...Sau Gaddafi sẽ đến lượt Al-Assad. Tình hình Syria phức tạp hơn nhiều so với Libya, chế độ khát máu Al-Assad có thể còn kháng cự khá dai dẳng nhưng chắc chắn sẽ phải sụp đổ, và sau đó một tình trạng tương tự như Iraq hoặc Lebanon có thể sẽ diễn ra trong một thời gian. Điều chắc chắn Syria không có chọn lựa nào khác ngoài dân chủ. Các chế độ chưa dân chủ khác từ nay cũng sẽ hiểu là họ phải thích nghi rất nhanh chóng với tình huống mới, nghĩa là dân chủ hoá một cách khẩn cấp. Cả vùng Trung Đông và Bắc Phi sẽ sôi sục xây dựng dân chủ và sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới. Các chế độ độc tài còn lại sẽ không còn được hưởng một sự nể nang nào; dưới mắt thế giới chúng sẽ chỉ là những vấn đề phải giải quyết, thậm chí những rác rưởi phải quét đi...
Libya khẳng định làn sóng dân chủ mới
(Thông Luận) (TL261)
Dù tàn quân Gaddafi vẫn còn chống trả lẻ tẻ, cuộc cách mạng Libya coi như đã toàn thắng, quân nổi dậy đã làm chủ và thiết lập được an ninh trật tự tại thủ đô Tripoli, một lịch trình bầu cử các định chế dân chủ cho nước Libya mới cũng đã được công bố. Biến cố này có tầm quan trọng đặc biệt.
Trước hết là cách ứng xử của Phương Tây. Mặc dù những tội ác ngang ngược khó tưởng tượng trong quá khứ, chế độ Gaddafi từ lâu đã trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu cả về kinh tế lẫn trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Sự kiện Hoa Kỳ, Anh và Pháp không những bỏ rơi mà còn tiếp tay đánh đổ Gaddafi, mà cách đây không lâu họ đã từng long trọng trải thảm đỏ tiếp đón, chứng tỏ rằng bối cảnh Trung Đông và Bắc Phi đã chín muồi cho dân chủ đến độ buộc các cường quốc dân chủ phải tham gia một cách quả quyết vào tiến trình dân chủ hóa để làm tác nhân thay vì nạn nhân của một chuyển hoá không thể đảo ngược. Và các cường quốc dân chủ đã lấy quyết định đúng, như họ đã làm tại Tunisia và Ai Cập. Trung Quốc và Nga đã phản ứng một cách vừa vụng về vừa trái đạo đức chính trị nên đã bị dồn vào thế bị động bối rối. Quyền lợi và ảnh hưởng của hai nước này tại Trung Đông sẽ bị thiệt haị nặng, uy tín của họ trong bang giao quốc tế cũng sẽ yếu đi. Đây là một điều đáng mừng vì Nga và Trung Quốc đang là chỗ dựa cho các chế độ độc tài bạo ngược.
Thắng lợi của quân nổi dậy Libya cũng có một ý nghĩa quan trọng khác, đó là làn sóng dân chủ mới vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Đó lại càng là một tin mừng lớn hơn. Lực lượng Gaddafi đã chống trả dai dẳng hơn dự định và nhiều người đã bắt đầu lo ngại khối NATO sẽ bị sa lầy tại Libya trong một cuộc nội chiến dai dẳng. Nếu quả như vậy thì làn sóng dân chủ mới, dù đàng nào cũng không thể đảo ngược được, sẽ khựng lại trong một thời gian. Nhưng thực tế là lực lượng Gaddafi đã bị đánh tan và cũng không có dấu hiệu nào là sẽ có phá hoại và khủng bố như tại Iraq. Dự đoán có xác xuất cao nhất trong lúc này cũng là dự đoán lạc quan nhất: Libya sẽ tiến tới dân chủ nhanh chóng và trong hoà bình.
Chúng ta có thể chờ đợi gì trong những ngày sắp tới? Sau Gaddafi sẽ đến lượt Al-Assad. Tình hình Syria phức tạp hơn nhiều so với Libya, chế độ khát máu Al-Assad có thể còn kháng cự khá dai dẳng nhưng chắc chắn sẽ phải sụp đổ, và sau đó một tình trạng tương tự như Iraq hoặc Lebanon có thể sẽ diễn ra trong một thời gian. Điều chắc chắn Syria không có chọn lựa nào khác ngoài dân chủ. Các chế độ chưa dân chủ khác từ nay cũng sẽ hiểu là họ phải thích nghi rất nhanh chóng với tình huống mới, nghĩa là dân chủ hoá một cách khẩn cấp. Cả vùng Trung Đông và Bắc Phi sẽ sôi sục xây dựng dân chủ và sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới. Các chế độ độc tài còn lại sẽ không còn được hưởng một sự nể nang nào; dưới mắt thế giới chúng sẽ chỉ là những vấn đề phải giải quyết, thậm chí những rác rưởi phải quét đi.
Chúng ta sắp chứng kiến một bối cảnh thế giới đặc biệt thuận lợi. Làn sóng dân chủ mới này cũng dâng lên vào đúng lúc thế giới đang trải qua một cuộc xét lại toàn diện mà cố gắng cốt lõi là quân bình ngân sách và cán cân thương mại. Giai đoạn của mô hình kinh tế hướng ngoại dựa trên xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mà các chế độ độc tài như chế độ cộng sản Việt Nam tận tình áp dụng đã chấm dứt. Chế độ toàn trị càng chao đảo hơn trong cơn bão dân chủ.
Dĩ nhiên dù bối cảnh quốc gia và thế giới thuận lợi đến đâu yếu tố quyết định để đất nước có dân chủ vẫn là và chỉ có thể là nỗ lực phấn đấu của chính chúng ta. Hy vọng rằng những gì đã, đang và còn sẽ xảy ra tại các nước Ả Rập sẽ đem lại cho chúng ta thêm niềm tin và đồng thời cũng cho chúng ta, nhất là trí thức và thanh niên, nghị lực để có được ít nhất một phần sự dũng cảm phi thường mà chúng ta đang chứng kiến.
Thông Luận
You are here » Home » Kho Lưu Thời Sự » Libya khẳng định làn sóng dân chủ mới- (Thông Luận) (TL261)
Thursday, September 8, 2011
Libya khẳng định làn sóng dân chủ mới- (Thông Luận) (TL261)
Nhãn:
Kho Lưu Thời Sự
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...