Hà Văn Thắm, chủ tịch hội đồng quản trị, bị công an tống giam mà đến nay vẫn bặt vô âm tín, kể cả một lãnh đạo kế thừa sự nghiệp của ông Thắm tại ngân hàng này nhưng cũng phải “theo chân” ông, đã mô tả về bức tranh bi đát đến thế nào của một lãnh địa được coi là “sân sau” của giới lãnh đạo chính trị.

Theo những tin tức đã từng “tuyệt mật” nhưng rút cục được công khai trên báo chí, nợ xấu hiện có của ba ngân hàng trên là hơn 20,000 tỷ đồng - một con số không cách gì trả nổi so với vốn điều lệ của ba ngân hàng là chỉ khoảng 10,000 tỷ đồng.

Nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500,000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Song cứ thực nghiệm bản thành tích của VAMC chỉ xử lý được khoảng 10% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại, sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.

Cũng cho tới nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn vô vọng hồi âm chính thức.

Vào đầu năm 2015, Thủ Tướng Dũng công du Úc để lần đầu tiên nhiệt thành ngỏ lời “Việt Nam muốn bán nợ xấu.” Thế nhưng, trong khi hoàn toàn phớt lờ về đề nghị này, thủ tướng Úc lại thông báo “sẽ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam.” Sau đó là cắt thật.

Cũng bởi thế, thành tích “giảm nợ xấu về dưới 3%” của Ngân Hàng Nhà Nước và chính phủ cho tới nay vẫn chỉ là con số rất thiếu tính liêm sỉ.

Mà như vậy, gần như toàn bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát nổ trong lòng các ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.


“Xử lý nợ xấu” bằng tiền đóng thuế của dân?

Vậy lấy gì để “xử lý nợ xấu,” nếu thị trường bất động sản vẫn tiếp tục ậm ạch, các ngân hàng không thể tống khứ được “của nợ” đang ôm, còn chính phủ cũng chẳng thể “đẩy” được $3 tỷ trái phiếu ra quốc tế?

Sẽ “bù đắp nợ” bằng kho dự trữ ngoại tệ được quảng cáo lên tới $40 tỷ chăng?

Nếu vào những năm trước, hành động tùy tiện có thể xảy ra khi chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước muốn làm gì tùy ý. Nhưng vào chính lúc này và đặc biệt sau “cách mạng nhân sự” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền, không một quan chức nào của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội muốn mạo hiểm chịu trách nhiệm về nợ xấu theo cách “người ăn ốc, kẻ đổ vỏ.” Không có lý do gì để Quốc Hội thông qua một cách quá dễ dàng cho thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước xuất quỹ dự trữ ngoại tệ, dù chỉ 10%, để trả nợ thay cho các ngân hàng sắp phá sản.

Trong khi đó, lời đánh đố cũ lại hiện ra: Liệu đến một lúc nào đó túng quẫn, Ngân Hàng Nhà Nước có dùng tiền ngân sách để trả nợ thay cho các ngân hàng suýt đổ bể và sẽ đổ bể?

“Hiện ngân sách rất eo hẹp, thu chi chưa cân đối được mà còn chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn. Không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng,” Đại Biểu Quốc Hội Trần Ngọc Vinh của Hải Phòng cảnh báo.

Lời cảnh báo trên xuất hiện cùng thời gian với “ngân sách trung ương chỉ còn đúng 45,000 tỷ đồng” - một hiện thực quá sức chịu đựng lầu đầu tiên được một quan chức không còn chịu đựng thêm được nữa là Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh tiết lộ vào cuối năm 2015.

Chưa kể vụ “Thành Ủy Bạc Liêu vỡ nợ” cùng hàng loạt chính quyền địa phương thu một chi hai, ba...

Đến giờ phút này, nợ xấu ngân hàng Việt Nam không khác gì một thể dịch hỗn tương của căn bệnh ung thư nửa mùa.

Trong một giấc mơ quá khó bảo, nền kinh tế Việt Nam sẽ càng lao nhanh đến miệng vực khủng hoảng, khi từ cuối năm 2015 đã bùng nổ dấu hiệu cạn kiệt và có thể dẫn đến vỡ nợ ngân sách nhà nước, cùng lúc Ngân Hàng Thế Giới tuyên bố “ngừng các khoản cho vay ưu đãi đối với Việt Nam,” còn vào đầu năm 2016 thì Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và cả Ngân Hàng Phát Triển Á Châu thẳng tay “siết” vốn vay ODA do căn bệnh tham nhũng và lãng phí “vẫn ổn định”...


Quả báo ngân sách: Nợ công ‘cấm cửa’ ODA
Người Việt, Sunday, April 10, 2016 2:36:30 PM

Phạm Chí Dũng

2016, Việt Nam bước vào kỷ nguyên Quốc Hội mới, chính phủ mới và ngân sách thủng túi.


“Cấm cửa” vay ưu đãi

Ngay sau hai chuyến làm việc liên tiếp tại Hà Nội của Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới Jim Jong Kim và Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde mà đã không hứa hẹn bất cứ khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Việt Nam, Bộ Tài Chính nước này đã biểu hiện một cử chỉ lộ diện hơn nhiều so với thái độ cố giấu trước đây: tổ chức buổi họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA vào ngày 22 tháng 3, 2016 tại Hà Nội.

Cuộc họp báo này thấm màu u ám. Cục Trưởng Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính Quốc Tế Trương Hùng Long thông báo: Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.

Nếu giai đoạn trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0.7 - 0.8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn, thì đến giai đoạn 2011-2015 thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10-20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên.

Dự kiến đến tháng 7, 2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3.5%.

Thực ra, “điềm báo” đã hiện ra trước đó. Tháng 12, 2015, Ngân Hàng Thế Giới đã đột ngột thông báo “dừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam.”

Đương nhiên, điều khoản phải trả nợ nhanh và tăng lãi suất đương nhiên có thể gây sốc cho ngân sách trong việc “thu xếp” các khoản nợ trong thời gian tới.

Vậy nợ phải trả trong thời gian tới là bao nhiêu?

Ác mộng nợ công

Theo chính báo cáo của Bộ Tài Chính, con số trả nợ trong năm 2015 chiếm khoảng 16% tổng thu ngân sách. Trong năm 2016, các khoản phải trả nợ và đảo nợ chiếm hơn 24% trên tổng chi ngân sách, riêng trả nợ là 14.7% tức là tương đương trên 150 nghìn tỷ đồng. Còn lại khoản đảo nợ là 95,000 tỷ đồng.

Trước cuộc họp báo trên của Bộ Tài Chính, tại Hội Thảo Công Bố báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2015 và chỉ số kinh tế dẫn báo do Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 3, 2016, ông Trần Đình Thiên - viện trưởng Viện Kinh Tế, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam - đã phải thốt lên: “Ngân sách năm gay rồi, dự báo năm sau sẽ tiếp tục gay thì ảnh hưởng thị trường tài chính của Việt Nam.”

Vào cuối năm 2015, ông Bùi Quang Vinh - Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư đã phát lộ, “Ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng.” Tại thời điểm đó, ngay một số quan chức cấp cao cũng phải thừa nhận “tình hình ngân sách là cực kỳ căng thẳng.” Sau đó, người ta chứng kiến phía chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính phải vay mượn khoảng 30,000 tỷ đồng từ Ngân hàng nhà nước “để cân đối khó khăn ngân sách,” còn Bộ tài chính phải thoái vốn tại hàng loạt ngân hàng và cả những doanh nghiệp đầy màu mỡ như Vinamilk...

Trong khi đó, bội chi ngân sách đã vượt trần nguy hiểm từ lâu. Vào năm 2013, bội chi ngân sách đã lên đến 6.3% GDP. Còn cuối năm 2015, để “lập thành tích chào mừng đại hội đảng 12,” chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết bội chi ngân sách năm 2015 sẽ không vượt quá 4.5% GDP. Nhưng rốt cuộc, con số phải thừa nhận tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội tháng 3, 2016 là 6.1% GDP.

Nợ công quốc gia cũng “địa ngục” không kém. Càng gần thời điểm cuối cùng của “Triều Đại Nguyễn Tấn Dũng,” tình hình số liệu nợ nần quốc tế càng tung bay hơn. Nếu những năm trước, báo cáo của chính phủ chẳng bao giờ chịu thừa nhận tỉ lệ nợ công/GDP tiệm cận giới hạn nguy hiểm 65%, thì nay một số bộ ngành như Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Chính đã bắt đầu thốt ra nỗi đau trần trụi này, dù còn kém thua rất xa so với tỉ lệ nợ công/GDP thực tế đã vọt lên đến ít nhất 98% từ năm 2011 - theo chính một chuyên gia nhà nước “làm ra 100 đồng thì đã phải dùng đến hết 98 đồng để trả nợ.”

Trong nợ công quốc gia, ODA chiếm một phần đáng kể và cũng là một thứ trụ giúp cho chân đứng chế độ độc đảng khó bị gãy vụn trong suốt nhiều năm qua.

Quả báo ODA

Tục ngữ Việt “Đi đêm có ngày gặp ma” đã ứng nghiệm dù quá muộn màng.

Quả báo ODA có thể đã bắt đầu từ năm 2012. Ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11.4 tỷ đồng trên tổng số tiền 69 tỷ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19.9 triệu cua-ron.

Năm 2013, phía Thụy Điển đã bắt buộc phải ngừng vô thời hạn các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam sau khi phát hiện hàng loạt gian dối của quan chức Việt. Sau đó cả Bộ Ngoại Giao Australia vài vài quốc gia khác cũng bắt đầu cắt giảm viện trợ.

Một trong những “gương người tốt việc tốt” ghê gớm nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, với hình ảnh rất tiêu biểu của trưởng ban PMU18 Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải - một kẻ tắm bia khi quan hệ với gái.

Sau đó, báo chí Nhật Bản - chứ không phải báo chí Việt Nam - đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhận số tiền hối lộ trên 800,000 đô la.

Chỉ vài tuần lễ sau khi xảy ra vụ việc 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam bị bắt tạm giam do bị nghi nhận tổng cộng 16 tỷ đồng tiền hối lộ từ công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (JTC), vào đầu tháng 6, 2014, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã ra thông báo cho biết các khoản vay mới bằng đồng yen và các khoản tài trợ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã bị đình chỉ.

Hạn ngạch đạo đức giới quan chức tham nhũng ODA đã không còn biết giới hạn chấm mút là gì.

Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Trong một lần hiếm hoi, báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng& thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.

Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80,000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8,000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24,000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Do bị ăn chặn thảm thiết đến thế, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều sụt giảm mạnh về quy mô và chất lượng.

Còn rất nhiều dẫn chứng khác về lãng phí và “ăn dày” ODA. Năm 2015, báo chí phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí. Hoặc dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả...

Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu như dự án tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) và dự án metro tuyến Bến Thành-Tham Lương ở TP.HCM...

Thế nhưng điều kỳ quái la cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.

2016, sau vài chục năm “vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ,” ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa: tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế đang thẳng tay “cấm cửa” vay mượn ODA đối với chính thể “ăn của dân không chừa thứ gì.”

Trong cơn mê sảng quằn quại giai đoạn cuối, quả báo đã ứng nghiệm.



Trả nợ công: Lại 'nhìn trộm' túi quần dân chúng
Người Việt, Sunday, May 29, 2016 5:41:57 PM

Phạm Chí Dũng

Việt Nam vào Tháng Năm, 2016. Vừa lộ thêm một dấu hiệu rất “minh bạch” về ngân sách kiệt quệ: Xuất phát từ “gợi ý” của Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam để chỉ cần Ngân Hàng Nhà Nước “gật,” một cơ chế huy động khoảng 500 tấn vàng - trị giá hàng chục tỷ đô la - sẽ được tung ra.

Lại “lấy mỡ nó rán nó”

Sau năm năm, một lần nữa trong khá nhiều lần, phương châm “lấy mỡ nó rán nó,” hoặc có thể hiểu một cách thô kệch hơn là “lấy dân rán dân,” từ thời Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình được lăm le bổn cũ soạn lại. Chỉ có điều, tác nhân vào lần này lại là Bộ Tài Chính chứ không phải thống đốc mới Lê Minh Hưng - con trai của cố Bộ Trưởng Công An Lê Minh Hương.

Bộ Tài Chính, cơ quan tỏ đặc biệt nóng ruột trước tình trạng “không biết lấy tiền đâu để chi” trong khoảng một năm qua, cũng phải nói tuột ra: Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam những năm tới rất lớn, nhưng dự kiến đến Tháng Bảy, 2017 có thể không còn được vay vốn ODA mà phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường với lãi suất cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu giải pháp huy động có hiệu quả nguồn lực vàng trong dân cho phát triển kinh tế là rất cấp bách trong điều kiện hiện nay. Ngân Hàng Nhà Nước cần nghiên cứu sớm thành lập Sở Giao Dịch Vàng Quốc Gia để huy động vàng trong dân.

Có thể hình dung tình hình nợ công và ngân sách đang thực sự bi đát. Báo cáo mới nhất của chính phủ Việt Nam dù vẫn “thu xếp” mức nợ công chỉ khoảng 62.2% GDP, tức còn thấp hơn ngưỡng nguy hiểm 65%, nhưng đã phải thừa nhận rằng không những nợ công tăng khá nhanh trong giai đoạn năm năm qua mà nghĩa vụ trả nợ công cũng đang tăng lên nhanh chóng. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của chính phủ tăng từ 185,800 tỷ đồng năm 2013 lên 296,200 tỷ đồng năm 2015. Còn nếu tính cả nợ bảo lãnh chính phủ, nợ chính quyền địa phương, con số nghĩa vụ nợ còn lớn hơn rất nhiều, dự kiến năm 2015 là 418,400 tỷ đồng.

Như vậy, số nợ công mà Việt Nam phải trả năm 2015 là khoảng $20 tỷ. Ðây là một con số quá lớn, chiếm đến 10% GDP hàng năm, nhưng lại trong tình trạng ngân sách rỗng ruột và có thể sụp đổ.

