Những Hình Ảnh Kinh Hoàng của 1 Việt Nam Ngập Chìm Trong Vô Đạo
Chỉ mấy chục ngày đầu năm mới Nhâm Thìn, đã xuất hiện bao hình ảnh thay cho bao lời nhận định, phân tích hiện trạng trụy đọa, lun bại đạo đức ở Việt Nam...
-Từ:
Căn Lều tạm của vợ con anh Đoàn văn Vươn bị bè lũ VC đê tiện phá nát:
- Đến:
Chính quyền địa phương đã phản ứng thế nào?
(sẽ còn cập nhật...)
-
Chỉ mấy chục ngày đầu năm mới Nhâm Thìn, đã xuất hiện bao hình ảnh thay cho bao lời nhận định, phân tích hiện trạng trụy đọa, lun bại đạo đức ở Việt Nam...
-Từ:
Căn Lều tạm của vợ con anh Đoàn văn Vươn bị bè lũ VC đê tiện phá nát:
Chị Thương lội xuống hồ, vớt bàn thờ lên
Cả lư hương cũng bị chúng nó đập tan nát
Căn lều dựng tạm cũng bị chúng nó phá nát
Chú chó què chân thoát chết trong vụ cưỡng chế biết rõ mặt chúng nó tới phá
Chị Thương nói, chiều hôm qua, khi chị về huyện, thì số công an xã này vẫn đang trực tại trụ sở này, án ngữ ngay trước lối vào đầm hồ nhà chị. Chị có hỏi ai đã phá lều, phá bàn thờ nhà chị, tất cả đồng thanh: Không biết. Không biết. Không biết.
Nguồn: Nguyễn Quang Vinh-Blog.
- Đến:
Nghệ sĩ? hay em của CSGT Việt cộng? |
những chiếc xe được khoe bởi một sản phẩm nôn mửa của thiên đường xã nghĩa hay một sự nhục mạ các hãng xe hơi? |
không ghi chức thì làm sao nhắc chúng nộp phong bì? |
---------------------
TP - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Như Sô vừa chỉ đạo UBND huyện Bình Sơn yêu cầu Công an huyện này kiểm tra, xử lý khiếu nại của bà Lê Thị Kim Thúy (ở xóm Bình Lộc, thôn Phước Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn) về việc bà bị công an xã Bình Nguyên đánh.
Bà Thúy tố cáo bị công an xã đánh. Ảnh: P.Đ. |
Đơn của bà Thúy trình bày: Ngày 19-1, bà đến UBND xã xin xác nhận giấy uỷ quyền của mẹ bà giao cho bà được tiếp tục khiếu nại vụ tranh chấp đất giữa gia đình bà với UBND xã Bình Nguyên.
Do cán bộ Tư pháp xã không xác nhận, bà Thuý có lớn tiếng thì bị công an xã đưa về phòng đánh, còng tay nhiều giờ liền, trong khi bà vừa sinh con nhỏ mới 3 tháng.
Phú Đức, (Tiền Phong 11:30 | 20/02/2012)
---------------------
Tin: Tiền Phong
Cô bé mười tuổi thường xuyên bị nhốt cả đêm ở chuồng gà. Đặc biệt mỗi khi làm sai điều gì, cô bé bị cha nuôi lột quần áo, đánh đập bằng cây sắt, dây điện, sợi xích…
Cô bé mười tuổi thường xuyên bị nhốt cả đêm ở chuồng gà. Đặc biệt mỗi khi làm sai điều gì, cô bé bị cha nuôi lột quần áo, đánh đập bằng cây sắt, dây điện, sợi xích…
Số phận không may mắn nên ngay khi vừa mới được sinh ra, em đã bị cuộc đời từ chối quyền có cha có mẹ, có một gia đình. 10 năm sống trên cuộc đời là 10 năm em trải qua những cuộc “sang tay” như một món hàng, là gần 10 năm chịu đòn roi, làm việc cực nhọc như một nô lệ…
Những bữa đòn roi của cha mẹ nuôi dành cho cô bé Nguyễn Thục Phi (học sinh lớp 3B trường Tiểu học Hành Đức, hiện trú tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) là chuyện thường như cơm bữa. Vậy mà sự việc chỉ được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý sau trận đòn khiến em hoảng loạn, toàn thân thâm tím, biến dạng phải nhập viện vào ngày 11-2.
