collected by Le Tung Chau
ngày khởi đăng Jan. 4, 2025
ngày khởi đăng Jan. 4, 2025
Trong Post này:
- Các bản tin trên các nhựt báo miền Nam về chiến công và tinh thần chiến đấu kiêu hùng của QLVNCH trong trận chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng (phần lớn là) từ Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972 trở đi.
- Rải rác có (bản dịch) các bài viết của Sir Robert Thompson hoặc của các cây bút khác từ các báo ngoại quốc được dịch và đăng lại trên các nhựt báo miền Nam, phần lớn là báo Chính Luận, Tiền Tuyến cũng từ sự kiện Mùa Hè Đỏ Lửa trở đi, trong đó ngoài các nhận định tương quan lực lượng giữa CSBV và VNCH còn có nhiều sự thực đáng chú ý khác (lắm khi là những sự thực phũ phàng tàn nhẫn) của chiến cuộc.
Tất cả sẽ cung cấp một khối lượng lớn tin tức sốt dẻo, trung thực lúc đương thời và là sử liệu quý báu cho hôm nay, mà dù muốn dù không, lớp bụi thời gian đã làm phôi phai ít nhiều cũng như trí nhớ có hạn của con người lắm khi đã đãng trí sinh ra một số nhầm lẫn hoặc quên lãng ngoài ý muốn (ngoài ra còn phải kể cả những bịa đặt, sáng chế ra những tin phịa của một số người tiểu tâm vô trách nhiệm).
- Các bản tin trên các nhựt báo miền Nam về chiến công và tinh thần chiến đấu kiêu hùng của QLVNCH trong trận chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng (phần lớn là) từ Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972 trở đi.
- Rải rác có (bản dịch) các bài viết của Sir Robert Thompson hoặc của các cây bút khác từ các báo ngoại quốc được dịch và đăng lại trên các nhựt báo miền Nam, phần lớn là báo Chính Luận, Tiền Tuyến cũng từ sự kiện Mùa Hè Đỏ Lửa trở đi, trong đó ngoài các nhận định tương quan lực lượng giữa CSBV và VNCH còn có nhiều sự thực đáng chú ý khác (lắm khi là những sự thực phũ phàng tàn nhẫn) của chiến cuộc.
Tất cả sẽ cung cấp một khối lượng lớn tin tức sốt dẻo, trung thực lúc đương thời và là sử liệu quý báu cho hôm nay, mà dù muốn dù không, lớp bụi thời gian đã làm phôi phai ít nhiều cũng như trí nhớ có hạn của con người lắm khi đã đãng trí sinh ra một số nhầm lẫn hoặc quên lãng ngoài ý muốn (ngoài ra còn phải kể cả những bịa đặt, sáng chế ra những tin phịa của một số người tiểu tâm vô trách nhiệm).
$pageIn
Phân đoạn 1:
Ngày đăng: Jan. 4, 2025
$pageOut $pageIn LTC's Tip:
➯ những bài/trang báo này đã được tôi reformatted thành large size and resolution, nghĩa là đều có thể in (printing) hoặc đọc tại chỗ rất rõ nhứt là đọc trên Computer chớ không phải trên mobile devices.
➯ Để đọc nguyên bản bài báo, bạn hãy click vô tấm ảnh tờ báo, trình duyệt web sẽ tự động mở ảnh ra nơi 1 tab mới để bạn qua đó đọc rõ với cách zoom lớn/nhỏ tùy ý (nhờ đó bạn cũng dễ dàng đối chiếu với phần text retyping do tôi làm lại - dễ đọc hơn, dành cho những bạn đọc mắt kém - xem thử có đúng nguyên văn hay không.)
Phân đoạn 2:
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
Việt Nam hóa - bài 01
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
«Việt Nam Hóa»
- bài 01 -
[ ảnh Tướng Hưng dưới đây là do LTC thêm vào ]
Chiều thứ Sáu vừa qua, tôi bỏ ra 60 đồng mua tờ Diều Hâu có in hình ông. Tại chủ nhật, mở máy thu thanh (Đài Tiếng Nói Quân Đội) may mắn lại nghe được tiếng ông nói qua máy vô tuyến điện thoại trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Dương Phục. Tiếp đó, trên màn ảnh truyền hình tôi được thưởng thức cuốn phim chiến sự độc đáo TỬ THỦ AN LỘC của phóng viên điện ảnh Quân Đội Tăng Thường Châu.
Trong cuộc chiến ác liệt đang lan khắp miền Nam, mặt trận Giới Tuyến được coi là quan trọng nhất. Bởi vì hình ảnh 5 vạn quân «Cờ Đỏ» có xe lăng, đại bác và súng phòng không của Nga vượt Bến Hải xâm chiếm vùng đất địa đầu Quảng Trị rõ ràng là một hành động xâm lăng công khai và quá rõ rệt. Chính vì hành động xâm lăng đó của Hànội mà toàn thể miền Nam đã nhất tề đứng dậy trong một quyết tâm sắt thép đầy phong vị lịch sử của đời Nhà Trần.
Nhưng từ Giới Tuyến đến Bình Long rồi Tam Biên, hình ảnh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh SĐ5BB và là người đang tử thủ An Lộc, nếu không chói sáng hơn hết thì cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý và cảm tình của mọi người.
Một Trần Thế Vinh gãy cánh ở Đông Hà, một Nguyễn Đình Bảo ở lại với căn cứ Charlie (rất tiếc phải ghi tên Mỹ mặc dầu bài này mang tiêu đề là «Việt Nam Hoá»), kể cũng tạm đủ để nói lên hình ảnh oai hùng của Quân Đội. Nhưng cả hai người anh hùng đó đã chết. Họ phải chết mới được coi là anh hùng, mới được người đời nhắc nhờ tới và có hình lớn treo ở công viên.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng là người đang Còn Sống, nhưng là người hàng ngày sống sát với ... Tử Thần.
Chằng hiểu đến hôm nay ông đã được ngả lưng ngủ một giấc nào chưa, nhưng 10 ngày trước đây, khi cuộc tấn công đợt 3 của Cộng quân vào thị xã An Lộc vừa bị đánh lui thì ông vẫn chưa bao giờ được nằm nghỉ vài phút. Ngày này qua ngày khác ông chỉ được ngủ gà ngủ gật, có đôi khi tay cầm ống điện thoại rồi cứ thế gục xuống bàn. Viên sĩ quan tùy viên phải len lén gỡ ống điện thoại trong tay ông đặt vào chỗ cũ (để các nơi còn có thể liên lạc được với An Lộc) nhưng lòng chỉ sợ cử động của mình sẽ đánh thức vị chỉ huy trong giấc ngủ ngắn ngủi bằng vàng. Mặt ông đã dài lại càng dài thêm, sau những đêm ngày lo lắng mệt nhọc và mất ngủ…
Đó là do tôi đã nghe một phóng viên của bổn báo kể lại. Anh này không dám viết ra, vì ca tụng một ông Tướng anh hùng, theo anh, sẽ không phù hợp với cuộc chiến hôm nay. Người lính vô danh, ôi biết bao nhiêu người lính vô danh đã gục ngã hay bị thương tích mới là những anh hùng đáng Ca Ngợi nhất?
Nhưng thử hỏi nếu Chuẩn Tướng Hưng không nhảy vào lò lửa An Lộc và ở sát cạnh các chiến hữu của ông thì An Lộc có còn trơ trơ cùng tuế nguyệt đến ngày nay chăng?
“Nhứt tướng công thành vạn cốt khô” là định luật của thời chinh chiến, nhưng ở đây Chuẩn Tướng Hưng không còn là một vị tướng nữa. Ông đã đặt mình ngang hàng với tất cả mọi chiến sĩ. Họ phải tử thủ An Lộc thì ông cũng làm như họ mà thôi…
Khi De Castries nhảy xuống Điện Biên Phủ, ông ta chỉ là Đại Tá. Khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, tưởng Navarre mới ném xuống cho ông 2 sao. Và khi Điện Biên Phủ thất thủ, toàn thề Quốc Hội Pháp đều đồng loạt đứng lên tuyên dương Quân đội Pháp tại thung lũng này.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã khác hẳn với De Castries mặc dầu An Lộc từ đầu tháng 4 có thể được người la coi như là một thứ Điện Biên Phủ. Sự khác biệt đó ở chỗ ông đã là một tướng lãnh và ông nhảy xuống An Lộc là để thúc đẩy quân sĩ ở đó nuôi một ý chí quyết thắng trong tình trạng nguy kịch thấy rõ của tỉnh lỵ Bình Long. Chính ông khi nhảy xuống An Lộc ông cũng chỉ thề tử thủ với thị trấn này. Chắc ông không ngờ rằng, cho đến hôm nay, An Lộc, một thị trấn xa xôi và “vô danh tiểu tốt” gần biên giới đã trở thành biểu tượng và hình ảnh oai hùng nhất của tinh thần chiến đấu kiên trì sắt thép của Quân Lực VNCH. Đó không phải là «Việt Nam Hoá». Đó là một cái gì Việt Nam hoàn toàn. Bởi có súng đạn tối tân mà thiếu giòng máu bất khuất của giòng giống Hồng Lạc thì cũng vô ích.
Tôi có ý định viết một loạt bài về “Việt Nam hóa" tại mục này đề nói với người bên này, với bạn đồng minh và nhất là với những người ở bên kia đã bị chủ nghĩa Cộng sản làm cho mù quáng đến độ trở thành khát máu đồng bào.
Tôi đã chọn Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, người chiến sĩ lớn (theo cả 2 nghĩa) đang cùng các chiến sĩ lớn của QLVNCH tử thủ An Lộc làm chất liệu để vào đề.
NGÀY MAI: Tại sao Cộng sản căm thù “Việt Nam hóa”?
K.D
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
Việt Nam hóa - bài 03
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
«Việt Nam hóa»
- bài 3 -
Khi tôi sửa soạn viết đoạn 3 của bài này thì có tin quân ta đã di chuyển chiến thuật khỏi thị xã Quảng Trị. Tôi đã tưởng tượng những lời tuyên truyền huênh hoang cố hữu của Đài Hànội. Thể nào chẳng có những điệp khúc «đồng bào Quảng Trị nổi dậy giành quyền làm chủ?»
Những lời huênh hoang đó không nhằm vào đồng bào ta ở miền Nam mà chỉ để lừa bịp đồng bào miền Bắc, những người chỉ nghe mà không được thấy sự thật ở Quảng Trị.
Bởi vì chẳng bao giờ có vụ đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ tại các vùng mà Cộng sản tạm chiếm. Một thị trấn, một quận lỵ hoang tàn đổ nát không có bóng một người dân nào thì làm gì có sự đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ? Nếu có chăng thì cũng là một số ít đồng bào ta vì chậm chân nên bị Cộng sản ngăn chận, ép buộc không được chạy nạn Cộng sản.
Như đã nói trong 2 bài trước, cuộc xâm lăng của Cộng quân miền Bắc đã không còn có thể che đậy dưới bất cứ một chiêu bài nào nữa. Ngay hình thức tấn công hiện nay của Cộng Sản cũng đã nói lên thực chất của một cuộc xâm lăng.
Từ vũ khí tối tân lãnh của Nga Sô đến tất cả lực lượng chính qui của Bắc Việt đều được tung vào miền Nam chứng tỏ Hànội không còn có thể nhờ cậy gì được ở đồng bào miền Nam trong việc tiếp tay với họ. Khi tấn công một thị trấn, Cộng quân dành ra nhiều lực lượng để bao vây đồng bào địa phương không cho họ di tản. Điền hình nhất là tại Quảng Trị. Cộng quân chờ cho đồng bào hồi cư rồi mới quay trở lại tấn công bất thình lình để hy vọng chiếm thị xã này với nhiều dân và cũng nhờ đó, Không lực ta và đồng minh không dám oanh tạc.
Vì vậy, nên khi đồng bào Quảng Trị lại ồ ạt tản cư thì Cộng quân đã giựt mìn các chuyến xe chở đồng bào khiến Quốc lộ 1 đã có đoạn ngập tràn máu đàn bà, trẻ con, ông già bà cả! Chiếm một thị trấn đổ nát, không một bóng người và lúc nào cũng có thể bị phi cơ, hải pháo oanh kích, quân CSBV đang lâm vào cảnh bi dát hơn quân Pháp năm 1946 trước cảnh vườn không nhà trống.
(Xem tiếp trang 6)
TRANG 6
(tiếp theo trang 3)
Quân của Hànội đã trở thành một thứ lính viễn chinh xâm lược, bị dân chúng xa lánh và căm thù không khác chi quân Pháp ngày trước trong thời kỳ toàn dân kháng chiến. Những tiếng “cứu nước, đồng bào, cánh mạng”.., không còn kích thích được ai vì bộ mặt của Cộng quân đã hiện nguyên hình.
Mục tiêu của Hà nội đã lộ rõ: dốc toàn lực đề phá vỡ chương trình “Việt Nam hóa” tức là phá vỡ sự tự lực tự cường của Dân và Quân miền Nam. Nói là phá vỡ chính sách, “Việt Nam hóa” của TT Nixon nhưng kỳ thật Hànội đang tìm cách phá vỡ QLVNCH, thành đông vách sắt bảo vệ đồng bào và lãnh thổ miền Nam.
Hànội sợ nhất là QLVNCH với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Khi người ta sợ và không chắc thắng được thì điều trước tiên là bôi nhọ, là tìm cách lũng đoạn tinh thần đối phương. Nhưng những tiểu xảo đó đã quá xưa cũ không còn hợp thời trang nữa.
Che đậy cuộc xâm lăng dưới chiêu bài phá vỡ “Việt Nam hóa” tức là chống lại sự tự lực tự cường, chống lại tinh thần độc lập của Dân Quân miền Nam, Hànội không thể nào lôi cuốn được một ai hết trừ phi những đồng bào tay không, bị Cộng quân dí súng vào lưng.
Nhưng lần này, Hanội không những đánh vào Quân đội mà còn đánh cả dân chúng miền Nam, coi đồng bào miền Nam như địch thù, cho nên căn bản chiến tranh nhân dân đã mất, Cộng quân xâm lăng chỉ còn đợi giờ đền tội.
(Còn tiếp)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
«Tôi viết thư này cho ông khi có tin Quảng Trị đã rơl vào tay giặc. Những người chung quanh tôi có vẻ bàng hoàng như khi người Pháp nghe tin thất trận ở Dunkerque. Thú thật họ đã làm cho tôi khó chịu.»
Đó là một đoạn trong lá thư của 1 độc giả gởi cho Kẹo Đồng.
Lá thư được viết tiếp như sau:
«Bàng hoàng cũng không được mà bi quan lại càng không nên. Bởi vì hơn lúc nào hết, người Việt quốc gia miền Nam phải thật bình tĩnh để đối phó với tình thế. Làm người Cộng sản thật dễ, nhưng làm Người Quốc gia Việt Nam thật khó trăm bề. Không phải chúng ta chỉ đối phó với địch mà chúng ta còn phải coi chừng bạn đồng minh. Nói thế không phải bảo rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi chúng ta lúc này nhưng nếu ta không quyết thắng, nếu là không liều chết để bảo toàn sự sống thì người Mỹ làm sao giúp ta được? Đó là chưa kể thân phận những dân tộc nhược tiểu thường được an bài bằng nước cờ của những siêu cường quốc.
«Biết sự thật để mà tìm phương sinh tồn chứ không phải để bi quan, vì người Việt quốc gia miền Nam không còn có con đường nào hết là tự giải thoát nếu không liều chết chiến đấu. Khách quan mà nhìn vào thì là một cuộc cốt nhục tương tàn, nhưng Cộng sản đã ra tay trước, họ không thắc mắc như chúng ta trước cảnh nồi da xáo thịt đó. Ta cũng đừng ngớ ngẩn khi nghĩ rằng người Việt giết nhau bằng bom Mỹ súng Nga, Vì nghĩ như vậy là sa vào bẫy của người Cộng sản Việt, những người mang cùng một huyết thống với chúng ta nhưng lúc nào cũng sẵn sàng giết chúng ta không gớm tay. Họ coi những người Việt không theo họ còn đáng giết hơn những người tư bản Mỹ và ngay cả những người mà họ thường gọi là “đế quốc Mỹ.”
