. .

Friday, August 5, 2011

Quang cảnh bên ngoài phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ - Nguyễn Huệ Chi

...nhà văn Võ Thị Hảo chỉ hỏi tôi có mỗi một câu mà tôi không sao trả lời được, vì chính đó cũng là câu hỏi đang cồn cào trong ruột của mình: “Không hiểu họ có thấy xấu hổ trong lòng hay không khi đội quân chức năng mẫn cán của họ không từ một thủ đoạn nào đàn áp dân, giết dân chẳng ghê tay, đạp vào mặt người yêu nước mà đến một Nhà nước chuyên chế đích thực cũng không dám làm. Em hỏi thế là vì không hề thấy một vị nào mở miệng ra nói một lời xin lỗi nào cả. Tuyệt đối không. Dân chết vì mình cũng không xin lỗi. Dân đi biểu tình để giữ nước cho mình bị đạp thẳng vào mặt cũng không xin lỗi. Chỉ thấy những nụ cười tươi trên những khuôn mặt béo tốt, có thế thôi. Anh bảo thế chẳng là… đại phúc cho dân tộc ta sao!”

Này đây, quang cảnh bên ngoài phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ
Nguyễn Huệ Chi, BauxiteVN 3/8/2011

Chiều ngày 1-8-2011 tôi nhận liền mấy cú điện của hai người bạn đề nghị sáng ngày mai cho họ đến nhà trò chuyện và uống nốt chai Gold label mấy hôm trước còn uống giở với nhau. Tôi biết hai người này là ai rồi. Họ là những người bạn tốt, có thể cam đoan như thế, nhưng những việc làm của họ đâu có tùy thuộc ở họ được. Tôi nói thẳng với họ qua điện thoại: “Mai bác còn phải đi dự phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ. Uống rượu để sang hôm khác”. Nói rồi tôi tắt máy. Một chốc, lại nghe thấy tiếng đổ chuông. Đầu dây bên kia là tiếng của người thứ hai: “Em nói thật với anh, – anh này nhiều tuổi hơn, vẫn gọi tôi bằng anh – tên tuổi anh trên mạng ai cũng biết cả, anh ra đấy mà lọt vào ống kính thì… sẽ có ảnh hưởng không hay”. Tôi cũng đáp lại trong tiếng cười: “Ô hay cái cậu này. Phải cho người ta thực hiện quyền công dân của người ta chứ. Mà cũng chỉ là đứng ở vòng ngoài, xa tít, chẳng lọt được vào ống kính nào đâu”. Trao đi đổi lại một lúc, hai bạn của tôi đành thống nhất mai sáng sẽ đến lúc 6 giờ 30’ để hộ tống tôi đến Tòa án cho an toàn. Trước khi đi ngủ tôi cứ ngẫm đi ngẫm lại mãi về tình huống sáng mai, không hiểu có xảy ra cơ sự gì không. Tôi vấn kế hai người bạn đáng kính cùng họ Phạm là Phạm Duy Hiển và Phạm Toàn. Anh Hiển nghe chuyện cười to và nói: “Thì cứ đi với họ chứ sao. Bạn của mình thì không việc gì hết đâu anh”. Còn anh Phạm Toàn không trả lời điện thoại mà bằng meo: “Cái anh này mới ngốc chứ. Thôi, xách khăn gói đến thằng Tường – Dương Tường – ở ngay Quán Sứ, ngủ nhờ một hôm. Mai dậy tha hồ thảnh thơi đến cổng Tòa án. Chứ kiểu này a, thì mai đừng hòng bén mảng đến Tòa. Họ đưa đi một quán café xa tít cùng ngồi uống café thì làm gì nhau nào. Xa vợ một đêm có sao không?”. Tôi nghe hai bạn góp ý đều thấy hay, vậy nhưng cuối cùng vẫn nghiêng về ý kiến anh Hiển, yên tâm nằm lại trên cái giường của mình, bởi đã hẹn với bạn lại bỏ đi xem ra nó không phải đạo; cũng bởi, để phòng xa, trước khi hai người bạn kia hẹn hò, tôi lại đã hẹn với một người bạn khác, Thượng tá, đảng viên, đến chở tôi đi, cũng đúng 6 giờ rưỡi sáng. Có việc gì anh bạn đảng viên hẳn sẽ có cách “đánh tháo” cho tôi. Tất nhiên đó là nói phòng xa thôi, giữa thời buổi này, là người lương thiện nghĩ đến một “âm mưu” nghe sao nó kỳ dị, nhất là khi mình đã đánh giá người chơi với mình là “bạn”. Dù sao, vẫn cứ phải dự phòng hai chữ… “có ai ngờ”.
