Nguồn: hoangtran204 Tháng Mười Hai 16, 2011
Bị thâm hụt 12 tỷ đô la, Chính phủ VN tung 300.000 tỷ đồng vừa giải cứu ngân hàng, vừa mua lại 9 tỷ đô la do Việt Kiều gởi về, và nhờ đó giảm bớt lạm phát mà giá tiền đô cũng không vượt mức 22.000 đồng
Dưới đây là 3 bài báo về kinh tế và tài chánh quan trọng nhất trong năm 2011.
Tháng 9, 2011, báo Thanh Niên cho hay, chính phủ VN tung 300.000 tỷ đồng vào thị trường bằng cách cho các ngân hàng vay. Các ngân hàng thượng mại đang túng quẩn tiền mặt sẽ được vay mỗi tháng 59 ngàn tỷ đồng, và toàn bộ số tiền 300 ngàn tỷ nầy sẽ được đưa vào thị trường vào trước cuối tháng 12-2011.
[Sẽ có lạm phát hay đồng tiền VN mất giá rất khủng khiếp xảy ra vào khoảng tháng 7-2012 là kết quả trực tiếp của hành động tung 14 tỷ đô la hay 300 000 tỷ đồng VN vào thị trường. Tiền đồng VN tung vào thị trường thông qua các cách sau đây. Một, cho các ngân hàng mươn tiền để ngân hàng có tiền mặt để điều hành. Hai, thông qua việc dùng 1 ngân hàng mua lại 3 ngân hàng kia, hay sáp nhập 3 ngân hàng thương mại trong tuần qua (mà giám đốc và phó giám đốc ngân hàng là ai thì các bạn đã biết rồi); Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) trở thành chủ của 3 ngân hàng kia. Ba, trả tiền cho 91 tập đoàn tổng công ty nhà nước đang thua lỗ hàng năm. Bốn, mua lại 9 tỷ đô la kiều hồi do Việt Kiều gởi về và ít nhất là 2-3 tỷ đô la Mỹ do 500 000 Việt kiều về nước hàng năm mang theo tiền mặt chi tiêu.]
Năm nay, chính phủ VN cho biết bị thâm hụt 12 tỷ đô la, và lạm phát đứng hạng nhì thế giới, Somalia đứng hạng nhất.
Cũng trong năm 2011, Việt kiều đã gởi về nước hơn 9 tỷ đô la tiền mặt, và thêm vài tỷ đô la nữa do hơn 500.000 ngàn Việt kiều về nước năm nay, và đặc biệt nhất là dịp Tết sắp tới đây.
Thực chất là chính phủ Hà nội đã tung vào thị trường 300 000 tỷ đồng để mua lại 9 tỷ đô la do Việt kiều gởi về, thì cả hai vấn nạn thâm hụt ngân sách, và thiếu ngoại hối đã được hóa giải.
Đối với các quốc gia khác, thì chính phủ nào đạt được các “thành tích” nói trên thì kể như đã bị sụp đổ. Nhưng ở VN thì khác, các “thành tích” kinh tế tài chánh nói trên đã được các Việt kiều “giải cứu”. Thật đáng mỉa mai thay!
3 bài báo dưới đây sẽ cho ta thấy rõ vấn đề này.
Thật sự ra đây là chính phủ bỏ tiền ra để cứu 3 ngân hàng thương mại đang thua lỗ, hay nói cách khác là hùn vốn vào các ngân hàng này. Và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được chính phủ chỉ định nắm đầu 3 ngân hàng thương mại bị thua lỗ.
Khi vay được tiền của nhà nước, các ngân hàng sẽ bớt kẹt tiền, có thêm nhiều thanh khoảng (tiền) để hoạt động. Và họ sẽ đổi tiền đồng lấy tiền đô la, rồi giao nộp tiền đô cho chính phủ Hà Nội. vốn đã vị thâm hụt 12 tỷ đô la vào năm nay.
Việc bơm 300 ngàn tỷ đồng ( hay 14,4 tỷ tiền đô la) vào thị trường sẽ làm lạm phát ở VN sẽ trở nên kinh hoàng vào tháng 5-tháng 7 năm 2012.
Chính phủ Việt Nam đề xuất lên Bộ Chính trị của Đảng cầm quyền các biện pháp cố gắng ‘ổn định kinh tế vĩ mô’ và giảm mục tiêu tăng trưởng Đại hội Đảng nêu ra đi 0,5% mỗi năm.
