. .

Friday, October 27, 2023

Nhận định vắn tắt bản dịch "Tuốt Kiếm..." by Phan Lê Dũng (PLD)

by Le Tung Chau (LTC), Oct. 27, 2023

Nguyên tác:
Drawn Swords in a Distant Land - South Vietnam’s Shattered Dreams
by George J. Veith
Encounter Books 2021

$pageIn
Post này gồm các phần (#):
#1 Trưng dẫn vài đoạn ngắn đối chiếu giữa PLD, LTC với J. Veith
#2 LTC nhận định vắn tắt tổng quát bản dịch "Tuốt Kiếm...by PLD"
#3 Vì sao tác giả J. Veith đặt tựa sách là Drawn Swords in a Distant Land?
#4 Vài dòng về mối tương giao giữa anh PLD với tôi (LTC)
#5 Nhận xét lời anh PLD góp ý tôi hãy:
a/ tránh dùng chữ Hán Việt;
b/ bỏ hết danh từ ông, cụ ... đứng trước tên riêng của bất cứ người Việt nào trong Sử sách... (chi tiết lời góp ý đó ở #4)
#6 "So sánh & Đối chiếu giữa 2 bản dịch PLD với LTC", bài do bạn đọc Tony SVS gởi đến LTC Library đóng góp Oct. 27, 2023
#7 "Một Vài Suy Nghĩ ... " do bạn đọc Ms. TSM gởi đến LTC Library Mar. 27, 2024




bìa sách bản dịch của Phan Lê Dũng (PLD).
nguồn ảnh do trang báo Web này đăng ngày Oct. 18, 2023



#1
Phần I

Trưng dẫn

Trong Phần I này, LTC trưng dẫn vài đoạn tạm làm căn cứ nhận xét, mời quý huynh đệ coi qua, LTC lấy ngẫu nhiên, thấy đâu lấy đó không cố ý gì cả ... đưa vào đây (theo thứ tự của anh PLD trước, tới LTC rồi tới George J. Veith).

Phần của anh PLD, tôi copy & paste nguyên xi (từ his PDF format book, đôi khi có dính cả số trang) mọi thứ kể cả dấu phẩy, dấu chấm câu và xuống hàng.

__________

Chương 7

PLD: 07– “CHÚNG TÔI QUÁ CHÁN ĐẢO CHÁNH RỒI.”
● Trở Lại với Sự Cai Trị Dân Sự

Các cuộc biểu tình chống đối hòa hợp với các cuộc đấu đá nội bộ giới quân sự như một bài toán truyền đời không đáp án buộc Khánh phải phục hồi chính sách cai trị dân sự ở Miền Nam Việt Nam. Tám tháng sau đó, giới chính trị dân sự thượng tầng cai trị quốc gia. Nhưng theo bản năng và kinh nghiệm, tướng lãnh vẫn nghi ngờ giới chính khách thường xuyên cãi vã này. Sự nghi ngờ của họ đúng. Một chuỗi chính phủ dân sự đã cho thấy khó thể cai trị hữu hiệu vì không dễ đoàn kết một quốc gia có nhiều khối đối kháng to tiếng, không thỏa hiệp. Cuối cùng, chính phủ dân sự lại bị buộc phải nhường quyền cho quân đội.
Sự gần gũi với giới lãnh đạo đã cho phép Thiệu chứng kiến trực tiếp các cuộc đấu đá chính trị loạn xạ xảy ra. Tuy cương quyết không để có một nhân vật độc tài như Ngô Đình Diệm, thời gian khó khăn này đã khiến Thiệu khẳng định sự khinh miệt sâu xa đối với giới chính khách dân sự Việt Nam. Đây không phải suy nghĩ của riêng Thiệu. Đa số tư lệnh quân đội đều khẳng định với tư cách người đang chiến đấu trong cuộc chiến, họ phải có quyền can thiệp. Họ cho sự can thiệp của họ đặc biệt cần thiết nếu chính phủ thất bại, hoặc áp dụng chính sách đi ngược với lợi ích quốc gia, nhất là đưa quốc gia vào con đường trung lập hoặc chính phủ liên hiệp. Cương quyết không để quốc gia rơi vào hiểm họa Cộng Sản, lúc đầu Thiệu ủng hộ việc quân đội cai trị để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy vậy, sau khi chứng kiến nỗ lực của Minh rồi tai họa của Khánh, Thiệu bắt đầu bổ túc ý kiến.
Sự bổ túc đó là một thay đổi sâu xa dần dần đưa Việt
GEORGE J. VEITH * 206
Nam vào con đường chính phủ hiến pháp.




LTC: “CHÚNG TÔI ĐÃ CHÁN MỨA ĐẢO CHÍNH”
Chuyển Về Chính Quyền Dân Sự

Hết người biểu tình đến giới quân nhân chỉ chực lật nhau như câu điệp khúc cứ lặp đi lặp lại đến phát nhàm buộc tướng Khánh phải hoàn nguyên về chính quyền dân sự. Trong 8 tháng tiếp theo, những thân hào nhân sĩ thuộc giới dân sự của Sài Gòn đứng ra lo việc nước. Tuy nhiên, bằng vào bẩm chất và kinh nghiệm từng trải, các tướng lãnh vẫn thấp thỏm nghi nan những chính khách háo lý sự này. Các tướng đã nhận định đúng. Các chính phủ dân sự tiếp nối nhau đã chứng tỏ họ không thể điều hành đất nước cho hiệu quả được do tình trạng xứ sở bất lực đến thảm thương không sao thu về một mối đủ thứ khuynh hướng, hội đoàn ồn ào náo nhiệt, và thế là các nhân sĩ buộc phải trao quyền lại cho giới quân nhân.
Nhờ gần cận các Tư lệnh cao cấp, Nguyễn Văn Thiệu có cơ hội mục kích rõ cảnh nội bộ đấu nhau bừa bãi. Tuy quyết ngăn chặn một phó bản độc tài Ngô Đình Diệm, nhưng quãng thời gian đầy khổ tâm day dứt này khiến ông không còn coi trọng chút nào giới chính khách dân sự. Chẳng phải mỗi mình ông xác quyết như thế; hầu hết các cấp Tư lệnh quân đội khẳng định rằng, trong cương vị người đương đầu với chiến cuộc, họ có quyền can thiệp nếu chính phủ không đủ hiệu năng hoặc đang thực thi các kế sách mà họ coi là phương hại đến tiền đồ quốc gia, nhất là chuyện trung lập hoặc liên hiệp. Lòng tràn đầy quyết tâm cứu nước thoát họa Cộng sản, ban đầu ông Thiệu đã ủng hộ lập trường cai trị bằng một chính quyền quân nhân để vừa phòng ngự vừa kiến thiết quốc gia. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến công cuộc của tướng Minh và tiếp đó là thảm họa của tướng Khánh, ông Thiệu bắt đầu điều chỉnh lại quan điểm, một sửa đổi sâu xa mà nhiên hậu sẽ đưa Nam Việt Nam vào lộ trình hình thành một chính phủ hợp hiến.

George J. Veith:
“WE ARE FED UP WITH COUPS”
The Return to Civilian Rule

Ahoary combination of protestors and military in-fighting forced Khanh to restore civilian rule to South Vietnam. For the next eight months, Saigon’s civilian political elite governed the country. Yet by instinct and experience, the generals remained deeply suspicious of these bickering politicians. They were right. A succession of civilian governments would prove unable to govern the country effectively due to the country’s catastrophic inability to unite its many clamorous blocs, and they were forced to return power to the military.
Nguyen Van Thieu’s proximity to the leadership allowed him to witness firsthand the tumultuous political infighting that occurred. While determined to prevent another dictatorial ruler like Ngo Dinh Diem, this tormented time confirmed his deep disdain for Vietnamese civilian politicians. He was not alone in this belief; most military commanders insisted that, as the men fighting the war, they had the right to intercede if the government was failing or was implementing policies they viewed as inimical to the national interest, particularly neutralism or a coalition. Intensely determined to save his country from the Communist peril, he had initially supported military rule to protect and build the country. However, after witnessing Minh’s efforts and then the Khanh disaster, Thieu was beginning to modify his opinion, a profound change that would eventually set South Vietnam on the path to a constitutional government.




PLD: 1964 là năm nhiều biến động nhất trong lịch sử Miền Nam Việt Nam suốt 10 năm từ đó về trước, khi Diệm mới bắt đầu nắm quyền. Bị xâu xé vì tôn giáo, đối kháng giữa các miền, các tư tưởng xã hội đối lập, khung cảnh chính trị biến đổi liên tục của MNVN đã cản trở mọi nỗ lực tạo dựng một chính phủ ổn định. Khung cảnh Miền Nam lúc này được Taylor tóm tắt thật hoàn hảo:

“Nếu Diệm không bị lật đổ, và không có kinh nghiệm của những tháng sau đảo chánh, tôi nghĩ chẳng ai có thể hình dung nổi các tác lực chia rẽ chính trị đã bị sự cai trị sắt thép của ông kềm hãm… Ít nhất, lúc này chúng ta đã hiểu được nguyên nhân chính góp phần tạo ra sự biến động khiến xã hội Việt Nam chao đảo như vấn đề bè đảng kinh niên, vấn đề nghi ngờ và mất tin tưởng giữa hai giới quân sự – dân sự, thiếu động lực và tinh thần quốc gia, thiếu liên kết trong cấu trúc xã hội, thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ. Đây là các yếu tố lịch sử xuất phát từ đặc tính và truyền thống quốc gia. Các yếu tố này chỉ có thể thay đổi trong một thời gian dài. Một số người Mỹ có thể có vài ảnh hưởng hữu hiệu nhỏ nhoi nào đó. Nhưng nói chung, người Mỹ chẳng thể tạo ra các thay đổi căn cốt trong một thời gian nhất định.” (285)

Bất kể các biến động này, cơn địa chấn chính trị của Miền Nam Việt Nam vẫn còn lâu mới kết thúc. (trang 215 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Trang sử Nam Việt Nam tính từ khi ông Diệm lên nắm quyền 10 năm trước, năm 1964 là năm tán loạn nhất. Bị biết bao luồng xung đột tôn giáo, óc bảo thủ địa phương và đoàn hội đảng phái hết lớp này đến lớp khác phá bĩnh, hiện trạng chính trị cứ xáo động không yên của Nam Việt Nam như thế đã ngăn trở mọi thiện chí định hình một chính phủ ổn định. Đại sứ Taylor đã tóm gọn trọn vẹn tình cảnh ấy như sau:

Đợi khi ông Diệm bị hạ bệ xong và những ứng nghiệm thực chứng rút ra được qua các diễn biến của nhiều tháng tiếp theo, tôi tự hỏi liệu có còn ai thấy cái gọi là quy mô bề thế của các lực lượng chính trị ly tán vốn bị bàn tay sắt của ông Diệm bóp chặt…là đáng tán dương nữa hay không. Ít nhất, giờ đây ta đã biết được đâu là nhân tố căn cơ phải chịu tội trước cảnh hỗn loạn này — nào là óc bè phái thâm căn cố đế, hai giới dân sự-quân nhân luôn ngờ vực nhau chẳng chịu tin nhau, thiếu động lực và tinh thần quốc gia, cấu trúc xã hội thiếu gắn bó, chính phủ thiếu kinh nghiệm điều hành. Đây là những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử nay mọc ra đi chệch khỏi phẩm tính và truyền thống dân tộc, để thay đổi được điều đó thì cần phải trải một quá trình về lâu về dài. Lẽ nào có một giống người Mỹ nào khác ở ngoài mà lay động được người trong cuộc cho hữu hiệu hơn chăng mà cứ nói chung chung rằng sao người Mỹ chúng tôi không chịu thay đổi họ bằng mọi biện pháp căn cơ nào qua mọi lúc mọi thời khả dĩ nào được chứ!.


Tình hình xáo trộn rối ren đến thế rồi mà những cơn rung chấn chính trị của Nam Việt Nam chưa phải đã hết.

George J. Veith: 1964 had been the most tumultuous year in South Vietnam’s history since the ascent of Diem ten years earlier. Marred by religious, regional, and social crosscurrents, South Vietnam’s fluid political scene impeded efforts to form a stable government. Taylor summed it up perfectly:

Until the fall of Diem and the experience gained from the events of the following months, I doubt that anyone appreciated the magnitude of the centrifugal political forces which had been kept under control by his iron rule … At least we know now what are the basic factors responsible for this turmoil—chronic factionalism, civilian-military suspicion and distrust, absence of national spirit and motivation, lack of cohesion in the social structure, lack of experience in the conduct of government. These are historical factors growing out of national characteristics and traditions, susceptible to change only over the long run. Perhaps other Americans might marginally influence them more effectively but generally speaking we Americans are not going to change them in any fundamental way in any measurable time.11

Despite this turmoil, South Vietnam’s political tremors were far from over.



PLD: Thủ tướng Bắc Việt phản ứng bằng cách đề nghị Mỹ rút
232 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA
khỏi Việt Nam, đề nghị hai phe không tham gia mọi quan hệ quân sự đồng minh hoặc cho phép lập các căn cứ quân sự ngoại quốc trong lãnh thổ của họ. Vấn đề Việt Nam sẽ được chính phủ Việt Nam và MTGP giải quyết không có sự can thiệp của bên ngoài. Căn bản là Hà Nội muốn người Mỹ rút lui trước khi đàm phán có thể khởi đầu, trong khi Sài Gòn muốn Cộng Sản phải rút khỏi Miền Nam Việt Nam trước.
Đây là một thế bí hoàn hảo. (trang 232 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đáp lại bằng đề nghị Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, rằng hai miền Nam Bắc phải tự chế gia nhập các liên minh quân sự hoặc cho phép đặt căn cứ quân sự của ngoại quốc trên đất mình, và rằng tình hình Nam Việt Nam là do NLF và Chính phủ Nam Việt Nam giải quyết với nhau mà không có can thiệp từ bên ngoài. Thực chất thì Hà Nội muốn người Mỹ rút ra trước khi các cuộc thương thuyết có thể bắt đầu, còn Sài Gòn đòi Cộng sản phải triệt thoái hết quân khỏi VNCH trước khi tiến trình điều đình có thể khởi sự. Thiết tưởng không còn gì bế tắc hơn.

George J. Veith: DRV Prime Minister Pham Van Dong responded by proposing that the U.S. withdraw from Vietnam, that both sides refrain from joining military alliances or allowing foreign military bases on their soil, and that the situation in South Vietnam be resolved between the NLF and the GVN without outside interference. Basically, Hanoi wanted the Americans out before negotiations could begin, while Saigon wanted the Communists removed from South Vietnam before talks could commence. It was a perfect stalemate.



Chương 8

PLD: Đại sứ Maxwell Taylor tổng kết những khó khăn nội bộ khổng lồ của Kỳ:

“Các hiềm khích chia rẽ tôn giáo và các miền không hề thay đổi. Sự kiện này vẫn là một phần đời sống đối với chính phủ Miền Nam Việt Nam lúc này như từng là một phần đời sống của tất cả các chính phủ trước. Giờ đây… chính phủ này bắt đầu với người Công Giáo có khuynh hướng chống Phật Giáo, có khuynh hướng tuy chống Thiệu nhưng ủng hộ người Nam và có thể chống bất cứ thứ gì ngoại trừ một chính phủ người Nam thuần túy. Những người ôn hòa theo Trí Quang ủng hộ chính phủ; các chính khách Sài Gòn chống lại như chống lại bất kỳ chính phủ nào loại bỏ không cho họ tham gia chính quyền.”
(trang 245 sách Tuốt Kiếm ...)


LTC: Đại sứ Maxwell Taylor tóm lược những gay cấn nội tại thật là dễ sợ của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ:

Căn bản thì những đối kháng và chia rẽ về tôn giáo và địa phương vẫn chẳng thay đổi gì và làm thành một thứ nợ đời cho Chính phủ hiện giờ cũng như mọi Chính phủ nào khác. Hiện tại… Chính phủ này nhập cuộc với hành trang trên vai gồm: người Công giáo thì thiên về chống, [Phật giáo] thì theo (mặc dù chống Thiệu); [người Nam] thì đã hẳn cái gì họ cũng chống trừ chuyện phải là thành phần chính phủ [Nam] rặt, số đứng ở cửa giữa (theo Trí Quang) thì theo; Giới chính khách Sài Gòn thì chống (vì họ chống bất kỳ chính phủ nào đẩy họ ra khỏi quyền lực).


George J. Veith: Ambassador Maxwell Taylor summed up Ky’s formidable internal challenges: basic religious and regional antagonisms and divisions remain unchanged and constitute facts of life for this GVN as for any other. At present … this government starts with Catholics predisposed against, [Buddhists] in favor (though opposed to Thieu); [Southerners] probably against anything but pure [southern] government, Centrists (following Tri Quang) in favor; Saigon politicians against (as they are against any government that excludes them from power)




Chương 12

PLD: 12 – “TỪ GIỜ PHÚT NHẬM CHỨC,
TÔI LÀ NGƯỜI CỦA ĐỒNG BÀO.”

● Sự Ra Đời của Nền Đệ Nhị Cộng Hòa

Cuộc bầu cử tháng 9-1967 đánh dấu bước ngoặt của MNVN vì đây chính là cuộc bầu cử hoàn thành quá trình chuyển đổi MNVN từ một chính thể quân chủ sang chính thể dân chủ. Như các quá trình tương tự, quá trình chuyển đổi ở MNVN phải đương đầu với thách thức từ nhiều nhóm quyền lực. Những thách thức này xém phá hỏng toàn thể quá trình chuyển đổi ở MNVN. Dù đối kháng cá nhân ngày càng tăng, Thiệu và Kỳ một lần nữa lèo lái quốc gia qua nhiều khó khăn trong giai đoạn khai sinh nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Những giây phút đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hòa không hề cho họ có giây phút nghỉ ngơi. Cá tính cẩn thận, cân nhắc, thiếu bạo dạn của Thiệu khiến cả Mỹ lẫn giới quân sự Việt Nam đều không hài lòng. Thiệu muốn thong thả chuẩn bị, nhưng người Mỹ thúc bách ông phải hành động nhanh. Nhiều người muốn ông biểu hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ, Hội Đồng Quân Sự theo dõi mọi hành động của ông. Chẳng phe nào hoàn toàn thỏa mãn. (trang 361 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: “KỂ TỪ GIÂY PHÚT NHẬM CHỨC NÀY, TÔI THUỘC VỀ QUỐC DÂN”
Buổi Chào Đời Nền Đệ Nhị Cộng Hoà

Cuộc bầu cử tháng 9-1967 là một bước ngoặt trọng đại đánh dấu Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất cuộc chuyển mình từ chế độ quân nhân sang chế độ dân chủ. Bao giờ cũng vậy, một bước chuyển đổi đột ngột thì thường dễ bị đủ thứ thế lực khác chi phối đến độ gần như muốn xô lệch đi cả một tiến trình. Ấy vậy nhưng bất kể gặp không ít phần tử đối lập, một lần nữa nhị vị Thiệu - Kỳ lại dìu đất nước vượt cạn cho nền Đệ nhị Cộng Hoà chào đời. Tuy vậy, nhị vị cũng không được chút nào trì hoãn đại lễ nhậm chức Tổng Thống Đệ nhị Cộng Hoà. Tính cách của tướng Thiệu là thận trọng và bàn bạc kỹ lưỡng hơn là đánh bạo làm càn, đã khiến cả Hoa Kỳ lẫn giới quân nhân của ông không ít bực mình. Ông Thiệu thì muốn được rộng giờ để chuẩn bị cho chu đáo, còn người Mỹ thì hối ông phải làm liền. Tuy ai cũng muốn ông phải dốc toàn tâm toàn ý vào cương vị lãnh đạo mới, nhưng Hội đồng Quân Lực vẫn ngóng theo mọi hành động của ông. Chẳng có ai vui sướng gì.

George J. Veith: “FROM THE MOMENT I TAKE OFFICE, I BELONG TO YOU”
Birth of the Second Republic

The election of September 1967 marked a watershed moment for South Vietnam as it completed the transition from a military regime to a democracy. As is often the case, the switch was met with challenges from various power groups that came close to derailing the entire process. Yet despite their growing personal antagonism, Thieu and Ky once again shepherded their country through its birthing pains. The inauguration of the Second Republic, however, brought them no respite. Thieu’s personality, cautious and deliberative rather than bold, led to disgruntlement from both the U.S. and his own military. Thieu wanted to take his time and prepare, while the Americans pressed him hard to speed up the pace. Although many wanted him to exert strong leadership, the Military Council was watching his every move. No one would be happy.



PLD: Thiệu khôn ngoan nói với giới truyền thông đây là vấn đề tôn giáo, không phải chính trị, nhưng ông vui lòng bàn
376 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA
luận với họ. Ông cũng khéo léo vận động sau hậu trường, phần lớn là áp lực quốc hội chấp thuận các ứng cử viên Ấn Quang trước đây không được vào Thượng Viện, được gia nhập Hạ Viện. Không gây được chú ý từ dân chúng, sau hai tuần, số người chống đối chỉ còn dưới 100. Sự tự kềm chế của Thiệu đã phá vỡ nỗ lực biến cuộc biểu tình nhỏ thành cuộc hô hào chống chính phủ lớn của Trí Quang.
Thay vì đàn áp, Thiệu hứa sẽ xét lại hiến chương, nếu Trí Quang chấm dứt biểu tình. Ngày 10-10, vị sư khích động chấm dứt biểu tình đơn lẻ và trở về chùa Ấn Quang. Thời gian ngắn sau đó, Tâm Châu tuyên bố đình chỉ hiến chương cho đến khi có hiến chương mới. Thiệu đã khéo léo không để một tình hình tế nhị biến thành tệ hại hơn. Ông cũng khôn khéo cho thấy vị sư khích động một thời uy quyền tột đỉnh đã hết thời. Trí Quang sẽ không bao giờ xuất hiện trong các cuộc xuống đường nữa (trang 376 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Ông Thiệu rất khéo nói với báo chí rằng đây là một sự vụ thuần tôn giáo chứ chẳng phải chính trị, tuy vậy ông sẵn sàng bàn thảo với cả hai phe Phật giáo. Ông cũng khéo điều động đằng sau hậu trường, đánh trúng tim đen của phe Ấn Quang bằng cách gây áp lực với Quốc Hội phải chấp đơn ứng cử vào Hạ Nghị Viện của các ứng cử viên phe Ấn Quang mà trong kỳ bầu cử Thượng Viện đã bị bác. Đoàn biểu tình ngồi chẳng được công chúng hưởng ứng hay ngó ngàng gì tới, thế là trong vòng 2 tuần, đoàn teo dần chỉ còn chưa đầy 100 người. Nhờ tướng Thiệu biết kềm chế cho nên đã dập tắt ý định của Trí Quang biến cuộc biểu tình nhỏ thành cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ. Đã vậy, ông còn hứa rằng nếu Trí Quang từ bỏ chuyện biểu tình đi, thì ông sẽ tái cứu xét vụ Hiến Chương. Đến ngày 10 tháng 10, ông sân tăng này đành rút bỏ phiên tranh đấu cô độc và quay về chùa Ấn Quang. Ngay tiếp đó, Tâm Châu [ trong nguyên bản Anh văn ghi nhầm là Tri Châu ] ra thông cáo tạm ngưng áp dụng Hiến Chương tu chính trong khi chờ có một bản Hiến Chương mới khác. Tướng Thiệu đã rất khéo giữ cho tình hình bất ổn không leo thang và qua đó đã chứng tỏ rằng một Trí Quang hùng hổ ngày nào nay chỉ còn là một tay kiếm khách bị phế bỏ võ công. Ông ta sẽ chẳng bao giờ còn vác mặt xuống đường được nữa.