«Trở về vấn đề mất Quảng Trị, chúng ta phải biết quan niệm rằng đó chưa phải là trận Dunkerque. Chúng ta cũng đừng vội cho rằng Chiến sĩ ta đã thất bại. Không! Những chiến sĩ can trường của mặt trận giới tuyến đã làm tất cả những gì họ có thể làm được.
Chúng là nuôi ý chí sắt thép là sẽ không để một tấc đất rơi vào tay giặc. Ý chí sắt thép đó đến giờ này vẫn còn nung nấu (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) tinh thần Quân Dân miền Nam, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó, đừng để một vài trường hợp bất thường (vì địch lấy đông đánh ít) làm chứng ta nản chí, vì chính sự nản chí khởi sinh trong lòng chúng là mới làm chúng ta mất nước mau hơn là một vài vùng đất mà vì thất thế, ta phải để rơi vào tay giặc.»
Độc giả của Tiền Tuyến viết tiếp:
«Chúng ta vừa mất Quảng Trị, nhưng chúng ta vẫn còn AN LỘC BẤT KHUẤT. Chúng ta đã có những dũng sĩ như TRẦN THẾ VINH, như NGUYỄN ĐÌNH BẢO, như LỖ VĂN BẢO quyết tử thủ Dakto, như HOÀNG LÊ CƯƠNG chết với Chi Khu Hoài Nhơn, như Đại Úy Không Quân Hổ bất kể màn lưới phòng không dày đặc của địch, đã hạ cánh trực thăng vào giờ hấp hối của Tân Cảnh để đón Đại Tá Đạt, như 30 dũng sĩ của căn cứ PHÚ XUÂN (Bastogne) đã hy sinh ở lại cản giặc để các chiến hữu trong Tiểu đoàn rút thoát khỏi Căn cứ rồi đánh bọc hậu địch khiến Phú Xuân không mất mà 30 dũng sĩ ở lại cũng còn nguyên vẹn (sự kiện này xảy ra trước khi quân ta di tản chiến thuật khỏi căn cứ Phú Xuân).
«3 tuần lễ đầu của tháng 5 –1972 là thời gian quyết định vận mệnh miền Nam. Có thể nói đó là những tuần lễ của Anh Quốc trước và sau ngày Thủ Tướng Anh Churchill lên cầm quyền. Ông đã nói với dân Anh trong ngày nhậm chức: "Tôi chỉ đem lại máu và nước mắt cho đồng bào, nhưng nếu chúng ta cùng chung một ý chí, đất nước này sẽ được cứu vãn."
«Tôi không nhớ rõ được nguyên văn lời nói của Thủ Tướng Anh Churchill, nhưng đại ý câu nói của ông là như vậy. Ông còn có lối chào đưa 2 ngón tay thành hình chữ V, có nghĩa là CHIẾN THẮNG.
«Chúng ta, tất cả những người Việt không thể sống dưới chế độ Cộng sản, có lẽ nên bắt đầu chào nhau bằng 2 ngón tay kết thành hình chữ V đó. (Cứ tạm dùng chữ Anh chữ Pháp, vì 2 chữ CHIẾN THẮNG của ta làm sao có thể kết thành hình với mấy ngón tay?). Đó là hình ảnh của lòng TIN, đó là hình ảnh tinh thần BẤT KHUẤT (không riêng gì với địch mà cả với gian nguy khó khổ), đó là ý chí QUYẾT THẲNG (dù phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nghiêm trọng).
«Mất Quảng Trị chưa phải là mất tất cả miền Nam. Thế giặc hung hăng và chuyên môn lấy đông đánh ít, chúng ra còn phải kiên trì đương đầu với chúng. Chúng ta quyết giữ từng tấc đất nhưng nếu có mất nhiều tấc đất mà chúng và không mất LÒNG TIN thì đại cuộc vẫn không có gì để bi quan.»
(Còn tiếp)
[ 1: Để bạn đọc được rõ về nhựt báo Tiền Tuyến và nhị vị Chủ nhiệm, Chủ bút Hà Thượng Nhân, Ký giả Lô răng, LTC xin chú thích ở đây bằng 2 bài viết (từ năm 2010) của quý ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Du Tử Lê dưới đây:
$pageOut $pageIn Phân đoạn 3:
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 05
#Tien Tuyen May 6, 1972
«Việt Nam hóa» - bài 05
Tình cờ lá thư hôm qua của 1 độc giả Tiền Tuyến đã nhắc tới Thủ tướng Anh Churchill lên cầm quyền giữa lúc tình hình chiến sự lại quốc gia này đang ở vào giai đoạn nghiêm trọng.
Việc này làm tôi liên tưởng đến sự bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tại Quân Khu 1.
Lại một sự tình cờ khác là trong số báo ra ngày hôm qua. Tiền Tuyến đã đăng một bản tin ngoại quốc, trong đó Sir Robert Thompson (vua chống du kích của người Anh) đã tuyên bố: “Tôi không ngần ngại đặt quân Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng", sau khi ca ngợi Trung tướng Trưởng là một trong những vi tướng tài ba lỗi lạc nhất trên thế giới.
Cũng ngày hôm qua, Tiền Tuyến đã trích đăng một bài của tuần báo Mỹ “Time” số mới nhất đề ngày 8-5-1972 nói về Võ nguyên Giáp. Báo “Time” cho rằng Võ nguyên Giáp không có kinh nghiệm về chiến tranh qui ước và quân của Giáp cũng chẳng thành thạo về loại chiến tranh này. Trong cuộc tấn công hiện nay ở Nam Việt Nam, chiến thuật của Giáp chẳng có gì xuất sắc. Báo này còn viết: « Một sĩ quan đã có nhận định: "Giáp đã tỏ cho thấy chiến tranh qui ước không phải là sở trường của ông khi nhảy vào chiến tranh này. Giáp cũng không phải là một tướng giỏi về thiết giáp cho nên trong các trận đánh vừa qua ở Nam VN, Bộ binh của BV đi một đường, còn chiến xa đi một nẻo (như ở An Lộc). »
Dĩ nhiên, người Anh cũng như người Mỹ nhìn Trung tướng Ngô Quang Trưởng của ta và Tướng CSBV Võ Nguyên Giáp theo con mắt của họ.
Vấn đề chính là chiến tranh Việt Nam với cuộc đấu trí về chiến lược, chiến thuật giữa những bộ óc quân sự hoàn toàn Việt Nam của người Quốc gia và người Cộng sản
Tôi là một kẻ chẳng biết gì về chiến lược chiến thuật nên chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đưa Trung tướng Ngô Quang Trưởng về Quân Khu 1 kiêm (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) Tư lệnh Chiến trường Trị Thiên là một hành động «trả cá về với nước» khiến cho Hànội vô cùng lo sợ đến nỗi họ phải áp dụng trò tiểu xảo là đem chuyện «Tào Tháo định thay tướng» ra để mong trấn an cán binh Cộng sản BV lại chiến trường này.
Ngô Quang Trưởng về chiến trường Trị Thiên thì cũng như «hổ về rừng». Còn có một ngõ ngách nào của 2 Tỉnh này mà ông không thuộc làu khi Ông còn là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh? Và cũng chính ông đã đưa Sư đoàn này lên hàng thượng thặng trong Quân lực VNCH.
Nhưng đó là chúng ta nhìn sự việc ông về Quân Khu 1 với con mắt của .. “Việt Nam hóa”.
Hãy nhìn ông với con mắt hoàn toàn Việt Nam qua hình ảnh và hành động của một vị tướng trẻ nhưng già dặn và kinh nghiệm chỉ huy.
Người ta còn kể rằng, sau Tết Mậu Thân, mỗi đêm Giao Thừa (thời kỳ còn là Tư lệnh SĐ 1 BB) ông đều cỡi máy bay đi chúc Tết binh sĩ khắp các tiền đồn. Thử tưởng tượng đêm 30 rạng mồng 1 Tết mà tiền đồn nào, căn cứ nào cũng nghe được lời thăm hỏi, khích lệ và chúc mừng của chính vị Tư lệnh Sư Đoàn đang bay ngay trên không phận của mình thì binh sĩ nào, cấp chỉ huy nào mà không cảm kích?
Nhưng cùng với lời thăm hỏi, khích lệ, chúc mừng năm mới, ông không quên nhắc nhở họ tích cực cảnh giác những âm mưu của địch dù trong thời gian hưu chiến Tết Nguyên Đán.
Ông còn có lối tặng quà Sinh nhật thật bất ngờ cho quân nhân thuộc hạ tại các tiền đồn. Người lính khi nhận quà Sinh nhật mới sực nhớ hôm nay là ngày cha mẹ sinh ra mình. Và khi thấy vị Tư lệnh Sư đoàn chú ý đến ngày sinh của một tên lính quèn như mình, người ta tự hỏi anh chiến sĩ đó sẽ làm những gì để tỏ ra xứng đáng với lòng ưu ái của người Anh Cả?
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng nhậm chức Tư lệnh QK 1 sau khi Chuẩn tướng Giai bỏ Quảng Trị thì cũng chẳng khác nào Churchill lên cầm quyền thủ tướng Anh quốc giữa lúc quân Quốc Xã Đức đe dọa đổ bộ lên lãnh thổ của dân Hồng Mao.
Nhưng Trung Tướng Trưởng trở lại cố đô Huế, với Sư đoàn 1 Bộ Binh mà ông dã từng chỉ huy, thì chẳng khác nào cá gặp nước.
Không biết ông có sẽ dùng lối chào chữ V của Thủ tướng Anh Churchill chăng, nhưng chắc chắn niềm tin chiến thắng đã bừng lên tại mặt trận giới tuyến sau thảm họa Quảng Trị.
K. Đ.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
Trong khi cay cú chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” tại miền Nam thì chính Hànội cũng đang bị Ngô Sô và Trung Cộng... Việt Nam hóa mà họ lại không dám nói ra. Người Cộng sản VN, hiện thân rõ rệt nhất của sự lệ thuộc ngoại bang và tay sai đế quốc đỏ, vẫn vênh vang tự cho mình là “chính thống", coi người quốc gia đối thủ của mình là “ngụy”, trong khi người Cộng sản VN mới thật là «ngụy» về đủ mọi phương diện trên đất nước này, từ Nam Quan đến Cà Mau.
Một khía cạnh của tánh chất «ngụy» đó là cuộc đại tấn công miền Nam hiện nay của Hànội đã được tướng Võ Nguyên Giáp (cựu giáo sư Sử Địa) đặt tên là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”. Việc lấy lên Nguyễn Huệ đặt cho một chiến dịch «Nam tiến» chứng tỏ người Cộng sản VN không lưu tâm đến lịch sứ Việt mà chỉ biết xử dụng 2 chữ Nguyễn Huệ để nói lên tính cách “tốc chiến tốc thắng” của cuộc đại tấn công này. Và vì đã chủ tâm đi ngược lại lịch sử, người ta thừa rõ cuộc «Nam Tiến» của Cộng Sản nhất định phải thất bại. Cộng quân BV bị Nga Tàu “Việt Nam hóa« từ lâu, từ ngày khởi đầu cuộc xâm lược miền Nam, cho nên đã không có sự «thay đổi màu da xác chết» như Cộng Sản thường mỉa mai xuyên tạc.
Người CS vốn xảo trá nên rất chú trọng bề ngoài, cố hết sức để không tạo chất liệu phản xuyên truyền cho đối phương. Đó là những gì còn được một tấm vải thưa che dậy trước ngày 30-3-1972, ngày Hànội xua 5 vạn quân vượt Bến Hải, chà đạp lên vĩ tuyến 17 của Hiệp định Genève 1954 mà chính Hànội đã ký kết trước mặt Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng, Pháp và Việt Nam.
Từ AK47 và B.40, B41 đến đại bác 130ly, xe tăng T54, PT76, đại bác phòng không, hỏa tiễn dò hơi nóng [ * ] do Nga Sô cung cấp, người lính CSBV đã làm nổi bật hơn bao giờ hết tính chất “Việt Nam hóa" của cuộc xâm lăng do Cộng sản chủ trương tại miền Nam này.
Người Mỹ còn mang quân sang VNCH để chết và bị thương khá nhiều trong việc giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Nhưng rất ít có người Nga, người Trung cộng chịu chết và bị thương trong «sứ mạng xâm lăng miền Nam VN» mà họ giao phó cho Hànội. Một phần vì Hànội tự nhận cáng dáng (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) lấy công việc bắt ép thanh niên 2 miền Nam Bắc làm công cụ xâm lăng cho Cộng sản quốc tế (lập ra cái gọi là GPMN) một phần vì Nga sô, Trung cộng không muốn lộ diện trong chủ trương đen tối của mình.
Với Nga sô và Trung cộng, để cho Hànội mang một bề ngoài có tính cách “độc lập” thì dễ ăn nói với thế giới hơn. Bề nào, Hànội thành công trong việc thôn tính Nam Việt Nam thì cũng vẫn có lợi cho Nga và Trung cộng. Nhưng nếu Hànội có bị thế giới lên án xâm lăng như hiện nay thì chỉ riêng Hànội gánh lấy mọi hậu quả.
Người Cộng sản VN bị Nga và Tàu cộng «Việt Nam hóa» kỹ như thế mà lại huênh hoang đòi phá chính sách tự lực tự cường chống xâm lăng của Người Quốc Gia ở miền Nam thì thật là buồn cười. Và sở dĩ có chuyện buồn cười rất hao tốn xương máu đó là cũng bởi người Mỹ đã vụng về trong việc sử dụng danh từ «Việt Nam hóa» khi muốn nói đến việc trao trả hoàn toàn trách nhiệm chiến đấu cho người Việt miền Nam.
Cứ tưởng tượng cảnh 13 Sư đoàn chính quy CSBV với nhiều Trung đoàn Thiết giáp, Trọng pháo Phòng không v..v.. bị tiêu diệt gần hết, hoặc 2/3 hay 1/2 đi nữa, để phá «Việt Nam hóa», nhưng không thể nào phá nổi, người ta mới thấy đau xót vô cùng trước sự phung phí máu xương tuổi trẻ miền Bắc cho một mục đích phi lý, vô vọng và không tưởng.
Chính Hànội cùng biết như vậy nhưng họ vẫn dùng xương máu thanh thiếu niên miền Bắc để thử thời vận một lần cuối. Chứ Nếu chắc ăn, thì họ đã không phỉnh gạt cán binh CSBV là «miền Nam đã được giải phóng rồi, chỉ vào giữ an ninh thôi» hoặc... «An Lộc đã bị quân giải phóng chiếm, chiến xa chỉ vào giữ thành phố này» …
Tiến vào lãnh thổ miền Nam với nguyên hình một đoàn quân xâm lăng, với chủ trương xâm lăng cố hữu đã không cần che giấu (vì họ chẳng cần o bế dân chúng miền Nam mà lại còn thẳng tay giết dân đang trên đường chạy giặc) thì dù có bao nhiêu súng đạn và xe tăng của Nga, đội quân viễn chinh xâm lược của Hànội cũng sẽ bị thảm bại não nề vì không có sức mạnh nào có thể phá nổi tinh thần độc lập và ý chí tự lực tự cường của người Việt.
KẸO ĐỒNG
[ * đó là loại hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA7 cầm tay (còn gọi là Strela-2), là loại hỏa tiễn do Nga Sô viện trợ cho Hànội lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
Người Mỹ có lối làm việc thật... kỳ cục! Muốn đem trực thăng loại mới và hỏa tiễn "Tow" xử dụng tại chiến trường Việt Nam, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài phải trưng hình ảnh những vũ khí tối tân của Nga cung cấp cho Hànội như trọng pháo 130ly, chiến xa T.54, đại liên phòng không SA2, hỏa tiễn cầm tay tìm hơi nóng để bắn máy bay và hỏa tiễn có dây điện hướng dẫn chống chiến xa. Đại ý người Huế Kỳ muốn phân bua rằng: "Tại Nga cung cấp những vũ khí tối tân cho CSBV nên Mỹ phải cung cấp những thứ tương đương để VNCH chống lại quân xâm lăng.
