collected, re-typed and saved by Le Tung Chau Oct. 8, 2022
Các tiểu mục trong Post này:
- Một (ảnh chụp và đánh máy lại fully) tờ báo giấy Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29-1-2015, đăng bài của phóng viên ANH VŨ quý giá.
- các infos chính yếu của Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống
- Tóm Lược Vụ Án Mạng Bưu Cục Cầu Voi và các dàn dựng, lập luận vô lý ấu trĩ để khép tội cho hình nhân thế mạng Hồ Duy Hải. 2019
- Nhân vụ bà Trương Mỹ Lan vừa bị chóp bu Ba đình Hanoi VC bắt giam Oct. 8, 2022, thử lật lại các mối liên đới của gia tộc Trương giàu có và có quyền trong bộ máy chóp bu VC mấy chục năm nay, để theo dõi tiếp cả sự kiện Trương Mỹ Lan bị bắt giam lẫn sự kiện hình nhân thế mạng Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục diễn tiến ra sao. by LTC Oct. 8, 2022
- Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải? By Lưu Trọng Văn 2020
- Một (ảnh chụp và đánh máy lại fully) tờ báo giấy Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29-1-2015, đăng bài của phóng viên ANH VŨ quý giá.
- các infos chính yếu của Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống
- Tóm Lược Vụ Án Mạng Bưu Cục Cầu Voi và các dàn dựng, lập luận vô lý ấu trĩ để khép tội cho hình nhân thế mạng Hồ Duy Hải. 2019
- Nhân vụ bà Trương Mỹ Lan vừa bị chóp bu Ba đình Hanoi VC bắt giam Oct. 8, 2022, thử lật lại các mối liên đới của gia tộc Trương giàu có và có quyền trong bộ máy chóp bu VC mấy chục năm nay, để theo dõi tiếp cả sự kiện Trương Mỹ Lan bị bắt giam lẫn sự kiện hình nhân thế mạng Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục diễn tiến ra sao. by LTC Oct. 8, 2022
- Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải? By Lưu Trọng Văn 2020
$pageIn
by ANH VŨ, Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29-1-2015
https://www.baotuoitredoisong.com/
Nhân chứng bí ẩn đoán được lời khai của Hồ Duy Hải trước toà.
Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành, Huỳnh Văn Minh. Anh này bị đột tử vào năm 2009, khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV TT-ĐS, thì Minh không tham gia trong vụ án và nếu có chỉ là vai trò phụ giúp không quan trọng.
Người đột tử thứ hai là Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.
Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra Hải đều nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, luật sư Đạt lần đầu tiên gặp Hồ Duy Hải đã nghe [Hồ Duy] Hải kêu oan cho rằng không thực hiện hành vi giết người nhưng [Hồ Duy] Hải không nói chi tiết.
Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên [Hồ Duy] Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diễn tiến vụ án. [Hồ Duy] Hải mới giải thích là do nghe Công an Viên Nguyễn Thanh Hải kể lại toàn bộ, nên thuật lại. Ngay lập tức, đại diện Viện Kiểm Sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án. Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm Sát đoán được [Hồ Duy] Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẵn tờ cam kết ấy?
Điều bí ẩn là bản cam kết này được thu thập và trình bày tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng nhưng lại được Tòa Sơ Thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của [Hồ Duy] Hải. Kỳ lạ hơn nữa là chứng cứ quan trọng này cũng không được Tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa Phúc Thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc Tòa đã không triệu tập nhân chứng Nguyễn Thanh Hải để tiến hành đối chất. Khi được Tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên Bản phiên tòa): “Bị cáo có nói, có nghe ngóng những người đi xem về nói có hai người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp [Nguyễn Thanh] Hải và Hải (Nguyễn Thanh Hải – PV) thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở vì tại thời điểm ấy Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An. Nên việc dân quân quen biết, nghe Công An Viên Xã kể chuyện vụ án là bình thường.
{ Trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hồ Duy Hải một câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này. Tuy nhiên,} Cái chết của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi vì sao Viện Kiểm Sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết phải rơi vào ngõ cụt.
Ông Trưởng phòng Cảnh Sát điều tra yêu cầu sếp cũ bào chữa cho bị cáo
Người đột tử thứ ba là Trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điều tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẫn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã thể hiện quyết tâm phá án là “Cái chết của hai cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.
Trong những biện pháp bằng mọi giá ấy có việc làm kỳ lạ là ngay từ sau khi khởi tố vụ án, ngày 1-4-2008, Phòng Cảnh Sát điều tra đã có công văn trưng cầu trực tiếp với đoàn luật sư Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Điều này trái với quy tắc hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo là cơ quan tố tụng gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm Hỗ trợ pháp lý, trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn và sau đó Trung tâm mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.
Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giữ cả nữ trang được mua ở tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi.
Và là điều bất ngờ khi luật sư Quyết vốn là thủ trưởng tiền nhiệm của thượng tá Tiến. Vào tháng 6-2008, sau khi gia đình buộc lòng ký hợp đồng với ông Quyết, thì thương tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận, đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt.
Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và Tòa án vẫn chỉ tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định!
Và ông Tiến còn được dư luận quan tâm khi điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt [ * ]. Nhưng sau vụ án này, ông được chuyển sang phụ trách phòng chống ma túy. Ông bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, bởi vào đêm trước đó, một cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết ông vẫn khoẻ mạnh bình thường. Hệ quả cái chết của ông là việc điều tra, làm rõ lại vụ án ở nhiều vấn đề trong đó có chuyện vì sao chỉ định luật sư Quyết sẽ rất khó khăn!
Lời nhắn kinh hoàng của ông Kiểm Sát Viên cao cấp
Người đột tử cuối cùng là Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẫm. Ông là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải. {Quê tại Thủ Thừa, Long An,} ông Lẫm từng làm Trưởng phòng kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm Sát tỉnh Long An trước khi chuyển về Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm. Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng, là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước. Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột Hồ Duy Hải và là người đồng hành với bà Loan, mẹ Hải, đi kêu oan).
Theo lời bà Rưởi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt, bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra, bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Về sau đó, do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưởi như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". Và qua người bạn này, ông Lẫm còn khuyên "gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi, ông này giỏi lắm”.
Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, ông Lẫm cũng thừa nhận điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án, điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội. Ông Lẫm bị đột tử năm 2013 tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não. Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưởi là câu hỏi ai đã xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp. Phải chăng chính vì lời xúi, sức ép nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm? Bởi vì điều tra tội hiếp dâm sẽ lòi ra nhân vật khác?
ANH VŨ - Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống số 360 ngày 29-1-2015
[ * ]:
Tag Hồ Duy Hải tại Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống: https://www.baotuoitredoisong.com/search?q=h%E1%BB%93+duy+h%E1%BA%A3i
(Truy cập và screenshot ngày Oct. 7, 2022, chỉ còn chưa tới 10 bài đăng từ tháng 3-2015 trở về năm trước 2014)
Facebook Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống: https://www.facebook.com/tuoitredoisong.official/
(Screenshot ngày Oct. 7, 2022)
[Facebook] Tuổi Trẻ - Đời Sống
(nhưng Facebook này chỉ đăng tin đúng được 1 số 1034 (phát hành ngày 1-11-2021) sau khi Post THÔNG BÁO này)
Truy cập và screenshot ngày Oct. 7, 2022. Nghĩa là Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống đã đóng cửa không hoạt động tròn 1 năm qua mà không 1 lời thông báo. Theo hình chụp screenshot thì Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống là ‘Ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô’ (địa chỉ: số 19 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội)
Le Tung Chau truy cập và đánh máy lại
Oct. 7, 2022
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 2
theo báo VC NLDO, kèm ngày giờ đăng nguyên thuỷ
"Phút 89" của tử tù Hồ Duy Hải (bài 1): Án mạng rúng động vùng quê
05-12-2019 - 09:00
Chị H.T.K.T (nhà sát Bưu điện Cầu Voi) nhớ lại khoảng 20 giờ 30 phút ngày 13-1-2008, chị nghe tiếng một phụ nữ la "Ướt, ướt…" nhưng không rõ tiếng của ai. Nghĩ họ đang đùa giỡn nên chị không để ý. Sau đó, chị không nghe thêm gì nữa cho đến sáng hôm sau mới biết có án mạng.
Cái chết bí ẩn của 2 nữ nhân viên bưu điện
Ngày 14-1-2008 cũng là một ngày không thể quên đối với anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên của Bưu điện Thủ Thừa). Sáng sớm hôm đó, như thường lệ, anh đến giao báo tại Bưu điện Cầu Voi nhưng cổng trước và sau không mở. Nhiều lần gọi nhưng không ai lên tiếng, anh Hiếu ra phía sau trèo rào vô bưu điện thì thấy cửa khép hờ. Khi mở cửa, anh Hiếu thấy chị Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987, là chị em chú bác với) và chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh 1985, ấp Nhơn Cầu, phường Tân Khánh, Long An) là 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, nằm trên nền nhà, cổ đầy máu. Xung quanh có nhiều đồ rơi vãi như: dầu ăn, nước mắm. Trên nền gạch ở gần cửa ra vào nhà vệ sinh có nhiều giọt máu khô... Đáng nói, hiện trường vụ án nằm ngay cạnh một đội dân phòng. Công an tỉnh Long An đã điều động đông đảo cảnh sát phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Cơ quan giám định pháp y kết luận 2 nạn nhân tử vong do vết thương hở làm đứt ngang vùng cổ phía trước, mất máu, máu tụ vùng đầu và vùng cổ.
Nhiều nam thanh niên được mời lên làm việc, lấy lời khai nhưng sau đó, mọi hướng tập trung vào Hồ Duy Hải (sinh 1985; ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa). Sáng 20-3-2008, Hồ Duy Hải bị mời lên công an làm việc về hành vi cá độ rồi được thả về. Nhưng sáng hôm sau, công an bắt tạm giam Hải để điều tra về vụ án sát hại 2 nữ nhân viên bưu điện.
Tại Bản án sơ thẩm số 97/2008/HSST ngày 28.11 - 1.12.2008, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội "Giết người", 5 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hợp hình phạt cả 2 tội là tử hình. Hồ Duy Hải đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 28/2009/HSPT ngày 28-4-2009, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM không chấp nhận kháng cáo.
Theo bản án hình sự phúc thẩm, khoảng tháng 10-2007, Hồ Duy Hải quen chị Nguyễn Thị Thu Vân rồi thông qua chị Vân, quen biết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng. 19 giờ 30 phút ngày 13-1-2008, Hải đến bưu điện chơi. Đến 20 giờ 30 phút, Hải đưa tiền cho chị Vân nói đi mua trái cây về ăn. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng chị này kháng cự, chạy về phía cầu thang khu vực bếp ăn. Hải lấy thớt đánh vào mặt và đầu chị Hồng, sau đó dùng dao trên mặt bàn ăn cắt cổ. Đến lúc chị Vân về, Hải dùng ghế đánh vào đầu rồi kéo chị đến xác chị Hồng, đặt đầu chị Vân lên bụng chị Hồng rồi tiếp tục dùng dao sát hại. Sau đó, Hải rửa sạch dao bỏ vào phía trong một tấm bảng dựng ở sát vách tường gần cầu thang.
Kế tiếp, Hải lấy hơn 1 triệu đồng của phòng giao dịch, khoảng 40-50 sim điện thoại, 1 điện thoại Nokia rồi gom một số nữ trang của chị Hồng, chị Vân. Sau đó, Hải lấy nữ trang và điện thoại mang lên TP HCM bán được 3,7 triệu đồng. Gây án 1 tuần, Hải lấy quần áo, thắt lưng mặc hôm gây án đem ra đốt.
Hủy 2 bản án, điều tra lại
Tòa phúc thẩm xét thấy chỉ vì cá cược bóng đá thua hết tiền mà Hồ Duy Hải giết chết cùng lúc 2 mạng người hòng chiếm đoạt tài sản. Hành vi do Hải gây ra không những tước đoạt vĩnh viễn cuộc sống của 2 công dân mà còn gây đau khổ, mất mát không bù đắp nổi cho gia đình 2 nạn nhân. Hải phạm tội với quyết tâm cao, đến cùng, che giấu hành vi phạm tội. Do đó, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đến ngày 4-5-2009, Hồ Duy Hải có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình nhưng không được. Sau đó, Hồ Duy Hải và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Loan có đơn kêu oan; dì ruột là Nguyễn Thị Rưởi và em gái Hải là Hồ Thị Thu Thủy có đơn đề nghị hoãn thi hành án đối với Hải.
Ngày 4-12-2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không. Hội đồng Thi hành án tử hình tỉnh Long An đã ra quyết định hoãn thi hành án tử hình.
Đến tháng 2-2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Tháng 7-2019, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định pháp luật với vụ án Hồ Duy Hải.
