Ứng Xử Sai Lầm Với Lịch Sử
Trần Thị Hồng Sương
Trần Thị Hồng Sương
“… hiện thực “độc tài toàn trị" tiếp diễn không cho phép làm được điều đó, cho nên vẫn không chấp nhận được hiện tại và âu lo tương lai chứ không phải nuôi lòng thù hận quá khứ! Biết sai không sửa, biết hại cho đất nước vẫn làm là kẻ phản quốc, kẻ có tâm hồn ác không đáng được khoan dung!…”
Sẽ rất bất hạnh nếu không lưu giữ được gì trong ký ức ! Có lẽ giống chó có trí nhớ, nhớ những sự việc đơn giản được lặp đi lặp lại, nhưng chó không có trí khôn suy xét cho nên chó quên ngay cú đá của người chủ côn đồ và vẫn xum xoe liếm tay vẫy đuôi, tự ràng buộc số phận mình vào việc trung thành với miếng cơm của người chủ ban cho! Người không có trí khôn sẽ giống người bệnh tâm thần! Nhưng nhớ, suy xét, đau buồn không có nghĩa là thù, thù dai... chờ ngày trả thù, mà là để cảnh giác và nhận biết bạn thù và sẵn sàng kháng cự hiệu quả.
Cho nên: “Tha thứ: Được!; Quên: Không!” (Forgive: yes!; Forget: No!)
Phải khẳng định không có gì có thể mất đi: tình yêu, ân oán, lòng thù hận, điều lành điều ác...! Kẻ giết người dù có phi tang không chút dấu vết, thoát tội trước luật pháp nhưng vẫn còn ghi dấu trong ký ức kẻ sát nhân! Phật giáo cho rằng đời này gây oan trái nếu chưa trả, thì kiếp sau sẽ phải trả món nợ tiền kiếp.
Quá khứ đất nước sẽ thành lịch sử, quá khứ cuộc đời con người ghi dấu trong ký ức, hiện ra trong giấc mơ, tái hiện bất chợt trong từng cá nhân hay được khơi lại từ những sự kiện làm liên tưởng đến vết thương tâm linh.
Các nghiên cứu hiện đại phát kiến nhiều chi tiết hơn để trả lời câu hỏi: Tố chất nào hình thành nên một thiên tài? Con người có trí khôn khác nhau theo mức của chỉ số thông minh IQ (intelligence quotient). IQ là khả năng giải quyết các vấn đề mang tính logic (used to solve logical problems) mỗi người có IQ cao trong một lãnh vực khác nhau, nhưng chỉ có chỉ số thông minh IQ sẽ không giải thích được nhờ đâu có được những loé sáng kỳ diệu từ cảnh quan bình thường như Isaac Newton, nhìn trái táo rơi như mọi người từng nhìn từ hàng nhiều ngàn năm qua, bỗng loé ra ý tưởng lực hấp dẫn vũ trụ và cuối cùng suy ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Vào giữa thập niên 1990, Daniel Goleman đưa ra công luận các nghiên cứu về thần kinh học và tâm lý học nhấn mạnh đến sự quan trọng của chỉ số xúc cảm EQ (Emotional Quotient) giúp con người nhận biết cảm xúc của mình và của người khác. EQ cao giúp có được khả năng đồng cảm (empathy) tức khả năng hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác, (motivation) khả năng gợi cảm hứng thúc đẩy hoạt động và (Compassion, sympathy) nhân hậu biết cảm thương nỗi đau khổ của tha nhân thường luôn kèm theo ý nguyện giúp đỡ và cón có thêm một kỹ năng diễn cảm bằng hùng biện hay văn tài về niềm vui hay nỗi khổ Goleman tranh luận rằng chính EQ là yêu cầu căn bản để có thể sử dụng IQ. Nếu vùng não của chức năng nầy bị tổn thương thì khả năng suy nghĩ hiệu quả bị xoá sạch.
Quá trình phát kiến về trí tuệ con người còn có phát hiện khác như chỉ số tâm linh SQ (Spiritual Quotient) giúp nhận biết ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Đây là khuynh hướng của các nhà tư tưởng, triết gia, học giả và các giáo sĩ.
Như vậy khoa học đã lý giải về nhiều loại người trí thức có học có kiến thức trong nhiều lãnh vực khác nhau thuộc IQ. Nhưng nếu không có EQ và SQ không thành tài năng và sống thiếu lòng nhân hậu cảm thông. Những người này để chữ nghĩa lời nói mình thiếu sự trung thực, xúc phạm làm tổn thương người khác, suy xét thiếu một lộ trình xuyên suốt toàn vẹn, không tôn trọng giá trị cuộc sống tâm linh... Đó là những người có kỹ năng song không có tài năng và hùng biện truyền đạt để thu phục nhân tâm.