Những người có lương tri có quyền đặt ra câu hỏi: Lương tâm của những người dân địa phương ở đâu, trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu… trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng em bị hành hạ như nô lệ thời trung cổ? Từng ấy con người, cơ quan đoàn thể sao không bảo vệ nổi một bé gái bất hạnh mới 10 tuổi thơ ngây?.
| ||
Bị tra tấn hai ngày mới được giải cứu
Từ nhiều năm nay, những người dân ở địa phương này đã quá quen thuộc với cảnh cặp vợ chồng Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến (50 tuổi, cha mẹ nuôi của bé gái) hành hạ con nhưng có lẽ với tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy tỏ” nên người ta làm ngơ.
Sự việc chỉ không thể chịu đựng thêm được nữa khi khoảng 19h ngày 10-2, người cha nuôi đi làm về thì thấy vợ đánh bé Phi do nghi lấy trộm tiền của nhà. Đến bữa ăn, người mẹ nuôi độc ác bỏ đói cô bé, bắt đứng cạnh bàn nghe bà vừa ăn vừa tiếp tục xỉ vả.
Lúc này, đối tượng Mùi nghe thấy vợ nêu rõ số tiền bị mất là 500 ngàn đồng nên gã quay sang tát Phi một cái tát trời giáng “cho chừa” rồi vả liên tục vào miệng cô bé.
Lúc này, bé gái 10 tuổi đã quỳ lạy van xin, hối lỗi và trình bày việc em lấy tiền để mua vở nhưng gã cha nuôi vẫn không nương tay. Hắn đạp mạnh lên người Phi rồi nắm tóc, đập đầu em vào tường.
Sau cú đập quá mạnh rồi thấy cô bé im bặt, không còn khóc nữa, hàng xóm mới điếng hồn chạy sang xin được vào nhà để “coi con Phi thế nào” và yêu cầu tha cho bé. Tuy nhiên, vợ chồng độc ác này vẫn không chịu mở cửa. Quá bức xúc, người dân phải điện báo chính quyền can thiệp.
Thế nhưng khi công an xã đến tận nhà, đề nghị vợ chồng đối tượng này mở cửa và ngừng đánh bé Phi, cặp vợ chồng độc ác vẫn quyết không chịu nghe theo. Thuyết phục không được, công an đành ra về.
Đến sáng hôm sau, chính quyền và hàng xóm một lần nữa đến nhà Mùi – Yến yêu cầu cho bé Phi nhập viện nếu không muốn bị kiện ra tòa. Dây dưa cố chấp, nhưng trước vết thương khá nặng của bé gái cộng với sự tác động của Hội phụ nữ xã, cặp vợ chồng này đến chiều tối đã chịu đưa Phi đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Bác sĩ Phạm Tấn Sinh, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết nạn nhân được đưa vào viện cấp cứu chiều 11-2 trong tình trạng chấn thương vùng mặt, bầm tím hai vòm mắt với tinh thần hoảng sợ. Đến nay, kết qủa giám định cho thấy cháu bị thương tích 12%.
Điều chú ý, ngày đầu nhập viện, các y, bác sĩ chưa kịp hỏi gì thì Phi vừa xuýt xoa, vừa khóc trong tâm trạng sợ hãi, vừa liên tục phân bua: "Cháu bị té xe! Cháu bị té xe!". "Cháu Phi hình như đang cố ý giấu các vết thương trong người, ngăn cản cho các y, bác sĩ kiểm tra cơ thể", bác sĩ Sinh tiết lộ. Có chuyện lạ này có thể vì cháu đã bị cha mẹ nuôi đe nẹt, ngăn cấm không cho ai biết việc mình bị bạo hành.