Ngày 22-11-2019, VKSND Tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ 2 bản án và điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. VKSND Tối cao nhận định bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm của tòa án 2 cấp có nhiều nhận định, kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; việc thu thập, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.
Nhóm Phóng viên
https://nld.com.vn/thoi-su/phut-89-cua-tu-tu-ho-duy-hai-an-mang-rung-dong-vung-que-20191204203259291.htm
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 3
"PHÚT 89" CỦA TỬ TÙ HỒ DUY HẢI (bài 2): Những "sơ hở" chết người
06-12-2019 - 08:57
Quyết định kháng nghị mới nhất của VKSND Tối cao cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án của tử tù Hồ Duy Hải
Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết khi vừa tiếp nhận hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (ngụ xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị tuyên án tử hình vì giết chị Nguyễn Thị Thu Vân và Nguyễn Thị Ánh Hồng (nhân viên Bưu điện Cầu Voi) tối 13-1-2008, ông phải mất 3 tháng để hệ thống toàn bộ những chi tiết mâu thuẫn. Riêng hàng loạt dữ liệu về sai lệch thời gian đã dài gần 50 trang.
Không có nhân chứng thấy Hồ Duy Hải
Theo biên bản điều tra, một nhân chứng tên Đinh Vũ Thường (quê Đồng Nai) trên đường xuống Cà Mau làm việc đã ghé bưu điện để gọi điện thoại cho người thân. Cáo trạng viết nhân chứng Thường thấy bị can Hải ngồi trong bưu điện lúc 19 giờ 39 phút ngày 13-1-2008.
Hành trình tìm nhân chứng Thường khá gian nan và mất nhiều thời gian. Khi gặp luật sư Phong, nhân chứng quan trọng này khẳng định mình không thể nhận diện "người thanh niên" anh thấy ở bưu điện là ai. Một nhân chứng khác là anh Hồ Văn Bình kể ngày 13-1-2008, anh gửi xe ở bưu điện lúc hơn 19 giờ. Anh nhìn vào phòng khách thấy một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với chị Hồng. Anh qua nhà một người tên Mẫn rồi 10 phút sau quay lại. Lúc đó hơn 19 giờ 30 phút, anh đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và thanh niên trên còn ngồi nói chuyện.
"Như vậy, cáo trạng ghi rằng "người thanh niên" mà nhân chứng Bình và Thường khai là Hải là suy luận chủ quan, không đúng sự thật. Bình và Thường chưa bao giờ nói thấy Hải và cũng chưa biết mặt Hải là ai. Cơ quan điều tra cũng chưa cho Thường nhận diện Hải thì sao lại kết luận "người thanh niên" mà họ nhìn thấy là Hải mà không phải là người khác? Anh Thường cũng nói mình không hề được tòa triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng" - luật sư Lê Hồng Phong nêu.
Kết quả giám định pháp y tại hiện trường khẳng định không có vân tay của Hải. Bản án sơ thẩm cũng nhận định vết máu thu được tại hiện trường giám định không phải của Hải.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao ngày 22-11-2019 cũng nêu rõ bản án kết luận Hải có mặt tại hiện trường lúc 19 giờ 30 phút là không có căn cứ. Vì theo kết luận điều tra, lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ rồi quay về nhà dì Len trả xe Wave và sang nhà dì Rưởi lấy xe Dream đi đến quán Bảy Thanh trả tiền cho Võ Lộc Đang. Tổng cộng thời gian từ hiệu cầm đồ đến lúc chia tay Đang hết khoảng 28 phút.
Theo biên bản kiểm tra thời gian ngày 14-7-2008 của cơ quan điều tra, đoạn đường từ hiệu cầm đồ đến bưu điện 7,5 km đi hết 15 phút. Chưa tính thời gian chia tay Đang đi đến bưu điện thì Hải không thể có mặt ở bưu điện trước 19 giờ 39 phút 22 giây như đã kết luận. Đáng chú ý, kháng nghị này nêu rõ không có nhân chứng nào khẳng định được Hải có mặt tại hiện trường vụ án.
Vật chứng mua... ngoài chợ!
Cơ quan điều tra cho rằng hung thủ sử dụng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế để giết chết 2 nạn nhân. Tuy nhiên, theo biên bản khám nghiệm trường, cả ba loại hung khí này đã không được thu giữ.
Hai nhân chứng Nguyễn Văn Thu và Lê Thị Thu Hiếu cho biết "đã mua con dao và tấm thớt khác giao cho công an". Một nhân chứng là dân phòng khai với công an khi dọn dẹp hiện trường có thấy một con dao. Sau đó, họ đã mang đi đốt nên chỉ mô tả lại con dao. Từ mô tả này, nhân chứng Hiếu khai có con dao ở nơi xảy ra vụ án và… mua con dao khác cho Hải nhận dạng. Lời khai của nhân chứng Hiếu có dấu hiệu sửa chữa kích thước con dao. Ngoài ra, biên bản khám nghiệm hiện trường có thể hiện tấm thớt nhưng không thu giữ. Lời khai ban đầu của Hải cũng không đề cập việc dùng thớt đánh Hồng. Sau đó, Hải khai có dùng thớt nhưng mô tả độ dày tấm thớt khác nhau, lúc thì khai dày 10 cm, lúc thì dày 5 cm…
Một chi tiết khá quan trọng mà cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng tố tụng là chiếc ghế được cho là Hải dùng để đánh Hồng. Thực tế, chiếc ghế mà cơ quan điều tra đưa vào vật chứng lại không liên quan gì đến vụ án. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao ngày 22-11-2019 khẳng định nội dung lời khai của bị cáo Hồ Duy Hải mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhưng chưa được điều tra, thẩm vấn, làm rõ tại phiên tòa: mâu thuẫn về hành vi tấn công nạn nhân, mâu thuẫn về thời gian gây án, mâu thuẫn về tiêu thụ tài sản, mâu thuẫn về hành vi hiếp dâm chị Hồng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
MINH SƠN - LÊ PHONG
https://nld.com.vn/thoi-su/phut-89-cua-tu-tu-ho-duy-hai-nhung-so-ho-chet-nguoi-20191205231539887.htm
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 4
Tin mới nhứt Oct. 8, 2022: bà Trương Mỹ Lan bị bắt
Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đủ thứ khác - là em ruột bà Trương Mỹ Hoa Phó chủ tiệm nước 2002 – 2007, sinh 1945 Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Không thấy tin tức về mối liên hệ của giòng họ Trương Mỹ Hoa band với Trương tấn Sang Chủ tiệm nước 2011 – 2016, sinh năm 1949, Mỹ Hạnh, Đức Hòa, tỉnh Long An
Dân chúng râm ran tên thủ phạm thực trong Vụ Án Mạng Bưu Điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An đêm 13-1-2008 là 1 đứa cháu trai nhà Trương Mỹ Hoa. Tên này hiếp dâm và giết chết 2 cô gái bằng dao tại xong nó được bao che cho tẩu thoát thay tên đổi họ, rồi chúng đạo diễn đưa anh du kích Xã Nhị Thành Hồ Duy Hải ra làm vật thế thân cho tên tội phạm sát nhân đó, mà như nguyên văn báo đỏ viết: “…không có 3 vật chứng dao, thớt và ghế để giết chết 2 cô gái …”
đến nỗi chúng phải ra ngoài chợ mua dao thớt, còn chiếc ghế thì có tại phạm trường hung chúng lại không đưa vào ‘hồ sơ’!!!
rồi, nguyên văn báo đỏ viết tiếp: “giết người xong, Hồ Duy Hải bỏ dao vào tấm bảng lớn để sát vách tường gần cầu thang”
và
“Kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án thể hiện có chiếc thớt dính máu để ở gần nạn nhân Hồng và chiếc ghế xếp mà nạn nhân Vân gác chân lên, không phát hiện con dao được nhét vào sau tấm bảng treo đối diện cầu thang.”
Nhưng,
Vào năm 2020 (12 năm sau tuyên án tử hình Hồ Duy Hải) tên VC gộc “(Chánh án TAND Tối cao VC) Nguyễn Hòa Bình đã đứng nói tỉnh bơ trước Quốc hội VC về vụ án Hồ Duy Hải …:
Nguyên văn tại đây: https://cadn.com.vn/chanh-an-tand-toi-cao-thong-tin-ve-vu-an-ho-duy-hai-post226443.html
Trời đất!!! Làm sao thằng Nguyễn Hòa Bình biết đó đúng con dao sử dụng để gây án khi chúng để mất tới mấy tháng sau mới đi ra chợ mua dao thớt về để Hồ Duy Hải nhận dạng??? [vụ án xảy ra đêm 13-1-2008. Tới 20-3-2008 tức sau 2 tháng 1 tuần, chúng nó mới bắt Hồ Duy Hải. Thêm 9 tháng nữa, tức tháng 12-2008 chúng nó mới 'xử Sơ thẩm'???]
Nhà bà Trương Mỹ Hoa Trương Mỹ Lan này còn là sư phụ cho tên tội phạm Lê Thanh Hải cướp đất Thủ Thiêm (mà dân chúng đặt nick name cho nó là 2 Japan = Hai Nhựt = Lê Thanh Hải) trong vụ chiếm đoạt nguyên vùng đất Thủ Thiêm năm 2002 kéo đến 2021 gạo đã thành cơm và đẩy hơn 20.000 gia đình Thủ Thiêm vào cảnh mất nhà cửa, 1 tội ác trờ trờ đã 2 chục năm nay.
Em ruột tên 2J là Lê Tấn Hùng tổng giám đốc SAGRI (Tổng Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sài Gòn) vụ cướp đất Phường Phước Long B, Quận 9 năm 2015. Tháng 12-2021, Lê Tấn Hùng dính án tù 25 năm vụ SAGRI ni cùng 1 band 19 đứa nữa toàn là Saigon.
Thèn 2J là chủ tiệm Saigon từ 2001 - 2006; là bí thơ Saigon 2006 - 2016
Trương Mỹ Lan mới bị tó, sáng nay Oct. 8, 2022 hàng loạt báo đỏ đăng tin.
Năm 2014, Trương Mỹ Lan và 9 người khác trong gia đình nộp hồ sơ "xin thôi" quốc tịch Việt Nam. Nhưng sau chưa đầy 1 năm, 10 người này đồng loạt rút lại hồ sơ xin thôi quốc tịch đã nộp. Giang hồ đồn là vụ giết người ở Bưu Điện Cầu Voi năm 2008 đã chìm xuồng nên bọn người này mới thôi bỏ chạy.
Tin của báo VC đăng năm 2017:
Gia tài máu của Trương Mỹ Lan, tạm kể về mặt lồ lộ ra bên ngoài:
là chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), và là em bà Trương Mỹ Hoa, một khối tài sản kếch xù và thế lực của gia tộc họ Trương?
Second name: Trương Muội
Born 1956 - Saigon
Nổi lên từ 1992 với VTP.
Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), kinh doanh bất động sản, nhà hàng khách sạn + blo bla hầm bà lằng khác ...
Tài sản: 80% cổ phần của VTP Group Holdings (tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng)
VTP chính thức cổ phần hóa vào năm 2007 tức chiếm 1 chỗ bự trong Joint Stock Market Việt cộng, cho đến nay. Chồng là Eric Chu Nap Kee (người Hong Kong), Con gái là Chu Duyệt Phấn (born 1994), Cháu ruột là Trương Lập Hưng và Trương Huệ Vân (và 1 lô đám nhỏ khác nữa trong đó có thèn tội phạm giết người ở Bưu Điện Cầu Voi năm 2008, đã đổi lốt nhưng giang hồ vẫn biết tung tích, rất có thể tên này đã chạy thoát ra hải ngoại.)
Các công ty con nổi tiếng thuộc 'vệ tinh; của VTP Holdings Group như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư An Đông (vốn đăng ký 9.000 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam (Vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng, chủ sở hữu là chồng của bà – ông Eric Chu Nap Kee) và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỷ đồng)….
Tại Saigon, Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản “khủng” nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn như: Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square. Đây là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ chiếm vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.
Làm chủ Thuận Kiều Plaza luôn: Năm 2015, Công ty CP Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9.971 m2 với 3 tòa tháp cao 33 tầng.
Năm 2016 Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại quận 7 với diện tích 118 hecta với mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD.
Trương Mỹ Lan cũng chính là một cổ đông lớn của ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Bộ máy chủ nhân của ngân hàng này xuất thân từ nhiều doanh nghiệp lớn trong đó có tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chiều hôm qua (cho đến 5:00PM tức là giờ đóng cửa), khách hàng đến SCB không chuyển và nhận tiền (mặt) được, SCB bào là "hệ thống máy móc bị lỗi". Dòng tin tức này sáng nay Oct. 8, 2022 các báo đỏ đăng vào sáng sớm nhưng khoảng 1 hour sau đã đồng loạt xoá đi.