George J. Veith: Thieu smartly told the press that this was a religious question, not a political one, but he was willing to discuss it with them. He was also adroitly maneuvering behind the scenes, mainly by pressuring the assembly to approve the same An Quang candidates for the Lower House that it had earlier disapproved for the Senate race. Ignored by the public, within two weeks, the number of protestors had dwindled to less than a hundred. Thieu’s restraint had squelched Tri Quang’s effort to turn a small demonstration into a large, anti-government rally. Instead, he promised that if Tri Quang abandoned the protest, Thieu would reconsider the charter. On October 10, the fiery monk vacated his lonely watch and went back to the An Quang Pagoda. Shortly thereafter, Tri Chau issued a statement declaring the charter suspended until a new one could be created. Thieu had skillfully kept a volatile situation from escalating and had demonstrated that the once-mighty Thich Tri Quang was a spent force. He would never again appear on the streets.



PLD: Gần đến ngày bầu cử, nhiều quan sát viên kết luận Thiệu-Kỳ sẽ thắng, nhưng với 10 đối thủ dân sự, đa số tin lá phiếu quân đội sẽ thắng với ít hơn 40% tổng số phiếu. Cuối tháng 8, số phiếu của Phan Khắc Sửu lên hạng nhì. Ông được người hiếu chiến Phật Giáo ủng hộ ở miền Trung khi tuyên bố tướng lưu vong Nguyễn Chánh Thi ủng hộ ông. Trong khi đó, số phiếu của Hương tụt xuống hàng ba, tuy Dương Văn Minh và bà quả phụ Trần Văn Văn đều tuyên bố ủng hộ ông.

364 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA



LTC: Khi ngày bầu cử gần kề, giới quan sát đồng thanh cho rằng liên danh Thiệu - Kỳ sẽ thắng, nhưng trước cả chục liên danh dân sự đối thủ, phần lớn người ta tin rằng liên danh quân nhân này sẽ đắc cử với chưa đến 40% tổng số phiếu bầu. Đến cuối tháng 8, liên danh Phan Khắc Sửu leo lên hàng nhì. Ông Sửu đã thu hút được cử tri ở vùng địa đầu giới tuyến trong hàng ngũ Tranh đấu Phật giáo khi tuyên bố rằng Trung tướng lưu vong Nguyễn Chánh Thi đang hậu thuẫn ông. Cụ Hương thì tụt xuống hàng ba, mặc dù cụ được Tướng Dương Văn Minh và bà quả phụ Chủ tịch Văn phòng Thường Trực Quốc hội bị ám sát Trần Văn Văn đồng thanh ủng hộ.

George J. Veith:As election day neared, many observers concluded that Thieu-Ky would win, but with ten civilian opponents, most believed the military ticket would win with less than 40 percent of the total. By late August, Phan Khac Suu had pulled into second place. He had gained traction in northern South Vietnam among the militant Buddhists by claiming that exiled Lieutenant General Nguyen Chanh Thi was supporting him. Huong had slipped to third place, even though General Minh and the widow of assassinated Assembly leader Tran Van Van had both announced their support.



PLD: Thiệu và Kỳ được ủng hộ ở cao nguyên, một phần vùng đồng bằng Cửu Long và các tỉnh ven biển ở trung tâm MNVN. Một số người tố cáo các tướng đã dùng xe nhà binh chở dân Thượng đến nơi bỏ phiếu để buộc dân Thượng bầu cho họ. Nhưng đây là cách duy nhất để người Thượng có thể đến nơi bỏ phiếu. Hơn nữa, chính phủ không cần bắt dân Thượng bầu cho Thiệu và Kỳ. Nỗ lực của họ trong việc thông qua sắc luật Statut Particulier giúp người Thượng và diễn văn ký sắc luật đó của Thiệu trong cơn mưa bão ở Ban Mê Thuột ngày 29-8 trước hàng ngàn người Thượng đã khiến dân Thượng hoàn toàn hậu thuẫn họ.
368 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA



LTC: Hai ông Thiệu - Kỳ dẫn đầu ở Cao Nguyên Trung phần, các tỉnh duyên hải miền Trung và một phần của Miền Tây Nam Phần. Có người cáo buộc hai vị tướng đã ép người Thượng bỏ phiếu cho mình bằng cách dùng xe nhà binh chở họ đến các phòng đầu phiếu, nhưng với cử tri ở các buôn làng xa xôi hẻo lánh thì đó là phương tiện duy nhất để đến được các phòng phiếu chứ đâu còn cách nào khác. Hơn nữa, Chính phủ không việc gì phải bắt ép đồng bào miền sơn cước bỏ phiếu cho liên danh Thiệu - Kỳ. Chính thiện chí của nhị vị thông qua Sắc Luật Quy Chế Riêng ấn định quyền lợi đặc biệt dành cho đồng bào sắc tộc Thượng cùng với bài diễn văn cam kết của tướng Thiệu dưới trời mưa giá rét ở thành phố tỉnh lỵ Ban Mê Thuột trước hàng ngàn đồng bào Thượng hôm 29 tháng 8 đã thâu được sự ủng hộ của đồng bào.

George J. Veith: Thieu and Ky ran well in the Central Highlands, parts of the Delta, and the coastal provinces of central South Vietnam. Some accused the generals of having forced the Montagnards to vote for them by using army trucks to bus them to the polls, but that was the only means for the far-flung tribesmen to reach the voting booths. Plus, the government did not have to force the hill people to vote for Thieu and Ky. Their efforts in passing the Statut Particulier and Thieu’s signing speech in a driving rainstorm in the city of Ban Me Thuot on August 29 in front of several thousand Montagnards sealed their support.



PLD: Việc người dân Việt “đòi hỏi hòa bình” chỉ là ảo ảnh. Dân chúng dù hiển nhiên mệt mỏi vì chiến tranh, khi xem xét cuộc bầu cử 1967 học giả Allan Goodman kết luận “mức “đòi hỏi” đó chỉ giới hạn vì 82%…bỏ phiếu cho các ứng cử viên chỉ coi hòa bình như khẩu hiệu suông. Nỗi lo sâu xa của các ứng cử viên là đất nước sẽ vào tay Cộng Sản nếu đàm phán hòa bình vội vã, hoặc chỉ do áp lực Mỹ.” (trang 369 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Còn chuyện “Ý chí hòa bình” cũng là một thứ lý lẽ viễn vông. Đúng là toàn dân đã quá chán ngán vì chiến tranh, nhưng học giả Allan Goodman đã khảo sát kỹ cuộc tuyển cử năm 1967 và đi đến kết luận rằng “tính cách trọng yếu của một thứ 'Ý chí' như vậy chả đáng là bao khi có tới 82% cử tri đi bầu ... bỏ phiếu cho những ứng cử viên chỉ lấy chuyện hòa bình như một khẩu hiệu tranh cử cho có lệ và dồn phiếu cho những ai bày tỏ nỗi lo tâm phúc rằng một thứ hòa bình được rêu rao quá vội vã hoặc hòa bình mà do người Mỹ áp đặt lên Chính phủ rốt cuộc sẽ dẫn đến việc đem dâng đất nước cho Cộng sản.”

George J. Veith: The “mandate for peace” was also an illusion. While the population was certainly war-weary, scholar Allan Goodman examined the 1967 election and concluded that “the magnitude of such a ‘mandate’ was limited since eighty-two percent … cast ballots for candidates who did not make peace more than a perfunctory campaign slogan and who expressed serious concern that a peace too hastily declared or one into which the Americans pressured the government would result in the takeover of the country by the Communists.”



PLD: Huy nói Sửu và Hương “đã liên lạc với chúng tôi để xin ủng hộ… cả hai đều không bàn về chính sách, chương trình nếu họ đắc cử. Ứng cử viên duy nhất với một chương trình chuẩn xác chính phủ có thể áp dụng là Dzu.”(514) Đảng Tân Đại Việt muốn hậu thuẫn ứng cử viên dân sự người Nam. Cả Hương lẫn Sửu là người Nam lại đều là người thành thị trong giai cấp thượng tầng được Pháp huấn luyện. Đã từ lâu, cả hai đều xa rời giới công nhân, nông dân. Do đó, Tân Đại Việt đã ủng hộ Dzu. Sự hậu thuẫn này chỉ đơn thuần vì tiện lợi chứ không vì hài hòa chính trị. (trang 370 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Nguyễn Ngọc Huy nói rằng mặc dù hai cụ Sửu và Hương “đã bắt liên lạc với chúng tôi về chuyện hỗ trợ… nhưng chẳng ai bàn gì với chúng tôi về chính sách và chương trình hành động của chính phủ trong trường hợp họ đắc cử. Ứng cử viên duy nhất có chương trình chính phủ rạch ròi đâu ra đấy là ông [Dzu].” Tân Đại Việt thì có ý muốn tiếp trợ cho một nhân vật dân sự gốc Nam, nhưng vì hai cụ Hương và Sửu đều là những nhân sĩ - thị dân xuất thân từ nền học vấn của Pháp, suốt bấy lâu nay đã không còn mối liên lạc gì với cả hai giới thôn dân cũng như giới cần lao, nên Tân Đại Việt bèn quay sang ông Dzu cho xong chứ không hẳn là do ăn ý về chính trị.

George J. Veith: Huy states that although Suu and Huong “had contacted us for support … none discussed with us his policy and program of government in case of success. The only candidate with a precise program of government was [Dzu].”9 The Tan Dai Viets wanted to back a southern-born civilian, but since Huong and Suu were urban French-trained elites long out of touch with both the rural and working classes, the TDV turned to Dzu out of convenience, not political harmony



PLD: Cuộc bầu cử 1967 biểu hiện 2 xu hướng chính.
Thứ nhất, chia rẽ đã xâu xé xã hội MNVN đang mất dần ảnh hưởng. Không một miền, một tôn giáo hoặc một nhóm
372 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA
sắc tộc nào cùng bầu cho một lá phiếu. Số phiếu của mọi nhóm đều chia cho nhiều ứng cử viên tổng thống khác nhau. Trừ Tân Đại Việt của Nguyễn Ngọc Huy mới xuất hiện trở lại, các đảng chính trị cũ chỉ còn là những tổ chức tàn dư. Tuy chủ nghĩa địa phương còn quan trọng, chia rẽ vùng, miền nổi bật đang mờ dần. Về mặt xã hội, quan niệm cai trị từ đỉnh xuống kiểu — quan lại, quân sự hoặc tương tự — đã bị đè bẹp. Hào quang bất khả chỉ trích của giới cầm quyền khi trước đã bị các gấu ó, chỉ trích dữ dội lẫn nhau từ các ứng cử viên phá hủy. Hình ảnh thanh liêm, đạo đức của giới cầm quyền đã lui vào quá khứ. Nông dân hoàn toàn bị gạt khỏi chính trị, giờ đây ít nhất cũng có khái niệm mù mờ rằng giới lãnh đạo phải giải thích trách nhiệm với họ.



LTC: Cuộc tuyển cử năm 1967 cho thấy hai xu thế lớn. Thứ nhất, những mối chia rẽ đến khổ đã lâu trong lòng xã hội miền Nam đang dần dà chẳng còn khuấy động được là bao. Không có cái cảnh các tập hợp cử tri thuộc địa phương, tôn giáo và sắc tộc dồn phiếu vô một chỗ cho phe mình; mà tất cả chia phiếu ra bầu cho các ứng cử viên Tổng thống khác nhau theo tuỳ chọn khác nhau. Ngoại trừ đảng Tân Đại Việt đang trỗi dậy của Nguyễn Ngọc Huy, còn lại các chính đảng già nua cổ lỗ bỗng phơi ra tình trạng teo tóp, thoái trào của họ. Óc tị hiềm địa phương vẫn còn góp mặt đáng kể nhưng tình trạng chia rẽ gắt gao như trước cũng đang tan dần. Về mặt xã hội, quan niệm chính trị cai quản chỉ huy từ trên xuống – theo kiểu quan lại, quân phiệt, hay các kiểu nào khác - đã hoàn toàn bị dẹp qua một bên. Cái lối các ứng cử viên thường chỉ trích nhau gay gắt đương khi chiến dịch tranh cử đã phá luôn cái khoảng biên địa cấm kỵ của kẻ đương quyền, đưa cái hình ảnh giới quan quyền cai trị lúc nào cũng đạo cao đức trọng xếp xó luôn vào dĩ vãng. Tầng lớp nông dân, vốn trước đây không màng tới chính trị, thì bây giờ ít nhất họ cũng hiểu được lờ mờ rằng giới chính trị gia thượng tầng phải có trách nhiệm với họ.

George J. Veith: The 1967 election showed two major trends. First, the divisions long bedeviling South Vietnamese society were slowly losing their influence. None of the established regional, religious, and ethnic groups voted in unison; all split their votes among the various presidential candidates. Other than Huy’s resurgent Tan Dai Viets, the old political parties were exposed for the rump organizations they were. Regionalism continued to play a significant role, but its sharp divides were slowly dissipating. Socially, the concept of top-down political control—mandarin, military, or otherwise—was roundly quashed. The candidates’ often severe criticism of each other destroyed the aura of an untouchable ruling authority, consigning to the past the image of the virtuous mandarin governor. The peasants, who had formerly kept out of politics, now at least vaguely understood that the political leadership was accountable to them.



PLD: Thứ hai, cuộc bầu cử cho thấy rõ nếu chỉ dựa vào bản sắc một nhóm thì chẳng thể đạt sự đồng thuận của quốc gia. Các nhóm như Phật Giáo hiếu chiến hoặc Công Giáo cực đoan đã thoái hóa thành nhóm chống đối chỉ duy nhất một vấn đề riêng. Ảnh hưởng của nhóm suy giảm. Ứng cử viên chỉ dựa đơn thuần vào tiếng tăm cá nhân để thắng cử, như Trần Văn Hương cũng chẳng thành công. Để đạt thành quả như đa số phiếu hoặc lôi cuốn được quốc gia, các ứng cử viên tương lai cần vượt trên nhãn hiệu tôn giáo, hoặc vùng, miền. Điểm mấu chốt để thắng cử trong tương lai là tìm cách tập hợp để có một nhóm liên hiệp gồm nhiều nhóm tranh đấu cho các quyền lợi khác biệt.
Do đó, cuộc bầu cử 1967 đã phá tan sự nghiệp của các chính khách truyền thống lâu đời như Phan Khắc Sửu. Với cương vị chính khách thâm niên được trọng vọng, Sửu còn một ít ảnh hưởng với Thiệu. Nhưng ngoài ảnh hưởng không đáng kể đó, Sửu chỉ là đại biểu của nhóm chính khách lỗi thời, những vị quan Khổng Giáo đã được huấn luyện để cai trị. Cuộc bầu cử 1967 là nỗ lực cuối của Sửu. (trang 372 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Thứ nhì, cuộc bầu cử đã quá sức hào phóng mà hiển bày một điều rằng, nếu cứ khư khư cố thủ óc bè phái thì không làm sao quốc gia đạt cho được đồng tâm nhất trí. Các phe cánh như Tranh đấu Phật giáo hoặc Công giáo cực đoan đã xẹp xuống thành đoàn lũ phản kháng đơn tuyến mà ưu thế thống lĩnh của họ cũng bị thu nhỏ lại. Cũng không luôn chuyện ứng cử viên chỉ trông mong vào có mỗi danh tiếng để chiếm được cảm tình của số đông như trường hợp cụ Hương chẳng hạn. Để đạt được một điều gì cho thiết cận với đa số cử tri đi bầu hoặc có tầm vận động rộng rãi trên toàn quốc, các ứng cử viên trong mai hậu cần phải vượt thoát lớp vỏ mang chiêu bài tôn giáo và địa phương tính. Cái then máy cho những lần đắc cử trong mai hậu cũng chẳng khác nào tính cách của một hòn sỏi lăn cuốn quanh mình nó các phe phái dị biệt về quyền lợi kết thành một liên minh cho cùng một thắng lợi chung. Vì lẽ đó mà cuộc bầu cử đã làm tiêu ma sự nghiệp của những hình tượng chính trị gia thâm niên như Phan Khắc Sửu chẳng hạn. Nếu một mặt ông vẫn còn giữ được ít nhiều ảnh hưởng như là một vị trưởng lão khả kính với ông Thiệu, thì mặt khác ông cũng là hình ảnh đặc trưng cho một nòi nhân sĩ đang trên chặng đào thải chót, một lớp quan lại Khổng Nho được huấn thụ cái sở học cai trị. Cuộc bầu cử là lần chúc phúc cuối cùng của cụ Sửu.

George J. Veith: Second, the election amply displayed the inability of group identity to achieve national consensus. Factions such as the militant Buddhists or hardline Catholics had devolved into single-issue protest cliques whose sway had diminished. Nor could candidates like Huong count on reputation alone to win a plurality. To achieve something close to a majority vote or broad national appeal, future candidates would have to transcend religious and regional labels. The key to future electoral victories would be to cobble together a winning coalition from the various interest groups. Thus, the election killed the career of long-established political figures like Phan Khac Suu. While he retained some influence with Thieu as a respected elder, he represented a dying breed, the Confucian mandarin trained to rule. The election was Suu’s last hurrah.



Chương 16

PLD: Với Thiệu, điều đó có nghĩa là giới hạn MNVN bàn luận về hòa bình, thỏa hiệp chính trị và bất đồng ý kiến. Người Tây Phương chỉ trích cho Thiệu không có khả năng phân biệt giữa chống đối và ly khai. Họ cho hành động của Thiệu là đàn áp tự do ngôn luận. Nhiều người nói nếu bảo Sài Gòn là chế độ dân chủ, thì sự độc đoán của Thiệu quả là sự mỉa mai. Mặt khác, một số khác lại cho khi trực diện với các cuộc nổi loạn, một chính phủ đã được bầu ra, có nhiệm vụ bảo vệ chính mình. Việc tự bảo vệ đó cho phép chính phủ vận động hoặc xử dụng khủng bố để duy trì quyền lực. Rủi thay, mô tả đơn giản về các biến cố phức tạp chỉ khuấy đục thêm vấn đề, nhất là khi cả hai quan điểm đều có phần đúng. Khi chính phủ VN đưa ra chứng cớ về hoạt động của Cộng Sản, chỉ có rất ít người tin. Sài Gòn vô phương tránh né bị kết án. Nếu không bị kết án vì to tiếng hô hoán các việc không có thực thì cũng bị kết án vì chẳng ai chấp nhận bất cứ sự giải thích nào được Sài Gòn đưa ra. (trang 492 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Với ông Thiệu, điều đó có nghĩa là những kẻ lắm mồm về hòa bình, về thỏa ước thoả hiệp chính trị phải im bớt lại và thành phần đối lập phải bị đẩy vô ngõ hẹp. Còn giọng điệu bên phương Tây chỉ trích ông cứ tưởng rằng ông không có khả năng phân biệt đâu là đối lập đâu là xách động bạo loạn và vì thế họ coi các việc ông làm là đàn áp tự do ngôn luận. Nhiều người một mực bảo rằng chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu đã nhạo báng luận điểm cho rằng VNCH là một nước dân chủ, còn nhiều người khác khẳng định một chính phủ dân cử có quyền tự vệ chính đáng đối trước mưu đồ dấy loạn bằng trò khủng bố và lũng đoạn phá hoại để soán đoạt. Tiếc là, mô tả cái hồ nước tích tụ lắm sự chuyện phức tạp rắc rối mà bằng có mấy lời lẽ đơn giản như thế này thì cầm bằng chỉ khuấy đục nước lên thôi, nhất là khi cả hai dòng quan niệm kia đều chứa đựng ít nhiều yếu tố sự thật. Ấy vậy chứ khi VNCH trưng ra bằng chứng về bàn tay hoạt động ngầm của Cộng sản thì lại không mấy người tin mới thật là lạ. VNCH đến chết khổ nếu không vì bọn chuyên nghề la làng ăn vạ thì cũng vì bọn nhắm mắt bịt tai chối bỏ mọi lời giải thích.

George J. Veith: For Thieu, that meant restricting South Vietnamese discussions about peace, political compromise, and dissent to narrow channels. His critics in the West thought Thieu incapable of distinguishing between opposition and sedition and thus viewed his actions as repressing free speech. Many claimed Thieu’s despotism mocked the contention that Saigon was a democracy, while others asserted that an elected government had a duty to defend itself against an insurgency using terror and manipulation to gain primacy. Unfortunately, these simple descriptions of complex events only muddied the waters, especially when both views held elements of truth. Yet when the GVN did provide proof of Communist activism, few believed it. Saigon was damned for either having cried wolf too often or for a blanket refusal to accept any of its explanations.

___________________

PLD: Bằng cách tạo ra Mặt Trận QGDCXH và hợp chung các đảng không-cộng-sản, không-ủng-hộ-ông thành một khối đối lập, Thiệu hy vọng khi tranh đua với cộng sản, các đảng viên Quốc Gia sẽ không xé lẻ phiếu. Dù điều 4 hiến pháp cấm các hoạt động cộng sản, nhóm thiên tả lúc này có quyền tự do lập đảng và đề cử ứng cử viên. Đang phải đối phó với các đe dọa quân sự và chính trị thực sự từ cộng sản, người Quốc Gia vẫn chia rẽ khi Thiệu chuẩn bị gặp vị tổng thống Mỹ. (trang 507 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Bằng hai việc, thứ nhất thành lập Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội thân chính quyền, và thứ nhì, đưa hết các Chánh đảng không cộng sản kỳ cựu vốn không thân Tổng thống ráp vô thành một khối đối lập thuần nhất, ông Thiệu mong rằng nếu có một cuộc tranh cử với phe Cộng sản thì phe Quốc gia sẽ không bị chia phiếu. Mặc dù Điều 4 Hiến Pháp VNCH cấm chỉ mọi hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Cộng sản, nhưng giờ đây, thành phần thiên tả được phép tự do lập Chánh đảng cho chính họ và đưa ứng cử viên ra tranh cử nếu có. Ấy vậy nhưng, bất chấp mối hiểm hoạ Cộng sản cả chính trị lẫn quân sự rất thực trước mắt, mà dưới mái nhà chung này, người Quốc gia vẫn cứ ngồi riêng ra trong cảnh bá nhân bá khẩu khi Tổng thống Thiệu chuẩn bị lên đường dự cuộc hội nghị với tân Tổng thống Hoa Kỳ.