May sao sáng hôm sau anh Thượng tá quân đội hẹn trước lại đến sớm hơn hai người bạn hẹn sau. Anh bấm chuông khi tôi còn đang ngủ. Tôi vùng dậy, mặc nhanh áo quần và lên xe cùng với anh, phóng vội đến địa điểm đã định. Trời Hà Nội mây đen vần vũ và mưa lai rai nhưng lòng rất thảnh thơi, vì ngẫu nhiên mà làm được cái điều anh Toàn mong mỏi cho mình, mà lại không phải đi ngủ nhờ, khỏi phải chuẩn bị lỉnh kỉnh, tính tôi không muốn. Trên đường, anh bạn bỗng hỏi tôi: đến đâu gửi xe bây giờ. Ừ nhỉ. Những chuyện đột xuất không hề tính trước, lúc nảy ra thình lình mới thật khó nghĩ. Loanh quanh chừng dăm phút tôi vụt tìm được một đáp số, tôi nói ngay với bạn: “Thì tốt nhất là vào nhà Dương Hà mà gửi. Sân nhà cô ấy rộng. Lại níu lấy cô làm bạn đồng hành, biết đâu nhờ cô ta mà mình vào được trong Tòa án cũng nên”. Anh bạn tán thành ngay. Chúng tôi gọi cổng thì đúng như ý mình, Hà đang mong ngóng có khách đến gửi xe để cùng nhau họp thành một đoàn trực chỉ Tòa án hành tiến cho thêm hùng hậu. Chúng tôi vào nhà thì J.B. Nguyễn Hữu Vinh và nhà văn Võ Thị Hảo đã ngồi sẵn. Mừng quá. Hảo nói với tôi: “Em có ngủ được đâu. 4 giờ rưỡi sáng em đã có mặt ở đây rồi”. Tôi nhìn Hảo, cảm phục về những bài viết nảy lửa của chị. Nhớ đến bài viết mới toanh của chị trên BBC lòng thầm nghĩ: “Không hiểu con người nhỏ bé xinh đẹp này lấy đâu ra nghị lực mà viết những bài “choang choang” như vậy. Bài viết quả đặt ra những vấn đề ít ai nghĩ tới: Sửa đổi Hiến pháp biết đâu là cái cớ để cho ai đó thừa cơ cướp nốt những quyền còn lại của người dân. Dân không biết gì cứ tưởng cải tiến là hay, có ngờ đâu một bước “cải” thì mình lại bị “trói” thít thêm một lằn dây, cắt thêm một “khúc” quyền, cuối cùng đành làm một… người mình trần ngay trên đất nước mình, giống như mấy câu bất hủ của cụ Phan Khôi: “Đánh đùng một cái / Kêu éc éc ngay /Bịt mồm bịt miệng / Trói chân trói tay…”, còn trí thức thì điếng người mà không làm sao được cả, bởi cứ mải mê cãi cọ với các thứ lý thuyết xa rời thực tiễn, đến khi ngã người ra thì mọi sự đã… rồi”.
