. .

Friday, August 26, 2011

Dược Viễn Đông phá sản

...Những cty khác, rất nhiều trên sàn chứng khoán sẽ lần luợt phá sản vì trong thời buổi suy thoái này, phá sản một cty “no liability” rồi thành lập một cty niêm yết khác dễ hơn là kéo dài lỗ lã trong 5 hay 7 năm suy thoái này để rồi vốn lưu động cạn kiệt thì phải kêu gọi cổ đông thêm vốn vào bằng cách tạo thêm cổ phiếu gọi là “rights issues” tức là 10 cp cũ thì được quyền mua 1 cp mới với giá thấp hơn 10 hay 20% so với giá thị trường.
Lối tăng vốn này trong thời buổi suy thoái thì thường không được hưởng ứng nên cty niêm yết có kinh nghiệm sẽ phá sản thì dễ hơn, để càng lâu thì càng lỗ.
Những cty có khả năng phá sản trên sàn sẽ là những cty chứng khoán, bất động sản, ngân hàng nhỏ v.v…rồi từ đó, hệ thống sẽ phá sản hàng loạt...


Dược Viễn Đông phá sản
TTHN:
Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.

Lần đầu tiên được công bố là một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán phá sập. Những cty trên sàn chứng khoán bên Tây Âu gọi là “no liability” tức là “không trách nhiệm”. Những cty này khi phá sản thì gia tài sự sản của CT HĐQT, HĐQT, chủ nhân cồ phiếu đều không bị mất (khác với Limited liabilities tức là “trách nhiệm hữu hạn” và “business” tức là trách nhiệm “vô hạn” (khi phá sản thì phải bán nhà, cửa, xe cộ để trả nợ).

Những cty khác, rất nhiều trên sàn chứng khoán sẽ lần luợt phá sản vì trong thời buổi suy thoái này, phá sản một cty “no liability” rồi thành lập một cty niêm yết khác dễ hơn là kéo dài lỗ lã trong 5 hay 7 năm suy thoái này để rồi vốn lưu động cạn kiệt thì phải kêu gọi cổ đông thêm vốn vào bằng cách tạo thêm cổ phiếu gọi là “rights issues” tức là 10 cp cũ thì được quyền mua 1 cp mới với giá thấp hơn 10 hay 20% so với giá thị trường.

Lối tăng vốn này trong thời buổi suy thoái thì thường không được hưởng ứng nên cty niêm yết có kinh nghiệm sẽ phá sản thì dễ hơn, để càng lâu thì càng lỗ.

Những cty có khả năng phá sản trên sàn sẽ là những cty chứng khoán, bất động sản, ngân hàng nhỏ v.v…rồi từ đó, hệ thống sẽ phá sản hàng loạt..

Một điều nữa là vay tiền của nhà băng Úc như ANZ, chậm trả 2 tháng là họ phá sản doanh nghiệp liền chứ ít có khả năng giãn nợ như nhà băng VN đâu. Đó là nguyên tác làm việc của họ, chỉ hiếm khi nào họ thấy có khả năng mạnh để cứu vãn thì họ mới thương lượng giãn nợ vì nếu giãn nợ quá nhiều doanh nghiệp thì dần dần chính họ cũng sẽ đối mặt với khó khăn như hệ thống ngân hàng VN ngày hôm nay. Thà là lấy 1 phần vốn lại qua đấu giá tài sản còn hơn là một ngày nào đó chi nhánh ANZ ở VN phải phá sản vì không đủ tiền trả Cty mẹ ở Úc.

Những ngày tháng tới này sẽ thấy một sự sụp đổ toàn diện.

Châu Xuân Nguyễn


————–
Dược Viễn Đông phá sản
Cập nhật lúc :1:01 PM, 26/08/2011
(ĐVO) Ngày 25/8, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố thông tin về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP dược phẩm Viễn Đông (DVD).
Thủ tục này được thực hiện sau khi một trong những chủ nợ lớn của Dược Viễn Đông là Ngân hàng ANZ nộp đơn và được Tòa án nhân dân TP HCM chấp nhận ngày 5/8.
HoSE cho biết, theo quy định pháp luật, DVD mở thủ tục phá sản là thông tin công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố tức thời trong vòng 24 giờ và 72 giờ. Thế nhưng, DVD đã không thực hiện việc này và HoSE chỉ nắm được tin sau khi nhận được công văn của ANZ vào ngày 24/8.
Được biết, DVD sẽ trả nợ theo luật Phá sản. Theo đó, tài sản có thế chấp thì phát mãi trả nợ ngân hàng, nợ khách hàng thì trả khách hàng, sau đó mới đến trả thuế, lương công nhân viên… Theo trình tự trả nợ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ, còn lại thì mới đến lượt các cổ đông. Tuy nhiên, bởi DVD không đủ tài sản để trả nợ, nên khả năng cổ đông DVD sẽ trắng tay là khá rõ ràng.
Dược Viễn Đông mở thủ tục phá sản.
Vào tháng 3/2011, cổ đông DVD đã thông qua nghị quyết chấp thuận bán một số tài sản của công ty để trả nợ ngân hàng. Cụ thể, công ty sẽ bán lại lô đất dự kiến xây dựng trụ sở, một số lô đất tại các tỉnh thành như Cần Thơ, Nam Định, Bắc Giang, Hải Dương… Riêng nhà máy Lili 0f France bán và thuê lại để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân khiến DVD rơi vào khủng hoảng là vào tháng 11/2010, cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ông Lê Văn Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông và em trai Lê Văn Mạnh vì hành vi thao túng giá cổ phiếu DHT. Và điều này nhanh chóng được phản ánh trong phiên giao dịch hôm nay 29/11 khi giá cổ phiếu DVD giảm sàn xuống 46.900 đồng một chứng khoán; dư bán sàn cuối phiên cũng lên tới hơn 92.600 cổ phiếu. Tiếp đến, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, vào tháng 3 năm nay, giá cổ phiếu DVO rơi về mức 20.000 đồng/cổ phiếu và đến phiên giao dịch ngày 25/8, đóng cửa ở mức 4.200 đồng/cổ phiếu.
Không dừng ở đó, ngày 3/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục công bố thông tin về việc cơ quan An ninh điều tra vừa bắt tạm giam bà Cao Hồng Vân, 38 tuổi, Phó Tổng giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông do liên quan hành vi đưa hối lộ.

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...