. .

Thursday, April 5, 2012

Một Bản Tin Quan Trọng của Wall Street Journal

LTC: Bản tin dưới đây từ WSJ do nhạc sĩ Tô Hải gởi cho tôi. Một friend của nhạc sĩ gởi bản tin này cho ông (full post, vì người ấy có licence để đọc WSJ) để làm bằng chứng cho thấy cộng sản Hanoi đã ngậm miệng thế nào trong Hội Nghị Asean này. Bạn đọc có thể đọc bài diễn giải "Việt Nam trúng gió tàu ở Hội nghị ASEAN - Nam Vang" của nhà báo Phạm Trần ở cuối Bản Tin này để biết thêm chi tiết.

Nguồn:==>

ASIA NEWS

Updated April 4, 2012, 5:11 p.m. ET

Asian Bloc Split on Disputes With China

By JAMES HOOKWAY
Asean leaders found it harder to reach some common ground on how to approach resolving territorial disputes in the South China Sea.
On Wednesday, the Philippines and Vietnam urged Cambodia, Asean's chair this year, to make it clear that Asean alone would craft its version of the proposed code of conduct before bringing China into process.
  • In its closing statement, Cambodia didn't mention the South China Sea controversy.



  • China denies allegations that it has sabotaged oil exploration in Vietnamese or Philippine waters. 
    But Beijing has publicly warned the Philippines and Vietnam to seek its permission before drilling for oil and natural gas.



  • PHNOM PENH, Cambodia—Southeast Asian leaders closed a two-day summit by uniting behind a call to bring Myanmar into the international mainstream, but remained divided over thornier issues involving territorial disputes with the region's powerhouse, China.
    Leaders of the 10-member Association of Southeast Asian Nations, in a closing statement issued Wednesday by host nation Cambodia, urged Western nations to drop sanctions on Myanmar following Sunday's groundbreaking elections in that country.

    Reuters: Myanmar's Thein Sein, left, and the Philippines' Benigno Aquino in Phnom Penh.

    Asean leaders found it harder to reach some common ground on how to approach resolving territorial disputes in the South China Sea, a resource-rich stretch of water that carries around half of the world's total trade and is claimed in whole or part by China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei.
    Philippine President Benigno Aquino III urged the group's nations to draft a code of conduct on how to resolve competing claims in the waters, which have heated up in the past year. The Philippines and Vietnam allege that Chinese naval vessels have harassed oil-exploration vessels working in what United Nations maritime laws define as these countries' domestic economic zones.
    Under the Philippine plan, which was backed by Vietnam, Asean would present its proposal to China for further discussion.  
    Beijing has sought to exert influence over Asean's deliberations over how strong a stance it should take against China, diplomats say, pointing to a state visit to Cambodia by China's President Hu Jintao shortly before the summit began. Chinese officials weren't immediately available for comment.
    On Wednesday, the Philippines and Vietnam urged Cambodia, Asean's chair this year, to make it clear that Asean alone would craft its version of the proposed code of conduct before bringing China into process.
    In its closing statement, Cambodia didn't mention the South China Sea controversy.
    Speaking to reporters, Cambodia's Prime Minister Hun Sen, a strong ally of Beijing and a major recipient of Chinese aid, dismissed speculation that his country was being pressured by China to block the discussions.
    "I've never heard of any suggestion from China's leaders that Cambodia should do this or do that," Mr. Hun Sen told reporters.
    China denies allegations that it has sabotaged oil exploration in Vietnamese or Philippine waters. But Beijing has publicly warned the Philippines and Vietnam to seek its permission before drilling for oil and natural gas.
    Asean Secretary-General Surin Pitsuwan said a failure by Asian nations to resolve their differences over how to approach the South China Sea problems could undermine how investors perceive the stability of the region.
    "They have the right to be concerned," Mr. Surin said in an interview. "We're a bright spot in the world. If anything derails our growth, it would have important implications."
    In the meantime, Mr. Surin said, there will be informal discussions with China over the code, which is envisioned as a legally binding document to guide the resolution of territorial disputes.
    The Asean nations had few difficulties speaking with a common voice over member-nation Myanmar, which has enacted a series of changes that appear to have brought a greater degree of democracy to the formerly military-run state.
    Delegates were gushing in their praise for Myanmar President Thein Sein, after a series of by-elections Sunday that were marked by a strong turnout for pro-democracy icon Aung San Suu Kyi and her party.
    Cambodia's Mr. Hun Sen said Asean would first urge the European Union to drop stiff political and economic sanctions against the former military state, which is also known as Burma,
    "We called for the lifting of all sanctions on Myanmar immediately in order to contribute positively to the democratic process and economic development in that country," the Asean leaders said in a statement.
    The elections in Myanmar were for 45 vacant seats in the country's 664-seat parliament, but assumed huge significance because Ms. Suu Kyi was among the winning candidates after two decades as a political prisoner.

