. .

Friday, September 23, 2011

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích-tin BBC/Người Việt/ RFA

Nghĩa Dũng Đài, (cao 36met, theo bản họa đồ vẽ tay hiện TQGO đang có) [*] bị cắt cụt gần 16met để làm vọng gác trên ngọn-khoảng cuối 2002 đầu 2003, hiện chỉ còn chừng hơn 20met. Một đơn vị lính bắc ("trung đoàn Gia Định" gì đó...) đã đóng ở đây từ 2003 cho tới tháng 7-2007 cả bọn đã rút đitháo dỡ vọng gác luôn -Trung Thu 2011, photo by TQGO
[*]: theo Tú Cao, Ðặc San Công Binh 1/1975, thì Trụ Ðài của Nghĩa Dũng Đài cao 43 mét kể từ mặt đất thiên nhiên
...hai thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ, Patrick Leahy và Jim Webb, đều nói họ muốn “chương trình do ngân sách Mỹ tài trợ nên được dùng để tìm kiếm những binh sĩ bị mất tích (MIA) của cả hai phía trong cuộc chiến”.
Ðây là một quan điểm cho thấy không chỉ chính phủ Mỹ quan tâm đến MIA của mình mà của cả hai phía (Bắc và Nam) ở Việt Nam.

...Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh....



'VN cần công bằng trong hòa giải'
BBC 12:33 GMT - thứ sáu, 23 tháng 9, 2011

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.

Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.

Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:

"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.

"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.

"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."

'Hoang tàn và đổ nát'

Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.

Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.

Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".


cỏ hoang lấn sát chân Đền Tử Sỹ, Trung Thu 2011,  photo by TQGO
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.

Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Các chuyên gia nói Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.

Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.

Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có bình luận về quyết định này.

Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.
----------------------------
‘Phải tìm MIA cả 3 phía: Mỹ, Cộng Sản và VNCH’
Người Việt, Friday, September 23, 2011 8:32:24 PM

Ðòi ngưng chương trình tìm kiếm quân nhân mất tích, vì hiện tại: VNCH ‘nằm ngoài danh sách’
- Ðỗ Dzũng/Người Việt

WASHINGTON, D.C. (NV) -Hai thượng nghĩ sĩ đảng Dân Chủ muốn ngân sách $1 triệu để tìm quân nhân mất tích sẽ dùng không chỉ cho binh sĩ Mỹ mà cả binh sĩ hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Tim Rieser, nhân viên Tiểu Ban Chuẩn Chi Công Tác Chính Phủ và Ngoại Quốc, do Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy làm chủ tịch, nói: “Mục đích của chương trình này là để cho người Việt Nam thấy chúng tôi quan tâm không chỉ những trường hợp MIA của chúng tôi mà của cả những MIA của hai phía Việt Nam.” MIA là viết tắt của chữ “missing in action” - binh sĩ mất tích trong chiến đấu.
Thắp nhang cho tử sĩ tại Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, Bình Dương. Hiện chưa xác định được bao nhiêu binh sĩ VNCH bị mất tích trong cuộc chiến. Mới đây, hai thượng nghị sĩ Mỹ muốn Hoa Kỳ dùng ngân khoản $1 triệu để tìm kiếm hài cốt của cả binh sĩ Mỹ và binh sĩ của cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)


Trong một bức thư gởi ra hôm Thứ Năm, hai thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ, Patrick Leahy và Jim Webb, đều nói họ muốn “chương trình do ngân sách Mỹ tài trợ nên được dùng để tìm kiếm những binh sĩ bị mất tích (MIA) của cả hai phía trong cuộc chiến”.

Ðây là một quan điểm cho thấy không chỉ chính phủ Mỹ quan tâm đến MIA của mình mà của cả hai phía (Bắc và Nam) ở Việt Nam.

Ông Rieser cũng cho biết, trong tương lai, chương trình có thể có thêm ngân sách.

“Khoản ngân sách $1 triệu là số tiền có được trong lúc này. Khoản tiền này do Thượng Nghị Sĩ Leahy đề nghị trong ngân sách năm ngoái,” ông Rieser nói tiếp. “Nếu chương trình này thành công, có thể có thêm ngân sách sau này.”

Ông Rieser cũng cho biết “từ khi có ngân khoản này, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận phương cách sử dụng”.

Tuy nhiên, chương trình này hiện nay không bao gồm việc tìm kiếm quân nhân VNCH mất tích trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo thông báo của hai thượng nghị sĩ, “với thông tin có được, thảo luận giữa USAID (phía Mỹ) và chính phủ Việt Nam cho thấy quân nhân VNCH mất tích lại không có trong danh sách. Có nghĩa là những binh sĩ miền Nam không nằm trong chương trình này. Vì thế, có thể hiểu, ngân sách của Mỹ chỉ được dùng để tìm hài cốt binh lính miền Bắc mà thôi”.

