. .

Wednesday, October 14, 2009

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ bị rút ruột 100 tấn đồng

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ bị rút ruột 100 tấn đồng

 VNExpress, Thứ hai, 12/10/2009

Với việc sử dụng đồng phế liệu, bớt xén vật tư, công trình lịch sử tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đã bị rút ruột gần 100 tấn đồng, gây thất thoát gần 2,7 tỷ đồng. 

Ngày 12/10, sau gần 30 tháng kể từ khi vụ tiêu cực bị phanh phui, VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 8 bị can về các tội tham ô tài sản, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Trong số này có ông Lương Phượng Các (nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Điện Biên kiêm giám đốc Ban quản lý dự án Điện Biên Phủ) cùng hai thuộc cấp
Lê Văn Viễn (nguyên phó giám đốc Ban quản lý), Trần Quốc Hưng (kế toán Ban quản lý) và bà Võ Thị Hồng (cựu giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương) cùng hai phó giáo sư, tiến sĩ là ông Lê Huyên (cựu hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp) và Nguyễn Đức Sứng (nguyên chủ nhiệm khoa tạo dáng công nghiệp, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp).
Năm 2004 khi hoàn thành, công trình được coi là tượng đài bằng đồng lớn nhất nước, nặng 220 tấn. Ảnh: Tuấn Kiệt
Cơ quan chức năng xác định, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn I được đặt tại trung tâm thành phố nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2004). Công trình được giao Công ty Mỹ thuật Trung ương đảm nhận, trong khi đơn vị này không có năng lực thực hiện. Công ty sau đó đã "bán" lại việc thi công đúc tượng đài cho Công ty TNHH Đoàn Kết, tỉnh Nam Định.
Do buông lỏng quản lý, thiếu sự giám sát của cán bộ có thẩm quyền, công trình đã bị bớt xén vật tư, thi công không đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật. Đặc biệt, quá trình điều tra phát hiện, công trình còn sử dụng đồng phế liệu để đúc tượng. Giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy, lượng đồng bị thiếu hụt so với dự toán gần 100 tấn, trị giá gần 2,7 tỷ đồng. Do vậy, tượng đài vừa khánh thành chưa được bao lâu đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, gỉ sét...
Sau khi công trình hoàn thành, để hợp thức hóa chứng từ, nhóm cán bộ Ban quản lý dự án đã tìm đến hai cán bộ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là ông Huyên và Sứng. Theo VKSND Tối cao, không tham gia thực hiện việc giám sát, nhưng hai vị phó giáo sư, tiến sĩ này vẫn ký khống hợp đồng tư vấn giám sát và hồ sơ nghiệm thu chi tiết phần mỹ thuật, với tổng giá trị gần 250 triệu đồng. Trong phi vụ này, ông Huyên được chia 65 triệu đồng, ông Sứng gần 90 triệu, ông Các 18 triệu...
Theo kết quả giám định tài chính, hậu quả thiệt hại về vật chất của công trình tổng cộng hơn 5,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra còn phát hiện, ông Các đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để yêu cầu giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương đưa tiền "chi cho Ban quản lý dự án và quan hệ, cảm ơn cán bộ lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh". Muốn vừa lòng ông Các, bà Hồng đã dùng tiền cá nhân và đi vay để đưa 500 triệu đồng theo yêu cầu.
Tại cơ quan điều tra, ông Các khai đã chiếm hưởng 50 triệu đồng, đưa cấp dưới Viễn 40 triệu đồng. Gần 370 triệu đồng được Giám đốc Ban quản lý dự án chi "lót tay" cho cán bộ lãnh đạo nhiều đơn vị trong tỉnh. Tuy nhiên, những vị quan chức bị nêu tên đã phủ nhận có cầm tiền từ ông Các, do vậy không có cơ sở để quy kết.
VKSND Tối cao xác định, ông Các và bà Hồng phải chịu trách nhiệm về 500 triệu đồng trên. Trong đó, bà Hồng bị truy tố tội đưa hối lộ, còn người nhận là ông Các.
Liên quan vụ việc, ông Phạm Hoàng Be (Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn hóa - xã hội) cũng vướng vòng lao lý. Ông bị cho rằng đã thiếu trách nhiệm, không kịp thời lãnh đạo việc tổ chức kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản... Tuy nhiên, xét ông ông Be phạm tội với lỗi vô ý, nguyên nhân sai phạm có một phần "động cơ thành tích", lại là cán bộ lãnh đạo có nhân thân tốt, nhiều cống hiến trong công tác nên VKSND Tối cao đã đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự.
VKSND Tối cao cho biết đã ủy quyền cho VKSND tỉnh Điện Biên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong phiên tòa mở tại địa phương này.
8 bị can của vụ án gồm: Lương Phượng Các bị truy tố tội cố ý làm trái, tham ô tài sản, nhận hối lộ; Võ Thị Hồng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa hối lộ; Lê Văn Viễn Trần Quốc Hưng tội cố ý làm trái, tham ô tài sản; Lê Huyên, Nguyễn Đức Sứng tội tham ô tài sản, Nguyễn Văn Chính (cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án) tội cố ý làm trái, Nguyễn Trọng Hạnh (phó giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết) tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hoàng Khuê
----------------------------

Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
VTC News, 31/03/2010 06:10
(VTC News) - Điên Biên đang xử vụ án gắn với tượng đài, còn trên đỉnh đồi D1 những tốp thợ vẫn đang hàn gắn những lỗi lầm mà ở tòa còn chưa có phán quyết cuối cùng…


Những ngày này ở lòng chảo Điện Biên trời mưa nhiều hơn nắng, trên đường từ sân bay Mường Thanh về khách sạn, tài xế taxi chỉ lên tượng đài Điện Biên Phủ nói trời mưa nhìn tượng đài đẹp hơn.
Vốn ham cái đẹp, tò mò vì trong suốt mấy ngày xét xử vụ rút ruột, vị thẩm phán luôn đặt câu hỏi cho bị cáo “anh/chị thấy tượng đài hiện nay thế nào?”. Có bị cáo khóc khi nghe nhắc đến tượng đài, người nói nó vẫn đứng vững nhưng đa phần đều cho rằng nó đang mang bệnh và bề ngoài "loang lổ".
Lên đỉnh đồi D1 sau cơn mưa, VTC News gửi đến bạn đọc chùm ảnh về tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - vốn được coi là một trong những tượng đồng lớn nhất Việt Nam:

Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm trên đỉnh đồi D1. Việc chỉnh sửa, hoàn thiện Tượng đài tiến hành từ ngày 8/9/2009 cho đến nay.
Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Sau tai tiếng, tượng được xử lý bằng bột nền kim loại và phun phủ nhiệt bằng đồng.
Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Vết loang lổ trải khắp tượng đài...
Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Đường lên tượng đài  bị cấm...
Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Điện Biên nhìn từ trên cao
Lỗi lầm "loang lổ" trên tượng đồng lớn nhất VN
Tượng đặt trên đồi D1, trước đó từng là nơi đặt trạm phát sóng của đài PT-TH Lai Châu
Duy Tuấn
------------------------------------------------------


Những vết nứt xé đồi D1

19/06/2010 19:33:06
- Dưới chân đồi di tích lịch sử D1, nơi đặt tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đang xuất hiện hàng chục vết nứt lớn nhỏ khác nhau.
TIN LIÊN QUAN
 
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1
Người dân dưới chân đồi D1 tự xây kè bằng gạch, đá nhằm ngăn sạt lở
Người dân dưới chân đồi D1 tự xây kè bằng gạch, đá nhằm ngăn sạt lở
Những ngôi nhà dưới chân đồi thấp thỏm chờ sạt lở
Những ngôi nhà dưới chân đồi thấp thỏm chờ sạt lở
Một vết nứt ở đồi D1. Trong hàng hcujc vết nứt ở đây, có những vết dài trên 50m, rộng từ 6-8cm
Một vết nứt ở đồi D1.
Trong hàng chục vết nứt ở đây, có những vết dài trên 50m, rộng từ 6-8cm
Trong hàng chục vết nứt ở đây, có những vết dài trên 50m
Liệu những bức tường này có đủ sức chống đỡ hàng trăm ngàn m3 đất đá phía trên đang có nguy cơ sạt lở
Liệu những bức tường này có đủ sức chống đỡ hàng ngàn m3 đất đá phía trên đang có nguy cơ sạt lở

Đ.Biên
 --------------------------------------------------

Sự xuống cấp công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 
Chân móng tượng đài đã bị nứt
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Song chỉ sau 3 tháng khánh thành (ngày 30/4), công trình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia này đã và đang bị xuống cấp. Vậy nguyên nhân do đâu? Cần có giải pháp khắc phục thế nào để tượng đài có thể "lưu lại cho muôn đời sau" như Dự án đã đặt ra.