    --------
    Việt Nam trúng gió tàu ở Hội nghị ASEAN - Nam Vang

    Nguồn:DLB

    Phạm Trần - Trong hai ngày tại Hội nghị cấp cao kỳ 20 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of South East Asian Nations, ASEAN) tại Thủ đô Nam Vang, Cao Miên từ 02-03 tháng 04/2012, Việt Nam đã hiện ra là một nước bị cấm khẩu trước cơn gió độc của Trung Cộng.
    Bằng chứng này được thấy trong tư cách đại biểu của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, Trưởng đoàn và Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao khi họ không dám nói công khai lập trường của Việt Nam trước áp lực của Tầu đòi tham dự vào việc soạn thảo "Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC, Code Of Conduct) với ASEAN để thay cho "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC, 
    Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea), mà Trung Cộng đã ký với ASEAN ngày 04/11/2002 tại Nam Vang, Cao Miên.
    Trong khi đó thì Ngoại trưởng Phi Luật Tân, ông Albert del Rosario, được báo chí Phi Luật Tân trích dẫn đã nói công khai lập trường của nước ông trước các Bộ trường Ngoại giao ASEAN hôm 2/4 (2012) rằng: "Trong vấn đề COC thì việc quan trọng là ASEAN phải đồng ý với nhau về một Dự thảo trước khi họp với Trung Hoa." (On the Code of Conduct, it is important for ASEAN to first agree among themselves on the draft text of the COC before meeting with China)
    Ông Rosario còn nói thêm rằng: "Phi Luật Tân muốn COC phải bao gồm những điều cơ bản như: Tiểu chuẩn ràng buộc các nước trong cơ cấu phai tuân hành trong khu vực Biển Tây Phi Luật Tân (Việt Nam gọi là Biển Đông, trong khi Trung Hoa gọi là Biển Nam Trung Hoa)" (The Philippines believes that the COC must contain the following fundamental elements: Guidelines by which stakeholder-states are to conduct themselves in the West Philippine Sea.)
    Lập trường của Phi được Ngoại trưởng Thái Lan, ông Surapong Tovichakchaikul tán thành. Ông nói với các nhà báo ở Nam Vang: "Chúng tôi phải có sự thỏa thuận chung cuộc trong nội bộ của ASEAN trước khi chúng tôi có thể nói chuyện với Trung Hoa." (We have to come up with a conclusion in Asean first before we can talk to China—theo AFP, Agent France Press.)
    Nhưng trong nội bộ ASEAN, nhất là đối với các quốc gia không có quyền lợi trực tiếp với Biển Đông như Cao Miên và Nam Dương thì lại muốn có sự tham dự của Trung Hoa khi ASEAN soạn thảo COC.
    Ngoại trưởng Nam Dương, Marty Natalegawa nói: "ASEAN nên lắng nghe quan điểm của Trung Hoa trước khi chúng ta có thể soạn ra một dự thảo COC rõ ràng và mạch lạc." (It was important to”listen and we hear what China’s views are so that we can really develop a position that is cohesive and coherent.”
    Trung Hoa chủ trương không thương thuyết với ASEAN như một khối mà chỉ thương lượng trực tiếp với mỗi nước có tranh chấp với Bắc Kinh.
    Lập trường này đã được Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tầu, Hồng Lỗi (Hong Lei) tái xác nhận trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 5/4 (2012). (“China will negotiate directly with members of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) on drafting a code of conduct (COC)concerning the South China Sea”, theo Thông tấn Tân Hoa Xã (Xinhua).