Thay cho mục tiêu ‘phát triển nhanh, bền vững’, trong dự thảo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa lên Bộ Chính trị, nay chỉ còn là “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.
Truyền thông Việt Nam cho hay trong hai ngày 22-23/9, lãnh đạo Kế hoạch và Đầu tư đã “làm việc riêng” để báo cáo với Bộ Chính trị về các nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
Dù nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XI hồi đầu năm xác định Việt Nam sẽ phấn đấu “phát triển nhanh, bền vững” trong kế hoạch năm năm tới, nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này nên được điều chỉnh để phản ánh thực trạng hiện nay.
Họ nêu lên Bộ Chính trị ý kiến rằng trước hết cần “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững”, thay cho phát triển nhanh, một dấu hiệu Chính phủ lo ngại trước các chỉ số kinh tế xấu.
Mức tăng trưởng của Việt Nam cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nên đặt ở mức là 6,5 – 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với Nghị quyết của Đại hội Đảng XI.
Tiếp tục bơm tiền?
Tình hình biến động của thị trường tại Việt Nam gây lo lắng trong dân chúng và giới doanh nghiệp.
Lạm phát tại Việt Nam hiện tháng sau cao hơn tháng trước và các biến động thị trường vàng, đô la và chứng khoán đang đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ.
Theo ý kiến một số chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục làm ăn thua lỗ thì thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục thời kỳ ảm đạm.
Giới quan sát, như Bấm Giáo sư Hà Tôn Vinh gần đây cho BBC hay, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam tập trung vào chống lạm phát một cách quyết liệt sẽ để lại hậu quả lâu dài cho các doanh nghiệp vốn sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi trở lại.
Gần đây, có tin rằng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng (khoảng 14.4 tỉ đô la) vào thị trường, một dấu hiệu nhiều nhà kinh tế từng khuyến cáo phải ngăn chặn gia tăng tín dụng để chống lạm phát.
Theo báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng (khoảng 14.4 tỷ đô la) để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng.
Vẫn nguồn tin này nói rằng kế hoạch này sẽ không vượt quá chỉ tiêu tăng khối lượng tiền được bơm vào thị trường quá 15 đến 16% trong khi tín dụng cung cấp lên đến 20%.
GS Hà Tôn Vinh thì đề nghị Chính phủ “có giải pháp dài hơi chứ không phải giải pháp tình thế như hiện nay vốn chỉ tập trung vào ưu tiên ngắn hạn là chống lạm phát”.
Còn theo bản tin Reuters hôm 23/9, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam lên tới 1 tỷ đô la chỉ trong tháng 9 năm nay, và nhìn trên bình diện cả năm tính tới nay là 6,84 tỷ đô la.
Reuters trích số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam về tháng 9 ghi nhận: xuất khẩu tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8,3 tỷ đô la, nhưng nhập khẩu cũng tăng 33,4%, lên 9,3 tỷ đô la.
Vẫn Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Reuters trích lời cho hay họ dự kiến thâm hụt cho cả năm là 12 tỷ đô la.
Mất cân bằng xuất nhập khẩu liên tục được coi là một yếu tố quan trọng khiến đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh trong những năm qua.
------------------------
Nguồn Thanh Niên (bài nầy đã bị xóa): Cộng Đồng Ngân Hàng và Nguồn Nhân Lực
------------------------
Nhưng khi tung vào thị trường 300 000 tỷ đồng để mua lại 9 tỷ đô la do Việt kiều gởi về, thì cả hai vấn nạn trên được hóa giải.
Đối với các quốc gia khác, thì chính phủ nào đạt được các “thành tích” nói trên thì kể như đã bị sụp đổ. Nhưng ở VN thì khác, các “thành tích” kinh tế tài chánh nói trên đã được các Việt kiều “giải cứu”.
Thật đáng mỉa mai thay!
-
Bị thâm hụt 12 tỷ đô la, Chính phủ VN tung 300.000 tỷ đồng vừa giải cứu ngân hàng, vừa mua lại 9 tỷ đô la do Việt Kiều gởi về, và nhờ đó giảm bớt lạm phát mà giá tiền đô cũng không vượt mức 22.000 đồng
Dưới đây là 3 bài báo về kinh tế và tài chánh quan trọng nhất trong năm 2011.