George J. Veith: By creating the NSDF and merging all the old non-communist parties that did not support him into a solid opposition, Thieu hoped the Nationalists would not fragment their vote in a competition with the Communists. Although Article 4 of the constitution prohibited Communist political activity, the left was now free to form its own party and offer candidates. Yet despite the very real Communist military and political threat, the Nationalists remained a house divided as Thieu prepared to meet the new U.S. president.

Chương 18

PLD: Tuy thế, cái nhìn của Diệm vượt trên cải cách kinh tế. Ông cho việc phát triển nông thôn vừa đem lại an ninh chống
552 * TUỐT KIẾM PHƯƠNG XA
Cộng Sản xâm lược vừa hướng dẫn tri thức để người dân không bị chủ nghĩa Mác-Xít cám dỗ. Tuy biết ơn đa số viện trợ Mỹ, nhưng là người có tinh thần quốc gia sâu đậm, Diệm cố xây dựng một xã hội tự lực, tự cường, không để người dân lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc. Với số viện trợ ban đầu của chính phủ, ông tin tinh thần tự lực, tự cường của người Việt sẽ phát xuất từ tư tưởng gắn bó với làng, xã đã thấm sâu trong con người nông dân. Để hiện đại hóa và chuyển hóa quan niệm của nông dân, Diệm muốn phổ biến chủ nghĩa Nhân Vị khó hiểu của nhà Ngô trong khi vẫn giữ nguyên truyền thống làng xã và văn hóa. Ý kiến của ông khởi từ ước muốn tìm một con đường giữa hai thái cực kinh tế cộng sản và tư bản. Nhưng con người vốn ngại thay đổi, nhất là khi bị cưỡng bức chứ không phải thuyết phục. Sự bướng bỉnh cá nhân đã khiến quan niệm của Diệm chới với. Ông trở thành nhân vật cai trị áp đặt một quan niệm mới với đa số dân chúng chưa sẵn sàng tuân theo.



LTC: Tuy nhiên, viễn kiến này của ông Diệm còn vươn xa hơn mục tiêu cải thiện kinh tế đơn thuần. Ý tưởng phát triển nông thôn của ông Diệm là chương trình khả dĩ đem lại cho nông dân an ổn về mặt vật chất nhằm chống lại sự xâm lấn của làn sóng đỏ và giúp dân miễn nhiễm về mặt tinh thần trước những ve vãn dụ dỗ của chủ nghĩa Duy vật Mác xít. Nếu một mặt ông (hẳn nhiên) cảm kích trước nguồn viện trợ Mỹ, thì với tư cách một nhà lãnh đạo có lòng tự tôn dân tộc sâu xa, ông đã cố tranh thủ làm sao đưa đồng bào ông dần đến dứt bỏ bầu sữa ngoại viện bằng cách nỗ lực gầy dựng một phong khí mới tự lực cánh sinh. Ông Diệm kỳ vọng rằng nhờ các trợ giúp ban đầu của chính phủ, tinh thần tự lực của người Việt sẽ trỗi dậy từ niềm tin phổ quát mà ông đoan chắc là đã thấm vào số đông nông dân có mức sống trung bình. Ông rất muốn hiện đại hóa và tái định hình nhân sinh quan người nông dân bằng cách đem thuyết Nhân Vị cao xa khó lãnh hội của nhà Ngô thấm nhuần cho bà con trong khi vẫn bảo tồn được tập tục hương thôn và nếp văn hóa cổ truyền. Ý tưởng của ông xuất phát từ nỗi khát khao vạch một sinh lộ trung dung giữa hai thái cực kinh tế cộng sản và tư bản. Tuy nhiên, con người ta thường vẫn cực chẳng đã mỗi lần đổi thay, nhất là khi bị áp đặt chớ không phải tự nguyện nghe theo. Thế nên, ý tưởng của ông Diệm bị mắc cạn trên đồng lầy quán tính bất trắc đó, và ông lại xếp hàng nối tiếp vô dãy dài những nhà trị quốc cố đặt định một nhãn quan mới lên khối quần chúng còn nguội lạnh.

George J. Veith: His vision, however, was greater than mere economic improvement. Diem’s concept of rural development was that it should provide both physical security against Communist encroachment and mentally immunize the peasants against the lure of Marxism. While he (mostly) appreciated American aid, as a leader with deep-seated, nationalistic pride, he strove to wean his people from foreign assistance by working to build a new society based on self-reliance. Diem hoped that with some initial government assistance, a Vietnamese self-help spirit would emerge from the communal beliefs that he thought infused the average peasant. He wanted to modernize and reshape the peasant worldview by infusing the Ngos’ obscure philosophy of Personalism while retaining village traditions and cultural mores. His idea flowed from a desire to strike a path between the economic poles of communism and capitalism. Humans, however, are reluctant to change, particularly when forced instead of persuaded. Hence, Diem’s concept foundered on the shoals of individual stubbornness, and he became another in a long line of rulers who had attempted to impose a new vision on an unwilling population.

___________________

PLD: Riêng Thiệu coi cải cách điền địa như Giai Đoạn Hai. Mục tiêu giai đoạn này chuyển dạng cuộc sống của nông dân nghèo và xây dựng uy tín chính trị chính đáng cho chính phủ. Giai Đoạn Một là thực hiện chương trình Nhân Dân Tự Vệ để phục hồi thẩm quyền làng xã, cải thiện an ninh địa phương. Cày thuê là nghề đông đúc nhất ở MNVN. Đồng áng vẫn ở giai đoạn sơ khai và đa số việc đồng áng chưa vượt quá phạm vi gia đình. Muốn phá vỡ khuôn mẫu truyền
GEORGE J. VEITH * 553
đời của vấn đề lợi dụng và lao động cực nhọc, Thiệu tìm cách chuyển nông dân cày thuê thành chủ đất. Ông muốn cơ giới hóa nông nghiệp để nâng cao sản xuất và dùng phân bón, thuốc diệt sâu, gạo thần nông để cải thiện nông nghiệp. Hơn nữa, ông còn muốn tiếp tục mở rộng việc cấp điện, y tế, giáo dục để đưa nông thôn vào thế giới hiện đại. Thiệu muốn cấp phương tiện sản xuất cho nông dân, đồng thời cấy mầm dân chủ, cai trị bằng luật pháp trong đầu người dân để tạo một “xã hội có quyền sở hữu.” Đây là ý tưởng gần như trái ngược hẳn với chủ nghĩa tập thể như lý thuyết Cộng Sản



LTC: Còn ông Thiệu coi Cải cách Điền địa là Giai đoạn Hai trong đích nhắm vừa cải tiến dân sinh cho thành phần bần nông đông đảo vừa vun bồi cho chính nghĩa Quốc gia của Đệ nhị Cộng Hòa. Giai đoạn Một là quyền tự trị hương thôn được phục hồi và an ninh hương thôn được cải thiện nhờ dân chúng tham gia đoàn NDTV cùng nhau tự phòng vệ Khóm Ấp. Ở Nam Việt Nam, giai tầng nông dân tá điền chiếm một đa số cốt cán so với mọi thành phần khác, mà lề lối canh tác vẫn còn sơ khai và chủ yếu là việc nhà nào nấy làm. Bằng cách giúp tá điền trở thành chủ ruộng, giúp bà con cải tiến thâm canh bằng phương tiện cơ giới hóa, và giúp nông gia làm quen với các phương pháp tăng năng xuất như phân bón, thuốc sát trùng và giống lúa mới Thần Nông, thâm ý ông Thiệu là muốn phá tan cái vòng luẩn quẩn giữa hai giai tầng bóc lột với tầng bán sức lao động đã xiềng xích truyền đời lên hàng ngàn hàng vạn nông dân tá điền không có ruộng cày. Xa hơn, ông muốn tiếp tục rộng mở chương trình điện khí hóa, cải tiến y tế và giáo dục huơng thôn để đưa nông thôn hòa nhập vào thế giới văn minh. Viễn kiến của ông là tạo ra một “nghiệp đoàn sở-hữu-chủ, điền chủ” bằng cách cung ứng cho nông dân phương tiện sản xuất đồng thời làm cho đại chúng huơng thôn thấm nhuần tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật, là những ý tưởng trái ngược hoàn toàn với thứ chủ nghĩa tập thể mà Cộng sản rủ rê mời dân đi theo chúng.

George J. Veith: Thieu, however viewed land reform as Phase Two of his goal to transform the lives of the impoverished peasants and build political legitimacy for his republic. Phase One had been to restore authority to the village and to improve local security via the PSDF. Tenant farming was the largest occupation in South Vietnam, and cultivation remained primitive and mostly a family affair. By turning tenant farmers into landowners, improving agricultural production via mechanization, and introducing farming enhancements like fertilizer, pesticides, and miracle rice, Thieu sought to break the cycle of exploitation and back-breaking labor that had marked generations of landless farmers. Further, he wanted to continue expanding rural electricity, healthcare, and education to bring the countryside into the modern world. His vision was to create an “ownership society” by providing peasants with a means of production while instilling democracy and the rule of law, ideas that would stand in stark contrast to the Communists’ collectivist offering.

__________________

PLD: Ngày 16-3-1970,quốc hội thông qua đạo luật của Thiệu. Ngày 26-3, trong một nghi lễ ở Cần Thơ, thủ đô vùng đồng bằng Cửu Long, ông ký ban hành đạo luật tuyên bố chọn ngày 26-3 là Ngày Nông Dân. Với một chữ ký, Thiệu đã giúp nông dân xóa bỏ truyền thống thuê đất. Đáng phục hơn, so với cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Miền Bắc qua các cuộc tố khổ, hành quyết hàng ngàn người, Miền Nam Việt Nam hoàn thành chương trình cải cách điền địa không hề có người nào bị giết hoặc bị sỉ nhục công khai trước đám đông. (trang 553 sách Tuốt Kiếm ...)



LTC: Ngày 16-3-1970, rốt cuộc, Quốc Hội cũng thông qua Dự luật của Tổng thống Thiệu. Ngày 26-3, tại buổi lễ ban hành Luật Chính Sách “Người Cày Có Ruộng” [ NCCR ] tổ chức trọng thể ở Cần Thơ – tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh, cái rốn của vùng Đồng bằng Nam phần, Tổng thống tự tay ký Đạo luật NCCR. Ông tuyên bố, kể từ đây, ngày 26 tháng 3 hằng năm được coi là ngày Quốc Lễ gọi là Ngày Nông Dân Việt Nam. Chỉ với một nét bút, ông Thiệu đã xóa bỏ mất dạng chế độ tá canh bao năm ám hãm lên một dân tộc mà cơm áo luôn gắn liền với canh điền, ruộng nương. Điều gây ấn tượng hơn nữa là, chẳng hề giống cuộc Cải cách Ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc với những trò đấu tố công khai, những màn xử án phường tuồng và rồi là những vụ hành quyết hàng ngàn người, miền Nam đã hoàn thành Chính sách quốc gia mà không mất lấy một mạng người và cũng chẳng một ai bị đem ra hài tội trước đám đông.

George J. Veith: On March 16, 1970, the assembly finally passed Thieu’s legislation. On March 26, he signed the law in a ceremony in Can Tho, the capital of the Delta. Henceforth, he declared, March 26 would be a national holiday called Farmer’s Day. With one stroke of the pen, Thieu had abolished years of traditional land tenancy for a people whose livelihood was tied to the soil. More strikingly, unlike the bloody land reform in North Vietnam, with its public denunciations, show trials and then executions of thousands of people, South Vietnam accomplished its program without one single person being killed or publicly humiliated.

Thôi, tạm trưng thế thôi, vì nhiều quá!

$pageOut$pageIn #2
Phần II

Nhận định vắn tắt tổng quát

Tôi tin là đọc sơ qua Phần I xong, bạn đọc không khó gì nhận ra bản dịch của anh PLD có quá nhiều chỗ sai nặng và tai hại, đầy dẫy văn chữ khô khốc, những câu văn quá dở cùng lối hành văn quái gở không còn biết đó là Việt Văn hay là Văn gì nữa ...
Phải chi ngộ nhỡ có sai hoặc bị lỗi đôi ba chỗ ngoài ý muốn thì cũng còn đỡ, có thể thông cảm châm chước được bởi vì con người ta đâu phải cái máy, ai ai cũng có thể bị nhầm lẫn hoặc sơ suất, thì dịch giả cũng vậy thôi: nhơn vô thập toàn mà.
Đàng này, có vô số kể những cái sai nhẹ sai nặng trong quyển Tuốt Kiếm này, lạ lùng nhứt là có tới hàng ngàn chỗ người dịch tự tiện cắt 1 câu phức [ complex sentence ] của người ta ra mà dịch, thành ra sai đi, làm cho ý cả câu của tác giả hoặc bị biến ra nghĩa khác hoặc tước mất sắc thái diễn đạt của nguyên tác hoặc bị đảo ngược nghĩa vô cùng tai hại! Đơn cử 1 câu sau đây (chứ nhiều quá đâu thể dẫn hết ra nổi!!!) vốn là câu complex sentence (chỉ là 1 câu) bị anh PLD cắt ra làm 3 câu (cứ đối chiếu với nguyên tác Anh văn trưng dẫn ở Phần I (#1) thì sẽ nhận ra còn rất nhiều chỗ khác tương tự như thế này):

George J. Veith: (Chapter 16) Many claimed Thieu’s despotism mocked the contention that Saigon was a democracy, while others asserted that an elected government had a duty to defend itself against an insurgency using terror and manipulation to gain primacy.

Bị anh PLD dịch thành:

Nhiều người nói nếu bảo Sài Gòn là chế độ dân chủ, thì sự độc đoán của Thiệu quả là sự mỉa mai. Mặt khác, một số khác lại cho khi trực diện với các cuộc nổi loạn, một chính phủ đã được bầu ra, có nhiệm vụ bảo vệ chính mình. Việc tự bảo vệ đó cho phép chính phủ vận động hoặc xử dụng khủng bố để duy trì quyền lực. (trang 492 sách Tuốt Kiếm ...)

Trời ơi! Thiệt hả trời??? Chính phủ miền Nam xài khủng bố để nắm giữ quyền hả trời?

Trong khi câu dịch đúng phải là:

LTC:
Nhiều người một mực bảo rằng chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu đã nhạo báng luận điểm cho rằng VNCH là một nước dân chủ, còn nhiều người khác khẳng định một chính phủ dân cử có quyền tự vệ chính đáng đối trước mưu đồ dấy loạn bằng trò khủng bố và lũng đoạn phá hoại để soán đoạt.

Chết thật!!! Chết thật anh PLD ơi!!!

Cộng với rất nhiều lỗi về nghĩa từ ngữ do hiểu sai nghĩa của English vocabulary, cũng như sai nặng về Văn Phạm Anh Văn, cùng với kiểu Việt dịch – chỗ nào trang nào cũng gặp – toàn bằng một thứ câu chữ Việt ngữ quái lạ, thấp kém, thô tháo, xù xì cho ta cái cảm tưởng đó là của người ít học viết ra chớ không phải của anh PLD dịch giả, đặc sệt một kiểu hành văn vừa con nít vừa ba trợn, câu chữ quái gở đến độ hoặc vô cùng tối nghĩa, hoặc làm cho nguyên tác bị biến dạng, sai khác hết trơn, hoặc thậm chí đảo ngược hoàn toàn nghĩa của anh J. Veith viết ra đã đành mà ngược cả với trang Sử thực của miền Nam Tự do (nay còn in dấu trong biết bao tài liệu, sách, báo không cần chứng minh và không ai chối cãi được) của thời VNCH hiện hữu khi xưa nữa mới thiệt là mang tội kìa!
Đó mới là chỗ nguy hiểm chết người khiến cả quyển Tuốt Kiếm này trở thành một thảm họa dịch thuật không tiền khoáng hậu.

Trên đây tôi chỉ tóm sơ qua đôi ba điểm trọng yếu về cái sai, trật của quyển Tuốt Kiếm. Nếu được rộng giờ trình bày, tôi sẽ còn trưng dẫn ra được cá núi lỗi lớn / nhỏ khác đang chìm khắp trong 8 trăm trang sách Tuốt Kiếm (lỗi lãnh hội bản Anh văn lẫn lỗi diễn đạt Việt văn):

- nào là đầy dẫy cái sai ý nguyên tác, ý tác giả (the original English), rồi sai Danh Xưng các cơ quan công quyền VNCH, sai cả tên người (là tướng lãnh hay nhân vật hữu trách cao cấp trọng yếu của VNCH), nhiều tên gọi các Sắc Luật, Chương trình, Chiến dịch v.v...cũng bị sai luôn! Trong đó, có một điểm nhỏ xin lưu ý bạn đọc là, chữ "miền Nam Việt Nam" (the South Vietnam) mà anh PLD dùng suốt trong bản dịch Tuốt Kiếm, là sai! Sai ở chỗ kẹp chữ “miền” vô đứng trước danh từ Nam Việt Nam. Nam Việt Nam là tên của một nước, một quốc gia mà người miền Nam Tự do mình hay dùng, và người ngoại quốc thường dùng khi gọi VNCH (chớ đó không phải tên của một miềnarea như: miền ngược, miền xuôi, miền Trung, miền Tây v.v…). Cũng vậy, người ta gọi chế độ Cộng sản miền Bắc là the North Vietnam = Bắc Việt, chớ không phải ‘miền Bắc Việt Nam’. Tỉ dụ để đối chiếu: the South Korea = nước Đại Hàn Dân Quốc hoặc Nam Hàn chứ không phải là ‘miền Nam Đại Hàn’. Tỉ dụ khác, thời từ năm 1961 – 1989, nước Đức bị chia làm hai, một bên theo chế độ Tự do dân chủ là nước Tây Đức (West Germany) còn bên kia bức tường ô nhục Bá Linh là nước cộng sản Đông Đức (East Germany); chẳng ai gọi nước Tây Đức là ‘miền Tây nước Đức’ cả!!!

- nào là quá nhiều chỗ (nếu không nói là tất cả) những ý thâm thúy, cao vợi, bay bổng của tác giả J. Veith bày tỏ tâm cảm trên trang giấy khi thì uyên áo lâm li bi ai tiếc nuối [ Tổng thống Diệm ] khi thì hùng biện bi tráng cương nghị nghẹt thở [ Tổng thống Thiệu ], hay những chỗ J. Veith không ngại chỉ ra sự tráo trở của Hoa Kỳ phản bội đồng minh VNCH, bằng cách có khi nói thẳng mặt có khi khéo dấu ý dưới thủ pháp ẩn dụ v.v… mà người dịch, anh PLD, vì hiểu không tới, vì thấy không ra cho nên bản dịch của anh PLD đã gọt sạch những chỗ sâu xa lung linh nhứt của nguyên tác. Tất cả những đoạn lập luận hùng biện hay ho kỳ đặc thần sầu ấy đã bị anh PLD viết ra trở lại bằng một thứ câu chữ Việt máy móc tầm thường, nham nhở, khô khan, vô hồn, tuyệt vô cảm xúc … do đó làm tiêu ma luôn giá trị Tự do Nhân bản của VNCH cũng như giá trị pho biên khảo Drawn Swords… by J. Veith.

Công trình Drawn Swords... chẳng khác nào một tuyệt tác Bonsai thượng thặng của một bậc đại sĩ thượng thừa chế tác ra, chẳng may bị một tay hàng chợ đem về tỉa gọt tuốt luốt hết những nét uốn lượn công phu kỳ ảo điêu luyện, bị thẳng tay kéo hạ xuống cho ngang bằng với tâm địa và tục nhãn hạ phàm không thương tiếc!

- Dịch như anh PLD thì chẳng khác nào phá hoại công trình tâm huyết hàng chục năm trời của người ta. Tiếc là anh J. Veith ảnh đâu có biết! Ảnh đâu thể ngờ bản dịch Tuốt Kiếm kia chỉ là tập hợp của mớ hỗn độn câu cú Việt ngữ nhiều chỗ đọc lên nghe lởm khởm kỳ quái mà mấy đệ của tôi bảo đọc xong không hiểu nói cái gì luôn! Các bạn xem đây:

George J. Veith: (Chapter 15) What has remained unexamined is the interplay between Thieu, his Asian allies, and the Nixon campaign. The stunning reality is that the writers who describe a Nixon plot have the conspiracy backward. Focused solely on U.S. evidence and forearmed with Nixon’s later Watergate crimes, they have missed the possibility that Thieu and his Asian allies may have tried to manipulate the election for their own advantage.

bị dịch thành:
PLD: Điều chưa được xét đến là tương tác giữa Thiệu, các đồng minh Á Châu của Thiệu và cuộc bầu cử của Nixon. Sự kiện thực tế kinh ngạc là các tác giả mô tả âm mưu Nixon đã mô tả ngược đầu. Chỉ chú tâm vào chứng cớ của Mỹ được trang bị trước với tội ác Watergate của Nixon về sau, họ đã quên Thiệu và các đồng minh Á Châu có thể cố vận động cuộc bầu cử vì quyền lợi của chính họ. (trang 467 sách Tuốt Kiếm ...)
Xin hỏi: bạn hiểu được câu trên đây nói cái gì không?

trong khi câu dịch đúng phải là:
LTC: Điều vẫn chưa được khảo xét tới là mối tác động hỗ tương giữa ông Thiệu, các đồng minh châu Á của ông với chiến dịch tranh cử của ông Nixon. Có một sự thực phải nói là hết sức lạ lùng, đó là các tác giả đều thông đồng với nhau theo hướng ngược lại khi thuật tả chuyện mưu tính của ông Nixon. Chỉ chuyên chú vào thuần có manh mối từ phía Hoa Kỳ và nhằm trù bị trước cho vụ gây tội Watergate về sau của Nixon, các tác giả ấy đã để vuột đi một điều rất có thể xảy ra, đó là ông Thiệu và các đồng minh châu Á của ông biết đâu đã thử nhúng tay thao túng cuộc bầu cử Hoa Kỳ xoay qua chiều hướng có lợi cho chính các lân quốc này. 1

- ngoài ra, tôi phải nói ngay là cái Tựa Việt ngữ “Tuốt Kiếm Phương xa – giấc mơ tan vỡ” gì gì đấy…là cách hiểu và dịch hoàn toàn thô cạn mà ra, sai hết thâm ý của tác giả J. Veith khi ông đặt tựa sách là Drawn Swords in a Distant Land! Mời bạn đọc sang Phần III (#3), trong đó tôi ghi lại chỗ kiến giải của tôi: Vì sao tác giả J. Veith đặt tựa sách là Drawn Swords in a Distant Land?

oOo


Thiệt tình tôi không bao giờ dám nghĩ có một người Việt Quốc gia hải ngoại, là Dịch Giả, mà có thể cho ra một dịch phẩm như Tuốt Kiếm by PLD!