Chụp ảnh trước tượng Huy Cận và Xuân Diệu trước lúc lên đường. Ảnh: VC
Chụp ảnh trước tượng Huy Cận và Xuân Diệu trước lúc lên đường. Ảnh: VC

LS Dương Hà đi đầu với lòng thương chồng mãnh liệt. Ảnh: VC
LS Dương Hà đi đầu với lòng thương chồng mãnh liệt. Ảnh: VC
Những người tiếp bước theo chị trầm tư hơn. Ảnh: VC
Những người tiếp bước theo chị trầm tư hơn. Ảnh: VC
Chúng tôi ra khỏi cổng Văn phòng LS Cù Huy Hà Vũ từ 7 giờ sáng, đi nhanh theo hướng ngã năm CửaNamrồi qua đường Hai Bà Trưng, ngoặt phố Thợ Nhuộm mà tiến về phía Tòa án. Tôi đi sát Võ Thị Hảo. Chúng tôi trao đổi ngắn với nhau về phiên họp Quốc hội đang diễn ra, về hình ảnh các vị chấp chính vừa in rất to trên các báo, trước kết quả “thắng lợi vang dội” sau mấy cuộc bỏ phiếu rất “dân chủ” đưa họ lên những chiếc ghế ngon ơ, ông nào nét mặt cũng rạng rỡ mà ông Thủ tướng thì rạng rỡ hơn người nào hết. Hảo chỉ hỏi tôi có mỗi một câu mà tôi không sao trả lời được, vì chính đó cũng là câu hỏi đang cồn cào trong ruột của mình: “Không hiểu họ có thấy xấu hổ trong lòng hay không khi đội quân chức năng mẫn cán của họ không từ một thủ đoạn nào đàn áp dân, giết dân chẳng ghê tay, đạp vào mặt người yêu nước mà đến một Nhà nước chuyên chế đích thực cũng không dám làm. Em hỏi thế là vì không hề thấy một vị nào mở miệng ra nói một lời xin lỗi nào cả. Tuyệt đối không. Dân chết vì mình cũng không xin lỗi. Dân đi biểu tình để giữ nước cho mình bị đạp thẳng vào mặt cũng không xin lỗi. Chỉ thấy những nụ cười tươi trên những khuôn mặt béo tốt, có thế thôi. Anh bảo thế chẳng là… đại phúc cho dân tộc ta sao!”
Một toán công an sắc phục xanh đứng gác khoảng giữa nhà Hỏa Lò trên đường Thợ Nhuộm chỗ sắp gặp đường Lý Thường Kiệt. Đoàn người được để yên cho đi qua, không anh công an nào có động tác ngăn cản. Nhưng vừa qua khỏi bức tường Hỏa Lò, hai chị em chủ nhân Văn phòng Cù Huy Hà Vũ liền trương ngay hai tấm biển gỗ nền trắng chữ đỏ lên, với Dương Hà: “Chồng tôi vô tội”, với Cù Thị Xuân Bích: “Anh tôi vô tội”. Đám công an thấy thế hốt hoảng chạy bổ tới vây chặt lấy các cô, xô đẩy các cô lùi trở lại không cho đi nữa. Ôi chao, phản ứng của các cô thật bất ngờ. Đang từ hai người phụ nữ hiền lành, hai cô bỗng đổi ngay thái độ, lồng lên dữ dội – xin lỗi – như hai con hổ cái bị loài thú khác đến cướp mất con. Các cô lăn vào giữa đám công an không còn biết e sợ là gì. Chúng tôi đều cảm thấy lo ngại pha lẫn niềm kính phục các cô, những phụ nữ mới, ý thức rất rõ quyền công dân của mình. “Các anh làm gì thế? Phiên tòa hôm nay tuyên bố xử công khai, chúng tôi đến tham dự vì có chồng và anh đang bị xử trong kia sao các anh dám ngăn chặn? Ai ngăn chặn nào? Thì cứ xích luôn tay chúng tôi đi, đưa vào trong Tòa mà xử luôn, này đây này!”.
