...Thống kê mới đây cho biết, có tới 40% dân số Ai Cập sống ở mức nghèo khổ với thu nhập khoảng 2 đô la/ ngày.
Trái ngược với cuộc sống nghèo nàn của dân lao động là tài sản kếch xù của gia đình Mubarak và những tầng lớp đặc quyền đặc lợi khác. Theo những ước tính khác nhau được một số phương tiện truyền thông công bố, tài sản của gia đình Mubarak, thậm chí, có thể tới 70 tỉ USD, bao gồm nhiều tài khoản trong các nhà bank Thụy Sĩ, nhiều bất động sản lớn ở các trung tâm tài chính thế giới như New York, Los Angeles, Paris, London và các cung điện tráng lệ tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, đục khoét công quỹ ở nước này đã ở mức báo động. Những mâu thuẫn xã hội đã như những ung nhọt và chỉ một tàn lửa bắn qua từ Tunisia đã thổi bùng lên cuộc cách mạng....
Trái ngược với cuộc sống nghèo nàn của dân lao động là tài sản kếch xù của gia đình Mubarak và những tầng lớp đặc quyền đặc lợi khác. Theo những ước tính khác nhau được một số phương tiện truyền thông công bố, tài sản của gia đình Mubarak, thậm chí, có thể tới 70 tỉ USD, bao gồm nhiều tài khoản trong các nhà bank Thụy Sĩ, nhiều bất động sản lớn ở các trung tâm tài chính thế giới như New York, Los Angeles, Paris, London và các cung điện tráng lệ tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, đục khoét công quỹ ở nước này đã ở mức báo động. Những mâu thuẫn xã hội đã như những ung nhọt và chỉ một tàn lửa bắn qua từ Tunisia đã thổi bùng lên cuộc cách mạng....
Đàn Chim Việt, 07:12:pm 11/02/11 | Tác giả: Mạc Việt Hồng
Mới chiều tối qua, Tổng thống Hosni Mubarak đã làm hàng triệu người dân Ai Cập thất vọng khi cố níu kéo quyền lực bất chấp làn sóng biểu tình dữ dội của dân chúng từ hơn nửa tháng nay. Hàng trăm ngàn người dân trên quảng trường Tahrir đã la hét đả đảo Tổng thống (TT) và giơ giầy lên như một cử chỉ bày tỏ sự khinh bỉ.
Chưa đầy ngày sau, ông bất ngờ từ chức. Dân chúng Ai Cập vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc.
Trên các đường phố hàng ngàn người Ai Cập phất cao cờ tổ quốc, nhảy múa, ôm nhau cười và khóc: Đất nước Ai Cập đã được giải phóng!
Chấm dứt 30 năm độc tài
Thông báo từ chức của Mubarak được phó TT Ai Cập đưa ra vào chiều nay đã chấm dứt 30 năm cầm quyền của vị TT đã 82 tuổi và đang nhăm nhe dàn xếp để con trai mình nối dõi trong cuộc bầu cử dự tính diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Nguyên nhân dẫn tới việc đổi ý bất ngờ của Mubarak được một số nhà bình luận thời sự quốc tế cho rằng đó là việc xuất hiện khả năng một cuộc đảo chính quân sự. Điều ấy cũng cho thấy rằng Mubarak không nhận được sự ủng hộ của quân đội. Mặt khác, đó là sức ép quốc tế. Mặc dù là đồng minh tin cậy của Mỹ trong những năm qua nhưng chính TT Obama đã gửi tới Mubarak một thông điệp dứt khoát trong việc ủng hộ dân chủ, thực thi ý nguyện của nhân dân Ai Cập và mong muốn Mubarak sớm rời bỏ quyền lực.
Mubarak bắt đầu nắm quyền từ năm 1981 sau khi TT đương nhiệm bị ám sát, ông từ vai trò phó Tổng thống đã nhẩy vào cái ghế quyền lực nhất của Ai Cập trong suốt một phần ba thế kỷ.
Những năm gần đây, kinh tế Ai Cập được cho là ‘khởi sắc’ với tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao, duy trì ở mức 5-6%, nhưng cách biệt giầu nghèo quá lớn. Thống kê mới đây cho biết, có tới 40% dân số Ai Cập sống ở mức nghèo khổ với thu nhập khoảng 2 đô la/ ngày.
Trái ngược với cuộc sống nghèo nàn của dân lao động là tài sản kếch xù của gia đình Mubarak và những tầng lớp đặc quyền đặc lợi khác. Theo những ước tính khác nhau được một số phương tiện truyền thông công bố, tài sản của gia đình Mubarak, thậm chí, có thể tới 70 tỉ USD, bao gồm nhiều tài khoản trong các nhà bank Thụy Sĩ, nhiều bất động sản lớn ở các trung tâm tài chính thế giới như New York, Los Angeles, Paris, London và các cung điện tráng lệ tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, đục khoét công quỹ ở nước này đã ở mức báo động. Những mâu thuẫn xã hội đã như những ung nhọt và chỉ một tàn lửa bắn qua từ Tunisia đã thổi bùng lên cuộc cách mạng.
