(Loạt bài Giáo Dục cho VN hậu CS-nhóm NVVDTV)
-Bài 3, phần 1-
Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết
-Bài 3, phần 1-
Nền Giáo Dục quốc gia tại miền Nam -VNCH: Một đối chiếu tối cần thiết
-Lê Tùng Châu-
Tính đến nay đã 36 năm sau khi chiếm được miền Nam, người cộng sản đã thắng thế ở Việt Nam một thời gian dài gần gấp đôi tuổi thọ 20 năm của miền Nam quốc gia với 2 thời đệ nhất cộng hòa (Tổng Thống Ngô Đình Diệm- 1955 - 1963) và đệ nhị cộng hòa (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu- 1967 - 1975 (và 3 năm "xáo trộn" 1964 - 1967 với chính quyền quân nhân, trong khi chờ soạn thảo Hiến Pháp 1967 và bầu cử lưỡng viện Quốc Hội, Tổng Thống...theo hiến định).
Một dọc dài 36 năm "chủ nghĩa Mác Lê Nin vô địch muôn năm" không tiếng súng, không máu đổ thịt rơi, không còn một "kẻ địch" nào phá hoại, không bóng dáng một kẻ "ngoại bang xâm lược" nào, không ai giựt mìn, pháo kích, tổng tấn công vào ngày Tết Nguyên Đán thiêng liêng ....
A - Thế nhưng người quan sát sử Việt dù ở "phía" bên nào cũng không thể không lấy làm lạ về cái thực tại phá sản bể nát không thể chối cãi của nền giáo dục cộng sản trong ngần ấy năm thời bình (để rõ hơn, xin đọc bài 1):
Vậy mà chỉ trong có 20 năm ngắn ngủi đầy bất ổn với chiến tranh điêu linh nồi da xáo thịt đó, không những miền Nam không hề có những cảnh đau lòng nhơ nhớp như nói trên kia, ngược lại, nền giáo dục tại miền Nam đã cho ra lò biết bao thế hệ Thầy - Trò vừa trí vừa hạnh.
Theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm (tlđd), Thứ trưởng Giáo Dục VNCH, thì tổng số thí sinh ghi danh ứng thí trong khóa I, 1974 là 142.356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129.406. Trong số này có 53.868 trúng tuyển (41.6%) và 75.538 thí sinh trượt (58.4%).
Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94.606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76.494. Trong số này có 8.607 trúng tuyển (11.3%) và 67.887 trượt (88.7%).
Đây là năm có số thí sinh thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp bậc Trung học) nhiều hơn xưa (từ 1973 trở về trước vì đề thi thời ấy khó hơn, tính gạn lọc khắt khe kỹ càng hơn) nhiều hơn 45% cho cả hai khóa, so với chỉ khoảng 10% trong những thập niên trước).
Kỳ thi quốc gia bây giờ không còn nhắm mục đích gạn lọc, loại bỏ khắt khe như xưa nữa, thế mà tỉ lệ trúng tuyển cũng chỉ xấp xỉ 50% , không như thời VN xã nghĩa, trường nào cũng trúng tuyển với tỉ lệ 80, 90%, có nơi 100%, mà học sinh tốt nghiệp trung học ấy -và học thêm cho đến sau khi tốt nghiệp đại học- đã không viết nổi một bản văn tự giới thiệu bản thân khi xin việc (4)
Về Trí, nền giáo dục đã thực thi đúng trách vụ của mình: đã sản sinh ra những người có thực tài.
Về Đức thì đã dạy dỗ được bao lớp trò ngoan, lễ phép, tự trọng và trọng người khác, biết yêu quốc gia dân tộc (tổ quốc trên hết), yêu đồng loại, biết hy sinh nhường nhịn giúp đỡ nhau, sống với nhau chan hòa thắm tình người. Biểu hiện "êm thấm" trong trường học và cả ngoài xã hội, đã là một chứng chỉ bảo đảm cho kết luận này. Chính tôi, đã đi học từ nhỏ mười mấy năm cho đến Tú Tài tại miền Nam, chưa một lần nào trong đời học sinh thơ mộng của mình mà biết mà thấy bất cứ một tí gì như những biểu hiện "rùng rợn" của học trò VN xã nghĩa (nói ở phần A bên trên). Đối với những người sinh ra lớn lên và trưởng thành tại miền Nam, những điều tôi vừa nói là một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng.
Sau khi đỗ Tú Tài phần 2, học sinh trung học sẽ thi vào Đại Học với những kỳ thi giản dị mà vô cùng cao về phẩm. Đại Học là nơi phát hành "đầu ra" của nền giáo dục và tại đây, biết bao Cử Nhân các ngành (nhiều nhất vẫn là Sư Phạm) tỏa ra khắp đất nước thỏa sức góp phần mình vào công cuộc phát triển xứ sở. (5)
C - Vậy ta hãy xem nền giáo dục quốc gia ở miền Nam đã chủ trương ra sao và dạy học sinh những gì để có được một thành quả quý báu như thế?
(xin hẹn gặp các bạn ở -bài 3-phần 2-)
-------------------------------------
(1): 20-12-1960, miền Bắc CS dựng nên cái "Mặt trận giải phóng" với Nguyễn hữu Thọ là Chủ tịch. Đây xem như một "tuyên chiến" chính thức của "nước" miền Bắc (VNDCCH) với "nước" miền Nam (VNCH) và họ xua quân vào Nam gây chiến trên quy mô rộng lớn. Đó là về mặt lý thuyết với dư luận, trên thực tế miền Bắc đã chủ trương dày công có chủ đích rõ rệt ngay từ sau khi Geneve ký kết 20/7/1954. Xin xem Chân Dung “Bác” Hồ của Kiều Phong, phần Hãy nhớ lại câu chuyện hơn 20 năm trước ở cuối sách)
(2): “Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố gắng kết hợp mọi Triết học cũ xưa với Triết học mới nhất nhồi nhét những thế hệ thanh thiếu niên “lý tưởng quốc gia” giả hiệu, “thế giới tự do”, làm cho họ chạy theo lối sống thực dụng, hoặc sợ hãi sức mạnh nước ngoài, rồi bi quan, yếm thế, an phận.” (Trích Địa chí văn hóa TPHCM của Việt cộng xb tại Saigon... trang 768)
(3): Những câu chuyện nên biết:
- Nha Khảo Thí: Nha khảo thí là nơi đầu não làm việc suốt quanh năm nhằm mục đích tổ chức hai kỳ thi trung học Phổ thông và 4 lần thi tú tài 1 và 2. Cơ quan này chia ra nhiều bộ phận riêng rẽ, biệt lập như tổ chức các Hội đồng Giám thị và giám khảo, phân phối điều động các giám khảo, giám thị. Sài Gòn vì là trung tâm nên nơi đây còn chia ra nhiều Hội Đồng như Hội Đồng ban B, ban C và D, Hội Đồng ban A. Các tỉnh thì có các Hội Đồng Giám khảo như Huế, NhaTrang, Cần Thơ, v.v… Hội Đồng Giám Thị thì tổ chức tại các địa phương như các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Trị, v.v... Khi các thí sinh thi xong thì bài thi và hồ sơ của Hội Đồng Giám Thị được chuyển tất cả về Huế.
