bài của Martin Woollacott trên báo The Guardian, Tuesday 21 April 2015
Nguồn: bài của Martin Woollacott The Guardian Tuesday 21 April 2015 - Lê Tùng Châu dịch
Lời Tòa soạn The Guardian: 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày đánh dấu sự thất bại tan tành trong quân sử Mỹ khi quân Bắc Việt tiến vào thủ đô Sài Gòn. 40 năm sau ngày thực hiện những báo cáo về cơn chính biến cho tờ The Guardian, giờ đây Martin Woollacott suy ngẫm sự kiện đã mang lại tầm ảnh hưởng lớn cho cả hai quốc gia về sau này.
Lời người dịch: Là một ký giả người Anh chứng kiến ngày cuối cùng của Sài Gòn 40 năm trước, Martin Woollacott đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan về cuộc chiến Việt Nam và nguyên do cuộc chiến ấy đi đến cái kết cục thua thiệt cho phe quốc gia ở miền Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Một ít dấu ngoặc [...] và vài hình ảnh trong bài là do người dịch
Ngày tiếp theo sau khi Bắc Việt lấy được Sài Gòn, người ta đã nghe thấy từ lúc tinh mơ bài hát mừng chiến thắng. Trong đêm các “kỹ sư” của đội quân chiến thắng đã dựng loa phóng thanh lên và từ khoảng 5 giờ sáng phát không ngừng điệu nhạc giải phóng khô khốc. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975 (1), khi ánh dương quang rực chiếu phố phường gần như trống rỗng của Sài Gòn mà cũng thời khắc đó thường lệ trước kia đã bắt đầu xe cộ rộn rịp và đường phố huyên náo dần lên. Nhưng nay hầu như chẳng ai biết phải làm gì- đi làm hay không, chợ búa, cây xăng còn bày bán không, hay có khi một cuộc đọ súng khác sẽ vẫn có thể bùng nổ ra nữa.
Tất nhiên, đâu chỉ nếp sinh hoạt quen thuộc thuờng ngày của Sài Gòn nay đã bị phá vỡ hoàn toàn mà vai trò lâu đời của thủ đô phi cộng sản của Việt Nam đã biến mất qua chỉ một đêm, những người lính đã biến mất, và nhiều tướng lãnh, các chính trị gia và công chức lúc đó đang bồng bềnh những trên sàn tàu chiến ở Biển Nam Trung Hoa, được Hải quân Mỹ kéo chăn đắp quanh vai.
Qua bao năm tháng tương tranh, chiến cuộc chẳng mấy khi dính tới Sài Gòn, trừ một ít trường hợp ngoại lệ như thỉnh thoảng có vài cuộc pháo kích bằng hỏa tiễn, một số vụ đánh bom nhà hàng, hay vụ xâm nhập nhỏ gây sửng sốt vào thành phố - thậm chí vào ngay khuôn viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ - trong trận tấn công vào dịp Tết 1968.
Trong cơn khiếp hãi qua đi Saigon cảm thấy như đã thoát khỏi điều tồi tệ nhất. Thực tế với điệu nhạc giải phóng vang vọng đường phố, một lần nữa Sài Gòn đã thoát dẫu ít người biết rằng Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng bắn nát thành phố với pháo binh hạng nặng và chiến đấu theo cách vốn dĩ của họ -theo từng khối- nếu gặp phải hàng phòng thủ và sức đối kháng mạnh hơn.
Nếu Tổng Thống cuối cùng của Nam Việt Nam, Tướng Dương Văn Minh, không ban lệnh cho quân đội hạ vũ khí, Sài Gòn có thể lâm vào tình trạng rất xấu thực sự. Người Việt đã nói tếu rằng cộng sản lấy Sài Gòn "mà không phạm tới một cái bóng đèn" hay nói sái đi: “Thương vong nặng nề cho cả đôi bên, nhưng giao tranh vừa đến thành phố thì dừng”.
Ở trung tâm, có nhiều khả năng lo lắng tình trạng vô luật pháp và nạn cướp bóc. Stewart Dalby của tờ Financial Times và tôi đang đi bộ dọc đường Tự Do, một trong những con phố chính của Sài Gòn, thì một người đàn ông trông vẻ hắc ám mặc áo bỏ ngoài quần đứng chắn lối chúng tôi. Anh ta đưa tay vào dây thắt lưng để lộ ra một khẩu súng, và liền đó thản nhiên nhấc chiếc máy ảnh đắt tiền ra khỏi cổ Dalby. Sự cố như thế đã đủ để thuyết phục mọi người rằng thà những người cộng sản nắm quyền kiểm soát hoàn toàn càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Vào cái ngày đầu của triều đại mới này, chẳng còn bóng dáng một người Mỹ nào ở cái Sứ quán trông như pháo đài trên đại lộ Thống Nhất nữa, có chăng là những tàn tích vụn vỡ của cuộc di tản hỗn loạn ngày hôm trước và kế đó là cướp bóc. Chẳng còn ai trong tòa đô chính với lối kiến trúc trang trí tinh vi, chẳng còn vị nghị sĩ nào trong nhà hát lớn thời Pháp để lại mà Quốc Hội từng dùng làm trụ sở nghị sự. Và Tổng Thống cũng chẳng còn trong dinh. Nguyễn Văn Thiệu đã bỏ nước ra đi. Người kế vị ông đã giữ quyền được một tuần trước khi bàn giao lại cho Minh. Minh nói với các sĩ quan Bắc Việt đầu tiên bước vào dinh rằng ông đã sẵn sàng để bàn giao quyền lực. Họ trả lời: "Ông chẳng có cái gì trong tay để mà bàn giao" và rồi bắt ông đi. Ông ta [Minh] đã làm Tổng Thống được chỉ có hai ngày.
Quả là quyền lực mà Minh nắm giữ thực ra chỉ là một ảo tượng, nhưng Sài Gòn đã sống với ảo tượng đó cả tuần. Trong thảo cầm viên, nơi mà cư dân của thành phố thường đưa con trẻ đến dạo chơi cuối tuần, bạn có thể nghe thấy hàng tá tin đồn theo nhiều cách khác nhau: "Pháp đang trở lại với hai sư đoàn," một người nói. "Mỹ sẽ sớm thả bom thôi" một người khác nói. "Đang tiến đến một chính phủ liên minh," người khác nữa…nói. Khi cái kết cục đang đến gần thì tâm lý phổ biến nhất dường như là "Chúng ta đều là người Việt Nam cả thôi", như một ngụ ý lưng chừng giữa hy vọng và cam chịu. Đó là một ý nghĩ an ủi xoa dịu đối với nhiều người không có chức vị, hoặc không có những liên hệ mật thiết với chính quyền [cũ] hay với Hoa Kỳ. Họ sợ bị trả thù hay, ít nhất, sẽ bị điểm mặt bêu tên bởi đã tận tụy trung thành với chính quyền lúc trước.
Với một số khác như chúng tôi chẳng hạn, chẳng có lý gì phải lo như vậy, những lo âu vốn bắt nhịp với những xung động điên đảo của thời thế đó. "Nỗi sợ Việt Cộng đã làm Sài Gòn mất hết vẻ thông thái vốn có", một phóng viên đã viết thế. Nhiều người tìm cách ra đi, và vào những thời khắc cuối cùng, nhiều người đã ra đi trên những chuyến không vận đầu tiên bằng máy bay trực thăng – đó là những thành viên sớm sủa nhất của cộng đồng đông đảo gần một triệu người Việt đã rời khỏi đất nước sau năm 1975.
Các sĩ quan Mỹ điều khiển việc di tản đã rất khổ tâm khi lựa chọn. Để không làm yếu đi tình trạng mà họ đã bỏ mặc lại cho Nam Việt Nam tự vệ lấy, họ buộc phải lọc lựa những người nào được đi vào những chuyến đầu, đồng thời cũng phải xác quyết lời hứa chắc với những người còn ở lại, "nếu việc đó đến" (ngụ ý Nam Việt Nam có thể vẫn còn tồn tại dưới một dạng chính thức khác), mọi người sẽ được đưa đi hết vào phút cuối cùng. Đây là một lời hứa mà họ đã không giữ được. "Tiếng hét hoảng loạn của người di tản trên sóng vô tuyến CIA vào ngày cuối cùng giờ đây vẫn còn lay động lương tâm tôi," Frank Snepp, một nhân viên của Chi Nhánh CIA tại Sài Gòn, đã viết kể lại vài năm sau đó (2).
Trước phút cuối một ngày, từ một chỗ ngồi thuận lợi dưới mái vòm của Caravelle, một trong hai khách sạn sang trọng của thành phố, tôi và các phóng viên khác chứng kiến cảnh hàng người ngày càng dài thêm, đang chờ đợi trong tuyệt vọng tại một điểm rước đi trên nóc của một tòa nhà gần đó. Như môt vở bi kịch câm không lời, trong vòng quay đập nhòe đi của cánh quạt máy bay, chúng tôi chợt dần hiểu rõ ra rằng không thể nào có được nhiều máy bay trực thăng Mỹ hơn nữa. Tại Tòa Đại Sứ Mỹ, sự tuyệt vọng như thể chết lặng đi. Đám đông khóc lóc bao vây nơi này, cầu xin cho nhập cảnh, trong lúc thủy quân lục chiến cố kéo vào một người có trọng quyền - một khuôn mặt trắng bệch cầu cứu - và đẩy ra khỏi những người không được chọn.
Ngày hôm sau, đoàn xe tăng tiến vào trước, chiếc nào chiếc nấy nòng súng chĩa dài ra như cái mũi của Pinocchio, hướng đến trung tâm của thành phố và dinh Tổng Thống. Chiến tranh thì có cái gì là quy củ và có một số chiếc bị lạc đường. Chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc tăng quay đầu lui lại, bánh xích của nó rít lên ghê tai, sau đó tiến vào một bệnh viện Việt Pháp cũ, một nơi khó có vẻ gì là một mục tiêu quân sự được. Nhưng rồi đoàn tăng cũng tập hợp đủ tại các cổng dinh và sau đó băng qua cổng, chiếc di đầu mang theo một James Fenton vừa có vẻ hân hoan vừa bồn chồn, ông ta là một thi sĩ cũng là một ký giả, người có thể được xem như là thông tín viên cuối cùng của tờ Washington Post còn ở lại Sài Gòn. Khi đoàn quân mới tiến vào thì những người lính cũ tản mác đi dần, có khi họ phất tay với vẻ thất vọng cay đắng lần chót. Chúng tôi thấy có một đơn vị binh lính cố tình bắn ra tất cả các trái hỏa châu tín hiệu theo đội hình các màu xanh lá cây, đỏ, trắng, rồi lại xanh lá cây trước khi giải tán.
Những người lính mới, mà người ta đã sớm nhận ra cách gọi họ bằng chữ “bo doi” ("người lính đi bộ"), mặc một thứ đồng phục màu xanh lá cây trơn hơi mềm và đội mũ giống như mũ bảo hiểm cũ. Họ trông có vẻ nhẹ nhõm: chiến tranh đã kết thúc, họ đã không chết, và đã góp một phần làm nên chiến thắng vĩ đại. Vài ngày sau có một cuộc diễu binh để rồi sau đó nhiều người trong số họ rời bỏ Sài Gòn. Những người ở lại có vẻ lễ độ nhã nhặn và gần như có cái gì đó ngập ngừng do dự. Họ cho rằng hễ cứ người ngoại quốc da trắng thì là người Nga. Một số có vẻ như được mở mắt trước sự thịnh vượng của Sài Gòn, họ bị cuốn hút bởi đồng hồ -vốn chỉ các cấp tá quân đội Bắc Việt mới có được- và thích nhất là các đồng hồ có hiển thị ngày tháng. Họ gọi chúng là những "đồng hồ có cửa sổ". Nếu đi đôi, họ nắm tay nhau với một ánh nhìn tò mò cảm xúc. Nhưng họ cũng đã chứng tỏ đã được huấn luyện kỹ. Khi một vài tay súng còn kháng cự bắn vào một đơn vị quân đội Bắc Việt gần công viên giữa dinh Tổng Thống và nhà thờ gạch đỏ của Sài Gòn [nhà thờ Đức Bà], các phóng viên đã nhìn thấy một sự sắp xếp lại đội ngũ gần như tức thì. Những người lính một phút trước đó còn cười nói, hút thuốc… liền nằm sấp xuống vừa thận trọng bắn lại vừa tổ chức đội ngũ tiến gần đến những kẻ tấn công. Điều đó nhắc ta nhớ tới một thời chiến tranh du kích đảm nhiệm phần lớn và đó cũng là lực lượng chủ lực lực dài ngày. Bắc Việt đổ vào Sài Gòn mọi thứ mà một quân đội hiện đại muốn có. Họ có dồi dào lượng xe bọc thép và pháo binh - tất cả mọi thứ ngoại trừ không lực. Trong khi đó Nam Việt Nam đã hầu như đã chẳng để lại tí không lực nào.
Việt Nam là một đấu trường quân sự, chính trị và đạo đức trong nhiều năm qua. Cuộc chiến đã choán quá nhiều trong tâm khảm của mọi người đến nỗi đôi khi ta có thể nói tất cả những gì không đúng với thế giới thì lại thành đúng ở đây. Vì vậy, nhiều điều quan trọng sẽ phải được phân định ở nơi này: bên nào sẽ ưu thắng trong mối tương tranh quốc tế giữa cộng sản và không cộng sản; liệu các quốc gia phương Tây có tiếp tục thống trị các nước cựu thuộc địa; liệu các nước nhỏ có thể trỗi dậy thành nước mạnh; liệu du kích chiến có đánh bại quân đội hiện đại. Và cũng vậy, liệu một phong trào quần chúng - phong trào phản chiến ở ngay trong lòng của chính quốc gia gây chiến- có thể xoay chuyển các chính sách của một cường quốc hay không? Những câu hỏi đơn giản khái quát đó nay vẫn khó giải đáp dù chúng cũng đã từng được đặt ra vào ngày Sài Gòn sụp đổ.
Thực tế rõ ràng là cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là một sai lầm và tội lỗi - bởi vì nó đã đảm trách một cách hời hợt, theo đuổi một cách hung hăng và rồi bỏ rơi một cách phản bội phũ phàng – Đó là những nét hiện rõ của cuộc chiến này.
Chuyện miền Nam Việt Nam sụp đổ đã vấy tiếng là một biên niên sử của một thất bại được báo trước. Richard Nixon và Henry Kissinger biết cuộc chiến đã hết đường nên đồng tình rút quân theo Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973. Họ biết điều đó có nghĩa là miền Bắc sẽ giành chiến thắng, nhưng họ muốn thế, theo như lời của Kissinger: một "khoảng lặng vừa đủ" (nguyên văn: “decent interval” (2)) độn vào giữa đủ cho họ rút lui rồi miền Nam Việt Nam mới thua trận. Dù có vẻ đôi lúc họ nuôi ý tưởng rằng nếu được giúp đỡ Nam Việt Nam có lẽ vẫn đứng vững được, nhưng thực ra điều đó có nghĩa là họ mong Nam Việt Nam vẫn chiến đấu tiếp sau khi không còn binh lính Mỹ bên cạnh để nước Mỹ sẽ không đến nỗi quá tệ trong con mắt của quốc tế. Mưu đồ đen tối này trộn lẫn vào tương lai chính trị đang trôi tuột của Nixon, cùng với sự mở rộng chiến tranh của Nixon sang Campuchia đã làm dấy lên làn sóng phản đối rộng rãi, rồi cú sốc giá dầu năm 1973 đã gây thiệt hại, rồi cái giá phải trả quá lớn cho chiến tranh [Việt Nam] đã như chạm vào chỗ hiểm trong tình thế lạm phát tăng cao…tuy nhiên tất cả những điều này cũng không tác động mạnh cho bằng vụ bê bối Watergate bắt đầu hé lộ ra. Quốc hội như bừng tỉnh và nổi loạn bắt đầu xét nét mọi thứ đặc biệt là về chiến tranh, đã đơn phương áp đặt những cắt giảm liên tiếp những khoản viện trợ quân sự cho Sài Gòn như đã hứa.
Như một sự an bài không hiểu nổi, về phía Nam Việt Nam, cấp số đạn dược, lượng các phi vụ và các phụ tùng cũng như quân trang quân dụng cứ bị cắt giảm từng tháng. Vào cuối tháng Tám năm 1974, Thiếu Tướng John E Murray người có trọng trách giữ nguồn cung cấp cần thiết cho quân đội Nam Việt Nam duy trì chiến đấu, đã viết thẳng ra rằng "nếu không còn nguồn hỗ trợ đích thực, QLVNCH (Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) sẽ thua, nếu không tuần tới, tháng tới, thì sẽ là vào năm tới". Trong khi vấn đề kỹ thuật, quân sự với cuộc chiến này khá đơn giản. Nam Việt Nam là một đất nước với đặc điểm thiên nhiên dài và hẹp, do đó lúc nào cũng bị đối phương tấn công từ mạn sườn. Do buộc phải tự vệ ở mọi nơi mọi điểm, nên họ không thể chống đỡ mà không ứng biến linh hoạt nếu không có hỏa lực được cung cấp bởi viện trợ Mỹ. Nhưng bầu sữa viện trợ mà nay đã bị tắt.
Tổng Thống Thiệu, người vốn đã chẳng được mấy hậu thuẫn, trong tình hình này thậm chí còn ít được ủng hộ hơn. Kinh tế miền Nam cứ sa sút dần, trong khi ông lại bị mất đi sự hỗ trợ thậm chí của các thế lực Công giáo mà là bình thường luôn hậu thuẫn ông, còn phía Phật giáo ngày càng lánh xa ra hơn, đó là những người ôn hòa và Trung Lập trong cái gọi là "lực lượng thứ ba".
