Cha đưa con về thăm Tổ Quốc
TRƯƠNG VŨ CHINH NHÂN
TRƯƠNG VŨ CHINH NHÂN
Cha đưa con về thăm quê hương
Giải thích làm sao cho con hiểu
Lũ công an mắt trừng lạnh ngắt
Nhìn mọi người như kẻ thù xưa.
Khi bỏ đô la vào hộ chiếu
Mua chút bình an
Cha hổ thẹn không để con nhìn thấy
Bởi điều xấu xa con chưa biết bao giờ.
Cha đưa con về thăm đất Bắc
Không còn đâu nữa Ải Nam Quan
Lệ nhỏ theo từng trang quốc sử
Ngậm ngùi văn hiến bốn nghìn năm.
Cha đưa con về thăm miền Trung
Đất vẫn cày lên sỏi đá
Chiếc nón bài thơ vẫn rũ buồn
Câu hò mái đẩy chạnh lòng hơn.
Cha đưa con về thăm miền Nam
Nơi đây tượng đài đã đổ
Người lính cũ giờ không còn nữa
Những dáng hình đã tạc mãi thiên thu.
Cha đưa con về thăm miền Tây
Trăm ngàn cô dâu đau xót
Làm thân nàng kiều xứ lạ
Lệ mờ sóng Thái Bình Dương.
Con ơi đây là quê hương
Lộng lẫy dinh cơ đảng uỷ
Lang thang bao kẻ cơ hàn
Muôn người sống kiếp lầm than.
Con hãy nhìn đi sẽ hiểu
Điều gì đã khiến quê hương
Mái trường rêu phong đổ nát
Vũ trường cao ốc nghêng ngang.
Lần đầu cũng là lần cuối
Cha đưa con về quê hương
Lời Nguyễn phi Khanh trăn trối
Con ơi ! Còn đó nỗi buồn.....
TRƯƠNG VŨ CHINH NHÂN
Giải thích làm sao cho con hiểu
Lũ công an mắt trừng lạnh ngắt
Nhìn mọi người như kẻ thù xưa.
Khi bỏ đô la vào hộ chiếu
Mua chút bình an
Cha hổ thẹn không để con nhìn thấy
Bởi điều xấu xa con chưa biết bao giờ.
Cha đưa con về thăm đất Bắc
Không còn đâu nữa Ải Nam Quan
Lệ nhỏ theo từng trang quốc sử
Ngậm ngùi văn hiến bốn nghìn năm.
Cha đưa con về thăm miền Trung
Đất vẫn cày lên sỏi đá
Chiếc nón bài thơ vẫn rũ buồn
Câu hò mái đẩy chạnh lòng hơn.
Cha đưa con về thăm miền Nam
Nơi đây tượng đài đã đổ
Người lính cũ giờ không còn nữa
Những dáng hình đã tạc mãi thiên thu.
Cha đưa con về thăm miền Tây
Trăm ngàn cô dâu đau xót
Làm thân nàng kiều xứ lạ
Lệ mờ sóng Thái Bình Dương.
Con ơi đây là quê hương
Lộng lẫy dinh cơ đảng uỷ
Lang thang bao kẻ cơ hàn
Muôn người sống kiếp lầm than.
Con hãy nhìn đi sẽ hiểu
Điều gì đã khiến quê hương
Mái trường rêu phong đổ nát
Vũ trường cao ốc nghêng ngang.
Lần đầu cũng là lần cuối
Cha đưa con về quê hương
Lời Nguyễn phi Khanh trăn trối
Con ơi ! Còn đó nỗi buồn.....
