Không cứ ở kinh tế, ngay cả ở Giáo dục cũng có dấu hiệu rất rõ về sự sụp đổ của tà quyền Việt cộng ba đình. Đó là tương quan nhân quả tất yếu khi những đứa học lớp 3 có bằng Cử Nhân làm "nãnh đạo" 1 đất nước.
Những người Việt nào còn lương tri phải biết nhục nhục nhục khi đọc xong tin này, vì đã ươn hèn để cho tập đoàn cộng sản Hanoi ngồi trên đầu dân tộc quá lâu, và giờ đây chúng nó đang ra sức đánh hư thân bại tâm các thế hệ tuổi xanh vừa mới lớn!
Đã không biết tận dụng những trang văn ý nhị, sâu xa của đại thi hào Nguyễn Du để đánh giá cảm thụ văn học... lại còn gắn với "màng nọ màng kia" - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết |
[Nguồn: VTC News]
Đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khi ông chia sẻ với PV xung quanh câu chuyện đề thi “trinh tiết” của ĐH FPT trong kỳ thi tuyển sinh 2012 gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua.
Yếu kém đến ngô nghê về chuyên môn
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chỉ cần để ý một chút, bất cứ ai có hiểu biết về văn học cũng dễ dàng nhận thấy đề thi của ĐH FPT thể hiện sự yếu kém về chuyên môn:
Thứ nhất, đề thi quá dài, trình bày lan man. Người ra đề có nghiệp vụ chỉ cần viết một câu hoặc chỉ cần nêu 2 trích dẫn từ Truyện Kiều là đã đủ để hỏi thí sinh, chứ không cần đến những diễn giải “lòng thòng” phía sau.
Thứ hai, người ra đề không hiểu Truyện Kiều. Câu:“Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu” không phải “lời khẳng định” của Nguyễn Du như viết trong đề thi mà là lời nàng Kiều nói với Kim Trọng khi nhận ra chàng “Sóng tình dường đã xiêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”.
Người con gái ấy say đắm vì tình đến độ “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, chủ động đến với chàng Kim, nhưng vẫn đủ tỉnh táo, khôn ngoan nói những lời đoan chính khiến chàng trọng nể: “Đã cho vào bậc bố kinh / Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu/ Ra tuồng trên bộc trong dâu/ Thì con người ấy ai cầu làm chi”.
Còn mấy câu “Xưa nay trong đạo đàn bà/ Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường …” là lời chàng Kim chiêu tuyết cho Thuý Kiều sau 15 năm lưu lạc, chìm nổi của nàng. “Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay” – đó là một quan niệm rất cao thượng và nhân văn, vượt khỏi giới hạn của những ý nghĩ tầm thường gắn “chữ trinh” với yếu tố thể xác. “Chữ trinh” này không liên quan gì đến “tình dục trước hôn nhân”.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhấn mạnh: “Đã không biết tận dụng những trang văn ý nhị, sâu xa của đại thi hào Nguyễn Du để đánh giá cảm thụ văn học, nhận thức về đời sống của thí sinh và nâng cao nhận thức, tình cảm của các em, lại còn gắn chúng với những “màng nọ màng kia” thì thật là vừa yếu kém về nghiệp vụ vừa xúc phạm văn chương của bậc thi hào.”
Đề thi không mang tính giáo dục
Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, đề thi của ĐH FPT không chỉ thể hiện sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ phận ra đề thi, mà đề thi này còn không có tác dụng kiểm tra và đánh giá kiến thức, năng lực của thí sinh.
Ông lý giải: “Đề thi này không kiểm tra được kiến thức và lập luận của học sinh. Bởi vì có thể một số bạn trẻ có hiểu biết nhất định về chủ đề này, nhưng cũng không ít bạn trẻ không có kiến thức gì đáng kể. Lý do là các bạn đó chưa quan tâm, nhà trường và gia đình cũng chưa làm tốt việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể lấy chủ đề đó để đánh giá hiểu biết, năng lực tư duy của thí sinh? Trong khi đó, cuộc sống còn rất nhiều điều thú vị có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội sâu sắc có thể lấy làm đề luận để học sinh bày tỏ, chia sẻ quan điểm, hiểu biết của mình.”