Người ta thường bảo người Huê Kỳ hay có mặc cảm, mặc cảm của một siêu cường quốc không muốn bị mang tiếng là ăn hiếp một nước nhỏ như Bắc Việt.
Và đó là tất cả những … “nỗi khổ tâm” của chương trình «Việt Nam hóa» tại miền Nam này. Đã bảo là «Việt Nam hóa», tức là người Việt miền Nam tự mình chống xâm lăng, tại sao người Mỹ còn có mặc cảm một cách kỳ cục như vậy?
Khi Nga và Tàu Cộng quyết định «Việt Nam hóa cuộc xâm lăng» của Cộng sản tại miền Nam này, họ đã trao cho Hànội tất cả những gì mà Hànội thấy cần để hoàn tất … «sứ mạng xâm lăng» đó.
Trái lại, người Mỹ muốn hoàn trả trách nhiệm chiến đấu chống xâm lăng cho người Việt miền Nam thì lại quá dè dặt trong việc cung cấp cho VNCH những vũ khí tối tân cần thiết, dù chỉ là để thành công trong việc phòng thủ và tự vệ.
Cùng là «Việt Nam hóa» nhưng miền Nam VN có chính nghĩa hơn (chống xâm lăng) thì lại chỉ được cung cấp võ khi tối tân khi nào bên phía địch đã có rồi. Địch có AK thì VNCH mới có M.16. Địch có hàng trăm chiến xa T54 trong khi VNCN mới chỉ có hơn 40 chiến xa M.48 và nay mới được cung cấp thêm sau khi một số đã bị hư hại. Địch mang hỏa tiễn chống chiến xa có dây diện hướng dẫn ra xử dụng thì nay VNCH mới có hỏa tiền «Tow» chống chiến xa.
Người Mỹ lúc nào cũng thích làm việc đàng hoàng, đầy tinh thần thể tháo, nghĩa là lúc nào địch xài thứ ác ôn thì mình mới đem khắc tinh của nó ra chơi lại, và mỗi lần “tiếp đãi" địch quân như vậy, Mỹ đều lớn tiếng trình làng nên... “cuộc chơi” mất cả hào hứng và chẳng tạo được bất ngờ chiến trường nào cả.
Phải nói rằng người Mỹ còn «quân tử Tàu» hơn cả người Tàu, và chương trình «Việt Nam hóa« ở miền Nam (phải nói rõ như vậy vì ở miền Bắc cũng đã có một sự “Việt Nam hóa” của Nga Tàu Cộng) do đó đã làm cho bao người Việt Nam...lên ruột!
Thật ra, người Mỹ một khi đã quyết làm thì làm thật tình, làm hết mình, ví dụ như vụ bỏ bom Hànội, Hải Phòng ngày 16-4 vừa qua. Hànội đang đau hơn hoạn nhưng phải giả bộ coi như nơ pa để che đậy sự kinh hoàng của nhân dân miền Bắc lần đầu tiên được thấy sự tàn phá kinh khủng của B.52. (Xem phụ trang Tiền Tuyến mới dây).
Mỹ vì mặc cảm siêu cường quốc nên chẳng dám khoe khoang kết quả “đại hồng thủy” của những vụ ném bom nói trên. Mặt khác, ông Nixon cũng lo ngại phe phản chiến làm dữ. Nhưng đây là lần đầu tiên Hànội đã phải bấm bụng giúp đỡ ông Nixon, vì làm toang hoang ra thì mất hết tinh thần của cán binh CSBV đang bị xua vào chỗ chết ở miền Nam!
Không lực và Hải pháo của Mỹ mà yểm trợ hết mình thì đến Các Mác, Lê nin, Xít ta lin và cụ Hồ có muốn xung phong cũng bị chặn đứng là cái cẳng, nói chi mấy lớp biển người của tụi con nít bị Bác và Đảng xúi dại «vào Nam đánh Mỹ cứu nước»!
Sự thiệt hại kinh khủng của Cộng quân vì bom và Hải pháo thì chỉ có những tù binh CSBV là rõ hơn ai hết. Điều này các phóng viên ngoại quốc không biết được cho nên báo chí của ta cũng chẳng có tin tức mà đăng. Mấy ông phóng viên ngoại quốc đã tả rất tỉ mỉ cuộc rút lui hỗn độn ở Quảng Trị, nhưng còn cảnh Cộng quân chạy tán loạn như bầy vịt trước gunship, chiến đấu cơ, hải pháo thì mấy ông làm chi thấy được? Thành thử Cộng quân bết hơn ai hết nhưng chẳng ai biết đâu mà mò!
Nói như vậy là để đi đến một kết luận: Nếu QLVNCH được «Việt Nam hóa» luôn cả Không lực và Hải pháo thì chắc chắn là đánh đâu thắng đó, dù là vẫn phải thắng trong cái thế phòng thủ.
Ngày nay — qua cuộc đại tấn công đang diễn ra của CSBV — tất cả mọi người trong đó có người Mỹ đều phải công nhận là Không Quân VN rất xuya và phi công VN rất chì. Cả Hải Quân VN cũng vậy. Sự lớn mạnh của 2 Quân Chủng này đòi hỏi phải được cấp tốc «Việt Nam hóa» đúng mức hiện đại.
Vì «Việt Nam hóa» đồng nghĩa với tự lập và độc lập.
Và khi 2 Quân Chủng này được «Việt Nam hóa» đúng mức thì người Mỹ đỡ phải can thiệp trong các chức vụ cố vấn. Bởi những cố vấn cho các đơn vị bộ chiến phần lớn là để ta nhờ yểm trợ Phi pháo hoặc Hải pháo. Có cố vấn nên đã có nhiều cảnh trực thăng đến bốc cố vấn và đó là một trong những lý do gây ra thảm họa Quảng Trị, dù chỉ là lý do “gián tiếp”.
Nhân đây tưởng cũng nên đưa ra một đề nghị: nếu có cố vấn là chỉ để xin yểm trợ Phi pháo và Hải pháo, và sinh mạng cố vấn còn được bảo toàn lúc tình hình nguy kịch thì tốt hơn là cố vấn nên ở một nơi an toàn xa đơn vị mà vẫn có thể liên lạc giữa đơn vị và Không lực cùng Hải lực. Vì hình ảnh trực thăng bốc các cố vấn có thể gây hiểu lầm cho binh sĩ VN đang chiến đấu là họ sẽ không còn được yểm trợ bằng Phi pháo nữa. Hoặc tình hình chỉ mới nguy kịch nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng sẽ bị hiểu lầm là «đã tuyệt vọng rồi»…
Đã có những cố vấn Hoa kỳ rất anh hùng nhất quyết ở lại với binh sĩ VN trong tình thế nguy kịch. Ví dụ trường hợp Tân Cảnh. Và ở Quảng trị cũng có một số cố vấn ở lại với TQLC Việt Nam sau khi 80 cố vấn khác rời đi với Chuẩn tướng Giai. Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt và cũng không ngăn cản được thảm họa như ở Quảng Trị.
Trên đây là những ý kiến thành khẩn dành cho người bạn đồng minh, những tác giả muốn thành công với tác phẩm «Việt Nam hoá» của mình...
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
Một anh bạn chạy cùng với đoàn quân ra khỏi Quảng Trị đã cho biết: Trên đường rút lui, TQLC của ta bị địch truy kích nên tức mình dừng lại đánh cho chúng nó một trận, hạ 72 tên tại chỗ, thu 26 võ khí đủ loại, bắn cháy 3 chiến xa và bắt sống 4 tù binh. Các tù binh này nói rằng: «Tại sao các anh bỏ Quảng Trị? Nếu các anh ở ráng thêm một ngày nữa là nhiều người trong số chúng tôi sẽ ra đầu hàng vì chúng tôi chịu bom hết nổi rồi…»
Cũng anh bạn kể trên cho biết:
— Trước ngày Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút Quảng Trị, trong một trận giáp chiến với quân ta, đã có hơn 20 Cộng quân BV vụt chạy sang phòng tuyến của ta để đầu hàng nhưng đã bị cán bộ Cộng sản ở phía sau bắn gục hết.
Anh bạn kể trên còn kể lại rằng:
— Những tù binh CSBV bị quân ta bắt được đều khai rằng, thượng cấp của họ bảo vào đây đánh Mỹ, nhưng không thấy Mỹ đâu cả mà chỉ có người Việt Nam như mình thôi. Điều này đã làm đa số binh lính Hànội vô cùng chán nản bởi vì họ thấy mình bị lường gạt, cho nên không mấy hăng say trong việc bắn giết người cùng một nước. Nhưng vì sợ cán bộ đảng bắn chết nên họ đành phó mặc cho số mệnh một khi phải ra trận. Có một điểm đặc biệt khác mà ai cũng công nhận là hầu hết những tù binh CSBV bị bắt tại 3 mặt trận lớn (Trị Thiên, Bình Long, Cao Nguyên) đều ăn nói nhỏ nhẹ chớ không xấc xược ngang ngạnh như một số tù binh trước ngày có cuộc đại tấn công này của CSBV. Có lẽ vì họ chẳng thấy một người Mỹ nào trong các cánh quân VNCH.
Những sự việc kể trên đây có thể đưa đến một kết luận không đến nỗi quá hồ đồ là: Lính CSBV hiện nay gồm toàn thanh thiếu niên bị bắt lính và chỉ được huấn luyện thô sơ, cũng như không được nhồi sọ kỹ bởi vì thời gian gấp rút quá, mà nhu cầu chiến trường của Hànội quá cấp bách. Võ nguyên Giáp chỉ cần có thật đông sinh vật mang hình dáng con người, đàng sau có súng lục của cán bộ đảng đe dọa thúc đít, khiến họ phải tiến tới như những cái máy vô tri trong các cuộc tấn công biển người.
Họ Võ chỉ cần lấy đông người để trấn áp tinh thần quân ta mà không cần quan tâm gì đến sinh mạng và «giá trị chiến đấu» của binh lính CSBV, hiện nay, họ Võ đã dùng xe tăng và đại bác của Nga để thay thế vào đó.
Những người lính tóc còn xanh của Hànội đã bị đẩy vào lửa đạn với 2 thứ phỉnh gạt: 1) vào Nam để đánh đế quốc Mỹ. 2) đánh chiếm xong sẽ được đồng bào trong Nam tiếp rước linh đình (!)
Nhưng rồi từ thất vọng thứ nhất bước sang thất vọng thứ hai, người lính Bắc đã cảm thấy quá chán nản. Lại nữa, phải trốn chạy phi cơ (nhất là oanh tạc cơ B52), rồi thiếu thuốc men, lương thực và nhất là chạm phải sự chống trả quá dũng mãnh với đầy đủ phương tiện tối tân của QLVNCH, nên những người lính quá non nớt của Hànội không thể có được cái tinh thần như cha anh họ thời kháng chiến chống Pháp trước kia.
Võ nguyên Giáp đã một lần tuyên bố với nữ ký giả Ý Đại Lợi Oriana Fallaci rằng «Nếu cần thắng, tôi có thể nướng trọn nửa triệu quân»!
Quân của Giáp không cần tinh nhuệ, chỉ cần thật đông và ép vào kỷ luật sắt máu sai khiến, thế là đủ. Giáp cũng chẳng cần đến tinh thần, đến lý tưởng của binh lính Cộng sản. Dù biết bị lừa gạt thì các binh lính CSBV cũng đành phải cam chịu số phận hẩm hiu và khốn nạn của mình.
Chính vì vậy mà công tác địch vận của ta cần phải hoạt động thật mạnh. Nếu không có nhiều binh lính CSBV ra hàng thì ít nhất các tờ truyền đơn thả rải xuống liên tục và tràn ngập khắp nơi cũng có thể làm cho tinh thần địch quân hoang mang, dao động.
Nhưng nếu lời nói của các tù binh CSBV ở Quảng Trị là đúng thì rồi đây, ta cũng chẳng phải lấy làm lạ khi thấy cảnh đầu hàng tập thể của Cộng quân như đã từng diễn ra ở chiến trường Cao Ly.
Trừ ra bọn cán bộ đảng Cộng sản còn giữ thái độ cuồng tín, có thể nói hầu hết cán binh CSBV giờ này đã nhận thấy rằng: «chống Việt Nam Hóa tức là người Việt miền Bắc bắn giết người Việt miền Nam».
Nếu lớp trí thức của họ còn có được sự nhận thức minh mẫn đó, chúng ta nên giúp họ thấy rõ sự phi lý của cuộc chiến do Hànội gây ra để tự họ phải liều chết đi tìm một con đường sống.
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
$pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
Ngày đăng: Jan. 4, 2025
Bạn đọc thân mến,
Post này được thực hiện kể như song hành nhằm phụ trợ với Post Chứng Tích bên phía CSBV trong việc nhận cho đúng thực lực của Cộng quân cũng như thực trạng & tình hình toan tính bên phía CSBV theo lịnh của quan thầy Cộng sản quốc tế Nga - Tàu trong cuồng vọng xâm lăng miền Nam.
- Trước một miền Bắc dưới chế độ CSBV độc tài, đàn áp dân chúng, thiếu đói, tụt hậu, tàn ác, man rợ, hiếu chiến như thế thì tinh thần chiến đấu và quyết tâm của Quân và Dân miền Nam bảo vệ phần đất miền Nam Tự do, Dân chủ ... như thế nào?
- Tương quan lực lượng và các dị biệt tương phản nhau giữa nội tình của miền Bắc Cộng sản với miền Nam Quốc Gia như thế nào?
- Tính người và tình người của Quân và Dân miền Nam như thế nào trong trận chiến bảo vệ đất nước trước đoàn biển người bộ đội Cộng sản Sinh Bắc Tử Nam theo lời bác đảng xúi giục và cưỡng bách họ lao vào chặng đường rừng sâu nước độc xâm nhập miền Nam?
- Quân và Dân miền Nam ứng phó thế nào trước đoàn trai trẻ Bắc Việt đang ngấm cơn say thuộc bài khoa giáo anh hùng và hận thù tưởng tượng không khác gì một bầy thiêu thân mù lòa đang kéo nhau vào Nam lăm lăm bắn giết?
- Quân và Dân miền Nam ứng xử thế nào trước dòng sản phẩm tập thể người cuồng tín sắt máu hệt như khuôn đúc từ cái lò nhồi sọ một chiều vô nhân đạo do những tên đồ tể máu lạnh Bắc Bộ phủ sản xuất ra với chủ đích rõ rệt là lùa trai tráng Bắc Việt băng núi lội rừng xâm nhập miền Nam chém giết đồng bào và thí thân làm mồi cho lửa đạn chiến trường?
Để hiểu rõ tình thế đó, thiết tưởng không gì thực cho bằng đọc lại nguyên văn những bản tin, phóng sự, tường thuật, bình luận và xã thuyết nóng hổi lúc đương thời trên các nhựt báo miền Nam mà tôi cố gắng phục dựng lại ở đây, bằng tất cả khả năng và sức lực của một người làm một mình.
Lịch sử muôn đời vẫn còn đó cho dẫu sau tháng Tư đen, tập đoàn máu Bắc Bộ phủ đã nhanh tay hủy diệt, đốt phá nhiều sách báo tài liệu của miền Nam Quốc Gia hòng xóa dấu vết đắc tội với dân tộc Việt, hòng che lấp, bưng bít và chạy tội tuyên truyền láo khoét gian tà độc ác lừa bịp nhân dân miền Bắc và công luận thế giới.
Bộ mặt thật Ác Quỷ của bầy tội đồ dân tộc Bắc Bộ phủ sẽ hiện nguyên hình tại đây, qua những tờ nhựt báo miền Nam đương thời.