Hiện nay người gởi tiền vô SCB như ngồi trên đống lửa, vì họ ham lời (mức lãi tiền gởi cao nhất hiện nay của SCB là 7,75%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 24 và 36 tháng.)
Cách đây 2 ngày, ông Nguyễn Tiến Thành (born 1973) Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt được loan tin là đột quỵ (mới có 50 tuổi), nhưng giang hồ bảo, thực tế là xô cửa nhảy lầu khi đang khám nhà. Trong người chết mới có 2 ngày vẫn chưa kịp chôn thì VC bắt giam bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nguyễn Tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc (Công ty Cổ phần) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chắc chắn đây mới là khởi đầu của 1 vụ bợm bãi lớn. Trong khung cảnh hang chó 3 Đình sắp sập, thì bất cứ 1 động chuyển nào, trước hết, cũng đều là 1 sự sụp vỡ bớt các cây cột chống, và làm lay động các cây cột (tưởng như) chưa mục. Nói cách khác, đối với chúng nó thì đây bước đường từ từ đi vô cửa tử, còn với đại chúng thì là Good News. Tuy nhiên, phải suy nghĩ cho thấu triệt thì vụ vở lở hôm nay không phải bất ngờ gì cả, nó chỉ là cái Quả tất yếu từ nhiều tháng năm trước sanh ra, dồn lại, tức cái Nhân. Cái Nhân sanh ra cái Quả, đó là 1 nguyên lý bất biến không bao giờ sai. Vậy thì, với suy nghiệm của chúng ta hôm nay, những tình trạng ung thúi ngập trời bây giờ của tập đoàn máu là cái Nhân, vậy thì đâu có khó gì để thấy trước cái Quả sắp đến??? Wait and See!
Trong cơn lụt lở đất này, còn 1 vụ mới toanh, báo lố bố láo VC mới đăng trưa nay 0ct. 8, 2022,, trùm đất (Công ty Cổ phần) NovaGroup/NovaLand Bùi thành Nhơn và vợ Cao Thị Ngọc Sương đã bán Công ty ho ra bạc khạc ra tiền này của bầy dây máu ăn phần.
Hiện tôi đang tìm relation của cặp vợ chồng này với VTPhat. Nhứt định tất cả đều có trói hết vô với nhau 1 đám, ví dụ vụ Tân Hoàng Minh 2 tháng trước, là 1 tên bợm đất Thủ Thiêm -> 2J -> Trương Mỹ Lan v.v...
Đây là dòng báo lố VC viết:
LTC
Oct. 8, 2022
$pageOut$pageIn Phân đoạn 5
đăng ngày May 11, 2020
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02zYhwCxGB92sskgupSYZ1qMGFi4GkzUrfnxuwJ7ur8YdkL28uhGVMkjBzQUvr5qx2l&id=100009457401127
Đêm 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết.
Tại sao một vụ án hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân diễn ra ở ấp lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và lôi kéo thành trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?
Vụ án rất đơn giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ CA ngay sau vụ án dựa theo báo cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.
Như vậy vụ án đã điều tra xong.
Thủ phạm đã quá rõ.
Chứng cứ cũng đã quá rõ.
Nhưng...
Một kịch bản khác đã được dựng lên. Theo đúng trình tự khớp với hiện trường đã được nghi phạm giết người khai ra, để rồi bất ngờ vì một lý do nào đó, một nghi can khác đã phải khai ra chính mình là thủ phạm - khớp với sự thật.
Để bịt sự thật này toàn bộ lời khai và hồ sơ của nghi can Nghị [ Nguyễn Văn Nghị, sinh 1980, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ] đã bị bàn tay nào đó ra lệnh rút khỏi hồ sơ vụ án.
Đó là lý do 17/17 thẩm phán tối cao biểu quyết cho rằng chỉ có kẻ gây án là Hải mới biết các chi tiết xác thực của vụ án và đi đến kết luận các sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án của các quan ngài trên.
Làm sao không khớp cho được khi toàn bộ lời khai trong hồ sơ của nghi can đầu tiên bị bắt giam đã mớm ra để nghi can sau nói dập theo?
17/17 vị thẩm phán tối cao, trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần buộc các nhà điều tra trình lại hồ sơ của nghi can mà chính báo CA của bộ CA đã công bố ngay sau vụ án là rõ kịch bản tráo người thế nào. Một vụ án mà hồ sơ của nghi can số một bị rút đi cùng các chứng cứ gây ác bị tiêu huỷ thì cái phán quyết sai phạm tố tụng không thay đổi được bản chất vụ án, chẳng qua chỉ vì bản chất coi thường pháp luật và chà đạp công lý của chính các ngài không thay đổi mà thôi.
Đây là vụ án không khó để phá án. Nhưng sau 12 năm thì rất khó để phá án.
Buồn cười?
Chua xót thì đúng hơn!
Căm giận thì đúng hơn.
Chúng ta cùng lướt qua vụ án xảy ra ở Cầu Voi.
A. Những người liên quan vụ án:
1. Nguyễn Văn Thu, nam, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án, hành nghề lái xe ôm.
2. Võ Văn Hùng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
3. Nguyễn Văn Vàng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
4. Nguyễn Tuấn Ngọc, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
5. Điều tra viên: Lê Thành Trung, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Tháng 5 năm 2020, ông Trung là Trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
6. Thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người ký lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều 21 tháng 3 năm 2008. Phạm Văn Tiến đã qua đời [2012].
7. Nguyễn Thanh Hải (trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải), công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời [2010]. Trong trang 5 bản án sơ thẩm 2008 có đoạn ghi rằng Hồ Duy Hải biết về tình tiết vụ án là do Nguyễn Văn Hải kể lại cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân.
Chú ý!
Vì sao công an viên xã không có mặt tại vụ án lại biết về cái chết của hai cô gái thế nào? Giản đơn vì nghi can số một khả năng là kẻ giết người đã khai ra sự thật. Lời khai đó có trong hồ sơ đã bị rút ra.
8. Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời. [2009]
9. Nguyễn Thanh Phong, cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản và ra quyết định tạm giam đối với Hồ Duy Hải (tháng 5 năm 2020 là Phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
10. Nguyễn Văn Linh, điều tra viên tham gia điều tra vụ án. Tháng 5 năm 2020 ông Linh là Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh Long An).
[ LTC: Bảng liệt kê này còn thiếu 1 người quan trọng, đó là kẻ tuyên y án tử hình Hồ Duy Hải năm 2012 và đã đột tử năm 2013, nguyên văn lời luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài đăng trên blog của ông là: “Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẫm, là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải [vào ngày 28-4-2009], là người nhờ [bạn học] nhắn lại bà Rưởi [là bạn học cũ của ông Lẫm, và là Dì ruột của Hồ Duy Hải] như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". ]
B. Tiến trình thật lúc đầu của vụ án:
• Khoảng 7 giờ sáng 14 tháng 1 năm 2008, anh Phùng Phụng Hiếu, nhân viên Bưu điện Thủ Thừa, đến Bưu điện Cầu Voi để giao báo.
Anh Hiếu thấy cổng trước và sau không mở, gọi cửa nhiều lần không nghe thấy ai trả lời nên đã ra phía sau trèo qua hàng rào vào thì thấy cửa khép hờ và phát hiện thi thể cổ đầy máu của hai nữ nhân viên Hồng và Vân trên nền gạch.
• 8 giờ 30 phút sáng, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu khám nghiệm hiện trường vụ án.
• 11 giờ 40 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Vân.
• 12 giờ 10 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Hồng.
• 13 giờ 10 phút, điều tra viên Lê Thành Trung kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ án.
Chú ý!
• Theo lời khai của bốn người dọn dẹp hiện trường vụ án (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) thì trong ngày 14 tháng 1 năm 2008, lúc họ dọn dẹp hiện trường thì phát hiện một con dao mới và sạch nhét sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền gạch rồi đốt bỏ nó.
Rất chú ý!
Tại sao điều tra viên Lê Thành Trung lại kết thúc điều tra mà không ra lệnh bảo vệ hiện trường và thu giữ ngay các chứng cứ cũng như lấy các dấu vân tay?
Chả lẽ điều tra viên Lê Thành Trung chỉ khám nghiệm tử thi là xong việc điều tra ư?
Tại sao lãnh đạo công an xã, huyện lại ra lệnh tiêu huỷ chứng cứ giết ngươi nếu các chứng cứ đó không được điều tra viên cất giữ?
Hai khả năng xảy ra:
⁃ Nghiệp vụ của điều tra viên Lê Thành Trung quá kém hoặc phẩm chất quá vô trách nhiệm.
⁃ Điều tra viên có ra lệnh thu giữ vật chứng nhưng sau đó đã thông đồng để cho kịch bản vụ án chuyển qua trang khác.
Ở đây phải xem xét lời khai của 4 nhân viên dọn dẹp hiện trường về sự phát hiện con dao.
Con dao này có thể là mấu chốt loại trừ kẻ tình nghi và tìm ra thủ phạm của vụ án.
Lời khai của 4 người dọn dẹp là họ phát hiện con dao sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ ngủ của hai nạn nhân, dao còn mới và sạch.
Nếu con dao này là công cụ mà kẻ giết người đâm chết nạn nhân Hồng sau đó được rửa sạch rồi để lại chỗ cũ thì Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Nghị ai là người có thể biết chỗ để dao của chị em Hồng, Vân?
Chắc chắn không thể là Hải vì Hải không quen thân Hồng, Vân, tức là Hải không lên phòng ngủ của Hồng, Vân. Nghị là người yêu của Hồng thường xuyên ngủ với Hồng mới có thể biết con dao Hồng dùng cắt trái cây dắt ở đâu.
Nếu Nghị dùng con dao này để giết Hồng thì có nghĩa Nghị khi đến với Hồng không hề có ý giết Hồng vì không thủ theo công cụ giết Hồng.
Thước fim quay chậm lại, rất có thể là:
Đêm đó sau giờ đóng cửa bưu điện 20.30 phút, Nghị đến bưu điện Cầu Voi. Nghị có dụng ý đến riêng với Hồng nên phải đến lúc bưu điện đóng cửa.
Vì thường xuyên ngủ đêm với Hồng Nghị biết rõ giờ đóng cửa là 8g30. Đó là lý do Nghị được chứng nhận 8g20 còn có mặt ở quán cafe như một chứng cứ ngoại phạm nếu thời gian vụ án xảy ra trong thời gian Nghị uống cafe có người xác nhận.
Nghị do ghen tức Hồng vẫn đi lại với Mi Sol và vài người khác nhưng chưa bộc lộ ngay sự ghen tức này. Lúc đầu Nghị muốn quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân đi mua trái cây.
(Nhân chứng bán trái cây cho Vân, khai: Vân nói, thằng bồ người Tiền Giang cho tiền. Tại sao Vân nói vậy? Có thể Vân biết Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa và bản thân Vân không ưa gì Nghị, một con nghiện, quê Tiền Giang nên giọng giễu cợt).
Nghị muốn làm tình với Hồng nhưng có khả năng Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa bằng chứng Hồng vẫn đi lại với Sol, người yêu cũ và đang tìm hiểu một kỹ sư trẻ có học vấn và không là con nghiện như Nghị.
Hồng chống cự.
Nghị cưỡng ép. Và cưỡng ép thành công.
Đó là lý do khám nghiệm tử thi chỗ kín của Hồng có dịch nhầy.
(Ở một vụ án giết người chỉ cần bằng chứng dịch nhầy này của ai là tìm ra thủ phạm ngay chứ chẳng cần cả đống lời khai nào hết).
Do bị Hồng chống lại cuộc làm tình, sau khi xuất tinh, hai người nẩy ra cãi vã ghen tức.
Nghị đã tức giận bóp cổ Hồng. Do Hồng chống lại, thậm chí Hồng lấy con dao chỗ mình giấu đe doạ Nghị, Nghị đã cướp lấy dao, Hồng bỏ chạy xuống dưới nhà như để kêu cứu, Nghị đuổi theo và đâm chết Hồng trong cơn bị kích động không kiềm chế được.
Hoặc chính Nghị biết chỗ để dao, rút dao doạ Hồng bị Hồng chống cự, rồi Hồng bỏ chạy xuống sảnh bưu điện, Nghị đuổi theo lấy dao đâm Hồng.
Khi Vân về, Nghị sợ Vân phát giác nên rình Vân bước vào, lấy thớt ở bếp nấu ăn của hai chị em đập đầu Vân. Vân chưa chết ngay, Nghị lấy dao đâm Vân chết hẳn. Xong, Nghị rửa sạch dao để chỗ cũ.