Bà Đoàn Thị Hồng Yến tại CAH Nghĩa Hành. |
Cuộc đời 10 năm bị lợi dụng như món hàng
Và 10 năm cuộc đời khốn khổ của bé gái chưa từng có một ngày vui được hé lộ khiến người ta càng thêm đau đớn.
Cô bé sinh ra trong hoàn cảnh éo le: Mẹ vốn là gái bán dâm đã lỡ mang thai với khách làng chơi, em ra đời không được ai mong muốn. Mẹ Phi đã gửi em cho đối tượng Đoàn Thị Hồng Yến (lúc đó đã li dị chồng cũ và chưa cặp kè với đối tượng Nguyễn Mùi) nhờ trông coi giúp với mức thù lao 300 ngàn đồng/tháng.
Thế nhưng đến được khoảng tháng thứ 6 thì mẹ Phi cũng không có tiền để gửi đều đặn hàng tháng cho “vú nuôi”. Số tiền nợ lên đến khoảng 1,8 triệu thì mẹ của Phi “mất tích”. Bà Yến nghĩ mình vẫn còn có cô bé, nếu bần hàn quá thì mang đi “gán nợ” nên mới gửi sang nhờ người quen ở huyện Sơn Tịnh trông nuôi giúp.
Một năm sau đó, Phi lại được “chuyền tay” sang cho người khác nuôi tiếp. Mãi đến năm 2008, khi cô bé được 7 tuổi thì bà Yến “đòi về” khi nghe thông tin người nuôi sau này có ý định bán em cho một gia đình ở Tp Hồ Chí Minh. Không hiểu vì lý do gì, khi đưa đứa trẻ về nhà, bà Yến vẫn luôn một mực nói với xóm làng: “Nó không phải là đứa trẻ ngày xưa tôi nhận chăm sóc”.
Rồi cũng trong khoảng thời gian này, Yến đến với đối tượng Nguyễn Mùi là người đàn ông cũng vừa ly dị vợ. “Rổ rá cạp lại”, cả hai cùng mở quán bán hàng ăn uống buổi sáng và tạp hóa, trong đó cô bé Phi là “con ở” đúng nghĩa của họ. Có thể biết chuyện khó tránh né được miệng lưỡi thế gian và cũng để hợp thức hóa cho việc hành hạ đứa trẻ “người dưng”, cặp vợ chồng này mới làm hồ sơ nhận Phi làm con nuôi từ tháng 5-2011.
Một người hàng xóm ở nhà đối diện với cặp vợ chồng dã man này thuật lại: “Bé Phi đúng là đứa con trời nuôi” bởi thường những đứa trẻ sinh ra bất hạnh thì lại hay sáng dạ. Phi học giỏi cực kỳ, điều này cả khu vực ai cũng biết. Riêng về những giao tiếp hằng ngày, cô bé luôn khôn ngoan lanh lợi hơn những đứa trẻ cùng tuổi và rất được mọi người yêu thương.
Tuy nhiên, “số con bé nó khổ, bị ông bà Mùi sai làm quần quật cả ngày. Buổi chiều đi học cũng tranh thủ về sớm để nấu cơm, tối còn nhặt rau, cắt hành… đến khi học bài được thì cũng khuya.
Tội nghiệp nhất là dậy quá sớm, nhiều khi bê bún cho khách mà vừa đi vừa ngủ. Chú ý nhất là thời gian này không biết gia đình bà Yến có gì khất tất hay không nhưng hầu như Phi không được vợ chồng bà này cho phép chơi với những đứa trẻ trong xóm, không được đi sang nhà người khác coi phim hay nói chuyện…
Tiếng là con nuôi nhưng có khác gì “con ở”, thức khuya dậy sớm, cho học cũng như kiểu “gọi là”, lại còn cực hơn nữa là bị giam lỏng suốt ngày”, người dân này cho biết.
| ||
“Địa ngục trần gian”
Làm việc chăm chỉ là thế nhưng ngày nào cô bé cũng phải chịu những trận đòn roi hành hạ của cha mẹ nuôi. Một hàng xóm cạnh nhà cho biết, sự việc đánh đập dã man bé Phi đã tồn tại từ rất lâu, nhưng “do hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp nên không ai nghĩ đến chuyện báo chính quyền”.
