. .

Sunday, December 25, 2011

"Vì Sao"?

Thêm một “sao” vào lá cờ Trung Cộng, và để lại triệu triệu câu hỏi “vì sao” nơi con tim của 90 triệu dân Việt.
"Vì Sao"?
Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội đã biết những bức xúc của dân chúng trước vụ việc tàu Trung Quốc tiến vào lãnh hải của Việt Nam và khiêu khích, cắt cáp của các tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Chính sự kiện này là ngòi nổ cho các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và Sài gòn trong những ngày tháng hè vừa qua. Dù bị chính quyền đàn áp và nhũng nhiễu dưới chiêu bài “vận động ngoại giao” để “giữ sự hòa hiếu trong tương quan ngoại giao” giữa hai nước cộng sản, nhưng điều đó cũng không thể chối cãi một thực tế : tâm lý bài  Trung Quốc và cảnh giác với tình trạng bắc thuộc vốn đã có bề dày trong 1000 năm lịch sử của người Việt Nam là một điều rất thực. Chẳng lạ gì mà hàng loạt những thăm viếng ngoại giao cùng với những hứa hẹn của những nhân vật cao cấp trong Bộ Chính Trị Việt Nam chỉ quanh một ý tưởng : “cam kết kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”.

Cũng khó có thể phủ nhận rằng hệ thống phản gián của Việt Nam không thể không biết những nguồn tin ngoại giao được tiết lộ từ Wikileaks về cuộc họp tại Thành Đô vào thập niên 1990 của “ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc”, trong đó có thỏa thuận hai Đảng dàn xếp để Việt Nam trở thành một Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung Ương Bắc Kinh, Trung Quốc. Thông tin này đã âm ỉ loan truyền trên truyền thông mạng. Dù chưa biết mức độ chính xác của thông tin ấy đến đâu, nhưng nỗi lo lắng về một cuộc bắt tay giữa hai Đảng cộng sản giống như một bong ma đang lửng lờ hiện diện trong sân khấu chính trị Việt Nam, và nó càng rõ ràng hơn cùng với những nhượng bộ mỗi ngày một gia tăng trong các hiệp định song phương giữa chính quyền Việt Nam và Trung quốc. Trong số này có thể nói đến hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ 2000, hiệp định phân định đường biên giới Việt Trung 2009 mà theo đánh giá của các nhà nghiên cứu đáng tin cậy, Việt Nam đã để mất một phần tư vịnh Bắc Bộ và một số địa danh như thác Bản Giốc, ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, vùng cửa Ba Lạt, khu vực Hà Tĩnh, một số điểm cao chiến lược mà Trung quốc chiếm giữ từ cuộc chiến 1979.

Việc gia tăng số công nhân người Trung Quốc trong các dự án công nghiệp trọng điểm mà những cuộc đấu thầu có tính cách mập mờ giữa viên chức các Bộ, hay cơ quan hành chính các tỉnh, mà kết quả cuối cùng là việc trúng thầu của các cơ quan công nghiệp Trung Quốc là bàn đạp cho các chiến lược từng bước đưa người Trung Quốc vào Việt nam. Bên cạnh đó, dự án tai tiếng  và gây nhiều tranh luận về khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương và là cột sống của Việt Nam, đã được khẳng định như là “chủ trương của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam” : một chủ trương để người Trung Quốc nắm giữ vị trí chiến lược quân sự này. Nói về điều này, hẳn người ta chưa quên, cuộc chiến 1975 đã được bắt đầu bằng việc tiến chiếm miền Cao nguyên, làm bàn đạp cho cuộc tấn công Sàigòn.

Mới đây, đầu năm 2011, dân chúng ngạc nhiên khi thấy các ấn phẩm về luật pháp của Việt Nam được tung ra thị trường dưới dạng song ngữ Trung – Việt. Có người đã lo lắng đầy thận trọng khi đặt câu hỏi phải chăng đây là sự chuẩn bị cho một sự vận hành pháp lý bằng Trung ngữ ? Nếu lấy lý do sách song ngữ để dễ dàng cho các giao dịch thương mại, thường người ta vẫn chọn Anh ngữ như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Mới đây, hệ thống rút tiền ATM ở Sàigòn đã được cài thêm tiếng Trung Quốc bên cạnh hai ngôn ngữ đã được sử dụng là Việt ngữ và Anh ngữ.

Cụm từ “Hoàng Sa-Trường Sa” đã trở thành nhậy cảm đến độ người dân có thể bị bắt nếu nói đến hai chữ này. Khi tiến hành động thái này, chính quyền Việt Nam muốn người dân quên đi một phần lãnh thổ đang bị chiếm giữ bởi Trung Quốc.

Tất cả những hiện tượng này phản ánh một thực thể rất quan trọng : mối quan hệ với Trung Quốc rất nhậy cảm, và nó ẩn chứa những bí mật đang được trao đổi giữa hai Đảng Cộng Sản láng giềng.

Tuy vậy, con bài cuối cùng cũng đã được lộ ra.

Trước đây đã xuất hiện đâu đó một dạng lá cờ mới của Trung Hoa. Khác với quốc kỳ chính thức gồm 5 ngôi sao vàng trên nền đỏ, trong đó có 4 vì sao chung quanh một sao lớn đại  diện cho 5 dân tộc Trung quốc (Đại Hán, và 4 tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn), lá cờ mới có 5 sao con quay quanh sao lớn được đánh giá như tiến trình đưa tộc Việt vào đại gia đình Đại Hán.

Trong một bản tin thời sự của VTV ngày 14/10/2011, đã xuất hiện cờ 6 sao. Khi bị phát hiện, VTV lén lút rút video clip này xuống.

Khi đón Tập Cận Bình mới đây, giới chức Cộng sản Việt Nam chính thức cho các thiếu nhi cầm cờ mới của Trung Quốc gồm 6 sao trong đội chào mừng đón tiếp.
Như vậy,
- Biết dân chúng rất bức xúc với chuyện bắc thuộc mới,
- Biết chuyện chính trị gắn với Trung Quốc đang là vấn đề nhậy cảm và quan tâm của dư luận, cũng như những người yêu nước Việt nam, trong đó phải kể đến những đảng viên trung kiên và có tình dân tộc,
Biết những đồn đoán về chuyện thông đồng với Trung Quốc chấp nhận làm chư hầu,
- Biết nghi vấn về tính chính trực và chính nghĩa của những hành vi đàn áp những người chống gây hấn của Trung Quốc đang rất lớn trong dân, 
- Nhưng chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn thách thức lương tâm và tình cảm yêu nước của người dân Việt, khi cố tình đưa lá cờ đầy khiêu khích bằng việc thêm một vì sao vào.  
Thêm một “sao” vào lá cờ Trung Cộng, và để lại triệu triệu câu hỏi “vì sao” nơi con tim của 90 triệu dân Việt.


-

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...