Hữu Nguyên (Sàigòn Times Úc Châu)
Lời Giới Thiệu: Bằng thủ đoạn gian manh và sự lường gạt, bằng sức mạnh dã man tàn bạo của bè lũ cộng sản quốc tế vô thần, CSVN đã ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Ba Lê, cưỡng chiếm trọn Miền Nam vào ngày 30/4/1975. Kể từ ngày đó, tại hải ngoại, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản được hình thành và phát triển rực rỡ, trở thành biểu tượng và thành luỹ của tự do, công lý, bình đẳng, bác ái; và là tinh hoa của truyền thống văn hóa Việt 4000 năm. Nhận thức được sự tồn tại của cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ CS tại VN, nên CSVN đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện đủ mọi âm mưu, thủ đoạn để tấn công, chinh phục và nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại.
Ông X., một cựu sinh viên Colombo, từng được chính phủ VNCH cho đi du học tại Úc vào đầu thập niên 1960, sau vì ảo tưởng, chạy theo VC, tham gia phong trào “sinh viên đoàn kết” của VC; và sau 1975, đã về VN giúp VC một thời gian, nay hiểu rõ bản chất xảo quyệt, vắt chanh bỏvỏ của VC, ông đã tỉnh ngộ và chấp thuận hé lộ cho SGT biết những âm mưu, thủ đoạn của VC với điều kiện, giữ kín tên tuổi của ông.
* * *
SGT: Trong số báo tuần trước, ông có cho biết ông đã “dại dột đi theo CS một thời gian”. Vậy ông có thể cho biết, cái “dại dột” đó bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Ô. X.: Có nhiều nguyên nhân. Nhưng bây giờ nhìn lại những cái ngây thơ dại dột của mình, tôi thấy nguyên nhân then chốt nhất (xin mở ngoặc là đối với riêng tôi) chính là sự ảnh hưởng của những giáo sư người Úc, nhất là thành phần trí thức Úc phản chiến, lúc đó đầy rẫy ở các trường đại học. Quý độc giả nên hiểu, hầu hết trong số hơn 300 du sinh chương trình Colombo Plan ở Úc đều ở tuổi 18, 20, vừa mới tốt nghiệp tú tài 2 ở Việt Nam. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới đó, cộng với trình độ văn hóa non nớt của những học sinh mới rời ghếnhà trường, làm sao chúng tôi hiểu được những mưu mô thâm độc của VC. Hơn nữa, phải sống xa quê hương, trong tình trạng “Vô Gia” đình (VOSA – Vietnamese Overseas Students Association), thì làm sao chúng tôi không trở thành miếng mồi ngon của VC qua con đường phản chiến.
Quý vị cũng biết, thời đó người Việt cũng như người ngoại quốc, có thiếu gì những nhà văn, nhà báo, triết gia, nổi tiếng, từng trải, chạy theo VC. Tôi lấy thí dụ như ông Nguyễn Mạnh Tường, mới 22 tuổi đã lấy 2 bằng tiến sĩ, một luật khoa, một văn khoa.
Chính ông cụ thân sinh ra tôi nói, những năm tản cư, người ta gọi ông Tường là “vua đi tản cư” thì đủ hiểu ông được mọi người trọng vọng như thế nào. Vậy mà ông ta cũng theo VC.
Rồi Bertrand Russell, một triết gia và là nhà văn nổi tiếng được giải Nobel, cũng là nhà đại trí thức phản chiến chạy theo CS. Ông này lúc đầu thì chống vũ khí nguyên tử rồi sau đó quay ra chống chiến tranh VN.
Tôi nhớ khi tôi sang Úc chưa lâu thì cuộc khủng hoảng hỏa tiễn nguyên tử ởCuba bùng nổ, Nga Mỹ đối đầu, thế giới bên bờ vực thẳm chiến tranh nguyên tử. Để cứu vãn tình hình, Bertrand Russell đã gửi 2 bức điện tín, một cho chủ tịch nước Nga là Nikita Khrushchev và một cho tổng thống Kennedy. Sau đó, Khrushchev có trả lời và hứa sẽ làm tất cả những gì có thể làm để không xảy ra chiến tranh. Còn tổng thống Kennedy thì không thèm đọc, cũng không trả lời trả vốn gì hết. Ông ra lệnh cho nhân viên gửi trả lại Bertrand Russell nguyên si bức điện tín chưa bóc.
