...Với chỉ vỏn vẹn 5 năm, thời gian từ 1940-1945, người đọc hy vọng đọc được gì trong khoảng thời gian đó? Bao nhiêu biến cố chính trị kể từ sau 1945 đến 1954, rồi từ 1954-1975 và nhất là từ 1975-2010, chẳng lẽ cả một cuộc đời lăn lóc làm chính trị, hy sinh cho lý tưởng cách mạng chỉ thấy có 5 năm sống có chất lượng, có ý nghĩa?...
Ông Trần Văn Giàu vừa chết ngày 16/12/2010 vừa qua. Ông là một trong số ít ỏi những người cộng sản kỳ cựu nhất của thập niên 1930-40 còn sống ở đầu thế kỷ 21. Chỉ 3 ngày sau khi ông chết, tập Hồi Ký của ông, được nhiều người trông đợi, mới được xuất hiện trên hai trang báo điện tử viet-studies và diendan.org ở hải ngoại.
Sự xuất hiện muộn màng đợi đến khi tác giả vừa nằm xuống là một dấu hiệu vụng về và đáng buồn.
Hơn thế nữa, tập hồi ký này được ông Trần Văn Giàu viết từ thập niên 1970, nghĩa là cách đây 40 năm nay và phải đợi lúc ông chết, nó mới được cho xuất hiện chỉ ở hải ngoại! Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, người có trách nhiệm công bố tập Hồi ký này thì do “công cụ chuyên chính của chính quyền thì ra sức theo dõi việc biên soạn, lùng tìm những người đánh máy, tàng trữ với hi vọng thu hồi được bản thảo để hoặc thủ tiêu, cấm đoán xuất, hoặc cắt xén thay đổi trước khi cho xuất bản.”. Nguyễn Ngọc Giao, Hồi ký 1940-1945, Trần Văn Giàu. Dien dan.org
Đúng là đợi khi chết mới được nói ra lời; nhưng nói không trọn vẹn, nói u ơ, nói ngọng nghịu.
Như trước đây khi người viết bài này phê bình cuốn Hồi ký của Lý Quý Chung ở trong nước khi ông này được ra mắt sách lúc sắp chết, tôi gọi đó là cuốn “Nhật Ký của im lặng”. Vì cuốn hồi ký bị cắt đầu, cắt đuôi, chẳng nói được gì. Sau này, liên lạc được với em gái của Lý Quý Chung ở Montréal, bà Lý Thành Lễ. Qua điện thoại, bà Lễ kể cho hay, hôm sách được giới thiệu, vừa mới bán được vài cuốn thì có “lệnh ở trên” đến tịch thu tất cả.
Cho nên có thể không lấy làm lạ một đảng viên cộng sản kỳ cựu như ông Trần Văn Giàu đi nữa, ông cũng không thoát khỏi bị trù dập cho đến lúc chết. Gương của luật sư Nguyễn Mạnh Tường còn đó; gương của Trần Đức Thảo còn đó.
Nhưng ở mặt lễ nghi thì ông được “quốc táng” với một danh sách ban tổ chức gồm nhiều nhân vật lãnh đạo đảng. Đứng đầu là “đồng chí” Lê Thanh Hải. Đã có nhiều bài viết vinh danh ông bằng thứ “văn chương phúng điếu” như “ông là một nhân cách sáng ngời” giáo sư Tương Lai, Nguyễn Đình Đầu - nhà viết sử nổi lên từ sau 1975 – nói, “Giáo sư Trần Văn Giàu, mất mát chưa có người thay thế.” Dương Trung Quốc viết, “Giáo sư Trần Văn Giàu đã vét cạn đời mình cho nghiệp sử.”.
Đọc những văn chương phúng điếu ở trên, người viết tâm đắc và thấm thía câu nói của TT. Thích Trí Quang, Nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!
Việc ông Trần Văn Giàu phải cất dấu hồi ký lâu như thế thì chẳng một ai muốn bàn đến. Một phần lớn việc cất dấu tập hồi ký này do chính ý định của ông. Phần khác nó cho thấy sự hà khắc của chế độ ấy ra sao.
Một chi tiết không thể bỏ qua là ông Giàu cũng như Võ Nguyên Giáp là những đảng viên cộng sản kỳ cựu nhất, sống đến trăm tuổi (11/09/1911-16/12/2010), như bình thường thì Trần Văn Giàu có thể leo lên đến chức Tổng bí thư Đảng.
Vậy mà lẽ nào hồi ký cả một đời người lại thu vén vào khoảng thời gian1940-1945?
Cứ theo lời ông Giàu giải thích thì “Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, sấp xỉ 90 năm. Tôi viết ‘Lời nói đầu’ này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.” Trích Lời nói đầu, Trần Văn Giàu.
Với chỉ vỏn vẹn 5 năm, thời gian từ 1940-1945, người đọc hy vọng đọc được gì trong khoảng thời gian đó? Bao nhiêu biến cố chính trị kể từ sau 1945 đến 1954, rồi từ 1954-1975 và nhất là từ 1975-2010, chẳng lẽ cả một cuộc đời lăn lóc làm chính trị, hy sinh cho lý tưởng cách mạng chỉ thấy có 5 năm sống có chất lượng, có ý nghĩa?
Có thể ông có cái lý của ông để chỉ viết Hồi ký 5 năm! Hồi ký để ông có thể giãi bày “nỗi oan” chuyện vượt ngục ở Tà Lài và về vụ Deschamps chẳng hạn.
