. .

Thursday, August 25, 2011

Câu chuyện nút “Like” của Facebook-Trường Nguyễn, DCVOnline

Câu chuyện nút “Like” của Facebook

Von Attila Albert (Bild.de) - Trường Nguyễn dịch, DCVOnline, 25/8/2011

DCVOnline: Cư dân tiếng Việt mạng xã hội Facebook đang rì rầm bàn tán về việc nút “Like” bị cấm ở Đức Quốc xuất phát từ một bài trên tờ báo điện tử Thanh Niên Online.

Với cái title mang tính khẳng định mạnh mẽ “Nút “Like” trên Facebook bị cấm ở Đức”, bài báo đã mở đầu rằng “Chính quyền Đức vừa tuyên bố chức năng “Like” trong Facebook sẽ bị cấm sử dụng tại nước này.”

Bài báo này cũng khẳng định rằng nút “Like” đã “vi phạm vào luật bảo vệ dữ liệu của liên minh châu Âu”, và rằng “với phán quyết trên” (sic!) thì đến ngày 30/09 tới đây ‘Facebook buộc phải gỡ bỏ nút Like nếu muốn tiếp tục hoạt động tại Đức”.

Tuy nhiên, trong suốt bài báo nói trên, không có thông tin nào được dẫn nguồn một cách minh bạch và cụ thể, hay nói khác đi, bài báo hoàn toàn mang tính chất nói khơi khơi!

Sự thật chuyện “cấm nút Like trên Facebook” ở Đức như thế nào?

Một bài báo của Von Attila Albert trên tờ báo điện tử Bild.de ngày 24/08 cho biết là chuyện vẫn “còn đang gây tranh cãi”.

Dưới đây là toàn bộ bài báo trên tờ Bild.de do Trường Nguyễn dịch.


Phóng sự Facebook

22 triệu người Đức đã tham gia Facebook

Ai được lợi và ai bị thua thiệt

Facebook thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào

22 triệu người dân Đức đã tham gia kết bạn trên Internet, nhưng Facebook làm gì với những dữ liệu của chúng ta.

Trên cái mảng màu xanh da trời có một nút “Like” và hàng ngày có khoảng 3 tỷ lượt bấm vào đó! Theo điều tra xã hội học của cơ quan nghiên cứu về người tiêu dùng SirValUse thì cứ hai người mới có một người biết bấm vào cái nút “Like” thì sẽ xảy ra điều gì.

Mỗi khi bấm vào đây facebook sẽ gom dữ liệu của người sử dụng, ví dụ như sở thích, tình trạng quan hệ, mối quan tâm.

Cái nút “Like” nằm ở đâu?

Nó nằm ở phía trên của hàng triệu các trang Fan Facebook, của những người nổi tiếng và của các doanh nghiệp, tổ chức…

Điều gì xảy ra khi ta bấm vào đó?

Trang của báo Bild hiện khoảng hơn 400 ngàn Fan, khi bạn bấm vào đó, bạn sẽ trở thành Fan và đọc được những tin tức mới được đưa lên. Đồng thời tất cả những người bạn của bạn cũng sẽ nhìn thấy nó. Ở những trang liên quan, những người bạn của bạn cũng sẽ nhìn thấy hình và tên của bạn, chỉ những người bạn của bạn thôi.

Báo Bild không nhận được dữ liệu gì của bạn, chỉ một thống kê chung là giới tính, độ tuổi và vùng bạn sống.

Những kỹ thuật gì giấu ở đằng sau nó?

Facebook luôn chạy ngầm, tự động lưu lại ngay cả khi bạn thăm một trang khác. Khi bạn đến thăm một trang ở bên ngoài ví dụ Bild.de thì sẽ nhận biết tất cả những gì mà bạn đăng trên facebook như tên tuổi, giới tính. Chỉ khi bạn thoát ra khỏi những nút đó trong tài khoản thì chức năng này sẽ bị chặn.

Chức năng chuyển dữ liệu này còn đang gây tranh cãi. Những người bảo vệ dữ liệu Đức muốn cấm chức năng “Like” và dọa doanh nghiệp nào sử dụng thì từ tháng 9 sẽ bị phạt 50 nghìn Euro.

Tiến sĩ Dr. Moritz Karg (38) của Trung tâm bảo vệ dữ liệu độc lập thuộc tiểu bang Schleswig-Holstein (Nước Đức có 13 tiểu bang, tiểu bang Schleswig-Holstein nhỏ nằm ở phía Bắc nước Đức) nói “ở đây đã tạo ra chân dung của một người, điều đó vi phạm luật thông tin từ xa của Đức.”

Giáo sư, tiến sĩ Prof. Dr. Klemens Skibicki (39) làm cố vấn cho doanh nghiệp thì lại nói ngược lại “Đây là một kiểu giới thiệu hàng hiện đại. Tôi có thể nhìn thấy những gì mà bạn bè tôi cho là tốt. Facebook đã làm cho Internet thành một xã hội.”

Cuộc tranh cãi đi đến đâu, hiện nay chưa rõ. Có rất nhiều hãng, nhiều tổ chức, các cơ quan nhà nước và cả cảnh sát sử dụng chức năng này.

Facebook cũng cần những dữ liệu để có thể giới thiệu tới khách hàng của mình theo đúng nhu cầu.

Tôi phải làm gì nếu như tôi không muốn những dữ liệu của tôi chuyển đi lung tung?

Sau mỗi lần dùng Facebook bạn nên thoát ra khỏi tài khoản, chứ đừng chỉ tắt trang web không.

Bạn hãy chỉ bấm vào nút “Like” khi mà bạn cảm thấy tin tưởng.

© DCVOnline

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...