BBC 05:14 GMT - thứ năm, 14 tháng 5, 2009
Dư luận mạng tại Việt Nam từ mấy hôm nay chú ý đến trang web song ngữ Hoa-Việt với mục tiêu thúc đẩy trao đổi thương mại hai nước Việt Nam và Trung Quốc nhưng có các nội dung lạ.
Trang www.chinavietnam.gov.vn nằm ở địa chỉ miền gov.vn mà chỉ có chính phủ Việt Nam mới có quyền sử dụng đang phổ biến nhiều bài viết hoàn toàn theo quan điểm chính phủ Trung Quốc.
Phần tiếng Việt của trang này giới thiệu các tin tức về hoạt động của đảng, chính phủ và các lãnh đạo Trung Quốc với ngôn ngữ ca ngợi.
Ví dụ người đọc sẽ thấy các tin hoàn toàn bằng tiếng Việt với nội dung về công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các thành công về 'sở hữu trí tuệ', 'thành tựu hội chợ' v.v.
Đặc biệt, có bài trong trang nói về chính sách ngoại giao 30 năm qua của Trung Quốc với các thành tựu to lớn.
Điểm đáng chú ý hơn nữa là bài này lại ghi chú là đăng lại từ trang của ĐCSVN với nội dung dịch từ 'Tuần Báo Bắc Kinh' gần đây.
Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc hoàn toàn có quyền thực hiện chính sách thông tin của mình.
Nhưng một trang web cấp chính phủ ở Việt Nam lại đóng vai trò phụ trợ cho chính sách đó thì quả là chuyện lạ.
Nhưng người đọc trang web này sẽ còn ngạc nhiên hơn khi vào phần tiếng Trung.
Trang này không chỉ đã rời khỏi tên miền gov.vn để chuyển sang gov.cn của chính phủ Trung Quốc mà còn nêu quan điểm lãnh thổ, lãnh hải của họ.
Tìm theo từ khóa 'Nam Sa', 'Tây Sa' của trang này sẽ thấy lại một bài hôm 19/03/2009 mô tả chuyện Việt Nam 'theo dõi sát' vụ tàu Ngư Chính 311 của Trung Quốc đến gần Nam Sa.
Bỏ sang một bên sự khác biệt vốn có trong tên gọi hai quần đảo đang tranh chấp, bài báo tiếng Trung chỉ nói phát ngôn viên Lê Dũng của chính phủ Việt Nam nói Việt Nam 'sẽ theo dõi sát' hoạt động của tàu nọ.
Bản viết này cũng chỉ nói vụ tàu Ngư Chính khiến phía Việt Nam 'có quan tâm' về 'chủ quyền'.
Đáng chú ý là bài báo đặt từ 'chủ quyền' trong ngoặc kép như một dạng trích dẫn mà thôi và cũng không hề trích toàn bộ các tuyên bố thường lệ của ông Lê Dũng về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Đoạn văn tiếp theo viết phát ngôn viên Tần Cương của Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc ở cả 'Tây Sa và Nam Sa'.
Ở đoạn văn đó, từ 'chủ quyền' của Trung Quốc không hề ở trong ngoặc kép.
Bàn tán
Hiện dư luận mạng tại Việt Nam và người Việt ở nước ngoài đang bàn tán và đặt các câu hỏi làm sao lại có thể có một trang web như vậy không chỉ công khai mà còn được duy trì và ủng hộ ở cấp chính phủ tại Việt Nam.
Chính thức mà nói những gì trang web chung này nêu ra khác xa với nội dung về lãnh hải mà Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu ra từ trước tới nay.
Có vẻ như những người soạn ra trang web này để cho hai cơ quan chủ quản là Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc tùy ý quyết định phần nội dung của mình.
Nhưng trong phần tiếng Việt lại thiếu hẳn đi tin tức về lãnh hải Việt Nam vốn được nêu rõ trong phần tiếng Trung theo quan điểm của Trung Quốc.
Nếu như vậy phải chăng Bộ Thương mại nay đang thay Bộ Ngoại giao chính thức quyết định đường lối ngoài giao của Việt Nam trong bối cảnh nước này cần vận động dư luận ủng hộ cho các tuyên bố lãnh hải và thềm lục địa?
Theo quan sát của BBC, đây là một tiền lệ hiếm hoi trong ngoại giao và chính sách thông tin của các quốc gia có chủ quyền.Các chính phủ có liên minh chính trị, quân sự truyền thống sâu nặng như Anh, Mỹ, Úc cũng không có trang web chung nội dung, chia tên miền với các quan điểm trái ngược nhau và trái cả các tuyên bố chung chính thức như vậy.
Ngay giữa các nước Liên hiệp châu Âu, việc nêu ra các khác biệt lịch sử, hậu quả chiến tranh, lãnh thổ (như giữa Ba Lan và Đức), cũng được làm công khai theo các cấp, có bài bản và đúng luật pháp chứ không cất giấu trong các bài web có nội dung mâu thuẫn nhau, không rõ ai biên tập và được quyết định ở cấp nào.