- Vụ thhứ nhất về chuyện “vượt ngục” do Pháp dật giây thì cho đến ngày hôm nay, Ban tổ chức Trung Ương đi đến kết luận là “ Chưa có” chứng cớ là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục. Ông Giàu chỉ muốn giải nỗi oan là thay một chữ chưa bằng chữ không, “ Không có” chứng cớ gì.
- Về vụ Deschamps do ông Giàu khai nhận, tổ chức kết luận: “Việc khai nhận của đồng chí Giàu gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giây quốc tế.” Về điểm này, ông Trần Văn Giàu nhìn nhận:
“Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú: Trần Phú không hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song Nguyễn Văn Trấn (Prigorny) còn sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt vì tôi khai, cả chỗ tôi ở, không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo.” (Trích Hồi ký Trần Văn Giàu, phần Lời nói đầu.)
Điều chúng ta mong muốn là không phải đọc cái hồi ký năm năm mà là Hồi ký 65 năm còn lại bị dấu kín, bị quên lãng, bị trù dập khốn đốn, bị nhục nhã, bị “ngồi chơi xơi nước” như kiểu luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần Đức Thảo ở một mức độ nhẹ hơn.
Ông Nguyễn Văn Trung ở số 57 Duy Tân, cư xá giáo sư đại học Sàigòn thường qua lại thăm giáo sư Trần Văn Giàu, ở số 77 Duy Tân và kể lại cho người viết như sau, “Ông Giàu sống rất thanh bạch, rất ẩn nhẫn của một trí thức có nhân cách.
Ông tránh né và không muốn nhắc lại mọi chuyện quá khứ. Nhiều khi bà Giàu cứ kể lể, than vãn thì ông Trần Văn Giàu lại gạt đi không cho kể. Trong vườn nhà ông bà TVG ở Duy Tân đằng sau có cây khế ngọt, Bà Giàu thường phải trèo lên hái những trái khế mang ra chợ để đổi lấy rau trái ăn thêm.”
Nhưng theo ông Trung, cái nhục của ông Trần Văn Giàu là lúc đầu phường khóm chúng chẳng biết Trần Văn Giàu là ai cả! Loa phóng thanh trong phường gọi réo tên ông Trần Văn Giàu lên nay lĩnh gạo, mốt lĩnh thịt và chắc cả tiền lương! Có thể sau này thì bọn phường khóm hiểu ra rằng, đang có “một núi thái sơn” của Đảng bị thất sủng ở trong phường của chúng mới hết cảnh réo gọi.
Chúng tôi sẽ đưa ra một vài chứng từ về mối liên lạc giữa hai người trí thức giữa hai miền và nhất là cuốn sách của ông Trần Văn Giàu phê phán cuốn Nhận Định II của Nguyễn Văn Trung trong kỳ sau.
Cảm tưởng của người viết bài này là giữa một tập Hồi Ký năm năm và cả một cuộc đời 100 năm, liệu tập Hồi ký này có đủ sức chuyên chở cả cuộc đời của chính tác giả và những biến động chính trị trong dọc dài suốt 65 năm liên quan đến số mệnh dân tộc đất nước?
Và lời nhận xét của Nguyễn Ngọc Giao sau đây trong “Lời nói đầu” tỏ ra chỉ là một nhận xét ước lệ, có tính cách xưng tụng hơn là thực tế, “Họ là những nhân vật lịch sử, đã góp phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.”
Thực tế cho thấy trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” người ta đã cố tình vô ý để thiếu tên Trần Văn Giàu!
Đó là một sai lầm kép của những kẻ làm lịch sử và viết lại lịch sử.
Phải nói thẳng là cái lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời của Trần Văn Giàu là thủ tiêu, đẩy tất cả các đồng chí đệ tứ vào tử lộ mà cho đến lúc chết, Trần Văn Giàu vẫn phủ nhận trách nhiệm! Ông đã từng nếm trải “cảnh tù êm ái” của thực dân đế quốc, từng phải xa vợ con cả chục năm trời, lẽ nào một người như ông thẳng tay giết những đồng chí vì chỉ khác đường lối?
Lỗi lầm thứ hai xảy ra trong nội bộ đảng theo như ông tâm sự với ông Thiếu Sơn, bữa ấy có sự hiện diện của người thủy thủ có trách nhiệm ra Côn Đảo đón nhóm Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng về đất liền. Nhưng vì lý do kỹ thuật đón “muộn”, và bị hiểu lầm là về sợ tranh chỗ. Sự thực thì chỉ không kịp đón theo như nhân chứng là người thủy thủ có mặt hôm ấy. Việc đón trễ là một chuyện.
Nhưng theo Nguyễn Ngọc Giao trong cuộc nói chuyện 3 giờ với Trần Văn Giàu, tại Paris thì khi Lê Duẩn về đất liền, chỉ được Trần Văn Giàu trao cho giữ chức vụ “đơn thuần làm trưởng phòng du kích Nam Bộ và dường như có ảnh hưởng sau này tới “ tiền đồ chính trị” của Trần Văn Giàu”. Thậm chí sau này ông phải đợi khá lâu mới được trở lại thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.”