Việc làm dù muộn mằn của Mubarak hôm nay đã cứu vãn phần nào danh dự của ông ta và đền đáp xương máu của 300 người đã ngã xuống trong suốt gần 3 tuần lễ biểu tình. Nhưng chắc chắn, nhân dân Ai Cập sẽ ‘tính sổ’ với ông ta và gia đình trong một ngày gần đây để những gì cướp đoạt của nhân dân phải được trả lại.
Quân đội tạm nắm quyền
Việc ra đi của Mubarak đồng nghĩa với việc giải tán hoàn toàn chính phủ. Quân đội sẽ tạm nắm quyền qua Hội đồng quân sự đứng đầu là bộ trưởng Quốc phòng Mohammed Husejn Tantawi.
Quân đội Ai Cập ngay từ cuộc biểu tình đầu tiên của dân chúng đã giữ vai trò đứng trung lập, giữ gìn an ninh, trật tự, không nghiêng về bên nào. Động thái quyết định bắt đầu từ ngày hôm qua khi một sỹ quan quân đội cao cấp tới quảng trường Tihrir, trung tâm của các cuộc biểu tình và tuyên bố rằng quân đội sẽ đáp ứng tất cả các đòi hỏi của nhân dân.
Một thực tế nữa cũng diễn ra trong ngày hôm qua, thứ Năm, hội đồng tướng lĩnh cao cấp Ai Cập đã họp bàn cả ngày mà Tổng thống và phó Tổng thống đều không đươc mời tham dự. Cuộc họp của các tướng lĩnh cao cấp tiếp tục cho tới sáng nay. Như vậy, từ vai trò trung lập, quân đội Ai Cập đã bước sang cùng chiến tuyến với những người biểu tình và sau chỉ dấu này chưa đầy một ngày Mubarak đã buộc phải ra đi. Có thể nói, đây là cuộc đảo chính quân sự không tiếng súng trước áp lực của nhân dân.
Nhưng, không phải không có những lo ngại. Bởi, thế giới đã chứng kiến nhiều chế độ độc tài quân phiệt. Ngay chiều nay khi những tin tức đầu tiên về việc quân đội nắm quyền, một nhà bình luận chính trị trên kênh TVN24 của Ba Lan đã công khai bày tỏ quan ngại, liệu rồi chế độ nhà binh này có kéo dài tới… 50 năm hay không?
Quan điểm lo ngại dựa trên một thực tế lịch sử đã xảy ra năm 1952 khi các tướng lĩnh quân sự làm một cuộc đảo chính nhà vua Ai Cập và lập ra một nhà nước Cộng Hòa mà kết cục để đất nước rơi vào một thể chế độc tài.
Tất nhiên ngay sau đó là những ý kiến bình luận khác cho rằng, với trình độ dân trí của Ai Cập như hiện nay, sự hiểu biết xã hội đã vượt xa mấy chục năm trước, cộng với sự trợ giúp quốc tế khó có thể tồn tại nổi một chế độ độc đoán khác.
Nhà hoạt động đối lập người Ai Cập từng đoạt giải Nobel Hòa bình, ElBaradei, tỏ ý tin tưởng ở lực lượng quân đội. Ông cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều thập kỷ rồi, tất cả chúng tôi đều mong muốn hợp tác với quân đội để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử công bằng”.
Không chỉ có nhân dân Ai Cập mà nhân loại tiến bộ đều đang trông chờ được chứng kiến một cuộc bầu cử dân chủ như thế.
Kết thúc để bắt đầu
Ngay sau sự ra đi không kèn không trống của Mubarak, nhiều nước đã lên tiếng chúc mừng thành công của cuộc cách mạng Ai Cập và hòa chung niềm vui với nhân dân của một đất nước 6000 năm lịch sử. TT Obama khen ngợi giới trẻ Ai Cập, những người đã làm nên sự thay đổi kỳ diệu mà không phải sử dụng tới bạo lực.
Chủ tịch thượng viện châu Âu, Buzek cũng hy vọng vào quá trình chuyển đổi dân chủ hòa bình ở Ai Cập. Nguyên thủ các nước Đức, Pháp, Anh và bộ trưởng bộ Ngoại giao Nga cũng nhanh chóng bày tỏ sự vui mừng và hy vọng vào tương lai tươi sáng của một nền dân chủ.