Biết được tin này chúng tôi rất kính nể Bertrand Russell và coi ông ta là thần tượng. Những năm sau đó, khi ông ta thành lập tòa án quốc tế cùng với Jean-Paul Charles (ông này cũng được giải thưởng Nobel văn chương năm 1964 nếu tôi nhớ không lầm). Tòa án quy tụ toàn những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới, với mục đích xử tội phạm chiến tranh VN, gọi là Russell-Sartre Tribunal. Năm 1966 cũng là năm Bertrand Russell cho xuất bản cuốn “War Crimes in Vietnam”. Năm đó cũng là năm những tổ chức chống chiến tranh VN được thành hình tại Úc như Youth Campaign Against Conscription (YCAC), Save Our Sons (SOS)…
Riêng tổ chức YCAC thành lập năm 1964, sau này kết hợp chặt chẽ với đảng Lao Động Úc (ALP), nên có nhiều chính trị gia Úc thuộc đảng Lao Động cũng là thành phần phản chiến, và sau này, họ có khuynh hướng thân VC.
Tôi nhớ là vào khoảng cuối năm 1966, thì khuynh hướng chống chiến tranh VN lan tràn trong các đại học ở Úc cũng như trong hàng ngũ sinh viên du học Colombo.
SGT: Ở Úc, thần tượng nào ảnh hưởng tới ông, khiến ông theo CS?
Ô. X.: Một trong những thành phần khoa bảng và là chính trị gia nổi tiếng của Úc đã ảnh hưởng tới chúng tôi, khiến nhiều du sinh Colombo trở nên thân cộng là tiến sĩ Gough Whitlam. Ông này sau trở thành thủ tướng Úc vào năm 1972 và là người đã quyết định để Úc bang giao cấp đại sứ với CS Hà Nội vào năm 1973.
Một người nữa cũng ảnh hưởng mạnh đến quan điểm chính trị của sinh viên Colombo là ông Graham Alliband. Ông này sau 1975 làm đại sứ Úc tại VN, ở VN cả mấy chục năm, nói tiếng Việt rất sõi. Nghe đâu bây giờ ông là Giám đốc chương trình học bổng phát triển VN của Úc (ASDIV). Chính ông Graham Alliband đã khuyên chúng tôi phải trở thành cây cầu nối liền hai quốc gia Việt – Úc.
Vì vậy, tôi có thể nói hầu hết sinh viên Colombo đã dại dột đi theo VC là vì họ còn quá trẻ, lại bị quẳng vào một môi trường quá tự do, nơi có quá nhiều trí thức thân cộng (pro-communist intellectuals) sống trong những tháp ngà (Ivory Tower ghetto) cách biệt với thực tế đấu tranh chống cộng sản xâm lăng của quân dân Miền Nam. Kết quả, những sinh viên Colombo non nớt và dại dột nhưchúng tôi đã bị VC nhuộm đỏ lúc nào không hay.
SGT: Khi nào thì ông nhận ra mình sai lầm khi đi theo VC?
Ô. X.: Chủ nghĩa cộng sản giống như một giấc mộng. Sớm muộn gì mình cũng thức tỉnh đối diện với thực tế. Đúng như có người đã nói, “Communism is like a dream. Sooner or later you wake up to reality”. Chỉ có điều, khi tỉnh thức đối diện với sự thực và nhận ra sự sai lầm của mình thì đã quá muộn đối với những người dại dột như chúng tôi. Khi đó, tuổi mình đã lớn, tự ái của mình lại quá cao, rồi hai tay đã trót nhúng chàm, gây nên tội ác đối với dân với nước, làm sao chúng tôi dám thú nhận sự sai lầm của mình, trong khi VC thì qua cầu là chúng rút ván, ngoảnh lại đằng sau là vực thẳm giữa mình với quê hương dân tộc, có muốn quay lại cũng không còn đườg, vì VC chúng nắm bắt được quá nhiều bằng chứng dại dột, phản bội của mình, nên chúng bắt bí. Vậy là đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, mình phải bịt mắt, bịt tai, bịt cả mũi nữa để tiếp tục chạy theo chúng.
