. .

Saturday, May 9, 2009

BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN Tử Nạn Ở Indonesia Và Sự Chối Tội của VC



Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân VN Tị Nạn CS (thiệt mạng trên biển) ở Indonesia lúc mới khánh thành...


... và sau khi bị đục thủng



VIỆT CỘNG KHÔNG KHI NÀO NHẬN LỖI

Nguyễn Quang

The Memorial was unveiled March 2005

The front reads: “In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace."

Overseas Vietnamese Communities, 2005

The back reads: “In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees.”

Overseas Vietnamese Communities, 2005

The Memorial has been demolished (June 2005)


Như đài BBC vừa đưa tin, các bia tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ mình và những ân nhân đã cứu vớt họ ở Pulau Galang, Indonesia và Bidong, Malaysia, đã bị xóa các dòng chữ trên bia, theo sự yêu cầu của chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Qua sự kiện vừa nêu, rõ ràng là cộng sản không nhìn nhận những tội ác của họ, và phải tìm mọi cách để xóa đi dĩ vãng tanh hôi của họ. Cái đó thì họ luôn luôn muốn chúng ta hãy sớm quên để họ viết lại lịch sử một nước Việt Nam tốt đẹp hơn khi họ cầm quyền.

Làm sao họ có thể làm một việc tầy trời như vậy, nhất là khi chúng ta phải sống trong cộng đồng Á châu với truyền thống văn hóa tôn trọng người đã khuất, y như lời phát biểu sau đây của Nguyễn Phúc Liên trên diễn đàn internet:


["Đây không phải chỉ là hai Đài Kỷ Niệm, nhưng cái ý nghĩa còn linh thiêng hơn nhiều, đó là HAI MỘ BIA để con cháu, thân quyến những người đã chết đi ở Biển Đông còn nhớ lại những người đã phải chết tức tưởi ấỵ"

"Văn Hóa Việt Nam chúng ta là ngày LỄ GIỖ chứ không phải là SINH NHẬT. Giữ chữ hiếu, phải nhớ NGÀY GIỖ, phải xây MỘ BIA. MỘ PHẦN, MỘ BIA là quan trọng cho những con cháu còn sống đối những người đã qua đi."

"Phá một Đài Kỷ Niệm khác với việc san bằng MỘ BIA"

"Cộng sản Việt Nam đã vì chính trị mà san bằng HAI BỘ BIA GALANG và PULAO BIDONG. Đây là hành động phạm vào Văn Hóa, vào Phong Tục, vào LÒNG người còn sống đối với những người đã chết."

"Những người chồng chứng kiến hải tặc Thái lan hiếp vợ mình trước mặt rồi quẳng xuống biển."

"Những bà vợ dẫn con vượt biển tìm chồng, nhưng chồng ở xứ người chỉ được tin vợ con đã chìm xuống Biển Đông."

"Những chàng trai trẻ kẹt lại, cho vợ con đi trước và mình lần hồi đi tìm sau, nhưng không bao giờ gặp lại vợ con, vì đã làm mồi cho cá Biển Đông ăn."

"Những đứa trẻ được cha mẹ gửi gắm ra đi trước, nay đã thành tài ở quê người, những không bao giờ nhìn thấy cha mẹ nữa vì Biển Đông đã nuốt sống họ."

Còn bao nhiêu hoàn cảnh kể không xiết.

Những người còn sống, nhớ lại vợ con, nhớ lại chồng, nhớ lại cha mẹ... đã muốn xây NẤM MỒ, dựng một MỘ BIA để nhớ mãi. Cộng sản dùng thủ đoạn ngoại giao để phá hai Đài Kỷ Niệm, tức là phá đi MỘ PHẦN, san bằng MỘ BIA. Đây là sự ức chế đi tận vào Văn Hóa, vào Tâm Tình, vào Niềm Đau thương.

Hãy nói cho Khải và bè lũ biết rằng họ đang phạm vào điều đau đớn của con người. ]

Tội ác chiến tranh của Đức Quốc Xã làm cho mọi người có liên can hay không phải rùng mình. Và người ta bảo nhau đừng khi nào quên một tội ác tầy trời đối với nhân loại như vậy. Hy vọng rằng trong tương lai, những người có quyền thế trong tay, những nước ỉ giàu mạnh, đừng khi nào có một hành động vô nhân đạo như vậy nữa đối với nhân loại. Mọi người đang sống trong hòa bình đều nên nhớ sự tàn khốc của chiến tranh mà đừng gây đau thương thêm cho nhân loại vì lòng tham của mình. Những người có tính ngưỡng đều nghĩ như vậy để nền hòa bình được vĩnh cữu.

Người Cộng Sản Việt Nam vô thần nên không cần phải ngại xưng tội, và chối dài dài tội lỗi của mình. Họ không khi nào muốn công nhận vì sao ở Việt Nam, từ Nam chí Bắc, cột đèn cũng muốn bỏ ra đi. Người Việt Nam đã va vào chổ chết để tìm lẻ sống ở một nơi họ tìm lại được tự do, một nơi chỉ cần không có áp bức, không có giết người mà chẳng cần biết tội tình gì, giết người không cần đến lò thiêu, không cần đến bom nguyên tử hay khinh khí, mà chỉ cần vùng kinh tế mới, trại cải tạo, hay nghĩa vụ quân sự hay lao động. Còn những gia đình có người nhà đã bị VC cho "mò tôm", những gia đình địa chủ hay tư sản bị mang ra pháp trường vì "giàu là có tội". Còn có những gia đình chỉ còn lại ông già bà cả và trẻ con, còn trai tráng đã bị đảng khai tử trong chiến tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn. Hằng triệu người đã phải ra đi. Những nấm mộ trong nước đã bị bóc dỡ. Những tấm bia bị đập phá. Người Việt Nam bất hạnh đã phải sống với loài quỷ đỏ hơn nửa thập niên, và bạy giờ, dù quỷ có mặc áo nhà tu đi nữa cũng không làm sao che được mắt người.

Một việc làm thất nhân tâm như vậy - đập phá mộ bia - không biết có làm động lòng những người đã có lòng từ tâm, mang tiền của về Việt Nam để gọi là làm xoa dịu vết thương lòng giữa cộng sản và quốc gia??? có làm những người tự cho mình là yêu dân yêu nước khi cổ động người khác xây dựng chùa chiền lăng miếu để cho quỷ đỏ lộng hành.

Những người đã từng vượt biển là những người đã đóng góp nhiều nhất cho những nạn nhân "tsunami" lên cả triệu Mỹ kim vì tưởng nhớ đến bà con quyến thuộc của mình, đã nhớ ơn các nước chịu cứu vớt mình trong lúc nguy ngập để ngày nay chúng ta được hưởng tự do, và cụ thể những người đã bỏ ra công sức nuôi ăn nuôi ở và cho học Anh ngữ để chuẩn bị cho một cuộc đổi đời. Những tấm lòng đó cũng bị cộng sản hủy diệt cho bằng được, vì gián tiếp nói lên tội ác của họ.

Các nước Indonesia và Mã Lai, có phải thật sự họ cũng đồng quan điểm với cộng sản Việt Nam nên đã giúp chúng làm một việc thất nhân tâm như vậy. Tôi nghĩ là không. Họ bị áp lực chính trị mà làm theo yêu cầu. Họ làm theo yêu cầu của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là họ gián tiếp lên án hành động vô nhân đạo của CSVN đối với quốc tế. Và họ làm ngay trong lúc này. Đài BBC cũng vậy. Loan báo các tin động trời này trong lúc các phái đoàn Việt Nam đi ra nước ngoài, từ Âu sang Úc và Mỹ để mong nâng cao uy tín giết người và hại người của CSVN thì đúng là những thành tích đáng ghi nhận. Ngày nay, bộ mặt thật của CSVN được phơi bày ra ánh sáng. Nếu còn những ai chưa thấy kịp bộ mặt thật ấy thì xin cố mở mắt mà nhìn....

Nguyễn Quang


------* * * * *------



GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM

THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

BỊ PHÁ BỎ

Bài của FADLI, THE JAKARTA POST, BATAM

Nội dung Bia Tưởng Niệm:

Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hảm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại, năm 2005.

Tượng đài đã bị phá ở Galang (ảnh nhận ngày 16/5/2005)

Hội Đồng Quản Trị Dự An Phát Triển Kỹ Nghệ Batam (viết tắt theo tiếng Anh là BIDA), đã tháo gỡ một tấm biển đá lớn do các thuyền nhân Việt Nam cũ dựng lên tại đảo Galang, thuộc tỉnh Riau, Indonesia, từng có thời là một trại tị nạn. Tấm biển tưởng niệm nay đã bị bỏ đi theo lời yêu cầu của vị chủ tịch nước Việt Nam dựa trên lý do rằng tấm bia là một xúc phạm tới Việt Nam.

Tấm biển tương niệm bề ngang 3 mét và chiều cao 1 mét này được khánh thành vào ngày 24 tháng 3 giữa lúc đang có cuộc hội ngộ của 150 người nằm trong số những người trước đây là dân tị nạn Việt Nam mà hiện nay đang cư ngụ tại nhiều quốc gia khác nhau, kể cả Úc, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sĩ Và Pháp. Cuộc hội ngộ và công trình xây dựng tấm bia tưởng niệm là sáng kiến của Dự Án BIDA và Công Ty Bold Express của Singapore là công ty đứng làm trung gian giữa các thuyền nhân cũ và BIDA.

Một nguồn tin ẩn danh cho báo Jakarta post biết rằng việc phá bỏ tấm biển tưởng niệm đã được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Susilo, đó là theo tin từ Bộ Ngoại Giao Indonesia, và thể theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Quan điểm của chính phủ Việt Nam là lời lẽ viết trên tấm biển làm giảm giá trị của Việt Nam.

“Vấn đề này dính dáng tới quan hệ giữa chính phủ này và chính phủ kia, và tôi không có quyền bình luận. Theo tôi, tấm biển đã bị tháo gỡ sau khi chính phủ Việt Nam than phiền với Tổng Thống Susilo”, một nguồn tin chính phủ Indonesia cho biết như vậy.

Trong khi đó, cái khung bằng bê-tông chứa tấm biển vẫn còn đứng đó. Tuy nhiên, tấm bia cẩm thạch thì đã bị phá đi rồi.

Một số du khách viếng thăm công viên và các nhân viên làm việc tại đó đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc tháo gỡ tấm biển. Một công nhân bảo trì tại trại tỵ nạn cũ, tên là Mursidi, nói với tờ Post rằng ông và ba công nhân nữa bất thình lình đã được lệnh phải phá bỏ tấm biển. Tuy nhiên, Mursidi, nay đã gần 60 tuổi, cho biết ông không nhớ chính xác ngày nào họ đã thi hành lệnh phá bỏ đó.

Mursidi, người đã làm việc tại nơi này kể từ lúc trại tỵ nạn vẫn còn mở cửa cho tới nay, kể lại: “Khoảng chừng cuối Tháng Năm thì chúng tôi được yêu cầu phải tháo bỏ tấm biển kia đi. Lúc đó, đã xế chiều rồi, và trời đang mưa nặng hạt. Nhưng người đốc công bảo tôi ràng tấm biển phải được tháo gỡ đi ngay, vì thế chúng tôi phải dựng một mái lều trùm lên tấm biển để có thể làm việc bất kể cơn mưa".

Mursidi nói thêm rằng ông cũng được người đốc công tại trụ sở của BIDA ở Batam yêu cầu hãy chép lại lời lẽ được ghi trên tấm biển trước khi tháo bỏ đi.

Lời lẽ ghi trên tấm biển như sau: “Để tưởng niệm hằng trăm ngàn dân chúng Việt Nam đã chết trên đường đi tìm tự do (1975-1996). Dù những người này đã chết vì đói khát, hay bị hãm hiếp, hay bị kiệt sức hay vì bất cứ nguyên do nào, chúng tôi cũng cầu nguyện cho họ được yên bình vĩnh cửu. Những hy sinh của họ sẽ chẳng bao giờ bị lãng quên. - CÁC CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI 2005”.