TRƯƠNG VŨ CHINH NHÂN
Người về
Trần Trung Đạo
Người về bóng ngả trên đường phố
Phố đổi màu theo mỗi bước chân
Mười năm ở lại cùng muông thú
Mây đã thành mưa rụng mấy lần
Chén rượu quan hà chưa uống cạn
Hương nồng ngây ngất vẫn còn đây
Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy
Người về một tấm thân hoang phế
Ngơ ngác bên đường lạc dấu vui
Chiếc áo phong trần xin gửi lại
Mười năm đi quên mất tiếng cười
Vẫn tạ ơn đời khi sống sót
Mười năm máu chảy đọng thành thơ
Lòng ai muôn dặm còn thao thức
Có biết rằng đây vẫn đợi chờ
Người về thương bóng mây qua núi
Núi đứng muôn đời nhớ tiếc mây
Cứ tưởng một lần quay trở lại
Cùng nhau vui hết cuộc sum vầy
Ngụm khói lam chiều thôn Việt Bắc
Như màu khói thuốc thuở quen nhau
Bài thơ xưa viết mừng em lớn
Vẫn giữ làm tin chẳng nhạt màu
Người về ngồi lại thềm soan cũ
Cỏ mọc điêu tàn trên lối xưa
Xin khóc một lần cho thảm thiết
Cho sóng triều dâng mở hội mùa
Ngôi mộ ven đường ai chết đó
Đi tìm tung tích của cha anh
Đâu những oan hồn xưa lạc bước
Về đây nghe lại khúc quân hành
Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.
Trần Trung Đạo
Giấc mơ nhỏ của tôi
Trần Trung Đạo
Tôi mơ ước mai này khi thức dậy
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
Chào chị gánh hàng rong qua trước ngõ
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
Chào bác nông phu ra đồng tát nước
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
Chào anh công nhân dệt từng tấm vải
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
Chào chú bé mục đồng nghêu ngao hát
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Trần Trung Ðạo
Trần Trung Đạo
Người về bóng ngả trên đường phố
Phố đổi màu theo mỗi bước chân
Mười năm ở lại cùng muông thú
Mây đã thành mưa rụng mấy lần
Chén rượu quan hà chưa uống cạn
Hương nồng ngây ngất vẫn còn đây
Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy
Người về một tấm thân hoang phế
Ngơ ngác bên đường lạc dấu vui
Chiếc áo phong trần xin gửi lại
Mười năm đi quên mất tiếng cười
Vẫn tạ ơn đời khi sống sót
Mười năm máu chảy đọng thành thơ
Lòng ai muôn dặm còn thao thức
Có biết rằng đây vẫn đợi chờ
Người về thương bóng mây qua núi
Núi đứng muôn đời nhớ tiếc mây
Cứ tưởng một lần quay trở lại
Cùng nhau vui hết cuộc sum vầy
Ngụm khói lam chiều thôn Việt Bắc
Như màu khói thuốc thuở quen nhau
Bài thơ xưa viết mừng em lớn
Vẫn giữ làm tin chẳng nhạt màu
Người về ngồi lại thềm soan cũ
Cỏ mọc điêu tàn trên lối xưa
Xin khóc một lần cho thảm thiết
Cho sóng triều dâng mở hội mùa
Ngôi mộ ven đường ai chết đó
Đi tìm tung tích của cha anh
Đâu những oan hồn xưa lạc bước
Về đây nghe lại khúc quân hành
Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.
Trần Trung Đạo
Giấc mơ nhỏ của tôi
Trần Trung Đạo
Tôi mơ ước mai này khi thức dậy
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
Chào chị gánh hàng rong qua trước ngõ
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
Chào bác nông phu ra đồng tát nước
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
Chào anh công nhân dệt từng tấm vải
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
Chào chú bé mục đồng nghêu ngao hát
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Trần Trung Ðạo
MẸ LÀ THƠ
NÊN NƯỚC VIỆT SẼ HỒI SINH
Trần Trung Đạo
( Kính tặng một bà mẹ ở San Jose)
NÊN NƯỚC VIỆT SẼ HỒI SINH
Trần Trung Đạo
( Kính tặng một bà mẹ ở San Jose)
Mẹ ngồi suốt hai giờ trên xe buýt
Chỉ mong đến tận nơi để nghe đọc thơ con
Những vần thơ chan chứa vạn nỗi buồn
Những vần thơ chảy ra từ tim mẹ.
Bảy mươi lăm năm
Cuộc đời bao dâu bể
Mẹ vẫn còn nguyên vẹn một tình thương
Bụi thời gian không lấp kín tủi buồn
Ðời đất khách chẳng làm phai quá khứ
Lòng mẹ vẫn nương về cố xứ
Nhìn trời xanh hoài vọng phút thanh bình.