Tháng 9, 2011, báo Thanh Niên cho hay, chính phủ VN tung 300.000 tỷ đồng vào thị trường bằng cách cho các ngân hàng vay. Các ngân hàng thượng mại đang túng quẩn tiền mặt sẽ được vay mỗi tháng 59 ngàn tỷ đồng, và toàn bộ số tiền 300 ngàn tỷ nầy sẽ được đưa vào thị trường vào trước cuối tháng 12-2011.
[Sẽ có lạm phát hay đồng tiền VN mất giá rất khủng khiếp xảy ra vào khoảng tháng 7-2012 là kết quả trực tiếp của hành động tung 14 tỷ đô la hay 300 000 tỷ đồng VN vào thị trường. Tiền đồng VN tung vào thị trường thông qua các cách sau đây. Một, cho các ngân hàng mươn tiền để ngân hàng có tiền mặt để điều hành. Hai, thông qua việc dùng 1 ngân hàng mua lại 3 ngân hàng kia, hay sáp nhập 3 ngân hàng thương mại trong tuần qua (mà giám đốc và phó giám đốc ngân hàng là ai thì các bạn đã biết rồi); Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) trở thành chủ của 3 ngân hàng kia. Ba, trả tiền cho 91 tập đoàn tổng công ty nhà nước đang thua lỗ hàng năm. Bốn, mua lại 9 tỷ đô la kiều hồi do Việt Kiều gởi về và ít nhất là 2-3 tỷ đô la Mỹ do 500 000 Việt kiều về nước hàng năm mang theo tiền mặt chi tiêu.]
Năm nay, chính phủ VN cho biết bị thâm hụt 12 tỷ đô la, và lạm phát đứng hạng nhì thế giới, Somalia đứng hạng nhất.
Cũng trong năm 2011, Việt kiều đã gởi về nước hơn 9 tỷ đô la tiền mặt, và thêm vài tỷ đô la nữa do hơn 500.000 ngàn Việt kiều về nước năm nay, và đặc biệt nhất là dịp Tết sắp tới đây.
Thực chất là chính phủ Hà nội đã tung vào thị trường 300 000 tỷ đồng để mua lại 9 tỷ đô la do Việt kiều gởi về, thì cả hai vấn nạn thâm hụt ngân sách, và thiếu ngoại hối đã được hóa giải.
Đối với các quốc gia khác, thì chính phủ nào đạt được các “thành tích” nói trên thì kể như đã bị sụp đổ. Nhưng ở VN thì khác, các “thành tích” kinh tế tài chánh nói trên đã được các Việt kiều “giải cứu”. Thật đáng mỉa mai thay!
3 bài báo dưới đây sẽ cho ta thấy rõ vấn đề này.
Kiều hối về Việt Nam nhiều nhất thế giới
14-12-2011Bất chấp kinh tế thế giới khó khăn, nguồn kiều hối về Việt Nam năm 2011 được dự báo sẽ đạt trên 9 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Năm nay, doanh số của phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối của Ngân hàng Vietinbank ước đạt trên 1,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất từ trước tới nay mà Ngân hàng này có được. Tuy nhiên, đằng sau mức tăng trưởng ấn tượng về lượng kiều hối lên tới trên 9 tỷ USD trong năm nay, câu hỏi được quan tâm nhất lúc này đó là tại sao cả thế giới đang ngập chìm trong khó khăn, vậy mà dòng tiền đổ về Việt Nam lại tăng cao kỉ lục như vậy?
Bằng hình ảnh “nước chảy chỗ trũng”, cộng với sự hấp dẫn về hiệu quả sinh lời của đồng vốn, ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối ngân hàng Vietinbank đã lí giải về hiện tượng kiều hối tăng cao này ở Việt Nam.
“Sở dĩ kiều hối năm nay tăng trưởng cao như vậy là vì bây giờ, kiều hối ngoài mục đích là trợ cấp thân nhân thì còn là dòng tiền đầu tư, ví dụ như đầu tư bất động sản, đầu tư kinh doanh hay đơn giản là chỉ cần hưởng chênh lệch lãi suất”, ông Ngô Xuân Hải cho biết.
Một con số thống kê thú vị nữa cũng đã được Ngân hàng Vietinbank dẫn ra, đó là có tới 30% lượng kiều hối bán cho ngân hàng và sau đó chuyển sang VND đang có xu hướng tăng lên.