Mặt bên kia tấm biển viết: “Để nhớ ớn các nỗ lực của Phủ Cao Uy Tị Nạn Liên Hiệp

Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế và Hội Lưỡi Liềm Đỏ Indonesia và các tổ chức cứu trợ quốc tế khác cùng những quốc gia đã cung cấp nơi tạm trú đầu tiên cũng như nơi tái định cư. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến hằng nghìn cá nhân khác từng làm việc hết mình đề giúp đỡ người tị nạn Việt Nam - CÁC CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM HẢI NGOẠI 2005”.

Mursidi nói thêm: "Họ còn nói rằng lệnh gỡ bỏ tấm biển là do ông Pak Ismeth Abdullah (cựu chủ tịch BIDA) đưa ra, bởi vì chính ông là kẻ khuyến khích phải xúc tiến thực hiện cuộc hội ngộ của các cựu thuyền nhân. Tôi cũng không biết đâu là lý do thật sự đằng sau việc tháo gỡ tấm biển đó. Tôi chỉ là một nhân viên thường mà thôi."

Nhưng khi được tiếp xúc qua điện thoại, ông Ismeth Abdullah đã biểu lộ nỗi nghi ngờ và tức giận khi hay tin chính ông bị quy trách là đã ra lệnh gỡ bỏ tấm biển.

Ông Ismeth lên tiếng: “Thật là láo khoét. Chúng tôi đã chi tiêu một số tiền lớn để làm cho cuộc hội ngộ (của các thuyền nhân cũ) thành công. Như thế mà người lại dám tố cáo tôi là phá hoại tấm biển. Điều này chẳng đúng chút nào hết."

Bà Anne Oh, điều hợp viên dự án Bold Express, nói rằng chính phủ Việt Nam đã yêu cầu phải dẹp bỏ chẳng những tấm biển trên đảo Galang mà còn cả tấm biển tương tự như thế tại trại tị nạn cũ của thuyền nhân Việt Nam trên đảo Bidong ở tiểu bang Terengganu của Mã Lai Á nữa. Yêu cầu này hiện vẫn còn đang được bàn cãi sôi nổi tại Mã Lai Á, bà nói vậy.

Ghi nhận từ ngày 24-3-2005

Nguồn : Saigontimeusa

**********


Ai đã yêu cầu Indonesia gấp rút đập phá tượng đài tưởng niệm các thuyền nhân đã chết?


Trần Đức Lương Đã Đòi Indonesia: Hủy Gấp Tượng Đài Tị Nạn Thợ Indonesia Phải Dựng Lều Che Mưa, Thắp Đèn Đục Bỏ Tượng Đài JAKARTA, Indonesia -- Ai đã yêu cầu Indonesia gấp rút đập phá tượng đài tưởng niệm các thuyền nhân đã chết?

Nhật báo Jakarta Post, ấn bản ngày 20-6-2005, loan tin rằng chính ông Chủ Tịch Nước CSVN (tức, ông Trần Đức Lương) đã đòi hỏi như thế, và xin Tổng Thống Indonesia "khẩn cấp đập tượng đài" nói trên.


Bài báo của phóng viên Fadli ghi cớ phần như sau :


"Cơ Quan Thẩm Quyền Phát Triển Kỹ Nghệ Batam (BIDA) đã đục bỏ tấm tượng đài dựng lên bởi các cựu tị nạn VN từng một thời ở trại tịn nạn trên đảo Galang, tỉnh Riau Islands.

Tượng đài đục bỏ theo yêu cầu của chủ tịch nước VN với cớ rằng nó xúc phạm tới VN.


Tấm bảng đá các chiều 3 mét X 1 mét dựng lên hôm 24-3 trong buổi hội ngộ 150 cựu tị nạn VN, những người đang ngụ ở nhiều nước khác nhau, trong đó có Úc, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và Pháp. Buổi hội ngộ và dựng tượng đài là sáng kiến của BIDA và công ty Bold Express ở Singapore, nơi làm trung gian giữa các cựu tị nạn và BIDA.


Một nguồn tin của Jakarta Post, xin giấu tên, đã nói rằng lệnh phá tượng đài thực hiện theo lệnh của Tổng Thống Susilo, như được trình lên xuyên qua Bộ Ngoại Giao [Indonesia], theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam...


"Việc này liên hệ giữa quan hệ 2 nước, và tôi không có quyền bình luận. Như tôi biết, tượng đài này bị phá hủy sau khi chính phủ VN than phiền tới Tổng Thống Susilo," theo lời nguồn tin này.

Một nhân viên bảo trì công viên và các nhân viên công viên bày tỏ ngạc nhiên khi tấm tượng đài bị đục bỏ. Mursidi, nhân viên bảo trì ở công viên, nói với Post rằng ông và 3 nhân viên khác đột ngột được lệnh hủy tượng đài. Tuy nhiên, Mursidi, gần 60 tuổi, nói ông không nhớ chính xác ngày họ đập bỏ.


"Lúc đó khoảng cuối tháng 5, khi chúng tôi được yêu cầu hủy tượng đài. Lúc đó là chiều chập tối rồi, và trời thì mưa lớn. Nhưng lệnh cấp chỉ huy nói là phải tức khắc hủy tượng đài, cho nên chúng tôi phải dựng một lều trùm lên tượng đài để có thể phá hủy nó, bất kể trời mưa,"theo lời Mursidi, người làm việc nơi này từ khi trại còn mở cửa.


Anne Oh, người điều hợp Bold Express, noó là chính phủ CSVN không chỉ đòi hủy tượng đài ở đảo Galang, nhưng cả tượng đài tương tự trên đảo Bidong, thuộc tiểu bang Trengganu, Mã Lai. Bà nói, lời yêu cầu này đang được tranh luận sôi nổi ở Mã Lai.


------* * * * *------


DIỄN VIÊN QUÁ TỒI TRONG MỘT TRÒ CHƠI LỚN

Lý Ðại Nguyên





The Memorial was unveiled March 2005

The front reads: “In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace."

Overseas Vietnamese Communities, 2005

The back reads: “In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees.”

Overseas Vietnamese Communities, 2005

The Memorial has been demolished (June 2005)

Nhật báo Jakarta Post, ngày 20-6-2005 loan tin: Chính Chủ Tịch Nước CSVN Trần Ðức Lương đã đòi hỏi đập phá Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân Tử Nạn trên Ðảo Galang, và xin Tổng Thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyno, khẩn cấp làm việc đó. Như vậy việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam áp lực với chính phủ Malaysia hủy bỏ Bia Tưởng Niệm trên Ðảo Bidong hẳn cũng do một lệnh từ Trần Ðức Lương. Nhưng có một điều đáng nói là Phan Văn Khải phải biết điều đó. Biết mà không ngăn cản, hay không dám ngăn cản, hoặc ngu muội không biết rằng: Khải đến Mỹ là phải đối đầu với Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại đây, mà Ðại Sứ Mỹ tại Hànội, Michael W. Marine đã nhắc tuồng là phải bằng mọi cách hòa giải với Người Việt Hải Ngoại. Thế mà để cho Trần Ðức Lương tàn nhẫn với những người đã vong mạng trên đường vượt biển, xúc phạm tới tình cảm linh thiêng nhất của các thuyền nhân còn sống sót, làm cho người dân trong và ngoài nước đều oán ghét. Ðúng là Trần Ðức Lương đã ném bùn vào mặt Phan Văn Khải trong chuyến Mỹ du, khiến cho bộ mặt Việt Cộng đã khó coi, lại làm cho mặt kẻ đại diện nó thêm nhếch nhác hơn lên. Không những Việt Cộng không thể làm hòa nổi với Người Việt Hải Ngoại, mà ngay người Mỹ có lòng, cũng không muốn chơi với Việt Cộng nữa. Chính vì vậy mà phong trào chống Khải lên cao ngút ngàn tại Mỹ. Các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra theo bén gót Phan Văn Khải ở Mỹ, kể cả Canada sắp tới. Trong cuộc họp báo đầu tiên của Khải tại Seattle, ngày 19-6-05. Khải bị chất vấn về Tự Do Tôn Giáo, với những bằng chứng cụ thể. Khải chối là không có chính sách phân biệt tôn giáo tại Việt Nam. Ðúng là Cộng Sản không có chính sách phân biệt tôn giáo, vì họ không có tôn giáo, nên chỉ có chính sách khống chế và đàn áp tôn giáo. Tôn Giáo nào không chịu nằm trong cái cũi Mặt Trận Tổ Quốc của đảng, đều bị đàn áp ráo trọi. Thế là Khải bị một người chất vấn đứng lên la lớn: Ðồ dối trá ! Khải nổi máu độc tài thô lỗ giữa cuộc họp báo ở nước Dân Chủ, lớn tiếng : "Ðuổi nó ra đi !" Cuộc họp báo chỉ mới có 4 câu hỏi đã bị cắt ngang.

Trước ngày Khải gặp TT Bush, một cuộc hội thảo về Tự Do Tôn Giáo diễn ra tại Quốc Hội Mỹ, đòi Tổng Thống Bush phải đặt vấn đề Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ và Nhân Quyền ra trong cuộc gặp Khải. Ngày 21-6-2005, Khải tiến vào tòa Bạch Ốc dưới rừng Cờ Vàng của Người Việt Hải Ngoại, với tiếng hô Ðả Ðảo Cộng Sản Ðộc Tài Tham Nhũng, khiến Nghi Lễ của Phủ Tổng Thống không dám tổ chức họp báo tại Vườn Hồng dành cho Quốc Khách, mà phải tổ chức trong phòng hội. Cuộc gặp đánh dấu việc Bang Giao Việt Mỹ được nâng lên tầm cao, mà lại quá nghèo, chỉ toàn là những lời hứa. Tổng Thống Bush ủng hộ nỗ lực gia nhập WTO của Việt Nam và nhạân lời mời đến thăm Việt Nam vào năm 2006, nhân hội nghị APEC, do Việtnam tổ chức. Khi ông nói "ủng hộ nỗ lực gia nhập WTO của Việt Nam" Có nghĩa, không phải Hoa Kỳ nỗ lực, mà chính Việt Nam phải nỗ lực, thực hiện những đòi hỏi của Quốc Hội Mỹ về các vấn đề luật pháp, kinh tế, tài chánh, nhân quyền, tôn giáo, và dân chủ, để tháng 9 tới Quốc Hội biểu quyết cho Việt Nam được hưởng Quan Hệ Bình Thường Vĩnh Viễn –NTR- đó là chiếc vé vào cửa WTO tháng 12 năm nay. Cùng ngày hai tờ báo lớn tại Thủ Ðô Hoa Kỳ là Washington Post có đăng bài" Lời Kêu Gọi Dân Chủ cho Việt Nam" của các Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại, và tờ Washington Times đăng bức thư ngỏ của 45 Dân Biểu, Nghị Sĩ Hoa Kỳ lưu ý TổngThống Bush, về Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, Nhân Quyền tại Việt Nam. Vậy xem ra nếu Việt Nam không Dân Chủ Hóa kịp thời thì khó được Quốc Hội Mỹ cho chiếc vé vào WTO. Còn việc Phan Văn Khải yêu cầu Tổng Thống Bush nhìn nhận. Nền Kinh Tế Việt Nam là Kinh Tế Thị Trường Tự Do, thì cũng lại tùy ở Hànội có chịu cắt bỏ cái đuôi "Ð?nh Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa" đi chưa?