Mẹ chờ lâu không ?
Như chờ ngày đất nước được hồi sinh
Vườn trầu cũ, hàng cau xưa ai bón
Mẹ để lại quê hương, láng giềng, hàng xóm
Mồ mả tổ tiên, thân thuộc xa gần.
Mẹ buồn lắm không ?
Một đời mẹ long đong
Bảy mươi lăm tuổi, ngọn đèn dầu sắp cạn
Lỗi là ở chúng con
Những con chim trúng đạn
Mang vết thương quằn quại bốn phương trời
Thơ con buồn hay máu chúng con rơi.
Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Ðể nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
Có giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Ðể rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
Có ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
Nhờ có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh.
Trần Trung Ðạo
Chỉ mong đến tận nơi để nghe đọc thơ con
Những vần thơ chan chứa vạn nỗi buồn
Những vần thơ chảy ra từ tim mẹ.
Bảy mươi lăm năm
Cuộc đời bao dâu bể
Mẹ vẫn còn nguyên vẹn một tình thương
Bụi thời gian không lấp kín tủi buồn
Ðời đất khách chẳng làm phai quá khứ
Lòng mẹ vẫn nương về cố xứ
Nhìn trời xanh hoài vọng phút thanh bình.
Mẹ chờ lâu không ?
Như chờ ngày đất nước được hồi sinh
Vườn trầu cũ, hàng cau xưa ai bón
Mẹ để lại quê hương, láng giềng, hàng xóm
Mồ mả tổ tiên, thân thuộc xa gần.
Mẹ buồn lắm không ?
Một đời mẹ long đong
Bảy mươi lăm tuổi, ngọn đèn dầu sắp cạn
Lỗi là ở chúng con
Những con chim trúng đạn
Mang vết thương quằn quại bốn phương trời
Thơ con buồn hay máu chúng con rơi.
Mẹ đi xe buýt suốt hai giờ
Chỉ mong đến tận nơi
Ðể nghe đọc thơ con
Những vần thơ vốn buồn hơn nước mắt
Con biết lòng mẹ đau mà không khóc
Như chúng con vẫn gượng cười đi giữa điêu linh.
Có giống dân nào như một giống chim
Bay suốt bốn ngàn năm chưa dừng lại
Như đời mẹ mang nỗi buồn đi mãi
Bảy mươi lăm năm chưa một chỗ quay về
Mẹ ghé từng quán sách ở San Jose
Ðể rao bán những bài thơ con viết
Như bán tình thương mẹ chảy hoài không hết
Bán cả niềm đau cho nhân loại vô tình.
Có ai cần đọc thơ con
Một thi sĩ vô danh
Viết những chuyện chẳng còn ai muốn nhắc
Câu chuyện Việt Nam mịt mờ xa lắc
Mười tám năm bao nước chảy qua cầu
Xin mẹ đừng buồn dù chẳng ai mua
Hồn thơ đó nghìn năm sau vẫn đọng.
Nhờ có mẹ thơ con còn hy vọng
Mẹ là thơ nên nước Việt sẽ hồi sinh.
Trần Trung Ðạo
Tôi xin được hỏi đồng bào của tôi
Linh Phương
Những người lính Bắc Việt chết- đều được trở về nhà
Những người lính Mỹ chết- đều được trở về Tổ quốc
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết- vẫn còn nằm nơi rừng thiêng- nước độc
Còn nằm bên núi đá lạnh căm căm
Đâu là nhân bản- đâu là nhân văn
Đâu là người Việt Nam cao thượng
Đâu là người Việt Nam anh hùng
Sao nỡ để tồn tại những điều oan trái ?
Tôi xin được hỏi đồng bào thân yêu của tôi ở hải ngoại
Tôi xin được hỏi đồng bào thân yêu của tôi ở quê nhà
Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua
Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?