Biết vậy nên chẳng có gì khó hiểu khi còn có những người như ông Trần Chung Ngọc chủ quan thiên kiến, bà Tôn Nữ Thị Ninh nói chuyện với Việt Kiều không phải để chia sẻ ý kiến, cảm thông mà chỉ nói “theo đơn đặt hàng của nhà nước CSVN“. Brian Đoàn, Trần Trường, Huỳnh Thuỷ Châu bị phủ vây bởi sự thiếu thông tin chính xác, hành động nông nổi chỉ để nổi danh… Xã hội luôn có thành phần như thế tồn tại song hành, như dòng nước đối lưu không muốn theo hay không theo nổi trào lưu là dòng chảy chính của nền văn minh đương thời! Dù sao cũng hy vọng những người còn trẻ như Brian Đoàn chưa va chạm với CS để nhận ra bản chất chế độ độc tài toàn trị khủng khiếp, không một ai không là đảng viên mà có thể đảm nhiệm vai trò xã hội gì, chỉ phải làm theo yêu cầu của Đảng và cách quảng bá bằng dối trá tuyệt vời của CS. Brian Đoàn và Huỳnh Thuỷ Châu cần học hiểu thêm về chính trị rồi hãy đường hoàng làm chính trị thay vì làm chính trị bằng tâm hồn hoạ sĩ hay núp bóng hội hoạ!
Ai cũng hành động từng lúc theo hiểu biết và lòng tin chắc chắn nhất thời lúc đó. Nhưng qua nâng cao học vấn kinh nghiệm, qua phát kiến khoa học, đối chiếu hiện thực, tư tưởng sẽ phải có thay đổi suy nghĩ khác, hành động khác cao hơn, hiệu quả hơn. Socrates tự biết rằng ông không khôn ngoan hoàn toàn, và nghịch lý xảy ra khiến ông thành là người khôn ngoan duy nhất kể từ khi ông hiểu biết những điều ông từng không biết. Muốn khôn ngoan ai cũng phải làm một hành trình tư duy bới tìm những thứ bị che lấp chôn vùi và nhất là cá nhân không làm người cơ hội, không bị ràng buộc bởi quyền lợi, khiến bị khống chế không còn lòng trung thực, không thể tiếp cận sự thật vốn không có lợi cho riêng mình, chỉ có lợi cho chân lý cho nền văn minh cho tiến bộ xã hội cho mọi người trong đó có mình.
Jean-Paul Sartre là trí thức sống trong tháp ngà chữ nghĩa, xa xôi với hiện thực Việt Nam, ông không bới tìm sự thật nhưng thảm hoạ trên biển của thuyền nhân giúp ông thấy ra sự thật. Đối chiếu hiện thực trong chiến tranh mình tham dự nhà văn Dương Thu Hương bức xúc trăn trở, vượt qua được định kiến và nỗi sợ để nói lên sự thật ! Sau 1975 có nhiều sự sụp đổ văn hoá qua thứ giáo dục trở về kiểu “quốc tử giám” chỉ dành cho con cháu quan chức Cộng Sản trong chủ nghĩa lý lịch. Gãy đổ tình đoàn kết dân tộc, khơi dậy lòng thù nghịch ở miền Nam Việt Nam sau 1975 với chứng cứ không gì bác bỏ nổi như cấm con sĩ quan vào đại học, học tập không án... là những lý do lớn để toàn dân kết luận: “Cột đèn có chân cũng đi khỏi Việt Nam!”. Ai cũng muốn chấm dứt chiến tranh để cuộc sống miền Nam Việt Nam vốn ngang hay đi trước Philippines-Thái Lan-Singapore không bị chiến tranh làm chậm bước... Nhưng sau 1975, CSVN đi ngược chiều nền văn minh, xoá bỏ nền chính trị dân chủ tự do mà VNCH đã khởi đầu qua luật pháp với chế độ đa nguyên đa đảng. Đời thường còn có nhiều chuyện dị thường như xởn tóc, cắt ống quần, thay tên “xưởng đẻ” cho phòng sanh trong bệnh viện Từ Dũ như thể con người là robot vô hồn đang được...lắp ráp! Kể ra hết thì giống chuyện tiếu lâm rơi nước mắt... khi người bị CS Bắc Việt biến cả nước thành Mán rừng! “Mán rừng vào Thành phố”! Người miền Nam ủng hộ buông súng và nhìn các Mán ngơ ngáo thấy cảm thương bởi cùng máu đỏ màu da vàng phải biết chia sẻ áo cơm, nhưng cấp chỉ huy của Mán dạy phải cướp và thù...