Nhưng nếu Nam Việt đang ở trong một tình trạng bấp bênh, thì Bắc Việt cũng có những âu lo sâu xa của riêng họ. Dù đảng và chính phủ [miền Bắc] lúc nào cũng đóng một vai diễn sặc mùi tuyên truyền rằng họ tin chắc chiến thắng sẽ đến và thống nhất được đất nước, nhưng trong thâm tâm họ lại không chắc như vậy. Họ cũng gặp vấn đề về nguồn viện trợ phụ tùng, vũ khí và quân nhu khi Nga và Trung Quốc cũng đã cắt giảm nguồn cung cấp sau Hiệp định Hòa bình Paris. Và, giống hệt như Nam Việt Nam, họ rất lo về độ tin cậy và động cơ của các đồng minh của họ. Như George J Veith đã viết trong một cuốn sách lịch sử quân sự của ông về những năm cuối cùng của cuộc chiến -“Tháng Tư Đen”, rằng Hà Nội đã cảm thấy rằng họ chỉ có "một cơ hội quá mong manh để giành chiến thắng".
Một kế hoạch [của miền Bắc] đã hình thành cho một chiến-dịch-hai-năm dự trù sẽ mang lại chiến thắng vào năm 1976. Tuy nhiên, những cuộc triệt thoái bỏ trống trận địa ở Tây Nguyên [của miền Nam] đã quá thuận lợi khiến họ đã dẹp bỏ ý định ban đầu, vào năm 1975. Mọi việc đã đi đến kết thúc trong vòng có hai tháng. Chiến thuật sai lầm của ông Thiệu (3) và thuộc cấp đã gây ra bao điều tồi tệ, nhưng miền Nam bại trận quá sớm chủ yếu vẫn do thiếu nguồn dự trữ và bị cắt giảm hỏa lực.
Rồi quân Bắc Việt tiến gần về Sài Gòn. Ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và những nơi khác nữa đã xảy ra những cảnh hoảng loạn và rối loạn khủng khiếp, dù nhiều trường hợp bất tuân thượng lệnh và đào ngũ, nhưng vẫn có nhiều đội quân còn chiến đấu dũng cảm và nhiều gương anh hùng, vị quốc vong thân. Nhưng Nam Việt Nam, hoặc là một "con thực thể bù nhìn", hay một quốc gia thực sự, hoặc là bất cứ điều gì đi nữa, đã biến mất trong làn khói tan của chiến trận. Cả thế giới vô cùng kinh ngạc.
Các phóng viên báo chí quyết định ở lại Sài Gòn là chủ yếu là người Pháp và Nhật Bản, cộng với một vài người Anh và ước chừng một hoặc hai người Mỹ giả vờ làm người Canada. Dù không chắc gì không gặp nguy hiểm, nhưng trong vai trò nhà báo chúng tôi mới tường trình cuộc chiến được dễ dàng hơn. Chúng tôi dễ được ưu tiên chở đi khắp nơi bằng máy bay Mỹ và máy bay trực thăng, được lo chỗ ăn, chỗ ở và được lính Mỹ cũng như (ở mức độ thấp hơn) binh sĩ Nam Việt Nam bảo vệ. Bạn có thể tới mép rìa của cuộc chiến ở phía bắc, gần một nơi có tên mỉa mai là “Khu Phi Quân Sự” rồi trở lại Sài Gòn tắm mát dưới vòi sen và uống trà vào buổi chiều…
Bây giờ đột nhiên chúng tôi thấy mình trong một tình trạng lửng lơ. Nguyên một hệ thống hỗ trợ sống còn cho chúng tôi với những phi công, những người bảo trợ, các nhân viên phân tích tin người Mỹ, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Úc bỗng biến đâu mất. Nhiều mối liên hệ người Việt đã bỏ đi hoặc ẩn mặt. Các luật sư của chúng tôi, người trợ lý, tài xế và người thông dịch cũng thế (trong số đó cũng có một số người hóa ra lại là đặc công cộng sản thì họ vẫn còn đó, nhưng lúc bấy giờ họ lộ diện ra ngay, nghĩ cũng phải thôi)
Bắc Việt cũng có một ít nhân viên nói thạo tiếng Anh –và Pháp- lắm lúc thật cần nhưng rất hiếm. Có một tình thế cần thiết như vậy, ngay sau khi thành phố thất thủ, đó là lúc một đơn vị làm phim của quân đội Bắc Việt xông vào văn phòng của CBS và yêu cầu thực hiện cho họ một cảnh quay trận đánh cuối cùng tại Cầu Tân Cảng ngay bên ngoài thành phố. Họ vã mồ hôi và giận dữ, dường như họ đã đến cây cầu quá muộn để có được những thước phim riêng cho họ, vì vậy họ muốn thu đoạt hết những gì đoàn làm phim truyền hình Mỹ đã quay. Tôi đã chứng kiến cuộc đối đầu đó và xung phong bước ra gặp một đại tá Bắc Việt ôn hòa hơn mà chúng tôi đã có gặp trước rồi. Ông ta làm dịu tình hình và ra lệnh cho đồng bào ông bỏ đi. Trưởng văn phòng nhẹ nhõm và mời ông uống chút gì. Ông nhã nhặn từ chối một cách duyên dáng và nói thêm, với nụ cười gượng: "Để sau nhé, chúng ta sẽ còn nhiều thời gian vui vẻ". Có lẽ chẳng ngạc nhiên gì là chúng tôi chẳng còn gặp ông ta để mà vui vẻ, và vội cuốn đi bỏ lại đó các vật dụng chả đáng gì.
Giờ đây cũng chẳng thể nộp các báo cáo vì bưu điện đã đóng cửa và tất cả các đường điện thoại, điện tín đã không còn. Khi nào được chúng tôi sẽ gửi hàng loạt bản sao tường trình về những ngày cuối cùng mà hiện lúc này không thể gởi được. Sau đó, chúng tôi chẳng biết làm gì nữa? Chẳng còn được làm những gì trước đây vốn là việc thường lệ như viết lách chỉ trích chính sách của Mỹ và chính phủ Nam Việt Nam và quân đội. Tất cả đã hết, và những lời chỉ trích của chúng tôi giờ chẳng còn quan trọng như đó đã từng. Một số người trong chúng tôi lại có cách làm việc điền thế vào thói quen nghề nghiệp lạ lùng là tìm đến những nơi chốn, những tòa nhà một thời từng giữ vai trò quan trọng và viết bài "Hồi đó và Bây giờ".
Một nhóm chúng tôi lái xe dọc theo Quốc Lộ 13 hướng về An Lộc, một thị trấn ở phía bắc Sài Gòn từng bị bao vây trong cuộc tổng tấn công năm 1972. Khi chạy xe xuống một bên làn đường quê, trước mắt chúng tôi bày ra một cảnh tượng lạ lùng trông như toàn bộ sản phẩm của một công ty sản xuất giày trận bỗng nằm gọn hết trên mặt đường nhựa, như thể chủ của chúng đã bất ngờ thăng hết lên trời vậy. Quân phục Việt Nam vương vãi trên bờ mương mỗi bên đường. Ở những nơi khác cũng có những cảnh tượng tương tự. Nghe nói là do quân đội Bắc Việt đã ra lệnh cho các đơn vị đầu hàng cởi bỏ ra.
Những gì nhìn thấy qua chuyến đi thực địa này quả là mỉa mai lộ liễu. An Lộc đã từng là một chiến thắng của Nam Việt Nam, đã chiến đấu kiên cường với các binh chủng nhảy dù và thiết giáp, và giải quyết trận địa với không lực Mỹ: hầu hết các phi vụ B-52 của Mỹ ở Đông Nam Á đã được gọi đến để dập tắt những kẻ tấn công Bắc Việt. Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã so đọ với quá khứ, bởi vì những gì bày ra ở hiện tại quả là không hiểu nổi.
Chúng tôi gọi một thức uống có nước đá ở một quán gần một trại lính bỏ trống và tìm kiếm xem văn phòng cố vấn Mỹ ở đâu, nhưng không tìm thấy và đành chuẩn bị lên đường, băng qua các dãy nhà nơi vùng quê rậm rạp về lại Sài Gòn.
Trên đường đi An Lộc, chúng tôi có đi ngang qua Đại sứ quán Anh, và tôi nhận thấy một đội lính canh gác đã hạ lá quốc kỳ Anh xuống và dùng nó làm một tấm bạt để che nắng. Nghẹn ngào - và ngạc nhiên - một cơn giận dữ đột ngột thôi thúc, tôi bước ra khỏi xe, sải bước qua họ, và nhấn mạnh rằng họ nên trả nó trở lại vào cột cờ. Giả như tôi là người Nga hoặc Đông Đức và tưởng tượng tôi có tí quyền, ít nhất tôi cũng gấp lại nó lại.
"Cái gì vậy?" Tôi chợt tự hỏi. Những người lính đã không có ý xúc phạm. Nói cho cùng, nó chỉ là một mảnh vải. Nhưng sự thật là tất cả chúng ta, trong một mức độ nào đó hay vì một cái gì khác đi nữa, vẫn còn đọng lại trong tâm khảm cuộc chiến vừa qua và vẫn còn thấm nhuần một ý thức về quyền tối thượng ở phương Tây nên sự kiện này đã biểu hiện trái ngược tinh thần đó và gây cảm xúc quá mạnh. Quả là như vậy, mặc dù một vài trong chúng tôi đã từng ủng hộ mạnh mẽ chiến tranh. Trước khi Saigon thất thủ, Philip Caputo, một nhà báo Mỹ -người đã từng là một sĩ quan thủy quân lục chiến tại Việt Nam và đã viết một cuốn sách tuyệt vời về những trải nghiệm của mình- đã mạnh miệng tự hỏi liệu những gì đang xảy ra có na ná như việc đoàn quân lê dương rút ra khỏi vòng ngoài của đế chế La Mã hay không. Liệu thế lực phương Tây chúng ta trải khắp thế giới, mà Mỹ là một hiện thân cuối cùng, có phải sắp kết thúc? Một cái gì đó đã bị hạ bệ và cái khác - không phải thuộc về "chúng ta" – sẽ điền thế? Phác họa ra 2 hình ảnh song song như thế thì sáo mòn khiên cưỡng - một thứ tự huyễn lãng mạn có vẻ khó chịu khi ngoái nhìn lại quá khứ. Người Việt, Bắc và Nam, đang trong khoảnh khắc lịch sử đặc biệt của họ, còn chúng tôi thì ngồi vòng ngoài và trưng dẫn Edward Gibbon (4)
Dĩ nhiên chúng tôi cũng vẫn cố tường thuật những gì đang diễn ra ở Việt Nam mới sang trang. Có điều gì đó ở ngay trước mắt chúng tôi, ngay nơi khách sạn mà chúng tôi đang ở, như là các viên chức nhiều ngành khác nhau được triệu tập đến trong một cuộc họp về “cải tạo”. Hoc Tap, đúng nó đã được gọi thế, rốt cuộc, đã lý đến tất cả mọi người. Cựu sĩ quan được gọi vào lớp này tới lớp khác. Ít nhất có một thời gian đã có một chính phủ miền Nam khác nữa thì phải? Vậy vai trò của chính phủ cách mạng lâm thời đó nay thế nào, vốn chỉ hiện hữu như là 1 công cụ tuyên truyền trong thời chiến? Chẳng chóng thì chầy tất cả đều sẽ có câu trả lời, nhưng thời giờ của chúng tôi quá ít ỏi trong khi chính quyền mới làm việc gì cũng chẳng rõ ràng do đó chúng tôi chỉ có khái niệm lờ mờ về những gì đang xảy ra.
Một thoáng cảm thấy rằng chúng tôi - hay đúng hơn là các nước chúng tôi đại diện - đã bị hạ thấp dù vẫn nhìn nhận rằng đó là một cách trả đũa xứng đáng. Cảm giác đó càng rõ thêm bởi thực tế chúng tôi là những nhà báo chứ đâu phải tù binh hay gián điệp. Chúng tôi chẳng thể tự mình quyết định gì dù muốn đi hay ở lại Việt Nam. "Họ" sẽ quyết định hết. Chúng tôi phục họ cũng như tính kỷ luật của họ - về những gì chúng tôi nghĩ là thuần khiết cách mạng nơi họ - nhưng thái độ cứng nhắc của họ đã làm chúng tôi cảm nhận ngược lại. Ở đây không hề có một sự gì gọi là hòa giải dân tộc ngay cả một thỏa hiệp nhỏ đi nữa. Nhà báo người Ý Tiziano Terzani đã đặt cảm nghĩ đó trang trọng trong cuốn sách của ông: “Giai Phong!” (Liberation!): Ông thấy cả "một sự ngưỡng mộ lớn lao và một nỗi sợ hãi không diễn tả được" rằng phe cách mạng đã tiến sát đến "ngưỡng của vô nhân đạo".
Có lúc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm như thể bị tẩy chay. Hầu như cả nhóm vài phóng viên Anh ẩn náu cả ngày trong một căn biệt thự rộng rãi thuộc một ngân hàng Anh. Vị đại diện còn ở lại của ngân hàng, một công dân Ấn Độ, vui vẻ cho chúng tôi mượn ở tạm bởi vì ông nghĩ sự hiện diện của chúng tôi sẽ ngăn nó khỏi bị chiếm dụng. Ở đó có một con chó tốt giống, vóc to lớn, nó tỏ vẻ hớn hở khi gặp mọi người, như loài chó này vốn vậy. Một buổi tối nọ, một nhân viên tuần tra Bắc Việt đến, hỏi lịch sự mấy câu lý do tại sao chúng tôi hiện diện nơi đây, nhưng lại nhìn chằm chằm con chó. "Con này mà làm thịt ăn thì ngon lắm đây", cuối cùng một trong số họ đã buông một câu như vậy vừa lấy tay xoa xoa lên bụng. Sau khi họ bỏ đi, chúng tôi tức tối nói với nhau: "Lũ con hoang này muốn ăn thịt con chó của bọn mình". Chẳng bao lâu sau, những người Anh chúng tôi cùng với hơn 100 nhà báo vốn đã ở lại từ trước, đã bị lịch sự đưa vào một máy bay chở khách Antonov của Nga để tống ra khỏi đất nước Việt Nam bay sang Vientiane, Lào. Trước khi đi, chúng tôi đã cố sắp xếp để bảo vệ con chó "của chúng tôi", dù trong lòng chẳng mấy tin điều gì tốt đẹp nơi họ.
Trở về Washington, Gloria Emerson của tờ New York Times, có lẽ là người chống chiến tranh nhiệt tình nhất trong số những phóng viên người Mỹ, đã viết ra những mừng vui phấn khởi quá đáng, đốt xì gà và tự chúc mừng đối với chiến dịch Mayaguez tại Nhà Trắng, và còn cường điệu rằng những gì nó mang lại đã làm tăng uy tín của chính phủ. Mayaguez vốn là một tàu chở hàng của Mỹ mà thủy thủ đoàn đã bị Khmer Đỏ giữ lại không cho đến Campuchia vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ. Mỹ đã gửi thủy quân lục chiến đến để giải cứu thủy thủ đoàn, nhưng hóa ra hầu như chẳng ai gặp phải bất kỳ nguy hiểm nào hết. Thế rồi thật là lố bịch, sau đó chẳng hiểu sao chiến dịch ấy lại được thổi phồng lên như một trưng dẫn đối nghịch để biện minh cho sự nhục nhã 30 tháng Tư tại Việt Nam và sự sụp đổ của Pnomh Penh trước đó. Thực ra đó là một công vụ ngớ ngẩn và thất bại trong đó người Mỹ đã tổn thất rất nhiều nhân mạng khi tấn công quân Khmer Đỏ - họ đã lường trước tình hình - và thực tế họ đã chuẩn bị để bảo toàn lãnh thổ chống lại các quan thầy mới từ Nam Việt Nam. Thiếu tin tức tình báo, lãng phí hỏa lực và phạm sai lầm chết người, thiết tưởng đã quá đủ để nói rằng cuộc chiến vừa kết thúc kia là cả một Sai Lầm.
Vụ Mayaguez là một chỉ dấu trước hết cho thấy rằng có thể lấy nước Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng không thể lấy Việt Nam ra khỏi Hoa Kỳ. Trong những thập kỷ tiếp đó, Mỹ không hề ngừng chiến tranh mà vẫn tiếp tục, theo nghĩa dễ thấy nhất, bằng cách cấm vận hiểm nghèo một Việt-Nam-mới về kinh tế và chính trị. Chính sách đó về sau càng thêm cực kỳ quái gở bằng cách hậu thuẫn hữu hiệu cho tàn dư chế độ Khmer Đỏ tiếp tục chống lại chính quyền bù nhìn thân Việt Nam ở Pnomh Penh. Hiện nay 2 nước [Việt Nam và Cambodia] giảo hảo rất tốt như Hồ Chí Minh đã hy vọng thế vào năm 1945, khi Hồ khẩn nài Mỹ giúp dành độc lập từ tay Pháp mà Mỹ đã không đếm xỉa gì tới.
Nhưng nếu cuối cùng Mỹ có ngưng trừng phạt chính Việt Nam đi nữa thì chiến tranh vẫn diễn ra theo những cách khác. Kể từ đó [chiến tranh Việt nam] tất cả những gì Mỹ đã làm ở những nơi khác trên thế giới đều bị liên đới đến một áp lực bức bách phải nỗ lực tái khẳng định sức mạnh quân sự của chính họ. Đó là nỗi sợ về một Việt Nam khác, một sa lầy khác, một thất bại khác. Vì là một bức bách cho nên họ không ngừng tìm kiếm những nơi khác, sao cho một cái gì đó giống như Việt Nam để được ra tay một lần nữa, nhưng lần này thì phải xuôi thuận và chiến thắng. Mỹ nhiều lần đã mưu cầu một chiến thắng bù như thế, gần đây nhất là ở Afghanistan và Iraq. Việt Nam cũng giống như bóng ma của Hamlet, cứ lảng vảng ám ảnh. Trên bình diện cốt yếu nhất, chiến tranh luôn đồng hành với Mỹ, vì chiến tranh như thể là một phép thử cho người Mỹ thấy thế nào là nước Mỹ.