Tất cả đều biết trọng tâm chuyến đi Mỹ của Khải là được Mỹ dắt vào Tổ Chức Mậu Ðịch Thế Giới. Còn phía Mỹ thì đặt vấn đề Quốc Phòng, An Ninh, Tình Báo với Việt Nam là chính. Nên việc Khải và phái bộ quân sự do Thứ Trưởng Quốc Phòng, Tướng Nguyễn Huy Hiệu đại diện, gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld mới là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ. Ðây là trò chơi lớn của Mỹ tại Á Châu Thái Bình Dương trong Chiến Lược Toàn Cầu Mới. Vấn đề Hòa Bình, Ðầu Tư Phát Triển và Dân Chủ Hóa Á Châu là Nguyên Tắc của Chiến Lược ấy. Vậy việc cần lúc này, không phải là Ðối Ðầu Quân Sự giữa các nước trong vùngï. Mà phải củng cố thực lực quân sự của các nước chung quanh Trung Cộng, để làm nản lòng bành trướng của giới lãnh đạo thế hệ thứ ba của Trung Cộng, như những người cùng trang lứa với Hồ Cẩm Ðào, trong lực lượng quân đội, đã bị tư tưởng Ðại Hán của Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân lậm vào quá sâu. Hiện nay từ Ðông sang Tây của Hoa Lục thì Nhật Bản, Nam Hàn, Nga, Pakistan, và Ấn Ðộ đều là những nước có tiềm lực quân sự lớn. Chỉ vùng Ðông Nam Á là yếu kém về mặt Quân Sự và Tình Báo, bởi vậy rất dễ nuôi tham vọng bành trướng của Ðại Hán. Nếu Trung Hoa lâm vào vòng chiến tranh, bất cứ do đâu khởi xướng, dưới bất cứ hình thức nào, thì tất cả vốn đầu tư quốc tế trong nội địa Hoa Lục lẫn các nước chung quanh đều bị tiêu ma hết. Bởi thế, việc cũng cố lực lượng quốc phòng và tình báo cho Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và giới Ðầu Tư Quốc Tế. Biết đâu vấn để Mỹ huấn luyện, trang bị cho quân đội và đầu tư phát triển Việt Nam, lại chẳng được khuynh hướng kinh tế tiến bộ tại Trung Hoa đồng thuận ? Chính vì vậy, trong lúc Phan Văn Khải sang Mỹ để nâng Quan Hệ Mỹ Việt lên tầm cao, thì Bank America đã mua cổ phần của một Nhà Băng Trung Cộng, và Ngân Hàng Anh Quốc mua cổ phần Vietcom Bank tại Việt Nam. Việt Nam đang đi vào trò chơi quốc tế lớn. Nhưng với diễn viên quá tồi như Phan Văn Khải và đồng bọn đang hăm hở đạp nhau, tranh ăn, tranh chức, tranh quyền, không để cho toàn dân quyết định vận nước, thì chẳng biết số phận Việt Nam sẽ ra sao đây ?

Lý Ðại Nguyên

Little Saigon 21-06-2005.



XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC

PHẠM PHÚ MINH

Khuynh hướng tự nhiên của những kẻ gây tội ác là cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do mình gây ra. Những kẻ cướp của giết người che giấu tội lỗi của mình để tránh bị bắt bớ trừng phạt đã đành, những chế độ chính trị ác nghiệt cũng hay có khuynh hướng bôi xóa, thủ tiêu, che đậy những điều thất đức mình đã làm. Đức quốc xã trong những ngày sắp bại trận đã ra sức tiêu hủy những hồ sơ liên quan đến các lò sát sinh giết người Do Thái; chế độ Stalin giết mấy ngàn sĩ quan Ba Lan trong vòng bí mật tại rừng Katyn, qua bao nhiêu đời lãnh tụ cộng sản vẫn giấu nhẹm đổ tội cho Đức quốc xã, cho đến bây giờ dù nước Nga đã nhận tội, hồ sơ tội ác đó vẫn chưa được công bố; đối với những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1950, Cộng Sản Việt Nam cũng ra lệnh xóa tan không còn dấu vết bằng cách không cho thân nhân dựng bia cho người đã chết; tập thể những trí thức thuộc Đệ tứ Quốc tế bị chế độ Hồ Chí Minh giết khoảng 1945, 46 tại miền Nam thì cho đến gần đây các đao phủ vẫn còn sống cả, thế mà vẫn cứ chối quanh, người nọ chỉ người kia; vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế sờ sờ ra như thế, mà người cộng sản Việt Nam cũng không hề một lần mở miệng nhận việc mình làm. Hiện tượng giấu nhẹm ấy cho thấy một điều: những kẻ gây tội ác biết đó là tội ác, và do một nỗi sợ, hoặc do một bản chất gian dối, không muốn cho người khác, đời nay hoặc đời sau, biết là mình đã làm việc đó. Họ luôn luôn đóng vai đạo đức giả, nghĩa là bản chất thì cực kỳ gian ác, mà bề ngoài thì làm ra vẻ mình là kẻ rất đạo đức.

Riêng những thảm cảnh người vượt biên gặp phải trên biển cả, trên đất liền từ năm 1975 đến đầu thập niên 1990, người cộng sản có thể coi là mình vô can. Họ làm họ chịu, chúng tôi nào có mắc mớ gì? Chúng tôi chỉ lo xây dựng một Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, mấy người bỏ trốn đi là đã can tội phản quốc ("Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" - Lê Duẩn), vậy có bị cái gì thì ráng mà chịu, chúng tôi không cần biết. Cùng những loạt đạn bắn theo ghe thuyền vượt biên, những lời chuỗi rủa xấu xa ném theo những người ra đi thì nhiều vô số kể, đó là những lời xấu nhất mà mộtchế độ, một nhóm người có thể dùng để gửi đến những người công dân, người đồng bào tội nghiệp của mình khi họ không còn con đường sống hợp với nhân phẩm, phải ra đi để tìm sự sống trong cái chết.

Nhưng nhờ ơn tổ tiên phò hộ, nhờ cánh tay đưa ra của phần nhân loại không theo chủ nghĩa cộng sản, mấy triệu người Việt Nam trong khoảng 15 năm, đã tìm được đất sống, sau khi khoảng nửa triệu đã vùi thây dưới biển cả, trong rừng sâu. Người ra đi lặng lẽ chịu đựng những thảm cảnh của chính mình và thân nhân, lặng lẽ lo gầy dựng cuộc sống mới trong tự do mà mình đã tìm được cũng nhờ cuộc sống tự do ấy, người Việt Nam tị nạn cộng sản vun bồi được dời sống tinh thần và đạo đức, không quên ơn ông bà tổ tiên, không quên thân nhân và đồng bào ruột thịt còn sống ở quê nhà, và nhất là không quên cái ơn lớn lao mà dân và chính phủ các nước đã cưa mang, giúp đỡ mình trong cuộc đi tìm tự do thập tử nhất sinh diễn ra cách đây mấy mươi năm. Chính trong tinh thần ấy mà vào đầu năm nay, nhiều phái đoàn người Việt Nam tị nạn cộng sản từ khắp thế giới đã mở những cuộc "hành hương" về những bến bờ đã đón tiếp mình từ tay biển cả trong các cuộc vượt biên xưa. Và như một cử chỉ cụ thể để tỏ lòng biết ơn các quốc gia đã cứa vớt mình, người Việt tị nạn cộng sản đã xin phép chính quyền sở tại đặt những tấm bia kỷ niệm tại nơi ngày xưa đã là trại tạm trú đầu tiên của những người đặt chân lên được đất sống. Với tấm lòng có trước có sau, người tị nạn chỉ ghi lại những lời tri ân hay lời tưởng niệm, là những thứ người ta nghĩ là có thể tồn tại với thời gian vì ý nghĩa nhân bản phi chính trị nhất thời của nó. Chẳng hạn lời dịch sau đây từ tấm bia viết bằng tiếng Anh, dựng trên đảo Bidong thuộc tỉnh Terengganu thuộc nước Mã Lai Á vào tháng Ba 2005:

"Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được hưởng yên bình vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng. Các cộng đồng người Việt hải ngoại, 2005."

Và những dòng chữ mặt bia bên kia:

"Đễ nhớ ơn những nỗ lực của Phủ Cao Ủy tị nan Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế và Hội Lưỡi Liềm Đỏ Malaysia và các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, chính phủ và nhân dân Malaysia cùng các quốc gia đã cung cấp nơi tạm trú đầu tiên cũng như nơi tái định cư. Chúng tôi cũng xin bày tỏ tri ân đến hàng nghìn cá nhân khác từng làm việc hết mình để giúp đỡ người tị nạn Việt Mam.

Các Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại”

Một tấm bia tưởng niệm những người đã chết thảm trên đường đi tìm tự do và tri ân sự giúp đỡ cho những người sống sót: chừng đó đã đủ để chính quyền cộng sản Việt Nam vận dụng các thủ thuật ngoại giao để xóa bỏ nó đi. Họ đã vận động với chính phủ Mã Lai Á để phá bỏ tấm bia trên đảo Bidong, với chính phủ Indonesia để phá bỏ tấm bia tương tự trên đảo Galang. Với lợi ích ngoại giao trước mắt thì các chính phủ liên hệ thấy không có vấn đề lớn lao gì để không thỏa mãn các đòi hỏi xem ra không quan trọng gì mấy đối với họ. Và thế là các tấm bia chứa đựng biết bao tâm tình, biết bao tấm lòng thành kính và thương yêu trước hương hồn của những người đồng bào kém may mắn đã bỏ thây trong biển cả, đã hoặc sắp bị triệt hạ. Chỉ vì Hà Nội muốn như thế.

Hà Nội nhằm cái gì trong sự vận động này ? Muốn giữ một "lý lịch sạch sẽ" trong lịch sử ? Muốn giữ một "bộ mặt sạch sẽ" trước thế giới ? Muốn không ai được hiểu rằng sở dĩ người Việt Nam phải bỏ nước ra đi là do chính sách tịch thu tài sản ruộng vườn, “đánh tư sản” một cách triệt để, do chính sách kỳ thị một cách khốc liệt không cho con cái của quân nhân công chức Nam được ăn học trong chế độ mới của họ, do giam hãm tù đày hàng triệu người, do tước đoạt hết quyền tự do và quyền làm ăn sinh sống của cả một xã xã hội miền Nam để lùa mọi người vào cái trại lính mà họ gọi là xã hội chủ nghĩa?... Mấy triệu người vượt biên tìm tự do chính là lời tố cáo tội ác của họ, nhưng họ vẫn muốn trốn tránh những vết tích cụ thể trong vòng Đông Nam Á chứng tỏ là đã có thảm cảnh của người Việt Nam trong sóng nước đại dương thuộc vùng này. Khi vận động phá bỏ những tấm bia kỷ niệm ấy, họ có biết rằng họ đang xúc phạm đến những người đồng bào đã chết hay không? Họ đang dùng cái thứ đạo lý gì vậy?

Thực ra, đối với người cộng sản, dùng chữ “đạo Lý” thì hơi quá đáng, vì đó là thứ họ không có, không cần có. Với họ, chỉ có thủ đoạn và mánh khóe, cái thứ thủ đoạn của Stalin với dân Ba Lan, của Hồ Chí Minh đối với nhóm Đệ tứ và với những người bị đảng cộng sản quy cho cái tội địa chủ ác ôn, của cách đối xử cực kỳ ác độc đối với đồng bào miền Nam sau 1975... và bây giờ, hành động mới nhất, vào tháng Năm, tháng Sáu năm 2005, là vận động xóa bỏ dấu vết các bia tưởng niệm người chết trên đường trốn chạy tại các nước Đông Nam Á.