Trong nước đã vậy, tất cả sự thật làm những người từ các nước từng ủng hộ CSVN thấy rõ bị lừa dối, cảm thấy mình có lỗi phải làm điều gì đó đền đáp...
Triết gia Jean-Paul Sartre và Raymond Aron, hai nhà trí thức từng đối đầu hơn hai mươi năm, mỗi người ủng hộ một phía của hai nền chính trị đối đầu ở Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với Chủ nghĩa Cộng Sản trong nền kinh tế chỉ huy bao cấp và chính thể Việt Nam Cộng Hoà dân chủ tự do trong nền kinh tế thị trường! Hai ông đã cùng xuất hiện và Sartre tuyên bố thay đổi lập trường, lên án ba mươi năm dối trá của CSVN trước công chúng Pháp và kêu gọi góp quỹ giúp thuyền nhân Việt Nam. Đó là biểu tượng hoà giải tri thức của người ủng hộ Cộng Sản và không ủng hộ Cộng Sản hàng đầu ở Pháp. Người Việt Nam cần học ý nghĩa về sự thật chân lý trong hành vi mang tính phản tỉnh và làm biểu tượng thời hậu chiến của Việt Nam khi tiếp cận được sự thật của phía Cộng Sản VN.
Các lễ hội ca tụng, các bài viết biện hộ, lời bình khích bác là điều gợi nhớ khơi lại... đống tro tàn, làm bùng cháy ngọn lửa đau thương, nuôi lớn lòng oán hận. Biết được tính phá hoại đoàn kết trầm trọng của các hành vi này nên ông Võ Văn Kiệt mới lên tiếng yêu cầu đảng Cộng Sản chớ có khơi lại nỗi đau buồn dân tộc, triệu người vui sao nên khi còn có triệu kẻ đau buồn ! Qua hành xử có thế thấy Ông Kiệt có IQ ra sao không biết vì ông không được tiếp cận học vấn, song có cơ sở kết luận ông là người có EQ, SQ cao!
Trí thức XHCN, vì lý do quyền lợi hay định kiến hoặc nỗi sợ khó vượt qua vẫn tiếp tục ca ngợi biện hộ lý luận kiểu ngụy biện để vẽ vời cho Nguyễn Tất Thành, chê trách những người bất đồng chính kiến đang muốn giúp CSVN thấy ra đâu là sự thật!
Socrate chống lại thứ tư duy “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” mang danh Ruồi Trâu, Ruồi nhỏ yếu mà dám châm chích trâu mộng và cũng từng bị kết án tử hình! Ông đối diện với cái chết cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn với cả sự sống. Lịch sử cho thấy ông được tôn vinh làm biểu tượng của chân lý chứ không phải kẻ kết án ông. Ông dùng phương pháp “truy vấn biện chứng” dưới tên gọi “phương pháp Socrates” hay phương pháp “bác bỏ bằng logic” (elenchus) để bác bỏ các ngụy biện !
Để quá khứ phá huỷ tương lai mình là tự nhân đôi tai hoạ, như vết cắt cứ để cho mưng mủ! Nhưng quá khứ phải được sửa sai. Cuộc sống là quá trình sáng tạo giá trị và phạm sai lầm. Lịch sử đất nước hay cuộc sống tương lai của cá nhân đều lưu giữ giá trị và phải sửa chữa sai lầm quá khứ. Nhưng nếu không sửa sai lầm quá khứ là không đáng được khoan dung, càng không thể...chấp nhận.
Con người luôn rất mau quên đau thương của người khác! Ngụy biện khi chấp nhận sai lầm của ai đó đúng là sai lầm nhưng muốn mọi người chấp nhận để sai lầm...tiếp diễn. Rất nhiều nạn nhân chiến tranh đã phần nào nguôi ngoai quá khứ, muốn dùng hy vọng niềm vui hiện tại và tương lai để bù đắp cho quá khứ tổn thương, nhưng hiện thực “độc tài toàn trị" tiếp diễn không cho phép làm được điều đó, cho nên vẫn không chấp nhận được hiện tại và âu lo tương lai chứ không phải nuôi lòng thù hận quá khứ! Biết sai không sửa, biết hại cho đất nước vẫn làm là kẻ phản quốc, kẻ có tâm hồn ác không đáng được khoan dung!