Sự đời nhiều khi đâu có giản dị rằng cứ thua là tội, thắng là vinh?! Không! Đâu có dễ thế! Trang Sử Quốc - Cộng Việt Nam đa diện và phức tạp hơn nhiều. Nhưng dù thắng hay thua, thì công là công, tội là tội, đâu đó rạch ròi phân minh. Có thế mới chính đính để gọi là lịch sử.
Và đó là một trong những mong mỏi của tôi khi thực hiện loạt Posts này.
Le Tung Chau
Jan. 4, 2025
Post này được thực hiện kể như song hành nhằm phụ trợ với Post Chứng Tích bên phía CSBV trong việc nhận cho đúng thực lực của Cộng quân cũng như thực trạng & tình hình toan tính bên phía CSBV theo lịnh của quan thầy Cộng sản quốc tế Nga - Tàu trong cuồng vọng xâm lăng miền Nam.
- Trước một miền Bắc dưới chế độ CSBV độc tài, đàn áp dân chúng, thiếu đói, tụt hậu, tàn ác, man rợ, hiếu chiến như thế thì tinh thần chiến đấu và quyết tâm của Quân và Dân miền Nam bảo vệ phần đất miền Nam Tự do, Dân chủ ... như thế nào?
- Tương quan lực lượng và các dị biệt tương phản nhau giữa nội tình của miền Bắc Cộng sản với miền Nam Quốc Gia như thế nào?
- Tính người và tình người của Quân và Dân miền Nam như thế nào trong trận chiến bảo vệ đất nước trước đoàn biển người bộ đội Cộng sản Sinh Bắc Tử Nam theo lời bác đảng xúi giục và cưỡng bách họ lao vào chặng đường rừng sâu nước độc xâm nhập miền Nam?
- Quân và Dân miền Nam ứng phó thế nào trước đoàn trai trẻ Bắc Việt đang ngấm cơn say thuộc bài khoa giáo anh hùng và hận thù tưởng tượng không khác gì một bầy thiêu thân mù lòa đang kéo nhau vào Nam lăm lăm bắn giết?
- Quân và Dân miền Nam ứng xử thế nào trước dòng sản phẩm tập thể người cuồng tín sắt máu hệt như khuôn đúc từ cái lò nhồi sọ một chiều vô nhân đạo do những tên đồ tể máu lạnh Bắc Bộ phủ sản xuất ra với chủ đích rõ rệt là lùa trai tráng Bắc Việt băng núi lội rừng xâm nhập miền Nam chém giết đồng bào và thí thân làm mồi cho lửa đạn chiến trường?
Để hiểu rõ tình thế đó, thiết tưởng không gì thực cho bằng đọc lại nguyên văn những bản tin, phóng sự, tường thuật, bình luận và xã thuyết nóng hổi lúc đương thời trên các nhựt báo miền Nam mà tôi cố gắng phục dựng lại ở đây, bằng tất cả khả năng và sức lực của một người làm một mình.
Lịch sử muôn đời vẫn còn đó cho dẫu sau tháng Tư đen, tập đoàn máu Bắc Bộ phủ đã nhanh tay hủy diệt, đốt phá nhiều sách báo tài liệu của miền Nam Quốc Gia hòng xóa dấu vết đắc tội với dân tộc Việt, hòng che lấp, bưng bít và chạy tội tuyên truyền láo khoét gian tà độc ác lừa bịp nhân dân miền Bắc và công luận thế giới.
Bộ mặt thật Ác Quỷ của bầy tội đồ dân tộc Bắc Bộ phủ sẽ hiện nguyên hình tại đây, qua những tờ nhựt báo miền Nam đương thời.
Sự đời nhiều khi đâu có giản dị rằng cứ thua là tội, thắng là vinh?! Không! Đâu có dễ thế! Trang Sử Quốc - Cộng Việt Nam đa diện và phức tạp hơn nhiều. Nhưng dù thắng hay thua, thì công là công, tội là tội, đâu đó rạch ròi phân minh. Có thế mới chính đính để gọi là lịch sử.
Và đó là một trong những mong mỏi của tôi khi thực hiện loạt Posts này.
Le Tung Chau
Jan. 4, 2025
$pageOut $pageIn LTC's Tip:
➯ những bài/trang báo này đã được tôi reformatted thành large size and resolution, nghĩa là đều có thể in (printing) hoặc đọc tại chỗ rất rõ nhứt là đọc trên Computer chớ không phải trên mobile devices.
➯ Để đọc nguyên bản bài báo, bạn hãy click vô tấm ảnh tờ báo, trình duyệt web sẽ tự động mở ảnh ra nơi 1 tab mới để bạn qua đó đọc rõ với cách zoom lớn/nhỏ tùy ý (nhờ đó bạn cũng dễ dàng đối chiếu với phần text retyping do tôi làm lại - dễ đọc hơn, dành cho những bạn đọc mắt kém - xem thử có đúng nguyên văn hay không.)
Phân đoạn 2:
✿ Post này bắt đầu với loạt 9 bài «Việt Nam hóa» đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến 1 khởi từ số May 2, 1972.
Trang báo nào còn xem rõ chữ thì tôi tinh chỉnh lại cho thật net và post nguyên hình ảnh mục báo đã cắt ra. Tôi nghĩ nhiều bạn đọc sẽ chuộng như thế hơn vì về mặt Sử liệu thì không gì quý và chính xác hơn là được đọc nguyên bản.
Trang nào bị nhòe chữ, khó đọc rõ thì tôi đánh máy lại nguyên văn cho dễ đọc và posted kèm ảnh của mục báo ấy theo đúng tôn chỉ nói có sách mách có chứng. Giá trị của người Quốc Gia là ở chỗ đó: tôn trọng sự thật kèm bằng chứng, chớ không nói láo lem lẻm, nói bừa vô tội vạ như loài Cộng nô hèn hạ bẩn thỉu hạ cấp.
✿ Tiếp theo sau loạt (9, thiếu 1 còn) 8 bài «Việt Nam hóa» sẽ là các Phóng sự nóng hổi khởi đăng làm nhiều kỳ từ đầu tháng 5-1972, do Đặc phái viên nhựt báo Tiền Tuyến dầm mình ngay tại vùng chiến địa ghi lại, tạm kể:
✑ Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV by NGƯỜI PHÓNG VIÊN, Phóng sự
✑ Ba Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh by MAI HOÀNG + ANH NHÂN, Phóng sự
✑ Con Đường Máu Số 13 by Hải Bằng + Nguyễn Đức Hiếu, Phóng sự
✑ "Trận Chiến Cuối Cùng" là loạt hơn 90 bài đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến
✑ Rải rác trong Post này sẽ là các Bản Tin Chiến Sự nóng hổi của Bổn Báo Đặc Phái Viên (BBĐPV), cùng một số bài từ mục Tạp Ghi do Ký giả Lô Răng 1 phụ trách ở trang 2 nhựt báo Tiền Tuyến, có thể toàn bài, có thể trích một phần bài có nội dung tập trung vô chủ đề của Post này.
Tất cả đều giữa bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó ngoại trừ các Phóng sự, Bản Tin, thì các bài trên chuyên mục Phơ by Kẹo Đồng là những giòng xã thuyết nhận định, phân tích ... rất là sáng suốt và có giá trị làm sáng tỏ cục diện/hiện tình đất nước như một thiên Chính Luận chính thức của báo Tiền Tuyến, có thể do chính vị Chủ nhiệm, Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) [ 1 ] chấp bút (?), mà cho tới nay, sau hơn nửa thế kỷ, các nhận định, phân tích đó vẫn còn nguyên giá trị. [ mục PHƠ của Tiền Tuyến có dáng dấp tương tự như mục Ý KIẾN của nhựt báo Chính Luận — đăng trên trang nhất — (có lẽ) do Bác sĩ Chủ bút Đặng Văn Sung viết?! ]
Trang báo nào còn xem rõ chữ thì tôi tinh chỉnh lại cho thật net và post nguyên hình ảnh mục báo đã cắt ra. Tôi nghĩ nhiều bạn đọc sẽ chuộng như thế hơn vì về mặt Sử liệu thì không gì quý và chính xác hơn là được đọc nguyên bản.
Trang nào bị nhòe chữ, khó đọc rõ thì tôi đánh máy lại nguyên văn cho dễ đọc và posted kèm ảnh của mục báo ấy theo đúng tôn chỉ nói có sách mách có chứng. Giá trị của người Quốc Gia là ở chỗ đó: tôn trọng sự thật kèm bằng chứng, chớ không nói láo lem lẻm, nói bừa vô tội vạ như loài Cộng nô hèn hạ bẩn thỉu hạ cấp.
✿ Tiếp theo sau loạt (9, thiếu 1 còn) 8 bài «Việt Nam hóa» sẽ là các Phóng sự nóng hổi khởi đăng làm nhiều kỳ từ đầu tháng 5-1972, do Đặc phái viên nhựt báo Tiền Tuyến dầm mình ngay tại vùng chiến địa ghi lại, tạm kể:
✑ Tây Nguyên: Thế Đại Bại Của Quân Xâm Lăng CSBV by NGƯỜI PHÓNG VIÊN, Phóng sự
✑ Ba Ngày Tử Thủ Tại Tân Cảnh by MAI HOÀNG + ANH NHÂN, Phóng sự
✑ Con Đường Máu Số 13 by Hải Bằng + Nguyễn Đức Hiếu, Phóng sự
✑ "Trận Chiến Cuối Cùng" là loạt hơn 90 bài đăng ở chuyên mục Phơ do Kẹo Đồng phụ trách trên trang 3 nhựt báo Tiền Tuyến
✑ Rải rác trong Post này sẽ là các Bản Tin Chiến Sự nóng hổi của Bổn Báo Đặc Phái Viên (BBĐPV), cùng một số bài từ mục Tạp Ghi do Ký giả Lô Răng 1 phụ trách ở trang 2 nhựt báo Tiền Tuyến, có thể toàn bài, có thể trích một phần bài có nội dung tập trung vô chủ đề của Post này.
Tất cả đều giữa bối cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó ngoại trừ các Phóng sự, Bản Tin, thì các bài trên chuyên mục Phơ by Kẹo Đồng là những giòng xã thuyết nhận định, phân tích ... rất là sáng suốt và có giá trị làm sáng tỏ cục diện/hiện tình đất nước như một thiên Chính Luận chính thức của báo Tiền Tuyến, có thể do chính vị Chủ nhiệm, Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) [ 1 ] chấp bút (?), mà cho tới nay, sau hơn nửa thế kỷ, các nhận định, phân tích đó vẫn còn nguyên giá trị. [ mục PHƠ của Tiền Tuyến có dáng dấp tương tự như mục Ý KIẾN của nhựt báo Chính Luận — đăng trên trang nhất — (có lẽ) do Bác sĩ Chủ bút Đặng Văn Sung viết?! ]
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
Việt Nam hóa - bài 01
#Tien Tuyen May 2, 1972 trang ba
«Việt Nam Hóa»
- bài 01 -
[ ảnh Tướng Hưng dưới đây là do LTC thêm vào ]
Chiều thứ Sáu vừa qua, tôi bỏ ra 60 đồng mua tờ Diều Hâu có in hình ông. Tại chủ nhật, mở máy thu thanh (Đài Tiếng Nói Quân Đội) may mắn lại nghe được tiếng ông nói qua máy vô tuyến điện thoại trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Dương Phục. Tiếp đó, trên màn ảnh truyền hình tôi được thưởng thức cuốn phim chiến sự độc đáo TỬ THỦ AN LỘC của phóng viên điện ảnh Quân Đội Tăng Thường Châu.
Trong cuộc chiến ác liệt đang lan khắp miền Nam, mặt trận Giới Tuyến được coi là quan trọng nhất. Bởi vì hình ảnh 5 vạn quân «Cờ Đỏ» có xe lăng, đại bác và súng phòng không của Nga vượt Bến Hải xâm chiếm vùng đất địa đầu Quảng Trị rõ ràng là một hành động xâm lăng công khai và quá rõ rệt. Chính vì hành động xâm lăng đó của Hànội mà toàn thể miền Nam đã nhất tề đứng dậy trong một quyết tâm sắt thép đầy phong vị lịch sử của đời Nhà Trần.
Nhưng từ Giới Tuyến đến Bình Long rồi Tam Biên, hình ảnh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh SĐ5BB và là người đang tử thủ An Lộc, nếu không chói sáng hơn hết thì cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý và cảm tình của mọi người.
Một Trần Thế Vinh gãy cánh ở Đông Hà, một Nguyễn Đình Bảo ở lại với căn cứ Charlie (rất tiếc phải ghi tên Mỹ mặc dầu bài này mang tiêu đề là «Việt Nam Hoá»), kể cũng tạm đủ để nói lên hình ảnh oai hùng của Quân Đội. Nhưng cả hai người anh hùng đó đã chết. Họ phải chết mới được coi là anh hùng, mới được người đời nhắc nhờ tới và có hình lớn treo ở công viên.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng là người đang Còn Sống, nhưng là người hàng ngày sống sát với ... Tử Thần.
Chằng hiểu đến hôm nay ông đã được ngả lưng ngủ một giấc nào chưa, nhưng 10 ngày trước đây, khi cuộc tấn công đợt 3 của Cộng quân vào thị xã An Lộc vừa bị đánh lui thì ông vẫn chưa bao giờ được nằm nghỉ vài phút. Ngày này qua ngày khác ông chỉ được ngủ gà ngủ gật, có đôi khi tay cầm ống điện thoại rồi cứ thế gục xuống bàn. Viên sĩ quan tùy viên phải len lén gỡ ống điện thoại trong tay ông đặt vào chỗ cũ (để các nơi còn có thể liên lạc được với An Lộc) nhưng lòng chỉ sợ cử động của mình sẽ đánh thức vị chỉ huy trong giấc ngủ ngắn ngủi bằng vàng. Mặt ông đã dài lại càng dài thêm, sau những đêm ngày lo lắng mệt nhọc và mất ngủ…
Đó là do tôi đã nghe một phóng viên của bổn báo kể lại. Anh này không dám viết ra, vì ca tụng một ông Tướng anh hùng, theo anh, sẽ không phù hợp với cuộc chiến hôm nay. Người lính vô danh, ôi biết bao nhiêu người lính vô danh đã gục ngã hay bị thương tích mới là những anh hùng đáng Ca Ngợi nhất?
Nhưng thử hỏi nếu Chuẩn Tướng Hưng không nhảy vào lò lửa An Lộc và ở sát cạnh các chiến hữu của ông thì An Lộc có còn trơ trơ cùng tuế nguyệt đến ngày nay chăng?
“Nhứt tướng công thành vạn cốt khô” là định luật của thời chinh chiến, nhưng ở đây Chuẩn Tướng Hưng không còn là một vị tướng nữa. Ông đã đặt mình ngang hàng với tất cả mọi chiến sĩ. Họ phải tử thủ An Lộc thì ông cũng làm như họ mà thôi…
Khi De Castries nhảy xuống Điện Biên Phủ, ông ta chỉ là Đại Tá. Khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, tưởng Navarre mới ném xuống cho ông 2 sao. Và khi Điện Biên Phủ thất thủ, toàn thề Quốc Hội Pháp đều đồng loạt đứng lên tuyên dương Quân đội Pháp tại thung lũng này.
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đã khác hẳn với De Castries mặc dầu An Lộc từ đầu tháng 4 có thể được người la coi như là một thứ Điện Biên Phủ. Sự khác biệt đó ở chỗ ông đã là một tướng lãnh và ông nhảy xuống An Lộc là để thúc đẩy quân sĩ ở đó nuôi một ý chí quyết thắng trong tình trạng nguy kịch thấy rõ của tỉnh lỵ Bình Long. Chính ông khi nhảy xuống An Lộc ông cũng chỉ thề tử thủ với thị trấn này. Chắc ông không ngờ rằng, cho đến hôm nay, An Lộc, một thị trấn xa xôi và “vô danh tiểu tốt” gần biên giới đã trở thành biểu tượng và hình ảnh oai hùng nhất của tinh thần chiến đấu kiên trì sắt thép của Quân Lực VNCH. Đó không phải là «Việt Nam Hoá». Đó là một cái gì Việt Nam hoàn toàn. Bởi có súng đạn tối tân mà thiếu giòng máu bất khuất của giòng giống Hồng Lạc thì cũng vô ích.