Một thống kế mới nhất từ Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho hay, có tới 52% lượng kiều hồi đổ vào bất động sản, số còn lại được dùng để gửi tiết kiệm và tiêu dùng. Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng với 9 tỷ USD, chiếm gần 1/10 GDP của Việt Nam thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế.
Ông Đặng Trung Dũng, Phó TGĐ Ngân hàng SHB nhận định: “Tôi nghĩ, lượng tiền kiều hối đã trở thành thành phần rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, nó có ý nghĩa rất lớn đối với cán cân thanh toán, cán cân thương mại của Việt Nam. Con số 9 tỷ USD đã nói lên tất cả, nhất là trong bối cảnh cả thế giới gặp khó khăn thì lượng kiều hối một mặt nào đó cũng phản ánh sự hấp dẫn và ổn định của thị trường Việt Nam”.
Rõ ràng với gần 4 triệu Việt kiều sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng vạn lao động xuất khẩu, hiện nay, nguồn lực kiều hối trong tương lai vẫn được coi là còn dư địa và tiềm năng tăng trưởng. Hiện tại, với 9 tỷ USD, ít nhất sức ép về sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế cũng sẽ được giảm thiểu rất nhiều.
tác giả CHÍ SƠN
——————————————————————————Thật sự ra đây là chính phủ bỏ tiền ra để cứu 3 ngân hàng thương mại đang thua lỗ, hay nói cách khác là hùn vốn vào các ngân hàng này. Và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được chính phủ chỉ định nắm đầu 3 ngân hàng thương mại bị thua lỗ.
Sáp nhập 3 ngân hàng tại TP.HCM
6-12-2011
Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Sài Gòn là 3 ngân hàng đầu tiên được chấp thuận sáp nhập tự nguyện, theo công bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sáng nay.
Cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP HCM, với tổng vốn điều lệ (tính tới cuối tháng 9) là 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản 154.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước.
Ủy ban Nhân dân TP HCM sáng nay họp bàn cùng 3 ngân hàng và BIDV để có thể tiến tới ký kết các văn bản hợp nhất ngay trong ngày hôm nay.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố thông tin trên tại cuộc họp giao ban báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
“Bước đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, sáng nay Ngân hàng Nhà nước thông qua chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng có trụ sở chính tại TP HCM là Đệ Nhất – Ficombank, Tín Nghĩa và thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định.
Theo ông, 3 ngân hàng này thời gian qua gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời.
“Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. 3 ngân hàng này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn”, ông nói thêm.
Thống đốc Bình cho biết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các phòng ban quan trọng. Với tư cách đại diện vốn Nhà nước, BIDV sẽ phải đảm bảo để ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô cũng như chính trị, xã hội trên địa bàn TP HCM và cả nước.
“Quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho 3 ngân hàng này và sắp tới ngân hàng sau hợp nhất lại có sự tham gia của Nhà nước”, Thống đốc cam kết.
Sắp tới, các bên liên quan sẽ tiến hành đánh giá lại hoạt động của cả ba ngân hàng, đánh giá các khoản nợ, vốn, tài sản còn lại của các ngân hàng. Và sau khi có đánh giá chính thức của kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc tỷ lệ tham gia vốn Nhà nước trong ngân hàng này.
“Chi phí xử lý 3 ngân hàng này chưa tính toán được, còn chờ quá trình đánh giá lại hoạt động của cả ba ngân hàng”, Thống đốc nói.
Đây là 3 ngân hàng đầu tiên được phép hợp nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10. Thống đốc Bình cho biết, đề án tái cơ cấu ngân hàng đã được Chính phủ thông qua về mặt nguyên tắc và sớm trình Bộ Chính trị thời gian tới. Trong giai đoạn đầu tiên, từ nay đến hết quý I/2012, sẽ hoàn tất quá trình đánh giá lại và sắp xếp, phân loại các ngân hàng theo tình trạng sức khỏe, để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trước khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng được công bố chính thức hôm nay, đã có một loạt động thái chuẩn bị cho kế hoạch này. Đầu tiên là cam kết hỗ trợ thanh khoản của BIDV với Ficombank (hạn mức tín dụng là 5.000 tỷ đồng). Tiếp đó là thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết giữa Quỹ Đầu tư Australia Macquarie, tập đoàn tài chính đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD, với cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Theo đó ông Lee George Lam, Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Dương của Macquarie Capital được chỉ định là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của ba ngân hàng trên. Macquarie Capital sẽ cố vấn về chiến lược kinh doanh mới của các ngân hàng này cũng như việc tìm kiếm cổ đông chiến lược, huy động vốn cũng như khả năng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng:
Song Lin
———------------Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước.