Thô tục đến khó chấp nhận
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, đề thi của ĐH FPT không chỉ bộc lộ sự yếu kém về mặt chuyên môn mà còn thô tục đến mức khó chấp nhận.
Ông cho rằng, đề thi Văn không phải “sách phụ khoa” hay “sách sức khoẻ sinh sản”, cho nên không thể sử dụng những từ ngữ “quá nhạy cảm” về cơ thể phụ nữ hay hành vi tình dục.
Đưa chủ đề tình dục trước hôn nhân vào đề thi là điều không phù hợp. Có chăng, chỉ nên đưa chủ đề này để chia sẻ, trao đổi trong giờ học giáo dục công dân hay học giáo dục giới tính, tư vấn sức khỏe sinh sản.
GS. Thuyết cũng lưu ý: “Đề thi của Trường ĐH FPT có hại cho việc giáo dục nhân cách, nhận thức về cuộc sống, về thuần phong mỹ tục của thí sinh. Nếu đây là một đề tài thảo luận hoặc đề kiểm tra trong thời gian học sinh còn học ở trường, thì khi trò nhận thức sai, thầy còn có cơ hội để trao đổi, uốn nắn, sửa chữa cho các em. Thế nhưng đưa ra làm đề thi tuyển sinh, nếu thí sinh bộc lộ quan điểm, nhận thức sai lệch thì ai uốn nắn, ai điều chỉnh cho các em? Chẳng phải như vậy sai lại càng thêm sai?...”.
“Tôi thật sự thấy làm tiếc cho ĐH FPT. Trường mới thành lập không lâu, nhưng đã liên tục bộc lộ nhiều bất cập về giáo dục đạo đức, lối sống: Từ chuyện sinh viên múa khỏa thân trong lễ kỷ niệm 1 năm thành lập trường, in vào sách những lời hát chế các bài hát cách mạng nổi tiếng, sự cố giảng viên thỉnh giảng văng tục trên bục giảng… và nay là một đề thi yếu kém, thô tục.
Không biết có phải Trường ĐH FPT có những quan niệm quá thoáng không hay là vì một điều gì đó khác? Lãnh đạo nhà trường phải nghiêm khắc xem xét lại. Và cũng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc này," GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thêm.
Theo GDVN
------------------------
Trường ĐH FPT nói gì? Mời bạn đọc sau đây trả lời của "Hiệu Phó" cơ đấy...
Phó hiệu trưởng FPT mở lời về đề thi luận trinh tiết
[Nguồn: PhuNuToday Thứ Tư, 11/04/2012, 07:04 [GMT+7]
(Đời sống) - "Đề tài trinh tiết và tình dục trước hôn nhân đang là một vấn đề thời sự không chỉ của giới trẻ Việt Nam và thực tế cho thấy các bạn trẻ ở ngưỡng tuổi này không ít thì nhiều cũng đã phải nghĩ tới."...- Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ĐH FPT chia sẻ với Phunutoday xung quanh đề thi luận về trinh tiết gây xôn xao dư luận.
Theo ông Phong, nhà trường đã cố gắng lựa chọn đề tài gần gũi nhất với cuộc sống, lứa tuổi và sự quan tâm của các em.
Phó hiệu trưởng Phong khẳng định đề luận không nhằm kiểm tra kiến thức văn học và sẽ không có đáp án đúng sai mà đánh giá khả năng tư duy, trình bày ý kiến một cách rõ ràng, logic và có sức thuyết phục của thí sinh.
Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh FPT |
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Đề thi viết luận của Trường Đại học FPT không nhằm mục tiêu kiểm tra kiến thức văn học, xã hội hay hiểu biết của thí sinh mà nhằm đánh giá khả năng tư duy, trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, logic và có sức thuyết phục.
Do vậy, về nguyên tắc, đề thi có thể đề cập đến bất cứ vấn đề nào mà thí sinh có thể dựa vào đó trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân của riêng mình và dùng lý lẽ, ví dụ minh họa để bảo vệ cho quan điểm đó.
Tất nhiên chúng tôi cố gắng lựa chọn đề tài gần gũi nhất với cuộc sống, lứa tuổi và sự quan tâm của các em. Đề tài trinh tiết và tình dục trước hôn nhân đang là một vấn đề thời sự không chỉ của giới trẻ Việt Nam và thực tế cho thấy các bạn trẻ ở ngưỡng tuổi này không ít thì nhiều cũng đã phải nghĩ tới.
