bản tin báo Người Việt Mar. 21, 2019
SAN DIEGO, California (NV) – Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối trong bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị xơ phổi, và đang chờ người anh ruột là Lê Xuân Nhuận đến để quyết định có rút ống hay không.
Chi tiết này được anh Thiện Thành, một người bạn của ông Lý Tống, đang có mặt trong phòng 313 của bệnh viện, lúc 8 giờ 45 phút tối Thứ Năm, 21 Tháng Ba, kể với nhật báo Người Việt.
Anh Thành cho biết trong phòng hiện có chín người, trong đó có một người cháu ruột của ông Lý Tống, và tất cả đang chờ ông Nhuận đến.
Anh cho biết thêm vào lúc 8 giờ 48 phút là máy bay của ông Nhuận bị hoãn, thành ra có thể ông đến trễ.
Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
“Sáng nay, bác sĩ gọi cho tôi biết anh bị hôn mê từ hôm Thứ Ba, và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị tôi liên lạc với người nhà anh Tống để họ quyết định có rút ống hay không,” ông Hòa nói tiếp.
Ông cho biết đã liên lạc với một người anh của ông Tống ở San Jose.
“Tối nay, khoảng 8 giờ 30 tối, anh ấy sẽ đáp máy bay xuống San Diego, vào bệnh viện và sẽ quyết định,” ông Hòa nói tiếp.
Ông Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.
Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.
Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị “tù cải tạo” trong vòng 5 năm.
Thế rồi ông vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore.
Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học khoa học chính trị tại đại học University of New Orleans.
Năm 1992, ông uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại tà quyền Hanoi.
Rồi ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng.
Sau vụ này, ông Tống bị Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) rút bằng lái máy bay.
Ngày 7 Tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn, thả hơn 50,000 tờ truyền đơn.
Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù.
Ngày 24 Tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định bay đi rải truyền đơn ở Bắc Hàn.
Ngày 19 Tháng Bảy, 2010, ông Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi trình diễn ca nhạc của các ca nô Việt cộng tại San Jose, trong đó có ca nô Đàm Vĩnh Hưng.
Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát, ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca nô này, thế là ông bị bắt.
Trong phiên tòa ngày 21 Tháng Bảy, 2012, Chánh Án Andrea Y. Bryan tuyên phạt ông Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung. (Đỗ Dzũng)
—
Người Việt sẽ tiếp tục cập nhật.
—
bản tin Người Việt March 22, 2019
Sharp Memorial Hospital, San Diego (NV) – “Gia đình vẫn chưa quyết định có rút ống thở của Lý Tống hay không.” Đó là câu trả lời của ông Lê Xuân Nhuận, anh ruột của “Ó Đen” – “Chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại Lý Tống, với truyền thông vào lúc 10 giờ 30 phút tối Thứ Năm, 21 Tháng Ba, tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, ở San Diego.
Vào khoảng 10 giờ 20 tối, từ Alameda, California, ông Lê Xuân Nhuận bay đến San Diego và có mặt tại bệnh viện nơi ông Lý Tống đang hấp hối vì bị xơ phổi. Chuyến bay theo dự định đến San Diego lúc 8 giờ 30 phút tối nhưng bị trễ hơn một giờ đồng hồ.
Cùng có mặt ở bệnh viện lúc đó là Nghị viên thành phố Garden Grove Phát Bùi, các cơ quan truyền thông hải ngoại, một số người thuộc Hội Không Quân VNCH.
Lúc này, trên giường bệnh, ông Lý Tống đã hoàn toàn hôn mê và chờ rút ống trợ thở. Theo ông Nhuận gia đình phải chờ xem giờ và ngày tốt mới có quyết định.
Từ khi thông tin ông Lý Tống nhập viện được loan đi, mạng xã hội xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng ông đã qua đời. Đây cũng là vấn đề ông Lê Xuân Nhuận muốn xác nhận với mọi người
“Chúng tôi về đây để cùng với quí anh xem sự việc quyết định thế nào. Lý Tống chưa chết. Tôi xin xác nhận rõ như thế. Tôi thấy có nhiều tranh cãi trên internet.” Ông Lê Xuân Nhuận nói với phóng viên báo Người Việt.
“Mọi người rất có lòng với Lý Tống. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn là thành kính cảm ơn tất cả, các anh em không quân ở đây.”
Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
Năm 1992, ông Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền. Sau đó ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng. (K.L – KN)
Dying moments, the dying soldier Lý Tống
bản tin của Người Việt, March 21, 2019 by Đỗ DzũngSAN DIEGO, California (NV) – Ông Lý Tống, còn có biệt hiệu là “Ó Đen,” một trong những “chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại, đang hấp hối trong bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego, vì bị xơ phổi, và đang chờ người anh ruột là Lê Xuân Nhuận đến để quyết định có rút ống hay không.