Và Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã yêu cầu USAID tạm ngừng chương trình tìm kiếm MIA cho tới khi chắc chắn số tiền được sử dụng đúng với mục đích của nó.

Trong bản thông cáo báo chí đưa ra hôm Thứ Năm, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Ðông Á Thái Bình Dương Sự Vụ, thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, cho biết “đã báo cho USAID tạm ngưng chương trình tìm kiếm MIA cho tới khi bảo đảm được rằng số tiền này được dùng để tìm kiếm MIA của cả hai phía Cộng Sản và chống Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam”.

Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại đến văn phòng USAID, để lại lời nhắn, nhưng không nhận được hồi âm.

Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, từng là Thủy Quân Lục Chiến tại Việt Nam, có vợ là người gốc Việt và thường xuyên đến thăm Việt Nam kể từ năm 1991, nói thêm: “Chương trình này là một sự hợp tác giữa hai chính phủ, đồng thời là bước tiến tới hòa giải. Tuy nhiên, nó chỉ nên được thực hiện đối với tất cả những người đã chiến đấu, chứ không đơn giản cho bên này hay bên kia.”

Chính quyền Việt Nam cho biết muốn xác định khoảng 350,000 hài cốt lính Bắc Việt và Việt Cộng đang chôn tại các nghĩa trang cùng với khoảng 300,000 người khác bị mất tích, theo văn phòng Thượng Nghị Sĩ Leahy.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số quân nhân VNCH mất tích không thể xác định được con số.

Thượng Nghị Sĩ Jim Webb cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký “bản ghi nhớ” hợp tác, không cần phải sửa đổi gì cả, nhưng cần phải làm rõ mục đích của chương trình.

Khi được hỏi, sau thông báo của hai thượng nghị sĩ muốn làm rõ là ngân sách phải được sử dụng để tìm kiếm MIA của VNCH, nếu chính phủ Việt Nam không hợp tác với Mỹ nữa thì sao, ông Tim Rieser nói: “Chúng tôi hy vọng hai chính phủ sẽ đồng ý, và đây là cơ hội làm việc chung để tôn trọng những người đã hy sinh của cả hai phía Nam và Bắc Việt Nam, đồng thời đi đến sự hòa giải.”

Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com.

----------------------------------------------

TNS Jim Webb yêu cầu ngưng tài trợ cho dự án MIA
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, 2011-09-23

Thượng nghị sĩ Dân Chủ Jim Web, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan USAID ngưng tài trợ cho chương trình tìm kiếm thi hài chiến binh Việt Nam mất tích.
AFP photo
Người Mỹ thuộc dự án Joint Task Force-Full Accounting cùng với người dân bản xứ tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh trên một ruộng lúa tại Dân Tiến, phía bắc Hưng Yên hôm 23/11/1998.
Và sẽ ngưng cho đến khi biết chắc là ngân khoản một triệu đô la được sử dụng trong việc đi tìm tử sĩ của cả hai miền Nam Bắc, cộng sản và quốc gia. Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.

Đòi hỏi sự công bằng

Quốc hội Hoa Kỳ quyết định tài trợ một triệu đô la cho công tác tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong cuộc chiến. Phúc trình của Thượng viện Mỹ ghi là số tiền này được sử dụng để tìm hài cốt của tử sĩ cả hai phía cộng sản Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa.

Theo thông cáo báo chí phổ biến ngày 22 tháng 9, 2011, Thượng nghị sĩ Jim Web của bang Virginia nói rằng, dự án này phải bảo đảm sự công bằng đối với tất cả chiến binh mất tích thuộc quân đội Bắc Việt, Việt Cộng và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên qua thông tin mà văn phòng ông nhận được thì trong các cuộc thảo luận giữa cơ quan USAID với đại diện của Việt Nam, các binh lính của Việt Nam Cộng Hòa tử trận, mất tích không được tính trong chương trình đó.

Các quan chức Việt Nam cho biết họ muốn nhận dạng trên 650 ngàn bộ đội Bắc Việt và quân Giải phóng Miền Nam, được chôn cất tại các nghĩa trang do nhà nước dựng lên hoặc còn mất tích.

Theo ông Jim Web thì Hà Nội cũng cần phải tìm kiếm thi hài của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mà không ai biết rõ con số tổng cộng là bao nhiêu.