Các sĩ quan hiện dịch trẻ (5) từng phụng sự ở Việt Nam trở về đã quyết tâm tạo nên một đội quân mới. Nó phải là một lực lượng chuyên nghiệp, tình nguyện, và do đó ít chịu áp lực của công chúng về thương vong. Nó phải thủ đắc công nghệ thay cho “boots on the ground” (6). Còn nếu đã có “boots on the ground” rồi, quân đội mới còn cần được trang bị thêm kỹ năng chống du kích chiến vốn đã bị thiếu hồi chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng, nó sẽ không tham chiến mà không được bảo đảm rằng sẽ không bị hạn chế quyền tận dụng hết các nguồn lực - những hạn chế đó, theo quan điểm của nhiều người lính, đã biển lận kết cục chiến thắng của quân Mỹ ở Việt Nam. Nhưng tất cả cũng chỉ là vô vọng. Quần chúng Mỹ đã chứng minh là họ hầu như nhạy cảm với những cái chết dù là của quân tình nguyện hay với lính quân dịch. Công nghệ mới đã sanh ra nhiều vấn đề mà nó phải tháo gỡ. Chiến lược chống du kích chiến vẫn tỏ ra không hiệu quả. Và việc sử dụng vũ lực cần được bảo đảm sẽ không bị hạn chế thì hoàn toàn không thể được, bởi chính phủ không có quyền đó.
Có ít nhất ba cuộc chiến tranh Việt Nam khác đã đua nhau thu hút sự chú ý của người Mỹ, và đua nhau lấp đầy các kệ sách vốn đã nặng về chủ đề các mối tương tranh.
Thứ nhất, Mỹ có tất cả trừ chiến thắng, cuối cùng đành vứt bỏ chiến thắng trong tầm tay vì thiếu quyết đoán, vì bị các phương tiện truyền thông tự do phản đối và vì sự xuẩn ngốc của Quốc Hội.
Thứ nhì, nó đã giành chiến thắng, bởi nó nhắm tới cả Trung Quốc và Nga để ngăn ngừa một hiệu ứng domino xô đổ các nước Đông Nam Á khác ngã vào vòng cộng sản và chiến thắng đó đã đạt được thực sự.
Thứ ba, sứ mệnh [tham chiến tại Việt Nam] đã được thực thi trong hăm hở nhưng hiểu biết không hoàn bị, tưởng rằng thiết lập một Việt Nam có một vị thế tương đương như Nam Hàn sẽ là tương đối dễ dàng, nhưng rồi sau đó lại chuệch choạng để mất kiểm soát.
Vậy cuộc chiến nào đã thực sự xảy ra? Cuộc chiến "trung thành với chúng ta vẫn còn", lời Tổng Thống George HW Bush phát biểu năm 1988, nhưng "rõ ràng là đã đến điểm dừng bởi những đạo luật hạn định. Bài học cuối cùng là chẳng có quốc gia nào dù hùng mạnh đến mấy mà không bị ký ức của nhân loại soi xét"
Nếu có một lời nhắc nhở mộc mạc như thế nào là chiến tranh một ngày kia đã chạm đến gần hết các mái gia đình người Mỹ thì đó là Buffy. Buffy là những con voi làm bằng gốm cao khoảng hai feet rưỡi, có đỉnh bằng phẳng mà bạn có thể đặt một ly nước hoặc một chậu kiểng nhỏ trên đó. Nó có mặt trên khắp nước Mỹ như một chứng tích thầm lặng rằng đã có một thế hệ nam thanh niên đã ra đi mãi mãi khi tham chiến ở Việt Nam. Được làm tại Việt Nam với số lượng lớn và được chở về ở mức vài ngàn một ngày vào lúc cao điểm của cuộc tương tranh. Hugh Mulligan của hãng AP (Associated Press) đã viết [về Buffy] vào năm 1983: "Chúng được đặt nghiêm trang một cách khôi hài trên hành lang của West Point" (7) và "sát dọc với các hồ bơi sân sau của vùng ngoại ô hẻo lánh". Chúng có giá chừng vài đô la một cái và thêm ít nữa để giao tới tận nhà luôn nhờ vào sự trợ cấp của Bưu điện Quân đội Mỹ.
Tên của nó, xuất phát từ những chữ viết tắt của "Bloody Useless Fucking Elephant", do một sĩ quan hậu cần đã phải khó khăn khi tìm chỗ cho chúng trong khi những chỗ trong khoang tải hàng hóa bằng phi cơ của ông vốn đã eo hẹp nay lại bị các món quà lưu niệm gở cuồng này ngốn hết.
Hầu hết các Buffy có màu sắc lòe loẹt. Nguyên thủy, chúng được sản xuất tại một nơi có tên gọi là Lái Thiêu, ở mạn bắc Sài Gòn, là một quần thể những vùng dất nhỏ thơ mộng có nhiều đền chùa nghệ thuật được biểu hiện nhiều với 2 màu xanh dương và xanh lá cây dịu nhẹ. Hiện nay, như Linh Anh Moreau - con gái của Ron Moreau, một phóng viên xuất sắc của tờ Newsweek ở Việt Nam - đã viết trong một blogpost 2012 rằng Lái Thiêu thời cũ là đã hết rồi: "Hầu hết các nghệ nhân người Việt gốc Hoa cũ nay đã chết hoặc đã bỏ trốn khỏi xứ, và bí mật nghề nghiệp của nghệ thuật đó cũng đi theo họ. Những trai trẻ mới học nghề, thì hầu hết đã được gọi vào quân đội miền Nam Việt Nam, hoặc gia nhập quân Việt Cộng, hoặc bị cưỡng bức hoặc tự ý chọn". Vì vậy, câu chuyện của các “Buffies”, ngay ở cái nhìn thoáng qua ban đầu từ một khía cạnh nhẹ nhất đi nữa, trong thực tế, cũng đã là một câu chuyện khơi dẫn sự thất bại và tổn hại rồi.
Còn cái nhìn của Gloria Emerson thì không hề nhẹ. "Mỗi mùa đông đi bộ trên đường phố của các thành phố khác nhau của Mỹ," bà viết trong cuốn sách của mình về cuộc chiến, về bên thắng và bên thua, "Tôi đã từng nhìn vào những người đàn ông trẻ tuổi trong áo khoác quân đội loại tồn kho, một số có các miếng vá mang dòng chữ mà tôi đã biết quá rõ: the Americal, Screaming Eagle, Tropic Lightning… Có một lúc lâu tôi không chịu nổi những cái áo jacket đó vì luôn luôn thấy một mối nghi trong lòng: phải chăng các áo này đã được cởi ra khỏi các xác chết của lính Mỹ ở Việt Nam, tân trang lại, rồi ép hồ cho cứng và bán ra như là những hàng tồn kho?"
Tội lỗi của những người đã tham gia cuộc chiến tranh nay được kết hợp với tội lỗi của những người ở nhà. Trong một đoạn xưng tội nổi tiếng, James Fallows đã viết ông và các bạn học Harvard đã giả vờ bệnh tật như thế nào để trốn quân dịch. Khi những nam sinh Harvard rời phòng thi, họ nhìn thấy "các chàng trai đến từ Chelsea, tóc đen, dày, những người vô sản da trắng của Boston ... Họ lần lượt đi qua các luồng kiểm tra như thể đàn gia súc bị lựa ra để giết thịt ... Trong khi có lẽ bốn trong năm trong số bạn bè của tôi từ Harvard đã được hoãn dịch, thì ngược lại, các chàng trai Chelsea thì không. Chúng tôi trở về Cambridge chiều hôm đó ... Buổi nói chuyện quả là có nâng cao tinh thần, nhưng lúc ấy có một cái gì đó hiện rõ ra rất thực mà không ai trong số chúng tôi muốn đề cập đến. Giờ thì chúng tôi đã biết ai còn ai mất".
Đi dạo trong thảo cầm viên một lần nữa ngay trước khi Sài Gòn thất thủ, Peter Kann của tờ Wall Street Journal và tôi đã được một cậu bé khoảng 13 bắt chuyện, cậu ta rút từ trong túi ra một vật lạ. Đó là một mô hình nhỏ của một máy bay trực thăng quân sự Mỹ được làm từ những thứ vật liệu phế thải – như một miếng thùng trong suốt dùng đựng bút bi, những mảnh của vỏ lon bia và những thứ khác đại loại như vậy. Trong chiếc túi kia còn có nhiều thứ khác. Cậu đã rất khéo léo khi giải thích, bằng một thứ tiếng Anh khá đúng, cậu đã làm chúng như thế nào, và đã thành công khi chúng tôi đã mua hai món. Đặc biệt đối với tờ Wall Street Journal, đây là một ví dụ điển hình về tài kinh doanh buôn bán – một thứ tài năng không hề được nước Việt Nam mới đồng tình. Tôi thấy mắt mình cay cay khi cảm động nhìn cậu bé xếp gọn những tờ bạc, và tôi biết Kann cũng như tôi. Chúng tôi chẳng có lý do gì để nghĩ một tương lai không sáng lạn sẽ đến với cậu bé, nhưng tôi nhớ ngay lúc đó trong tâm mình đã nghĩ Việt Nam đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh quá khủng khiếp, cho nên một hành trình khốn khó cho đất nước này đang chờ đón phía trước là không sao tránh khỏi- nói một cách khác, tất cả do Mỹ gây ra. Những tang thương mất mát đã qua như báo biểu rằng sắp tới sẽ còn nhiều nữa khi giờ khắc cáo chung của Sài Gòn bắt đầu điểm.
Saigon April 28, 2015
Lê Tùng Châu dịch
Chú Thích: Toàn bài, Martin Woollacott không có 1 chú thích nào. Các chú thích dưới đây bởi người dịch.
1- Có lẽ Martin Woollacott viết nhầm, phải là ngày 1/5/1975 mới đúng.
Hình trên: Frank Snepp (phải) và Hồi Ký “Decent Interval”
2- “Decent Interval” cũng là tên của thiên Hồi Ký của Frank Snepp (xuất bản 1977) kể về những ngày cuối cùng của Saigon năm 1975. Frank Snepp là nhân viên CIA chi nhánh Saigon và là Trưởng bộ phận phân tích tin của Tòa đại Sứ Mỹ tại Saigon, người ở lại cùng với Đại Sứ Martin cho đến chuyến chót trong chiến dịch cầu không vận bằng trực thăng có tên là Operation Frequent Wind (thực hiện không gián đoạn từ khoảng trưa ngày 29/4/1975 -ngay trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon- cho đến gần 9 giờ sáng ngày 30/4/1975) để đưa người di tản thoát khỏi Saigon trước khi thất thủ)
3- Xin xem:
- Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975?
- Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I? - Tường trình của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
4- Edward Gibbon là một sử gia người Anh với công trình quan trọng nhất: The History of the Decline and Fall of the Roman Empire ("Lịch sử suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã") đã được xuất bản 6 lần trong khoảng 1776 đến 1788.
5- Sĩ quan hiện dịch: thường là những sĩ quan được đào tạo từ một trường võ bị quốc gia (ở Việt Nam: Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ở Mỹ: Trường Võ Bị Quốc Gia West Point) là nơi đào tạo quân nhân chọn đời binh nghiệp vĩnh viễn dù trong thời bình hay thời chiến. Đối lại với "hiện dịch" là "trừ bị" (ở Việt nam có Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức) tức những quân nhân có thể giã từ binh nghiệp trong thời bình để trở về đời sống dân sự (civil)
6- Thuật ngữ "boots on the ground" là từ một quá trình quân sự phong phú. Chắc hẳn nó đã có từ thời sĩ quan người Anh Robert Grainger Ker Thompson trở về trước, đó là một chiến lược gia về du kích chiến của Anh trong nỗ lực chống lại quân Giải phóng Dân tộc Mã Lai thời "Malayan Emergency" 1948-1960 [tức thời chiến tranh du kích kéo dài từ 1948-1960 ở Malaya giữa thực dân Anh và lực lượng Giải phóng Dân tộc Malaya (MNLA - quân du kích của đảng Cộng sản Malaya)]. Thuật ngữ này ("boots on the ground") cũng liên quan đến Hoa Kỳ nhất là Tướng William Westmoreland (1914 – 2005, tướng 4 sao, Tư lệnh MACV - lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam- từ 1964 – 1968) khi Mỹ tham chiến tại Việt Nam, đặc biệt với việc gia tăng lực lượng hùng hậu vào 1965-1968.
7- Trường Võ Bị Quốc Gia Hoa Kỳ
Nguyên Văn:
Forty years on from the fall of Saigon: witnessing the end of the Vietnam war
by Martin Woollacott - The Guardian, Tuesday 21 April 2015
When North Vietnamese troops marched into the capital on 30 April 1975, it marked the most crushing defeat in US military history. Four decades after he reported on these events for the Guardian, Martin Woollacott reflects upon what it meant for the future of both nations
The day after the North Vietnamese took Saigon, the city was woken by triumphal song. During the night the engineers of the victorious army had rigged up loudspeakers, and from about 5am the same tinny liberation melodies were incessantly played. It was 30 April 1975, and sharp early sunlight illuminated Saigon’s largely empty streets, at a time when the city’s frenetic traffic would normally have already begun to buzz. But hardly anybody knew what to do – whether to go to work or not, whether there would be anything to buy in the market, whether there would be petrol, or whether new fighting might break out. It was, of course, not just Saigon’s daily routine that had been utterly disrupted. Its established role as the capital of non-communist Vietnam had vanished overnight, its soldiers had disappeared, and many of its generals, politicians and civil servants were at that moment bobbing up and down on the decks of warships in the South China Sea, with US Navy blankets pulled round their shoulders.
Through all the years of conflict, war had not often touched Saigon, with the exceptions of the occasional rocket attack, some restaurant bombings and the dramatic but limited incursion into the city – indeed, into the grounds of the US embassy itself – during the Tet offensive in 1968. Saigon shuddered, but felt it had escaped the worst. And in fact, as the liberation music echoed down the streets, it had just escaped again. Although few knew it, the North Vietnamese had been prepared to batter the city with heavy artillery and to fight their way in, block by block, if the defence they met had been stronger. Had the last South Vietnamese president, General Duong Van Minh, not ordered the army to lay down its arms, Saigon would have fared very badly indeed. Vietnamese joked that the communists took Saigon “without breaking a light bulb”. That was not true either: casualties were heavy on both sides, but the fighting stopped just short of the city limits. In the centre, there was potentially more to fear from lawlessness and looters. Stewart Dalby of the Financial Times and I were walking along Tu Do, one of Saigon’s main streets, when a hard-looking man with his shirt out over his trousers stood in our way. He touched his waistband to indicate a gun, and then casually lifted Dalby’s expensive camera off his neck. Incidents like that were enough to convince most people that the sooner the communists took full control, the better.
There were, on that first day of the new era, no Americans in the fort-like embassy on Thong Nhat Boulevard, just the detritus of the previous day’s chaotic evacuation and the looting that followed. There was nobody in the ornate little town hall. There were no deputies in the old French opera house where the National Assembly used to meet. And there was no president in the presidential palace. Nguyen Van Thieu had left the country. His immediate successor lasted a week before handing over to Minh. Minh told the first North Vietnamese officers who entered the palace that he was ready to hand over power. “You cannot give up what you do not have,” they replied, and took him away. He had been president for just two days.
Minh’s power was indeed a fantasy, but Saigon had lived on fantasy for weeks. In the city’s botanical gardens, where citizens used to promenade at weekends with their children, you could hear a dozen rumours in as many steps. “The French are coming back in with two divisions,” said one. “The Americans will soon bomb,” said another. “There’s going to be a coalition government,” said a third. As the end approached, the most common sentiment seemed to be “We are all Vietnamese”, pronounced in a manner somewhere between hope and resignation. That was a comforting thought for many, but not for those of rank, or those with close connections to the government or the Americans. They feared vengeance or, at least, that they would be marked for ever by the disgrace of their former allegiance. Some, it seemed to us, had no real reason for such anxieties, but were just caught up in the madness of the moment. “Fear of the Vietcong had made Saigon lose its wits,” wrote one reporter. But they wanted to leave, and many did, on transport aircraft at first, and, at the last moment, on helicopters – the first of the huge diaspora of nearly a million Vietnamese who were to leave the country after 1975.
The US officers managing the evacuation had to make agonising choices. In order not to undermine what was left of the defence of South Vietnam, they had to limit the earlier departures, but they also had to make increasingly firm promises to those who remained that, “if it came to it” (for the idea that South Vietnam might survive in some form was still officially alive), they would all be got out at the last minute. This was a promise they could not keep. “Their cries of panic over CIA radios on the last day still tear at my conscience,” Frank Snepp, one of the agency’s team in Saigon, wrote many years later. The day before the fall, from the vantage point of the roof of the Caravelle, one of the city’s two smart hotels, I and other correspondents watched one queue waiting in increasing despair at a pickup point on the top of a nearby building. A slow, mute tragedy, as the beat of the rotors faded away, and the realisation gradually dawned that there were not going to be any more US helicopters – ever. At the US embassy, the desperation was anything but mute. Wailing crowds besieged the place, pleading for entry, as marines pulled in those who had the right credentials – a white face helped – and pushed out those who did not.
The next day, the tanks came in first, their long-barrelled guns sticking out like Pinocchio’s nose, heading for the centre of the city and the presidential palace. Since war is always a muddle, some got lost. We saw one backing up and turning, its gears grating, and then advancing on the old French hospital, hardly a military objective. But soon enough the tanks were at the palace gates and then through them, the lead tank bearing a jubilant but nervous James Fenton, the poet and journalist who had improbably become the last Washington Post correspondent in Saigon. As the new soldiers came in, the old soldiers faded away, sometimes with a final, bitter flourish. We saw one column deliberately firing off all its signal flares as it marched in formation – green, red, white, green again – before dispersing.