Những người đi đầu không bị ngăn cản. Ảnh: VC
Những người đi đầu không bị ngăn cản. Ảnh: VC
Nhưng đến lượt các chị với những tấm biển trương lên thì công an xô lại. Ảnh: VC
Nhưng đến lượt các chị với những tấm biển trương lên thì công an xô lại. Ảnh: VC
BS Phạm Hồng Sơn, Người Buôn  Gió và nhà văn Võ Thị Hảo cũng trong vòng vây ấy. Ảnh: VC
BS Phạm Hồng Sơn, Người Buôn Gió và nhà văn Võ Thị Hảo cũng trong vòng vây ấy. Ảnh: VC
J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Không, chúng tôi là những người có giấy mời đến dự phiên tòa. Ảnh: VC
J.B. Nguyễn Hữu Vinh: Không, chúng tôi là những người có giấy mời đến dự phiên tòa. Ảnh: VC
Vì sinh mệnh chính trị của chồng, của anh, các cô lăn vào, bất chấp hiểm nguy. Ảnh: VC
Vì sinh mệnh chính trị của chồng, của anh, các cô lăn vào, bất chấp hiểm nguy. Ảnh: VC
Các cô dấn tới và công an vừa đẩy họ vừa đi giật lùi, thành thử cuộc va chạm, giằng co khiến mỗi lúc mỗi tiến đến gần Tòa án thêm một ít. Cuối cùng thì đã đến hẳn trước cổng Tòa án. Có thêm một bà dì hay bà cô của Cù Huy Hà Vũ cũng đã chờ ở đó và phải nói, ba người phụ nữ đã làm dấy lên cả một cuộc biểu tình nhỏ nhỏ vì quyền lợi, sự đe doạ sinh mệnh chính trị của cháu, của chồng và anh mình.
Trước cổng Tòa án, nơi đội quân thường phục áo trắng phải thay thế đội quân áo xanh, các cô cũng đã làm được một cuộc nổi sóng. Ảnh: VC
Trước cổng Tòa án, nơi đội quân thường phục áo trắng phải thay thế đội quân áo xanh, các cô cũng đã làm được một cuộc nổi sóng. Ảnh: VC
Người phải ở lại nhìn theo người được bước vào sau hai cánh cổng Tòa án. Ảnh: VC
Người phải ở lại nhìn theo người được bước vào sau hai cánh cổng Tòa án. Ảnh: VC
Thật đáng phục thay LS Nguyễn Thị Dương Hà đã biết làm nổi sóng lên tại nơi có công an, mật vụ dày đặc ở đây trong khi chúng tôi, nhà văn võ Thị Hảo, Người Buôn Gió, BS Phạm Hồng Sơn và khá nhiều người khác dù cố gắng tiếp sức cho họ vẫn đành đứng như phỗng ở vòng ngoài. Dĩ nhiên nổi sóng cũng chỉ là dậy lên trong chốc lát. Dương Hà, bà dì, ông Cù Huy Thước và J.B. Nguyễn Hữu Vinh cuối cùng lọt được qua hai cánh cổng, sau khi đã xuất trình mấy tấm giấy cho phép tham dự phiên tòa. Tôi đang đứng một mình với tâm trạng ngẩn ngơ thì một cái vỗ vai sau lưng, quay lại, hóa ra hai người bạn hôm qua đã hẹn. Họ có mặt ở đây trước chúng tôi. Một anh nói: “Chúng em đến nhà thì anh đã đi rồi. Ra đây lại chẳng thấy anh đâu. Thì ra bây giờ mới đến đây… Thôi thế là đủ, mấy anh em mình đi uống café đi anh, ở đây nữa làm gì”. Tôi vui vẻ với họ nhưng trong lòng thật tình chưa muốn về mà còn muốn tận thu vào mắt mình cái ấn tượng chung về quang cảnh bên ngoài Tòa án, nên khẽ lắc đầu. Quả thật, hôm nay có khác với phiên xử sơ thẩm nhiều. Cảnh sát cơ động hoàn toàn vắng bóng. Đó là một tiến bộ. Thay vào đấy là một số lượng vừa phải các loại công an áo xanh, áo vàng, áo trắng cộc tay có cầu vai vàng, bảo vệ đeo băng đỏ, nhưng một số lượng trội hơn nhiều là công an thường phục – loại người mặt lạnh – loại này thay cho cảnh sát cơ động, là lực lượng chính xử lý người tham dự phiên tòa.