Chết đến nơi mới chịu kêu cứu. Vào năm 2015, những con số do một số cơ quan nhà nước công bố đã cho thấy Việt Nam chỉ có “trách nhiệm” trả nợ công khoảng $7 tỷ. Con số này là quá thấp so với con số $20 tỷ mà chính quyền Việt Nam vừa buộc phải thừa nhận.

“Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công?”

“Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công” được coi là một tuyên bố vô trách nhiệm nhất của giới quan chức vào năm 2015. Thế nhưng vào Tháng Tám, 2015, chính báo giới nhà nước đã đồng loạt phát tin “Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Ðông Nam Á” và “được” ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.

Thứ hạng 12 trên lại khá tương đồng với vị trí từ dưới đếm lên của Việt Nam trong bảng xếp hạng về độ minh bạch của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI).

Tỷ lệ thực về nợ công/GDP do những chuyên gia phân tích độc lập đưa ra lại khác xa số liệu bít bùng của chính phủ. Từ cuối năm 2013, nợ công/GDP đã được một chuyên gia nhà nước thừa nhận là tăng đến 98%, tức làm ra 100 đồng thì phải dành đến 98 đồng để trả nợ.

Thậm chí những chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.

Còn gần đây, cùng với thông tin mới nhất về tỷ lệ nợ công của Trung Quốc đã lên đến 250%/GDP, một chuyên gia kinh tế là Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước& thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4.5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng $220 tỷ. Ðáng chú ý, nhận định của ông Doanh phát ra trong một cuộc hội thảo khoa học nhận diện về nợ công diễn ra mới đây - ngày 18 Tháng Năm - tại Hà Nội.

Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng $300 tỷ, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Argentina năm 2001.

“Lòng tin chiến lược” sụp đổ

Quả thực, tình hình ngân sách Việt Nam ngày càng “minh bạch.” Nếu vào những năm dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, tình trạng ngân sách mặc dù khá xấu nhưng vẫn bị ém nhẹm, thì đến lúc này chính Bộ Tài Chính đã phải thừa nhận về tương lai gần như bế tắc trong vay vốn ưu đãi ODA.

Nhìn lại quá khứ gần, có thể thấy rõ “lòng tin chiến lược” của quốc tế vào chính thể đầy rẫy tham nhũng và lãng phí ở Việt Nam đã thực sự sụp đổ từ năm 2014.

Không quá ngạc nhiên khi vào Tháng Mười Hai, 2015, đại diện của Ngân Hàng Thế Giới (WB) tuyên bố: WB ngưng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam.

Tới Tháng Ba, bà Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đến làm việc tại Việt Nam. Cũng tương tự như kết quả chuyến làm việc tại Việt Nam của ông Jim Yong Kim, chủ tịch WA, vào Tháng Hai, tổ chức này không hứa hẹn cung cấp bất cứ một khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Hà Nội, dù cả chủ tịch WB tổng giám đốc IMF đều được những nhân vật cao nhất Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tha thiết đón tiếp.

Sau hai cú sốc mang tên WB và IMF, giới lãnh đạo Việt Nam còn bị giáng thêm một đòn nữa, cũng vào Tháng Ba, khi Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) cũng tuyên bố chấm dứt cho vay ưu đãi.

Chẳng còn kiểu cười tươi rói như địa chủ được mùa. Mà bi kịch tiếp nối bi kịch.

Vào năm 2015, một con số ước tính của Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư cho rằng trong năm 2016, Việt Nam phải trả khoảng 360,000 tỷ đồng nợ công, tương đương khoảng $15 tỷ. Nhưng nếu căn cứ vào con số nợ công khoảng $20 tỷ Việt Nam phải trả trong năm 2015, chắc chắn số nợ công phải trả trong năm 2016 còn cao hơn $20 tỷ.

Lại “nhìn trộm” túi quần dân chúng

Tình trạng ngân sách Việt Nam đã đến thời điểm Minsky nợ và có thể vỡ nợ. Hai mươi tỷ đô la năm 2015 phải bị “hồi tố,” chưa kể năm 2016 và những năm tới...

Một lần nữa trong cơn bỉ cực, chính quyền lại “nhìn trộm” túi quần dân chúng. “Huy động vàng trong dân” là một chiêu sách có tính tình thế nhất. Từ năm 2011 đến nay, đã ít nhất ba lần chính quyền rất muốn “hốt vàng” như thế.

Hai lần trước, cuối năm 2011 và đầu năm 2015, chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước đã tung ra chính sách “sẽ huy động vàng” trong dân, theo phương châm “lấy mỡ nó rán nó.”

Thế nhưng, lần nào cũng vậy, dư luận người dân tích trữ vàng lại lo lắng về “quyết tâm thu hồi vàng trong dân” của Ngân Hàng Nhà Nước, vì trong thực tế chính quyền hoàn toàn chẳng có nổi một giải pháp đủ thuyết phục để bảo đảm vàng của dân không bị bốc hơi từ két sắt ngân hàng, dù đã có rất nhiều ý kiến của giới chuyên gia và người dân yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước phải có những biện pháp thật sự an toàn cho người gửi vàng.

Hàng loạt vụ đổ bể ở nhiều ngân hàng như Agribank, ACB, Vietinbank,... cùng các vụ thụt két và siêu lừa như Huỳnh Thị Huyền Như,... chưa kể hàng loạt ngân hàng có lãnh đạo bị tống giam từ năm 2014 đến nay như Ngân Hàng Xây Dựng, Ðại Dương, GP, hoặc hiện tượng “tiền tiết kiệm bốc hơi,” khiến cho dân chúng mất đi đáng kể niềm tin vào giới ngân hàng. Trong tình thế đó, nhiều người dân thà chôn giấu vàng dưới gầm giường, thay vì gửi vào ngân hàng mà không thể chắc chắn là vàng của mình sẽ “không cánh mà bay.”

“Chứng chỉ vàng” hay “trái phiếu vàng” mà Bộ Tài Chính lấp ló muốn trưng ra đã trở nên quá thô kệch và còn có thể là lừa lọc. Vào lần này, “sáng kiến” huy động vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục thất bại, và sẽ chẳng có 500 tấn vàng nào từ túi quần dân tuồn sang ngân quỹ của giới ngân hàng chỉ biết thủ lợi bất kể nhiều triệu dân không biết sẽ tồn tại ra sao trong những tháng năm tới.



Khủng hoảng nợ công: Việt Nam phải trả bao nhiêu năm 2016?
VNTB 21.5.16
http://www.ijavn.org/2016/05/vntb-khung-hoang-no-cong-viet-nam-phai.html


VNTB- Khủng hoảng nợ công: Việt Nam phải trả bao nhiêu năm 2016?


Như vậy, số nợ công mà việt Nam phải trả năm 2015 là khoảng 20 tỷ USD. Đây là một con số quá lớn, chiếm đến 10% GDP hàng năm, nhưng lại trong tình trạng ngân sách rỗng ruột và có thể sụp đổ.
Vào năm 2015, những con số do một số cơ quan nhà nước công bố đã cho thấy Việt Nam chỉ có “trách nhiệm” trả nợ công khoảng 7 tỷ USD. Con số này là quá thấp so với con số 20 tỷ USD mà chính quyền Việt Nam vừa buộc phải thừa nhận.
Năm 2015 là vậy. Còn năm 2016 sẽ phải trả bao nhiêu?
Vào năm 2015, một con số ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng trong năm 2016, Việt Nam phải trả khoảng 360,000 tỷ đồng nợ công, tương đương khoảng 15 tỷ USD. Nhưng nếu căn cứ vào con số nợ công khoảng 20 tỷ USD Việt Nam phải trả trong năm 2015, chắc chắn số nợ công phải trả trong năm 2016 còn cao hơn 20 tỷ USD.
Cần nhắc lại vào năm 2015, “Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công” là một tuyên bố vô trách nhiệm nhất của giới quan chức CSVN. Thế nhưng vào tháng 8/2015, chínhbáo giới nhà nước đã đồng loạt phát tin “Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á” và “được” Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.
Thứ hạng 12 trên lại khá tương đồng với vị trí từ dưới đếm lên của VN trong bảng xếp hạng về độ minh bạch của Tổ chức Minh bạch quốc tế.
Tỷ lệ thực về nợ công/GDP do những chuyên gia phân tích độc lập đưa ra lại khác xa số liệu công bố của Chính phủ. Từ cuối năm 2013, nợ công/GDP đã được một chuyên gia nhà nước thừa nhận là tăng đến 98%, tức làm ra 100 đồng thì phải dành đến 98 đồng để trả nợ.
Thậm chí những chuyên gia độc lập khác đã nêu ra tỷ lệ nợ công/GDP lớn hơn: 106%, nếu tính đầy đủ đến nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tiêu chí hướng dẫn cách tính nợ công của Liên hiệp quốc.
Còn gần đây, cùng với thông tin mới nhất về tỷ lệ nợ công của Trung cộng đã lên đến 250%/GDP, một chuyên gia kinh tế là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước… thì nợ công của VN có lẽ lên đến 110 - 120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỉ đồng.
Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001.

Lê Dung / SBTN



Nợ công: Tính đến 18.3.2016 mỗi người dân Việt Nam gánh nợ gần 23 triệu đồng
Trí Lâm - Đăng lúc: 19/03/2016 10:27
http://viettimes.vn/kinh-doanh/tai-chinh/no-cong-tinh-den-1832016-moi-nguoi-dan-viet-nam-ganh-no-gan-23-trieu-dong-45489.html


Theo bảng cập nhật của Đồng hồ nợ công thế giới, tính đến ngày 18.3.2016, nợ công của Việt Nam là 94,8 tỉ USD. Theo đó, mỗi người dân Việt Nam hiện nay đang gánh số nợ 1.039 USD (tương đương gần 22,8 triệu đồng).


Số liệu này cho thấy nợ công của Việt Nam hiện đang gia tăng khá nhanh. Sau 2 năm con số nợ công của Việt Nam đã tăng 16,1 tỉ USD. Nếu tính mốc từ năm 2010, sau 6 năm, con số nợ công của Việt Nam đã tăng thêm 49,4 tỉ USD từ 45,39 tỉ USD (năm 2010).

Theo đồng hồ nợ công thế giới, tốc độ gia tăng nợ công thời điểm 18.3.2016 đạt 9,3%, thấp hơn tốc độ gia tăng của năm 2015 và các năm về trước.

Trước đó, tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2015 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 31.12.2015, số nợ công của Việt Nam đã ở mức 62,2%.

Trong đó, nợ Chính phủ ở mức 50,3% (vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP), nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước.

Vào tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) lại đưa ra con số nợ công của Việt Nam năm 2014 đã là 110 tỉ USD (tương đương khoảng 2,35 triệu tỉ đồng). Tức mỗi người dân Việt Nam gánh khoảng 1.200 USD/người.

Trong đó, nợ của Chính phủ dành cho các mục đích đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ là 79,6%; nợ của các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước (do Chính phủ bảo lãnh) khoảng 19% và nợ của chính quyền địa phương là 1,4%.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cách tính nợ công giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang có độ chênh lệch không nhỏ.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng, cách tính nợ công của Việt Nam còn chưa tính nợ trái phiếu Chính phủ. Đáng ra phải tính theo thông lệ quốc tế, đưa tất cả khoản thu chi vào cân đối chung, việc thu chi ngoài cân đối ngân sách là không nên. Không thể khi dự toán chỉ trong cân đối, khi quyết toán lại tính tất cả thu chi, dẫn đến vượt dự toán đến 25-30%.

Theo ông Bùi Trinh, khi nợ cao thế này, chi tiêu ngân sách vẫn tràn lan thì phải tận thu, tận thu thì phải quay ra bóp doanh nghiệp. Rồi tới đây lương tăng lên 14%, BHXH được tính theo quy định mới, thuế còn tăng nữa thì không doanh nghiệp nào chịu được.

“Mấu chốt vấn đề nằm ở chi ngân sách, đầu tư công tràn lan và không hiệu quả. Cần phải giảm chi ngân sách, dừng xây dựng công sở hoành tráng. Dân còn đang thuê nhà, công sở từ thuế của dân mà cứ đua nhau xây lớn. Các lãnh đạo cũng phải hạn chế xe công, chứ không để xe công tràn lan. Kỳ lạ là tất cả những dự án, công trình này đều thông qua Quốc hội, Quốc hội đều bấm nút cả…”, ông Trinh nhấn mạnh.$pageOut$pageInPhụ Lục bài 3

DỐT NÁT


"Bỏ Blog vào phong bì rồi gởi bưu điện cho anh"



Guk gồ chấm lòe - NGUYỄN QUANG LẬP - 25.02.2012
https://quechoablog.wordpress.com/2012/02/25/guk-g%E1%BB%93-ch%E1%BA%A5m-loe/

Từ tối qua đến giờ thiên hạ bàn tán xôn xao phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành, thi nhau bình luận cái câu guk gồ chấm Tiên Lãng của ông, đúng là cười chết thôi.

Người đẹp Thanh Chung đã viết status trên FB: “Mình đoán thế này: Anh Thành cho rằng các cụ ở câu lạc bộ Bạch Đằng chả biết quái gì về in-tẹc-nẹt nên mới mang anh “Gú-gờ” ra lòe. Chẳng ngờ trình “Ai-ti” (IT) của các cụ hơi bị cao nên anh Thành trở nên “lổi tiếng“. Đúng rồi, các quan ngày nay đã dốt lại cố tỏ ra nguy hiểm như ông Thành nhiều lắm, đếm không xuể.

Dốt mấy chuyện mạng méo không có gì phải xấu hổ cả. Không biết gọi là dốt, thế thôi. Để xóa dốt nhiều khi chỉ mất dăm bảy phút, nhưng các quan quen thói giấu dốt không dám mở miệng hỏi người ta một câu. Thói ăn trên ngồi trốc, lên mặt dạy dỗ thỉên hạ quen rồi, chịu khó làm học trò người ta năm bảy phút để người ta bày cho là chuyện không thể, các ông xấu hổ lắm.

