. .

Wednesday, April 8, 2009

ĐỖ HÒANG DIỆU Viết Gì ? -Viết Ngắn- Lê Tùng Châu


Đỗ Hoàng Diệu (sau chậu hoa bên phải)
Trước chậu hoa bên trái là tập Bóng Đè

ĐỖ HÒANG DIỆU Viết Gì ?
Những ai lần đầu ngồi vào PC, lần đầu online, đều thấy trong lòng xuất hiện một nỗi cảm xúc khó tả mà sự tiến bộ của khoa học đem lại. Những ký tự ( character ) giờ dây bỗng trở nên hệ trọng vô cùng bởi chỉ cần gõ ( type ) sai một chữ, một dấu, là sai địa chỉ truy cập ( access ) ngay. Ta thấy ngôn ngữ, ký hiệu trao đổi của loài người thật quý giá, ý nghĩa và quan thiết vô song, trong mọi phương diện, nơi mọi không gian, thời gian.

Ta cứ tưởng tượng một lúc nào đó ta không thể dùng ngôn ngữ, ký hiệu... thì ta sẽ không biết làm sao thu nhận cũng như truyền đi ý tưởng, suy nghĩ trong sinh hoạt thường nhật chứ đừng nói chi đến Tư Tưởng, Lý Tưởng cao vời... Nếu Tư Tưởng là thượng tầng của suy tư thì Văn Chương là thượng tầng của văn tự. Và lịch sử nhân loại từng lưu dấu bao đế chế bạo tàn, nhằm củng cố quyền hành-quyền lợi của tập đoàn mình, đã trước tiên bóp nghẹt phương tiện trao đổi giản dị mà hữu hiệu ngàn đời này, là đốt sách chôn học trò ( với Tần Thủy Hoàng ), Trăm hoa đua nở ( Trung cộng ) và vụ Nhân văn giai phẩm ( Việt cộng ), nhằm cào đi tất những Văn phẩm lẫn những Văn nghệ sĩ , những người thường đi trước người cùng thời bằng những Dự Cảm siêu tuyệt của mình, hay ít nữa là cũng nhanh chóng nhìn ra những gì người đời chưa thấy. Bởi nhà văn chân chính không gian dối bao giờ :

Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Giấy bút tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá

( Lời Mẹ Dặn- Phùng Quán )

Những tập đoàn man trá ấy rất sợ Văn chương nên thường , một mặt dựng ngay một bè văn nô đêm ngày tụng hót ( ăn cơm chúa múa tối ngày _ Tục Ngữ VN ) để che mắt thế gian _ như 600 tờ báo Việt cộng và một lô một lốc những gì gọi là văn, sách truyện phim ảnh v.v...nhà xuất bản, đài phát thanh, phát hình_, một mặt triệt hạ Văn Nghệ Sĩ chân chính một cách triệt để và vô hạn định. Cho nên một số lớn chán ngán bỏ đi. Lớp ở lại thì phải tìm ra cách viết cho mình.

Trong bối cảnh ấy, Nhà Văn thật khó sống với nghề nghiệp cũng như chí nguyện mình. Sống, thì chắc chắn là không thể rồi. ( phải làm nghề khác để nuôi ngòi bút ). Còn chí nguyện thì phải phi thường mới viết được. Trong tình thế đó họ gần như không còn chỉ là Văn sĩ thuần túy mà phải là cả một nhà cách mạng đúng nghĩa nữa. Bởi chỉ có thế, họ mới đủ lớn, đủ lòng ( ngoài thông tuệ và can đảm ) mượn ký – hiệu –văn –chương để truyền đi bản văn của mình, mà ta có thể gọi đó là Thông Điệp, là Cáo Trạng v.v... Họ sẽ nghĩ ra trăm ngàn cách tạo ký hiệu , từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp hòng qua những cặp mắt cú vọ đang ngày đêm ăn lương mà lo rình mò.

Tôi đến với ĐỖ HÒANG DIỆU thật muộn khi BÓNG ĐÈ đã xuất hiện được sáu tháng. Từ lâu chẳng ai buồn ngó vào cái đống rác bự mà văn nô việt cộng thải ra ngập ngụa núi sông. Một dịp tình cờ, có một anh bạn thơ gặp và cho tôi hay BÓNG ĐÈ. Anh vắn tắt kể nội dung. Tôi kinh hoảng nhảy dựng lên và làm cả anh cũng sửng sốt khi nghe tôi “ giải mã ” . Sau đó tôi cho một người bạn khác biết và cô cũng nhanh chóng lùng tìm xem xong mang đến tặng tôi.