PV: - Thưa ông, đây là một vấn đề không mới, tuy nhiên không phải bất kỳ thí sinh nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường đều biết điều này. Hơn nữa khi bàn tới một vấn đề khá nhạy cảm, liệu các em có thực sự đủ chín chắn, nhận thức để có thể nói lên một quan điểm đúng đắn của mình?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Các em sắp bước vào tuổi được xã hội và pháp luật công nhận là trưởng thành, bước đầu phải làm quen với việc tự chịu trách nhiệm cho các hành động của mình, các em nữ còn sắp bước vào tuổi được pháp luật cho phép kết hôn. Vì vậy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này không phải là sớm, thậm chí còn có thể nói là hơi muộn.
Thực tế là dù ít, dù nhiều chắc chắn các em đã suy nghĩ tới việc này và có quan điểm của riêng mình. Quan điểm ấy là trưởng thành và đúng đắn hay chưa thì đó lại là chuyện khác, đề luận chỉ yêu cầu các em nêu ra quan điểm của mình một cách rõ ràng, mạch lạc chứ không phán xét đúng sai.
PV: - Xu hướng ra đề văn mở trong thời gian gần đây của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH đã khơi dậy HS phát huy tổng hợp các tri thức, buộc phải có khả năng suy luận, độc lập suy nghĩ, thậm chí có sự phản biện đối với những vấn đề đặt ra. Ở một góc độ nào đó, HS sẽ thoát ra được việc “lập trình” cứng nhắc, kể cả việc học thuộc máy móc mà GV yêu cầu HS thực hiện. Tuy nhiên, nếu áp dụng một đề mở không phù hợp với đối tượng dự thi liệu có tác dụng ngược, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Đề thi có thể hay hoặc không hay, có đánh giá được thí sinh theo yêu cầu của kỳ thi hay không. Tôi nghĩ đề luận dạng này sẽ được gọi là hay nếu nó thật sự mở, cho phép thí sinh trình bày nhiều quan điểm cá nhân khác nhau và các quan điểm ấy đều có lý, đều có thể được bảo vệ một cách thuyết phục.
Một đề luận dở là đề thi có thể nhìn thấy trước khung đáp án và làm cho bài làm của thí sinh na ná như nhau, dìm chết bản sắc riêng và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đề thi này đáp ứng được tiêu chí mở như trên và sẽ càng tốt hơn nữa khi nó đề cập đến một vấn đề nóng của xã hội và của lứa tuối.
PV: - Cách ra đề của FPT liệu có khác so với cách làm của chúng ta vẫn thường làm hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Rất khó trả lời đầy đủ vấn đề này trong phạm vi một vài câu. Cách dạy học của chúng ta hiện nay đúng là vẫn đang thiên về học thuộc lòng, học theo khuôn mẫu. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tư duy độc lập, tư duy phản biện, tính sáng tạo và chủ động của học sinh.
Mỗi việc dễ nhất là nói lên được suy nghĩ và quan điểm cá nhân của mình mà còn có không ít em không thể làm được, nói gì đến những việc khó hơn. Thực chất đề thi của chúng tôi chỉ yêu cầu thí sinh làm đúng một việc này mà thôi.
PV: - Nếu đặt mình vào vị trí là thí sinh dự thi, ông sẽ viết một bài tự luận như thế nào để thể hiện quan điểm của mình?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Đã viết thì phải viết đầy đủ với đủ lý lẽ và dẫn chứng, không thể tóm tắt trong một vài câu được.
- Xin cảm ơn ông!
Tất nhiên chúng tôi cố gắng lựa chọn đề tài gần gũi nhất với cuộc sống, lứa tuổi và sự quan tâm của các em. Đề tài trinh tiết và tình dục trước hôn nhân đang là một vấn đề thời sự không chỉ của giới trẻ Việt Nam và thực tế cho thấy các bạn trẻ ở ngưỡng tuổi này không ít thì nhiều cũng đã phải nghĩ tới.