Năm ngoái, đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết 36, kêu gọi người Việt tị nạn ở nước ngoài quên đi quá khứ, cùng hợp tác với họ để xây dựng đất nước. Nhiều người đã nhìn thấy đây như là một cử chỉ hòa giải, kêu gọi cùng thông cảm những lỗi lầm trong quá khứ của nhau và bỏ qua hết, để cùng nhắm về một mục tiêu tốt đẹp làm cho đất nước giàu mạnh và hạnh phúc. Sau hơn nửa thế kỷ thù hận, người Việt Nam nào mà chẳng mong ước điều ấy? Người Việt ở nước ngoài đã chẳng tích cực gửi tiền bạc về giúp đỡ đồng bào trong nước đó sao? Và thiếu gì người chỉ vì thiện chí xây dựng đã đầu tư tài sản và trí tuệ để xây dựng công cuộc làm ăn tại Việt Nam (dù rốt cuộc nhận lãnh những hậu quả vô cùng đau đớn: tài sản mất hết, thân bị tù tội chỉ vì sự tham lam và xảo trá của chính quyền trong nước, ai mà chẳng thấy nhan nhản những trường hợp ấy?) Nhưng nếu tưởng nghị quyết 36 bày tỏ sự thực tâm của những người cộng sản là lầm. Nghị quyết ấy chỉ là một mệnh lệnh theo thói quen cai trị bằng mệnh lệnh của chế độ ấy, chứ bản chất tấm lòng của người cộng sản với đám người Việt hải ngoại thì vẫn không có gì thay đổi: nghi kỵ, hiềm thù, đố kỵ, họ chỉ muốn người Việt ở nước ngoài đóng góp tiền bạc và trí tuệ cho họ, còn ngoài ra không bao giờ coi tập thể người này là những người đồng bào với những tâm tình chung, ước nguyện chung có quyền nói chuyện ngang vai vế với họ về những vấn đề của đất nước. Họ đã biết vì sao mà có tập thể người tị nạn Việt Nam trên khắp thế giới ngày nay chứ? Họ thừa biết bằng cách nào đám người đó hiện diện ở nước ngoài chứ? Họ dư biết những nỗi đau thương mà người đi tìm tự do phải chịu chứ? Họ biết rất rõ hằng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình ngoài biển chứ? Thế mà họ không xem tâm tình của người tị nạn ra cái gì cả, một tấm bia tưởng niệm người đã chết họ cũng không tha! Tình nghĩa đồng bào với nhau ở đâu? Đối với họ tình nghĩa đó chỉ được hiểu bằng một động tác: đóng góp đô la cho họ. Họ kêu gọi người tị nạn quên quá khứ, nhưng còn họ? Cái quá khứ rất gần, họ đã hành hạ dân chúng ra sao sau ngày 30.4.1975 họ có quên đâu? Họ biết rõ nửa triệu người bỏ mình trên biển là do chính họ gây ra, nhưng họ không bao giờ có một cách cư xử hợp đạo lý, chỉ muốn khỏa lấp mọi chuyện bằng cách kêu gọi "quên đi" trong khi cái nguyên nhân gây ra thảm cảnh thì họ vẫn còn giữ nguyên: một chế độ toàn trị bằng bạo lực và sự xảo trá. Họ vừa mang một lòng kiêu hãnh thô lỗ rằng chính họ mới là chủ nhân ông của đất nước, vừa mang một mặc cảm tội lỗi, lúc nào cũng muốn che đậy tội ác của mình, lúc nào cũng mong xóa di dấu vết tội ác ấy khi họ kêu gọi người tị nạn hãy quên quá khứ đi, họ muốn người tị nạn quên những tội ác của họ đã làm khiến đồng bào phải chạy trốn, nhưng về phần họ thì họ vẫn nhớ rất rõ, và làm bất cứ động tác nào để tẩy xóa, che đậy tội ác của chính họ, dù động tác ấy xúc phạm một cách thô bạo đến tâm tình của người Việt ở nước ngoài.

Đến thời điểm này, tại sao không dối xử với nhau một cách tử tế? Tôi nghĩ nếu chính quyền cộng sản Việt Nam còn có tình đồng bào và biết tôn trọng nỗi đau thương của người tị nạn thì nên giúp trùng tu các khu tưởng niệm, thậm chí cử một phái đoàn đến thấp một nén nhang trước các tấm bia như là một cử chỉ thiện chí, thì hiệu quả của công việc ấy sẽ gấp trăm gấp ngàn lần cái nghị quyết 36 hách dịch và vô hồn kia. Nước Đức, sau khi chế độ quốc xã sụp đổ, vẫn giữ lại một vài dấu vết các lò thiêu người mà nước này đã dùng để giết người Do Thái như một bài học ô nhục mà một chế độ chính trị của dân tộc Đức đã làm. Họ có can đảm giữ lại để làm tấm gương cho hậu thế. Sự kiện ba triệu người Việt Nam đi ra sông trên khấp thế giới và nửa triệu vùi thây trong lòng đại dương là sự kiện có một không hai trong lịch sử nước ta, không khác gì việc sáu triệu người Do Thái bị giết trong lò thiêu của Đức Quốc xã. Biến cố người Việt ra đi sinh sống khắp nơi trên thế giới trong the kỷ 20 có một ý nghĩa vĩ đại về mặt lịch sử, sau những thế kỷ Nam tiến để tạo thành nước Việt Nam ngày nay. Chính quyền cộng sản đã không làm gì để đánh dấu biến cố đó ngoài việc kêu gọi người ta hãy quên nó đi, đó là về phần của họ. Về phần người đi tị nạn và cả thế giới văn minh nữa, phải ghi lại trang sử ấy, họ đã làm nhiều cách, các thế hệ loài người mai sau sẽ biết rõ sự kiện đó trong không biết bao nhiêu tài liệu nằm trên những tượng đài, những kệ sách trong thư viện, và nhất là nằm trong lòng con cháu của lớp người ra đi ấy, trong hay ngoài nước Việt Nam. Xóa làm sao được. Cái ác làm sao thắng được lẽ thiện ở đời. Những tấm bia hiền lành thấm đẫm tình người của người tị nạn dựng ở Bidong, Galang đã bị những kẻ thiếu nhân tính âm mưuphá hủy đi. Nhưng họ nên nhớ rằng tình người mới là cái bất diệt, còn sự gian trá, xảo quyệt chẳng qua chỉ là những màn che đậy nhất thời, mà trong thế giới ngày nay, càng che đậy càng lộ ra cái tâm lý ti tiện và sự tội nghiệp của con thú cộng sản cuống quít trong bước đường bạo lực cuối cùng của nó.

Và người cong sản hãy đừng bao giờ quên bước đi của những người đi tìm tự do sau 1975 chính là một tiên tri và là bước hướng dẫn cuộc đổi mới của chính quyền cộng sản Việt Nam từ giữa thập niên 1980. Cuộc trốn đi của người đi tìm tự do, sự bỏ mình lớn lao của họ trên biển cả như có một lời nhắn để lại sau lưng: hãy đi theo bước của chúng tôi, Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác ngoài con đường đến với thế giới văn minh. Chính quyền cộng sản đã đi theo đúng lời nhắn bảo thiêng liêng ấy, đi theo đúng bước chân ấy, và quả nhiên đã tìm thấy con đường sông. Thế thì thay vì vội khoe khoang vì một ít bề ngoài hào nhoáng do những công ty các nước tư bản mang lại, hãy khiêm tốn lắng nghe lời của những - oan hồn trên biển, rằng Tự Do mới là chìa khóa then chốt để mở cánh cửa Hạnh Phúc và Thịnh Vượng cho dân tộc chúng ta. Chính vì Tự Do mà nửa triệu người đã bỏ mình, lời nguyền đó sẽ linh thiêng và ứng nghiệm lắm!

Sao lại thô bao với nhau, nhất là với những người đã chết? Chính cái chết của họ đã đóng góp tích cực cho một ý hướng tinh thần chúng ta cần đi theo. Ngay cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã chết trên chiến trường Việt Nam từ bốn mươi năm trước, cũng đã đóng góp phần rất quyết định cho Việt Nam ngày nay. Một con cá quẫy đuôi bên này đại dương còn gây ảnh hưởng đến bên kia đại dương, huống chi một cuộc chiến lớn như thế họ lại không bằng cách này hay cách khác, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản trên thế giới? Và thử tưởng tượng, nếu chủ nghĩa cộng sản không sụp đổ ngay nơi thành trì của nó là liên xô và các nước Đông Âu, thì liệu Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc... và nhất là Việt Nam, có được như ngày nay? Hay là vẫn ì ạch với tem phiếu, với khẩu hiệu, với hộ khẩu với phân phối xếp hàng cả ngày, với các kế hoạch năm năm kế tiếp nhau mà vẫn dẫm chân hoài một chỗ?... Những lãnh tụ cộng sản Việt Nam bây giờ là triệu phú đô la hãy nhớ ơn các chiến sĩ chông cộng đã bỏ mình trên chiến trường Việt Nam thuở xưa, những thuyền nhân xấu số đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do, vì chính những chiến đấu cho tự do đó đã làm thay đổi bộ mặt thế giới và giúp cho các “đổi mới” ở Việt Nam ngày nay được phần nào thành tựa. Suy nghĩ như thế không có gì là ngược đời đâu, đó là kết quả hiển nhiên có tính cách nhân quả của cuộc diện thế giới, khu vực và từng nước.

Trong sự ràng buộc nhân quả chằng chịt ấy mà chính quyền Việt Nam vẫn cứ khư khư chỉ biết có đảng của mình, và có thái độ cực kỳ chật hẹp đối với bao nhân tố khác đã xây dưng nên bộ mặt thế giới ngày hôm nay thì quả là đáng tiếc. Hãy tôn trọng những người đã chết, nhất là những cái chết ấy đã gây một cảm hứng vô song trong công cuộc xây dựng cho con người còn lại trên thế giới này, là ý thức Tự Do. Không có tự do sẽ không có thịnh vượng và hạnh phúc, đó là điều chắc chắn. Hãy đi qua Bidong, Galang, đến những tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đã bỏ mình, thành tâm thắp hương tưởng niệm linh hồn của họ, đó là hành vi duy nhất hòa giải với quá khứ và hiện tại, và mở được cửa đến một tương lai sáng sủa.


Nguồn : Saigontimeusa


------* * * * *------



Di Tản và Vượt Biên, Vàng Máu và Nước Mắt

Viet. NO, 23/4/05
Phạm Hữu Trác


"Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN mới được thống nhất gần đây, tràn ngập các trại tị nạn Ðông Nam Ạ Hàng trăm ngàn người VN khác, đã bị các viên chức chính quyền Hà Nội bắt buộc ra đi trên những chiếc tàu không thể đi biển được,...

... và đã biến mất trên Biển Ðông đầy bất trắc. Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã phải quay tàu về đất liền khi kinh hoàng chứng kiến một phần thi thể của người vượt biển vướng vào lưới.

Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi VN? Ta có thể tìm thấy câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được áp dụng mà một cựu đảng viên CS Bắc Việt tóm tắt như sau: " tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn, đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa"

Dưới đây, dựa vào những cuộc phỏng vấn người tỵ nạn, là những dữ kiện đầy kinh hoàng về tội ác của Hà nội 'liquid Auschwitz' có thể sánh được với sự khủng khiếp của Hitler trong việc diệt chủng dân Do Thái.


(by Anthony Paul - Why they flee their homeland - Reader's Digest December 1979)

"Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được những sự đau khổ của những người phải trốn chạy khỏi quê hương mình vì lý do này hay lý do khác. Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới, chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ mong muốn. Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đi đâu, đến đâu, không có viễn ảnh hồi hương, và chịu rủi ro bị chết đuối, hay chết vì tật bệnh, vì hải tặc ngoài khơi. Họ hầu như không biết số phận mình sẽ ra sao. Bất kể ra đi vì ý định riêng, vì là nạn nhân của những biến cố lịch sử, hay vì sự hà khắc do bất đồng trong những quan điểm chính trị, những thuyền nhân này đang phải đang tâm cắt bỏ những ràng buộc với quê hương và đồng bào nơi chôn nhau cắt rốn của họ."


(by Bruce Grant - The boat people: An Agé Investigation)

" Những thuyền nhân đơn thuần chỉ có ác cảm với những biện pháp kiểm soát áp đặt của chính quyền, mối ác cảm đã mãnh liệt đến độ họ phải đi đến một quyết định thật khác thường. Họ là những người, ngay cả trong những giấc mơ hoang đường nhất trước năm 1975, cũng không bao giờ muốn rời bỏ VN. Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc đời họ, vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những người và những gì yêu quý, chấp nhận liều mạng sống của mình cũng như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi VN.