Nói riêng ở đây là, chúng ta đang căn cứ vào những dẫn chứng và luận cứ chắc nụi để nói rằng, Văn tức là Người: đọc Văn thấy Người. Khỏi cần tra hỏi tới lui private infos chi cho mất công!

Thật vậy, chỉ cần đọc Văn của ai (bất cứ ai) là chúng ta có thể biết đích xác tới 80% chỗ Sở Đắc, Tâm Địa, Giai Tầng, Lập Trường v.v... của người đó. Cứ quay về đọc những sách, báo, khảo cứu đủ loại như trăm hoa khoe sắc dưới bầu trời Tự Do của thời miền Nam Quốc Gia thì khắc thấy sự thật này: Trí Thức chỉ sản sinh và nẩy nở rồi lớn mạnh được trong một môi trường Tự do Tư tưởng như VNCH, và đứng ngoài nanh vuốt của chính trị độc tài như chế độ Cộng sản Bắc Việt pre 1975 và Việt Xã Nghĩa từ 1975 đến nay. 2
Do đó, ngay từ khi chiếm được miền Bắc 1954 cho tới khi cướp được miền Nam - black April 1975 - đến nay, vì lo sợ sẽ bị lật đổ nếu để hoa Trí Thức tự do nở rộ, Việt Cộng càng một mực bám cứng đuôi quan thầy Nga - Tàu, rước tà đạo cộng sản về tàn phá Quốc Văn, làm cho con người mù lòa Quốc Văn (Literature in Vietnamese/National Literature) để rồi con người bị khiếm thị luôn hầu hết các lãnh vực (tinh thần) khác. Rốt cuộc nơi con người đi đứng nói cười kia chỉ còn là một cái xác sống với những bản năng sống thể chất của loài người nói chung mà thôi [nói chung, tức có nghĩa Châu Phi đen, Châu Âu trắng gì gì thì cũng bấy nhiêu chuyện hằng ngày: ăn, ngủ, X, Y! Chấm hết! ]. Quay nhìn vào thực trạng thê thảm (không riêng gì của lớp trẻ hai mươi, ba mươi tuổi ...) trong nước sau 48 năm bị nhuộm đỏ thì khắc biết mối tai họa mù lòa Quốc Văn đã di hại khôn lường như thế nào cho xứ sở!

Đây là chỗ dân Việt mình đang lâm nạn hiện nay, đó là nạn bước lùi, đi ngược với đà tiến lên chốn văn minh sáng lạn của thế giới: Quốc Nạn U tối, Nghèo nàn và Lạc hậu!!! Hệ quả tất yếu là Nô Lệ (hiểu theo mọi nghĩa). Nó tai ác ở chỗ nó lù lù im lìm không tiếng thét gào súng nổ đạn bay ... nhưng sức tàn phá tận diệt còn rùng rợn gấp trăm lần bom đạn chiến tranh, và nữa, bom rơi đạn nổ thì cũng có thể có giải pháp (thương lượng) để chấm dứt, còn kiếp nạn mù Quốc Văn (do bầy tội đồ Bắc Bộ Phủ gian tà kia gây ra ngót nửa thế kỷ nay) thì vô phương! Có Biển Thước tái sanh cũng chữa không nổi cơn đau Quốc Nạn này!

Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể nói, nếu (bất cứ ai) dịch những pho sách Sử Quốc Cộng từ Anh ngữ sang Việt ngữ mà khinh thường làm ẩu - dù vô tình hay hữu ý - thì tức là đã tự làm một đồng minh của VC, tiếp tay với bầy ma đỏ làm cho VNCH chết hai lần - một lần trên thực địa 48 năm trước và một lần trên trang giấy 48 năm sau - đồng thời bước nối gót vô hàng ngũ kẻ tội đồ dân tộc khi những trang văn chữ ẩu tả do mình viết ra đã làm hoen ố, đen tối thêm đầu óc của lớp hậu sinh.

Lẽ ra trong cơn Quốc Nạn Văn Chữ, Tri Thức này, người trí thức phải lòng dặn lòng chớ hề dám quên trách vụ tiên phong của mình: viết lời hay ý đẹp, đưa tri thức vào rọi sáng nơi Tâm và Trí bị cộng sản đầu độc thành tối ám, Quốc Văn bị đánh tráo, Chính Sử bị xuyên tạc, bôi bẩn. Tôi nghĩ, giá như tôi có chết đi nữa thì tôi cũng phải làm rồi hẵng chết!

Nếu có thể tóm tạm một câu chung cục, thì: Phải nói là lòng buồn tê tái khi cứ hễ lật sách anh PLD ra thì ôi thôi là nó nát, nó tệ, nó quá thảm hại: vừa dở (Việt văn) vừa sai (Anh văn). Thiệt là thảm họa!!! và là cái xui tận mạng của anh J. Veith. Thứ đến là xui cho độc giả nào trót mua quyển sách dịch gọi là Tuốt Kiếm.... kia về nhà đọc!!! Tội cho anh J. Veith, ảnh vẫn không biết công trình tâm huyết giá trị một đời của ảnh bị biến dạng qua PLD translation, nó trở thành một thứ ba dzớ tầm thường và chả có gì hay ho hết, thậm chí còn bị khoác lên một hình thù khác: kỳ dị và xa lạ. Cả Chính nghĩa Quốc gia cũng bị vạ lây theo luôn: Người đọc sẽ tự hỏi, ủa quyển Tuốt Kiếm này có gì hay? VNCH, người Quốc Gia, hai nền Cộng Hòa có gì hay, đẹp đáng noi theo? Tổng thống Diệm, Tổng thống Thiệu có tài kinh bang tế thế và đạo đức gì, mà than mà tiếc mà viết mà kể???



1: Chương 15 này tác giả J. Veith dành phần lớn viết về Vụ Chennault (Chennault Affair). Phải nói là ông George J. Veith thiệt là một trang hảo kiếm khách! Mục Chennault Affair có rất nhiều chi tiết, nhiều chỗ, đoạn ngắn - dài rất ư là công phu, thận trọng và tinh tế, vì thế chỉ cần mình dịch bậy một xíu thôi là bể bát bể mâm của người ta ngay! Thế mà ... lật sách anh PLD dịch ra thì ôi thôi, xin tạ lỗi anh PLD cho tôi nói: nó chán tới sáng luôn chời ơi!

2: Mời quý độc giả đọc một đoạn trích thư từ qua lại của bạn đọc với LTC Library để sáng tỏ những kết luận kể trên:
SVS-Tony: ngày 22-10-2023
Khi đọc bản dịch của anh, tôi mới thật sự nhận ra rằng vốn tiếng Việt của mình vẫn còn thiếu sót nhiều, vẫn có nhiều từ trong đó tôi vẫn còn chưa biết, đồng thời anh cũng giúp tôi có hứng thú với văn chương miền Nam trước 1975 nói riêng, và ngôn ngữ miền Nam nói chung.
- - - - -
Về vấn đề từ ngữ, câu văn thì tôi nghĩ cái khó ở đây là vì mình từ khi sinh ra cho đến bây giờ, chưa hề được tiếp xúc với ngôn ngữ miền Nam trước 1975 (Điều này thật là mỉa mai, khi tôi được sinh ra tại miền Nam). Phần lớn những từ ngữ và câu văn mà tôi không biết, thì tôi có thể tìm hiểu qua Google, nhưng trong trường hợp mà tôi vẫn chưa biết nữa, thì tôi đành phải nhờ tới anh vậy...

LTC: Cảm ơn bạn SVS đã nói lên tâm trạng của nhiều thế hệ sanh sau khi miền Nam thất thủ.
Có 2 lý do làm cho vốn từ ngữ, câu chữ, cách nói cách hành văn sáng đẹp, chính đính và làm phong phú cho Việt ngữ Mẹ đẻ của miền Nam bị Bắc Việt cố ý phá hủy, xóa nhòa:

1) Khi Bắc Việt cướp được miền Nam thì bộ mặt thật của Cộng sản hiện nguyên hình, tức là dân 2 miền mới vỡ lẽ ra là tất cả đã bị Cộng sản lừa trong thời chiến nhứt là dân Bắc đã bị bịt mắt bịt tai suốt hai chục năm đằng đẵng. Nay khi bà con ngoài Bắc được tiếp cận với văn hóa văn minh của VNCH (dĩ nhiên là qua văn hóa phẩm, ấn loát phẩm văn nghệ, thơ nhạc điện ảnh hội họa báo chí v.v... tự do và đa dạng như trăm hoa khoe sắc) thì sự tương phản giữa văn minh và man rợ lộ rõ hình hài không che dấu vào đâu được. Để tiếp tục che dấu cái đuôi chồn, Bắc Việt lại làm tiếp một cú xâm lăng nữa, lần này là xâm lăng văn hóa, chúng cho chỉnh sửa hết tất cả những từ ngữ hay - đẹp trong Nam và thay vào đó là những thứ chữ nghĩa sai lạc và quái đản ngoài Bắc mà phần lớn là chúng khuân về của bầy cộng sản Tàu với cộng sản đệ tam quốc tế [Comintern] chứ bản thân các tay chóp bu Bắc Việt kể cả Hồ tặc chỉ toàn là loại dốt nát vô học, vốn liếng tri thức thì thiếu mà tàn ác phi nhân thì thừa!. Đây chính là một nét đặc trưng tiềm ẩn của chính trị: chính trị nào văn hóa đó như hiện nay chính bạn đã tự nhận biết (mà sự tự nhận biết của bạn vẫn còn làm tôi lấy làm lạ và hết sức nể phục). Từ đó, các thế hệ sanh sau bị nhiễm nặng thứ chữ nghĩa quái gở kia, lâu ngày nếu không tỉnh táo hoặc không được tiếp cận với văn chữ miền Nam Quốc gia thì các bạn sanh sau ấy sẽ coi như mặc định là trên đời này chỉ có độc 1 thứ chữ nghĩa Việt cộng kia thôi! Trong ý nghĩ đó tôi vẫn thấy lớp trẻ là đáng thương hơn đáng trách!

2) Thực tình mà nói, ngay tự trong căn để, ngoài Bắc không có trí thức đúng nghĩa! Vì sao? Vì trí thức chỉ sản sinh và nẩy nở rồi lớn mạnh được trong một môi trường Tự do Tư tưởng và đứng ngoài nanh vuốt của chính trị độc tài. Suốt hai chục năm chiến tranh, những nhân tài từ thuở Tự Lực Văn Đoàn (khởi lập từ năm 1932 - 1935 kéo tới 1954 rồi một số văn sĩ thành viên di cư vào Nam như cụ Nhất Linh chẳng hạn) nào cứ ở lại Bắc Việt thì hoặc là bị cầm tù nếu cất tiếng đòi Tự do (Phan Khôi, Hữu Loan và nhóm Nhân văn Giai phẩm) hoặc phải chịu cúi đầu dưới gót chân dẫm đạp của chế độ độc tài đảng trị (sao nguyên xi mô thức bên Nga Sô) nếu chịu chấp nhận khuất phục bè lũ gian ác ... Cứ thế lâu ngày sẽ bị thoái hóa dần đến độ biến dạng hẳn, tạm kể một vài tên tuổi bị lột xác khỏi sự nghiệp thời tiền chiến của họ như Huy Cận, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên v.v... Người tài tuấn kỳ cựu mà còn bị đánh liệt não như vậy thì huống gì lớp trí thức trẻ hơn, nhỏ hơn? bạn cứ thử đọc những gì của các thế hệ nhỏ hơn lứa Tự Lực Văn Đoàn viết ra từ trước 1975 ở ngoài Bắc lẫn sau 1975 trên toàn quốc cho đến nay ... thì bạn sẽ nhận ra nét tẩy não > tẩy luôn văn chữ câu kéo cách diễn đạt cùng kiến thức tối thiểu của lớp 'văn sĩ' này. Rồi cũng chính những sản phẩm này đem áp dụng vô trường học Xã Nghĩa và thế là nó lại tiếp tục một quá trình nhiễm độc làm băng hoại hết bao nhiêu thế hệ ... cho đến nay! Thật là đau đớn.


$pageOut$pageIn #3
Phần III

Vì sao tác giả đặt tựa sách là Drawn Swords ...?
by LTC, Jul. 14, 2023

Trên Cyberspace Việt ngữ, cho đến nay, ở đâu cũng gặp 'tuốt gươm', 'tuốt kiếm' (ngoại trừ 1, 2 ông niên trưởng hải ngoại lớn tuổi không dịch mà để nguyên văn) khi bàn tới cuốn sách này.

1) Trước hết, ta hãy nói chuyện về chữ drawn swords ...

Ngay từ đầu, tôi đã không hề đụng đến chữ tuốt gươm, tuốt kiếm ... bởi vì tôi thấy nó vô nghĩa! senseless word!
Tôi cứ tự hỏi, tại sao người ta cả gan viết ra những dòng chữ Việt ngữ vô nghĩa (chẳng ăn nhập gì với nhau hết) như, đơn cử là anh PLD viết: Tuốt kiếm phương xa??? Nó có dính dáng gì tới cái mệnh đề phụ kế tiếp giấc mơ tan vỡ... kia không?
Nếu anh em chịu động não một chút thì sẽ tự biết gạt bỏ cái tựa vô nghĩa đó đi, mà tìm cho ra đúng ý đúng chữ (mà tác giả có dụng ý)
Rất tiếc, tất cả đều quá khinh suất, dễ dãi khi hạ bút. Từ cái lầm căn bản này, sẽ dẫn đến error tiếp bên trong nội dung!
Buồn thật!!!
Trong Anh ngữ, phrase - tập ngữ drawn swords ngoài nghĩa đen tuốt kiếm tuốt gươm, còn có nghĩa bóng nôm na theo kiểu người mình hay nói 'tuốt gươm ra khỏi vỏ' = 'xắn tay áo lên nhào vô' (làm, hay chi chi đó tùy trường hợp ...) và thường mang cái nghĩa là sẵn sàng 'xông vô', 'xung trận' v.v...
Hiểu như vậy tôi thấy mới có lý và tôi bỗng nhớ tới Giáo Sư Nguyễn Tiến Hưng có viết cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào', tôi bèn chọn 'nhảy vào' và tiếp theo là in a distant land = viễn (chinh). Vậy là mọi sự bỗng rõ ra hết!
Tôi không bay bổng thái quá đâu, cũng không bịa ra, mà là diễn ý của câu Title của ông J. Veith ra Việt ngữ cho thông.
Đây mới là vế major.
Vế minor là 'South Vietnam’s Shattered Dreams' tiếp theo ngay, nghĩa đen là 'Hoài bão của VNCH gãy đổ' -> nghĩa bóng là 'VNCH nửa đường đứt gánh', mà đứt là do vế major mà ra.
Coi như đã diễn xong phần Tựa sách!
Vì thế ngay từ ban đầu bắt tay vào dịch sách Drawn Swords in a Distant Land tôi đã chọn tựa Việt ngữ:
Nhảy Vào CUỘC VIỄN CHINH
Việt Nam Cộng Hoà Nửa Đường Đứt Gánh

Tựa này còn ghi dấu rõ ràng nơi phần Footer của (từng trang Word) bản dịch khởi đăng từ ngày Dec. 3, 2021 với Post's Title (tại Library này) vẫn y nguyên mãi từ đó đến nay không chỉnh sửa gì hết!

Vậy tóm lại, ngay cái tựa sách, ông J. Veith đã rất thâm: VNCH fall là do USA nhào vô rồi tháo chạy, làm dang dở công chuyện nhà người ta. Ông J. Veith đã kín đáo gói ý thống trách, mà vì trách chính đồng hương của ông cho nên ông phải gói kín ý.

Nãy giờ chỉ mới là phần 1)
Phần 2) mới là chánh đề: tại sao ông J. Veith chọn dùng chữ 'drawn swords ...'?

2) J. Veith viết cuốn Drawn Swords ... là viết cho (độc giả) người Mỹ, không phải cho người Việt. Toàn thể nội dung sách tác giả viết với tư thế người Mỹ nói với người Mỹ. > Congress là quốc hội Mỹ \ our nation là nước Mỹ \ Embassy là Tòa Đại sứ Mỹ (tại Saigon)

Tôi cứ ôm nỗi thắc mắc kia mãi, vì sao ông tác giả J. Veith chọn chữ 'drawn swords' ... mà chưa tìm ra lời giải thỏa đáng.
Một hôm, trong khi dịch, vì phải lấy phần NOTES của từng Chương để chú footnote, tôi tình cờ ngó thấy Chapter 24’s Title: "I will drawn out my sword ...", vẻn vẹn chỉ có thế ...
Thế là tôi bỗng liên tưởng tới nỗi thắc mắc của mình. Bảo 'tình cờ ngó thấy' Chapter 24 là vì tôi cứ tuần tự làm việc chớ không nhảy cóc.
Rồi tôi bèn ngó Chapter 24 thử xem...
Ui chao, thì ra ... Tôi bỗng sáng ra, như thể lúc tìm được chân lý của cụ Archimedes!

Đoạn chót của Chapter 24, ông Veith quoted câu Kinh Thánh Cựu Ước Lê Vi Ký 26.
Phẩm Lê-vi Ký gồm có 27 chương (Từ Lê-vi Ký 1 đến Lê-vi Ký 27).
Lê-vi Ký 26 có 46 điều, trong đó phần Phước Hạnh cho Người Vâng Lời từ điều 1 đến 13; phần Hình Phạt cho Người Bất Tuân từ 14 đến 46.
Cả cuốn sách, cả công trình 600 pages 24 Chapters, Veith chỉ dùng 'drawn swords' có 2 lần: lần 1st là cái Title sách; lần 2nd là Chapter 24's Title, với câu quote Cựu Ước [Lê Vi Ký 26, mà trong phần Hình Phạt cho Người Bất Tuân (từ 14 đến 46).]

2 quote mà Ông J. Veith dùng là:

Lê-vi Ký 26:17: “I will turn my face against you so that you will be defeated by your enemies [ bản Việt dịch năm 1925 by Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại: Ta sẽ nổi giận cùng các ngươi; các ngươi sẽ bị quân thù nghịch đánh đập | bản Việt dịch năm 2011 by Mục sư Đặng Ngọc Báu: Ta sẽ để mặt Ta nghịch lại các ngươi. Các ngươi sẽ bị quân thù đánh bại ]

và Lê-vi Ký 26:33: “I will scatter you among the nations and will draw out my sword and pursue you.” [ bản Việt dịch năm 1925 by Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại: Ta sẽ tản lạc các ngươi trong các dân và rút gươm ra đuổi theo sau các ngươi | bản Việt dịch năm 2011 by Mục sư Đặng Ngọc Báu: Ta sẽ phân tán các ngươi ra trong các nước. Ta sẽ tuốt gươm ra truy đuổi các ngươi.]

Vậy là đã rõ: Veith không tài nào giải nổi lý do vì sao "nền văn minh bị thua chế độ man rợ"! Chỉ còn cách lấy Kinh Thánh Tin Lành ra để làm lời đáp Thánh thiêng, tựu trung ý ông muốn giải bài toán phi lý bằng "thuyết số mệnh", ở đây là mệnh trời đã trừng phạt dân VNCH, hay người Việt Á Đông mình thì bảo: "phận dân vận nước" vậy!
Hay tóm lại, Veith bảo [nói cho gần hơn] là bọn ác quỷ Bắc cộng thắng được là do trời định. VNCH bị thất thủ cũng do trời phạt. Còn đem lý trí của loài người ra cắt nghĩa thì hoàn toàn thất bại, bó tay!
Thiệt ra, chuyện mình bị thất thủ trước bầy ác quỷ, là chuyện con dân miền Nam ai cũng tự thấu tỏ rồi. Cái thâm viễn cao vợi đáng nể cho ẩn ý của Veith là ở chỗ tâm hồn và tài năng của ông cao thâm quá!!!

Cho nên ai mà hấp tấp cạn cợt dễ dãi tuốt kiếm tuốt gươm ... là bị hố nặng vì nó vô nghĩa!
Ông J. Veith nói ra được điều đó, cũng không phải tự ông ưng xướng thì xướng lên, mà ông phải bỏ công cày hơn chục năm bằng một công trình kỳ vĩ như vậy mới đủ tư cách phát ngôn như thế.

Để kết luận rằng, khi J. Veith quoted câu Lê Vy Ký, thì tôi nghĩ, ông bỗng chợt tìm ra cách đặt Title cho sách, mà cho dù với 2 ý nghĩa ở 2 nơi [Title với last Chapter] hoàn toàn khác nhau đi nữa, thì ông vẫn gói ý và "chơi ý" lẫn "chơi chữ" quá cao siêu!

Cũng phải thôi, một quyển Sử Khảo công phu đồ sộ như Drawn Swords in a Distant Land - South Vietnam’s Shattered Dreams thì tác giả phải đặt cái Tựa thâm hậu như vậy mới xứng!
Rõ ràng là công trình biên khảo Drawn Swords của J. Veith phải nói là hết sức khó. Khó viết ra (English) đã đành mà dịch ra Việt Mẹ đẻ còn gian nan biết mấy! Không những khó trong ruột mà còn ở cái Title nữa.

LTC viết những dòng này kính gởi đến tác giả George J. Veith thay lời cảm ơn của tôi, một con dân VNCH chỉ nhỏ hơn ông đúng 1 tuổi, với lòng ngưỡng mộ sâu xa và kính trọng một con dân Mỹ quốc, vì không chấp nhận số mệnh bất công và bè lũ gian tà đã đắc thắng mà đã phải lao tâm khổ tứ hơn chục năm trời chỉ để gióng lên tiếng nói quang minh chính đại cho đất nước VNCH chúng tôi. Công khó và Lòng hào hiệp đó của ông chúng tôi không bao giờ quên.