Ủy ban Nhân dân TP HCM sáng nay họp bàn cùng 3 ngân hàng và BIDV để có thể tiến tới ký kết các văn bản hợp nhất ngay trong ngày hôm nay.
|
“Bước đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, sáng nay Ngân hàng Nhà nước thông qua chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng có trụ sở chính tại TP HCM là Đệ Nhất – Ficombank, Tín Nghĩa và thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định.
Theo ông, 3 ngân hàng này thời gian qua gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, 3 ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời.
“Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. 3 ngân hàng này đã họp và đi đến quyết định tự nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn”, ông nói thêm.
Thống đốc Bình cho biết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các phòng ban quan trọng. Với tư cách đại diện vốn Nhà nước, BIDV sẽ phải đảm bảo để ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô cũng như chính trị, xã hội trên địa bàn TP HCM và cả nước.
“Quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho 3 ngân hàng này và sắp tới ngân hàng sau hợp nhất lại có sự tham gia của Nhà nước”, Thống đốc cam kết.
Sắp tới, các bên liên quan sẽ tiến hành đánh giá lại hoạt động của cả ba ngân hàng, đánh giá các khoản nợ, vốn, tài sản còn lại của các ngân hàng. Và sau khi có đánh giá chính thức của kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc tỷ lệ tham gia vốn Nhà nước trong ngân hàng này.
“Chi phí xử lý 3 ngân hàng này chưa tính toán được, còn chờ quá trình đánh giá lại hoạt động của cả ba ngân hàng”, Thống đốc nói.
Đây là 3 ngân hàng đầu tiên được phép hợp nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng vào tháng 10. Thống đốc Bình cho biết, đề án tái cơ cấu ngân hàng đã được Chính phủ thông qua về mặt nguyên tắc và sớm trình Bộ Chính trị thời gian tới. Trong giai đoạn đầu tiên, từ nay đến hết quý I/2012, sẽ hoàn tất quá trình đánh giá lại và sắp xếp, phân loại các ngân hàng theo tình trạng sức khỏe, để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trước khi thông tin hợp nhất ba ngân hàng được công bố chính thức hôm nay, đã có một loạt động thái chuẩn bị cho kế hoạch này. Đầu tiên là cam kết hỗ trợ thanh khoản của BIDV với Ficombank (hạn mức tín dụng là 5.000 tỷ đồng). Tiếp đó là thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết giữa Quỹ Đầu tư Australia Macquarie, tập đoàn tài chính đang quản lý số tài sản trị giá khoảng 317 tỷ USD, với cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Theo đó ông Lee George Lam, Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Dương của Macquarie Capital được chỉ định là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của ba ngân hàng trên. Macquarie Capital sẽ cố vấn về chiến lược kinh doanh mới của các ngân hàng này cũng như việc tìm kiếm cổ đông chiến lược, huy động vốn cũng như khả năng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng:
Đơn vị: Tỷ đồng
Tín Nghĩa | Sài Gòn | Đệ nhất | ||||
9T/2011 | 2010 | 9T/2011 | 2010 | 9T/2011 | 2010 | |
Vốn điều lệ | 3.399 | 3.399 | 4.185 | 4.185 | 3.000 | 3.000 |
Tổng tài sản | 58.940 | 46.414 | 78.014 | 60.183 | 17.100 | 7.649 |
Lợi nhuận trước thuế | 579 | 378 | 530 | 544 | 219 | 141 |
Lợi nhuận sau thuế | 432 | 284 | 401 | 405 | ||
Tiền gửi khách hàng | 35.029 | 25.546 | 40.900 | 35.121 | 8.800 (*) | 5.360 (*) |
Nguồn: Báo cáo Tài chính Quý 3/2011 (*): Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư |
Khi vay được tiền của nhà nước, các ngân hàng sẽ bớt kẹt tiền, có thêm nhiều thanh khoảng (tiền) để hoạt động. Và họ sẽ đổi tiền đồng lấy tiền đô la, rồi giao nộp tiền đô cho chính phủ Hà Nội. vốn đã vị thâm hụt 12 tỷ đô la vào năm nay.