Thực trạng công trình

Ngay từ những trận mua đầu mùa tháng 6, hạng mục tường kè và san hành lễ công trình Tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng nghiêng, nứt, lồi lõm cục bộ, bao hiệu sự xuống cấp không thể tránh khỏi, cho dù đơn vị thi công đã nhiêu lần gia cố lại. Hiện tại, đứng ửo chân Đồi D1 nhìn lên cũng thấy rõ nước mưa đã xói lở phần lớn số đất đắp chân tường kè bao quanh công trình. Đặc biệt, đoạn tường kè K1 phía đông - nam dài 190km đã nghiêng, lún, lộ cả phần nền sân chỉ cần thêm vài trận mưa với cường độ lớn ập xuống, chắc chắn nhiều đoạn tường kè nữa sẽ sụp đổ, kéo theo sự trôi trượt của cả nền sân đặt Tượng đài
Biên bản ghi nhớ ngày 22/7/2004 do Ban Quản lý Dự án và đại diện Cty Mỹ thuật Trung ương (đơn vị được chỉ thầu thi công), Cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cty Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng cùng ký, xác nhận: chỉ "xem xét, kiểm tra bằng mắt thường phần kè và sân hành lễ của công trình Tượng đài, đã phát hiện phần tường kè bao quanh toàn bộ công trình đều có hiện tượng nứt nẻ và nghiêng ra ngoài, tách khỏi vị trí ban đầu khoảng 10cm, có 3 đoạn đã sạt lở nghiêm trọng. Vùng đất, cát đắp trong nền sân hành lễ bị võng, có chỗ lún tới 50cm. Tuy vậy, theo biên bản kết luận ngày 14/7/2004 của Hội đồng kiểm tra gồm 5 thành  viên chức năng thì "Phần bệ tượng qua hồ sơ tính toán kỹ, qua kiểm tra, theo dõi khẳng định móng bệ tượng là yên tâm". Ông Phan Tiến Đạt, PHó chỉ huy công trường - phụ trách kỹ thuật cho rằng: kết luận đó là có cơ sở vững chắc, bởi vì riêng hạng mục đơn nguyên này, đơn vị thiết kế đã khảo sát kỹ địa chất, cũng như việc tính toán độ lún và độ bền vững của móng bệ đáp ứng đủ 3 yếu tố: trọng lượng thân bệ, sức gió còn thêm cả tải trọng động đất cường độ tới 8 độ rích te, và đã được bên thi công xây lắp đảm bảo. Thực tế cho đến thời điểm này, từ móng, bệ cho đến phần thân Tượng đài chiến thắng, đều chư có dấu hiệu bị ảnh hưởng gì do sự xuống cấp của sân và hệ thống tường kè công trình
Kè đá khuôn viên tượng đài bị sạt lở
Nguyên nhân xuống cấp
Lý giải về sự xuống cấp nhanh chóng của 2 hạng mục công trình như đã nêu trên, các đơn vị có liên quan từ chủ đầu tư, đến thiết kế, tư vấm giám sát, thi công và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên đều thừa nhận: nguyên nhân chính yếu là do "khi thiết kế còn thiên về yếu tố kiến trúc mà chưa tính hết về yếu tố kết cấu. Việc khảo sát địa chất, địa hình có chỗ chưa sát thực tế". Cụ thể việc thiết kế hệ thống kè chắn đất dài 400m bao toàn bộ 2883m2 sân hành lễ (cũng là nơi đặt tượng đài) được xây giật cấp, bên mặt giật quay vào trong, mặt phẳng kè quay ra ngoài, tuy đáp ứng về mỹ thuật song chịu lực kém, trong khi để tạo mặt bằng phải đổ tới 11.000m2 đất và cát cấp phối tôn nền sân, chiều dày có nơi cao đến 10m. Bên cạnh đó, do xem nhẹ công tác khảo sát thăm dò địa chất, nên phần lớn móng tường kè xây trên lớp đất sét tơi xópp nhưng không hề được xử lý.
Đề cập trách nhiệm của đơn vị thi công, ông Lương Phượng Các, Phó giám đốc Sở VHTT tỉnh Điện Biên, kiêm giám đốc Ban quản lý dự án, cho biết: sự xuống cấp củ hệ thống tường kè và sân hành lễ của công trình sẽ ít nghiêm trọng, nếu như "Đơn vị thi công sớm phát hiện những thiếu sót trong thiết kê công tình, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung thiết kế". Mặt khác do thi công chạy theo tiến độ theo kiểu hoàn thành bằng mọi giá, nên trong quá trình xây lắp một số hạng mục đã vi phạm quy trình kỹ thuật. Chính vì chưa tiến hành lu lèn nền sân đạt độ ổn định đã tiến hành đổ bê tông và lát đá, dẫn đến lượng nước mưa thẩm thấu tích tụ ngay càng lớn gây nên hiện tượng lún mặt sân, tạo thành áp lực đẩy hệ thống tường kè ra ngoài làm nhiều đoạn nứt, lún, sạt lở như hiện nay