Chi tiết này được anh Thiện Thành, một người bạn của ông Lý Tống, đang có mặt trong phòng 313 của bệnh viện, lúc 8 giờ 45 phút tối Thứ Năm, 21 Tháng Ba, kể với nhật báo Người Việt.
Anh Thành cho biết trong phòng hiện có chín người, trong đó có một người cháu ruột của ông Lý Tống, và tất cả đang chờ ông Nhuận đến.
Anh cho biết thêm vào lúc 8 giờ 48 phút là máy bay của ông Nhuận bị hoãn, thành ra có thể ông đến trễ.
Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
“Sáng nay, bác sĩ gọi cho tôi biết anh bị hôn mê từ hôm Thứ Ba, và gần như không thở được nữa. Bác sĩ đề nghị tôi liên lạc với người nhà anh Tống để họ quyết định có rút ống hay không,” ông Hòa nói tiếp.
Ông cho biết đã liên lạc với một người anh của ông Tống ở San Jose.
“Tối nay, khoảng 8 giờ 30 tối, anh ấy sẽ đáp máy bay xuống San Diego, vào bệnh viện và sẽ quyết định,” ông Hòa nói tiếp.
Ông Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.
Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1946 tại Thừa Thiên – Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.
Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị “tù cải tạo” trong vòng 5 năm.
Thế rồi ông vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore.
Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học khoa học chính trị tại đại học University of New Orleans.
Năm 1992, ông uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại tà quyền Hanoi.
Rồi ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng.
Sau vụ này, ông Tống bị Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) rút bằng lái máy bay.
Ngày 7 Tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn, thả hơn 50,000 tờ truyền đơn.
Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù.
Ngày 24 Tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định bay đi rải truyền đơn ở Bắc Hàn.
Ngày 19 Tháng Bảy, 2010, ông Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi trình diễn ca nhạc của các ca nô Việt cộng tại San Jose, trong đó có ca nô Đàm Vĩnh Hưng.
Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát, ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca nô này, thế là ông bị bắt.
Trong phiên tòa ngày 21 Tháng Bảy, 2012, Chánh Án Andrea Y. Bryan tuyên phạt ông Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung. (Đỗ Dzũng)
—
Người Việt sẽ tiếp tục cập nhật.
—
Tin cập nhật về anh Lý Tống
‘Gia đình vẫn chưa quyết định rút ống thở của Lý Tống’
bản tin Người Việt March 22, 2019
Sharp Memorial Hospital, San Diego (NV) – “Gia đình vẫn chưa quyết định có rút ống thở của Lý Tống hay không.” Đó là câu trả lời của ông Lê Xuân Nhuận, anh ruột của “Ó Đen” – “Chiến sĩ chống Cộng” nổi tiếng nhất hải ngoại Lý Tống, với truyền thông vào lúc 10 giờ 30 phút tối Thứ Năm, 21 Tháng Ba, tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, ở San Diego.
Vào khoảng 10 giờ 20 tối, từ Alameda, California, ông Lê Xuân Nhuận bay đến San Diego và có mặt tại bệnh viện nơi ông Lý Tống đang hấp hối vì bị xơ phổi. Chuyến bay theo dự định đến San Diego lúc 8 giờ 30 phút tối nhưng bị trễ hơn một giờ đồng hồ.
Ông Lê Xuân Nhuận bên giường bệnh của ông Lý Tống. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt) |
Lúc này, trên giường bệnh, ông Lý Tống đã hoàn toàn hôn mê và chờ rút ống trợ thở. Theo ông Nhuận gia đình phải chờ xem giờ và ngày tốt mới có quyết định.
Từ khi thông tin ông Lý Tống nhập viện được loan đi, mạng xã hội xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng ông đã qua đời. Đây cũng là vấn đề ông Lê Xuân Nhuận muốn xác nhận với mọi người
“Chúng tôi về đây để cùng với quí anh xem sự việc quyết định thế nào. Lý Tống chưa chết. Tôi xin xác nhận rõ như thế. Tôi thấy có nhiều tranh cãi trên internet.” Ông Lê Xuân Nhuận nói với phóng viên báo Người Việt.
“Mọi người rất có lòng với Lý Tống. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn là thành kính cảm ơn tất cả, các anh em không quân ở đây.”
Trước đó trong ngày, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Không Quân VNCH San Diego, người đang chăm sóc ông Tống, nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, lúc 1 giờ 30 chiều là “anh Tống nhập viện từ hôm 7 Tháng Ba. Bác sĩ nói anh bị xơ phổi, thở rất thoi thóp. Sau đó bác sĩ cho anh ngủ để chữa trị, nhưng không thành công.”
Ông Lê Xuân Nhuận (thứ 2 từ phải) khi vừa đặt chân đến bệnh viện Sharp Memorial Hospital. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt) |
Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.
Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba coi như là anh hùng. (K.L – KN)
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...