Khốn nỗi mạng méo bây giờ đã phổ cập toàn dân, đến trẻ lên ba hảy còn biết, các quan lại càng xấu hổ. Thành thử các quan đua nhau xài mobile xịn, laptop xịn mấy ngàn đô trở lên, không phải để khoe giàu, đáng gì mấy ngàn đô mà khoe, chủ yếu để các quan lòe mọi người về cái trình IT của họ. Đã dốt IT lại còn đòi lòe người ta, rõ khổ mấy ông quan quê mùa sĩ diện hão. Giấu gì chứ giấu dốt là rất khó, giấu dốt IT lại càng khó, trước sau cũng lộ tẩy, có mà chạy đằng giời.

Mình có quen một ông xếp tổng một công ty, tất nhiên là DNNN, loại doanh nghiệp chính phủ trả lương chính phủ lo vốn, lo luôn cho khoản nợ nần gọi là 3 nợ: cho nợ, giãn nợ và xóa nợ… khỏe re. Nói thật, con bò cũng làm được tổng giám đốc mấy doanh nghiệp này. Sướng thế nên ông tổng này ăn chơi nhảy múa suốt ngày, đến họp tổng kết công ty do ông chủ trì ông cũng bỏ mặc. Ngồi nhậu với tụi mình, ông gọi điện về cơ quan, nói anh em cứ thảo luận kĩ vào, một buổi không xong thì hai buổi, cuối buổi chiều tôi về kết luận, rồi cúp máy nhậu cho tới chiều.

Mình cười, nói bác chạy rông suốt ngày, biết công ty đang làm gì mà chỉ đạo với chả kết luận. Ông cười cái cái xoẹt, vỗ cái laptop xịn nhất nước Nam luôn đeo kè kè bên người, nói giám đốc thời đại mới làm việc trên mạng , cần gì phải đến văn phòng. Kinh, hi hi. Ông nói mà quên mất chỉ trước đó một ngày, tối chủ nhật mình có meo cho ông một tài liệu, gọi điện nói anh chéc đi, tài liệu quan trọng, có liên quan đến anh đó. Anh ok ok chéc ngay chéc ngay. Một giờ sau mình gọi điện, nói đọc chưa. Ông bảo chưa, bận quá bận quá. Mình mới dọa, nói tối chủ nhật bận cái gì, chéc ngay, đọc ngay, xử lý ngay không thì nguy đấy. Lúc này ông mới thở ra, nói khổ quá, tôi cũng sốt ruột lắm, nhưng con bé đi học tiếng Anh chưa về. Té ra email của ông ở nhà thì con gái giữ, ở cơ quan thì thư kí giữ. Làm việc trên mạng của ông là rứa đó, hi hi.

Chuyện đó không hay bằng chuyện Trương Duy Nhất kể. Đà Nẵng là nơi nổi tiếng phong trào xóa mù tin học cho cán bộ công nhân viên chức. Một hôm cu Nhất xem ti vi thấy một ông quan Đà Nẵng đang khoe thành phố Đà Nẵng 100% cán bộ công nhân viên chức biết sử dụng internet. Cu Nhất mới gọi điện cho ông quan này, nói em viết xong bài rồi, anh cho em xin địa chỉ email để em gửi cho. Ông này tỉnh bơ, nói mày cứ gửi cho anh về 57 bis Bạch Đằng.

Còn đây là chuyện quan Hà Nội hẳn hoi. Ông này hay lắm, lúc nào cũng có mobile xịn nhất, đời mới nhất nhưng không biết nhắn tin, đọc tin nhắn. Đến việc lưu số máy cũng không nốt, lúc nào cũng có sổ danh bạ dày cộp trong túi. Người ta gọi điện, nói đây là số máy của tôi, anh lưu vào nhé. Ông cười, nói rồi, chuyện nhỏ như con thỏ, để tối về tôi lưu, đang bận. Bây giờ ông đọc đi để tôi ghi tạm vào sổ. Chết cười.

Trường phái guk gồ chấm lòe thì ông Thành còn khá hơn ông này nhiều. Ông Thành còn biết guk gồ chấm Tiên Lãng, ông này nghe nói Trần Nhương. com thì cười cái hậc, nói chấm đéo gì kì quặc, có hai chữ chưa đủ câu cũng chấm.

Ba bốn năm nay không gặp ông, sáng nay ông gọi điện cho mình rất sớm, nói nghe chúng nó bảo mày có cái blog Quê choa hay lắm à, gửi cho anh đọc đi. Mình nói anh vào gu gồ gõ hai chữ Quê choa là ra ngay thôi. Anh nói guk gồ guk gheo làm gì cho phức tạp, dạo này anh bận lắm. Mày chịu khó ra bưu điện gửi cho anh.



Thủ tướng Dũng “Ê Rô”
Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng Làm Diễn Viên Hài Tại Pháp Ngày 25-9-2013
Trong Chuyến Nguyễn Tấn Dũng đi Pháp từ 24-26/9/2013

Ngay sau ngày 25-9-2013, đài truyền hình Pháp Canal Plus đã loan truyền khắp nước Pháp về đoạn video diễu hài và cực kỳ khinh nhạo của một tên gọi là Thủ tướng xứ Cộng Sản bên cạnh Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault.

Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng tức Ba Dũng, nguyên gốc là y tá chích heo, chỉ là từ 1 tên du kích từ năm 12 tuổi leo lên, trong lý lịch hắn ghi "Đại học Luật", nhưng đến 1 câu ngoại ngữ thông thường, tiếng Anh hay tiếng Pháp, cũng không biết nói, phải dùng tiếng Việt nói chuyện với người ngoại quốc trong một buổi họp báo có đông đảo bàn dân thiên hạ nhòm vào!

Trong video mà Canal Plus Pháp loan tải, cho thấy những hành vi bất nhã lơ láo ngô nghê lố bịch khi Dũng yêu cầu đóng cửa, yêu cầu điều chỉnh âm thanh, yêu cầu phiên dịch v.v... mà nói toàn bằng tiếng Việt thậm chí dùng cả "ngôn ngữ tay chân" để yêu cầu.
Thêm nữa, trong phần nói mở đầu, VC ngố Nguyễn Tấn Dũng nói rằng “nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới”, không hiểu tập ngữ "trên thế giới" có nghĩa gì ở đây?
Không những thế, VC ngố Nguyễn Tấn Dũng còn làm thêm trò cười cho thiên hạ khi đọc đến tên Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault mà hắn phát âm là “Giăng Mắc Ê Rô”.
Không còn gì dốt nát và nhục nhã hơn cho tập đoàn máu ba đình!

Xem Video Clip ở đây do tôi cóp lại và lưu trữ từ Canal Plus (link gốc http://player.canalplus.fr/#/941808 đã bị xóa mất)


Phụ Lục 1 bài tường thuật về vụ này của Tuyết Lan đăng trên http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=81358 ngày 5/10/2013. Chú ý các You Tube link và link gốc của Canal Plus đưa trong bài này đều đã died.

Bạn thân mến,
Tuần này Tuyết-Lan xin chuyển bản tin Không Lề trên Facebook của BasamVN và của GiaKieng-nguyen-Pháp để bạn được dịp cười và buồn cho thân phận đất nước Việt Nam dưới ách cai trị của bọn ngu dốt tự xưng là đỉnh cao trí tuệ.
Sau đây là nguyên văn
“FB Tin Không Lề 29-9-2013
https://www.facebook.com/BasamVN/posts/517404718353303
Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đài truyền hình Pháp, Canal Plus, đã mang Thủ tướng ra làm trò cười: https://www.youtube.com/watch?v=1VMb683TeNM&feature=youtu.be
Phút thứ 1:10, các phóng viên đã chế nhạo thủ tướng khi ông ra hiệu bằng tay để đóng cái màn che ở sau lưng.
Phút thứ 2, khi máy dịch bị trục trặc, Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay chạm vào tay TT Jean Marc Ayrault, rồi nói tiếng Việt: “Xin lỗi ngài, chưa nghe được”.
Rồi sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng nói tiếp: “Xin lỗi ngài, cho dịch trực tiếp”.
Phút thứ 3, các phóng viên đã chế nhạo thủ tướng khi Nguyễn Tấn Dũng phát âm tên của TT Pháp Jean Marc Ayrault là “Giăng Mắc Ê Rô”.
Đây là hành động “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước”, đề nghị thủ tướng cho “điều tra, xử lý nghiêm” việc đài truyền hình này đã phát các thông tin “chống Đảng, chống Nhà nước”, cũng như ra lệnh cho Văn phòng Chính phủ ra công văn, tương tự như công văn số 7169, ngày 12-09-2012, để cấm dân không được xem đài truyền hình Canal Plus, như thủ tướng đã từng cấm đọc các trang “Dân Làm Báo”, “Quan Làm Báo” và “Biển Đông” hồi năm ngoái.
https://www.facebook.com/photo.php?v=416446511801094
và link thứ 2
Mời xem :
http://player.canalplus.fr/#/941808
Chuyến thăm viếng chính thức nước Pháp của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn lầm lũi. Không có một tờ báo nào đề cập đến, dù chỉ là một dòng. Cũng không có đài phát thanh hay truyền hình nào đưa tin dù chỉ là vài giây.
Tệ hơn nữa đài Canal Plus, một đài chủ yếu có mục đích giải trí, còn chiếu một đoạn trong buổi họp báo chung của ông Dũng với thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault để làm trò cười. Các ký giả cười ngặt nghẽo vì cử chỉ và ngôn ngữ ngớ ngẩn của ông Dũng và về cách phát âm rất quê mùa của ông khi ông nói tên thủ tướng Jean Marc Ayrault là "Giăng Mắc Ê Rô".
Tuy vậy họ không hiểu tiếng Việt để cười vì câu mở đầu rất ngộ nghĩnh của ông Dũng:
"Tôi xin bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới".
Các bạn có thể xem khúc phim của Canal Plus theo link sau đây. Nên lắm!
http://player.canalplus.fr/#/941808
Tuyết-Lan xin chuyển lại bản dịch ra Việt Ngữ của báo chí:
[1’07:1’16] - Bắt đầu buổi họp báo, NTDũng có vẻ không được bình thản, nhìn láo liên, chung quanh và đằng sau cửa sổ. TT Pháp cười, không hiểu Dũng muốn nói gì, có lẽ Dũng muốn nói thật là một ngày thật đẹp trời chăng ?
[1’17:1’21] - TT Pháp bắt đầu phát biểu: "Thưa ông Thủ tướng. Thưa quý bà, quý ông. […] thân thiện và đặc biệt nồng nhiệt..."
"Monsieur le Premier Ministre. Mesdames, Messieurs. […] convivial et particulièrement chaleureux.."
[1’22] - N.T.Dũng ngắt lời: "Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không? Nắng quá!"
[1’24:1’33] - TT Pháp thấy Dũng múa tay, không hiểu Dũng muốn gì nên kiếm xung quanh có ai đoán được không: "Là ánh nắng làm ông… À vâng, phải kéo rèm cửa sổ."
"C’est le soleil qui vous... Ah oui, il faut tirer le Rideau."
[1’34] - N.T.Dũng: "ờ."
[1’35] - TT Pháp nhờ tùy viên: "Nhờ ông vui lòng kéo rèm cửa sổ, bởi vì..."
"Voulez-vous tirer le rideau s’il vous plait..., parce que..."
[1’37] - TT Pháp chỉnh lại áo veste, dơ cao hai tay thở dài bất lực.
[1’40] trở lại chương trình đài truyền hình – Bình luận viên Ali Baddou chế nhạo "très très chaleureux, très très chaleureux." (rất rất là nồng nhiệt, rất rất là nồng nhiệt).
[1'43] - Nicolas Domenach phụ họa thêm: "và khi mọi sự khởi đầu không tốt, thì mọi việc tiếp theo đều sẽ xấu. Quý vị nhìn xem, tội nghiệp."
"Et quand ça commence mal, eh ben, ça continue mal. Regardez, les pauvres."
[1’47] - TT Pháp: "Tôi không biết cho việc dịch thuật mình làm sao đây bởi vì...tôi... ông Thủ Tướng. Ông có đã lấy (làm dấu tay chỉ ống nghe) ? (trở lại bài diễn văn). Chúng tôi đã dự tính một chuyến công du tại Pháp và điều đó đang xảy ra."
"Je ne sais pas comment pour la traduction on fait parce que…je… pour Monsieur le Premier Ministre. Vous avez pris… (làm dấu tay chỉ ống tai nghe). Nous avions envisagé un déplacement en France et il a lieu."
[2’03] - N.T.Dũng ngắt lời lần thứ hai: "Xin lỗi ngài chưa nghe được."
[2’04] - TT Pháp "ça ne marche pas ?" (không chạy à ?).
N.T.Dũng: "Chưa nghe được, xin lỗi Ngài cho dịch trực tiếp."
(nghe thông dịch)
[2’16:2’20] - TT Pháp nói nhỏ điều gì với nhân viên, dơ tay lên thở dài lần thứ hai.
[2’22] trở lại chương trình - Ali Baddou: "Et ce n’est pas fini. C’est ça qui est génial" (vẫn chưa hết, thế mới tuyệt vời.)
Nicolas Domenach: "ça continue avec les oreillettes. Ecoutez!" (mọi việc tiếp tục với ống nghe, quý vị hãy lắng nghe).
[2’29] - N.T.Dũng: "À, thưa Ngài Thủ Tướng. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cao cấp của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp.. ở Âu Châu và... trên thế giới."
[2’46] - TT Pháp: "Merci Monsieur le Premier Ministre pour les voeux que vous venez de formuler." (cám ơn những lời chúc của ông Thủ tướng.)
[2’50] : trở lại chương trình "C’est génial: MISTER BEAN " (Tuyệt vời : MISTER BEAN !).
"Quelqu’un s’est fait engueler ?" (có ai bị mắng không ?).
"Tout le monde" (tất cả mọi người).
[3’00] : "Mais on comprend pourquoi le Premier ministre vietnamien a dit merci à :"
(nhưng chúng ta hiểu rằng tại sao ông thủ tướng VN đã chuyển lời cảm ơn đến:)
[3’05] - tiếng và hình của N.T.Dũng "DĂNG MẮC Ê RÔ".
Mọi người cười ngất.
Nicolas Domenach:
"Ah oui, Jean Marc Ayrault. On souffre pour lui. On souffre effectivement".
(À là Jean Marc Ayrault. Mình đau đớn hộ ông ấy. Mình thực sự đau đớn).
"On souffre pour" (mình đau đớn cho) :
[3’15] - nghe lại giọng nói của N.T.Dũng lần thứ hai: DĂNG MẮC Ê RÔ
Ali Baddou: "C’est joli, ça donne un petit côté exotique." (cũng đẹp, nó cho một khía cạnh ngoại lai).
[3’24] - Bà Anne-Elisabeth nhại giọng nghẹt mũi quê mùa của Dũng: "Dăng Mắc Ê Rô."
[3’26] - Ali Baddou hỏi bà Anne-Elisabeth: "ça va Michel Leeb ?" (khỏe không ông Michel Leeb (*) ?)
(*)Michel Leeb là một tên hề người Pháp, chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại, nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người Tàu nói tiếng Pháp bồi.
[3’28] - "Mình vẫn không chán với Dăng Mắc Ê Rô. Ông có thể cho nghe lại được không ?"
"on ne s’en lasse pas avec Dăng Mắc Ê Rô. Vous pouvez remettre ?"
"Allez remettez le encore une fois." (Ừ, nghe lại ông ta một lần nữa).
[3’33] - hình và giọng NTD lần thứ ba
Nicolas Domenach: "Et ce n’est pas Michel Leeb" (và đây không phải là hề Michel Leeb).
Xem và đọc để thấy rõ sự dốt nát và hư đốn của một tên Thủ Tướng và các cận thần trong cái nhà nước cộng sản Việt Nam. Dốt nát thì rõ ràng quá rồi, bởi vì trình độ học vấn căn bản của Ba Dũng Y tá chắc chỉ tới lớp 7 ở chiến khu mà thôi. Sau này Nguyễn Tấn Dũng có quyền chức, nên có thêm bằng cấp, nhưng lại thuộc vào loại “chuyên tu” và “tại chức” nên không thể nào ở ngoài định luật “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Tại sao nói là “hư đốn” cả lũ?
Bạn thân mến ơi, sở dĩ “phê” hai chữ “hư và đốn” đó là vì từ thời xưa, theo thông lệ, khi một nguyên thủ đi công cán ở ngoại quốc, nghĩa là đến một quốc gia khác, Bộ Lễ hoặc Bộ Tiếp Tân phải lo chuẩn bị và tập huấn cho nguyên thủ một số cung cách giao tiếp đúng theo nghi thức của ngoại giao và tập tục của quốc gia mình thăm viếng. Ông Thủ Tướng phải học và tập trước khi lên đường, có cận vệ bên cạnh để nhắc tuồng cho khỏi bị hố. Chắc Nguyễn Tấn Dũng cũng được Bộ Tiếp Tân tập tành tối thiểu, chẳng hạn vài câu “Bon Jour”, “Escusez-moi”, “Merci” v.v... và dặn dò là đừng sờ vai, rờ tay, đụng chân đối tác. Nhưng Ba Dũng đã quên bài, vì chỉ số trí tuệ (IQ) quá thấp, thành ra quờ quạng, ngớ ngẩn, mất bình tĩnh, thành lố lăng. Coi cử chỉ của Nguyễn Tấn Dũng đối với Thủ Tướng Pháp, người ta nhớ lại “vụ” Tông Tông Obama cúi đầu quá thấp trước Nhật Hoàng và Đệ Nhất Phu Nhơn Hoa Kỳ Michelle Obama đưa tay chạm long thể Nữ Hoàng Anh, vi phạm nghi thức hoàng gia, cũng khiến truyền thông báo chí phê bình và biến thành trò cười cho người Âu Châu một thời.
Không nhớ bài học là “đốn” rồi. Còn “hư” là do không chịu siêng năng tập tành. Vì hư và đốn nên mới làm mất thể diện quốc gia. “Nhập gia thì phải tùy tục”, dinh thự công cộng ở Pháp thường không có màn che cửa, mà Nguyễn Tấn Dũng ra dấu bỏ màn xuống kẻo bị nắng rọi, tội nghiệp ông Thủ Tướng Pháp phải ngẩn người ra mấy giây mới hiểu, để kêu người đến đóng bít hai cánh cửa sau lưng Nguyễn Tấn Dũng lại!
Báo chí quốc nội Việt Nam cứ ca lên là “chuyến đi tốt đẹp”, “Pháp và Việt Nam đã thành đối tác chiến gương chiến lược”. Sự thật thì Pháp chỉ tiếp đón Nguyễn Tấn Dũng như một anh trọc phú cầm gần 9 tỷ Mỹ Kim tiền đi mua hàng mà thôi! Tuy cùng có chức là Thủ Tướng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng của cộng sản Việt Nam làm sao có thể “đồng đẳng”với ông Jean Marc Ayrault được. Không biết viên thông dịch nào đã phiên âm Jean Marc Ayrault thành Giăng Mắc Ê Rô? Thay vì tập cho ông ta phát âm cho chuẩn. Người Việt ta thường có khiếu phát âm tiếng Pháp hoặc tiếng Anh khá chuẩn đấy, sao ông không chịu học, để ra nông nỗi này, hở Nguyễn Tấn Dũng? Xây nhà thờ tộc họ cho “hoành tráng”, xây dinh thự cao ốc cho vĩ đại, mà trong đầu óc rỗng tuếch, không có một chữ “Oui” hay “Non” để đi công tác tận Pháp Quốc, rồi làm trò cười cho cả thế giới, có chết không hở Bạn?
$pageOut$pageInPhụ Lục bài 4