Nhưng bộ phận quan trọng của Nha Khảo Thí là hội đồng ra đề thi. Bộ phận này nằm chót lót trên lầu 3 của Nha Khảo Thí.
Người ta gọi đùa là một vương quốc thi cử. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Trung bình mỗi môn có hai giáo sư trung học có kinh nghiệm phụ trách. Họ có bổn phận cân nhắc kỹ lưỡng từng câu hỏi giáo khoa, từng bài thi sao cho đúng. Không có kẽ hở như có thể để học trò hiểu lầm câu hỏi hay có thể có hai cách trả lời, v.v... Hoặc đề tài cần vừa trình độ học trò, không quá khó. Có nhiều năm, bài toán ra quá khó, nhiều học trò giỏi cũng ngắc ngư. Báo chí phản ứng dư luận rùm beng. Riêng đề thi ban Triết, nhiều vị không dám tự mình đề xướng ra một đề thi mới và thường chọn các đề thi có bài luận giải đáp trong sách Foulquié cho chắc ăn. Vì thế, các giáo sư cũng lấy các đề thi và bài luận trong sách này dạy cho học trò. Không có “học tủ” đâu, vì có đến 4, 5 cuốn Foulquie với hàng trăm bài mẫu.
Sau khi đã quyết định chọn được đề thi rồi, các vị ấy phải tự mình đánh máy, tự mình quay ronéo, tự mình để vào các phong bì. Niêm phong lại. Phong bì đóng khằn bằng xi. Phòng đề thi được bảo mật, có người canh gác, có hệ thống an toàn riêng để tránh sự đột nhập của người lạ. Tất cả tổ chức khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho việc thi cử được bảo mật tối đa, giữ được công bằng.Tuy nhiên tổ chức bảo mật khắt khe đến đâu đi nữa vẫn có yếu tố con người.
Vì thế, vấn đề còn lại vẫn là cá nhân, tư cách người thầy.
Điều đó chính là rường cột của một nền giáo dục chân chính. (theo "Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975"- Nguyễn Văn Lục)
- Hội Đồng Thi
Để bảo đảm cho các kỳ thi đạt được kết quả mong muốn. Nguyên tắc của bộ giáo dục miền Nam là điều động các giám khảo từ địa phương này sang địa phương khác. Giám khảo ở Huế thì vào Nha Trang và ngược lại. Các giám khảo các tỉnh lẻ cũng bị điều động đi nơi khác. Mặc dầu tốn kém và khó khăn di chuyển. Nhiều địa phương mất an ninh, bắt buộc phải dùng phương tiện máy bay và lúc đó phải nhờ bên quân đội đảm trách việc di chuyển các giám khảo.
Nguyên tắc di chuyển giám khảo ra khỏi địa phương của họ đã được duy trì từ năm 1955 đến 1975 và đem lại kết quả khá mỹ mãn.
Có các vị giáo sư lão thành cho hay hồi 1955-1956, số thí sinh còn ít, bài thi rọc phách rồi giám khảo được phép mang về nhà chấm. Vậy mà đâu có chuyện gì xảy ra? (sđd- Nguyễn Văn Lục)
- Hội Đồng Giám Thị
Công việc của Hội Đồng Giám Thị là tổ chức các kỳ thi viết tại các tỉnh nhỏ như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Di Linh, Quảng Ngãi, Long Xuyên, Rạch Giá, v.v...
Nghĩa là học sinh ở đâu thi tại đó.
Báo chí trong nước hiện nay cho tin, các học sinh phải thuê nhà trọ để ứng thi chẳng khác gì các sĩ tử thời Nho Học là bao nhiêu. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam hiện nay làm như vậy.
Ban Chủ tịch Hội Đồng thường có ba người: Một chủ tịch hội đồng, một phó chủ tịch và một thư ký. Các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thường do các hiệu trưởng hay các giáo sư có thâm niên trong nghề đảm trách. Tại địa phương, các ông phó tỉnh Trưởng, trưởng ty tiểu học ‒ Không có Hiệu Trưởng, vì hiệu trưởng, cũng được điều động đi nơi khác ‒ giúp sắp xếp lo liệu về hành chánh, điều động an ninh quân đội hay cảnh sát nếu có canh gác thì phải ở ngoài khuôn viên nhà trường. Các ông giám thị, tổng giám thị lo liệu sắp xếp chỗ ngồi theo số báo danh.
Đề thi đã được gửi tới tòa Tỉnh trưởng và Tòa tỉnh trách nhiệm cho người canh gác hòm bài thi, nếu cần. Cho dù có gan trời, các ông ấy cũng không dám đụng đậy vào các bao bì đề bài thi này.
Đến ngày thi, ông chủ tịch hoặc ông phó chủ tịch Hội đồng thi đến tòa tỉnh làm biên bản nhận bao bì bài thi. Tòa tỉnh cho xe quân cảnh hộ tống xe của Hội Đồng thi đến các hội đồng thi giao bài.
Đây là lần đầu tiên trong đời nhà giáo có tý oai dựa hơi tỉnh trưởng, đi xe có “lính hầu,” tiền hô hậu ủng.
Phần thư ký hội đồng có bổn phận sắp xếp các giám thị địa phương là các giáo viên tiểu học kèm theo một giáo sư từ chỗ khác đến. Nghĩa là mỗi phòng thi gồm hai giám thị. Giám thị 1 là giáo sư trung học, giám thị 2 là giáo viên tiểu học. Bên ngoài, mỗi hành lang có thêm một giám thị hành lang là một giáo sư để kiểm soát chung cả hành lang.
Trước giờ thi các giám thị xem bảng sắp xếp đi về phòng thi đã được chỉ định kèm theo một hồ sơ các giấy tờ cần thiết cho mỗi phòng như biên bản. Đúng giờ thi, các giám thị hành lang sẽ mang phong bì đề thi được gián kín giao cho các giám thị mỗi phòng.
Tổ chức rất chặt chẽ, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng. Bao nhiêu năm vẫn thế, ít có sự thay đổi. Vai trò các giám thị là giáo viên địa phương có hơi tế nhị như gặp thí sinh quen biết hoăc họ hàng. Nhưng thật sự không có vấn đề, vì còn có giám thị 1 có nhiệm vụ kiểm soát tất cả. Chưa kể còn giám thị hành lang.