Rửa sạch dao phải có nước. Đó là lý do các điều tra viên ban đầu đã lấy lời khai của một nhân chứng quen biết chị em Hồng, Vân và thường xuyên đến bưu điện chứng thực bưu điện thời điểm vụ án xảy ra có nước chảy đều.
Đây có thể là một kịch bản của vụ án liên quan đến con dao bị những người dọn dẹp phát hiện.
Một vụ án đơn giản để rồi nảy sinh những câu hỏi không đơn giản là do đâu?
Chúng ta có quyền nghi ngờ sự thật về con dao này liên quan đến Hồ Duy Hải trong hồ sơ trình cho Hội đồng Thẩm phán Tối cao.
Chỉ cần làm rõ thời gian nào nhân viên dọn dẹp báo lãnh đạo công an xã, huyện và thời gian nào lãnh đạo công an xã huyện ra lệnh đốt bỏ chứng cứ, thời gian nào các chứng cứ bị đốt bỏ, và cụ thể cá nhân nào lãnh đạo công an xã, huyện nào ra lệnh đốt bỏ chứng cứ là con dao và cái thớt rồi điều tra các cá nhân đó sẽ ra ngay những kẻ nào hoặc vì kém nghiệp vụ, vì vô trách nhiệm hoặc tham gia làm thay đổi nghi can giết người.
Chú ý!
Người được 4 người dọn dẹp ở ấp Cầu Voi báo cho việc thấy con dao chắc chắn phải là công an viên của xã mà họ ở cùng xã quen biết.
Có hai công an viên xã liên quan đến vụ án đó là:
- Nguyễn Văn Hải, người có thể đã tham gia hỏi cung Nghị nên biết rõ sự thật việc giết Hồng, Vân theo trình tự thế nào nói cho Hải biết để khai theo cho trùng hợp lời khai liên quan tới các chứng cứ. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì đã chết.
- Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì cũng đã chết.
(Cái chết của Minh và Hải vẫn đang là câu hỏi chưa rõ câu trả lời).
Không khó để điều tra 4 người dọn dẹp là họ đã báo thông tin về con dao cho ai biết. Nếu là Minh và Hải thì Minh và Hải không đủ thẩm quyền ra lệnh cho 4 người dọn dẹp đốt bỏ con dao và cái thớt. Minh hoặc Hải phải báo cho cấp trên. Và rất có thể Minh và Hải biết lệnh thủ tiêu chứng cứ là từ ai và cùng biết rõ ai đã khai ra là thủ phạm.
Việc xảy ra tiêu huỷ chứng cứ trong thời gian rất nhanh chỉ sau vụ án chưa đến một ngày. Như vậy có một đường dây nào đó lúc đầu chưa liên quan đến điều tra viên Lê Thành Trung và các điều tra viên của công an Long An đã bí mật can dự vào vụ án.
Bằng chứng: Ngày 15 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An tìm kiếm con dao bị nhóm 4 người dọn dẹp hiện trường (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) tìm thấy và đốt bỏ nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.
Bằng chứng: Chiều cùng ngày, Nguyễn Văn Nghị, 28 tuổi, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị triệu tập khẩn cấp tới Cơ quan điều tra tỉnh Long An để điều tra. Các trinh sát đặt nghi vấn vì sau khi xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi trong đêm 13 tháng 1, Nguyễn Văn Nghị đi đâu không rõ tới chiều 14 tháng 1 mới về nhà.
Bằng chứng: Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Biên bản giám định pháp y số 21/PY.08 ghi "có ít dịch nhầy trong âm đạo" của nạn nhân Hồng. và "dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít".(chứng tỏ vụ án phải xảy ra sau khi ăn tối khá lâu chứ không phải lúc 8g đến 8g30 tối, để sau này Nghị có chứng cứ ngoại phạm là 8g 20 còn ở quán cafe).
Bằng chứng: người bán trái cây khai lời của Vân về thằng bồ người Tiền Giang của Hồng đưa tiền mua trái cây.
Các bằng chứng lúc đầu trên chứng tỏ các điều tra viên tuy có một số sai sót về bảo vệ hiện trường nhưng các kết quả điều tra đều không hướng tới Hải mà đều chĩa tới Nghị.
Nhưng chỉ hai tháng sau cái đường dây bí ẩn ngay sau xảy ra vụ án đã chi phối họ.
Đường dây ấy là ai?
Chắc chắn liên quan đến người cao cấp nhất ra lệnh đốt bỏ con dao và cái thớt.
Một câu hỏi nữa. Vì sao lệnh là đốt bỏ chứ không phải vứt rác? Vì sao đốt bỏ mà con dao bằng thép lại cháy thành tro? Lưỡi dao không thể thành tro! Vậy lưỡi dao ai lấy? Vì sao lại lấy?
Chả qua kẻ tham gia vụ án lo sợ bị lộ nên đã lén lấy đi lưỡi dao đã bị đốt.
Vụ án Hồ Duy Hải thực chất rất đơn giản và công an Long An lập tức phá án, tìm ra ngay thủ phạm, như báo Công an đã vạch ra ngay sau khi công an Long An tìm ra kẻ có nhiều chứng cứ nhất giết người.
Vụ án chỉ trở nên phức tạp khi sự thật bị thế lực nào đó đánh tráo để rồi từng nấc bị đẩy lên cao, lôi kéo cả chuỗi vào việc bảo vệ cho việc chà đạp pháp luật và công lý.
17/17 vị thẩm phán tối cao, trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần phát lệnh truy nã Nguyễn Văn Nghị để 17/17 vị đồng loạt trực tiếp xét hỏi cùng các chứng cứ và hồ sơ có sẵn lúc đầu của các điều tra viên Long An là lòi ra ngay.
Đồng thời chỉ cần điều tra nhân thân của Nghị sẽ biết kẻ nào nhúng tay vào vụ án này.
Đây là lối thoát duy nhất cho uy tín của các vị. Cứ làm hết nhẽ đi. Nếu Nghị thật sự vô can thì cũng giải án oan cho Nghị và gia đình Nghị.
Nếu Hải không thể chối cãi tội giết người thì nghiêm khắc trừng trị Hải và làm cho mẹ của Hải cùng dư luận tâm phục khẩu phục.
Lưu Trọng Văn
May 11, 2020
$pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
LẠ LÙNG 4 CÁN BỘ THAM GIA VỤ ÁN HỒ DUY HẢI ĐỀU ĐỘT TỬ
Hé lộ lời nhắn: "Đừng trách tôi đứng ra tuyên án tử hình Hồ Duy Hải ... Hãy trách người xúi tôi xử".by ANH VŨ, Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29-1-2015
https://www.baotuoitredoisong.com/
Dưới đây là nguyên văn trọn bài đăng trên bản in (báo giấy) của Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, số 360 ngày 29-1-2015 do tôi, LTC, đánh máy lại cho dễ đọc nội dung trong hình chụp trang báo giấy kèm theo.
Các ngoặc nhọn { } là từ bài đăng trên Blog của Luật sư Trần Hồng Phong, text trong ngoặc được tô màu nâu nhạt để phân biệt.
Các ngoặc nhọn vuông [ ] là của tôi thêm vào cho rõ tên vì có tới 2 tên Hải: Nguyễn Thanh Hải và Hồ Duy Hải.
Luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài đăng trên blog của mình về hiện tượng ngẫu nhiên kỳ lạ: 4 người tham gia trong vụ án Hồ Duy Hải đều bị đột tử. Nhưng 1 chi tiết bất ngờ đã được hé lộ.
PV TT-ĐS đã tìm hiểu về 4 cái chết này không phải chuyện hiếu kỳ, cũng không nhằm nói đây là chuyện "giết người diệt khẩu" như 1 kỳ án, mà chỉ phân tích cái chết từng người ảnh hưởng rất lớn đến công việc điều tra nếu vụ án được xét xử lại.
Nhân chứng bí ẩn đoán được lời khai của Hồ Duy Hải trước toà.
Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành, Huỳnh Văn Minh. Anh này bị đột tử vào năm 2009, khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV TT-ĐS, thì Minh không tham gia trong vụ án và nếu có chỉ là vai trò phụ giúp không quan trọng.
Người đột tử thứ hai là Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.
Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra Hải đều nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, luật sư Đạt lần đầu tiên gặp Hồ Duy Hải đã nghe [Hồ Duy] Hải kêu oan cho rằng không thực hiện hành vi giết người nhưng [Hồ Duy] Hải không nói chi tiết.
Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên [Hồ Duy] Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diễn tiến vụ án. [Hồ Duy] Hải mới giải thích là do nghe Công an Viên Nguyễn Thanh Hải kể lại toàn bộ, nên thuật lại. Ngay lập tức, đại diện Viện Kiểm Sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án. Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm Sát đoán được [Hồ Duy] Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẵn tờ cam kết ấy?
Điều bí ẩn là bản cam kết này được thu thập và trình bày tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng nhưng lại được Tòa Sơ Thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của [Hồ Duy] Hải. Kỳ lạ hơn nữa là chứng cứ quan trọng này cũng không được Tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa Phúc Thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc Tòa đã không triệu tập nhân chứng Nguyễn Thanh Hải để tiến hành đối chất. Khi được Tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên Bản phiên tòa): “Bị cáo có nói, có nghe ngóng những người đi xem về nói có hai người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp [Nguyễn Thanh] Hải và Hải (Nguyễn Thanh Hải – PV) thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở vì tại thời điểm ấy Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An. Nên việc dân quân quen biết, nghe Công An Viên Xã kể chuyện vụ án là bình thường.
{ Trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hồ Duy Hải một câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này. Tuy nhiên,} Cái chết của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi vì sao Viện Kiểm Sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết phải rơi vào ngõ cụt.
Ông Trưởng phòng Cảnh Sát điều tra yêu cầu sếp cũ bào chữa cho bị cáo
Người đột tử thứ ba là Trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án. Ông Tiến là người trực tiếp chỉ đạo điều tra án và là người phát ngôn với báo chí. Nhiều bài báo trong thời điểm điều tra đã dẫn nguồn từ thông tin của thượng tá Phạm Văn Tiến. Ông đã thể hiện quyết tâm phá án là “Cái chết của hai cô gái quá thương tâm. Bằng mọi giá chúng ta phải tìm cho ra hung thủ”.
Trong những biện pháp bằng mọi giá ấy có việc làm kỳ lạ là ngay từ sau khi khởi tố vụ án, ngày 1-4-2008, Phòng Cảnh Sát điều tra đã có công văn trưng cầu trực tiếp với đoàn luật sư Long An, yêu cầu đích danh luật sư Võ Thành Quyết làm luật sư chỉ định cho Hồ Duy Hải mà gia đình hoàn toàn không hay biết. Điều này trái với quy tắc hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo là cơ quan tố tụng gởi công văn trưng cầu luật sư đến Trung tâm Hỗ trợ pháp lý, trung tâm sẽ giới thiệu luật sư cho gia đình lựa chọn và sau đó Trung tâm mới chuyển yêu cầu đến đoàn luật sư.
Kỳ lạ hơn nữa là thời điểm này, công an điều tra liên tục khám xét nhà Hồ Duy Hải đến mức đào cả nền nhà, vào phòng em gái Hải thu giữ cả nữ trang được mua ở tiệm vàng Ngọc Sương có chứng từ hẳn hoi.
Và là điều bất ngờ khi luật sư Quyết vốn là thủ trưởng tiền nhiệm của thượng tá Tiến. Vào tháng 6-2008, sau khi gia đình buộc lòng ký hợp đồng với ông Quyết, thì thương tá Tiến đã gọi điện kiểm tra xem gia đình Hải có thật đã thuê luật sư Quyết chưa. Khi gia đình Hải xác nhận, đưa ra số hợp đồng thì ngay lập tức việc khám xét chấm dứt.
Sau đó, khi gia đình thuê luật sư Đạt bào chữa thì cơ quan điều tra và Tòa án vẫn chỉ tiếp tục chấp nhận ông Quyết là luật sư chỉ định!
Và ông Tiến còn được dư luận quan tâm khi điều tra vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt [ * ]. Nhưng sau vụ án này, ông được chuyển sang phụ trách phòng chống ma túy. Ông bị đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012. Đây là cái chết bất ngờ, đột ngột, bởi vào đêm trước đó, một cán bộ cấp dưới cùng ông đi nhậu và đưa ông về cho biết ông vẫn khoẻ mạnh bình thường. Hệ quả cái chết của ông là việc điều tra, làm rõ lại vụ án ở nhiều vấn đề trong đó có chuyện vì sao chỉ định luật sư Quyết sẽ rất khó khăn!