Peace Corps được vào Việt Nam

Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ San Jose, California 25 tháng 5 2016

Trong chuyến công du Việt Nam tuần này, khi loan báo những hợp tác mới giữa hai nước Tổng thống Barack Obama cho biết chương trình Peace Corps (Đoàn Hòa bình) của Hoa Kỳ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam trong công tác giảng dạy Anh ngữ.

Sau đó, trong một buổi lễ với sự hiện diện Ngoại trưởng John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện hai quốc gia là giám đốc Peace Corps, bà Carolyn Hessler-Radelet, và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã ký các văn bản để khởi động chương trình đem tình nguyện viên đến Việt Nam.

Theo thỏa thuận, Việt Nam đồng ý tiếp nhận tình nguyện viên Peace Corps đến dạy Anh ngữ cũng tham gia vào việc huấn luyện đội ngũ giáo viên tiếng Anh, mở đầu tại Hà Nội, Sài Gòn và sau đó sẽ đến các tỉnh thành khác.

Đây là kết quả của một tiến trình nhiều trở ngại kéo dài trong phát triển quan hệ Mỹ-Việt. Từ năm 2008, Đại sứ Michael Michalak trong buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở San Jose cho biết Hoa Kỳ đã đề xuất việc này. Đến năm 2012 một phái đoàn do ông Aaron Williams, giám đốc Peace Corps thời đó, đã đến Việt Nam để xem xét việc thiết lập chương trình, nhưng Hà Nội không tỏ vẻ nhiệt tình vì vẫn còn nghi ngờ hoạt động của Peace Corps.

Trong những thập niên 1960 và 1970 trên truyền thông tại các quốc gia không thân thiện với Hoa Kỳ có cáo buộc rằng tình nguyện viên Peace Corps có là những người hoạt động tình báo.

Thời chiến tranh Việt Nam, nhiều thanh niên Mỹ đăng ký làm tình nguyện cho Peace Corps để khỏi phải gia nhập quân đội, tránh qua tham chiến ở Việt Nam.

Tướng Quang quyết định


Năm ngoái, trong chuyến đi Hoa Kỳ của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, nay là chủ tịch nước, ông đã được giới chức Mỹ trình bày cho hiểu rõ mục tiêu hoạt động của Peace Corps và sau đó chính ông là người đã đồng ý cho Peace Corps vào Việt Nam.

Tháng Bảy năm ngoái, khi Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đến San Jose tôi đặt câu hỏi về triển vọng đưa Peace Corps đến Việt Nam và ông nói chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2015. Khi đó đã có kế hoạch cho Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam vào tháng 11, nhưng chuyến đi không thực hiện được vì Việt Nam bận đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Phải đợi đến tuần này, với chuyến đi của Tổng thống Obama thì chương trình đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam mới chính thức được đại diện hai quốc gia ký kết.

Peace Corps được Tổng thống John F. Kennedy khai sinh năm 1961 với mục đích gửi thanh niên Hoa Kỳ, vừa tốt nghiệp đại học, đến những nước kém phát triển để phục vụ hai năm trong những lãnh vực mà quốc gia đó cần, thường là về giáo dục, y tế, nông nghiệp, chăn nuôi trong những thập niên đầu của chương trình.

Peace Corps được Tổng thống John F. Kennedy khai sinh năm 1961 với mục đích gửi thanh niên Hoa Kỳ, vừa tốt nghiệp đại học, đến những nước kém phát triển để phục vụ hai năm trong những lãnh vực mà quốc gia đó cần, thường là về giáo dục, y tế, nông nghiệp, chăn nuôi trong những thập niên đầu của chương trình.

Khoảng ba thập niên trở lại đây, Peace Corps đã mở rộng chương trình gồm cả công nghệ thông tin, thương mại, môi trường, phát triển thanh thiếu niên, phát triển cộng đồng.

Đối với những chính phủ không thích Hoa Kỳ, họ nghi ngờ hoạt động của tình nguyện viên vì đó là những thanh niên, thiếu nữ từ bỏ cuộc sống êm ấm ở Mỹ đến sống hòa nhập với môi trường của người dân, hiểu được ngôn ngữ và những phong tục tập quán địa phương.

Với chính phủ và người dân Hoa Kỳ, những tình nguyện viên Peace Corps được coi như là “đại sứ nhân dân” đại diện cho các tầng lớp xã hội Mỹ ra trước thế giới.

Theo số liệu gần đây nhất của Peace Corps, trong gần 9 nghìn tình nguyện viên đang phục vụ trên 70 quốc gia, 37% là về giáo dục, 22% về y tế, phòng chống bệnh Sida, 14% về thương mại và công nghệ truyền thông, 13% về môi trường.

Con số tình nguyện viên phục vụ ở châu Phi đông nhất, chiếm 41%; Mỹ Latinh 23%; Đông Âu và Trung Á 18%. Con số ở Đông Á bao gồm Trung Quốc, Cambodia, Indonesia, Mongolia, Philippines và Thái Lan chỉ chiếm 8%.

Lịch sử 55 năm


Image caption Tác giả cùng các học trò ở Togo

Trong 55 năm hoạt động, Peace Corps đã gửi 220 nghìn công dân Mỹ làm tình nguyện viên đi phục vụ tại 144 quốc gia khắp thế giới.

Mỗi năm Peace Corps tuyển chừng 4 nghìn tình nguyện viên. Quá trình tuyển chọn từ lúc nạp đơn cho đến ngày chính thức rời Hoa Kỳ có thể lâu từ 9 tháng đến một năm vì phải qua các thủ tục an ninh và sức khoẻ.

Một tình nguyện viên khi được chọn phải cam kết phục vụ 27 tháng, trong đó có ba tháng học ngôn ngữ và hướng dẫn về phong tục, tập quán nơi sẽ đến làm việc.

Tình nguyện viên được trợ cấp tài chánh để trả tiền nhà, tiền ăn bằng mức sống của một người dân địa phương.

Tôi là một tình nguyện viên Peace Corps được gửi sang Togo dạy lý hóa bậc phổ thông từ 1983 đến 85. Trong hai năm đó tôi sống trong một căn nhà không có điện, không có nước, không ti-vi. Phương tiện giải trí chỉ là chiếc ra-đi-ô cát-sét tôi mang theo để nghe nhạc. Liên lạc với gia đình và bạn bè là những lá thư gửi qua đường bưu điện.

Bây giờ tình nguyện viên không còn cách biệt với bên ngoài như thế nữa vì hầu như khắp nơi trên thế giới đều có thể nối mạng Internet.

Năm tôi sang Togo, trong đoàn có tất cả 45 người, làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau gồm dạy toán lý hoá, trồng cây, đào giếng, y tế, huấn luyện sư phạm Anh ngữ.

Việt Nam sẽ đón những tình nguyện viên từ Hoa Kỳ sang giảng dạy và huấn luyện cho các giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam. Theo hiểu biết của tôi, để được chọn phục vụ trong ngành này một ứng viên cần có ít nhất bằng cử nhân, đã học những lớp TESL (Teaching English as Second Language) hay TEFL (Teaching English as Foreign Language) và có kinh nghiệm dạy Anh ngữ, càng nhiều năm càng có cơ hội được chọn.

Những tình nguyện viên Peace Corps sau khi hết hạn phục vụ hai năm nhiều người tiếp tục làm việc trong lãnh vực phát triển quốc tế, có người trở thành những nhà ngoại giao của Hoa Kỳ.

Sau hai năm ở Togo, tôi làm việc với Cao ủy Tị nạn tại Đông Nam Á thêm vài năm nữa rồi sau đó về lại Hoa Kỳ dạy học.
Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.


$pageOut$pageInPhụ Lục 5

Nancy Nguyễn trả lời RFA về việc bị an ninh VN bắt giữ 6 ngày
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-05-27
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nancy-ng-talks-ab-6-day-detention-interrogation-in-vn-gm-05272016072305.html



Cô Nancy Nguyễn, một người trẻ lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền trong nước, vừa qua về Việt Nam bị an ninh bắt đi mất tích 6 ngày.