Tờ giấy thi phát cho thí sinh làm có chữ ký của hai giám thị. Không có chữ ký của họ là bất hợp lệ. Cho nên tráo bài thi là truyện khó có thể xảy ra.
Hết giờ thi, nhiệm vụ của giám thị là thu bài xếp theo thứ tự vần, đánh số mật mã ở ô vuông trên mỗi bài thi. Phía ngoài ghi số thí sinh có mặt. Số đó là mật mã của sấp bài. Bài sau đó, được buộc chặt đóng thùng, gửi máy bay về Hội Đồng Giám Khảo.
Công việc của Hội Đồng Giám Thị kể là xong. Số phận học sinh nay nằm trong chính những xâp bài mà họ đã làm và nhất là trong tay các vị giám khảo.(sđd- Nguyễn Văn Lục)
- Nhân cách người thầy qua thi cử: Chắc các vị lớn tuổi một tý còn nhớ câu chuyện giáo sư Hoàng Cơ Nghị, giáo sư toán đã đánh rớt cô em gái tài giỏi của mình. Chẳng những không cho đỗ mà còn “trù ếm” đánh rớt oan. Sau này, cô tức khí bỏ đi Pháp học mà bằng cấp chẳng những không thua gì anh, còn vượt trội.
Không ai có thể đòi hỏi một giám khảo như ông Hoàng Cơ Nghị. Nhưng đó là một tấm gương.
Cứ lấy kinh nghiệm bản thân cho thấy, trong suốt cuộc đời đi chấm thi, tôi chưa hề thấy một lần, dù là thứ học trò ruột dám mở lời nhờ cậy. Tuyệt đối không. Tôi vừa nói chuyện hỏi thăm một cháu trai hồi đó đi thi đỗ hạng bình, tôi nhớ lại trong nhà, chắc cũng có nhiều cháu con các chị đi thi, vậy mà chú hay cậu nó có giúp được gì không? Trong nhà còn không giúp được làm sao giúp được người ngoài? Nếu có 2000 ngàn vị giám khảo trên toàn quốc mà mỗi người có độ hai ba “con gà,” vị chi là có 6000 thí sinh được chạy chọt, được điểm cao thì còn gì giá trị việc thi cử nữa?
Cứ nghĩ như thế để thấy tổ chức thi cử nghiêm chỉnh và nhân cách người giám khảo là hai yếu tố tạo cho các kỳ thi ở miền Nam trước 1975 đã đạt được sự công bằng cho mọi thí sinh. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Hội đồng giám khảo
Đây là công việc quan trọng nhất, quyết định số phận học trò. Công việc chấm thi, cộng điểm, lên danh sách kéo dài cả tháng trời. Rất thận trọng, rà soát lại từng thí sinh một.
Nhiều khi công việc chấm thi đến mệt mỏi và chán chường. Phải nhẫn nại để cố gắng đừng chán nản. Nhất là công việc cộng điểm được chia ra từng nhóm để làm việc....
.....Bài thi được rọc phách. Thường ông Phó chủ khảo đánh số mật mã. Mật mã trên phần phách phía trên và mật mã trên phần bài thi. Sau này chấm xong, ráp hai phần đó có số mật mã giống nhau là được.
Mỗi bộ môn có chừng độ 7, 8 giám khảo. Chấm lâu và mất nhiều thì giờ nhất là môn Triết. Có một trưởng ban cho mỗi môn. Mỗi giám khảo chấm bài nhận xấp bài đã ghi mã số bên ngoài bìa như xấp 25 bài, sẽ ghi xấp 25. Trước khi chấm phải họp lập thang điểm để thống nhất việc cho điểm. Bài cho điểm cao, bắt buộc phải đưa cho một giám khảo khác chấm lần thứ hai, sau đó cộng lại cho trung bình. Rất tiếc, đáng nhẽ bài cho điểm thấp quá cũng cần có chấm lại lần thứ hai cho công bằng!
Sau khi các giám khảo chấm xong. Vấn đề còn lại có tính cách hành chánh như là ráp phách, cộng điểm. Ngay việc cộng điểm cũng cần hai người, đọc điểm lên, rồi cộng, rồi so sánh, rà soát lại để tránh cộng sai.
Công việc tổ chức khá là chặt chẽ.
Hết những giờ làm việc căng thẳng và mỏi mệt ra đến cổng trường là bị đám đông bu lại, hỏi thăm tíu tít, hốt hoảng lo âu. Hầu hết những câu hỏi không trả lời được đành tìm cách thoái thác cho xong. Công chúng chờ đợi, trẻ già người lớn, đứng đông nghẹt trông ngóng trước cổng trường. Càng gần đến ngày công bố kết quả, bầu khí như sôi sục hẳn lên. Lại chờ đợi. Họ đổ xô đến các giám khảo, hỏi thăm tin tức, dúi những mảnh giấy nhờ vả xem kết quả dùm....-(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Hết một mùa thi
Công lao khó nhọc cả năm trời quyết đinh trong mấy tiếng đồng hồ, kéo dài trong mấy ngày. Phù du như ảo ảnh. Đôi mắt tuổi trẻ nay ánh lên nỗi niềm lo âu và tin tưởng. Sự mong đợi và sự hy sinh vô bờ bến của bậc làm cha mẹ. Làm sao nói hết cho ra lời. Họ chỉ mong con cái thi đậu.
Nỗi niềm đó kéo theo tâm sự của cả miền Nam mỗi khi đến mùa thi.
Phần ông thầy, người viết bài này, đi chấm thi xong ở một nơi nào đó, vội về thăm một vòng xem đứa nào đỗ, đứa nào rớt. Nhiều quá, không nhớ hết. Tất cả trách nhiệm 12 lớp đệ nhất vừa công vừa tư. Chỉ mong chúng đậu nhiều. Đậu nhiều thì thầy mừng và không khỏi hãnh diện. Có nước mắt mừng vui và chia sẻ. Kỷ niệm vào một buổi trưa nắng, trong nhà học trò đang mở tiệc, ông thầy xuất hiện đột ngột, chỉ kịp hỏi vài câu đủ làm nên những cảm xúc và kỷ niệm nhớ cả đời.
Đó cũng là ý nghĩa cuộc đời ông thầy.
Nhưng cho dù tổ chức thi cử có chặt chẽ thế nào đi nữa, người ta vẫn có thể gian lận. Tôi không chối cãi điều đó. Nhưng điều mà tôi nghĩ ở đây là, tổ chức thi cử ở miền Nam được tốt đẹp không hẳn chỉ do ở tổ chức chặt chẽ.