    Hàng Thông tấn Mỹ, AP (Assciated Press) trích một số nhà ngoại giao ẩn danh ở Hội nghị Nam Vang cho biết Việt Nam cũng không muốn sự có mặt của Trung Hoa khi ASEAN soạn thảo tài liệu COC.
    Tuy nhiên, không thấy Nguyễn Tấn Dũng hay Phạm Bình Minh hoặc bất cứ viên chức nào của phái đoàn Việt Nam đã nói với báo chí về lập trường của Hà Nội về vấn đề này.
    Tại sao lại có sự tránh né này thì chỉ có Việt Nam mới trả lời được.
    Riêng chủ nhà, Thủ tướng Hun Sen của Cao Miên đã cải chính vào ngày 4/4 (2012) rằng không làm gì có chia rẽ trong nội bộ của các nước ASEAN trong việc giải quyết xung đột ở Biển Đông với Trung Hoa.
    Tuy nói như thế nhưng Hun Sen lại quên là ông ta đã chịu áp lực của Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào không đem vấn đề Biển Đông vào chương trình Nghị sự của Hội nghị ASEAN. Hun Sen cũng đồng ý với họ Hồ rằng các nước tranh chấp” không nên quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông mà nên thương thuyết tay đôi với nhau.
    Hun Sen đã nói đúng lập trường của Bắc Kinh từng nói với ASEAN, đặc biệt riêng Việt Nam và Phi Luật Tân là 2 quốc gia có tranh chấp biển đảo trực tiếp với Trung Hoa ở Biển Đông.
    Hồ Cẩm Đào đã bất ngờ thăm Cao Miên trước ngày khai mạc Hội nghị ASEAN và đã ký một số thỏa hiệp viện trợ và thương mại với Hun Sen trị giá 5 tỷ dollars đến năm 2017, gia tăng từ 1.43 tỷ dollars năm 2011 so với đầu tư của Cao Miên vào Trung Hoa là 130 triệu dollars.
    Cho đền nay, Tầu đã có 360 dự án kinh tế ở Cao Miên với trị giá khoảng 9 tỷ dollars.
    Quan hệ ngoại giao, chính trị và quân sự mật thiết giữa Tầu và Cao Miên đã đặt trên 14 triệu dân xứ Chúa Tháp vào vòng "bảo hộ" của Bắc Kinh kể từ khi Việt Nam bị Tầu ép phải rút quân khỏi Cao Miên năm 1989, sau 10 năm chiếm đóng (từ tháng 12/1978), để nối lại bang giao với Trung Hoa năm 1991.
    Vì vậy sự kiện Hun Sen phải nghe theo lời Hồ Cẩm Đào để "đứng về phía Bắc Kinh" trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Việt Nam là điều không lạ, có lạ chăng là lời cải chính của Hun Sen rằng ông ta chưa bao giờ cảm thấy bị Lãnh đạo Trung Hoa bảo ông ta nên làm việc này, đừng làm việc kia!
    Hun Sen nói với giọng giận dữ trước các nhà báo ở Nam Vang: "Cao Miên chẳng bị mua chuộc bởi ai." (“Cambodia is not [being] bought by anyone”, theo Báo The Phnom Penh Post,05-04-2012)
    VIỆT NAM LÀM GÌ Ở NAM VANG?
    Vậy Nguyễn tấn Dũng và Phạm Bình Minh đã làm gì ở Nam Vang trong thời gian tham dự Hội nghị ASEAN?
    Báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam viết về Dũng tại phiên họp thượng đỉnh ngày 3/4: "Phát biểu tại Phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh các nỗ lực và kết quả quan trọng mà ASEAN đã đạt được, trong đó có đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng, liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển; thúc đẩy đoàn kết và thống nhất trong ASEAN; tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN; vai trò trung tâm và tăng cường đóng góp của ASEAN trong các mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực..."

