. .

Monday, February 27, 2012

Tường trình về cuộc Điều Trần Về Tăng Cường Đối Thoại Nhân Quyền Úc Việt của khối 8406-Phạm Anh Tuấn

Phạm Anh Tuấn

Bản tường trình về cuộc Điều Trần Về Tăng Cường Đối Thoại Nhân Quyền Úc Việt của khối 8406.

CXN Blog

Sáng thứ sáu 24/02/2012 vào khỏang 10:30 giờ sáng đại diện của khối 8406 đã có mặt trước tòa nhà Quốc hội tiểu bang Victoria, đúc kết lần cuối những gì phải làm trước khi ra điều trần. Chúng tôi đã được ông Luke Donnellan, dân biểu tiểu bang Victoria, đón ở đại sảnh của Quốc hội để chụp mấy tấm hình lưu niệm và quen biết nhau.

Khỏang 10:45 giờ sáng chúng tôi lên đường đến phòng điều trần. Ở đó chúng tôi được ông Philip Ruddock, nguyên Tổng trưởng Di trú, dân biểu Liên bang, đón. Ông Ruddock là một người rất cởi mở, luôn luôn nhỏ nhẹ đã làm chúng tôi rất yên lòng (vì trước đó ai cũng khớp). Ông Philip có những câu hỏi thật tế nhị và thẳng thắn làm cả nhóm vui lên.

Khỏang 11:30 giờ sáng chúng tôi được gọi vào phòng điều trần.
Ông Ruddock đã thay mặt ông Laurie Ferguson, chủ tọa, mở đầu phiên họp bằng cách giới thiệu những người phía tiểu Ủy Ban (UB) và yêu cầu chúng tôi giới thiệu tên và chức vụ của người trong nhóm.
Từ phải qua: Ông Phạm Anh Tuấn (NSW), Tiến Sĩ Lê Kim Song (Tây Úc), Châu Xuân Nguyễn,  Ông Nguyễn quang Duy, Cơ Dáng Thơ, Ông Trần Đông

Ông Nguyễn Quang Duy mở đầu bằng câu cám ơn tiểu UB đã cho khối 8406 cơ hội ra điều trần và giới thiệu từng người trong nhóm.

Cô Dáng Thơ đã đọc lời mở đầu qua đó nhấn mạnh đến ba trường hợp cấp bách cần tiểu UB lưu ý là
(1) sức khỏe xuống đốc và việc từ chối chăm sóc y tế của chính quyền Việt Nam của Linh mục Nguyễn Văn Lý,
(2) việc cưỡng bức bắt giam bà Bùi Thị Minh Hằng,

(3) việc bắt giam nhạc sỹ Việt Khang.

Dáng Thơ nhân tiện có đề cập đến trường hợp giam giữ bất chấp luật pháp nhà báo Điếu Cày của chính quyền Việt Nam, và nhắc nhở tiểu UB là chính phủ Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và những gì họ từng ký.

Ông Nguyễn Xuân Châu đã tiếp lời cô Dáng Thơ và trình bày quan điểm của khối 8406 cùng đề nghị 8 điểm để giúp UB tăng cường nỗ lực đòi hỏi chính phủ Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền. Ông Châu đặc biệt nhấn mạnh đến việc thành lập ban hành động với sự đóng góp nhân lực của người Việt hải ngọai, và liên kết việc viện trợ cho Việt Nam với nhân quyền.

Ông Ruddock nói là có các điểm giống nhau của các nhóm điều trần, và hỏi là họ nên làm gì?

Ông Châu nêu lên chuyện các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam thăm hỏi các tù nhân chính trị, và so sánh với phía Úc vì bên Đại sứ quán Úc không có nhân viên cao cấp đi thăm. Ông Denby nói có nhân viên chính phủ đi thăm, và ông Châu đồng ý nhưng đòi có nhân viên cao cấp của Đại sứ quán Úc.

Khi ông Ruddock hỏi khối 8406 là gì, (bỏ một đoạn dài ko cần thiết cho quần chúng) Tiến Sỹ Song nói về sự thành lập của khối vào ngày 8/4/2006, với 118 thành viên. Tiến Sỹ Song nhấn mạnh là mặc dù khối đã không phát triển thành một lực lượng lớn trong gần 6 năm qua, nhưng tinh thần của khối không bị suy suyển và thành viên của khối không bị sút giảm.

Ông Ruddock muốn biết là khối 8406 có phải là một lực lượng chính trị không, và được trả lời là không. Ông Duy nhấn mạnh là khối 8406 là lực lượng đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, và là lực lượng đầu tiên thành lập ngay trong nước.

Ông Ruddock có vẽ muốn khai thác kỹ về đề tài là có phải khối 8406 là một lực lượng chính trị khi hỏi cái gì đã gắn bó các thành viên của khối?
Ông Châu cho biết khối 8406 là tập hợp những nhà đối kháng. Qua đó ông Duy có đề cập đến một thành viên của khối là ông Trần Anh Kim, một cựu chiến binh QĐNDVN, cho tiểu UB thấy là các thành viên của khối đến từ các nẽo đường đất nước, không chia ranh giới tôn giáo hay quốc cộng.