Thi cử chặt chẽ và đàng hoàng là do con người của nhà giáo.
Tôi đã nhìn lại một số bậc đàn anh để thấy rằng nơi những người thầy ấy không có chỗ cho điều xấu có chỗ cư ngụ. Nhân cách họ bày tỏ một sự trong sáng không tì vết. Nhìn họ, nhìn con người họ nhìn phong cách họ, không một ai dám mở lời xin xỏ.
Xin vinh danh họ. Những người đã đào tạo nên những thế hệ học sinh sau này thành người. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Phẩm Chất:
- Tất cả những ai đã đỗ đạt ở miền Nam vì thế đều có quyền tự hào là mình đã xứng đáng đỗ như thế. Và chỉ cần nhìn những người Việt Nam ở hải ngoại đã có thể học lại, có thể đỗ đạt ở nước ngoài không thua bất cứ di dân nào. Và tất cả chúng ta đều có quyền hãnh diện với chính mình và hãnh diện vì đã được đào tạo trong một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân bản và đạo đức ở miền Nam Việt Nam. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- "Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xã hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng..." -(Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)
- "Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu." -(Nhà phê bình văn học Thụy Khuê)
- Về phía đồng bào tỵ nạn đi từ miền Bắc hoặc đã ở các nước Đông Âu với tư cách sinh viên du học sau khi các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, đã có bao nhiêu người đã đỗ đạt và thành công ở xứ người? Tôi sợ rằng con số là ít ỏi. Hiện nay các di dân đi từ miền Bắc đang gây nhiều trở ngại cho các nước Đông Âu và họ tìm cách tống xuất những người Việt trên về lại Việt Nam vì rất nhiều lý do.
Nền giáo dục đào tạo do cộng sản cầm đầu và chính quyền cộng sản có trách nhiệm gì về những thành phần sống bất hợp pháp này? Phải chăng nó chỉ là hậu quả tất yếu của một chính sách giáo dục phi nhân bản mà những thành phần di dân từ miền Bắc nay phải gánh chịu hậu quả? -(Nguyễn văn Lục, sđd)
(4): "...tôi là một trong những học sinh giỏi liên tục từ cấp 1 đến hết THPT. Và tất nhiên đã là học sinh giỏi toàn diện thì môn Văn cũng không thể điểm kém.
(5): Các trường trung học Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers, Cần Thơ là những trường trung học công lập được mở ra cho học sinh Việt Nam ở Nam Kỳ...
...Phần lớn những người giữ chức vụ then chốt trong chánh phủ từ trung ương đến địa phương thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều xuất thân từ trong những trường trung học nói trên. Cứ hỏi một số tướng lãnh, kỹ sư, giáo sư, bác sĩ, chính trị gia thì thấy ngay họ phần đông đều xuất thân từ những trường trung học này.
Xin đơn cử một ít thí dụ.
Cựu Chủ Tịch Quốc Hội và sau đó Thủ Tướng Chính Phủ, ông Nguyễn Bá Cẩn, xuất thân từ trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Giáo sư Nguyễn Văn Trường, hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục, đã có học ở Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu trước khi sang Pháp.
Tiến sĩ Trần Hữu Thế, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã xuất thân từ Collège Le Myre de Vilers và Petrus Ký.
Rất nhiều tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, chánh sự vụ, chủ sự phòng, ở trung ương, đến tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, quận trưởng, phó quận trưởng, các trưởng ty, ở địa phương, đều đã xuất thân từ các trường trung học này.
Tướng Lâm Quang Thi từng học Phan Thanh Giản và Petrus Ký. Phần đông các Thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện Nhiệm Kỳ II, Đệ Nhị Cộng Hòa, đều đã có học ở trường Petrus Ký (đó là các ông Trần Văn Linh, Trần Minh Tiết, Mai Văn An, Trần Khương Trinh, Nguyễn Văn Biện, Trần Văn Thuận và Nguyễn An Thông. -trích "VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC Phan Thanh Giản, Petrus Ký, Nguyễn Đình Chiểu, Gia Long tiền bán thế kỷ XX", Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm
- (tlđd): tài liệu đã dẫn.
-
Một dọc dài 36 năm "chủ nghĩa Mác Lê Nin vô địch muôn năm" không tiếng súng, không máu đổ thịt rơi, không còn một "kẻ địch" nào phá hoại, không bóng dáng một kẻ "ngoại bang xâm lược" nào, không ai giựt mìn, pháo kích, tổng tấn công vào ngày Tết Nguyên Đán thiêng liêng ....
* *
*
A - Thế nhưng người quan sát sử Việt dù ở "phía" bên nào cũng không thể không lấy làm lạ về cái thực tại phá sản bể nát không thể chối cãi của nền giáo dục cộng sản trong ngần ấy năm thời bình (để rõ hơn, xin đọc bài 1):
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam)
Nội dung khảo sát Tiểu học THCS THPT Tỉ lệ đi học không đúng giờ (%) 20 21 58 Tỉ lệ quay cóp 8 55 60 Tỉ lệ nói dối cha mẹ 22 50 64 Tỉ lệ không chấp hành luật giao thông 4 35 70
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam)
Biểu hiện vi phạm đạo đức Lớp 5 Lớp 9 Lớp 10 ĐH Nói tục 6% 34% 43% 68% Xả rác 0% 3% 8% 80% Đánh bạc 0% 33% 59% 41% Nói dối 0% 0% 3% 83%
- Học sinh (HS) mầm non biết chửi thề, nói tục, bắt chước các hành vi “nhạy cảm” quan hệ nam nữ trong phim ảnh. HS tiểu học xé bài vở trước mặt thầy cô khi bị điểm thấp. HS trung học vô lễ với thầy cô, sửa điểm trong sổ liên lạc, đánh nhau xé áo quần. Sinh viên (SV) mua điểm, sao chép luận văn, đồ án…- (theo Phúc Điền, Tuổi Trẻ, Thứ Hai, 21/07/2008)
- “Học sinh càng lên các lớp cao càng gia tăng tình trạng đi xuống về đạo đức, lối sống, nề nếp học tập, sinh hoạt” (nhận xét của cô giáo Lê Nguyên Hương - Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội, dựa trên những con số điều tra chắc chắn) (Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Chủ Nhật, 13/12/2009)
- Thầy vòi ngủ với học trò gái, vòi ăn nhậu với học trò trai; Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh, học sinh hiếp học sinh; Thầy bán điểm bài thi cho học sinh; Thầy uống rượu cầm dao rượt chém Thầy; học sinh đánh, tạt acid Thầy; học sinh đánh học sinh rồi quay cảnh dã man đó bằng mobile làm thành tích; khẩu hiệu quái gở: "Nói Không với Bạo Lực Học Đường"; học giả bằng thật; không học chỉ mua bằng thôi; sau mỗi bất cứ kỳ thi nào, là "phao" -tài liệu được photocopy thu nhỏ lại và lén giắt trong người để mang vô phòng thi- rải trắng sân và cổng trường thi ...B - Trong khi đó, từ 1955 - 1975 , chế độ quốc gia tại miền Nam luôn ở trong tình trạng chiến tranh (1) với cường độ ngày càng khốc liệt cho tới ngày chấm dứt 30/4/1975.