Giải pháp khắc phục
Nhằm xử lý triệt để hiện tượng xuống cấp công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, nhất là phần móng các đoạn kè lún sạt, Ban quản lý đã chọn giải pháp của Trung tâm kiểm định xây dựng (Bộ Xây dựng) và Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) thống nhất đề xuất. Trước hết phải tiến hành ngay công việc khoan khảo sát lại địa chất công trình, địa chất thuỷ văn toàn bộ móng tường kè. Trên cơ sở đó xây bổ sung 1 hệ thống tường bê tông mỏng giữ kè và sân hành lễ, kết hợp dùng phương pháp móng cọc bê tông cốt thép cục bộ tại các vị trí vừa làm sườn vừa là dầm đỡ, được đóng sâu xuống tận lớp đất nền nguyên thuỷ. Đồng thời bóc bớt lớp đất phía trong tường chắn, khoan tạo lỗ thoát nước ngầm, tiếp dến rải lớp vải địa kỹ thuật để tránh hiện tượng mao dẫn, rồi lu lèn chặt trước khi lát lại toàn bộ mặt sân. Song giải pháp này mới chỉ là sơ bộ, còn tuỳ thuộc vào thiết kế bổ sung sau khi cơ quan chức năng thẩm định, chính thức phê duyệt.
Ban Chỉ huy công trường cho biết: trước mắt để tạm thời ngăn chặn một số hạng mục có thể tiếp tục hư hỏng, ngày 30/7, Cty Mỹ thuật Trung ương sẽ phủ vải địa kỹ thuật toàn bộ mặt sân, và khoan thăm dò địa chất công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư Dự án
V.H (TTXVN)

ANHTHU 
--------------------------

Sạt lở dưới chân tượng đài Điện Biên Phủ

Cập nhật: 21.27pm 17-06-2010 / Báo: tintuconline.vietnamnet.vn /


Chân đồi di tích lịch sử D1, nơi đặt Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ, Điện Biên) đang có nguy cơ sạt lở đất đá, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản người dân.
lo.jpg
Vị trí đồi D1 nơi đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: VOV

Theo TTXVN, phần đồi D1 hướng Đông Bắc, nằm trong khu vực 2 của di tích lịch sử D1 được xem là vùng nguy hiểm nhất khi tại đây xuất hiện hàng chục vết nứt lớn nhỏ khác nhau. Hiện tại, ở đây có vết nứt dài trên 50m, rộng từ 6-8cm...

Nhiều người dân phải tự cứu lấy mình bằng cách tự xây kè bằng gạch hoặc đá nhằm ngăn sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế giải quyết một phần yêu cầu trước mắt.
Nói về sự chậm trễ trong việc giải quyết nguy cơ sạt sở ở đồi D1, ông Vũ Văn Dũng, Phó Ban phòng chống lụt bão TP Điện Biên Phủ cho biết, trước đây TP đã có kế hoạch xây dựng kè chống sạt lở.

Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó phải dừng lại vì nếu làm vậy sẽ ảnh hưởng đến di tích này.

Được biết, nguy cơ sạt lở hiện nay không chỉ ở đồi D1 mà còn diễn ra ở Đồi di tích E2, phường Tân Thanh và đồi Him Lam, phường Him Lam (TP Điện Biên Phủ).

Cũng giống như ở Đồi D1, các đồi E2 và Him Lam vẫn chưa có bất kỳ một phương án nào để chống sạt lở.
Theo M.Thành
Bee
-------------------------------

Đã đến lúc phải nói lời thành thật 

(http://vietbao.vn/Van-hoa/Da-den-luc-phai-noi-loi-thanh-that/20220594/181/)


- Bắt đầu từ cuối tháng 5, chưa đầy một tháng sau khi khánh thành, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đã bị xuống cấp: Kè đá khuôn viên bị nứt và sạt lở nhiều đoạn, sân hành lễ bị lún. Mức độ nghiêm trọng của sự việc này như thế nào, cách xử lí ra sao, liệu có ảnh hưởng đến bản thân tượng đài không? Chúng tôi đã đem những băn khoăn này tới KTS Lê Hiệp, người chủ trì việc thiết kế kiến trúc công trình, để tìm một lời giải thích.
Da den luc phai noi loi thanh that
KTS Lê Hiệp.

Công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ mới khánh thành nhưng đã có hiện tượng lún nứt tường kè và sạt lở một số vị trí trên tường kè. Là người chủ trì việc thiết kế kiến trúc, ông giải thích như thế nào?