Lời nhắn kinh hoàng của ông Kiểm Sát Viên cao cấp
Người đột tử cuối cùng là Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẫm. Ông là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải. {Quê tại Thủ Thừa, Long An,} ông Lẫm từng làm Trưởng phòng kiểm sát kinh tế của Viện Kiểm Sát tỉnh Long An trước khi chuyển về Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm. Ông Lẫm được bạn bè đồng nghiệp quý trọng, là người giỏi nghiệp vụ, sinh hoạt mực thước. Điều trớ trêu là ông Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột Hồ Duy Hải và là người đồng hành với bà Loan, mẹ Hải, đi kêu oan).
Theo lời bà Rưởi, các cựu học sinh cùng học với bà và ông Lẫm hàng năm thường tổ chức họp mặt, bà vẫn thường đi dự. Nhưng từ khi vụ án xảy ra, bà buồn và mặc cảm nên nhiều lần vắng mặt. Về sau đó, do bạn bè khuyến khích, thúc đẩy bà có đi dự và gặp mặt ông Lẫm nhưng không nhắc đến chuyện vụ án. Nhưng trước khi mất, trong lần đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưởi như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". Và qua người bạn này, ông Lẫm còn khuyên "gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi, ông này giỏi lắm”.
Ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, ông Lẫm cũng thừa nhận điều quan trọng là trong vụ án này các cơ quan tố tụng đã bỏ qua hành vi hiếp dâm qua hình ảnh thể hiện trên hiện trường, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề kiến nghị hủy án, điều tra lại trước tình trạng vi phạm tố tụng nghiêm trọng để sót người lọt tội. Ông Lẫm bị đột tử năm 2013 tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não. Hệ lụy cái chết của ông trong vụ án này qua lời nhắn với bà Rưởi là câu hỏi ai đã xúi ông xử y án tử hành Hồ Duy Hải sẽ mãi mãi không có lời đáp. Phải chăng chính vì lời xúi, sức ép nào đó cần đổ tội cho Hồ Duy Hải mà ông Lẫm đã vượt lên pháp luật chấp nhận bỏ qua chuyện lọt tội hiếp dâm? Bởi vì điều tra tội hiếp dâm sẽ lòi ra nhân vật khác?
ANH VŨ - Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống số 360 ngày 29-1-2015
[ * ]:
lược chú của LTC: việc xảy ra rạng sáng ngày 19-1-2011 tại Long An, nhà báo Hoàng Hùng (báo Người Lao Động) bị vợ (là Trần Thúy Liễu sinh năm 1971) sát hại bằng cách ném cal xăng vào phòng ngủ (tại tư gia) rồi ném tờ giấy báo đang cháy vào đốt cháy. Ông Hoàng Hùng đang ngủ, bị trúng hoả, thương tích phỏng lửa rất nặng, đã chết 10 ngày sau khi được đưa vào bệnh viện cứu chữa bất thành. Đây là một vụ khác bao che tội phạm mà báo cộng sản gọi là ‘sót người lọt tội’. Tên tội phạm đó là Nguyễn Văn Tâm, đội trưởng Đội QLTT số 5, tỉnh Long An lúc đó, mà các luật sư và dư luận tin y là kẻ đứng đằng sau xúi giục bà Trần Thúy Liễu giết chồng vì y và bà Liễu có quan hệ tình ái và tiền bạc: bà Liễu nhiều lần sang Cao Miên đánh bạc thua nhiều tiền đến độ về nhà đòi chồng bán nhà trả nợ. Người ta cũng tin bà Liễu sang Cao Miên đánh bạc là do tên Tâm rủ rê và đi cùng chứ không dám đi một mình. Lúc còn tỉnh táo truớc khi chết, ông Hoàng Hùng có thuật lại việc này nhưng luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) tỏ ý bất bằng khi, nguyên văn: “Công an cũng đã ghi lời trình bày của nhà báo Hoàng Hùng trước khi chết nhưng lại không đưa vào hồ sơ vụ án cho thấy sự việc không được khách quan.”. Ngoài ra, em Lê Hồng Châu, 13 tuổi, con gái út của ông bà Hùng – Liễu nói: “Con không nghĩ mẹ con làm chuyện đó một mình. Chắc chắn phải có người khác làm với mẹ”
Nội dung vụ này được đăng (và còn lưu) tại đây:
Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Động cơ giết người không thuyết phục - Thứ Sáu, 25/11/2011 – báo web Thể thao - Văn hóa https://thethaovanhoa.vn/the-thao/vu-sat-hai-nha-bao-hoang-hung-dong-co-giet-nguoi-khong-thuyet-phuc-n20111125144233654.htm và nhiều báo web khác vẫn còn lưu.
Nội dung vụ này được đăng (và còn lưu) tại đây:
Vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Động cơ giết người không thuyết phục - Thứ Sáu, 25/11/2011 – báo web Thể thao - Văn hóa https://thethaovanhoa.vn/the-thao/vu-sat-hai-nha-bao-hoang-hung-dong-co-giet-nguoi-khong-thuyet-phuc-n20111125144233654.htm và nhiều báo web khác vẫn còn lưu.
Tag Hồ Duy Hải tại Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống: https://www.baotuoitredoisong.com/search?q=h%E1%BB%93+duy+h%E1%BA%A3i
(Truy cập và screenshot ngày Oct. 7, 2022, chỉ còn chưa tới 10 bài đăng từ tháng 3-2015 trở về năm trước 2014)
Facebook Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống: https://www.facebook.com/tuoitredoisong.official/
(Screenshot ngày Oct. 7, 2022)
[Facebook] Tuổi Trẻ - Đời Sống
Nov. 4, 2021
THÔNG BÁO
Thưa quý bạn đọc,
Cuối tháng 8 vừa qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để tuân thủ giãn cách và nghiêm túc phòng chống dịch, tránh nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sản xuất và phát hành, Báo Tuổi trẻ và Đời sống đã tạm dừng xuất bản sau số báo 1033 (phát hành ngày 23/8). Trong thời gian tạm dừng xuất bản, Báo Tuổi trẻ và Đời sống đã nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo quý độc giả trên khắp cả nước, mong báo sớm phát hành trở lại. Đây là sự động viên rất lớn đối với đội ngũ thực hiện Báo Tuổi trẻ và Đời sống.
Đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 phần nào được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại bình thường, Báo Tuổi trẻ và Đời sống đã chính thức xuất bản trở lại trên toàn quốc với số báo 1034 (phát hành ngày 1/11). Báo Tuổi trẻ và Đời sống tiếp tục mang đến cho độc giả những “món ăn tinh thần hấp dẫn” là những bài viết cập nhật tình hình thời sự nóng hổi, những trang bình luận sâu sắc các vấn đề xã hội của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, những trang phóng sự điều tra sắc sảo của các nhà báo hàng đầu…. Chúng tôi trân trọng thông báo và rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý độc giả trong thời gian tới.
Đối với các bạn đọc mua báo dài hạn đã thanh toán tiền trước, vui lòng liên hệ bưu điện mình đặt mua báo để được giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí đặt báo trong thời gian báo tạm dừng phát hành.
Báo Tuổi trẻ - Đời sống trân trọng cảm ơn và chúc toàn thể quý độc giả nhiều sức khỏe, mọi điều an lành!
TTVĐS
(nhưng Facebook này chỉ đăng tin đúng được 1 số 1034 (phát hành ngày 1-11-2021) sau khi Post THÔNG BÁO này)
Truy cập và screenshot ngày Oct. 7, 2022. Nghĩa là Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống đã đóng cửa không hoạt động tròn 1 năm qua mà không 1 lời thông báo. Theo hình chụp screenshot thì Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống là ‘Ấn phẩm của báo Tuổi trẻ Thủ đô’ (địa chỉ: số 19 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội)
Le Tung Chau truy cập và đánh máy lại
Oct. 7, 2022
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 2
Tóm Lược Vụ Án Mạng Bưu Cục Cầu Voi
tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đêm 13-1-2008theo báo VC NLDO, kèm ngày giờ đăng nguyên thuỷ
(LTC: Như ta đã biết, báo VC thì nhiều như nấm dại, nhưng hầu như với tất cả các tin tức, giọng viết na ná nhau theo 1 khuôn có sẵn, tôi chọn nơi nào rút gọn mà đầy đủ dữ kiện để copy lại nguyên văn, vừa đủ dữ kiện chính xác ngày giờ, nhân vật v.v… cho ta có thể tự suy luận và không khó gì để thấy trình độ dốt nát thậm tệ của bọn Việt cộng dàn dựng lủng củng, rối rắm, sai trật – không khớp nhau – để kiếm người chịu tội thay cho tên thủ phạm thực … một cách trơ tráo đầy mâu thuẫn, vô lý không thể tưởng tượng được)
"Phút 89" của tử tù Hồ Duy Hải (bài 1): Án mạng rúng động vùng quê
05-12-2019 - 09:00
Chị H.T.K.T (nhà sát Bưu điện Cầu Voi) nhớ lại khoảng 20 giờ 30 phút ngày 13-1-2008, chị nghe tiếng một phụ nữ la "Ướt, ướt…" nhưng không rõ tiếng của ai. Nghĩ họ đang đùa giỡn nên chị không để ý. Sau đó, chị không nghe thêm gì nữa cho đến sáng hôm sau mới biết có án mạng.
Cái chết bí ẩn của 2 nữ nhân viên bưu điện
Ngày 14-1-2008 cũng là một ngày không thể quên đối với anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên của Bưu điện Thủ Thừa). Sáng sớm hôm đó, như thường lệ, anh đến giao báo tại Bưu điện Cầu Voi nhưng cổng trước và sau không mở. Nhiều lần gọi nhưng không ai lên tiếng, anh Hiếu ra phía sau trèo rào vô bưu điện thì thấy cửa khép hờ. Khi mở cửa, anh Hiếu thấy chị Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987, là chị em chú bác với) và chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh 1985, ấp Nhơn Cầu, phường Tân Khánh, Long An) là 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, nằm trên nền nhà, cổ đầy máu. Xung quanh có nhiều đồ rơi vãi như: dầu ăn, nước mắm. Trên nền gạch ở gần cửa ra vào nhà vệ sinh có nhiều giọt máu khô... Đáng nói, hiện trường vụ án nằm ngay cạnh một đội dân phòng. Công an tỉnh Long An đã điều động đông đảo cảnh sát phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Cơ quan giám định pháp y kết luận 2 nạn nhân tử vong do vết thương hở làm đứt ngang vùng cổ phía trước, mất máu, máu tụ vùng đầu và vùng cổ.
Nhiều nam thanh niên được mời lên làm việc, lấy lời khai nhưng sau đó, mọi hướng tập trung vào Hồ Duy Hải (sinh 1985; ngụ ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa). Sáng 20-3-2008, Hồ Duy Hải bị mời lên công an làm việc về hành vi cá độ rồi được thả về. Nhưng sáng hôm sau, công an bắt tạm giam Hải để điều tra về vụ án sát hại 2 nữ nhân viên bưu điện.
Tại Bản án sơ thẩm số 97/2008/HSST ngày 28.11 - 1.12.2008, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội "Giết người", 5 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hợp hình phạt cả 2 tội là tử hình. Hồ Duy Hải đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 28/2009/HSPT ngày 28-4-2009, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM không chấp nhận kháng cáo.
Theo bản án hình sự phúc thẩm, khoảng tháng 10-2007, Hồ Duy Hải quen chị Nguyễn Thị Thu Vân rồi thông qua chị Vân, quen biết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng. 19 giờ 30 phút ngày 13-1-2008, Hải đến bưu điện chơi. Đến 20 giờ 30 phút, Hải đưa tiền cho chị Vân nói đi mua trái cây về ăn. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng chị này kháng cự, chạy về phía cầu thang khu vực bếp ăn. Hải lấy thớt đánh vào mặt và đầu chị Hồng, sau đó dùng dao trên mặt bàn ăn cắt cổ. Đến lúc chị Vân về, Hải dùng ghế đánh vào đầu rồi kéo chị đến xác chị Hồng, đặt đầu chị Vân lên bụng chị Hồng rồi tiếp tục dùng dao sát hại. Sau đó, Hải rửa sạch dao bỏ vào phía trong một tấm bảng dựng ở sát vách tường gần cầu thang.
Kế tiếp, Hải lấy hơn 1 triệu đồng của phòng giao dịch, khoảng 40-50 sim điện thoại, 1 điện thoại Nokia rồi gom một số nữ trang của chị Hồng, chị Vân. Sau đó, Hải lấy nữ trang và điện thoại mang lên TP HCM bán được 3,7 triệu đồng. Gây án 1 tuần, Hải lấy quần áo, thắt lưng mặc hôm gây án đem ra đốt.