SGT: Khi nào thì ông nhận ra bộ mặt thật của CS?
Ô. X.: Tôi nhận ra bộ mặt thật của CS ngay khi tôi về thăm VN vào cuối thập niên 1970. Sau đó, qua tiếp xúc với đồng hương tỵ nạn ở Úc, tôi lại càng thấy con đường mình đi là sai lầm. Nhưng như tôi đã trình bầy, vì tự ái của một thằng khoa bảng mà bị VC nó lừa, coi như cả đời dại dột mất trắng vì chạy theo chúng thì đau quá, đau hơn hoạn, nên tôi cố bấu víu vào ảo tưởng, tự an ủi mình, rồi tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Đúng ra, mọi người không nên trách chúng tôi mà phải thương xót cho chúng tôi mới đúng. Vì chúng tôi chỉ là những đứa trẻ non nớt, mới 18, 20 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông, đã phải xa gia đình, xa quê hương, sống cô đơn nơi đất khách quê người, thử hỏi chúng tôi làm gì được trước sự tẩy não vô cùng thâm độc của VC, trong khi chính ở VN, những nhà văn, nhà báo, những chính trị gia lão thành, ngày ngày đối diện với VC mà họ vẫn còn ngây thơ chạy theo VC. Như vậy thử hỏi làm sao trách móc, chửi bới chúng tôi được?
SGT: Quá khứ quý vị vì ngây thơ dại dột, mà chạy theo VC thì còn có thể thông cảm và châm chước. Nhưng nay quý vị đầu đã hai thứ tóc…
Ô. X.: Tôi hiểu và tôi hoàn toàn đồng ý. Mấy chục năm trước, miệng còn hơi sữa, chạy theo VC thì còn tha thứ. Nhưng ngày nay đầu đã hai thứ tóc, mà còn chạy theo VC thì quả là không thể nào tha thứ được.
Nhất là mấy chục năm gần đây, lịch sử đã trải qua không biết bao nhiêu biến cố giúp mình hiểu rõ chủ nghĩa CS là thảm họa cho nhân loại, ngay cả những người CS thứ gộc như Yelsin, Gorbachev, Putin… còn từ bỏ chủ nghĩa CS, thì mình không thể nào u mê tiếp tục nhắm mắt bịt tai, bịt mũi chạy theo chúng.
SGT: Vậy hiện nay có còn những người u mê tiếp tục nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi chạy theo VC?
Ô. X.: Ông muốn nói ở VN hay ở Úc?
SGT: Ở Úc?
Ô. X.: [thở dài] Rất tiếc là những loại người u mê đó vẫn còn. Điều đau lòng là hiện nay, chính những người Việt trong nước coi chủ nghĩa CS là đồ phế thải, họ chỉ lợi dụng nó để làm giầu. Trong khi đó, một số trí thức người Việt ở Úc cũng như ở hải ngoại vẫn coi chủ nghĩa CS là thần tượng để họ tung hô. Nghịch lý này giống hệt như trước đây đại văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn đã nói, “For us in Russia, communism is a dead dog. For many people in the West, it is still a living lion”.
SGT: Nếu những người u mê đó vẫn còn ở Úc, thì theo ông, họ sẽ đóng vai trò gì?
