. .

Saturday, March 21, 2009

Anh Phạm Ngọc Đến chết ở An Khê Gia Lai ngày 14/9/2009


Đám đông chưa từng có tại thị xã An Khê, Gia Lai



Sáng 14-9-2009, thanh niên tên Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, trú tại xã Xuân An, thị xã An Khê) không đội mũ bảo hiểm chạy xe máy, bị 3 xe CSGT truy đuổi. Khi đến địa phận xã Phú An thì xe hết xăng, Đến bỏ xe chạy bộ, 5 CSGT chạy bộ đuổi theo và dùng dùi cui đánh đập Đến rớt xuống sông. CSGT đưa xe máy của Đến về trụ sở Công an thị xã An Khê, không báo về gia đình của Đến.

Hôm sau, khi người nhà đến hỏi sự việc thì CSGT mới dẫn gia đình vào chỉ chỗ hôm trước Đến rớt xuống sông. Đến 21g, người nhà phát hiện thi thể Phạm Ngọc Đến cách đó gần 3km.
Việc CSGT đánh đập có vài người dân gần đó chứng kiến, thi thể Đến không chứa nước còn nhiều. Sáng 16-9, Công an tỉnh Gia Lai khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, người nhà nạn nhân không tin nạn nhân bị chết đuối vì thi thể không trương nước, có nhiều vết bầm tím ở lưng, gãy xương bả vai, một mắt bị lồi ra,… nên gia đình không ký vào biên bản, khiêng thi thể đến trụ sở Công an để phản đối.
Cả ngày 16.9, hơn 4000 người tập trung quanh khu vực trụ sở Công an.
Chính quyền đã điều một lực lượng lớn bao gồm CSGT, CS cơ động với lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, xe chữa cháy, xe có súng phóng hơi ngạt.
CS cơ động đã đánh đập đoàn người người khiêng xác nạn nhân, cướp xác bỏ lên xe CS. Sau đó CS ra sức giải tán bằng hơi cay, còn đoàn người thì ném đá vào CS.
Người ném đá không chỉ có người nhà nạn nhân mà trong đó có dân chúng bất bình vì người làm chứng thấy CSGT đánh người cũng đã bị CS đánh đập và bị bắt đi.
Từ trưa đến tối, tại địa bàn xã của nạn nhân số người kéo đến ngày càng đông, khoảng 5000 người. Đêm 6.9, CS cơ động đã ra tay đàn áp rất mạnh bắt khoảng 100 người, đập phá tất cả xe gắn máy có trên đường sau khi người dân bỏ chạy vì truy đuổi, đập phá đồ đạc trong nhà dân vì có người ném đá vừa chạy vào đó.
Đến nay ngày 18.9 nhưng lực lượng CS cùng các phương tiện vẫn còn canh giữ không cho người dân tụ tập



Sự việc là như thế nhưng ngày 17/09/2009
báo tuoitre đăng tin: Náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai
TT (Gia Lai) - Hơn 1.000 người tập trung tại ngã tư thị xã An Khê trên quốc lộ 19 (từ Gia Lai đi Bình Định), gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền trong ngày 16-9. Nguyên nhân của vụ tập trung đông người này có liên quan đến cái chết của một thanh niên bị cảnh sát giao thông (CSGT) thị xã An Khê truy đuổi.
Sáng 14-9, theo một nguồn tin, Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, trú tại xã Xuân An, thị xã An Khê) không đội mũ bảo hiểm chạy xe máy trên tỉnh lộ 669 (thuộc thị xã An Khê) bị CSGT ra tín hiệu dừng xe nhưng bỏ chạy. CSGT lập tức truy đuổi gần 10km, đến địa phận xã Phú An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai) thì Đến bỏ xe chạy bộ và lao xuống sông Ba. CSGT đưa xe máy của Đến về trụ sở Công an thị xã An Khê, xác định danh tính người vi phạm nhưng không báo về gia đình của Đến việc anh này nhảy xuống sông…

-----------
Comment:
phonglan
phonglan wrote on Sep 18, '09

Cả báo Tuổi trẻ cũng viết: "Đến 21g ngày 15-9, người nhà phát hiện thi thể Phạm Ngọc Đến tại khúc sông Ba gần cầu Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, Gia Lai), cách vị trí nạn nhân nhảy xuống sông trước đó gần 3km. Sáng 16-9, sau khi Công an tỉnh Gia Lai khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, người nhà nạn nhân không tin nạn nhân bị chết đuối nên không ký vào biên bản, giành thi thể nạn nhân và định khiêng đến trụ sở Công an thị xã An Khê để phản đối.