Tôi có ý định viết một loạt bài về “Việt Nam hóa" tại mục này đề nói với người bên này, với bạn đồng minh và nhất là với những người ở bên kia đã bị chủ nghĩa Cộng sản làm cho mù quáng đến độ trở thành khát máu đồng bào.
Tôi đã chọn Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, người chiến sĩ lớn (theo cả 2 nghĩa) đang cùng các chiến sĩ lớn của QLVNCH tử thủ An Lộc làm chất liệu để vào đề.
NGÀY MAI: Tại sao Cộng sản căm thù “Việt Nam hóa”?
K.D
Bạn đọc thân mến,
Thật tiếc là chúng ta bị khuyết số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 tức có nghĩa là chúng ta bị thiếu bài «Việt Nam hóa» bài 2. Rất là tiếc và xin cáo lỗi bạn đọc.
Nhân đây tôi cũng mong sao bạn đọc nào, nếu có số báo #Tien Tuyen May 3, 1972, xin vui lòng gởi cho tôi để tôi bổ khuyết vào mục bài này. Chân thành cảm tạ.
Thật tiếc là chúng ta bị khuyết số báo #Tien Tuyen May 3, 1972 tức có nghĩa là chúng ta bị thiếu bài «Việt Nam hóa» bài 2. Rất là tiếc và xin cáo lỗi bạn đọc.
Nhân đây tôi cũng mong sao bạn đọc nào, nếu có số báo #Tien Tuyen May 3, 1972, xin vui lòng gởi cho tôi để tôi bổ khuyết vào mục bài này. Chân thành cảm tạ.
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
Việt Nam hóa - bài 03
#Tien Tuyen May 4, 1972, trang 3
«Việt Nam hóa»
- bài 3 -
Khi tôi sửa soạn viết đoạn 3 của bài này thì có tin quân ta đã di chuyển chiến thuật khỏi thị xã Quảng Trị. Tôi đã tưởng tượng những lời tuyên truyền huênh hoang cố hữu của Đài Hànội. Thể nào chẳng có những điệp khúc «đồng bào Quảng Trị nổi dậy giành quyền làm chủ?»
Những lời huênh hoang đó không nhằm vào đồng bào ta ở miền Nam mà chỉ để lừa bịp đồng bào miền Bắc, những người chỉ nghe mà không được thấy sự thật ở Quảng Trị.
Bởi vì chẳng bao giờ có vụ đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ tại các vùng mà Cộng sản tạm chiếm. Một thị trấn, một quận lỵ hoang tàn đổ nát không có bóng một người dân nào thì làm gì có sự đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ? Nếu có chăng thì cũng là một số ít đồng bào ta vì chậm chân nên bị Cộng sản ngăn chận, ép buộc không được chạy nạn Cộng sản.
Như đã nói trong 2 bài trước, cuộc xâm lăng của Cộng quân miền Bắc đã không còn có thể che đậy dưới bất cứ một chiêu bài nào nữa. Ngay hình thức tấn công hiện nay của Cộng Sản cũng đã nói lên thực chất của một cuộc xâm lăng.
Từ vũ khí tối tân lãnh của Nga Sô đến tất cả lực lượng chính qui của Bắc Việt đều được tung vào miền Nam chứng tỏ Hànội không còn có thể nhờ cậy gì được ở đồng bào miền Nam trong việc tiếp tay với họ. Khi tấn công một thị trấn, Cộng quân dành ra nhiều lực lượng để bao vây đồng bào địa phương không cho họ di tản. Điền hình nhất là tại Quảng Trị. Cộng quân chờ cho đồng bào hồi cư rồi mới quay trở lại tấn công bất thình lình để hy vọng chiếm thị xã này với nhiều dân và cũng nhờ đó, Không lực ta và đồng minh không dám oanh tạc.
Vì vậy, nên khi đồng bào Quảng Trị lại ồ ạt tản cư thì Cộng quân đã giựt mìn các chuyến xe chở đồng bào khiến Quốc lộ 1 đã có đoạn ngập tràn máu đàn bà, trẻ con, ông già bà cả! Chiếm một thị trấn đổ nát, không một bóng người và lúc nào cũng có thể bị phi cơ, hải pháo oanh kích, quân CSBV đang lâm vào cảnh bi dát hơn quân Pháp năm 1946 trước cảnh vườn không nhà trống.
(Xem tiếp trang 6)
TRANG 6
(tiếp theo trang 3)
Quân của Hànội đã trở thành một thứ lính viễn chinh xâm lược, bị dân chúng xa lánh và căm thù không khác chi quân Pháp ngày trước trong thời kỳ toàn dân kháng chiến. Những tiếng “cứu nước, đồng bào, cánh mạng”.., không còn kích thích được ai vì bộ mặt của Cộng quân đã hiện nguyên hình.
Mục tiêu của Hà nội đã lộ rõ: dốc toàn lực đề phá vỡ chương trình “Việt Nam hóa” tức là phá vỡ sự tự lực tự cường của Dân và Quân miền Nam. Nói là phá vỡ chính sách, “Việt Nam hóa” của TT Nixon nhưng kỳ thật Hànội đang tìm cách phá vỡ QLVNCH, thành đông vách sắt bảo vệ đồng bào và lãnh thổ miền Nam.
Hànội sợ nhất là QLVNCH với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Khi người ta sợ và không chắc thắng được thì điều trước tiên là bôi nhọ, là tìm cách lũng đoạn tinh thần đối phương. Nhưng những tiểu xảo đó đã quá xưa cũ không còn hợp thời trang nữa.
Che đậy cuộc xâm lăng dưới chiêu bài phá vỡ “Việt Nam hóa” tức là chống lại sự tự lực tự cường, chống lại tinh thần độc lập của Dân Quân miền Nam, Hànội không thể nào lôi cuốn được một ai hết trừ phi những đồng bào tay không, bị Cộng quân dí súng vào lưng.
Nhưng lần này, Hanội không những đánh vào Quân đội mà còn đánh cả dân chúng miền Nam, coi đồng bào miền Nam như địch thù, cho nên căn bản chiến tranh nhân dân đã mất, Cộng quân xâm lăng chỉ còn đợi giờ đền tội.
(Còn tiếp)
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
#Tien Tuyen May 5, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 04
«Tôi viết thư này cho ông khi có tin Quảng Trị đã rơl vào tay giặc. Những người chung quanh tôi có vẻ bàng hoàng như khi người Pháp nghe tin thất trận ở Dunkerque. Thú thật họ đã làm cho tôi khó chịu.»
Đó là một đoạn trong lá thư của 1 độc giả gởi cho Kẹo Đồng.
Lá thư được viết tiếp như sau:
«Bàng hoàng cũng không được mà bi quan lại càng không nên. Bởi vì hơn lúc nào hết, người Việt quốc gia miền Nam phải thật bình tĩnh để đối phó với tình thế. Làm người Cộng sản thật dễ, nhưng làm Người Quốc gia Việt Nam thật khó trăm bề. Không phải chúng ta chỉ đối phó với địch mà chúng ta còn phải coi chừng bạn đồng minh. Nói thế không phải bảo rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi chúng ta lúc này nhưng nếu ta không quyết thắng, nếu là không liều chết để bảo toàn sự sống thì người Mỹ làm sao giúp ta được? Đó là chưa kể thân phận những dân tộc nhược tiểu thường được an bài bằng nước cờ của những siêu cường quốc.
«Biết sự thật để mà tìm phương sinh tồn chứ không phải để bi quan, vì người Việt quốc gia miền Nam không còn có con đường nào hết là tự giải thoát nếu không liều chết chiến đấu. Khách quan mà nhìn vào thì là một cuộc cốt nhục tương tàn, nhưng Cộng sản đã ra tay trước, họ không thắc mắc như chúng ta trước cảnh nồi da xáo thịt đó. Ta cũng đừng ngớ ngẩn khi nghĩ rằng người Việt giết nhau bằng bom Mỹ súng Nga, Vì nghĩ như vậy là sa vào bẫy của người Cộng sản Việt, những người mang cùng một huyết thống với chúng ta nhưng lúc nào cũng sẵn sàng giết chúng ta không gớm tay. Họ coi những người Việt không theo họ còn đáng giết hơn những người tư bản Mỹ và ngay cả những người mà họ thường gọi là “đế quốc Mỹ.”
«Trở về vấn đề mất Quảng Trị, chúng ta phải biết quan niệm rằng đó chưa phải là trận Dunkerque. Chúng ta cũng đừng vội cho rằng Chiến sĩ ta đã thất bại. Không! Những chiến sĩ can trường của mặt trận giới tuyến đã làm tất cả những gì họ có thể làm được.
Chúng là nuôi ý chí sắt thép là sẽ không để một tấc đất rơi vào tay giặc. Ý chí sắt thép đó đến giờ này vẫn còn nung nấu (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) tinh thần Quân Dân miền Nam, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó, đừng để một vài trường hợp bất thường (vì địch lấy đông đánh ít) làm chứng ta nản chí, vì chính sự nản chí khởi sinh trong lòng chúng là mới làm chúng ta mất nước mau hơn là một vài vùng đất mà vì thất thế, ta phải để rơi vào tay giặc.»
Độc giả của Tiền Tuyến viết tiếp:
«Chúng ta vừa mất Quảng Trị, nhưng chúng ta vẫn còn AN LỘC BẤT KHUẤT. Chúng ta đã có những dũng sĩ như TRẦN THẾ VINH, như NGUYỄN ĐÌNH BẢO, như LỖ VĂN BẢO quyết tử thủ Dakto, như HOÀNG LÊ CƯƠNG chết với Chi Khu Hoài Nhơn, như Đại Úy Không Quân Hổ bất kể màn lưới phòng không dày đặc của địch, đã hạ cánh trực thăng vào giờ hấp hối của Tân Cảnh để đón Đại Tá Đạt, như 30 dũng sĩ của căn cứ PHÚ XUÂN (Bastogne) đã hy sinh ở lại cản giặc để các chiến hữu trong Tiểu đoàn rút thoát khỏi Căn cứ rồi đánh bọc hậu địch khiến Phú Xuân không mất mà 30 dũng sĩ ở lại cũng còn nguyên vẹn (sự kiện này xảy ra trước khi quân ta di tản chiến thuật khỏi căn cứ Phú Xuân).
«3 tuần lễ đầu của tháng 5 –1972 là thời gian quyết định vận mệnh miền Nam. Có thể nói đó là những tuần lễ của Anh Quốc trước và sau ngày Thủ Tướng Anh Churchill lên cầm quyền. Ông đã nói với dân Anh trong ngày nhậm chức: "Tôi chỉ đem lại máu và nước mắt cho đồng bào, nhưng nếu chúng ta cùng chung một ý chí, đất nước này sẽ được cứu vãn."
«Tôi không nhớ rõ được nguyên văn lời nói của Thủ Tướng Anh Churchill, nhưng đại ý câu nói của ông là như vậy. Ông còn có lối chào đưa 2 ngón tay thành hình chữ V, có nghĩa là CHIẾN THẮNG.
«Chúng ta, tất cả những người Việt không thể sống dưới chế độ Cộng sản, có lẽ nên bắt đầu chào nhau bằng 2 ngón tay kết thành hình chữ V đó. (Cứ tạm dùng chữ Anh chữ Pháp, vì 2 chữ CHIẾN THẮNG của ta làm sao có thể kết thành hình với mấy ngón tay?). Đó là hình ảnh của lòng TIN, đó là hình ảnh tinh thần BẤT KHUẤT (không riêng gì với địch mà cả với gian nguy khó khổ), đó là ý chí QUYẾT THẲNG (dù phải vượt qua bao nhiêu khó khăn nghiêm trọng).
«Mất Quảng Trị chưa phải là mất tất cả miền Nam. Thế giặc hung hăng và chuyên môn lấy đông đánh ít, chúng ra còn phải kiên trì đương đầu với chúng. Chúng ta quyết giữ từng tấc đất nhưng nếu có mất nhiều tấc đất mà chúng và không mất LÒNG TIN thì đại cuộc vẫn không có gì để bi quan.»
(Còn tiếp)
[ 1: Để bạn đọc được rõ về nhựt báo Tiền Tuyến và nhị vị Chủ nhiệm, Chủ bút Hà Thượng Nhân, Ký giả Lô răng, LTC xin chú thích ở đây bằng 2 bài viết (từ năm 2010) của quý ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Du Tử Lê dưới đây:
🟐 Nguyễn-Xuân Nghĩa:
NGHỊCH LÝ HÀ THƯỢNG NHÂN
Một ông Đỗ Phủ biết cười
Chúng ta sống trong một thế giới đầy nghịch lý.
Tháng Tám vừa qua, từ bên Úc ông Phan Lạc Phúc gọi qua. Sau khi nói chuyện với cô cháu là Quỳnh Giao và thăm hỏi về sức khoẻ của bà chị là Minh Trang - khi ấy cụ đang đau yếu nặng - ông ký giả Lô Răng này đòi giao máy cho người viết. Để báo một tin buồn: con trai ông Phạm Xuân Ninh vừa mất. "Sức khoẻ Hà Chưởng Môn của chúng ta đã sa sút lắm rồi, nay ông lại gặp chuyện đau buồn nữa...." [Xin nói thêm cho các thế hệ về sau, ông Phạm Xuân Ninh tên thật là Hoàng Sĩ Trinh, lấy bút hiệu là ‘Hà Thượng Nhân’ – người làng Hà Thượng, tỉnh Thanh Hóa – nên anh em thân quý cứ gọi là Hà Chưởng Môn] Hai chúng tôi nói chuyện cả giờ như vậy về một người bạn thân ở cùng tiểu bang California mà gần chục năm nay tôi chưa được gặp lại sau khi chúng tôi rời San Jose xuống miền Nam. Có tự do mà để làm gì nhỉ?
"Mây năm xưa bỗng phiêu du trở về..."
Giã từ miền Bắc khi còn là thiếu nhi, trí óc thanh xuân của tôi được nuôi nấng với các nhật báo Tự Do, Ngôn Luận tại Sàigòn. Với các bài phiếm luận của Mai Nguyệt, Hiếu Chân. Và các vần thơ rất tếu của Thần Đăng, Thầy Khóa Tư, và tất nhiên của Hà Thượng Nhân trong mục "Đàn Ngang Cung"....
Thế rồi, bốn chục năm về trước, tôi được gặp Thần tượng của mình tại Paris!
Cùng một số nhà báo khác, ông Phạm Xuân Ninh qua Pháp quan sát và tường thuật về cuộc "hoà đàm" tại Paris. Gặp ông tôi bỗng giật mình. Muốn thi vị hóa thì có thể nghĩ đến cảm giác của Vũ Bằng khi lần đầu được gặp tác giả của "Trước Đèn" là cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.
Thật ra, tôi gặp một ông đồ ngay giữa mùa giá lạnh của đất Paris cứ gọi là "hoa lệ".
Điều kiện sinh hoạt khi ấy của phái đoàn thật ra rất chật vật. Phạm Xuân Ninh mặc áo len, quấn chăn và chung quanh là khói thuốc lào bốc lên nghi ngút trong căn phòng rơm rớm hơi nước trên cửa kính. Ông cũng dạy cho tôi một thói xấu trong cách xưng hô: "anh em cả mà!" Mặc dù Phạm Xuân Ninh đáng tuổi thân phụ của người viết: ông sinh năm 1919 hay 1920, tại Thanh Hóa.
Một ông đồ già, bình dị và tò mò hỏi han về mọi chuyện rất lạ ở Paris. Rất lạ vì cái đất văn vật đó đang là nơi tung hoành của các phần tử thân cộng, ghét Mỹ và chống lại miền Nam. Mà cũng là nơi Hoa Kỳ chọn làm địa điểm hòa đàm!... Và ông đồ già ấy là một sĩ quan.