Nhưng, ai cũng biết rằng, thành công của nhân dân Ai Cập cho tới nay mới là chấm dứt một chế độ độc tài. Từ đó để xây dựng một chế độ dân chủ hoàn thiện còn là một chặng đường dài nữa. Niềm vui ngày hôm nay của dân chúng trên quảng trường Tihrir mới chỉ là sự hân hoan khi đóng nắp chiếc quan tài cho chế độ Mubarak và từ ngày mai họ sẽ bắt đầu cho một công việc khác, không kém phần khó khăn là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của một xã hội dân chủ.
Thành công trong việc lật đổ một chế độ độc tài chưa có gì đảm bảo cho thành công trong việc xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ.
Hy vọng với khát vọng thay đổi lớn lao của toàn dân tộc cùng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, trong đó có Ba Lan, Ai Cập sẽ vững bước trong quá trình xây dựng một quốc gia dân chủ.
Và rồi một ngày nào đó, rất biết đâu làn gió mát lành từ cuộc cách mạng ở đất nước 80 triệu dân này sẽ thổi tới Việt Nam.
Có thể lắm chứ, tại sao không?
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
Ai Cập: Kết thúc để bắt đầu
Mạc Việt Hồng
Chưa đầy ngày sau, ông bất ngờ từ chức. Dân chúng Ai Cập vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc.
Trên các đường phố hàng ngàn người Ai Cập phất cao cờ tổ quốc, nhảy múa, ôm nhau cười và khóc: Đất nước Ai Cập đã được giải phóng!
Chấm dứt 30 năm độc tài
Thông báo từ chức của Mubarak được phó TT Ai Cập đưa ra vào chiều nay đã chấm dứt 30 năm cầm quyền của vị TT đã 82 tuổi và đang nhăm nhe dàn xếp để con trai mình nối dõi trong cuộc bầu cử dự tính diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Nguyên nhân dẫn tới việc đổi ý bất ngờ của Mubarak được một số nhà bình luận thời sự quốc tế cho rằng đó là việc xuất hiện khả năng một cuộc đảo chính quân sự. Điều ấy cũng cho thấy rằng Mubarak không nhận được sự ủng hộ của quân đội. Mặt khác, đó là sức ép quốc tế. Mặc dù là đồng minh tin cậy của Mỹ trong những năm qua nhưng chính TT Obama đã gửi tới Mubarak một thông điệp dứt khoát trong việc ủng hộ dân chủ, thực thi ý nguyện của nhân dân Ai Cập và mong muốn Mubarak sớm rời bỏ quyền lực.
Mubarak bắt đầu nắm quyền từ năm 1981 sau khi TT đương nhiệm bị ám sát, ông từ vai trò phó Tổng thống đã nhẩy vào cái ghế quyền lực nhất của Ai Cập trong suốt một phần ba thế kỷ.
Những năm gần đây, kinh tế Ai Cập được cho là ‘khởi sắc’ với tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao, duy trì ở mức 5-6%, nhưng cách biệt giầu nghèo quá lớn. Thống kê mới đây cho biết, có tới 40% dân số Ai Cập sống ở mức nghèo khổ với thu nhập khoảng 2 đô la/ ngày.
Trái ngược với cuộc sống nghèo nàn của dân lao động là tài sản kếch xù của gia đình Mubarak và những tầng lớp đặc quyền đặc lợi khác. Theo những ước tính khác nhau được một số phương tiện truyền thông công bố, tài sản của gia đình Mubarak, thậm chí, có thể tới 70 tỉ USD, bao gồm nhiều tài khoản trong các nhà bank Thụy Sĩ, nhiều bất động sản lớn ở các trung tâm tài chính thế giới như New York, Los Angeles, Paris, London và các cung điện tráng lệ tại Ai Cập.
Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng, đục khoét công quỹ ở nước này đã ở mức báo động. Những mâu thuẫn xã hội đã như những ung nhọt và chỉ một tàn lửa bắn qua từ Tunisia đã thổi bùng lên cuộc cách mạng.
Việc làm dù muộn mằn của Mubarak hôm nay đã cứu vãn phần nào danh dự của ông ta và đền đáp xương máu của 300 người đã ngã xuống trong suốt gần 3 tuần lễ biểu tình. Nhưng chắc chắn, nhân dân Ai Cập sẽ ‘tính sổ’ với ông ta và gia đình trong một ngày gần đây để những gì cướp đoạt của nhân dân phải được trả lại.
Quân đội tạm nắm quyền
Việc ra đi của Mubarak đồng nghĩa với việc giải tán hoàn toàn chính phủ. Quân đội sẽ tạm nắm quyền qua Hội đồng quân sự đứng đầu là bộ trưởng Quốc phòng Mohammed Husejn Tantawi.