Ô. X.: VC đã chế sẵn rất nhiều loại hình nộm cho họ mặc. Tuỳ lúc, tuỳ nơi, tuỳ theo tình hình, VC sẽ bắt họ phải đóng những vai nhất định. Tôi lấy thí dụ như họ phải trả lời phỏng vấn một số báo chí của VC để tạo cho người Việt trong nước cái ấn tượng giả dối, người Việt hải ngoại lúc nào cũng hướng về đảng và nhà nước Việt Nam, sẵn sàng xây dựng quê hương đất nước. Bên cạnh đó, vai trò quan trọng nhất những người u mê chạy theo VC phải làm là họ phải thành lập bằng được những cộng đồng người Việt cuội chẳng hạn…
SGT: Cộng đồng người Việt cuội?
Ô. X.: Đúng vậy. Thành lập cộng đồng người Việt cuội! Đó là mục tiêu VC đã đặt ra cách đây ngót hai chục năm, nhưng cho đến nay VC và tay sai vẫn không thực hiện được.
SGT: Tại sao vậy? Đây là quốc gia tự do dân chủ, người dân được quyền tự do lập hội…
Ô. X.: Đúng, người dân ở Úc được quyền tự do lập hội. Nhưng quyền tự do đó chỉ dành cho những ai có thiện chí lập hội để phụng sự quyền lợi của hội viên. Còn VC muốn lập cộng đồng cuội là nhằm dùng nó đánh phá CĐNVTD ở Úc, gây phân hóa người Việt tại Úc, phục vụ cho chủ trương đường lối của VC tại Úc, lo đón tiếp ăn uống đãi đằng cán bộ VC khi chúng sang Úc…. Với những mục tiêu như vậy thì việc thành lập cộng đồng cuội là điều không có dễ dàng đối với VC và bè lũ tay sai, vì chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn…
SGT: Cụ thể là những khó khăn nào?
Ô. X.: Khó khăn thứ nhất là mâu thuẫn giữa bản chất, mục tiêu của cộng đồng cuội với danh nghĩa bề ngoài của nó. Nói cách khác, với một cộng đồng cuội thì cái danh và cái thực không đi đôi với nhau. Hữu danh mà vô thực.
SGT: Ông có thể nói rõ hơn?
Ô. X.: Như mọi người đã biết, cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung, Úc châu nói riêng, đều quy tụ những người Việt yêu tự do, trong đó phần đông là người Việt tỵ nạn cộng sản. Vì vậy, để cho cộng đồng cuội không gặp phải sự chống đối của đông đảo người Việt tại Úc, nó bắt buộc phải có danh xưng là cộng đồng người Việt tự do, cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, cộng đồng người Việt yêu nước, hay cộng đồng người Việt chống cộng… Một khi đã mang danh xưng như vậy, cộng đồng đó phải lấy Cờ Vàng làm biểu tượng, làm logo. Biểu tượng và logo này phải xuất hiện trên website của cộng đồng, cũng như trong mọi văn thư, giấy tờ của cộng đồng. Trong mọi sinh hoạt của cộng đồng, như bầu cử, đại hội thường niên, các lễ hội văn hóa, lễ tưởng niệm các anh hùng dân tộc,… biểu tượng Cờ Vàng cũng phải luôn luôn hiện hữu.
Đặc biệt, trong đấu tranh, cộng đồng đó cũng phải tham gia biểu tình chống cộng, tưởng niệm quốc hận 30-4, phản đối các chuyến viếng thăm của các trùm sỏ VC. Đó là điều rất bình thường đối với CĐNVTD, nhưng rất khó đối với cộng đồng cuội do VC nặn lên.
Tôi lấy thí dụ như việc tổ chức Tết Nguyên Đán hàng năm. Liệu một cộng đồng cuội do VC nặn lên có dám đứng ra tổ chức Hội Chợ Tết mà không treo Cờ Vàng không? Còn treo thì liệu VC có cho phép không? Như vậy đủ thấy một cộng đồng cuội do VC nặn lên sẽ rất khó hành xử sao cho thực phải phù hợp với danh. Một khi đã dùng danh giả, hoặc tiếm danh của CĐNVTD, thì cộng đồng cuội do VC giật dây rất khó có thể tồn tại, phát triển và thực sự đại diện cho 300,000 người Việt yêu tự do tại Úc.
-
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...