Phải nói ngay một điều là đọc xong, tôi thấy ĐỖ HÒANG DIỆU, với tuổi đời như thế mà lại có một kiến thức rộng, sâu và đều khắp, từ Sử Việt, Triết học, Văn học cũng như tập tục sinh hoạt VN và thế giới... thật đáng nể phục. Hơn nữa, cô còn có một kỹ thuật tạo ký hiệu khi đơn giản, khi phức tạp, tạo cung cách đa dạng cho bản văn của mình, không kín quá ( người xem khó thấy như ý tác giả ), không hở quá ( cú vọ cắn ), không rối rắm tối nghĩa, không gây hiểu nhầm hiểu sai đều mình muốn nói. Ngoài hai truyện đầu quan yếu nhất ( BÓNG ĐÈ và VU QUY ), những truyện sau cũng không kém hay nhưng có tác dụng như chất độn, toàn thể ta thấy tác giả rất nghiêm chỉnh với ngòi bút của mình cũng như với người đọc.

Vấn đề còn lại là độc giả. Đa số không hiểu kịp, bắt kịp BÓNG ĐÈ , kể cả văn giới. Tôi có xem lại hết thảy những bài trả lời phỏng vấn của tác giả hồi sách mới ra, ở quốc nội cũng như hải ngoại, trên BBC... thấy “ thương ” ĐỖ HÒANG DIỆU chi lạ. Cô đã nói hết trong tác phẩm rồi vậy mà còn phải nghe và cực lòng trả lời bao câu hỏi lãng xẹt đến buồn cười. Nhưng chịu thôi, đây là vấn đề của ... thiên mạng ( tận nhân lực tri thiên mạng ). Khi thấy một người dùng túy quyền tỉ võ, trẻ con bảo đó là thằng say, với người dùng hầu quyền thì bảo là con khỉ , âu cũng là hợp lẽ lắm lắm chứ !!! Khi thấy..... Khi thấy..............

Tôi không dám cũng như không có quyền đọc to lên bản Cáo Trạng này, vì như thế là xúc phạm tác giả mà tôi rất nể phục, yêu mến, ( cũng như phạm đến cả độc giả nữa ). Tôi nghĩ, mỗi người đọc phải tự mình đến nhìn ngắm dung nhan của đứa con tinh thần mà nhà văn phải thai nghén ấp dưỡng bao công phu, bao thời giờ, mới cho ra đời được, chứ nào thể nhờ người khác coi dùm.Phương chi, để có thể nắm bắt được chính ý, còn phải có đủ hiểu biết mới được !

Tôi muốn nói lên lời ca ngợi một nữ sĩ, đâu phải chỉ với tài viết văn, có kiến thức rộng, có lãm thức văn học sâu nhạy, mà trên tất cả, ĐỖ HÒANG DIỆU rất nặng lòng với quê hương, với đồng bào. Nếu không có tầm vóc lớn như vậy thì có tài văn hay hiểu biết bất quá cũng chỉ là người thường với bao điều so tính nhỏ nhen ích kỷ cầu an, hay tệ hơn là chui vào hàng ngũ văn nô mà ngày đêm hò hót đặng kiếm chút cháo qua ngày mà thôi.

Saigon, Sunday, November 05, 2006
LTC

.

2 comments:

  1. Bác Châu ơi, cú vọ thì ăn chuột thối chứ nào có ăn cháo?
    Bác bảo không có quyền đọc to bản Cáo Trạng, tôi đồng ý. Nhưng Bác có thể mạn phép dịch bản Cáo Trạng theo ngôn ngữ của Bác mà, như vậy biết đâu giúp được nhiều người hiểu cho đúng và giúp Tác giả đỡ phải trả lời mấy câu hỏi xàm xí!
    (Tôi gọi bằng "Bác Châu" cho nó giống lãnh tụ, cho nó sang, Bác không vui thì bảo tôi hay và xin thứ tội!).

    ReplyDelete
  2. bạn không để tên,

    cú vọ cv cộng việt, vọ cú vc việt cộng, thì cũng thảy là lụ việt cộng đã và đang tàn dân hại nước, chúng đâu chỉ ăn chuột thối. Chúng ăn bất cứ thứ gì mà một loài động vật thường không thể và không bao giờ ăn, ciment, sắt thép, gái, ma túy, rác ....cho đến xác chết.

    Chúng ăn cho kỳ tàn mạt non sông hoa gấm cha ông ngàn năm để lại này....và bảo như thế là XHCN, là Mác Lê.

    Theo tôi ngẫm mấy câu bạn viết thì bạn trình độ đâu đến nỗi tệ mà không biết Đỗ Hoàng Diệu nói gì, lại đi nhờ tôi???
    Thật tình Không dám (như đã nói trong bài)

    Thank for your comment!

    ReplyDelete

Enter you comment ...