    Riêng Thông tín viên Thông tấn xã Việt Nam thì tường thuật: "Đề cập về việc triển khai Kế hoạch Kết nối ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất cần tiếp tục coi kết nối ASEAN là một ưu tiên trong hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó quyết tâm thực hiện những cam kết trên cả cấp độ khu vực và quốc gia nhằm tăng cường kết nối về hạ tầng, thể chế và người dân. Tạo thuận lợi về giao thương hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Sớm hiện thực hóa hai dự án hạ tầng quan trọng là mạng lưới đường bộ ASEAN và tuyến đường sắt Singapore-Côn Minh."
    Đề nghị làm đường tầu Cao tốc nối liền Côn Minh, thủ đô của tỉnh Vũ Hán, miền nam Trung Hoa với Tân Gia Ba (Singapore) xuyên qua Việt Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan, Ma Lai Á (Malaysia) dài lối 5,500 cây số là kế hoạch giao thông kinh tế xuyên Đông Nam Á mà Trung Hoa đã thỏa thuận với ASEAN năm 2000.
    Tuy nhiên Quốc hội Việt Nam lại không được nhà nước thông báo vì không thuộc phạm vi của Quốc hội, dù đường xe lửa này đi vào ”chủ quyền” biên giới Việt-Tầu, Việt-Lào và Việt-Cao Miền.
    Vậy khi có chuyện "cơm không lành, canh không ngọt" giữa Việt Nam và Trung Cộng như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử thì con đường tầu xe lửa xuyên quốc gia này có biến thành đường vận chuyển quân đội và quân trang từ Tầu vào đánh Việt Nam không?
    Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao đã thảo luận vấn đề an ninh Biển Đông, dù vấn đề này ”không chính thức” được ghi vào chương trình Nghị sự của kỳ họp ở Nam Vang, theo như lời của Tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan.
    Minh nói với Đài Tiếng Nói Việt Nam trong Cuộc phỏng vấn ngày 4/4 (2012), ngay sau khi trở về Hà Nội rằng: "Về Biển Đông, chúng ta nhấn mạnh ASEAN cần đoàn kết, chủ động thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982; tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC; đồng thời, ASEAN cần khẩn trương hoàn tất xây dựng các thành tố của bộ quy tắc COC, làm cơ sở khởi động tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Mặt khác, ASEAN cần tiếp tục tăng cường hợp tác về các vấn đề trên biển, như an ninh và an toàn cho các tuyến đường hàng hải, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống cướp biển, các tội phạm trên biển... trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982."
    Lời nói của Minh không có gì mới mà chỉ lập lại lập trường của Việt Nam đã nói nhiều lần, nhất là chuyện được gọi là mong muốn "ASEAN cần khẩn trương hoàn tất xây dựng các thành tố của bộ quy tắc COC, làm cơ sở khởi động tham vấn giữa ASEAN và Trung Quốc về COC."
    Trong khi ấy thì, theo lời Minh: "Tuyên bố Phnôm Pênh cũng nhấn mạnh ASEAN tiếp tục đề cao những cam kết chung đã được quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), và khẳng định sẽ tiến tới bộ quy tắc ứng xử ở khu vực (COC)."
    Tóm tắt là Hội nghị ASEAN ở Nam Vang vừa kết thúc không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề Biển Đông giữa 10 nước ASEAN mà còn manh nha những chia rẽ nghiêm trọng hơn đối với việc đối thoại với Trung Cộng về việc làm sao để ASEAN và Tầu có thể thỏa thuận được một "bộ Quy tắc Ứng Xử" (Code of Conduct), có tính ràng buộc pháp lý buộc các bên ký kết phải nghiêm chỉnh thi hành và nếu vi phạm thì sẽ bị các biện pháp chế tài.
    Hiện nay, "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) mà Trung Hoa đã ký với ASEAN ngày 04/11/2002 tại Nam Vang không có tính cách ràng buộc pháp lý nên việc thi hành không đem lại kết qủa gì vì hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của mỗi nước.
    Vì vậy Trung Hoa là quốc gia đã liên tiếp vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của DOC, đặc biệt đối với chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông của Việt Nam và Phi Luật Tân mà không bị trừng phạt.
    Đài Loan, Ma Lai Á, Brunei cũng đòi chủ quyền ở vùng biển Trường Sa.
    Trung Hoa đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và hiện đang có quân đóng trên 8 đảo đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, sau khi đánh chiếm từ tay quân CSVN năm 1988.