Jul. 14, 2023

$pageOut$pageIn #4
Phần IV

Vài dòng về mối tương giao giữa anh PLD với tôi

Tôi có biết anh PLD hồi năm ngoái (tháng 5-2022) qua quý ông Trần Phong Vũ Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TQH). Lúc ấy tôi có ủy thác cho TQH xuất bản bản dịch của tôi, dịch pho Sử Khảo Making Two Vietnams by Olga Dror (tựa Việt ngữ là “Việt Nam Nước Chia Hai Đàng”) nhưng sau vài tháng đọc bản dịch, TQH trả lời là không dám xuất bản vì suy tính kỹ thị trường sách vở hải ngoại, TQH sợ in ra không tiêu thụ được, trong khi hiện thời TQH còn kẹt tồn kho cả ngàn sách đã in gần chục năm qua. TQH cũng nói thiệt lòng là không có chê bản dịch “Việt Nam Nước Chia Hai Đàng” nhưng không dám mạo hiểm in nữa (các thư từ qua lại giữa tôi với ô. Trần Phong Vũ vẫn còn nguyên đây).
Tháng Tư năm nay, sách “Việt Nam Nước Chia Hai Đàng” đã được NXB Nhân Ảnh xuất bản với sự bảo trợ của Giáo sư Olga Dror (biếu tặng chúng tôi translation permission) và Giáo sư Tường Vũ - Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ Oregon University, US, và hiện sách đang có mặt trên Amazon.
Olga Dror FB's Post on Jul. 17, 2023
Trở lại anh PLD: Cũng năm ngoái, vì anh PLD biết tôi cũng đang dịch Drawn Swords … [ tôi có nói cho TQH biết là tôi đã bắt tay dịch quyển Drawn Swords …từ cuối tháng 10 năm 2021 ] cho nên vào May 31, 2022, anh PLD viết thư nhắn nhủ tôi là “đừng dịch mất thời gian” và trong thư, anh PLD cho biết tác giả J. Veith đã nhờ PLD dịch sách Drawn Swords …
Hôm sau, tôi trả lời anh PLD (trích vắn tắt trong lá thư dài của tôi): “Việc dịch của tôi chỉ là riêng tư, chẳng đụng chạm hay làm phiền gì tới việc anh Dũng đang dịch Drawn Swords... Chúc anh Dũng sắp cho chào đời một bản Việt dịch giá trị nữa. Chúc mừng anh!!!”. Tới lúc này, tôi đã dịch được hơn phân nửa Drawn Swords … rồi. Từ những thư đi tin lại như thế, tôi tự kiểm lại về mốc thời gian thì chắc có lẽ tôi bắt đầu dịch Drawn Swords … trước anh PLD độ đôi ba tháng. Part I Nhảy Vào CUỘC VIỄN CHINH khởi đăng ngày Dec. 3, 2021 là vì lúc ấy, tôi đã dịch gần hết Chương 4 cho nên mới bắt đầu đăng vì tôi e là vừa dịch vừa đăng thì không kịp cho sự liên tục. Dịch Drawn Swords … vốn đã chẳng dễ gì, nhưng nếu chỉ thuần công việc dịch sang Việt ngữ thôi, thì cũng không đến nỗi quá lâu mất nhiều thì giờ. Cái làm mất thì giờ nhiều nhứt là việc sưu lục, tra cứu tài liệu để làm chú thích của dịch giả, là phần mà tôi thấy rất cần cho sự lãnh hội của bạn đọc và làm cho sách thêm bội phần sáng tỏ.

Cho tới tháng Tư năm nay 2023, anh PLD viết thư cho tôi và hào phóng gởi cho tôi bản dịch Tuốt Kiếm của ảnh, tôi liền hồi âm là vô cùng cảm ơn lòng hào phóng đó của anh PLD. Lúc ấy tôi đang dịch tới giữa Chương 20, nên định bụng để dịch cho xong rồi mới giở Tuốt Kiếm ra đọc.

Một tháng sau, có lúc tôi chợt nghĩ tới câu Đại sứ Taylor’s quote (nơi Chương 7) khá là thâm hậu và hơi khó dịch [bạn đọc xem lại Đại sứ Taylor’s quote nơi #1], tôi bèn giở Tuốt Kiếm ra coi thử … và thế là tôi phát hiện Tuốt Kiếm có nhiều errors, nói riêng Chương 7 cái đã. Rồi dần dà, khi rảnh, tôi lại đọc thêm, đọc thêm các chỗ khác (ngoài Chương 7) và càng phát hiện Tuốt Kiếm có nhiều errors quá. Gần cuối tháng Năm, tôi bèn có ý kín đáo gởi 2 phần bản dịch của tôi (Viễn Chinh): phần Dẫn Nhập và Chương 7 qua cho anh PLD xem. Dụng ý của tôi là không nói thẳng mà mượn 2 phần đó làm một lời kín đáo ‘cảnh tỉnh’ anh PLD là ảnh đã dịch không tới cộng với quá nhiều errors nơi Tuốt Kiếm. Một ngày sau, May 30, 2023, anh PLD hồi âm cho tôi nguyên văn như sau:

Anh Châu,
Cám ơn anh đã gửi những chương anh dịch. Công trình khảo cứu của anh thật công phu, nhưng có một số chỗ, ý trong bản dịch sai với nguyên tác. Tôi có ghi lại khi đối chiếu với nguyên tác thấy có sự sai biệt:

Chương 1:
Trang 2:
..., nhưng tôi không đào sâu vào các chủ đề (còn nghi nan) như chống thực dân . . .
Tôi còn đặt ra một câu hỏi bên lề... (không đúng) I have also set aside... Phải là Tôi cũng không xét đến.

Trang 3:
Nam Việt Nam không phải là một bản sao của người Mỹ (không đúng): South VN was not an artificial creation. Phải là không phải là sản phẩm nhân tạo của Mỹ.

Trang 4:
sau vụ 11 tháng 9, ngay cả những nước có được nền dân chủ thuần thục rồi mà còn phải thông qua nhiều điều luật mới sờ gáy đến cả giới ủng hộ các quyền tự do dân sự (không đúng). ...Full-fledged democracies have passed laws that concerns many civil libertarians: thông qua nhiều điều luật mới khiến những người chủ xướng dân quyền phải lo âu...
Khi người Pháp khước từ đem các định chế dân chủ vào thao dượt cho Đông Dương ... : exercise ở đây là áp dụng, không phải thao dượt. 1

Trang 5:
Vì sao các sử gia không chịu nghiên cứu thấu đáo các chính sách của ông Thiệu hoặc định luận những ứng phó của ông trước các biến động đối nội, đối ngoại (trong khi câu trả lời có sẵn ngay) Why have historians not scrutinized Thieu 's policies or appraised his reactions to internal and external events? Phải là: Vì sao các sử gia không chịu nghiên cứu thấu đáo các chính sách của ông Thiệu hoặc nhận định những ứng phó của ông trước các biến động đối nội, đối ngoại.

Trang 7: "the Faustian pact" không phải là một Thỏa ước tuẫn đạo mà là một "sự trao đổi có tính cách bán linh hồn."

Chương 7
Trang 135: Support base là "khối hậu thuẫn", không phải là "cái bệ đỡ".
Trang 136 cooler head là "những cái đầu đã tỉnh táo hơn" , đã "nguội bớt cơn giận,", "đã bình tĩnh hơn", hoặc đã "hạ hỏa", chứ không phải "lì hơn".
Trang 137: Đây là những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử nay mọc ra đi chệch khỏi phẩm tính và truyền thống dân tộc... These are historical factors growing out of national characteristics and tradition, phải là: Đây là những nhân tố thoát thai từ đặc tính và truyền thống dân tộc (không có đi chệch ... gì cả).
Trang 138:
Lẽ nào có một giống người Mỹ ngoài lề mà có thể tác động được đến ho.... (Sai) Perhaps other Americans might marginally influence them more effectively có nghĩa là: May ra có một số người Mỹ nào đó có thể có tí ảnh hưởng đố nhỏ nhoi, không đáng kể, ...
mà cứ nói chung chung rằng sao người Mỹ chúng tôi không chịu thay đổi họ ... (Sai) generally speaking we Americans are not going to change them in any fundamental way có nghĩa là: Nói chung, người Mỹ chúng ta sẽ không thể thay đổi họ ở mức cơ bản ....

Trang 143
Tại phi cảng, bằng một cử chỉ xúc động, ông bốc một nắm đất cho vào túi. (không đúng) In a dramatic gesture at the airport có nghĩa là Trong một cử chỉ cường điệu (nặng vẻ kịch tính) chứ không phải xúc động.

//-------------------------------------
Anh Châu,
Ngoài những điều anh sơ ý như trên, xin có thêm hai đề nghị với anh:
1) Tránh xử dụng quá nhiều danh từ Hán Việt để tránh cho câu văn khỏi nặng nề, mang nặng tính chất khảo cứu, khô khan. Tránh xử dụng câu quá dài khiến độc giả phải đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm trước khi hiểu được ý chính. 2:
2) Bỏ hết những danh từ ông, cụ: như ông Thiệu, ông Kỳ, ông Quát, cụ Sửu. Tôi cho rằng ngôn ngữ lịch sử khác với hồi ký. Trong hồi ký, như hồi ký Bùi Diễm, Võ Long Triều .... những chữ như ông Kỳ, ông Quát, cụ Hương là chuyện dĩ nhiên vì tác giả đang viết với trung tâm điểm là con người họ. Gọi thẳng tên những nhân vật khác có thể bị cho là hỗn hào hoặc xách mé. Nhưng trong lịch sử, vì tính chất súc tích, ngắn gọn, những cách xưng hô cá nhân như thế không áp dụng. Nguyễn Huệ không ai viết là ông Nguyễn Huệ; Hồ Chí Minh không ai viết là ông Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Thiệu không ai viết là ông Nguyễn Văn Thiệu khi viết sử. Đây là một quy ước chung khi viết sử, sử không hề có cách xưng hô biểu hiện cá nhân người viết. Những đối tượng của sử đều được đồng hóa trong vai trò lịch sử. Họ là đối tượng được mô tả và quan sát vượt trên sự liên hệ, bất kể là gì, đối với sử gia.

Dũng.
[ hết thư ]

LTC: Trong thư, anh PLD viết nhầm, không phải Chương 1 (tôi dịch) mà chỉ là phần tôi dịch book's Introduction by Veith với tiểu tựa Dẫn Nhập

Đọc thư xong, tôi thấy buồn và thất vọng vì ý kín đáo ‘cảnh tỉnh’ của mình đã không đắc lời. Đã vậy, anh PLD không tự thấy các errors của ảnh thì chớ, lại đi vạch những chỗ mà ảnh gọi là tôi sai (thực ra là do ảnh sai mà không tự biết do bởi ảnh bị bám cứng vô cái xác chữ English Vocabulary mà ra, không rút chân bay lên được khiến ảnh không dịch thoát được Anh - Việt nhứt là trường hợp quyển Drawn Swords ...) và còn góp ý tôi a/ tránh dùng chữ Hán Việt; b/ bỏ hết danh từ ông, cụ ... đứng trước tên riêng của bất cứ người Việt nào trong Sử sách...
Mời bạn đọc sang #5 Phần V, tôi có mấy nhận xét về góp ý này của anh PLD

Tôi biết nếu có viết đáp lại từng chỗ ảnh vạch ra (như trên) thì cũng sẽ không ích gì, có khi còn gây bất hòa không hay và càng thêm mất thời giờ bởi vì tôi vẫn tin nơi tôn chỉ “một lạng thực hành bằng một cân lý thuyết” (người phương Tây thì nói là: “Actions speak louder than Words”) hay nói cách khác, hễ đã thấy là thấy liền tay, còn một khi đã không thấy thì có nói ngàn lời cũng vô ích, nói nhiều chỉ tổ dễ xa nhau, cho nên ngày hôm sau, May 31, 2023, tôi viết trả lời ảnh chỉ có một dòng như sau:

Oh anh Dũng,
Vậy hả! Chỉ biết cảm ơn anh đã đọc và hồi âm
Cheers,
LTC

Từ đó, giữa tôi với anh PLD không còn thư từ qua lại gì nữa.

Thưa quý bạn đọc,
Tôi có cảm tưởng anh PLD bị vướng cái tánh tự mãn thường tình của con người mà chúng ta đã gặp không ít. Một khi đã tự mãn thì cũng tức là anh dừng lại vì nó cản không cho anh nghe được những lời phương xa! Và thế là anh PLD hết còn có thể nối nhịp cầu với LTC. Lòng tôi rất tiếc! Nói cách khác, chiếc cầu đã gãy khi mới vừa bắt nhịp. Đó là lý do chánh vì sao tôi không còn viết, hay nói gì với anh PLD nữa, vì tôi sợ mất hòa khí: Phàm sự lưu nhất tuyến, nhật hậu hảo tương kiến, chớ không phải tôi khó tánh hay bực tức gì cả. Hôm nay, cực chẳng đã phải viết ra những lời Nhận định quyển Tuốt Kiếm, thiệt sự lòng tôi đâu có vui vẻ gì?! Dẫu biết tiếng nói của mình bất quá cũng chỉ là tiếng vạc trong sương, nhưng tôi nghĩ chẳng thà không biết thì thôi, còn một khi đã biết mà cứ im lặng (đồng lõa ư?) thì thấy mình chưa tròn trách nhiệm.
Trong lá thư đầu liên lạc (hồi giữa năm 2022) với anh PLD, tôi có nói với ảnh là tôi đã biết ảnh nhiều năm qua còn ảnh chưa biết tôi, vì thế tôi có nói với ảnh sơ qua về tôi, trong đó tôi khai luôn là tôi lớn hơn ảnh lối 5, 6 tuổi, cốt để dễ biết nhau chớ không phải phân bậc lớn - nhỏ gì, cho dẫu, ngày anh PLD còn khóc nhè thì LTC đã học English For Today book One rồi 3, trong mấy năm Trung học Đệ Nhứt Cấp đã được ông Thầy dạy Anh Văn (trong Ty Cảnh sát Quảng Nam, ông Vũ Ngọc Châu, Thông dịch Viên của Tòa Lãnh Sự Mỹ tỉnh Quảng Nam, ông còn có các bút danh như Chu Minh Thụy dùng khi dịch thuật, Chu Ngym Vũ khi viết truyện ngắn hoặc làm thơ, ông có cộng tác với các Tạp chí như Văn, Văn Học, Phổ Thông, và các nhựt báo khác ở Saigon từ năm 1966 - 1975 trong đó có tờ Tiền Tuyến của Trung tá Phạm Xuân Ninh tức cụ Hà Thượng Nhân) cho luyện dịch bằng các trích đoạn của văn hào Ernest Hemingway (The Old Man and The Sea), L. A. Hill ... rồi. Và từng được Thầy truyền cho ý tưởng cũng như kỹ thuật dịch thoát như thế nào ngay từ lúc còn là một thiếu niên mặt búng ra sữa!
Nhưng nói những chuyện đó ra thì phỏng có ích gì? Tôi gạt hết những chuyện râu ria ngoài lề để chỉ muốn tập trung vô chủ đề chánh dịch thuật quyển Drawn Swords mà thôi, đá bóng chớ tuyệt không bỏ bóng đá người vừa vô ích vừa lạc đề!

Những điều tôi nói ra trong Post này, giả như tới tai anh PLD, tôi vẫn mong anh PLD hồi đáp, hoặc giả bất cứ bạn đọc nào có ý kiến phê phán ra sao, tôi cũng rất hoan hỷ xin được nghe trong tinh thần cầu học chơn chánh: Nhơn vô thập toàn, ai mà không có lúc sai, quan trọng là có biết sửa sai hay không mà thôi.
Mong nhận được mọi ý kiến thuận - nghịch của tất cả quý bạn, xin cứ viết cho tôi theo địa chỉ email đã ghi nơi Post Nhảy Vào CUỘC VIỄN CHINH trong Library này. Quý bạn chỉ cần hạn định trong chủ đề dịch thuật sách Drawn Swords ... còn ngoài ra, mọi ý kiến của các bạn tôi đều tôn trọng và sẽ cho đăng vào #6 Phần VI.

Cảm ơn các bạn!




1: anh PLD nhầm, không phải (to) exercise mà là (to) introduce:
George J. Veith: [Introduction] When the French refused to introduce democratic institutions into colonial Indochina, concepts like “free speech” and “loyal opposition” had only a small foothold in South Vietnam ...

PLD: Thời thực dân, khi Pháp từ chối đưa các cơ quan dân chủ vào Đông Dương, những quan niệm như “tự do ngôn luận” và “đối lập trong chiều hướng xây dựng” chỉ có một vị trí nhỏ ở MNVN, ...

LTC: Khi người Pháp khước từ đem các định chế dân chủ vào thao dượt cho Đông Dương thuộc địa, thì lúc ấy các khái niệm như “tự do ngôn luận” và “đối lập thiện chí” chỉ được chiếu cố có một chỗ bé mọn ở miền Nam,...

2: anh PLD suy nghĩ như thế này hèn chi ảnh tự tiện cắt 1 complex sentence của J. Veith ra làm 2 làm 3! [xem lại #2 tôi đã có nói tới vụ này] Vậy thì tôi còn biết nói lại cái gì bây giờ? Bạn đọc có thể thấy, tôi bám sát câu cú, cách hành văn và cách diễn đạt phong phú sắc độ của tác giả J. Veith chứ tuyệt không bao giờ dám tự tiện thêm - bớt! Đó vừa là lương tâm (nghề nghiệp) vừa là sự tôn trọng tác giả và tôn trọng độc giả Việt của mình. Vả chăng, tôi thấy J. Veith là cây bút tầm cỡ, mỗi giòng mỗi chữ của ông đều là một sự chọn lọc kỹ càng, kỹ tới từng dấu phẩy dấu chấm câu. Mỗi câu mỗi đoạn Veith viết đều rất rõ ràng mạch lạc không thể hiểu nhầm sang nghĩa khác hoặc hiểu thành 2, 3 nghĩa! Vậy thì, trong cương vị một dịch giả, tôi chỉ cần chuyển ngữ sang ngôn phong Việt Mẹ đẻ sao cho trôi chảy, khúc chiết mạch lạc tương đương nguyên tác, cộng thêm với sắc thái thân tình quen thuộc ấm áp của văn phong Việt ngữ, miễn sao trung thành với nguyên tác và diễn đạt lại bằng Việt ngữ cho đồng hương mình hiểu đúng y chang nguyên tác nói cái gì không nhầm lẫn! Câu phức của nguyên tác dẫu dài và khó nhưng tôi đâu dám tự ý xé đứa con tinh thần - công trình khảo cứu của ông J. Veith ra làm 2 làm 3 cho nó bớt khó? Mà phải chu tất nhiệm vụ dịch sang Việt ngữ trọn vẹn câu phức ấy sao cho hay và trôi chảy thuận nhĩ dễ hiểu với độc giả Việt của mình. Tôi nghĩ rằng đó là mình nguyện cố học theo gương của các bậc tiền bối dịch giả chân chánh, tự trọng và tự tin của thời miền Nam Quốc Gia vậy!

3: English For Today là series gồm 6 quyển từ Book One đến Book Six, by National Council of Teachers of English (Author), Publisher: McGraw-Hill Book Company, First Edition USA từ 1962 - 1965, dành cho học sinh trên khắp thế giới học Anh Văn như một Sinh Ngữ, được bộ Quốc gia Giáo dục VNCH áp dụng từ năm 1966 cho bậc Trung học: Đệ nhứt Cấp từ Book One đến Book Four, Đệ nhị Cấp từ Book Five đến Book Six. Trong đó Book Six là cao nhứt và hấp dẫn nhứt với chủ đề Literature In English - Văn chương Anh dành cho học sinh ban C (ban Văn Chương) chọn Anh Văn làm Sinh ngữ Chính. Ta sẽ gặp trong Book Six những tác giả quen thuộc với độc giả Việt Nam như văn sĩ Frank O'Cornnor, James Joyce (Ái Nhĩ Lan), văn sĩ Ernest Hemingway, John Steinbeck, William Faulkner (Mỹ), kịch tác gia William Saroyan (Mỹ), thi sĩ Emily Dickinson, thi sĩ Walt Whitman (Mỹ), thi sĩ Thomas Hardy (Anh quốc) v.v...


$pageOut$pageIn #5
Phần V

Nhận xét lời anh PLD góp ý tôi

Anh PLD góp ý với tôi 2 điều, nguyên văn như sau:
1) Tránh xử dụng quá nhiều danh từ Hán Việt để tránh cho câu văn khỏi nặng nề, mang nặng tính chất khảo cứu, khô khan.
2) Bỏ hết những danh từ ông, cụ: như ông Thiệu, ông Kỳ, ông Quát, cụ Sửu... .


LTC: về điểm 1): Chuyện buồn cười là trong khi tôi thì cho là văn của anh PLD khô khan nặng nề, còn anh PLD thì bảo dùng nhiều chữ Hán Việt mới là làm cho văn nặng nề khô khan, nhưng vì anh PLD nói chung chung chớ không nói đích danh tôi văn tôi viết khô khan, và cũng không trưng dẫn cụ thể những câu nào tôi viết khô khan nặng nề, cho nên ở đây tôi không dám nói gì hơn vì tôi sợ hiểu nhầm anh PLD chăng? Phải chi anh PLD trưng thẳng những câu nào khô khan thì tôi mới có căn cứ để trình bày thiển ý của tôi.
Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu riêng ý kiến của anh PLD cho rằng câu văn nặng nề khô khan là tại vì dùng nhiều chữ Hán Việt, thì tôi xin được có ý kiến vắn gọn như sau:

1).1: Câu Việt văn nhẹ hay nặng không phải do chữ Hán Việt mà là do cách hành văn không trôi chảy, luộm thuộm, vụng về, do trình độ và lãm thức của người viết còn non, yếu cho nên đã lúng túng không biết cách xếp đặt văn chữ sao cho sáng sủa, khôn khéo và hợp lý nhằm minh diễn điều mình muốn nói. Thậm chí, trong Việt văn, nếu thiếu vắng chữ Hán Việt thì một tác giả sẽ gặp hết sức khó khăn vì ông đã bị bị tước mất một lợi khí vô song để diễn đạt cho suông gọn và rắn rỏi khi cần nghiêm trang, nhu hòa mượt mà khi cần tình cảm v.v... do đó áng văn thơ sẽ bị tụt xuống hàng tầm thường kẻ chợ!