Như một kẻ hậu sinh, tôi hỏi về chuyện nhà.
Ông đồ già thì tò mò hỏi về chuyện nước Pháp, và gật gù thú vị vì dường như ở Pháp cũng có một số sinh viên quốc gia. Họ biểu tình đánh lộn ngoài đường với đám sinh viên thân Cộng của Pháp, vài ngoe "Việt kiều Yêu nước" với mấy tay Lính thợ ONS được họ huy động từ miền Nam lên để ủng hộ phái đoàn Bắc Việt.
Vì vậy, lần đầu gặp nhau, kẻ hậu sinh này không được nói chuyện về thơ với Hà Chưởng Môn.
Mà rặt chuyện thế sự. Và học được rất nhiều điều về "chính nghĩa quốc gia" - một khái niệm thiêng liêng - trong cách giãi bày rất từ tốn của ông. Khi ấy, từ bên kia chiến hào bằng giấy, chúng tôi bị gọi là "tay sai Mỹ Ngụy"!
Nổi bật trong dịp đó chính là bài tùy bút "Bắt Trẻ Đồng Xanh" của Võ Phiến mà chúng tôi in lại và quảng bá rộng rãi trong cộng đồng người Việt tại Pháp [về âm mưu cộng sản từ trước 1954 là bảo đảng viên ráo riết sinh con ở trong Nam trước khi «tập kết» ra Bắc để có sẵn cơ sở giao liên khi xâm nhập miền Nam sau này].
Ngoài cái tựa thì bài viết gây bàng hoàng này chẳng dính dáng gì đến cuốn truyện "The Catcher in the Rye" của J.D. Salinger. Mà là một sự mở mắt cho rất nhiều người Việt tại Pháp.
Và cái "nghiệp" làm báo của người viết này khởi sự từ đó, khi vị Chủ nhiệm của tờ Tiền Tuyến yêu cầu anh sinh viên tại Paris làm "đặc phái viên" cho tờ báo! Nói vậy cho oai, chứ tôi chẳng chu toàn được nhiệm vụ cho độc giả ở nhà, mà lại học được rất nhiều từ vị Chưởng Môn Phạm Xuân Ninh.
Mà vẫn chưa được dắt vào cõi thơ của ông.
Sau này, khi về nước làm việc, lại còn được ông dắt vào một cõi khác. Được "Đoàn 50" khoản đãi một chầu thịt chó tổng cộng... 12 món. Hà Chưởng Môn dẫn chúng tôi vào chốn quốc hồn quốc túy bằng cái cửa rất lạ!
Nếu có cao hứng đọc thơ, ông cũng chỉ dẫn thơ trào lộng, ung dung mà tinh quái. Từ đấy, tôi trở thành công chức và được ông đồ già cho chơi trèo, coi là bạn và bắt các con mình gọi tôi là "chú". Tôi đáng tuổi con của ông và không hề quên điều ấy.
Khi chiến tranh đã tàn và tự do đã mất, nhà thơ đã bị cầm tù dọc hai miền Nam Bắc thì chúng tôi mới loáng thoáng được thưởng thức tài thơ của ông. Rất cổ mà lại rất mới trong ý tưởng.
Buồn bã mà không đắng chát vị căm thù.
Ông đã lên tới chốn cao nhất và nhìn xuống những loay hoay của chuyện thắng bại với vẻ thương cảm.
Đời ông là một bài thơ và nếu may mắn hiểu được thì mình có thể nhớ đến cuộc đời của Đỗ Phủ. Nhưng tình tứ và lãng mạn hơn nhiều.
Hà Thượng Nhân làm thơ rất nhiều mà lại không thích in thơ. Nhiều người yêu chuộng thơ ông có làm việc đó. Nhân đây, phải cám ơn Huệ Thu. Không có nữ sĩ này, có lẽ chúng ta còn mất mát nhiều nữa.
Tại San Jose mà hỏi ông về chuyện bể dâu, Phạm Xuân Ninh có để lại cho bản thân tôi một chân lý cũng đầy nghịch lý: "Rất nhiều biến động của lịch sử có khi chỉ xuất phát từ chuyện tào lao vớ vẩn!"
Dù có nghiên cứu về kinh tế hay lịch sử thì mình cũng chưa thể chứng nghiệm được chân lý ấy nếu không trải qua những thăng trầm của thế hệ Phạm Xuân Ninh.
Ông có cơ hội tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi về vùng tề, rồi gia nhập Quân đội Quốc gia góp phần xây dựng lại một đất nước lần đầu mới có độc lập kể từ năm 1883. Ông làm đài phát thanh, làm Chủ nhiệm tờ báo "quốc doanh" duy nhất của miền Nam mà bán rất chạy là tờ Tiền Tuyến.
Ông trở thành lý thuyết gia về bộ môn chiến tranh tâm lý, bảy năm vẫn giữ lon trung tá, theo kiểu bán văn bán võ và biến võ thành văn! [Sau này mà viết tiểu luận về chính trị, tôi nghịch ngợm lấy bút hiệu Võ Thành Văn cũng là từ đó!]
Trong giai đoạn nhiễu nhương ấy, ông đã nhìn thấy từ bên trong những biến động cười ra nước mắt của miền Nam tự do. Và không còn nước mắt khi nước nhà được... "giải phóng". Rất nhiều chuyện quả là tào lao vớ vẩn mà ông chứng kiến từ Thanh Hoá đến Hà Nội, Sàigòn, sau lội ngược ra Bắc để lại chứng kiến lần nữa, ngay sát biên giới với Trung Quốc...
Hèn gì Hà Thượng Nhân hay viết thơ trào phúng. Và viết quá hay.
Sự nghiêm túc của nhà nho còn đọng lại ở nơi ông. Chúng ta có thể chứng kiến ở vài ba điều, như thái độ cư xử rất chính nhân độ lượng của ông với rất đông bằng hữu, từ ở quê nhà cho tới khi mọi người văng ra khắp năm châu. Như sự ân cần của ông với nàng thơ và những người yêu thơ. Và vẻ dửng dưng lãnh đạm với mọi chuyện danh lợi phù phiếm. Những điểm son ấy của nhân cách Hà Thượng Nhân có thể sẽ mai một dần. Nhưng ông bất cần.
Chúng ta thì cần gom góp lại sáng tác của ông. Với ước mơ là sẽ có ngày thơ Hà Thượng Nhân được đưa vào chương trình giáo khoa. Những tác phẩm ấy sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm tử tế. Và trí não thêm tinh vi, phong phú.
Bài được viết ngày Hai tháng Chín 2010, cho ông kịp đọc trong cuốn tuyển tập về Hà Thượng Nhân (trước khi ông mất vào Tháng 10, năm 2011). Anh em lại đưa bài này làm lời tựa cho cuốn tuyển tập!
Nhật báo Tiền Tuyến và ký giả Lô Răng/Phan Lạc Phúc
❁ Du Tử Lê - 22 Tháng Hai 2010
Vì sự nghiệp báo chí của nhà báo Phan Lạc Phúc gắn liền với tờ Tiền Tuyến, nên xin bạn đọc cho phép tôi được ghi lại một cách vắn tắt sự hình thành của tờ báo này; trước khi chúng ta trở lại với ký giả Lô Răng, bút hiệu chính của nhà báo Phan Lạc Phúc, một nhà báo mà theo tôi, là một trong những nhà báo thuộc loại… “ngoại khổ.”
Theo ghi nhận của một nhân vật có thẩm quyền về những biến cố lớn của cả hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền nam Việt Nam thì, ngày 19 Tháng Sáu, 1965, quân đội VNCH chính thức đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lịch sử, điều hành đất nước, thay thế chính phủ dân sự, khi đó đang gặp nhiều khó khăn. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu vào vai trò Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc Gia, tương đương chức vụ Tổng Thống. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương, tương đương chức vụ Thủ tướng.
Năm ngày sau khi thành lập chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ mở cuộc họp báo, công bố quyết định tạm thời đình bản 36 nhật báo, để tân chính quyền duyệt xét lại quy chế báo chí hầu thích ứng với tình hình mới của đất nước.
Trong thời gian không có báo cho dân chúng đọc, chính phủ của Tướng Kỳ cho xuất bản khẩn cấp 2 tờ nhật báo. Tờ thứ nhất tên là “Hậu Phương,” do bộ Thông Tin phụ trách. Tờ thứ hai tên là “Tiền Tuyến,” do Cục Tâm Lý Chiến đảm nhiệm.
Toà soạn nhật báo Tiền Tuyến được đặt trong vòng rào doanh trại cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè, Saigòn.
Vì tính chất giai đoạn, cấp thời, lại do cục Tâm Lý Chiến đảm trách, nên nhật báo Tiền Tuyến những ngày đầu do Trung tá ông Vũ Quang (hiện cư ngụ tại thành phố Minnesota,) Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến, kiêm Giám đốc Nha Tác động Tâm Lý Chiến thời đó, là người trách nhiệm việc điều hành.
Một tuần sau cuộc họp báo vừa kể, khi các nhật báo được ra lại, tờ Hậu Phương của Bộ Thông Tin, chấm dứt nhiệm vụ. Tờ Tiền Tuyến được duy trì. Trở thành nhật báo chuyên nghiệp của tập thể quân đội.
Sau khi tờ Tiền Tuyến trở thành chính thức, Đại uý Phan Lạc Phúc, khi đó đang phục vụ tại trường Huấn luyện Căn bản Chiến tranh chính trị ở đường Lê Thánh Tôn, Saigòn, được điều về làm Tiền Tuyến, trong vai trò Tổng thư ký toà soạn với chủ nhiệm là Thiếu tá Lê Đình Thạch, tức Thạch Lê, chủ bút là Thiếu tá Phạm Xuân Ninh, tức nhà thơ Hà Thượng Nhân và, Thư ký toà soạn là nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.
Năm 1967, khi Thiếu tá Lê Đình Thạch (1) được cử đi học lớp Chỉ huy tham mưu ở trường Đại học Quân sự Đà Lạt (sau cải danh thành Trường Chỉ huy Tham mưu,) cũng là lúc nhật báo Tiền Tuyến có nhu cầu sắp xếp lại nhân sự, để thích ứng với sự phát triển của tờ báo, thì nhà thơ Hà Thượng Nhân (2) giữ vai trò Chủ nhiệm, nhà báo Phan Lạc Phúc, Chủ bút, nhà văn Huy Vân (từ phòng Thông tin Báo chí đưa qua,) giữ vai trò Thư ký toà soạn thay thế nhà thơ Hoàng Anh Tuấn. Lý do, họ Hoàng được bổ nhiệm làm Quản đốc Đài Phát Thanh Đà Lạt. (3)
Vẫn theo ghi nhận của nhân vật thẩm quyền kể trên thì, năm 1969, toà soạn nhật báo Tiền Tuyến lại trải qua một giai đoạn khác. Tờ báo không còn thuộc cục Tâm lý chiến nữa; mà nó được đặt trực thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị; tuy toà soạn vẫn nằm trong hàng rào doanh trại của cục Tâm Lý Chiến.
Cũng kể từ thay đổi vừa kể mà, năm 1974 khi Trung tá Phạm Xuân Ninh (tức nhà thơ Hà Thượng Nhân) về hưu, vai trò chủ nhiệm của ông, được chuyển giao cho Đại tá Nguyễn Huy Hùng, Phụ tá Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị.
Với hơn chín năm liên tục trực tiếp trách nhiệm nội dung nhật báo Tiền Tuyến, từ vai trò Tổng thư ký Toà soạn, tới Chủ bút, nhà báo Phan Lạc Phúc được coi là người có công đầu trong nỗ lực đưa tờ báo vốn bị nhìn là báo của… quân đội lên ngang tầm với những nhật báo dân sự chuyên nghiệp khác.
Bằng vào uy tín của mình, họ Phan đã thuyết phục được thượng cấp của ông, cho phép ông được vượt ra ngoài “hàng rào kẽm gai,” để đi tới những chân trời khác, hầu có thể cạnh tranh với những cao thủ đồng nghiệp ngoài dân sự.
“Ấn chứng võ công” đầu tiên cho sự nghiệp cuộc đời ký giả của họ Phan là mục “Tạp ghi” xuất hiện lần đầu tiên trên Tiền Tuyến, gần như cùng lúc với sự có mặt của ông, ở tờ báo này.
= = = =
Đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều độc giả người Việt ở hải ngoại đã tỏ ra thích thú với cuốn bút ký nhan đề “Bạn Bè Gần Xa” của nhà báo Phan Lạc Phúc, do nhà xuất bản Văn Nghệ ở miền nam Califonira, ấn hành. Ba năm sau, những người yêu lối viết nhẹ nhàng, dí dỏm, và chân tình của tác giả này, lại được nhà Văn Nghệ gửi cuốn thứ hai vào tủ sách gia đình của họ, đó là cuốn “Tuyển Tập Tạp Ghi.”
Sự thực tất cả những bài viết của hai tác phẩm vừa kể, đều là những bài đã được nhà báo Phan Lạc Phúc cho đăng tải từng kỳ trên bán nguyệt san Ngày Nay, ở Houston, Texas; và một số tuần báo xuất bản ở thành phố Sydney, Úc Châu. Nhiều người lần đầu tiên bước vào thế giới văn chương của họ Phan, đã bị hấp lực của những bài “tạp ghi” Phan Lạc Phúc thu hút một cách mạnh mẽ.
Đối với giới làm văn nghệ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, ký giả Lô Răng/ Phan Lạc Phúc là một nhà báo khá đặc biệt. Tên tuổi của ông gắn liền với nhật báo Tiền Tuyến.
Nếu hành trình của một ký giả nhật báo, thường phải đi qua từng giai đoạn; như từ một phóng viên, người làm tin, hay dịch tin, đi lần tới vai trò thư ký tòa soạn “trang trong,” rồi phụ trách “trang ngoài” trước khi có thể trở thành tổng thư ký rồi, chủ bút, chủ nhiệm… Nhà báo Phan Lạc Phúc khi được mời về cộng tác với nhật báo Tiền Tuyến, nếu tôi nhớ không lầm thì ông không phải đi qua “đoạn đường chiến binh” mà một ký giả thường phải trải qua, như đã lược ghi ở trên.
Ngày xưa, thời VNCH nhiều chục năm trước đây, với giới làm nhật báo thì, danh từ “trang trong” là tiếng chỉ những người trách nhiệm sắp xếp, dàn dựng phần bài vở không bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Nó có thể vẫn là tin tức, nhưng nhiều phần là ký sự, phóng sự, sưu tầm; hoặc những sáng tác như truyện ngắn, truyện dài… tuỳ theo quan niệm thiết kế nội dung của chủ nhiệm hay chủ bút mỗi nhật báo.
Người ta cũng dùng thuật ngữ “bài nằm”, để chỉ những bài được sắp chữ sớm, làm đầy những trang trong đó.
Nói “trang trong” một nhật báo, đương nhiên mọi người hiểu tương phản với nó là “trang ngoài.”
“Trang ngoài” là trang được hoàn tất sau cùng, với phần tin tức chính trị, thời sự, xã hội quan trọng nhất, nóng bỏng nhất. Hoặc là những điều tra phóng sự mà chỉ riêng tờ báo đó có. Người phụ trách trang ngoài, cũng được gọi chung là thư ký tòa soạn “trang ngoài.” Nó là gương mặt, “thể diện” của tờ báo, nên việc phụ trách “trang ngoài” thường được giao cho một Tổng thư ký tòa soạn.
Ký giả này phải làm việc trực tiếp với chủ bút hay chủ nhiệm, gần như từng giờ, cho tới khi tờ báo được chuyển qua giai đoạn ấn loát.