The new soldiers, who we soon learned to call bo doi (“foot soldiers”), wore plain, slightly floppy green uniforms and old-fashioned pith helmets. They looked relieved: the war was over, they had not died, and they had played their part in a great victory. Some days later, there was a parade, after which many left Saigon. Those who stayed were polite, and almost hesitant. They assumed white foreigners were Russians. Some seemed wide-eyed at Saigon’s prosperity, or were fascinated by watches, issued in the North Vietnamese army only to those of the rank of major and above, particularly those showing the date. They called these “watches with windows.” If in pairs, they held hands, a curiously touching sight. But they appeared formidably well trained. When a few diehards opened fire on North Vietnamese troops near the park between the presidential palace and Saigon’s red‑brick cathedral, journalists saw an instantaneous and almost balletic rearrangement. Soldiers who had been lounging and smoking a minute before were suddenly prone and judiciously returning fire, as outflanking squads rapidly closed in on the attackers. It was a reminder that the time when the war had been about under-equipped guerrillas taking on big, conventional forces was long gone. The North Vietnamese rolled into Saigon with everything a modern army could want. They had ample armour and artillery – everything except air power. But by then the South Vietnamese had hardly any air power left either.
* * *
Vietnam had been a political, military, and moral cockpit for years. The war was so much at the centre of everybody’s consciousness that it sometimes seemed as if all that was wrong with the world and all that might be made right in it was here. So many important things would be decided here: which side would prevail in the international contest between communists and non-communists; whether western countries would continue to dominate the ex-colonial world; whether small countries could stand up to big ones; whether guerrillas could defeat modern armies. And also, whether a popular movement – a peace movement in the very heart of the war-making country itself – could turn around the policies of a great power. These questions, simple in outline, remain almost as hard to answer today as they were on the day Saigon fell. The plain fact that the American war in Vietnam was a mistake and a crime – because it was undertaken so lightly, pursued so brutally and abandoned so perfidiously – is about the only plain fact there is.
The story of the collapse of South Vietnam is notoriously a chronicle of a defeat foretold. Richard Nixon and Henry Kissinger, knowing the war was no longer politically sustainable, had agreed to withdraw US troops, as stipulated by the Paris Peace Agreement in 1973. They knew that meant the North would probably win, but wanted, in Kissinger’s words, a “decent interval” between their departure and the likely defeat of South Vietnam. Although it seems they occasionally entertained the idea that South Vietnam, given help, could perhaps survive, what this really meant was that they expected the South Vietnamese to fight on after the American soldiers slipped away, with the result that the US would not look too bad internationally. This insidious design was compounded by the general slippage in Nixon’s political position, with his expansion of the war into Cambodia attracting widespread opposition, the 1973 oil-price shock taking its toll and the huge costs of the war coming home in the shape of rising inflation – and all of this capped by the unfolding Watergate scandal. A disillusioned and mutinous Congress bolted, particularly on the war, imposing cut after cut on the military aid that Saigon had been promised.
Inexorably and, to the South Vietnamese, inexplicably, the number of shells their guns were allowed to fire, the number of missions their aircraft could fly and the spare parts available to keep equipment working diminished month by month. In late August 1974, Major General John E Murray, whose job it was to maintain the supplies the South Vietnamese army needed to function, wrote flatly that “without proper support the RVNAF (Republic of Vietnam Armed Forces) are going lose, maybe not next week, or next month, but after the year they are going to”. As a technical, military problem, the war really was quite simple. South Vietnam was a long, thin country that was, by its geographical nature, permanently outflanked. It had to defend itself at every point, and could not do so without the mobility and firepower that was provided by US aid. But the tap supplying that aid was now being turned off.
President Thieu, who never had much legitimacy, now had even less. The southern economy was falling apart, he had lost the support even of the Catholic parties that were normally with him, and the Buddhists were more and more estranged, as were the moderates and neutralists in the so called “Third Force”. But if the South Vietnamese were in a parlous state, the North Vietnamese had deep anxieties of their own. Although party and government maintained an outward show of absolute confidence that victory and reunification would come, inwardly they were not so sure. They, too, had equipment and ordnance problems, since the Russians and Chinese had also cut supplies after the Paris Peace Agreement. And, just like the South Vietnamese, they worried about the reliability and motives of their allies. As George J Veith wrote in Black April, his military history of the final years of the war, Hanoi felt that it had only “had a small window of opportunity to win”.
The plan was for a two-year campaign that would bring victory in 1976. But the opening moves in the central highlands were so successful that they went for broke in 1975. It was all over within two months. Mistakes of generalship by Thieu and some of his commanders made things worse, but the early defeats were essentially caused by the South’s lack of reserves and reduced firepower. The North Vietnamese then closed in on Saigon. In the central highlands, Hue, Danang and elsewhere, there were terrible scenes of panic and disorder, of disobedience and desertion, but also hard-fought battles and acts of heroism and sacrifice. But South Vietnam – “puppet entity”, real country, or whatever it was – had disappeared in a puff of battle smoke. The world gasped.
* * *
The reporters who had chosen to stay in Saigon were mainly French and Japanese, plus a few British and one or two Americans vaguely pretending to be Canadians. We had reported a war that, while not without its dangers, was in some ways an easy one for journalists. We were ferried around efficiently by US planes and helicopters, and fed, accommodated and protected by US and (to a lesser extent) South Vietnamese soldiers. You could be on the edge of a battle in the north, near the ironically named Demilitarised Zone, in the morning, and back in Saigon having a drink after a shower in the early evening. Now we suddenly found ourselves in limbo. Our life-support system of American pilots and protectors, analysts, Australian embassy military attaches and the like had vanished. Many Vietnamese contacts had left or gone to ground. Our fixers, assistants, drivers and translators had, too. (Some who turned out to have been communist agents did remain, but they had moved up in the world, naturally.)
The North Vietnamese had a few sophisticated English- and French-speaking officers who were sometimes helpful, but that was rare. On one such occasion, just after the fall of the city, a North Vietnamese army film unit burst into the offices of CBS and demanded that the bureau hand over its footage of the last real fight of the war, at Newport Bridge just outside the city. They were sweaty and angry – it seemed they had arrived too late at the bridge to get their own film, so they wanted to grab what the US TV crew had shot. I witnessed the confrontation and shot off to get a suave North Vietnamese colonel we had met earlier. He came, defused the situation and ordered his compatriots to leave. The relieved bureau chief offered him a drink. He gracefully refused, adding, with a slightly crooked smile: “Later on, we will have many happy times.”
Perhaps not surprisingly, we never did. We were left to our own meagre devices. We could not file our reports at first, because the post office was closed and all other telexes and phone lines were down. When we could, we sent reams of copy about the final days that we had been unable to get out at the time. After that, what could we do? We could not do what we had so often done in the past, which was to write critically about US policy and the South Vietnamese government and army. All that was gone, and our criticisms no longer mattered, if they ever had. Some of us tended instead to follow an odd routine, visiting places and buildings that had once been important and writing “then and now” pieces. A group of us drove along Route 13 toward An Loc, a town north of Saigon that had been under siege during the 1972 general offensive. We came across a bizarre sight as we drove down a side lane – what looked like a whole company’s worth of combat boots lined up neatly on the tarmac, as if their owners had been suddenly raised to heaven. South Vietnamese military tunics were scattered in the ditches on each side. There were similar scenes elsewhere. The explanation was that the North Vietnamese troops had ordered surrendering units to shed their gear.
The irony of this sort of sightseeing was obvious. An Loc had been a South Vietnamese victory, hard fought by airborne troopers and rangers, but clinched by US air power: almost every B-52 in south-east Asia was called in to strike the North Vietnamese attackers. We were, in a sense, reporting the past, because the present was too puzzling. We had an iced drink at a stall near an abandoned military camp and looked for where an American adviser’s office had been, but failed to find it and set off through the flat, scrubby countryside back to Saigon. On the way out to An Loc we had passed the British embassy, and I noticed that the squad of soldiers guarding it had taken down the union jack and were using it as an awning to shield themselves from the sun. Choked – and surprised – by a sudden rage, I got out of the car, marched over to them, and insisted they put it back on its staff. Taking me for a Russian or East German and imagining I had some kind of authority, they at least folded it up.
“What was that about?” I asked myself. The soldiers had meant no insult. It was just a piece of cloth, after all. But the truth was that we were all, to one degree or another, still mentally in the old war, and still imbued with a consciousness of western supremacy that events had just contradicted in a most emphatic and dramatic way. And this was so, even though few us had ever been strong supporters of the war. Before the fall of the city, Philip Caputo, an American journalist who had also been a marine officer in Vietnam and had written a brilliant book about his experiences, wondered aloud whether what was happening was akin to the legionnaires withdrawing from the outer reaches of the Roman empire. Was our western sway over the world, in its final American embodiment, coming to an end? Something had been torn down and something else – something not “ours” – would come in its place. The drawing of such parallels was commonplace – a kind of self-romanticisation that seems distasteful in retrospect. Vietnamese people, North and South, were at an extraordinary moment in their history, and we were sitting around misquoting Edward Gibbon.
We also tried, of course, to report what was happening in the new Vietnam. Some of it was under our noses, in the very hotels in which we were staying, as staff were summoned to various kinds of re-education meetings. Hoc tap, as it was called, would eventually touch almost everyone. Former officers were called in, grade by grade. Was there to be, at least for a while, a separate southern state? What role would be played by the provisional revolutionary government, which had been such a feature of wartime propaganda? Not for long, and very little, were the answers, but our time was so short and the new authorities so opaque in their workings that we had only slender notions of what was going on.
We had a sense that we – or rather the countries we represented – had been demoted, even if, with one part of our minds, we saw that as a long-deserved comeuppance. That feeling was reinforced by the fact that, while we journalists were not prisoners, we were not free agents either. We could not decide for ourselves whether we would stay in Vietnam or leave. “They” would decide that. We admired them and their discipline – what we thought was their revolutionary purity – but something about their unbending attitude was disconcerting. It seemed to rule out the possibility of a national reconciliation based on even limited compromise. The Italian journalist Tiziano Terzani put it best in his book Giai Phong! (Liberation!): he felt both “a great admiration and a subtle fear” that the revolution was close to “the borders of inhumanity”.
It was sometimes galling to be as excluded as we felt we were. Most of the small group of British correspondents holed up during the day in a spacious villa belonging to a British bank. The bank’s remaining representative, an Indian citizen, was happy to loan it to us because he thought our presence would prevent it being requisitioned. It came with a big, good-natured dog, who was very pleased to see people, as dogs often are. One evening a North Vietnamese patrol arrived, posing some polite questions about why we were there, but often looking pointedly at the dog. “Good to eat,” one of them finally said, rubbing his stomach. “The bastards want to eat our dog,” we said indignantly to one another after they left. A little while later, we British, together with most of the 100 or so journalists who had stayed, were politely thrown out of the country and put on a Russian Antonov passenger aircraft to Vientiane in Laos. Before we left, we tried to make arrangements to protect “our” dog, but we were not very optimistic about them.
* * *
Back in Washington, Gloria Emerson of the New York Times, perhaps the most passionately anti-war of all American correspondents, recorded the irrational elation, backslapping, cigar-lighting and self-congratulation over the Mayaguez operation at the White House, and the extraordinary increase in the government’s popularity it brought about. The Mayaguez was a US freight ship whose crew were detained off Cambodia by the Khmer Rouge a few days after the fall of Saigon. The Americans sent in marines to rescue the crew, who, it turned out, were probably not in any danger. The operation then somehow got ludicrously pumped up as a counterweight to the humiliation of 30 April in Vietnam and the earlier fall of Pnomh Penh. In reality it was a botched and stupid affair in which the Americans lost a lot of people while attacking Khmer Rouge forces who – in a foretaste of the future – were in fact preparing to defend what they saw as their territory against the new masters of South Vietnam. In its poor intelligence, wasteful firepower and bloody confusion, it encapsulated much that had been wrong about the war that had just ended.
The Mayaguez affair was the first indication that you could take the United States out of Vietnam, but you could not take Vietnam out of the United States. In the decades since, the US has never ceased to fight the war. It continued to fight it, in the most immediate sense, by vindictively isolating the new Vietnam economically and politically. This it later took to a monstrous extreme by effectively favouring the Khmer Rouge regime remnants who were resisting the new Vietnamese-imposed government in Pnomh Penh.
The two countries are now almost as friendly as Ho Chi Minh had hoped they would be in 1945, when his appeals to the US for help in achieving independence from France went unheard. But if the US has finally stopped chastising Vietnam itself, the war still goes on in other ways. Everything the US has done in the world since then has been conditioned by its fear of the consequences of trying to reassert itself militarily – and by its compulsion to do so. The fear is of another Vietnam, another quagmire, another debacle. The compulsion, though, constantly seeks out other places where something like Vietnam can be taken on again, but this time won, cleanly and conclusively. The US has sought this compensatory victory again and again, most recently in Afghanistan and Iraq. Vietnam, like Hamlet’s ghost, refuses to go away. The war never went away in America, at the most fundamental level, because it became a test of how Americans saw their country.
Vietnam, like Hamlet’s ghost, refuses to go away. It became a test of how Americans saw their country
The young regular army officers who served in Vietnam returned home determined to create a new army. It would be a professional, all-volunteer force, and thus less subject to public pressure over casualties. It would have technology that could replace boots on the ground. But if there had to be boots on the ground, the new army would have skills in counter-insurgency of a kind it had lacked in Vietnam. Finally, it would not go to war without a guarantee that there would be no constraints on the full use of its resources – constraints that, in the view of many soldiers, had cheated the US army of victory in Vietnam. It was all in vain. The US public proved almost as sensitive to the deaths of volunteers as it had been to those of draftees. New technology created as many problems as it solved. Counter-insurgency strategies were still ineffective. And the guarantees that the use of force would not be constrained simply did not happen, because that is not how governments function.
At least three different Vietnam wars have competed for American attention, and for space on the heavily loaded shelves of books about the conflict. In one, the US had all but won, only to throw away its victory because of a lack of resolution, the liberal media’s opposition and congressional foolishness. In a second, it did win, because its aims of containing China and Russia and preventing a domino-fall of other south-east Asian countries into the communist sphere were actually achieved. In the third, the mission was undertaken in ignorance, quite aggressively, in the expectation that setting up a South Vietnamese equivalent of South Korea would be relatively easy, and then lurched out of control. Which war really happened? The war “cleaves us still,” President George HW Bush said in 1988, but “surely the statute of limitations has been reached. The final lesson is that no great nation can long afford to be sundered by a memory.”
* * *
For a homely reminder of how the war once touched nearly every American household, consider the buffy. Buffies are ceramic elephants about two-and-a-half feet high, with a flat top on which you can put a drink or a pot plant. They survive across the US as mute proof that a generation of young men went off to war in Vietnam. Made in Vietnam in vast numbers, they were being shipped back at the rate of several thousand a day at the height of the conflict. Hugh Mulligan of the Associated Press wrote in 1983: “They stand at ridiculous attention on the porches of West Point” and “alongside the backyard swimming pools of suburbia.” They could be bought for a few dollars and shipped home for less, thanks to the subsidised US Army Post Office. The name, derived from the acronym for “Bloody Useless Fucking Elephant”, was bestowed on them by a frustrated logistics officer who saw his scarce air cargo capacity being eaten up by the mania for these souvenirs.
Vietnam war: share your stories, photographs and memories
Read more
Most buffies were garish. But the originals, made in a place called Lai Thieu, north of Saigon, were beautiful pieces of temple art rendered in muted blues and greens. Now, as Linh Anh Moreau – the daughter of Ron Moreau, a distinguished correspondent for Newsweek in Vietnam – wrote in a 2012 blogpost, the old Lai Thieu is long gone: “Most of the old Sino-Vietnamese artisans had died or fled, and with them the secrets of their art. As for the few young men who had learned their skills, most had been drafted into the South Vietnamese army, or had joined the Vietcong, either by force or by choice.” So the tale of the buffies, at first sight a glimpse of the lighter side, is in fact one more narrative of loss and damage.
Gloria Emerson saw no lighter side. “Each winter walking the streets of different American cities,” she wrote in her book about the war, Winners and Losers, “I used to look at the younger men in surplus army jackets, some with the patches I knew so well: the Americal, the Screaming Eagle, Tropic Lightning. For a long time I could not bear those jackets, always suspecting they had been taken off the American corpses in Vietnam, sanitised, pressed, and sold as surplus.”
The guilt of some of those who went to war was matched by the guilt of some of those who did not. In a famous confessional piece, James Fallows wrote of how he and his fellow Harvard students faked ill-health to avoid the draft. As the Harvard men left the examination hall, they saw “the boys from Chelsea, thick, dark-haired young men, the white proles of Boston … They walked through the examination lines like so many cattle off to slaughter … While perhaps four out of five of my friends from Harvard were being deferred, just the opposite was happening to the Chelsea boys. We returned to Cambridge that afternoon … The talk was high-spirited, but there was something close to the surface that none of us wanted to mention. We knew now who would be killed.”
Walking in the botanical gardens again, just before the fall of Saigon, Peter Kann of the Wall Street Journal and I were accosted by a boy of about 13, who drew from a bag a wondrous thing. It was a small model of an American military helicopter made out of junk – the transparent barrels of ballpoint pens, bits of beercans and the like. He had several in the bag. They were so ingenious, and he was so winning as he explained, in pretty fair English, how he made them, that we bought two. For the Wall Street Journal especially, here was a textbook example of entrepreneurial talent – talent of the kind that might not be much favoured in the new Vietnam. I felt my eyes pricking as the boy stowed away his money, and I thought Kann was also affected. We had no reason to suppose the lad would have that bad a time in the future, but the thought was there that Vietnam, having endured a terrible war, almost certainly still had a rough ride before it – and so, in a different way, did the US. Much suffering and grief lay in the past, but there was a presentiment, even as things ended in Saigon, that the future held more of the same.