Hủy 2 bản án, điều tra lại
Tòa phúc thẩm xét thấy chỉ vì cá cược bóng đá thua hết tiền mà Hồ Duy Hải giết chết cùng lúc 2 mạng người hòng chiếm đoạt tài sản. Hành vi do Hải gây ra không những tước đoạt vĩnh viễn cuộc sống của 2 công dân mà còn gây đau khổ, mất mát không bù đắp nổi cho gia đình 2 nạn nhân. Hải phạm tội với quyết tâm cao, đến cùng, che giấu hành vi phạm tội. Do đó, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Đến ngày 4-5-2009, Hồ Duy Hải có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình nhưng không được. Sau đó, Hồ Duy Hải và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Loan có đơn kêu oan; dì ruột là Nguyễn Thị Rưởi và em gái Hải là Hồ Thị Thu Thủy có đơn đề nghị hoãn thi hành án đối với Hải.
Ngày 4-12-2014, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và yêu cầu chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao chỉ đạo xem xét, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không. Hội đồng Thi hành án tử hình tỉnh Long An đã ra quyết định hoãn thi hành án tử hình.
Đến tháng 2-2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Tháng 7-2019, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định pháp luật với vụ án Hồ Duy Hải.
Ngày 22-11-2019, VKSND Tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ 2 bản án và điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. VKSND Tối cao nhận định bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm của tòa án 2 cấp có nhiều nhận định, kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; việc thu thập, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn nhưng chưa được làm rõ.
Nhóm Phóng viên
https://nld.com.vn/thoi-su/phut-89-cua-tu-tu-ho-duy-hai-an-mang-rung-dong-vung-que-20191204203259291.htm
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 3
"PHÚT 89" CỦA TỬ TÙ HỒ DUY HẢI (bài 2): Những "sơ hở" chết người
06-12-2019 - 08:57
Quyết định kháng nghị mới nhất của VKSND Tối cao cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án của tử tù Hồ Duy Hải
Luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết khi vừa tiếp nhận hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (ngụ xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị tuyên án tử hình vì giết chị Nguyễn Thị Thu Vân và Nguyễn Thị Ánh Hồng (nhân viên Bưu điện Cầu Voi) tối 13-1-2008, ông phải mất 3 tháng để hệ thống toàn bộ những chi tiết mâu thuẫn. Riêng hàng loạt dữ liệu về sai lệch thời gian đã dài gần 50 trang.
Không có nhân chứng thấy Hồ Duy Hải
Theo biên bản điều tra, một nhân chứng tên Đinh Vũ Thường (quê Đồng Nai) trên đường xuống Cà Mau làm việc đã ghé bưu điện để gọi điện thoại cho người thân. Cáo trạng viết nhân chứng Thường thấy bị can Hải ngồi trong bưu điện lúc 19 giờ 39 phút ngày 13-1-2008.
Hành trình tìm nhân chứng Thường khá gian nan và mất nhiều thời gian. Khi gặp luật sư Phong, nhân chứng quan trọng này khẳng định mình không thể nhận diện "người thanh niên" anh thấy ở bưu điện là ai. Một nhân chứng khác là anh Hồ Văn Bình kể ngày 13-1-2008, anh gửi xe ở bưu điện lúc hơn 19 giờ. Anh nhìn vào phòng khách thấy một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với chị Hồng. Anh qua nhà một người tên Mẫn rồi 10 phút sau quay lại. Lúc đó hơn 19 giờ 30 phút, anh đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và thanh niên trên còn ngồi nói chuyện.
"Như vậy, cáo trạng ghi rằng "người thanh niên" mà nhân chứng Bình và Thường khai là Hải là suy luận chủ quan, không đúng sự thật. Bình và Thường chưa bao giờ nói thấy Hải và cũng chưa biết mặt Hải là ai. Cơ quan điều tra cũng chưa cho Thường nhận diện Hải thì sao lại kết luận "người thanh niên" mà họ nhìn thấy là Hải mà không phải là người khác? Anh Thường cũng nói mình không hề được tòa triệu tập tham dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng" - luật sư Lê Hồng Phong nêu.
Kết quả giám định pháp y tại hiện trường khẳng định không có vân tay của Hải. Bản án sơ thẩm cũng nhận định vết máu thu được tại hiện trường giám định không phải của Hải.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao ngày 22-11-2019 cũng nêu rõ bản án kết luận Hải có mặt tại hiện trường lúc 19 giờ 30 phút là không có căn cứ. Vì theo kết luận điều tra, lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ rồi quay về nhà dì Len trả xe Wave và sang nhà dì Rưởi lấy xe Dream đi đến quán Bảy Thanh trả tiền cho Võ Lộc Đang. Tổng cộng thời gian từ hiệu cầm đồ đến lúc chia tay Đang hết khoảng 28 phút.
Theo biên bản kiểm tra thời gian ngày 14-7-2008 của cơ quan điều tra, đoạn đường từ hiệu cầm đồ đến bưu điện 7,5 km đi hết 15 phút. Chưa tính thời gian chia tay Đang đi đến bưu điện thì Hải không thể có mặt ở bưu điện trước 19 giờ 39 phút 22 giây như đã kết luận. Đáng chú ý, kháng nghị này nêu rõ không có nhân chứng nào khẳng định được Hải có mặt tại hiện trường vụ án.
Vật chứng mua... ngoài chợ!
Cơ quan điều tra cho rằng hung thủ sử dụng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế để giết chết 2 nạn nhân. Tuy nhiên, theo biên bản khám nghiệm trường, cả ba loại hung khí này đã không được thu giữ.
Hai nhân chứng Nguyễn Văn Thu và Lê Thị Thu Hiếu cho biết "đã mua con dao và tấm thớt khác giao cho công an". Một nhân chứng là dân phòng khai với công an khi dọn dẹp hiện trường có thấy một con dao. Sau đó, họ đã mang đi đốt nên chỉ mô tả lại con dao. Từ mô tả này, nhân chứng Hiếu khai có con dao ở nơi xảy ra vụ án và… mua con dao khác cho Hải nhận dạng. Lời khai của nhân chứng Hiếu có dấu hiệu sửa chữa kích thước con dao. Ngoài ra, biên bản khám nghiệm hiện trường có thể hiện tấm thớt nhưng không thu giữ. Lời khai ban đầu của Hải cũng không đề cập việc dùng thớt đánh Hồng. Sau đó, Hải khai có dùng thớt nhưng mô tả độ dày tấm thớt khác nhau, lúc thì khai dày 10 cm, lúc thì dày 5 cm…
Một chi tiết khá quan trọng mà cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng tố tụng là chiếc ghế được cho là Hải dùng để đánh Hồng. Thực tế, chiếc ghế mà cơ quan điều tra đưa vào vật chứng lại không liên quan gì đến vụ án. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao ngày 22-11-2019 khẳng định nội dung lời khai của bị cáo Hồ Duy Hải mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhưng chưa được điều tra, thẩm vấn, làm rõ tại phiên tòa: mâu thuẫn về hành vi tấn công nạn nhân, mâu thuẫn về thời gian gây án, mâu thuẫn về tiêu thụ tài sản, mâu thuẫn về hành vi hiếp dâm chị Hồng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
Cơ quan điều tra cho rằng Hồ Duy Hải khai bán vàng cướp của chị Vân, Hồng tại cửa hàng vàng bạc trên đường An Dương Vương, quận 5, TP HCM. Tuy nhiên, các nhân chứng tại đây không xác định được đã mua nữ trang như lời Hải khai. Trái lại, chị Hồ Thị Thu Thủy (em gái của Hải) cho phóng viên biết khi công an đến khám nhà lúc Hải bị bắt thì không thu giữ được gì nên nói Thủy đưa 4 chiếc nhẫn của gia đình để họ giữ. Sau đó, đến tháng 9-2009, họ trả lại. Thủy yêu cầu làm biên bản thì mới nhận. Cả 4 chiếc nhẫn này là tài sản của Thủy chứ không có liên quan đến vụ án.
MINH SƠN - LÊ PHONG
https://nld.com.vn/thoi-su/phut-89-cua-tu-tu-ho-duy-hai-nhung-so-ho-chet-nguoi-20191205231539887.htm
$pageOut$pageIn
Phân đoạn 4
Hồ Duy Hải bị tóm vô vụ án mạng để chịu tội thay cho ai?
by LTC Oct. 8, 2022Sau 14 năm không ‘thi hành án’ được ‘tử tội’ Hồ Duy Hải vì rộ nhiều tin truyền miệng mà ai cũng biết về tên chánh phạm giết 2 cô gái trong vụ án là cháu ruột của bà Trương Mỹ Hoa Phó chủ tiệm nước Việt cộng 2002 – 2007 … Đó là tên Nguyễn Văn Nghị, sinh 1988, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Dưới đây là tôi làm vài tóm lược có ý nghĩa về những sợi dây liên đới khả tín nhứt có thể trong khi các diễn tiến vẫn còn ở phía trước.
Dưới đây là tôi làm vài tóm lược có ý nghĩa về những sợi dây liên đới khả tín nhứt có thể trong khi các diễn tiến vẫn còn ở phía trước.
Tin mới nhứt Oct. 8, 2022: bà Trương Mỹ Lan bị bắt
Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đủ thứ khác - là em ruột bà Trương Mỹ Hoa Phó chủ tiệm nước 2002 – 2007, sinh 1945 Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
Không thấy tin tức về mối liên hệ của giòng họ Trương Mỹ Hoa band với Trương tấn Sang Chủ tiệm nước 2011 – 2016, sinh năm 1949, Mỹ Hạnh, Đức Hòa, tỉnh Long An
Dân chúng râm ran tên thủ phạm thực trong Vụ Án Mạng Bưu Điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An đêm 13-1-2008 là 1 đứa cháu trai nhà Trương Mỹ Hoa. Tên này hiếp dâm và giết chết 2 cô gái bằng dao tại xong nó được bao che cho tẩu thoát thay tên đổi họ, rồi chúng đạo diễn đưa anh du kích Xã Nhị Thành Hồ Duy Hải ra làm vật thế thân cho tên tội phạm sát nhân đó, mà như nguyên văn báo đỏ viết: “…không có 3 vật chứng dao, thớt và ghế để giết chết 2 cô gái …”
đến nỗi chúng phải ra ngoài chợ mua dao thớt, còn chiếc ghế thì có tại phạm trường hung chúng lại không đưa vào ‘hồ sơ’!!!
rồi, nguyên văn báo đỏ viết tiếp: “giết người xong, Hồ Duy Hải bỏ dao vào tấm bảng lớn để sát vách tường gần cầu thang”
và
“Kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án thể hiện có chiếc thớt dính máu để ở gần nạn nhân Hồng và chiếc ghế xếp mà nạn nhân Vân gác chân lên, không phát hiện con dao được nhét vào sau tấm bảng treo đối diện cầu thang.”
Nhưng,
Vào năm 2020 (12 năm sau tuyên án tử hình Hồ Duy Hải) tên VC gộc “(Chánh án TAND Tối cao VC) Nguyễn Hòa Bình đã đứng nói tỉnh bơ trước Quốc hội VC về vụ án Hồ Duy Hải …:
Về hung khí, Chánh án TAND Tối cao cho biết, ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, CQĐT không thể biết được rằng cái thớt chính là hung khí. Chỉ khi bắt được và Hải khai ra đã dùng cái thớt đập vào đầu nạn nhân, cơ quan này mới biết, lúc đó cái thớt đã bị dọn đi. Với con dao, Hải khai, ở bên tường của nhà bưu điện có một cái bảng và Hải đã giắt con dao vào đó. Không ai tìm thấy con dao này; chỉ Hải mới biết được vị trí con dao. Sau này, CQĐT cho biết, sau khi khám nghiệm hiện trường, có 3 người thuộc lực lượng dân phòng tham gia dọn phòng bưu điện đó, khi phun nước và dỡ bảng ra, có một con dao rơi xuống. Ba người này đã sơ suất vứt con dao đi. Sau đó, CQĐT cho ba người này mô tả con dao trên. “Dư luận nói là mua dao ngoài chợ về để thay hung khí nhưng trong hồ sơ vụ án không có nội dung này. Cơ quan điều tra mua dao và thớt về để Hải nhận diện hung khí và những người có liên quan nhận diện xem có đúng với con dao, cái thớt đã có mặt tại hiện trường hay không. Khi để ra một loạt dao, Hồ Duy Hải đã nhận diện đúng con dao sử dụng để gây án”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết......
Nguyên văn tại đây: https://cadn.com.vn/chanh-an-tand-toi-cao-thong-tin-ve-vu-an-ho-duy-hai-post226443.html
Trời đất!!! Làm sao thằng Nguyễn Hòa Bình biết đó đúng con dao sử dụng để gây án khi chúng để mất tới mấy tháng sau mới đi ra chợ mua dao thớt về để Hồ Duy Hải nhận dạng??? [vụ án xảy ra đêm 13-1-2008. Tới 20-3-2008 tức sau 2 tháng 1 tuần, chúng nó mới bắt Hồ Duy Hải. Thêm 9 tháng nữa, tức tháng 12-2008 chúng nó mới 'xử Sơ thẩm'???]