    Bắc Kinh cũng bác bỏ tất cả yêu sách đòi thương thuyết chủ quyền Hoàng Sa do phía Hà Nội đưa ra và còn ép Việt Nam đồng ý "hợp tác cùng khai thác" ở vùng Trường Sa, tiếp theo sau thỏa hiệp giữa Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN với Hồ Cầm Đào, Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa hồi tháng 10/2011 tại Bắc Kinh.
    Nguyên văn 2 điều quan trọng 6 điểm "Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung" mà hai nước đã ký ngày 11/10/2011 như sau:
    4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
    5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
    Song song với hành động "vào nhà hàng xóm hôi của" này, Bắc Kinh còn chuẩn bị đem các dàn khoan dầu khổng lồ đến thăm dò dầu khí và khoáng sản quanh Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tiếp tục cấm đánh cá, bắt ngư phủ và tích thu tài sàn của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt ở Biển Đông.
    Từ 4 năm qua, nhiều ngư dân Việt Nam còn bị các tầu võ trang của Tầu bắn giết công khai trên biển của Việt Nam mà đảng và nhà nước CSVN không dám ngo ngoe, ngoài việc phản đối bằng nước bọt.
    Đã vậy, vào cuối tháng 3/2012, Trung Hoa còn bắn tin "đang vẽ lại bản đồ hình Lưỡi Bò" (Trung Hoa gọi là Đường 9 Đoạn) ở Biển Đông để xác nhận chủ quyền lãnh thổ
    NỘI DUNG DOC
    Vậy Bắc Kinh đã trắng trợn vi phạm các điều ghi trong Thỏa hiệp Nam Vang (DOC) năm 2002 như thế nào?
    Sau đây là tài liệu do Báo điện tử "Biên giới Lãnh thổ" của Nhà nước Việt Nam phổ biến:
    1. Ký Tuyên bố DOC 2002 
    “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Nông-pênh nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. 
    “Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Bru-nây--Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. 
    2.-Nội dung cơ bản của Tuyên bố DOC 2002 
    a. Các Bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc chung sống hòa bình và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi khác của pháp luật quốc tế, coi đây là các quy phạm cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. 
    b. Các Bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982. 
    c. Các Bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển 1982. 
    d. Các Bên cam kết kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở. 
    đ. Trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, các Bên cam kết tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin như: 
    - Tiến hành đối thoại quốc phòng, 
    - Đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển, 
    - Thông báo, trên cơ sở tự nguyện, cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự, 
    - Trao đổi thông tin liên quan trên cơ sở tự nguyện. 
    e. Trong khi tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như: 
    - Bảo vệ môi trường biển, 
    - Nghiên cứu khoa học biển, 
    - An toàn và an ninh hàng hải, 
    - Tìm kiếm, cứu nạn trên biển, 
    - Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cướp biển, cướp có vũ trang trên biển và buôn lậu vũ khí. 
    Các Bên sẽ thỏa thuận phương thức, địa điểm và phạm vi của các hoạt động hợp tác này. 
    g. Các Bên khẳng định việc thông qua Luật ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct,COC) sẽ thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực và đồng ý sẽ cùng nhau làm việc để đạt mục tiêu này.”
    Tuy nhiên, kể từ sau ngày ký Thỏa hiệp Nam Vang năm 2002, Trung Cộng không chịu tiến tới Thỏa hiệp COC với ASEAN, do đó vào năm 2011, hai bên đã nhích thêm 1 bước nữa với đồng ý gọi là”Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC”. 
    Phía ASEAN hy vọng với Thỏa hiệp mới này, họ có thể buộc chân Trung Cộng vào kỷ luật để lần hồi đạt tới COC, nhưng ai cũng nghĩ Trung Hoa ký chỉ để kéo dài thời gian trì hoãn mà thôi.
    Bản tin dưới đây của phía Việt Nam phổ biến ngày 28/07/2011 cho biết nội dung Quy tắc này như sau:
    “Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM-44) tại Bali, Indonesia (từ 19-23/7/2011), các nước thành viên Asean và Trung Quốc đã đạt được sự nhất trí và chính thức thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đây là một văn kiện quan trọng có tính chất ghi dấu cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đối với vấn đề Biển Đông.
    Việc ký kết Quy tắc này chứng tỏ rằng các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã nhận thức được những lợi ích chung nhằm đảm bảo hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, củng cố hòa bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau và đây cũng là bước đầu để hướng tới một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý, thường được gọi là Bộ Qui tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
    Sau đây là nội dung của Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC:
    Thừa nhận rằng thực hiện toàn bộ và hiệu quả DOC sẽ đóng góp vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng; 
    Những Quy tắc này nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động, các biện pháp và các dự án hợp tác chung đã quy định trong DOC. 
    1. DOC phải được thực hiện từng bước một, phù hợp với các điều khoản của DOC. 
    2. Các bên tham gia DOC tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn, phù hợp với tinh thần của DOC. 
    3. Việc tiến hành các hoạt động hoặc các dự án đã được quy định trong DOC cần được xác định rõ ràng. 
    4. Việc tham gia các hoạt động hoặc các dự án cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. 
    5. Các hoạt động ban đầu trong phạm vi DOC cần phải là các biện pháp xây dựng lòng tin. 
    6. Quyết định thực hiện các biện pháp hoặc các hoạt động cụ thể của DOC cần dựa trên sự đồng thuận của các bên và phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là thực hiện Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC). 
    7. Trong quá trình thực hiện các dự án đã được thỏa thuận trong khuôn khổ DOC, khi cần thiết, sẽ trưng cầu sự phục vụ của các chuyên gia, các nhân vật kiệt xuất nhằm cung cấp nguồn lực cụ thể đối với các dự án liên quan. 
    8. Tiến trình thực hiện các hoạt động và các dự án đã được thỏa thuận trong DOC sẽ được báo cáo hàng năm cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc (PMC).”
    Nhưng kết quả tại Hội nghị Nam Vang, kết thúc ngày 3/4/2012 đã cho thấy lập trường về một COC giữa ASEAN và Trung Cộng còn xa cách nhau.
    Tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan cho hay tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm 2/4, Ngoại trưởng các nước thành viên đã thảo luận vấn đề tranh chấp trên Biển Đông mặc dù nội dung này không có trong chương trình nghị sự.
    Ông nói: "Các Ngoại trưởng thống nhất duy trì ‘đà’ đã có sau khi đạt được đồng thuận về Bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) tháng 7 năm ngoái, cũng như mong muốn đưa việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) vào guồng càng sớm càng tốt” (Theo VietNamNET 04-04-012).
    ASEAN sẽ kỷ niệm 10 năm DOC (2002-2012) vào cuối năm và nhiều người hy vọng từ đây đến đó, ASEAN và Trung Cộng sẽ tìm được mẫu số chung cho Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
    Nhưng nhiều nhà ngoại giao khác tại hội nghị Nam Vang lại e dè không muốn hy vọng quá sớm vào thiện chí của Bắc Kinh.
    Vậy Việt Nam có thể làm được gì hơn 9 quốc gia còn lại của ASEAN khi phải đương đầu với áp lực ngày một gia tăng hơn ở Biển Đông và trên đất liền của Trung Cộng, cho dù Tổng thư ký mới của ASEAN từ năm 2013 sẽ là Lê Lương Minh, Phó Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 2008.
    Minh, 60 tuổi từng là Đại sứ của Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc từ năm 2004, sẽ thay thế ông Surin Pitsuwan mãn nhiệm vào cuối năm 2012.
    Cơn gió độc của Hồ Cẩm Đào tỏa ra tại Nam Vang trước hội nghị ASEAN đã gây chia rẽ ASEAN và làm cho cả Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Bình Mình cứng họng, có tan mau trước ngày Lê Lương Minh nhận nhiệm vụ không, hay Minh cũng đã bị nhiễm độc rồi?
    (04/012)
    gửi Dân Làm Báo

    -

    1 comment:

    Enter you comment ...