Người này thuật lại: “Có hôm thấy cháu Phi ngồi ăn thì ông Mùi về cầm nồi cơm úp lên đầu rồi đuổi ra ngoài đường đứng cho muỗi đốt”. Tiếng khóc lóc, van xin của bé Phi lẫn tiếng đấm đá huỳnh huỵch của ông Mùi, tiếng chửi của bà Yến đã trở thành “điệp khúc quen tai” của hàng xóm.
“Sáng sớm nghe tiếng khóc, chúng tôi biết ngay là bé Phi lại bị đánh vì ngủ dậy muộn, hay làm vỡ cái bát, cái chén… Nhưng chẳng ai dám can ngăn bởi ông Mùi hay khóa chặt cửa mỗi khi "hành động", hơn nữa, người dân cũng ngại “dây dưa” khi vợ chồng họ lấy cớ dạy con cái.
Bé Phi cũng thường xuyên bị nhốt cả đêm ở chuồng gà. “Đặc biệt mỗi khi cô bé làm sai điều gì, ngoài những cơn "mưa đòn" trút xuống thì con bé còn bị cha nuôi lột quần áo, bắt đứng tồng ngồng để trẻ con chế giễu. Dã man hơn, con bé đã nhiều lần bị đánh đập bằng cây sắt, dây điện, sợi xích… khi làm điều gì trái lời bố mẹ nuôi”, người hàng xóm bức xúc kể.
Bốn ngày sau khi sự việc xảy ra, gặp cô bé đang nằm điều trị trong bệnh viện, người ta thấy dù đã được các y bác sĩ tích cực điều trị song trên gương mặt em vẫn nhiều chỗ tím bầm; phía trên trán là một vết va đập đã lâu để lại khoảng da màu xanh đang ngả vàng.
Mái tóc rối bùi, từng lọn tóc xoắn vào nhau bê bết đong đưa trên khuôn mặt còi cọc có đôi môi sưng vều. Còn trên thân thể em, bất cứ chỗ nào hở đều có thể thấy những vết bầm dập, loang lổ... Riêng ánh mắt cô bé thì luôn phản chiếu sự sợ hãi.
Mất một hồi động viên, cô bé mới nhỏ nhẹ tâm tình: “Lúc còn bé con rất thích được đi học nhưng vì “người lớn nói không có tiền” nên con phải ở nhà, không được đi mẫu giáo. Sau đó, con được “mẹ” Yến sang nhận về nuôi với lời hứa cho ăn và cho đi học nên con rất mừng”.
Cũng khoảng thời gian này, theo lời cô bé, tuy còn nhỏ nhưng Phi đã “kham” hết việc như nấu cơm, cho gà ăn hay canh lửa giúp “mẹ” Yến nấu bún; rồi rửa chén, bưng bê phục vụ khách ăn uống buổi sáng.
Hằng ngày, em thường phải dậy từ 3h để phụ dọn hàng. Tuy cực nhọc so với lứa tuổi, nhưng dường như Phi luôn biết mình phải làm việc để có thể trả ơn nuôi nấng của bà Yến và ông Mùi. “Con chỉ sợ không được đi học nên luôn cố gắng để ba mẹ không thấy con vô dụng. Nhưng con cũng ước chi mình không phải dậy từ 3h. Nếu dậy sớm quá, đến tối đi học bài thì mắt con cứ díp lại muốn ngủ”, cô bé tâm sự.
Cặp vợ chồng độc ác đổ tội cho nhau
Trước sức ép của dư luận, chỉ một ngày sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng Quảng Ngãi đã vào cuộc. Công an khởi tố, bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Mùi về hành vi hành hạ trẻ em. Ngày 15-2, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi đã đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan xử lý nghiêm minh và truất quyền làm cha nuôi đối với ông Nguyễn Mùi.