Khi ra khỏi Việt Nam, cô dành cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do cuộc nói chuyện kể lại thời gian bị giam giữ và thẩm vấn bởi an ninh Việt Nam. Trước hết cô cho biết:

Nancy Nguyễn: Sự việc cũng chóng vánh lắm. Tôi nghĩ những người về Việt Nam và những người đứng ra kêu gọi biểu tình không bao giờ nghĩ mình có thể thoát khỏi sự truy lùng của an ninh Việt Nam đâu. Cho nên ai nghĩ mình không bị bắt, mình có thể trốn thì tôi nghĩ đó sẽ là chuyện sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên thời điểm tôi về có chút nhạy cảm vì chỉ ngày hôm trước, hôm sau thì đến ngày bầu cử, và tổng thống Mỹ đến thăm.

Vắn tắt sự việc thì ngày 19 tôi còn ở trong khách sạn; họ lên đập cửa phòng và kiểm tra hành chính. Lúc đó khoảng 11 giờ khuya. Khi kiểm tra hành chính thì họ câu lưu luôn, theo lời của họ là ‘câu lưu kiểm tra hành chính’ để làm rõ vấn đề ‘sử dụng giấy tờ giả’ mặc dù tất nhiên chuyện đó không có. Chứ nếu dùng giấy tờ giả thì tôi không được ngồi nói chuyện ở đây đâu, vẫn còn bị giữ trong đó.



Tất nhiên họ không có bằng chứng hay cơ sở nào để giữ người hết nên họ phải thả.

Gia Minh: Đó là cái cớ để giữ người nhưng khi làm việc họ có làm việc gì về vấn đề giấy tờ giả hay không, và cô Nancy phản bác về cáo buộc đó thế nào?

Trong khoảng hai ngày đầu khi bị câu lưu thì tôi không trả lời bất cứ câu hỏi nào. Tôi cự tuyệt trả lời.
- Nancy Nguyễn

Nancy Nguyễn: Khi họ đưa tôi về đồn gọi là câu lưu hành chính thì họ câu lưu từ 11 giờ khuya và họ thẩm vấn mãi cho đến 5 giờ chiều ngày hôm sau. Trong thời gian thẩm vấn như vậy phần lớn họ chỉ xoay quanh hoạt động của mình mà họ cho là chống đối chính quyền. Còn vấn đề sử dụng giấy tờ giả thì hầu như họ không nhắc tới.

Họ nói tôi làm những việc mà có cáo buộc liên quan đến hoạt động dân sự, về dân chủ.

Gia Minh: Khi họ cáo buộc như vậy thì cô có phản bác những điều đó ra sao?

Nancy Nguyễn: Trong khoảng hai ngày đầu khi bị câu lưu thì tôi không trả lời bất cứ câu hỏi nào. Tôi cự tuyệt trả lời. Họ hỏi tên, ở đâu, làm gì thì tôi nói cần gặp luật sư của mình chứ tôi không có nhu cầu trả lời những câu hỏi này.

Khi họ thấy không thể nào sử dụng biện pháp dân sự để yêu cầu mình khai được thì họ nhốt tôi vào trong một phòng khách sạn, có an ninh ngày đêm canh thẳng trong phòng. Rồi qua một đêm đến chiều hôm sau nữa họ kéo tôi trở lại về đồn và đọc lệnh bắt khẩn cấp luôn. Từ khách sạn họ đưa về đồn công an phường 10, quận 5.

Sau khi họ bắt khẩn cấp, lúc đó mình đã là bị can rồi nên họ đưa lên xe chuyên dụng chở về Trại tạm giam B34.

Gia Minh: Và trong trại tạm giam thì họ làm việc thế nào, giam ra làm sao?

Nancy Nguyễn: Khi bắt về Trại tạm giam cũng làm những thủ tục nhập trại như lăn tay, làm căn cước, lấy lời khai… Ở trong đó với tư cách là bị can rồi thành ra… Cũng tức cười lắm khi nhập trại họ nói với tư cách người bị tạm giữ, cô có những quyền như thế này: tự biện hộ, nhờ người biện hộ hoặc có luật sư. Nhưng tôi yêu cầu cần có người biện hộ thì họ nói không có. Ở Trại tạm giam họ giữ tôi từ 6 giờ chiều cho tới khuya và nhập vào ‘jail’ tức nơi ‘tạm giữ’.

Tất cả những câu hỏi liên tục của họ cho đến lúc đó thì tôi nói theo như những điều mà các anh vừa mới nói với tôi thì tôi có quyền có luật sư và người biện hộ nên tôi yêu cầu có luật sư và người biện hộ. Họ nói nếu như vậy thì làm đơn, và tôi cũng làm đơn nhưng họ cũng coi như tờ giấy lộn thôi.

Gia Minh: Khi ra khỏi Việt Nam họ có nói gì để có chuyện đó?

Nancy Nguyễn: An ninh họ làm công việc của họ và họ có một gửi gắm là nếu thấy không bị đánh đập, không bị nhục hình, không làm gì tôi thì cũng nên lên tiếng để ‘giải oan’ cho người ta vì tại sao vẫn có dư luận về đánh đập.

Tôi không biết lý do họ không đánh tôi vì tôi là người nước ngoài hay họ không có đánh đập. Họ có hỏi bởi vì cô là người nước ngoài nên chúng tôi không đánh hay là ai tôi cũng không đánh; tại sao cô không hỏi? Tôi nghĩ nếu có hỏi đi chăng nữa thì câu trả lời cũng quá rõ ràng rồi. Trước đó mình đã có nhiều bằng chứng rồi.

Cô Nancy Nguyễn, một người trẻ lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền trong nước, vừa bị an ninh Việt Nam bắt mất tích 6 ngày. RFA PHOTO

Những người làm việc trực tiếp với tôi họ không xâm phạm về mặt thể chất; nhưng tôi nghĩ có những đe dọa về tinh thần. Chẳng hạn như khi tôi nhất quyết không chịu hợp tác, họ không nói sẽ đánh nhưng họ nói bây giờ còn ngồi ở đó vì hành chính chứ mai mốt đưa vào ‘trong kia’ rồi thì nói thật không chịu nổi ba ngày đâu. Họ không đánh mình nhưng nói ‘cứng cỡ nào’ cũng không chịu nổi ba ngày.

Rồi khi đưa vào trại tạm giam thì họ nói cô đừng bao giờ nghĩ có sự can thiệp từ bên ngoài. Tôi biết mình là người nước ngoài và không có làm gì phạm pháp thì không có căn cứ, không có cơ sở để giữ tôi. Họ nói đừng có hy vọng có sự can thiệp nào từ lãnh sự hay bất cứ đâu; chuyện đó không bao giờ xảy ra. Một khi đã vào đây rồi thì chúng tôi có trách nhiệm điều tra cho đến khi nào thấy cần. Cô có thể ở đây 3 ngày, 3 tháng, 3 năm hoặc 30 năm tùy vào thái độ của cô chứ không có bên ngoài nào có thể giúp được hết. Đó là những điều mà tôi nghĩ là một trong những đe dọa về tinh thần.

Họ không xâm phạm thể chất, không đánh đập, không đe dọa nhưng đối với một số người khi bị bắt cóc, mất tích và giam giữ như vậy và trong một thời gian dài (từ ngày 19 đến 25 tháng 5) đó không được quyền gặp gỡ bất cứ ai. Đối với một vài tiêu chuẩn thì đó cũng coi là tra tấn.

Gia Minh: Số người làm việc trong thời gian đó thế nào?

Nancy Nguyễn: Họ thay nhau khoảng chừng 30-40 người canh; nhưng trực tiếp thẩm vấn khoảng chừng 10 người, trong đó có 4 người chính chịu trách nhiệm hồ sơ của tôi. Tất cả đều là nam.

Gia Minh: Lúc này nếu dùng một vài tính từ để nói lại thời gian đó, thì cô dùng những từ nào?

Nancy Nguyễn: Nếu tôi không phải là người nước ngoài thì tôi không thể biết ở trong đó cảm thấy đến mức như thế nào; vì mình biết trước họ không thể có khả năng giữ mình. Những việc mình làm dù không hề có hành vi phạm pháp; nhưng mà theo họ không cần làm gì để lật đổ chính quyền mà chỉ có dấu hiệu có sự phản kháng là phạm pháp rồi theo qui định của pháp luật. Tức là không cần cấu thành hành vi, chỉ cần cấu thành hình thức. Xét về mặt pháp luật Việt Nam, họ có quyền khởi tố tôi rồi. Nếu tôi không phải là người nước ngoài thì với thái độ không hợp tác tôi sẽ phải bị truy tố.

Ở trong đó tôi nghĩ, mình là một người nước ngoài, hiểu chuyện đó thành ra phần nào yên tâm. Khi mà mình một phần nào có thể yên tâm mà họ còn có thể đe dọa đến mức như vậy thì thử hỏi những người trong nước họ lấy gì để bám víu vào, lấy gì để nuôi hy vọng!

Cảm giác của tôi không nghĩ nhiều về bản thân mình vì không có vấn đề gì; nhưng tôi nghĩ nhiều đến những anh chị em đã bị bắt trước và những anh chị em có thể sẽ bị bắt sau tôi. Cảm giác của họ như thế nào khi mà họ không có một ‘cái phao’, không có cơ quan nào đứng ra bảo vệ họ một cách hữu hiệu trước pháp luật!

Gia Minh: Được biết trước đây cô cũng từng đến những nơi như Hong Kong lúc tuổi trẻ, sinh viên đấu tranh và trước ngày 19 bị bắt cô cũng có gặp một số nhà hoạt động tại Việt Nam; như cô vừa chia sẻ bản thân có cái thế mà họ không thể làm quá mức, đồng thời rất ‘chia sẻ’ với những người dám công khai đấu tranh ở trong nước, cô có nhận định gì?

Họ nói đừng có hy vọng có sự can thiệp nào từ lãnh sự hay bất cứ đâu; chuyện đó không bao giờ xảy ra. Một khi đã vào đây rồi thì chúng tôi có trách nhiệm điều tra cho đến khi nào thấy cần.
- Nancy Nguyễn

Nancy Nguyễn: Ở Hong Kong ít nhất họ có luật biểu tình, đó là hợp pháp và họ được pháp luật bảo vệ. Nếu chính phủ Hong Kong có những đàn áp, bắt bớ họ thì chính phủ sai, chứ còn người Hong Kong không sai.

Còn những bạn trẻ ở Việt Nam mà hoạt động không nhất thiết phải biểu tình, không nhất thiết phải xuống đường mà mới chỉ thể hiện ý chí phản kháng thôi thì đã là phạm pháp rồi như tôi vừa nói vấn đề ‘cấu thành hình thức’ chứ không phải ‘cấu thành hành vi’.

Tôi thấy giữa những bạn trẻ Hong Kong và những bạn trẻ Việt Nam thì những bạn trẻ Việt Nam ở vào tư thế rất nguy hiểm. Tôi rất phục tinh thần của họ.

Gia Minh: Dù vẫn còn quá sớm và còn những ‘ấn tượng’ khi ở Việt Nam, nhưng qua trải nghiệm vừa rồi có xuất phát những ý tưởng gì cho thời gian tới?

Nancy Nguyễn: Đó cũng là một phần lý do mà tôi muốn thử, gặp gỡ với các anh em an ninh. Ở Việt Nam để xác minh lại một số nghi vấn trước đây của tôi và hy vọng sẽ có được những cái nhìn thống nhất hơn trong tương lai. Hy vọng trong tương lai những gì tôi đã trải qua và các anh chị đã trải qua thì có thể đúc kết lại thành một kinh nghiệm nào đó cho những người đi sau.

Gia Minh: Cô Nancy còn có những chia sẻ gì nữa không?

Nancy Nguyễn: B34, Trại tạm giam và cũng có thể bị khởi tố- tôi là người nước ngoài nên không bị tra tấn, bị nhục hình; không biết các bạn có bị hay không, tôi không biết; nhưng đó là nơi mà tôi không muốn bất cứ ai tới trừ phi các bạn có nhu cầu đến đó tìm hiểu một vấn đề gì đó. Vì B34, Trại tạm giam là những nơi mà mình có thể có được rất nhiều thông tin mà mình làm sáng tỏ được nếu như mình hiểu mình đi đâu, mình làm gì. Tuy nhiên nếu như các bạn không có chủ đích đến đó để tìm hiểu một vấn đề nào đó thì tốt nhất là nên tránh. Vì đó là những nơi mà tôi không muốn bất cứ ai trong chúng ta bị đem tới.

Gia Minh: Thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự do cám ơn cô Nancy và chúc cô đạt được những điều mong muốn đạt đến.



Nancy Nguyen bị côn dồ VC bắt cóc 6 ngày trong chuyến thăm VN của TT Obama từ 23 – 29/2016 - Tường Tuật của Nancy Nguyen trên https://www.facebook.com/banh.ngot.319?fref=nf - LTC copy và đặt tựa


Nancy Nguyen
May 27 at 9:19pm •

Phần 1: HÀNH TRÌNH CHO NHỮNG NGÀY SAU

Đừng bao giờ ảo tưởng rằng bạn "có mánh" để an ninh không lần ra được. Điều đó chỉ khiến bạn thiếu sự chuẩn bị cần thiết khi sự việc sảy ra. Khả năng bạn "thoát" an ninh VN tương đương khả năng bạn trúng số, tốt nhất, không nên quá hy vọng vào điều đó. Chỉ có hai lý do cho việc bạn vẫn còn đang tự do: một là bạn chưa làm gì, hoặc quen biết đủ ai, để đáng bắt, hai là, an ninh muốn dùng bạn làm mồi câu.

Trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, tôi đã biết mình không thuộc thành phần thứ nhất. Mỗi một ngày tôi được tự do, sẽ là một ngày tôi có thể vô tình đẩy bạn bè tôi đến hiểm nguy. Tôi biết mình không có nhiều thời gian, và cũng không muốn có nhiều thời gian, tôi không thể tự biến mình thành một thứ mồi câu.

Chỉ khi xác định rằng việc bị bắt là lẽ đương nhiên không thể tránh khỏi, bạn mới có thể đối diện với nó một cách điềm tĩnh và khôn ngoan nhất. Tiếng Anh có câu "what you can't avoid, make the best of it" Những gì không thể tránh khỏi, hãy lợi dụng nó.