Cũng theo lời Nguyễn Ngọc Giao, Rất tiếc rằng lúc ấy ông không cho phép tôi công bố việc này, cũng như theo sự thỏa thuận mùa hè năm 1989, 3 giờ phỏng vấn ông ở Paris không được phổ biến lúc sinh thời. Ông còn dặn kỹ tôi: ‘Nếu chú viết về việc này, thì tôi sẽ cải chính đấy.’” (Trích Trần Văn Giàu (1911-2010), Nguyễn Ngọc Giao, cập nhật 18/12/2010, dien dan.org
Mặc dầu trong tờ Cờ Giải Phóng, cơ quan của Trung ương ĐCS Đông Dương ngày 23 tháng 10 năm 1945, đăng lời kêu họi sát hại phái đệ tứ. Nhưng chính lãnh đạo đảng cộng sản cũng phê phán hành động của Trần Văn Giàu! Phải chăng Trần Văn Giàu là nạn nhân của chính sách của Đảng?
Hồi ký của ông sẽ viết gì như biện minh trạng cho những việc làm sát hại các đồng chí cộng sản đệ tứ?
Người dân miền Nam trước 1975 chắc còn nhớ trước cửa chợ Bến Thành có con đường nhỏ mang tên Tạ Thu Thâu- một nhân vật cộng sản đệ tứ (Trốt kít) đã bị nhóm đệ tam sát hại tại tháng 9/năm 1945, tại Quảng Ngãi - và chính quyền cộng sản đã không quên bôi xóa con đường mang tên Tạ Thu Thâu vào năm 1975- một bôi xóa mang tính cách lịch sử?
Đối với các bạn trẻ, xin nêu rõ Tạ Thu Thâu là người từng đi du học Pháp, bị trục xuất về nước vì phản đối án tử hình xử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước vào ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở hải cảng Marseille có tên Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chán, v.v…) (Trích Phan Văn Hùm, Thân thế và sự nghiệp, Trần Nguơn Phiêu, trang 355).
Năm 1989, khi có dịp được qua Pháp, Trần Văn Giàu trước những câu hỏi chất vấn về việc thủ tiêu các nhóm đệ tứ, Trần Văn Giàu quả quyết rằng không phải do chính ông, vì “những người có trách nhiệm trong thời kỳ đó là Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng. Rời Paris với lời hứa.(cuộc nói chuyện này đã được ghi âm) sẽ “phục hồi danh dự” (réhabilité) cho những người yêu nước bị chết oan, đến nay ông Giàu vẫn im lặng.” (Trích Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, Hoàng Khoa Khôi, trang 290).
Nhưng kể từ đó đến nay, lời hứa đó đã không hề bao giờ được tôn trọng thực hiện cho đến lúc ông chết.
Cũng trong bài phỏng vấn Trần Văn Giàu của Nguyễn Ngọc Giao, “ông dứt khoát bác bỏ trách nhiệm của mình trong cái chết của Tạ Thu Thâu (tháng 9 năm 1945 tại Quảng Ngãi), nhưng ông giữ im lặng không trả lời câu hỏi của tôi về việc Phan Văn Hùm và các đồng chí đã bị thủ tiêu ở Nam Bộ năm 1946.”
Về cái chết của nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu cho đến giờ phút này, có thể chúng ta không bao giờ có lời giải đáp chính xác chắc chắn cho câu hỏi: Ai giết? Có thể không phải là ông Trần Văn Giàu giết nhưng cho chỉ thị thì có. Nghị quyết phải triệt hạ các tay sai đế quốc, phát xít cũng như phải trừng trị đích đáng bọn phản động Trốt Kít. Nhưng mặt khác thì chính họ lại thủ tiêu mọi chứng từ, giấy tờ, mọi nhân chứng và nếu cần thủ tiêu ngay cả “thủ phạm thi hành” nếu cần.
Câu hỏi ai giết, ai ám hại Tạ Thu Thâu có thể là một câu hỏi thừa đối với những người cộng sản thứ thiệt! Ai giết cũng được!
Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ giả vờ không biết để không hỏi. Phải hỏi dù không có câu trả lời.
Nhưng trong chỗ riêng tư, đã có lần ông thú nhận với ông Thiếu Sơn là ông chỉ sát hại có một người trong suốt thời gian giữ chức vụ Lâm Ủy hành chánh chánh? Người nào thì ông không nói rõ tên.
Phải chăng đó là những người có uy tín hàng đầu như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Trần Văn Sĩ, Phan Văn Hoa? Hay những người khác như Lê Văn Vững, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Lê Kim Tỵ?
Muốn hiểu rõ ai đã ra tay giết hại những người này, có nhiều nguồn tài liệu, nhất là tài liệu của các nhóm đệ tứ. Trước hết xin đọc tóm lược tài liệu của ông Nguyễn Kỳ Nam, một nhà báo, một người nhân chứng, tường thuật tại chỗ và có tham dự những buổi họp báo của Lâm Ủy Hành Chánh, trong đó Trần Văn Giàu làm chủ tọa:
Sau này, rất nhiều người trong nhóm đệ tứ đã đồng loạt lên án nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu.
Tài liệu trích dẫn: Ai đã ám sát Tạ Thu Thâu và những người Trốkít Việt Nam? Hoàng Khoa Khôi, Những nhân chứng cuối cùng, Trần Ngươn Phiêu, Bà Phương Lan, Bùi Thế Mỹ trong Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu và Hồi ký Nam Đình, v.v...