1).2: chữ Hán Việt không phải như Việt cộng xuyên tạc, đổ vấy cho bao tiếng xấu với dụng ý làm ngu dân [như tôi đã nói đôi chút ở #2]! Ngược lại, chữ Hán Việt là cả một kho tàng kỳ ảo và hiếm hoi của riêng dân tộc Việt Nam mới có: vì hiếm có nước nào trên thế giới phải chịu cái họa xâm lăng cả ngàn năm như Đại Việt bị giặc Tàu đô hộ. Cha Ông chúng ta đã vừa vững tay chèo chống giữ nền độc lập tự chủ trước dã tâm đồng hóa của Hán tộc, vừa khéo vận dụng chữ Hán trải hàng ngàn năm trở thành chữ Hán Việt mang thuần Việt tính, góp phần làm cho kho tàng Việt ngữ thêm thập phần thông thái, thâm thúy, biến hóa, phiêu bồng, súc tích, gọn ghẽ và trang nhã. Nói cách khác, giặc Tàu xâm lăng thì chúng ta chống, còn nét hay đẹp của Hán ngữ thì chúng ta thâu thái rồi chắt lọc chế biến cho thành tinh hoa của mình, ấy chính là của báu riêng của Việt tộc: chữ Hán Việt! Đây cũng là ưu thế của Việt ngữ chúng ta trước Anh - Mỹ ngữ bởi vì tiếng Mỹ nước Mỹ chỉ mới hơn 300 tuổi 1, còn Việt tộc đã già dặn tới quá 4 ngàn năm! Vì thế, tính cách phong phú thâm sâu uyển chuyển linh hoạt và diễm lệ trong Việt ngữ tỏ ra hơn hẳn Anh - Mỹ ngữ, Pháp ngữ . . . chính là nhờ ở yếu tố độc đáo này! Có thể nói, Việt ngữ giàu có hơn Anh, Pháp ngữ ở lãnh vực Khoa học Nhân văn (Science of Humanity), còn hai lãnh vực Khoa học Toán (Mathematical Sciences) và Khoa học Thực nghiệm (Experimental Sciences) thì đành chịu thua người bởi vì nước mình chậm tiến do họa giặc Tàu ngàn năm, giặc Tây trăm năm rồi họa Cộng sản hơn 8 chục năm qua, cho nên mãi không phát mình gì được, thì lấy đâu mà Việt ngữ phát triển theo?)!
Đây là kinh nghiệm học hỏi cầu tìm của riêng tôi khi bước chân vô lãnh vực dịch thuật, nhờ đó tôi ngộ ra điểm sáng này khi nhìn lại kho tàng Việt ngữ nhà mình cũng như khi đem so đọ với tiếng nhà người, chớ tôi không bắt chước phát ngôn của ai hết!
Đó là một sự thực hiển nhiên chớ không phải do tôi thiên vị nhà mình! Tôi đau lòng khi thấy hiện nay có không ít người Việt dường như đãng trí, Mẹ già dấu yêu và lão luyện nhà mình thì mình hắt hủi rồi chạy ra ngoài mà bợ đỡ xun xoe coi trọng bà Mẹ bên kia nửa vòng trái đất lạ hoắc có tuổi đời tuổi nghề con non sương chẳng thấm vào đâu so với Mẫu Thân nhà mình! Một câu văn Anh - Mỹ thoạt trông có vẻ khô khan trơ trọi vì đặc tính Văn Phạm và từ ngữ của bản ngữ, nhưng khi chuyển dịch sang Việt ngữ, chúng ta mới thấy cái giàu có bội phần của Việt ngữ, lúc ấy, chữ Hán Việt là một trợ thủ hết sức đắc dụng, gọn gàng, cao thâm giúp ta dịch một câu Anh Văn sang Việt Văn một cách linh hoạt thậm chí có khi còn hay hơn nguyên ngữ nữa.
Mời bạn đọc lần giở các dịch phẩm, đơn cử như, của cụ Bùi Giáng dịch Albert Camus (Le Malentendu - Ngộ Nhận), St. Exupery (Terre des hommes - Cõi Người Ta) đã xuất bản từ 1960 đến 1975 tại Saigon, hay dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu dịch Triết gia Mỹ Henry Miller (và nhiều vị khác) trong thiên khảo luận Triết học Con Đường Sáng Tạo [Quế Sơn Võ Tánh xuất bản, Saigon 1970] để thấy người dịch đã thiện xảo khi cân nhắc chọn lọc chữ nghĩa ý tứ và trau chuốt bản Việt dịch như thế nào.
Hai tên tuổi Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu là tôi chỉ tạm kê như một đơn cử ở đây, chứ trong làng dịch thuật hai mươi năm miền Nam Quốc Gia còn có thêm hơn trăm tên tuổi khác hầu hết là văn sĩ nổi danh hay không nổi danh 2. Ngoài ra còn có các cơ quan dịch thuật của chính phủ như Nha Dịch Thuật trực thuộc Phủ Tổng thống, Phòng Phiên dịch trực thuộc Nha Tổng Thư ký Phủ Thủ tướng, Ban Tu Thư & Dịch Thuật trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sở Dịch thuật Bộ Ngoại giao, Ban Dịch thuật Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cùng nhiều Nhóm Dịch thuật tư nhân khác như Hội Việt Mỹ, Việt Nam Khảo Dịch Xã (chuyên sưu khảo và phiên dịch các sách, tài liệu về chính trị, công quyền, bang giao v.v...) . . . dịch thuật đủ dạng loại ấn loát phẩm từ quân sự tới dân sự, đó là chưa kể đến các cây bút dịch thuật xuất sắc dịch vội các bài xã thuyết trên các báo Mỹ, Pháp đương thời và đăng trên các nhật báo, tạp chí khác ... tất cả làm thành một bè hợp xướng trong thảo nguyên dịch thuật ngút ngàn hoa thơm cỏ lạ của VNCH. Chính trong thảo nguyên kỳ ảo này, người Việt sẽ học hỏi được lối dịch thoát thần sầu của chư vị tiền bối VNCH, đồng thời tự coi đó để thấy rằng bà Mẹ Hiền nhà Việt Nam diễm kiều rạng ngời biết bao nhiêu!
Để nói rằng, hỡi những ai bước chân vào lãnh địa dịch thuật thì hãy cởi bỏ ngay cái thói tật coi tiếng Anh tiếng Pháp là ông trời, lầm chết! Tiếng Mẹ mình mới là huyền diệu thưa quý anh em! Hãy cởi bỏ ngay cái thói dịch word-to-word bị cái xác chữ ngoại ngữ nó bám cứng vô rút chưn không lên! Không, ta hãy bế nó về nhà mình dạy nó nhập gia tùy tục đáo giang tùy khúc để tiếng ngoại ngữ lạ lẫm kia biết cách ăn ở thuận thảo hài hòa với gia phong nhà Việt Nam ngữ.

Sau black April, bọn cộng sản Bắc Việt tuôn tràn cái dốt của chúng vào Nam, hô hào dẹp bỏ chữ Hán Việt nhằm tàn phá Quốc Văn (trong khi chính chúng nó thì khư khư liếm gót giặc Tàu, ôm cứng dã tâm đem dân Việt nước Nam mãi lụy vòng xiềng xích nô lệ ngoại bang), vì vậy nếu bất cứ ai đòi tránh né chữ Hán Việt thì tức là hoặc bị đãng trí hoặc bị ấu trĩ ăn chưa no nghĩ chưa tới hoặc tệ hơn, bị lậm thứ thuốc độc Việt cộng kia vậy!

về điểm 2): anh PLD góp ý: "Bỏ hết những danh từ ông, cụ: như ông Thiệu, ông Kỳ, ông Quát, cụ Sửu...":

2).1: Tôi thấy Việt ngữ phong phú và ích dụng hơn ngoại ngữ Anh, Pháp ở chỗ có nhiều các Nhân xưng Đại Danh tự [Personal Pronoun] như ông, cụ, v.v... trong cách xưng hô thông dụng của người Việt nói riêng trong ngôn ngữ trao đổi chuyện trò [spoken language], và nói chung trong Văn Tự, Văn Bản [written language]. Trong Việt ngữ, các Nhân xưng Đại Danh tự này ngoài vai trò của một Mạo Tự [article] còn có tính cách xác định tôn ti, thứ bậc hoặc chức vụ, cương vị v.v... dù là trong spoken language hay written language mà trong phần lớn ngoại ngữ không có.
Trong tập quán của người Việt, dùng Nhân xưng Đại Danh tự hay không dùng (đặt trước) tên người, nhân vật, còn là một cách khác để biểu thị sự tôn trọng hay khinh miệt. Ví dụ, binh sĩ Hải Quân VNCH bị Tàu cộng bắt về Hoa Lục sau trận Hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng 1974 giữa chúng ta với Tàu cộng, sau khi được trao trả về nước, các anh đã thuật lại điều tai nghe mắt thấy bên Tàu, đơn cử như: ông Khổng Phu Tử thì bên mình gọi là Đức Khổng Tử còn bọn Tàu cộng gọi là thằng Khổng Tử! (thời ấy bên Tàu cộng đang lên cơn mê sảng gọi là Cách mạng Văn hóa đập phá hết mọi giá trị cổ truyền của người Trung hoa)
Nói cách khác, việc dùng Nhân xưng Đại Danh tự hay Chức vụ kèm theo tên nhân vật nhứt là trong trường hợp một thiên Sử Khảo còn là một nếp văn hóa Việt tộc mà các dân tộc khác không có, tỷ dụ như Hoa Kỳ. Hầu hết các nhân vật Mỹ hay ngoại quốc trong văn bản, sách vở của người Mỹ chỉ được nêu Nhân xưng Đại Danh tự hoặc Chức vụ có một lần ban đầu, còn về sau thì họ chỉ gọi trơ có mỗi cái tên. Âu đó cũng là một định tính [identity] của dân tộc họ, mình không dám lạm bàn kẻo bị lạc đề. Nhưng khi dịch một quyển sách như pho Sử Khảo Drawn Swords ... thì chúng ta phải quay trở về với Việt tính chứ không thể máy móc viết, gọi trơ khấc có mỗi cái tên người, trừ phi, trong bản dịch "Viễn Chinh" của tôi, tôi viết trơ khấc một cái tên bọn lãnh tụ khát máu Bắc Việt như Duẩn, Thọ . . .
Nếu trong bản văn Việt ngữ không có Nhân xưng Đại danh tự trước tên các nhân vật hữu trách chính quyền VNCH thì, thứ nhứt, sẽ làm độc giả rối tinh rối mù bởi vì một ô. Thiệu Đại tá rồi Trung tướng rồi Tổng thống là đi kèm theo với niên kỷ (Date), vai trò, cương vị lãnh đạo quốc gia tức là các chi tiết hết sức quan trọng nói riêng về mặt Sử liệu. Thứ nhì, nó gây cho độc giả cái cảm tưởng nói năng vô phép: bọn Bắc Việt mỗi khi gọi giới chức trách Quốc gia, chúng đều nói trổng rất xấc xược hỗn láo!

2).2: Tôi nghĩ, anh PLD đã biết một mà không biết mười khi bảo tôi hãy delete Personal Pronoun! nếu việc đó hữu lý, hữu ích thì tôi đã làm chứ không đợi ai phải góp ý cả! Vả chăng, anh PLD muốn delete thì cứ việc delete một mình, còn trong hàng hàng Sử Sách Việt Nam từ xưa tới nay, chưa từng có một quyển nào kêu trông trổng tên một Danh nhân Lịch sử cả! Những luận cứ mà anh anh PLD đưa ra được anh gọi là "quy ước chung" một cách đầy mơ hồ vô căn cứ để bảo tôi "Bỏ hết những danh từ ông, cụ", nhưng thưa anh, đó chỉ là "quy ước" của người ngoại quốc! Còn với người Việt, chúng ta không thể nào bỏ được!
Thiệt tình, thưa quý bạn, trong khi dịch Drawn Swords ... tôi phải sưu lục hoặc chức vụ hoặc cấp bậc cho chính xác theo Date của từng vị hữu trách (và từng cơ quan, đơn vị VNCH) đặng giúp cho người đọc dễ nhớ và dễ theo dõi khỏi bị quên hay nhầm lẫn, lẫn lộn rối mù. Thêm nữa, cách viết hoặc nói với cung cách tôn xưng lễ độ như vậy còn là một nét Thuần Phong Mỹ Tục của Việt tộc ngàn đời mà chúng ta có bổn phận phải gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ hậu duệ noi theo, chớ đó nào có phải là thói hư tật xấu hay làm hại gì ai mà phải bài trừ? Anh PLD không biết điều đó mà đòi bỏ đi danh từ "cụ, ông ..." tức chẳng khác nào đã tự chặt cái gốc Việt của mình cho què đi rồi đem tháp cái chưn gỗ Mỹ vô, làm thế để chi vậy? Mỹ không ra Mỹ mà Việt cũng không ra Việt nốt! Thế hóa ra lai căng, vong bản (mất gốc) hay sao??? Mà giả thử có một ông trời đầy quyền uy nào hiện xuống đây xúi tôi từ bỏ cách gọi cụ Hương cụ Sửu, ông Diệm ông Thiệu và thay vào đó là kêu trổng trổng các nhân vật Sử này thì tôi cũng bác bỏ lời xúi dại đó và vẫn một lòng bảo tồn nếp nhà Việt Nam!
Ngoài ra, tôi thấy, việc anh PLD "góp ý" bảo tôi bỏ đi danh từ "cụ, ông ..." chỉ là thiên kiến riêng của anh ấy mà thôi. Đây là một vấn đề trọng đại chớ không phải cứ nói càn mà được. Nghĩa là, nếu anh muốn, xin hãy học nguyên tắc Dân Chủ, mở một cuộc trưng cầu ý kiến để lấy biểu quyết của số đông người Việt hoặc ít ra là cũng một cuộc thăm dò bỏ túi cũng được để xem thử kết quả biểu quyết như thế nào? Chúng ta sẽ y cứ kết quả biểu quyết quá bán, thể theo đó mà giữ hay là bỏ danh từ "cụ, ông ..."! Đó mới là hợp lẽ thiểu số phục tùng đa! Còn ý kiến riêng mạnh ai nấy nói thì chẳng qua chỉ là thành kiến cá nhân mà thôi, chả có giá trị gì hết và cũng chả có tư cách đại diện cho ý chí chung của cộng đồng Việt tộc!



1: Mỹ ngữ hay Anh - Mỹ ngữ [American English], bắt đầu hình thành một bản sắc đa dạng riêng kể từ thời Hoa Kỳ bị Anh quốc chiếm làm thuộc địa (tính từ) đầu thế kỷ XVII, khi đó dân Anh quốc thiên di sang Bắc Mỹ [North America] đã đem phương ngữ của họ sang tiếp xúc và tương tác với tiếng Mỹ bản địa cùng với các cộng đồng nhập cư khác mà tiến hóa một cách độc lập. Cuộc Cách mạng Hoa Kỳ [The American Revolution] vào đầu thế kỷ XVIII đã góp phần làm trưởng dưỡng căn tính quốc gia và độc lập cho Mỹ ngữ và mở ra xa lộ thênh thang vừa tương tác với Anh ngữ vừa phát triển, định hình dần qua chuỗi dài lịch sử của Hoa Kỳ thành American English như ngày nay.
2: Tạm ghi ra đây ngay lúc này các tên tuổi Văn sĩ - Dịch giả ở VNCH (chưa đầy đủ). Mai mốt tôi sẽ quay lại update phần chú thích này với tất cả chi tiết kể cả ảnh chụp hình bìa các sách Việt dịch đã xuất bản tại miền Nam trước năm 1975 trong khả năng tôi đang có được:
Phùng Thăng, Phùng Khánh (Thích Nữ Trí Hải), Chơn Hạnh, Trúc Thiên, Tuệ Sỹ, Thạch Trung Giả, Như Hạnh, Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu, Từ Chung, Phạm Công Thiện, Hà Mai Anh, Lê Tôn Nghiêm, Vũ Đình Lưu (Cô Liêu), Vũ Kim Thư, Đỗ Khánh Hoan, Tâm Nguyễn, Hải Triều, Ngọc Thứ Lang, Nguyễn văn Sơn, Mặc Đỗ, Vũ Tài Lục, Thanh Tâm Tuyền, Phan Huy Chiêm (Quân Vương – dịch nguyên tác Le Prince của Machiavel - Quán Văn tái bản lần thứ tư, Sài Gòn 1971), Trần Văn Điền, Trần Thiện Đạo, Bửu Ý, Bửu Kế, Nhã Điển, Huỳnh Phan Anh, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Thạch Chương và Trần Lương Ngọc, Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức, Mai Vi Phúc, Hoài Khanh, Trần Phong Giao, Vi Huyền Đắc, Vũ Minh Thiều, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Vỹ, Lê Huy Oanh, Trương Đình Cử, Đỗ Đình Đồng, Người Sông Kiên & Lê thị Duyên, Lê Ngọc Trụ & Võ Thị Hay, Phạm Kim Khôi, Đinh Bá Kha, Nguyễn Minh Tâm, Đào Hữu Nghĩa, Phạm Quang Cự, Minh Quân, Mỹ Lan, Hàn Giang Nhạn, Ngọa Long Sinh, Từ Khánh Phụng, Thương Lan, Liêu Quốc Nhĩ ...


hết Phần V


$pageOut$pageIn #6
Phần VI

SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG CÁC BẢN DỊCH
By: SVS Tony - Oct. 27, 2023

Tóm lược:

• Dựa vào ký ức còn sót lại trong quá khứ, người viết kể thêm về câu chuyện tiếp cận bản dịch đầu tiên (bản dịch của dịch giả Trần Quang Nghĩa).
• Quan điểm của người viết là: Tôn trọng công sức của các dịch giả, tuy nhiên vì muốn cho bạn đọc có được một bản dịch chất lượng nhất có thể, nên sẽ không ngại phê phán, đánh giá dựa trên trải nghiệm của mình.
• Bản dịch của PLD là một bản dịch kém chất lượng, với rất nhiều vấn đề mà nếu truy ra nguyên nhân gốc, là do dịch giả đã dịch “word to word” từ nguyên bản Anh ngữ của tác giả George J. Velth. Nếu bản dịch này được đem đi lưu hành, sẽ gây ra tác hại không lường trước được cho tương lai.
• Bản dịch của dịch giả Lê Tùng Châu, mặc dù là một bản dịch chất lượng, nhưng không phải là không có thiếu sót. Người viết muốn góp ý thêm để giúp dịch giả hoàn thiện bản dịch của mình hơn.

Người viết xin chân thành cảm ơn, theo thứ tự những người như sau:

1. Tác giả George J.Velth, người khởi đầu cho tất cả. Tình cảm của tác giả đối với miền Nam Việt Nam thật sâu nặng, và quyển sách mới nhất của anh, cuốn “Drawn Sword..“, có thể xem như là nỗ lực mới nhất trong công cuộc tái hiện lại chân tướng của Nam Việt Nam một cách có hệ thống, lớp lang và quy củ.
2. Dịch giả Trần Quang Nghĩa, người mở đường dẫn lối cho tôi đến với cuốn sách “Drawn Sword..“ này. Nếu không có bản dịch này, tôi có thể sẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa mới tìm ra được bản gốc anh ngữ của tác giả George J.Veith.
3. Dịch giả Lê Tùng Châu (LTC), người dịch giả tài năng và cũng người đã dành thời gian tâm sự, chia sẻ và lắng nghe những nỗi niềm của người viết. Bài viết lần này không thể thực hiện được nếu không có sự tiếp sức của anh. Vì là lần đầu người viết thực hiện làm công việc của một nhà phê bình, nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Mong người đọc có thể bổ sung, đánh giá để người viết có thể hoàn thiện hơn.

Việt Nam, ngày 27 tháng 10 năm 2023
SVS

Lời mở đầu

Vào một đêm trời mát mẻ của năm 2022, khi tôi đang tìm đọc thêm một số bài viết lịch sử trên trang web nghiencuulichsu.com, thì bất chợt có một tiêu đề bài viết đã khiến tôi cảm thấy hứng thú.
Tiêu đề bài viết đó là: “ Gươm đã tuốt ra nơi miền đất xa xôi- Những ước mơ tan vỡ của Miền Nam“
Hình 1: Nội dung trang web, khôi phục lại nhờ Internet Archive
Trên bài đó, có ghi rằng đây là bản dịch của sách Anh ngữ, tác giả là George J. Veith và do dịch giả Trần Quang Nghĩa dịch. Cả tên tác giả lẫn tên cuốn sách, đều là lần đầu tôi biết đến, và sau một hồi tìm hiểu thì đã biết được rằng quyển sách này đã phát hành vào năm 2021.
Vào thời điểm đó, tôi muốn đọc phần nội dung của sách này, một phần vì đây là tài liệu Anh ngữ (cụ thể là tài liệu của người Mỹ), nên sẽ có mức độ khách quan hơn so với các tài liệu Việt ngữ trong nước; một phần khác là vì tôi cũng ngạc nhiên vì có người đã bỏ thời gian công sức ra để dịch tác phẩm, mà theo tôi biết thì khi đó chưa có ai khác đứng ra dịch, hay thậm chí là đã từng nghe qua đến tác giả này.
Tuy nhiên, phần nội dung đã khiến tôi cảm thấy thất vọng về trình độ của dịch giả (Để biết thêm chi tiết, xin xem phần đánh giá của tôi bên dưới). Mặc dù tôi cảm thấy cái toàn thể, cái nội dung tổng quát là rất có giá trị, tuy nhiên cách dịch của dịch giả khiến tôi không cảm thấy hài lòng.

Vì vậy, tôi bắt đầu tìm cách để có được bản dịch Anh ngữ của sách (Đương nhiên khi đó tôi chỉ có thể mua file mềm để đọc, cụ thể là mua qua Amazon Kindle, nếu tôi mà mua bản cứng của sách thì Hải quan VN nhất định sẽ không cho tôi nhận sách.) Và lần đầu đọc, tôi cảm thấy thật bất ngờ! Dưới ngòi bút của tác giả, bức tranh tổng thể của miền Nam Việt Nam bỗng nhiên lại được tái hiện lại một cách đáng kinh ngạc, với những chi tiết mà tôi chưa từng được biết, và cách hành văn, kể chuyện đầy lôi cuốn của tác giả, đã khiến tôi phải cứ liên tục đọc không ngừng, chỉ mong được đến từng trang, từng chương tiếp theo, và đồng thời cảm xúc trong lòng tôi cứ bị thay đổi liên tục, khi thì chán nản, não nề trước sự thiếu đoàn kết của người Quốc Gia, khi thì niềm tin và hy vọng bất đầu chợt phát khi thấy được những viên đá lót đường đầu tiên cho sự hình thành một chính thể dân chủ đầu tiên tại VN, niềm hạnh phúc tuôn trào nước mắt khi thấy nền Đệ Nhị Cộng Hòa hình thành và phát triển, và sự đau khổ khi biết tương lai phía trước.

Câu chuyện đáng lẽ sẽ không có gì đáng nói, cho tới khi tôi được tiếp cận với một bản dịch mới, chất lượng hơn, tốt hơn nhiều so với bản dịch đầu. Đó là bản dịch của Dịch Giả Lê Tùng Châu (LTC). Nhân việc anh LTC ngỏ lời muốn tôi đóng góp thêm một tiếng nói so sánh, đánh giá giữa các bản dịch, tôi mới quyết định làm bài đánh giá này.

Đánh giá chi tiết

Để làm căn cứ cho việc đánh giá nội dung giữa các bản dịch, người viết sẽ căn cứ nội dung của Chương 16 của sách “Drawn Sword...“, của các bên dưới đây:

• Bản dịch của Dịch giả Trần Quang Nghĩa (người viết tìm lại được trên Internet, có rất nhiều điểm tương đồng với bản dịch của dịch giả PLD)
• Bản dịch của Dịch giả PLD [đây là bản dịch sẽ được chú ý hơn cả)]
• Bản dịch của Dịch giả Lê Tùng Châu (dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá các bản dịch còn lại)
• Bản Anh ngữ gốc của tác giả George J. Velth.

Trong quá trình đánh giá bản của PLD, người viết có đọc qua thêm nội dung bản dịch của dịch giả Trần Quang Nghĩa, và đã sửng sốt khi phát hiện ra rằng:
Bản dịch của PLD với bản dịch của dịch giả Trần Quang Nghĩa, có sự giống nhau trong cách hành văn một cách đáng kinh ngạc. Câu văn không phải copy 1:1 nhưng ý diễn đạt hầu như là giống nhau hoàn toàn.