Tôi không thể tránh được chuyện mình bị bắt, nhưng hy vọng có thể khéo léo lựa chọn một thời điểm bị bắt. Tôi cho phép mình 24 giờ đồng hồ để hoàn tất một số dự định, và hy vọng có thể bị bắt trong vòng 48 giờ đồng hồ. Và chỉ riêng việc bạn chủ động tiết lộ một cách có chọn lọc nơi ở của bạn, thì việc bắt khẩn cấp cũng giúp bạn xác định ai là an ninh trong vỏ bọc dân chủ. Càng tự do lâu càng khó xác định "ăn ten". Bài toán đặt ra là: Làm sao để bị bắt trong vòng 48 giờ đồng hồ?

(Còn tiếp)

Nancy Nguyen
May 27 at 10:00pm •

Phần 2: TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH

Không ai có thể đoán được mình sẽ bị giam giữ bao nhiêu lâu, ngay cả bên an ninh cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bằng cách nào đó khiến họ chú ý đến một sự việc nào đó, thì ít ra, bạn cũng có thể có một hy vọng mong manh rằng đó sẽ là hướng điều tra rồi từ đó tuỳ cơ ứng biến. Điều duy nhất tôi nghĩ được là vấn đề biểu tình. Và thật may, mọi sự diễn ra như mong đợi.

Khoảng 11h khuya, sau khi gởi đi những dặn dò cuối cùng, an ninh đã đập cửa phòng, tôi thoát ra khỏi Facebook, email, và những tài khoản khác rồi ra mở cửa. Tiếp tôi trong vai trò ... Kiểm tra tạm trú, tạm vắng là 3 an ninh mặc sắc phục và khoang 6, 7 an ninh mặc thường phục. Họ ép tôi lên xe, mang theo toàn bộ hành lý (chỉ có duy nhất 1 chiếc ba lô và ít trái cây bạn mua cho) họ "câu lưu hành chánh" tôi về đồn công an phường 10 quận 3. Lý do tạm giữ là do tôi không tự mình thuê khách sạn (phòng tôi ở do 1 người bạn đặt sẵn cho tôi). Và cũng xin nói luôn, trong suốt thời gian tôi ở VN, dù được tặng đến 2 sim và 1 điện thoại, tôi hoàn toàn không sử dụng đến.

Họ thẩm vấn tôi từ khoảng 11h tối đến 5, 6h chiều ngày hôm sau, và chắc là tôi không cần phải nói, ai trong chúng ta cũng biết nội dung cuộc thẩm vấn chẳng mấy liên quan đến lý do tôi bị "câu lưu". Từ công an phường đến an ninh bộ, nội dung thẩm vấn xoay quan nỗi ám ảnh của chế độ hiện nay: Mạng xã hội Facebook.

Tôi cự tuyệt trả lời, ngay cả đến những câu hỏi liên quan đến nhân thân lai lịch. Họ sau đó giam lỏng tôi tại khách sạn Kim Lợi, hẻm 606 đường 3/2 thì phải. Có công an phường, và an ninh bộ canh giữ ngày đêm. Tôi yêu cầu được liên lạc với gia đình vì chưa phải là bị can bị cáo, chưa có lệnh bắt giữ, tôi vẫn còn là một công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Tất nhiên, yêu cầu này không được đáp ứng.

5h chiều ngày 21, an ninh bộ yêu cầu tôi thu dọn hành lý, tất nhiên tôi cự tuyệt, yêu cầu được liên lạc với người thân. Đây là lần đầu tiên từ lúc lên 5 tuổi đến giờ, tôi lại được ...ẵm bồng, từ khách sạn ra xe, khoảnh khắc và hoàn cảnh ...đáng nhớ trong cuộc đời.

Họ đưa tôi trở về đồn công an phường 10 quận 3, và ở đây, Dương Hồng Minh đã tuyên đọc lệnh bắt khẩn cấp theo điều 266 BLHS.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
May 28 at 2:46am •

Phần 3: TỪ NHỮNG CHẤN SONG

Có những điều thật giản dị bình thường khi ta được ở trong môi trường và hoàn cảnh tự nhiên, nhưng khi bị đẩy vào 1 căn phòng với cửa sổ bít 2 lớp sắt, một lớp song, một lớp lưới, và cánh cửa buồng giam cũng là một khối sắt nặng nề với 1 lỗ nhìn cỡ 1 phong thư (cũng thường xuyên khoá) tôi có cơ hội hiểu hơn những người đã nhập trại trước tôi, và sẽ nhập trại sau tôi. Nếu ở bên ngoài, một bản án được tính bằng năm, bằng tháng, bằng ngày, thì ở trong trại, nó được tính bằng những ... tiếng rao. Không có lịch, không đồng hồ, tôi đếm thời gian theo nhịp thở của cuộc sống trôi qua ngoài khung cửa. Có những thứ trước đây khó có thể khiến bạn lưu tâm, bỗng đột ngột hoá thân thành nỗi khát thèm. Tôi từng nhiều lần thấy bạn tù của tôi đứng trông ra cửa sổ, nước mắt đầy vơi theo mỗi một "Bánh mì đây, bánh mì nóng giòn đây".

Từ đồn công an phường 10 quận 3, tôi được chở thẳng đến trại tạm giam B34 và được đưa vào phòng lấy cung số 2, ngồi vào chiếc ghế mà nhiều người trước tôi đã ngồi, và nhiều người sau tôi sẽ ngồi. Họ tiến hành lấy cung ngay lập tức, đôi khi dừng lại để tiến hành các thủ tục nhập trại. Toàn bộ đồ đạc của tôi đều được niêm phong, tất nhiên, kể cả iPad và điện thoại. Họ hứa hẹn sẽ trả lại tất cả khi tôi rời khỏi đây, hoặc là để đến trại giam, hoặc là được phóng thích (tất nhiên họ luôn nói là hoàn toàn tuỳ thuộc vào thái độ hợp tác của tôi).

Khi hoàn tất buổi hỏi cung đầu tiên, trời cũng đã khuya lắc lơ, 2 cán bộ quản trại đưa tôi lên phòng giam ở tầng 2, chị giam chung với tôi, án kinh tế, chị nói, đang say ngủ, vẫn vui vẻ giúp tôi trong đêm đầu bỡ ngỡ. Người ta bảo ĐỪNG BAO GIỜ TIN người giam cùng phòng, nhưng với tôi, chuyện đó không mấy cần thiết, vì những ngày sau đó tôi hầu như không có thời gian gặp chị, vì phải đi lấy cung đều đặn 8h sáng đến 11h trưa, ăn uống, nghỉ ngơi, rồi 1h 30 chiều đến 5h chiều, lại ăn uống nghỉ ngơi, rồi 7h tối đến 9h khuya. Hầu như đều đặn mỗi ngày. Cán bộ quản trại cũng vì thế mà trở thành chiếc đồng hồ di động của tôi, và thời gian trong một ngày được tính bằng đơn vị "Thay quần áo! Đi làm việc!"

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
May 28 at 3:25am •

Phần 4: PHẬN MÌNH NGẪM NGƯỜI

Năm đêm ngày ở B34, tôi không bị tra tấn về thể xác, nhưng đe dọa tâm lý thì hầu như mọi cơ hội. Tôi không nhớ mình đã nghe đi nghe lại bao nhiêu lần "sau 4 ngày tạm giữ, chúng tôi có nhiệm vụ thông báo cho cơ quan đại diện của em, là lãnh sự quán Mỹ, NHƯNG HỌ CÓ THÈM GẶP EM KHÔNG LÀ VIỆC CỦA HỌ" hay "CHẢ CÓ LÃNH SỰ NÀO CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC EM ai vi phạm pháp luật Việt Nam đều bị xử theo pháp luật. Như Nguyễn Quốc Quân của Việt Tân, có cả một cái Đảng đứng ra vận động chống lưng, mà chúng tôi nhốt thì vẫn nhốt!" Hay "Em suy nghĩ lại đi, tuổi em còn trẻ, ở đây mười mấy năm, hai mươi mấy năm, khi ra khỏi tù, em còn lại cái gì?" "Đối với chúng tôi, những người như em chỉ là nước chảy qua cầu, tôi hôm nay không làm việc với em, thì tôi cũng làm việc với người khác, có em hay không có em thì với cái đất nước này, với cái chế độ này, cũng không là một gợn sóng, nhưng với gia đình em, với người thân em thì khác, em cứ ngoan cố sẽ thiệt vào thân chứ chả thay đổi được gì! Em nghĩ em có thể thay đổi cái chế độ này? Cái đất nước này? Em quá tự tin và ảo tưởng rồi đó!" "Em ngoan cố làm gì? Tại sao chúng tôi lần ra được em? Là bởi vì người ta phải tự cứu lấy mình! Ai cũng phải tự cứu lấy mình thôi!" "Nếu em thành khẩn, chúng tôi sẽ xem xét, biết đâu có thể thả em ngay ngày mai!" Đều đều, vô vàn những câu nói xoáy sâu vào tâm khảm, phải là sắt đá mới không một lần nghĩ "chẳng phải là như thế thật sao?"

Tôi không một ngày thôi nghĩ đến những anh chị đã từng khai ra bạn bè trong những cuộc cung như thế, và chưa bao giờ thấy thương họ nhiều như lúc này. Họ không như tôi, họ cá nằm trên thớt, còn có mẹ già con dại, không một manh áo giáp, chẳng có một chính phủ nào đứng ra bảo vệ cho họ như tôi. Và càng cảm phục hơn những con người giữa tự do và tù tội, thậm chí giữa cái sống và cái chết, vẫn khẳng khái quật cường, vẫn hiên ngang bất khuất. Tôi nhớ anh Thức, người anh lớn của tôi, đã chính thức chọn con đường quyên sinh cho tổ quốc, tôi nhớ các em tôi, những đứa em biết rõ hiểm nguy vẫn không chùn bước, vẫn chẳng nao lòng. Cảm thương và xúc động, đôi khi tôi giả vờ úp mặt vào tường ngủ để che đi những giọt nước mắt lăn dài xuống gối.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
May 28 at 6:56pm •

Phần 5: NHỮNG DỊ BIỆT

Người ta hay bảo an ninh Việt Nam "nói láo như vẹm" riêng tôi nhận thấy, ngoài nghiệp vụ điều tra bắt buộc phải lập lờ, thật ảo, những chia sẻ cách nhìn, nhận định, của họ về cuộc sống, về con người, ít nhiều có sự thành thật. Họ đôi khi bị cho là nói láo, vì đôi bên đã bỏ quá xa nhau về nhiều chuẩn mực.

Các anh bắt tôi về việc không đăng ký tạm trú, nhưng khi về đồn thì toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị sẵn của tôi lại xoay quanh "Cẩm Nang Biểu Tình" và những lời kêu gọi xuống đường vì môi trường. Các anh quy kết cho tôi tội không thành thực, nhưng xin khách quan mà xem lại, các anh có thành thực không? Các anh khinh tôi "dám làm sao không dám nhận?" vậy sao các anh dám bắt mà không dám nói thẳng lý do? Lại phải vòng vo để làm thêm trò cười cho thiên hạ?

Các anh bắt khẩn cấp tôi theo điều 266 BLHS là sửa đổi văn kiện nhà nước, sử dụng văn kiện giả để thực hiện hành vi trái pháp luật. Nhưng khi điều tra, các anh lại xoáy vào cáo buộc tôi là thành viên Việt Tân có nhiệm vụ trở về nước, và vô vàn những thứ khác không mấy liên quan đến điều 266.

Khi được hỏi vì sao bắt một đường lại điều tra một nẻo, các anh trả lời rất tự nhiên: pháp luật cho phép "trong quá trình điều tra, nếu phát hiện ra tội danh mới thì có thể điều tra bổ sung thêm tội danh mới".

Nếu tôi là người bình thường, có lẽ đã kết luận ngay các anh tuy miệng luôn nói "chúng tôi là người chấp hành pháp luật, và cứ theo luật mà làm" nhưng lại "ta là luật, luật là ta!" Nhưng công bằng và khách quan mà nói, bất cứ ai đã từng đọc qua "Hoả Lò" của Nguyễn Chí Thiện kể về sự bắt bớ và tù đày của những năm 70, đều sẽ phải công nhận rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, các thủ tục bắt người, điều tra, giam giữ đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc, nền tư pháp đã tiến một bước xa. Nên khi nói "chúng tôi làm theo pháp luật" với chút tự hào, tôi không cho là các anh nói láo. Nhưng nền tư pháp các anh vẫn còn bị thế giới bỏ lại quá xa phía sau, và sự khiếm khuyết này khiến các anh nhận định lầm lạc giữa "phi pháp" và "hợp pháp" và có lối hành xử theo các anh là bình thường, nhưng theo các chuẩn mực chung là vô cùng bất thường.

Đơn cử, thế kỷ 21 rồi mà các anh vẫn 1 mực khẳng định chưa có luật biểu tình thì dù hiến pháp đã công nhận, biểu tình vẫn là phạm pháp. Khi tôi nói "pháp luật VN là luật từ dưới lên, tức áp dụng công văn hướng dẫn trước, nếu không có thì áp dụng nghị định, nếu không có nghị định thì áp đụng các điều khoản pháp luật, và trong trường hợp biểu tình, chưa có quy định của pháp luật thì phải căn cứ theo hiến pháp" (dù chính cái trình tự này cũng vô cùng ngược đời! Cả thế giới theo luật từ trên xuống dưới, chỉ riêng VN là ... Chẳng giống ai) thì các anh chống chế: phải căn cứ theo các quy định khác của pháp luật, chúng tôi không bắt ai tội biểu tình, nhưng là tội tụ tập đông người, tội gây rối, tội cản trở giao thông. À, ra là bắt theo các quy định khác, khoan nói đến việc VN đã có nhiều cuộc xuống đường còn tụ tập đông hơn, cản trở nhiều hơn như việc đón sao Hàn hay các đội banh quốc tế, thậm chí quốc tang của Võ Nguyên Giáp, hay đám tang của Nguyễn Bá Thanh, và gần đây nhất là việc hàng ngàn bạn trẻ đổ ra đường mừng ... Mỹ thông qua luật hôn nhân đồng tính. Khoan nói về tất cả những điều đó, tôi chỉ hỏi các anh ấy vì sao bắt Huynh Ngoc Chenh? Chú ấy ngồi 1 mình, không tụ tập đông người, không xả rác, không cản trở giao thông, sao vẫn bắt? Như vậy ai sẽ chịu trách nhiệm bắt những người bắt Huỳnh Ngọc Chênh theo điều 167 BLHS là cản trở người khác thực hiện quyền biểu tình? Câu hỏi của tôi rơi vào im lặng. Có những điều các anh làm nhiều đã thành quán tính, tôi không trách các anh.