Thời trước tháng 4-1975, ở Saigòn, giới làm báo cũng như xuất bản còn phải sắp chữ bài vở bằng tay, do nhóm thợ sắp chữ bốc từng mẫu tự để ráp thành 1 chữ. Cho nên một bài báo được xé thành nhiều miếng, chia cho từng người thợ. Nếu không sắp chữ sớm, tới phút chót sẽ không đủ thợ lo cho việc sắp chữ những trang còn lại, tức trang ngoài…
Một nhật báo ở miền nam Việt Nam xưa, trung bình có 8 trang (cũng có tờ chỉ có 4 trang,) nên thường được chia đôi, đồng đều cho trong và ngoài.
Du Tử Lê
Chú thích:
(1) Theo tổ chức thời đó, cục Tâm Lý Chiến (thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị,) có nhiều khối. Trong số này, có Khối Kỹ Thuật. Khối Kỹ Thuật gồm nhiều phòng. Như phòng Thông tin báo chí, phòng Điện ảnh và Truyền hình Quân đội, Đài phát Quân đội, và Nhật báo Tiền Tuyến… Khi ấy, Thiếu tá Lê Đình Thạch, bút hiệu Thạch Lê, là Trưởng khối Kỹ thuật. Vì thế, ông được giao trách nhiệm làm chủ nhiệm đầu tiên của báo này.
(2) Nhà thơ Hà Thượng Nhân sinh năm 1920 tại làng Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Vì lòng yêu nơi chốn ra đời nên ông đã chọn cho mình bút hiệu Hà Thượng Nhân. Ngoài bút hiệu này, ông còn bút hiệu thứ hai, Hoàng Trinh, dùng cho những bài thơ tình. Trước khi bị động viên vào quân đội, ông từng là giáo sư của một số trường trung học tại Saigòn. Ông cũng có thời gian giữ chức vụ Giám đốc đài phát thanh Quốc Gia. Sau biến cố 30 tháng 4-1975, ông bị tù cải tạo tới năm 1979 mới được thả. Sau đó, ông cùng gia đình định cư tại Mỹ. Nhà thơ Hà Thượng Nhân hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, miền bắc tiểu bang Ca Li.
(3) Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 Tháng Năm, 1932, du học ngành điện ảnh tại Pháp. Khởi viết từ những năm đầu thập niên 1950. Ngoài thơ, họ Hoàng còn cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo ở Saigòn trong nhiều vai trò khác nhau. Về lãnh vực điện ảnh, trước Tháng Tư, 1975, Hoàng Anh Tuấn đạo diễn khá nhiều phim. Trong số này, cuốn phim “Xa lộ không đèn” được nhiều người biết đến nhất. Sau thời gian đi tù vì bị khép tội hoạt động chính trị chống nhà nước CSVN, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1981. Đầu năm 2006, một số thân hữu đã xuất bản thi phẩm “Yêu em Hà Nội và những bài thơ khác” của ông. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn từ trần ngày 1 Tháng Chín, 2006, tại San Jose. Được biết, nhà văn Thu Thuyền, là ái nữ của ông.
$pageOut $pageIn Phân đoạn 3:
#Tien Tuyen May 6, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 05
#Tien Tuyen May 6, 1972
«Việt Nam hóa» - bài 05
Tình cờ lá thư hôm qua của 1 độc giả Tiền Tuyến đã nhắc tới Thủ tướng Anh Churchill lên cầm quyền giữa lúc tình hình chiến sự lại quốc gia này đang ở vào giai đoạn nghiêm trọng.
Việc này làm tôi liên tưởng đến sự bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tại Quân Khu 1.
Lại một sự tình cờ khác là trong số báo ra ngày hôm qua. Tiền Tuyến đã đăng một bản tin ngoại quốc, trong đó Sir Robert Thompson (vua chống du kích của người Anh) đã tuyên bố: “Tôi không ngần ngại đặt quân Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng", sau khi ca ngợi Trung tướng Trưởng là một trong những vi tướng tài ba lỗi lạc nhất trên thế giới.
Cũng ngày hôm qua, Tiền Tuyến đã trích đăng một bài của tuần báo Mỹ “Time” số mới nhất đề ngày 8-5-1972 nói về Võ nguyên Giáp. Báo “Time” cho rằng Võ nguyên Giáp không có kinh nghiệm về chiến tranh qui ước và quân của Giáp cũng chẳng thành thạo về loại chiến tranh này. Trong cuộc tấn công hiện nay ở Nam Việt Nam, chiến thuật của Giáp chẳng có gì xuất sắc. Báo này còn viết: « Một sĩ quan đã có nhận định: "Giáp đã tỏ cho thấy chiến tranh qui ước không phải là sở trường của ông khi nhảy vào chiến tranh này. Giáp cũng không phải là một tướng giỏi về thiết giáp cho nên trong các trận đánh vừa qua ở Nam VN, Bộ binh của BV đi một đường, còn chiến xa đi một nẻo (như ở An Lộc). »
Dĩ nhiên, người Anh cũng như người Mỹ nhìn Trung tướng Ngô Quang Trưởng của ta và Tướng CSBV Võ Nguyên Giáp theo con mắt của họ.
Vấn đề chính là chiến tranh Việt Nam với cuộc đấu trí về chiến lược, chiến thuật giữa những bộ óc quân sự hoàn toàn Việt Nam của người Quốc gia và người Cộng sản
Tôi là một kẻ chẳng biết gì về chiến lược chiến thuật nên chẳng dám lạm bàn. Chỉ biết việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đưa Trung tướng Ngô Quang Trưởng về Quân Khu 1 kiêm (Xem tiếp trang 6)
(tiếp theo trang 3) Tư lệnh Chiến trường Trị Thiên là một hành động «trả cá về với nước» khiến cho Hànội vô cùng lo sợ đến nỗi họ phải áp dụng trò tiểu xảo là đem chuyện «Tào Tháo định thay tướng» ra để mong trấn an cán binh Cộng sản BV lại chiến trường này.
Ngô Quang Trưởng về chiến trường Trị Thiên thì cũng như «hổ về rừng». Còn có một ngõ ngách nào của 2 Tỉnh này mà ông không thuộc làu khi Ông còn là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh? Và cũng chính ông đã đưa Sư đoàn này lên hàng thượng thặng trong Quân lực VNCH.
Nhưng đó là chúng ta nhìn sự việc ông về Quân Khu 1 với con mắt của .. “Việt Nam hóa”.
Hãy nhìn ông với con mắt hoàn toàn Việt Nam qua hình ảnh và hành động của một vị tướng trẻ nhưng già dặn và kinh nghiệm chỉ huy.
Người ta còn kể rằng, sau Tết Mậu Thân, mỗi đêm Giao Thừa (thời kỳ còn là Tư lệnh SĐ 1 BB) ông đều cỡi máy bay đi chúc Tết binh sĩ khắp các tiền đồn. Thử tưởng tượng đêm 30 rạng mồng 1 Tết mà tiền đồn nào, căn cứ nào cũng nghe được lời thăm hỏi, khích lệ và chúc mừng của chính vị Tư lệnh Sư Đoàn đang bay ngay trên không phận của mình thì binh sĩ nào, cấp chỉ huy nào mà không cảm kích?
Nhưng cùng với lời thăm hỏi, khích lệ, chúc mừng năm mới, ông không quên nhắc nhở họ tích cực cảnh giác những âm mưu của địch dù trong thời gian hưu chiến Tết Nguyên Đán.
Ông còn có lối tặng quà Sinh nhật thật bất ngờ cho quân nhân thuộc hạ tại các tiền đồn. Người lính khi nhận quà Sinh nhật mới sực nhớ hôm nay là ngày cha mẹ sinh ra mình. Và khi thấy vị Tư lệnh Sư đoàn chú ý đến ngày sinh của một tên lính quèn như mình, người ta tự hỏi anh chiến sĩ đó sẽ làm những gì để tỏ ra xứng đáng với lòng ưu ái của người Anh Cả?
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng nhậm chức Tư lệnh QK 1 sau khi Chuẩn tướng Giai bỏ Quảng Trị thì cũng chẳng khác nào Churchill lên cầm quyền thủ tướng Anh quốc giữa lúc quân Quốc Xã Đức đe dọa đổ bộ lên lãnh thổ của dân Hồng Mao.
Nhưng Trung Tướng Trưởng trở lại cố đô Huế, với Sư đoàn 1 Bộ Binh mà ông dã từng chỉ huy, thì chẳng khác nào cá gặp nước.
Không biết ông có sẽ dùng lối chào chữ V của Thủ tướng Anh Churchill chăng, nhưng chắc chắn niềm tin chiến thắng đã bừng lên tại mặt trận giới tuyến sau thảm họa Quảng Trị.
K. Đ.
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
#Tien Tuyen May 7, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 06
Trong khi cay cú chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” tại miền Nam thì chính Hànội cũng đang bị Ngô Sô và Trung Cộng... Việt Nam hóa mà họ lại không dám nói ra. Người Cộng sản VN, hiện thân rõ rệt nhất của sự lệ thuộc ngoại bang và tay sai đế quốc đỏ, vẫn vênh vang tự cho mình là “chính thống", coi người quốc gia đối thủ của mình là “ngụy”, trong khi người Cộng sản VN mới thật là «ngụy» về đủ mọi phương diện trên đất nước này, từ Nam Quan đến Cà Mau.
Một khía cạnh của tánh chất «ngụy» đó là cuộc đại tấn công miền Nam hiện nay của Hànội đã được tướng Võ Nguyên Giáp (cựu giáo sư Sử Địa) đặt tên là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”. Việc lấy lên Nguyễn Huệ đặt cho một chiến dịch «Nam tiến» chứng tỏ người Cộng sản VN không lưu tâm đến lịch sứ Việt mà chỉ biết xử dụng 2 chữ Nguyễn Huệ để nói lên tính cách “tốc chiến tốc thắng” của cuộc đại tấn công này. Và vì đã chủ tâm đi ngược lại lịch sử, người ta thừa rõ cuộc «Nam Tiến» của Cộng Sản nhất định phải thất bại. Cộng quân BV bị Nga Tàu “Việt Nam hóa« từ lâu, từ ngày khởi đầu cuộc xâm lược miền Nam, cho nên đã không có sự «thay đổi màu da xác chết» như Cộng Sản thường mỉa mai xuyên tạc.
Người CS vốn xảo trá nên rất chú trọng bề ngoài, cố hết sức để không tạo chất liệu phản xuyên truyền cho đối phương. Đó là những gì còn được một tấm vải thưa che dậy trước ngày 30-3-1972, ngày Hànội xua 5 vạn quân vượt Bến Hải, chà đạp lên vĩ tuyến 17 của Hiệp định Genève 1954 mà chính Hànội đã ký kết trước mặt Mỹ, Anh, Nga, Trung cộng, Pháp và Việt Nam.
Từ AK47 và B.40, B41 đến đại bác 130ly, xe tăng T54, PT76, đại bác phòng không, hỏa tiễn dò hơi nóng [ * ] do Nga Sô cung cấp, người lính CSBV đã làm nổi bật hơn bao giờ hết tính chất “Việt Nam hóa" của cuộc xâm lăng do Cộng sản chủ trương tại miền Nam này.
Người Mỹ còn mang quân sang VNCH để chết và bị thương khá nhiều trong việc giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Nhưng rất ít có người Nga, người Trung cộng chịu chết và bị thương trong «sứ mạng xâm lăng miền Nam VN» mà họ giao phó cho Hànội. Một phần vì Hànội tự nhận cáng dáng (Xem tiếp trang 8)
(tiếp theo trang 3) lấy công việc bắt ép thanh niên 2 miền Nam Bắc làm công cụ xâm lăng cho Cộng sản quốc tế (lập ra cái gọi là GPMN) một phần vì Nga sô, Trung cộng không muốn lộ diện trong chủ trương đen tối của mình.
Với Nga sô và Trung cộng, để cho Hànội mang một bề ngoài có tính cách “độc lập” thì dễ ăn nói với thế giới hơn. Bề nào, Hànội thành công trong việc thôn tính Nam Việt Nam thì cũng vẫn có lợi cho Nga và Trung cộng. Nhưng nếu Hànội có bị thế giới lên án xâm lăng như hiện nay thì chỉ riêng Hànội gánh lấy mọi hậu quả.
Người Cộng sản VN bị Nga và Tàu cộng «Việt Nam hóa» kỹ như thế mà lại huênh hoang đòi phá chính sách tự lực tự cường chống xâm lăng của Người Quốc Gia ở miền Nam thì thật là buồn cười. Và sở dĩ có chuyện buồn cười rất hao tốn xương máu đó là cũng bởi người Mỹ đã vụng về trong việc sử dụng danh từ «Việt Nam hóa» khi muốn nói đến việc trao trả hoàn toàn trách nhiệm chiến đấu cho người Việt miền Nam.
Cứ tưởng tượng cảnh 13 Sư đoàn chính quy CSBV với nhiều Trung đoàn Thiết giáp, Trọng pháo Phòng không v..v.. bị tiêu diệt gần hết, hoặc 2/3 hay 1/2 đi nữa, để phá «Việt Nam hóa», nhưng không thể nào phá nổi, người ta mới thấy đau xót vô cùng trước sự phung phí máu xương tuổi trẻ miền Bắc cho một mục đích phi lý, vô vọng và không tưởng.
Chính Hànội cùng biết như vậy nhưng họ vẫn dùng xương máu thanh thiếu niên miền Bắc để thử thời vận một lần cuối. Chứ Nếu chắc ăn, thì họ đã không phỉnh gạt cán binh CSBV là «miền Nam đã được giải phóng rồi, chỉ vào giữ an ninh thôi» hoặc... «An Lộc đã bị quân giải phóng chiếm, chiến xa chỉ vào giữ thành phố này» …
Tiến vào lãnh thổ miền Nam với nguyên hình một đoàn quân xâm lăng, với chủ trương xâm lăng cố hữu đã không cần che giấu (vì họ chẳng cần o bế dân chúng miền Nam mà lại còn thẳng tay giết dân đang trên đường chạy giặc) thì dù có bao nhiêu súng đạn và xe tăng của Nga, đội quân viễn chinh xâm lược của Hànội cũng sẽ bị thảm bại não nề vì không có sức mạnh nào có thể phá nổi tinh thần độc lập và ý chí tự lực tự cường của người Việt.
KẸO ĐỒNG
[ * đó là loại hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA7 cầm tay (còn gọi là Strela-2), là loại hỏa tiễn do Nga Sô viện trợ cho Hànội lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
#Tien Tuyen May 8, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 07
Người Mỹ có lối làm việc thật... kỳ cục! Muốn đem trực thăng loại mới và hỏa tiễn "Tow" xử dụng tại chiến trường Việt Nam, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài phải trưng hình ảnh những vũ khí tối tân của Nga cung cấp cho Hànội như trọng pháo 130ly, chiến xa T.54, đại liên phòng không SA2, hỏa tiễn cầm tay tìm hơi nóng để bắn máy bay và hỏa tiễn có dây điện hướng dẫn chống chiến xa. Đại ý người Huế Kỳ muốn phân bua rằng: "Tại Nga cung cấp những vũ khí tối tân cho CSBV nên Mỹ phải cung cấp những thứ tương đương để VNCH chống lại quân xâm lăng.
Người ta thường bảo người Huê Kỳ hay có mặc cảm, mặc cảm của một siêu cường quốc không muốn bị mang tiếng là ăn hiếp một nước nhỏ như Bắc Việt.
Và đó là tất cả những … “nỗi khổ tâm” của chương trình «Việt Nam hóa» tại miền Nam này. Đã bảo là «Việt Nam hóa», tức là người Việt miền Nam tự mình chống xâm lăng, tại sao người Mỹ còn có mặc cảm một cách kỳ cục như vậy?
Khi Nga và Tàu Cộng quyết định «Việt Nam hóa cuộc xâm lăng» của Cộng sản tại miền Nam này, họ đã trao cho Hànội tất cả những gì mà Hànội thấy cần để hoàn tất … «sứ mạng xâm lăng» đó.
Trái lại, người Mỹ muốn hoàn trả trách nhiệm chiến đấu chống xâm lăng cho người Việt miền Nam thì lại quá dè dặt trong việc cung cấp cho VNCH những vũ khí tối tân cần thiết, dù chỉ là để thành công trong việc phòng thủ và tự vệ.