Vậy mà chỉ trong có 20 năm ngắn ngủi đầy bất ổn với chiến tranh điêu linh nồi da xáo thịt đó, không những miền Nam không hề có những cảnh đau lòng nhơ nhớp như nói trên kia, ngược lại, nền giáo dục tại miền Nam đã cho ra lò biết bao thế hệ Thầy - Trò vừa trí vừa hạnh.
"...Từ 1955 đến 1975, trong hai mươi năm này nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vô cùng nhanh chóng mặc dù quốc gia phải đương đầu với những khó khăn của cuộc chiến khi nóng khi lạnh chống lại chủ nghĩa Cộng Sản và những bất ổn chính trị xãy ra rất thường ở Miền Nam. Phần thì ngân sách eo hẹp (chỉ vào khoảng từ 7% đến 7.5% ngân sách quốc gia; quốc phòng trên 40%, nội vụ khoảng 13%) vì phải dành phần lớn cho an ninh quốc phòng, phần thị bị Cộng Sản tích cực phá hoại, phần thì bị những bất ổn chính trị nội bộ, nhưng tất cả những khó khăn đó đều được vượt qua để đạt những kết quả hết sức khả quan so với nền giáo dục của Cộng Sản ở Bắc Việt cùng trong thời gian này..." -trích "GIÁO DỤC Ở NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẬP NIÊN 1970 ĐẾN 1975", Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, Thứ trưởng Giáo Dục thời đệ nhị cộng hòa)Những ngôi trường (dù là trung học hay đại học) trên khắp lãnh thổ VNCH là những lò luyện người tài và đức cho đất nước. Không một tin tức, dù là trên báo chí thời đó, hay nơi sự truyền miệng của dân chúng ...từ đó cho đến nay, mà có một tí gì dính dáng tới cái sa đọa khủng khiếp như "thành tích" của nền giáo dục cộng sản đã nói ở trên. [Giả dụ, nếu có một tí gì xấu xa thời đó, thì ắt hẳn bộ máy tuyên truyền của cộng sản đã khai thác và phóng đại ầm ĩ cho tới ngày nay luôn, để khỏa lấp, để lung lạc, để đánh đồng cái xấu xa của họ với phía quốc gia mà họ đã và đang ra sức tuyên truyền bêu rếu bịa đặt bấy lâu nay (2)]. Ngược lại, học sinh, sinh viên thời quốc gia là những người tròn vẹn nhất trong sử Việt (tính cho tới nay) về cả 2 mặt: Trí và Đức. [xin xem phụ chú (3) ở cuối bài]
Theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm (tlđd), Thứ trưởng Giáo Dục VNCH, thì tổng số thí sinh ghi danh ứng thí trong khóa I, 1974 là 142.356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129.406. Trong số này có 53.868 trúng tuyển (41.6%) và 75.538 thí sinh trượt (58.4%).
Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94.606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76.494. Trong số này có 8.607 trúng tuyển (11.3%) và 67.887 trượt (88.7%).
Đây là năm có số thí sinh thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp bậc Trung học) nhiều hơn xưa (từ 1973 trở về trước vì đề thi thời ấy khó hơn, tính gạn lọc khắt khe kỹ càng hơn) nhiều hơn 45% cho cả hai khóa, so với chỉ khoảng 10% trong những thập niên trước).
Kỳ thi quốc gia bây giờ không còn nhắm mục đích gạn lọc, loại bỏ khắt khe như xưa nữa, thế mà tỉ lệ trúng tuyển cũng chỉ xấp xỉ 50% , không như thời VN xã nghĩa, trường nào cũng trúng tuyển với tỉ lệ 80, 90%, có nơi 100%, mà học sinh tốt nghiệp trung học ấy -và học thêm cho đến sau khi tốt nghiệp đại học- đã không viết nổi một bản văn tự giới thiệu bản thân khi xin việc (4)
Về Trí, nền giáo dục đã thực thi đúng trách vụ của mình: đã sản sinh ra những người có thực tài.
Về Đức thì đã dạy dỗ được bao lớp trò ngoan, lễ phép, tự trọng và trọng người khác, biết yêu quốc gia dân tộc (tổ quốc trên hết), yêu đồng loại, biết hy sinh nhường nhịn giúp đỡ nhau, sống với nhau chan hòa thắm tình người. Biểu hiện "êm thấm" trong trường học và cả ngoài xã hội, đã là một chứng chỉ bảo đảm cho kết luận này. Chính tôi, đã đi học từ nhỏ mười mấy năm cho đến Tú Tài tại miền Nam, chưa một lần nào trong đời học sinh thơ mộng của mình mà biết mà thấy bất cứ một tí gì như những biểu hiện "rùng rợn" của học trò VN xã nghĩa (nói ở phần A bên trên). Đối với những người sinh ra lớn lên và trưởng thành tại miền Nam, những điều tôi vừa nói là một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng.
Sau khi đỗ Tú Tài phần 2, học sinh trung học sẽ thi vào Đại Học với những kỳ thi giản dị mà vô cùng cao về phẩm. Đại Học là nơi phát hành "đầu ra" của nền giáo dục và tại đây, biết bao Cử Nhân các ngành (nhiều nhất vẫn là Sư Phạm) tỏa ra khắp đất nước thỏa sức góp phần mình vào công cuộc phát triển xứ sở. (5)
C - Vậy ta hãy xem nền giáo dục quốc gia ở miền Nam đã chủ trương ra sao và dạy học sinh những gì để có được một thành quả quý báu như thế?