Lúc đầu thì một toán công an áo xanh đến gần chúng tôi, yêu cầu chúng tôi rút khỏi nơi mình đang đứng, đúng như lệnh của một chiếc loa phát tiếng oang oang ngay sát mé đường gần cổng Tòa án: “Theo nghị định 38 CP… những ai tụ tập đông người cần xin phép chính quyền sở tại, nếu không phải giải tán lập tức…”. Chúng tôi bảo nhau rút dần sang bên kia đường Lý Thường Kiệt sát ngay Đại sứ quánCubavà trụ lại ở đấy, nơi có con hẻm với tấm biển rõ to: “Khu dân cư văn hóa phường Lý Thường Kiệt…”.
Theo yêu cầu của công an, những người đến tham dự phiên tòa đành rút sang bên kia đường Lý Thường Kiệt. Ảnh VC
Theo yêu cầu của công an, những người đến tham dự phiên tòa đành rút sang bên kia đường Lý Thường Kiệt. Ảnh VC
Sang đây thì cũng nên xem các tấm ảnh trưng bày trước ĐSQ Cuba cho đỡ buồn. Ảnh: VC
Sang đây thì cũng nên xem các tấm ảnh trưng bày trước ĐSQ Cuba cho đỡ buồn. Ảnh: VC
Ai có hoa thì giơ lên, ai có biển thì trương lên. Ảnh: VC
Ai có hoa thì giơ lên, ai có biển thì trương lên. Ảnh: VC
Nhà văn Võ Thị Hảo và nhà phê bình Paul Nguyễn Hoàng Đức. Ảnh: VC
Nhà văn Võ Thị Hảo và nhà phê bình Paul Nguyễn Hoàng Đức. Ảnh: VC
Đứng được một lúc khá lâu tôi thấy cũng chẳng bao nhiêu lăm người. Cả môt quãng đường rộng phía trước mặt Toà án, rộng như một quảng trường, vắng hoe, công an đã chăng dây bốn phía nên xe cộ qua lại không được, bên góc này chỉ là một nhúm người chúng tôi và trước mặt là công an. Tôi nhìn lại thì nào có mấy ai đâu: cô Cù Thị Xuân Bích với tấm biển “Anh tôi vô tội” giương lên trước mặt, nhà văn Võ Thị Hảo đứng sát bên cô, nhà phê bình Paul Nguyễn Hoàng Đức, rồi một người phụ nữ giọng miền Nam mang trên tay hai bó hoa hồng nói với tôi : “Em ở miền Nam ra”, một người nữa trẻ như cô mặc áo dài xanh, một số hơn chục người khác nữa đứng gần quanh, tôi không biết tên cũng không có nét nào đặc biệt để miêu tả, dăm ba người cầm máy ảnh, có khi là phóng viên tự do… có vậy thôi. Tôi hơi băn khoăn không rõ chàng Buôn Gió và BS Phạm Hồng Sơn đã lẩn đi đâu mất rồi, về sau mới biết Lái Gió thì đã được một anh hói đầu mời khéo vào một quán café câu lưu ở phía đường Dã Tượng, còn BS Phạm Hồng Sơn vẫn an toàn ở đâu đó chứ không bị hốt lên xe như lần trước. Đứng một chốc, nghe điện thoại của TS Nguyễn Quang A gọi. Anh đến sớm hơn chúng tôi nhưng cũng đã bị bị đuổi dạt sang đường Dã Tượng và đang ngóng xem chúng tôi ở đâu. Tôi chỉ đường cho anh và chỉ khoảng mười phút sau anh đã có mặt ở chỗ chúng tôi.