Dịp này, Thượng nghị sĩ Jim Web cũng cho biết là trong chuyến công tác Việt Nam tháng trước ông trông thấy cảnh nghĩa trang quân đội Biên Hòa là nơi an nghỉ của các quân nhân miền Nam tử trận trước 1975, bị bỏ hoang tàn và cần được sửa sang lại.
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của các chiến sĩ VNCH rêu phong không ai chăm sóc.
Tòa đại sứ Việt Nam tại Washington, Hoa Kỳ không bình luận gì về thông tin này theo yêu cầu của nhật báo The Virginian-Pilot.

Lên tiếng với RFA về tuyên bố của Thượng nghị sĩ Jim Web, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói lên suy nghĩ của ông:

“Vì lý do nhân đạo, chính phủ ta cũng đã từng tìm kiếm thi hài cho lính Mỹ, là đối tác đã đánh chúng ta, vậy thì cũng trên tinh thần nhân đạo ấy, tôi nghĩ rằng dù là với quân đội Cộng Hòa, Miền Nam, trước đây là đối tượng của Miền Bắc, nhưng với tinh thần nhân đạo, hòa hợp dân tộc ấy, tôi nghĩ tiền được chi cho việc tìm hài cốt của cả binh sĩ hai Miền, tôi đồng ý với Thượng nghị sĩ Jim Web.”

Kế đó, từ Đồng Nai, Mục sư Thân văn Trường, cựu sĩ quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam, 13 năm tác chiến, đơn vị cuối cùng, Đoàn 573, Quân Khu I, góp ý:

“Tôi phát biểu trong tư cách một cựu chiến binh của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Tôi rất vui khi thấy Thượng nghị sĩ Jim Web có nhã ý như vậy, nếu không nhầm thì ông cũng đã tới thăm nghĩa trang quân đội Biên Hòa, cách nhà tôi khoảng 3 cây số theo đường chim bay. Đây là một thiện chí của người Mỹ đối với vấn đề lịch sử, vấn đề chiến tranh, quá khứ mấy chục năm rồi.

Đối với chiến binh bất cứ bên nào thì về hậu quả cũng phải xem xét công bằng, nghiêm túc, cho nên tôi hoan nghênh tinh thần của Thượng nghị sĩ Jim Web, đã quan tâm đến vấn đề đó. Tin Chúa nên tôi thấy việc đó rất đáng được hoan nghênh, Việt Nam bây giờ sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới, làm bạn với Hoa Kỳ cho nên đây là một điều đáng khích lệ.”

Vừa rồi là phát biểu của hai cựu quân nhân Miền Bắc Việt Nam, trình bày cảm tưởng của mình về yêu cầu của Thượng nghị sĩ Jim Web.
Các ngôi mộ của bộ đội Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh được chôn tại nghĩa trang quân sự lớn nhất nước thuộc tỉnh Quảng Trị. Ảnh chụp hôm 31/7/2004. AFP
Hợp lý, hợp tình

Là một quân nhân Miền Nam, Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, cựu Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng bày tỏ nguyện vọng của ông:

“Vừa qua tôi cũng được tin về đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Web, cảm giác đầu tiên của tôi thấy đây là ý kiến rất thành thực, chính đáng, hợp lý và hợp tình. Đã trên 36 năm rồi việc đối xử của nhà cầm quyền cộng sản thắng trận, với các cựu chiến sĩ, cựu công chức, của Việt Nam Cộng Hòa thật tàn nhẫn, thiếu nhân tính, thiếu tình người, tình đồng bào, thiếu đạo đức, rời bỏ nếp đạo đức Á Đông, trọng về tâm linh.

Sau cuộc chiến, trên nguyên tắc chiến sĩ cả hai bên, nhất là các tử sĩ phải được kính trọng, từ lâu rồi tôi thấy hình ảnh nghĩa trang Biên Hòa trên báo chí, tôi rất đau xót, 16 ngàn tử sĩ tại đây, phải được đối xử công bình, chứng tỏ tin thần trọng nghĩa khí, chính nghĩa, trọng lẽ phải, đưa lên cái hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam. Tôi rất tán thành đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Web, điều đó phải được chấp nhận.”

Thầy Thích Minh Dương, cựu Tuyên Úy Phật Giáo Vùng 4 Sông Ngòi, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, nay định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, mong ước rằng :

“Xin cám ơn sự nhân đạo của chánh phủ và nhân dân Mỹ đối với Việt Nam, tôi thấy cuộc chiến vừa qua không riêng gì bất cứ một ai, không nói đến chuyện chính trị, nhưng thấy rằng những người đã nằm xuống ở hai Miền, chúng ta cần làm những gì cho họ, với lương tâm và sự công bằng, vì họ đã đem sinh mạng của mình ra cho quê hương Việt Nam.