(xin hẹn gặp các bạn ở -bài 3-phần 2-)
-------------------------------------
(1): 20-12-1960, miền Bắc CS dựng nên cái "Mặt trận giải phóng" với Nguyễn hữu Thọ là Chủ tịch. Đây xem như một "tuyên chiến" chính thức của "nước" miền Bắc (VNDCCH) với "nước" miền Nam (VNCH) và họ xua quân vào Nam gây chiến trên quy mô rộng lớn. Đó là về mặt lý thuyết với dư luận, trên thực tế miền Bắc đã chủ trương dày công có chủ đích rõ rệt ngay từ sau khi Geneve ký kết 20/7/1954. Xin xem Chân Dung “Bác” Hồ của Kiều Phong, phần Hãy nhớ lại câu chuyện hơn 20 năm trước ở cuối sách)
(2): “Mỹ và chính quyền Sài Gòn cố gắng kết hợp mọi Triết học cũ xưa với Triết học mới nhất nhồi nhét những thế hệ thanh thiếu niên “lý tưởng quốc gia” giả hiệu, “thế giới tự do”, làm cho họ chạy theo lối sống thực dụng, hoặc sợ hãi sức mạnh nước ngoài, rồi bi quan, yếm thế, an phận.” (Trích Địa chí văn hóa TPHCM của Việt cộng xb tại Saigon... trang 768)
(3): Những câu chuyện nên biết:
- Nha Khảo Thí: Nha khảo thí là nơi đầu não làm việc suốt quanh năm nhằm mục đích tổ chức hai kỳ thi trung học Phổ thông và 4 lần thi tú tài 1 và 2. Cơ quan này chia ra nhiều bộ phận riêng rẽ, biệt lập như tổ chức các Hội đồng Giám thị và giám khảo, phân phối điều động các giám khảo, giám thị. Sài Gòn vì là trung tâm nên nơi đây còn chia ra nhiều Hội Đồng như Hội Đồng ban B, ban C và D, Hội Đồng ban A. Các tỉnh thì có các Hội Đồng Giám khảo như Huế, NhaTrang, Cần Thơ, v.v… Hội Đồng Giám Thị thì tổ chức tại các địa phương như các tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Trị, v.v... Khi các thí sinh thi xong thì bài thi và hồ sơ của Hội Đồng Giám Thị được chuyển tất cả về Huế.
Nhưng bộ phận quan trọng của Nha Khảo Thí là hội đồng ra đề thi. Bộ phận này nằm chót lót trên lầu 3 của Nha Khảo Thí.
Người ta gọi đùa là một vương quốc thi cử. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Trung bình mỗi môn có hai giáo sư trung học có kinh nghiệm phụ trách. Họ có bổn phận cân nhắc kỹ lưỡng từng câu hỏi giáo khoa, từng bài thi sao cho đúng. Không có kẽ hở như có thể để học trò hiểu lầm câu hỏi hay có thể có hai cách trả lời, v.v... Hoặc đề tài cần vừa trình độ học trò, không quá khó. Có nhiều năm, bài toán ra quá khó, nhiều học trò giỏi cũng ngắc ngư. Báo chí phản ứng dư luận rùm beng. Riêng đề thi ban Triết, nhiều vị không dám tự mình đề xướng ra một đề thi mới và thường chọn các đề thi có bài luận giải đáp trong sách Foulquié cho chắc ăn. Vì thế, các giáo sư cũng lấy các đề thi và bài luận trong sách này dạy cho học trò. Không có “học tủ” đâu, vì có đến 4, 5 cuốn Foulquie với hàng trăm bài mẫu.
Sau khi đã quyết định chọn được đề thi rồi, các vị ấy phải tự mình đánh máy, tự mình quay ronéo, tự mình để vào các phong bì. Niêm phong lại. Phong bì đóng khằn bằng xi. Phòng đề thi được bảo mật, có người canh gác, có hệ thống an toàn riêng để tránh sự đột nhập của người lạ. Tất cả tổ chức khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho việc thi cử được bảo mật tối đa, giữ được công bằng.Tuy nhiên tổ chức bảo mật khắt khe đến đâu đi nữa vẫn có yếu tố con người.
Vì thế, vấn đề còn lại vẫn là cá nhân, tư cách người thầy.
Điều đó chính là rường cột của một nền giáo dục chân chính. (theo "Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975"- Nguyễn Văn Lục)
- Hội Đồng Thi
Để bảo đảm cho các kỳ thi đạt được kết quả mong muốn. Nguyên tắc của bộ giáo dục miền Nam là điều động các giám khảo từ địa phương này sang địa phương khác. Giám khảo ở Huế thì vào Nha Trang và ngược lại. Các giám khảo các tỉnh lẻ cũng bị điều động đi nơi khác. Mặc dầu tốn kém và khó khăn di chuyển. Nhiều địa phương mất an ninh, bắt buộc phải dùng phương tiện máy bay và lúc đó phải nhờ bên quân đội đảm trách việc di chuyển các giám khảo.
Nguyên tắc di chuyển giám khảo ra khỏi địa phương của họ đã được duy trì từ năm 1955 đến 1975 và đem lại kết quả khá mỹ mãn.
Có các vị giáo sư lão thành cho hay hồi 1955-1956, số thí sinh còn ít, bài thi rọc phách rồi giám khảo được phép mang về nhà chấm. Vậy mà đâu có chuyện gì xảy ra? (sđd- Nguyễn Văn Lục)
- Hội Đồng Giám Thị
Công việc của Hội Đồng Giám Thị là tổ chức các kỳ thi viết tại các tỉnh nhỏ như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Di Linh, Quảng Ngãi, Long Xuyên, Rạch Giá, v.v...
Nghĩa là học sinh ở đâu thi tại đó.
Báo chí trong nước hiện nay cho tin, các học sinh phải thuê nhà trọ để ứng thi chẳng khác gì các sĩ tử thời Nho Học là bao nhiêu. Trên thế giới chắc chỉ có Việt Nam hiện nay làm như vậy.
Ban Chủ tịch Hội Đồng thường có ba người: Một chủ tịch hội đồng, một phó chủ tịch và một thư ký. Các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch thường do các hiệu trưởng hay các giáo sư có thâm niên trong nghề đảm trách. Tại địa phương, các ông phó tỉnh Trưởng, trưởng ty tiểu học ‒ Không có Hiệu Trưởng, vì hiệu trưởng, cũng được điều động đi nơi khác ‒ giúp sắp xếp lo liệu về hành chánh, điều động an ninh quân đội hay cảnh sát nếu có canh gác thì phải ở ngoài khuôn viên nhà trường. Các ông giám thị, tổng giám thị lo liệu sắp xếp chỗ ngồi theo số báo danh.
Đề thi đã được gửi tới tòa Tỉnh trưởng và Tòa tỉnh trách nhiệm cho người canh gác hòm bài thi, nếu cần. Cho dù có gan trời, các ông ấy cũng không dám đụng đậy vào các bao bì đề bài thi này.
Đến ngày thi, ông chủ tịch hoặc ông phó chủ tịch Hội đồng thi đến tòa tỉnh làm biên bản nhận bao bì bài thi. Tòa tỉnh cho xe quân cảnh hộ tống xe của Hội Đồng thi đến các hội đồng thi giao bài.