Ðiều gì đã xui khiến một người quyết định tương lai của đời mình mà lại không theo những lề lối thông thường? Ðể hiểu rõ lý do tại sao những thuyền nhân bỏ quê hương ra đi, chúng ta cần biết về những gì họ cảm thấy đã mất, những thứ họ đã thiết tha yêu quý. Ðể hiểu được những đau thương hôm nay, ta cần biết những gì đã xẩy ra trước đó. "


(by Lesleyanne Hawthorne - Refugee - The Vietnamese Experience)

" Những 'thuyền nhân', danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu. Trong khi cố gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù. Những ai may mắn xuống được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không thích hợp để đi vượt đại dương. Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại Lợị Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu. Tuy vậy, cuối cùng thì câu chuyện về những người tị nạn Ðông Dương là câu chuyện về những người bị từ chối. Trước tiên và đau đớn nhất, họ bị chính quyền của chính nước họ khước từ. Họ cũng nhiều lần bị cự tuyệt bởi các quốc gia lân bang nơi họ đến xin tạm trú, và bị từ chối ít nhất là vào lúc đầu bởi các nước Tây Phương và Nhật Bản, những quốc gia duy nhất có khả năng và tấm lòng cứu vớt thuyền nhân. "


(by Barry Wain - The refused: The Agony of The Indochina Refugees)

" Chúng tôi cần gạo và thực phẩm. Trong những ngày này, chúng tôi không có tiền để mua thêm thức ăn. Chúng tôi không được phép có công việc làm. Nếu thực phẩm được phát trễ, chúng tôi chỉ việc nhịn đói. Chúng tôi có rất ít nước uống, vì đang là mùa khô. Tôi nghĩ nếu mọi chuyện không thay đổi, chúng tôi sẽ chết hết." Refugee: Thailand, 1978.

" Trong bệnh viện, một người đàn ông và đứa con trai đang khóc trên lán. Tàu họ đã đến đêm hôm trước, nhưng bị lật úp. Người vợ, người mẹ đã chết đuối."


(Delegates of 'Society of Friends': Malaysia, 1979)

" Các lính tuần tra phát hiện có những bao ni-lông xoáy tròn trên mặt nước. Họ chuẩn bị tăng tốc độ vọt đi tiếp, thì khám phá ra rằng, các bao nhựa này đã được thổi phồng, căng lên, để chở hai em bé sơ sinh, dĩ nhiên là chưa biết bơi. Người mẹ đang ra sức đẩy chúng. Người cha đã không may chết đuối trước đó."


(Report: Mekong River Crossing, 1978)

Người mẹ của một em trai 14 tuổi kể lại, tàu của cô bị hải tặc từ một tàu cào của Thái Lan nhảy sang. " Tôi biết bọn chúng sẽ làm gì ", cô vừa kể vừa khóc nức nở " Tôi van xin chúng đừng làm gì trước mặt con trai tôi. Vì thế, chúng đưa tôi vào cabin tàu, rồi 7 tên cưỡng hiếp tôi trong đó."


(Refugee : Malaysia, 1979)

Anh Huỳnh Văn Trân, 34 tuổi, ngồi trên 1 băng ghế gỗ ở trại tị nạn Songkhla ở 1 bờ biển cực nam của Thái Lan, thuật lại câu chuyện của mình lần thứ ba. Anh ra đi trên một chiếc tàu gồm 62 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Họ may mắn gặp thời tiết và gió thuận lợi, và không bị rắc rối gì với máy tàu. Vào ngày thứ 5 trên biển, một chiếc tàu mã lực lớn dài 15 mét đến cặp sát mạn tàu anh. Có 12 người đàn ông trên thuyền, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ. Trước hết, chúng ra lệnh cho hai người trong số phụ nữ sang tàu chúng. Một trong hai người này là vợ anh Huỳnh Văn Trân. Cô này bị ghì chặt xuống, súng trường kê sát thái dương, và bị ra lệnh không được kêu la. Cô bị chúng cưỡng hiếp.

Bọn hải tặc sau đó nhảy qua tàu tị nạn, cướp đi mọi thứ có giá trị, bắn một người đàn ông còn do dự khi chúng cướp. Sau đó chúng tăng tốc độ phóng đi với các món của cải chiếm được, nhưng thình lình quay ngoắt lạị. Vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa, chúng nhắm thẳng vào tàu tị nạn và đâm mạnh. Chiếc tàu hải tặc đã lập đi lập lại hành động này trong khi nhóm người tị nạn đang hốt hoảng ngoi ngóp giữa biển khơi. Bọn cướp biển cố ý lái tàu cán qua vô số chiếc đầu đang nhấp nhô, có lẽ vì không muốn để sót lại nhân chứng nào. Khi vợ anh Trân còn đang chới với trên mặt nước, với đứa con trai mới lên 3 đang níu chặt cổ mẹ, cả hai đã bị tàu cán qua và chết đuối, 10 người trong số họ sống sót, sau đó được vớt lên và đưa tới Songkhla. Toàn thể thính giả đều nín lặng.

Ðó là một câu chuyện thương tâm hơn những chuyện khác, nhưng hẳn nhiên không phải là ngoại lệ, hiếm có.. Có rất nhiều tàu tị nạn đã bị hải tặc tấn công nhiều hơn một lần." ( UNHCR: 1979 )

Bao nhiêu thuyền nhân đã chết ngoài biển khơi? Không ai biết chắc cả. Nhiều người nói với chúng tôi rằng có lẽ 5% các tàu rời VN đã bị mất tích, nhưng nhiều người lại cho là có đến 70% tàu không hề đến được bờ.


(Delegates of 'Society of Friends': - Pulau Bidong, 1979 " Georgina Ashworth - The boat people and the road people)

Trong vài năm đầu những thuyền tỵ nạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tỵ nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xẩy ra ở Thái Lan, Mã Lai. Tầu của người tỵ nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm và làm chết oan một số người.

Do đó nếu như may mắn không bị bắt lại, thoát được gió bão, không hư máy dọc đường và không gặp hải tặc các thuyền nhân vẫn chưa chắc sẽ đến được các trại tạm cư. Ðó là chưa kể đến những khó khăn về đủ mọi phương tiện từ vệ sinh, y tế, nước uống, thực phẩm...nơi các trại tỵ nạn. Thật ra dùng chữ trại tỵ nạn cho lịch sự vậy thôi chứ vào thời điểm ấy không một quốc gia nào có thể lường được là con số người chạy CS, bỏ nước ra đi sẽ đông đến như vậy.

Do đó chẳng có quốc gia nào đã có những sửa soạn để có thể đón tiếp một số lượng người đến quá ào ạt và nhiều đến thế. Trại tỵ nạn đã là những kho xưởng, những trại lính, những chiếc phà cũ, những chiếc phao nổi, những hòn đảo san hô hoặc đảo hoang, nhỏ nằm chơ vơ giữa đại dương. Ðặt được chân trên đất là phải đi tìm cỏ, đốn cây để dựng lều để tạm trú tránh cái nóng ban ngày và cái lạnh ban đêm....Còn nhiều nhiều nữa, kể sao cho hết những cái khổ của kiếp lưu vong. Ðến năm 1988 vì quá mệt mỏi với số người tỵ nạn phải cưu mang trên hơn mười năm, Cao Ủy tỵ nạn và các quốc gia có trại tạm cư đã quyết định áp dụng hệ thống thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của các thuyền nhân nếu họ đến sau ngày 16-6-1988. Quyết định này cũng đã gây ra khá nhiều thảm cảnh rất đáng thương như được kể lại dưới đây.


Sau đây là vài trích đoạn về những thảm cảnh đầy nước mắt đó:


" 0 giờ ngày 16-6-1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người VN vượt biển đến Hồng Kông. Kể từ ngày này họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba. Thời điểm phủ nhận ý nghĩa ban đầu sự ra đi của người vượt biển.


Thời điểm đánh đổ mọi luận cứ sắp sẵn về quyền tỵ nạn, về quyền đi tìm chỗ trú, và đồng thời che dấu luôn sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối của lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn. Như một tấm màng nhện giăng ra chận bắt những cuộc đời lưu lạc, thời điểm 16-6-1988 dựng nên những trại giam khổng lồ trên khắp thuộc địa Hồng Kông, ghi thêm một thảm cảnh thời đại."


(Lê Ðại Lãng - " Nước mắt trong tim " )

- " Ngày 20/5/1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Anh sau đó đã chết vì phỏng nặng. Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân VN, tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26/4/1994. Hai ngày sau thì anh qua đời.

- Ngày 12/4/1992, Nguyễn Văn Quang, một hạ sĩ thuộc Liên đoàn 1 Không vận của Nam VN, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác. Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa bé mồ côi cha còn nhỏ dại.

- Ngày 30/8/1991, tại trại Galang, Nam Dương: cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.

- Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, một trong số vài người sống sót khi vượt biên khỏi VN. Cha cô là lãnh tụ của một chính đảng chống cộng và đã chết trong 'trại cải tạó của CS. Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới một trại lao động cưỡng bách. Bản thân Cúc cũng bị đuổi khỏi trường vì 'lý lịch gia đình xấu.' Bất kể những sự kiện trên, cô vẫn bị khước từ quy chế tị nạn. Tháng12/1992, khi đơn kháng cáo của cô cũng bị bác bỏ, cô đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.

- Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, MãLai. Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.

- Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10/10/1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng người con trai Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt 'thanh lọc'. Vì Khôi không có 3.000 đôla Mỹ mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.

- Ngày 8/12/1993, Trần Anh Dũng từ trần khi lên cơn suyễn, sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đóng cửa trạm y tế duy nhất trong trại tị nạn.

- Tháng 2/1993, Lưu Thị Hồng Hạnh, một em gái 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn LHQ rút lại quy chế tị nạn của em.

- " Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính tri Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ. Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu. ". (Thư tuyệt mệnh của anh Nguyễn Văn Hai, 27 tuổi, viết cho chị, vào buổi tối trước khi tự tử trong Trại cấm Whitehead, Hồng Kông, ngày 16/2/1990.)

- " Bản tường trình của luật sư đã khiến tôi phải sống trong lo sợ. Nó đã dần dần đẩy tôi vào chỗ chết." (Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng của Cao ủy tị nạn LHQ ở Galang, Nam Dương, ngày 27/8/1992.)

- " Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác." ( Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dũng, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai. )".


***************************



Vietnamese Boat People - A cry to humanity.



Khóc người đáy biển


(Viết để khóc cho mình và cho những thuyền nhân kém may
mắn trên đường vượt biển tìm Tự Do sau 1975.- Ngô Minh Hằng -)

Tháng Tư ra biển khóc người
Oan hồn hỡi, đáy trùng khơi, xin về
Biển chiều vàng ánh tà huy
Dài tay sóng níu bước đi vô hồn
Ðứng trên bờ đá cô đơn
Khóc người bằng tiếng thơ buồn xót xa
Ai hay đáy biển là nhà
Máu pha lệ hận chan hòa đại dương
Thịt da nát dưới bạo cuồng
Ngàn trang huyết sử bên đường tử sinh!
Mắt buồn nhìn sóng biển xanh
Thấy sương khói vẫn vô tình khói sương
Mà lòng đòi đoạn đau thương
Xót người đáy biển đoạn trường chưa nguôi
Tháng Tư ra biển khóc người
Hiển linh,chứng giám đôi lời thơ đau
Tôi viễn xứ, người biển sâu
Chung hồn lưu lạc, chung sầu quê hương
Người trên sóng nước trùng dương
Tôi khung cửa hẹp, gió sương bốn mùa
Bóc tờ lịch. Lại Tháng Tư!
Ðau tình sông núi làm thơ khóc người
Người vùi xương trắng biển khơi
Còn tôi sống kiếp dân Hời vì ai?