Có người VN nào muốn ứng xử với Cộng Sản độc tài toàn trị hôm nay ở VN giống như người Hán ở Trung Quốc thời rợ Mãn Châu buộc cạo nửa đầu tóc bím thần phục qua những cuộc thảm sát kinh hoàng không? (Có tài liệu nói sau Thái Bình Thiên Quốc số chết là 50 triệu người Hán). Dân Hán kinh khiếp sự tàn bạo đến tan rã nhân cách, không chống ngoại bang Mãn Châu nữa mà chấp nhận: “Thà làm chó Hoà Bình hơn làm người Chiến Tranh!”
Hãy đọc các câu chuyện sau đây của những con người đương đại có văn hoá, ứng xử quyết liệt với sai lầm thiển cận của chính mình:
Tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng của Kevin Carter đoạt giải Pulitzer 1994 làm cả thế giới bàng hoàng, được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Châu Phi. Một bé gái đang đói lả gần chết nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hiệp Quốc. Con chim kên kên lẽo đẽo theo sau, như canh chờ đứa trẻ chết để ăn thịt.
Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó, kể cả Kevin Carter, người đã vội vã rời khỏi hiện trường ngay sau khi bấm máy. Có tờ báo đã viết về Carter như thế này: “Kẻ chỉ chú tâm chụp ảnh, nhưng lại vô cảm trước thảm cảnh của cô bé da đen, thì cũng chỉ là một con vật ăn thịt, một con kên kên thứ hai trong bối cảnh tàn bạo ấy mà thôi”. (The man adjusting his lens to take just the right frame of her suffering, might just as well be a predator, another vulture on the scene). Kevin Carter đã đọc được câu này và anh đã tự sát.
Eddie Adams cũng có một bức hình được giải đoạt giải Pulitzer, chụp cảnh tướng Loan bắn một đặc công phía CS bị bắt. Sau khi báo giới phân tích nhiều khía cạnh, Eddie Adams đã có cái nhìn toàn diện hơn. Ông đã ân hận xin lỗi tướng Loan, loại bỏ bức hình, và làm một việc có ý nghĩa là lao vào giúp các thuyền nhân, góp phần vào công cuộc vận động chính phủ Mỹ và các nước cũng đồng chia sẻ gánh nặng nầy như Pháp, Úc, Canada... cứu giúp cả triệu người!
Hoàn toàn trái ngược với sự tự vấn, chịu nghe chịu học hỏi chịu đối chiếu hiện thực như của hai nhà nhiếp ảnh Mỹ nêu trên, là một hiện tượng lập ngôn của một người có quốc tịch Mỹ gốc Việt Nam: ông Trần Chung Ngọc.
Phải nói ngay là ông Trần Chung Ngọc có nhiều nhận định không chính xác. Ông Trần Chung Ngọc viết:“Không có gì minh hoạ rõ hơn sự tương phản giữa Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản là những trao đổi quan niệm của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ với ông Hồ Chí Minh vào năm 1960. Ông Hồ đã tuyên bố rằng ngay cả việc giết kẻ thù cũng không được đạo đức; Mao đã trả lời ông ta: “Tưởng Giới Thạch giết, tôi giết, đó không phải là một vấn đề đạo đức. Và Lưu Thiếu Kỳ thêm vào là viện đến đạo đức khi ta phải đối phó với những tên tư bản chống cách mạng là không thích đáng”. Bảo là tương phản, sao lại có thể có câu nói này của ông Nguyễn Tất Thành: “Các chú cứ làm theo, tôi cam đoan lãnh tụ của chúng ta Staline và Mao Trạch Đông không bao giờ phạm sai lầm!”. Câu nói được ghi trong sách sử Cộng Sản Việt Nam! Giả thử ông Nguyễn Tất Thành có nói vậy, nhưng ông đã làm gì trong Cải Cách Ruộng Đất với hai trăm ngàn người chết mà sau này bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai. Những người khác là đảng phái không Cộng Sản và đảng viên Cộng Sản nghi ngờ nhân thân và không tan thành đường lối độc tài của ông Nguyễn Tất Thành. Qua cuộc thảm sát này chắc chắn không ít người miền Bắc: “Thà làm chó gặm xương hơn làm người phản kháng!”
Ông Trần Chung Ngọc có quyền biện hộ nhưng đừng ngụy biện. Chỉ là một câu đàm thoại tranh luận và trong hiện thực có chứng cứ là ông Nguyễn Tất Thành, sau thảo luận, chẳng những không làm như lời nói của mình mà học theo làm theo Mao, Lưu chăm chỉ hơn tàn ác nhiều hơn khi thực hiện CCRĐ. Ông Trần Chung Ngọc phạm phải ngụy biện có tên “Khái quát hóa vội vã”, chưa có đủ chứng cứ mà đã kết luận!