TS Nguyễn Quang A vừa từ đường Dã Tượng đến nhập bọn với anh chị em. Ảnh: VC
TS Nguyễn Quang A vừa từ đường Dã Tượng đến nhập bọn với anh chị em. Ảnh: VC
Người Buôn Gió đâu nhỉ? Đây rồi. Lái Gió đang bị cớm chìm “trán hói” câu lưu bên phố Dã Tượng. Ảnh và lời: Ba Sàm
Người Buôn Gió đâu nhỉ? Đây rồi. Lái Gió đang bị cớm chìm “trán hói” câu lưu bên phố Dã Tượng. Ảnh và lời: Ba Sàm
Nhưng “sự cố” đã xảy ra khi Cù Thị Xuân Bích bỗng nức lên khóc. Cô vừa khóc vừa gào thật to: “Anh tôi Cù Huy Hà Vũ đang bị xử oan ở trong đó bà con ơi. Anh tôi là con cố Bộ trưởng Cù Huy Cận, là người đã cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra nước ViệtNamdân chủ cộng hòa này đấy. Bà con ơi, anh tôi bị xử oan, anh tôi Cù Huy Hà Vũ bị xử oan!”. Tiếng khóc và tiếng gào rất to lặp đi lặp lại nhiều lần làm tất cả đều động tâm. Nhưng với đội quân chức năng thì đây là một biến cố… nguy hiểm. Lập tức họ điều một chiếc xe cảnh sát đến ngay sát nơi cô Bích và chúng tôi đang đứng, vặn loa to hết cỡ, cất giọng nhắc đi nhắc lại Nghị định 38 CP của ông Nguyễn Tấn Dũng: cấm tụ tập đông người mà không xin phép.
Cù Thị Xuân Bích vừa dứt xong tiếng khóc. Ảnh: VC
Cù Thị Xuân Bích vừa dứt xong tiếng khóc. Ảnh: VC
Xe cảnh sát với tiếng loa rất to chạy tới át giọng cô Bích. Ảnh: VC
Xe cảnh sát với tiếng loa rất to chạy tới át giọng cô Bích. Ảnh: VC
Một bạn nào đó bỏ nhỏ vào tai tôi: “Mấy lời của ông Nguyễn Tấn Dũng thì ra cuối cùng là để át giọng cô Bích. Ông Thủ tướng chịu trách nhiệm theo dõi vụ Vinashin thì quá mù mờ thế mà nhìn vụ án Cù Huy Hà Vũ sao mà tinh thế! Biết trước sẽ có tiếng khóc của cô Bích nên cũng đã có kịch bản hoàn hảo cho những việc đối phó thế này. Giỏi! giỏi!”. Tôi nghe giọng nói, nhìn vào khuôn mặt không có vẻ gì là chế giễu của người bạn không quen biết và thốt nhớ lại nụ cười rất tươi của ông Thủ tướng – nụ cười có lẽ đẹp nhất trong số các vị có chiếc ghế đẹp – in đồng loạt trên các báo mới mấy ngày trước, cũng thốt nhớ đến hai tiếng gì đó của nhà thơ Bằng Việt, người kín tiếng nhất đã không còn chịu được phải buột lên mà Võ Thị Hảo vừa tâm sự với tôi trên đường ra đến gần đây, khen cái cách đưa rất đắt hai tiếng ấy của Nguyễn Trọng Tạo trên trang blog của anh… Ngay lúc ấy tôi cũng muốn nói thật to một câu của Nam Cao mà rồi kịp dừng lại được: “Tài thật, tài đến thế là cùng…!”.
Nhưng tiếng khóc của cô Bích đã dấy động tâm lý muốn đuổi người đứng phía ngoài Tòa án cho rảnh nợ của đám công an. Bây giờ thì loại người thường phục mặt lạnh mới có dịp ra tay. Họ áp sát vào chúng tôi với giọng rất nghiêm bắt chúng tôi rời khỏi nơi này. Chúng tôi cứ đứng yên bất động, mặt rất căng thẳng.
Đoàn người cứ đứng yên bất động nhìn thẳng vào đội quân thường phục chuẩn bị ra tay. Ảnh: VC.
Đoàn người cứ đứng yên bất động nhìn thẳng vào đội quân thường phục chuẩn bị ra tay. Ảnh: VC.