Ngô Minh Hằng


************************


HỒN BIỂN ĐÔNG
Việt Điểu Sào Nam


Ta tưởng quên ta hiện hữu
Quên cả dĩ vãng tương lai
Vì ngày mai đâu là ý nghĩa
Trong cõi mù tăm kiếp nào luân lạc
Ta lãng ơn cứu rỗi bụi trần
Thành phố ấy cao,
Những buổi chiều trời chợt thấp
Trên đồi Bellevue
Ngất ngưỡng ngàn thông réo rắt
Phím nhạc cung đàn ai kéo ngược dòng thiên sử
Gần hai mươi thế kỷ rạng ngời đông xưa
Nơi đây vắng hạc gầy kiêu sa đưa bước
Bên người trung cổ da ngựa bọc thây một thời
Hắn gỗ đá trong bộ giáp thép đeo mang kệch cỡm
Che kín trái tim, che cả muôn mặt cuộc đời
Chẳng ai nghe hắn nói một lời
Chẳng ai biết hắn cười hay khóc
" Hình như hắn cũng có một Quê Hương! ? "
" Hình như hắn cũng có một cõi tình đã chết! ? "
Thái Bình Dương một chiều ảm đạm
Cuối tháng chạp Mô.t-Chín-Bảy-Chín ngàn xưa
Trên chuyến thuyền SS0646-IA
Sao nỡ cưỡng sát hơn 80 mạng người
Hỡi loài Thái tặc man rợ!!!
Nhân danh đạo ngã từ bi,
Nhân danh Tự Do cướp giết hoan hỉ
Thôi thế âm thầm cười khóc Phật di
SongKhla! SongKhla!!! Sa-bai-đi khun Thai
Hai mươi sáu năm rồi vợ con ta đâu
29 tháng 12!!! đất đá cũng khổ đau
Hằng năm, 29 tháng 12
Đám giỗ biển trời mưa ngâu.....!!!......
29 tháng 12 đám giỗ biển trời mưa ngâu.....
Hằng năm 29 tháng 12 đám giỗ biển trời mưa ngâu.....

NV / Việt Điểu Sào Nam
30 năm độc thoại
July 14 - 2005



***********************


Dù sao đi nữa chúng ta vẫn còn phải mang ơn dân chúng và chính phủ của các quốc gia đã giúp chúng ta chỗ tạm cư, cho phép chúng ta được định cư hoặc đã cứu vớt chúng ta khi chúng ta đã tuyệt vọng vì lạc lối, vì hết lương thực hay vì máy tầu đã hỏng mà không còn cách gì để sửa chữạ. Không có lòng nhân đạo và sự đối xử đầy tình người của đại đa số dân chúng các quốc gia ấy, chúng ta không được như thế này ngày hôm nay.

Sự thành công của thế hệ thứ hai trong cộng đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại ngày hôm nay chắc chắn sẽ không thể có được nếu không có sự cưu mang của các quốc gia trong Thế Giới Tự Do. Ngày hôm nay sau 30 năm ly hương viết lại một phần nhỏ trong những nỗi khổ đau của dân tộc không phải để đào sâu hận thù mà để cho chúng ta hiểu và ghi nhớ những bài học lịch sử đọ Ðó là bổn phận của chúng ta những chứng nhân của giai đọan đau buồn này.

30 năm sống lưu vong, lúc nào đa số chúng ta cũng vẫn mong có ngày trở về để góp phần xây dựng cho quê hương bớt lạc hậu, giúp cho dân tộc có được những bước đi căn bản dẫn đến một nền Tự Do, Dân Chủ đích thực mà dân ta chưa bao giờ được hưởng. Ðiều này chỉ có thể xảy ra khi người Việt trong và ngoài nước thật tâm muốn xây dựng quê hương, đặt Tổ Quốc lên trên mọi quyền lợi, từ bỏ được chủ thuyết CS ngoại lai đã du nhập và thoát được sự chi phối của các thế lực chính trị quốc tế.

Bùi Trọng Cường
Viết cho tháng Tư đen 2005


Tài liệu tham khảo :


Ashworth Georgina - The Boat People and The Road People - Quartemaine House 1979

Bich Huyền - The Trail I Will Never Forget - Lối Cũ Chẳng Sao
Quên - 2000

Butler David - The Fall Of Saigon - Simon and Schuster New York 1985

Cao Văn Viên - Những Ngày Cuối Của Việt nam Cộng Hòa -
Vietnam Bibliography 2003

Clark Marcus - Exit Visa - William Heinemann Australia 1989
cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn CS - Vụ Kiện WJC/UMAS
Boston - Nắng Mới Miền Nam 2004

Dawson Alan - 55 DAYS The Fall Of South Vietnam - Prentice Hall International 1977

Diễn Ðàn Sự Thật - Red File, 1945-1995 50 Years Of Violations Of Human Rights in Communist Vietnam - 2005

Ðào Văn Bình - Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ - 1987

Ðoàn Thêm - Nhà Quê Ra Tỉnh - Cơ Sở Xuất Bản Phạm Quang Khai và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ 1996

Dương Hiếu Nghĩa - Nước VNCH Bị Bức Tử - Vanuxem - La
Mort Du Vietnam - Ðại Nam 1997

Frankum B. Ronald Jr. & Maxner F. Stephen - The Vietnam War for Dummies - Wiley Publishing, Inc 2003

Grant Bruce - The Boat People: An "AGE" Investigation - Penguin Books 1979

Hà Sĩ Phu - Ðôi Ðiều Suy Nghĩ Của Một Công Dân - TIN Paris 1993

Hawthorne Lesleyanne - Refugee The Vietnamese Experience - Oxford University Press 1982

Hội Quốc Tế Y Sĩ VN Tự Do - Vàng máu và nước mắt:
Khảo Sát Về Tù Cải Tạo và Vượt Biên Trong Giới Y Sĩ - 2000

Karnow Stanley - Vietnam A History - Century Publishing London 1983

Lê Ðại Lãng - Bút Ký Hồng Kông: Nước mắt trong tim - 1990

MJS Keys Young Planners P/L - Survey of Vietnamese Refugees - Department of Immigration & Ethnic Affairs - 1983

Maga P. Timothy - The Complete Idiot"s Guide to The Vietnam War - Alpha Books 2000

National Refugee Week 1989 - REFUGEES: Who do you think we arẻ - Queensland Office of Ethnic Affairs 1989

NSW Refugee Fund Committeee - Hard Evidences of Corruption In Screening Under The Comprehensive Plan Of Action - 1994

Nguyễn Bá Cẩn - Ðất Nước Tôi - Hòa Hảo Press 2003

Nguyễn Văn Canh - Vietnam Under Communism, 1975-1982 - Hoover Institution Press Stanford University 1983

Nguyễn Văn Canh - CS Trên Ðất Việt - Kiến Quốc 2003

Paul Anthony - Why They Flee Their Homeland - Reader"s Digest December 1979.

Phạm Huấn - Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 - 1987

Phạm Huấn - Những Uất Hận Trong Cuộc Chiến Mất Nước - 1988

Phạm Kim Vinh - Chính Nghĩa Lưu Vong Còn Một Chút Này - 1991

Phan Nhật Nam - Những Chuyện Cần Ðược Kể Lại - 1995

Phùng Hy - Cuốn Theo Cơn Lốc - 1997

Refugee Council Of Australia - Vietnamese Boat People In Hong Kong - September 1988

State of the World"s Refugees 2000: 50 Years of Humanitarian Action- Chapter 4: FLIGHT FROM INDOCHINA
Support Committee for Refugees from Vietnam - Vietnamese Boat People: A CRY TO HUMANITY - 1994

Tucker C. Spencer - The Encyclopedia of the Vietnam War - Oxford University Press 1998

Trần Nhật Kim - Cuộc Chiến Chưa Tàn - 1998

Trương Như Tảng - A Vietcong Memoir: An Inside Account Of The Vietnam War And Its Aftermath - Vintage Books 1986

Viviani Nancy - The Long Journey - Melbourne University Press 1984

Wain Barry - The Refused: The Agony Of The Indochina Refugees - Simon & Schuster 1981

* * *

* * * * *


Nguồn : Trang Nhà Boat People


**************

THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN

Theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam, tầu đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau:

Từ 14 đến 30 tuổi có 269 người, tức 51.73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm 43.08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2.11%. Người có nghề nghiệp là 218 người, chiếm 41.92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà ...

Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang ...

Otto Gobus, thuộc Đài Truyền Hình Hòa Lan phát biểu:

“Trong khắp các trại tỵ nạn Đông nam Á, chúng tôi đã thấy: trẻ em, trẻ em và trẻ em! Chúng lang bạc khắp nơi. Chúng cười nói vô tư, chơi đùa hạnh phúc trong thế giói tưởng tượng riêng của chúng, mà thế giới hiện tại không ai ngó ngàng đến. Chúng hoàn toàn không biết việc gì sẽ xảy cho chúng. Đó là một cảm nghỉ chua chát, đau buồn khi đến thăm các trại tỵ nạn” (12)

Ô. Peter Sartorus phát biểu:

“Xin tha thứ cho tôi.

Thật là một cuộc hành trình đổ vỡ. Không phải vì tôi đã thấy nhiều sự thực mới phũ phàng của thảm kịch dân tỵ nạn Đông Dương trong các trại tạm trú ở Thái Lan, Mã Lai và Hồng Kông. Tôi hoàn toàn ý thức rằng, thật sự không phải tất cả các thuyền nhân Việt Nam đều tìm thấy một tổ ấm mới ở một quốc gia sẵn lòng chấp nhận họ, và thật sư vẫn còn nhiều người đang trốn thoát khỏi VN. Tôi cũng có nghe nói rằng họ thường xuyên bị hải tặc tấn công, cướp của, hành hạ, làm nhục, gây thương tích và giết hại trong vịnh Thái Lan. Đối vói tôi, nó không phải là một phát giác mới lạ, kể từ khi chính tôi viết một báo cáo về vấn đề này.”

Sartorus tâm sự:

“Tôi xin một bà ở trại tỵ nạn Songkhla hãy tha thứ cho tôi vì tôi đã vội vàng và thiếu tế nhị khi hỏi bà bị hãm hiếp mấy lần và bị bao nhiêu người đàn ông hiếp?”

Cuốn phim tài liệu Vớt Người Biển Đông (Rescue Mission on South China Sea) gây xúc động sâu xa trong dư luận Mỹ. Em bé Andrea Calderon, 6 tuổi, vẽ một bức tranh viết một lá thư gửi cho Ủy Ban “Boat People S.O.S. kèm theo 3 Mỹ kim, em viết: “Thân gửi Thuyền Nhân: Chúng tôi đã xem cuốn phim về quí vị trên Đài truyền hình. Tôi muốn giúp quí vị và con chó Barret của tôi cũng muốn giúp quí vị. Đây là tiền của tôi. Tôi yêu mến quí vị lắm” (Dear Boat People, I saw your movie on television. I want to help you and so does my dog Barret. Here is my money. I love you) (3).

*

Cả nước điều muốn ra đi. Một nhà văn Việt Nam phát biểu: nếu như cột đèn biết đi thì cột đèn cũng bỏ đi! Cháu Phạm Văn Đồng là Phạm Văn Chính không chịu nổi chế độ tàn ngược phi nhân nên cũng đành bỏ nước ra đi! Chính lên tiếng: “Tương lai đen tối quá. Không còn con đường nào khác hơn là con đường đi tìm tự do” (14).

