. .

Monday, May 16, 2016

HÃY CÒN QUÁ SỚM ĐỂ THÁO BỎ LỆNH CẤM BÁN VŨ KHÍ CHO VIỆT NAM

Nguồn bài: Too Soon to Lift the Arms Ban on Vietnam / By THE EDITORIAL BOARDMAY / The New York Times - May 14, 2016


HÃY CÒN QUÁ SỚM ĐỂ THÁO BỎ LỆNH CẤM BÁN VŨ KHÍ CHO VIỆT NAM

- Ban Biên Tập The New York Times - May 14, 2016 - LTC dịch May 16, 2016


Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhanh chóng xóa bỏ tình trạng đối nghịch để tái lập quan hệ sau chặng dài chiến tranh tiêu hao. Chỉ tốn có hai thập kỷ kể từ khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973 để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Và Tổng Thống Obama vừa có kế hoạch đến thăm đất nước này vào cuối tháng 5 này.

Tổng Thống Obama không nên dễ dãi thỏa yêu cầu khẩn thiết của chính quyền độc tài Việt Nam hiện hành, đó là mong được Mỹ tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm vận mua bán, vận chuyển vũ khí vốn được áp đặt lên Việt Nam kể từ thời chiến, trừ khi chế độ này tỏ thiện chí tiến hành các động thái đáng tin cậy nhằm giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tuy thế, hiện vẫn còn có nhiều điểm thỏa thuận cần thiết khác.

Việt Nam là tâm điểm trong chiến lược trọng yếu của Tổng Thống Obama tập chú nhiều hơn đến châu Á nhằm tạo liên minh trên các mặt kinh tế, quân sự và chính trị để đối trọng với Trung Quốc ngày càng lấn lướt. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam đang phát triển ngày một thiết cận hơn - Hoa Kỳ hiện là nhà nhập khẩu lớn nhất hàng hóa từ Việt Nam. Cùng với 11 quốc gia khác, Việt Nam đã tham gia hiệp hội TPP (Trans-Pacific Partnership) hòng tìm kiếm cơ hội mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại trong khu vực đồng thời chứng tỏ có cải thiện tiêu chuẩn về nhân công và môi trường.
Cuối năm nay, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ mở cửa tại Saigon sẽ cung cấp một mô hình giáo dục Mỹ trong đó chú trọng một nền học thuật độc lập và tiên tiến. Hai bên đang hợp tác nghiên cứu đa dạng về sinh học, và Washington đang giúp Việt Nam đối phó với những thiệt hại về môi trường và sức khỏe do hệ quả của chất độc da cam gây ra trên nhiều vùng phía nam của đất nước.

Về mặt quân sự, năm ngoái, hai nước đã thống nhất tiến hành các hoạt động tập trận chung giữa 2 binh chủng hải quân để hợp tác và gìn giữ hòa bình toàn cầu. Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam tàu thuyền, các trang thiết bị cần thiết cũng như hỗ trợ huấn luyện cho đội ngũ bảo vệ biển của Việt Nam nhằm chống tội phạm quốc tế cũng như chống lại những nỗ lực độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương vốn đã được Tổng Thống Obama nới lỏng hồi 2014, với luận điểm rằng lệnh cấm vận vũ khí đó là di sản từ thời chiến tranh xưa nay không còn cần thiết nữa và rằng việc tháo dỡ cấm vận sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa hai bên và giúp đất nước này tự vệ hiệu quả hơn. Phe ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm cho rằng động thái này sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc. Tuy nhiên, với đường lối độc tài cố hữu của chế độ Hà Nội, thì đây chưa phải là lúc thích hợp để Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm hoàn toàn. Đảng Cộng sản đang kiểm soát hết tất cả các tổ chức tại Việt Nam, ngăn chận bầu cử tự do, giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị và chưa hề tỏ thiện chí tuân thủ đúng những điều khoản đã ký kết trong hiệp ước thương mại: tôn trọng và không can thiệp vào việc tổ chức công đoàn lao động độc lập.

Vào chuyến thăm Hà Nội tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ông Antony Blinken kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và nêu rõ rằng Việt Nam cần phải mở rộng nhiều quyền tự do của công dân nếu họ muốn xây dựng một nền văn hóa kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng Thống Obama rất cần nhấn mạnh thêm những chủ đề này.

Nếu quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Tổng Thống Obama và Quốc hội phải hành động cực kỳ thận trọng. Mỗi giao dịch bán vũ khí nhất thiết phải được xét và quyết định trên từng-trường-hợp-một một cách sát sao và tất nhiên điều này cũng phải được tuân thủ chặt chẽ y như đối với tất cả các nước khác vậy.

Sau cùng, như Thượng nghị sĩ bang Vermont ông Patrick Leahy đã khuyến cáo chính phủ Mỹ phải cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan, bao gồm cả việc Việt Nam phải có thiện chí "tôn trọng quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác của công dân"

Lê Tùng Châu dịch May 16, 2016



Bài Nguyên Văn:

Too Soon to Lift the Arms Ban on Vietnam

By THE EDITORIAL BOARDMAY / The New York Times - May 14, 2016


The United States and Vietnam moved more quickly than most adversaries to rebuild a relationship after a devastating war. It took only two decades for the two countries to re-establish diplomatic ties after the Americans withdrew from Vietnam in 1973. President Obama plans to visit the country later this month.
Mr. Obama should not feel obliged to give Vietnam’s authoritarian government what it wants — a complete lifting of the embargo on arms shipments imposed during the war, unless it takes credible steps toward addressing serious human rights abuses. Still, there are many points of agreement
Vietnam is central to Mr. Obama’s strategy of focusing more attention on Asia and uniting the region economically, militarily and politically to counter an increasingly assertive China. Economic ties are growing stronger — the United States is now the largest importer of Vietnamese goods. Along with 11 other countries, Vietnam has joined the Trans-Pacific Partnership, which seeks to further expand regional trade while also improving labor and environmental standards.
Later this year, Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City, offering an American model of education that stresses academic independence and innovation. The two sides are cooperating on biodiversity research, and Washington is helping Vietnam cope with the environmental and health damage caused by Agent Orange over much of the southern part of the country.
On the military front, the two countries agreed last year to conduct joint operations between their navies and cooperate in global peacekeeping. America has provided boats, training and equipment to Vietnam’s Coast Guard to fight transnational crime and counter China’s efforts to control most of the South China Sea.
Vietnam is pushing for a total repeal of the wartime arms embargo, which Mr. Obama eased in 2014, on grounds that it is an unnecessary relic and that lifting it would improve trust and allow the country to better defend itself. Advocates for lifting the ban say the move would send a strong signal to China. Given Hanoi’s authoritarian ways, though, this is not the time to lift the ban completely. The Communist Party controls all institutions in Vietnam, permits no free elections, holds over 100 political prisoners and has yet to meet its obligations under the new trade agreement to allow labor unions.
On a visit to Hanoi last month, Deputy Secretary of State Antony Blinken urged the government to release all political prisoners and made clear that Vietnam needs to expand rights and freedoms if it hopes to build a culture of entrepreneurship and enhance economic growth. Mr. Obama should reinforce those themes.
If he does lift the arms ban, Mr. Obama and Congress should move cautiously. Arms sales licenses should be decided on a case-by-case basis, of course, as they are with all countries. And, as Senator Patrick Leahy of Vermont has advised, the government should weigh all factors, including whether Vietnam is willing to act “to protect freedom of expression and other fundamental rights.”


.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...