Một công dân bị Viện trưởng VKSND huyện bóp cổ
Một phụ nữ "tố" rằng khi chị đi kêu oan cho chồng đã bị ông Du Quốc Hùng (Viện trưởng VKSND huyện Hoài Đức) bóp cổ. Sự việc có sự chứng kiến của Phó viện trưởng VKSND...
Từ một vụ án giao thông có dấu hiệu oan sai…
Theo bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức, tối 12/8/2005, anh Đặng Đạt Tiến (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Tây (cũ) điều khiển xe mô tô BKS 29 L6- 4312 đi trên đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Khi đến địa phận xã Song Phương (huyện Hoài Đức), anh Tiến cho xe rẽ trái để vào đường nhánh.
Khi bánh trước của xe vừa đến vạch sơn kẻ liền (đường phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ) phía bên kia đường thì bị xe mô tô BKS 99F4- 5054 trên xe có anh Nguyễn Văn Tường và Trần Khánh Toàn đi từ phía ngược chiều đâm thẳng, gây tai nạn. Anh Tường đã chết tại chỗ, anh Toàn tổn hại 40% sức khỏe, anh Tiến tổn hại 28,7% sức khỏe. Tòa đã tuyên phạt Đặng Đạt Tiến 30 tháng tù (nhưng cho hưởng án treo) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Phiên phúc thẩm ngày 8/8/2007, TAND tỉnh Hà Tây(cũ) đã tuyên hủy bản án trên vì cho rằng có vi phạm thủ tục tố tụng và vụ án còn nhiều uẩn khúc. Cụ thể, ở giai đoạn điều tra, anh Toàn có yêu cầu được bồi thường nhưng Tòa cấp sơ thẩm không xem xét. Mặt khác, anh Toàn (bị hại); vợ anh Toàn và chị gái của bị cáo Tiến (những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) lại bị tòa “bỏ quên”…
Đặc biệt, chưa làm rõ mâu thuẫn về dấu vết giữa biên bản khám nghiệm hiện trường lập ngay sau khi xảy ra tai nạn và biên bản dựng lại hiện trường (lập sau đó hơn 1 năm); CQĐT chưa xác định vị trí va chạm giữa hai xe trên đường, chưa trưng cầu giám định vận tốc của hai xe khi va chạm để xem có xe nào vượt quá giới hạn tốc độ hay không…
Ngày 7/1/2008, VKSND huyện Hoài Đức đã có Quyết định số 01/VKS-P1A đình chỉ vụ án. Theo đó, VKSND huyện nhận định: “Đặng Đạt Tiến đã thực hiện hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm. Nhưng xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể… Do vậy, đình chỉ vụ án nói trên”. Không đồng tình với lập luận này, anh Tiến khiếu nại và ngày 26/3/2008, VKSND tỉnh Hà Tây (cũ) đã hủy Quyết định đình chỉ vụ án trên và trả hồ sơ để VKSND huyện Hoài Đức điều tra bổ sung.
... Xảy chuyện một công dân “tố” Viện trưởng VKSND huyện
Theo đơn phản ánh của chị Vũ Thị Tình (vợ anh Tiến), trong quá trình giải quyết vụ án trên, vợ chồng anh Tiến đã nhiều lần đến VKSND huyện Hoài Đức gửi đơn khiếu nại. Ngày 22/8/2008, chị Tình lên gặp Viện trưởng VKSND huyện Hoài Đức thì bị ông Hùng bóp cổ đẩy xuống cầu thang. Việc này, ông Hào (Phó viện trưởng VKSND huyện Hoài Đức) chứng kiến. Chị Tình đã đi viện khám và theo chẩn đoán của các bác sĩ Bệnh viện huyện Hoài Đức, người phụ nữ này bị chấn thương vùng cổ trái.
Trao đổi với PV, ông Hào thừa nhận, việc chị Tình tố cáo là có cơ sở. Ông Phó viện trưởng cho biết, vụ án tai nạn giao thông trên, ông Hào tiếp nhận từ ngày 19/8/2008. Bởi vậy, khi chị Tình yêu cầu trả lời ngay, ông Hào từ chối. Vì thế, chị Tình đã đi lên phòng ông Hùng. Lo lắng chị Tình bức xúc, ông Hào đã đi theo và chứng kiến sự việc. Sau đó, ông Hào có vào góp ý thì ông Hùng nói là do không thể kiềm chế nên đã đẩy cổ chị Tình xuống cầu thang. Theo ông Hào, khi đó, chị Tình kêu khóc ầm ĩ và cổ bị mần đỏ.
Được biết, sau sự việc “hy hữu” này, ông Hùng đã xin nghỉ để chữa bệnh cao huyết áp. Hiện, ông Hùng vẫn trong thời gian nghỉ phép.