Cùng là «Việt Nam hóa» nhưng miền Nam VN có chính nghĩa hơn (chống xâm lăng) thì lại chỉ được cung cấp võ khi tối tân khi nào bên phía địch đã có rồi. Địch có AK thì VNCH mới có M.16. Địch có hàng trăm chiến xa T54 trong khi VNCN mới chỉ có hơn 40 chiến xa M.48 và nay mới được cung cấp thêm sau khi một số đã bị hư hại. Địch mang hỏa tiễn chống chiến xa có dây diện hướng dẫn ra xử dụng thì nay VNCH mới có hỏa tiền «Tow» chống chiến xa.
Người Mỹ lúc nào cũng thích làm việc đàng hoàng, đầy tinh thần thể tháo, nghĩa là lúc nào địch xài thứ ác ôn thì mình mới đem khắc tinh của nó ra chơi lại, và mỗi lần “tiếp đãi" địch quân như vậy, Mỹ đều lớn tiếng trình làng nên... “cuộc chơi” mất cả hào hứng và chẳng tạo được bất ngờ chiến trường nào cả.
Phải nói rằng người Mỹ còn «quân tử Tàu» hơn cả người Tàu, và chương trình «Việt Nam hóa« ở miền Nam (phải nói rõ như vậy vì ở miền Bắc cũng đã có một sự “Việt Nam hóa” của Nga Tàu Cộng) do đó đã làm cho bao người Việt Nam...lên ruột!
Thật ra, người Mỹ một khi đã quyết làm thì làm thật tình, làm hết mình, ví dụ như vụ bỏ bom Hànội, Hải Phòng ngày 16-4 vừa qua. Hànội đang đau hơn hoạn nhưng phải giả bộ coi như nơ pa để che đậy sự kinh hoàng của nhân dân miền Bắc lần đầu tiên được thấy sự tàn phá kinh khủng của B.52. (Xem phụ trang Tiền Tuyến mới dây).
Mỹ vì mặc cảm siêu cường quốc nên chẳng dám khoe khoang kết quả “đại hồng thủy” của những vụ ném bom nói trên. Mặt khác, ông Nixon cũng lo ngại phe phản chiến làm dữ. Nhưng đây là lần đầu tiên Hànội đã phải bấm bụng giúp đỡ ông Nixon, vì làm toang hoang ra thì mất hết tinh thần của cán binh CSBV đang bị xua vào chỗ chết ở miền Nam!
Không lực và Hải pháo của Mỹ mà yểm trợ hết mình thì đến Các Mác, Lê nin, Xít ta lin và cụ Hồ có muốn xung phong cũng bị chặn đứng là cái cẳng, nói chi mấy lớp biển người của tụi con nít bị Bác và Đảng xúi dại «vào Nam đánh Mỹ cứu nước»!
Sự thiệt hại kinh khủng của Cộng quân vì bom và Hải pháo thì chỉ có những tù binh CSBV là rõ hơn ai hết. Điều này các phóng viên ngoại quốc không biết được cho nên báo chí của ta cũng chẳng có tin tức mà đăng. Mấy ông phóng viên ngoại quốc đã tả rất tỉ mỉ cuộc rút lui hỗn độn ở Quảng Trị, nhưng còn cảnh Cộng quân chạy tán loạn như bầy vịt trước gunship, chiến đấu cơ, hải pháo thì mấy ông làm chi thấy được? Thành thử Cộng quân bết hơn ai hết nhưng chẳng ai biết đâu mà mò!
Nói như vậy là để đi đến một kết luận: Nếu QLVNCH được «Việt Nam hóa» luôn cả Không lực và Hải pháo thì chắc chắn là đánh đâu thắng đó, dù là vẫn phải thắng trong cái thế phòng thủ.
Ngày nay — qua cuộc đại tấn công đang diễn ra của CSBV — tất cả mọi người trong đó có người Mỹ đều phải công nhận là Không Quân VN rất xuya và phi công VN rất chì. Cả Hải Quân VN cũng vậy. Sự lớn mạnh của 2 Quân Chủng này đòi hỏi phải được cấp tốc «Việt Nam hóa» đúng mức hiện đại.
Vì «Việt Nam hóa» đồng nghĩa với tự lập và độc lập.
Và khi 2 Quân Chủng này được «Việt Nam hóa» đúng mức thì người Mỹ đỡ phải can thiệp trong các chức vụ cố vấn. Bởi những cố vấn cho các đơn vị bộ chiến phần lớn là để ta nhờ yểm trợ Phi pháo hoặc Hải pháo. Có cố vấn nên đã có nhiều cảnh trực thăng đến bốc cố vấn và đó là một trong những lý do gây ra thảm họa Quảng Trị, dù chỉ là lý do “gián tiếp”.
Nhân đây tưởng cũng nên đưa ra một đề nghị: nếu có cố vấn là chỉ để xin yểm trợ Phi pháo và Hải pháo, và sinh mạng cố vấn còn được bảo toàn lúc tình hình nguy kịch thì tốt hơn là cố vấn nên ở một nơi an toàn xa đơn vị mà vẫn có thể liên lạc giữa đơn vị và Không lực cùng Hải lực. Vì hình ảnh trực thăng bốc các cố vấn có thể gây hiểu lầm cho binh sĩ VN đang chiến đấu là họ sẽ không còn được yểm trợ bằng Phi pháo nữa. Hoặc tình hình chỉ mới nguy kịch nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng sẽ bị hiểu lầm là «đã tuyệt vọng rồi»…
Đã có những cố vấn Hoa kỳ rất anh hùng nhất quyết ở lại với binh sĩ VN trong tình thế nguy kịch. Ví dụ trường hợp Tân Cảnh. Và ở Quảng trị cũng có một số cố vấn ở lại với TQLC Việt Nam sau khi 80 cố vấn khác rời đi với Chuẩn tướng Giai. Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt và cũng không ngăn cản được thảm họa như ở Quảng Trị.
Trên đây là những ý kiến thành khẩn dành cho người bạn đồng minh, những tác giả muốn thành công với tác phẩm «Việt Nam hoá» của mình...
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
#Tien Tuyen May 9, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 08
Một anh bạn chạy cùng với đoàn quân ra khỏi Quảng Trị đã cho biết: Trên đường rút lui, TQLC của ta bị địch truy kích nên tức mình dừng lại đánh cho chúng nó một trận, hạ 72 tên tại chỗ, thu 26 võ khí đủ loại, bắn cháy 3 chiến xa và bắt sống 4 tù binh. Các tù binh này nói rằng: «Tại sao các anh bỏ Quảng Trị? Nếu các anh ở ráng thêm một ngày nữa là nhiều người trong số chúng tôi sẽ ra đầu hàng vì chúng tôi chịu bom hết nổi rồi…»
Cũng anh bạn kể trên cho biết:
— Trước ngày Chuẩn tướng Giai cho lệnh rút Quảng Trị, trong một trận giáp chiến với quân ta, đã có hơn 20 Cộng quân BV vụt chạy sang phòng tuyến của ta để đầu hàng nhưng đã bị cán bộ Cộng sản ở phía sau bắn gục hết.
Anh bạn kể trên còn kể lại rằng:
— Những tù binh CSBV bị quân ta bắt được đều khai rằng, thượng cấp của họ bảo vào đây đánh Mỹ, nhưng không thấy Mỹ đâu cả mà chỉ có người Việt Nam như mình thôi. Điều này đã làm đa số binh lính Hànội vô cùng chán nản bởi vì họ thấy mình bị lường gạt, cho nên không mấy hăng say trong việc bắn giết người cùng một nước. Nhưng vì sợ cán bộ đảng bắn chết nên họ đành phó mặc cho số mệnh một khi phải ra trận. Có một điểm đặc biệt khác mà ai cũng công nhận là hầu hết những tù binh CSBV bị bắt tại 3 mặt trận lớn (Trị Thiên, Bình Long, Cao Nguyên) đều ăn nói nhỏ nhẹ chớ không xấc xược ngang ngạnh như một số tù binh trước ngày có cuộc đại tấn công này của CSBV. Có lẽ vì họ chẳng thấy một người Mỹ nào trong các cánh quân VNCH.
Những sự việc kể trên đây có thể đưa đến một kết luận không đến nỗi quá hồ đồ là: Lính CSBV hiện nay gồm toàn thanh thiếu niên bị bắt lính và chỉ được huấn luyện thô sơ, cũng như không được nhồi sọ kỹ bởi vì thời gian gấp rút quá, mà nhu cầu chiến trường của Hànội quá cấp bách. Võ nguyên Giáp chỉ cần có thật đông sinh vật mang hình dáng con người, đàng sau có súng lục của cán bộ đảng đe dọa thúc đít, khiến họ phải tiến tới như những cái máy vô tri trong các cuộc tấn công biển người.
Họ Võ chỉ cần lấy đông người để trấn áp tinh thần quân ta mà không cần quan tâm gì đến sinh mạng và «giá trị chiến đấu» của binh lính CSBV, hiện nay, họ Võ đã dùng xe tăng và đại bác của Nga để thay thế vào đó.
Những người lính tóc còn xanh của Hànội đã bị đẩy vào lửa đạn với 2 thứ phỉnh gạt: 1) vào Nam để đánh đế quốc Mỹ. 2) đánh chiếm xong sẽ được đồng bào trong Nam tiếp rước linh đình (!)
Nhưng rồi từ thất vọng thứ nhất bước sang thất vọng thứ hai, người lính Bắc đã cảm thấy quá chán nản. Lại nữa, phải trốn chạy phi cơ (nhất là oanh tạc cơ B52), rồi thiếu thuốc men, lương thực và nhất là chạm phải sự chống trả quá dũng mãnh với đầy đủ phương tiện tối tân của QLVNCH, nên những người lính quá non nớt của Hànội không thể có được cái tinh thần như cha anh họ thời kháng chiến chống Pháp trước kia.
Võ nguyên Giáp đã một lần tuyên bố với nữ ký giả Ý Đại Lợi Oriana Fallaci rằng «Nếu cần thắng, tôi có thể nướng trọn nửa triệu quân»!
Quân của Giáp không cần tinh nhuệ, chỉ cần thật đông và ép vào kỷ luật sắt máu sai khiến, thế là đủ. Giáp cũng chẳng cần đến tinh thần, đến lý tưởng của binh lính Cộng sản. Dù biết bị lừa gạt thì các binh lính CSBV cũng đành phải cam chịu số phận hẩm hiu và khốn nạn của mình.
Chính vì vậy mà công tác địch vận của ta cần phải hoạt động thật mạnh. Nếu không có nhiều binh lính CSBV ra hàng thì ít nhất các tờ truyền đơn thả rải xuống liên tục và tràn ngập khắp nơi cũng có thể làm cho tinh thần địch quân hoang mang, dao động.
Nhưng nếu lời nói của các tù binh CSBV ở Quảng Trị là đúng thì rồi đây, ta cũng chẳng phải lấy làm lạ khi thấy cảnh đầu hàng tập thể của Cộng quân như đã từng diễn ra ở chiến trường Cao Ly.
Trừ ra bọn cán bộ đảng Cộng sản còn giữ thái độ cuồng tín, có thể nói hầu hết cán binh CSBV giờ này đã nhận thấy rằng: «chống Việt Nam Hóa tức là người Việt miền Bắc bắn giết người Việt miền Nam».
Nếu lớp trí thức của họ còn có được sự nhận thức minh mẫn đó, chúng ta nên giúp họ thấy rõ sự phi lý của cuộc chiến do Hànội gây ra để tự họ phải liều chết đi tìm một con đường sống.
Kẹo Đồng
#Tien Tuyen May 10, 1972 trang ba
«Việt Nam hóa» - bài 09
LTC: Đây cũng là bài tạm chấm dứt đề tài "Việt Nam hóa".
Cây bút chính luận xuất sắc của nhựt báo Tiền Tuyến, (ông) Kẹo Đồng (mà tôi đoán đấy là Bút Hiệu của chính vị Chủ nhiệm báo Tiền Tuyến, Trung tá Phạm Xuân Ninh tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) sẽ tiếp tục mục Phơ này bằng bài Chuyển Mục trong số báo #Tien Tuyen May 12, 1972.
Qua số báo #Tien Tuyen May 13, 1972, ông sẽ khởi đầu loạt bài mới có tựa: "Trận Chiến Cuối Cùng" (gồm khoảng 94, 95 bài phân tích, nhận định tình hình vô cùng xuất sắc — tập trung vào chủ đề Mùa Hè Đỏ Lửa — kéo dài qua tới vài ngày sau ngày 16-9-1972, ngày Quân đội Quốc Gia tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, ngày đánh dấu QLVNCH đã hoàn toàn đập tan trận giặc xâm lăng lầy máu Mùa Hè Đỏ Lửa của tập đoàn đồ tể Bắc bộ phủ - Cộng sản Bắc Việt).
Những ngày tháng sau đó, "Trận Chiến Cuối Cùng" by Kẹo Đồng sẽ vẫn còn tiếp tục với các chủ đề thời cuộc tiếp theo như hướng tới công cuộc đấu tranh chính trị với cộng sản nếu có ngưng chiến và các đề tài nóng hổi khác, để rồi kết thúc đề tài ở số báo #Tien Tuyen Jan 28_29, 1973 với bài "Trận Chiến Cuối Cùng" đánh số 172. (sang ngày Jan. 30, 1973, PHƠ by Kẹo Đồng bắt đầu loạt bài mới "Chiến Trường Không Tiếng Súng" đánh số 001).
Tôi sẽ cố gắng làm lại tại Library này cho hết loạt bài "Trận Chiến Cuối Cùng", xen lẫn sẽ là những bản tin, nhận định, phân tích tình hình ... trong trận chiến bảo vệ miền Nam Tự Do. Và nguyện sẽ làm tiếp loạt bài "Chiến Trường Không Tiếng Súng". ]
Cây bút chính luận xuất sắc của nhựt báo Tiền Tuyến, (ông) Kẹo Đồng (mà tôi đoán đấy là Bút Hiệu của chính vị Chủ nhiệm báo Tiền Tuyến, Trung tá Phạm Xuân Ninh tức thi sĩ Hà Thượng Nhân) sẽ tiếp tục mục Phơ này bằng bài Chuyển Mục trong số báo #Tien Tuyen May 12, 1972.
Qua số báo #Tien Tuyen May 13, 1972, ông sẽ khởi đầu loạt bài mới có tựa: "Trận Chiến Cuối Cùng" (gồm khoảng 94, 95 bài phân tích, nhận định tình hình vô cùng xuất sắc — tập trung vào chủ đề Mùa Hè Đỏ Lửa — kéo dài qua tới vài ngày sau ngày 16-9-1972, ngày Quân đội Quốc Gia tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, ngày đánh dấu QLVNCH đã hoàn toàn đập tan trận giặc xâm lăng lầy máu Mùa Hè Đỏ Lửa của tập đoàn đồ tể Bắc bộ phủ - Cộng sản Bắc Việt).
Những ngày tháng sau đó, "Trận Chiến Cuối Cùng" by Kẹo Đồng sẽ vẫn còn tiếp tục với các chủ đề thời cuộc tiếp theo như hướng tới công cuộc đấu tranh chính trị với cộng sản nếu có ngưng chiến và các đề tài nóng hổi khác, để rồi kết thúc đề tài ở số báo #Tien Tuyen Jan 28_29, 1973 với bài "Trận Chiến Cuối Cùng" đánh số 172. (sang ngày Jan. 30, 1973, PHƠ by Kẹo Đồng bắt đầu loạt bài mới "Chiến Trường Không Tiếng Súng" đánh số 001).
Tôi sẽ cố gắng làm lại tại Library này cho hết loạt bài "Trận Chiến Cuối Cùng", xen lẫn sẽ là những bản tin, nhận định, phân tích tình hình ... trong trận chiến bảo vệ miền Nam Tự Do. Và nguyện sẽ làm tiếp loạt bài "Chiến Trường Không Tiếng Súng". ]
$pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...