Người ta chê trách ông Nguyễn Tất Thành là ăn cắp công, đánh bóng cá nhân nói một đàng làm một nẻo... là đúng!
Đảng Cộng Sản VN đã nhận ra ba sai lầm là CCRĐ, Nhân Văn Giai Phẩm và đánh tư sản lập ra kinh tế bao cấp nhưng vẫn cực kỳ bất công vô tâm khi không truy điệu người chết oan, tạ tội với người chết và khó hiểu gì khác hơn là nhóm người bám đặc quyền vì cực kỳ ích kỷ tham lam khi không dân chủ hoá đất nước!
Con người chất chồng sai lầm, can dự đến nhiều cái chết oan khiên như Nguyễn Tất Thành này, cần để cho lịch sử được vô tư xác lập công tội. Người nào hôm nay nhìn lại lịch sử mà vô cảm với cảnh chôn sống trong CCRĐ, không thấy thanh niên cả miền Bắc bị lừa đưa vào chiến tranh, cũng đáng được coi chính là những con người muốn kéo dài tội ác...
Cứ theo lẽ thường của một xã hội bình thường, ông Nguyễn Tất Thành sai thì phải xuống vì là bằng chứng của không sự có khả năng. Lẽ ra ông phải tự tử cho rồi như Kevin Carter chứ không phải đóng kịch ăn mặc chỉnh chu, thấm nước mắt trước ống kính! Tôi nói là đóng kịch như diễn viên vì người thường không ai cảm xúc thật và khóc được khi đèn 500 Watts chiếu thẳng vào mặt để quay phim... Ông là con bài của Mao nên không ai thay được khi Mao chưa muốn mà cứ biện hộ, để tại vị... làm sai tiếp. Từ 1945 tại vị tới chết như Vua, đã là không thể chấp nhận!
Ai mà còn không biết vụ đánh tư sản miền Bắc, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét lại chống Đảng, thảm sát Huế? Còn nhiều vụ án chưa được làm rõ như vụ học sinh miền Nam bị Phùng Thế Tài cận tướng của Nguyễn Tất Thành gạt và bắn chết mà ông Tô Ký cứ kiện mãi lên Bộ Chính Trị, vụ hơn hai trăm thanh niên miền Bắc đòi công bằng trong quân dịch khi con các ông lớn mang áo lính đi Liên Xô Trung Quốc hay các nước Đông Âu học tập, con dân thì chết trong chiến trường miền Nam, cũng bị ông tướng Phùng Thế Tài gốc trẻ bụi đời cận vệ của Nguyễn Tât Thành này bắn chết. Đừng để tất cả tội ác này chìm vào quên lãng mà phải trả danh dự về cho người chết. Ai cũng biết, ông Nguyễn Tất Thành đã chết, không nạn nhân oan sai nào trong CCRĐ, trong Nhân Văn Giai Phẩm, trong Xét lại chống Đảng... đòi được món nợ máu. “Cọp chết để da người ta chết để tiếng”, phải trả danh dự giá trị làm người về cho từng người nạn nhân của ông Nguyễn Tất Thành. Hiện nay Cộng Sản Việt Nam đang dẫn dắt đất nước trong chủ nghĩa Cộng Sản là tư thế “chết đứng” trong dòng chảy văn minh.
Không chịu nghiên cứu thay đổi chính sách thay đổi tư duy cầm quyền mà muốn học tập “gương bác Hồ” người của hơn 60 năm trước, ít học, thất bại, chỉ biết làm theo Mao-Staline, cá nhân chỉ có lời nói việc làm tủn mủn đóng kịch thể hiện sự kém cỏi, không biết làm chủ thế hệ hiện sinh của mình! Cũng có thể cực kỳ ích kỷ tàn ác vì muốn theo chủ trương của Ông Nguyễn Tất Thành và đảng CS Bắc Việt nắm quyền ban phát đặc ân từ miếng cơm ghi trong sổ gạo cho đến cây kim thước vải trong phiếu mua hàng. Ai tuân phục cá nhân thì cho và kháng cự thì thu sổ gạo !
Nhìn cung cách các ông Nông Đức Mạnh hay Tô Huy Rứa ra sức cản trở quyền hạn báo chí, vô hiệu hoá Quốc Hội, đáng ngờ là CSVN đang bị buộc hay bị lừa thực hiện âm mưu của Trung Quốc, vì ông Nguyễn tất Thành là con chủ bài của Mao để TQ nắm VN trong tư thế ân nhân. Phản đối ông Nguyễn Tất Thành, khước từ công lao, chỉ ra sự kém cỏi khi lôi đất nước vào chiến tranh so với lân bang như Indonesia, kết án việc không chịu hợp tác với Bảo Đại mà “cõng rắn cắn gà nhà” như Lê Chiêu Thống, sẽ có hệ lụy là coi Trung Quốc như... đối thủ không đội trời chung !