Nhà bà Trương Mỹ Hoa Trương Mỹ Lan này còn là sư phụ cho tên tội phạm Lê Thanh Hải cướp đất Thủ Thiêm (mà dân chúng đặt nick name cho nó là 2 Japan = Hai Nhựt = Lê Thanh Hải) trong vụ chiếm đoạt nguyên vùng đất Thủ Thiêm năm 2002 kéo đến 2021 gạo đã thành cơm và đẩy hơn 20.000 gia đình Thủ Thiêm vào cảnh mất nhà cửa, 1 tội ác trờ trờ đã 2 chục năm nay.
Em ruột tên 2J là Lê Tấn Hùng tổng giám đốc SAGRI (Tổng Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sài Gòn) vụ cướp đất Phường Phước Long B, Quận 9 năm 2015. Tháng 12-2021, Lê Tấn Hùng dính án tù 25 năm vụ SAGRI ni cùng 1 band 19 đứa nữa toàn là Saigon.
Thèn 2J là chủ tiệm Saigon từ 2001 - 2006; là bí thơ Saigon 2006 - 2016
Trương Mỹ Lan mới bị tó, sáng nay Oct. 8, 2022 hàng loạt báo đỏ đăng tin.
Năm 2014, Trương Mỹ Lan và 9 người khác trong gia đình nộp hồ sơ "xin thôi" quốc tịch Việt Nam. Nhưng sau chưa đầy 1 năm, 10 người này đồng loạt rút lại hồ sơ xin thôi quốc tịch đã nộp. Giang hồ đồn là vụ giết người ở Bưu Điện Cầu Voi năm 2008 đã chìm xuồng nên bọn người này mới thôi bỏ chạy.
Tin của báo VC đăng năm 2017:
Giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 người trong gia đình Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sang năm sau, bà Trương Mỹ Lan đã rút toàn bộ hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ vào tháng 6-2015.
Gia tài máu của Trương Mỹ Lan, tạm kể về mặt lồ lộ ra bên ngoài:
là chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), và là em bà Trương Mỹ Hoa, một khối tài sản kếch xù và thế lực của gia tộc họ Trương?
Second name: Trương Muội
Born 1956 - Saigon
Nổi lên từ 1992 với VTP.
Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), kinh doanh bất động sản, nhà hàng khách sạn + blo bla hầm bà lằng khác ...
Tài sản: 80% cổ phần của VTP Group Holdings (tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng)
VTP chính thức cổ phần hóa vào năm 2007 tức chiếm 1 chỗ bự trong Joint Stock Market Việt cộng, cho đến nay. Chồng là Eric Chu Nap Kee (người Hong Kong), Con gái là Chu Duyệt Phấn (born 1994), Cháu ruột là Trương Lập Hưng và Trương Huệ Vân (và 1 lô đám nhỏ khác nữa trong đó có thèn tội phạm giết người ở Bưu Điện Cầu Voi năm 2008, đã đổi lốt nhưng giang hồ vẫn biết tung tích, rất có thể tên này đã chạy thoát ra hải ngoại.)
Các công ty con nổi tiếng thuộc 'vệ tinh; của VTP Holdings Group như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư An Đông (vốn đăng ký 9.000 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam (Vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng, chủ sở hữu là chồng của bà – ông Eric Chu Nap Kee) và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỷ đồng)….
Tại Saigon, Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản “khủng” nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn như: Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square. Đây là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ chiếm vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.
Làm chủ Thuận Kiều Plaza luôn: Năm 2015, Công ty CP Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9.971 m2 với 3 tòa tháp cao 33 tầng.
Năm 2016 Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại quận 7 với diện tích 118 hecta với mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD.
Trương Mỹ Lan cũng chính là một cổ đông lớn của ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Bộ máy chủ nhân của ngân hàng này xuất thân từ nhiều doanh nghiệp lớn trong đó có tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chiều hôm qua (cho đến 5:00PM tức là giờ đóng cửa), khách hàng đến SCB không chuyển và nhận tiền (mặt) được, SCB bào là "hệ thống máy móc bị lỗi". Dòng tin tức này sáng nay Oct. 8, 2022 các báo đỏ đăng vào sáng sớm nhưng khoảng 1 hour sau đã đồng loạt xoá đi.
Hiện nay người gởi tiền vô SCB như ngồi trên đống lửa, vì họ ham lời (mức lãi tiền gởi cao nhất hiện nay của SCB là 7,75%/năm, áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 24 và 36 tháng.)
Cách đây 2 ngày, ông Nguyễn Tiến Thành (born 1973) Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt được loan tin là đột quỵ (mới có 50 tuổi), nhưng giang hồ bảo, thực tế là xô cửa nhảy lầu khi đang khám nhà. Trong người chết mới có 2 ngày vẫn chưa kịp chôn thì VC bắt giam bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nguyễn Tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc (Công ty Cổ phần) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chắc chắn đây mới là khởi đầu của 1 vụ bợm bãi lớn. Trong khung cảnh hang chó 3 Đình sắp sập, thì bất cứ 1 động chuyển nào, trước hết, cũng đều là 1 sự sụp vỡ bớt các cây cột chống, và làm lay động các cây cột (tưởng như) chưa mục. Nói cách khác, đối với chúng nó thì đây bước đường từ từ đi vô cửa tử, còn với đại chúng thì là Good News. Tuy nhiên, phải suy nghĩ cho thấu triệt thì vụ vở lở hôm nay không phải bất ngờ gì cả, nó chỉ là cái Quả tất yếu từ nhiều tháng năm trước sanh ra, dồn lại, tức cái Nhân. Cái Nhân sanh ra cái Quả, đó là 1 nguyên lý bất biến không bao giờ sai. Vậy thì, với suy nghiệm của chúng ta hôm nay, những tình trạng ung thúi ngập trời bây giờ của tập đoàn máu là cái Nhân, vậy thì đâu có khó gì để thấy trước cái Quả sắp đến??? Wait and See!
Trong cơn lụt lở đất này, còn 1 vụ mới toanh, báo lố bố láo VC mới đăng trưa nay 0ct. 8, 2022,, trùm đất (Công ty Cổ phần) NovaGroup/NovaLand Bùi thành Nhơn và vợ Cao Thị Ngọc Sương đã bán Công ty ho ra bạc khạc ra tiền này của bầy dây máu ăn phần.
Hiện tôi đang tìm relation của cặp vợ chồng này với VTPhat. Nhứt định tất cả đều có trói hết vô với nhau 1 đám, ví dụ vụ Tân Hoàng Minh 2 tháng trước, là 1 tên bợm đất Thủ Thiêm -> 2J -> Trương Mỹ Lan v.v...
Đây là dòng báo lố VC viết:
Vợ chồng tỷ phú Bùi Thành Nhơn thoái vốn, Novaland về tay ai? 08/10/2022 | 11:28 TPO - Vợ chồng ông Bùi Thành Nhơn đã bán tổng cộng hơn 94 triệu cổ phiếu của Novaland để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và cả hai đều không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp này. Cùng thời điểm, Công ty CP NovaGroup thông báo đã mua gần 95 triệu cổ phiếu NVL, nâng tỷ lệ tại Novaland lên 37,02%, là cổ đông lớn nhất hiện nay. . . . . . .Sẽ còn cập nhật trong những ngày tới.
LTC
Oct. 8, 2022
$pageOut$pageIn Phân đoạn 5
LTC: Đây là 1 FB Post của ông Lưu Trọng Văn, đăng ngày May 11, 2020, nếu tạm bỏ qua vài ý kiến riêng của Lưu Trọng Văn ( ông này là con trai của thi sĩ Lưu Trọng Lư, nửa nạc nửa mỡ, cộng không ra cộng mà phản tỉnh thì cũng nửa vời ), thì nội dung của Post này có 2 giá trị: 1/ các dữ kiện theo thứ tự diễn tiến thực thụ ngay sau khi án mạng xảy ra – nghĩa là khi chưa có sự can thiệp đánh tráo sự thật – cùng với tên tuổi tên chánh phạm rõ ràng; 2/ các suy luận, đặt dấu hỏi trong bài cũng nhiều chỗ sát thực.
Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải?
By Lưu Trọng Vănđăng ngày May 11, 2020
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02zYhwCxGB92sskgupSYZ1qMGFi4GkzUrfnxuwJ7ur8YdkL28uhGVMkjBzQUvr5qx2l&id=100009457401127
Đêm 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết.
Tại sao một vụ án hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân diễn ra ở ấp lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và lôi kéo thành trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?
Vụ án rất đơn giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ CA ngay sau vụ án dựa theo báo cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.
Như vậy vụ án đã điều tra xong.
Thủ phạm đã quá rõ.
Chứng cứ cũng đã quá rõ.
Nhưng...
Một kịch bản khác đã được dựng lên. Theo đúng trình tự khớp với hiện trường đã được nghi phạm giết người khai ra, để rồi bất ngờ vì một lý do nào đó, một nghi can khác đã phải khai ra chính mình là thủ phạm - khớp với sự thật.
Để bịt sự thật này toàn bộ lời khai và hồ sơ của nghi can Nghị [ Nguyễn Văn Nghị, sinh 1980, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ] đã bị bàn tay nào đó ra lệnh rút khỏi hồ sơ vụ án.
Đó là lý do 17/17 thẩm phán tối cao biểu quyết cho rằng chỉ có kẻ gây án là Hải mới biết các chi tiết xác thực của vụ án và đi đến kết luận các sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án của các quan ngài trên.
Làm sao không khớp cho được khi toàn bộ lời khai trong hồ sơ của nghi can đầu tiên bị bắt giam đã mớm ra để nghi can sau nói dập theo?
17/17 vị thẩm phán tối cao, trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần buộc các nhà điều tra trình lại hồ sơ của nghi can mà chính báo CA của bộ CA đã công bố ngay sau vụ án là rõ kịch bản tráo người thế nào. Một vụ án mà hồ sơ của nghi can số một bị rút đi cùng các chứng cứ gây ác bị tiêu huỷ thì cái phán quyết sai phạm tố tụng không thay đổi được bản chất vụ án, chẳng qua chỉ vì bản chất coi thường pháp luật và chà đạp công lý của chính các ngài không thay đổi mà thôi.
Đây là vụ án không khó để phá án. Nhưng sau 12 năm thì rất khó để phá án.
Buồn cười?
Chua xót thì đúng hơn!
Căm giận thì đúng hơn.
Chúng ta cùng lướt qua vụ án xảy ra ở Cầu Voi.
A. Những người liên quan vụ án:
1. Nguyễn Văn Thu, nam, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án, hành nghề lái xe ôm.
2. Võ Văn Hùng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
3. Nguyễn Văn Vàng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
4. Nguyễn Tuấn Ngọc, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
5. Điều tra viên: Lê Thành Trung, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Tháng 5 năm 2020, ông Trung là Trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
6. Thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người ký lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều 21 tháng 3 năm 2008. Phạm Văn Tiến đã qua đời [2012].
7. Nguyễn Thanh Hải (trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải), công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời [2010]. Trong trang 5 bản án sơ thẩm 2008 có đoạn ghi rằng Hồ Duy Hải biết về tình tiết vụ án là do Nguyễn Văn Hải kể lại cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân.
Chú ý!
Vì sao công an viên xã không có mặt tại vụ án lại biết về cái chết của hai cô gái thế nào? Giản đơn vì nghi can số một khả năng là kẻ giết người đã khai ra sự thật. Lời khai đó có trong hồ sơ đã bị rút ra.
8. Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời. [2009]
9. Nguyễn Thanh Phong, cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản và ra quyết định tạm giam đối với Hồ Duy Hải (tháng 5 năm 2020 là Phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
10. Nguyễn Văn Linh, điều tra viên tham gia điều tra vụ án. Tháng 5 năm 2020 ông Linh là Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh Long An).
[ LTC: Bảng liệt kê này còn thiếu 1 người quan trọng, đó là kẻ tuyên y án tử hình Hồ Duy Hải năm 2012 và đã đột tử năm 2013, nguyên văn lời luật sư Trần Hồng Phong đã nêu trong bài đăng trên blog của ông là: “Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẫm, là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải [vào ngày 28-4-2009], là người nhờ [bạn học] nhắn lại bà Rưởi [là bạn học cũ của ông Lẫm, và là Dì ruột của Hồ Duy Hải] như sau: "Nói với nó (bà Rưởi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử". ]
B. Tiến trình thật lúc đầu của vụ án:
• Khoảng 7 giờ sáng 14 tháng 1 năm 2008, anh Phùng Phụng Hiếu, nhân viên Bưu điện Thủ Thừa, đến Bưu điện Cầu Voi để giao báo.