(Theo Pháp luật & xã hội)
chị Vũ Thị Tình (vợ anh Tiến) |
Từ một vụ án giao thông có dấu hiệu oan sai…
Theo bản án sơ thẩm của TAND huyện Hoài Đức, tối 12/8/2005, anh Đặng Đạt Tiến (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Tây (cũ) điều khiển xe mô tô BKS 29 L6- 4312 đi trên đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Khi đến địa phận xã Song Phương (huyện Hoài Đức), anh Tiến cho xe rẽ trái để vào đường nhánh.
Khi bánh trước của xe vừa đến vạch sơn kẻ liền (đường phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ) phía bên kia đường thì bị xe mô tô BKS 99F4- 5054 trên xe có anh Nguyễn Văn Tường và Trần Khánh Toàn đi từ phía ngược chiều đâm thẳng, gây tai nạn. Anh Tường đã chết tại chỗ, anh Toàn tổn hại 40% sức khỏe, anh Tiến tổn hại 28,7% sức khỏe. Tòa đã tuyên phạt Đặng Đạt Tiến 30 tháng tù (nhưng cho hưởng án treo) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Phiên phúc thẩm ngày 8/8/2007, TAND tỉnh Hà Tây(cũ) đã tuyên hủy bản án trên vì cho rằng có vi phạm thủ tục tố tụng và vụ án còn nhiều uẩn khúc. Cụ thể, ở giai đoạn điều tra, anh Toàn có yêu cầu được bồi thường nhưng Tòa cấp sơ thẩm không xem xét. Mặt khác, anh Toàn (bị hại); vợ anh Toàn và chị gái của bị cáo Tiến (những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) lại bị tòa “bỏ quên”…
Đặc biệt, chưa làm rõ mâu thuẫn về dấu vết giữa biên bản khám nghiệm hiện trường lập ngay sau khi xảy ra tai nạn và biên bản dựng lại hiện trường (lập sau đó hơn 1 năm); CQĐT chưa xác định vị trí va chạm giữa hai xe trên đường, chưa trưng cầu giám định vận tốc của hai xe khi va chạm để xem có xe nào vượt quá giới hạn tốc độ hay không…
Ngày 7/1/2008, VKSND huyện Hoài Đức đã có Quyết định số 01/VKS-P1A đình chỉ vụ án. Theo đó, VKSND huyện nhận định: “Đặng Đạt Tiến đã thực hiện hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm. Nhưng xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể… Do vậy, đình chỉ vụ án nói trên”. Không đồng tình với lập luận này, anh Tiến khiếu nại và ngày 26/3/2008, VKSND tỉnh Hà Tây (cũ) đã hủy Quyết định đình chỉ vụ án trên và trả hồ sơ để VKSND huyện Hoài Đức điều tra bổ sung.
... Xảy chuyện một công dân “tố” Viện trưởng VKSND huyện
Theo đơn phản ánh của chị Vũ Thị Tình (vợ anh Tiến), trong quá trình giải quyết vụ án trên, vợ chồng anh Tiến đã nhiều lần đến VKSND huyện Hoài Đức gửi đơn khiếu nại. Ngày 22/8/2008, chị Tình lên gặp Viện trưởng VKSND huyện Hoài Đức thì bị ông Hùng bóp cổ đẩy xuống cầu thang. Việc này, ông Hào (Phó viện trưởng VKSND huyện Hoài Đức) chứng kiến. Chị Tình đã đi viện khám và theo chẩn đoán của các bác sĩ Bệnh viện huyện Hoài Đức, người phụ nữ này bị chấn thương vùng cổ trái.
Trao đổi với PV, ông Hào thừa nhận, việc chị Tình tố cáo là có cơ sở. Ông Phó viện trưởng cho biết, vụ án tai nạn giao thông trên, ông Hào tiếp nhận từ ngày 19/8/2008. Bởi vậy, khi chị Tình yêu cầu trả lời ngay, ông Hào từ chối. Vì thế, chị Tình đã đi lên phòng ông Hùng. Lo lắng chị Tình bức xúc, ông Hào đã đi theo và chứng kiến sự việc. Sau đó, ông Hào có vào góp ý thì ông Hùng nói là do không thể kiềm chế nên đã đẩy cổ chị Tình xuống cầu thang. Theo ông Hào, khi đó, chị Tình kêu khóc ầm ĩ và cổ bị mần đỏ.
Được biết, sau sự việc “hy hữu” này, ông Hùng đã xin nghỉ để chữa bệnh cao huyết áp. Hiện, ông Hùng vẫn trong thời gian nghỉ phép.
(Theo Pháp luật & xã hội)
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...