Ca tụng Nguyễn Tất Thành còn có thể giữ VN trong tư thế một dân tộc tan tác yếu đuối lạc hậu không phát triển...phải dùng sản phẩm kém chất lượng, bưng bê công nghệ lạc hậu của TQ thải ra như vụ các nhà máy đường. Trong chính trị những việc như thế không hiếm.
Ông Trần Chung Ngọc nhắc đến Bác sĩ Allen Hassan, thì đây là câu chuyện của tôi và quyển sách của Bác sĩ Allen Hassan. Từ Việt Nam, qua Amazon.com, tôi mua quyển nguyên tác của Allen Hassan tựa đề Failure to Atone (The true story of a Jungle Surgon in Việt Nam). Tôi đã liên lạc được với nhóm phụ trách của ông Allen Hassan. Các ông cho biết quyển sách có thiện ý chống chiến tranh và mô tả thảm cảnh của binh sĩ Mỹ chưa được chăm sóc đúng mức cũng như việc thường dân VN bị chết quá nhiều. Tôi cho ông Hassan biết ý kiến tôi rằng, sau khi đọc cả nguyên tác và bản dịch tiếng Việt (Không thể chuộc lỗi), tôi thấy bản dịch tại Việt Nam không có cùng một mục đích một nội dung là chống chiến tranh như ông Hassan cho biết. Ông bảo không đọc được tiếng Việt như tôi có thể đọc tiếng Anh, nên tôi bảo ông chỉ cần xem hình ảnh trong quyển nguyên tác bị quyển tiếng Việt tráo đổi thêm vào, kể cả thêm vào ảnh tướng Loan bắn đặc công Việt Cộng mà Eddie Adams đã loại khỏi tập ảnh và xin lỗi tướng Loan. Chắc chắn là ông phải biết chuyện Eddie Adams và tướng Loan, và lẽ nào ông không xem được hình bản tiếng Việt nhiều hình ảnh mô tả việc giết người của quân đội Mỹ? Như thế là không trung thực không công bằng! Tôi hỏi thêm, khi ông bán bản quyền ông có ghi điều khoản nào yêu cầu phải tôn trọng nguyên tác hay cho quyền sửa nội dung không? Tôi cũng cho ông biết tôi rất quen với một bác sĩ khi xưa làm ở Bệnh Viện Thủ khoa Nghĩa Cần Thơ là Robert K Boese ở New York mà ông có ghi nhận trong quyển sách của ông. BS Boese có vợ là cô y công trẻ xinh đẹp ở phòng mổ, người Việt Nam quê ở Cần Thơ sống gần nhà tôi. Khi ông Boese chết vì bệnh, chúng tôi có nhận được thiệp báo tử từ người vợ và các con ông ở New York.
Tựa đề quyển sách là dựa theo câu chuyện mở đầu. Phần 1 mở đầu ông Allen Hassan viết về cái chết của 40 đứa trẻ từ 1-5 tuổi vào cuối tháng 5-1968 (không nói rõ ngày), phi cơ Mỹ chuyển về bệnh viện Quảng Trị nơi ông làm việc 40 đứa trẻ từ sơ sinh đến lớn nhất là 5 tuổi, mỗi trẻ bị bắn một viên đạn vào đầu, đều hấp hối và đều chết sau đó với băng tay ghi “Interrogated USMC” (Thuỷ quân lục chiến Mỹ thẩm vấn). Ông Allen Hassan cảm thấy thật tàn khốc vô nhân và nếu ai đó trong lực lượng hải quân mà ông là cựu binh trong đơn vị đó làm thì... không thể chuộc lỗi! Tất nhiên không phải là “Không thể chuộc lỗi” về cuộc chiến chống Cộng Sản của Mỹ như ông Trần Chung Ngọc viết!
Tôi muốn truy tìm lại bằng chứng ở Bệnh viện Quảng Trị vì có quá nhiều lỗ hổng trong câu chuyện. Câu chuyện bỏ lửng không kết luận là ai đã hành hình các cháu nhỏ và ai đã thẩm vấn ai khi các cháu... chưa biết nói. Câu chuyện được Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt kết nối như sau: “Đọc dòng mở đầu tập sách ai cũng như tôi liên tưởng ngay đến thảm sát Mỹ Lai!” Tiến sĩ Thu Nguyệt, một trí thức XHCN, đã phạm phải ngụy biện kiểu “bỏ thuốc độc xuống giếng”, tức là lối kết tội vu cáo đối phương trước khi độc giả đọc và có ý kiến. Từ một nghi vấn mà liên kết với chuyện Mỹ Lai có thật ám chỉ 40 cháu bé bị Mỹ giết!