Tác giả Hoàng Khoa Khôi trong tập sách “Nhìn lại sáu mươi năm tranh đấu cho Việt Nam” trang 22, đã lên án nặng nề nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu đã giết hại những đồng chí của mình như sau:
Nhận xét và so sánh nhà tù thời Pháp thuộc (nhà tù Tà Lài) và trại Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) trong cuốn Hồi ký của tác giả
Theo Trần Văn Giàu trong phần thứ nhất, “Từ ngồi tù khám lớn đến vượt ngục Tà Lài”. Đọc đoạn văn trích dẫn sau đây của ông Trần Văn Giàu mà thấm thía. Ông Trần Văn Giàu chỉ quên không cho biết rõ đã có một người tù nào trong trại tù Tà Lài thời thực dân Pháp đã chết vì kiệt lực, vì thiếu ăn, vì bị giam cầm, bị biệt giam, bị tra tấn tinh thần, bị xỉ nhục hay bị chết vì bệnh tật vì không có thuốc men!
Xin mời 300.000 ngàn “ngụy quân, ngụy quyền” thời VNCH cùng đọc đoạn văn này để cùng suy nghĩ.
Xin đọc thêm về “Trại giam Cổng Trời” qua lời nhân chứng của ký giả Mặc Lâm, biên tập viên, đài RFA, để có dịp so sánh với trại tù Tà Lày của thực dân Pháp!
(Còn tiếp)
.
Đọc Hồi Ký Trần Văn Giàu (I)
Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline 26-12-2010 Ông Trần Văn Giàu vừa chết ngày 16/12/2010 vừa qua. Ông là một trong số ít ỏi những người cộng sản kỳ cựu nhất của thập niên 1930-40 còn sống ở đầu thế kỷ 21. Chỉ 3 ngày sau khi ông chết, tập Hồi Ký của ông, được nhiều người trông đợi, mới được xuất hiện trên hai trang báo điện tử viet-studies và diendan.org ở hải ngoại.
Sự xuất hiện muộn màng đợi đến khi tác giả vừa nằm xuống là một dấu hiệu vụng về và đáng buồn.
Trần Văn Giàu Nguồn: vietbao.vn |
Đúng là đợi khi chết mới được nói ra lời; nhưng nói không trọn vẹn, nói u ơ, nói ngọng nghịu.
Như trước đây khi người viết bài này phê bình cuốn Hồi ký của Lý Quý Chung ở trong nước khi ông này được ra mắt sách lúc sắp chết, tôi gọi đó là cuốn “Nhật Ký của im lặng”. Vì cuốn hồi ký bị cắt đầu, cắt đuôi, chẳng nói được gì. Sau này, liên lạc được với em gái của Lý Quý Chung ở Montréal, bà Lý Thành Lễ. Qua điện thoại, bà Lễ kể cho hay, hôm sách được giới thiệu, vừa mới bán được vài cuốn thì có “lệnh ở trên” đến tịch thu tất cả.
Cho nên có thể không lấy làm lạ một đảng viên cộng sản kỳ cựu như ông Trần Văn Giàu đi nữa, ông cũng không thoát khỏi bị trù dập cho đến lúc chết. Gương của luật sư Nguyễn Mạnh Tường còn đó; gương của Trần Đức Thảo còn đó.
Nhưng ở mặt lễ nghi thì ông được “quốc táng” với một danh sách ban tổ chức gồm nhiều nhân vật lãnh đạo đảng. Đứng đầu là “đồng chí” Lê Thanh Hải. Đã có nhiều bài viết vinh danh ông bằng thứ “văn chương phúng điếu” như “ông là một nhân cách sáng ngời” giáo sư Tương Lai, Nguyễn Đình Đầu - nhà viết sử nổi lên từ sau 1975 – nói, “Giáo sư Trần Văn Giàu, mất mát chưa có người thay thế.” Dương Trung Quốc viết, “Giáo sư Trần Văn Giàu đã vét cạn đời mình cho nghiệp sử.”.
Đọc những văn chương phúng điếu ở trên, người viết tâm đắc và thấm thía câu nói của TT. Thích Trí Quang, Nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!
Việc ông Trần Văn Giàu phải cất dấu hồi ký lâu như thế thì chẳng một ai muốn bàn đến. Một phần lớn việc cất dấu tập hồi ký này do chính ý định của ông. Phần khác nó cho thấy sự hà khắc của chế độ ấy ra sao.
Một chi tiết không thể bỏ qua là ông Giàu cũng như Võ Nguyên Giáp là những đảng viên cộng sản kỳ cựu nhất, sống đến trăm tuổi (11/09/1911-16/12/2010), như bình thường thì Trần Văn Giàu có thể leo lên đến chức Tổng bí thư Đảng.
Vậy mà lẽ nào hồi ký cả một đời người lại thu vén vào khoảng thời gian1940-1945?
Cứ theo lời ông Giàu giải thích thì “Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, sấp xỉ 90 năm. Tôi viết ‘Lời nói đầu’ này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.” Trích Lời nói đầu, Trần Văn Giàu.
Với chỉ vỏn vẹn 5 năm, thời gian từ 1940-1945, người đọc hy vọng đọc được gì trong khoảng thời gian đó? Bao nhiêu biến cố chính trị kể từ sau 1945 đến 1954, rồi từ 1954-1975 và nhất là từ 1975-2010, chẳng lẽ cả một cuộc đời lăn lóc làm chính trị, hy sinh cho lý tưởng cách mạng chỉ thấy có 5 năm sống có chất lượng, có ý nghĩa?
Có thể ông có cái lý của ông để chỉ viết Hồi ký 5 năm! Hồi ký để ông có thể giãi bày “nỗi oan” chuyện vượt ngục ở Tà Lài và về vụ Deschamps chẳng hạn.