Vụ việc đã thu hút rất đông người hiếu kỳ, trong đó có một số người quá khích dùng gạch đá ném vào lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ giải tán đám đông. “Vụ việc này một phần do CSGT không báo cáo cho cơ quan, cho lãnh đạo biết ngay sau khi xảy ra sự việc. Mãi đến tối 15-9, khi người nhà tìm được thi thể nạn nhân trên sông và báo cho chính quyền, lúc đó công an mới biết”- bí thư thị xã An Khê Nguyễn Ngọc Tuấn nói."

Chuyện kiểm chứng trong vụ này rất dễ dàng :

1) Phải có 1 ban điều tra riêng, không thuộc bộ phận của công an tỉnh Gia Lai . Có bác sĩ độc lập hay do ban điều tra đặc vụ tái khám tử thi . Sẽ biết là nạn nhân có bị đánh đập trước khi chết hay không , sẽ biết được nạn nhân chết đuối hay là do bị đánh đập trọng thương mà chết hay là do bị đánh đập quá nặng rồi rớt xuống sông và nạn nhân không thể bơi được nữa vì quá kiệt sức . Khám nghiệm tử thi sẽ biết được .

2) Lấy lời chứng từ các người đã tận mắt chứng kiến cảnh đánh đập . Tách từng người ra và hỏi họ chi tiết, trình tự của sự việc . Nếu là sự thật, sẽ có nhiều chi tiết trùng lập từ các lời khai khác nhau . Thiết nghĩ cách điều tra thì không cần phải chỉ bảo cho ban điều tra đâu nhỉ .

3) Từ cả lời của dân và lời của báo Tuổi Trẻ đều xác nhận những sai trái của Công An Tỉnh Gia Lai đã vi phạm pháp luật như :

- Tại sao lại đánh đập người dân khi nạn nhân đang chạy, chớ không phải đang trong tư thế tấn công ? Nhâ"t là không thấy nói là nạn nhân có cầm trong tay vũ khí gì cả . Nếu kẻ vi phạm luật giao thông mà bỏ chạy thì chỉ có thể rượt theo và ôm bắt lại, chớ không thể đánh đập người ta . Đó là lạm dụng quyền lực và dùng quá lực khi thi hành công vụ .

- Tại sao thấy nạn nhân nhảy xuống sông mà không nghe nói đội ngũ công an có ai nhảy xuống sông để rượt theo ? Nếu là nạn nhân bị té xuống sông thì tại sao công an không nhảy xuống cứu anh ta lên ?

- Tại sao khi xảy ra sự việc như thế mà lại không thông báo cho gia đình nạn nhân ?

- Tại sao người phát hiện xác và vớt lên không phải là cơ quan công an ? Tại sao lại là người nhà của nạn nhân tự phát hiện xác và vớt lên ?

Luật đội mũ bảo hiểm được đề ra là để bảo vệ người dân đi xe gắn máy, công an được ăn lương bổng của dân để bảo vệ dân, chớ không phải để đánh đập dân và để dân bị thiệt mạng, mà không ai chịu trách nhiệm cho việc lạm dụng quyền lực của công an tỉnh Gia Lai .

Chuyện xảy ra cho gia đình anh Đến, nhưng đó là tiêu biểu cho một câu chuyện hết sức đau lòng mà nó có thể xảy ra cho bất cứ người dân nào đang sống tại VN hiện nay!
------------------
Tin Thêm:

Vụ náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai: Một trường hợp tạm giam đã chết vì bệnh

Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=141153

UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo sáng 19-9 để thông báo về trường hợp Trần Minh Sỹ (23 tuổi, ở xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chết lúc 7g30 ngày 17-9 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai sau khi được đưa từ trại tạm giam đi cấp cứu do sức khỏe yếu.
Sỹ là một trong 75 người bị công an tạm giam trong vụ náo loạn tại thị xã An Khê ngày 16-9, sau khi xảy ra cái chết của Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, xã Xuân An, thị xã An Khê) do bị cảnh sát giao thông truy đuổi đã nhảy xuống sông Ba sáng 14-9 (Tuổi Trẻ đã đưa tin).
“Vụ án đang được điều tra, đến giờ phút này, thông tin chúng tôi nhận được nguyên nhân dẫn đến cái chết của Trần Minh Sỹ là do bệnh tim, phổi và đó là kết quả khám nghiệm tử thi”- chánh văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Ngô Ngọc Sinh nói.
Cũng theo ông Sinh: “Số người bị tạm giam nói trên chưa biết khi nào được thả vì cơ quan điều tra phải sàng lọc để áp dụng biện pháp ngăn chặn đúng với từng đối tượng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai và các ngành chức năng chỉ đạo quyết liệt công tác điều tra, sớm đưa vụ án ra xét xử công khai”.

(Những chỗ vô lý ngớ ngẩn đến buồn cười trong bản tin này do LTC high light, nhưng dù sao nó cũng cho chúng ta biết có thêm một người nữa bị côn đồ công an bạo hành đến chết là anh Trần Minh Sỹ, 23 tuổi)

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...