Tôi cũng không muốn nói tiếp vì không muốn những ngày cung bị biến thành những cuộc tranh luận đúng sai, thua được, không mấy khi đời cho ta cái duyên hạnh ngộ, nghìn trùng xa cách, hiếm hoi và khó khăn lắm, mà cũng có thể là lần duy nhất trong kiếp sống này, ta đối diện nhau, có lẽ nên dùng nó cho những việc hữu ích hơn.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
May 29 at 9:53am •

Phần 6: ĐIỀU TRA XÁC MINH LÀM RÕ

Có lẽ đây là phần được trông đợi nhiều nhất: Họ muốn biết gì ở tôi và những người như tôi?

Đến sáng ngày 22 tháng 5, tức sau 3 ngày bị bắt, cũng là 3 ngày tôi nhịn ăn để tỏ thái độ bất hợp tác, nhưng cái chính là để lặng lẽ, âm thầm đi bên cạnh anh Thức, dẫu sau cánh cổng B34 chẳng ai hay biết, nhưng chỉ cần trời biết, đất biết, và tôi biết với lòng mình là đủ, anh an ninh tên Vũ cho tôi hay là họ đã thông báo việc tạm giữ tôi cho sứ quán Hoa Kỳ, tôi yên tâm là ít nhất từ giờ về sau, gia đình và bằng hữu không phải lo lắng về sự biến mất của tôi.

Tôi tống đạt nguyện vọng rằng tôi sẽ không ăn cho đến khi tôi có thể tiếp xúc với cơ quan đại điện của tôi. Tuy nhiên, khác quan mà nói, tôi đã không tuyệt thực. Thể trạng nhỏ bé và thường xuyên bị tuột đường huyết khiến tôi phải dùng kẹo hoặc nhãn. Mỗi bữa tôi dùng khoảng 3 viên kẹo ngọt hoặc 4, 5 trái nhãn. Và từ tối 23 trở đi, mỗi bữa tôi dùng khoảng 2 muỗng cơm, vì chị bạn tù của tôi phàn nàn là ... bụng tôi kêu lớn quá, chị không thể ngủ được suốt đêm.

Suốt những ngày làm việc còn lại, an ninh xoáy vào hai trọng tâm là cuốn "Cẩm Nang Xuống Đường" và lời kêu gọi "Xuống Đường Kiểu Mới".

Họ cho tôi hay đây là cuốn cẩm nang chính thức của đảng Việt Tân, do Nguyễn Hoàng Thanh Tâm phổ biến đến các đảng viên và thân hữu, và như vậy, cáo buộc là tôi đã soạn cuốn cẩm nang này cho đảng Việt Tân. Đồng thời, có nguồn tin khả tín là tôi là thành viên vừa được kết nạp, cộng với những lời khen ngợi, đánh giá cao của các đảng viên Việt Tân khác dành cho tôi như thể một thành viên đầy tiềm năng, khiến họ hầu như chắc chắn tôi là thành viên Việt Tân.

Tất cả những ai quen biết tôi đều biết rõ, tôi soạn cuốn cẩm nang này là tự thân, và nhờ các anh chị trên toàn thế giới chung tay trình bày cho mạch lạc. Ban biên soạn chúng tôi trân trọng tặng cuốn cẩm nang này như một món quà làm hành trang cho những bạn có nhu cầu xuống đường, trong đó tất nhiên có cả Việt Tân. Tôi không thể cấm họ sử dụng và phổ biến.

Kinh gởi các anh chị Việt Tân, vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong vấn đề tham gia đảng chính trị tại Việt Nam, tôi thiết tha mong các anh chị, dẫu đã nghiêm túc, càng nghiêm túc hơn nữa trong việc cân nhắc đến sự an nguy của người khác, nhất là những người không phải đảng viên Việt Tân. Khi sử dụng tài liệu, hay tham gia một phong trào không phải do Việt Tân chủ xướng, xin hãy nói rõ: Tài liệu này không phải do Việt Tân biên soạn, phong trào này không phải do Việt Tân khởi xướng, những cá nhân, tổ chứng biên soạn, khởi xướng không phải là thành viên Việt Tân. Xin hãy làm điều này vì an nguy của những người dấn thân. Những thông tin còn lại, tôi coi đó là thủ đoạn bịa đặt phủ đầu của an ninh Việt Nam, nhưng nếu có thật thì đó cũng là một điều rất đáng ngại.

An ninh rất quan tâm đến lời kêu gọi "Xuống Đường kiểu Việt", họ hỏi ai đã tham mưu cho tôi ý tưởng này. Tôi cũng khẳng khái trả lời: Là chính quân đội nhân dân Việt Nam, với lối đánh du kích nổi tiếng thế giới. Các anh là bậc thầy của việc lộng giả thành chân.

Sau nhiều buổi làm việc mà vẫn không khai thác thêm được gì về tôi và các hoạt động của tôi, cũng như liệu có tổ chức nào đứng sau lưng tôi, vì thật ra cũng chẳng còn gì hơn để mà khai thác, họ yêu cầu, nói trắng ra là, tôi khai ra những tổ chức, cá nhân khác, hiểu biết của tôi về họ. Về các tổ chức, tôi được dịp chê bai tất tần tật rằng chỉ ồn ào, không có thực lực, chả làm được gì.

Về cá nhân, tôi nói thẳng với họ: "Các anh bảo em khai ra bạn bè rồi sẽ tha em, thì các anh cứ nhốt em luôn cho tiện, khỏi cần khởi tố cho tốn tiền nhà nước. Em mà khai ra bạn bè thì những ngày tháng còn lại của cuộc đời này, em sẽ sống không bằng con chó! Em không cần cái tự do kiểu ấy."

An ninh hiểu tôi không nói đùa, và riêng việc này tôi sẽ không nhân nhượng. Sẽ không có bất cứ lời khai nào từ tôi, họ tất nhiên chuyển sang buộc tôi phải mở iPhone và iPad. Qua cung cách của họ, tôi cũng hiểu riêng việc này họ sẽ không nhân nhượng.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
May 29 at 11:39am •

Phần 7: SONG PHƯƠNG CHỨ KHÔNG PHẢI ĐƠN PHƯƠNG

Anh an ninh tên Hùng bất chợt thản thốt: "Mấy ngày làm việc với em, chúng tôi chẳng thêm được gì mới!"

Vâng, làm sao có thể có thêm điều gì mới khi mà các anh đọc cho em ghi lại từng câu, từng chữ. Nếu các anh có thời gian coi lại bản cung, có lẽ sẽ thấy nó rất quen, bởi tất cả đều là lời cung của chính các anh được em viết lại trong "biên bản tự khai". Em ngồi trước mặt các anh, vốn không phải là một tấm bản đồ để các anh nhìn vào đó mà tính đường đi, nước bước, em chỉ là tờ giấy trắng, sở dĩ nó có đường, có lối, là do các anh vẽ nên cho em. Giúp em hiểu cung cách làm việc, lối suy nghĩ, lập luận, cả những khó khăn mà các anh mắc phải, những điều đã rõ, và những thứ còn mơ hồ.

Có lẽ đến giờ, sau 6 phần tường trình, thì chắc các anh đã hiểu, không thể có chuyện em không lường trước được việc một lúc nào đó em phải mở iphone, iPad của mình.

Ngay khi có hiện tượng mất tích của tôi, iPhone, iPad của tôi đã ở vào tình trạng báo mất. Ai đã dùng qua các sản phẩm của Apple đều rõ tính năng này. Ngay khi cơ quan an ninh yêu cầu tôi kết nối vào Internet để đăng nhập Facebook và email thì ngay lập tức, toàn bộ dữ liệu của máy bị xoá sạch, thiết bị quay trở về phiên bản ...chưa "đập hộp". Không những bị xoá trắng, mà chỉ có Apple ID của chính tôi mới có thể mở được thiết bị chứ thiết bị không thể dùng được với bất cứ Apple ID nào khác. Và vào thời điểm đó thì toàn bộ mật khẩu của Apple ID, email, Facebook tôi đều hoàn toàn không biết. Một người ở ngoài đã giúp tôi thay đổi ngẫu nhiên tất cả các thông tin này.

Cơ quan an ninh tỏ ra lúng túng, không biết là thực sự hay chỉ là động thái cân não nhau. Điều đó tôi không quy chụp. Họ trần tình là trước đến giờ chưa từng gặp hiện tượng này, và hỏi đi hỏi lại tôi đây có phải là phương thức và xu hướng đấu tranh mới không. Nếu được, hãy để cho tất cả các thiết bị của mình luôn luôn trong tình trạng kết nối khi khởi động, như vậy người khác có thể giúp bạn thay đổi thông tin khi bạn không còn khả năng làm điều này. An ninh yêu cầu thu giữ điện thoại iPhone 6s của tôi cũng nhiệt tình tặng luôn. Sở dĩ tôi nhiệt tình tặng vì cảm thấy khá thú vị khi các anh ấy bảo tôi viết 1 cái đơn, tôi đồng ý ngay, vừa viết vừa ráng không tủm tỉm cười: "ĐƠN XIN TỰ NGUYỆN GIAO NỘP ĐIỆN THOẠI". Ôi! Những lá đơn chỉ tồn tại chốn thiên đường!

Không còn gì để điều tra làm rõ, thời gian còn lại của những ngày tạm giam chỉ là lúc chúng tôi chia sẻ cho nhau, chân tình và thẳng thắn, suy nghĩ của mình về đất nước, con người, trăn trở ưu tư, và đâu sẽ là một tương lai, một lối đi cho dân tộc.

Nhiều người quan niệm hỏi cung là an ninh hỏi, bạn trả lời, nhưng thật ra, đó là một trao đổi song phương. Họ cố hiểu bạn, và bạn cũng có thể tìm cách hiểu họ. Ở đâu có trao đổi, ở đó có thông tin từ cả 2 chiều. Nếu không thể tránh, thì chi bằng hãy sử dụng những cơ hội đối thoại này một cách có ích nhất.

Tôi không biết mình đã tận dụng cơ duyên này hết mức hay chưa, nhưng ít ra cũng không đến nỗi thụ động, và về cơ bản đã rút ra được một số nhận định cho riêng mình.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
Yesterday at 11:56am •

Phần 8: HAI BẤT CẬP LỚN

Vẫn biết Việt Nam có cả một rừng luật, nhưng chỉ toàn xài luật rừng, song tôi hy vọng đó là giữa cá thế với cá thể, giữa những nhân viên điều tra khi đã tắt máy quay, gấp lại biên bản tự khai, với những người có thể được coi là "kẻ thù của chế độ". Nhưng sự việc thật sự trầm trọng hơn thế.

Sau 4 ngày tuyệt thực, tôi được tiếp chuyện với người đại diện cao nhất của cơ quan điều tra. Tôi chịu không nhớ nổi tên, chỉ biết cầu vai quân phục thể hiện cấp hàm đại tá (2 vạch, 4 sao vàng), tầm ngoài 50, giọng miền Nam. Vị này hầu như đã hoàn toàn tin rằng tôi là đảng viên Việt Tân.

Bất kể tôi phủ nhận thân phận đảng viên thế nào, điều đó cũng không thực sự quan trọng. Theo pháp luật Việt Nam thì "án tại hồ sơ" chứ không phải "án tại lời cung". Có nghĩa là, nếu hồ sơ "cấu thành" anh là đảng viên Việt Tân, thì bất luận anh có phải thật sự là đảng viên Việt Tân không, có khai nhận không, điều đó cũng không quan trọng. Và, ngược với thế giới, anh có trách nhiệm phải chứng minh cho cơ quan điều tra là anh vô tội.

Tôi để hai chữ "cấu thành" trong ngoặc kép là vì quyết định "đủ cơ sở" hay "chưa đủ cơ sở" cấu thành là rất ...chung chung mơ hồ. Vì vậy, khách quan mà nói, chỉ riêng "Án tại hồ sơ" thì không phải bất cập, nhưng đi đôi với yếu tố chủ quan trong việc định đoạt đã đủ hay chưa đủ cơ sở cấu thành hành vi thì tạo nên một bất cập lớn.

Bốn chữ "án tại hồ sơ" vừa lạnh tanh, vừa ám ảnh. Cái tên Hồ Duy Hải cứ lớn vởn trong đầu tôi như một câu hỏi lớn. "Án tại hồ sơ", phải chăng chính vì thế mà biết bao nhiêu con người bị đẩy vào vòng oan sai? "Án tại hồ sơ" biết bao nhiêu người cha người mẹ phải lê lết kêu oan cho con mình.

"Án tại hồ sơ". Lạnh. Và ám ảnh.

Tuy hành vi của tôi chỉ là kêu gọi biểu tình ôn hoà đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải sớm có câu trả lời về vấn đề cá biển chết bất thường ở miền trung, tinh thần đó thể hiện rõ trong cuốn "cẩm nang xuống đường vì môi trường", tôi vẫn bị quy kết vào tội "đe dọa an ninh quốc gia". Trong tất cả các tội hình sự, chỉ riêng tội này là anh không cần có hành vi cụ thể, pháp luật vẫn cho phép kết tội anh (!!)

Tội đe dọa an ninh quốc gia là tội duy nhất pháp luật Việt Nam cho phép không cần cấu thành hành vi, chỉ cần cấu thành hình thức là đủ cơ sở luận tội. Tức không cần anh có hành động nào nhằm lật đổ chính quyền, chỉ cần anh thể hiện quan điểm thôi thì pháp luật cũng cho phép luận tội anh với lập luận là nếu hành vi lật đổ của anh mà thành công thì không còn cái chế độ này để luận tội anh nữa. Và như thế, chỉ ở Việt Nam, hệ thống hành pháp có đủ cơ sở pháp lý để nhấn chìm tất cả những tiếng nói phản kháng.