- Vụ thhứ nhất về chuyện “vượt ngục” do Pháp dật giây thì cho đến ngày hôm nay, Ban tổ chức Trung Ương đi đến kết luận là “ Chưa có” chứng cớ là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục. Ông Giàu chỉ muốn giải nỗi oan là thay một chữ chưa bằng chữ không, “ Không có” chứng cớ gì.
- Về vụ Deschamps do ông Giàu khai nhận, tổ chức kết luận: “Việc khai nhận của đồng chí Giàu gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giây quốc tế.” Về điểm này, ông Trần Văn Giàu nhìn nhận:
“Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú: Trần Phú không hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đã rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song Nguyễn Văn Trấn (Prigorny) còn sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt vì tôi khai, cả chỗ tôi ở, không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo.” (Trích Hồi ký Trần Văn Giàu, phần Lời nói đầu.)
Điều chúng ta mong muốn là không phải đọc cái hồi ký năm năm mà là Hồi ký 65 năm còn lại bị dấu kín, bị quên lãng, bị trù dập khốn đốn, bị nhục nhã, bị “ngồi chơi xơi nước” như kiểu luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần Đức Thảo ở một mức độ nhẹ hơn.
Ông Nguyễn Văn Trung ở số 57 Duy Tân, cư xá giáo sư đại học Sàigòn thường qua lại thăm giáo sư Trần Văn Giàu, ở số 77 Duy Tân và kể lại cho người viết như sau, “Ông Giàu sống rất thanh bạch, rất ẩn nhẫn của một trí thức có nhân cách.
Ông tránh né và không muốn nhắc lại mọi chuyện quá khứ. Nhiều khi bà Giàu cứ kể lể, than vãn thì ông Trần Văn Giàu lại gạt đi không cho kể. Trong vườn nhà ông bà TVG ở Duy Tân đằng sau có cây khế ngọt, Bà Giàu thường phải trèo lên hái những trái khế mang ra chợ để đổi lấy rau trái ăn thêm.”
Nhưng theo ông Trung, cái nhục của ông Trần Văn Giàu là lúc đầu phường khóm chúng chẳng biết Trần Văn Giàu là ai cả! Loa phóng thanh trong phường gọi réo tên ông Trần Văn Giàu lên nay lĩnh gạo, mốt lĩnh thịt và chắc cả tiền lương! Có thể sau này thì bọn phường khóm hiểu ra rằng, đang có “một núi thái sơn” của Đảng bị thất sủng ở trong phường của chúng mới hết cảnh réo gọi.
Chúng tôi sẽ đưa ra một vài chứng từ về mối liên lạc giữa hai người trí thức giữa hai miền và nhất là cuốn sách của ông Trần Văn Giàu phê phán cuốn Nhận Định II của Nguyễn Văn Trung trong kỳ sau.
Cảm tưởng của người viết bài này là giữa một tập Hồi Ký năm năm và cả một cuộc đời 100 năm, liệu tập Hồi ký này có đủ sức chuyên chở cả cuộc đời của chính tác giả và những biến động chính trị trong dọc dài suốt 65 năm liên quan đến số mệnh dân tộc đất nước?
Và lời nhận xét của Nguyễn Ngọc Giao sau đây trong “Lời nói đầu” tỏ ra chỉ là một nhận xét ước lệ, có tính cách xưng tụng hơn là thực tế, “Họ là những nhân vật lịch sử, đã góp phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.”
Thực tế cho thấy trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” người ta đã cố tình vô ý để thiếu tên Trần Văn Giàu!
Đó là một sai lầm kép của những kẻ làm lịch sử và viết lại lịch sử.
Phải nói thẳng là cái lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời của Trần Văn Giàu là thủ tiêu, đẩy tất cả các đồng chí đệ tứ vào tử lộ mà cho đến lúc chết, Trần Văn Giàu vẫn phủ nhận trách nhiệm! Ông đã từng nếm trải “cảnh tù êm ái” của thực dân đế quốc, từng phải xa vợ con cả chục năm trời, lẽ nào một người như ông thẳng tay giết những đồng chí vì chỉ khác đường lối?
Lỗi lầm thứ hai xảy ra trong nội bộ đảng theo như ông tâm sự với ông Thiếu Sơn, bữa ấy có sự hiện diện của người thủy thủ có trách nhiệm ra Côn Đảo đón nhóm Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng về đất liền. Nhưng vì lý do kỹ thuật đón “muộn”, và bị hiểu lầm là về sợ tranh chỗ. Sự thực thì chỉ không kịp đón theo như nhân chứng là người thủy thủ có mặt hôm ấy. Việc đón trễ là một chuyện.
Nhưng theo Nguyễn Ngọc Giao trong cuộc nói chuyện 3 giờ với Trần Văn Giàu, tại Paris thì khi Lê Duẩn về đất liền, chỉ được Trần Văn Giàu trao cho giữ chức vụ “đơn thuần làm trưởng phòng du kích Nam Bộ và dường như có ảnh hưởng sau này tới “ tiền đồ chính trị” của Trần Văn Giàu”. Thậm chí sau này ông phải đợi khá lâu mới được trở lại thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.”