Hai bên chiếu tướng nhau môt lúc như thế thì bên phía các vị chức năng đã mất bình tĩnh, đưa tay ra đẩy chúng tôi. Lập tức tôi nói ngay: “Máy ảnh đâu chụp ngay cho tôi để đưa lên các phương tiện thông tin quốc tế. Các anh cứ đẩy vào tôi đi!”. Người đưa tay ra đẩy vội rụt tay lại, bảo các bạn anh ta ở xung quanh: “Đừng động tay vào bác này”. Tôi biết ý nói tiếp ngay: “Không phải chỉ tôi mà các bạn tôi đây cũng thế. Chúng tôi đến đây cốt tham dự một phiên tòa xử công khai với rất nhiều thiện chí mà được đối xử thế này kia đấy! Chúng tôi đã lùi đến đây, đứng một nơi không có biển cấm, thế mà vẫn bị xem như nơi cấm. Vậy trên đất nước ViệtNamnày còn nơi nào là không cấm nữa?”. Anh Nguyễn Quang A cũng tiếp liền theo, tay chỉ vào túi một cậu mặc chiếc sơ mi cộc tay trắng ngả vàng thấp thấp đứng sát trước mặt anh: “Tôi yêu cầu cậu hãy rút ngay tấm biển công an trong túi ra quàng lên cổ đã rồi hãy đuổi, nếu không thì cậu là ai mà có quyền lớn giọng?”. Anh chàng áo vàng còn ra điều nói cứng: “Tôi không đeo”, nhưng nhiều người đế vào: “Anh phải đeo. Anh cũng không có quyền đuổi dân khi dân chúng đi dự một phiên tòa công khai theo tuyên bố của Nhà nước”. Cậu kia im bặt. Mới biết, tiếng nói của số đông bao giờ cũng là một mãnh lực.
Chúng tôi đến đây để tham dự một phiên tòa công khai với rất nhiều thiện chí, xin đừng đẩy chúng tôi. Ảnh: VC
Chúng tôi đến đây để tham dự một phiên tòa công khai với rất nhiều thiện chí, xin đừng đẩy chúng tôi. Ảnh: VC
Nhưng đội quân thường phục áp sát thế này thì cũng đành lùi. Ảnh: VC
Nhưng đội quân thường phục áp sát thế này thì cũng đành lùi. Ảnh: VC
Lùi nhưng vẫn tranh thủ dừng lại những nơi dừng được, dù cho các anh công an rất sốt ruột. Ảnh: VC
Lùi nhưng vẫn tranh thủ dừng lại những nơi dừng được, dù cho các anh công an rất sốt ruột. Ảnh: VC
Có cả loa cầm tay tiếp thêm âm cho loa trên xe cảnh sát. Ảnh: VC
Có cả loa cầm tay tiếp thêm âm cho loa trên xe cảnh sát. Ảnh: VC
Nhưng rồi, cứng thì cứng, cái thế của chúng tôi là phải lùi. Chúng tôi quay lưng lại bước đi, nhìn thấy tít ở đằng kia, phía đường Quán Sứ bây giờ đã kéo ra hai thang sắt ngay giữa đường mà mới vừa nãy chỉ chăng ở sát nơi chúng tôi đứng mà thôi, nghĩa là vòng vây đã được nới rộng thêm rất nhiều lần so với lúc đầu. Tôi và anh Quang A vừa đi vừa cười với nhau: Thế ra ở cái xứ sở tự do nhất này, bất cứ một khái niệm gì cũng phải đảo ngược thì mới hiểu nó đúng nghĩa. Xử án công khai thì phải hiểu là nó xử kín. Dân có quyền làm chủ, quyền tham dự phiên tòa thì phải hiểu là người ta muốn đuổi đến đâu mình phải lùi đến đấy. Phải lùi đến hai cây số thì mới gọi là… tham dự.  Một cô đi bên cạnh đế vào: “Có lẽ cuối cùng thì phải lùi đến… lãnh thổ Trung Quốc mới đúng là tự do dân chủ đấy các bác ơi”. Lời khôi hài của cô làm tất cả cùng cười, nhưng những tiếng cười nghe như đau nhói trong lòng. Chả là chúng tôi ai cũng vừa nhìn thấy bức ảnh rất to in màu nổi bật của ông Nông Đức Mạnh trên bảng tin trước cổng Đại sứ quán Cuba – ông ấy từng nhận mình là người dân tộc Choang. Chẳng biết bây giờ tính số đã được thêm mấy người như ông? Có đến một chục chưa?