Cái nền đồi trên đó ta làm sân hành lễ, vì không có những người dày dặn kinh nghiệm cũng như không có thì giờ xem xét kĩ nên không biết đấy là đất mượn hay đất gốc. Đấy là quả đồi xưa kia đã xảy ra chiến trận, rồi biết bao lần đất bị san gạt, hay mưa bão xói ở, lớp đất gốc của nó mất ổn định. Đất đồi vốn đã dễ trơn nhão khi gặp mưa, đây lại là đất mượn nữa nên càng yếu.
Khi bắt đầu lắp tượng, thì phải san nền đất (chỗ mà bây giờ là sân hành lễ và đang bị lún, sạt lở) để lấy mặt bằng dựng lắp. Người ta đổ lên một lúc 6 mét đất, không đầm nện gì cho tử tế cả.Trên mặt bằng đất chưa đầm kĩ ấy, người ta mang đặt lên đó hàng mấy trăm tấn đồng, xe cộ tới lui, cần cẩu khổng lồ. Đến lúc lắp xong tượng, trả lại mặt bằng sân hành lễ để đầm, thì đã sát ngày khánh thành công trình. Vậy là họ phải đầm ẩu. Lẽ ra để đầm kĩ thì nguyên tắc là phải rải từng lớp đất một, nện kĩ, tưới nước, rồi mới rải lớp tiếp theo lên. Đằng này họ đổ liền một lúc lên đến độ cao 6m! Đến đổ đất làm đường người ta cũng không làm thế. Tóm lại, nếu được đầm nén kĩ thì thậm chí không phải tường kè, đất cũng không lở.
Còn nền hành lễ lún là do nền đồi có một lớp đất mượn khá dày.
Mặt ngoài của tường kè, theo tôi, lẽ ra nên đắp đất thoai thoải tạo thành mái ta-luy, và trồng cỏ bên trên. Nếu thế thì xây tường đơn cũng được, vì khi đó bờ kè chỉ có vai trò là bức tường giới hạn khu đất đặt tượng đài với khu xung quanh. Nhưng chính vì không có thời gian nên tường không được đắp mái ta luy phía ngoài.
Da den luc phai noi loi thanh that
Kè đá khuôn viên tượng đài bị sụt lở (Ảnh: TT).

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì quá nửa diện tích sân hành lễ bị đe doạ, 20% cần được xử lí triệt để (chỉ tính đến thời điểm này). Với tư cách là người chủ trì việc thiết kế kiến trúc, ông có thể đưa ra giải pháp ứng phó tạm thời nào?
Biện pháp xử lí tạm thời theo tôi không có gì là khó. Nhưng tôi không bàn đến chuyện đó vì tôi giữ quan điểm của tôi từ đầu đến cuối trong chuyện này là chúng ta không nên làm vội vàng. Thời gian không gấp gáp nữa, do đó việc sửa chữa qua quýt để trấn an dư luận là không cần thiết. Nên đợi qua mùa mưa hãy làm. Khi làm thì phải bắt đầu lại từ đầu, từ việc khảo sát địa chất, địa hình...
Trong cuộc họp mới đây giữa các bên tham gia dự án, các đơn vị đưa ra các giải pháp như làm vài đợt kè trấn vào bên ngoài đợt kè cũ. Có người gợi ý đóng cọc giữ. Theo tôi những cách đó đều không nên. Phương án nào thì cũng phải khảo sát lại để có được số liệu tin địa chất cậy. Phải xác định được nền đất nơi đặt công trình có bao nhiêu là nền đất thực và lớp đất mượn dày bao nhiêu. Kè đá xung quanh công trình có chỗ móng mở ra đến 3 mét, nhưng vấn đề là cái móng càng nặng mà nền đất càng yếu thì càng dễ hỏng, tức là bản thân cái nền đất đồi không chịu nổi cái tường ấy. Ta cũng thấy là nó lún xuống rồi nó mới nứt kia mà! Giả sử ta làm thêm một hay một vài hàng kè nữa theo ý Công ty Mĩ thuật TƯ thì sao?- Một hàng mà đất đã không chịu được rồi thì còn nói gì đến hàng thứ hai!

"Một số vị trí kè bị lún, nứt, có chỗ bị sạt lở là do các nguyên nhân sau:

Khi thiết kế còn thiên về yếu tố kiến trúc mà chưa tính hết về yếu tố kết cấu; Việc khảo sát địa chất, địa hình có chỗ chưa sát thực tế; Thi công trong thời gian quả gấp gáp nên không kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung thiết kế; Khi thi công do thời gian gấp nên không kịp lu lèn nền sân, nay phải kết hợp giữa nước bơm và nước mưa để nền sân được lún tự nhiên (sau khi nền ổn định mới đổ bêtông và lát nền). Nhưng do mưa to và kéo dài ngày, nước mưa vào trong nền nhiều đã tạo thêm áp lực đẩy kè ra ngoài.

Tuy vậy nguyên nhân thiết kế vẫn là chủ yếu."

(Trích biên bản cuộc họp mới đây giữa các bên tham gia dự án).