Cũng theo lời Nguyễn Ngọc Giao, Rất tiếc rằng lúc ấy ông không cho phép tôi công bố việc này, cũng như theo sự thỏa thuận mùa hè năm 1989, 3 giờ phỏng vấn ông ở Paris không được phổ biến lúc sinh thời. Ông còn dặn kỹ tôi: ‘Nếu chú viết về việc này, thì tôi sẽ cải chính đấy.’” (Trích Trần Văn Giàu (1911-2010), Nguyễn Ngọc Giao, cập nhật 18/12/2010, dien dan.org
Mặc dầu trong tờ Cờ Giải Phóng, cơ quan của Trung ương ĐCS Đông Dương ngày 23 tháng 10 năm 1945, đăng lời kêu họi sát hại phái đệ tứ. Nhưng chính lãnh đạo đảng cộng sản cũng phê phán hành động của Trần Văn Giàu! Phải chăng Trần Văn Giàu là nạn nhân của chính sách của Đảng?
Hồi ký của ông sẽ viết gì như biện minh trạng cho những việc làm sát hại các đồng chí cộng sản đệ tứ?
Tạ Thu Thâu Nguồn: tài liệu đặc biệt của Sở Mật thám Đông Dương, do giám đốc Sở, trùm mật thám Louis Marty biên soạn |
Đối với các bạn trẻ, xin nêu rõ Tạ Thu Thâu là người từng đi du học Pháp, bị trục xuất về nước vì phản đối án tử hình xử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước vào ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở hải cảng Marseille có tên Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chán, v.v…) (Trích Phan Văn Hùm, Thân thế và sự nghiệp, Trần Nguơn Phiêu, trang 355).
Năm 1989, khi có dịp được qua Pháp, Trần Văn Giàu trước những câu hỏi chất vấn về việc thủ tiêu các nhóm đệ tứ, Trần Văn Giàu quả quyết rằng không phải do chính ông, vì “những người có trách nhiệm trong thời kỳ đó là Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng. Rời Paris với lời hứa.(cuộc nói chuyện này đã được ghi âm) sẽ “phục hồi danh dự” (réhabilité) cho những người yêu nước bị chết oan, đến nay ông Giàu vẫn im lặng.” (Trích Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, Hoàng Khoa Khôi, trang 290).
Nhưng kể từ đó đến nay, lời hứa đó đã không hề bao giờ được tôn trọng thực hiện cho đến lúc ông chết.
Phan Văn Hùm (1902-1946) Nguồn: Wikipedia.org |
Về cái chết của nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu cho đến giờ phút này, có thể chúng ta không bao giờ có lời giải đáp chính xác chắc chắn cho câu hỏi: Ai giết? Có thể không phải là ông Trần Văn Giàu giết nhưng cho chỉ thị thì có. Nghị quyết phải triệt hạ các tay sai đế quốc, phát xít cũng như phải trừng trị đích đáng bọn phản động Trốt Kít. Nhưng mặt khác thì chính họ lại thủ tiêu mọi chứng từ, giấy tờ, mọi nhân chứng và nếu cần thủ tiêu ngay cả “thủ phạm thi hành” nếu cần.
Câu hỏi ai giết, ai ám hại Tạ Thu Thâu có thể là một câu hỏi thừa đối với những người cộng sản thứ thiệt! Ai giết cũng được!
Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ giả vờ không biết để không hỏi. Phải hỏi dù không có câu trả lời.
Nhưng trong chỗ riêng tư, đã có lần ông thú nhận với ông Thiếu Sơn là ông chỉ sát hại có một người trong suốt thời gian giữ chức vụ Lâm Ủy hành chánh chánh? Người nào thì ông không nói rõ tên.
Phải chăng đó là những người có uy tín hàng đầu như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Trần Văn Sĩ, Phan Văn Hoa? Hay những người khác như Lê Văn Vững, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Lê Kim Tỵ?
Muốn hiểu rõ ai đã ra tay giết hại những người này, có nhiều nguồn tài liệu, nhất là tài liệu của các nhóm đệ tứ. Trước hết xin đọc tóm lược tài liệu của ông Nguyễn Kỳ Nam, một nhà báo, một người nhân chứng, tường thuật tại chỗ và có tham dự những buổi họp báo của Lâm Ủy Hành Chánh, trong đó Trần Văn Giàu làm chủ tọa:
“Buổi nhóm đó có các ký giả.
Tôi không bao giờ quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên tay mặt đập mạnh vào khẩu súng nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu chất vấn của Trần Văn Thạch .
Nghe và thấy vậy làm sao không sợ?
Nhứt là người đứng lên trả lời đó là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản đệ tam (...) Buổi nhóm khoáng Đại Hội Nghị hôm đó, Lâm Ủy Hành Chánh để lộ chân tướng sát nhơn” rõ rệt .
Tôi nhớ hai người chất vấn: Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Thạch (...)
Thạch chất vấn Giàu.
- Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh Nbam Bộ? Và cử hồi nào?
Trần Văn Giàu đứng dạy trả lời.
- Anh Thạch, tôi biết anh muốn nói gì rồi. Anh hỏi: “Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh”, chớ thật ra, trong bụng anh nghĩ:” Ta giỏi như vầy mà sao không ai đem ta vào Lâm Ủy”. Vậy tôi xin trả lời: Chúng tôi tạm thời đảm đương Chánh phủ trong giai đoạn này.Sau rồi, chúng tôi giao lại các anh. Còn trả lời về chánh trị, tôi sẽ gặp anh ở một nơi khác.”
- Trần Văn Giàu vừa nói câu sau vừa để tay mặt nơi cây súng sáu (...) Phòng nhóm im lặng như tờ. Mọi người đều nhìn Thạch như biết số mạng của Thạch đã định ... nơi khẩu súng lục kia rồi. Tôi hồi hộp, tim đập mạnh.