Dù với ý thức hệ nào, sự hy sinh đó là một mất mát cho bản thân người đó, của gia đình và của đất nước. Theo tin thần đạo Phật, làm như vậy mới hóa giải được hận thù, sự buồn phiền, hằn học của cả hai phía, chúng tôi mong mỏi chính quyền nên quan tâm, tu bổ, giữ gìn nghĩa trang quân đội chúng tôi ngày xưa được yên ổn, đừng làm xói mòn, dù ở thế hệ nào. Chúng ta cũng là người dựng xây đất nước, bảo vệ quê hương đến giọt máu cuối cùng của những người con dân Việt.”

Khi được hỏi về lời yêu cầu của Thượng nghị sĩ Jim Web, phát ngôn nhân của USAID giải thích rằng, cơ quan này sẽ tìm kiếm và nhận dạng hài cốt của chiến binh cả hai miền Nam, Bắc, trong cuộc chiến Việt Nam, giúp hàn gắn vết thương của hàng triệu gia đình người Việt, lâu nay vẫn không biết rõ số phận người thân mình biệt tăm tích, bây giờ ra sao?
---------------------------------------

Bài liên quan:

Wikileaks: Jim Webb bí mật thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa-Người Việt

-------------------------

Hình ảnh mới nhất về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, photo by "Tổ Quốc Ghi Ơn", Trung Thu 2011

Đền Tử Sỹ từ cổng trước vào, Trung Thu 2011,  photo by TQGO
từ Đền Tử Sỹ nhìn ra cổng trước ngập trong cây muồng, cây sao và cỏ hoang, Trung Thu 2011,  photo by TQGO
Cột cờ và hương án trước khi vào Đền Tử Sỹ, nơi ngày trước Tổng Thống Thiệu đã hành lễ Ngày Quân Lực VNCH 19/6/1969 ở đây, nay đã bị phá chỉ còn nền và 4 chân cột. Trung Thu 2011,  photo by TQGO
lối ra sau Đền Tử Sỹ ngập trong cây muồng và cỏ hoang-Trung Thu 2011,  photo by TQGO
Đền Tử Sỹ nhìn từ ngoài, phía sau. Từ A (cổng trước) đến B (phía sau) là khuôn viên Đền Tử Sĩ. Hanoi đã cố ý trồng cây chừng 6, 7 năm nay để che dấu cho người qua lại khó còn nhận ra di tích thiêng liêng này-Trung Thu 2011,  photo by TQGO

lối ra sau Đền Tử Sỹ đã không còn dễ nhận ra nữa vì ngập trong cây muồng cây sao do bộ đội VC trồng-Trung Thu 2011,  photo by TQGO

nơi tôn nghiêm thiêng liêng xưa...
...và bây giờ. Tường, cửa, cửa sổ...(trong khoảng mũi tên) là do bộ đội VC xây thêm để ở tạm sau 1975 sau khi đã phá sạch điện thờ Anh Hùng Tử Sĩ quốc gia. Ngày nay, là nơi trú tạm của ít thanh niên vô gia cư. Chiếc bàn thờ, bình hoa, bát nhang là do các đồng đội của các anh bày tạm....chờ thời.-Trung Thu 2011, photo by TQGO


Nghĩa Dũng Đài, (cao 36met, theo bản họa đồ vẽ tay hiện TQGO đang có) [*] bị cắt cụt gần 16met để làm vọng gác trên ngọn-khoảng cuối 2002 đầu 2003, hiện chỉ còn chừng hơn 20met. Một đơn vị lính bắc ("trung đoàn Gia Định" gì đó...) đã đóng ở đây từ 2003 cho tới tháng 7-2007 cả bọn đã rút đitháo dỡ vọng gác luôn -Trung Thu 2011, photo by TQGO
[*]: theo Tú Cao, Ðặc San Công Binh 1/1975, thì Trụ Ðài của Nghĩa Dũng Đài cao 43 mét kể từ mặt đất thiên nhiên