-
Bốn mươi năm Sài Gòn thất thủ: chứng kiến chiến tranh Việt Nam kết thúc
Nguồn: bài của Martin Woollacott The Guardian Tuesday 21 April 2015 - Lê Tùng Châu dịch
Lời Tòa soạn The Guardian: 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày đánh dấu sự thất bại tan tành trong quân sử Mỹ khi quân Bắc Việt tiến vào thủ đô Sài Gòn. 40 năm sau ngày thực hiện những báo cáo về cơn chính biến cho tờ The Guardian, giờ đây Martin Woollacott suy ngẫm sự kiện đã mang lại tầm ảnh hưởng lớn cho cả hai quốc gia về sau này.
bài của Martin Woollacott trên báo The Guardian, Tuesday 21 April 2015 |
Lời người dịch: Là một ký giả người Anh chứng kiến ngày cuối cùng của Sài Gòn 40 năm trước, Martin Woollacott đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan về cuộc chiến Việt Nam và nguyên do cuộc chiến ấy đi đến cái kết cục thua thiệt cho phe quốc gia ở miền Nam, chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Một ít dấu ngoặc [...] và vài hình ảnh trong bài là do người dịch
Martin Woollacott (phải) 2006 |
Ngày tiếp theo sau khi Bắc Việt lấy được Sài Gòn, người ta đã nghe thấy từ lúc tinh mơ bài hát mừng chiến thắng. Trong đêm các “kỹ sư” của đội quân chiến thắng đã dựng loa phóng thanh lên và từ khoảng 5 giờ sáng phát không ngừng điệu nhạc giải phóng khô khốc. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1975 (1), khi ánh dương quang rực chiếu phố phường gần như trống rỗng của Sài Gòn mà cũng thời khắc đó thường lệ trước kia đã bắt đầu xe cộ rộn rịp và đường phố huyên náo dần lên. Nhưng nay hầu như chẳng ai biết phải làm gì- đi làm hay không, chợ búa, cây xăng còn bày bán không, hay có khi một cuộc đọ súng khác sẽ vẫn có thể bùng nổ ra nữa.
Tất nhiên, đâu chỉ nếp sinh hoạt quen thuộc thuờng ngày của Sài Gòn nay đã bị phá vỡ hoàn toàn mà vai trò lâu đời của thủ đô phi cộng sản của Việt Nam đã biến mất qua chỉ một đêm, những người lính đã biến mất, và nhiều tướng lãnh, các chính trị gia và công chức lúc đó đang bồng bềnh những trên sàn tàu chiến ở Biển Nam Trung Hoa, được Hải quân Mỹ kéo chăn đắp quanh vai.
Xe tăng T-54 của Việt cộng bị QLVNCH bắn hạ trên đường Trương Minh Giảng - April 1975, đằng xa, phía sau là gác chuông cao của Nhà thờ Ba Chuông |
Qua bao năm tháng tương tranh, chiến cuộc chẳng mấy khi dính tới Sài Gòn, trừ một ít trường hợp ngoại lệ như thỉnh thoảng có vài cuộc pháo kích bằng hỏa tiễn, một số vụ đánh bom nhà hàng, hay vụ xâm nhập nhỏ gây sửng sốt vào thành phố - thậm chí vào ngay khuôn viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ - trong trận tấn công vào dịp Tết 1968.
Trong cơn khiếp hãi qua đi Saigon cảm thấy như đã thoát khỏi điều tồi tệ nhất. Thực tế với điệu nhạc giải phóng vang vọng đường phố, một lần nữa Sài Gòn đã thoát dẫu ít người biết rằng Bắc Việt đã chuẩn bị sẵn sàng bắn nát thành phố với pháo binh hạng nặng và chiến đấu theo cách vốn dĩ của họ -theo từng khối- nếu gặp phải hàng phòng thủ và sức đối kháng mạnh hơn.
Nếu Tổng Thống cuối cùng của Nam Việt Nam, Tướng Dương Văn Minh, không ban lệnh cho quân đội hạ vũ khí, Sài Gòn có thể lâm vào tình trạng rất xấu thực sự. Người Việt đã nói tếu rằng cộng sản lấy Sài Gòn "mà không phạm tới một cái bóng đèn" hay nói sái đi: “Thương vong nặng nề cho cả đôi bên, nhưng giao tranh vừa đến thành phố thì dừng”.
Ở trung tâm, có nhiều khả năng lo lắng tình trạng vô luật pháp và nạn cướp bóc. Stewart Dalby của tờ Financial Times và tôi đang đi bộ dọc đường Tự Do, một trong những con phố chính của Sài Gòn, thì một người đàn ông trông vẻ hắc ám mặc áo bỏ ngoài quần đứng chắn lối chúng tôi. Anh ta đưa tay vào dây thắt lưng để lộ ra một khẩu súng, và liền đó thản nhiên nhấc chiếc máy ảnh đắt tiền ra khỏi cổ Dalby. Sự cố như thế đã đủ để thuyết phục mọi người rằng thà những người cộng sản nắm quyền kiểm soát hoàn toàn càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Vào cái ngày đầu của triều đại mới này, chẳng còn bóng dáng một người Mỹ nào ở cái Sứ quán trông như pháo đài trên đại lộ Thống Nhất nữa, có chăng là những tàn tích vụn vỡ của cuộc di tản hỗn loạn ngày hôm trước và kế đó là cướp bóc. Chẳng còn ai trong tòa đô chính với lối kiến trúc trang trí tinh vi, chẳng còn vị nghị sĩ nào trong nhà hát lớn thời Pháp để lại mà Quốc Hội từng dùng làm trụ sở nghị sự. Và Tổng Thống cũng chẳng còn trong dinh. Nguyễn Văn Thiệu đã bỏ nước ra đi. Người kế vị ông đã giữ quyền được một tuần trước khi bàn giao lại cho Minh. Minh nói với các sĩ quan Bắc Việt đầu tiên bước vào dinh rằng ông đã sẵn sàng để bàn giao quyền lực. Họ trả lời: "Ông chẳng có cái gì trong tay để mà bàn giao" và rồi bắt ông đi. Ông ta [Minh] đã làm Tổng Thống được chỉ có hai ngày.
Mẩu tin của Martin Woollacott trên báo The Guardian, April 30, 1975 |
Quả là quyền lực mà Minh nắm giữ thực ra chỉ là một ảo tượng, nhưng Sài Gòn đã sống với ảo tượng đó cả tuần. Trong thảo cầm viên, nơi mà cư dân của thành phố thường đưa con trẻ đến dạo chơi cuối tuần, bạn có thể nghe thấy hàng tá tin đồn theo nhiều cách khác nhau: "Pháp đang trở lại với hai sư đoàn," một người nói. "Mỹ sẽ sớm thả bom thôi" một người khác nói. "Đang tiến đến một chính phủ liên minh," người khác nữa…nói. Khi cái kết cục đang đến gần thì tâm lý phổ biến nhất dường như là "Chúng ta đều là người Việt Nam cả thôi", như một ngụ ý lưng chừng giữa hy vọng và cam chịu. Đó là một ý nghĩ an ủi xoa dịu đối với nhiều người không có chức vị, hoặc không có những liên hệ mật thiết với chính quyền [cũ] hay với Hoa Kỳ. Họ sợ bị trả thù hay, ít nhất, sẽ bị điểm mặt bêu tên bởi đã tận tụy trung thành với chính quyền lúc trước.
Với một số khác như chúng tôi chẳng hạn, chẳng có lý gì phải lo như vậy, những lo âu vốn bắt nhịp với những xung động điên đảo của thời thế đó. "Nỗi sợ Việt Cộng đã làm Sài Gòn mất hết vẻ thông thái vốn có", một phóng viên đã viết thế. Nhiều người tìm cách ra đi, và vào những thời khắc cuối cùng, nhiều người đã ra đi trên những chuyến không vận đầu tiên bằng máy bay trực thăng – đó là những thành viên sớm sủa nhất của cộng đồng đông đảo gần một triệu người Việt đã rời khỏi đất nước sau năm 1975.
Các sĩ quan Mỹ điều khiển việc di tản đã rất khổ tâm khi lựa chọn. Để không làm yếu đi tình trạng mà họ đã bỏ mặc lại cho Nam Việt Nam tự vệ lấy, họ buộc phải lọc lựa những người nào được đi vào những chuyến đầu, đồng thời cũng phải xác quyết lời hứa chắc với những người còn ở lại, "nếu việc đó đến" (ngụ ý Nam Việt Nam có thể vẫn còn tồn tại dưới một dạng chính thức khác), mọi người sẽ được đưa đi hết vào phút cuối cùng. Đây là một lời hứa mà họ đã không giữ được. "Tiếng hét hoảng loạn của người di tản trên sóng vô tuyến CIA vào ngày cuối cùng giờ đây vẫn còn lay động lương tâm tôi," Frank Snepp, một nhân viên của Chi Nhánh CIA tại Sài Gòn, đã viết kể lại vài năm sau đó (2).
Trước phút cuối một ngày, từ một chỗ ngồi thuận lợi dưới mái vòm của Caravelle, một trong hai khách sạn sang trọng của thành phố, tôi và các phóng viên khác chứng kiến cảnh hàng người ngày càng dài thêm, đang chờ đợi trong tuyệt vọng tại một điểm rước đi trên nóc của một tòa nhà gần đó. Như môt vở bi kịch câm không lời, trong vòng quay đập nhòe đi của cánh quạt máy bay, chúng tôi chợt dần hiểu rõ ra rằng không thể nào có được nhiều máy bay trực thăng Mỹ hơn nữa. Tại Tòa Đại Sứ Mỹ, sự tuyệt vọng như thể chết lặng đi. Đám đông khóc lóc bao vây nơi này, cầu xin cho nhập cảnh, trong lúc thủy quân lục chiến cố kéo vào một người có trọng quyền - một khuôn mặt trắng bệch cầu cứu - và đẩy ra khỏi những người không được chọn.
Ngày hôm sau, đoàn xe tăng tiến vào trước, chiếc nào chiếc nấy nòng súng chĩa dài ra như cái mũi của Pinocchio, hướng đến trung tâm của thành phố và dinh Tổng Thống. Chiến tranh thì có cái gì là quy củ và có một số chiếc bị lạc đường. Chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc tăng quay đầu lui lại, bánh xích của nó rít lên ghê tai, sau đó tiến vào một bệnh viện Việt Pháp cũ, một nơi khó có vẻ gì là một mục tiêu quân sự được. Nhưng rồi đoàn tăng cũng tập hợp đủ tại các cổng dinh và sau đó băng qua cổng, chiếc di đầu mang theo một James Fenton vừa có vẻ hân hoan vừa bồn chồn, ông ta là một thi sĩ cũng là một ký giả, người có thể được xem như là thông tín viên cuối cùng của tờ Washington Post còn ở lại Sài Gòn. Khi đoàn quân mới tiến vào thì những người lính cũ tản mác đi dần, có khi họ phất tay với vẻ thất vọng cay đắng lần chót. Chúng tôi thấy có một đơn vị binh lính cố tình bắn ra tất cả các trái hỏa châu tín hiệu theo đội hình các màu xanh lá cây, đỏ, trắng, rồi lại xanh lá cây trước khi giải tán.
Những người lính mới, mà người ta đã sớm nhận ra cách gọi họ bằng chữ “bo doi” ("người lính đi bộ"), mặc một thứ đồng phục màu xanh lá cây trơn hơi mềm và đội mũ giống như mũ bảo hiểm cũ. Họ trông có vẻ nhẹ nhõm: chiến tranh đã kết thúc, họ đã không chết, và đã góp một phần làm nên chiến thắng vĩ đại. Vài ngày sau có một cuộc diễu binh để rồi sau đó nhiều người trong số họ rời bỏ Sài Gòn. Những người ở lại có vẻ lễ độ nhã nhặn và gần như có cái gì đó ngập ngừng do dự. Họ cho rằng hễ cứ người ngoại quốc da trắng thì là người Nga. Một số có vẻ như được mở mắt trước sự thịnh vượng của Sài Gòn, họ bị cuốn hút bởi đồng hồ -vốn chỉ các cấp tá quân đội Bắc Việt mới có được- và thích nhất là các đồng hồ có hiển thị ngày tháng. Họ gọi chúng là những "đồng hồ có cửa sổ". Nếu đi đôi, họ nắm tay nhau với một ánh nhìn tò mò cảm xúc. Nhưng họ cũng đã chứng tỏ đã được huấn luyện kỹ. Khi một vài tay súng còn kháng cự bắn vào một đơn vị quân đội Bắc Việt gần công viên giữa dinh Tổng Thống và nhà thờ gạch đỏ của Sài Gòn [nhà thờ Đức Bà], các phóng viên đã nhìn thấy một sự sắp xếp lại đội ngũ gần như tức thì. Những người lính một phút trước đó còn cười nói, hút thuốc… liền nằm sấp xuống vừa thận trọng bắn lại vừa tổ chức đội ngũ tiến gần đến những kẻ tấn công. Điều đó nhắc ta nhớ tới một thời chiến tranh du kích đảm nhiệm phần lớn và đó cũng là lực lượng chủ lực lực dài ngày. Bắc Việt đổ vào Sài Gòn mọi thứ mà một quân đội hiện đại muốn có. Họ có dồi dào lượng xe bọc thép và pháo binh - tất cả mọi thứ ngoại trừ không lực. Trong khi đó Nam Việt Nam đã hầu như đã chẳng để lại tí không lực nào.
Việt Nam là một đấu trường quân sự, chính trị và đạo đức trong nhiều năm qua. Cuộc chiến đã choán quá nhiều trong tâm khảm của mọi người đến nỗi đôi khi ta có thể nói tất cả những gì không đúng với thế giới thì lại thành đúng ở đây. Vì vậy, nhiều điều quan trọng sẽ phải được phân định ở nơi này: bên nào sẽ ưu thắng trong mối tương tranh quốc tế giữa cộng sản và không cộng sản; liệu các quốc gia phương Tây có tiếp tục thống trị các nước cựu thuộc địa; liệu các nước nhỏ có thể trỗi dậy thành nước mạnh; liệu du kích chiến có đánh bại quân đội hiện đại. Và cũng vậy, liệu một phong trào quần chúng - phong trào phản chiến ở ngay trong lòng của chính quốc gia gây chiến- có thể xoay chuyển các chính sách của một cường quốc hay không? Những câu hỏi đơn giản khái quát đó nay vẫn khó giải đáp dù chúng cũng đã từng được đặt ra vào ngày Sài Gòn sụp đổ.
Thực tế rõ ràng là cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là một sai lầm và tội lỗi - bởi vì nó đã đảm trách một cách hời hợt, theo đuổi một cách hung hăng và rồi bỏ rơi một cách phản bội phũ phàng – Đó là những nét hiện rõ của cuộc chiến này.
Chuyện miền Nam Việt Nam sụp đổ đã vấy tiếng là một biên niên sử của một thất bại được báo trước. Richard Nixon và Henry Kissinger biết cuộc chiến đã hết đường nên đồng tình rút quân theo Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973. Họ biết điều đó có nghĩa là miền Bắc sẽ giành chiến thắng, nhưng họ muốn thế, theo như lời của Kissinger: một "khoảng lặng vừa đủ" (nguyên văn: “decent interval” (2)) độn vào giữa đủ cho họ rút lui rồi miền Nam Việt Nam mới thua trận. Dù có vẻ đôi lúc họ nuôi ý tưởng rằng nếu được giúp đỡ Nam Việt Nam có lẽ vẫn đứng vững được, nhưng thực ra điều đó có nghĩa là họ mong Nam Việt Nam vẫn chiến đấu tiếp sau khi không còn binh lính Mỹ bên cạnh để nước Mỹ sẽ không đến nỗi quá tệ trong con mắt của quốc tế. Mưu đồ đen tối này trộn lẫn vào tương lai chính trị đang trôi tuột của Nixon, cùng với sự mở rộng chiến tranh của Nixon sang Campuchia đã làm dấy lên làn sóng phản đối rộng rãi, rồi cú sốc giá dầu năm 1973 đã gây thiệt hại, rồi cái giá phải trả quá lớn cho chiến tranh [Việt Nam] đã như chạm vào chỗ hiểm trong tình thế lạm phát tăng cao…tuy nhiên tất cả những điều này cũng không tác động mạnh cho bằng vụ bê bối Watergate bắt đầu hé lộ ra. Quốc hội như bừng tỉnh và nổi loạn bắt đầu xét nét mọi thứ đặc biệt là về chiến tranh, đã đơn phương áp đặt những cắt giảm liên tiếp những khoản viện trợ quân sự cho Sài Gòn như đã hứa.
Như một sự an bài không hiểu nổi, về phía Nam Việt Nam, cấp số đạn dược, lượng các phi vụ và các phụ tùng cũng như quân trang quân dụng cứ bị cắt giảm từng tháng. Vào cuối tháng Tám năm 1974, Thiếu Tướng John E Murray người có trọng trách giữ nguồn cung cấp cần thiết cho quân đội Nam Việt Nam duy trì chiến đấu, đã viết thẳng ra rằng "nếu không còn nguồn hỗ trợ đích thực, QLVNCH (Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) sẽ thua, nếu không tuần tới, tháng tới, thì sẽ là vào năm tới". Trong khi vấn đề kỹ thuật, quân sự với cuộc chiến này khá đơn giản. Nam Việt Nam là một đất nước với đặc điểm thiên nhiên dài và hẹp, do đó lúc nào cũng bị đối phương tấn công từ mạn sườn. Do buộc phải tự vệ ở mọi nơi mọi điểm, nên họ không thể chống đỡ mà không ứng biến linh hoạt nếu không có hỏa lực được cung cấp bởi viện trợ Mỹ. Nhưng bầu sữa viện trợ mà nay đã bị tắt.
Tổng Thống Thiệu, người vốn đã chẳng được mấy hậu thuẫn, trong tình hình này thậm chí còn ít được ủng hộ hơn. Kinh tế miền Nam cứ sa sút dần, trong khi ông lại bị mất đi sự hỗ trợ thậm chí của các thế lực Công giáo mà là bình thường luôn hậu thuẫn ông, còn phía Phật giáo ngày càng lánh xa ra hơn, đó là những người ôn hòa và Trung Lập trong cái gọi là "lực lượng thứ ba".