Tôi nhớ khi em Kha, em Uyên, và những người bất đồng chính kiến khác bị truy tố, lãnh sự quán Hoa Kỳ thường có những thông cáo yêu cầu trả tự do ngay lập tức, vì "nhà cầm quyền Việt Nam không thể đánh đồng việc thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà với hành vi đe dọa an ninh quốc gia" lúc đó tôi nghĩ không còn gì có thể rõ ràng hơn như thế. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cho phép đánh đồng! Và quy định về "cấu thành hình thức" như chiếc thòng lọng thắt những người bất đồng vào các điều 258 hay thậm chí 88 một cách hợp pháp.

Tôi từng nói, nền tư pháp và hành pháp Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ kể từ 1975, vẫn còn bị thế giới bỏ lại quá xa phía sau, đơn cử như việc theo điều 46 BLHS, quy định người bị tạm giữ, tạm giam có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hoặc thuê luật sư bào chữa, nhưng suốt thời gian tạm giữ, không những cá nhân tôi đã không hề được bảo đảm, mà cơ quan an ninh còn khẳng định "theo quy định của pháp luật, trước khi khởi tố thì sẽ cho gặp luật sư ít nhất 1 lần (tất nhiên là với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan an ninh), còn có gặp được lần thứ 2 hay không là tuỳ vào thái độ của bị can, bị cáo". Như vậy, chẳng những hầu như đã cự tuyệt quyền có người đại diện của bị can, bị cáo, mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư giữa thân chủ và luật sư, một quyền được quốc tế công nhận.

Rõ ràng, những bất cập ở Việt Nam đã vượt ra khỏi giới hạn cá thể, nó là những bất cập ĐÃ THÀNH HỆ THỐNG.

Anh an ninh tên Minh nói vọng ra ngoài cửa sổ phòng cung: "Hái cho cán bộ mấy trái mận!" Những người tù vui vẻ hăng hái lấy sào, chọc 1 hồi rồi luồn những trái mận chín cây của trại B34 qua song sắt. Anh chậm rãi nói: "Đấy, em thấy đi tù cũng vui, giá mà anh Thức của em cũng vui vẻ thế này, đường này ông ấy lại đi tuyệt thực, đúng dở hơi!"

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
20 hrs •

Phần 9: DÂY KẼM GAI ĐÂM NÁT BẦU TRỜI

Không thể so sánh "những người tù ngoài kia" với các anh Thức, anh Điếu Cày, chị Tần, hay anh Đài. Một bên tù có tội, một bên tù vô tội, một bên tù vì mưu lợi cá nhân, một bên tù vì hy sinh bản thân, một bên tù vì xâm hại, một bên tù vì kiến thiết. Làm sao có thể đòi hỏi những người bị cái chế độ này tặng cho những bản án oan nghiệt để bảo vệ sự tồn vong của chính nó, có thể vui vẻ lãnh án như những người tù khác! Tôi nhớ em Kha tôi từng khẳng khái nói trước toà: TÔI TRƯỚC SAU VẪN LÀ MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC, tôi chỉ chống sự độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.

"Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước..." Kha ơi!

An ninh chỉ tay ra ngoài cửa sổ: "Đấy, em về Việt Nam rồi thì thấy đấy, người ta vẫn sống, sinh hoạt, làm việc bình thường, có phải bị kìm kẹp như em bị tuyên truyền nhồi sọ đâu! Em đừng nghe thông tin tuyên truyền một chiều rồi nghĩ xấu cho nhà nước!"

Nếu hình tượng hoá, tôi cảm thấy mỗi cá thể như một loại cỏ cây, và xã hội như một cánh rừng. Chỉ có điều, trên không trung là một tấm lưới kẽm gai khổng lồ có tên gọi "đe dọa an ninh quốc gia". Bên dưới tấm lưới, những người chấp nhận thân phận cỏ dại vẫn sống. Nhìn ra ngoài cửa sổ, đời sống vẫn tấp nập gọi mời. Tấm lưới vẫn để cho những cây lùm, cây bụi được sống thoải mái. Những người chấp nhận thân phận luồn cúi, sống khom lưng cúi đầu để vươn lên vẫn có cơ hội đứng cao hơn vạn kẻ. Và tấm lưới, trở thành công cụ tốt của các loại dây leo, những người có thể bám vào pháp luật để hưởng ánh mặt trời, che cả bầu trời. Còn những con người có tầm vóc, trí tuệ, muốn được vươn cao vào bầu trời tự do, khoáng đạt, tất nhiên sẽ bị tấm lưới kẽm gai đâm cho rách rưới, đớn đau.

Khi các anh nói hãy nhìn ra ngoài kia, để thấy cuộc đời vẫn thở, tôi chỉ thấy những dây kẽm gai vô hình đâm nát cả bầu trời tự do. Tấm lưới ấy đã khiến một số cây khuất phục, nhưng nhiều những cây khác vẫn mạnh mẽ vươn lên.

Các anh nói "Đất nước này còn nhiều bất cập, chưa hoàn hảo, nhưng nó đang tốt lên từng ngày". Tôi bảo các anh ấy, không cần phải so sánh với Âu, với Mỹ, hãy nhìn sang người láng giềng Thái Lan, tố chất người Việt hơn hẳn người Thái, mới 50 năm trước ta bỏ xa Thái Lan, 50 năm sau, cái thằng có tố chất thua xa mình lại bỏ mình xa lắc! Các anh vẫn nói đất nước tốt lên từng ngày, nhưng so với sự tiến bộ chung của toàn khu vực, các anh có thấy xấu hổ không? Câu hỏi này, một lần nữa rơi vào im lặng.

Khi bị giam lỏng trong khách sạn Kim Lợi, tôi được biết Sài Gòn sắp có lễ hội trái cây an toàn diễn ra ở 1 khách sạn hay siêu thị nào đó. Nghe cái tên thôi đã thấy bi hài. Chắc chỉ có ở Việt Nam mới có cái gọi là lễ hội trái cây ... AN TOÀN! Có những thứ đã ăn vào tiềm thức, các anh có nhìn đấy, có trông đấy, mà không còn THẤY gì nữa! Tôi không trách các anh.

Anh khẳng định cơ chế là tốt, chỉ là một số cá nhân chưa tốt, có những con sâu làm rầu nồi canh, nhưng những cá nhân này sẽ từ từ bị loại bỏ. Tôi cho rằng anh hơi quá lạc quan. Nếu chỉ là một số con sâu làm rầu nồi canh, thì đảng của các anh đã không đem tham nhũng vào vấn nạn quốc gia, và xem đó là một trong 4 nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Nói đến đây thì tôi nghĩ, cũng sâu, cũng canh, nhưng có lẽ là 1 nồi canh nhung nhúc sâu thì đúng hơn. Tôi ít nhiều tin vào nỗ lực, hay nguyện vọng, muốn loại bỏ những con sâu hại dân hại nước của anh, nhưng làm sao anh dám chắc tốc độ bắt sâu của anh nhanh hơn tốc độ sâu dòi nảy nở sinh sôi ra?

Anh nói được những cán bộ tha hoá chỉ là những con sâu, nhưng lại một mực khẳng định những người làm dân chủ tha hoá là phần đông nếu không muốn nói là hầu hết. Anh nói được chúng tôi bị thông tin tuyên truyền 1 chiều, nhưng lại nghĩ các anh thì không thế! Tôi bảo thật, hãy tỉnh đậy đi! Trước khi không còn có thể tỉnh lại được nữa!

Đưa tôi ra máy bay là 2 nhân viên an ninh Hùng và Đại, 2 trong số 4 người chịu trách nhiệm chính trong vụ án của tôi, trong vô thức đã hồ hởi chia sẻ "chỉ khi đưa người đi tụi anh mới được đi vào cổng quốc tế thế này! Cả cuộc đời anh chưa lần nào xuất ngoại!" Sau tôi mới biết, nếu đã làm an ninh điều tra thì không được phép xuất ngoại, trừ phi có công tác (thường là công tác do thám), chả trách các anh có tầm nhìn rất hạn hẹp. Vậy thì em sẽ bay đi khắp thế giới và tả lại cho các anh nghe, hy vọng các anh biết ngoài kia, những con người không mang căn cước Việt họ có đời sống thế nào để biết trào nước mắt cho số phận của người Việt Nam mình.

(Còn tiếp).

Nancy Nguyen
19 hrs •

Phần 10: HÀNH TRÌNH CHO NHỮNG NGÀY SAU

Xin mượn lại tiêu đề của phần đầu để đặt cho phần cuối, như một cái kết mở, vì đây thực sự là một chuyến đi mang tính chất khai phóng đối với bản thân tôi.

Cho em gởi lời cảm kích đến các anh chị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã khẳng khái đề nghị nếu có nhu cầu, sẽ sẵn sàng thanh minh cho tin đồn em là thành viên của Tập Hợp. Em cảm thấy không cần thiết, phần vì chính quyền không gán ghép em vào tội ấy, và phần vì, chỉ cần có thiện chí như thế, với em, đã là quá đủ. Em cảm ơn.

Một số người trách tôi sao nỗ lực về vào lúc này, vì đây hoàn toàn không phải là "trận cuối" để mà phải "hy sinh" như thế. Tôi chỉ cười. Sống trên đời, mỗi người có một nguyên tắc. Và nguyên tắc của tôi là trừ phi bất khả kháng, không ngồi chốn an toàn xúi người khác xung phong. Tôi nhớ nhà thơ Chế Lan Viên từng viết về cuộc tổng tiến công 1968:

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Suốt mười năm lặng lẽ, âm thầm đi bên cạnh những đổi thay, chưa một lần tôi dám lên tiếng kêu gọi mọi người xuống đường. Lương tâm không cho phép tôi làm việc ấy. Nhưng lần này, vì tính chất quá nghiêm trọng của sự việc buộc tôi phải lên tiếng, và ngay khi lên tiếng kêu gọi, tôi đã biết mình phải chuẩn bị hành trang cho một chuyến đi ... không tốn nhiều tiền khách sạn. Và tôi đi, cũng chính bởi "đây không phải là "trận cuối" nhưng chính xác là thời điểm của một KHỞI ĐẦU MỚI cho một chặng đường mới. Một hành trình cho những ngày sau.

An ninh đã hỏi tôi: "Vậy thì theo em, tổ chức nào mới thực là kẻ thù của chế độ?" Tôi trả lời: là chính những sai trái nảy sinh trong nội tại các anh, quất lên đất nước những lằn roi tụt hậu. Ngày nào chính phủ các anh còn chống chế và đổ lỗi cho một đối tượng nào đó, ngày đó các anh còn xác định sai kẻ thù. Sự chậm trễ trong việc kết án kẻ thù đích thực chỉ làm trầm trọng thêm sự việc.

Còn với các bạn, tôi xin mượn lại lời của một bài viết cũ: sẽ không ai trách nếu bạn chỉ mưu cầu một cuộc sống bình yên, ai cũng vậy. Nhưng VN còn lại gì? Cho bạn, cho tôi, cho con cái chúng ta? Đồi trọc, rừng thưa, tài nguyên cạn kiệt, thực phẩm, nguồn nước ngày một công khai nhiễm độc. Nhìn xa hơn giáo dục tê liệt, y tế tụt hậu, đạo đức chỉ còn là món hàng xa xỉ. Ngoài khơi ngoại bang hằm hè thôn tính, trong đất liền chính phủ nhắm mắt bịt tai trước nhu cầu sống còn của gần một trăm triệu con người. Có ai đó nói đùa "đến cả muốn ăn không khí trừ cơm cũng không còn được nữa!" Đùa mà đau ...

Sẽ không ai trách khi bạn chỉ muốn bình yên, nhưng nếu hôm nay an phận, bạn trả lời tôi đi, ta còn lại gì để bình yên sống những ngày sau? Tấm lưới kẽm gai đang mỗi ngày bị chọc thủng. Chọn làm người tự do hay chọn sống cúi đầu là quyền của các bạn, nhưng sự tự do chưa bao giờ là miễn phí. Và nơi nào càng hiếm, thì nơi đó nó càng đắt đỏ.

Tất cả chúng ta, dẫu chọn lựa thế nào đi chăng nữa, đều phải ĐỨNG LÊN VÀ ĐI TIẾP vì cuộc sống không ngừng lại ở ngày hôm nay. ĐƯỜNG TUY DÀI NGÚT NGÀN, CŨNG BẮT ĐẦU BẰNG 1 BƯỚC CHÂN.

Gởi các anh an ninh Hùng, Minh, Đại, Vũ, Thành và anh Chỉnh: Ngày 23, khi còn trong trại, các anh cười cợt vào mặt em rằng "tỉ lệ bầu cử là hơn 98%, cái con số lẻ không đi bầu có lẽ chỉ toàn bạn bè của em!" Khi ra khỏi trại rồi em mới biết, là chuyện bầu cử còn 1 vế sau: nhưng là lần đầu tiên trong vòng 41 năm, tuy "bầu rất nhiệt" nhưng lại không đủ số đại biểu cử tri! Phải bầu bổ sung lần 2, lần 3 cho đến khi đủ số! Điều đó có nghĩa là người dân đang từng ngày đứng lên để giành lại quyền làm chủ cái đất nước này, thưa các anh!

Nếu một ngày, ai trong các anh quyết định cởi quân phục để trở về với dân, chắc chắn sẽ có 1 tấm thảm bay đưa anh đến những mảnh đất, những dải nước, những chân trời mới để từ đó, anh có thể khám phá chính quê hương mình từ một góc nhìn khác, một lăng kính khác. Người ta bảo "trải nghiệm", tức chỉ có thể "trải" mới có thể "nghiệm" một cách đủ đầy, tròn trịa, như chính chuyến đi này của em.

Trân trọng.

(Hết).$pageOut


xem các Phần trước ==>




.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...