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh yếu tố thời gian gấp gáp như là nguyên nhân chính, nhưng trong biên bản cuộc họp mới nhất của các bên tham gia dự án lại kết luận "thiết kế vẫn là nguyên nhân chủ yếu", trong đó nhắc đến thời gian chỉ như là một nhân tố góp phần?
Kết luận của cuộc họp đó không sai, nhưng trong xây dựng, thiết kế đến khi đưa ra công trường còn phải điều chỉnh, bớt chỗ này thêm chỗ kia là chuyện bình thường. Bởi vì người KTS không phải bao giờ cũng hình dung hết được từng li từng tí công trường.
Tôi là anh thiết kế kiến trúc chứ không phải anh kỹ sư thi công. Đành rằng tiến thoái lưỡng nan thật, nhưng nếu là tôi phải thực thi, thì tôi thà chết chứ không nhắm mắt mà làm như vậy. Lẽ ra phần sân nào đã đầm kĩ, có thể làm được thì làm thôi, phần khác nên để lại làm sau.
Cái lý để vin vào đó mà làm vội vã bây giờ không còn nữa, đến lúc chúng ta phải nói lời thành thật. Trong cụôc họp mới đây giữa các bên dự án, tỉnh Điện Biên bảo phải nghĩ cách nào để trấn an dư luận, nhưng tôi bảo rằng chẳng có dư luận nào lớn hơn được sự thật, mà đã là sự thật thì không thể giấu được. Phải nói thẳng với nhân dân là sau khi gấp gáp, làm tạm thì thì bây giờ cần phải sửa chữa. Tỉnh Điện Biên cũng nên khuyến cáo họ không nên lại gần kẻo gạch đá rơi vào đầu.
Bản thân tượng đài sẽ bị tác động như thế nào?
Trừ phi có động đất, còn thì hiện tượng như sụt lún của sân hành lễ hiện nay hoàn toàn không ảnh hưởng xấu gì đến tượng đài Điện Biên Phủ. Móng và bệ tượng qua kiểm tra theo dõi là đáng tin cậy, không hề có chuyện tượng bị nghiêng như một số lời đồn đại.
Phải biết là khi chưa có kè gì, thì móng của trụ tượng đài đã sâu xuống nền đồi hơn 10 m, trên đó lại có một khối bê tông kích thước 8x10m cao 3,6m, đó là phần nhô lên trên phần sân hành lễ mà chúng ta trông thấy, lớp kè chỉ kè lớp đất đắp lên trên thôi. Ta có thể làm lại hoàn toàn chỗ nứt mà chỗ đặt tượng không bị ảnh hưởng gì. Người ta cứ nghe nói chuyện liên quan đến pho tượng lớn nhất VN thì đã phát hoảng, chứ thực ra phần hỏng chỉ là một tường kè chắn đất. Giờ bức tường đó bị đe doạ vì đất sụt, lún thì ta vét đất đi rồi xây lại. Bệ và thân tượng ở mãi phía trong, nếu có hạ cả chiều dày của sân hành lễ xuống thì bệ tượng vẫn đứng cắm xuống lòng đồi tận 10 m kia mà! Để sửa sang nền sân, kĩ thuật thì không có gì phức tạp, vấn đề là phải có quyết tâm và thời gian.
Xin cảm ơn ông!
  • Doãn Diễm (thực hiện)

Việt Báo (Theo_VietNamNet) 
----------------------------

Tượng đài Điện Biên Phủ: "Tất cả cùng ẩu, thành ra nỗi này!"
Do làm ẩu, kè đá K1 sạt xuống, lộ ra bên dưới nền sân một lỗ hổng đen ngòm - Ảnh: N.V.H
 