Nhưng nếu Nam Việt đang ở trong một tình trạng bấp bênh, thì Bắc Việt cũng có những âu lo sâu xa của riêng họ. Dù đảng và chính phủ [miền Bắc] lúc nào cũng đóng một vai diễn sặc mùi tuyên truyền rằng họ tin chắc chiến thắng sẽ đến và thống nhất được đất nước, nhưng trong thâm tâm họ lại không chắc như vậy. Họ cũng gặp vấn đề về nguồn viện trợ phụ tùng, vũ khí và quân nhu khi Nga và Trung Quốc cũng đã cắt giảm nguồn cung cấp sau Hiệp định Hòa bình Paris. Và, giống hệt như Nam Việt Nam, họ rất lo về độ tin cậy và động cơ của các đồng minh của họ. Như George J Veith đã viết trong một cuốn sách lịch sử quân sự của ông về những năm cuối cùng của cuộc chiến -“Tháng Tư Đen”, rằng Hà Nội đã cảm thấy rằng họ chỉ có "một cơ hội quá mong manh để giành chiến thắng".
Một kế hoạch [của miền Bắc] đã hình thành cho một chiến-dịch-hai-năm dự trù sẽ mang lại chiến thắng vào năm 1976. Tuy nhiên, những cuộc triệt thoái bỏ trống trận địa ở Tây Nguyên [của miền Nam] đã quá thuận lợi khiến họ đã dẹp bỏ ý định ban đầu, vào năm 1975. Mọi việc đã đi đến kết thúc trong vòng có hai tháng. Chiến thuật sai lầm của ông Thiệu (3) và thuộc cấp đã gây ra bao điều tồi tệ, nhưng miền Nam bại trận quá sớm chủ yếu vẫn do thiếu nguồn dự trữ và bị cắt giảm hỏa lực.
Rồi quân Bắc Việt tiến gần về Sài Gòn. Ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và những nơi khác nữa đã xảy ra những cảnh hoảng loạn và rối loạn khủng khiếp, dù nhiều trường hợp bất tuân thượng lệnh và đào ngũ, nhưng vẫn có nhiều đội quân còn chiến đấu dũng cảm và nhiều gương anh hùng, vị quốc vong thân. Nhưng Nam Việt Nam, hoặc là một "con thực thể bù nhìn", hay một quốc gia thực sự, hoặc là bất cứ điều gì đi nữa, đã biến mất trong làn khói tan của chiến trận. Cả thế giới vô cùng kinh ngạc.
Các phóng viên báo chí quyết định ở lại Sài Gòn là chủ yếu là người Pháp và Nhật Bản, cộng với một vài người Anh và ước chừng một hoặc hai người Mỹ giả vờ làm người Canada. Dù không chắc gì không gặp nguy hiểm, nhưng trong vai trò nhà báo chúng tôi mới tường trình cuộc chiến được dễ dàng hơn. Chúng tôi dễ được ưu tiên chở đi khắp nơi bằng máy bay Mỹ và máy bay trực thăng, được lo chỗ ăn, chỗ ở và được lính Mỹ cũng như (ở mức độ thấp hơn) binh sĩ Nam Việt Nam bảo vệ. Bạn có thể tới mép rìa của cuộc chiến ở phía bắc, gần một nơi có tên mỉa mai là “Khu Phi Quân Sự” rồi trở lại Sài Gòn tắm mát dưới vòi sen và uống trà vào buổi chiều…
Bây giờ đột nhiên chúng tôi thấy mình trong một tình trạng lửng lơ. Nguyên một hệ thống hỗ trợ sống còn cho chúng tôi với những phi công, những người bảo trợ, các nhân viên phân tích tin người Mỹ, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Úc bỗng biến đâu mất. Nhiều mối liên hệ người Việt đã bỏ đi hoặc ẩn mặt. Các luật sư của chúng tôi, người trợ lý, tài xế và người thông dịch cũng thế (trong số đó cũng có một số người hóa ra lại là đặc công cộng sản thì họ vẫn còn đó, nhưng lúc bấy giờ họ lộ diện ra ngay, nghĩ cũng phải thôi)
Bắc Việt cũng có một ít nhân viên nói thạo tiếng Anh –và Pháp- lắm lúc thật cần nhưng rất hiếm. Có một tình thế cần thiết như vậy, ngay sau khi thành phố thất thủ, đó là lúc một đơn vị làm phim của quân đội Bắc Việt xông vào văn phòng của CBS và yêu cầu thực hiện cho họ một cảnh quay trận đánh cuối cùng tại Cầu Tân Cảng ngay bên ngoài thành phố. Họ vã mồ hôi và giận dữ, dường như họ đã đến cây cầu quá muộn để có được những thước phim riêng cho họ, vì vậy họ muốn thu đoạt hết những gì đoàn làm phim truyền hình Mỹ đã quay. Tôi đã chứng kiến cuộc đối đầu đó và xung phong bước ra gặp một đại tá Bắc Việt ôn hòa hơn mà chúng tôi đã có gặp trước rồi. Ông ta làm dịu tình hình và ra lệnh cho đồng bào ông bỏ đi. Trưởng văn phòng nhẹ nhõm và mời ông uống chút gì. Ông nhã nhặn từ chối một cách duyên dáng và nói thêm, với nụ cười gượng: "Để sau nhé, chúng ta sẽ còn nhiều thời gian vui vẻ". Có lẽ chẳng ngạc nhiên gì là chúng tôi chẳng còn gặp ông ta để mà vui vẻ, và vội cuốn đi bỏ lại đó các vật dụng chả đáng gì.
Giờ đây cũng chẳng thể nộp các báo cáo vì bưu điện đã đóng cửa và tất cả các đường điện thoại, điện tín đã không còn. Khi nào được chúng tôi sẽ gửi hàng loạt bản sao tường trình về những ngày cuối cùng mà hiện lúc này không thể gởi được. Sau đó, chúng tôi chẳng biết làm gì nữa? Chẳng còn được làm những gì trước đây vốn là việc thường lệ như viết lách chỉ trích chính sách của Mỹ và chính phủ Nam Việt Nam và quân đội. Tất cả đã hết, và những lời chỉ trích của chúng tôi giờ chẳng còn quan trọng như đó đã từng. Một số người trong chúng tôi lại có cách làm việc điền thế vào thói quen nghề nghiệp lạ lùng là tìm đến những nơi chốn, những tòa nhà một thời từng giữ vai trò quan trọng và viết bài "Hồi đó và Bây giờ".
Một nhóm chúng tôi lái xe dọc theo Quốc Lộ 13 hướng về An Lộc, một thị trấn ở phía bắc Sài Gòn từng bị bao vây trong cuộc tổng tấn công năm 1972. Khi chạy xe xuống một bên làn đường quê, trước mắt chúng tôi bày ra một cảnh tượng lạ lùng trông như toàn bộ sản phẩm của một công ty sản xuất giày trận bỗng nằm gọn hết trên mặt đường nhựa, như thể chủ của chúng đã bất ngờ thăng hết lên trời vậy. Quân phục Việt Nam vương vãi trên bờ mương mỗi bên đường. Ở những nơi khác cũng có những cảnh tượng tương tự. Nghe nói là do quân đội Bắc Việt đã ra lệnh cho các đơn vị đầu hàng cởi bỏ ra.
Những gì nhìn thấy qua chuyến đi thực địa này quả là mỉa mai lộ liễu. An Lộc đã từng là một chiến thắng của Nam Việt Nam, đã chiến đấu kiên cường với các binh chủng nhảy dù và thiết giáp, và giải quyết trận địa với không lực Mỹ: hầu hết các phi vụ B-52 của Mỹ ở Đông Nam Á đã được gọi đến để dập tắt những kẻ tấn công Bắc Việt. Trong một nghĩa nào đó, chúng tôi đã so đọ với quá khứ, bởi vì những gì bày ra ở hiện tại quả là không hiểu nổi.
Chúng tôi gọi một thức uống có nước đá ở một quán gần một trại lính bỏ trống và tìm kiếm xem văn phòng cố vấn Mỹ ở đâu, nhưng không tìm thấy và đành chuẩn bị lên đường, băng qua các dãy nhà nơi vùng quê rậm rạp về lại Sài Gòn.
Trên đường đi An Lộc, chúng tôi có đi ngang qua Đại sứ quán Anh, và tôi nhận thấy một đội lính canh gác đã hạ lá quốc kỳ Anh xuống và dùng nó làm một tấm bạt để che nắng. Nghẹn ngào - và ngạc nhiên - một cơn giận dữ đột ngột thôi thúc, tôi bước ra khỏi xe, sải bước qua họ, và nhấn mạnh rằng họ nên trả nó trở lại vào cột cờ. Giả như tôi là người Nga hoặc Đông Đức và tưởng tượng tôi có tí quyền, ít nhất tôi cũng gấp lại nó lại.
"Cái gì vậy?" Tôi chợt tự hỏi. Những người lính đã không có ý xúc phạm. Nói cho cùng, nó chỉ là một mảnh vải. Nhưng sự thật là tất cả chúng ta, trong một mức độ nào đó hay vì một cái gì khác đi nữa, vẫn còn đọng lại trong tâm khảm cuộc chiến vừa qua và vẫn còn thấm nhuần một ý thức về quyền tối thượng ở phương Tây nên sự kiện này đã biểu hiện trái ngược tinh thần đó và gây cảm xúc quá mạnh. Quả là như vậy, mặc dù một vài trong chúng tôi đã từng ủng hộ mạnh mẽ chiến tranh. Trước khi Saigon thất thủ, Philip Caputo, một nhà báo Mỹ -người đã từng là một sĩ quan thủy quân lục chiến tại Việt Nam và đã viết một cuốn sách tuyệt vời về những trải nghiệm của mình- đã mạnh miệng tự hỏi liệu những gì đang xảy ra có na ná như việc đoàn quân lê dương rút ra khỏi vòng ngoài của đế chế La Mã hay không. Liệu thế lực phương Tây chúng ta trải khắp thế giới, mà Mỹ là một hiện thân cuối cùng, có phải sắp kết thúc? Một cái gì đó đã bị hạ bệ và cái khác - không phải thuộc về "chúng ta" – sẽ điền thế? Phác họa ra 2 hình ảnh song song như thế thì sáo mòn khiên cưỡng - một thứ tự huyễn lãng mạn có vẻ khó chịu khi ngoái nhìn lại quá khứ. Người Việt, Bắc và Nam, đang trong khoảnh khắc lịch sử đặc biệt của họ, còn chúng tôi thì ngồi vòng ngoài và trưng dẫn Edward Gibbon (4)
Dĩ nhiên chúng tôi cũng vẫn cố tường thuật những gì đang diễn ra ở Việt Nam mới sang trang. Có điều gì đó ở ngay trước mắt chúng tôi, ngay nơi khách sạn mà chúng tôi đang ở, như là các viên chức nhiều ngành khác nhau được triệu tập đến trong một cuộc họp về “cải tạo”. Hoc Tap, đúng nó đã được gọi thế, rốt cuộc, đã lý đến tất cả mọi người. Cựu sĩ quan được gọi vào lớp này tới lớp khác. Ít nhất có một thời gian đã có một chính phủ miền Nam khác nữa thì phải? Vậy vai trò của chính phủ cách mạng lâm thời đó nay thế nào, vốn chỉ hiện hữu như là 1 công cụ tuyên truyền trong thời chiến? Chẳng chóng thì chầy tất cả đều sẽ có câu trả lời, nhưng thời giờ của chúng tôi quá ít ỏi trong khi chính quyền mới làm việc gì cũng chẳng rõ ràng do đó chúng tôi chỉ có khái niệm lờ mờ về những gì đang xảy ra.
Một thoáng cảm thấy rằng chúng tôi - hay đúng hơn là các nước chúng tôi đại diện - đã bị hạ thấp dù vẫn nhìn nhận rằng đó là một cách trả đũa xứng đáng. Cảm giác đó càng rõ thêm bởi thực tế chúng tôi là những nhà báo chứ đâu phải tù binh hay gián điệp. Chúng tôi chẳng thể tự mình quyết định gì dù muốn đi hay ở lại Việt Nam. "Họ" sẽ quyết định hết. Chúng tôi phục họ cũng như tính kỷ luật của họ - về những gì chúng tôi nghĩ là thuần khiết cách mạng nơi họ - nhưng thái độ cứng nhắc của họ đã làm chúng tôi cảm nhận ngược lại. Ở đây không hề có một sự gì gọi là hòa giải dân tộc ngay cả một thỏa hiệp nhỏ đi nữa. Nhà báo người Ý Tiziano Terzani đã đặt cảm nghĩ đó trang trọng trong cuốn sách của ông: “Giai Phong!” (Liberation!): Ông thấy cả "một sự ngưỡng mộ lớn lao và một nỗi sợ hãi không diễn tả được" rằng phe cách mạng đã tiến sát đến "ngưỡng của vô nhân đạo".
Có lúc chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm như thể bị tẩy chay. Hầu như cả nhóm vài phóng viên Anh ẩn náu cả ngày trong một căn biệt thự rộng rãi thuộc một ngân hàng Anh. Vị đại diện còn ở lại của ngân hàng, một công dân Ấn Độ, vui vẻ cho chúng tôi mượn ở tạm bởi vì ông nghĩ sự hiện diện của chúng tôi sẽ ngăn nó khỏi bị chiếm dụng. Ở đó có một con chó tốt giống, vóc to lớn, nó tỏ vẻ hớn hở khi gặp mọi người, như loài chó này vốn vậy. Một buổi tối nọ, một nhân viên tuần tra Bắc Việt đến, hỏi lịch sự mấy câu lý do tại sao chúng tôi hiện diện nơi đây, nhưng lại nhìn chằm chằm con chó. "Con này mà làm thịt ăn thì ngon lắm đây", cuối cùng một trong số họ đã buông một câu như vậy vừa lấy tay xoa xoa lên bụng. Sau khi họ bỏ đi, chúng tôi tức tối nói với nhau: "Lũ con hoang này muốn ăn thịt con chó của bọn mình". Chẳng bao lâu sau, những người Anh chúng tôi cùng với hơn 100 nhà báo vốn đã ở lại từ trước, đã bị lịch sự đưa vào một máy bay chở khách Antonov của Nga để tống ra khỏi đất nước Việt Nam bay sang Vientiane, Lào. Trước khi đi, chúng tôi đã cố sắp xếp để bảo vệ con chó "của chúng tôi", dù trong lòng chẳng mấy tin điều gì tốt đẹp nơi họ.
Trở về Washington, Gloria Emerson của tờ New York Times, có lẽ là người chống chiến tranh nhiệt tình nhất trong số những phóng viên người Mỹ, đã viết ra những mừng vui phấn khởi quá đáng, đốt xì gà và tự chúc mừng đối với chiến dịch Mayaguez tại Nhà Trắng, và còn cường điệu rằng những gì nó mang lại đã làm tăng uy tín của chính phủ. Mayaguez vốn là một tàu chở hàng của Mỹ mà thủy thủ đoàn đã bị Khmer Đỏ giữ lại không cho đến Campuchia vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ. Mỹ đã gửi thủy quân lục chiến đến để giải cứu thủy thủ đoàn, nhưng hóa ra hầu như chẳng ai gặp phải bất kỳ nguy hiểm nào hết. Thế rồi thật là lố bịch, sau đó chẳng hiểu sao chiến dịch ấy lại được thổi phồng lên như một trưng dẫn đối nghịch để biện minh cho sự nhục nhã 30 tháng Tư tại Việt Nam và sự sụp đổ của Pnomh Penh trước đó. Thực ra đó là một công vụ ngớ ngẩn và thất bại trong đó người Mỹ đã tổn thất rất nhiều nhân mạng khi tấn công quân Khmer Đỏ - họ đã lường trước tình hình - và thực tế họ đã chuẩn bị để bảo toàn lãnh thổ chống lại các quan thầy mới từ Nam Việt Nam. Thiếu tin tức tình báo, lãng phí hỏa lực và phạm sai lầm chết người, thiết tưởng đã quá đủ để nói rằng cuộc chiến vừa kết thúc kia là cả một Sai Lầm.
Vụ Mayaguez là một chỉ dấu trước hết cho thấy rằng có thể lấy nước Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng không thể lấy Việt Nam ra khỏi Hoa Kỳ. Trong những thập kỷ tiếp đó, Mỹ không hề ngừng chiến tranh mà vẫn tiếp tục, theo nghĩa dễ thấy nhất, bằng cách cấm vận hiểm nghèo một Việt-Nam-mới về kinh tế và chính trị. Chính sách đó về sau càng thêm cực kỳ quái gở bằng cách hậu thuẫn hữu hiệu cho tàn dư chế độ Khmer Đỏ tiếp tục chống lại chính quyền bù nhìn thân Việt Nam ở Pnomh Penh. Hiện nay 2 nước [Việt Nam và Cambodia] giảo hảo rất tốt như Hồ Chí Minh đã hy vọng thế vào năm 1945, khi Hồ khẩn nài Mỹ giúp dành độc lập từ tay Pháp mà Mỹ đã không đếm xỉa gì tới.
Nhưng nếu cuối cùng Mỹ có ngưng trừng phạt chính Việt Nam đi nữa thì chiến tranh vẫn diễn ra theo những cách khác. Kể từ đó [chiến tranh Việt nam] tất cả những gì Mỹ đã làm ở những nơi khác trên thế giới đều bị liên đới đến một áp lực bức bách phải nỗ lực tái khẳng định sức mạnh quân sự của chính họ. Đó là nỗi sợ về một Việt Nam khác, một sa lầy khác, một thất bại khác. Vì là một bức bách cho nên họ không ngừng tìm kiếm những nơi khác, sao cho một cái gì đó giống như Việt Nam để được ra tay một lần nữa, nhưng lần này thì phải xuôi thuận và chiến thắng. Mỹ nhiều lần đã mưu cầu một chiến thắng bù như thế, gần đây nhất là ở Afghanistan và Iraq. Việt Nam cũng giống như bóng ma của Hamlet, cứ lảng vảng ám ảnh. Trên bình diện cốt yếu nhất, chiến tranh luôn đồng hành với Mỹ, vì chiến tranh như thể là một phép thử cho người Mỹ thấy thế nào là nước Mỹ.