Ông Ruddock vẫn chưa hài lòng với chủ đề này nên có hỏi thêm là có phải bất cứ ai cất tiếng nói đối kháng với chính quyền thì bị bỏ tù không?
Ông Châu đã chụp cơ hội đưa ra trường hợp cô Phạm Thị Thanh Nghiên, vì biểu tình chống Trung Quốc tại gia mà bị bỏ tù 5-6 năm. Ông Ruddock rất ngạc nhiên về trường hợp cô Nghiên bị ở tù vì biểu tình tại gia.
Ông Châu nhấn mạnh ở điểm thứ hai là năm 2011 có 13 cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà không ai bị bỏ tù, vô hình trung cô Nghiên phải được thả ra và chính phủ Việt Nam phải xin lỗi cô ấy, chiếu theo tiêu chuẩn của thế giới. Ông Ruddock đồng ý nhưng không nói rõ.

Tiến Sỹ Song đề cập đến hai điều luật 88 và 79 mà chính phủ Việt Nam đã dùng để bỏ tù các nhà đối kháng.

Ông Châu nêu lên trường hợp Việt Khang và ngay tức thì ông Ruddock hỏi là nếu Việt Khang viết và hát các bài hát đó 10 năm trước thì có bị bắt giam không? Ông Châu và Duy đáp là có.
Đây là câu trả lời mà tiểu UB muốn biết để xác định là tình hình nhân quyền Việt Nam tệ đi chứ không tiến bộ như nhà nước Việt Nam vẫn báo cáo hằng năm.
Một lần nữa Ông Châu chụp cơ hội nói về Việt Khang, rằng một thỉnh nguyện thư ở Mỹ, với dân số VN là 1.5 triệu người và TNT này chỉ cần 25 ngàn trong một tháng, thế mà chỉ 10 ngày đầu đã có quá con số này và sau đó lần lượt phá kỷ lục 43.000 và sáng hôm điều trần là 62.000, vì thế đích thân TT Obama sẽ tiếp một phái đoàn vào Nhà Trắng ngày 05.03.2012 với hình video lớn, có 4 người ca và bản nhạc "Anh Là Ai" (của Việt Khang) sẽ được trình bày tiếng Việt với phụ đề tiếng Anh cho cả thế giới chứng kiến.
Ông Châu nhấn mạnh là điều này là điểm rất quan trọng là từ nay, khi tận mắt chứng kiến tình hình bắt bớ VK thì TT Obama phải hành động vì NQ chứ không né tránh được bằng cách nói rằng những báo cáo của TĐS và lãnh sự nói là NQ có tiến triển ở VN. Ông Ferguson và Ông Ruddock đồng ý.
Ông Châu nhấn mạnh thêm rằng làm thơ và viết nhạc là hình thức phản kháng ôn hòa nhất trong tất cả hình thức phản kháng như viết báo, viết Blog, hay trực diện chỉ trích v.v..Chỉ khi nào bị đàn áp ở tất cả những phương tiện này người ta thì mới nghĩ đến cách ôn hòa cuối cùng là ngâm thơ và viết nhạc.
Ông Ruddock muốn biết là nhóm có thêm đề nghị nào giúp tiểu UB không? Ông Tuấn nêu lên 2 đề nghị:
(1) đòi hỏi cải thiện tự do ngôn luận và báo chí
(2) lập một Giám sát viên Nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Duy đưa ra nhận xét là nước Việt Nam nhỏ, Trung Quốc lớn, vì vậy Úc có thể qua quân sự và kinh tế đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền và người Việt ở Úc là dân Úc nên nếu nhân quyền được cải thiện, dân Úc sẽ tốt hơn.
Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang tệ đi và Úc nên dùng quân sự làm điều kiện và ông Ruddock cười với vẻ bằng lòng.
Tiến Sỹ Song tiếp tục đề nghị kéo các tổ chức không chính phủ và các tổ chức nhân quyền thế giới như Human Rights Watch vào bàn hội nghị với Việt Nam và kêu gọi các tổ chức này giúp tăng sức cho các cuộc đàm phán. TS Song cũng đề nghị là Úc có các bản tường trình nhân quyền hằng năm như chính phủ Mỹ để mọi người có thể phán đoán về tiến trình.

Ông Danby hỏi câu cuối cùng về quan hệ Việt-Trung-Mỹ thế nào và có người nào trong ĐCSVN là người tốt như Gobarchev không? Ông Châu đưa ra nhận xét là quan hệ Việt Trung đang tệ đi như trước và về phần 2 thì Ông Châu trả lời rằng ĐCS đang đấu đá nhau kịch liệt nên không biết bên nào là bên nào và cho dầu có một phe rõ ràng, chúng ta cũng không nên tin lãnh đạo CS.
* * *
Qua buổi điều trần, dưới đây là nhận xét của nhóm:

(1) Tiểu UB hòan tòan không đề cập đến Tư pháp Việt Nam như một tòa án độc lập. Họ có vẽ nhất trí là nhà nước Việt Nam tùy tiện sử dụng Tư pháp theo ý họ.

(2) Tiểu UB muốn biết khối 8406 là ai, làm sao không bị tiêu diệt như các tổ chức khác ở Việt Nam và khối có đủ khả năng đứng lên làm đối lập với ĐCSVN hay không?

(3) Tiểu UB muốn biết Việt Nam sắp có các lực lượng đối lập ở Việt Nam hay không?

(4) Tiểu UB muốn khẳng định là tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi trong 10 năm qua.

Phạm Anh Tuấn

-

No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...