Linh Phương
Rồng Tiên Ơi - Xin Giữ Vẹn Sơn Hà
Hà Huyền Chi
Từ Nam Quan, ta ngàn năm ngó lui
Suối Phi Khanh mãi lệ tuôn ngậm ngùi
Hận vong nô hơn ngàn năm Bắc thuộc
Rồng Tiên ơi đau nỗi đau biển trời
Từ Đồng Đăng ta nhớ nàng Tô Thị
Bồng con thơ người hóa đá vọng phu
Chùa Tam Thanh dóng lời chuông thanh nghị
Buông hồi kinh hoài niệm vào thiên thu
Từ Hoàng Sa ta nhớ thù Tô Định
Bắt dân ta từng đáy biển mò châu
Giết dân ta bằng hả hê thú tính
Như giặc Hồ từng mổ ruột bêu đdầu
Từ Mê Linh ta vọng nhớ Vua Bà
Đánh qua Tầu ôi dũng tướng quần thoa
Chiếm hiên ngang sáu mươi lăm thành lũy
Động Đình Hồ* sóng máu còn dư ba
Lý Thường Kiệt từng phá Tống ngàn xưa
Chiếm Khâm, Liêm** ngài viết trang kỳ thư
Như sấm ký mang một lời cảnh báo
"Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư"
Hoàng Liên Sơn biên thùy ta một cõi
Từng bao lần ta đại phá quân Nguyên
Hưng Đạo Vương, đức Quang Trung, Lê Lợi
Khiến giặc Tầu từng khiếp vía nhiều phen
Ải Chi Lăng, đang chìm vào đớn nhục
Lũ giặc Hồ ngầm cắt đất cầu an
Rồi Hoàng Sa sắp thành thềm hải ngục,
Đồng bào ta, rồi mạt kiếp cơ hàn
Đòi Nam Quan vì xương máu ông cha
Vì cháu con, quyết giữ lấy Hoàng sa
Vì tương lai vì hồn thiêng sông núi
Rồng Tiên ơi xin giữ vẹn sơn hà
*Phía Nam sông Dương Tử và Động Đình Hồ vẫn còn miếu thờ Vua Bà
**Lý Thường Kiệt chiếm Khâm Châu, Liêm Châu đại sát 8 vạn giặc Tầu
Hà Huyền Chi
Linh Phương
Những người lính Bắc Việt chết- đều được trở về nhà
Những người lính Mỹ chết- đều được trở về Tổ quốc
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết- vẫn còn nằm nơi rừng thiêng- nước độc
Còn nằm bên núi đá lạnh căm căm
Đâu là nhân bản- đâu là nhân văn
Đâu là người Việt Nam cao thượng
Đâu là người Việt Nam anh hùng
Sao nỡ để tồn tại những điều oan trái ?
Tôi xin được hỏi đồng bào thân yêu của tôi ở hải ngoại
Tôi xin được hỏi đồng bào thân yêu của tôi ở quê nhà
Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua
Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại?
Linh Phương
Rồng Tiên Ơi - Xin Giữ Vẹn Sơn Hà
Hà Huyền Chi
Từ Nam Quan, ta ngàn năm ngó lui
Suối Phi Khanh mãi lệ tuôn ngậm ngùi
Hận vong nô hơn ngàn năm Bắc thuộc
Rồng Tiên ơi đau nỗi đau biển trời
Từ Đồng Đăng ta nhớ nàng Tô Thị
Bồng con thơ người hóa đá vọng phu
Chùa Tam Thanh dóng lời chuông thanh nghị
Buông hồi kinh hoài niệm vào thiên thu
Từ Hoàng Sa ta nhớ thù Tô Định
Bắt dân ta từng đáy biển mò châu
Giết dân ta bằng hả hê thú tính
Như giặc Hồ từng mổ ruột bêu đdầu
Từ Mê Linh ta vọng nhớ Vua Bà
Đánh qua Tầu ôi dũng tướng quần thoa
Chiếm hiên ngang sáu mươi lăm thành lũy
Động Đình Hồ* sóng máu còn dư ba
Lý Thường Kiệt từng phá Tống ngàn xưa
Chiếm Khâm, Liêm** ngài viết trang kỳ thư
Như sấm ký mang một lời cảnh báo
"Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư"