Quân đội Ai Cập ngay từ cuộc biểu tình đầu tiên của dân chúng đã giữ vai trò đứng trung lập, giữ gìn an ninh, trật tự, không nghiêng về bên nào. Động thái quyết định bắt đầu từ ngày hôm qua khi một sỹ quan quân đội cao cấp tới quảng trường Tihrir, trung tâm của các cuộc biểu tình và tuyên bố rằng quân đội sẽ đáp ứng tất cả các đòi hỏi của nhân dân.
Một thực tế nữa cũng diễn ra trong ngày hôm qua, thứ Năm, hội đồng tướng lĩnh cao cấp Ai Cập đã họp bàn cả ngày mà Tổng thống và phó Tổng thống đều không đươc mời tham dự. Cuộc họp của các tướng lĩnh cao cấp tiếp tục cho tới sáng nay. Như vậy, từ vai trò trung lập, quân đội Ai Cập đã bước sang cùng chiến tuyến với những người biểu tình và sau chỉ dấu này chưa đầy một ngày Mubarak đã buộc phải ra đi. Có thể nói, đây là cuộc đảo chính quân sự không tiếng súng trước áp lực của nhân dân.
Nhưng, không phải không có những lo ngại. Bởi, thế giới đã chứng kiến nhiều chế độ độc tài quân phiệt. Ngay chiều nay khi những tin tức đầu tiên về việc quân đội nắm quyền, một nhà bình luận chính trị trên kênh TVN24 của Ba Lan đã công khai bày tỏ quan ngại, liệu rồi chế độ nhà binh này có kéo dài tới… 50 năm hay không?
Quan điểm lo ngại dựa trên một thực tế lịch sử đã xảy ra năm 1952 khi các tướng lĩnh quân sự làm một cuộc đảo chính nhà vua Ai Cập và lập ra một nhà nước Cộng Hòa mà kết cục để đất nước rơi vào một thể chế độc tài.
Tất nhiên ngay sau đó là những ý kiến bình luận khác cho rằng, với trình độ dân trí của Ai Cập như hiện nay, sự hiểu biết xã hội đã vượt xa mấy chục năm trước, cộng với sự trợ giúp quốc tế khó có thể tồn tại nổi một chế độ độc đoán khác.
Nhà hoạt động đối lập người Ai Cập từng đoạt giải Nobel Hòa bình, ElBaradei, tỏ ý tin tưởng ở lực lượng quân đội. Ông cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ nhiều thập kỷ rồi, tất cả chúng tôi đều mong muốn hợp tác với quân đội để chuẩn bị cho một cuộc bầu cử công bằng”.
Không chỉ có nhân dân Ai Cập mà nhân loại tiến bộ đều đang trông chờ được chứng kiến một cuộc bầu cử dân chủ như thế.
Kết thúc để bắt đầu
Ngay sau sự ra đi không kèn không trống của Mubarak, nhiều nước đã lên tiếng chúc mừng thành công của cuộc cách mạng Ai Cập và hòa chung niềm vui với nhân dân của một đất nước 6000 năm lịch sử. TT Obama khen ngợi giới trẻ Ai Cập, những người đã làm nên sự thay đổi kỳ diệu mà không phải sử dụng tới bạo lực.
Chủ tịch thượng viện châu Âu, Buzek cũng hy vọng vào quá trình chuyển đổi dân chủ hòa bình ở Ai Cập. Nguyên thủ các nước Đức, Pháp, Anh và bộ trưởng bộ Ngoại giao Nga cũng nhanh chóng bày tỏ sự vui mừng và hy vọng vào tương lai tươi sáng của một nền dân chủ.
Nhưng, ai cũng biết rằng, thành công của nhân dân Ai Cập cho tới nay mới là chấm dứt một chế độ độc tài. Từ đó để xây dựng một chế độ dân chủ hoàn thiện còn là một chặng đường dài nữa. Niềm vui ngày hôm nay của dân chúng trên quảng trường Tihrir mới chỉ là sự hân hoan khi đóng nắp chiếc quan tài cho chế độ Mubarak và từ ngày mai họ sẽ bắt đầu cho một công việc khác, không kém phần khó khăn là đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của một xã hội dân chủ.
Thành công trong việc lật đổ một chế độ độc tài chưa có gì đảm bảo cho thành công trong việc xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ.
Hy vọng với khát vọng thay đổi lớn lao của toàn dân tộc cùng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, trong đó có Ba Lan, Ai Cập sẽ vững bước trong quá trình xây dựng một quốc gia dân chủ.
Và rồi một ngày nào đó, rất biết đâu làn gió mát lành từ cuộc cách mạng ở đất nước 80 triệu dân này sẽ thổi tới Việt Nam.
Có thể lắm chứ, tại sao không?
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...