. .

Monday, September 10, 2012

Việt Nam: Những cú bẩn trên chóp bu Nhà nước - bài của Financial Times

...tình trạng lạm phát cao và dai dẳng đã khiến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp điêu đứng, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, khiến đồng nội tệ bị mất giá. Chính sách ưu tiên xây dựng các tập đoàn công nghiệp Nhà nước khổng lồ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra không hiệu quả, mà minh chứng hùng hồn nhất là sự sụp đổ của hai đại tập đoàn Vinashin và Vinalines với tổn thất hàng tỷ đô la của Nhà nước. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu tại Việt Nam đã đến mức báo động. Đánh giá về tình trạng này, Financial Times cho biết, theo giới quan sát và thậm chí theo nhận định của một số quan chức trong Đảng, nguyên nhân không chỉ có kinh tế, mà còn có chính trị : Nhà cầm quyền đã không kịp thích ứng với sự phát triển và hội nhập quốc tế quá nhanh chóng của nền kinh tế đất nước....


Lê Phước, RFI, Chủ nhật 09 Tháng Chín 2012
Đấu đá nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam khởi đầu với việc bắt "Bầu Kiên" ngày 21/08/2012
REUTERS

Courrier International tuần này trích dịch bài viết của tờ Financial Times tại Luân Đôn với dòng tựa khá ấn tượng : «Những cú bẩn trên chóp bu Nhà nước ». Bài viết đề cập đến chuyện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, qua đó nhận định : Vụ việc này làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế và chính trị của đất nước.

Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những sáng lập viên của ngân hàng ACB, đã bị bắt, và chỉ ba ngày sau là đến lượt tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải. Theo tin tức chính thức, hai ông này bị bắt vì những tội danh kinh tế. Thế nhưng, Financial Times cho biết, tại Việt Nam, ông Kiên vốn là « một nhân vật có thế lực đứng trong bóng tối ». Bởi thế, theo tờ báo, nhiều người cho rằng, các vụ bắt bớ này không chỉ thuần túy liên quan đến kinh tế, mà là biểu hiện của tình trạng đấu đá trên chóp bu Nhà nước Việt Nam, cụ thể là giữa đương kiêm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những đối thủ của ông trong Đảng.

Vụ việc đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Khách hàng ACB thi nhau đi rút tiền để tránh rủi ro, đến mức mà thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải liên tục xuất hiện trên truyền hình quốc gia để trấn an thị trường. Financial Times dẫn lại lời nhận định của ông Karolyn Seet, một nhà phân tích thuộc Công ty thẩm định tài chính Moody’s ở Singapore: «Vụ việc của ACB cho thấy dấu hiệu cúa sự thiếu minh bạch, năng lực quản trị doang nghiệp kém, gian lận, tham nhũng và làm ăn theo kiểu chợ đen ».

Tại Việt Nam, tình trạng lạm phát cao và dai dẳng đã khiến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp điêu đứng, làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, khiến đồng nội tệ bị mất giá. Chính sách ưu tiên xây dựng các tập đoàn công nghiệp Nhà nước khổng lồ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra không hiệu quả, mà minh chứng hùng hồn nhất là sự sụp đổ của hai đại tập đoàn Vinashin và Vinalines với tổn thất hàng tỷ đô la của Nhà nước. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu tại Việt Nam đã đến mức báo động. Đánh giá về tình trạng này, Financial Times cho biết, theo giới quan sát và thậm chí theo nhận định của một số quan chức trong Đảng, nguyên nhân không chỉ có kinh tế, mà còn có chính trị : Nhà cầm quyền đã không kịp thích ứng với sự phát triển và hội nhập quốc tế quá nhanh chóng của nền kinh tế đất nước. Tờ báo dẫn lại nhận định của ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường, người nhiều lần kêu gọi chính phủ cải cách kinh tế, cho rằng : Từ quan chức đến các nhà đầu tư, ai cũng chạy theo nạn đút lót, bởi vậy mà rất khó loại trừ được vấn nạn này.

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn, bất ổn xã hội ngày càng lan rộng, như việc công nhân đình công ở các công ty hay các vụ đụng độ giữa chính quyền và người dân về vấn đề đất đai, thì những tranh chấp nội bộ trên chóp bu Nhà nước Việt Nam cũng ngày càng gay cấn. Mọi trách cứ dường như đổ dồn về phía thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Financial Times cho rằng, một vài nhân vật trong chính phủ và trong đảng cầm quyền không hài lòng về việc ông Dũng nắm quá nhiều quyền lực và trách cứ ông trong việc ông quá ưu ái một số đại tập đoàn tư nhân và Nhà nước.

Tờ báo nhắc lại, hồi đấu tháng Tám, đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành một biện pháp mang tính biểu trưng cao, đó là lãnh đạo Đảng quyết định tái thành lập ban nội chính trung ương, và chuyển ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương do thủ tướng lãnh đạo về ban nội chính này.

Trong bối cảnh đó, Financial Times dẫn lại đánh giá của ông Adam Florde, chuyên gia về Việt Nam của Đại học Victoria – Úc, cho rằng, cuộc khủng hoảng chính trị này «không phải là câu chuyện của một người ». Theo ông, trên chóp bu của nhà nước Việt Nam, hiện đang có « một khoảng trống chính trị ».


-

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...