Qua cuốn phim video về cuộc vớt thuyền nhân của tầu J. Charcot, một tác giả đã ghi lại sống động như sau:

“Khởi đầu là một vùng biển bao la, nắng chói chang. Một chiếc ghe gỗ đang từ từ chìm xuống mặt biển. Bọt biển sủi lên ùng ục, rồi mất hẳn. Sau đó là những cuộc phỏng vấn trực tiếp một phụ nữ vừa được tầu J. Charcot vớt lên. Khuôn mặt thất thần, mặt đầm nước mắt, chị kể lại từng quãng theo tiếng nấc nghẹn ngào... “Tầu tôi chết nhiều quá. Bao nhiêu ngày trôi lênh đênh trên biển, gặp bao nhiêu tầu qua lại, mà chẳng có tầu nào vớt cả. Mỗi ngày 6, 7 người chết vứt xuống biển. Có gia đình 6 người, mang theo đồ ăn nhiều lắm, nhưng rồi cũng chết hết... Tôi nằm trong khoang, chỉ đợi chết. Tôi không mong đợi gì nữa...” Và chính lúc chị lặng lẽ trong tuyệt vọng chờ chết thì con tầu J.Charcot đến cứu chị.

Rồi những cảnh khác lại hiện ra, đêm đen thăm thẳm, mịt mùng. Qua màn ảnh radar, một sáng hiện lên, khi tỏ khi mờ. Có thể là một tầu vượt biển. Tầu J. Charcot quay mũi về hướng phía ấy. Biển vẫn tối đen. Bỗng lửa bùng lên từ chiếc ghe bé nhỏ ấy. Tầu J. Charcot hạ xuồng xuống. Và bác sĩ Đinh Tuấn, một vị bác sĩ y khoa trẻ, thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, có mặt ngay trên xuồng. Anh dùng loa hô lớn;

- Có phải ghe vượt biển đó không?

Tiếng hô vang cả vùng biển bao la. Chiếc ghe sáp lại gần và hiện ra trong vùng ánh sáng đèn pha từ trên tàu rọi xuống. Chiếc ghe khẳm, phủ lưới kín bưng. Nhưng lần lượt từ dưới khoang bò lên, từ từ, trẻ có, già có, hầu như bất tận. Có ai ngờ được chiếc ghe bé như thế mà nhồi nhét hơn một trăm người. “Cứ từ từ...” Tiếng hô như thế, nhưng không cầm được lòng hăm hở, mừng vui của đồng bào ta được tầu J. Charcot vớt. Ánh mắt bàng hoàng ngơ ngác, đầm đìa nước mắt mà miệng thì mếu xệch cười, hay khóc của mừng vui. Sự sống đã đến thật rồi chăng?

Có người vừa lên đến sàn tầu thì nằm lăn ra, ngất xỉu. Có người thì chắp tay lễ khắp “bốn phương trời, mười phương đất”! Lễ hết mọi người. Vừa lễ, vừa khóc.

Sáng ra trong ánh sáng chan hòa của biển, đồng bào ta được đánh thức dậy để tập thể dục và uống sữa. Trẻ, già, trai, gái đều lơ ngơ, cử động. Vừa quay qua quay lại, vừa cười, vừa hỏi nhau... “may quá heng...”

Các trẻ em thì vui nhất, chạy qua, tíu ta, tíu tít. Các em bé trên tay cầm bình sữa, ngơ ngác nhìn quanh” (15).

Tầu J. Charcot do Médecins du Monde thuê, mỗi ngày 4200 Mỹ kim, không để chi phí điều hành. Tầu dài 74m, tốc độ 9 hải lý một giờ. Khởi hành với một số ký giả như Christine Orkrent của Đài Truyền Hình Pháp, hệ thống A, ký giả Martine De Laroche Joubert, đại diện Thông Tấn AFP, có ký giả báo Paris Match, nhà đạo diễn Alain Cornaud, nhiếp ảnh gia Palowsky. J. Charcot được tiểu hộ tống hạm Schoelcher đi kèm. Ngày thứ 9, mới phát hiện được một chiếc ghe, một thủy thủ chạy vào cho hay thấy ánh đuốc trên một ghe. Câu đầu tiên Kha nghe thấy cùng một lúc trên ghe vọng lên “Tưởng chết! tưởng chết!”. đây là một chiếc ghe nhỏ dài 9m, máy chạy với một cặp đuôi tôm, trên ghe có 26 người, phân nửa là trẻ em. Họ ra đi được 5 ngày, tới ngày thứ ba thì chết máy và cứ thế lênh đênh trên biển hai ngày liền mới gặp tầu Schoelcher. Trên ghe chỉ có một cựu hạ sĩ quan QLVNCH, bốn chị em gốc Hoa, hai thanh niên đào ngũ từ Kampuchea trở về, số người còn lại gốc người Mỹ Tho. Sau đó cả 26 người đều được đưa qua tầu Charcot ngày hôm sau. Cùng lúc với chiếc Schoelcher, tầu Charcot đã cứu vớt được 218 người khác trên một chiếc ghe chỉ vỏn vẹn có 12m khởi hành từ Vũng Tầu” (16).

Tầu Chacot vớt được 520 thuyền nhân từ 13 chiếc thuyền vượt biển nhỏ bé mong manh. Đây là chiếc tầu thứ 4 của Hội Y Sĩ Thế Giới sau chiếc Quang Đảo, Ile de Lumière, hoạt động trong năm 1979, chiếc Alcune II, năm 1981, chiếc Le Goela từ tháng 6/1982 đến tháng 1/1983, trung bình cứ 4000 Mỹ kim thì vớt được một thuyền nhân. Còn tầu Rose Schiaffino thì do Hội Y Sĩ Thế Giới (Médecins du Monte) thuê bao, sau hai tháng hoạt động ở Biển Đông, vớt được 905 thuyền nhân, tất cả về bến cũ ở Rouen, cách Paris 120 cây số về phía tây bắc, chở theo 229 người trong số có 89 người cũng là thuyền nhân Việt Nam đã kẹt lại ở trên báo từ hơn 2 năm nay.

BS Đinh Tuấn, là một thi sĩ, trực tiếp tham gia cuộc vớt người trên Biển Đông của tầu Rose Schiaffino, trả lời cuộc phỏng vấn của Từ Nguyên, cho biết:

“tầu đã vớt được 905 thuyền nhân. Nếu chia ra nam, nữ thì phái nam chiếm 60% nữ chiếm 40%. Trong số đó, trẻ em dưới 14 tuổi lên tới 30%. Trong chuyến đi kỳ này, có một thiếu phụ mang thai 9 tháng lên đảo 2 ngày thì sanh. Nếu anh cho phép tôi xin kể luôn tại sao mang thai gần ngày sanh mà lại ra đi.”

Chồng của chị là một người được chỉ định để lái thuyền ra đi. Sửa soạn một cuộc hành trình như vậy rất là lâu dài, không ai có thể biết rằng ngày nào có thể ra đi. Khi có điều kiện thuận lợi để bắt đầu vượt biên thì chính lúc đó, chị gần ngày sanh. Và cũng không thể ở nán lại thêm một vài ngày hay tuần lễ để cho chị sanh xong rồi đi, nên tất cả mọi người yêu cầu đưa chị đi theo... Tôi muốn nói đến tinh thần trách nhiệm của người chồng rất cao; anh ta trách nhiệm lèo lái chiếc thuyền ra đi nên phải chấp nhận tất cả nguy hiểm của một cuộc ra đi như vậy đối với một người đàn bà mang thai.

Thật sự thì tầu vớt được 906 người; trong số ghe chúng tôi vớt, có một thuyền nhân bị Cộng Sản Việt Nam bắn chết trong cuộc hành trình” (17).

Sứ mệnh nhân đạo của Hội Y Sĩ Thế Giới cũng như Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, “bắt đầu từ 22/5/87 chiến hạm Balny cùng hai chiến hạm loại nhỏ khác của Hải Quân Pháp tại Thái Bình Dương có mặt trong vùng biển tìm vớt thuyền nhân để hộ tống con tầu Rose Schiaffino”. Nguyên nhân đưa đến việc tăng cường lực lượng hải quân hùng hậu này không được tiết lộ. Con tàu Rose Schiaffino đã ghé hải cảng Singapore hôm 13 tháng 5, 1987, sau một tuần lễ ra khơi để toán chuyên viên Truyền Hình Pháp lên bờ mang theo các hình ảnh được coi là thật bi thảm của chiếc ghe 170 người vừa được vớt hôm 10/5/1987 do chiếc phi cơ trên tầu phát giác.

Hộ tống hạm Balny của Hải Quân Pháp trên đường đến Biển Đông để hỗ trợ cho con tầu nhân đạo Rose Schiaffino (Ánh Sáng II) đã vớt được 2 ghe tỵ nạn. Ghe đầu tiên vớt được ngày 22/5 lúc 13g30 giờ địa phường ở ngoài hải phận quốc tế trong vùng tìm kiếm của chiến dịch. Trên ghe có 39 người. Ghe này rời Việt Nam hôm 17/5. Các người trên ghe là người Sài Gòn và Mỹ Tho. Ngày 26/5 chiếm hạm này lại vừa vớt thêm được 34 thuyền nhân nữa. Số thuyền nhân đã vớt được đã nâng tổng số thuyền nhân vớt được lên 337 người.

Tầu Rose Schiaffino (tức II de Lumière hay Cap Anamur III) lại vừa vớt thêm được 170 thuyền nhân hôm 10/5/87 trong tình trạng thật là bi thảm. Chiếc ghe này đã được trực thăng của tầu Rose Schiaffino phát giác trong một vùng được coi là đầy dẫy những ghe hải tặc. Trước khi được cứu vớt chiếc ghe này đã bị tấn công bằng súng bởi hải tặc hoặc lực lượng biên phòng của CSVN. Trên ghe có một người chết, máy tầu đã hư hỏng, không thể tiếp tục hải trình. Các thuyền nhân đều ở trong tình trạng bi thảm. Trong số 170 thuyền nhân trên ghe này có 81 đàn ông 56 đàn bà và 33 trẻ em. Như thế trong công tác vớt người Biển Đông năm 1987 các thuyền nhân đã lần lượt được vớt là: Ngày 11/4: 54 người; ngày 12/4: 40 người; ngày 10/5: 170 người. Tổng số là 264 người. Cùng tham dự trong cuộc tiếp cứu này có sự hiện diện của các phái đoàn truyền hình của Pháp, Đức, Úc. (tài liệu của Médecins du Monte, tháng 6/1987).

Tuy nhiên, đã bao thuyền nhân bất hạnh không gặp được tầu của Hội Y Sĩ Thế Giới. Chuyến ra đi của tầu Thủ Long là một bi thảm tột cùng. Người chủ trương là Giám Đốc trường dạy đánh máy chữ Thủ Long đường Trần Hưng Đạo, quận V, Sài Gòn cũ. Con tầu với trên 320 người đã đi vào lòng biển 2 ngày thì được cứu vớt. Theo người còn sống sót của tầu Thủ Long (người Hoa) tầu được quy mô với giá biểu 7 lạng người lớn, 4 lạng dưới 18 tuổi và 1 lạng cho trẻ em. Tầu Thủ Long do Sở Công An Thành Phố móc nối tổ chức dưới thời Mai Chí Thọ.

*

Hoa Kỳ đặt thành chính sách giúp người tỵ nạn thuyền nhân, ngày 30-9-1985, Bộ Ngoại Giao ra thông cáo cho biết đã thành lập một Ủy Ban Định Cư Tỵ Nạn do cựu Thống Đốc tiểu bang Robert P. Ray cầm đầu với 4 nhân vật danh tiếng trong đó có Nghị Sĩ Gale Mc Gee. Tổng Thống Jimmy Carter trong 4 năm nhiệm kỳ, ông và phu nhân đã tích cực cứu giúp thuyền nhân và chính ông là người đã ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội ở Biển Đông cứu vớt thuyền nhân Việt Nam.

Bác sĩ Foussadier, Hội Y Sĩ Thế Giới (Pháp) là người đã trực tiếp tham dự vớt thuyền nhân của tầu Ánh Sáng (Ile de Lumière). BS Foussadier (Medecins du Monde) tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 15-4-1986 tại International Press Center, bruxelles và cho đến thời điểm này “hàng tháng vẫn có từ 2 đến 3 ngàn người tiếp tục vượt biển mặc dầu biết trước vô số nguy hiểm. Nhất là nạn hải tặc có võ trang càng ngày càng bành trướng và có mặt khắp nơi đến nỗi không có một chiếc thuyền nào có thể thoát nạn” (18).