Đây là lần đầu tiên trong đời nhà giáo có tý oai dựa hơi tỉnh trưởng, đi xe có “lính hầu,” tiền hô hậu ủng.
Phần thư ký hội đồng có bổn phận sắp xếp các giám thị địa phương là các giáo viên tiểu học kèm theo một giáo sư từ chỗ khác đến. Nghĩa là mỗi phòng thi gồm hai giám thị. Giám thị 1 là giáo sư trung học, giám thị 2 là giáo viên tiểu học. Bên ngoài, mỗi hành lang có thêm một giám thị hành lang là một giáo sư để kiểm soát chung cả hành lang.
Trước giờ thi các giám thị xem bảng sắp xếp đi về phòng thi đã được chỉ định kèm theo một hồ sơ các giấy tờ cần thiết cho mỗi phòng như biên bản. Đúng giờ thi, các giám thị hành lang sẽ mang phong bì đề thi được gián kín giao cho các giám thị mỗi phòng.
Tổ chức rất chặt chẽ, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng. Bao nhiêu năm vẫn thế, ít có sự thay đổi. Vai trò các giám thị là giáo viên địa phương có hơi tế nhị như gặp thí sinh quen biết hoăc họ hàng. Nhưng thật sự không có vấn đề, vì còn có giám thị 1 có nhiệm vụ kiểm soát tất cả. Chưa kể còn giám thị hành lang.
Tờ giấy thi phát cho thí sinh làm có chữ ký của hai giám thị. Không có chữ ký của họ là bất hợp lệ. Cho nên tráo bài thi là truyện khó có thể xảy ra.
Hết giờ thi, nhiệm vụ của giám thị là thu bài xếp theo thứ tự vần, đánh số mật mã ở ô vuông trên mỗi bài thi. Phía ngoài ghi số thí sinh có mặt. Số đó là mật mã của sấp bài. Bài sau đó, được buộc chặt đóng thùng, gửi máy bay về Hội Đồng Giám Khảo.
Công việc của Hội Đồng Giám Thị kể là xong. Số phận học sinh nay nằm trong chính những xâp bài mà họ đã làm và nhất là trong tay các vị giám khảo.(sđd- Nguyễn Văn Lục)
- Nhân cách người thầy qua thi cử: Chắc các vị lớn tuổi một tý còn nhớ câu chuyện giáo sư Hoàng Cơ Nghị, giáo sư toán đã đánh rớt cô em gái tài giỏi của mình. Chẳng những không cho đỗ mà còn “trù ếm” đánh rớt oan. Sau này, cô tức khí bỏ đi Pháp học mà bằng cấp chẳng những không thua gì anh, còn vượt trội.
Không ai có thể đòi hỏi một giám khảo như ông Hoàng Cơ Nghị. Nhưng đó là một tấm gương.
Cứ lấy kinh nghiệm bản thân cho thấy, trong suốt cuộc đời đi chấm thi, tôi chưa hề thấy một lần, dù là thứ học trò ruột dám mở lời nhờ cậy. Tuyệt đối không. Tôi vừa nói chuyện hỏi thăm một cháu trai hồi đó đi thi đỗ hạng bình, tôi nhớ lại trong nhà, chắc cũng có nhiều cháu con các chị đi thi, vậy mà chú hay cậu nó có giúp được gì không? Trong nhà còn không giúp được làm sao giúp được người ngoài? Nếu có 2000 ngàn vị giám khảo trên toàn quốc mà mỗi người có độ hai ba “con gà,” vị chi là có 6000 thí sinh được chạy chọt, được điểm cao thì còn gì giá trị việc thi cử nữa?
Cứ nghĩ như thế để thấy tổ chức thi cử nghiêm chỉnh và nhân cách người giám khảo là hai yếu tố tạo cho các kỳ thi ở miền Nam trước 1975 đã đạt được sự công bằng cho mọi thí sinh. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Hội đồng giám khảo
Đây là công việc quan trọng nhất, quyết định số phận học trò. Công việc chấm thi, cộng điểm, lên danh sách kéo dài cả tháng trời. Rất thận trọng, rà soát lại từng thí sinh một.
Nhiều khi công việc chấm thi đến mệt mỏi và chán chường. Phải nhẫn nại để cố gắng đừng chán nản. Nhất là công việc cộng điểm được chia ra từng nhóm để làm việc....
.....Bài thi được rọc phách. Thường ông Phó chủ khảo đánh số mật mã. Mật mã trên phần phách phía trên và mật mã trên phần bài thi. Sau này chấm xong, ráp hai phần đó có số mật mã giống nhau là được.
Mỗi bộ môn có chừng độ 7, 8 giám khảo. Chấm lâu và mất nhiều thì giờ nhất là môn Triết. Có một trưởng ban cho mỗi môn. Mỗi giám khảo chấm bài nhận xấp bài đã ghi mã số bên ngoài bìa như xấp 25 bài, sẽ ghi xấp 25. Trước khi chấm phải họp lập thang điểm để thống nhất việc cho điểm. Bài cho điểm cao, bắt buộc phải đưa cho một giám khảo khác chấm lần thứ hai, sau đó cộng lại cho trung bình. Rất tiếc, đáng nhẽ bài cho điểm thấp quá cũng cần có chấm lại lần thứ hai cho công bằng!
Sau khi các giám khảo chấm xong. Vấn đề còn lại có tính cách hành chánh như là ráp phách, cộng điểm. Ngay việc cộng điểm cũng cần hai người, đọc điểm lên, rồi cộng, rồi so sánh, rà soát lại để tránh cộng sai.
Công việc tổ chức khá là chặt chẽ.
Hết những giờ làm việc căng thẳng và mỏi mệt ra đến cổng trường là bị đám đông bu lại, hỏi thăm tíu tít, hốt hoảng lo âu. Hầu hết những câu hỏi không trả lời được đành tìm cách thoái thác cho xong. Công chúng chờ đợi, trẻ già người lớn, đứng đông nghẹt trông ngóng trước cổng trường. Càng gần đến ngày công bố kết quả, bầu khí như sôi sục hẳn lên. Lại chờ đợi. Họ đổ xô đến các giám khảo, hỏi thăm tin tức, dúi những mảnh giấy nhờ vả xem kết quả dùm....-(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Hết một mùa thi
Công lao khó nhọc cả năm trời quyết đinh trong mấy tiếng đồng hồ, kéo dài trong mấy ngày. Phù du như ảo ảnh. Đôi mắt tuổi trẻ nay ánh lên nỗi niềm lo âu và tin tưởng. Sự mong đợi và sự hy sinh vô bờ bến của bậc làm cha mẹ. Làm sao nói hết cho ra lời. Họ chỉ mong con cái thi đậu.