TT - Khác hẳn với dự đoán của chúng tôi về thái độ né tránh như thường thấy của những người liên quan trong các vụ việc tương tự, KTS Lê Hiệp, người chủ trì phần thiết kế kiến trúc của tượng đài Điện Biên Phủ, khá thẳng thắn khi nói về những sự cố đang xảy ra. 
- Sai quá đi rồi, ai có lỗi, lỗi đến đâu thì người đó phải nhận thôi. Chúng tôi cũng có lỗi là đã chọn phương án thiết kế móng kè sân hành lễ theo phương thức lệch tâm. Bình thường thì chấp nhận được, nhưng trên địa hình đồi núi và trên nền đất mượn thì nguy hiểm.
Tôi đã chấp nhận “đề bài” của bên A là thiết kế một sân hành lễ có diện tích 300m2. Mà trên đồi chật chội, muốn đủ diện tích phải “gạn” từng mét vuông đất. Và phải chọn phương án để “gạn” được nhiều mặt bằng nhất là làm móng lệch tâm.
Lẽ ra nó đã có thể “thọ” được lâu hơn nếu thi công cẩn thận và bờ kè được lèn đất nện chặt và trồng cỏ để tránh bị nước mưa xâm thực và bào mòn (như thiết kế ban đầu) chứ không phải được lát đá phiến 60x60 để đội giá thành như hiện nay.
Thật may là nó sạt lở sớm như vậy mà chưa có ai bị làm sao, nói dại chứ lỡ mà có chuyện đổ tường chết người thì không biết hậu quả sẽ đến đâu
Ông Lê Hiệp
* Nhưng thưa ông, sự việc không chỉ dừng lại ở đó, theo kết luận chuyên môn thì toàn bộ phần tượng đài chỉ được khảo sát bằng... bốn mũi khoan dưới chân móng tượng, còn tất cả vị trí khác không hề được khảo sát. Vậy mà ông vẫn thiết kế?
- Vì người ta yêu cầu tôi. Thật ra, theo Luật xây dựng, trách nhiệm của KTS là chỉ từ cos 0-0 trở lên trên mặt đất mà thôi, còn toàn bộ phần chìm dưới mặt đất là thuộc về kỹ sư kết cấu.
Nhưng riêng về bệ tượng thì tôi xin đảm bảo là có thể yên tâm được, vì tuy chỉ có bốn lỗ khoan nhưng đáy móng tượng đã được đào sâu xuống hết lớp đất mượn là 5,9m, qua lớp đất nền 7m nữa, tất cả là 13m, đáy móng cũng đã được loe ra đến 16x10m nên không thể xảy ra sự cố gì được
* Vậy theo ông, chuyện lún nứt sạt lở ở bờ kè và mặt sân hành lễ là không nghiêm trọng?
- Rất nghiêm trọng đối với một công trình tầm cỡ và nhạy cảm như thế này, nhưng trong xây dựng đây là sự cố ở phần phụ của công trình và có thể khắc phục được.
Giải pháp thì tôi sẽ lên Điện Biên và cùng bàn với các bên liên quan, nhưng theo tôi, tốt nhất là lúc này đừng nên động đến nữa, bây giờ đụng vào không cẩn thận rất dễ chết người.
Tôi nói hết sức nghiêm chỉnh! Hãy để nó lún hết mức có thể trong mùa mưa này, sau đó dỡ ra và làm lại từ đầu, theo đúng trình tự khoa học cần phải có: có nghĩa là khảo sát lại, thiết kế lại và thi công lại. Chắc cũng phải mất hơn hai năm mới xong.
* Thưa ông, đó có phải là thời gian tối thiểu cần có để hoàn thành một công trình ở tầm cỡ như vậy?
- Vâng, tối thiểu. Vậy mà chúng tôi chỉ có không đầy nửa năm để làm tất cả. Lẽ ra chỉ nguyên việc khảo sát và làm móng bờ kè nếu làm đúng qui trình kỹ thuật thì cũng phải đến tháng sáu vừa rồi mới xong. Vậy mà toàn bộ công trình lại bị ép tiến độ phải xong trước tháng năm.
Từ lúc làm đã được “bật đèn xanh” là làm tạm thì tất nhiên nảy sinh tâm lý làm bừa, làm ẩu. Ai cũng nghĩ ẩu một tí không sao, rồi đằng nào cũng phải làm lại cơ mà, tất cả cùng ẩu thành ra nỗi này...
* Vậy theo ông, nếu làm lại được bờ kè thì đã có thể yên tâm công trình?
- Không đâu, phần nguy hiểm nhất không phải là phần lún nứt sạt lở mà mọi người nhìn thấy - tôi xin nhắc lại đó chỉ là kiến trúc phụ thôi - mà chính là ở bản thân bức tượng. Chính xác hơn là ở phần liên kết giữa tượng đồng và bệ tượng bằng bêtông.
Tôi có đề xuất phương án liên kết là tạo những khoảng lõm hình bán nguyệt trên mặt bệ, trong đó để khung thép chờ với kích thước 15x15cm. Khi đặt tượng lên sẽ đổ bêtông để bảo vệ kết cấu thép, đảm bảo liên két vững. Nhưng cuối cùng lại chọn phương án liên kết chỉ bằng bản thân trọng lượng của phần tượng ở trên. Nói thật là tôi không tin tưởng và tôi cảm thấy rất nguy hiểm.
* Trách nhiệm thuộc về những ai và đến đâu thì trước sau cũng sẽ có câu trả lời, nhưng với tư cách một KTS hành nghề, ông có thấy lương tâm cắn rứt? Và tương lai, trước những công trình “chào mừng” kiểu như thế này, liệu có ai trong giới có đủ can đảm từ chối hay là vẫn nhận - làm tạm - sự cố - sửa chữa... như thế này?