Médecins du Monde là một ân nhân cao cả của thuyền nhân Việt Nam. Một ân nhân khác là Ủy Ban Cap Anamur Tây Đức, Chủ Tịch là tiến sĩ Rupert Neulleck.

Năm 1986, tầu Cap Anamur II hoạt động trong 6 tháng và cứu được 888 thuyền nhân Việt Nam.

Hội Y Sĩ Thế Giới tại Pháp do Bác Sĩ Bernard Kouchner sáng lập năm 1979, lúc đầu mang tên là Hội Y Sĩ Không Biên Giới, đến 1980 thì cải danh và hiện do Bác Sĩ Alain Deloche làm Chủ Tịch. Con tầu đầu tiên của hội mang tên Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) năm 1979 đã cứu 827 thuyền nhân và săn sóc cho 1946 người trên tầu từ trại tỵ nạn Pulau Bidong. Kế đó là tầu Akuna năm 1981 đã vớt hơn 100 thuyền nhân, 1983 con tầu thứ ba Le Goelo vớt được 1208 thuyền nhân và đến năm 1985 tầu Jean Charcot, vớt được đúng 520 người vượt biển sau 3 tháng hoạt động.

Hai tổ chức nói trên trước đây vẫn hoạt động riêng biệt với cùng mục đích nhân đạo. Tuy nhiên cả hai vẫn yểm trợ lẫn nhau, Ủy Ban Cap Anamur II. Đến đầu năm 1987, lần đầu tiên hai tổ chức thực sự hoạt động chung, cùng chia sẻ mọi chi phí và cho ra khơi con tầu Ile de Lumière II/Cap Anamur III để nối tiếp công tác cứu người Biển Đông. Lần này dĩ nhiên cùng với sự yểm trợ tài chính rộng lớn của người Việt tỵ nạn khắp nơi mà đặc biệt nhất là Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển tại Hoa Kỳ do Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Xương làm Chủ Tịch.

Tầu Cap Anamur III Đức-Pháp lần này là một tầu chở xe hơi, dài 98 mét, thủy thủ đoàn gồm toàn người Pháp, nhân viên thiện nguyện làm việc trên tầu giúp đỡ người tỵ nạn từ Đức, Pháp và Hoa Kỳ, trong đó có nhiều người Việt Nam, mà trước đây chính họ cũng đã là những thuyền nhân. Ba tổ chức nhân đạo của Đức, Pháp và Hoa Kỳ làm việc hổn hợp dưới sự trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm suốt thời gian hoạt động của Bác Sĩ Philippe Beasse thuộc Hội Y Sĩ Thế Giới.

Chuyến đầu tiên của tầu Cap Anamur III bắt đầu vào tháng 4/987, vớt được hai ghe tỵ nạn gồm tổng cộng 94 thuyền nhân. Tất cả sau đó đã được đưa vào trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân. Chuyến thứ hai tiếp tục ngay sau đó, cứu vớt chỉ được 1 ghe, nhưng với số thuyền nhân khổng lồ 171 người. Trong chuyến này, một thuyền nhân đã bị bọn Cộng An biên phòng Cộng Sản bắn chết trong lúc vượt biển tìm Tự Do và con tầu Cap Anamur III đã đến cứu kịp thời ngay lúc đó, chiếc ghe Công An biên phòng Cộng Sản đã bỏ chạy. Xác của nạn nhân đành phải thủy táng trên Biển Đông trong sự ngậm ngùi thương tiếc của mọi người. Tất cả 170 thuyền nhân còn lại cũng đã được đưa vào trại tỵ nạn Palawan an toàn chờ ngày định cư tại đệ tam quốc gia.

Chuyến thứ 3, cũng là chuyến cuối cùng của con tầu Cap Anamur III bắt đầu từ đầu tháng 6/1987 sau khi rời cảng Singapore ngày 30/5/1987. Đặc biệt chuyến nầy được sự yểm trợ của 3 tầu chiến Pháp, do chính phủ Pháp gởi đến. Nhiệm vụ của 3 tầu Hải Quân nầy là cùng phần chia công tác tìm cứu thuyền nhân và đồng thời yểm trợ, hộ tống tầu Cap Anamur III trên vùng Biển Đông. Do đó 4 con tầu cùng tìm cứu người tỵ nạn Việt Nam trong cùng một lúc: 3 tầu Hải Quân Pháp mang tên Balny, La Moque và La Glorieuse (19).

Thế giới đã tốn kém rất nhiều về thảm nạn thuyền nhân. Từ Hoa Kỳ, Canada đến Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nhật Bản và các quốc gia Tây Âu, thuyền nhân đã trở thành vấn đề lương tâm nhân loại. Các Giáo Hội, từ Công Giáo La Mã đến Lutheran, Methodists, Adventists, và hàng chục Giáo Phái Tin Lành khác đã mở rộng vòng tay đón nhận thuyền nhân Việt Nam. Đây là một ân nghĩa sâu dầy không thể nào quên. Nam Dương là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà người Việt thụ ơn. Không có hải tặc ở vùng biển Nam Dương. Không có hải tặc người Nam Dương. Từ năm 1978 đến cao điểm vào năm 1979 và các năm kế tiếp hàng trăm ngàn thuyền nhân đã đến bờ biển Nam Dương. Vào năm 1986-87, các quốc gia Đông Nam Á chủ trương chính sách sua đuổi thuyền nhân bất chấp vấn đề nhân đạo và can thiệp của Thế Giới, Nam Dương chỉ hưởng ứng chiếu lệ để làm vừa lòng Thái Lan. Tuy nhiên năm 1986 là năm dân số thuyền nhân ở Nam Dương xuống thấp nhất. Theo một nhóm chuyên viên về tỵ nạn:

“Nhìn chung, 1141 người tỵ nạn đến Galang ngày 1-1-1987 hay là 57% dân số của trại. Các phái đoàn bây giờ vào trại phỏng vấn định cư không thường xuyên như trước nữa, cứ 4 hoặc 5 tháng họ mới vào trại một lần.

Việc xua đuổi người tỵ nạn dường như không xẩy ra tại Indonesia. Khoảng giữa năm 87 có một vài vụ cảnh sát kéo tầu ra trở lại biển khi tầu vượt biển đã đến thẳng Galang, nhưng sau đó nhờ sự can thiệp của Cao Ủy Tỵ Nạn những người nầy đã được lên bờ hưởng quy chế tỵ nạn. Trong năm 88, nhiều quốc gia Đông Nam Á như Hong Kong, Thái Lan, Mã Lai đã có những biện pháp cứng rắn đối với người tỵ nạn nhưng Indonesia không tỏ ra ồn ào về những vấn đề này” (2).

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại từ những ngày đầu năm 1977 đã không bao giờ quên đồng bào của mình. Hàng ngàn người ở Hoa Thịnh Đốn đã liên tiếp biểu tình trước Quốc Hội Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ cứu giúp thuyền nhân. Và ở khắp nơi trên thế giới cũng đều như vậy.

CÁC TỔ CHỨC CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN VÀ ÂN NHÂN CỦA THUYỀN NHÂN

Về thuyền nhân ta có thể chia thành 3 thành phần: thuyền nhân đi "chui" nghĩa là tự mình tổ chức trong bí mật, số lượng vàng chỉ phải trả cho chủ tầu và người trung gian; thuyền nhân ra đi phải "mua bãi" của Công An hay do Công An tổ chức bán chính thức; ra đi theo diện người Hoa vào năm 1978-79, do Công An chính thức tổ chức theo Nghị Quyết của Bộ Chính Trị Cộng Đảng từ cuối năm 1978.

Đầu năm 1988, Médecins du Monte hợp tác với UB Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển lại gửi con tầu Mary Kingstowm ra khơi đi về Biển Đông, tầu cỡ nhỏ, dài 50 thước, chính phủ Pháp cho chiến hạm Jeanne d'Arc hộ tống và cùng hợp tác tìm thuyền nhân.

ngày 28-3 tầu đến vùng tìm cứu, cho đến 12 giờ trưa ngày 4/4 mới phát hiện được một chiếc thuyền:

40 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam này đã chen chúc trên một chiếc thuyền nhỏ bé, dài không đến 10 mét, 10 ngày lênh đênh trên biển cả, lương thực cạn và không còn nước uống, đến nổi họ phải uống cả nước biển và nước tiểu của các em bé từ 4 ngày qua. Trước đó, thuyền này đã đến được bờ biển Mã Lai, nhưng lại bị chính quyền tại đó kéo đuổi ra khỏi hải phận và sau đó chiến hạm Pháp cứu vớt khi đang trôi nổi lênh đênh trên mặt biển vì máy hỏng. Tổng cộng gồm có 19 đàn ông, 11 đàn bà và 10 trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó có một em bé bị sốt lên đến 39,5 độ C và một bà có thai 8 tháng. Một buổi lễ mừng Phục Sinh và Tạ Ơn đã được tổ chức ngay trên chiến hạm Pháp cho những người may mắn này, trước khi họ được chuyển qua tầu "Mary Kingstown".

Ngày 9-4-1988, 13 thuyền nhân đầu tiên đã đặt chân tại Paris qua một hãng hàng không quốc tế và ngày 10-4-1988, 12 người khác. Tổng cộng 25 thuyền nhân trong chiếc ghe tỵ nạn may mắn trên đã đến đất Pháp và hiện đang trong trại tỵ nạn gần Paris.

Trong khi đó vào ngày 10-4-1988, con tầu nhân đạo "Mary Kingstown", sau khi sửa chữa hệ thống truyền tin, lại quay đầu ra khơi, trực chỉ Biển Đông để thực hiện chuyến thứ hai trong công tác nhân đạo của Hội Y Sĩ Thế Giới năm 1988 này với hy vọng khả quan hơn (21).

Các con tầu cứu người vượt biển như Cap Anamur, Ile de Lumière hay Mary Kingstown trở thành mục tiêu số 1 của Công An Cộng Sản. Bộ Chính Trị và Bộ Nội Vụ tiến hành kế hoạch đưa người CS ra nước ngoài qua các con tầu cứu người vượt biển, và cho đến năm 1989, công tác bí mật này vẫn tiếp tục trong khi người Việt khắp nơi tích cực yểm trợ công cuộc cứu người vượt biển. Ở Hoa Kỳ, một Ủy Ban ra đời mệnh danh "Coalition for Protection of VN Boat People". Đặc biệt là giới sinh viên Việt Nam rất tích cực như sinh viên ĐH Cali tháng 1-1985 yểm trợ 4000 Mỹ Kim. Thứ Trưởng Pháp Laurent Fabius tiếp kiến BS Bernard Kouchner, Chủ Tịch Hội Médecins du Monde cho biết Pháp sẵn sàng cấp cho Hội 300 chiếu khán giành cho thuyền nhân. Phong trào Hưng Ca gồm các ca sĩ gạo cội như Nguyệt Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Việt Dzũng, Hà Thúc Sinh, Phan Ni Tấn liên tiếp tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ để yểm trợ công cuộc vớt người trên biển. Liên tục từ năm 1978 đến năm 1989, người Việt trên khắp thế giới hết chiến dịch này qua chiến dịch khác đã hướng về Biển Đông và các trại tỵ nạn Đông Nam Á, với số tiền yểm trợ rất lớn lao. Người Việt đã trực tiếp tham gia vào các Tổ Chức Quốc Tế cứu vớt thuyền nhân như Médecins du Monte với các bác sĩ như BS Philippe Bease, Bernard Kouchner, A Deloche và Tiến Sĩ Reupert Neudeck, Chủ Tịch Ủy Ban Cap Anamur... Chiến dịch Mary là tiêu biểu sự hợp tác giữa người Việt hải ngoại và Tổ Chức Quốc Tế.

(Trích Cơn Hồng Thủy Biển Đông của Cao Thế Dung)

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...