Các sĩ quan hiện dịch trẻ (5) từng phụng sự ở Việt Nam trở về đã quyết tâm tạo nên một đội quân mới. Nó phải là một lực lượng chuyên nghiệp, tình nguyện, và do đó ít chịu áp lực của công chúng về thương vong. Nó phải thủ đắc công nghệ thay cho “boots on the ground” (6). Còn nếu đã có “boots on the ground” rồi, quân đội mới còn cần được trang bị thêm kỹ năng chống du kích chiến vốn đã bị thiếu hồi chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng, nó sẽ không tham chiến mà không được bảo đảm rằng sẽ không bị hạn chế quyền tận dụng hết các nguồn lực - những hạn chế đó, theo quan điểm của nhiều người lính, đã biển lận kết cục chiến thắng của quân Mỹ ở Việt Nam. Nhưng tất cả cũng chỉ là vô vọng. Quần chúng Mỹ đã chứng minh là họ hầu như nhạy cảm với những cái chết dù là của quân tình nguyện hay với lính quân dịch. Công nghệ mới đã sanh ra nhiều vấn đề mà nó phải tháo gỡ. Chiến lược chống du kích chiến vẫn tỏ ra không hiệu quả. Và việc sử dụng vũ lực cần được bảo đảm sẽ không bị hạn chế thì hoàn toàn không thể được, bởi chính phủ không có quyền đó.
Có ít nhất ba cuộc chiến tranh Việt Nam khác đã đua nhau thu hút sự chú ý của người Mỹ, và đua nhau lấp đầy các kệ sách vốn đã nặng về chủ đề các mối tương tranh.
Thứ nhất, Mỹ có tất cả trừ chiến thắng, cuối cùng đành vứt bỏ chiến thắng trong tầm tay vì thiếu quyết đoán, vì bị các phương tiện truyền thông tự do phản đối và vì sự xuẩn ngốc của Quốc Hội.
Thứ nhì, nó đã giành chiến thắng, bởi nó nhắm tới cả Trung Quốc và Nga để ngăn ngừa một hiệu ứng domino xô đổ các nước Đông Nam Á khác ngã vào vòng cộng sản và chiến thắng đó đã đạt được thực sự.
Thứ ba, sứ mệnh [tham chiến tại Việt Nam] đã được thực thi trong hăm hở nhưng hiểu biết không hoàn bị, tưởng rằng thiết lập một Việt Nam có một vị thế tương đương như Nam Hàn sẽ là tương đối dễ dàng, nhưng rồi sau đó lại chuệch choạng để mất kiểm soát.
Vậy cuộc chiến nào đã thực sự xảy ra? Cuộc chiến "trung thành với chúng ta vẫn còn", lời Tổng Thống George HW Bush phát biểu năm 1988, nhưng "rõ ràng là đã đến điểm dừng bởi những đạo luật hạn định. Bài học cuối cùng là chẳng có quốc gia nào dù hùng mạnh đến mấy mà không bị ký ức của nhân loại soi xét"
Nếu có một lời nhắc nhở mộc mạc như thế nào là chiến tranh một ngày kia đã chạm đến gần hết các mái gia đình người Mỹ thì đó là Buffy. Buffy là những con voi làm bằng gốm cao khoảng hai feet rưỡi, có đỉnh bằng phẳng mà bạn có thể đặt một ly nước hoặc một chậu kiểng nhỏ trên đó. Nó có mặt trên khắp nước Mỹ như một chứng tích thầm lặng rằng đã có một thế hệ nam thanh niên đã ra đi mãi mãi khi tham chiến ở Việt Nam. Được làm tại Việt Nam với số lượng lớn và được chở về ở mức vài ngàn một ngày vào lúc cao điểm của cuộc tương tranh. Hugh Mulligan của hãng AP (Associated Press) đã viết [về Buffy] vào năm 1983: "Chúng được đặt nghiêm trang một cách khôi hài trên hành lang của West Point" (7) và "sát dọc với các hồ bơi sân sau của vùng ngoại ô hẻo lánh". Chúng có giá chừng vài đô la một cái và thêm ít nữa để giao tới tận nhà luôn nhờ vào sự trợ cấp của Bưu điện Quân đội Mỹ.
Tên của nó, xuất phát từ những chữ viết tắt của "Bloody Useless Fucking Elephant", do một sĩ quan hậu cần đã phải khó khăn khi tìm chỗ cho chúng trong khi những chỗ trong khoang tải hàng hóa bằng phi cơ của ông vốn đã eo hẹp nay lại bị các món quà lưu niệm gở cuồng này ngốn hết.
Hầu hết các Buffy có màu sắc lòe loẹt. Nguyên thủy, chúng được sản xuất tại một nơi có tên gọi là Lái Thiêu, ở mạn bắc Sài Gòn, là một quần thể những vùng dất nhỏ thơ mộng có nhiều đền chùa nghệ thuật được biểu hiện nhiều với 2 màu xanh dương và xanh lá cây dịu nhẹ. Hiện nay, như Linh Anh Moreau - con gái của Ron Moreau, một phóng viên xuất sắc của tờ Newsweek ở Việt Nam - đã viết trong một blogpost 2012 rằng Lái Thiêu thời cũ là đã hết rồi: "Hầu hết các nghệ nhân người Việt gốc Hoa cũ nay đã chết hoặc đã bỏ trốn khỏi xứ, và bí mật nghề nghiệp của nghệ thuật đó cũng đi theo họ. Những trai trẻ mới học nghề, thì hầu hết đã được gọi vào quân đội miền Nam Việt Nam, hoặc gia nhập quân Việt Cộng, hoặc bị cưỡng bức hoặc tự ý chọn". Vì vậy, câu chuyện của các “Buffies”, ngay ở cái nhìn thoáng qua ban đầu từ một khía cạnh nhẹ nhất đi nữa, trong thực tế, cũng đã là một câu chuyện khơi dẫn sự thất bại và tổn hại rồi.
Còn cái nhìn của Gloria Emerson thì không hề nhẹ. "Mỗi mùa đông đi bộ trên đường phố của các thành phố khác nhau của Mỹ," bà viết trong cuốn sách của mình về cuộc chiến, về bên thắng và bên thua, "Tôi đã từng nhìn vào những người đàn ông trẻ tuổi trong áo khoác quân đội loại tồn kho, một số có các miếng vá mang dòng chữ mà tôi đã biết quá rõ: the Americal, Screaming Eagle, Tropic Lightning… Có một lúc lâu tôi không chịu nổi những cái áo jacket đó vì luôn luôn thấy một mối nghi trong lòng: phải chăng các áo này đã được cởi ra khỏi các xác chết của lính Mỹ ở Việt Nam, tân trang lại, rồi ép hồ cho cứng và bán ra như là những hàng tồn kho?"
Tội lỗi của những người đã tham gia cuộc chiến tranh nay được kết hợp với tội lỗi của những người ở nhà. Trong một đoạn xưng tội nổi tiếng, James Fallows đã viết ông và các bạn học Harvard đã giả vờ bệnh tật như thế nào để trốn quân dịch. Khi những nam sinh Harvard rời phòng thi, họ nhìn thấy "các chàng trai đến từ Chelsea, tóc đen, dày, những người vô sản da trắng của Boston ... Họ lần lượt đi qua các luồng kiểm tra như thể đàn gia súc bị lựa ra để giết thịt ... Trong khi có lẽ bốn trong năm trong số bạn bè của tôi từ Harvard đã được hoãn dịch, thì ngược lại, các chàng trai Chelsea thì không. Chúng tôi trở về Cambridge chiều hôm đó ... Buổi nói chuyện quả là có nâng cao tinh thần, nhưng lúc ấy có một cái gì đó hiện rõ ra rất thực mà không ai trong số chúng tôi muốn đề cập đến. Giờ thì chúng tôi đã biết ai còn ai mất".
Đi dạo trong thảo cầm viên một lần nữa ngay trước khi Sài Gòn thất thủ, Peter Kann của tờ Wall Street Journal và tôi đã được một cậu bé khoảng 13 bắt chuyện, cậu ta rút từ trong túi ra một vật lạ. Đó là một mô hình nhỏ của một máy bay trực thăng quân sự Mỹ được làm từ những thứ vật liệu phế thải – như một miếng thùng trong suốt dùng đựng bút bi, những mảnh của vỏ lon bia và những thứ khác đại loại như vậy. Trong chiếc túi kia còn có nhiều thứ khác. Cậu đã rất khéo léo khi giải thích, bằng một thứ tiếng Anh khá đúng, cậu đã làm chúng như thế nào, và đã thành công khi chúng tôi đã mua hai món. Đặc biệt đối với tờ Wall Street Journal, đây là một ví dụ điển hình về tài kinh doanh buôn bán – một thứ tài năng không hề được nước Việt Nam mới đồng tình. Tôi thấy mắt mình cay cay khi cảm động nhìn cậu bé xếp gọn những tờ bạc, và tôi biết Kann cũng như tôi. Chúng tôi chẳng có lý do gì để nghĩ một tương lai không sáng lạn sẽ đến với cậu bé, nhưng tôi nhớ ngay lúc đó trong tâm mình đã nghĩ Việt Nam đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh quá khủng khiếp, cho nên một hành trình khốn khó cho đất nước này đang chờ đón phía trước là không sao tránh khỏi- nói một cách khác, tất cả do Mỹ gây ra. Những tang thương mất mát đã qua như báo biểu rằng sắp tới sẽ còn nhiều nữa khi giờ khắc cáo chung của Sài Gòn bắt đầu điểm.
Saigon April 28, 2015
Lê Tùng Châu dịch
Chú Thích: Toàn bài, Martin Woollacott không có 1 chú thích nào. Các chú thích dưới đây bởi người dịch.
1- Có lẽ Martin Woollacott viết nhầm, phải là ngày 1/5/1975 mới đúng.
2- “Decent Interval” cũng là tên của thiên Hồi Ký của Frank Snepp (xuất bản 1977) kể về những ngày cuối cùng của Saigon năm 1975. Frank Snepp là nhân viên CIA chi nhánh Saigon và là Trưởng bộ phận phân tích tin của Tòa đại Sứ Mỹ tại Saigon, người ở lại cùng với Đại Sứ Martin cho đến chuyến chót trong chiến dịch cầu không vận bằng trực thăng có tên là Operation Frequent Wind (thực hiện không gián đoạn từ khoảng trưa ngày 29/4/1975 -ngay trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon- cho đến gần 9 giờ sáng ngày 30/4/1975) để đưa người di tản thoát khỏi Saigon trước khi thất thủ)
3- Xin xem:
- Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975?
- Vì Sao Tôi Bỏ Quân Ðoàn I? - Tường trình của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
4- Edward Gibbon là một sử gia người Anh với công trình quan trọng nhất: The History of the Decline and Fall of the Roman Empire ("Lịch sử suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã") đã được xuất bản 6 lần trong khoảng 1776 đến 1788.
5- Sĩ quan hiện dịch: thường là những sĩ quan được đào tạo từ một trường võ bị quốc gia (ở Việt Nam: Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ở Mỹ: Trường Võ Bị Quốc Gia West Point) là nơi đào tạo quân nhân chọn đời binh nghiệp vĩnh viễn dù trong thời bình hay thời chiến. Đối lại với "hiện dịch" là "trừ bị" (ở Việt nam có Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức) tức những quân nhân có thể giã từ binh nghiệp trong thời bình để trở về đời sống dân sự (civil)
6- Thuật ngữ "boots on the ground" là từ một quá trình quân sự phong phú. Chắc hẳn nó đã có từ thời sĩ quan người Anh Robert Grainger Ker Thompson trở về trước, đó là một chiến lược gia về du kích chiến của Anh trong nỗ lực chống lại quân Giải phóng Dân tộc Mã Lai thời "Malayan Emergency" 1948-1960 [tức thời chiến tranh du kích kéo dài từ 1948-1960 ở Malaya giữa thực dân Anh và lực lượng Giải phóng Dân tộc Malaya (MNLA - quân du kích của đảng Cộng sản Malaya)]. Thuật ngữ này ("boots on the ground") cũng liên quan đến Hoa Kỳ nhất là Tướng William Westmoreland (1914 – 2005, tướng 4 sao, Tư lệnh MACV - lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam- từ 1964 – 1968) khi Mỹ tham chiến tại Việt Nam, đặc biệt với việc gia tăng lực lượng hùng hậu vào 1965-1968.
7- Trường Võ Bị Quốc Gia Hoa Kỳ
Nguyên Văn:
Forty years on from the fall of Saigon: witnessing the end of the Vietnam war
by Martin Woollacott - The Guardian, Tuesday 21 April 2015
When North Vietnamese troops marched into the capital on 30 April 1975, it marked the most crushing defeat in US military history. Four decades after he reported on these events for the Guardian, Martin Woollacott reflects upon what it meant for the future of both nations
The day after the North Vietnamese took Saigon, the city was woken by triumphal song. During the night the engineers of the victorious army had rigged up loudspeakers, and from about 5am the same tinny liberation melodies were incessantly played. It was 30 April 1975, and sharp early sunlight illuminated Saigon’s largely empty streets, at a time when the city’s frenetic traffic would normally have already begun to buzz. But hardly anybody knew what to do – whether to go to work or not, whether there would be anything to buy in the market, whether there would be petrol, or whether new fighting might break out. It was, of course, not just Saigon’s daily routine that had been utterly disrupted. Its established role as the capital of non-communist Vietnam had vanished overnight, its soldiers had disappeared, and many of its generals, politicians and civil servants were at that moment bobbing up and down on the decks of warships in the South China Sea, with US Navy blankets pulled round their shoulders.
Through all the years of conflict, war had not often touched Saigon, with the exceptions of the occasional rocket attack, some restaurant bombings and the dramatic but limited incursion into the city – indeed, into the grounds of the US embassy itself – during the Tet offensive in 1968. Saigon shuddered, but felt it had escaped the worst. And in fact, as the liberation music echoed down the streets, it had just escaped again. Although few knew it, the North Vietnamese had been prepared to batter the city with heavy artillery and to fight their way in, block by block, if the defence they met had been stronger. Had the last South Vietnamese president, General Duong Van Minh, not ordered the army to lay down its arms, Saigon would have fared very badly indeed. Vietnamese joked that the communists took Saigon “without breaking a light bulb”. That was not true either: casualties were heavy on both sides, but the fighting stopped just short of the city limits. In the centre, there was potentially more to fear from lawlessness and looters. Stewart Dalby of the Financial Times and I were walking along Tu Do, one of Saigon’s main streets, when a hard-looking man with his shirt out over his trousers stood in our way. He touched his waistband to indicate a gun, and then casually lifted Dalby’s expensive camera off his neck. Incidents like that were enough to convince most people that the sooner the communists took full control, the better.
There were, on that first day of the new era, no Americans in the fort-like embassy on Thong Nhat Boulevard, just the detritus of the previous day’s chaotic evacuation and the looting that followed. There was nobody in the ornate little town hall. There were no deputies in the old French opera house where the National Assembly used to meet. And there was no president in the presidential palace. Nguyen Van Thieu had left the country. His immediate successor lasted a week before handing over to Minh. Minh told the first North Vietnamese officers who entered the palace that he was ready to hand over power. “You cannot give up what you do not have,” they replied, and took him away. He had been president for just two days.
Minh’s power was indeed a fantasy, but Saigon had lived on fantasy for weeks. In the city’s botanical gardens, where citizens used to promenade at weekends with their children, you could hear a dozen rumours in as many steps. “The French are coming back in with two divisions,” said one. “The Americans will soon bomb,” said another. “There’s going to be a coalition government,” said a third. As the end approached, the most common sentiment seemed to be “We are all Vietnamese”, pronounced in a manner somewhere between hope and resignation. That was a comforting thought for many, but not for those of rank, or those with close connections to the government or the Americans. They feared vengeance or, at least, that they would be marked for ever by the disgrace of their former allegiance. Some, it seemed to us, had no real reason for such anxieties, but were just caught up in the madness of the moment. “Fear of the Vietcong had made Saigon lose its wits,” wrote one reporter. But they wanted to leave, and many did, on transport aircraft at first, and, at the last moment, on helicopters – the first of the huge diaspora of nearly a million Vietnamese who were to leave the country after 1975.
The US officers managing the evacuation had to make agonising choices. In order not to undermine what was left of the defence of South Vietnam, they had to limit the earlier departures, but they also had to make increasingly firm promises to those who remained that, “if it came to it” (for the idea that South Vietnam might survive in some form was still officially alive), they would all be got out at the last minute. This was a promise they could not keep. “Their cries of panic over CIA radios on the last day still tear at my conscience,” Frank Snepp, one of the agency’s team in Saigon, wrote many years later. The day before the fall, from the vantage point of the roof of the Caravelle, one of the city’s two smart hotels, I and other correspondents watched one queue waiting in increasing despair at a pickup point on the top of a nearby building. A slow, mute tragedy, as the beat of the rotors faded away, and the realisation gradually dawned that there were not going to be any more US helicopters – ever. At the US embassy, the desperation was anything but mute. Wailing crowds besieged the place, pleading for entry, as marines pulled in those who had the right credentials – a white face helped – and pushed out those who did not.
The next day, the tanks came in first, their long-barrelled guns sticking out like Pinocchio’s nose, heading for the centre of the city and the presidential palace. Since war is always a muddle, some got lost. We saw one backing up and turning, its gears grating, and then advancing on the old French hospital, hardly a military objective. But soon enough the tanks were at the palace gates and then through them, the lead tank bearing a jubilant but nervous James Fenton, the poet and journalist who had improbably become the last Washington Post correspondent in Saigon. As the new soldiers came in, the old soldiers faded away, sometimes with a final, bitter flourish. We saw one column deliberately firing off all its signal flares as it marched in formation – green, red, white, green again – before dispersing.