Trong ngày 15-2, Công an huyện Nghĩa Hành cũng tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiếp tục bắt đối tượng Đoàn Thị Hồng Yến để tiến hành điều tra.
Theo các điều tra viên công an huyện Nghĩa Hành, trong những ngày đối tượng Mùi ở trại tạm giam và đối tượng Yến bị lấy lời khai, thì cặp vợ chồng này bỗng dưng đổ vấy hết lỗi cho nhau khi biết “không thể chối tội thêm được”.
Họ thường xuyên đỗ lỗi “ai đánh nhiều hơn”; khi thì Mùi khăng khăng: “bà vợ mới thường xuyên đánh con Phi và nhiều lần nó phải bu (ôm - PV) chân tui để xin cứu”; còn đối tượng Yến thì “ông Mùi đánh mạnh hơn, luôn để lại thương tích chứ tôi thì không”.
Nguồn tin từ ông Nguyễn Khắc Tỉnh, Phó công an xã Hành Trung cũng như người dân ở xã cho biết, cách đây khoảng hai năm, gia đình Yến – Mùi cũng có nhận về một cô bé khoảng 13 tuổi để nuôi, giúp phụ bán quán.
Cô bé này cũng chịu những trận đòn roi không thương tiếc từ Yến, đặc biệt là từ khi Yến nghe được thông tin chồng mình có “tình ý” với cô bé. Rồi trong một lần phát hiện có thật chuyện ông Mùi “léng phéng” với cô bé, trong cơn ghen tanh bành nổi lên Yến đã đánh đập và đuổi thẳng cổ cô bé ra khỏi nhà trong đêm.
Từ sự việc này, có người đặt ra câu hỏi cái tính được xem là “không đàng hoàng” của ông Mùi có thể đã xâm hại tình dục đến cô bé Phi tội nghiệp hay không?. Nghi vấn trên cũng được ông Vũ Lê Vinh, Chủ tịch UBND xã Hành Trung tiếp nhận từ người dân, tuy nhiên theo ông, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra nên tất cả những khuất tất sẽ sớm được xác minh đưa ra ánh sáng pháp luật.
Việc trước mắt là cần tìm tổ chức, cá nhân từ thiện mở rộng vòng tay để đón cháu Phi. “Cô bé vốn thông minh, xinh xắn, nếu được một gia đình tử tế tiếp nhận, cho ăn học đến nơi đến chốn, chắc chắn sẽ là “hạt giống tốt” của xã hội”, vị chủ tịch xã bộc bạch.
Theo Pháp luật Việt Nam
Chính quyền địa phương đã phản ứng thế nào?
Một người dân địa phương cho biết khi vụ việc hành hạ xảy ra vào ngày 10/2, điện báo công an huyện thì được hướng dẫn phải gọi công an xã; nhưng chính quyền xã chỉ đến lập biên bản với lý do nhà ông Mùi đóng cửa, tắt điện. Còn Cảnh sát 113, Công an tỉnh Quảng Ngãi trả lời không có chức năng thực thi nhiệm vụ ở khu vực huyện vùng ven như Nghĩa Hành????????
Còn theo bà Phạm Thị Thúy Nghĩa, Cán bộ phụ trách sức khỏe bà mẹ, trẻ em xã Hành Trung, đến chiều 11-2 Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã mới báo sự việc cho bà để cùng đến nhà vợ chồng ông Mùi kiểm tra sự việc bạo hành trẻ em.
Theo VnExpress
---------------------
Người chết hai lần
Trịnh Kim Tiến - Nghe lời bài hát này tôi liên tưởng đến cái chết anh Nhựt. Kết luận này của VKSND Tối cao chính là trái mìn ấy, một lần nữa "thịt da anh nát tan" vì nỗi oan khuất vẫn còn đó như một "trái mìn nổ chậm". Chẳng lẽ xác của người chết, một lần nữa lại phải đào lên để chờ đợi câu trả lời cho sự thật hay sao? Không lẽ, người dân ở đất nước mà tôi đang sống phải chết hai lần để thấy công lý được thực thi hay sao?...