Anh Hiếu thấy cổng trước và sau không mở, gọi cửa nhiều lần không nghe thấy ai trả lời nên đã ra phía sau trèo qua hàng rào vào thì thấy cửa khép hờ và phát hiện thi thể cổ đầy máu của hai nữ nhân viên Hồng và Vân trên nền gạch.
• 8 giờ 30 phút sáng, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu khám nghiệm hiện trường vụ án.
• 11 giờ 40 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Vân.
• 12 giờ 10 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Hồng.
• 13 giờ 10 phút, điều tra viên Lê Thành Trung kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ án.
Chú ý!
• Theo lời khai của bốn người dọn dẹp hiện trường vụ án (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) thì trong ngày 14 tháng 1 năm 2008, lúc họ dọn dẹp hiện trường thì phát hiện một con dao mới và sạch nhét sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền gạch rồi đốt bỏ nó.
Rất chú ý!
Tại sao điều tra viên Lê Thành Trung lại kết thúc điều tra mà không ra lệnh bảo vệ hiện trường và thu giữ ngay các chứng cứ cũng như lấy các dấu vân tay?
Chả lẽ điều tra viên Lê Thành Trung chỉ khám nghiệm tử thi là xong việc điều tra ư?
Tại sao lãnh đạo công an xã, huyện lại ra lệnh tiêu huỷ chứng cứ giết ngươi nếu các chứng cứ đó không được điều tra viên cất giữ?
Hai khả năng xảy ra:
⁃ Nghiệp vụ của điều tra viên Lê Thành Trung quá kém hoặc phẩm chất quá vô trách nhiệm.
⁃ Điều tra viên có ra lệnh thu giữ vật chứng nhưng sau đó đã thông đồng để cho kịch bản vụ án chuyển qua trang khác.
Ở đây phải xem xét lời khai của 4 nhân viên dọn dẹp hiện trường về sự phát hiện con dao.
Con dao này có thể là mấu chốt loại trừ kẻ tình nghi và tìm ra thủ phạm của vụ án.
Lời khai của 4 người dọn dẹp là họ phát hiện con dao sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ ngủ của hai nạn nhân, dao còn mới và sạch.
Nếu con dao này là công cụ mà kẻ giết người đâm chết nạn nhân Hồng sau đó được rửa sạch rồi để lại chỗ cũ thì Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Nghị ai là người có thể biết chỗ để dao của chị em Hồng, Vân?
Chắc chắn không thể là Hải vì Hải không quen thân Hồng, Vân, tức là Hải không lên phòng ngủ của Hồng, Vân. Nghị là người yêu của Hồng thường xuyên ngủ với Hồng mới có thể biết con dao Hồng dùng cắt trái cây dắt ở đâu.
Nếu Nghị dùng con dao này để giết Hồng thì có nghĩa Nghị khi đến với Hồng không hề có ý giết Hồng vì không thủ theo công cụ giết Hồng.
Thước fim quay chậm lại, rất có thể là:
Đêm đó sau giờ đóng cửa bưu điện 20.30 phút, Nghị đến bưu điện Cầu Voi. Nghị có dụng ý đến riêng với Hồng nên phải đến lúc bưu điện đóng cửa.
Vì thường xuyên ngủ đêm với Hồng Nghị biết rõ giờ đóng cửa là 8g30. Đó là lý do Nghị được chứng nhận 8g20 còn có mặt ở quán cafe như một chứng cứ ngoại phạm nếu thời gian vụ án xảy ra trong thời gian Nghị uống cafe có người xác nhận.
Nghị do ghen tức Hồng vẫn đi lại với Mi Sol và vài người khác nhưng chưa bộc lộ ngay sự ghen tức này. Lúc đầu Nghị muốn quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân đi mua trái cây.
(Nhân chứng bán trái cây cho Vân, khai: Vân nói, thằng bồ người Tiền Giang cho tiền. Tại sao Vân nói vậy? Có thể Vân biết Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa và bản thân Vân không ưa gì Nghị, một con nghiện, quê Tiền Giang nên giọng giễu cợt).
Nghị muốn làm tình với Hồng nhưng có khả năng Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa bằng chứng Hồng vẫn đi lại với Sol, người yêu cũ và đang tìm hiểu một kỹ sư trẻ có học vấn và không là con nghiện như Nghị.
Hồng chống cự.
Nghị cưỡng ép. Và cưỡng ép thành công.
Đó là lý do khám nghiệm tử thi chỗ kín của Hồng có dịch nhầy.
(Ở một vụ án giết người chỉ cần bằng chứng dịch nhầy này của ai là tìm ra thủ phạm ngay chứ chẳng cần cả đống lời khai nào hết).
Do bị Hồng chống lại cuộc làm tình, sau khi xuất tinh, hai người nẩy ra cãi vã ghen tức.
Nghị đã tức giận bóp cổ Hồng. Do Hồng chống lại, thậm chí Hồng lấy con dao chỗ mình giấu đe doạ Nghị, Nghị đã cướp lấy dao, Hồng bỏ chạy xuống dưới nhà như để kêu cứu, Nghị đuổi theo và đâm chết Hồng trong cơn bị kích động không kiềm chế được.
Hoặc chính Nghị biết chỗ để dao, rút dao doạ Hồng bị Hồng chống cự, rồi Hồng bỏ chạy xuống sảnh bưu điện, Nghị đuổi theo lấy dao đâm Hồng.
Khi Vân về, Nghị sợ Vân phát giác nên rình Vân bước vào, lấy thớt ở bếp nấu ăn của hai chị em đập đầu Vân. Vân chưa chết ngay, Nghị lấy dao đâm Vân chết hẳn. Xong, Nghị rửa sạch dao để chỗ cũ.
Rửa sạch dao phải có nước. Đó là lý do các điều tra viên ban đầu đã lấy lời khai của một nhân chứng quen biết chị em Hồng, Vân và thường xuyên đến bưu điện chứng thực bưu điện thời điểm vụ án xảy ra có nước chảy đều.
Đây có thể là một kịch bản của vụ án liên quan đến con dao bị những người dọn dẹp phát hiện.
Một vụ án đơn giản để rồi nảy sinh những câu hỏi không đơn giản là do đâu?
Chúng ta có quyền nghi ngờ sự thật về con dao này liên quan đến Hồ Duy Hải trong hồ sơ trình cho Hội đồng Thẩm phán Tối cao.
Chỉ cần làm rõ thời gian nào nhân viên dọn dẹp báo lãnh đạo công an xã, huyện và thời gian nào lãnh đạo công an xã huyện ra lệnh đốt bỏ chứng cứ, thời gian nào các chứng cứ bị đốt bỏ, và cụ thể cá nhân nào lãnh đạo công an xã, huyện nào ra lệnh đốt bỏ chứng cứ là con dao và cái thớt rồi điều tra các cá nhân đó sẽ ra ngay những kẻ nào hoặc vì kém nghiệp vụ, vì vô trách nhiệm hoặc tham gia làm thay đổi nghi can giết người.
Chú ý!
Người được 4 người dọn dẹp ở ấp Cầu Voi báo cho việc thấy con dao chắc chắn phải là công an viên của xã mà họ ở cùng xã quen biết.
Có hai công an viên xã liên quan đến vụ án đó là:
- Nguyễn Văn Hải, người có thể đã tham gia hỏi cung Nghị nên biết rõ sự thật việc giết Hồng, Vân theo trình tự thế nào nói cho Hải biết để khai theo cho trùng hợp lời khai liên quan tới các chứng cứ. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì đã chết.
- Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì cũng đã chết.
(Cái chết của Minh và Hải vẫn đang là câu hỏi chưa rõ câu trả lời).
Không khó để điều tra 4 người dọn dẹp là họ đã báo thông tin về con dao cho ai biết. Nếu là Minh và Hải thì Minh và Hải không đủ thẩm quyền ra lệnh cho 4 người dọn dẹp đốt bỏ con dao và cái thớt. Minh hoặc Hải phải báo cho cấp trên. Và rất có thể Minh và Hải biết lệnh thủ tiêu chứng cứ là từ ai và cùng biết rõ ai đã khai ra là thủ phạm.
Việc xảy ra tiêu huỷ chứng cứ trong thời gian rất nhanh chỉ sau vụ án chưa đến một ngày. Như vậy có một đường dây nào đó lúc đầu chưa liên quan đến điều tra viên Lê Thành Trung và các điều tra viên của công an Long An đã bí mật can dự vào vụ án.
Bằng chứng: Ngày 15 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An tìm kiếm con dao bị nhóm 4 người dọn dẹp hiện trường (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) tìm thấy và đốt bỏ nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.
Bằng chứng: Chiều cùng ngày, Nguyễn Văn Nghị, 28 tuổi, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị triệu tập khẩn cấp tới Cơ quan điều tra tỉnh Long An để điều tra. Các trinh sát đặt nghi vấn vì sau khi xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi trong đêm 13 tháng 1, Nguyễn Văn Nghị đi đâu không rõ tới chiều 14 tháng 1 mới về nhà.
Bằng chứng: Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Biên bản giám định pháp y số 21/PY.08 ghi "có ít dịch nhầy trong âm đạo" của nạn nhân Hồng. và "dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít".(chứng tỏ vụ án phải xảy ra sau khi ăn tối khá lâu chứ không phải lúc 8g đến 8g30 tối, để sau này Nghị có chứng cứ ngoại phạm là 8g 20 còn ở quán cafe).
Bằng chứng: người bán trái cây khai lời của Vân về thằng bồ người Tiền Giang của Hồng đưa tiền mua trái cây.
Các bằng chứng lúc đầu trên chứng tỏ các điều tra viên tuy có một số sai sót về bảo vệ hiện trường nhưng các kết quả điều tra đều không hướng tới Hải mà đều chĩa tới Nghị.
Nhưng chỉ hai tháng sau cái đường dây bí ẩn ngay sau xảy ra vụ án đã chi phối họ.
Đường dây ấy là ai?
Chắc chắn liên quan đến người cao cấp nhất ra lệnh đốt bỏ con dao và cái thớt.
Một câu hỏi nữa. Vì sao lệnh là đốt bỏ chứ không phải vứt rác? Vì sao đốt bỏ mà con dao bằng thép lại cháy thành tro? Lưỡi dao không thể thành tro! Vậy lưỡi dao ai lấy? Vì sao lại lấy?
Chả qua kẻ tham gia vụ án lo sợ bị lộ nên đã lén lấy đi lưỡi dao đã bị đốt.
Vụ án Hồ Duy Hải thực chất rất đơn giản và công an Long An lập tức phá án, tìm ra ngay thủ phạm, như báo Công an đã vạch ra ngay sau khi công an Long An tìm ra kẻ có nhiều chứng cứ nhất giết người.
Vụ án chỉ trở nên phức tạp khi sự thật bị thế lực nào đó đánh tráo để rồi từng nấc bị đẩy lên cao, lôi kéo cả chuỗi vào việc bảo vệ cho việc chà đạp pháp luật và công lý.
17/17 vị thẩm phán tối cao, trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần phát lệnh truy nã Nguyễn Văn Nghị để 17/17 vị đồng loạt trực tiếp xét hỏi cùng các chứng cứ và hồ sơ có sẵn lúc đầu của các điều tra viên Long An là lòi ra ngay.
Đồng thời chỉ cần điều tra nhân thân của Nghị sẽ biết kẻ nào nhúng tay vào vụ án này.
Đây là lối thoát duy nhất cho uy tín của các vị. Cứ làm hết nhẽ đi. Nếu Nghị thật sự vô can thì cũng giải án oan cho Nghị và gia đình Nghị.
Nếu Hải không thể chối cãi tội giết người thì nghiêm khắc trừng trị Hải và làm cho mẹ của Hải cùng dư luận tâm phục khẩu phục.
Lưu Trọng Văn
May 11, 2020
Danh sách 4 người đã chết - đột tử - trong vụ Hồ Duy Hải, liệt kê theo thứ tự năm tháng:
1/ Huỳnh Văn Minh, 2009 [công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An]
2/ Nguyễn Thanh Hải 2010 [trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải), công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An]
3/ Thượng tá Phạm Văn Tiến 2012 [Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người ký lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều 21 tháng 3 năm 2008.]
4/ Trần Ngọc Lẫm 2013 [Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao Saigon]
1/ Huỳnh Văn Minh, 2009 [công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An]
2/ Nguyễn Thanh Hải 2010 [trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải), công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An]
3/ Thượng tá Phạm Văn Tiến 2012 [Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người ký lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều 21 tháng 3 năm 2008.]
4/ Trần Ngọc Lẫm 2013 [Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao Saigon]
$pageOut các Phần tiếp theo ==>
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...