(căn nhà nhỏ bên trái dưới chân Nghĩa Dũng Đài là do bắc quân xây -khoảng 2003- để ở lúc còn "quân sự" hóa Nghĩa Trang) Nhưng không ở được lâu-không rõ vì lí do gì- cả bọn đã rút đi (tháng 7-2007) dù trong nhà vẫn còn dây, bóng đèn và các ổ cắm điện, quạt máy...Vọng gác trên chóp cũng đã tháo dỡ từ lâu). Trung Thu 2011, photo by TQGO
cả "bảng phân công trực" cũng còn nguyên - Trung Thu 2011, photo by TQGO
 
dưới chân Nghĩa Dũng Đài.-Trung Thu 2011, photo by TQGO
từ Nghĩa Dũng Đài nhìn ra Khu E-Trung Thu 2011, photo by TQGO
Khu E ngập trong cây và cỏ-Trung Thu 2011, photo by TQGO
Đây là rừng cây chớ nào có phải là Nghĩa Trang??!! (Khu H)-Trung Thu 2011, photo by TQGO
Khu A, B cũng bị cây muồng vây bủa dù thân nhân các anh hùng tử sĩ đã chặt dọn bớt khá nhiều trong những lần tu sửa mộ phần-Trung Thu 2011, photo by TQGO 
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO
khu B-Trung Thu 2011, photo by TQGO
khu B. Chú ý, các hàng cây muồng, sản phẩm của sự độc ác mà người cộng sản bắc Việt dành cho anh em trong nhà dù họ đã chết và chiến tranh đã kết thúc 36 năm-Trung Thu 2011, photo by TQGO.


Trong khi đó, hãy xem những gì VC đã làm với kẻ xâm lăng Trung cộng đã chết trên đất VN:

photo from tumasic.blogspot.com

Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.
Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm". photo from tumasic.blogspot.com
Cùng với dịp Tết Thanh minh 2010, tỉnh Quảng Ninh (tỉnh tiếp giáp với trung Quốc) cũng chỉ đạo Sở Ngoại vụ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. photo from tumasic.blogspot.com



photo from tumasic.blogspot.com

-----------------------------------------------------------------

MÌNH MỚI THẤY, Ở NGAY YÊN BÁI
Mai Thanh Hải Blog - Gần 1 tuần lang thang Tây Bắc, gặp và chứng kiến bao nhiêu là chuyện. Về tới Hà Nội trước ngày cuối tuần, để được cà phê Cột Cờ buổi sáng Chủ nhật như thường lệ, xin kể trước câu chuyện mình gặp ngay ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Địa điểm này rất gần Hà Nội, mình chạy xe theo cung Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Sơn - Thu Cúc - Ba Khe (nối 3 địa phương Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái), hình như cũng chỉ trên dưới 3 tiếng đồng hồ.

Chủ đề thứ nhất là Nghĩa trang Liệt sĩ người Trung Quốc, nằm ở bên đường 32 (Ba Khe, Văn Chấn, Yên Bái), phía bên phải hướng Hà Nội (TP.Yên Bái) lên Nghĩa Lệ, Mù Căng Chải (Yên Bái) và sau đó tỏa về Lào Cai hoặc chạy thẳng lên Lai Châu. Mình có lọ mọ hỏi người dân sống xung quanh, nhưng tuyệt nhiên, chẳng ai biết về lai lịch (hoặc câu chuyện về những người nằm trong Nghĩa trang). Nhìn mạng nhện chăng đầy khung cửa sắt và những chân hương, đế nến để lâu. Mình đoán: Có lẽ đây là nơi an nghỉ của những người Trung Quốc (công nhân, cán bộ) đã sang đây giúp chúng ta xây dựng công trình, những năm rất xa xưa, từ những năm 60-70 gì đấy...

Chủ đề thứ hai: Chạy qua thị xã Nghĩa Lộ (cách Nghĩa trang Liệt sỹ người Trung Quốc khoảng 40-50 km), đến địa phận Bản Hẻo (Nông trường Liên Sơn, Văn Chấn), đập ngay vào mắt là chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát Trung Quốc nằm chình ình ven đường, thùng sau chất đầy những két bia Hà Nội.

Lại lọ mọ xuống hỏi, dân xung quanh lắc đầu chả biết gì. Vòng quanh nhìn ngắm mãi, mới phát hiện 1 tờ giấy A4 gắn ở kính lái của xe, ghi mấy chữ - số, giống như biển kiểm soát tạm của tỉnh Lào Cai (24). Đoán vậy, nhưng chả biết thế nào. Ừ! Cứ cho là mình đoán đúng đi. Thế nhưng, chỉ 1 tờ giấy A4 ghi vài chữ mà hiên ngang tiến vào sâu trong nội địa quốc gia khác thế này, thì đúng là... tài thật.
---------------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 1:

Những hàng bia mộ, phía tay trái
Một số ngôi mộ vô danh
Một số ghi rất đươn giản
Mộ này có tên và ngày mất


Tượng đài và bát hương, chân nến

Các mộ phía bên phải



Nhìn từ ngoài đường vào





-

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...