Hoàng Liên Sơn biên thùy ta một cõi
Từng bao lần ta đại phá quân Nguyên
Hưng Đạo Vương, đức Quang Trung, Lê Lợi
Khiến giặc Tầu từng khiếp vía nhiều phen
Ải Chi Lăng, đang chìm vào đớn nhục
Lũ giặc Hồ ngầm cắt đất cầu an
Rồi Hoàng Sa sắp thành thềm hải ngục,
Đồng bào ta, rồi mạt kiếp cơ hàn
Đòi Nam Quan vì xương máu ông cha
Vì cháu con, quyết giữ lấy Hoàng sa
Vì tương lai vì hồn thiêng sông núi
Rồng Tiên ơi xin giữ vẹn sơn hà
*Phía Nam sông Dương Tử và Động Đình Hồ vẫn còn miếu thờ Vua Bà
**Lý Thường Kiệt chiếm Khâm Châu, Liêm Châu đại sát 8 vạn giặc Tầu
Hà Huyền Chi
CÁNH ĐẠI BÀNG
Ngô Minh Hằng
(gởi đảng cộng sản độc tài và riêng cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhân tin em bị đảng CSVN đầu độc bằng cơm tù)
Có thật thế không, nhà văn Thanh Thủy ?
Rằng cơm tù tẩm độc, giết dần em ???
Nếu đúng vậy, đảng là người hay quỉ
Mà bất nhân, mà tàn bạo, đê hèn !!!
Tin dữ ấy bay ra ngoài ngục sắt
Làm đồng bào lo lắng, xót xa đau
Và em ạ, lòng tôi như dao cắt
Muốn gào lên cho rung chuyển toàn cầu !
Hỡi nhân loại! Hỡi lương tâm thế giới !
Có nghe không và có động lòng không ?
Ở Việt Nam, nơi tận cùng tăm tối
Có triệu triệu người khốn khổ long đong
Và có một người nhẫn tâm, đảng giết
Bằng những bữa cơm tẩm độc trong tù
Người có tội ư ?? "tội" vìđã viết
Những truyện đau buồn từ cõi âm u !
Những truyện đau buồn nhưng là sự thật
Sự thật nói lên độc ác tham tàn
Của một nhóm người trái tim thú vật
Của triệu con người đau khổ hờn oan ..
Vì nói thật, đảng đem người kết tội
Và cơm tù tẩm độc để người ăn
Hỡi dân tộc Việt Nam và thế giới
Xin lương tâm lên tiếng nói công bằng !
Xin nói to lên những lời công đạo
Của nghĩa Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền
Nửa thế kỷ, đảng độc tài tàn bạo
Khống chế dân bằng cơm áo, gông xiềng !
Kềm kẹp người dân từng dòng tư tưởng
Đảng muốn con người thành kiếp ngựa, trâu
Tuyệt đối vâng lời, và không hề được
Thắc mắc, phân vân hoặc ngẩng cao đầu !!!
Này hỡi đảng, ngươi vô cùng dơ bẩn
Khi ngươi dùng thủ đoạn hại người ngay
Ngươi đừng tưởng giết người trong bóng tối
Là an toàn, không ai biết, ai hay !
Rồi hoàn vũ sẽ kêu tên, điểm mặt
Rồi Việt Nam bất khuất sẽ vùng lên
Rồi đảng sẽ như ngọn đèn phải tắt
Kết thúc cuộc đời thú dữ, kên kên
Vì lịch sử là những vòng định luật
Đã lên cao thì phải xuống vực sâu
Đảng, bản chất độc tài, không chân thật
Sẽ tang thương đào thải bởi nhu cầu
Và Thanh Thủy, con người đầy nghị lực
Đã yêu quê bằng cả trái tim vàng
Đêm đen qua thì bình minh phải dựng
Em sẽ bay lên bằng cánh đại bàng
Ngô Minh Hằng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngô Minh Hằng
(gởi đảng cộng sản độc tài và riêng cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhân tin em bị đảng CSVN đầu độc bằng cơm tù)
Có thật thế không, nhà văn Thanh Thủy ?