*
"Chồng tôi không có tội, không tự tử".
"Chồng chị không tự tử đâu em à, chồng chị bị hại chết, bị bọn họ đánh chết. Công ty Kumho cùng với công an Bình Dương bắt giữ trái pháp luật và đánh đến chết".
Chị Tuyền nấc nghẹn ngào chia sẻ cùng tôi sau khi chị đọc được tin tức trên báo Người lao động "VKSND Tối cao khẳng định anh Nhựt tự tử"
Bản thân chị là người liên quan trực tiếp trong vụ án, thân nhân người bị hại lại chưa nhận được bất cứ câu trả lời chính thức nào từ phía VKSND Tối cao cũng như công an tỉnh Bình Dương trong khi vụ án đã có kết quả điều tra.
"Đây là dấu hiệu bưng bít sự thật", chị khẳng định điều đó.
Chị đòi tự thiêu trước đồn công an Bến Cát để chứng minh những gì mình tố cáo là sự thật, để kêu oan cho chồng. "Việc tố cáo trong đơn của tôi là hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu tôi tố cáo sai với sự thật tôi xin tự thiêu mình trước đồn công an Bến Cát để chứng minh những gì tôi tố cáo".
Tôi đã rất cố gắng để khuyên ngăn chị lại.
Tôi có thể nói tôi hiểu chị hơn bất cứ người nào, ngoài những người thân của chị vì chúng tôi có cùng chung một nỗi đau mất mát. Sự cảm thông, chia sẻ sâu thẳm trong tấm lòng từ những trái tim chung một vết thương gây ra bởi những người thừa hành pháp luật – những người mà lẽ ra nhiệm vụ của họ là phải bảo vệ chúng tôi. Người thân của chúng tôi bị đánh chết bởi những người gắn liền với chức danh Công an Nhân dân, gắn liền với những khẩu hiệu "Vì Nước quên thân, vì dân phục vụ".
Họ đã hành động ngược lại với những điều đó. Thực tế đã chứng minh, trong vài năm qua, những vụ việc công an đánh chết người ngày càng tăng, và hình ảnh công an ngày càng xấu đi trong mắt nhân dân.
Tôi không muốn chị Tuyền có suy nghĩ tiêu cực, và hành động như vậy. Tôi mong chị sẽ mạnh mẽ hơn, đứng lên tiếp tục trên con đường hành trình đi tìm công lý. Không có gì có thể làm ta tuyệt vọng, ngoại trừ chính bản thân ta.
Sự thật mãi mãi là sự thật, không một ai có thể che đậy nó. Chị Tuyền chắc chắn có thể làm được điều này vì chị là một người phụ nữ kiên cường. Một mình chị đã gánh vác cả gia đình khi chồng chị ra đi, từ Bình Dương xa xôi chị tìm đến Hà Nội với một mong ước - oan khuất được trả lời.
Ngày đầu tiên tôi gặp chị là ngày 17/11/2011 khi tôi cũng đang trên con đường đi tìm công lý cho bố mình. Chúng tôi trở thành những người đồng hành bất đắc dĩ trong một hoàn cảnh oái ăm mà không ai mong muốn những điều đau khổ sẽ xảy ra với mình như trường hợp của chị và tôi. Chính vì vậy cả một chặng đường dài ngày hôm đó, chúng tôi không hề nói nhiều với nhau nhưng vẫn hiểu được cảm xúc của nhau.
Sau khi gặp ở Bộ Công an thành phố Hà Nội, chị ngỏ ý muốn đi cùng tôi đến phiên tòa xử Trung tá Nguyễn Văn Ninh - người đã gây ra cái chết của bố tôi xem phiên tòa có diễn ra như trong dự kiến mà báo chí đã đưa tin. Và chúng tôi cùng nhau bước đi, trên tay chúng tôi là di ảnh, hình ảnh của những người chúng tôi thương yêu nhất nhưng họ mãi mãi không thể trở về. Những mảnh áo đen nhuốm màu tang tóc, tôi thật sự không muốn phải mặc nó đâu, chị Tuyền cũng vậy...