PV: - Thưa ông, đây là một vấn đề không mới, tuy nhiên không phải bất kỳ thí sinh nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường đều biết điều này. Hơn nữa khi bàn tới một vấn đề khá nhạy cảm, liệu các em có thực sự đủ chín chắn, nhận thức để có thể nói lên một quan điểm đúng đắn của mình?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Các em sắp bước vào tuổi được xã hội và pháp luật công nhận là trưởng thành, bước đầu phải làm quen với việc tự chịu trách nhiệm cho các hành động của mình, các em nữ còn sắp bước vào tuổi được pháp luật cho phép kết hôn. Vì vậy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này không phải là sớm, thậm chí còn có thể nói là hơi muộn.
Thực tế là dù ít, dù nhiều chắc chắn các em đã suy nghĩ tới việc này và có quan điểm của riêng mình. Quan điểm ấy là trưởng thành và đúng đắn hay chưa thì đó lại là chuyện khác, đề luận chỉ yêu cầu các em nêu ra quan điểm của mình một cách rõ ràng, mạch lạc chứ không phán xét đúng sai.
PV: - Xu hướng ra đề văn mở trong thời gian gần đây của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH đã khơi dậy HS phát huy tổng hợp các tri thức, buộc phải có khả năng suy luận, độc lập suy nghĩ, thậm chí có sự phản biện đối với những vấn đề đặt ra. Ở một góc độ nào đó, HS sẽ thoát ra được việc “lập trình” cứng nhắc, kể cả việc học thuộc máy móc mà GV yêu cầu HS thực hiện. Tuy nhiên, nếu áp dụng một đề mở không phù hợp với đối tượng dự thi liệu có tác dụng ngược, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Đề thi có thể hay hoặc không hay, có đánh giá được thí sinh theo yêu cầu của kỳ thi hay không. Tôi nghĩ đề luận dạng này sẽ được gọi là hay nếu nó thật sự mở, cho phép thí sinh trình bày nhiều quan điểm cá nhân khác nhau và các quan điểm ấy đều có lý, đều có thể được bảo vệ một cách thuyết phục.
Một đề luận dở là đề thi có thể nhìn thấy trước khung đáp án và làm cho bài làm của thí sinh na ná như nhau, dìm chết bản sắc riêng và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đề thi này đáp ứng được tiêu chí mở như trên và sẽ càng tốt hơn nữa khi nó đề cập đến một vấn đề nóng của xã hội và của lứa tuối.
PV: - Cách ra đề của FPT liệu có khác so với cách làm của chúng ta vẫn thường làm hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Rất khó trả lời đầy đủ vấn đề này trong phạm vi một vài câu. Cách dạy học của chúng ta hiện nay đúng là vẫn đang thiên về học thuộc lòng, học theo khuôn mẫu. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tư duy độc lập, tư duy phản biện, tính sáng tạo và chủ động của học sinh.
Mỗi việc dễ nhất là nói lên được suy nghĩ và quan điểm cá nhân của mình mà còn có không ít em không thể làm được, nói gì đến những việc khó hơn. Thực chất đề thi của chúng tôi chỉ yêu cầu thí sinh làm đúng một việc này mà thôi.
PV: - Nếu đặt mình vào vị trí là thí sinh dự thi, ông sẽ viết một bài tự luận như thế nào để thể hiện quan điểm của mình?
Ông Nguyễn Xuân Phong: - Đã viết thì phải viết đầy đủ với đủ lý lẽ và dẫn chứng, không thể tóm tắt trong một vài câu được.
- Xin cảm ơn ông!
Sáng 8/4, ĐH FPT tổ chức kỳ thi sơ tuyển cho gần 7.500 thí sinh tại 8 điểm trên toàn quốc. Đề thi tự luận trích dẫn những câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thể hiện hai cách nhìn đối lập về trinh tiết. Một theo quan điểm khá thoáng: "Xưa nay trong đạo đàn bà/Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/Có khi biến có khi thường/Có quyền, nào phải một đường chấp kinh". Và một theo quan điểm truyền thống "Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu". Từ cách mào đề trên, ĐH FPT yêu cầu thí sinh thể hiện quan điểm về việc người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ còn trinh hay không? Trong 60 phút, thí sinh được yêu cầu viết một bài luận để phát triển quan điểm về vấn đề này. |
- Lê Nguyên (Thực hiện)
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...