Việc bơm 300 ngàn tỷ đồng ( hay 14,4 tỷ tiền đô la) vào thị trường sẽ làm lạm phát ở VN sẽ trở nên kinh hoàng vào tháng 5-tháng 7 năm 2012.
Việt Nam ‘cố ổn định kinh tế’
Thứ sáu, 23 tháng 9, 2011Chính phủ Việt Nam đề xuất lên Bộ Chính trị của Đảng cầm quyền các biện pháp cố gắng ‘ổn định kinh tế vĩ mô’ và giảm mục tiêu tăng trưởng Đại hội Đảng nêu ra đi 0,5% mỗi năm.
Thay cho mục tiêu ‘phát triển nhanh, bền vững’, trong dự thảo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa lên Bộ Chính trị, nay chỉ còn là “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.
Truyền thông Việt Nam cho hay trong hai ngày 22-23/9, lãnh đạo Kế hoạch và Đầu tư đã “làm việc riêng” để báo cáo với Bộ Chính trị về các nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
Dù nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XI hồi đầu năm xác định Việt Nam sẽ phấn đấu “phát triển nhanh, bền vững” trong kế hoạch năm năm tới, nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này nên được điều chỉnh để phản ánh thực trạng hiện nay.
Họ nêu lên Bộ Chính trị ý kiến rằng trước hết cần “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững”, thay cho phát triển nhanh, một dấu hiệu Chính phủ lo ngại trước các chỉ số kinh tế xấu.
Mức tăng trưởng của Việt Nam cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nên đặt ở mức là 6,5 – 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với Nghị quyết của Đại hội Đảng XI.
Tiếp tục bơm tiền?
Tình hình biến động của thị trường tại Việt Nam gây lo lắng trong dân chúng và giới doanh nghiệp.
Lạm phát tại Việt Nam hiện tháng sau cao hơn tháng trước và các biến động thị trường vàng, đô la và chứng khoán đang đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ.
Theo ý kiến một số chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục làm ăn thua lỗ thì thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục thời kỳ ảm đạm.
Gần đây, có tin rằng Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bơm thêm 300 ngàn tỉ đồng (khoảng 14.4 tỉ đô la) vào thị trường, một dấu hiệu nhiều nhà kinh tế từng khuyến cáo phải ngăn chặn gia tăng tín dụng để chống lạm phát.
Theo báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng (khoảng 14.4 tỷ đô la) để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng.
Vẫn nguồn tin này nói rằng kế hoạch này sẽ không vượt quá chỉ tiêu tăng khối lượng tiền được bơm vào thị trường quá 15 đến 16% trong khi tín dụng cung cấp lên đến 20%.
GS Hà Tôn Vinh thì đề nghị Chính phủ “có giải pháp dài hơi chứ không phải giải pháp tình thế như hiện nay vốn chỉ tập trung vào ưu tiên ngắn hạn là chống lạm phát”.
Còn theo bản tin Reuters hôm 23/9, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam lên tới 1 tỷ đô la chỉ trong tháng 9 năm nay, và nhìn trên bình diện cả năm tính tới nay là 6,84 tỷ đô la.
Reuters trích số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam về tháng 9 ghi nhận: xuất khẩu tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8,3 tỷ đô la, nhưng nhập khẩu cũng tăng 33,4%, lên 9,3 tỷ đô la.
Vẫn Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Reuters trích lời cho hay họ dự kiến thâm hụt cho cả năm là 12 tỷ đô la.
Mất cân bằng xuất nhập khẩu liên tục được coi là một yếu tố quan trọng khiến đồng tiền Việt Nam mất giá mạnh trong những năm qua.
------------------------
Nguồn Thanh Niên (bài nầy đã bị xóa): Cộng Đồng Ngân Hàng và Nguồn Nhân Lực
------------------------
Nhưng khi tung vào thị trường 300 000 tỷ đồng để mua lại 9 tỷ đô la do Việt kiều gởi về, thì cả hai vấn nạn trên được hóa giải.
Đối với các quốc gia khác, thì chính phủ nào đạt được các “thành tích” nói trên thì kể như đã bị sụp đổ. Nhưng ở VN thì khác, các “thành tích” kinh tế tài chánh nói trên đã được các Việt kiều “giải cứu”.
Thật đáng mỉa mai thay!
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...