Về chuyện Mỹ Lai xảy ra ngày 16.3.1968 xin đừng bỏ quên cột mốc thời gian này ở miền Trung ! Đó là đợt truy quét đặc biệt quyết liệt sau trận tấn công Tết Mậu Thân 1968 của Cộng quân. Thường dân chết sao khỏi thương tâm, người Mỹ cũng không đến VN để làm kẻ sát nhân, nhưng có hai việc khiến quân đội Mỹ luôn sa vào tai tiếng là không thể có quyết định theo nguyên tắc... tránh thường dân. Thứ nhất miền Bắc dùng bệnh viện trường học cất giấu vũ khí, thứ hai bộ đội Cộng Sản là bộ đội duy nhất trên lịch sử quân sự thế giới là không có quân lương, Bộ đội du kích phải luôn bám sát dân để có ăn, lấy dân làm bia đỡ đạn. Che chắn cho mình gây hoạ cho dân là một yếu tố nổi bật của cuộc chiến không đáng có 54-75. Do đó có những tình huống thật kinh hoàng và nghiệt ngã như thế vẫn xảy ra cho dân chúng khi người Mỹ không biết ai là đối phương khi bộ đội giấu mặt, làm dân thường! Trong khi rút quân Tết Mâu Thân bộ đội miền Bắc cũng áp sát dân chạy loạn nên số dân chết do bom đạn Mỹ lẫn với bộ đội là không ít. Số thương vong của dân thường trong cuộc chiến lớn hơn quân chính quy.
Tôi không liên tưởng kiểu ngụy biện “đơn giản hóa” như bà Thu Nguyệt mà thường phải hiểu có hệ thống và chi tiết. Tôi tự hỏi, nếu là chuyện có thật chứ không hư cấu hay trích từ ác mộng của Allen Hassan thì hành trình bay, số hiệu trực thăng, tên phi công của quân lực Mỹ phải có ghi. Hoàn toàn mất dấu không có một chi tiết nào là sao?
Theo tự thuật của Allen Hassan thì ông có cha là người gốc Hồi giáo sinh ra ở Palestine Trung Đông, Mẹ người Thụy Điển và Ireland nhập cư, mẹ ông Hassan tự tử sau khi sinh ông ở tuổi 21 bằng cách bắn vào đầu ngay trong cửa hiệu của cha Hassan do người cha theo Hồi giáo không chấp nhận lối sống của bà. Gốc không Mỹ, gia đình theo Hồi giáo của ông khiến ông dễ có điều khác biệt với người Mỹ chính thống! Nếu ông khác biệt thì sao? Chắc chắn phải chừa lại... một dấu hỏi về nhân thân và quan điểm cá nhân của ông Hassan!
Vì sao quân lực Mỹ hành hình mà còn chở trẻ hấp hối này về bệnh viện Quảng trị cho ông Hassan cứu chữa? Về phía bệnh viện, phải có sổ nhận bệnh, các cháu được ai chôn cất và chôn cất ở đâu. Là quân nhân chắc Allen Hassan biêt lấy viên đạn sẽ truy ra loại vũ khí ai sử dụng, ai bắn, không khó. Bệnh viện Quảng Trị không phải một mình Allen Hassan làm từ bác sĩ đến y công. Phải có ai đó người VN cùng chứng kiến.
Tôi viết thư xin ông Allen Hassan cho biết tên vài người y tá hay y công cùng làm với ông, cùng chứng kiến với ông, các cháu được ai chôn, chôn ở đâu để có thể khai quật lấy viên đạn ra giảo nghiệm. Sao không nghe bà mẹ nào tìm con bị mất hay là các cháu từ trại mồ côi nào? Đâu khó để truy tìm sự thật? Tôi hứa sẽ truy tìm sự thật cho ông không đòi một đồng VN chi phí! Bức email tôi không được trả lời và các bức email tiếp theo cũng vậy. Tôi thấy việc phát hành quyển này bỗng chựng lại, không còn giới thiệu rầm rộ ở VN như quyển Đặng Thuỳ Trâm, nên cũng thôi! Tôi hy vọng người có học như ông Allen Hassan sẽ ứng xử như Eddie Adams, hay nhà báo Kevin Carter!