Nỗi niềm đó kéo theo tâm sự của cả miền Nam mỗi khi đến mùa thi.
Phần ông thầy, người viết bài này, đi chấm thi xong ở một nơi nào đó, vội về thăm một vòng xem đứa nào đỗ, đứa nào rớt. Nhiều quá, không nhớ hết. Tất cả trách nhiệm 12 lớp đệ nhất vừa công vừa tư. Chỉ mong chúng đậu nhiều. Đậu nhiều thì thầy mừng và không khỏi hãnh diện. Có nước mắt mừng vui và chia sẻ. Kỷ niệm vào một buổi trưa nắng, trong nhà học trò đang mở tiệc, ông thầy xuất hiện đột ngột, chỉ kịp hỏi vài câu đủ làm nên những cảm xúc và kỷ niệm nhớ cả đời.
Đó cũng là ý nghĩa cuộc đời ông thầy.
Nhưng cho dù tổ chức thi cử có chặt chẽ thế nào đi nữa, người ta vẫn có thể gian lận. Tôi không chối cãi điều đó. Nhưng điều mà tôi nghĩ ở đây là, tổ chức thi cử ở miền Nam được tốt đẹp không hẳn chỉ do ở tổ chức chặt chẽ.
Thi cử chặt chẽ và đàng hoàng là do con người của nhà giáo.
Tôi đã nhìn lại một số bậc đàn anh để thấy rằng nơi những người thầy ấy không có chỗ cho điều xấu có chỗ cư ngụ. Nhân cách họ bày tỏ một sự trong sáng không tì vết. Nhìn họ, nhìn con người họ nhìn phong cách họ, không một ai dám mở lời xin xỏ.
Xin vinh danh họ. Những người đã đào tạo nên những thế hệ học sinh sau này thành người. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- Phẩm Chất:
- Tất cả những ai đã đỗ đạt ở miền Nam vì thế đều có quyền tự hào là mình đã xứng đáng đỗ như thế. Và chỉ cần nhìn những người Việt Nam ở hải ngoại đã có thể học lại, có thể đỗ đạt ở nước ngoài không thua bất cứ di dân nào. Và tất cả chúng ta đều có quyền hãnh diện với chính mình và hãnh diện vì đã được đào tạo trong một môi trường giáo dục lành mạnh, nhân bản và đạo đức ở miền Nam Việt Nam. -(Nguyễn văn Lục, sđd)
- "Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục "xã hội chủ nghĩa" (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng..." -(Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới thời Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)
- "Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu." -(Nhà phê bình văn học Thụy Khuê)
- Về phía đồng bào tỵ nạn đi từ miền Bắc hoặc đã ở các nước Đông Âu với tư cách sinh viên du học sau khi các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, đã có bao nhiêu người đã đỗ đạt và thành công ở xứ người? Tôi sợ rằng con số là ít ỏi. Hiện nay các di dân đi từ miền Bắc đang gây nhiều trở ngại cho các nước Đông Âu và họ tìm cách tống xuất những người Việt trên về lại Việt Nam vì rất nhiều lý do.
Nền giáo dục đào tạo do cộng sản cầm đầu và chính quyền cộng sản có trách nhiệm gì về những thành phần sống bất hợp pháp này? Phải chăng nó chỉ là hậu quả tất yếu của một chính sách giáo dục phi nhân bản mà những thành phần di dân từ miền Bắc nay phải gánh chịu hậu quả? -(Nguyễn văn Lục, sđd)
(4): "...tôi là một trong những học sinh giỏi liên tục từ cấp 1 đến hết THPT. Và tất nhiên đã là học sinh giỏi toàn diện thì môn Văn cũng không thể điểm kém.
Nhưng đúng như một bạn đọc viết, các bài văn phân tích, tả cảnh... đều là những bài học thuộc lòng có dàn ý sẵn từ việc học thêm hoặc sách tham khảo. Nếu viết đúng như vậy chắc chắn không dưới điểm 7.
Nhưng khi lên đại học, môn Văn hầu như không có tác dụng. Tôi vẫn luôn gặp khó khăn khi viết bài luận tự giới thiệu bản thân khi xin đi học hoặc đơn xin việc sau này. Và những bài phân tích làm văn cũng như những bài thơ văn học hồi trung học không giúp ích gì cho tôi lúc đó được. Thật buồn đúng không các bạn.
Ngay cả sau này, khi trở thành một người quản lý nhiều người khác, thì tôi thấy các nhân viên của tôi (dù rất giỏi chuyên môn) nhưng khi trình bày một văn bản, giấy đề nghị hay bức thư cho khách hàng... vẫn rất lủng củng về câu chữ và ý tưởng.
Thiết nghĩ, "Học văn để làm gì?" đúng là một câu hỏi lớn..." -độc giả Phạm Thị Ngọc Phượng, VNE, Thứ tư, 15/7/2009(5): Các trường trung học Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers, Cần Thơ là những trường trung học công lập được mở ra cho học sinh Việt Nam ở Nam Kỳ...
...Phần lớn những người giữ chức vụ then chốt trong chánh phủ từ trung ương đến địa phương thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều xuất thân từ trong những trường trung học nói trên. Cứ hỏi một số tướng lãnh, kỹ sư, giáo sư, bác sĩ, chính trị gia thì thấy ngay họ phần đông đều xuất thân từ những trường trung học này.
Xin đơn cử một ít thí dụ.
Cựu Chủ Tịch Quốc Hội và sau đó Thủ Tướng Chính Phủ, ông Nguyễn Bá Cẩn, xuất thân từ trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Giáo sư Nguyễn Văn Trường, hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục, đã có học ở Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu trước khi sang Pháp.
Tiến sĩ Trần Hữu Thế, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã xuất thân từ Collège Le Myre de Vilers và Petrus Ký.
Rất nhiều tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, chánh sự vụ, chủ sự phòng, ở trung ương, đến tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, quận trưởng, phó quận trưởng, các trưởng ty, ở địa phương, đều đã xuất thân từ các trường trung học này.
Tướng Lâm Quang Thi từng học Phan Thanh Giản và Petrus Ký. Phần đông các Thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện Nhiệm Kỳ II, Đệ Nhị Cộng Hòa, đều đã có học ở trường Petrus Ký (đó là các ông Trần Văn Linh, Trần Minh Tiết, Mai Văn An, Trần Khương Trinh, Nguyễn Văn Biện, Trần Văn Thuận và Nguyễn An Thông. -trích "VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC Phan Thanh Giản, Petrus Ký, Nguyễn Đình Chiểu, Gia Long tiền bán thế kỷ XX", Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm
- (tlđd): tài liệu đã dẫn.
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...