Cụ thể, xin mời bạn đọc chú ý đến các hình ảnh sau đây:
Hình 2: Tiêu đề chương 16 (Bản dịch của Trần Quang Nghĩa)

Hình 3: Tiêu đề chương 16 (Bản dịch của PLD)
 Dưới đây là hình ảnh của đoạn đầu tiên:
Hình 4: Nội dung đoạn mở đầu (Bản dịch của Trần Quang Nghĩa)

Hình 5: Nội dung đoạn mở đầu (Bản dịch của PLD)
Nếu tôi căn cứ theo nguyên bản Anh ngữ, cùng với bản của Dịch giả LTC thì bức tranh dần dần được hé lộ ra: 
Hình 6: Nội dung đoạn mở đầu (Bản Anh ngữ)
Hình 7: Nội dung đoạn mở đầu (Bản của Lê Tùng Châu)
Sự giống nhau gần như 1:1 giữa 2 bản dịch của PLD và Trần Quang Nghĩa như trên là do cả hai người dịch đã dịch “word to word” từ nguyên bản Anh ngữ, mà không có sự thay đổi sao cho phù hợp với cách hành văn của người Việt. Giữa Việt ngữ và Anh ngữ có sự khác nhau không chỉ về ngữ pháp mà còn trong cả cách diễn đạt nữa. Tuy dịch “word to word” có thể đúng với trường hợp dịch từng câu, từng đoạn, nhưng sự khác biệt giữa Việt ngữ và Anh ngữ sẽ bọc lộ rõ khi dịch nội dung có tính xuyên suốt như là cả một chương sách: cách hành văn sẽ mất tự nhiên vì đây không phải là cách mà người Việt hay dùng để diễn đạt. Dịch giả thay vì đứng ra làm cầu nối, truyền đạt nội dung, cốt truyện, ý định của tác giả rồi diễn dịch lại cho phù hợp với văn phong của tiếng Việt, lại đi làm công việc mà Google Dịch, Chat GPT có thể thực hiện được trong chốc lát.

Đó là chưa kể còn biết bao nhiêu lỗi dịch sai ý, sử dụng từ phiên dịch tùy tiện làm thay đổi cả nội dung của tác giả, mà để cho ngắn gọn, người viết chỉ xin nêu ra ở đoạn đầu tiên:

• Stern Test: dịch ra thành “thử thách nghiêm trọng” (PLD); “thử thách cam go” (Trần Quang Nghĩa)
• Uneasy: dịch ra thành “khó khăn” (PLD); hay dịch ra đúng nghĩa đen “không dễ dàng” (Trần Quang Nghĩa)
• Military Council: dịch ra thành “Hội Đồng Quân Lực” (PLD) (Ở thời điểm chương 16 này, làm gì còn Hội đồng Quân Lực nữa?) hay dịch ra đúng nghĩa đen “Hội đồng Quân sự” (Trần Quang Nghĩa)
• Bolster: PLD không dịch được; trong khi Trần Quang Nghĩa dịch là “yểm trợ mạnh mẽ”
• Dynamic: dịch ra thành “phát triển” (PLD); hay dịch ra đúng nghĩa đen “năng động” (Trần Quang Nghĩa)
• Thieu sought to influence the new Nixon administration….: bản của PLD dịch theo đúng nghĩa đen thành: “Thiệu tìm cách ảnh hưởng chính quyền mới của Nixon….”; bản của Trần Quang Nghĩa còn ghi cụ thể là nhánh Hành Pháp: “Thiệu tìm cách gây ảnh hưởng đến bộ máy Hành pháp mới của Nixon…”
• He restructured GVN domestic strategy to focus on national development to improve the lives of the peasants through vigorous government programs: bản của PLD tự tiện chia câu này làm hai: “Thiệu cải tổ chiến lược đối nội của chính phủ VN. Để cải thiện đời sống nông dân, ông nhắm vào mục tiêu phát triển quốc gia qua các chương trình mạnh mẽ của chính phủ.”. Trong khi bản của Trần Quang Nghĩa thì dịch như máy vậy: “Ông tái thiết chiến lược đối nội của CQMN để tập trung vào công cuộc phát triển quốc gia nhằm cải thiện đời sống nông dân qua các chương trình nhà nước sôi động.”
• Although he did not copy the policies of his autocratic allies,…: bản của PLD thì cho rằng: “Dù không áp dụng y hệt chính sách của các đồng minh độc tài,…”; bản của Trần Quang Nghĩa thì cũng dịch đúng nghĩa đen: “Mặc dù ông không sao chép chính sách của các đồng minh chuyên chính của mình.”

Vấn đề tiếp theo mà tôi muốn nói, đó là việc cả hai bản dịch trên đều không sử dụng Đại Từ Nhân Xưng, trong khi chỉ nhờ có danh từ chỉ địa danh, tên nhân vật, tên tổ chức v.v... mới có sự thay đổi cho phù hợp với văn phong Việt ngữ.
Sự khác biệt cơ bản giữa Anh ngữ và Việt ngữ, đó là người Việt ta rất linh hoạt trong việc xưng hô với nhau, và có tính phân biệt rõ ràng (theo tuổi tác, địa vị, vai vế trong xã hội,..) Cách xưng hô giữa người VN với nhau rất linh hoạt, uyển chuyển và mỗi đại từ nhân xưng lại dành cho một đối tượng khác nhau. Trong Anh ngữ, tác giả George J. Velth mỗi khi đề cập đến nhân vật nào, hầu như chỉ sử dụng tên của họ (Thieu, Ky, Hương, Johnson, Nixon,…). Công việc của dịch giả khi chuyển đổi sang Việt ngữ, là phải căn cứ theo nội dung cốt truyện gốc để tìm ra đại từ nhân xưng nào để sử dụng cho phù hợp với ngôn ngữ của người Việt.
Từ đây ta mới thấy được rằng: cả hai bản dịch trên đều giữ nguyên cách xưng hô của tiếng Anh, nên khi độc giả đọc, họ sẽ dễ dàng nhận biết rằng đây là bản dịch của tác phẩm Anh ngữ. Tuy nhiên, do không hề có sự linh hoạt trong việc sử dụng đại từ xưng hô Việt ngữ, bản dịch trở nên khô cằn, xa cách, khiến người đọc cảm thấy ái ngại khi đọc. Và cũng vì vậy, tôi không hề thấy dấu ấn nào của dịch giả trong bản dịch của họ cả, trong tôi có cảm nghĩ hình như dịch giả không hề có chút hứng thú khi dịch, mà chỉ dịch theo yêu cầu, dịch cho có, dịch cho xong thì thôi.
Điểm khác biệt rõ nhất giữa 2 bản dịch này, là bản dịch của PLD sử dụng tên các địa danh, nhân vật, tổ chức theo cách gọi của miền Nam trước 75 (Nam Hàn, Ba Lê, Phác Chánh Hy, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ, Xây Dựng Nông Thôn, ....) còn bản dịch của Trần Quang Nghĩa sử dụng tên các địa danh, nhân vật theo cách gọi của miền Nam sau 75 (Hàn Quốc, Paris, Park Chung-hee, Chính quyền miền Nam, đội ngũ cán bộ,…)
Không những vậy, mà ngay cả các từ này cứ lặp đi lặp lại liên tục, mà không có sự thay đổi linh hoạt. Cụ thể trong bản dịch của PLD, chỗ nào có chữ “South Vietnam” thì chỉ thay mỗi bằng “MNVN”, chỗ nào có “Communist” hay “NLF” thì chỉ thay mỗi bằng “MTGP”. Ngay cả trong bản Anh ngữ, tác giả còn sử dụng ít nhất 2 danh từ chỉ VNCH là “South Vietnam” và “GVN” thì không lẽ tiếng Việt của chúng ta nghèo đến thế à? Hay là trình độ của học giả cũng chỉ như vậy thôi?

Ngoài ra, sự biếng nhác của dịch giả được thể hiện rất rõ khi họ không hề tìm nguồn tài liệu tiếng Việt để bổ túc, hay thậm chí là phát hiện những lỗi sai ngay từ trong sách gốc.

Sau cùng, có một chỗ mà tôi rất kỵ, rất để ý khi xem xét bản dịch, đó là: Nội dung trích dẫn nó có đúng hay không? Bất kỳ phần trích dẫn nào, dù là lời phát biểu của nhân vật nào, hay là lời trích dẫn trong tài liệu có liên quan, đều phải đúng và chân thật nhất có thể, cụ thể:
• Nếu là tài liệu đến từ phía Cộng Sản, thì tốt nhất là nên trích ra đúng theo cách hành văn của người Cộng Sản. Trường hợp vì hoàn cảnh thực tế mà không thể tiếp cận tài liệu được thì có thể diễn giải lại theo đúng hành văn của dịch giả.
• Nếu là tài liệu đến từ phía Quốc Gia, thì phần trích dẫn phải trích đúng câu văn, đoạn trích trong đó. Không thể căn cứ theo bản dịch Anh ngữ của người Mỹ, để rồi dịch ra tiếng Việt một lần nữa, sẽ làm mất giá trị phần trích dẫn đó.
• Nếu là tài liệu đến từ phía Hoa Kỳ, thì để phù hợp cho độc giả là người Việt, thì có thể diễn giải lại theo đúng hành văn của dịch giả…

Căn cứ vào đây, ta sẽ thấy cả 2 bản dịch nêu trên đều thất bại trong việc truyền tải nội dung trích dẫn:
• Họ đều dịch rất thô những trích tài liệu đến từ Hoa Kỳ sang tiếng Việt khiến mỗi lần tôi đọc, nhất là vì mình biết tiếng Anh rồi nên khi thấy những câu dịch ra tiếng Việt lủng củng như vậy, tôi đều cảm thấy khó chịu.
• Kể cả trích dẫn tài liệu từ phía Cộng Sản cũng vậy, Tôi biết cách hành văn của người Cộng Sản, đặc biệt là trong các văn kiện Đảng, và tôi thấy cả 2 bản dịch đều không tạo ấn tượng cho tôi rằng đây là tư liệu trích dẫn trong các sách báo Cộng Sản liên quan.
• Trích dẫn lời nói của nhân vật, đặc biệt là của người Việt, khiến tôi thất vọng vô cùng. Mỗi lần đọc, tôi đều nghĩ rằng họ là người Mỹ nói tiếng Việt chứ không phải là một người Việt Nam. Người VN sống trong giai đoạn đó chắc chắn cách dùng từ sẽ văn minh hơn, thuần khiết hơn so với mấy cái “trích dẫn” trong hai bản dịch trên.

So với hai bản dịch trên, bản dịch của LTC hầu như đã loại bỏ hết những sai sót trong đó, cụ thể:
• Khi tiến hành dịch, dịch giả không dịch theo nguyên văn, mà lại dịch thoát ý, chủ đích chính là để người đọc hiểu được ý định của tác giả. Dịch giả khi đã hiểu ý định của tác giả, liền trình bày theo đúng chuẩn mực văn phong của miền Nam trước năm 1975. Chính vì vậy mà bản dịch của LTC có nét đặc trưng riêng, độc giả khi đọc sẽ biết rõ ngay sự khác biệt so với các bản dịch khác.
• LTC là một dịch giả rất có tâm, vì muốn độc giả có thể hiểu tường tận, nên đã dành rất nhiều thời giờ truy tìm, lục lại những nội dung cũ, đặc biệt là tài liệu đến từ phía Quốc Gia. Từ đó mà trải nghiệm của người đọc được nâng lên cao hẳn so với khi đọc các bản dịch khác.
• Những bài phát biểu, lời tường thuật và trích dẫn của các nhân vật Nam Việt Nam khi tôi đọc thì luôn có cảm giác rằng đây quả thật là người miền Nam VN, với cách phát ngôn, hành văn rất chân thật, đúng với thời đại mà họ sống.
• Những chỗ mà tác giả chỉ viết tóm lược qua, thì LTC cố gắng liên kết lại với nhau theo một narrative cụ thể, để chứng minh tính liên tục của Lịch sử. Nhiều khi chú thích của LTC có khi còn nhiều hơn cả 1 đoạn văn trong chương, ngoài ra dịch giả còn bổ sung thêm các Phụ lục đi kèm nữa.

Bản dịch tốt là vậy, nhưng với tôi thì bản dịch này vẫn còn có thể hoàn thiện thêm nữa:
• Đối tượng đọc mà dịch giả LTC hướng đến là người Quốc Gia (hay đúng hơn, là những người còn sử dụng và trân trọng ngôn ngữ miền Nam Quốc Gia trước 1975), nên chắc chắn sẽ không gây thiện cảm với độc giả trong nước, bởi vì người dân trong nước đã quen với loại ngôn ngữ hoàn toàn khác với ngôn ngữ này rồi. Ý định của dịch giả là tốt đẹp, nhưng vô hình chung lại gây ảnh hưởng đến những người trong nước, khi họ muốn hiểu tường tận thì gần như phải học lại 1 ngộn ngữ mới và lạ với mình.
• Chú thích trong chương, mặc dù được bổ sung rất kỹ và nội dung trong đó rất có giá trị, nhưng quá nhiều nội dung chú thích trong 1 trang sẽ làm gãy mạch truyện của người đọc. Người đọc đang say mê, hứng thú với 1 chủ đề, nhưng xen giữa vào đó là 1 chú thích chiếm gần nửa trang sách, nó khiến cho trải nghiệm đọc bị gián đoạn, dần dần họ sẽ bỏ qua chú thích luôn.
• Phần trích dẫn nội dung theo tài liệu đến từ phía Cộng Sản, nếu được thì dịch giả hãy trích dẫn đúng phần hành văn trong tài liệu luôn, thay vì diễn giải lại theo ngôn ngữ của người Quốc Gia. Theo quan điểm của người viết, giữ lại phần hành văn của Cộng Sản được xem như là hình thức để phân biệt được “ta” với “địch”, giữa ngôn ngữ “văn minh” và “man rợ”.

Trên đây chỉ là sơ lược vội nội dung bài “review” của người viết, sau này khi có thêm nhiều thời gian, tôi sẽ hoàn thiện và bổ sung nội dung bài này.

27-10-2023
SVS Tony

hết Phần VI

$pageOut$pageIn #7
Phần VII

Một vài suy nghĩ khi đọc sách "Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams by George J. Veith" qua hai bản Việt dịch của LTC và PLD


by Ms. TSM - 27/3/2024

Thưa quý bạn đọc,

Tôi được một người bạn cho mượn đọc quyển sách dịch "Tuốt Kiếm Phương Xa" của anh PLD cách nay vài tuần. Còn bản dịch "Nhảy Vào Viễn Chinh" của anh LTC thì tôi đã coi 16 Chương trên trang Weblog LTC từ những ngày đầu dịch giả mới đăng (đăng từ từ từng tuần kể từ tháng 12/2021 cho đến tháng 7/2023 thì ngưng)

Đáp lời anh LTC kêu gọi bạn đọc chung tay về chủ đề dịch thuật này, tôi xin đóng góp vài ý kiến ngắn.

Những góp ý nhận xét về 2 bản dịch thì quý anh đã nói rồi, trong phạm vi nhỏ riêng tôi, tôi thấy:

Khi đọc bản dịch của anh LTC và anh PLD cùng sự đối chiếu với nguyên tác của J. Veith, tôi thắc mắc rằng có phải văn phong mà anh PLD dùng để chuyển dịch quyển Drawn Swords như là văn của một người đã sống xa quê lâu rồi, đã quên mất làm sao diễn đạt tiếng Mẹ mình "nghìn năm sâu nặng từ thuở nằm nôi" trôi chảy, nhưng thay thế bởi lối diễn giải có cấu trúc xa lạ đối ngược, từ ngữ thì cứng nhắc khó hiểu hơn chăng? (đối với người Việt Nam). Đại đa số câu chữ của anh PLD sao giống y kiểu đúc khuôn bê nguyên từ câu văn Anh – Mỹ sang câu chữ Việt nghe xa lạ kỳ cục chớ không phải văn Việt Nam dù mang tiếng là dịch sang tiếng Việt.

Với vốn kiến thức hạn hẹp của mình, tôi nhận thấy trong khi anh LTC chuyển dịch sát với nguyên tác thì bản dịch của PLD có những chỗ lại cắt một câu phức của nguyên tác thành nhiều câu đơn, có lẽ theo ý chủ quan của dịch giả hay sao?; có những chỗ khác thì gạt bỏ luôn liên từ, trạng từ, tĩnh từ (mà tác giả J. Veith đâu phải vô tình dùng mà cố ý dùng cho tác phẩm của ông được tròn đầy cảm xúc gắn kết), khiến cho bản chuyển ngữ của chính anh PLD thành ra khô khan hơn, và không tải được ý uyển chuyển liền mạch, gây khó hiểu cho người đọc, đọc lên thấy trúc trắc không suông.

Chưa kể có nhiều chỗ người đọc thắc mắc vì không rõ đối tượng nào được nói tới, nó khác cái trật tự rất rõ ràng của bản văn gốc, dẫn tới vừa đọc vừa suy đoán mơ hồ không đáng có; đầy những chỗ lặp từ hoặc diễn giải thô ráp do dịch thuần bằng từ điển; hay ở những đoạn, đọc vào không hiểu anh PLD đang nói gì nếu không so với bản gốc nữa...

Có thể dẫn chứng bằng một vài chỗ như dưới đây:

1/ gọt adverb, gọt adjective, loại bỏ chủ ý cảm xúc của tác giả.

• PLD: "Nhưng theo bản năng và kinh nghiệm, tướng lãnh vẫn NGHI NGỜ giới chính khách thường xuyên cãi vã này". [trang 206 "Tuốt Kiếm Phương Xa"]
• LTC: Tuy nhiên, bằng vào bẩm chất và kinh nghiệm từng trải, các tướng lãnh vẫn THẤP THỎM NGHI NAN những chính khách háo lý sự này.
• Bản gốc: Yet by instinct and experience, the generals remained DEEPLY suspicious of these bickering politicians.

Đọc dòng chữ ‘thường xuyên cãi vã’ của anh PLD thiệt tình tôi không hiểu, nhưng đọc ‘háo lý sự’ bên anh LTC thì hiểu liền và hiểu đúng sự việc cũng như hiểu đúng chữ ‘bickering’ trong nguyên bản, nó đâu phải là ‘thường xuyên cãi vã’??? nhờ đó tôi hiểu là, chữ ‘bickering politicians’ muốn nói tới các ông làm chính trị, ông nào cũng ưa lắm lời tự cho là chỉ có mình mới là hay là phải, không ai chịu ai!

-------

• PLD: " một chuỗi chính phủ dân sự cho thấy khó thể CAI TRỊ HỮU HIỆU vì không dễ đoàn kết một quốc gia, có nhiều khối đối kháng to tiếng, không thoả hiệp." [trang 206 sđd]
-> cai trị cái gì hữu hiệu? Và ai cai trị? (Tất nhiên khi so với ý toàn thể cả đoạn thì sẽ hiểu, nhưng câu văn tối nghĩa, chẳng thuần Việt)

• LTC: "Các chính phủ dân sự tiếp nối nhau đã chứng tỏ HỌ không thể điều hành ĐẤT NƯỚC cho hiệu quả được do tình trạng XỨ SỞ bất lực đến THẢM THƯƠNG không sao thu về một mối đủ thứ khuynh hướng, hội đoàn ồn ào náo nhiệt, ... "
-> LTC có subject có object rõ ràng, câu Việt văn dễ hiểu không cộc lốc, không kỳ cục.

• Bản gốc: A succession of civilian governments would prove unable to govern THE COUNTRY effectively due to THE COUNTRY'S CATASTROPHIC inability to unite its many clamorous blocs, and they were forced to return power to the military.

Đó là chưa kể English Verb to unite đâu phải lúc nào cũng trơ 1 nghĩa như trong từ điển là ‘đoàn kết’? đọc anh LTC tôi mới thấy được một chữ quá hay là ‘thu về một mối’, đem dùng trong trường hợp này rất là xác đáng, dễ hiểu để dịch Verb to unite.

-------

Chương 12.

• PLD: Nhiều người muốn ông biểu hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ, Hội Đồng Quân Sự theo dõi mọi hành động của ông. Chẳng phe nào hoàn toàn thỏa mãn. [trang 361 sđd]
-> sao PLD dịch câu cứ ưa gạt bỏ các liên từ nối 2 mệnh đề đặng làm rõ nghĩa rõ ý hoặc mục đích nối ý tương phản mà tác giả muốn nói nơi câu văn gốc vậy?

• LTC: TUY ai cũng muốn ông phải dốc toàn tâm toàn ý vào cương vị lãnh đạo mới, NHƯNG Hội đồng Quân Lực vẫn ngóng theo mọi hành động của ông. Chẳng có ai vui sướng gì.

• Bản gốc: ALTHOUGH many wanted him to exert strong leadership, the Military Council was watching his every move. No one would be happy.

Trong mạch câu này mà sao anh PLD lại dịch No one would be happy thành Chẳng phe nào hoàn toàn thỏa mãn??? Sao lại sai thảm như vậy? Và, dịch Military Council thành Hội Đồng Quân Sự thì đúng là dịch bằng từ điển 100%

Và còn rất nhiều trường hợp tương tự như vậy nữa.

-------

Riêng cái đoạn nhận xét rất cao thâm mà ông Taylor nói ra, xin quý bạn đọc coi kỹ ý của ông và đọc hết cả đoạn bản gốc với hai bản dịch.

• PLD: Nếu Diệm không bị lật đổ, và không có KINH NGHIỆM của những tháng sau đảo chánh.... [trang 215 sđd]
-> không có kinh nghiệm là kinh nghiệm gì vậy?

• LTC: Đợi khi ông Diệm bị hạ bệ xong và NHỮNG ỨNG NGHIỆM THỰC CHỨNG RÚT RA ĐƯỢC QUA CÁC DIỄN BIẾN CỦA NHIỀU THÁNG TIẾP THEO...

• Bản gốc: Until the fall of Diem and the EXPERIENCE GAINED FROM the events of the following months,

----

• PLD: đây là các yếu tố lịch sử XUẤT PHÁT TỪ ĐẶC TÍNH VÀ TRUYỀN THỐNG quốc gia. [trang 215 sđd]
• LTC: Đây là những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử nay MỌC RA ĐI CHỆCH KHỎI PHẨM TÍNH VÀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC,
• Bản gốc: These are historical factors GROWING OUT OF NATIONAL CHARACTERISTICS AND TRADITIONS,

-> nói về cảm tính thì với kiến thức hạn hẹp của mình, tôi cảm thấy chỗ này dịch như anh LTC thì đúng hơn là nét nghĩa anh PLD dịch. Anh PLD đã dịch (như anh hiểu là) đích xác các yếu tố lịch sử này xuất phát từ đặc tính và truyền thống quốc gia hả?

Nói về lý tính thì ở đây có 2 mục cần nêu: 1/ danh từ ‘historical factors’ và 2/ English phrase ‘growing out of’, anh PLD dịch 1/ là ‘các yếu tố lịch sử’ và gọt bỏ hoàn toàn 2/.