Ngoài bức di ảnh của anh Nhựt, trên tay bác gái, mẹ anh Nhựt, hôm đó còn cầm tấm ảnh anh Nhựt với đầy rẫy thương tích dã man trên thân thể. Đau xót và thê thảm, người mẹ già khóc con trẻ, hình ảnh đó làm tôi nhớ về nội tôi. Không thể diễn tả được cái cảm giác xót xa trong lòng tôi lúc ấy.
Chặng đường dài từ Bộ Công an, đi qua VKSND Tối cao, rồi đến Tòa án, vừa đi chúng tôi vừa kể về nỗi oan khuất riêng, nhưng tôi biết chúng tôi chảy chung giọt nước mắt, chung tiếng khóc uất nghẹn trên hành trình đi tìm công lý cho người thân của mình.
Tôi đã đi được một phần hành trình của riêng mình, nhưng đối với chị và gia đình chị Tuyền, con đường đó vẫn còn là con số 0. Chính vì vậy tôi thương chị vô cùng.
Hôm phiên Tòa sơ thẩm vụ án liên quan đến bố tôi, chị đã gọi động viên tôi. Chị nói "Cố lên em nhé! Chị tin em sẽ làm được. Chị cũng cố gắng, chị không muốn để anh Nhựt chết oan ức như thế này được. Chị nhất định sẽ đấu tranh đến cùng để tìm ra sự thật. Dù có chờ bao nhiêu lâu, chị cũng sẽ chờ họ trả lời".
Còn bây giờ, chị "sốc", chị ngỡ ngàng trước kết luận của VKSND Tối cao. Cái kết luận mà chị phải đọc trên báo mới biết. Như vậy là sao???
"Sau gần một năm xảy ra cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt tại trụ sở công an huyện Bến Cát- Bình Dương với nhiều khuất tất như vợ nạn nhân bị gạ tình, 2 lá thư tuyệt mệnh nghi không phải do nạn nhân viết... thì đến nay kết luận khẳng định nạn nhân tự tử của VKSND Tối cao đã làm vợ nạn nhân hụt hẫng, dư luận ngỡ ngàng". "Miệt mài khiếu nại để được... cú sốc", "Chị Tuyền ơi, đừng nản lòng!" đó là những thông điệp chia sẻ mà báo "Người Lao Động" gửi đến chị Tuyền. Đúng vậy, không được nản lòng, còn rất nhiều người đứng bên chị, đòi hỏi công lý phải được thực thi.
Anh Nhựt chết không phải do tự tử: “Một bên đầu gối bị sưng lên như quả chanh, trên ngực có hai dấu vết bầm tím to, bộ hạ bị trầy da bì diện rộng, dương vật bị máu chảy, hai hố chậu xuất hiện 2 vết màu xanh lục diện rộng, màu xanh lục trong quá trình bị thối rữa…”.
Nét chữ trong thư gửi cho vợ không phải là nét chữ của anh Nhựt.
Tôi có từng nghe một người bạn kể về một câu chuyện, có một người nhạc sĩ trong thời chiến tranh nhìn thấy một chiếc xe tang bị nổ tung bởi một quả mìn. Rồi từ đó có những dòng nhạc:
"Một ngày mùa đông
Hai bên là rừng
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan..."
Nghe lời bài hát này tôi liên tưởng đến cái chết anh Nhựt. Kết luận này của VKSND Tối cao chính là trái mìn ấy, một lần nữa "thịt da anh nát tan" vì nỗi oan khuất vẫn còn đó như một "trái mìn nổ chậm".
Chẳng lẽ xác của người chết, một lần nữa lại phải đào lên để chờ đợi câu trả lời cho sự thật hay sao?
Không lẽ, người dân ở đất nước mà tôi đang sống phải chết hai lần để thấy công lý được thực thi hay sao?
(sẽ còn cập nhật...)
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...