Hóa ra, đúng là trò diễn của đám chức năng thật vụng về. Cứ để yên cho người dân tụm năm tụm ba mỗi nơi một ít thì tưởng chẳng có mấy ai ra xem phiên tòa này, nhưng dồn đuổi người ta lại theo cùng một hướng thì người tụ tập về đường Quán Sứ sao mà đông thế. Dễ có đến gần trăm chứ không ít. Nhiều người nói nhỏ với tôi họ từ Thanh Hoá, Nam Định… lặn lội ra đây. Có cả mẹ liệt sĩ anh hùng. Có cả nghệ sĩ Trí Hải với chiếc đàn violon nổi tiếng từ đâu cũng ra đứng bên Cù Thị Xuân Bích. Công an chứ không ai khác đã tập hợp mọi người thành một cuộc biểu tình thật rồi.
Đã bị dồn đến đường Quán Sứ. Ảnh: VC
Đã bị dồn đến đường Quán Sứ. Ảnh: VC
Một sợi dây mới chăng lên ở đây. Ảnh: VC
Một sợi dây mới chăng lên ở đây. Ảnh: VC
Những người mới gia nhập chụp ảnh chung với Cù Thị Xuân Bích. Ảnh: VC
Những người mới gia nhập chụp ảnh chung với Cù Thị Xuân Bích. Ảnh: VC
Từ các ngả đều phải dồn đến đây. Ảnh VC
Từ các ngả đều phải dồn đến đây. Ảnh VC
Lại tiếng kêu khóc của Cù Thị Xuân Bích làm ai nấy động lòng. Ảnh VC
Lại tiếng kêu khóc của Cù Thị Xuân Bích làm ai nấy động lòng. Ảnh VC
Người kéo đến càng thêm lũ lượt. Ảnh: VC
Người kéo đến càng thêm lũ lượt. Ảnh: VC
Có ai muốn biểu tình đâu, nhưng thế bất đắc dĩ khiến người ta phải tụ tập lại đây y như một cuộc biểu tình. Ảnh: VC
Có ai muốn biểu tình đâu, nhưng thế bất đắc dĩ khiến người ta phải tụ tập lại đây y như một cuộc biểu tình. Ảnh: VC
Có cả những gia đình có hai liệt sĩ. Ảnh: VC
Có cả những gia đình có hai liệt sĩ. Ảnh: VC
Có cả nghệ sĩ kéo violon Trí Hải. Ảnh: VC
Có cả nghệ sĩ kéo violon Trí Hải. Ảnh: VC
Cuộc họp mặt tình cờ xen cả mừng vui và mong đợi. Ảnh: VC
Cuộc họp mặt tình cờ xen cả mừng vui và mong đợi. Ảnh: VC
Và khi một người phụ nữ trẻ, bỗng đâu xuất hiện bất thình lình, với những tiếng hô “Cù Huy Hà Vũ vô tội” vang vang, còn vang hơn giọng cô Bích nhiều, thì trước mắt tôi hình như chất lượng đám đông đã thay đổi. Họ cựa động mạnh mẽ hơn, vung tay vung chân nhiều hơn… Tôi mường tượng đến những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Có điều cái xấu cái ác mà người dân muốn tố cáo hôm nay lại không phải là mấy cha Tàu. Cho đến khi tôi lên xe máy của một bạn trẻ ra về mà bên tai vẫn còn văng vẳng tiếng hô của cô gái tên H. ấy.
Nhưng người phụ nữ tên H. vừa mới đến hô to lên mấy lần: “Cù Huy Hà Vũ vô tội” đã bị bắt giải về đồn. Ảnh VC
Nhưng người phụ nữ tên H. vừa mới đến hô to lên mấy lần: “Cù Huy Hà Vũ vô tội” đã bị bắt giải về đồn. Ảnh VC
Trong xa kia, phiên toà xử Cù Huy Hà Vũ vô cùng bí mật vẫn đang họp với tất cả vẻ… thâm nghiêm của nó.

N.H.C

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...