Anh LTC dịch 1/ thành ‘những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử’ làm tôi hiểu rằng ‘historical factors’ đâu có cái nghĩa công thức là "yếu tố lịch sử" một cách khô khan như anh PLD vậy được?! và 2/ thành MỌC RA ĐI CHỆCH KHỎI.
Tôi tìm hiểu thì mới thấy là English phrase ‘growing out of’ thường được người Mỹ dùng để diễn tả chung cho trường hợp “không còn lệ thuộc một cái gì như trước nữa vì đã lớn, trưởng thành, già dặn hơn xưa v.v…” ví dụ, thường trẻ con được bố mẹ chăm coi, canh chừng, nhưng khi lớn lên tới tuổi trưởng thành thì xa rời tầm tay (khống chế, kiểm soát) của bố mẹ, ví dụ: "As children grow older, they often grow out of the control of their parents." Từ đó mới thấy anh LTC đã dịch đúng và đủ!

Cả chữ “national characteristics and traditions” được anh LTC dịch thành “phẩm tính và truyền thống dân tộc” thì mới đúng nghĩa.

-----

PLD: Một số người Mỹ có thể có vài ảnh hưởng hữu hiệu nhỏ nhoi nào đó. Nhưng nói chung, người Mỹ chẳng thể tạo ra các thay đổi căn cốt trong một THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH.” [trang 215 sđd]
• LTC: LẼ NÀO có một giống người Mỹ nào khác ở ngoài mà lay động được NGƯỜI TRONG CUỘC cho hữu hiệu hơn chăng mà cứ nói chung chung rằng sao người Mỹ chúng tôi không chịu thay đổi HỌ bằng mọi biện pháp căn cơ nào qua MỌI LÚC MỌI THỜI KHẢ DĨ nào được chứ!
• Bản gốc: PERHAPS other Americans might marginally influence THEM more effectively but generally speaking we Americans are not going to change THEM IN ANY FUNDAMENTAL WAY IN ANY MEASURABLE TIME.
Xin chú ý, đây là 1 câu chớ KHÔNG PHẢI 2 câu như bản của anh PLD!!! Nguyên văn chỉ có 1 câu mà bản dịch bẻ ra làm 2 câu tức là làm sai hoàn toàn ý nghĩa và tinh thần của câu gốc!
Ngoài ra, chữ “other AMERICANS” (chú ý: Americans – số nhiều) anh LTC dịch là “giống người Mỹ nào khác ở ngoài”, theo tôi thấy như thế mới đúng, chớ không phải “một số người Mỹ” như anh PLD!

Xin bạn đọc lại toàn văn đoạn trích sau đây:

• PLD: Nếu Diệm không bị lật đổ, và không có KINH NGHIỆM của những tháng sau đảo chánh, tôi nghĩ chẳng ai có thể hình dung nổi các tác lực chia rẽ chính trị đã bị sự cai trị sắt thép của ông kềm hãm… Ít nhất, lúc này chúng ta đã hiểu được nguyên nhân chính góp phần tạo ra sự biến động khiến xã hội Việt Nam chao đảo như vấn đề bè đảng kinh niên, vấn đề nghi ngờ và mất tin tưởng giữa hai giới quân sự – dân sự, thiếu động lực và tinh thần quốc gia, thiếu liên kết trong cấu trúc xã hội, thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ. Đây là các yếu tố lịch sử XUẤT PHÁT TỪ ĐẶC TÍNH VÀ TRUYỀN THỐNG QUỐC GIA. Các yếu tố này chỉ có thể thay đổi trong một thời gian dài. Một số người Mỹ có thể có vài ảnh hưởng hữu hiệu nhỏ nhoi nào đó. Nhưng nói chung, người Mỹ chẳng thể tạo ra các thay đổi căn cốt trong một thời gian nhất định.” [trang 215 sđd]

• LTC: Đợi khi ông Diệm bị hạ bệ xong và những ứng nghiệm thực chứng rút ra được qua các diễn biến của nhiều tháng tiếp theo, tôi tự hỏi liệu có còn ai thấy cái gọi là quy mô bề thế của các lực lượng chính trị ly tán vốn bị bàn tay sắt của ông Diệm bóp chặt…là đáng TÁN DƯƠNG nữa hay không. Ít nhất, giờ đây ta đã biết được đâu là nhân tố căn cơ phải chịu tội trước cảnh hỗn loạn này — nào là óc bè phái thâm căn cố đế, hai giới dân sự-quân nhân luôn ngờ vực nhau chẳng chịu tin nhau, thiếu động lực và tinh thần quốc gia, cấu trúc xã hội thiếu gắn bó, chính phủ thiếu kinh nghiệm điều hành. Đây là những nhân tố thoát thai từ quá trình lịch sử nay mọc ra đi chệch khỏi phẩm tính và truyền thống dân tộc, để thay đổi được điều đó thì cần phải trải một quá trình về lâu về dài. LẼ NÀO có một giống người Mỹ nào khác ở ngoài mà lay động được NGƯỜI TRONG CUỘC cho hữu hiệu hơn chăng mà cứ nói chung chung rằng sao người Mỹ chúng tôi không chịu thay đổi HỌ bằng MỌI BIỆN PHÁP CĂN CƠ NÀO QUA MỌI LÚC MỌI THỜI KHẢ DĨ NÀO ĐƯỢC chứ!.

• Bản gốc: Until the fall of Diem and the experience gained from the events of the following months, I doubt that anyone APPRECIATED the magnitude of the centrifugal political forces which had been kept under control by his iron rule … At least we know now what are the basic factors responsible for this turmoil—chronic factionalism, civilian-military suspicion and distrust, absence of national spirit and motivation, lack of cohesion in the social structure, lack of experience in the conduct of government. These are historical factors GROWING OUT OF national characteristics and traditions, susceptible to change only over the long run. PERHAPS other Americans might marginally influence THEM more effectively but generally speaking we Americans are not going to change THEM IN ANY FUNDAMENTAL WAY IN ANY MEASURABLE TIME

-> đoạn tôi gạch đít: đọc bản anh PLD dịch, tôi có cảm tưởng anh PLD không hiểu lời ông Taylor than vãn, chua cay khi điểm lại tình hình Nam Việt Nam sau đảo chánh 1/11/1963, mà người Mỹ bị chiếu tướng, trách móc rất nhiều. Toàn câu (phức) dài thòng ấy như thể vừa tỏ tâm trạng bất lực vừa muốn phân bua với tất cả mọi người rằng chuyện người Việt ly tán, chia rẽ đã có từ lâu rồi, người Mỹ chúng tôi mới tới, mới đặt chân tới xứ này có mấy năm thì làm sao có cách gì mà chỉnh sửa, thay đổi được người ta?
Tôi có cảm tưởng đọc bản dịch của anh LTC qua đoạn Taylor tóm gọn nội tình rối ren của Nam Việt Nam thì thật là nhất quán và thấm thía cảm xúc mỉa mai cay đắng bất lực; còn bản của anh PLD thì chưa đạt tới ý chăng?
Tại sao nói nhất quán? Vì diễn trình lịch sử được trình bày trong 10 năm đó (hay thậm chí cũng phải nhìn rộng ra hơn cả 10 năm mà Taylor đề cập nữa): hậu quả di sản mà Pháp để lại, xung khắc tôn giáo, còn thêm nhiều lực lượng chính trị cứ ly tán phức tạp rồi thì càng ngày càng đẩy cao lên đến mức bi kịch, nghi kỵ không ai chịu ai, tình hình nhạy cảm không thể nào yên nổi, nên mới nói đó là growing out of, mới nói là thoát thai từ quá trình lịch sử đau thương mà mọc chệch khỏi phẩm tính dân tộc. Mà vì tích tụ qua thời gian những nhạy cảm, uẩn ức thương tổn cho nên để thay đổi thì đâu dễ gì một sớm một chiều mà được, và giống người Mỹ nào mà có thể thay đổi được những vết thương kéo dài theo diễn trình bà mẹ già lịch sử Việt Nam được chớ??? Và dẫu ra tay thay đổi thì thay đổi được hay sao, ở một "thời gian nhất định" của anh PLD hay sao? (So với chữ anh LTC: " mọi thời khả dĩ nào" mới thiệt thấm thía bất lực).

Đoạn trích của ông Taylor qua bản dịch của anh PLD còn nhiều chỗ đáng nói lắm, nhưng tôi tạm nêu ra bấy nhiêu đó thôi! Các chỗ khác mà anh PLD bị sai, tôi tin chắc quý bạn đọc cũng dư sức nhận ra.

Thêm một đoạn khác:

Chương 9

• PLD: Hơn nữa, bất kể lời tuyên bố đã lập lại nhiều lần rằng chính phủ Miền Nam chỉ đàm phán khi Hà Nội ngưng cuộc tấn công và rút lui, Johnson vẫn tiếp tục hoạt động ngoại giao bí mật của Mỹ. Khi yêu cầu Mỹ cứu họ khỏi tay kẻ thù đang đến gần, Miền Nam Việt Nam đã chấp nhận một phần số khắc nghiệt. Sự can thiệp của kẻ bảo trợ bên ngoài thường đi đôi với cái giá phải trả: đối tác yếu hơn không thể kiểm soát hành động của đối tác mạnh hơn, nhất là khi quyền lợi của đối tác mạnh hơn luôn được đặt trên quyền lợi của đối tác yếu hơn. Việt Nam sẽ phải chấp nhận phần số đó. [trang 268 sđd].

• LTC: Hơn nữa, mặc cho Nam Việt Nam đã nói đi nói lại là khi nào Cộng sản còn chưa rút hết quân về và chưa dừng bàn tay đánh phá thì Chính phủ miễn bàn chuyện nghị hoà với họ, thế nhưng Johnson vẫn tiếp tục các hoạt động ngoại giao ngấm ngầm của Hoa Kỳ. Nam Việt Nam đã phải nhận chịu một canh bạc mặc cả của quỷ dữ khi nương cậy Hoa Kỳ cứu mình khỏi bè lũ xâm lược. Cậy nhờ kẻ bảo trợ từ bên ngoài ắt là phải đi kèm với một cái giá: mình ở thế yếu đâu thể điều khiển được việc làm của kẻ đang thế thượng phong, chỉ vì rằng, quyền lợi của nó bao giờ cũng lấn ép quyền lợi của đồng minh. Cái giá như thế cũng là cái phần số mà Nam Việt Nam phải chịu.

• Bản gốc: Moreover, despite repeated South Vietnamese government statements rejecting negotiations with the Communists until they halted their attacks and withdrew, Johnson continued covert U.S. diplomatic activities. South Vietnam had accepted a devil’s bargain when it asked the U.S. to save it from the encroaching enemy. An external protector comes with a price: the junior partner cannot control the dominant power’s actions, particularly since its interests will always trump its ally’s. Such would be the fate of South Vietnam.

Đọc 2 bản dịch rồi đối chiếu với bản gốc xong, chúng ta sẽ thấy ngay bản dịch nào đúng, đủ, trôi chảy; và bản dịch nào sai, thiếu và thô tháo!

Đọc đoạn này xong, tôi phải thốt lên: Trời đất! dịch như anh PLD vậy thì thiệt là tội nghiệp cho chữ Anh, chữ Việt và tội cho cả quyển từ điển nữa!!!
Trên đây là một đôi chỗ trong nhiều chỗ khác nữa giúp cho tôi hiểu lời nhận xét của anh LTC (ở #2):
"... những chỗ J. Veith không ngại chỉ ra sự tráo trở của Hoa Kỳ phản bội đồng minh VNCH, bằng cách có khi nói thẳng mặt có khi khéo dấu ý dưới thủ pháp ẩn dụ v.v… mà người dịch, anh PLD, vì hiểu không tới, vì thấy không ra cho nên bản dịch của anh PLD đã gọt sạch những chỗ sâu xa lung linh nhứt của nguyên tác. Tất cả những đoạn lập luận hùng biện hay ho kỳ đặc thần sầu ấy đã bị anh PLD viết ra trở lại bằng một thứ câu chữ Việt máy móc tầm thường, nham nhở, khô khan, vô hồn, tuyệt vô cảm xúc … do đó làm tiêu ma luôn giá trị ..."
là không nói oan!

2/ trình tự đối tượng nói tới bị thay đổi so với bản gốc, cắt câu phức thành các câu đơn, lặp từ, dùng chữ Việt KHÔNG xác đáng để dịch …

PLD: Thay vì đàn áp, Thiệu hứa sẽ xét lại hiến chương, nếu Trí Quang chấm dứt biểu tình. Ngày 10-10, vị SƯ KHÍCH ĐỘNG chấm dứt biểu tình đơn lẻ và trở về chùa Ấn Quang. Thời gian ngắn sau đó, Tâm Châu tuyên bố đình chỉ hiến chương cho đến khi có hiến chương mới. Thiệu đã khéo léo không để một tình hình tế nhị biến thành tệ hại hơn. Ông cũng khôn khéo cho thấy VỊ SƯ KHÍCH ĐỘNG một thời uy quyền tột đỉnh đã hết thời. Trí Quang sẽ không bao giờ xuất hiện trong các cuộc xuống đường nữa. [trang 376 sđd]

LTC: Đã vậy, ông còn hứa rằng nếu Trí Quang từ bỏ chuyện biểu tình đi, thì ông sẽ tái cứu xét vụ Hiến Chương. Đến ngày 10 tháng 10, ông SÂN TĂNG này đành rút bỏ phiên tranh đấu cô độc và quay về chùa Ấn Quang. Ngay tiếp đó, Tâm Châu [ trong nguyên bản Anh văn ghi nhầm là Tri Châu ] ra thông cáo tạm ngưng áp dụng Hiến Chương tu chính trong khi chờ có một bản Hiến Chương mới khác. Tướng Thiệu đã rất khéo giữ cho tình hình bất ổn không leo thang và qua đó đã chứng tỏ rằng MỘT TRÍ QUANG HÙNG HỔ ngày nào nay chỉ còn là một tay kiếm khách bị phế bỏ võ công. ÔNG TA sẽ chẳng bao giờ còn vác mặt xuống đường được nữa.

Bản gốc: Instead, he promised that if Tri Quang abandoned the protest, Thieu would reconsider the charter. On October 10, THE FIERY MONK vacated his lonely watch and went back to the An Quang Pagoda. Shortly thereafter, Tri Chau issued a statement declaring the charter suspended until a new one could be created. Thieu had skillfully kept a volatile situation from escalating and had demonstrated that THE ONCE- MIGHTY THICH TRI QUANG was a spent force. HE would never again appear on the streets.


3/ đọc đoạn sau đây thật sự không hiểu nổi anh PLD nói gì, chữ và ý quá lộn xộn rối rắm, chưa kể những chỗ tôi viết bằng chữ in hoa để lưu ý.

Khi xem bản dịch LTC và coi lại bản gốc thì tôi mới hiểu tác giả nói gì:

Chương 8

• PLD: Đại sứ Maxwell Taylor tổng kết những KHÓ KHĂN NỘI BỘ KHỔNG LỒ của Kỳ:
“Các hiềm khích chia rẽ tôn giáo và các miền không hề thay đổi. Sự kiện này vẫn là MỘT PHẦN ĐỜI SỐNG đối với chính phủ Miền Nam Việt Nam lúc này như từng là MỘT PHẦN ĐỜI SỐNG của tất cả các chính phủ trước. Giờ đây… chính phủ này bắt đầu với NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ KHUYNH HƯỚNG CHỐNG PHẬT GIÁO, CÓ KHUYNH HƯỚNG TUY CHỐNG THIỆU NHƯNG ỦNG HỘ NGƯỜI NAM VÀ CÓ THỂ CHỐNG BẤT CỨ THỨ GÌ NGOẠI TRỪ MỘT CHÍNH PHỦ NGƯỜI NAM THUẦN TÚY. Những người ôn hòa theo Trí Quang ủng hộ chính phủ; các chính khách Sài Gòn chống lại như chống lại bất kỳ chính phủ nào loại bỏ không cho họ tham gia chính quyền. [trang 245 sđd]

• LTC: Đại sứ Maxwell Taylor tóm lược những GAY CẤN NỘI TẠI THẬT LÀ DỄ SỢ của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ:
Căn bản thì những đối kháng và chia rẽ về tôn giáo và địa phương vẫn chẳng thay đổi gì và làm thành MỘT THỨ NỢ ĐỜI cho Chính phủ hiện giờ cũng như mọi Chính phủ nào khác. Hiện tại… Chính phủ này nhập cuộc với hành trang trên vai gồm: người Công giáo thì thiên về chống, [Phật giáo] thì theo (mặc dù chống Thiệu); [người Nam] thì đã hẳn cái gì họ cũng chống trừ chuyện phải là thành phần chính phủ [Nam] rặt, số đứng ở cửa giữa (theo Trí Quang) thì theo; Giới chính khách Sài Gòn thì chống (vì họ chống bất kỳ chính phủ nào đẩy họ ra khỏi quyền lực).

• Bản gốc: George J. Veith: Ambassador Maxwell Taylor summed up Ky’s FORMIDABLE INTERNAL CHALLENGES: basic religious and regional antagonisms and divisions remain unchanged and CONSTITUTE FACTS OF LIFE for this GVN as for any other. At present … this government starts with Catholics predisposed against, [Buddhists] in favor (though opposed to Thieu); [Southerners] probably against anything but pure [southern] government, Centrists (following Tri Quang) in favor; Saigon politicians against (as they are against any government that excludes them from power)
---------

Tôi chỉ tạm đủ thời giờ để góp bài nhận xét ngắn ngủi này mong quý bạn đọc xem và thẩm định, nếu được rộng giờ chắc tôi còn sẽ viết nhiều nữa. Nếu tôi có chỗ nào sai, lỗi, mong quý bạn thứ lỗi và cứ góp ý, tôi sẵn sàng lắng nghe để học hỏi.

Ngoài ra …

Việc tiếp cận một bản dịch mà được bổ túc những chú thích của anh LTC cùng với lối chuyển ngữ thuần Việt, những title danh xưng đứng trước tên người thể hiện sự tôn trọng chính đáng quen thuộc của người Việt, chứ không nói trống không chỉ mỗi một cái tên; việc dùng tên cơ quan tổ chức hành chánh quân sự VNCH đúng theo danh xưng gốc từng thời đoạn … khiến tôi có cảm tưởng anh LTC là người hiểu biết rộng, đã chuyển dịch thiệt nghiêm túc, trước là trung thành với bối cảnh lịch sử và với tác giả Veith, sau là chăm bẳm nghiêm túc chăm đứa con tinh thần là bản Việt văn của mình để hướng tới người đọc bảo đảm họ tiếp nhận quyển sách một cách đúng đắn hơn.

Thiết nghĩ, nếu chỉ để chiều lòng số đông bạn đọc nào đó mà anh PLD phải cắt gọt những ý tứ cảm xúc phức tạp của nguyên tác, phải diễn giải với một loại ngôn ngữ cứng nhắc ở thời đại này thì thật là buồn thay, uổng phí thay. Tại sao phải làm vậy chơ?

Ngay cả là người sinh sau, nhưng tôi luôn muốn nhón vói văn chữ của người quốc gia, dẫu cho có bối rối khó khăn khi tiếp xúc ngôn ngữ Việt dịch, vì một lẽ thường rằng chúng tôi đâu có sinh thời cùng các vị đi trước mà tắm gội trong ngôn ngữ mẹ đẻ giàu có thuở đó (ngược lại còn bị nhiễm độc đỏ vì thứ ngôn ngữ chế biến, cẩu thả sai khuấy nhan nhản đầy khắp các mặt đời sống của người cộng sản hiện nay). Chính vì đó, nên tôi càng nhận rõ mình thiệt là như gà mắc tóc, diễn đạt thì nghèo, đọc - hiểu thì có vấn đề, nay gặp các từ ngữ của người quốc gia hay dùng thì tôi lại càng mở mắt ra, khiêm nhường lại mà nhân đây được học, tất cả cũng vì yêu dòng Việt ngữ mẹ đẻ miên man như chính anh LTC có lẽ cũng yêu mến và níu giữ văn chữ từ các vị đàn anh tiền bối xưa nay phải chăng?

Cám ơn tấm lòng nặng nợ của ông J. Veith với lịch sử và với đất nước tôi cũng như đất nước ông, đã cho ra đời cuốn sách Drawn Swords này, cùng cám ơn anh LTC bỏ công khó giúp chuyển dịch nghiêm túc, giữ gìn những giá trị cao quý của lịch sử, con người, để văn chữ mẹ đẻ thân thương của giống nòi Việt còn mãi. Mong sao anh bền chí tâm huyết với mảnh đất dịch thuật này để lớp sinh sau sẽ còn được đọc được học nhiều nơi kỹ thuật chuyển ngữ qua những tác phẩm lớn như của tác giả J. Veith vậy.

Ngày 27/3/2024
TSM

hết phần VII

$pageOut$pageIn $pageOut các Phần tiếp theo ==>
.

4 comments:

  1. Tôi đã có cơ may được đọc gần 20 chương bản dịch "Nhảy vào cuộc viễn chinh...." của dịch giả LTC, và cũng đã đọc được vài đoạn dịch của dịch giả PLD. Thẳng thắn nhận xét là bản dịch của LTC ở một đẳng cấp hoàn toàn vượt trội bản của PLD. Quả thật có nhiều đoạn PLD dịch khá thô, tối nghĩa, cảm giác là PLD bị "đuối" có thể do đã xa quê quá lâu nên vốn từ ngữ Việt văn bị hạn chế nhiều. Bản dịch của LTC tôi đánh giá là "thần sầu". Càng đọc càng cấp dẫn, nó vượt lên trên tầm một cuốn sử ký thông thường để trở thành một cuốn tiểu thuyết nhờ vào câu chữ như "lên đồng" của dịch giả LTC.

    Thật tiếc khi tác giả J.Veith không thể đọc được 2 bản dịch Việt ngữ để so sánh, đối chiếu. Thật tiếc khi bản dịch của LTC không đến được với NXB, để rồi cuối cùng bản dịch lởm khởm của anh PLD lại được chọn để xuất bản.

    ReplyDelete
  2. Đối chiếu 2 bản dịch thì tôi thấy bản của anh LTC mới chuyển tải được tinh thần ông J.Veith muốn gởi gắm tới bạn đọc. Thật tiếc khi bạn đọc hải ngoại & trong nước phải đọc bản dịch của anh PLD thay vì bản dịch của anh LTC.

    Một lần nữa, chân thành cám ơn dịch giả LTC đã dày công chuyển ngữ bản dịch của tác giả J.Veith. Mong một ngày bản dịch của anh LTC được xuất bản để bạn đọc có thể được tiếp cận bản dịch 'thần sầu' này.

    ReplyDelete
  3. Kính thưa Chú, nếu có người muốn đọc bản dịch của chú trên Youtube, chú có đồng ý hay không, thưa?

    ReplyDelete
    Replies
    1. về chuyện này, em nên gởi email nói chuyện thì thuận tiện hơn. Email add. của tôi có ghi sẵn nơi đầu bản dịch
      Part I
      Thanks!

      Delete

Enter you comment ...