Từ đó, tôi mất hết tinh thần .. Nhiều bạn ký giả ngồi chung quanh tôi xầm xì:
- Thạch đã tự mình ký tên bản án tử hình rồi. Sau đó, Trần Văn Thạch bị giết, không ai còn lấy làm lạ nữa.
(Khi Huỳnh Văn Phương nắm công an, tình cờ bắt gặp được hồ sơ của mật thám để lại chứng minh rằng: Giàu có đi lại với Pháp. Vì vậy mà cộng sản không tin dùng Giàu (...) Khi Giàu liên lạc với Arnoux, chánh mật thám Đông-Dương, và Giàu làm tay sai cho Pháp để nhận một số tiền ... Arnoux biết Giàu lợi hại lắm sau này cũng dám phản bội nên khi đưa tiền cho Giàu, họ đặt máy ảnh trong kẹt cửa, chụp bức ảnh, chính tay Giàu thọ lãnh số bạc từ tay Arnoux trao .. Bức ảnh này còn nằm trong hồ sơ mật của mật thám. Huỳnh Văn Phương đang làm trạng sư được Nhựt đưa vào làm Tổng Giám Đốc Công An, tìm thấy hồ sơ của Giàu, liền cho rọi bức ảnh “Mật” đó ra làm 4 bản, trao cho Huỳnh Phú Sổ, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Ký, còn một bản Huỳnh Văn Phương giữ làm tài liệu.
Huỳnh Văn Phương trao 3 bức ảnh cho 3 người để rồi cả ba đều bị ám sát trong những trường hợp khác nhau)
Riêng Huỳnh Phú Sổ tố giác:
- Tôi có đủ tài liệu chứng minh rằng. Trần Văn Giàu đã thông đồng với Pháp .. Cho nên, trong nhiều phiên họp, Huỳnh Phú Sổ thường gay gắt hỏi: Ai Việt Minh thiệt? Ai Việt Minh giả? Và ai là Việt gian?
Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh rơi mặt nạ trong những phiên nhóm này, nên về sau, Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu, không ai lấy làm lạ nữa?
Riêng Phan Văn Hùm dè dặt nhất mà cũng không khỏi … Trong một phiên nhóm của Mặt Trận Quốc gia Thống Nhứt, Phan Văn Hùm đưa ra một bức thơ có chữ ký của Trần Văn Giàu chứng minh sự phản bội của Giàu, nhưng Hùm đã tỏ thái độ anh hùng của mình bằng cách lấy bức thư đó lại, đọc cho mọi người nghe, rồi đốt liền, để cho Giàu thấy rằng: một bằng cớ như vậy mà Hùm sẵn sàng thủ tiêu, để sau này không còn trong lịch sử.
Nhưng một tháng sau, khi Sàigòn tản cư, Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai nói rằng: “Trước chúng ta bất đồng chánh kiến về chánh trị. Nay nước nhà đương cần đoàn kết chống thực dân, tôi tin rằng: “anh sẽ bỏ qua việc cũ..”
Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một phòng bên trái, tức là một nơi “một vào không ra nữa được”. Người ta gọi là cửa tử.
Thật vậy, hai hôm sau, Phan Văn Hùm bị thủ tiêu.
Còn Trần Quang An?
Trần Quang An cũng theo Hùm. Nhưng khi thấy Mai đưa Hùm vào “ cửa tử”, Trần Quang An vội vã bắt tay Mai để từ giã:
- Tôi đến đây thăm anh, anh cho phép tôi về.
Trần Quang An nói dứt lời, tính quay bước ra ngoài, nhưng Dương Bạch Mai kéo lại, và chỉ cho Trần Quang An đi theo vào một cửa với Phan Văn Hùm.
Mai nói vắn tắt:
- Anh cũng vào ngã này chớ.
- Thế rồi Trần Quang An cũng bị, thủ tiêu như Phan Văn Hùm. Phan Văn Chánh cùng chung một trường hợp như Phan Văn Hùm, Trần Quang An, vì cả ba cùng di tản một đường. (Trích tóm lược Hồi ký 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam, tập II, trang 31.)
Sau này, rất nhiều người trong nhóm đệ tứ đã đồng loạt lên án nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu.
Tài liệu trích dẫn: Ai đã ám sát Tạ Thu Thâu và những người Trốkít Việt Nam? Hoàng Khoa Khôi, Những nhân chứng cuối cùng, Trần Ngươn Phiêu, Bà Phương Lan, Bùi Thế Mỹ trong Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu và Hồi ký Nam Đình, v.v...