Rằng cơm tù tẩm độc, giết dần em ???
Nếu đúng vậy, đảng là người hay quỉ
Mà bất nhân, mà tàn bạo, đê hèn !!!
Tin dữ ấy bay ra ngoài ngục sắt
Làm đồng bào lo lắng, xót xa đau
Và em ạ, lòng tôi như dao cắt
Muốn gào lên cho rung chuyển toàn cầu !
Hỡi nhân loại! Hỡi lương tâm thế giới !
Có nghe không và có động lòng không ?
Ở Việt Nam, nơi tận cùng tăm tối
Có triệu triệu người khốn khổ long đong
Và có một người nhẫn tâm, đảng giết
Bằng những bữa cơm tẩm độc trong tù
Người có tội ư ?? "tội" vìđã viết
Những truyện đau buồn từ cõi âm u !
Những truyện đau buồn nhưng là sự thật
Sự thật nói lên độc ác tham tàn
Của một nhóm người trái tim thú vật
Của triệu con người đau khổ hờn oan ..
Vì nói thật, đảng đem người kết tội
Và cơm tù tẩm độc để người ăn
Hỡi dân tộc Việt Nam và thế giới
Xin lương tâm lên tiếng nói công bằng !
Xin nói to lên những lời công đạo
Của nghĩa Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền
Nửa thế kỷ, đảng độc tài tàn bạo
Khống chế dân bằng cơm áo, gông xiềng !
Kềm kẹp người dân từng dòng tư tưởng
Đảng muốn con người thành kiếp ngựa, trâu
Tuyệt đối vâng lời, và không hề được
Thắc mắc, phân vân hoặc ngẩng cao đầu !!!
Này hỡi đảng, ngươi vô cùng dơ bẩn
Khi ngươi dùng thủ đoạn hại người ngay
Ngươi đừng tưởng giết người trong bóng tối
Là an toàn, không ai biết, ai hay !
Rồi hoàn vũ sẽ kêu tên, điểm mặt
Rồi Việt Nam bất khuất sẽ vùng lên
Rồi đảng sẽ như ngọn đèn phải tắt
Kết thúc cuộc đời thú dữ, kên kên
Vì lịch sử là những vòng định luật
Đã lên cao thì phải xuống vực sâu
Đảng, bản chất độc tài, không chân thật
Sẽ tang thương đào thải bởi nhu cầu
Và Thanh Thủy, con người đầy nghị lực
Đã yêu quê bằng cả trái tim vàng
Đêm đen qua thì bình minh phải dựng
Em sẽ bay lên bằng cánh đại bàng
Ngô Minh Hằng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đỗ Trung Quân, tác giả bài thơ nổi tiếng Quê Hương vừa công bố bài Tạ lỗi Trường Sơn viết từ năm 27 tuổi (1982). Đã 27 năm qua rồi đến nay mới dám công khai, đủ biết cái "tự do ngôn luận" của nhà nước XHCN nó "ưu việt" như thế nào !
Đã 34 năm trôi qua. Hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này, nó thay đổi hình thái xã hội, thay đổi số phận con người.
Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi, bảy năm sau hòa bình (1982) - nay nhìn lại, tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này. Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến, người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau “mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã “yên vị” khói hương trên bàn thờ gia đình.
Còn nhớ những năm của thập niên 80, giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng “Sen hay Bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố Hồ Chí Minh, khi nào thì gọi là Sài Gòn? và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp HCM, cái tệ nạn, cái xấu, cái "tồn đọng" thì gọi là Sài Gòn.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác (tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường), ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng (nó vẫn còn đến tận hôm nay), còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn, còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn (nay đã không còn)…
Bài thơ này, có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn, những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…
Hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...
Đỗ Trung Quân
(Blog Chung Do Kwan)
(Blog Chung Do Kwan)
TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)
(1982)
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!
2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi - của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc
3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…
4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, ti-vi, cassette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?
5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật
6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?
Đỗ Trung Quân (1982)
Nguồn : FreeOrDead Blog
* * *
Nguồn : FreeOrDead Blog
* * *
No comments:
Post a Comment
Enter you comment ...