The new soldiers, who we soon learned to call bo doi (“foot soldiers”), wore plain, slightly floppy green uniforms and old-fashioned pith helmets. They looked relieved: the war was over, they had not died, and they had played their part in a great victory. Some days later, there was a parade, after which many left Saigon. Those who stayed were polite, and almost hesitant. They assumed white foreigners were Russians. Some seemed wide-eyed at Saigon’s prosperity, or were fascinated by watches, issued in the North Vietnamese army only to those of the rank of major and above, particularly those showing the date. They called these “watches with windows.” If in pairs, they held hands, a curiously touching sight. But they appeared formidably well trained. When a few diehards opened fire on North Vietnamese troops near the park between the presidential palace and Saigon’s red‑brick cathedral, journalists saw an instantaneous and almost balletic rearrangement. Soldiers who had been lounging and smoking a minute before were suddenly prone and judiciously returning fire, as outflanking squads rapidly closed in on the attackers. It was a reminder that the time when the war had been about under-equipped guerrillas taking on big, conventional forces was long gone. The North Vietnamese rolled into Saigon with everything a modern army could want. They had ample armour and artillery – everything except air power. But by then the South Vietnamese had hardly any air power left either.
* * *
Vietnam had been a political, military, and moral cockpit for years. The war was so much at the centre of everybody’s consciousness that it sometimes seemed as if all that was wrong with the world and all that might be made right in it was here. So many important things would be decided here: which side would prevail in the international contest between communists and non-communists; whether western countries would continue to dominate the ex-colonial world; whether small countries could stand up to big ones; whether guerrillas could defeat modern armies. And also, whether a popular movement – a peace movement in the very heart of the war-making country itself – could turn around the policies of a great power. These questions, simple in outline, remain almost as hard to answer today as they were on the day Saigon fell. The plain fact that the American war in Vietnam was a mistake and a crime – because it was undertaken so lightly, pursued so brutally and abandoned so perfidiously – is about the only plain fact there is.
The story of the collapse of South Vietnam is notoriously a chronicle of a defeat foretold. Richard Nixon and Henry Kissinger, knowing the war was no longer politically sustainable, had agreed to withdraw US troops, as stipulated by the Paris Peace Agreement in 1973. They knew that meant the North would probably win, but wanted, in Kissinger’s words, a “decent interval” between their departure and the likely defeat of South Vietnam. Although it seems they occasionally entertained the idea that South Vietnam, given help, could perhaps survive, what this really meant was that they expected the South Vietnamese to fight on after the American soldiers slipped away, with the result that the US would not look too bad internationally. This insidious design was compounded by the general slippage in Nixon’s political position, with his expansion of the war into Cambodia attracting widespread opposition, the 1973 oil-price shock taking its toll and the huge costs of the war coming home in the shape of rising inflation – and all of this capped by the unfolding Watergate scandal. A disillusioned and mutinous Congress bolted, particularly on the war, imposing cut after cut on the military aid that Saigon had been promised.
Inexorably and, to the South Vietnamese, inexplicably, the number of shells their guns were allowed to fire, the number of missions their aircraft could fly and the spare parts available to keep equipment working diminished month by month. In late August 1974, Major General John E Murray, whose job it was to maintain the supplies the South Vietnamese army needed to function, wrote flatly that “without proper support the RVNAF (Republic of Vietnam Armed Forces) are going lose, maybe not next week, or next month, but after the year they are going to”. As a technical, military problem, the war really was quite simple. South Vietnam was a long, thin country that was, by its geographical nature, permanently outflanked. It had to defend itself at every point, and could not do so without the mobility and firepower that was provided by US aid. But the tap supplying that aid was now being turned off.
President Thieu, who never had much legitimacy, now had even less. The southern economy was falling apart, he had lost the support even of the Catholic parties that were normally with him, and the Buddhists were more and more estranged, as were the moderates and neutralists in the so called “Third Force”. But if the South Vietnamese were in a parlous state, the North Vietnamese had deep anxieties of their own. Although party and government maintained an outward show of absolute confidence that victory and reunification would come, inwardly they were not so sure. They, too, had equipment and ordnance problems, since the Russians and Chinese had also cut supplies after the Paris Peace Agreement. And, just like the South Vietnamese, they worried about the reliability and motives of their allies. As George J Veith wrote in Black April, his military history of the final years of the war, Hanoi felt that it had only “had a small window of opportunity to win”.
The plan was for a two-year campaign that would bring victory in 1976. But the opening moves in the central highlands were so successful that they went for broke in 1975. It was all over within two months. Mistakes of generalship by Thieu and some of his commanders made things worse, but the early defeats were essentially caused by the South’s lack of reserves and reduced firepower. The North Vietnamese then closed in on Saigon. In the central highlands, Hue, Danang and elsewhere, there were terrible scenes of panic and disorder, of disobedience and desertion, but also hard-fought battles and acts of heroism and sacrifice. But South Vietnam – “puppet entity”, real country, or whatever it was – had disappeared in a puff of battle smoke. The world gasped.
* * *
The reporters who had chosen to stay in Saigon were mainly French and Japanese, plus a few British and one or two Americans vaguely pretending to be Canadians. We had reported a war that, while not without its dangers, was in some ways an easy one for journalists. We were ferried around efficiently by US planes and helicopters, and fed, accommodated and protected by US and (to a lesser extent) South Vietnamese soldiers. You could be on the edge of a battle in the north, near the ironically named Demilitarised Zone, in the morning, and back in Saigon having a drink after a shower in the early evening. Now we suddenly found ourselves in limbo. Our life-support system of American pilots and protectors, analysts, Australian embassy military attaches and the like had vanished. Many Vietnamese contacts had left or gone to ground. Our fixers, assistants, drivers and translators had, too. (Some who turned out to have been communist agents did remain, but they had moved up in the world, naturally.)
The North Vietnamese had a few sophisticated English- and French-speaking officers who were sometimes helpful, but that was rare. On one such occasion, just after the fall of the city, a North Vietnamese army film unit burst into the offices of CBS and demanded that the bureau hand over its footage of the last real fight of the war, at Newport Bridge just outside the city. They were sweaty and angry – it seemed they had arrived too late at the bridge to get their own film, so they wanted to grab what the US TV crew had shot. I witnessed the confrontation and shot off to get a suave North Vietnamese colonel we had met earlier. He came, defused the situation and ordered his compatriots to leave. The relieved bureau chief offered him a drink. He gracefully refused, adding, with a slightly crooked smile: “Later on, we will have many happy times.”
Perhaps not surprisingly, we never did. We were left to our own meagre devices. We could not file our reports at first, because the post office was closed and all other telexes and phone lines were down. When we could, we sent reams of copy about the final days that we had been unable to get out at the time. After that, what could we do? We could not do what we had so often done in the past, which was to write critically about US policy and the South Vietnamese government and army. All that was gone, and our criticisms no longer mattered, if they ever had. Some of us tended instead to follow an odd routine, visiting places and buildings that had once been important and writing “then and now” pieces. A group of us drove along Route 13 toward An Loc, a town north of Saigon that had been under siege during the 1972 general offensive. We came across a bizarre sight as we drove down a side lane – what looked like a whole company’s worth of combat boots lined up neatly on the tarmac, as if their owners had been suddenly raised to heaven. South Vietnamese military tunics were scattered in the ditches on each side. There were similar scenes elsewhere. The explanation was that the North Vietnamese troops had ordered surrendering units to shed their gear.
The irony of this sort of sightseeing was obvious. An Loc had been a South Vietnamese victory, hard fought by airborne troopers and rangers, but clinched by US air power: almost every B-52 in south-east Asia was called in to strike the North Vietnamese attackers. We were, in a sense, reporting the past, because the present was too puzzling. We had an iced drink at a stall near an abandoned military camp and looked for where an American adviser’s office had been, but failed to find it and set off through the flat, scrubby countryside back to Saigon. On the way out to An Loc we had passed the British embassy, and I noticed that the squad of soldiers guarding it had taken down the union jack and were using it as an awning to shield themselves from the sun. Choked – and surprised – by a sudden rage, I got out of the car, marched over to them, and insisted they put it back on its staff. Taking me for a Russian or East German and imagining I had some kind of authority, they at least folded it up.
“What was that about?” I asked myself. The soldiers had meant no insult. It was just a piece of cloth, after all. But the truth was that we were all, to one degree or another, still mentally in the old war, and still imbued with a consciousness of western supremacy that events had just contradicted in a most emphatic and dramatic way. And this was so, even though few us had ever been strong supporters of the war. Before the fall of the city, Philip Caputo, an American journalist who had also been a marine officer in Vietnam and had written a brilliant book about his experiences, wondered aloud whether what was happening was akin to the legionnaires withdrawing from the outer reaches of the Roman empire. Was our western sway over the world, in its final American embodiment, coming to an end? Something had been torn down and something else – something not “ours” – would come in its place. The drawing of such parallels was commonplace – a kind of self-romanticisation that seems distasteful in retrospect. Vietnamese people, North and South, were at an extraordinary moment in their history, and we were sitting around misquoting Edward Gibbon.
We also tried, of course, to report what was happening in the new Vietnam. Some of it was under our noses, in the very hotels in which we were staying, as staff were summoned to various kinds of re-education meetings. Hoc tap, as it was called, would eventually touch almost everyone. Former officers were called in, grade by grade. Was there to be, at least for a while, a separate southern state? What role would be played by the provisional revolutionary government, which had been such a feature of wartime propaganda? Not for long, and very little, were the answers, but our time was so short and the new authorities so opaque in their workings that we had only slender notions of what was going on.
We had a sense that we – or rather the countries we represented – had been demoted, even if, with one part of our minds, we saw that as a long-deserved comeuppance. That feeling was reinforced by the fact that, while we journalists were not prisoners, we were not free agents either. We could not decide for ourselves whether we would stay in Vietnam or leave. “They” would decide that. We admired them and their discipline – what we thought was their revolutionary purity – but something about their unbending attitude was disconcerting. It seemed to rule out the possibility of a national reconciliation based on even limited compromise. The Italian journalist Tiziano Terzani put it best in his book Giai Phong! (Liberation!): he felt both “a great admiration and a subtle fear” that the revolution was close to “the borders of inhumanity”.
It was sometimes galling to be as excluded as we felt we were. Most of the small group of British correspondents holed up during the day in a spacious villa belonging to a British bank. The bank’s remaining representative, an Indian citizen, was happy to loan it to us because he thought our presence would prevent it being requisitioned. It came with a big, good-natured dog, who was very pleased to see people, as dogs often are. One evening a North Vietnamese patrol arrived, posing some polite questions about why we were there, but often looking pointedly at the dog. “Good to eat,” one of them finally said, rubbing his stomach. “The bastards want to eat our dog,” we said indignantly to one another after they left. A little while later, we British, together with most of the 100 or so journalists who had stayed, were politely thrown out of the country and put on a Russian Antonov passenger aircraft to Vientiane in Laos. Before we left, we tried to make arrangements to protect “our” dog, but we were not very optimistic about them.
* * *
Back in Washington, Gloria Emerson of the New York Times, perhaps the most passionately anti-war of all American correspondents, recorded the irrational elation, backslapping, cigar-lighting and self-congratulation over the Mayaguez operation at the White House, and the extraordinary increase in the government’s popularity it brought about. The Mayaguez was a US freight ship whose crew were detained off Cambodia by the Khmer Rouge a few days after the fall of Saigon. The Americans sent in marines to rescue the crew, who, it turned out, were probably not in any danger. The operation then somehow got ludicrously pumped up as a counterweight to the humiliation of 30 April in Vietnam and the earlier fall of Pnomh Penh. In reality it was a botched and stupid affair in which the Americans lost a lot of people while attacking Khmer Rouge forces who – in a foretaste of the future – were in fact preparing to defend what they saw as their territory against the new masters of South Vietnam. In its poor intelligence, wasteful firepower and bloody confusion, it encapsulated much that had been wrong about the war that had just ended.
The Mayaguez affair was the first indication that you could take the United States out of Vietnam, but you could not take Vietnam out of the United States. In the decades since, the US has never ceased to fight the war. It continued to fight it, in the most immediate sense, by vindictively isolating the new Vietnam economically and politically. This it later took to a monstrous extreme by effectively favouring the Khmer Rouge regime remnants who were resisting the new Vietnamese-imposed government in Pnomh Penh.
The two countries are now almost as friendly as Ho Chi Minh had hoped they would be in 1945, when his appeals to the US for help in achieving independence from France went unheard. But if the US has finally stopped chastising Vietnam itself, the war still goes on in other ways. Everything the US has done in the world since then has been conditioned by its fear of the consequences of trying to reassert itself militarily – and by its compulsion to do so. The fear is of another Vietnam, another quagmire, another debacle. The compulsion, though, constantly seeks out other places where something like Vietnam can be taken on again, but this time won, cleanly and conclusively. The US has sought this compensatory victory again and again, most recently in Afghanistan and Iraq. Vietnam, like Hamlet’s ghost, refuses to go away. The war never went away in America, at the most fundamental level, because it became a test of how Americans saw their country.
Vietnam, like Hamlet’s ghost, refuses to go away. It became a test of how Americans saw their country
The young regular army officers who served in Vietnam returned home determined to create a new army. It would be a professional, all-volunteer force, and thus less subject to public pressure over casualties. It would have technology that could replace boots on the ground. But if there had to be boots on the ground, the new army would have skills in counter-insurgency of a kind it had lacked in Vietnam. Finally, it would not go to war without a guarantee that there would be no constraints on the full use of its resources – constraints that, in the view of many soldiers, had cheated the US army of victory in Vietnam. It was all in vain. The US public proved almost as sensitive to the deaths of volunteers as it had been to those of draftees. New technology created as many problems as it solved. Counter-insurgency strategies were still ineffective. And the guarantees that the use of force would not be constrained simply did not happen, because that is not how governments function.
At least three different Vietnam wars have competed for American attention, and for space on the heavily loaded shelves of books about the conflict. In one, the US had all but won, only to throw away its victory because of a lack of resolution, the liberal media’s opposition and congressional foolishness. In a second, it did win, because its aims of containing China and Russia and preventing a domino-fall of other south-east Asian countries into the communist sphere were actually achieved. In the third, the mission was undertaken in ignorance, quite aggressively, in the expectation that setting up a South Vietnamese equivalent of South Korea would be relatively easy, and then lurched out of control. Which war really happened? The war “cleaves us still,” President George HW Bush said in 1988, but “surely the statute of limitations has been reached. The final lesson is that no great nation can long afford to be sundered by a memory.”
* * *
For a homely reminder of how the war once touched nearly every American household, consider the buffy. Buffies are ceramic elephants about two-and-a-half feet high, with a flat top on which you can put a drink or a pot plant. They survive across the US as mute proof that a generation of young men went off to war in Vietnam. Made in Vietnam in vast numbers, they were being shipped back at the rate of several thousand a day at the height of the conflict. Hugh Mulligan of the Associated Press wrote in 1983: “They stand at ridiculous attention on the porches of West Point” and “alongside the backyard swimming pools of suburbia.” They could be bought for a few dollars and shipped home for less, thanks to the subsidised US Army Post Office. The name, derived from the acronym for “Bloody Useless Fucking Elephant”, was bestowed on them by a frustrated logistics officer who saw his scarce air cargo capacity being eaten up by the mania for these souvenirs.
Vietnam war: share your stories, photographs and memories
Read more
Most buffies were garish. But the originals, made in a place called Lai Thieu, north of Saigon, were beautiful pieces of temple art rendered in muted blues and greens. Now, as Linh Anh Moreau – the daughter of Ron Moreau, a distinguished correspondent for Newsweek in Vietnam – wrote in a 2012 blogpost, the old Lai Thieu is long gone: “Most of the old Sino-Vietnamese artisans had died or fled, and with them the secrets of their art. As for the few young men who had learned their skills, most had been drafted into the South Vietnamese army, or had joined the Vietcong, either by force or by choice.” So the tale of the buffies, at first sight a glimpse of the lighter side, is in fact one more narrative of loss and damage.
Gloria Emerson saw no lighter side. “Each winter walking the streets of different American cities,” she wrote in her book about the war, Winners and Losers, “I used to look at the younger men in surplus army jackets, some with the patches I knew so well: the Americal, the Screaming Eagle, Tropic Lightning. For a long time I could not bear those jackets, always suspecting they had been taken off the American corpses in Vietnam, sanitised, pressed, and sold as surplus.”
The guilt of some of those who went to war was matched by the guilt of some of those who did not. In a famous confessional piece, James Fallows wrote of how he and his fellow Harvard students faked ill-health to avoid the draft. As the Harvard men left the examination hall, they saw “the boys from Chelsea, thick, dark-haired young men, the white proles of Boston … They walked through the examination lines like so many cattle off to slaughter … While perhaps four out of five of my friends from Harvard were being deferred, just the opposite was happening to the Chelsea boys. We returned to Cambridge that afternoon … The talk was high-spirited, but there was something close to the surface that none of us wanted to mention. We knew now who would be killed.”
Walking in the botanical gardens again, just before the fall of Saigon, Peter Kann of the Wall Street Journal and I were accosted by a boy of about 13, who drew from a bag a wondrous thing. It was a small model of an American military helicopter made out of junk – the transparent barrels of ballpoint pens, bits of beercans and the like. He had several in the bag. They were so ingenious, and he was so winning as he explained, in pretty fair English, how he made them, that we bought two. For the Wall Street Journal especially, here was a textbook example of entrepreneurial talent – talent of the kind that might not be much favoured in the new Vietnam. I felt my eyes pricking as the boy stowed away his money, and I thought Kann was also affected. We had no reason to suppose the lad would have that bad a time in the future, but the thought was there that Vietnam, having endured a terrible war, almost certainly still had a rough ride before it – and so, in a different way, did the US. Much suffering and grief lay in the past, but there was a presentiment, even as things ended in Saigon, that the future held more of the same.
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...