------------------------------
Lê Tùng Châu : Sau khi nhiều hãng thông tấn thế giới và đồng loạt các Blog của người Việt ở trong nước cũng như hải ngoại phát hiện "sự kỳ quặc" trên đây, thì nhà nước VC thực hiện những động tác "lừa phỉnh", "mập mờ" tiếp theo ngay, như thể để phủi tay, xóa dấu vết thông đồng với Bắc Kinh của mình, nhưng họ có làm được như họ muốn không, và làm ra sao, dẫn đến kết quả thế nào . . .xin mời bạn đọc theo dõi 2 bài sau đây từ Blog Vàng Anh với những theo dõi, chứng tích cũng như những phân tích hợp lý đến từng chi tiết trong công nghệ truyền thông thời IT ngày nay, và cũng để rõ hơn Dã Tâm cũng như sự Ngu Si của bọn 15 tên giặc nơi bắc bộ phủ Hà Nội trong hành vi bán nước có chủ đích đầy dơ dáy ô nhục này !
Đây là điều "đau đớn" mới nữa cho người VN chúng ta, vì Việt Cộng đã tự lộ mặt là bán nước cầu yên cho cái ngai vàng của họ, bất chấp tổ quốc dân tộc đồng bào. Họ không "vô tình", hay "lỡ tay" gì cả !!! Bán Nước Có Chủ Đích, Có Tính Toán !!!
Bài Liên Quan từ Blog Vàng Anh :
Còn đây là bài có thể nói là DUY NHẤT của VC (so với số lượng 700 tờ báo mà họ rêu rao với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khi phúc trình báo cáo nhân quyền mấy ngày vừa qua để "khoe" VN có tự do báo chí !!!) trong những ngày qua trên TuanVietNam với những lập luận vô bằng, vu vơ, yếu ớt của họ để chối tội Bán Nước : http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6857/index.aspx
Mời bạn đọc xem kỹ các cứ liệu trên, và tự mình rút ra kết luận.
* * *
TIN THÊM TỪ RFA :
Trân Văn, phóng viên RFA, 2009-05-19
TRAO NHƯỢNG CHỦ QUYỀN TRÊN INTERNET?
Sau hàng lọat phản ứng từ dư luận cả trong lẫn ngòai nước, từ cuối ngày 16 tháng 5 đến nay, trang web có địa chỉ http://www.vietnamchina.gov.vn, còn được gọi là “Website Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc”, đã ngưng họat động.
Giao diện của website Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Tuy thuộc quyền quản lý điều hành của chính phủ Việt Nam nhưng chỉ giới thiệu quan điểm Trung Quốc về tất cả các vấn đề.RFA PHOTO
Người ta không còn có thể tìm đọc trên trang web này những thông tin mâu thuẫn với quan điểm của chính quyền Việt Nam được nữa.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề mà Ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do đã nêu trong lọat bài “Quá khó hiểu nên rất khó tin”, quanh sự kiện “Website Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc”, còn khá nhiều vấn đề khác không thể không quan tâm, mời quý vị nghe Trân Văn tường thuật them về một trong những khía cạnh không thể không quan tâm ấy…
Dư luận phẫn nộ
Sau khi một blogger tên Lê Tuấn Huy loan báo về nhiều điểm bất thường, liên quan đến một website của riêng chính phủ Việt Nam, có địa chỉ trên Internet là www.vietnamchina.gov.vn, mang tên là “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc”, các diễn đàn điện tử, các blog cá nhân, hệ thống báo chí chính thức và công chúng cùng tỏ ra bàng hòang, phẫn nộ.
Tuy website vừa kể có đuôi là “gov.vn” - về nguyên tắc, chỉ được dành cho những website thuộc quyền kiểm sóat, điều hành của chính phủ Việt Nam - song nó lại được sử dụng như một kênh thông tin chỉ nhằm truyền đạt quan điểm của riêng chính quyền Trung Quốc về các vấn đề, sự kiện lien quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đặc biệt là những quan điểm về chủ quyền ở biển Đông, những nhận định về các sự kiện lien quan đến việc tranh chấp chủ quyền tại khu vực này trên “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc”, hòan tòan trái ngược với quan điểm chính thức của chính quyền Việt Nam.
Theo báo chí Việt Nam, các quan chức có tránh nhiệm đã chính thức xác nhận, máy chủ (server) của website kể trên hiện đang đặt tại… Trung Quốc và vì vậy, trước những thông tin bất lợi cho mình, tuy là website mang tên miền thuộc chủ quyền của mình nhưng phía Việt Nam phải gửi công hàm cho Bộ Thương mại Trung Quốc, đề nghị bỏ những nội dung không dành cho kinh tế và thương mại.Những tình tiết đó cho thấy “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc” vi phạm nghiêm trọng cả luật pháp Việt Nam lẫn tiêu chuẩn quốc tế về tên miền trên Internet.
Luật pháp VN, Tiêu chuẩn quốc tế
Theo “Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet” do Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2003 thì: Tài nguyên Internet (bao gồm tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, số và tên khác được các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài nguyên Internet quy định) là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, do vậy phải được quản lý, khai thác, sử dụng, đúng mục đích và có hiệu quả.