- Trước kia tôi cũng đã có lần đủ can đảm từ chối. Đó là khi công trình “đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn” (đối diện quảng trường Ba Đình) của tôi được Bộ Xây dựng chọn thi công gấp rút để chào mừng Đại hội Đảng 8.
Ông Ngô Xuân Lộc khi ấy làm bộ trưởng bảo tôi: “Làm gì mà kỹ tính thế. Nhanh lên, thời cơ có một không hai. Làm gì có ai có công trình được cả Bộ Chính trị đến cắt băng khánh thành”. Lúc ấy tôi còn đủ nhiệt huyết và tự trọng nghề nghiệp để kiên quyết từ chối: “Không xong được đâu anh ạ. Công trình ở giữa thủ đô, làm ẩu thế nào được”. Sau Đại hội Đảng gần một tháng rưỡi công trình mới hoàn thành.
Nhưng đối với tượng đài Điện Biên Phủ tôi không từ chối được bởi vì có rất nhiều người cần đến sự đồng ý của tôi để công việc được thuận buồm xuôi gió. Lãnh đạo thì cần công trình kỷ niệm, kỹ sư, công nhân thì cần việc làm. Mà tôi không làm thì cũng có người khác nhận thiết kế.
Nghĩ cũng buồn thật, không phải không có lúc lương tâm lên tiếng: hôm đang làm kè có mặt ông Trần Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ VHTT - tôi cũng đã khuyến cáo về việc làm nhanh làm ẩu cho kịp tiến độ, ông Thắng cũng đã nhận ra sự nguy hiểm, nhất trí ngay và nhắc mọi người: “Quan trọng nhất là chất lượng, thời gian chỉ là một yếu tố phải lưu ý thôi”. Nhưng ông thứ trưởng nói rồi về HN, không để lại văn bản chữ ký gì, mà hằng ngày bao nhiêu là sự hối thúc...
THU HÀ thực hiện
Bộ VH-TT kiểm tra công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ:
Khảo sát, thiết kế, thi công đều có lỗi
TT (Hà Nội) - Ngày 29-7, đoàn kiểm tra Bộ VH-TT do ông Nguyễn Phú Cường, phó vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và nhiếp ảnh, dẫn đầu cùng với đại diện Sở VH-TT tỉnh Điện Biên, Sở Xây dựng Điện Biên và các bên liên quan đã có mặt tại công trình tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo biên bản: “Kiểm tra tại hiện trường cho thấy: trên các bức tường chắn đất bằng đá xây (kè K1, K2, K3, K5, K6 tổng chiều dài khoảng 235m) có nhiều vết nứt, nhiều vị trí bị lún, kẽ nứt rộng nhất 4cm, vị trí lún sâu nhất đến 30cm, các tuyến kè đều bị nghiêng ra ngoài, độ nghiêng trên đỉnh kè đã tách khỏi vị trí ban đầu đến 10cm...
Toàn bộ mặt sân dưới chân tượng (trừ diện tích thuộc sàn mái khu đón tiếp và khu vệ sinh công cộng) được đắp bằng đất cấp phối sỏi suối hiện đã bị lún, võng, có chỗ lún sâu xuống so với vị trí ban đầu tới 50cm.
Qua khảo sát bằng máy và mắt thường, móng, bệ tượng và tượng đài không thấy có hiện tượng lún, nứt, nghiêng. Các hạng mục khác của toàn bộ công trình chưa thấy hiện tượng gì xảy ra...
Nguyên nhân gây lún, sụt, sạt lở kè: công tác khảo sát cho bước thiết kế kỹ thuật còn sơ sài, thiếu tài liệu khảo sát địa chất, thiếu thiết kế chi tiết, thiếu chỉ dẫn cụ thể chưa bám sát qui phạm. Khi thiết kế còn thiên về mặt kiến trúc, mỹ thuật, ít tính đến mặt kết cấu chịu lực. Thi công quá gấp gáp, vội vàng, phần đắp đất nền sân chưa kịp lu lèn theo qui trình qui phạm. Thi công tường kè chưa đảm bảo độ đặc chắc, chêm chèn chưa kỹ”.
Đoàn kiểm tra Bộ VH-TT yêu cầu nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp cùng với Trung tâm kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng và Trung tâm Chuyển giao công nghệ, quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu thực địa, khảo sát chi tiết cụ thể địa hình, địa chất thiết kế bổ sung để khắc phục hệ thống kè và sân hành lễ một cách triệt để, bền vững lâu dài với phương án tối ưu nhất và hiệu quả nhất, báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan chức năng xem xét để khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Minh Viễn - phó Ban quản lý dự án di tích Điện Biên - cho biết công tác khảo sát địa hình tại khu vực công trình đã bắt đầu từ ngày 30-7 và sang đến 31-7 sẽ khảo sát địa hình.
U.LY - N.V.H.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...