Ông Trần Chung Ngọc đang ở Mỹ, có thể liên lạc với ông Allen Hassan và có muốn tôi đi Quảng trị tìm kiếm nhân chứng không? Tôi không cần một đồng chi phí nào, nhưng sẽ gặp khó với nhà nước VN trong mục đích vạch trần sự thật mà nhà nước muốn ám thị độc giả trẻ tuổi ở Việt Nam. Tôi cần sự hỗ trợ như thư xác nhận là chuyện không hư cấu, có thật, và yêu cầu của ông Allen Hassan, để may ra còn có thể làm việc với bệnh viện Quảng Trị!
Sự thật không dễ dàng có được nên Socrates từng nói: "Tôi biết anh sẽ không tin tôi, nhưng hình thức cao nhất của tinh tuý con người là tự hỏi và hỏi người khác”. Ai biết ứng xử như thế sẽ không thành cố chấp !
Ông Trần Chung Ngọc không thông tuệ giáo lý nhà Phật và ít lòng cảm thông. Ấn Độ trên nền của Ấn độ giáo Bà la Môn phân chia giai cấp rất nặng nề bất công, rồi tiểu thừa-đại thừa, Phật dạy rằng: "Không có giai cấp trong máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn". Trong thời Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng hoá, Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn nhưng bảo rằng không phải sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật. Tầm cao bao quát của giáo lý đạo Phật được ông Albert Einstein cho là đạo Phật không có đối kháng mà dung nạp khoa học khác tôn giáo khác. Ông Trần Chung Ngọc hẹp lòng và nặng sân si quá.
Một tôn giáo nếu còn tín đồ và không gây hại không vi phạm luật pháp thì cần tôn trọng và có quyền tồn tại. Thiên Chúa giáo cần được tôn trọng. Người làm sai lợi dụng tôn giáo thì cứ... vạch mặt chỉ tên nêu ý kiến phản đối... Thảm sát Huế ở khe Đá Mài kinh hoàng nhất gồm dân chạy loạn và có nhiều giáo dân Phú Cam nhưng nơi khác chỉ là dân, cho nên lên án thảm sát chỉ là vì bảo vệ quyền làm người của dân chúng bất kể là thuộc sắc màu tôn giáo nào!
Với Việt Kiều có người thành công có người không, cũng có người làm chuyện sai trái, song đó là nhìn vào cá nhân trong tầm vi mô. Nhìn tầm vĩ mô, cộng đồng Việt Nam thành đạt không kém cộng đồng người Châu Á nào và hơn người da màu ở Mỹ. Nếu không có tiền gửi về cho thân nhân thì Việt Nam sau 1975 cấm vận dân trong đã đói dài cổ! Lớn tiếng ca công thành tích xoá đói giảm nghèo nhanh được LHQ khen ngợi mà không phân tích thật ra chính là nhờ Việt Kiều gửi tiền về là phần lớn!
Nhiều người đảng viên nói Việt Kiều gửi tiền quà về cho cha mẹ thân nhân chứ có gửi cho nhà nước đâu mà kể công! Sao lại không? Có đô la làm trữ kim bảo đảm nhà nước có quyền in tiền tương xứng đưa vào nền kinh tế mà không gây suy thoái kinh tế! Tiền này giống tiền lời mà không cần đầu tư một đồng đô la nào cả, không sợ lỗ phá sản chỉ có lời! Hãy so sánh: cả nước xuất khẩu gạo cả vốn lẫn lời chỉ đủ tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu khoảng 1,3 tỉ đô la mà dân VN 70% còn là nông dân!
Điều đáng nói là người VN miền Nam ra đi bất ngờ hoảng loạn không có chút chuẩn bị khả năng để phù hợp với cuộc sống mới. Tuy nhiên so với Nguyễn Tất Thành suốt thời gian ở nước Pháp nghèo đói đến ăn không no, mặc không ấm phải dùng gạch nung, không học hành gì được thêm hay sang Mỹ làm gia nhân dọn vườn, sang Anh làm bồi bàn, phu cào tuyết thì chớ có làm chuyện quên trước quên sau, chê nghề Nails là nặng nhọc như Huỳnh Thuỷ Châu !
Những người cùng phải bỏ nước ra đi, có trình độ, có lòng, đã đứng ra tổ chức trợ giúp người VN ổn định cuộc sống, lo học hành thành danh. Còn một số khác chỉ ca cẩm chê bai, không giúp gì được cho ai, có chăng theo đuôi CSVN trong nước, nói năng điều gì thì chỉ là nói lấy được cho phần mình. Thế đấy!Trần thị Hồng Sương
© Thông Luận 2009
6.5.2009
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...