Khỏan 4, điều 6 của quy định vừa kể, xác định: Các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị khác chỉ được sử dụng tên miền dưới tên miền quốc gia “.vn” và lưu giữ thông tin trong các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.
Cũng theo quy định này, tên miền có đuôi là “gov.vn” chỉ dành cho các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương.
Qui định đã dẫn nhấn mạnh việc phải thực hiện cấu trúc mã quốc gia theo tiêu chuẩn ISO 3166 của thế giới.
Mã ISO 3166 là gì, các tiêu chuẩn quốc tế về tên miền trên Internet ra sao? Ông Võ Lâm Thái Bình, một chuyên gia về công nghệ thông tin, đang làm việc tại FCC – viết tắt tên gọi của Ủy ban Thông tin thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ - giải thích:
“ISO 3166 là một tiêu chuẩn của tổ chức về tiêu chuẩn quốc tế quy định tên miền cho các quốc gia có sử dụng Internet. Sở dĩ họ đề ra tiêu chuẩn này là để có sự thống nhất và đồng bộ trên tòan thế giới về tên miền cho tất cả các quốc gia sử dụng Internet.
Ví dụ “.vn” là cho Việt Nam, “.us” là cho nước Mỹ, hoặc là “.ca” để cho Canada… Đó là tên miền cao nhất đại diện cho quốc gia đó. Khi nhìn vào tên miền của quốc gia đó, người ta biết được tên miền này từ quốc gia nào.”
Dựa trên ISO 3166, ông Bình giải thích them về đặc trưng của những tên miền có đuôi “.gov”:
“Một cơ quan sử dụng tên miền có đuôi “.gov” thể hiện những vấn đề sau: Cung cấp những dịch vụ trong chương trình “e-government” – “chính phủ điện tử” mà chính phủ Mỹ quy định hồi năm 1997. Các cơ quan sử dụng tên miền “.gov” từ lien bang xuống tới địa phương thành lập những website có đuôi là “.gov” để cung cấp dịch vụ cho người dân.
Cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân cũng như là cung cấp những quan điểm của chính phủ. Trung ương hay chính quyền địa phương để người dân biết thông tin từ phía chính quyền. Đó là một cầu thông tin giữa các cơ quan chính phủ với người dân hoặc người sử dụng các dịch vụ của chính phủ.
Các quốc gia, cơ quan, cá nhân ở nước ngòai có thể tìm hiểu thông tin, quan điểm chính thống của nước Mỹ bằng cách vào những website có đuôi “.gov”. Những thông tin trên các website “.gov” được xem rằng chắc chắn là thông tin đến từ chính phủ Hoa Kỳ.”
Cũng vì vậy, ông Bình cho biết: “Hệ thống website có đuôi là “.gov” được bảo mật và phải được đặt trong phạm vi quản lý của chính phủ liên bang, chính quyền tiểu bang hay các địa phương chứ không thể nào đặt tại quốc gia khác.”
Việt Nam không gỡ được gov.vn?
Đáng ngạc nhiên là dù vi phạm nghiêm trọng cả luật pháp Việt Nam lẫn tiêu chuẩn quốc tế về tên miền trên Internet, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của chính quyền Việt Nam và thể diện của cả quốc gia nhưng việc xử lý các sai phạm này rất chậm chạp.
Trung tâm Internet Việt Nam – cơ quan có chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên Internet ở Việt Nam – thì khẳng định “sẽ không thực hiện việc gỡ tên miền ‘gov.vn’ của ‘Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc’ vì phải chờ Bộ Thông tin và truyền thông.
Bộ Thông tin - Truyền thông – cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý lĩnh vực thông tin điện tử thì chỉ gửi công văn cho Bộ Công Thương – cơ quan đứng tên chịu trách nhiệm về “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc” – để “đề nghị xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật Việt Nam” rồi... thôi.
Cách hành xử này trái ngược hòan tòan với lối hành xử thường thấy trước nay của chính bộ này đối với những website ở Việt Nam có sai phạm về thủ tục hoặc nội dung.
Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng thường trực của Bộ Công thương thì kể: Bộ Công thương có thể sẽ đề nghị ngừng, không hợp tác nữa và đang chờ Thủ tướng quyết định.
Khi loan tin về những sự kiện liên quan đến “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc”, báo chí Việt Nam hòan tòan không đề cập đến chi tiết: Hồi giữa tháng 11 năm 2006, lúc ông Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Đảng Công sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nhà nước Công hòa nhân dân Trung Hoa đến thăm Việt Nam, Đảng và chính quyền Việt Nam đã tổ chức “Lễ công bố website Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc”.
Thời điểm đó, chính báo chí Việt Nam tường thuật, “đích thân Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Tổng bí thư - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng nhấn nút kích hoạt trang thông tin điện tử hữu ích này”.
Phải chăng đây chính là lý do khiến việc xử lý các sai phạm nghiêm trọng liên quan đến “Website Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam Trung Quốc” trở nên dè dặt đến mức bất thường?
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...