Tác giả Hoàng Khoa Khôi trong tập sách “Nhìn lại sáu mươi năm tranh đấu cho Việt Nam” trang 22, đã lên án nặng nề nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu đã giết hại những đồng chí của mình như sau:
Họ đặt một số câu hỏi cho Trần Văn Giàu như: Vì sao ông Giàu với danh tiếng sử gia, nhà văn hóa (có người ví ông với Chu Văn An) im lặng. Ông ngại gì? Sợ ai? Ở địa vị, tên tuổi (lẫy lừng) của ông, lẽ ra ông chẳng phải sợ ai, ngại gì. Trong thời kỳ tiêu diệt người Đệ tứ, vai trò của ông Trần Văn Giàu là gì? Nhưng ai có thể nghĩ rằng ông không hề hay biết? Một trong những người có thể là hung thủ trực tiếp là ông Nguyễn Văn Trấn (tác giả cuốn sách “Viết cho mẹ và Quốc Hội”) Nhưng ông Trấn trong sách không hề đả động đến chuyện này.“Khi Lê Văn Vững bị bắn chết trước nhà ở đường Albert 1er, Đa Kao.. Nhiều bạn thân đã nhận diện được các sát thủ trong vụ này thuộc nhóm “công tác thành” của Dương Bạch Mai. (một đồng chí của Trần Văn Giàu. Tiếp theo Dương bạch Mai đã cho vây bắt các danh nhân trong Mặt Trận Quốc Gia Thống nhất như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Trần Quang Vinh, Diệp Văn Kỳ cũng như một số nhân vật đệ tứ phải chịu chung số phận như Hồ Vĩnh Ký, cùng vợ là Nguyễn Thị Sương, Trần Văn Thạch. Chưa kể hàng ngàn các tín đồ Hòa Hảo ở Hậu Giang .. Khẩu hiệu “đánh chung, đi riêng” trở thành chủ trương tàn sát những nhóm “ đi riêng”.
Nhận xét và so sánh nhà tù thời Pháp thuộc (nhà tù Tà Lài) và trại Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) trong cuốn Hồi ký của tác giả
Theo Trần Văn Giàu trong phần thứ nhất, “Từ ngồi tù khám lớn đến vượt ngục Tà Lài”. Đọc đoạn văn trích dẫn sau đây của ông Trần Văn Giàu mà thấm thía. Ông Trần Văn Giàu chỉ quên không cho biết rõ đã có một người tù nào trong trại tù Tà Lài thời thực dân Pháp đã chết vì kiệt lực, vì thiếu ăn, vì bị giam cầm, bị biệt giam, bị tra tấn tinh thần, bị xỉ nhục hay bị chết vì bệnh tật vì không có thuốc men!
Xin mời 300.000 ngàn “ngụy quân, ngụy quyền” thời VNCH cùng đọc đoạn văn này để cùng suy nghĩ.
The Heaven Gate Prison, Trại Cổng TrờiĐường lên trại giam
Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo:
- Đường vào căng đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đã.
Lính trải vài tờ nhật trình xuống cỏ, bày bánh mòi, đồ hộp, bình toong nước, ai có phần nấy.
- Y như hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè!
- Cứ quất no một bụng rồi sẽ xem ra sao.
Sinh hoạt tổ chức trong trại giam Tà Lài
- Phong cảnh Tà Lài khá hữu tình. Đồn ngói của Tây, trại tranh của tù như giấu mình trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn nước bao giờ cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dãy núi xanh biếc (...) Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ, nhiều cá tôm, có cá sấu; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo quấn trên cổ, hát giọng chèo đò. (...) Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức “thi lội” ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ý (...) Nhiều buổi chiều biểu diễn của Minh (vua bơi lội) cũng được toàn căng tán thưởng, nhiều thầy chú ra xem, đôi khi xếp Tây cũng ra xem. Minh bơi lội như cá và đẹp như khiêu vũ Ba Lê ..(..) Tôi, sếp cùng hàng chục anh em binh lính đứng gác trên chiếc phà cột ở bến. Vui quá là vui! Hai thằng sếp Tây, ở trần trùng trục, tay chống đầu gối cũng hét lên với mọi người. Tôi và Tào Tỵ đứng bên hông hai sếp, cũng hét hò.
- Ba cái nhà đó ở giữa một khu đất rộng chừng bảy, tám mẫu, cây to cao đã bị đốn sạch, nhưng cây nhỏ và cỏ tranh mọc lên rậm rì, có nơi lút đầu. Ngày chúng tôi lên tới đó thì Tây vừa mới làm xong một cái trại dài bằng tranh nứa chứa đựng khoảng năm, bảy mươi người, một cái nhà bếp, một trạm y tế cũng bằng tre. Từ nay về sau, mọi sự xây dựng ở trại giam này đều sẽ do bàn tay của anh em chúng tôi.
- Hễ còn trại tập trung thì còn thực dân Pháp và chiến tranh. Trại tập trung là nhà tù không án, không thời hạn. Giam giữ là chính. Cái chính không phải là đầy ải, bắt lao động.
- Sinh hoạt tư tưởng xem như là thường xuyên, lính gác cũng được dự, có khi cả xếp Tây nữa.
- Tháng 10 năm 1940, bọn tôi, có mấy trăm người bị giam ở trại tập trung Tà Lài. Trại nằm sát mé sông Đồng Nai. Tại đây có một bến phà (...) Ở đây, bản làng đồng bào Mạ cách xa Tà lài nhiều cây số, nhưng ngày ngày vẫn có người mang nỏ, mang gùi, xách chà gạc, xách thịt rừng đi qua đây, có khi một vài lít rượu. Đỡ buồn cho tụi tôi biết mấy!
Kết luận
Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy, không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mã ta đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm. Chỉ một lần sếp Tây đánh một đồng chí một gậy, đồng chí ấy quơ xà beng lên đỡ, tất cả anh em đều đứng lên, xẻng, cuốc, dao, mác trong tay, mắt đổ dồn vào tên xếp Tây, nó khiếp quá, bỏ đi luôn. Từ đó trở đi, không có vụ đánh đập nào nữa.
Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở thì nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai.” dcvnews
Xin đọc thêm về “Trại giam Cổng Trời” qua lời nhân chứng của ký giả Mặc Lâm, biên tập viên, đài RFA, để có dịp so sánh với trại tù Tà Lày của thực dân Pháp!
(Còn tiếp)
.
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...